ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 33

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

-Sớ từ câu: “Lại, ba kệ sau” tiếp xuống: Là phần thứ hai (phần một là chính thức giải thích kệ), thâu tóm gọn để giải thích lần nữa.

Mười kệ nêu trên theo sau để thâu tóm dần. Phần nầy gồm hai:

Một: Chính thức thâu tóm.

Hai: Tóm kết, tán dương.

Trong phần một tự có ba lớp:

Thứ nhất: Thâu tóm ba kệ sau là quán về ba Vô tánh. Luận Duy Thức viết: “Tức dựa nơi ba Tánh ấy lập ba Vô tánh. Một là Tướng Vô tánh. Hai là Vô tự nhiên tánh. Ba là, do xa lìa trước, là chỗ chấp về tánh của ngã, pháp.”

Giải thích: Nghĩa là, dựa nơi Tánh Biến kế sở chấp nêu bày về “Tánh Tướng Vô Tự tánh”. Do Thể Tướng ấy rốt ráo chẳng phải là có, cũng như hoa đốm trong hư không, sợi dây trên con Rắn. Cho nên nay kệ viết:

“Tất cả không, Vô tánh

Tâm vọng phân biệt có.”

Tiếp theo là dựa nơi Tánh Y tha khởi, lập “Tánh Sinh Vô tự tánh” Ở đây sự huyễn ảo, nhờ các duyên nên sinh, từ vô thủy đã vọng chấp cho là tự nhiên sinh. Cho nên nay kệ nêu rõ: 

“Như lý mà quan sát

Tất cả đều Vô tánh”.

Sau là dựa nơi Tánh Viên thành thật. Lập “Tánh Thắng nghĩa vô tự tánh”, nghĩa là tức Thắng nghĩa, do xa lìa về ngã, pháp nơi Biến kế sở chấp ở trước, nên nay kệ viết:

“Hoặc thật hoặc chẳng thật

Hoặc vọng hay chẳng vọng

Đều là giả lập nói…”

Thật tức là Viên thành. Chẳng phải là vọng tức khế hợp với Trí của Viên thành. Trí của Viên thành trở thành xuất thế, cùng là giả danh. Thật hãy còn chẳng giữ lấy huống chi chẳng phải thật. Nêu lên sự so sánh để tổng kết, nên nói: “Chỗ vọng chẳng phải là thật kia, cùng với thế gian, trong một lúc đều dứt trừ hết.”

-Sớ từ câu: “Lại nữa, năm kệ nầy” tiếp xuống: Là lớp thứ hai, hợp với bốn dụ ở trước, do dựa nơi nghĩa ấy mà mười kệ chính thức đáp lại. Cũng có thể phân làm bốn:

Một: Một kệ: “Các pháp không Thể tánh” là dùng Pháp để nói về nhân của tông.

Hai: Bốn kệ, nêu lên bốn đồng dụ.

Ba: Có bốn kệ, hợp riêng với bốn dụ trước.

Bốn: Một kệ sau cùng, tóm kết, xác nhận nghĩa nêu trước.

Tức năm phần gồm đủ.

-Sớ từ câu: “Hơn nữa năm kệ trước” tiếp xuống: Là lớp thứ ba, tổng kết về mười kệ, có thể nhận biết.

-Sớ từ câu: “Một câu hỏi của Văn Thù” tiếp xuống: Là phần thứ hai (Phần thứ nhất là chính thức gồm thâu, có ba lớp) tóm kết, tán dương, do diệu lý của duyên khởi sâu kín mầu nhiệm, thâu tóm rộng, chỗ hỏi đáp lại bao hàm, nay dốc sức giải thích nhằm phát huy chỗ diệu chỉ, chớ cho rằng Kinh ít mà văn Sớ giải lại nhiều!

Thứ hai là Bồ Tát Tài Thủ. Sớ câu: “Phần còn lại theo đấy mà nhận biết”: Ba kệ trên đều hiển bày hai nghĩa. bảy kệ sau vì chẳng muốn dùng văn nhiều nên “Khiến theo đấy mà nhận biết”. Nếu nêu bày đầy đủ là:

Hai nghĩa của Hành: Một là tùy lúc tu tập mà hành ra sao. Hai là, do hành như thế nào để giáo hóa. Hành của chủ thể giáo hóa cùng với hành của đối tượng được hành chưa hẳn đã hoàn toàn giống nhau. Như lúc hành hạnh Bố thí, hoặc dùng hạnh bố thí để giáo hóa, hoặc dùng thiền định, trí tuệ để hành hóa.

Hai nghĩa của Giải (Lãnh hội): Một là, tùy có chỗ sâu cạn mà lãnh hội. Hai là, nói về sự lãnh hội giáo hóa của chư Phật, Bồ tát.

Hai nghĩa của ngôn luận: Một là, tùy theo quốc độ nào, phong tục nào mà nêu bày. Hai là, nên dùng những ngôn từ nào để giáo hóa.

Hai nghĩa của chỗ ưa thích nơi Tâm: Một là tùy chỗ mong cầu về pháp gì. Hai là, xứng hợp căn cơ để nói các chỗ ưa thích của sở nguyện.

Hai nghĩa của Phương tiện: Một là, tùy theo lúc hướng tới cái gì.

Hai là, tùy chỗ sử dụng những thứ thiện xảo gì.

Hai nghĩa của Tư duy: Một là, tùy chỗ suy tìm về nghĩa gì. Hai là nên nêu bày như thế nào để giáo hóa về tư duy.

Hai nghĩa của Quan sát: Một là lúc theo đúng như lời nói để tu học. Hai là, xứng hợp để nói về tướng quan sát.

-Sớ câu: “Căn cứ các chỗ thâm diệu nơi kinh cùng văn của kệ nầy, lược có bốn ý”

Phần Thứ Hai: Giáo Hóa Thâm Diệu

Trong phần tiếp theo giải thích riêng về bốn ý, thì ba ý trước là biện riêng, một ý sau là thâu tóm chung.

Theo trong ba ý trước thì:

Một: Từ câu: “Một, Phật thấy chúng” tiếp xuống:

Là ý thứ nhất, đáp về “Không” chẳng ngăn ngại sự giáo hóa.

Hai: Từ câu “Hai là Phật biết chúng sinh” tiếp xuống: Là đáp về Trí chẳng ngăn ngại tâm Bi.

Ba: Từ câu: “Ba là tùy theo sự giáo hóa” tiếp xuống: Là đáp về sự giáo hóa chẳng trái với “Không”.

-Sớ Câu: “Bốn là dung hợp các nghĩa trên”: Tức là thâu tóm chung ba nghĩa trên cùng là “Nhất trí”. Nhưng trong ba ý trước thì ý một và ba tức là Tánh Tướng dung hợp thấu triệt. Một ý ở giữa chính là Bi. Trí cùng vận hành. Cho nên nay dung thông thành Bi-Trí, Tánh-Tướng đều không chướng ngại. Theo Văn lại chia làm ba:

Một: Nêu rõ về đối tượng được giáo hóa, Tánh Tướng không ngăn ngại. Tức ý thứ nhất ở trước.

Hai: Từ câu: “Do nghĩa nầy, nên” tiếp xuống: Nối tiếp ý thứ nhất ở trước để biện giải về chủ thể giáo hóa. Tức là ý thứ hai nêu trước, Bi, Trí không ngăn ngại. Bi đối hợp với Sự ở trước, Trí đối hợp với Lý nêu trước.

Ba: Từ câu: “Nay do tịch diệt chẳng phải là…” tiếp xuống: Lại dung hợp cả chủ thể, đối tượng ở trước, gồm đủ cả ý thứ ba ở trước mới thành một vị. Phần nầy gồm hai:

Một là chính thức nêu rõ.

Hai là Giải thích, tóm kết.

Trong phần Một là cũng gồm ba chi tiết:

Thứ nhất: Dung hợp về đối tượng được giáo hóa với Tánh Tướng không ngăn ngại, để thành chủ thể giáo hóa. Không giáo hóa mà giáo hóa. Tức là ý thứ nhất nêu trước.

Thứ hai: Từ câu: “Do tùy duyên, chẳng phải là có” tiếp xuống: Là

dung hợp chủ thể giáo hóa ấy để thành ý thứ ba ở trước, giáo hóa chẳng làm mất “Không”.

Thứ ba: Từ câu: “Về đối tượng được giáo hóa đã rõ có, không là không hai” tiếp xuống: Là đối hợp nơi đối tượng được giáo hóa để thành ý thứ hai nêu trước là chủ thể giáo hóa với Bi, Trí không ngăn ngại.

-Sớ từ câu: “Chẳng ngăn ngại nơi có mà quán không” tiếp xuống: Là phần hai, giải thích, tóm kết. Phần nầy gồm năm chi tiết:

Một: Đã cho “Chẳng ngăn ngại có mà quán không mới có thể hội nhập nơi Lý”: Là tóm kết, xác nhận ý của câu hỏi. Tức trước dùng không để nêu vấn nạn, ý cho tùy thuận hóa độ thì chẳng phải là đạt được.

Hai: Từ câu: “Chẳng động nơi Chân mà tùy thuận giáo hóa” đã cho “Chẳng động nơi chân mà tùy thuận giáo hóa” là tóm kết xác nhận ý của phần giải đáp.

Ba: Từ câu: “Chúng sinh chẳng rõ về lý nầy” tiếp xuống: Là tóm kết xác nhận nghĩa ý của việc giáo hóa.

Bốn: Từ câu: “Chẳng phải là nêu thẳng về mười Tùy” tiếp xuống: Là chính thức tóm kết về chỗ không trái nhau. Chẳng phải chỉ là không trái nhau mà còn gồm luôn “Có thể cùng tác thành”.

Năm: Từ câu: “Cho nên kinh Tịnh Danh viết” tiếp xuống: Là dẫn chứng.Chỉ chứng minh “Vì chúng sinh nêu giảng pháp như thế” tức nơi Phẩm Quán chúng sinh, Đại sĩ Văn Thù Sư Lợi hỏi Trưởng giả duy Ma Cật: Bồ tát nhìn xem chúng sinh như thế nào? Trưởng giả Duy-ma-cật đáp: “…Tôi xem chúng sinh như đại thứ năm, như Ấm thứ sáu, như căn thứ bảy, như Nhập thứ mười ba v.v…”, ý nhằm nêu rõ là rốt ráo không. Cho nên tiếp theo, đại sĩ Văn Thù hỏi: “Như thế thì làm sao thi hành đức Từ? Đáp: Phải vì chúng sinh giảng nói pháp như thế. Đó mới gọi là đức Từ chân thật.”

Nhưng ở trên nói: “Tịch diệt chẳng phải là không có chúng sinh”: Tức Thể tuy tịch diệt nhưng chẳng phải không có Tướng của chúng sinh. Do tịch diệt nên thường chẳng khác với Chân. Do chẳng phải là không nên luôn được thành lập.

Câu: “Vì vậy, chẳng động nơi cõi Chân”… Tức là ý của Trí Luận. Nghĩa là chẳng động nơi cõi Chân mà kiến lập các pháp. Chẳng hủy hoại nơi giả danh mà nêu bày về thật tướng. Suy xét kỹ thì có thể nhận thấy.

-Sớ câu: “Đại kinh cũng nói: Như biết Như Lai thường chẳng thuyết pháp”: Tức nơi kinh đại Bát Niết-bàn quyển thứ hai mươi sáu.

Trong phần bàn về “Giáo Thể” đã biện giải.

-Sớ từ câu: “Một là ba Tụng, như chấp về ngã” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ giải gồm hai phần:

Một là, nêu chung về hai Quán.

Hai là, từ câu: “Theo tướng chung mà nói” tiếp xuống: Là giải thích văn nơi kinh. Phần nầy cũng được chia làm hai:

Thứ nhất: Dựa nơi quán về hai không để giải thích.

Thứ hai: Dựa nơi Quán Niệm xứ để giải thích.

Thứ nhất: Tức là quán về hai không, đó là Giới phân biệt cùng tứ niệm xứ, đều nêu rõ về hai Không, nên liền dùng hai không để nhận định về Văn nơi kinh.

-Sớ từ câu: “Thứ nhất là một ngã không” tiếp xuống: Tức là Quán Giới phân biệt. Nghĩa là, trong mười tám Giới, cầu tìm về ngã đều chẳng thể nắm bắt được.

Nói “Nửa trên là Tầm tư quán”: Đây là phương tiện, tức hiển bày nửa dưới (kệ) là quán như thật.

-Sớ câu: “Nghĩa là thâu tóm duyên để giả lập”: Đây là giải thích câu đầu.

Từ câu: “Lại, không có chỗ từ đâu lại” tiếp xuống: Là giải thích câu tiếp theo.

Từ câu: “Hư giả giống như đã đứng vững” tiếp xuống: Là cùng tóm kết về hai câu.

-Sớ câu: “Dùng thân để xét thân”: Là mượn lời của Lão Tử nơi sách Đạo Đức Kinh: “Dùng thân mình mà xét thân người, dùng nhà mình xét nhà người, nước mình xét nước khác, dùng thiên hạ ngày nay để xét thiên hạ thời xưa và thời sau…” (đạo đức kinh, chương nămbốn, theo bản dịch của Nguyễn Hiến Lê). Ý nói về gần thì chọn lấy các Thân, xa thì chọn lấy các vật. Như xem một chiếc lá rụng thì biết mùa thu đã về khắp thiên hạ. Tuy chẳng rõ về vắng lặng, tịch tĩnh, nhưng đối chiếu giống nhau thì biết được.

-Sớ câu: “Quán ấy cũng vắng lặng nên chẳng dấy khởi tâm” Đây là giải thích “Chẳng khởi tâm phân biệt”. Câu nầy có hai ý:

Một: Đã xem Vật, Ta đều là giả, nên chẳng phân biệt sự khác nhau của Ta, Vật. Ý nầy thì cạn nên lược không nêu ra.

Hai: Nay biện minh về tâm nhận biết “Không” tức là hai Ngã của Quán ấy đã vắng lặng, thì Quán do cái gì mà sinh? Nếu Quán chẳng mất đi thì chẳng phải là thấy được “Không”. Tức “Bệnh của không cũng không”, chủ thể đối tượng cả hai cùng vắng lặng.

-Sớ câu: “Nội thân phân biệt với vật bên ngoài cùng thân khác”: Là dùng “Niệm xứ” để giải thích hai chữ “Nội thân nơi kệ đầu. Trong bốn địa cũng có nói về ba Thân. Trí Luận, Luận Du Già đều có giải thích. Ở đây là theo ý của Luận Du Già:

Một: Lấy tự thân làm Nội thân.

Hai: Lấy các vật dùng như bình đựng nước y phục, xe cộ v.v… là Ngoại thân.

Ba: Lấy các chúng sinh bên ngoài, như vợ con, nam nữ v.v… là Ngoại thân của Nội thân.

Nên nay phân biệt nơi hai Thân sau.

-Sớ từ câu: “Niệm xứ có hai” tiếp xuống: Là giải thích câu kệ thứ hai: “Trong đó gì là Ta?”. Nghĩa là có người nêu câu hỏi: “Theo Quán niệm xứ thì quán Thân bất tịnh, quán Thọ là khổ, quán Tâm vô thường, quán Pháp vô ngã. Thế nay sao lại quán Thân là Vô ngã?” Nên ở đây giải đáp: Niệm xứ có chung có riêng. Trên là theo riêng để nêu vấn nạn. Nay thì căn cứ nơi chung để nói. Cho nên ở nơi quán về Thân có thể thực hiện luôn các quán về Vô ngã, và Khổ, Vô thường, Bất tịnh. Ở đây chỉ nêu Vô ngã.

-Sớ từ câu: “Lại có hai thứ: Một là Tiểu, hai là Đại” tiếp xuống: Là giải thích chung một kệ, dùng để thông tỏ chỗ vướng mắc. Nghĩa là có người nêu vấn nạn: Phần tiếp theo đã có quán riêng về Thọ, Tâm, Pháp. Pháp nên là Vô ngã. Vậy sao không có quán Bất tịnh, khổ v.v…? Nên ở đây giải đáp: Căn cứ nơi Dại thừa mà nói. Trong Đại thừa nêu đủ về hai Quán. Nghĩa là, dựa nơi Thế đế thì quán Thân v.v… là Bất tịnh v.v… Còn căn cứ nơi Đệ-nhất-nghĩa-đế thì quán Thân v.v… đồng với hư không v.v… Nay, căn cứ nơi Đại, Tiểu đối hợp biện giải thì quán Thân bất tịnh v.v… chỉ thuộc về Tiểu thừa. Quán thân với Tánh tướng đồng với Hư không v.v… chỉ thuộc về Đại thừa.

Sớ câu: “Câu cái gì là Ngã đã gồm luôn hai ngã”: Trên là căn cứ nơi quán Giới phân biệt để giải thích “Cái gì là Ngã” là chỉ loại trừ Ngã thuộc về người. Kệ thứ hai tiếp theo mới loại bỏ Ngã thuộc về pháp. Nay, căn cứ Niệm xứ của Đại thừa nên gồm luôn hai Ngã. Tức là ở nơi bốn đại, năm uẩn xét tìm tính chất “Chủ tể” thì rõ là chẳng thể đạt được, chỉ là sự kết hợp của uẩn vv là không có Ngã thuộc về người. Quán tướng của uẩn v.v… là do duyên sinh nên không, tức là không có Ngã thuộc về pháp.

-Sớ câu: “Lại nữa, riêng thì Thân, Thọ chẳng đồng”: Đây cũng là nhằm thông tỏ chỗ vướng mắc. Tức là có vấn nạn: “Hai quán của Đại, Tiểu đều quán về Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Nay sao nơi ba kệ đều có Thân?” Nên vì đấy mà làm rõ. Do Thân, Thọ, Tâm, Pháp chính là hợp với năm uẩn mà năm uẩn đều là Thân. Cũng như nơi Kinh Tịnh Danh, Phẩm Phương Tiện có đoạn: “Thân nầy như đống bọt, chẳng thể nắm bắt, chà xát. Thân nầy như bong bóng nước không thể tồn tại lâu dài. Thân nầy như ngọn lửa bùng lên từ nơi khát ái sinh. Thân nầy như cây chuối, ruột không bền chắc. Thân nầy như huyễn thuật, từ điên đảo khởi…”

Đây tức nơi dụ tiếp theo về năm uẩn đều gọi là “Thân nầy”. Nếu nêu bày riêng thì nên nói: “Sắc như đống bọt. Thọ như bong bóng trên nước. Tưởng như ngọn lửa bừng lên khi đốt. Các Hành như cây chuối. Các Thức cũng như huyễn thuật.” Nay đều nói Thân nên biết rõ bốn xứ đều được gọi là Thân. Cho nên viết: “Chung thì Thọ v.v… đều là Thân.”

-Sớ từ câu: “Ý của câu hỏi trước” tiếp xuống: Là tóm kết thành câu hỏi nêu trước.

-Sớ câu: “Mạng nghĩa là mạng căn…” Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Giải thích nửa trên (kệ), phần nầy lại gồm hai:

Một là, giải thích hai chữ “Thọ mạng”.

Hai là, Giải thích chung về hai câu.

Một là, Trước dựa nơi Tiểu thừa, tức Luận Câu Xá, phẩm Căn. Kệ của Luận viết:

“Thể mạng căn tức thọ

Duy trì nhiệt cùng thức.”

Luận dẫn đối pháp cho rằng: “Thế nào là mạng căn? Đó là thọ mạng của ba cõi” Tức là có pháp riêng có thể duy trì nhiệt và Thức, gọi là Mạng căn. Đây có ba pháp. Thọ là chủ thể duy trì nên gọi là Thể. Văn nơi bản Sớ giải gọi là “Sắc, Tâm”. Sắc tức là nhiệt, nhiệt tất dựa vào nơi Sắc.

-Sớ từ câu: “Thật là do lực của chủng tử nơi nghiệp” tiếp xuống: Là căn cứ theo Đại thừa để giải thích. Tức nơi Luận Duy Thức quyển thứ nhất đả phá rộng khắp kiến giải của Tiểu thừa cho lìa sắc tâm thì ngoài ra còn có riêng Mạng căn xong, bèn chỉ rõ về nghĩa chính. Luận viết: “Nhưng dựa nơi thân thuộc là chủng tử của Thức ấy Sinh. Do chỗ dẫn dắt của nghiệp với công năng sai biệt là lúc Trụ, quyết định giả lập Mạng căn.” Mà phần Sớ giải gọi là “Dẫn dắt một giai đoạn thọ báo nơi hình thể của chúng đồng phần”, tức là thông hợp cả Đại thừa, Tiểu thừa. Đại thừa cho là giả, Tiểu thừa cho là thật. Cho nên Luận Câu Xá nói:

“Dựa đồng phần và Mạng

Khiến Tâm cùng nối tiếp.”

Lại nói: “Đồng phần nơi chúng sinh v.v… Đồng nghĩa là thân hình cùng đồng, cùng tương tợ. Phận có nghĩa là nhân. Là do phần ấy nên có thể khiến cho chúng sinh có thân hình cùng giống nhau.” Nói “Hữu tình” là chỗ nương tựa của đồng phần, phân biệt nơi phi tình. Nói “Cùng” là phân biệt với “Chẳng cùng”. Luận viết: “Có riêng vật thật gọi là Đồng phần.” Nói “Chúng đồng phần” là đồng phần của số nhiều. Rộng diễn như nơi Luận đã giải thích.

Luận Duy Thức đả phá toàn bộ kiến giải ấy rồi chỉ ra nghĩa chính, nói: “Dựa nơi thân tâm tương tợ của chúng sinh với phần vị sai biệt để giả lập Đồng phần.” Tức nghĩa theo Đại thừa đã nêu đủ như văn nơi bản Sớ giải.

-Sớ từ câu: “Duyên khởi theo nghiệp” tiếp xuống: Là phần hai, hiển bày chung về hai câu (nửa trên của kệ), gồm hai:

Một: Giải thích theo môn Nhân duyên.

Hai: Từ câu: “Huống chi sát na sinh diệt” tiếp xuống: Dùng môn sinh diệt để giải thích.

-Sớ từ câu: “Dụ dùng vòng lửa” tiếp xuống: Là giải thích nửa sau của kệ. Văn nơi bản Sớ giải có ba ý:

Một: Hai dụ đều dụ về môn sinh diệt, nhưng dụ một là căn cứ nơi đối tượng được nhận biết.

Hai: căn cứ theo chủ thể nhận biết.

Ba: ý thứ ba thì dụ theo môn Nhân duyên.

Nhưng ở trên, pháp thì nói về nhân quả đối hợp để biện minh. nay thì trong phần hợp với dụ, đối chiếu cả chủ thể, đối tượng để nêu bày. Mạng là chủ thể nương tựa. Tâm là đối tượng được nương tựa, tức dựa nơi Tâm để giả lập, nên là nhân duyên. Đại sư Đạo Sinh nói: “Như cầm thanh củi cháy quay vòng thì thành vòng lửa. Vòng lửa tất nhờ nơi lửa mà tỏa sáng. Hữu tình cũng như thế, phải nhờ nơi Tâm mà thành dụng. Do hữu tình kia dựa nơi Tâm, giống như mạng này cũng dựa nơi Tâm.

-Sớ câu: “Nhưng vô thường v.v… thì Kinh, Luận nói khác nhau”: Các Kinh Tịnh Danh, Kinh Niết-bàn đều nói. Phần sau của trụ thứ ba sẽ diễn rộng, chỉ rõ. Nay, dựa nơi Luận Trung Biên, quyển thứ hai đã nói đủ về Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã. Luận viết:

“Ba thứ vô thường là: Một: Vô tánh vô thường, tức là Biến kế sở chấp, cho đấy là luôn không. Hai Sinh diệt vô thường, tức là Y tha khởi, có sinh diệt. Ba cấu tịnh vô thường, tức là Viên thành thật, là chỗ chuyển biến.

Ba loại khổ là: Một: Sở thủ khổ, nghĩa là Biến kế sở chấp, là chỗ chấp giữ nơi ngã chấp của Bổ-đặc-già-la. Hai: sự tướng khổ, tức là Y tha khởi, là Tướng của ba khổ. Ba: Hòa hợp khổ, nghĩa là Viên thành thật, là khổ do cùng hợp.

Ba thứ Không là: Một: Vô tánh không, tức là Biến kế sở chấp. Đây không có lý lẽ nào có thể nói là có, do đấy chẳng phải là có nên nói là không. Hai: Dị tánh không, nghĩa là Y tha khởi, do chỗ chấp là Vọng, chẳng có đúng như thật, chẳng phải là tất cả các thứ tánh là hoàn toàn không có. Ba: Tự tánh không, là Viên thành thật, tức chỗ hiển bày của hai Không là tự tánh.

Ba thứ Vô ngã là: Một: Vô tướng vô ngã, là Biến kế sở chấp.

Tướng ấy vốn là không nên gọi là Vô tướng tức Vô tướng ấy nêu rõ là Vô ngã. Hai: Dị tướng Vô ngã, nghĩa là Y tha khởi. Tướng ấy tuy có mà chẳng như Biến kế sở chấp, nên gọi là dị tướng. Tức dị tướng đó rõ là Vô ngã.. Ba: Tự tướng Vô ngã, là Viên thành thật. Chỗ hiển bày của Vô ngã chính là tự tướng. Nghĩa là tự tướng ấy là Vô ngã.” Luận tóm kết: “Bốn loại Vô thường, Khổ, Không, Vô ngã đã nêu bày theo thứ lớp như thế, dựa nơi chân thật căn bản để phân mỗi loại làm ba thứ.”

Giải thích: Nói: “Chân thật căn bản”, như Luận ấy đã nói: “Nghĩa là ba Tự tánh, do đó gọi là chân thật.” Kệ của Luận viết:

Chấp nhận ba tự tánh.

Một: Thường chẳng phải có

Một: Có mà chẳng thật

Một: Có, Không chân thật

Giải thích: Luận ấy đã giải thích đủ về thứ lớp như thế:

“Một: Thường chẳng phải có: Tức là Biến kế.

“Một: Có chẳng phải thật: Tức là Y tha.

“Một Có Không chân thật”: Tức là Viên thành.

Luận giải thích về câu nầy, nói: “Chính Viên thành thật cũng có cái “Chẳng phải có”. Chính có cái “Chẳng phải có”, nên ở trong Tánh thuận là Chân thật”.

Giải thích: Ý của Luận cho rằng: Có đủ có, có đủ không, thì có cái “Chẳng phải có” ấy nên là chân thật. Chữ “Không” kia (Một Có, Không chân thật) là thuộc phần trên (Có, Không), chẳng phải là “Không có chân thật”. Ý nêu rõ hai Tánh đều dựa trên sự chân thật ấy mà thành lập. Nay văn Kinh không nói đến khổ mà có nói Vô tướng, nên văn nơi bản Sớ giải đã dựa vào ba Vô ngã mà chia thành ba Vô tướng. Mà trong chỗ giải thích về Vô ngã của Luận kia đều có Vô tướng. Lại cũng dựa nơi ba thứ Vô tướng ấy đối hợp với ba khổ. Dùng luận đối chiếu với phần Sớ giải thì chỗ diễn rộng, tóm lược đều có thể nhận thấy.

-Sớ từ câu: “Tuy nhiên đều thâu tóm, dung thông” tiếp xuống: Là nhằm thông tỏ chỗ vướng mắc. Phần nầy có thể nhận biết.

-Sớ câu: “Nhưng ở đây, theo Duy Thức thì lược có hai phần”: Là do nơi Luận Duy Thức, quyển thứ hai, nêu quan điểm của bốn vị Luận sư chẳng đồng. Đại sư An Tuệ thì lập một phần là Tự chứng phần. Đại sư Nan Đà lập hai phần là Tướng phần, Kiến phần. Đại sư Trần Na lập ba phần là: Tướng phần Kiến phần và Tự chứng phần. Đại sư Hộ Pháp thì lập bốn phần: Ngoài ba phần trên còn thêm: Chứng tự chứng phần.

Dựa nơi tông chỉ của Luận ấy, tức cho bốn phần là nghĩa chính, nên nơi Dản Sớ giải viết là “Lược có hai phần”, là do văn nơi các Kinh, Luận cùng luận ấy, phần nhiều nói về hai phần, tức là lìa nơi hai Tướng chấp giữ đó… (lược bớt)

-Sớ câu: “Khiến danh v.v… của Tầm tư, hội nhập nơi Quán như thật”: Đây là mượn trong “Gia hạnh vị” với Quán bốn Tầm tư, Quán bốn Như thật để giải thích văn Kinh.

Bốn Tầm tư là: Một: Danh. Hai: Nghĩa. Ba: Tự Tánh. Bốn: Sai biệt. Nay viết: “Danh đẳng” thì chữ đẳng (v.v…) là chỉ cho ba thứ còn lại.

-Sớ từ câu: “Nghĩa là thấu rõ về danh v.v…” tiếp xuống: Là dùng ý ngôn để giải thích về tướng của Quán Tầm tư. Phần nầy gồm ba :

Một: Giải thích tổng quát.

Hai: Từ câu: “Ý tức là ý thức” tiếp xuống: Là dẫn Nhiếp Luận phẩm thứ bảy để giải thích về tướng trạng của “Ý” . Luận viết: “Ý nghĩa là ý thức. Tư duy giác, quán chỉ duyên chỗ phân biệt của “Danh ngôn” không có nghĩa riêng có để duyên. Lại, ắt dựa vào danh để phân biệt các pháp, nên gọi “ ý ngôn” phân biệt.”

Ba: Từ câu: “Danh ngôn đã chính là” tiếp xuống: Là lãnh hội Luận để giải thích Kinh, hiển bày tướng của bốn Tầm tư. Danh nêu giảng về Tự tánh. Cú nêu giảng về sai biệt. Danh, Cú đều gọi là Tự tánh. Sai biệt đều là Nghĩa, nên chỉ gọi là Danh, Nghĩa.

-Sớ từ câu: “Đã tùy theo chỗ phân biệt” tiếp xuống: Là phần hai, giải thích về nửa dưới của kệ (phần một là giải thích nữa trên): 

“Chưa từng có một pháp

Hội nhập nơi Pháp tánh.”

Rõ rành câu nầy đã lặp lại ý của Nhiếp Luận nêu trên cùng câu kinh: “Tất cả là phân biệt”. Cho nên gọi là “Đã tùy theo chỗ phân biệt, tức vọng chấp theo dòng chảy của Ý”, tức dẫn kinh Lăng Già để giải thích, xác nhận. Kinh Lăng Già, quyển thứ ba (Bản gồm bốn quyển), đức Thế Tôn nhân nhắc lại trường hợp phá trừ kiến chấp của ngoại đạo, cho đấy đều là “Thế Luận”, sau cùng, Bà-la-môn theo Thế Luận, hỏi:

“Do si ái làm nhân của nghiệp mà có ba cõi chăng? Hay là không có nhân? Lúc ấy, Ta đáp: Hai thứ nầy cũng là Thế Luận. Bà-la-môn lại hỏi: Tất cả pháp đều nhập nơi Tự tướng, Cộng tướng chăng? Ta lại đáp: Hai thứ ấy cũng là Thế Luận. Tóm lại, từ những câu đã hỏi, cho đến dòng chảy của ý vọng chấp nơi ngọai trần, tất cả đều là Thế Luận”. Cho nên ở đây viết là “Vọng chấp theo dòng chảy của ý”.

-Sớ câu: “Hãy còn chưa thấu tỏ về duy tâm…”: Ở trên là nối tiếp nghĩa phân biệt nêu trước, là lý do của việc chẳng hội nhập nơi Pháp tánh. Từ đây trở xuống là nêu sự so sánh để giải thích về nghĩa chẳng hội nhập. Nhưng chỗ quan trọng kia là Quán, lược có hai loại:

Một: Quán duy tâm thức.

Hai: Quán Chân như thật.

Quán về duy tâm là cạn, hãy còn chưa thể thấu tỏ. quán về Chân như thì thâm diệu, sao có thể hội nhập? Pháp tánh tức là tên gọi khác của Chân như.

-Sớ từ câu: “Nếu có thể tự giác thông đạt như thế” tiếp xuống: “Trước giờ là giải thích theo hướng thuận về nghĩa chẳng hội nhập” nơi văn Kinh. Nay, ở đây thì theo hướng ngược lại, nhằm hiển bày về nghĩa chủ thể hội nhập, tức là Quán như thật. Trong đó, trước là hội nhập nơi “Quán duy tâm thức”.

Nói “Tự giác” Tức là đối hợp với Kinh Lăng Già nêu trên. Kinh viết: “Bà-la-môn ấy lại hỏi: Vậy còn có pháp nào chẳng phải là Thế Luận? Phật đáp: Có pháp chẳng phải là Thế Luận mà ngoại đạo chẳng thể biết. Do ở nơi ngoài Tánh, vọng tưởng chẳng thật, chấp trước đều hư dối. Nghĩa là “Vọng tưởng chẳng sinh” nếu biết rõ về có, không, tâm tự đạt hiện lượng thì vọng tưởng chẳng sinh, chẳng thọ nhận trần bên ngoài, thì vọng tưởng hoàn toàn dứt hẳn, đó gọi là “Phi Thế Luận”. Đây là pháp của Như Lai chẳng phải là của các ngươi.” Nay nói “Tự giác” là tóm lược ý chính kia, khiến “Giác” nơi tự tâm.

Còn chữ “Không đạt” tức là ý nơi Nhiếp Luận. Không đạt chính là sự phân biệt của ý ngôn rõ là không có pháp thật, tức là nhập nơi phương tiện của Duy Thức. Chẳng chấp giữ nơi tướng bên ngoài tức nhập vào duy tâm.

-Sớ từ câu: “Tức lại là Tâm ấy” tiếp xuống: Là dẫn Luận Khởi Tín để xác nhận về Quán Chân như thật. Luận viết: “Tâm nếu còn dong ruổi tán loạn tức phải thu nhiếp khiến an trụ nơi Chánh niệm ấy nên biết chỉ là Tâm, không có cảnh giới bên ngoài”.

Giải thích: Đây là “Quán duy tâm thức”.

Phần tiếp theo nói: “Tức lại là Tâm ấy cũng không có tự tướng, niệm niệm chẳng thể nắm bắt được”.

Giải thích: Đây tức là “Quán Chân như thật”.

Nói “Vọng tưởng chẳng sinh” tức cũng nơi kinh Lăng Già đã dẫn ở trên. “Cho nên nhập nơi Pháp tánh” là tóm kết, xác nhận nghĩa trên.

-Sớ câu: “Trên là căn cứ nơi Tâm trái với Thể, chẳng phải là chẳng tức”: Là giải thích lần nữa để thông tỏ chỗ vấn nạn. Nghĩa là có vấn nạn: “Như nơi kinh Tịnh Danh nói: “Tất cả đều Như. Tánh của văn tự là lìa, tức là giải thoát”. Phần kinh tiếp sau cũng nói: “Hết thảy pháp đều là Như. Cảnh giới của chư Phật cũng thế. Ba độc, bốn điên đảo cũng đều thanh tịnh”. Như thế thì sao lại nói “Chẳng hội nhập nơi Pháp tánh?” Nay giải đáp để thông tỏ có hai ý:

Một: Căn cứ nơi người tu tập, Tâm không hội nhập nơi Lý, chẳng phải là căn cứ nơi Thể của pháp. “Chẳng tức” Pháp tánh.

Hai: Căn cứ theo đối tượng được Quán, cũng không có thể hội nhập. Cho nên phần văn tiếp sau viết:

“Cảnh giới Như Lai sâu

Dung lượng như hư không

Tất cả chúng sinh nhập

Mà thật không chốn nhập.”

-Sớ câu: “Đoạn thứ sáu, một kệ tóm kết chung”: Là tóm kết chung về năm đoạn, khiến lìa cả chủ thể, đối tượng.

Nói: “Cũng có thể tóm kết gần là hai kệ tiếp theo ở trước”: Là chủ thể, đối tượng cùng được hiển bày. Phần đầu là nêu rõ về kệ trước.

Từ câu: “Lại quán tất cả pháp” tiếp xuống: Là biện minh về kệ sau. Dùng ý ngôn quán để mở rộng thành như thật, cũng có chủ thể, đối tượng, nên gọi là chưa dứt trừ hết. Kệ nơi Gia hạnh viết:

“Hiện tiền lập ít vật

Đó là Tánh Duy Thức

Do có “Hữu sở đắc”

Chẳng thật trụ Duy Thức”.

Chỉ là phương tiện của Duy Thức. Thông đạt được chỗ ấy, mới hội nhập “Duy tâm”.

-Sớ câu: “Hai thứ Tướng phần, kiến phần, do từ vô thỉ luôn tích tập nên có vô số pháp tương tợ sinh khởi”:

Tức là ý nơi Luận Duy Thức.

Mà nói “Tương tợ”: Tức là làm rõ cái đó chẳng thật, chỉ tương tợ với hai Tướng. Nếu chấp là có thật thì liền thành Biến kế.

-Sớ từ câu: “Pháp khởi ắt diệt” tiếp xuống: Là giải thích nửa sau của kệ, nhưng đã nối tiếp với nửa trên (Kệ để dấy khởi. Trên đã nói Tâm-Cảnh cùng nhờ vào nhau, tức đều từ duyên sinh, nên pháp sinh tất diệt. Sát na chẳng trụ nên nói là “Đâu thể tạm dừng”.

-Sớ từ câu: “Nếu rõ Tướng, Vô tướng” tiếp xuống: Là chính thức hiển bày về ý của kệ.

Trên thì giải thích theo hướng thuận văn của kệ để biện minh chỗ mất của hai thứ chấp giữ. Nay thì khiến thấu tỏ, tức khiến lìa hai chấp giữ, là ý của kinh, đó là giải thích theo hương ngược lại về văn kinh. Mà thuận theo ý của kinh tức rõ về duy tâm thành Quán duy tâm thức. Từ câu “Nếu rõ về Vô tánh” tiếp xuống: Là thành Quán Chân như thật. Tâm, Cảnh cả hai cùng mất, tức an trụ nơi không phân biệt, là chỗ thông đạt như chỗ dẫn ở trên. Kệ viết:

“Như lúc nơi sở duyên

Trí đều không thủ đẳc

Bấy giờ trụ Duy Thức

Lìa hai tướng chấp giữ.”

“Tự giác về Trí, Cảnh” tức ý nơi kinh Lăng Gìa. “Chẳng động Pháp giới” là ý nơi kinh đại Bát-nhã. Phần Văn Thù Thất Lợi có đoạn: “Hệ duyên Pháp giới, Nhất niệm Pháp giới, Bất động Pháp giới, Tri chân Pháp giới. Chẳng nên dao động. Nghĩa là, nếu cho rằng ta hội nhập vào Pháp giới thì đã làm động Pháp giới. Cả chủ thể-đối tượng đều bặt là nhập nơi tướng tịch tĩnh ấy. Cho nên “Chẳng động Pháp giới” là hội nhập nơi Pháp tánh.”

-Sớ từ câu: “Cho nên kệ sau cùng tóm kết các Quán ở trên” tiếp xuống: Là nêu ra chung về ý của kệ ấy, làm rõ phần tóm kết chung ở trước.

-Sớ từ câu: “Phật giáo hóa như thế” tiếp xuống: Là hiển bày tổng quát về ý của phần đáp lại.

Thứ ba là: Nghiệp Quả thâm diệu:

-Sớ câu: “Bốn đại không chủ, Thân cũng vô ngã”: Tức nơi kinh

Tịnh Danh, quyển thứ hai. Kinh viết: “Vì bốn đại kết hợp nên giả gọi là Thân. Bốn đại đã không chủ thể thì Thân cũng vô ngã. Lại nữa, bệnh nầy khởi đều do chấp ngã. Vì thế đối với ngã chẳng nên sinh chấp trước.”

Nay chọn lấy đoạn văn ấy để giải thích đoạn kinh ở đây.

-Sớ câu: “Chủ thể tạo tác, chủ thể thọ nhận đó gọi là Ngã”. Ngã ở trong nhân tức là chủ thể tạo tác. Nghiệp là đối tượng được tạo tác. Ngã ở trong quả tức là chủ thể thọ nhận. Báo là đối tượng được thọ nhận. Ở đây là cùng thuận với ngã, ngã sở mà nói. Kinh Tịnh Danh viết: “Không ngã, không tạo tác, không thọ nhận”. Như phái Tăng Già Sư thì chủ thể tạo tác chỉ là sụ khế hợp sâu xa nơi Tánh. Ngã là sự thọ nhận mà chẳng phải là tạo tác. Như phái Vệ Thế sư thì ngã là chủ thể tạo tác, cũng là chủ thể thọ nhận.

-Sớ câu: “Đây là hỏi về nguyên do”: Tức trong ấy chọn lấy ý của ba lượt câu hỏi về chỗ thâm diệu nơi duyên khởi ở trước để giải thích văn hiện tại.

-Sớ từ câu: “Nghiệp, Báo tóm thâu nơi duyên” tiếp xuống: Trên thì dùng Nghiệp để loại trừ Ngã. Từ đây trở xuống là dùng Duyên để loại bỏ Ngã sở.

-Sớ từ câu: “Do Pháp vô ngã” tiếp xuống:

Ở trên là nêu rõ hai Ngã đều không. Còn ở đây tiếp xuống là biện minh chẳng hủy hoại Tướng của Nghiệp quả. Không, Có chẳng ngăn ngại nhau, hai đế cùng tồn tại là “Chánh lý lượng”. Chỗ làm rõ của Thánh giáo tức là “Thánh ngôn lượng”. Cho nên kinh Duy Ma viết: “Thuyết pháp chẳng có cũng chẳng không. Do nhân duyên nên các pháp sinh. Không ngã không tạo tác không thọ. Nghiệp của thiện ác cũng chẳng mất.” Trung Luận nói:

“Tuy không mà chẳng đoạn

Tuy có mà chẳng thường

Tội phước cũng chẳng mất

Đó là lời Phật nói.”

Nói “Chẳng trái với hiện sự” tức là Hiện lượng. Do thấy các hiện báo khổ vui vv nên nêu rõ Thể tức Không thì chẳng hủy hoại nơi sự.

-Sớ từ câu: “Pháp nếu là quyết định có” tiếp xuống: Là nêu ngược lại để giải thích, xác nhận. Cho nên Trung Luận viết: “Như chẳng có nghĩa “Không” Tất cả đều chẳng thành”.

-Sớ câu: “Nói không chỗ có bao quát cả nghiệp Quả ở trên”: Xét nơi văn thì chỉ nói “Đều không có tác giả”. Là do văn nơi kệ bi quy định theo số chữ. Thật sự thì: “Tác, giả, chỗ tạo tác đều không thực có”

-Sớ câu: “Nay dựa nơi Tông Pháp tánh, cũng dùng tánh của Như Lai tạng là gương”: Văn nơi bản Sớ giải gồm hai phần:

Một: Giải thích văn.

Hai: Hiển bày nghĩa.

Trong phần Giải thích Văn được chia làm ba:

Thứ nhất: Biện giải, xác định về Thể của Gương (Kính) Thứ hai: Hiển bày Tướng của dụ.

Thứ ba: Nêu ra tánh của Nghiệp.

Thứ nhất: Nói “Cũng dùng” tức chẳng phải là phân biệt với Thức gốc. Thức cũng dụ nơi Gương. Kinh Lăng Già viết:

“Ví như tấm gương sáng, hiện bày các màu sắc hình tượng. Chốn hiện bày của Hiện thức cũng lại như thế”. Song nơi Tông Pháp tướng thì không dùng Như Lai tạng là Gương. Nay thì dùng cả hai nghĩa nên nói là “Cũng”.

Nói “Như Lai tạng là Gương”: Tức nơi Luận Khởi Tín trong phần giải thích về Thể tướng của Bản giác, kết hợp biện minh, viết:

“Lại nữa, Thể Tướng của Bản giác có bốn thứ nghĩa lớn bằng với hư không, giống như tấm gương trong sạch. Những gì là bốn?

Một: Gương của Như thật không, xa lìa tất cả Tướng của Tâm và Cảnh giới, không pháp nào có thể hiện bày, chẳng phải là nghĩa “Giác chiếu”.

Hai: Gương của Nhân huân tập, tức là “Như thật chẳng không”, tất cả cảnh giới nơi thế gian thảy đều hiện ra trong ấy. Chẳng ra, chẳng vào, chẳng mất, chẳng hoại, là nhất tâm thường trụ. Do tất cả các pháp tức là tánh chân thật. Lại nữa, do hết thảy pháp nhiễm vốn chẳng thể nhiễm được. Thể của Trí chẳng động, đầy đủ tính vô lậu mà huận tập mọi chúng sinh.

Ba: Gương của Pháp xuất ly: Nghĩa là “Pháp chẳng không” ra khỏi chướng ngại của phiền não, chướng ngại nơi Trí, lìa nơi tướng hòa hợp, thuần là thanh tịnh, sáng tỏ.

Bốn: Gương của duyên huân tập: Tức là, dựa nơi. Tấm gương của pháp xuất ly soi chiếu khắp tâm của chúng sinh, khiến họ tu tập thiện căn, theo niệm mà thị hiện.”

Giải thích: Tên gọi của bốn tấm gương ấy là:

Một: Gương của “Không”, tức lìa tất cả hình thể của vật bên ngoài.

Hai: Gương của “Chẳng không”, nghĩa là Thể của gương là chẳng không”, có thể hiện bày muôn hình tượng.

Ba: Gương thanh tịnh: Tức là đã lau chùi, sửa sang nên lìa mọi bụi bặm cấu uế.

Bốn: Gương thọ dụng: Nghĩa là đem đặt gương nơi đài cao, người cần thì thọ dụng.

Trong bốn thứ Gương ấy thì hai thứ trước là Tự tánh thanh tịnh, hai thứ sau là thanh tịnh do lìa cấu nhiễm. Lại, hai thứ trước là căn cứ nơi lúc Nhân Ẩn giấu mà nói. Hai thứ sau là căn cứ nơi Quả hiển bày mà nói. Lại nữa, hai thứ trước căn cứ nơi không, chẳng không là hai. Hai thứ sau căn cứ nơi Thể, Dụng là hai. Lại, hai thứ trước là Thể. Hai thứ sau là Tướng, nên gọi là “Thể Tướng của Bản giác”.

Nay căn cứ nơi chúng sinh, tức hai thứ gương trước (một,hai) kết hợp mà dùng. Do gương thứ hai là chủ thể hiện bày, gương thứ là hiển bày gốc thanh tịnh. Hai thứ Gương sau (ba, bốn) đã ở nơi quả vị. Căn cứ nơi Phật là Cảnh nên ở trong chỗ thâm diệu của phước điền là dụng.

-Sớ từ câu: “Nhưng có hai nghĩa” tiếp xuống: Là phần hai (Của phần thứ nhất: Giải thích văn hiển bày Tướng của dụ. Có ba sự:

Một: Gương.

Hai: Bản chất.

Ba: Ảnh tượng.

Do dụ căn nơi Pháp-Gương tức không hai. Nhưng chất (phần thật) Ảnh (phần hình bóng) đều có hai:

Một là Ảnh của nhân, Cảnh giới là Chất, hợp gọi là Nghiệp tánh.

Hai là Ảnh của Quả, Nghiệp duyên là Chất. Pháp được gọi là từ quả báo sinh. Kinh Tịnh Danh có câu: “Thân nầy như Ảnh, từ nghiệp duyên hiện.” Do đó, văn nơi bản Sớ giải đã tóm kết: “Hai văn đều tóm lược”. Phần tiếp sau dẫn Trung Luận để nhắc lại nghĩa giáo hóa, chính thức làm rõ Nhân Quả đều từ duyên sinh nên Không.

-Sớ từ câu: “Hợp gọi là Nghiệp, tức là ba tánh thiện ác v.v…” tiếp xuống: Là phần ba, nêu ra Thể của Nghiệp. Chữ vân vân là chỉ cho “Vô ký” cùng với bất động đều thành ba loại.

Nói “Chẳng mất Tướng của nghiệp quả mà là tánh”: Trên là Tánh của Lý, còn đây là Tánh của Sự, như Tánh nóng của Lửa v.v…

-Sớ từ câu: “Do Vô tánh nên có thể thành nghiệp quả” tiếp xuống: Là phần thứ hai hiển bày về nghĩa (Phần thứ nhất là Giải thích văn) Gồm hai:

Một: Hiển bày về Trung đạo.

Hai: Nêu rõ về nhiễm, tịnh.

Một: Hiển bày về Trung đạo: Tức dung hợp hai Tánh Lý. Sự nêu trên, thông suốt không ngăn ngại để thành Trung đạo.

-Sớ từ câu: “Lại như gương hiện bày hình tượng cấu uế” tiếp xuống: Là phần hai, căn cứ nơi Nhiễm, Tịnh. Đoạn trên cùng đoạn nầy đều nhằm làm sáng rõ. Do không hủy hoại Tướng mới hiển bày Chân không. Đoạn nầy cũng nói về Tướng của nghĩa Trung đạo. Gồm hai chi tiết:

Một: Biện minh tóm lược.

Hai: Từ câu: “Đây có bốn vị” tiếp xuống: Là chia chương để giải thích rộng. Phần nầy cũng gồm hai:

Thứ nhất: Chính thức hiển bày về nhiễm tịnh.

Thứ hai: Gồm thêm phần biện minh về Một-Khác.

Thứ nhất: Cần rõ là, dùng Gương dụ cho Như Lai tạng. Ảnh dụ cho nghiệp quả của sinh tử, thì pháp và dụ thật phân minh:

Một là, do Chân tịnh (sự thanh tịnh đích thực) nên có thể hiện bày: Tức trong bốn thứ Gương nêu trên là nghĩa của Gương thứ hai (Gương của Nhân huân tập)

Hai là, do chân tịnh nên chẳng là ô nhiễm: Tức là nghĩa của Gương thứ nhất (Gương của Như thật không). Một là trước “Tức chẳng nhiễm mà nhiễm”, hai là “Tức nhiễm mà chẳng nhiễm”. Lại nữa, trước tức “Năng tùy duyên”, hai là “Tức Thể bất biến”. Nhưng cả hai đều là đức của chủ thể hiện bày. Như Tánh của ngọc dù bị làm ô nhiễm nhưng không cấu nhiễm. Như “Cùng đối nhau” thì tướng thứ ba mới hiển bày, chính ở trong bùn là chốn nhiễm mà chẳng nhiễm.

-Sớ câu: “Hai là hai nghĩa của đối tượng được hiện bày”: Một là nghĩa Vô tánh của Y tha khởi. Hai là nghĩa duyên thành của Vô tánh.

-Sớ câu: “Ba là, hai nghĩa của tương đối”:

Một là, Chân như tùy duyên, có thể tạo thành muôn pháp mới là Chân như.

Hai là, Chân như bất biến, mới có thể hiện bày phần nhiễm. Nếu Tánh tịnh biến chuyển thì chẳng thể hiện bày nhiễm. Nếu chẳng hiện bày nhiễm thì không có đức của tùy duyên.

-Sớ câu: “Bốn là, Tịnh chân Nhiễm giả dung thông nơi Một vị”: Do Như Lai tạng, Thể dấy khởi thành sinh tử, ngoài Như Lai tạng không có sinh tử, nên sinh tử tức không là Như Lai tạng. Lìa khỏi sinh tử thì ngoài ra không có Như Lai tạng. Như sóng cùng với nước là một vị không khác.

-Sớ từ câu: “Đây là căn cứ nơi môn Nhiễm, Tịnh” tiếp xuống: Là tóm kết, xác nhận nghĩa nêu trên. Tức là, như khi Chân như hiện bày Y tha khởi, dù có phần Tịnh cũng gọi là Nhiễm. Như gương hiện bày hình tượng thì không phân biệt tịnh uế, đều chẳng phải là Thể của gương. Chỉ chủ thể hiện bày được gọi là Tịnh, còn đối tượng được hiện bày đều là Nhiễm.

-Sớ từ câu: “Lại căn cứ trong dụ để giải thích về môn một-khác” tiếp xuống: Là phần hai, căn cứ nơi môn Một, Khác.

Nói: “Gương là xác định nơi Một”: Nghĩa là Như Lai tạng chỉ là một vị duy nhất. “Chỗ hiện bày xác định là Khác”: Tức duyên sai biệt của sinh tử.

-Sớ từ câu: “Nhiễm Tịnh tuy giả” tiếp xuống: Là giải thích, xác nhận để thông tỏ vấn nạn.

Một là thông tỏ vấn nạn về “khác”. Nghĩa là có vấn nạn: “Nhiễm, Tịnh đều là hư giả há chẳng phải là Một?” Đây là căn cứ nơi dụ để nêu vấn nạn. “Sinh tử, Niết-bàn, cả hai đều là rỗng lặng há chẳng phải là một?”. Đây là căn cứ nơi pháp để nêu vấn nạn. Phần giải thích cho rằng “Do chẳng cùng thâu tóm nhau”. Đấy là chung cho cả Pháp, Dụ. Như chỗ hiển bày về hình tượng nam thì không thâu tóm hình tượng nữ. Cho nên sinh tử chẳng thể thâu tóm Niết-bàn. Do Tướng căn cứ theo Tánh nên nói sinh tử cùng với Niết-bàn cả hai đều là rỗng lặng, tịch tĩnh, một cảnh giới không sai biệt. Do Tánh căn cứ nơi Tướng nên có nhiễm có tịnh. Do có tranh chấp nên nói là sinh tử. Do dứt mọi tranh chấp nên nói là Niết-bàn. Lúc có phiền não thì chẳng phải là không có phiền não, nên theo Tướng giả mà nói là khác. Muốn khiến là một thì dùng chính Như Lai tạng để tóm thâu, là nghĩa thứ ba.

-Sớ từ câu: “Gương hiện chốn Nhiễm” tiếp xuống: Là phần hai, thông tỏ vấn nạn về một. Nghĩa là có người nêu vấn nạn: “Gương có thể hiện bày nhiễm, lại có thể hiện bày phần Tịnh, há chẳng phải là khác? Như Lai tạng có thể thành sinh tử, lại có thể thành Niết-bàn, há chẳng phải là khác?” Nên nay đáp: Hiện bày chốn tịnh, nhiễm không khác với Thể, nên sinh tử, Niết-bàn là từ một Tánh hiện bày.

-Sớ câu: “Ba là hình tượng chẳng khác với gương là nghĩa chẳng phải là khác”: Tức là, hình tượng gốc là khác, Gương thì gốc là một. Nay thì hình tượng đồng với gương nên chẳng phải là khác. Phần tiếp theo giải thích: “Ngoài gương không có hình tượng nên đồng với gương. Một, khác cùng thành không”. Gốc của sinh tử là khác. Gốc của Như

Lai tạng là một. Nay, sinh tử tức là Như Lai tạng, nên sinh tử chẳng phải là khác, do ngoài Như Lai tạng không có sinh tử.

-Sớ câu: “Gương chẳng khác với hình tượng là nghĩa chẳng phải là một”: Gốc của gương là một. Gốc của hình tượng chẳng phải là một. Nay gương đồng với hình tượng nên chẳng phải là một.

Câu: “Chính khi hiện bày hình tượng, nếu bỏ hình tượng thì cũng mất gương”: Là giải thích, xác nhận nghĩa nêu trên. Tức nếu bỏ hình tượng thì mất gương, nêu rõ gương đồng với hình tượng.

Nói “Đồng với hình tượng” là đồng với hình tượng mà chẳng phải là một, chẳng phải là cho Cảnh cùng với hình tượng là một.Theo đấy mà xét, gốc của Như Lai tạng là một, gốc của sinh tử chẳng phải là một. Nay thì Như Lai tạng với Thể hoàn toàn là sinh tử nên đồng với muôn thứ sai biệt của sinh tử. Chính khi thành sinh tử, nếu bỏ sinh tử tức cùng không có Như Lai tạng. Đây là nêu rõ Như Lai tạng đồng với chỗ sai biệt của sinh tử. Chẳng phải là cho cùng với sinh tử là một, nên là nghĩa chẳng phải là một.

Môn thứ tư: “Cũng là một cũng là khác”: Song, căn cứ nơi chỗ chẳng hủy hoại Tánh Tướng thì một khác hiện bày rõ, bốn môn là một thì một-khác không ngăn ngại, nhiễm tịnh cùng dung thông, mới là gương, hình tượng của Sự Sự vô ngại.

-Sớ câu: “Ruộng là dụ cho nghiệp duyên”: Tức sáu địa nơi kinh có đoạn: “Nghiệp là ruộng, Thức là hạt giống, chỗ che phủ là vô minh, nước Ái thì tưới tắm, lưới kiến chấp tăng trưởng, ngã mạn càng được tưới nhuần, sinh gọi là mầm của Sắc”. Nghĩa là, nếu chẳng tạo nghiệp thì Thức chẳng thành chủng tử, như hạt giống chẳng gieo vào ruộng thì rốt cuộc chẳng sinh trưởng.

-Sớ câu: “Cũng gọi Thức gốc là ruộng, danh ngôn là hạt giống”: Trên là căn cứ nơi nhân duyên kết hợp để biện giải, nên cho Nghiệp là ruộng. Nay thì căn cứ nơi Thức gốc bao hàm cả chủng tử, nên có thể dấy khởi hiện hành, do Thức gốc là ruộng. Như trong địa thứ nhất cũng nói: “Ở trong ruộng nơi ba cõi lại sinh khởi mầm khổ, thì căn cứ nơi sinh của quả hiện có cũng được gọi là ruộng”. Nghĩa hiển bày không giới hạn, thành “Chẳng cùng biết” giống như trước, có thể lãnh hội.

-Sớ câu: “Ba là dụ về nhà ảo thuật hiện bày huyễn thuật, là dụ cho đối tượng được sinh”: Đối tượng được sinh chung cho Nhân quả.

Từ câu: “Như sắc huyễn dụ cho Báo” tiếp xuống: Là giải thích riêng. Gồm hai phần:

Một: Nêu rõ Quả là đối tượng được sinh.

Hai: Từ câu: “Như sắc huyễn dụ cho nghiệp” tiếp xuống: Là biện

giải Nghiệp là đối tượng được sinh trưởng. “Nghiệp cũng do duyên sinh” Như người thọ nhận năm giới là nghiệp của người, tất nhờ nơi bậc thầy truyền giới chỉ dạy, ba nghiệp gồm đủ mới thành nghiệp, nên nghiệp cũng là duyên sinh.

-Sớ từ câu: “Cho nên nơi Trung Luận” tiếp xuống: Là nêu dẫn nghĩa nơi văn của Luận để chứng minh nghiệp quả đều không.

Kệ chủ Luận viết:

“Ví như người huyễn hóa

Lại tạo kẻ huyễn hóa

Như người huyễn hóa đầu

Đó được gọi là Nghiệp

Chỗ tạo, người huyễn hóa

Thì gọi là nghiệp quả

Nghiệp quả đều là huyễn

Nên biết thảy đều không”.

-Sớ từ câu: “Nếu huyễn chỉ dụ cho Báo” tiếp xuống: Là trở lại xác nhận nghĩa trên.

-Sớ câu: “Bốn là, ngả tư đường dụ cho bốn chỗ trụ của Thức”: Luận du Già, quyển thứ tám mươi bốn nói: “Nghĩa là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, bốn uẩn ấy là chỗ trụ của Thức uẩn.”

-Sớ câu: “Như chim ở nơi Vỏ trứng”: Vỏ trứng là trứng của chim, được dựa nương vào chim mẹ.

Nói “Ngậm tiếng chưa nêu bày” (Hàm thanh vị thể): Thơ của dữu Tín (13-81) có câu:

“Đoàn đoàn trúc thượng cầm

Bạch ngọc lý hoàng kim

Lý hữu Tư thần điểu

Hàm thanh vị thổ âm” 

Nay mượn câu ấy để dùng.

-Sớ câu: “Bảy báu của Chuyển Luân vương là dụ cho Nghiệp quả tăng thượng từ bên ngoài”: Tức chẳng phải là ở trong thân.

Nói “Không có chốn đến”: Tức chỉ cho Chuyển Luân vương khi lên ngôi vị thì từ hư không hốt nhiên hiện đến.

Nói “Bảy thứ báu” : Đó là:

Một: Bánh xe báu.

Hai: Châu ngọc báu.

Ba: Voi báu.

Bốn: Ngựa báu.

Năm: Binh báu.

Sáu: Quan chủ kho tàng báu.

Bảy: Ngọc nữ báu: Lại có tương tợ bảy báu:

Một: Kiếm báu

Hai: Da báu

Ba: Điện báu

Bốn: Giường báu

Năm: Rừng báu

Sáu: Áo báu

Bảy: Giầy báu

Như Trí luận và Kinh Tát-già-Ni-Kiền quyển thứ ba có nói:

Thứ tư là: Chỗ thâm diệu của thuyết giảng giáo pháp.

-Sớ câu: “Đây là một hay là nhiều”: Đây cũng có ý của ba lớp câu hỏi:

Trên đây là hỏi thẳng về lý do.

Hai “Chấp giữ thiên lệch, cùng trái ngược” là câu hỏi mang tính chất hoài nghi, do vướng mắc về hai nẻo một, nhiều, chẳng biết dựa vào đâu.

Ba “Đều cho là cùng trái nhau” là câu hỏi thứ ba, thành vấn nạn: Chỗ chứng đắc là một thì trái với chỗ nêu bày nhiều. Nêu bày nhiều thì trái với chỗ chứng đắc chỉ là một.

-Sớ câu: “Chủ thể chứng đắc, đối tượng được chứng đắc đã cùngchẳng khác”: Chủ thể chứng đắc tức là chỗ xét định nêu trước, đối tượng được chứng đắc tức là Pháp tánh trong phần giải thích, xác nhận.

-Sớ câu: “Hai là chỗ tỏ ngộ về một pháp tức là pháp giới vô ngại”: Một ý ở trên là dùng pháp theo căn cơ, chấp nhận có một có nhiều, nêu ra lý do của nhiều, là để đáp lại ý của câu hỏi nêu thẳng về lý do. Từ đây trở xuống chỉ căn cứ nơi pháp, Thể luôn là một, luôn là nhiều nhằm loại bỏ hoài nghi thứ hai và vấn nạn thứ ba.

Ý hoài nghi ở trên cho rằng: “Đó là một hay là nhiều?” Nay nói:

cũng là một, cũng là nhiều. Vấn nạn thứ ba ở trên nói: “đều xác định là cùng trái nhau.” Nay cho là “Tương tức” nên chẳng cùng trái nhau. Lại nữa, chẳng hủy hoại Tướng nên có một và nhiều.

Từ câu: “Há chỉ là chẳng trái nhau” tiếp xuống: Là xác nhận lần nữa ý đáp lại vấn nạn thứ ba: Hãy còn có thể “Cùng tác thành” há là cùng trái nhau?

-Sớ từ câu: “Nhưng chín dụ nầy là đáp riêng về chín thứ vô lượng” tiếp xuống: Trên là hiển bày chung về ý của kệ. Từ đây trở xuống là giải thích riêng về văn của kệ. Xưa chỉ giải thích thẳng. Nay thì phối hợp với câu hỏi.

Nói “Đáp chung về cảnh giới vô lượng”: Tức chín sự tiếp sau đều là cảnh giới thâu tóm, dung thông của Phật. Cảnh giới là câu nêu chung.

-Sớ câu: “Chẳng phân mà biến hiện khắp pháp giới: Tức ý nơi phẩm Xuất Hiện, trong phần nói về Thân nghiệp có đoạn:

“Ví như Phạm vương nơi cung mình

Hiện khắp ba ngàn các cõi Phạm

Hết thảy trời người cùng được thấy

Thật chẳng phân thân đến cõi kia.

Chư Phật hiện thân cũng như thế

Tất cả muời phương đều hiện khắp

Thân ấy vô số chẳng thể tính

Cũng chẳng phân thân, chẳng phân biệt.”

Ở đây chỉ lược dẫn một văn, phần còn lại có thể theo đấy mà nhận biết. Đem văn của phần Tụng đối chiếu riêng với câu hỏi ở trước thì văn, lý phân minh.

Thứ năm là: Chỗ thâm diệu của Phước điền.

Sớ câu: “Một là căn cứ nơi chúng sinh, do vật dùng chứa đựng có lớn nhỏ, Tâm có nặng, nhẹ”: Luận Câu Xá có đoạn: “Do người chủ nơi của cải ruộng đất khác nhau, nên quả của sự bố thí có sai biệt”; Trước thì vấn nạn căn cứ nơi ruộng, nay đáp lại thì dựa nơi chủ của tài sản. Nhưng ý thứ nhất chính là dựa theo chỗ khác nhau của Chủ, bao hàm chỗ khác nhau của Tâm. Nghĩa là tài sản nhiều thì Tâm coi trọng tài sản ít thì tâm xem nhẹ v.v… Tuy vậy, vật chứa đựng thì căn cứ nơi chỗ sâu, cạn của Quán, Giải, nhờ chỗ nhẹ nặng ấy để thông hợp chỗ sâu cạn.

Căn cứ nơi Phật thì có thể nhận biết.

-Sớ câu: “Phương tiện ở ngoài Thể”: Tức không mà giả lập riêng

Như không có ba thừa mà nói có ba thừa. “Phương tiện ở ngoài Thể” tức Quyền trí của Phật soi sáng nẻo sai biệt khác của Sự, tức dụng lớn ở trên Thể, là phương tiện trong Thể.

-Sớ câu: “Cùng với dụ về gương ở trước nhân duyên chẳng đồng nhưng nghĩa không khác”: Trước, trong phần Nghiệp Quả, dụ cho Như Lai tạng, là căn cứ nơi tự Tâm nên là ở ngoài nhân. Nay, đem dụ cho Phật là dụ về duyên. Luận Khởi Tín viết:

“Chân như huân tập bên trong là nhân. Bạn lành huân tập bên ngoài là duyên.” Căn cứ trong bốn thứ Gương, tức là hai thứ gương sau đã ra khỏi sự ràng buộc, nên chính là chọn lấy nghĩa “Gương của duyên huân tập”, gồm luôn “Gương của pháp xuất ly”, do pháp xuất ly là Thề của “Gương theo duyên huân tập”. Nghĩa như trước đã dẫn.

Nói “Nghĩa còn lại không khác”: Tức cũng có nghĩa về một- khác, nhiễm- tịnh v.v… Tức do Phật là Tịnh, do chúng sinh là nhiễm. Tự, Tha cùng đối chiếu nhau mà luận về một-khác. Nghĩa là, Tâm, Phật, chúng sinh, ba thứ không sai biệt.

-Sớ câu: “Dứt trừ khắp tất cả phiền não”: Thuốc “A-già-đà” ở đây gọi là “Dứt trừ khắp” (Phổ khử).

-Sớ từ câu: “Lại, năm dụ nầy” tiếp xuống: Là văn nơi bản Sớ giải nhắc lại để giải thích lần nữa. Phần nầy gồm hai:

Một: chính thức giải thích về năm kệ.

Hai: Từ câu: “Bốn kệ trước tức là chỗ thiện xảo tùy theo căn cơ” tiếp xuống: Là làm rõ chung về ý của phần đáp.

Một: Dụ về thuốc A-già-đà là dụ cho sự diệt trừ chướng ngại của Hoặc. Dụ về mặt trời mọc phá tan tăm tối là dụ cho sự dứt trừ chướng ngại nơi Trí. Dụ về ánh sáng của mặt trăng soi chiếu khắp là dụ cho sự đạt đến cõi Trí bình đẳng. “Cõi Trí bình đẳng” tức là ý nơi Kinh Pháp Hoa. Kinh viết: “Cứu cánh là đạt đến cõi Nhất Thiết Trí.” Gió là dụ cho sự chuyển động khắp các cõi. Lửa lớn là dụ cho chỗ đều chứng đắc Vô Vi. Đạt tới cõi Trí là Bồ đề, là quả của nhân diệt trừ chướng ngại nơi Trí. Chứng đắc Vô Vi là chứng đắc Niết-bàn, là quả của nhân dứt trừ chướng ngại của Hoặc (Phiền não). Hai nhân đã không ngăn ngại thì hai quả cũng dung thông.

Câu: “Chuyển động khắp các cõi”: Là sự phát sinh của đối tượng được giáo hóa, khiến cho khắp chúng sinh diệt trừ bệnh của hai Chướng, chứng đắc quả vị Bồ đề, Niết-bàn, là ý ấy. Từ câu: “Bốn kệ trước” tiếp xuống: Là làm sáng rõ chung về ý của phần giải đáp.

Thứ sáu là: Chỗ thâm diệu của Chánh giáo.

-Sớ câu: “Một là đối nơi nghĩa thứ nhất”: Nghĩa là, căn cứ nơi một người là luận theo chiều dọc, giáo pháp có thể đoạn trừ phiền não (Hoặc). “Cũng thấy” tức là kết hợp đoạn trừ Hoặc. Thế thì vì sao đã lâu mà chẳng đoạn trừ?

Câu: “Hai là đối với nghĩa sau”: Nghĩa sau thì căn cứ nơi nhiều người, tức là nói theo chiều ngang. Cùng thấy việc đoạn trừ Hoặc. Giáo pháp của Phật là một, vì sao một đoạn trừ, một chẳng đoạn trừ? Chữ “Thảy đều” ấy là cùng hợp để đoạn trừ.

-Sớ câu: “Tu tập thì có siêng năng, biếng trễ v.v…”: Là phần đáp lại. Trước là đáp về ý thứ nhất: Gồm có tất cả là sáu đối, tóm thâu luôn cả phần dụ tiếp sau. Siêng năng, biếng trễ là ý chung. Chướng ngại có cạn, sâu là dụ về đốt cháy, ẩm ướt. Căn cơ có thuần thục, chưa thuần thục, cũng là dụ nêu trên cùng với dụ về cọ xát cây lấy lửa. Chưa được nóng cháy mà dứt luôn là căn cơ chưa thuần thục. Duyên có đủ, thiếu, tức duyên thiếu, cầu tìm lửa tiếp xuống ba dụ. Công sức có dày, mỏng tức là sợi lông, giọt nước tiếp xuống ba dụ.

-Sớ từ câu: “Tu cùng chẳng tu” tiếp xuống: Là đối hợp với ý của vấn nạn sau. Tùy là nhiều người cùng thấy, nhưng chẳng tu thì chẳng được lợi ích. Tu tập thì mới có được lợi ích.

-Sớ câu: “Nhưng có năm Tướng”: Tức nơi Luận Du Già quyển thứ tám mươi lăm, Luận viết: “Lại có năm Tướng phát khởi sự siêng năng tinh tấn để mau chóng chứng đắc trí tuệ thông tỏ. Đó là:

Một: Có uy thế, do nơi “mặc áo giáp tinh tấn”.

Hai: Có sự tinh tấn, do nơi “Gia hạnh tính tấn”.

Ba: Có sự dũng mãnh, do ở trong pháp rộng lớn luôn tinh tấn không hề khiếp nhược.

Bốn: Có sự bền vững mạnh mẽ, do tinh tấn trong các trường hợp lạnh nóng bị ruồi muỗi cắn đốt v.v… mà chẳng hề lay động.

Năm: Có sự chẳng lìa bỏ nẻo Thiện, do sự tinh tấn đối với trường hợp không có chỗ thấp kém cũng không vui cho là đủ. Nay, nơi văn nêu dẫn, chỉ là thứ lớp chẳng đồng với Luận.

-Sớ từ câu: “Dụ ấy là căn cứ nơi chỗ nghe, lãnh hội” tiếp xuống:

Là giải thích riêng về dụ nầy. Gồm bốn phần:

Một: Biện minh chung, dùng ba Tuệ để giải thích.

Hai: Căn cứ theo sự tu tập, trải nhiều thời gian mà không đạt kết quả.

Ba: Tóm kết, khuyến khích.

Bốn: chỉ ra Tướng chẳng dừng dứt.

-Sớ câu: “Thánh đạo như lửa v.v…”: Là phần hai, căn cứ theo chỗ trải qua trong sự tu tập.. Tức Văn nơi Luận Câu Xá. Tức là, Thánh đạo như lửa, có thể thiêu cháy mọi thứ củi phiền não.

Lửa của đạo, với tướng hiện bày trước, nên gọi là Noãn.

-Sớ câu: “Noãn, Đảnh trở về trước, đều gọi là chưa nóng cháy”: Nghĩa là, trong bảy Phương tiện thì đó là ba phương tiện trước. Tức là Ngũ đình tâm quán, quán niệm về tướng riêng, quán niệm về tướng chung, do pháp Noãn là nhiệt. Pháp Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế đệ nhất, bốn phương tiện nầy là bốn thiện căn, là Gia vị hạnh. Tuy nhiên, sự giải thích của Đại thừa và Tiểu thừa có một ít chỗ chẳng tương đồng. Về nghĩa của Đại thừa thì đến phần địa thứ nhất sẽ giải thích rộng. Nói “Đã có nóng mà dứt”: Nghĩa là, Noãn ắt đạt đến Niết-bàn. Đảnh thì chung cuộc không đoạn trừ nẻo Thiện. Nhẫn thì chẳng bị rơi vào cõi ác. Thế đệ nhất thì nhập vào Ly sinh. Đến nơi Noãn vị hãy còn dứt trừ nẻo Thiện. Cho nên nói: “Đã có nóng mà dứt bỏ”. Chưa nhập nơi “Kiến đạo” là lửa hướng tới chẳng sinh. Còn “Chưa nóng mà dứt bỏ”, tức chỉ mới ba phương tiện trước, mà thêm sự biếng trễ thì do cái gì để tạo sự chứng đắc?

-Sớ câu: “Cho nên Kinh Di Giáo, đối chiếu ở chỗ nầy nêu rõ về dòng nước nhỏ mà chảy mãi…”: Tức Kinh ấy, trong phần nói về tám điều giác ngộ của bậc đại nhân, đã giải thích về tướng Tinh tấn. Kinh viết: “Các vị Tỳ kheo! Nếu siêng năng tinh tấn thì sự việc không hề khó khăn. Do đấy, chư vị phải dốc sức tinh tấn. Ví như dòng nước nhỏ chảy mãi thì có thể làm mòn thủng cả đá. Nếu tâm của người hành trì luôn luôn biếng trễ, thì cũng như người cọ xát cây để lấy lửa, lửa chưa nóng cháy đã dừng lại, tuy muốn có được lửa, nhưng lửa khó thể có được. Đó gọi là tinh tấn.”

Giải thích: Kinh ấy dùng việc “Cọ xát cây lấy lửa mà thực hiện không đến nơi đến chốn” để so sánh với sự biếng trễ, dùng “Dòng nước nhỏ luôn chảy mãi” để đối chiếu với sự tinh tấn. Cho nên viết là “Đối chiếu ở đây, gọi là dòng nước nhỏ chảy mãi”.

-Sớ từ câu: “Vị tổ thứ sáu của Thiền tông cùng truyền dụ nầy” tiếp xuống: Là phần ba, tóm kết, khuyến khích.

Thứ nhất là nêu dẫn về nội giáo để tóm kết, khuyến khích. Thiền Tông, từ Sơ tổ là Bồ đề Đạt ma với giáo pháp nối tiếp, tức dùng dụ ấy lần lượt triển khai trong sự truyền thừa. Song nói Vị tổ thứ sáu, là do về sau phân ra hai phái Nam, Bắc tạo nhiều mối tranh luận.

-Sớ câu: “Rất mong các vị tu học luôn ghi khắc nơi tâm niệm” (minh tâm thư thân) Là chi tiết hai, dẫn sách vở bên ngoài để tóm kết, khích lệ.

Nói “Minh tâm” (Ghi khắc vào lòng): Cũngnhư là khắc ghi, ghi nhớ lâu dài không mất.

Nói “Thư thân” (Chép vào đai áo lớn), tức nơi sách Luận ngữ, phần thứ bảy: “Tử Trương hỏi làm cách nào để đi đâu cũng thuận hợp. Khổng tử đáp: Lời nói trung thực, đáng tin, hành vi phải thân thiết, kính cẩn, như vậy dù đi đến nước Man nước Mạch (các nước lạc hậu ở phương Nam, phương Bắc) cũng trót lọt. Lời nói không trung thực đáng tin, hành vi không thân thiết, kính cẩn, thì dù ở trong làng, trong châu (một châu gồm hai trăm nhà) của mình cũng không sao thuận hợp được! Khi đứng, thấy câu ta mới nói đó như ở trước mặt. Khi ngồi xe, thấy nó dựa trên ách xe. Phải như vậy rồi mới thuận hợp. Tử Trương liền chép ngay vào dây đai”.

-Sớ từ câu: “Nếu dựa hẳn vào sự tu tập” tiếp xuống: Là phần bốn, chỉ rõ tướng “Chẳng dừng dứt”:

Câu “Dùng trí tuệ dốc chuyên chú vào một cảnh”: Tức tâm tánh là một cảnh, gọi là định. Nói “Một cảnh” là chung cả Lý, Sự. Cho nên Kinh Di Giáo viết: “Chuyên tâm vào một chốn thì không sự việc gì là không thực hiện được!” Phần sau của Kinh có đoạn: “Thiền định giữ tâm luôn chuyên nhất nơi một duyên. Như thấu tỏ pháp là Vô sinh, đó là Bát-nhã.” Vô sinh tức là Cảnh. Ở đây, lý, cảnh là một. Thấu tỏ tức là Trí tuệ, là trụ nơi Vô trụ. Gọi là trụ nơi một cảnh thì có thể hội nhập nơi Lý.

Nói “Sợi dây phương tiện” Tức là mang theo Không để bước vào Có, soi chiếu Sự, soi chiếu Lý, dụ ấy là “Sợi dây”. Có động là Dụng. Nói “Sự xoay chuyển khéo léo” tức như thấu rõ về Vô sinh mà hội nhập Lý, hoặc quán về pháp sinh khởi, tìm cầu về sinh chẳng thể nắm bắt được. Hoặc dứt bặt chủ thể lãnh hội, đi vào nẻo vô niệm. Hoặc khởi tâm đại bi mới có thểhội nhập nơi Lý. Như thế, vô số thứ loại hoặc Sự hoặc Lý, gọi là “Sự xoay chuyển khéo léo”.

Nói “Tâm Trí không trụ” là cũng chung cho Lý, Sự. Như căn cứ nơi Lý: Nếu dùng Tâm để nhận biết thì như thế là Tâm trụ nơi Cảnh. Như dùng Trí để thấu tỏ Tâm thì Trí trụ nơi Tâm. Hoặc trong hoặc ngoài đều gọi là trụ. Nếu trụ nơi Vô trụ cũng gọi là trụ. Cho nên Kinh nói: “Như tâm có trụ tức chẳng phải là trụ. Cho nên ở nơi không chốn trụ mà khởi tâm”. Nghĩa là sinh tâm “Không chốn trụ” tức chẳng phải là có chỗ “không trụ” để có thể phát sinh, mà chẳng sinh nơi Tâm thì “Tâm không trụ” sinh. Tức chỗ khế hợp với Lý ở đây gọi là Phương tiện. Kinh Đại Phẩm nói: “Dùng nẻo không thủ đắc mà làm phương tiện.” Như chẳng trụ theo Lý, Sự nơi sinh tử Niết-bàn, tức là phương tiện của Sự Lý Vô ngại.

Câu: “Bốn uy nghi không gián đoạn”: Như thế thì có đoạn cũng phải rõ là đoạn. Nếu lúc chẳng đoạn cũng biết là không đoạn, thường. Không niệm, không tri, tức không gián đoạn. Chỉ trong giây lát dấy tâm tức mất chỉ. Lại trái với Bắc tông. Tạm thời quên soi chiếu tức mất quán, cũng là trái với Nam tông. Tịch tĩnh, soi chiếu cùng song hành thì không vướng nơi lỗi lầm ấy.