ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT
HOA NGHIÊM KINH TÙY SỚ DIỄN NGHĨA SAO

QUYỂN 28

Đời Đường, Đại sư Trừng Quán

Phẩm 7: NHƯ LAI DANH HIỆU

(Vào Hội thứ hai)

-Sớ câu: “Hai là sự nối tiếp của Hội”: Phần nầy gồm hai:

Một: Đối với phần sau để biện giải về sự nối tiếp. Do một hội (hội thứ hai) gồm sáu Phẩm, đây là phần đầu.

Hai: Từ câu: “Lại nữa, trước nêu rõ về” tiếp xuống: Là đối chiếu với phần trước để biện giải về sự nối tiếp.

-Sớ câu: “Lại nữa, giải đáp xa về câu hỏi Danh hiệu hải ở phần trước”: Tức chính là mười Hải làm ý chung.

-Sớ câu: “Phật ở trong điện ấy giảng nói Phổ Pháp”: Căn cứ theo Phổ Pháp ấy (Pháp ứng hợp khắp) tự có bốn nghĩa:

Một: Cảnh, Trí kết hợp mà nói. Chân, Tục, ca hai cùng được soi chiếu gọi là Phổ (khắp, toàn diện). Diệu Trí soi chiếu thấu đạt gọi là Quang (Ánh sáng).

Hai: Chỉ căn cứ riêng nơi Cảnh mà giảng nói. Thể biến hiện khắp gọi là Phổ. Dụng luôn thấu triệt gọi là Quang.

Ba: Chỉ căn cứ nơi Trí mà nêu giảng. Dựa theo Cảnh có thể nhận biết.

Bốn: Căn cứ theo tính chất thâu tóm, dung thông mà thuyết giảng. Hoặc Sự hoặc Lý đều không chướng ngại. Một vi trần, một hành cũng như lưới báu của Đế Thích, gọi là Phổ. Viên minh, hiển bày rực rở là Quang. Phần còn lại như đã nêu trong mười Huyền môn.

-Sớ câu: “Biểu thị về đức là Hiệu”: Cũng có chỗ giải thích: Biểu thị về đức là Tự, âm hưởng ban khắp trời, người là Hiệu. Nay thì dùng tức Tự là Hiệu, cũng như mười Hiệu đều căn cư nơi đức.

Nói: “Tên riêng, Hiệu chung”: Là theo Tướng chung mà nói.

Từ câu: “Trong phẩm chính thức thuyết giảng” tiếp xuống: Là phân biệt, định rõ chung riêng, có thể nhận biết.

-Sớ câu: “Tu tập phát sinh, tu tập hiển bày nhân quả làm Tông”: Tu tập phát sinh là căn cứ nơi nhân quả sai biệt. Tu tập hiển bày là căn cứ theo nhân quả bình đẳng.

-Sớ từ câu: “Hai là lãnh hội về Tông” tiếp xuống: Là phần thứ hai trong phần bàn về Tông, Thú. Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Căn cứ theo bốn phân khoa nơi kinh (Tín, Giải, Hành, Đức) để biện minh về Tông, Thú.

Hai: Căn cứ theo khoa riêng để biện giải về Tông.

Nơi phần một được chia làm hai:

Thứ nhất: Câu: Nếu dựa theo chỗ hướng về cái chung” cũng gọi là hướng về cái xa. Vì thành tựu quả vị Phật nên là xa. Gồm đủ Giải, Hành, Đức nên là chung. Giải tức là Phẩm Vấn Minh (Phẩm thứ mười) Hành tức Phẩm Tịnh Hạnh (Phẩm mười một). Đức tức Phẩm Hiền Thủ (Phẩm mười hai)

Thứ hai: Hướng về chỗ gần. Mười Trụ nên là gần. Cũng hợp gọi là “Đem riêng chỗ thâu tóm quả vị trước” làm cái chung.

Thâu tóm quả vị tức mười Tín đầy đủ nơi Tâm tức thì thâu tóm các quả vị.

Nay ở đây chỉ thành mười Trụ, nên Nhân vương không chia ra mười Tín, vì thâu tóm nơi mười Trụ. Tín là chủ thể thành tựu. Trụ là đối tượng được thành tựu.

-Sớ từ câu: “Nếu dựa nơi khoa dài mười phần nơi Tông” tiếp xuống: Là phần hai, căn cứ theo khoa riêng để biện giải về Tông. Tóm lược có ba nghĩa:

Một: Theo Phẩm với phần dài để phân định thì gồm có mười đoạn. Nay chính là đoạn thứ tư trước sau cùng thâu tóm.

Hai: Câu “Cho nên ở đây cũng gọi là nhân quả Chánh báo” tức phần trước sau dẫn dắt, dung hợp. Cũng chính là đoạn thứ hai. Phẩm Tỳ Lô Giá Na là nhân. Ba Phẩm nầy là Quả.

Ba: Câu: “Cũng là đối tượng được tin tưởng”. Hiền Thủ hướng về trước cũng đem ba phẩm nầy cho thuộc về Sở tín nhân quả, quả của chánh báo. Như phần tiếp dưới nơi bản Sớ giải chỉ rõ, cũng thuộc về phần thứ nhất của bốn phần.

Mà nói “cũng là”, có hai ý:

Một: Đối chiếu với khoa Kim là thuộc phần thứ hai.

Hai: Đối chiếu theo chỗ phân khoa của Hội gốc, gọi là Hội Năng

Tín thành đức. Nay là đối tượng được tin tưởng (Sở tín) nên nói là “Cũng”

-Sớ câu: “Hội trước nêu về Quả”: Ở đấy nhằm thông tỏ nhiều lớp vấn nạn. Trước hỏi sau đáp. Trong phần đáp có hai:

Một: Căn cứ nơi nghĩa chung là ý riêng. Sở dĩ lại nêu lên lần nữa thì có thể nhận biết.

Hai: Từ câu: “Lại nữa, Hội trước quả rộng nhân lược” tiếp xuống: Là căn cứ theo Văn để đáp. Do ít theo nhiều, nên Hội trước Quả nhiều gọi là “Phần nêu về Quả”. Từ đây trở xuống là “Phần nhân được bàn rộng” gọi là tu Nhân. Tuy nêu lên ở Hội nầy, chính là đáp lại điều vừa dẫn căn cứ nơi gọi là vấn nạn, nên viết là “Nhân được bàn rộng”. Nhưng chọn lấy nhân quả của Hội nầy đều cùng với Nhân quả của ba phẩm là tương tự.

-Sớ câu: “Nếu căn cứ theo sự dẫn dắt, dung hợp”: Đây chính là phần thứ ba “Nhân Quả y khởi”. Là quả của đối tượng được nương tựa nên chẳng đồng.

Câu: “Hội thứ bảy nói về quả của đối tượng được thành tựu: Đối tượng được thành tựu tự thuộc về phần thứ tư là Nhân quả sai biệt.

-Sớ từ câu: “Do chưa hội nhập nơi quả vị, nên tánh bất định” tiếp xuống: Là phần đáp lại câu hỏi trên đây. Văn có năm đoạn:

Một: Chính thức đáp lại. Cũng như sợi lông nhẹ chưa có thể được nhập vào Chánh định Tụ.

Hai: Từ câu: “Nếu thế thì mười định” tiếp xuống: Là tiếp theo dấu vết để phát sinh vấn nạn.

Ba: Từ câu: “Tuy nhiên, nghi thức thuyết pháp” tiếp xuống: Là dùng nghĩa để giải thích, thông tỏ.

Bốn: Từ câu: “Như Hội thứ chín” tiếp xuống: Là nêu ra bốn lý do.

Năm: Từ câu: “Nên biết” tiếp xuống: Là tóm kết về chỗ thâm diệu. Trong phương thức thứ hai (của bốn phương thức thuyết pháp) nói: “Trước thuyết giảng, sau mới nhập định, như kinh Vô Lượng Nghĩa v.v…”: Tức là nơi kinh Pháp Hoa. Kinh viết: “Vì các vị Bồ tát thuyết giảng kinh Đại thừa, gọi là “Vô Lượng Nghĩa Giáo Bồ tát Pháp Phật Sở Hộ Niệm”. Nói kinh nầy xong thì đức Như Lai ngồi kiết già nhập Tam muội “Vô Lượng Nghĩa Xứ”, thân tâm chẳng động”.

Nếu nêu ra ý thì “Vô Lượng Nghĩa” nghĩa là “Xuất sinh”. Cho nên kinh ấy nói: Vô lượng là từ nơi một pháp sinh ra, đó là pháp vô tướng”. Pháp Hoa có nghĩa là “Thâu nhập” nên kinh ấy có đoạn: Cứu cánh là đạt đến bậc Nhất Thiết Trí. Giáo pháp của đức Thế Tôn tồn tại lâu dài về sau nầy chính yếu là giảng nói điều chân thật. Nay muốn thâu nhập, trước phải biện giải về sự “Xuất sinh”. Nếu biết có ba Thừa với muôn nẻo ứng hóa sinh từ nơi Thật tướng thì mới cứu cánh trở về một pháp thật tướng. Vậy muốn là chỗ mở đầu cho Pháp Hoa nên thuyết giảng về Vô Lượng Nghĩa, liền nhập vào định nầy”.

-Sớ câu: “Thứ chín là biểu thị chỗ chứng đắc, chính là sự chứng đắc nơi chủ thể thuyết giảng”: Tức là đoạn thứ tư nêu ra lý do của bốn nghi thức thuyết pháp. Nghi thức thứ nhất: Nhập định, sau đấy mới thuyết giảng, các Hội đã nói rộng nên không giải thích. Chỉ giải thích ba nghi thức sau. Trước hết là giải thích nghi thức thứ hai, thứ ba.

Từ câu: “Hội thứ bảy là biểu thị luôn ở nơi định” tiếp xuống: Là giải thích nghi thức thứ tư. Thứ tư có hai Hội chẳng nhập định. Nghi thức thứ hai, trước thuyết giảng sau mới nhập định đã giải thích xong, nên chỉ giải thích về Hội thứ bảy. Từ câu: “Hai là thuyết giảng sau mới nhập định” tiếp xuống: Là thông tỏ về nghĩa thứ hai. Nhập tức là tu hành. Trên dẫn kinh Vô Lượng Nghĩa chính là ý riêng, nhưng có chữ “Đẳng”, tức là cùng dùng kinh ấy làm ý chung thông tỏ ý của các kinh. Nay là nhằm làm rõ ý chung ấy.

-Sớ từ câu: “Nên biết” tiếp xuống: Là đoạn thứ năm, tóm kết về chỗ thâm diệu. Cho nên trong phần văn tiếp theo đã chỉ rõ về tướng của mười Tín.

Đã rõ chỗ nói về Tín thì Định, Tán luôn tự tại. Do đấy biết rõ việc nhập xuất của chủ thể thuyết giảng là khó nghĩ bàn.

Từ câu: “Các hội còn lại, xoa đỉnh đầu” tiếp xuống: Là lại chỉ ra các nghi thức khác, khiến không chấp vướng vào chỗ cục bộ.

-Sớ câu: “Nếu thuận theo các Hội thì nên phân rõ phần hỏi đáp”: Do sáu Hội cùng đáp về câu hỏi trong đây, nên thứ nhất là phần mở đầu chính là thuộc Hội nầy. Vì thêm phần mở đầu nên gọi là thuận theo Văn.

-Sớ từ câu: “Nơi chốn là tại Bồ đề đạo tràng” tiếp xuống: Là nói theo sách Tây Vực Ký. Đại sư Hiền Thủ cũng nói: “Theo tương truyền cho rằng: Do rồng thấy đức Như Lai lúc mới thành chánh giác an tọa lộ thiên bên gốc cây, nên đã vì Phật mà tạo ra”. Còn như Tây Vực Ký nói: Bên ngoài cửa nam cây Bồ đề có ao Rồng lớn. Đế Thích hiến tảng đá vuông ở trong ao ấy. Phía đông của ao, trong rừng có ao nước của Long vương Mục Chân Lân đà, nước trong vắt, vị ngon ngọt. Bờ phía Tây của ao Rồng có Tinh xá nhỏ, trong đó có tạo tượng Phật. Thời xưa đức Như Lai mới thành chánh giác đã an tọa nơi nầy, nhập định bảy ngày. Bấy giờ Long vương này bảo vệ đức Như Lai, tức dùng thân mình quấn quanh Phật bảy vòng, hóa ra nhiều đầu chụm lại, cúi xuống như thể chiếc lọng để che trên đầu Phật… Vì vậy trên bờ phía Đông của ao có phòng thờ tượng Phật như vậy.

Giải thích: Nếu chọn lấy nghĩa do Long vương tạo thì đúng là sự việc đã kể trên. Tuy không nói việc tạo phòng, nhà… nhưng Long vương đã bảo vệ Phật, thì chẳng ngại gì sau đó tạo nên và phải là hướng tức Đông nam.

Lại nói phía Đông cây Bồ đề có Tinh xá cao sáu trăm bảy mươi xích (thước Trung quốc), nền đất rộng hơn hai mươi bộ (đơn vị đo của Trung quốc). Xây bằng đá tảng, bôi lên bằng loại tro đá. Giữa các tầng nơi khám thờ đều có tượng bằng vàng, bốn bức vách được chạm trổ với chế tác kỳ công; hoặc bằng tướng liên châu quý giá, hoặc các tượng trời, bên trên cao an trí thần Kim cang với bình báu, quả A-ma-lặc-ca. phía Đông nối tiếp là lầu gác, mái viền xếp thành ba cấp, tường cột đui mè, cửa chính cửa sổ đều được chạm trổ bằng vàng bạc châu ngọc xen lẫn. Có ba lớp cửa chính, bên ngoài hai bên trái phải đều có khám thờ. Bên trái thờ tượng Bồ tát Quán Tự Tại, bên phải là tượng Bồ tát từ Thị, đều bằng vàng đúc thành cao hơn mười xích. Nền đất cũ của Tinh xá trước đây do vua Vô Ưu xây dựng thành Tiểu Tinh xá, sau có Bà-lamôn trùng tu thành Đại Tinh xá. Tức núi Tuyết thấy trời Đại Tự tại, trời bèn xây dựng an trí.

Giải thích: Nghĩa này cũng đúng. Tức là nếu chọn lấy nghĩa đó là điện đường Phổ Quang thì ngược lại sẽ là phía Tây cây Bồ đề. Theo như Tây vực ký ghi nhận, cách phía Tây cây Bồ đề không xa, có một Tinh xá lớn, trong đó có tượng Phật bằng đá, trang sức bằng các Ngọc quý hiếm, mặt quay về phía Tây mà đứng. Phía trước có tàng đá xanh, với những đường nét hoa văn kỳ lạ. Ấy là nơi xưa kia Đức Như Lai mới thành chánh giác, trời Phạm vương đã xây dựng nhà bằng bảy báu, trời Đế thích xây tòa bằng bảy báu. Phật an tọa ở đây tư duy trong bảy ngày, phóng ra hào quang khác lạ chiếu sáng cây Bồ đề. Do cách thời Phật tại thế đã lâu, nên báu biến thành đá!

Giải thích: Đây nhất định là pháp đường Phổ Quang vậy, chỉ là xưa truyền đó là phía Đông đó thôi! Hoặc phía Đông, Tây cách hai ba dặm, đó là nhà của Rồng mù, không phải do Rồng kiến tạo. Đó là cách thời Phật càng xa, truyện ký hư cấu biến đổi thôi. Vì vậy tạm lược đưa ra nơi chốn, mong người đọc suy xét kỹ!

-Sớ câu: “Cùng soi chiếu cả Chân, Tục nên gọi là diệu ngộ”: Dựa theo nơi phần trước, Vô Trước không giải thích câu tổng quát. Phần tiếp dưới nêu bày đủ các điều riêng để thành câu chung. Thân Quang thì lại giải thích riêng về câu tổng quát “Giác ngộ vi diệu”, cũng giữ lấy ý của Vô Trước cùng đầy đủ sự giải thích riêng.

-Sớ câu: “Phiền não sở tri sinh tử, Niết-bàn đều gọi là hai Hành”: Dựa theo Vô Trước thì gọi là “Sở tri, hoàn toàn không có công đức của chướng chuyển đổi chỉ là lìa bỏ Sở tri. Người của hai Thừa, đối với thời xứ hết sức xa xôi chẳng có thể nhận biết. Có nhận biết, không nhận biết nên gọi là hai Hành. Nay thì không gì là chẳng nhận biết nên nói là “ vĩnh viễn dứt tuyệt” Như Thân Quang nói: “Hàng phàm phu, hai Thưà hiện hành hai chướng, còn đức Thế Tôn thì không. Hàng phàm phu hiện hành theo sinh tử, dấy khởi các thứ cấu nhiễm, uế tạp, tức Phiền não chướng. Hàng Nhị thừa hiện hành Niết-bàn, trừ bỏ mọi sự lợi lạc. Đức Thế Tôn thì không còn hai sự hiện hành kia, nên gọi là “Vĩnh viễn dứt tuyệt”. Nay gồm đủ hai cách giải thích nên cùng giải thích cả hai. Các thứ công đức tiếp dưới đều là ý trong phần văn tiếp sau đã giải thích rộng. Như hoặc chưa hiểu, chỉ tiêu trong phần Sớ giải “Hội Đâu xuất” và Luận nói sẽ dễ dàng hiểu ra.

-Sớ câu: “Thánh Thiên Phạm trụ”: Tức nơi Trí Luận quyển thứ ba, nêu: “Thánh nghĩa là Thánh nhân của ba Thừa. Thiên tức là sáu cõi Trời thuộc Dục giới. Phạm tức là cõi Sắc, Vô Sắc.

Lại nữa, ba Tam muội, đó là Thánh trụ. Bố thí, Trì giới, Thiện tâm, ba sự ấy gọi là Thiên trụ. Bốn vô lượng là Phạm trụ”.

Giải thích: Ở đây tuy có hai văn nhưng nghĩa chỉ là một. Trước là nêu lên “Quả trụ”, sau là đề xuất “Nhân trụ”. Hoặc là bốn trụ, tức là thêm Phật trụ. Như Lai thường trụ với các pháp Tam muội Thủ Lăng Nghiêm, tuy trụ khắp bốn Trụ, nhưng biển Trí đã viên mãn, tâm đại bi sâu xa, nên gọi riêng là đại bi. Đại bi tức là đối tượng được thâu tóm của Phạm trụ.

-Sớ câu: “Bốn thứ sinh tử biến dịch”: Nơi phần một của sách nầy đã dẫn Nhiếp Luận với kinh Vô Thượng Y, nay lại dựa nơi Luận Phật Tánh, quyển thứ hai để lược chỉ ra về Tướng:

Một: Phương tiện sinh tử: Nghĩa là chỗ duyên hợp của sinh tử, tức Hoặc của Vô minh trụ địa, có thể sinh ra nghiệp vô lậu mới, ví như trong Giới (cõi), Vô minh sinh Hành, do Hoặc sinh Trí chẳng phải là đồng loại, nên gọi là Phương tiện.

Hai: Nhân duyên sinh tử: Nghĩa là Nhân của sinh tử, tức là chỗ

sinh của vô minh nêu trên là vô lậu, có phần nơi nghiệp riêng, ví như vô minh là chỗ sinh ra nghiệp Hành, chỉ cảm ứng nơi đồng loại, nên gọi là Nhân duyên.

Ba: Hữu Hữu sinh tử: Tức do nhân duyên ở trước, cảm ứng tạo được sự biến dịch, dẫn tới dị thục có quả, như trong ba cõi, do nghiệp Hữu lậu mà thọ nhận thân nơi sáu nẻo.

Nói “Hữu Hữu”, tức có sinh hữu ở đời vị lai, lại có (Hữu) một đời, như các bậc đã chứng quả A-na-hàm, sinh ra lần thứ hai rồi nhập Niết-bàn. Cũng cho rằng: Có (Hữu) quả sinh tử (Hữu) ấy, nên gọi là Hữu Hữu.

Nên nay kinh nói: “Chỉ có loại thứ tư là không còn sinh tử” Gọi là Bốn: Vô hữu sinh tử tức chuyển đổi sự biến dịch mà giải thoát. Ví như những tai họa do sanh làm duyên mà có lão tử v.v… Thì nay một đời khi quả báo chấm dứt lụi tàn, chẳng còn có hữu nữa nên gọi là vô hữu sinh tử. “Một đời”, tức là sau đời nầy liền thành Phật, như người chứng quả A-na-hàm sẽ đạt Niết-bàn.

-Sớ câu: “Sau, từ câu: Như đức Thế Tôn” tiếp xuống: Là chính thức hiển bày nguyên do của câu hỏi: Văn nơi bản Sớ giải có hai phần:

Một: Đối với trước để biện giải về chỗ khác nhau.

Hai: Từ câu: “Nếu chỉ căn cứ nơi nghĩa” tiếp xuống: Là nhận xét về kinh văn. Phần nầy gồm ba:

Thứ nhất: Trước , nhận định có ba: Một là theo nghĩa là ba, do chỗ hỏi về pháp có ba loại.

Thứ hai: Từ câu: “Đó là lấy Phật làm duyên” tiếp xuống: Là biện giải về tính chất thứ lớp của ba đoạn.

Thứ ba: Từ câu: “Nay chọn lấy nghĩa văn đều thuận tiện” tiếp xuống:

Là phần sau, chia hai để giải thích văn. Hai đoạn đều tóm kết nên là văn thuận tiện. Nêu thẳng câu hỏi, dẫn ra, biểu thị người khác mà đạo đồng, nên gọi là nghĩa thuận tiện.

-Sớ câu: “Một là loại của cõi”: Tức là hình trạng dài, ngắn v.vNói “Tức hai hải ở trước đã quảng nơi hai phẩm bốn và năm”: Tức phẩm thứ tư: Thế giới thành tựu, giải đáp câu hỏi về “Thế giới an lập Hải”. Phẩm thứ năm là Hoa Tạng thế giới đáp câu hỏi về “Thế giới hải”.

-Sớ từ câu: “Trong phần một, câu đầu là chung” tiếp xuống: Là giải thích mười câu ấy, gồm có ba cách thế, đều có chung, riêng. Thứ nhất là giải thích về Hạnh, Nguyện cùng khởi, thì phần đầu là chung, phần còn lại là riêng. Trong phần riêng thì lần lượt cùng giải thích rõ, cách thế của văn có thể nhận biết.

-Sớ từ câu: “Lại xác nhận hạnh Bồ tát gồm đủ cả Bi, Trí” tiếp xuống: Là phần thứ hai, giải thích về Bi, Trí cùng được hiện bày. Trong phần nầy gồm ba:

Một: Câu nêu tổng quát (tổng) về Bồ tát tức là Bi, Trí.

Hai: Từ câu: “Gồm đủ Bi, Trí ấy” tiếp xuống: Là một câu, nêu rõ về chỗ tạo tác của cả hai cùng hiện bày.

Ba: Từ câu: “Giống Phật chẳng bị đoạn tuyệt thì có tướng gì?” tiếp xuống: Là tám câu còn lại đều giải thích về tướng của chẳng đoạn tuyệt. Phần giải thích ở đây gồm bốn chi tiết:

Thứ nhất: Ba câu chính thức giải thích về “Chẳng đoạn tuyệt” Nghĩa là thành tựu ba đức là Tướng của chẳng đoạn tuyệt.

Thứ hai: Từ câu: “Làm thế nào cứu giúp” tiếp xuống: Là trở lại xác nhận nghĩa nêu trên, như ba câu tiếp theo.

Thứ ba: Từ câu: “Trí thành tựu có ích gì?” tiếp xuống: Là hiển bày ích lợi của ba đức. Kinh chỉ có hai câu hàm chứa ba nghĩa: Một là nêu rõ ích lợi của Trí đức. Hai là: “Từ câu: Hoặc được diệt trừ thì có ích lợi gì” tiếp xuống: Do diệt trừ chấp trước về Ái mà hai thứ lợi ích cùng được thành tựu. Nếu chấp vướng nơi các pháp thì chánh trí chẳng sinh. Hoặc chấp trước nơi “Không” thì chẳng thể đem tâm Bi cứu độ. Nay, Không và Có đều chẳng vướng mắc, nêncó thể diệt trừ Hoặc mà thành tựu Trí, dấy khởi Bi, Phật chủng chẳng đoạn tuyệt.

Thứ tư: Từ câu: “Chỗ nêu bày về các câu hỏi” tiếp xuống: Là tóm kết thuộc về ý gốc.

-Sớ từ câu: “Lại giải thích, tất cả Bồ tát” tiếp xuống: Là phần thứ ba, căn cứ nơi hai lợi ích cùng nối kết để giải thích. Trong ấy, câu đầu là chung, các câu còn lại là riêng. Nơi phần riêng thì văn của bản Sớ đều giả nêu lên, dùng kinh để đáp lại: ở đây, một là hai câu cùng nêu rõ về hai lợi ích. Hai là, từ câu: “Làm thế nào để cứu giúp” tiếp xuống: Là giải thích riêng về lợi tha. Kinh có sáu câu, Văn nơi bản Sớ giải phân làm bốn:

Một: Hai câu, chính thức là lìa bỏ hai chướng.

Hai: Từ câu: “Dùng phương tiện gì” tiếp xuống: Gồm một câu nêu ra nhân của sự lìa bỏ chướng.

Ba: Từ câu: “Phiền não chướng ấy” tiếp xuống: Gồm ba câu, nêu ra Tướng của hai chướng.

Bốn: Từ câu: “Hai chướng đã vắng lặng” tiếp xuống: Là từ phần

sau thâu tóm ngược lại để quy về câu chung: Hai chướng đã vắng lặng thì thông hợp với bảy câu sau, tức hai chướng đã được dứt trừ thì có thể thành tựu hai Trí. Phiền não chướng được trừ thì Căn bản tríhiển bày; Sở tri chướng được trừ thì Hậu Đắc Trí hiển bày. Tức hai Trí nầy cũng là chủ thể tịch tỉnh. Bồ đề, Niết-bàn tức là đối tượng được thành tựu đoạn phiền não chướng thì thành tựu Niết-bàn. Sở tri hướng được dứt diệt thì thành tựu Bồ đề. Ở đây ý tóm kết về lợi tha thì giống Phật không đoạn tuyệt. Kết quy về tự lợi là chỗ thành tựu của Bồ tát, là tóm kết về câu chung.

-Sớ từ câu: “Nay, phần đầu, Văn có chín câu” tiếp xuống: Văn nơi bản Sớ giải phân làm hai:

Một: Giải thích chung về chín câu.

Hai: Giải thích riêng về “đỉnh vấn”.

Trong phần một, một hướng nêu bày về việc của người đi trước, trong ấy gồm năm chi tiết:

Thứ nhất: Chính thức xác lập việc Nhẫn giải thoát.

Thứ hai : Từ câu: “Lại do mười Tín” tiếp xuống: Là nêu ra lý do.

Nếu không chia ra mười Tín thì chẳng hợp việc hỏi về Tín. Phần sau có Phẩm Nhẫn nên biết là Nhẫn giải thoát.

Thứ ba: Từ câu: “Cho nên kinh Nhân Vương” tiếp xuống: Là dẫn Giáo để chứng minh chỗ thành tựu.

Thứ tư: Từ câu: “Có nghĩa rằng” tiếp xuống: Là dùng lý để chứng minh, xác nhận.

Thứ năm: Từ câu: “Do đây” tiếp xuống: Tóm kết, xác nhận chỗ phối hợp. Có thể nhận biết.

-Sớ từ câu: “Mười đỉnh một loại” tiếp xuống: Là phần thứ hai, biện minh riêng về “Đỉnh vấn”. Phần nầy gồm hai:

Một: Nêu bày kiến giải đã có từ trước.

Hai: Trình bày kiến giải hiện nay.

Nơi phần một có ba thuyết:

Thứ nhất: Dựa nơi kinh Phạm Võng. Văn nơi bản Sớ giải gồm ba chi tiết:

Một là, chính thức nêu ra kiến giải đã có từ trước.

Hai là, Câu: “Lý cũng có thể thông hợp”: Là dùng lý để mở ra sự xác nhận.

Ba là, từ câu: “Chỉ nơi kinh kia” tiếp xuống: Là dùng văn để phá bỏ, phủ nhận.

Nói: “Hai, ba, bốn, cùng với Hội xứ ba, bốn, năm ở đây nói Pháp Hoàn toàn giống nhau”: Ở đây là Hội thứ ba ở tại cõi Đao Lợi. Hội thứ tư ở cõi trời Dạ Ma. Hội thứ năm ở cõi trời Đâu Xuất. Đối với kinh kia (Phạm Võng) thì Hội thứ hai tức tại cõi đao Lợi, tức kinh kia nói về mười thế giới Hải xong liền nói: Tiếp theo, ở nơi cung trời Đao Lợi thuyết giảng về pháp mười Trụ. Thứ nữa, đến cõi Dạ Ma thuyết giảng pháp thập Hạnh. Tiếp theo, tới cõi trời Đâu Xuất giảng nói về thập Hồi Hướng. Đây là nơi chốn giảng nói Pháp Hoàn toàn giống nhau, nhưng thứ lớp thì không giống nhau: Kia là Hội thứ hai, đây là Hội thứ ba, kia ba đây bốn, kia bốn đây năm. Do trước có thêm Bồ đề tràng (Hội thứ nhất).

Nói “Cõi Tha Hóa giảng nói về thập Địa, thứ lớp cũng đồng”: Cũng là Hội thứ sáu, tại cõi Trời Tha Hóa Tự Tại thuyết giảng về thập Địa. Do kinh kia không vượt hơn Hội thứ năm cõi Trời Hóa Lạc, nên giảng nói về địa cũng là Hội thứ sáu. Văn của kinh viết: Tiếp theo đến cõi Trời Hóa Lạc giảng nói về mười Thiền định. Thứ nữa, tới cõi Trời Tha Hóa Tự Tại thuyết giảng về pháp thập Địa. Lại tới cõi Sơ Thiền giảng nói mười Tâm kim cương. Tiếp theo đến cõi Nhị Thiền giảng nói về mười Nguyện. Lại tới cõi Tam thiền thuyết giảng pháp mười Nhẫn. Rồi đến cõi Tứ Thiền là cõi Trời Ma Hê Thủ La, thuyết giảng về cội nguồn của Ngã là thế giới Liên Hoa Tạng với Phật Lô Xá Na chỗ giảng nói về pháp môn Tâm địa. Do vậy mà gồm thâu chung thì có bốn điểm chẳng đồng:

Một: Bồ đề tràng, Pháp đường Phổ Quang hai Hội không chia, tức chia, hợp chẳng đồng.

Hai: Tức thứ lớp chẳng đồng.

Ba: Tức có, không chẳng đồng. Kinh nầy về cõi Tứ Thiền không có thuyết giảng, còn kinh kia thì đều có giảng nói.

Bốn: Đây có Hội trùng lập còn kinh kia thì không. Kinh kia một nơi chốn giảng nói một pháp môn, còn đây thì Hội thứ tư, sáu gồm hai, Hội thứ bảy gồm luôn ba.

Do bốn ý nghĩa ấy nên khó thông hợp.

Từ câu: “Lại nữa, trong đây hỏi về Nhân” tiếp xuống: Là mở ra thành sự đả phá toàn bộ. Giả như ông muốn đem pháp môn tâm địa so sánh chỗ giống nhau ở đây thì trong đây nói về Quả nên là tâm địa, sao có thể dùng Đỉnh như đã nêu trên? Nghĩa nơi kiến giải của một Sư đã biện minh xong.

-Sớ từ câu: “Có kiến giải cho rằng: Phẩm A-tăng-kỳ” tiếp xuống:

Là nêu ý nghĩa nơi kiến giải của vị sư thứ hai. gồm hai phần:

Một: Nêu bày kiến giải đã có từ trước.

Hai: Từ câu: “Câu hỏi kia tuy có mười, phần đáp lại” tiếp xuống: Là phần đả phá, có thể nhận biết.

-Sớ từ câu: “Có ý kiến cho Phẩm Thọ Lượng giải đáp” tiếp xuống: Là câu nêu về ý nghĩa nơi kiến giải của vị sư thứ ba. Phần nầy gồm hai:

Một: Thành lập.

Hai: Phá bỏ.

Trong phần một gồm bốn chi tiết:

Thứ nhất: Chính thức xác lập.

Thứ hai: Từ câu: “Lại nữa, kinh Phật Danh quyển thứ hai” tiếp xuống: Là dẫn chứng.

Thứ ba:Từ câu: “Chỉ nêu lên phần ấy” tiếp xuống: Là ngăn chặn vấn nạn đối với sư kia. Sợ có người nêu vấn nạn: “Kinh hiện nay nói trăm vạn A-tăng-kỳ lớp, thì dùng cái gì để chứng tỏ nghĩa của mười cảnh giới?”. Nêu vì đấy mà cần thông tỏ.

Thứ tư: Từ câu: “Đây là nêu rõ về đầu” tiếp xuống: Là giải thích, xác nhận nghĩa của Đỉnh.

-Sớ từ câu: “Tuy nhiên, lại như” tiếp xuống: Là đả phá vấn nạn.

Gồm hai:

Một: Giả thiết xác lập.

Hai: Từ câu: “Chỉ nêu lên mười cảnh giới ấy” tiếp xuống: Là đả phá, phủ nhận.

-Sớ từ câu: “Nay cho là bản tiếng Phạm cũ mới” tiếp xuống: Là bàn rong về nghĩa chính theo kiến giải hiện tại. Gồm hai phần:

Một: Dùng mười Nhẫn để đáp về Đỉnh

Hai: Dùng chung cả bốn Phẩm để đáp về Đỉnh.

Trong phần một có bảy chi tiết:

Một là: Chính thức đem mười Nhẫn để đáp câu hỏi về Đỉnh.

Hai là: Từ câu: “Nói mười đỉnh” tiếp xuống: Giải thích kết hợp về hai tên gọi.

Ba là: Từ câu: “Nên phần cuối của Phẩm mười Nhẫn nói” tiếp xuống: Dẫn văn để chứng minh.

Bốn là: Từ câu: “Cũng như trong bốn thiện căn” tiếp xuống: Là nêu dẫn để thành lập.

Năm là: Từ câu: “Chẳng như thế thì” tiếp xuống: Là giải thích, xác nhận bằng cách nêu ngược sự việc.

Sáu là: Từ câu: “Giả như muốn thành mười” tiếp xuống: Là giải thích chỗ vấn nạn về không có mười. Vấn nạn nêu: “Nếu chia phần hỏi về Đỉnh ra mười câu thì đầy đủ. Còn như dùng Nhẫn để đáp về Đỉnh thì câu chỉ là chín. Cho nên nay đáp rằng: Thoát nơi mười Tín thành mười câu.

Bảy là: Từ câu: “Mười Tín tuy chưa thành quả vị” tiếp xuống: Là thông hợp vấn nạn ở trên. Vấn nạn nêu: “Tôi trước dùng hai nghĩa, chẳng chia ra mười Tín: Một là dùng văn chứng minh, hai là dùng lý chứng minh. Nay muốn chia Tín thì đối với văn, lý đều trái cả hai”. Nên ở đây cần thông tỏ. Có mấy ý:

Thứ nhất: Đối với phần lập lý ở trước thì trước biện minh thiếu nơi bốn nghĩa, không lập quả vị Tín. Nay nêu rõ chẳng cần thành vị nên bốn nghĩa không sót.

Thứ hai: Từ câu: “Dụng của đức thù thắng” tiếp xuống: Tức là dùng văn chứng minh, nay cũng dùng văn để đáp. Trên nêu dẫn chỉ biện minh vị Tín chẳng chia. Nay biện minh hà tất phải chia, mà không gây trở ngại đối với chỗ hỏi. Vì sao? Là vì mười Nguyện, mười Tạng chẳng phải là vị để được cho là nguyên do của câu hỏi. Tín chẳng thành quả vị thì đâu phương hại có câu hỏi. Lại nữa, Tạng Nguyện cùng ở nơi Hội khác. Phần đáp hảy còn có câu hỏi riêng. Pháp môn mười Tín riêng một Hội để giải đáp. Giải, Hành, đức có thể khiến nơi ba Phẩm trở nêu sâu rộng hà kết hợp không có câu hỏi?

Sớ từ câu: “Nếu đem mười Nhẫn” tiếp xuống: Là dung hợp, dùng bốn Phẩm giải đáp câu hỏi về Đỉnh. Do Tín, Trụ, Hạnh đều có nhiều Phẩm, nên đem chung cả bốn Phẩm cùng giải đáp câu hỏi về đỉnh, đối với lý không trái. Như thế thì người xưa dùng phẩm A-tăngkỳ, Thọ Lượng để đáp câu hỏi về Đỉnh, nên chẳng trái với lý. Nhưng kiến giải kia do giữ lấy phần giới hạn, lại không gồm thâu Nhẫn. Nay gồm thâu chung cả bốn nên so với trước hoàn toàn trái nhau. Đỉnh chính là tên chung với Nhẫn cùng có tên gọi riêng nên chẳng đồng. Ơ đây là sự biện giải hết sức thâm diệu, cũng có thể phụ thêm việc thông tỏ một vấn nạn. Vấn nạn cho rằng: “Dẫn ra bốn thiện căn thì Nhẫn, Đỉnh chẳng đồng. Nay sao đem Nhẫn để giải đáp câu hỏi về Đỉnh?” Nên vì chỗ nầy mà giải thích chung. Tức dùng chỗ tận cùng quả vị nơi Nhân của bậc đẳng Giác để gọi chung là Đỉnh, chẳng hoàn toàn đồng với bốn, nên ở trên nêu dẫn về nghĩa cùng loại.

-Sớ từ câu: “Phần Nhân quả bình đẳng kia” tiếp xuống: Là thông tỏ chỗ vướng mắc do vấn nạn. Vấn nạn nêu: “Nếu dựa nơi câu hỏi là ba. Đoạn thứ ba chỉ kết hợp biện minh về Quả. Nay có Phẩm Phổ Hiền Hạnh là nhân, phẩm Xuất Hiện là quả, chính là một đoạn về Nhân Quả bình đẳng. Nay, sao có thể đều đem ra để đáp câu hỏi về Quả?” Do vậy mà ở đây cần thông tỏ. Đã cho nhân là được quả chẳng rời nơi nhân tức nhân trong quả cũng là chỗ thâu tóm của quả, nên thuộc về chỗ thành quả thứ ba. Lại nữa, người xưa dùng văn theo nghĩa nêu ra nhân quả ấy, hoặc bản ý của phần Sớ giải là hoàn toàn thuộc nơi quả. Đến phần tiếp dưới sẽ lại biện minh.

-Sớ câu: “Nói theo loại, có ba nghĩa” Văn nơi bản Sớ giải có hai:

Một: Giải thích ba nghĩa.

Hai: Tóm kết về chung, riêng.

Trong phần một: Thứ nhất: Câu “Tùy theo người nghi mà chỗ ứng hợp khác nhau”: Tức là pháp sử dụng chẳng đồng.

Tùy theo một loại người với chỗ ưa thích chẳng đồng, nên tùy nghi giáo hóa thích hợp. Kinh viết:

“Với các bệnh nhân kia

Lương y theo nơi trị”.

Tức là theo bệnh mà cho thuốc.

Nói: “Hoặc chỉ rõ sắc khiến thấy”: Là giải đáp về hiện tướng.

“Dùng âm thanh khiến nghe” là giải đáp bằng ngôn từ nêu bày. Ở trên đều là sự ứng hợp hiển lộ. Ngầm giúp khiến hiểu rõ tức là sự ứng hợp sâu xa. Tổng hợp ba điều trên là “Một thời ứng hợp tức thì (đốn)”, do Pháp giới viên minh tức khắc hiện bày.

-Sớ câu: “Hai, tùy theo người nghi, mà loại lưu hành riêng”: Ba nghĩa nêu trên, tùy theo trong một loại tức dung nạp cả ba. Nay biện minh về muôn loài, nghĩa là người, trời, quỷ, súc sanh với âm thanh, ngôn từ sai biệt v.v… Nhưng theo người nghi, căn cứ nơi chỗ có đối tượng được biểu hiện, song biện minh về Bồ tát căn cứ vào nghĩa thật kia thì muôn loại đều thông hợp. Lại như Bồ tát, chính là nói về hàng chúng sinh có tâm lớn, chẳng phương hại tới nguyện gốc, nhưng cũng có sai biệt.

Nghĩa là, Trời là Bồ tát, người là Bồ tát v.v…

-Sớ câu: “Ba là theo người nghi, chỗ nghi khác nhau” đây là căn cứ nơi pháp của chỗ nghi. Đó là:

Một là cảnh giới của Nghĩa không chướng ngại.

Hai là cảnh giới của Từ không chướng ngại. Đây là cảnh giới của Pháp không ngăn ngại. Nhưng đối tượng được nghi kia tức mười Trụ vv còn chủ thể nghi kia là người chưa hẳn đã nghi nơi mười Tín. Do chấp chấp thuận cùng nghi, nên mười Tín cũng nghi về Trụ, Hạnh v.v…

-Sớ từ câu: “Nghĩa là, như nghi mười Tín” tiếp xuống: Là nêu ra tướng chung hiện có theo chỗ nghi. Trong đó gồm hai phần:

Một: Nghi về mười Tín, tức là đoạn văn ở đây, cùng với quyển thứ mười ba kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Quang Minh Giác.

Nói “Hiện hữu khắp Pháp giới v.v…” thì chữ đẳng (vân vân) là chỉ cho mười phương, mỗi phương đều có số Bồ tát từ các thế giới vân tập đến nhiều hơn số vi trần nơi mười cõi Phật. Cho nên phần kinh tiếp sau có đoạn: “Thảy đều do thần lực của Phật, nên mười phương, mỗi phương đều có một vị đại Bồ tát, mỗi mỗi vị đều cùng với các vị Bồ tát nhiều như số vi trần trong mười cõi Phật cùng hội đủ”.

Nói “Như nghi về mười Trụ”: Tức là Hội thứ ba, Phẩm mười Trụ. Đầu tiên nói “Cùng vân tập v.v…” thì chữ đẳng (vân vân) ở đây là chỉ cho Hạnh, Hướng, Địa v.v… Nghĩa là thập Hạnh thì nơi mu bàn chân phóng hòa quang. Mười Hướng thì nơi vùng đầu gối phóng hào quang, thập Địa thì nơi tướng bạnh hào phóng quang. Thập Hạnh thì ngàn cõi, mười Hướng thì mười ngàn cõi v.v…

Nói “Một chữ đẳng nầy” là cùng trong sự việc một phần phóng quang.

-Sớ “Từ câu: “Như phóng quang” tiếp xuống: Là phần hai nêu ra các hình tướng còn lại. Tức là các sự việc như cả cõi chấn động, tuôn mưa vô số hoa, hương v.v… đều theo chỗ thích hợp, chẳng giống nhau.

-Sớ từ câu: “Nên biết Hội đầu” tiếp xuống: Là phần thứ hai, biện giải về chỗ chung, riêng. Hội nầy, so với đầu thì là một phần riêng. Phần kia chung cho chín Hội. Nghĩa là trước Phật hiện Hoa, biểu hiện chung cho phần “Sở thuyên” một bộ là Hoa Nghiêm. Còn chặng giữa đôi mày, âm thanh thù thắng là biểu hiện chung cho giáo pháp “Năng thuyên” nơi chín Hội. Kết tập, biên soạn theo thứ lớp chứ chẳng phải hiện rõ trước sau.

-Sớ từ câu: “Nên ba Hội sau” tiếp xuống: Là dẫn văn để chứng minh. Tức chẳng rời khỏi hai nơi chốn trước mà lên bốn cõi Trời, nêu rõ chính đương nơi chốn này mà hiện thần thông nơi bốn cõi Trời đều hiện.

-Sớ câu: “Gọi là Trí bất động, cùng là giải đáp về Pháp tánh”: Trí Bất động so cùng với chín Trí còn lại. Trí tuy là một nhưng mười Trí thì chẳng giống nhau. Đức của sự chẳng đồng tức là Pháp tánh, tức dùng đức của Phật làm Pháp tánh.

-Sớ câu: “Văn tuy ở tại phần dưới”: Là giải thích để thông tỏ chỗ vướng mắc nơi vấn nạn. Nghĩa là có người nêu vấn nạn: “Chỗ văn được nêu dẫn thích hợp đều ở Phẩm Quang Minh Giác, trong đó, hiện tướng, ngôn từ đáp lại mười câu hỏi. Cho nên nêu dẫn phần kinh tiếp dưới há thành sự giải đáp ấy ?”

Giải thích: Sáu Hội hiện thần thông hãy còn tại một thời, huống chi nghĩa nơi Phẩm Quang Minh Giác chẳng ở đây, nên sự thuyết giảng nơi phẩm ấy là nói về chỗ hiện bày ấy. Do vậy trong đó nêu riêng về số Bồ tát trong mười cõi Phật, mỗi mỗi vị đều thuyết giảng. Phẩm Quang Minh Giác một thời nhắc lại tổng quát, nên biết rõ thuyết giảng về chỗ hiện tướng ấy.

-Sớ từ câu: “Cách đây xa gần đều mưới cõi” tiếp xuống: Trên là phân chung mười phương mỗi phương đều có tám đoạn, dưới là giải thích riêng về tám đoạn. Sáu đoạn trước giải thích phần một là “Xa gần”, tự có ba đoạn:

Một: Chính thức giải thích.

Hai: Từ câu: “Vì có chỗ biểu hiện” tiếp xuống: Thông tỏ vấn nạn. Vấn nạn nêu: “Hoa Nghiêm tức là Giáo của phương chung, chưa có một cõi thì chẳng giảng nói kinh nầy. Nay nêu lên mười cõi thì chẳng thâu gồm bên ngoài mười cõi. Nay nói một trăm cõi nên ngoài một trăm chẳng thể dung nhiếp, há là phương chung sao?” Ý nơi phần giải thích có thể nhận biết.

Ba: Từ câu: “Lại theo nơi mê” tiếp xuống: Là căn cứ theo quán tâm để giải thích.

-Sớ câu: “Nay sử dụng chung” do tiếng Phạm bao gồm nhiều nghĩa, ba Tạng đều chọn lấy. Nay dùng nghĩa gồm thâu, nên đều dùng chung mà ngầm dẫn phần kinh tiếp dưới để thành bốn nghĩa:

Một: Giải thích nghĩa đầu (Thủ). Do Tín làm đầu, thâu tóm các vị, nên là ý chung, nêu rõ Tín bao quát cả biển Quả.

Hai: Giải thích nghĩa Thắng. Nghĩa là trong thứ lớp Hành hóa thì Tín là tối thắng. Kinh viết:

“Do đó nương Hành nói thứ lớp Tín, lạc tối thắng rất khó được”.

Ba: Từ câu: “Ở trong đường sinh tử” tiếp xuống: Giải thích nghĩa Cát tường (an lành). Kinh tức là chung chọn lấy ý của phần kinh tiếp sau.

Bốn: Câu: “Tín có khẳ năng tăng trưởng công đức nơi Trí”: Là giải thích nghĩa Đức, cũng toàn là văn của kinh nơi Phẩm Hiền Thủ. Văn viết:

“Các đại sĩ ấy, uy thần lực

Mắt pháp vẹn toàn, không khuyết giảm

Mười thiện, diệu hạnh cùng các đạo

Báu thắng vô thượng đều khiến hiện”.

Tức là nghĩa Cát tường.

-Sớ câu: “Cũng có truyện cho rằng”: Tức cách dịch của Tam Tạng Hưng Thiện. Tôi gần gũi hỏi Tam Tạng có cùng lời nói ấy, khiến muốn hội ý, nên trước gồm thâu bốn thuyết.

-Sớ từ câu: “Nay, một là phương Đông” tiếp xuống: Là giải thích tiêng về mười phương, trong tám đoạn đều giải thích ba sự:

Một: Tên cõi. Hai: Tên Phật. Ba: Tên Bồ tát chủ.

Chỉ ở phần một là phương Đông (cõi), xét về thứ lớp của kinh, thì chín phương tiếp theo đều từ sau giải thích ngược trở lại. Dùng mười Bồ tát tên Thủ để biểu thị cho mười sự thâm diệu, là sự trợ lực cho việc giáo hóa nơi chủ nên nêu lên trước. Hai sự còn lại nhân nơi đây nên được giải thích sau.Suy xét kỹ có thể nhận biết.

-Sớ từ câu: “Xứ xứ Văn Thù” tiếp xuống: Là văn đang giải thích.

Từ câu: “Do Tuệ phân biệt, lưa chọn” tiếp xuống: Là thông tỏ vấn nạn. Vấn nạn nêu: “Phật tên là Bất động Trí. Văn Thù là biểu thị cho Tuệ. Hai tướng vẫn phân rõ. Trong phần đáp, chính hai chữ Trí Tuệ nên có nhiều môn. Nay ở đây chính thức dùng phân biệt gọi là Tuệ, quyết đoán gọi là Trí, nên dùng Tuệ làm Nhân, lấy Trí làm Quả.

-Sớ câu: “Chẳng nhiễm mà nhiễm, nhiễm mà chẳng nhiễm”: Đây là giải thích về nghĩa diệu sắc, lời xuất xứ từ kinh Thắng Man. Phần tiếp dưới sẽ giải thích rộng. Lại giải thích mười đoạn đều ngầm chọn lấy mười nghĩa thâm diệu. Đó là:

Một: Tuệ đạt cảnh giới của Phật, tức là cảnh giới Phật thâm diệu.

Hai: Giác Thủ duyên khởi thâm diệu, tâm tánh là một.

Ba: Tài Thủ giáo hóa thâm diệu.

Bốn: Bảo Thủ nhập quả thâm diệu.

Năm: Đức Thủ thuyết pháp thâm diệu.

Sáu: Mục Thủ phước điền thâm diệu.

Bảy: Tấn Thủ chính giáo thâm diệu.

Tám: Pháp Thủ chánh hành thâm diệu.

Chín: Trí Thủ trợ đạo thâm diệu.

Mười: Hiền Thủ nhất đạo thâm diệu.

Đều có thể theo đấy mà nhận biết.

-Sớ từ câu: “Lại như mười Phật cùng đối chiếu” tiếp xuống: Là tóm kết về sáu tướng viên dung.

Câu: “Văn Thù là chung”: Nếu lấy Pháp môn làm chung (Tổng) thì Văn Thù là chủ về Bát-nhã, thâu tóm muôn hạnh. Đức của chín vị Bồ tát tên Thủ kia đều là Bát-nhã. Theo duyên là tướng riêng. (Biệt) cùng biện minh về đức của Phật, tức là tướng đồng nơi duyên khởi. Giáo hóa đều khắp mà cùng chẳng gồm thâu chung, tức là tướng dị. Thâu tóm mười thứ thâm diệu làm thành cảnh giới của Phật, tức là tướng thành. Đều trụ nơi một thứ thâm diệu tức là tướng hoại. Phần còn lại như đoạn tiếp dưới sẽ nêu bày.

Nếu căn cứ nơi Người làm chung riêng, thì Văn Thù là thượng thủ, nên gọi là chung (Tổng). Chín vị còn lại là Bạn, là riêng (Biệt). Đồng thì đồng gọi là Thủ, dị tức là Hiền, Trí vv khác nhau. Cùng thành mười Thủ biểu hiện cho người của Tín. Hoại là mỗi vị đều trụ nơi chính mình.

-Sớ từ câu: “Do trước sau nêu bày” tiếp xuống: Là giải thích tóm kết, khuyến khích tu tập. Như ở trước hiện bày Hoa biểu thị cho Nghĩa, hiện bày Chúng biểu thị cho Giáo. Sau thì như mười Tuệ nói về mười Trụ, mười Lâm nói về thập Hạnh, mười Tràng nói về thập Hồi Hướng, mười Tạng nói về thập Địa. Phẩm Ly Thế Gian, muôn hạnh của Bồ tát nhờ đấy mà biểu thị chỗ thâm diệu, đấy là quán tâm, chẳng phải là ức đoán. Chẳng tin lý nầy mà hướng cầu nơi bên ngoài thì như đếm châu báu của kẻ khác, nên chẳng phải là phần mình.

-Phần thứ hai, trong lời đáp của Văn Thù: Sớ câu: câu: “Do Văn Thù chỉ rõ ở nơi cõi ấy, sinh có mười chứng cớ v.v…”: Là giải thích ý của Văn Thù thuyết giảng. Trên nêu rõ là Bồ tát chủ. Đại sư Tuệ Viễn ở Lô sơn chỉ cho rằng: “ Văn Thù Sư Lợi là đại sĩ du phương” tức là chỉ xem một kinh, chỉ thấy một dấu tích hành hóa. Nay nêu ra đầy đủ ngài là chủ là khách, cũng là Quả cũng là Nhân, gồm đủ sự khó nghĩ bàn.

Nói: “Chỉ ro sinh nơi cõi ấy”: Tức nơi kinh Văn Thù Bát Nê Hoàn. Kinh viết: “Phật bảo Bạt-đà Bà-La: Đại sĩ Văn Thù Sư Lợi ấy có tâm đại từ bi, sinh nơi quốc độ nầy, tại làng Đa-La, trong gia đìng Bà-la-môn phạm hạnh, đức độ. Khi sinh đại sĩ thì khắp các phòng ốc trong nhà đều hóa ra nhiều hoa sen. Đai sĩ từ nơi hông bên phải của mẹ sinh ra, than màu vàng ròng, vừa chào đời là có thể nói được, như đồng tử của Trời, có bảy lọng báu theo che bên trên đại sĩ”.

Giải thích: Nói “Quốc độ nầy” tức là nước Xá Vệ. Phật chính ở tại đây thuyết giảng. Như kinh ấy lại nói: “Văn Thù Sư Lợi gồm đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp”, tức tướng tốt đồng với Phật. Lại có kinh nói: “Sinh ra mười điềm lạ, đều là điềm cát tường”.

Một: Hào quang tỏa sáng khắp nhà.

Hai: Cam lồ hiện ra phủ đầy sân.

Ba: Châu báu từ dưới đất vọt lên.

Bốn: thần linh mở ra kho báu chôn giấu nơi đất.

Năm: Gà sinh con Phượng.

Sáu: Heo sinh ra heo con quý giá.

Bảy: Ngựa sinh ra kỳ lân.

Tám: Bò sinh ra loài thú thần. (Bạch trạch) Chín: Kho lẩm biến ra lúa gạo, vàng bạc.

Mười: Voi có đủ sáu ngà.

Do đấy nên được tôn hiệu là Diệu Cát Tường”.

-Sớ câu: “Đến từ phương khác, Thể bao hàm muôn đức”:

Tức văn nơi kinh hiện tại. Kinh viết: “Từ trong thế giới Kim Sắc ở phương Đông đi đến”. Các đoạn tiếp theo đều nói: “Thế giới nơi an trú là Kim Sắc v.v… Đã hiện hữu khắc pháp giới, chẳng động mà biến hiện khắp, đều dẫn dắt số Bồ tát nhiều như số vi trần trong mười cõi Phật, thuyết giảng về công đức của Phật, nêu rõ muôn đức đã đầy đủ ở đây”. Hai đối ở trên là nêu lên chủ- khách. Phần tiếp theo lược nói về đức thù thắng.

-Sớ câu: “Hàng phục ma, chế ngự ngoại đạo, biện tài thông đạt khó nghĩ bàn”: Rõ ràng là hai câu nầy có chung có riêng. Chung thì chung nơi diệu dụng, biện tài: Hàng phục ma oán, chế ngự các ngoại đạo. Riêng thì nêu rõ dùng thần thông khiến đối phương khiếp sợ. Là uy lực nên gọi là Hàng phục. Dùng bốn biện tài khiến đối phương khuất phục, là do biện tài nên gọi là chế ngự, sự việc về loại nầy rất nhiều, chỉ lược nêu một vài trường hợp. Như kinh Huyển Tam Muội, quyển thứ mười, có đoạn: “Lúc ấy, có Thiên tử Thiện Trụ Khải bạch đức Văn Thù: Muốn cùng đến yết kiến đức Phật. Văn Thù bèn biến hóa hiện ra ba mươi hai tòa gồm nhiều lớp lầu gác tiếp nối nhau, có các vị Bồ tát đến trước nơi chỗ Phật. Tôn giả Thân Tử thấy thế nên thưa lại và hỏi Phật. Phật bảo đấy là đại sĩ Văn Thù khiến chư vị Bồ tát vân tập đến chúng hội. Lại hỏi: Vậy sao chẳng thấy đại sĩ Văn Thù ? Phật đáp: Văn Thù đang trụ nơi phápTam Muội chánh thọ “Hàng Hủy Chư Ma”, che lấp cung điện của Ma, hưng khởi sự biến hóa của uy lực lớn lao, đi đến chỗ của Như Lai”. Trong khi đại sĩ Văn Thù an trụ nơi pháp Tam muội

“Hàng Hủy Chư Ma” thì cùng lúc khắp Tam thiên đại thiên thế giới, trăm ức cung điện của Ma đều bị che khuất, khiến các Ma không còn vui thích nơi chốn ấy, hết thảy đều sợ hãi. Khi ấy, ma Ba tuần tự thấy như già yếu, còm cõi, hơi thở suy nhược chống gậy mà đi, mọi cung nhân thể nữ v.v… cũng già nua, tiều tụy. Lại thấy cung điện sụp đổ, mờ mờ, mịt mịt tối tăm chẳng thấy gì cả. Ma Ba tuần rất làm sợ hãi lông tóc dựng đứng, lòng tự nghĩ rằng: Điềm gì quái lạ làm cho cung điện của ta suy sụp như vậy? Là Ta sắp chết, tội lỗi phải đến mạng chung, trời đất hủy diệt gặp tai kiếp bị đốt chăng? Nghĩ thế rồi, Ma dẹp bỏ tâm cống cao, tư tưởng ác độc. Ngay đó, hàng trăm ức Thiên tử ở các lầu gác mà đức Văn Thù đã biến hóa ra hiện đứng trước các Ma mà nói: Này Ba tuần. Đừng khủng hoảng nữa! Thân mạng các ông không phải lo nguy nạn. Có Bậc Đại sĩ Bồ tát Bất thóai chuyển, tên là Văn Thù Sư Lợi uy đức trác tuyệt, thù thắng, thống nhiếp mười phương đức hạnh cao hơn núi tu di, trí tuệ vượt qua cả biển lớn, mênh mông hơn cả hư không, hiện nay đang nhập Tam muội chánh thọ hàng phục các chốn Ma ở (Ma tràng); do uy thần của Ngài tạo nên cảnh như thế. Lúc đó, Ma còn sợ các cung điện rung động sụp đổ, bèn cầu xin Bồ tát hóa hiện cứu giúp. Bồ tát đáp; Đừng lo, Đừng sợ! Nên đến chỗ của Đức Phật Thích ca Như Lai, Ngài sẽ dùng pháp Từ bi vô tâm, khiến cho các ông không còn sợ hãi gì nữa. Nói rồi Bồ tát biến mất. Ma liền đến chỗ Phật van xin cứu cho, bởi nghe danh hiệu Văn Thù Sư Lợi, mà lòng bất an, sợ mất thân mạng. Phật tán dương công hạnh Đức Văn Thù rồi, Ma nguyện được quy y, thoát khỏi khổ này. Phật dùng thần lực hóa hiện trong chớp mắt, Văn Thù hiện đến sẽ cứu thoát khổ cho các ngươi. Sau khi đến, Phật hỏi Văn Thù về pháp môn Tam muội… (Như Kinh kia rộng nói). Văn Thù bèn hỏi Ma Ba tuần:

-Thân các ông là xấu ác không?

-Dạ đúng.

-Như có thể chán bỏ ngay sự tham dục thân này không? Không ở nơi tam giới nữa không?

Ma cung kính vâng mệnh. Tức thời, phục hồi lại nguyên hình, với thân thể ma như xưa chẳng khác. (Đây tức là việc hàng ma của Ngài Văn Thù Sư Lợi nói trong kinh “Như Huyễn Tam muội”).

Về việc chế ngự ngoại đạo. Kinh Văn Thù Bát Nê Hoàn nói: Phật bảo đức Văn Thù đầu tiên đến chỗ các Tiên nhân cầu pháp xuất gia. Các Bà-la-môn và chín mươi lăm loại luận nghi sư, chẳng ai có thể đối đáp được. Chỉ có chỗ ta mà xuất gia học đạo (Phần còn lại như Kinh đã dẫn, nay không thể nói đầy đủ ở Sớ giải). Lại uy lực của Văn Thù Sư Lợi như; Thánh trí làm khủng hoảng tâm, nghe tiếng cất lên mà ngã quỵ xuống đất. Vắng lặng tùy thuận tư duy, thấy nhập vào thân biến mất mà đứng sừng sững giữa hư không, tâm Đế thích hoan hỷ mà mưa hoa trời ngập đến tận đầu gối, che điện Ma, làm Ma u sầu chống gậy đi mà rơi lệ kiếp lửa thiêu đốt cõi, đạp trên nước mà kinh hành. Mưa dầm không dứt, hóa cơm trong bát vô cùng, thị hiện nhiều thân chống lại Ca diếp buông bỏ một bát mà phát khởi tận gốc nguồn. Đó đều là thần thông, biện tài hàng phục Ma, chế ngự ngoại đạo của đức Văn Thù Sư Lợi.

-Sớ câu: “Hóa đầy đủ các cõi chính là diệu dụng hiện khắp ba thời”: Tức biện giải về diệu dụng đạt được cả ngang dọc rộng sâu. Nghĩa là, các cõi nước nhiều như vi trần trong mười phương đều là nơi chốn biến hóa của đại sĩ Văn Thù. Cho nên kinh Bồ tát Xử Thai có đoạn:

“Thân ta như vi trần

Nay tại quốc độ nầy

Ba mươi hai tướng rõ

Nơi nơi đều hiện khắp”.

Phần còn lại như đã dẫn trong đoạn nói về “Chúng hải vân tập”. Lại nữa, kinh Bát Nê Hoàn nói: “An trụ nơi Tam muội Thủ Lăng Nghiêm. Do diệu lực của Tam muội nầy, ở nơi quốc độ khắp mười phương, hoặc hiện mới sinh ra, rồi xuất gia, diệt độ, nhập Bát Niếtbàn, phân chia xá lợi đem lại lợi ích cho chúng sinh…” Lại như nơi kinh Bảo Tạng Đà La Ni đã nói rộng, đến Phẩm Bồ tát Trụ Xứ ở dưới sẽ lại biện minh. Còn như trong văn hiện tại “Hết thảy chốn một lúc nói kệ” là hiện hữu khắp Pháp giới theo chiều ngang (không gian).

-Sớ câu: “Đạo quả thành tựu từ kiếp trước xa, đã xưng là Long chủng Tôn Vương” Từ đây trở xuống là biện minh riêng, về tận cùng của chiều dọc (thời gian) ở đây chỉ lược nêu ra một vài. “Kiếp trước” tức là thời quá khứ Tên “Long Chủng Thượng Tôn Vương” thì luận Đại Trí Độ quyển thứ mười hai, nêu dẫn kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội nói tên là “Long Chủng Thượng Tôn Vương”. Văn Kinh thì gọi là “Long Chủng Thương Tôn Vương Phật”, tức người dịch có rộng và lược đó thôi. Trong số năm mươi ba danh hiệu Phật cũng có danh hiệu: Long Chủng Thượng Tôn Vương. Kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội có ba quyển, phần nầy thuộc quyển Hạ, Nhân đại sĩ Văn Thù giảng nói rộng về cảnh giới của pháp Tam muội Thủ Lăng Nghiêm xong, bấy giờ Trưởng lão Ma Ha Ca diếp bạch Phật: Thế Tôn! Con cho là Văn Thù Pháp Vương Tử, từng ở nơi đời trước đã làm Phật sự, hiện an tọa nơi đạo tràng, chuyển Pháp luân, giáo hóa dẫn dắt chúng sinh, rồi nhập Niết-bàn. Phật bảo: Đúng như vậy! Như Tôn giả vừa nói ! Này Tôn giả Ca diếp! Về thời quá khứ lâu xa vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp chẳng thể nghĩ bàn, bấy giờ có đức Phật hiệu là Long Chủng Thượng Tôn Vương, là bậc Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri v.v… Về phương Nam của thế giới nầy, trải qua hơn ngàn quốc độ Phật, có nước tên là Bình Đẳng, nước ấy không có núi non, sông suối, đất đá, hầm hố, gò đống v.v… Đất đai ở đấy đều bằng phẳng như lòng bàn tay, sinh ra loại cỏ mềm mại như Ca lăng già. Phật Long Chủng Thượng Tôn ở nơi thế giới đó chứng đắc đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, lần đầu chuyển Pháp luân giáo hóa thành tựu số chúng Bồ tát là bảy mươi ức v.v… Thọ mạng của Phật là bốn trăm bốn ngàn vạn năm”. Phần tiếp theo chỉ tóm lấy ý: Sau khi Phật nhập Niết-bàn đã dựng ba mươi sáu ức tháp để cúng dường.

Chánh pháp trụ ở đời mười vạn năm. Thọ ký cho Bồ tát Trí Minh kế tiếp sẽ thành Phật. Phần tiếp sau tóm kết, nói: Đức Phật Long Chủng Thượng Tôn Vương ở thế giới Bình Đẳng thời ấy đâu phải là ai xa lạ, chính là Pháp Vương tử Văn Thù Sư Lợi”.

Tiếp theo nói “Hiện chứng Bồ đề. Lại nói: Ma Ni Bảo Tích”: Tức nơi kinh Ương Quật Ma La, kinh nầy gồm bốn quyển, sự việc xuất xứ ở quyển bốn. Trong quyển một nêu rõ: Phía bắc thành Xá Vệ có một thôn tên là Tát-na, ở đấy có một nữ Bà-la-môn nghèo khổ tên Bạt đà La, sinh được một người con trai tên Nhất Thiết Thế Gian Hiện, từ nhỏ đã mồ côi cha, tuổi vừa mười hai, tỏ ra thông minh, có biện tài. Nơi một thôn khác tên là Phả-la-ha-tư có một vị sư Bà-la-môn ở đấy từ lâu đời, tên Ma-ni-bạt-đà La…” Phần sau chỉ tóm lược ý để dẫn: Người con trai tên Thế Gian Hiện thọ học theo vị sư nầy. Vị thầy vì nhận lời mời của vua nên nhờ Thế Gian Hiện ở lại trông coi nhà. Người vợ của thầy tuổi còn trẻ, vốn nhiều tham dục nên bày cách ve vãn trò, nhưng Thế Gian Hiện luôn giữ lễ, không chấp thuận. Thiếu phụ vợ thầy tự thấy xấu hổ, nên tìm kế để hại Thế Gian Hiện. Thầy trở về nhà thấy vợ hình dáng khác trước, bảo với chồng là bị người học trò cưỡng bức… Thầy lại khiến Thế Gian Hiện giết một ngàn người đều chặt lấy ngón tay xâu lại làm vòng hoa đội lên đầu, chỉ còn thiếu một người, thấy mẹ mang cơm đến cho mình liền muốn giết luôn mẹ để cho đủ số. Phật hiện ra phía trước nên Thế Gian Hiện bèn bỏ mẹ để đuổi theo Phật, được Phật hàng phục, hiển bày rộng bao điều rộng sâu xa, vi diệu. Phần cuối quyển thứ tư của kinh, nói về việc vua Ba Tư Nặc chỉnh đốn và dẫn bốn thứ binh mã nhằm trị tội Ương Quật Ma La (Thế Gian Hiện), tìm đến chỗ Phật. Phật chỉ cho vua thấy Ương Quật… Sau đấy Phật nói rõ về sự tích kia. Phật nói: “Đại Vương! Về phương nam, cách cõi nầy hơn sáu mươi hai Hằng hà sa cõi, có một nước tên là Nhất Thiết Bảo Trang Nghiêm, đức Phật ở cõi ấy hiệu: Nhất Thiết Thế Gian Lạc Kiến Thường đại Tinh Tấn…” Đoạn tiếp theo chỉ chọn lấy ý: Thọ mạng của đức Phật kia là vô lượng, quốc độ luôn nghiêm tịnh, thuần giảng nói về pháp Nhất thừa. Đức Phật thời bấy giờ nay chính là Ương Quật Ma La. Do ở phần trước, Bồ tát Văn Thù đã cùng với Ương Quật quảng diễn, đối diện, nêu bày. Phần sau chỉ là hiển bày sự tích của Văn Thù. Kinh viết: “Này đại vương! Về phương bắc, cách cõi nầy hơn bốn mươi hai hằng hà sa số cõi, có một nước tên là Thường Hoan Hỉ, đức Phật ở cõi ấy hiệu Hoan Hỉ Tạng Ma Ni Bảo Tích. Cõi Phật nầy thuần giảng nói về một pháp Đại thừa, không có tên gọi của những Thừa khác. Đức Như Lai thờ ấy nay la Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi. Cho nên văn nơi bản Sớ giải đã viết: “Hiện chứng Bồ đề. Lại nói: Ma Ni Bảo Tích”, là cách nêu bày tóm lược. Phần tiếp sau cho biết, người thầy của Ương Quật, vợ của thầy và mẹ của Ương Quật, ba người đều là do Như Lai hóa hiện.

Ở trên là lược nêu về thời quá khứ, hiện tại, không nói về việc thành Phật ở đời vị lai, vì việc này thì hiện tại là nhân, chẳng phải phần nổi bật nên phần Sớ giải đã lược bỏ, không làm rõ. Như muốn nêu ra, tức nơi kinh Đại Bảo Tích, trong Hội Văn Thù Hội thứ đã thuyết minh: “Ở đời vị lai sẽ thành Phật hiệu là Phổ kiến Như Lai, dùng hằng hà sa thế giới trang nghiêm là một cõi Phật, đem sự trang nghiêm nơi thế giới An dưỡng để so sánh, thì khác nào một sợi lông, một giọt nước biển, chẳng thể ví dụ. Trong cõi ấy, chúng sinh có ba mươi hai tướng tốt, thiên nhãn không hề bị chướng ngại, như tấm gương tỏa chiếu khắc mười phương. Không nghe nói về cái khổ sinh già bệnh chết v.v… Chỉ phát ra toàn là âm thanh nói về Phật Pháp Tăng. Như người muốn thấy thì chỉ niệm là được thấy Phật, chẳng đợi giải thích mà mọi lưới nghi ngờ đều được dứt trừ. Nghe danh hiệu Phật đã đạt được lợi lạc tối thượng. Lãnh hội, nghi nhớ chính là diện kiến chư Phật”.

-Sớ câu: “Đúng là mẹ của chư Phật trong ba đời, há riêng là thầy của đức Thích Ca”: Là tóm kết về thật đức. Cho nên quyển thứ bảy mươi chín kinh Hoa Nghiêm nói: “Văn Thù Sư Lợi vốn có đại nguyện. Chẳng phải là chỗ của vô lượng trăm ngàn ức na do tha Bồ tát khác có thể có được. Lành thay đại sĩ Văn Thù Sư Lợi với hạnh rộng lớn, với nguyện vô biên! Làm phát sinh công đức của tất cả Bồ tát, không hề dừng nghỉ. Lành thay đại sĩ Văn Thù Sư Lợi! Thường làm thầy của vô lượng trăm ngàn ức na do tha chư Phật, thường làm thầy của vô lượng trăm ngàn ức na do tha chư Bồ tát, giáo hóa, đem lại sự thành tựu cho tất cả chúng sinh”.

Kinh Phật danh có đoạn: “Vô lượng hằng hà sa Phật thời quá khứ, đều là do Văn Thù giáo hóa khiến phát tâm, nhưng vẫn còn dẫn dắt nên nay hiển bày nẻo thật. Thật là mẹ của hết thảy chư Phật, chẳng thể tận cùng nơi đầu, cuối”.

Câu: “Há chỉ riêng là thầy của đức Thích Ca”: Tức như trước đã nêu dẫn nơi kinh Xử Thai. Kinh nêu:

“Xưa là thầy Năng Nhân

Nay là đệ tử Phật

Hai tôn chẳng cùng hóa

Nên ta làm Bồ tát”.

Tức Tổ sư của chín đời Pháp Hoa. Cũng mang lấy phương tiện trụ nơi Tam Muội Thủ Lăng Nghiêm, đều là thị hiện trong sự tích ấy. Giữ chặt, buông thả nơi cõi thật, quyền. Thấu suốt mọi biên cực của Chân như. An trụ nơi cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn của chư Phật. Há có thể nói về chỗ khởi đầu, chung cuộc? Vô ngôn mà miễn cưỡng dùng ngôn từ nói là mẹ của chư Phật trong ba đời!

-Sớ câu: “Ảnh hưởng mà đến, tất cả cùng thấy nên nói như thế”: Là tóm kết. “Ảnh hưởng” làm rõ chẳng phải là nhân thật.

-Sớ câu: “Sao chẳng nhập định”: Trong ý của câu hỏi cho rằng: Vì sao đã nêu rõ sau Tín chưa hội nhập quả vị nên chấp thuận chẳng nhập định. Nay, ba phẩm nầy nói về ba nghiệp của Phật, thế sao không nhập định? Nên đã vì đấy mà cần thông tỏ. Do quả theo nhân, nhân tức là mười Tín. Mười Tín chẳng nhập nên Quả cũng không nhập. Là trong mười Tín chỉ chọn lấy việc nói về Quả.

-Sớ câu: “Phần sau tóm kết, văn hiển bày đầy đủ”: Tức phần cuối Phẩm, có đoạn: “Đức Thế Tôn khi xưa, lúc còn là Bồ tát, đã dùng vô số sự đàm luận, vô số ngôn ngữ, đủ thứ đủ loại âm thanh, đủ loại nghiệp, vô số báo, vô số nơi chốn, vô số phương tiện, vô số căn, vô số sự tin, hiểu, đủ thứ đủ loại thứ bậc quả vị, mà được thành tựu. Cũng khiến cho chúng sinh có được tri kiến như thế, nên vì họ mà thuyết giảng chánh pháp”.

-Sớ câu: “Lại tùy theo chỗ thích hợp thuyết giảng giáo pháp, ý nghĩa sâu xa khó nghĩ bàn”: Trên nêu ra phần cuối phẩm, bao quát rộng nên khó nghĩ bàn. Ở đây thì biện minh về ý nghĩa sâu xa nên cũng khó nghĩ bàn. Cũng như nơi kinh Pháp Hoa, Phẩm Phương Tiện đã nêu bày. Nghĩa là, gọi Thể là dụng lớn, hoặc tùy theo ý mình, hoặc tùy theo ý người khác, hoặc tùy theo ý của cả hai.

Từ câu: “Lại cùng với Pháp giới” tiếp xuống: Là tính chất khó nghĩ bàn của nhiều môn.

-Sớ câu: “Ba là, vàng bạc các sắc chẳng đồng”: Như kinh Quán Phật Tam Muội Hải, quyển thứ ba đã nêu bày rộng. Nay sẽ nêu dẫn nghĩa. Phật vì phụ vương thuyết giảng về cách quán các tướng xong, Phật thưa với vua cha, rồi bảo A Nan: “Ta nay vì ông mà hiện đầy đủ thân tướng vi diệu”. Nói lời ấy rồi Phật từ tòa ngồi đứng dậy, khiến mọi người cùng đứng dậy để xem thân tướng của Như Lai, từ đỉnh đầu thuận xem tới tướng bánh xe nơi bàn chân, lại từ nơi bàn chân xem ngược lên đỉnh đầu. Mỗi mỗi phần thân đều xem xét rõ ràng, phân minh. Như người cầm lấy tấm gương soi tự thấy khuôn mặt mình. Như những người có tâm cấu uế, xấu ác, chẳng lành, hoặc những người từng hủy hoại giới cấm của Như Lai thì sẽ thấy khuôn mặt mình thuần một màu đen, giống như người bôi than lên mặt. Năm trăm người con trai họ Thích chỉ thấy như người bôi than lên mặt. Có ngàn vị Tỳ Kheo thấy màu sắc như đất đỏ. Nhóm các Ưu bà tắc mười sáu người thấy màu sắc như chân voi đen. Nhóm Ưu bà di hai mươi bốn người thì thấy như toàn màu đen. Các Tỳ Kheo ni thì thấy sắc như bạc trắng. Các Ưu bà tắc, Ưu bà di có người thấy như sắc xanh nhuộm chàm. Bốn chúng đều buồn bả rơi lệ. Các người con trai giòng họ Thích thì bứt tóc, vật vã, tự bày tỏ chỗ thấy của mình. Phụ vuơng của Phật liền an ủi họ. Những người nầy liền thưa với Tôn Giả A Nan: “Chúng tôi vì gây tội từ đời trước nên chẳng thấy được thân tướng của Phật”. Phật vì họ mà giảng nói về nguyên nhân. Về thời quá khứ lúc Phật Tỳ Bà Thi xuất hiện ở đời, có một vị Trưởng giả tên Nhật Nguyệt Đức, sinh được năm trăm người con, đều là hạng vô cùng thông minh, nhưng không tin theo chánh pháp như người cha đã chỉ dạy. Khi các con lâm chung, người cha nói: “Các con theo tà kiến, chẳng tin chánh pháp. Nay lưỡi dao vô thường đã cắt đứt thân tâm các con ! Chỗ cần thiết là phải nhờ cậy vào cái gì?” Bèn khiến các con niệm danh hiệu Phật Tỳ Bà Thi, chưa kịp niệm Pháp, Tăng thì mất. Được sinh vào cõi trời Tứ Thiên Vương. Sau, do nhân theo tà kiến nên bị đọa vào địa ngục lớn, chĩa sắt đâm vào mắt, nhớ tới chỗ dạy bảo của cha, nên được sinh trong cõi người. Sáu đức Phật xuất hiện ở đời, chỉ nghe tên nhưng chẳng được thấy. Nhờ được nghe danh hiệu của sáu vị Phật, nên cùng với Ta (Phật Thích Ca) đồng sinh… Như Lai khiến niệm danh hiệu chư Phật, lễ bái sám hối, nên trở lại được thấy thân tướng tốt của Như Lai, liền chứng quả vị thứ nhất, bèn xin Phật xuất gia, chứng đắc A-la-hán.

Về một ngàn vị Tỳ Kheo thấy màu sắc như đất đỏ: Vào thời quá khứ, lúc Phật Nhiên Đăng xuất hiện ở đời, trong thời kỳ tượng pháp, có một ngàn người đệ tử, tâm nghi ngờ nơi thầy mình. Thầy thấy các đệ tử sắp qua đời khiến niệm danh hiệu Phật Nhiên Đăng, nên sau khi chết được sinh nơi cõi trời Đao-Lợi. Do tội lỗi nghi ngờ nơi thầy nên về sau bị đọa vào hàng ngạ quỷ, luôn bị cả khối nước sôi rót vào cổ họng. Do xưng niệm danh hiệu Phật, nên nay được gặp Phật. Phật chỉ vào chữ Vạn nơi trước mặt mình, khiến đọc trong chữ ấy nói về Hạnh của tám vạn bốn ngàn công đức, tức thì xin xám hối, tội chướng tiêu trừ, được thọ ký làm Phật.

Các vị Tỳ Kheo ni thấy màu sắc như bạc trắng: Về thời quá khứ, khi đức Phật Thích Ca Văn xuất hiện ở đời, có năm trăm đồng nữ ở trong chốn núi đầm bỗng được gặp vị Tỳ Kheo, tất cả đều cởi vòng bạc đeo nơi tay dâng lên cúng dường, phát nguyện: Nguyện cho vị Tỳ Kheo nầy khi thành Phật, chúng con được gặp Phật ấy, như đã từng dâng cúng vòng bạc. Đời này đất được sinh làm thần núi bạc, nên nay thấy màu sắc bạc trắng. Từ lúc nầy trở đi luôn được gặp chư Phật.

Các Ưu bà tắc thấy màu sắc như chân voi: Các vi nầy vào thời xưa đều làm quốc vương, thọ giáo nơi Sa môn tà đạo, giảng nói pháp tà vạy. Người giảng nói pháp kia bị đọa vào địa ngục A tỳ, còn các người thuận theo bạn ác chỉ dạy thì bị đọa vào địa ngục Hắc ám. Do diệu lực từ tâm thiện được nghe pháp từ trước, nên nay được gặp Phật được thọ năm giới, thành tâm sám hối. Phật phóng hào quang từ chặng giữa chân mày tỏa chiếu khắp, khiến các vị nầy liền chứng đắc quả thứ nhất, bèn xin Phật cho xuất gia, dốc sức tu tập, chứng quả A-la-hán.

Các Ưu bà di thấy sắc thân Phật gồm toàn màu đen: Phật nói: Vào thời xưa, lúc Phật Nhất Bảo Cái Đăng Vương xuất hiện ở thế gian, rong thời kỳ Tượng pháp, có một vị Tỳ Kheo lần lượt đi khất thực, đến nhà của một dâm nữ. Người nầy trông thấy vị Tỳ Kheo khất thực đi tới, liền bới đầy bát cơm, rồi dùng lời đùa bỡn, nói: “Dung mạo của Thầy thật khó coi, cũng như một đống màu đen, thân tuy mang y mà hình tướng như kẻ ăn xin!” Vị Tỳ Kheo bèn ném bát, vụt lên không trung rồi bay đi. Các cô dâm nữ hổ thẹn, xin sám hối và phát nguyện: “Nguyện với công đức có được do sự dâng cúng nầy, vào đời vị lai, được tự tại như vị

Tỳ Kheo kia”. Do bố thí thức ăn ấy nên trong một ngàn hai trăm kiếp luôn không bị đói khát. Vì tạo nhân mắng nhiếc ghết bỏ, nên trong sáu mươi tiểu kiếp bị đọa vào địa ngục Hắc ám. Nhờ sự phát tâm thiện từ trước, nên nay được gặp Phật thọ năm giới, mới là cúng dường bậc A-lahán, được thấy Tôn giả Xá-lợi-phật nhưng chẳng thấy thân Phật. Phật vì họ, từ nơi rốn hiện ra hoa sen lớn, hóa thành đài ánh sáng, có trăm nghìn vị Thanh văn. Tôn giả Thân Tử, Mục Liên tạo ra mười tám sự biến hóa. Các người nữ kia nhờ đấy mà tiêu trừ được sự trói buộc của hai mươi ức kiếp phiền não, chứng đắc quả Tu-đà-hoàn. Sau, được thấy thân tướng tốt đoan nghiêm của Phật, nhưng không thấy tướng Bạch hào. Phật nói với đại vương: “Đùa giỡn, nói lời ác, cho tới khi đắc đạo, còn thấy Phật, không được rõ ràng…” Phần còn lại diễn rộng như nơi kinh, lại chẳng kết hợp để nêu bày, như trường hợp về màu chàm thì dựa theo sự so sánh có thể nhận biết. Phần sau, nơi Phẩm Thập Định, thấy màu sắc có nhiều thứ.

-Sớ câu: “Ba thước v.v…” Tức là thân ba thước, là chỗ thấy của Trưởng giả Cù-sư-la. Câu: “Thân một trượng sáu là Ứng thân vô biên”: Tức thân vô biên nơi Bồ tát tận cùng cõi trên mà có dư. Theo Phẩm Thập Định, hoặc thấy Như Lai với dung lượng một do tuần, trăm ngàn do tuần, cho đến dung lượng như số lượng thế giới nhiều như số vi trần nơi cõi Phật chẳng thể nói, chẳng thể nêu hết được, do tóm lược cùng bỏ phần trung gian nên gọi là “Cho đến vô biên”.

-Sớ câu: “Năm là thọ mạng có hạn lượng”: Hoặc là vô lượng kiếp như Phật A Di Đà. Hoặc chẳng đủ một trăm năm như đức Thế Tôn hiện nay. Cho nên kinh Niết-bàn nói: “Ta nghe chư Thiên thọ mạng hết sức lâu dài. Tại sao đức Như Lai là bậc “Thiên trung Thiên” mà thọ mạng quá ngắn, chưa đầy một trăm năm”.

Câu: “Dưới đến trường hợp sớm hiện, chiều tối tịch”: Như Nhật Nguyệt Diện thọ mạng chỉ một ngày một đêm. Kinh Phật Danh, quyển thứ sáu nêu:

Phật Diệu Thanh thọ mạng: Sáu mươi trăm ngàn năm.

Phật Trí Tự Tại thọ mạng: Mười hai ngàn năm.

Phật Uy Đức Tự Tại thọ mạng: bảy mươi sáu ngàn năm.

Phật Ma Hê Thủ La thọ mạng: Một ức năm.

Phật Phạm Thanh thọ mạng mười ức năm.

Phật Đại Chúng Tự Tại thọ mạng sáu mươi ngàn năm.

Phật Thắng Thanh thọ mạng một trăm ức năm.

Phật Nguyệt Diện thọ mạng một ngày một đêm.

Phật Nhật Diện thọ mạng một ngàn tám trăm năm.

Phật Phạm Diện thọ mạng hai mươi ba ngàn năm…”

Lại như trong quyển thứ hai có đoạn: “Thọ mạng của chư Phật dài ngắn sai khác, có mười A-tăng-kỳ hoặc trăm ngàn vạn ức A-tăng-kỳ. Phẩm Tỳ Lô Giá Na (kinh Hoa Nghiêm) viết: “Phật Nhất Thiết Công đức Tu di Thắng Vân thọ mạng năm mươi ức năm”. Trong phần kinh tiếp dưới nói về thọ mạng của chư Phật dài ngắn có nhiều loại.

-Sớ câu: “Bảy là căn, tức là mắt v.v… tùy theo chỗ cảm cầu mà ứng hiện khác nhau”: Phật nhãn v.v… nơi sáu căn là theo tướng chung mà nói như ba mươi hai tướng tốt với tướng lưỡi dài rộng v.v… Đã có tám vạn bốn ngàn thứ sai biệt thì tướng của sáu căn tùy theo chỗ thích ứng cũng khác. Cho nên thần Cao Tràng Phổ Chiếu Chủ Sơn đạt được giải thoát môn quan sát chỗ ưa thích nơi tâm của tất cả chúng sinh, làm nghiêm tịnh các căn. thần Vũ hoa diệu nhãn đạo tràng đạt được giải thoát môn có khả năng mư xuống tất cả các thứ báu khó lìa bỏ làm vật trang nghiêm. Kệ viết:

“Xưa làm bố thí vô lượng kiếp

Hay xả mắt khó bỏ nhiều như biển

Hành xả như thế vì chúng sinh.

Thần diệu nhãn ấy đã tỏ ngộ”.

Nghĩa là ở nơi một mắt có vô lượng hành, nên chỗ đạt được nơi mắt là vô lượng sai biệt. Lại có thần Chấp Kim cang với các căn đẹp đẽ. Hoặc như phần kinh trước nói: “Phật nhãn vì sao không có lượng” v.v…

-Sớ từ câu: “Nhưng Thánh nhân vô danh, vì vật mà xưng lập” tiếp xuống: Tức nhằm hiển bày nhiều tên gọi thì trước phải xác lập lý. Trong phần nầy gồm hai:

Một: Nêu lên cả hai. Nghĩa là gốc vốn không ngôn từ, hình tướng, phần kinh tiếp dưới viết:

“Đã lìa nẻo ngôn ngữ thế gian Nên tánh là phi hữu phi vô”.

Phàm có ngôn ngữ, hình tượng đều là thuận theo thế tục, đem lại lợi ích cho chúng sinh.

Hai: Từ câu: “Như dựa theo đức” tiếp xuống: Là căn cứ nơi vô danh để lập danh. Đều không ra ngoài hai điều nầy. Theo đức thì thông suốt nơi ứng hiện chân thật. Thuận với căn cơ chính là căn cứ nơi lợi tha.

-Sớ từ câu: “Tuy có nhiều thứ” tiếp xuống: Là dùng nghĩa để gồm

thâu chung: Không ra ngoài nghĩa của bốn Tất đàn.

Một là Thế giới Tất đàn: Chỉ khiến hoan hỉ. Như lai lập danh ít theo Tất đàn nầy, phần nhiều là dựa nơi ba Tất đàn sau. Nay nói “Tùy nghi” thì đấy là câu tổng quát. Rõ ràng bốn Tất đàn đều là tùy theo đối tượng để thích nghi, nên một câu nầy cũng thâu tóm Thế giới Tất đàn.

Hai là sinh thiện, tức là Vị nhân Tất đàn.

Ba là diệt ác, tức là Đối trị Tất đàn.

Bốn là thấy rõ về Lý, tức Đệ-nhất-nghĩa Tất đàn.

Lại nữa, bốn Tất đàn cũng gọi là bốn Tùy. Trong Phẩm Vấn Minh sẽ lại bàn rộng.

Nói: “Hải Ấn tức thì hiện bày”: Tức vô tận tên gọi đều tức thì hiện bày nơi Hải Ấn của đức Bổn sư ta, nghĩa là thâu tóm danh hiệu Phật trong ba đời khắp mười phương đều thuộc vào danh hiệu tùy nghi nơi một Phật, chẳng phải là căn cứ nơi nhiều Phật.

-Sớ câu: “Tất cả nghĩa thành tựu tức là Tất-đạt-đa”: Tiếng Phạm gọi là Tất-đạt-đa, tức tên Phật lúc còn là Thái tử. Quả gồm thâu tên của nhân, sợ người không rõ nên dùng tiếng Phạm để giải thích ngôn từ đời Đường.

-Sớ câu: “Hoặc được dứt trừ, Trì viên mãn”: Tức tối tăm dứt hết, ánh sáng tròn đầy, mát mẻ trong lành lợi lạc cho muôn vật, như ba đức.

-Sớ câu: “Nhưng ở trên nói Thích Ca, chính là đối chiếu về chủng tộc”. Đối chiếu về họ thì như Thôi. Lư vv đối chiếu về chủng tộc thì như Bác, Lăng. Do vậy mà gọi là Cù đàm của Năng Nhân.

-Sớ câu: “Không thể nói về lỗi lầm”: Tức nơi kinh “Đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết”, quyển thứ tư. Có vua Nghiêm Xí thỉnh Tát Già vào cung để cúng dường, nhân đấy hỏi: “Có người ở trong cõi chúng sinh, là hàng thông minh, trí tuệ lớn, căn cơ xuất chúng mà có tội lỗi chăng?” Đáp là có. Phần tiếp sau có mười lượt hỏi đáp, đại ý đều đồng. Các câu hỏi là Ai, thì đáp:

Một: Bà-la-môn Năng Vũ thông minh, trí lớn, nhưng luôn có nhiều dâm dục, thích xâm phạm vợ kẻ khác.

Hai: Bà-la-môn Phả La đọa ham ngủ nghỉ.

Ba: Hắc Vương Tử nhiều ganh ghét.

Bốn Thắng Tiên vương tử thích sát sinh.

Năm: Vô úy vương tử tâm từ thái quá.

Sáu: Lực Quá vương tử uống rượu thái quá.

Bảy: Bà tẩu Thiên vương tử làm việc thái quá.

Tám: Đại Tiên vương tử tâm tham thái quá.

Chín: Đại Thiên vương tử khinh dể, cười đùa, buông lung quá đáng.

Mười: Ba Tư Nặc Vương ăn uống thái quá.

Câu hỏi thứ mười một là hỏi về mình. Đáp: “Vua cũng có lỗi lầm, tức là hết sức bạo ác, nóng nảy, hấp tấp”. Vua nghe thế thì vô cùng giận dữ, sai giết Ni Kiền. Ni Kiền sợ hải, xin dung tha, hết lời thưa: “Tôi cũng có lỗi lầm là nói thật thái quá! Đại vương là bậc có trí tuệ sáng suốt, chẳng nên ở nơi tất cả mọi lúc luôn làm theo lời nói thật. Xem như vậy có thể được chăng? Tôi ở trước mặt người nóng nảy hay giận dữ nói ra lời thật, nên là thái quá”. Vua tỉnh ngộ hối hận về chỗ sai lầm của mình, nên hỏi nữa: “Vả như có người là hàng thông tuệ, đại trí, căn khí xuất chúng mà không có lỗi lầm chăng?” Đáp: Thưa có.

Hỏi: Người ấy là ai?

Đáp: Sa-môn Cù đàm. Đây là con người duy nhất không có lỗi lầm. Trong bốn bộ kinh Vi đà của tôi có nói, Sa môn dòng họ Thích không có lỗi lầm. Đó là sinh nơi gia đình có phước đức lớn nên chẳng thể chê trách, nghi ngờ. Vì sao? Vì đấy là dòng Chuyển Luân vương. Đó là chủng tánh cao quý, danh tiếng nên chẳng thể chê trách hiềm nghi, do sinh từ gia tộc thuộc giòng họ Cam Giá. Đó là Phước đức trang nghiêm nên chẳng thể khinh chê, nghi hoặc, vì có đủ ba mươi hai tướng tốt và tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm nơi thân tướng”.

Phần tiếp theo nêu rộng về việc Như Lai gồm đủ tâm đại từ bi, biện tài vô ngại, mười lực vô úy, các đức chẳng chung. Phần nói rộng về ba mươi hai tướng tốt , tám mươi vẻ đẹp với tất cả công đức, cho rằng: “Đây là người duy nhất không có lỗi lầm”, tức hiển bày phần còn lại đều không vượt hơn. Cho nên nay, nơi bản Sớ giải viết là: “Không thể nói về lỗi lầm”.

Vua nghe nói như thế thì phát tâm…

-Sớ từ câu: “Hỏi chỗ giảng nói khác của Thánh giáo” tiếp xuống: Là phần phân biệt, nhận định về hỏi-đáp. Trong phần đầu hỏi, đáp có ba chi tiết:

Một: Chính thức giải thích phần văn ấy.

Hai: Từ câu “Nhân đấy lược nói về” tiếp xuống: Là làm rõ chỗ giống nhau về nghĩa lý. Tức ý của năm Giáo: Ý thứ hai là chung cho Thỉ giáo và Chung giáo. Ý thứ ba tức là Đốn giáo. Ý thứ tư, năm đều là Viên giáo.

Ba: Từ câu: “Nếu luận bàn chung” tiếp xuống: Là bao quát thông

hợp các cõi. Do năm nghĩa nêu trên chỉ nói về cõi Sa bà. Nay thì bao quát cả chiều ngang, chiều dọc của hết thảy các cõi. Năm nghĩa nầy cũng là trong Phẩm Thành Tựu nơi mười nghĩa Vô ngại. Muốn đối chiếu với năm nghĩa nêu trên để hiển bày tính chất vô tận, nên lại biện minh lần nữa. Lại như, trước căn cứ nơi năm Giáo, lấy pháp thuận theo cơ duyên. Còn năm nghĩa ở đây thì căn cứ nơi Lý nêu thẳng về sự dung thông. Tức là:

Một: Nghĩa tương nhập, tức “Nhất, đa tương dung bất đồng môn”.

Hai: Nghĩa tương tức, tức “Chư pháp tương tức tự tại môn”. Ba: Một gồm đủ tất cả: Tức “Đồng thời cụ túc tương ưng môn” Bốn: Tức ứng tức hẹp, là “Quảng hiệp tự tại vô ngại môn”.

Năm: Tức “Nhân đà la võng Cảnh giới môn”. Lại gồm thâu luôn năm môn trên hội nhập tiềm tàng nơi vi trần, tức là nghĩa Vi tế. Theo Pháp mà xoay chuyển, tức là nghĩa Chủ-Bạn môn. Tùy nơi tâm nên thấy khác nhau, tức nghĩa Ẩn-Hiển. Theo Phật mà nói thì gốc chẳng phải là tịnh, uế, nhờ sự để biểu thị pháp, mười môn chẳng đồng, tức là nghĩa Thác Sự. Hiển bày ở trong thời gian tức là nghĩa Thập Thế (Mười đời). Như vậy là mười Huyền môn gồm đủ.

Mười nghĩa nêu trên là căn cứ nơi Xứ để biện minh về sự lập danh là như thế. Như trong quan điểm của Tiểu Thừa thì tận cùng ba ngàn thế giới chỉ mỗi đức Thích Ca. Nếu nói theo Tam Thừa thì trong trăm ức cõi có trăm ức đức Thích Ca. Cõi nơi mười phương còn lại chính là Phật riêng. Nay, căn cứ nơi nhất Thừa, đều là sự hiện bày tức thì nơi Hải ấn của đức Giá Na. Cõi Phật nơi mười phương khác cũng giống như ánh sáng của ngọn đèn hỗ tương biến hiện khắp lần nữa. Nhưng ở nơi Nhất Thừa chẳng thể nói Thể kiến lập nhiều danh, nên nay ở đây gọi là mỗi mỗi cùng thâu tóm, dung thông. Phẩm Danh Hiệu xong.

Phẩm 8: TỨ THÁNH ĐẾ

-Sớ từ câu: “Phẩm nầy nói rộng về.” tiếp xuống: Là nói về ý được tiếp nối. Văn nơi bản Sớ giải có ba phần:

Một: Đối chiếu với câu hỏi để biện giải về sự tiếp nối.

Hai: Từ câu: “Đã biết rõ Phật” tiếp xuống: Là căn cứ nơi nghĩa để biện giải về thứ lớp.

Ba: Từ câu: “Danh nêu trên là theo vật mà lập” tiếp xuống: Là biện giải về tướng của nghĩa chẳng đồng.

-Sớ câu: “Hai là giải thích tên gọi”: Văn nơi bản Sớ giải gồm hai:

Một: Chính thức giải thích tên gọi.

Hai: Nêu ra Thể-Tướng.

Một: Kinh, Luận bàn rộng về điều nầy, văn tóm lược nêu rõ nơi năm địa, lại giải thích. Nay sẽ biện giải gọn. Trước là xác nhận tên gọi.

Sau là giải thích tên gọi. Trong phần trước, văn có ba chi tiết:

Thứ nhất: Cùng nêu lên cả hai nghĩa.

Thứ hai: Từ câu: “Gọi đế là Thật” tiếp xuống: Là cùng giải thích cả hai nghĩa. Đế chung cả hai nghĩa. Còn chữ Thánh thì chỉ thuộc về nghĩa đế mà xét kỹ.

Thứ ba: Từ câu: “Luận Du Già” tiếp xuống: Là dẫn chứng về hai nghĩa. Pháp tánh là đế-thật. Thắng giải là đế xét kỹ.

-Sớ từ câu: “Bốn tức là Khổ, Tập, Diệt, Đạo” tiếp xuống: Là giải thích tên gọi. Gồm hai: Trước là nêu ra. Sau, từ câu: “Gọi chung là” tiếp xuống: Là giải thích.

-Sớ từ câu: “Tánh tướng thế nào?” tiếp xuống: Là phần thứ hai, biện giải về Thể-Tướng. Tức là, chính khi nêu ra về Thể-Tánh thì cũng là nói về Hành tướng, nên gọi là Thể-Tướng. Phần nầy cũng gồm hai:

Một: Biện giải về Tánh-Tướng.

Hai: Tóm kết, chỉ rõ phần kinh.

Một: Thông hợp thì có ý của Tông Thiên Thai về bốn thứ Tứ đế. Bốn thứ Tứ đế thì nơi phần Huyền đàm đã nêu ra. Nay lược dẫn về tên gọi.

Một là Sinh diệt Tứ đế.

Hai là Vô sinh Tứ đế.

Ba là Vô lượng Tứ đế.

Bốn là Vô tác Tứ đế.

Dựa theo chỗ giải thích thông thường thì chỉ có hai loại: Hoặc là

Hữu tác, Vô tác, Hoặc là Hữu lượng, Vô lượng. Hữu tác, Hữu lượng tức là quan điểm của Tiểu thừa. Vô tác, Vô lượng tức là Đại thừa. Nay dùng nghĩa chia ra nên thành bốn thứ Tứ đế.

Một tức Sinh diệt Tứ đế: Văn nơi bản Sớ giải có ba phần:

Thứ nhất: Chính thức biện minh: Rõ là câu có hai nghĩa. Như “Bức bách gọi là khổ” tức giải thích tên gọi riêng, cũng chính là biện giải về Tướng. Một là bức bách nơi thân tâm, là Hành Tướng của khổ. Hai là “Sắc, tâm đều hữu lậu” chính là nêu ra Thể. Sắc, Tâm tức là năm uẩn. Tâm là bốn uẩn (Thọ, Tưởng, Hành, Thức), nên các Ấm dấy khởi mạnh là Khổ khổ, chẳng thâu tóm pháp vô vi.

“Tăng trưởng gọi là Tập” là giải thích về hình tướng tên gọi, đó là tích chứa, làm tăng trưởng “Tức phiền não nghiệp”: Là nêu ra Thể. Hai đế sau (Diệt đế, Đạo đế) dựa theo đấy có thể nhận biết. Nhưng nơi Đạo đế đã dùng chữ Đẳng (xuất ly danh đạo, vị chỉ quán đẳng) là chỉ cho Bát chánh đạo.

Thứ hai: Câu: “Đây là căn cứ nơi Tướng mà nói, chung cả Đại, tiểu Thừa”: Là tóm kết về phần Sinh diệt Tứ đế.

Tuy nhiên, Tứ đế có Tướng có Tánh. Chỗ biện giải ở trên là Tánh của Tướng. Phần tiếp dưới nói Vô tướng là chân tánh.

Thứ ba: Từ câu “Trí Luận viết” tiếp xuống: Là dẫn chứng chung cho cả Tiểu thừa, Đại thừa. Cũng là tóm kết phần trước để phát sinh phần sau. Tóm kết phần trước là “Sinh diệt Tứ đế”. Từ câu “Tứ đế của Đại thừa là Vô tướng” tiếp xuống: Là phát sinh phần sau tức “Vô sinh Tứ chân đế”.

-Sớ từ câu: “Kinh đại Bát Niết-bàn nói” tiếp xuống: Là nói về Vô sinh Tứ đế. Văn nơi bản Sớ giải gồm ba phần:

Một: Nêu dẫn kinh để chính thức biện minh.

Tức nơi kinh Đại Bát Niết-bàn quyển thứ mười ba lược chỉ ra một khổ. Nêu dẫn đầy đủ là: “Lãnh hội về Tập không hòa hợp gọi là Tập Thánh đế. Hiểu Diệt là không diệt, rõ Đạo là không đạo..” Nghĩa rộng là ở nơi văn tiếp theo.

Hai: Từ câu: “Nghĩa là thấu đạt về bốn duyên sinh” tiếp xuống: Là dùng nghĩa để giải thích kinh. Thế nào gọi là Vô sinh Tứ đế? Theo duyên nên không có tự tánh tức là Không. Cho nên gọi đó là Vô, chẳng phải là Vô của chấp đoạn. Diệt tuy là Vô vi, nhưng nhân nơi diệt trừ phiền não mà Vô vi hiển bày, nên gọi là theo duyên.

Nói: “Vượt mọi phương tiện, tỏ ngộ diệu chỉ, thành đại”: Tức Khổ, Tập, diệt đạo chính là “Thuyên về Không”. Cũng như cái Nơm (Thuyên) cái bẩy dùng để tìm cá, thỏ. Diệu lý Vô tướng, Không, tức là cá, thỏ. Được cá thì bỏ nơm, là tỏ ngộ diệu lý Không thì mới đạt được Đại thừa, chẳng phải là lìa bốn pháp ấy (bốn đế), ngoài ra sẽ có riêng Đại thừa. Cũng như chẳng phải là lìa nơm mà được cá.

Ba: Từ câu: “Lạ như, kinh đại Bát Niết-bàn có đoạn” tiếp xuống: Là nêu dẫn kinh để chứng minh xác nhận nghĩa khác nhau của Đại thừa, Tiểu thừa, cùng chứng minh cho cả hai: Sinh diệt Tứ đế và Vô sinh Tứ đế. Kinh viết: “Thiện nam! do ý nghĩa ấy nên hàng phàm phu có khổ không có đế. Hàng Thanh văn, Duyên giác có khổ, có khổ đế nhưng không chân thật. Các vị Bồ tát thấu rõ khổ không Khổ, do vậy không Khổ mà có Chân đế. Hàng phàm phu có Tập mà không có đế. Hàng Thanh văn Duyên giác có Tập, có Tập đế, nhưng không chân thật. Chư vị Bồ tát thấu tỏ Tập là không Tập, vì thế không Tập mà có Chân đế. Thanh văn, Duyên giác có Diệt nhưng chẳng phải chân thập.

Bồ tát Ma-ha-tát có diệt, có chân thật. Hàng Thanh văn, Duyên giác có Đạo nhưng không chân thật. Bồ tát Ma-ha-tát có đạo, có đạo có chân đế…” Nên nêu dẫn văn của kinh ấy để giải thích gồm luôn ba câu của đoạn từ “Thấu rõ Khổ là không Khổ” tiếp xuống.

Nói: “Nghĩa là nếu Khổ tức là đế” tiếp xuống: Là giải thích câu kinh “Hàng phàm phu không có đế”. Kinh đại Bát Niết-bàn, Phẩm Tứ đế có câu: “Phật lại bảo Ca diếp: Chỗ gọi là Khổ chẳng gọi là khổ Thánh đế. Vì sao? Vì nếu Khổ là Khổ Thánh đế, thì hết thảy hàng chúng sinh cùng súc sinh nơi địa ngục phải có Thánh đế.” Đây cũng là văn nơi kinh Tư Ích. Không đế ở đây là căn cứ nơi đế – suy xét kỹ mà nói, chẳng dựa nơi đế-chân thật. Nếu căn cứ theo đế-chân thật, thì chúng sinh nơi ba đường dữ là có khổ thật. Nói “Hàng Nhị thừa có đế nhưng không chân thật”. Có “Đế-suy xét kỹ” nên đã nhận biết đúng như thật về Khổ, chẳng giống với hàng phàm phu vọng chấp cho là vui. Phần “Không chân thật” thì có thể nhận biết.

Sớ từ câu: “Lại nữa, hàng Nhị Thừa tuy biết rõ về tướng của Khổ”: Là bàn về loại Tứ đế thứ ba: Vô lượng Tứ đế. Văn nơi bản Sớ giải có ba phần:

Một: Kế tiếp theo phần trên để xác lập Lý. Trước chẳng thấy tánh của khổ là pháp không, nên không chân thật. Đấy là chẳng rõ về Vô lượng, chẳng thấy về Tướng nên cũng chẳng phải là thấy chân thật. Trước tức là Trí của Lý, chỉ thấy “Sinh không”, nên chẳng bằng Bồ tát. Còn đây tức là Trí của Lượng. Do chỉ biết về tướng thô nên chẳng bằng Bồ tát.

Hai: Từ câu: “Nên Đại kinh có đoạn” tiếp xuống: Là dẫn văn để chứng minh, xácnhận. Đại kinh tức kinh Đại Bát Niết-bàn. Kinh viết: “Tôn giả Ca diếp bạch Phật: Thế Tôn! Ngày trước, có một thời Phật ơ nơi rừng Thi Thủ bên bờ sông Hằng, bấy giờ Như Lai nắm trong tay mình một ít là cây, hỏi các vị Tỳ Kheo: Số lá cây hiện có trong tay Như Lai là nhiều, hay số lá cây nơi cỏ cây mọc ngoài rừng kia là nhiều? Các vị Tỳ Kheo thưa: Thế Tôn! Cỏ cây mọc khắp rừng núi đồi đất kia là nhiều, không thể tính kể. Còn số lá cây hiện có nơi tay của đức Thế Tôn thì ít, không đáng kể. Phật bảo: Này các Tỳ Kheo! Chỗ Như Lai thấu đạt về tất cả các pháp thì nhiều cũng như lácây nơi các cây cỏ mọc ở đại địa. Còn chỗ pháp Như Lai đã vì các chúng sinh mà giảng nói thì ít như nắm lá trong tay đây. Tôn giả Ca diếp nêu vấn nạn: “Vô lượng các pháp mà đức Thế Tôn đã thấu đạt, nếu hội nhập vào Tứ đế thì rõ là đức Thế Tôn đã thuyết giảng. Nếu chẳng hội nhập thì phải có năm đế” Phật khen ngợi Ca diếp: Lành thay! Lành thay! Chỗ hỏi của ông hôm nay đã có thể đem lại lợi ích an ổn, diệu lạc cho vô lượng chúng sinh. Này Thiện nam! Các pháp như thế là thảy đa được thâu tóm trong pháp Tứ đế. Tôn giả Ca diếp lại thưa: Các pháp như vậy nếu đã được thâu tóm nơi Tứ đế, thì đức Thế Tôn cớ sao lại nói là chẳng thuyết giảng? Phật nói: Thiện nam! Tuy là nhập vào trong ấy nhưng cũng gọi là chẳng nêu giảng. Vì sao? Là vì nhận biết rõ về Thánh đế có hai thứ Trí: Một là Trí bậc trung, hai là Trí bậc thượng. Trí bậc trung là hàng Thanh văn, duyên giác; Trí bậc thượng là chư Phật, Bồ tát. Này Thiện nam! Biết rõ về Ấm là khổ, gọi là Trí bậc trung. Phân biệt các Ấm có vô lượng hình tướng, thảy là các khổ thì đấy chẳng phải là chỗ nhận biết của hàng Thanh văn, Duyên giác. Đó gọi là Trí bậc thượng. Này Thiện nam! Các ý nghĩa như thế, Như Lai ở nơi các kinh kia trọn chẳng thuyết giảng”. Tiếp theo là nói về Nhập, Giới, cũng đều như đã nói về Am. Lại nữa, riêng phần nói về năm Ấm như Sắc v.v… mỗi mỗi đều nói về vô lượng tướng. Đây chính là ý của Vô lượng Tứ đế.

-Sớ câu: “Luận Du Già nói về khổ có một trăm mười thứ.”: Một trăm thứ khổ tức nơi quyển thứ bốn mươi bốn của Luận văn đã nêu. Về số tăng thêm cần làm rõ.

Đầu tiên nói: “Tức là có một thứ khổ không sai biệt, là cái khổ của sự lưu chuyển”. Hết thảy chúng sinh đều có cái khổ lưu chuyển ấy. Lại có hai thứ khổ: Một là, dục là gốc của khổ, tức là do yêu mến sự vật, nó hoặc biến chuyển, hoặc bị hủy hoại nên sinh ra khổ. Hai là, do không biết về quả dị thục của sinh khổ. Nghĩa là, nếu thân tướng có những biểu hiện mãnh liệt thọ nhận mọi tiếp xúc, tức ở nơi tự thân chấp ngã và ngã sở, ngu si mê lầm phát sinh bao oán than, do nhân duyên ấy nên phải chịu lấy hai mũi tên nơi thân và tâm. Lại có ba thứ khổ:

Một là Khổ Khổ.

Hai là Hành Khổ.

Ba là Hoại Khổ.

Tiếp theo là nói đến bốn khổ. Năm thì có năm khổ. Sáu thì có sáu khổ. Bảy thì có bảy khổ. Tám thì có tám khổ. Chín lại có chín khổ.

Mười lại có mười khổ. Cộng lại thành năm mươi lăm thứ khổ.

Phần tiếp Luận viết: “Nên biết là lại có chín thứ khổ:

Một: Nhứt thiết khổ. (Cái khổ về hết thảy)

Hai: Quảng đại khổ. (Cái khổ rộng lớn)

Ba: Nhứt thiết môn khổ. (Cái khổ của hết thảy các môn)

Bốn: Tà hành khổ. (Khổ do hành theo tà kiến)

Năm: Lưu chuyển khổ. (Khổ do lưu chuyền)

Sáu: Bất tùy dục khổ. (Khổ do chẳng thuận theo dục)

Bảy: Vi hại khổ. (Khổ vì gây hại)

Tám: Tùy trục khổ. (Khổ do cứ theo đuổi)

Chín: Nhứt thiết chủng khổ. (Khổ về hết thảy mọi thứ)

Khổ thứ nhất được chia làm hai. Một là khổ sinh ra do nhân từ đời trước. Hai là khổ sinh ra từ chỗ duyên hợp hiện tại.

Khổ thứ hai được chia làm bốn khổ.

Khổ thứ ba cũng được chia làm bốn khổ.

Khổ thứ tư được chia ra làm năm khổ.

Khổ thứ năm được chia ra thành sáu khổ.

Khổ thứ sáu được chia ra làm bảy khổ.

Khổ thứ bảy được chia ra làm tám khổ.

Khổ thứ tám được chia ra làm chín khổ.

Khổ thứ chín được chia ra thành mười khổ.

Cộng lại thành năm mươi lăm thứ khổ. Hợp hai phần đã nêu thành một trăm mười thứ khổ.

-Sớ từ câu: “Nhưng trong kinh nầy” tiếp xuống: Là lãnh hội văn của kinh Hoa Nghiêm chính là đồng với Vô lượng Tứ đế.