QUYỂN 07

 

(Dưới đây là quyển thứ 3 trong kinh).

Từ đây trở xuống là phần tiếp có tám đoạn, trình bày về chúng Bát Bộ-Tứ Vương, bốn đoạn đầu cũng một vị thứ nhất là Thiên, nghĩa như trước giải thích.

Một: Càn-thát-bà Vương.

Phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Tức là Thiên Vương ở phương Đông, nghĩa là thâu nhiếp tiếp nhận, làm cho khuất phục, nghịch-thuận nhiều cách, khéo léo ứng với căn cơ cho nên gọi là tự tại.

Hai: Nhìn thấy khắp nơi…, nghĩa là khiến cho chúng sinh nhìn thấy tất cả công đức trang nghiêm của Phật, một mảy lông của Phật mà làm lợi ích, tất cả đều như vậy, cho nên nói là nhìn thấy khắp nơi.

Ba: Dùng phương tiện Từ Bi để diệt trừ buồn lo thì vui vẻ phát sinh, buồn khổ đã rộng sâu như biển, thì vui sướng cũng khó tận cùng, gọi là Tạng. Vậy thì buồn-vui của thế gian phát sinh đối với lợi-hại, lợi-hại tồn tại đối với tình thức giả dối, khổ-vui tồn tại đối với lànhdữ, lành-dữ tồn tại đối với yêu-ghét, yêu-ghét không còn thì lành-dữ khổ-vui đều mất hết, tình thức giả dối ngừng lại thì lợi-hại buồn-vui vĩnh viễn đoạn trừ. Như vậy mới là vĩnh viễn đoạn trừ buồn khổ, thì vui sướng phát sinh.

Bốn: Vĩnh viễn đoạn trừ…, nghĩa là đạt được ánh sáng của Trí quyết định, thì tà kiến phiền não vĩnh viễn đoạn trừ.

Năm: Nghĩa là mây Từ che bóng khắp nơi, tài năng và không tài năng đều che mát; đầm Tuệ tưới thấm rộng khắp, ba cỏ-hai cây đều sinh trưởng.

Sáu: Hiện bày rộng khắp…, hiện thân làm lợi ích cho chúng sinh, xứng với tánh ứng hiện khắp nơi mà rộng lớn, đầy đủ tướng thanh tịnh mà tốt đẹp tuyệt vời.

Bảy: Phật xuất hiện thuyết pháp là Đại danh xưng, Phật-Pháp và chúng Tăng đều gọi là Bảo, khiến cho nghĩa này vang xa, nói là tỏa ra khắp nơi.

Tám: Hiện bày tất cả…, ánh sáng nơi Thân soi chiếu khắp nơi, bụi trần không thể nào dính được, người trông thấy chắc chắn vui thích; ánh sáng của Trí làm cho căn cơ vui sướng, phiền não ràng buộc không sinh, thêm nhiều hoan hỷ, cho nên nói là Đại hoan hỷ.

Chín: Làn nước giáo pháp tưới thấm khắp nơi là Thật hạnh của Bồ-đề, Hạnh đã dựng lên, người trông thấy chắc chắn vui thích, không còn Nhị thừa, tất cả đều là cây Bồ-đề.

Mười: Khéo léo tiến vào…, một-nhiều vô ngại gọi là cảnh giới của Phật, Trí của Thiên vương thông hiểu cho nên nói là khéo léo tiến vào.

Trong phần kệ cũng có mười kệ:

Năm kệ trước, có thể biết.

Trong kệ sáu: Câu đầu là hiện thân. Hai câu tiếp là tất cả đạt được an lạc, thế gian tức là tất cả, niềm vui vô tận là tổng quát hiển bày. Nghĩa là Phật xuất hiện ở thế gian, chân bước đi-hình ảnh che mát, nếu ở chốn trời-người thì hiện tại tăng thêm vui sướng, nếu ở nẽo khổ đau thấp kém thì thân tâm an lạc trong bảy ngày, cho đến cuối cùng đạt được niềm vui của Niết-bàn, cho nên nói là Vô tận. Câu tiếp là riêng biệt nêu ra niềm vui của nhân quả xuất thế, trước là nhân-sau là quả, trước là thế gian-sau là xuất thế gian, nghĩa đều theo thứ tự. Lại tổng quát chọn lấy ý của kệ, thân Phật thanh tịnh là nhân của giải thoát, sinh ra niềm vui vô tận là quả của giải thoát. Niềm vui vô tận của thế gian lại là nhân của giải thoát, có thể hiện thân thanh tịnh lại là quả của giải thoát. Lại thân Phật thanh tịnh là nhân của nhìn thấy vui thích, nhìn thấy vui thích tức là quả của thân thanh tịnh. Chúng sinh nhìn thấy vui thích là nhân của an lạc, an lạc vô tận là quả của nhìn thấy vui thích. An lạc vô tận là nhân của thân thanh tịnh, có thể hiện bày nghiệp thanh tịnh là quả vô tận. Như vậy nhân quả lần lượt chuyển tiếp, gọi là thành tựu theo thứ tự.

Trong kệ bảy: Hai câu đầu là do vật báu mà cứu giúp căn cơ, Kiên nghĩa là khó hủy hoại, Mật nghĩa là không có kẽ hở, Trí không ở nơi trống rỗng thì không có thể phát sinh. Câu tiếp là chính thức rải vật báu ra.

Trong kệ tám: Câu kết luận nên nói “Nhìn thấy ánh sáng quý báu như vậy phát ra rộng khắp”, mà nói “Diệu âm” là sự nhầm lẫn của người dịch, bởi vì Diệu âm thuộc về Sư Tử Tràng trước đây.

Trong kệ chín: Hai câu đầu là làn nước giáo tưới thấm khắp nơi. Câu tiếp là cây Bồ-đề tươi tốt khắp nơi. Lại phương tiện nhiều môn là mở bày về Quyền, tiến vào hạnh Bồ-đề là hiển bày về Thật. Đủ loại phương tiện chỉ là Nhất thừa, là tưới thấm khắp nơi.

Trong kệ mười: Hai câu đầu là cảnh giới của Phật. Câu tiếp là an lạc, Phật lực có thể hiện bày mà không có gì lay động, là ngăn chặn vọng kiến, không rút ngắn nhiều kiếp dựa vào một sát-na, không mở rộng sát-na tiếp nhận nhiều kiếp, tướng vốn có là Như, cho nên gọi là không có gì lay động. Tùy theo thích hợp mà hóa độ, là Phật lực khiến cho nhìn thấy.

Hai: Cưu-bàn-trà Vương.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Tức là Thiên Vương ở phương Nam, nghĩa là phiền não bên trong-giặc thù bên ngoài, đều gọi là oán hại. An trú trong lực của Nhẫn đều có thể làm cho khuất phục.

Hai: Tu tập…, Tự lợi-Lợi tha hướng về quả gọi là Môn, sâu rộng khó cùng tận gọi là biển vô biên.

Ba: Nhận biết về mong muốn hiện tại, như thích ứng để giáo hóa làm cho khuất phục.

Bốn: Thành tựu tất cả…, người hiểu biết chậm chạp thì dùng thần thông mà hiện bày, người trí tuệ nhanh nhạy thì thị dùng giáo pháp để chỉ rõ. Nhiều kiếp khắp nơi thế gian gọi là thành tựu tất cả. Đều như hư không, cho nên nói là thanh tịnh. Đều có thể soi chiếu thế gian, tức là ánh sáng, ba Luân giáo hóa chúng sinh là sự nghiệp đã thực hiện.

Năm: Phiền não-nghiệp khổ của thế gian đáng sợ hãi mà không an ổn, Bồ-đề và Niết-bàn an ổn mà không có gì sợ hãi, vạn hạnh làm nhân, Đạo là Vô úy, Diệt là quả thành tựu.

Sáu: Làm cho khô cạn…, dập dềnh trôi nổi trên dòng nước ái dục sâu rộng như biển, mặt trời Trí tuệ soi chiếu rực rỡ thì Vọng khô cạn mà Chân sáng tỏ.

Bảy: Nghĩa là hiện bày thân mây ở khắp tất cả các nẽo, chiếu rọi ánh chớp như thần thông sáng ngời…

Tám: Phát ra khắp nơi…, ánh sáng của Thân-Trí loại trừ hai chướng.

Chín: Nhiều kiếp tu tập về Bi đến cuối cùng diệt khổ, bởi vì không thối chuyển. Bi rất nhiều phương tiện, cho nên lại gọi là Tạng. Bởi vì an ổn chúng sinh, cho nên mở bày chỉ rõ.

Mười: Hiện bày khắp nơi…, thần thông xứng tánh, không có đếnđi mà lưu chuyển.

Trong phần kệ cũng có mười kệ:

Trong kệ một: Tổng quát hiển bày rõ ràng về Phật đã diệt hết oán đối, oán đối lớn nhất không có gì vượt qua kiêu mạn, có kiêu mạn thì xấu xa, diệt hết kiêu mạn thì đoan nghiêm.

Kệ hai cho đến kệ năm, có thể biết.

Trong kệ sáu: Câu đầu là biển Dục, Dục là nguồn gốc của khổ, nói là đầy đủ các khổ. Hai câu tiếp là làm cho khô cạn, đã ngăn chặn Dục ác thì nên nói đến thiện hạnh.

Trong kệ bảy: Câu đầu là hiện bày thân mây khắp nơi. Câu tiếp là trình bày về ánh chớp…, cho nên nói là đủ loại. Câu tiếp bao gồm trình bày về sấm động-mưa tuôn. Sấm động có hai nghĩa: 1- Chấn động xa; 2- Làm phát sinh. Nghĩa là sâu bọ sinh sôi, cỏ cây đâm chồi. Tiếng sấm của âm thanh tròn vẹn có thể dựa theo suy nghĩ.

Ba kệ còn lại, có thể biết.

Ba: Chúng Long Vương.

Dựa theo kệ và bản tiếng Phạn đều có mười một, phần Trường hàng thiếu đi pháp thứ năm, chỉ có mười pháp. Nay phần Trường hàng có mười một pháp:

Một: Tức là Thiên Vương ở phương Tây, pháp môn và pháp thứ hai như kệ giải thích.

Ba: Cùng với văn kệ tất cả có sáu nghĩa: 1- Các nẽo là nơi chốn để giáo hóa; 2- Âm thanh trong sáng là vật dụng để giáo hóa; 3- Danh hiệu của Phật là phương pháp để giáo hóa; – Thần thông là căn bản để giáo hóa; 5- Chúng sinh là cơ duyên để giáo hóa; – Tùy theo niềm vui là ý muốn giáo hóa.

Bốn: Hiện rõ khắp nơi…, nghĩa là một mảy lông hiện rõ tất cả YChánh vô biên, bởi vì mảy lông xứng với tánh cho nên có thể dung chứa rộng rãi. Dung chứa rộng rãi tức là rộng khắp mọi nơi, cho nên có thể hiện rõ Phật mà vẫn tự nhiên an trú nơi lỗ chân lông. Trong quốc độ đã hiện rõ, chủ động và thụ động không xen tạp, Y-Chánh phân biệt, lớnnhỏ rõ ràng, gọi là kiến lập sai biệt.

Năm: Sư Tĩnh Pháp cho rằng: “Dựa theo bản tiếng Phạn thì có Diệm Long Vương, đạt được Giải thoát môn về sân-si che lấp ràng buộc tất cả chúng sinh, Như Lai xót thương khiến cho diệt trừ, nghĩa là Đại Từ ở trong lòng thì ba độc đều diệt hết.”

Sáu: Khai thị…, Đại Từ Bi của Phật là biển phước đức, hai loại tư lương đầy đủ rồi sau đó mới đạt được, cho nên Từ-Phước của chúng sinh tức là trăm sông, mảy lông của Phật thị hiện để biểu thị cho Đồng Thể. Đã nhận biết Đồng Thể thì tự nhiên hướng về nguồn cội, nhờ vào sự chỉ bày mà tỏ ngộ tiến vào, cho nên đạt được niềm vui vô cùng to lớn.

Bảy: Âm thanh Từ Bi đi cùng với Trí tuệ, cho nên nói là thanh tịnh. Sạch sẽ không còn tham ái, thì sợ hãi điều gì-buồn lo điều gì?

Tám: Thị hiện…, nghĩa là hiện rõ Thân-Độ ở trong thân.

Chín: Quán sát công hạnh sâu rộng xưa kia của Phật, cho nên yêu thích hoan hỷ. Chữ Hải bao gồm cả hai, đó là hoan hỷ và cúng dường.

Mười: Thị hiện…, nghĩa là dùng âm thanh để thuyết giảng cho chúng sinh, vì vậy nói là thị hiện. Âm thanh có bốn nghĩa: 1- Nhiều chủng loại, nghĩa là tất cả; 2- Rộng khắp mọi nơi, nghĩa là bình đẳng; 3- Thanh nhã xứng với căn cơ, cho nên nói là làm cho vừa ý; – Một âm thanh tùy theo chủng loại, cho nên nói là vô ngại. Vô ngại tức là phương tiện.

Mười một: Nghĩa là Long vương Vô Nhiệt này trú trong hồ trong lành, phát ra dòng nước thơm ngọt, chảy vào bốn biển, dẫn dắt trăm sông, luôn luôn trải rộng mây Từ, rưới mưa đúng lúc làm cho lợi ích, vì thế cho nên có thể diệt trừ các khổ của thế gian.

Trong phần kệ có mười một kệ:

Trong kệ một: Các loài rồng có bốn loại nóng bức phiền muộn, gọi là nỗi khổ hừng hực, nay đều có sự đối trị: 1- Khổ vì bị chim cánh vàng ăn thịt, câu đầu là đối trị, bởi vì quán sát về pháp của Phật giống như ba Quy y; 2- Khổ vì lúc hành dục lại chính là thân của mình; 3- Khổ vì trùng nhỏ rúc rỉa trong vảy và da; đều lấy câu thứ hai làm đối trị, bởi vì học theo lợi ích như Phật…; – Khổ vì cát nóng dính vào thân, hai câu sau làm đối trị, bởi vì không chịu nổi trùng nhỏ rúc rỉa ngứa ngáy cho nên lăn lộn trong cát nóng, nay Đại Bi thương xót cho nên có thể đối trị với điều ấy. Có chỗ nói bốn loại khổ thì không có khổ vì trùng nhỏ rúc rỉa trong vảy và da, mà có khổ vì gió thổi y phục quý báu dạt ra làm cho lộ bày thân hình, cũng dùng câu thứ hai để làm đối trị, dựa vào loài rồng mà nói về nẽo rồng. Câu cuối dựa theo thần thông của Phật cứu ra khỏi nơi sợ hãi.

Trong kệ hai: Ở đây dựa vào Phật mà luận về thị hiện, trước đây dựa theo rồng mà nói là có thể chuyển đổi. Lại trước đây là thời gian rút ngắn trong một niệm, nay là nơi chốn nhỏ bé trong một mảy lông, hai văn phỏng theo mà tóm lược.

Chín kệ còn lại có thể biết, nhưng kệ thứ năm thì trước đây đã sót mất.

Bốn: Chúng Dạ-xoa Vương:

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Tức là Thiên Vương ở phương Bắc. Đạt được mà vô biên…, nghĩa là người thiện tự có niềm vui chứ không chờ đợi thương xót gia hộ, người ác tất nhiên là khổ, thì tâm chú trọng đến họ, khéo léo cứu giúp theo nhiều môn cho nên nói là vô biên. Lại vị Thiên Vương này có thể điều phục ác quỷ, khiến cho không phạm đến chúng sinh là cứu giúp che chở.

Hai: Trí quán sát-Bi cứu giúp, cứu giúp nỗi khổ-bảo vệ điều thiện, không vướng theo Không-Hữu, cho nên nói là phương tiện.

Ba: Nghiệp ác làm chướng ngại nặng nề, gọi là rất gầy yếu xấu xí. Lại gầy yếu bởi vì không có lực của điều thiện, gọi là Nhất Xiển-đề. Ác tức là xấu xa tệ hại, là người bài báng Phương Đẳng. Trình bày chỉ rõ Diệu lý thì gọi là giúp cho lợi ích.

Bốn: Học theo Phật-ca ngợi Phật, đạt được quả của danh tiếng truyền xa.

Năm: Bi và Trí cả hai cùng soi chiếu hợp lại là một tâm, đi cùng với Pháp thân cho nên luôn luôn quán sát.

Sáu: Âm thanh vi diệu thuyết pháp làm lợi ích nhiều cách, chỉ thuận theo hóa độ thì âm thanh đã có thể làm cho lợi ích.

Bảy: Giáo rộng-Lý sâu, một câu có thể thuyết giảng tức là tiến vào khắp nơi.

Tám: Khiến cho chúng sinh lìa xa Tà thì có thể trú vào Chánh, là giữ gìn che chở rồi. Nhưng trú vào Chánh đạo, thì không phân biệt là Tà hay là Chánh, cho nên nói là không thể nghĩ bàn.

Chín: Nhân là tích tập phước đức, quả là thọ nhận vui sướng, nhờ đó ánh sáng của Thân-Trí được tăng trưởng.

Mười: Nhân là tu tập niệm Phật, quả là phát sinh mười Lực, Thiên Vương chưa chứng đến phần vị cao nhất, cho nên nói là tùy thuận.

Trong phần kệ cũng có mười kệ, văn hiển bày có thể biết.

Năm: Chúng Ma-hầu La-già:

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Ánh sáng uy nghiêm hiện bày khắp nơi gọi là thần thông, tánh thanh tịnh không lay động là chỉ rõ về nhân của Niết-bàn, cho nên nói là phương tiện. Dựa vào nhân để tích tập đức, chắc chắn đạt được Niết-bàn Vô y.

Hai: Diệt trừ phiền não phù hợp với vắng lặng là nhân của thanh tịnh, trong lành vui thích là quả của Niết-bàn.

Ba: Người thiện thì lấy điều thiện để đối xử, người bất thiện thì Phật cũng lấy điều thiện để đối xử, hiểu rõ về thiện-bất thiện cũng mất, chính là hòa vào thanh tịnh vốn có.

Bốn: Tướng của phước-không phải phước đều sâu xa, không thể giữ lấy; không phải phước mà hiện rõ phước gọi là tướng tự tại, Phật và Phật không hai là tướng bình đẳng.

Năm: Không có trí bởi vì tối tăm, như ngọn đèn mà chỉ bày rõ ràng; sợ hãi quả khổ đau, như cột cao làm nơi quay về.

Sáu: Bởi vì nhận biết về đức của Phật vô biên giống như hư không, cùng một tánh như mình cho nên hoan hỷ.

Bảy: Thấy được Lý quyết đoán, nghe ý sâu xa không sợ hãi, nghe ý cạn cợt không nghi ngờ, nghe ý không sâu xa-không cạn cợt mà phát sinh dũng mãnh. Tám ngọn gió không làm nghiêng ngã là lực của dũng mãnh. Đã có thể tự mình ngay thẳng thì chắc chắn có thể làm cho người khác ngay thẳng, làm người đứng đầu cứu giúp che chở.

Tám: Xưa tu nhân vui mừng cho nên nhìn thấy hay nghĩ đến đều vui mừng.

Chín: Thấy rõ Lý-Trí thành tựu thì duyên không lay động, Trí làm căn bản của hành thì các Độ đều tròn vẹn, cũng giống như biển tiếp nhận trăm sông, lại không lưu chuyển.

Mười: Mở bày về Lý của chúng sinh bình đẳng, chỉ rõ ứng hiện của Phật bình đẳng, phá bỏ tình không bình đẳng, khiến cho tỏ ngộ tánh bình đẳng, là đạo của bình đẳng.

Trong phần kệ có mười kệ như thứ tự, văn hiển bày có thể biết.

Sáu: Khẩn-na-la Vương:

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Nghiệp vui thích của thế gian đều dựa vào Phật mà phát sinh.

Hai: Nghe sâu xa hợp với tinh thần vốn là pháp Hỷ vô thượng, cuối cùng đạt được an lạc vô tận của Niết-bàn.

Ba: Đức của Phật sâu rộng, tin tưởng cũng bao hàm.

Bốn: Âm thanh thuyết giảng về pháp chân thật khiến cho nghe thấy, vì vậy buồn lo hư vọng trừ diệt mà tâm ý vui thích.

Năm: Hiểu rõ cảnh chỉ do tâm mà vốn Không, thì an lập chúng sinh quay về giác ngộ.

Sáu: Khó gặp được nhưng vì lợi ích cho chúng sinh, vì lẽ đó mà thị

hiện; tướng trang nghiêm thường trú, gọi là Diệu sắc.

Bảy: Đại Trí và Từ Bi rộng khắp là quả của hai trang nghiêm, nhân của Nhất thiết trí là nghiệp có thể phát sinh.

Tám: Nghiệp vi tế khó tận cùng, tự mình quán sát mà chỉ rõ cho chúng sinh.

Chín: Thần thông làm lợi ích cho chúng sinh, không gián đoạn gọi là luôn luôn.

Mười: Nhận biết căn cơ khéo léo giáo hóa gọi là thâu nhiếp tâm, Chánh trí điều khiển tâm giống như cảnh.

Trong phần tụng có mười kệ theo thứ tự, văn đều có thể biết.

Bảy: Ca-lầu-la Vương.

Theo Sư Hiền Thủ và Tĩnh Pháp, đều nói dựa theo phần kệ tụng thì phần Trường hàng sót mất Chấp Trì Vương thứ năm.

Một: Trí không vướng mắc cho nên nhìn thấy không ngăn ngại, Bi quán sát rộng khắp cho nên tất cả đều hài hòa quy phục.

Hai: An tọa dưới tán cây Bồ-đề ở khắp nơi, gọi là trú trong pháp giới; hiện bày thần thông thuyết pháp, gọi là giáo hóa.

Ba: Tinh tiến thúc đẩy các Độ hướng về tu tập cho nên thành tựu.

Bốn: Cảnh giới như văn kệ, khó suy nghĩ thì tiến vào mới là dũng mãnh.

Năm: Các bản phần nhiều sót mất pháp này. Gặp được một bản có đủ, văn nói là Đại Hải Xứ Nhiếp Trì Lực Ca-lầu-la Vương, đạt được môn giải thoát có thể làm khô cạn biển phiền não của chúng sinh. Phần nhiều thì bản Sớ xưa sót mất pháp này. Nay dựa vào bản có đủ, nhưng kệ dựa theo có thể làm khô cạn mà nói về phước trí của Phật.

Sáu: Chúng sinh vô biên cho nên phần nhiều thành tựu về Trí.

Bảy: Thành trì có ba nghĩa: 1- Phòng ngừa giặc thù bên ngoài; 2Nuôi dưỡng mọi người; 3- Mở cửa để dẫn dắt thâu nhiếp. Nay nói thành trì giáo pháp là bao gồm Giáo-Lý-Hạnh-Quả. Hạnh phù hợp với Lý của giáo thì tất cả đều trang nghiêm, cho nên đều có ba nghĩa, nghĩa là hiểu rõ tánh Không của thành trì thuộc tâm, thì các phiền não không tiến vào được. Nhìn thấy hằng sa tánh đức, thì vạn hạnh liền tăng. Đạo không có gì không thông suốt, thì Tự-Tha dẫn dắt thâu nhiếp, sẽ có thể phù hợp với quả. Bặt dứt trăm lỗi để thành tựu giải thoát, nuôi dưỡng các đức để đầy đủ Pháp thân. Mở toang Bát-nhã mà tất cả đều thông suốt, còn hiển bày về thành trì của giáo pháp nuôi dưỡng tất cả. Ý nghĩa đã giải thích, thì mỗi một câu đều thông suốt khác thường. Có nhiều nghĩa như vậy, cho nên kệ nói: Rộng lớn không cùng. Bốn môn trùng trùng cho nên không có số lượng cuối cùng. Có thể trình bày chỉ riêng Đức Thế Tôn của chúng ta.

Tám: Pháp thân Vô tướng, cho nên không thể hủy hoại; Thể tức là Chân Như, Thánh phàm đều bình đẳng; Trí không có gì phân biệt, an trú vào chứng thực thông hiểu, gọi là Lực thành tựu.

Chín: Hiện bày hình tướng đồng loại, phương tiện để điều phục.

Mười: Chúng sinh chết đi và sinh ra đều do hành nghiệp, Trí sinh tử của Phật mới có thể tiến vào khắp nơi.

Trong phần kệ có đủ mười kệ, như thứ tự phối hợp giải thích, có thể biết. Nhưng kệ thứ năm, bởi vì có lúc sót mất như trước đây, cho nên sơ lược giải thích về kệ này. Hai câu đầu là rất sâu xa rộng lớn. Câu tiếp là tướng phước trí trang nghiêm, hạnh nối thông nhân quả, nhân sâuquả xa, đã không thể nghĩ bàn lại có một hạnh, là hạnh của Như Lai, đó gọi là Đại Bát Niết-bàn của Đại thừa, bởi hạnh là quả, quả đều bặt dứt nói là Đạo. Hạnh của Phật, như phẩm Xuất Hiện trình bày.

Tám: A-tu-la Vương.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Tu-la tôn quý thù thắng giống như núi Tu-di cao lớn, ánh sáng uy đức của Như Lai che phủ Đại chúng trong mười phương, chúng sinh đều nhìn thấy người đứng đầu thật sự thù thắng.

Hai: Vị ấy có thể dùng một sợi tơ làm ra đủ loại sự việc, khiến cho một sát-na hiện rõ sự việc điều phục chúng sinh ở nhiều kiếp…

Ba: Dùng nhiều pháp môn tiến vào cảnh giới của Phật, thì khổ diệt trừ-tâm thanh tịnh, đủ loại pháp môn cũng như huyễn hóa. Văn sau nói: Thiêm-mạt-la tức là Phạm âm khéo léo huyền ảo.

Bốn: Nhiều kiếp nhiều khổ vì chúng sinh chứ không phải vì mình, như Thi-tỳ cứu mạng chim bồ câu, Tát-đỏa lao mình xuống vách núi, đã là Trượng phu trang nghiêm thù thắng nhất. Huống gì cuối cùng hạn định Tịch trí vạn đức để trang nghiêm, vượt qua biểu hiện không có lợi ích mà chịu khó chịu khổ thì quả thật là đáng khinh. Đã vì chúng sinh mà thực hành, cho nên có rất nhiều quyến thuộc.

Năm: Dùng Đại lực thần thông huyền ảo làm chấn động thế giới để thức tỉnh căn cơ, đây là Đại lực không sợ chúng sinh, Đại lực và Bàtrĩ là Hoa-Phạn khác nhau mà thôi.

Sáu: Mở bày đủ loại Quyền môn, đưa chúng sinh vào niềm vui cao nhất. Quyền là căn bản tiến vào Đại, bởi vì đều nhờ vào Trí của Phật. Quyền-Thật không sai lạc, đây là soi chiếu khắp nơi.

Bảy: Vạn thiện thuận với Lý, tất cả không thể hủy hoại, nơi giải thoát này không còn gì cấu nhiễm, công lao quy về Chánh giác, cho nên kệ nói: Phật lực như vậy mà tu tập, thì kiên cố trang nghiêm vi diệu.

Tám: Bi vận dụng Trí mà khiến cho tất cả không có gì nghi ngờ, sự việc này rộng lớn chính là nhờ vào Tuệ.

Chín: Cúng dường hầu hạ, tu tập điều thiện cho nên phát sinh công đức thù thắng.

Mười: Tiến vào tất cả các nẽo, trình bày về tất cả mọi nơi đều có mặt, kệ nói: Thời gian ba đời đều như nhau. Cùng có Phật tánh thì gọi là quyết định, đầy đủ ba nghĩa trên là hạnh bình đẳng, không nói ra Thật nghĩa thì không phải âm thanh khéo léo.

Một đoạn trên đây và Dạ Thần ở sau, đều kết thúc đưa về tên gọi, trên-dưới ví dụ như vậy, sợ rằng văn nhiều cho nên không giải thích.

Trong phần kệ cũng có mười kệ, như thứ tự có thể biết.

– Từ đây trở xuống là phần sau về Chúng thuộc các Thần, có mười chín Chúng.

Một: Thần chủ về Ngày.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Trí hiểu rõ tâm chúng sinh như hư không hòa vào sắc, ánh sáng soi chiếu thân-độ như mặt trời hợp với hư không, thân có khắp trong quốc độ như cảnh tượng ở trong gương, Lực của vị làm chủ thế gian có thể thâu nhiếp thân này. Tánh của thân này sánh bằng thế gian, bởi vì đều hòa vào quán sát căn cơ, cho nên gọi là hòa vào khắp nơi. Nơi đã hòa vào tức là cung điện.

Hai: Nghĩa tròn vẹn xứng với căn cơ cho nên tâm đầy đủ mà thành tựu lợi ích.

Ba: Hai ánh sáng của Thân-Pháp đều đáng yêu thích.

Bốn: Mưa pháp tưới thấm chủng tử, đã hàm chứa quả thì Giải thông suốt, thiện chưa nảy mầm thì Tín phát sinh.

Năm: Không có pháp nào không tỏ ngộ, gọi là lực sáng tỏ tất cả, trải qua nhiều kiếp tu tập mà thành tựu Trí trang nghiêm.

Sáu: Phương tiện mở bày rõ ràng niềm vui của thế gian cũng là nỗi khổ, khiến cho chúng sinh tỏ ngộ tiến vào, thấy niềm vui của Lý pháp, như Hoan Hỷ Địa.

Bảy: Thân mây của Như Lai, ngay nơi Thể thì không phải có hay không có. Dựa theo căn cơ thì sai biệt khắp nơi mười phương, không thể nói là không có. Dựa theo Phật thì xứng với pháp giới chân thật, không thể nói là có. Đây là tùy duyên chứ Pháp thân không phải là có.

Luôn luôn không khác với Sự mà hiển bày rõ ràng, bởi vì hóa hiện tịch diệt chứ chúng sinh không phải là không có. Luôn luôn không khác với Chân mà thành lập, tức là sai biệt của không hề sai biệt.

Tám: Ở nơi nguy hiểm thì bảo vệ khiến cho an lành, có khổ đau thì cứu giúp khiến cho vui sướng.

Chín: Chúng sinh tối tăm bởi vì nhiều dục, cho nên chìm đắm trong đêm dài sinh tử. Dùng pháp mở mang hiểu biết thì vui vừa đủ làm đầu, bởi vì vui vừa đủ đi cùng với Trí là lực của công đức, có thể khiến cho lìa xa đau khổ mà được an lạc.

Mười: Có đức hạnh của giác ngộ cho nên danh tiếng lan truyền khắp nơi, phước đã rộng mà danh tiếng lại, cho nên lợi ích ấy không hư rỗng.

Trong phần kệ cũng có mười kệ, có thể biết.

Hai: Thần chủ về Đêm.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp: Đầu là bảy vị Dạ Thần, là Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Thập Địa, kiến giải sâu rộng càng hiển bày về pháp môn khó nghĩ bàn của Chúng hải.

Một: Phổ Đức Tịnh Quang, tức là Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Ly Cấu Địa. Tên gọi của vị ấy đầy đủ giống như pháp môn, gọi là Tịch Tĩnh Thiền Định Lạc Phổ Du Bộ. Nói đến Phổ Du Bộ, tức là Đại dũng kiện. Tịch Tĩnh Thiền Định Lạc, tức là Thể của Định. Hiện pháp lạc trú, cho nên gọi là Lạc. Đại dũng kiện, tức là Dụng của Định. Kiện là có năng lực chịu đựng, Dũng là không sợ hãi, nghĩa là thấy Phật làm thanh tịnh căn cơ dạo khắp trong thần thông, cho nên gọi là Dũng kiện, cũng là Du bộ. Dũng kiện rộng lớn, cho nên gọi là Phổ Đức; không có phiền não đi cùng với Trí có thể gọi là Tịnh Quang.

Hai: Tức là Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Phát Quang Địa. Tên của vị ấy là Hỷ Mục Quán Sát Chúng Sinh. Pháp môn giải thoát gọi là Đại Thế Lực Phổ Hỷ Tràng, nghĩa là pháp môn giải thoát này, tất cả công đức đều đầy đủ, tất cả giáo hóa đều rộng khắp. Gọi là Đại Thế Lực, tức nay là thân rộng lớn. Phiền não hoàn toàn thanh tịnh, tất cả đều vui thích được thấy, cho nên nói là Phổ Hỷ. Bi là tướng của đức, tức là nghĩa của Tràng. Quán sát tất cả ưa thích, gọi là Hỷ Mục.

Ba: Tức là Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Diệm Tuệ Địa. Tên của vị ấy là Phổ Cứu Chúng Sinh Diệu Đức. Bảo vệ tinh khí cho thế gian mới là cứu giúp chúng sinh. Bởi vì bảo vệ chúng sinh cho nên hiển bày về công đức tuyệt diệu. Pháp môn đầy đủ giống như tên gọi, thứ tự lại thích hợp, nghĩa là cảm thì chắc chắn hiện rõ trước mắt, điều phục mà khiến cho thanh tịnh.

Bốn: Tức là Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Nan Thắng Địa. Tên của vị ấy là Tịch Tĩnh Âm Hải. Pháp môn gọi là Niệm Niệm Xuất Sinh Quảng Đại Hỷ Trang Nghiêm. Niệm niệm xuất sinh tức là nghĩa của tích tập, thấy Phật làm lợi ích chúng sinh cho nên sinh lòng vô cùng hoan hỷ trang nghiêm. Ở đây có hai nghĩa: 1- Thấy Phật mà hoan hỷ tu tập là nhân trang nghiêm, ưa thích nhìn thấy là quả. 2- Tích tập hoan hỷ này là Thần tự mình trang nghiêm. Do Định mà phát ra âm thanh gọi là Tịch Tĩnh Âm, sâu rộng như biển.

Năm: Tức là Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Hiện Tiền Địa. Tên của vị ấy là Thủ Hộ Nhất Thiết Thành Tăng Trưởng Uy Lực. Kệ nói là Thi Lợi, bởi vì âm tiếng Phạn hàm chứa hai nghĩa: 1- Nói là Cát Tường; 2- Phiên ra là Thủ (giữ gìn). Sau dịch là Bạt-đà Thất Lợi, cho là Hiền thủ. Lại bởi vì chữ Thủ thì âm giống nhau mà nghĩa khác nhau, chữ Thủ trong Hiền Thủ là Đầu (cái đầu), trong phẩm Nhập Pháp Giới chính là Thủ Hộ (giữ gìn-che chở), đều là người dịch ít thông hiểu về tiếng địa phương. Nếu dùng nghĩa để hiểu thì Tăng Trưởng Uy Lực tức là hiện rõ khắp nơi, Cát Tường chính là pháp môn theo thứ tự. Lại giống với pháp ấy nói là Thậm Thâm Tự Tại Diệu Âm Giải Thoát, Diệu Âm cho nên tâm ý vui thích, vui thích thì tâm ý thanh tịnh, tức là vắng lặng mà có thể thuyết giảng, cho nên gọi là tự tại.

Sáu: Tức là Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Viễn Hành Địa. Tên của vị ấy là Khai Phu Nhất Thiết Thọ Hoa. Nhất thiết khai phu tức là phát ra khắp nơi. Pháp môn của vị ấy gọi là Bồ-tát Xuất Sinh Quảng Đại Hỷ Quang Minh. Văn có chút thay đổi vì tóm lược mà thôi. Bản kinh cũ nói là: “Bồ-tát Vô Lượng Hoan Hỷ Tri Túc Quang Minh.” Tri túc và mãn túc thì văn gần với nhau, nghĩa là có thể nhận biết về Trí khéo léo của Như Lai, nêu ra Đại phước và ánh sáng uy nghiêm của pháp, cho nên nói là Quang Minh. Phật dùng phước trí làm cho đầy đủ tâm của chúng sinh, thì hàm chứa hoan hỷ gọi là Tạng.

Bảy: Tức là Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Bất Động Địa. Tên của vị ấy là Đại Nguyện Tinh Tiến Lực Cứu Hộ Nhất Thiết Chúng Sinh, pháp môn tên gọi Giáo Hóa Chúng Sinh Linh Sinh Thiện Căn. Giáo hóa và khai ngộ thì văn khác nhau mà nghĩa giống nhau, khiến cho chúng sinh thành thục trước-sau khác nhau mà thôi. Nghĩa là hiện bày thần thông-nêu rõ hình tướng, đều bởi vì điều phục giáo hóa, tất cả thiện căn đều làm cho sinh trưởng. Bình đẳng che chở nuôi nấng tức là cứu giúp che chở tất cả. Đại nguyện tinh tiến cho nên có thể làm được 10 điều ấy. Nay văn tóm lược mà thôi.

Tám: Niệm niệm tu tập đã lâu, luôn luôn cứu giúp che chở khắp nơi, là vô biên Từ. Pháp này cùng với Thiện hữu của Thiện Tài ở phần vị Hoan Hỷ Địa, tựa như giống nhau mà văn khác nhau nhiều, lại không phải là tiếp theo, cho nên chỉ giải thích trực tiếp.

Chín: Đối với ba Độc thì chúng sinh khó hủy hoại được, dùng môn Đại Bi để hiện thân trang nghiêm, cho nên hang đá lưu lại hình ảnh mà rồng độc thay đổi tâm ác, huống là hiện thân hay sao?

Mười: Vốn là vì chúng sinh, cho nên thành tựu đức của chính mình, khiến cho niềm vui của người khác đầy đủ.

Trong phần kệ có mười kệ như thứ tự.

Trong kệ một: Câu đầu là lực của giải thoát có thể quán sát. Câu tiếp tức là niềm vui tịch tĩnh, Thần dùng Định này quán sát Thể này của Phật, cho nên văn sau kinh nói: Nhìn thấy tất cả chư Phật ba đời mà không hề chấp trước, bởi vì nhận biết Như Lai là Vô tướng, tánh-tướng vốn Không, cho nên nói là tướng hư không tịch tĩnh. Câu tiếp tức là Đại dũng kiện, dựa theo văn sau của kinh thì Tự-Tha đều thanh tịnh. Câu tiếp là quả của Định. Trên đây là dựa theo Phật mà nói. Nếu dựa theo chư Thiên mà nói, thì bốn câu đều là Dụng của Định, bởi vì trú vào pháp giải thoát này cho nên có thể thấy Thể-Dụng nhân quả của Phật.

Kệ hai-ba có thể biết.

Trong kệ bốn: Xứng với Lý mà hoan hỷ khắp nơi, là rộng lớn vô biên, dù cho trong tâm không lay động mà bên ngoài hiện rõ uy thế bừng bừng dữ dội, càng sâu xa khó lường.

Trong kệ năm: Bởi vì vắng lặng cho nên có thể rộng khắp mọi nơi.

Trong kệ sáu: Bởi vì chúng sinh xưa nay tự nhiên trống rỗng, vì thế cho nên tịch diệt. Vì vậy Trí cùng tận-Vọng không còn thì tất cả Lý đều hiển bày, Vọng thấu suốt nguồn cội của Chân thì tất cả phiền não đều không còn, hoan hỷ mới đầy đủ.

Bốn kệ còn lại có thể biết.

Ba: Thần chủ về Phương hướng.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Hiện thân thuyết pháp, khiến cho tỏ ngộ mà đạt được quả, đều là lực của sự cứu giúp che chở.

Hai: Thần thông thị hiện hình tướng, là sự nghiệp có thể thành tựu; chúng sinh ra khỏi đau khổ, là sự nghiệp đã thành tựu.

Ba: Ánh sáng của pháp phá trừ tăm tối, tăm tối đoạn dứt thì Trí

phát sinh, Trí và pháp Hỷ cùng phát sinh, đoạn trừ và tịch diệt là niềm vui.

Bốn: Hiện thân khắp nơi để thuyết pháp, người nghe chắc chắn diệt trừ phiền não, cho nên không vất vả uổng công.

Năm: Thánh nhân không có tên gọi, tùy theo chúng sinh mà thiết lập tên gọi, coi trọng ở chỗ phát sinh công đức và diệt trừ phiền não mà thôi.

Sáu và bảy có thể biết.

Tám: Nghiệp và tánh trống rỗng, đều không mất đi quả báo, đều không có gì sai khác. Tánh-tướng vô ngại là lực tự tại. Nói có thể cảm lấy quả báo khiến cho trừ bỏ nghiệp ác, nói tánh của nghiệp trống rỗng thì nghiệp thiện cũng không còn.

Chín: Trước là dựa theo nói về tánh-tướng của nghiệp, khiến cho chúng sinh đoạn tuyệt với nghiệp; ở đây dựa theo nhận biết về nghiệp sai biệt mà tìm cách tùy theo căn cơ để giáo hóa

Mười: Người thế gian không ai không có bắt đầu, nhưng ít người có thể có cuối cùng. Nay Thánh nhân có chí nguyện-có năng lực, cho nên những việc đã làm đều trọn vẹn. Người thế gian bởi vì người tùy theo dục, cho nên không thể nào mất đi cả hai. Nay có Từ-có Bi mà khiến cho chúng sinh hoan hỷ, nghĩa là mười pháp Ba-la-mật thì tất cả đều trọn vẹn. Bốn Vô lượng tâm khiến cho chúng sinh hoan hỷ.

Trong phần kệ theo thứ tự phối hợp giải thích, có thể biết.

Bốn: Thần chủ về Hư không.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Trí tuệ thành tựu Lý thì mười Nhãn soi chiếu rộng rãi, mặt trời-mặt trăng hợp với hư không thì tất cả cảnh tượng hiện bày rõ ràng. Hai: Hai ánh sáng của Thân-Trí hòa vào khắp nơi pháp giới.

Ba: Thân Phật như hư không là cảnh giới vô biên, không có sinhkhông có nhiễm là làn gió an lành.

Bốn: Thuyết giảng rộng rãi về Thánh đạo, thì lìa xa ba Chướng, an trú vào hai Không.

Năm: Trên mong cầu Đại pháp, dưới giáo hóa chúng sinh, gọi là hành rộng lớn, làm yên lòng chúng sinh như búi tóc tuyệt diệu vậy thôi.

Sáu: Chìm đắm trong ách nạn của sinh tử, dùng ánh sáng của BiTrí để mà cứu giúp.

Bảy: Không ngăn ngại phước-trí dẫn dắt nhau, đó gọi là lực thù thắng.

Tám: Phiền não do Trí mà diệt trừ.

Chín: Âm thanh vi diệu khéo léo thuyết giảng.

Mười: Không làm hỏng nơi chốn của mình, mà phù hợp với tất cả mười phương.

Trong phần kệ có mười kệ như thứ tự.

Trong ba kệ đầu là bốn nghĩa về Không-Hữu hàm chứa năm pháp: 1- Lìa xa Sinh có thể giữ lấy tức là đoạn tuyệt vọng tưởng. 2- Lìa xa Tướng đã giữ lấy là không có tướng-không có tên gọi. 3- Cảnh không có tự tánh tức là Như Như. – Tâm không có gì đạt được chính là Chánh Trí, mê muội về Như mà thành tên gọi-hình tướng (Danh tướng), vọng tưởng là Sinh; tỏ ngộ về Như là nguồn gốc của tên gọi-hình tướng, thì chấp trở lại thành Trí. Ngoài Như không có Trí, Thể của Trí tức là Như. Hai loại này hãy còn rỗng rang vắng lặng soi chiếu không hề ngăn ngại. Như vậy thấy Phật thì nói là tốt lành.

Trong kệ bốn: Trường hàng đã nêu ra, đều gọi là An Trú. Nay nói là Viên Quang, Viên Quang biểu thị cho Trí, An Trú biểu thị cho Định. Hai sự giúp đỡ cho nhau, trước-sau nêu ra lẫn nhau, đều có thể diệt trừ chướng ngại đối với Lý không có gì trái ngược.

Trong kệ sáu: Biển sinh tử, thì luận Du Già quyển thứ 70 nói: “Năm pháp tương tự sinh tử được gọi là Đại Hải: 1- Bởi vì nơi chốn vô biên tương tự; 2- Bởi vì rất sâu; 3- Bởi vì khó vượt qua; – Bởi vì không thể uống; 5- Bởi vì chỗ dựa của nhiều châu báu.” Giải thích rằng: Do bốn nghĩa trước mà chúng sinh lưu chuyển, do nghĩa thứ năm mà Bồ-tát tiến vào. Lại dựa theo phần Dụ, quyển thứ nói: “Bởi vì ba tướng cho nên không giống như nước biển: 1- Tự tánh không đồng phần, nghĩa là nước biển chỉ có một phần của Sắc; 2- Chìm đắm không giống nhau, bởi vì chỉ có người và súc sinh, bởi vì chỉ có thân chìm đắm; 3- Vượt qua không giống nhau, bởi vì người chưa đoạn trừ dục cũng có thể vượt qua.” Biển sinh tử ngược lại với trên, có thể suy nghĩ.

Bảy kệ còn lại có thể biết.

Năm: Thần chủ về Gió.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Dùng gió làm phương tiện kết hợp với ánh sáng của mặt trời trí tuệ, Trí tiến vào pháp sâu xa mà không có gì chướng ngại, Thân tiến vào thế gian mà không có ảnh tượng.

Hai: Bồ-tát dùng Đại tâm để mong cầu Bồ-đề, duy trì vật dụng cúng dường phù hợp với Chân, rộng lớn giống như hư không, không ngăn ngại bởi nhiều loại sự việc, mà dùng tất cả các pháp làm thân, một niệm cúng dường vô biên chư Phật; như lực của làn gió ấy, không có gì không thành tựu.

Ba: Gió lớn bỗng nhiên thổi đến thì mây trôi tản mác không còn, làn gió Từ Bi bỗng nhiên nổi lên thì bệnh khổ-phiền não không còn.

Bốn: Làn gió của phước-trí trang nghiêm, thổi đến phá tan mọi chướng ngại như núi.

Năm: Mười Lực làm cho ma phải khuất phục, mười quân ma đều diệt hết. Chỉ gọi là khô nước, bởi vì dục ái là thứ nhất.

Sáu: Lỗ chân lông phát ra âm thanh Từ Bi diệt trừ năm loại sợ hãi, nếu trăm lỗ thủng khác nhau thổi ra thì tất cả gầm lên làm vừa ý căn cơ.

Bảy: Trí tiến vào Thật tướng cho nên biện giải vi diệu như biển, như gió mạnh lùa vào cây cho nên cây có thể đổ xuống.

Tám: Phương tiện điều phục chúng sinh là do Trí mà tiến vào, cho nên gọi là Tạng.

Chín: Cung điện của Thiền định, chắc chắn là Định-Tuệ cùng qua lại, cho nên có thể diệt trừ ngu si tăm tối. Dựa theo Phật thì hoạt động và vắng lặng không hai, nhìn thấy thì chắc chắn diệt hết ngu si.

Mười: Mặt trời-mặt trăng soi chiếu rõ ràng, không có gió thì không thể vận hành; Trí và hành vô ngại là lực của phương tiện.

Trong phần kệ có mười kệ, có thể biết.

(Từ đây trở xuống là đi vào quyển thứ trong kinh).

Sáu: Thần chủ về Lửa.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp, có nơi nói: Dựa theo bản tiếng Phạn thì phần này sót mất pháp thứ tư.

Một: Dùng Tiến lực mà hiện rõ ở thế gian để trừ diệt Vô minh cho chúng sinh, bởi vì bắt đầu cho nên chỉ thuận theo nghĩa của lửa.

Hai: Phiền não có hai nghĩa: 1- Trôi nổi; 2- Phiền muộn. Khéo léo xoay chuyển thì có thể chấm dứt.

Ba: Tướng của phước xứng với tánh thì phiền não không làm cho lay động, hợp với Đại Bi thì Tự lợi không lay động, cả hai có thể thâu nhiếp đức vô tận gọi là Tạng.

Bốn: Có nơi nói rằng: “Dựa theo bản tiếng Phạn thì vị Thần tên gọi Thắng Thượng Nhụy Quang Phổ Chiếu, pháp môn gọi là Phổ Năng Trừ Phiền Não Trần, nghĩa là trải qua vô số kiếp thực hành đầy đủ, nay có thể hiện bày thần thông mà diệt trừ phiền não. Kệ nói: Chúng diệu cung thần, thì cùng với trước đây nêu ra hợp với Chúng diệu tức là nghĩa của Thắng Thượng mà thôi.” Nhưng các bản phần nhiều không có. Hoặc có bản thì nói đầy đủ là: “Cung điện nhiều loại tuyệt diệu của Thần chủ về Lửa, đạt được pháp môn giải thoát Đại Từ Bi che chở tất cả chúng sinh.” E là qua nhiều lần sao chép mà bỏ sót thôi.

Năm: Ánh sáng chiếu rọi…, nghĩa là ánh sáng mặt trời hợp với hư không, giống như hư không mà vô tận; Trí phù hợp với Thật tướng, xứng với Thật tướng mà vô biên. Tuy trải qua nhiều kiếp tu tập thành tựu, mà hoàn toàn giống như vốn có, Linh cùng tận số lượng cao nhất-Diệu đạt tới chỗ khó mà suy nghĩ. Thật làm căn bản của phiền não, tức là Chánh nhân; Trí soi chiếu nguồn cội của tâm, tức là Liễu nhân, như hư không cùng với mặt trời.

Nay tóm lược trình bày về mười nghĩa, để phân rõ về khó suy nghĩ: 1- Mặt trời và hư không, không phải ngay trong nhau-không phải tách rời nhau. 2- Không phải dừng lại-không phải không dừng lại. 3- Mặt trời khéo léo thực hiện phá trừ tăm tối, mà duyên tốt để hiển bày chủ yếu là hư không. – Tuy là diệt trừ tăm tối để hiển bày hư không, mà hư không chẳng hề tăng giảm. 5- Lý thật không có giảm, dùng Sự mà suy ra thì tăm tối che phủ vĩnh viễn trừ diệt; tánh thì không có tăng, bởi vì hư không pháp giới đã hàm chứa vạn tượng đều hiện rõ. – Tánh của hư không này tuy thanh tịnh, nhưng nếu không có ánh sáng mặt trời thì có bóng tối che phủ. 7- Không phải vì hư không trống rỗng mà tự nhiên có thể trừ diệt tăm tối, tăm tối nếu trừ diệt thì nhất định phải nhờ vào ánh sáng mặt trời. – Mặt trời nếu không có hư không thì không có ánh sáng-không có soi chiếu, hư không nếu không có mặt trời thì tăm tối không tự nhiên trừ diệt. – Nhưng tánh của tăm tối này không có đến-không có đi, Thể tướng của mặt trời cũng không sinh-không diệt. 10- Chỉ có mặt trời soi chiếu hư không thì trời đất nhìn thấy rõ ràng. Dùng mặt trời Trí tuệ soi chiếu hư không của tâm tánh, cũng có mười nghĩa dựa theo ví dụ để suy nghĩ, không những giải thích về một văn này, mà cũng là nối thông với các kinh, bao gồm trước-sau.

Sáu: Thể vắng lặng phát ra soi chiếu, gọi là Tịch Tĩnh Quang, từ đây thành tựu thân tướng trang nghiêm của phước.

Bảy và tám, có thể biết.

Chín: Phân biệt về tướng của các pháp, vĩnh viễn lìa xa ngu si không hiểu biết; tỏ ngộ Thật tánh của các pháp, thì nhìn thấy không có gì chấp trước.

Mười: Dùng hạnh giúp đỡ cho nguyện mà có thể làm Sư tử hống, thị hiện ở thế gian.

Trong phần kệ thêm vào kệ thứ tư, văn đều có thể biết.

Bảy: Thần chủ về Nước.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Vô duyên Đại Từ thì nói là bình đẳng.

Hai: Vô biên pháp hành để trang nghiêm cho mình và người.

Ba: Vắng lặng không lay động bởi vì quán sát căn cơ, cảm mà liền thông bởi vì thuận theo thâu nhiếp; như mùa Đông tuyết đọng trắng xóa, mùa Hạ thì tuôn chảy khắp nơi.

Bốn: Âm thanh vi diệu thuyết giảng về ý nghĩa sâu xa của Phật, khiến cho tỏ ngộ về vòng xoáy của Diệu pháp.

Năm: Hai ánh sáng của Thân-Trí mở mang giáo hóa giác ngộ khắp nơi, thanh tịnh vô cấu tràn đầy pháp giới rộng lớn.

Sáu: Pháp giới thanh tịnh, tánh-tướng cùng bặt dứt; tất cả công đức đều nhìn thấy, thì Đại Dụng không mất đi.

Bảy: Chúng sinh không cùng cho nên Đại Bi vô tận, đầy đủ mà không tràn thì có nghĩa về biết vừa đủ, tuôn chảy và dừng lại thuận theo duyên thì đây là tự tại.

Tám: Khắp nơi nhìn thấy Phật, cho nên hoan hỷ to lớn vô cùng tận. Hoan hỷ từ Phật sinh ra thì Phật gọi là Tạng, như nghe âm vang của dòng suối chảy thì tất cả đều vui thích.

Chín: Phước của tánh-tướng vô ngại, cho nên có thể hóa hiện thần thông khắp nơi; như hư không và cảnh sắc lưu lộ mà chiếu rọi lẫn nhau, uy quang dập dờn mờ ảo.

Mười: Hạnh điều phục chúng sinh rộng lớn, như hư không vô biên; Dụng không dừng lại trong chốc lát, như hư không vô tận.

Trong phần kệ có mười kệ:

Trong kệ một: Nửa kệ trước phân rõ về nhân quả cùng một tướng. Câu tiếp là ví dụ những điều khác. Câu sau là phân rõ về lợi ích. Câu đầu nói về thanh tịnh, là lìa xa lỗi lầm mà không duyên theo. Môn như trần số, là tùy theo thích hợp mà làm lợi ích yên vui. Dùng Từ làm nhân đạt được quả là tướng vi diệu, dùng Tướng làm nhân đạt được quả không hề chán bỏ. Nhưng tướng của Như Lai có thuần nhất-có xen tạp. Đây là dựa vào môn thuần nhất. Nếu dùng môn xen tạp thì tùy theo một tướng-một mảy lông, đều thu nhận tận tất cả các hành pháp giới của Như Lai; mỗi một tướng cũng đều như vậy. Thuần nhất và xen tạp vô ngại, nhân quả dung thông với nhau, thành tựu trọn vẹn chứ không phải thành tựu từng phần, một tướng-một mảy lông của Phật thì giống như pháp giới không có phạm vi hạn lượng. Nay vị Thần này thuận theo một môn Từ, tiến vào tướng vô tận mà thôi. Đây là dựa theo tướng của mười thân. Nếu là nhân của ba mươi hai tướng, thì chỉ nói đến một nhân của một tướng, như luận Trí Độ-Du Già…, các kinh Niết Bàn-Đại Tập…, đến phẩm Tướng Hải sẽ dẫn ra.

Trong kệ hai: Câu đầu nói đến Vô tận, để hiển bày về ánh sáng thường có. Câu tiếp nói đến đầy khắp pháp giới, để phân rõ về ánh sáng rộng khắp. Không thể nghĩ bàn, là bởi vì hiển bày về ánh sáng sâu xa, không phải sắc mà hiện rõ sắc, không phải xanh-vàng mà có xanhvàng. Câu thứ ba là hiển bày về Dụng của ánh sáng.

Tám kệ còn lại có thể biết.

Tám: Thần chủ về Biển.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp, phần kệ sót mất kệ thứ ba.

Một: Vì chúng sinh mà cúng dường Phật là phước bố thí bình đẳng, đạt được các tướng quý báu để trang nghiêm cho thân.

Hai: Khéo léo tùy theo mong muốn của căn cơ mà thuyết pháp, bảo vệ thiện căn khiến cho tăng trưởng thành tựu.

Ba: Nghĩa là diễn giảng về pháp sâu rộng, Thể của phiền não là Không. Bản tiếng Phạn có kệ nói: “Đạo Sư của chúng trong tất cả thế gian, nổi mây pháp tuôn mưa lớn không thể lường, làm khô cạn biển của các khổ vô cùng, lìa xa trần cấu này tiến vào pháp môn.” Nếu dựa theo văn này, thì chính là làm khô cạn biển khổ.

Bốn: Nếu thấy được cảnh giới của Phật thì phiền não không cònđau khổ ngừng lại. Dựa theo văn kinh hiện tại, ba là phiền não, bốn là đối với khổ. Nếu dựa vào bản tiếng Phạn thì trước là khổ-sau là phiền não. Người dịch đã bỏ sót, khiến cho văn nghĩa thay đổi bất ngờ. Vì vậy, Cổ đức nói: “Sót tụng thứ tư, kết thúc tên gọi đã giống nhau cho nên biết là sót tụng thứ ba.” Luôn luôn ở giữa sóng nước, tức là khắp nơi dùng nước để làm cung điện.

Năm: Dùng Trí để diệt trừ si mê.

Sáu: Bởi vì hành mà chuyển biến thì tất cả đều là khổ, nhân của Bồ-đề khởi lên thì khổ của sinh diệt không còn, liền đạt được an lạc tịch diệt của Niết-bàn.

Bảy: Dùng Trí diệt trừ ngu si, chưa hẳn tránh khỏi kiến chấp; hiểu rõ tánh của kiến chấp ngu si thì kiến chấp ngu si tự nhiên không còn, Chân-Vọng quán sát bình đẳng là cảnh giới của Phật.

Tám: Tất cả chúng sinh đều có chủng tánh của Phật, tròn vẹn sáng ngời đáng quý, đầy đủ công đức gọi là vật báu. Mắt Phật quán sát khắp nơi, trí Phật chỉ rõ tất cả, Chánh nhân khiến cho hiển bày như kho vàng lộ rõ. Đại tâm nếu khởi lên thì như hạt giống nảy mầm, cho nên gọi là xuất sinh. Duyên nhân và Liễu nhân làm cho có thể tỏ ngộ về Đạo vi diệu.

Chín: Hiểu rõ nếu như không giữ lấy thì tâm không dao động, trong suốt như biển lặng là nơi quay về của vạn đức. Tu-di có thể nghiêng ngã, thì ma lẽ nào có thể quấy nhiễu? Một niệm làm cho ma phải khuất, như trong kinh Bổn Hạnh Tập.

Mười: Nhập Định pháp giới, như pháp giới rộng khắp.

Trong phần kệ, văn có thể biết.

Chín: Thần chủ về Sông.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Hạnh thành tựu rưới mưa pháp. Như mưa lớn trút xuống khắp nơi, diệt trừ phiền não, phát sinh công đức. Như sông dài chảy xiết, không có gì vướng mắc ngăn ngại.

Hai: Hiện thân diệt trừ phiền não, như khe suối rửa sạch tâm.

Ba: Chân thật rửa sạch cấu uế, Từ và Trí giúp đỡ nhau; như hồ trong-đầm lặng, hư không và cảnh sắc chiếu rọi lẫn nhau, cho nên gọi là mắt thanh tịnh lìa xa trần cấu.

Bốn: Âm thanh tròn vẹn làm lợi ích khắp nơi, như sóng cuộn trào phát ra tiếng vang.

Năm: Cứu vớt chúng sinh chìm nổi dập dềnh.

Sáu: Thiện căn không có phiền não, có thể gọi là trong mát, như hồ A-nậu-đạt vĩnh viễn không có nóng bức phiền muộn.

Bảy: Vô lượng môn bố thí khiến cho ở đó không còn keo kiệt, như tích chứa rong-tảo-ấu-sen khắp nơi khiến cho chúng sinh ưa thích.

Tám: Thực hành phước thiện phù hợp với chân thật, cho nên tất cả nhìn thấy đều vui mừng; như hồ sâu-ao rộng là bởi vì đức nhiều.

Chín: Tuệ lực là phương tiện làm cho tạp nhiễm đều thanh tịnh, Từ Bi đối với oán hại giận dữ ấy mà chuyển thành hoan hỷ; như vạn trùng sóng lặng thì ánh sáng chiếu rọi tất cả.

Mười: Thu nhận toàn bộ vạn thiện khiến cho quy về Niết-bàn, như trăm sông ấy đều chảy về biển rộng. Hòa vào biển rộng do Trí, cho nên gọi là ánh sáng thuộc đức của biển.

Trong phần kệ, văn cũng có thể biết.

Mười: Thần chủ về Hoa màu(Giá).

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Công đức và Trí tuệ, hai loại pháp vị cung cấp để thành tựu thân Phật.

Hai: Vui mừng bởi vì trừ hết khổ đau.

Ba: Chúng sinh là cảnh đã làm cho thanh tịnh.

Bốn: Bi sâu xa cho nên thông suốt rộng lớn.

Năm: Gieo giống vào ruộng của chúng sinh, chắc chắn đến quả không có gì hủy hoại.

Sáu: Trí đầy đủ niềm tin của chúng sinh, đạt được quả phù hợp với hoa.

Bảy: Ánh mắt Từ nhìn chúng sinh mà phước tích tụ vô lượng, Từ là thản nhiên hài hòa làm cho vui sướng, kệ nói là Đạo thù thắng.

Tám: Bởi vì hạnh mà thành Phật cho nên mới thành tựu Đạo quả thì liền thuyết giảng.

Chín: Lơi lỏng đối với tu tập thì phát sinh lo âu phiền muộn, thường xuyên thúc đẩy các căn làm thanh tịnh những điều ác.

Mười: Tùy theo căn cơ để thuyết giảng, như ý mong cầu cho nên vui mừng.

Trong phần kệ, văn có thể biết.

Mười một: Thần chủ về Thuốc.

Trình bày về mười pháp là mười tụng:

Một: Thuận tình thì dễ thâu nhiếp, nghịch ý thì khó điều phục, cho nên quán sát tất cả.

Hai và ba, có thể biết.

Bốn: Người mới học thì dùng tên gọi làm Thật khách, Đại sĩ dùng tên gọi làm Phật sự.

Năm: Dùng lực của thiện căn Từ, phát ra ánh sáng như vầng trăng yêu thích…, hai căn bệnh của thân-tâm, vừa mới nghĩ đến liền diệt trừ.

Sáu: Mê muội về Lý, mê muội về Báo, hai loại ngu dốt tăm tối khởi lên phiền não mà tạo nghiệp, nhận chịu đầy đủ mọi điều khổ đau. Phật dùng cây kim vàng của Chánh pháp mở ra con mắt Trí tuệ, khiến cho thấy rõ ba Đế, cho nên nói là thanh tịnh.

Bảy và tám, có thể biết.

Chín: Đại Bi không có Ái kiến sinh ra đức của chúng sinh, cho nên gọi là Tạng.

Mười: Thầy thuốc của thế gian chữa trị, tuy khỏi bệnh mà vẫn phát sinh; vĩnh viễn diệt trừ-phát sinh công đức, không có gì hơn niệm Phật. Nhờ vào bệnh-nhờ vào ánh sáng đều là phương tiện, nghĩa là Phật có vô biên tướng, tướng có vô biên vẻ đẹp, vẻ đẹp phát ra vô biên ánh sáng, ánh sáng thâu nhiếp vô biên chúng. Nói đến tùy niệm là đức của Phật đều bình đẳng, tùy theo duyên-tùy theo ưa thích, hướng về xưng niệm một Đức Phật, Tam-muội dễ dàng thành tựu, cung kính một lòng sâu nặng, đối với chư Phật cũng đều như vậy, ví như tâm dõi theo con đường giác ngộ, thì đã âm thầm bước vào một cách tự nhiên.

Trong phần tụng, có thể biết.

Mười hai: Thần chủ về Rừng.

Trình bày về mười pháp là mười tụng:

Một: Đức của Phật vô biên đều dựa vào biển Trí, hàm chứa đứcphát ra ánh sáng, cho nên gọi là Tạng.

Hai: Bình đẳng đối với chúng sinh, Bi chính là rộng lớn; tất cả đều lìa xa chướng ngại, gọi là thanh tịnh khắp nơi.

Ba: Tất cả các nhân thù thắng đều là Phật đạo, mỗi một tâm thanh tịnh thì đủ loại mầm thiện phát sinh.

Bốn: Tất cả công đức trang nghiêm nơi một mảy lông, mỗi một mảy lông đều như vậy, cho nên Phật là đức tích tụ. Bởi vì quả Phật thu nhận về nhân, đều thành tựu trọn vẹn chứ không phải thành tựu từng phần, cho nên một nhân phát sinh tất cả các quả, một quả thu nhận tất cả các nhân, đều viên dung vô ngại mà thôi.

Năm: Trí thông suốt vạn pháp thì gọi là Phổ Môn, khách trần không sinh cho nên nói là thanh tịnh, ngộ như mặt trời soi chiếu lập tức rộng khắp pháp giới, công như chùi gương nói về Trí dần dần sáng tỏ. Sáng tỏ là sáng tỏ vốn có, dần dần là dần dần tròn vẹn.

Sáu: Nhận biết về hành đi đến khắp nơi, như thích ứng mà phân bố giáo pháp.

Bảy: Hiểu rõ tánh của âm thanh đều giống như âm thanh của Phật, cho nên tất cả đều vừa ý; có thể khiến cho thế gian đều nghe thấy âm thanh của Phật, mới nói là thanh tịnh.

Tám: Xưa kia thực hành xứng với tất cả pháp giới là cảnh rộng lớn, thần thông hiện rõ khắp nơi khiến cho chúng sinh nhìn thấy, dựa theo mà thực hành; như Hỷ Mục ở phần sau tức là sự việc ấy.

Chín: Chúng sinh nịnh hót gian ngoa, tự mình không tu về đức, lẽ nào có được tâm tiến lên của người có đức có tài? Nay phước trí làm lợi ích cho người, thì chúng sinh và mình đều lợi ích. Kệ nói “Kiệm bị” tức là nịnh hót gian ngoa.

Mười: Cung kính nghĩ đến thì Phật xuất thế, Phật xuất thế thì trang nghiêm cho kho tàng công đức. Chướng nặng nề, bởi vì không nghĩ đến-không nhìn thấy, đối với Phật lẽ nào Vô thường hay sao? Vì vậy cần phải nhìn thấy-luôn luôn nhìn thấy.

Trong phần kệ có mười kệ, có thể biết.

Mười ba: Thần chủ về Núi.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Vắng lặng mà thường soi chiếu cho nên ánh sáng luôn luôn rõ ràng.

Hai: Ánh sáng của thân tướng làm thuần thục căn cơ, đều là lực của thiện căn Từ, như kinh Niết Bàn mở rộng trình bày.

Ba: Tu nhân trang nghiêm các căn, vốn là thuận với chúng sinh, ngắm nhìn đôi mắt như cánh sen mà vui thích, nhìn thấy khuôn mặt như vầng trăng mà tâm hớn hở. Hoặc thấy các căn, mỗi một căn đều rộng khắp pháp giới, tâm hoan hỷ càng sâu xa.

Bốn: Như hư không bao la không cấu nhiễm, mà trải qua đời kiếp không hề lười nhác.

Năm: Si mê mà mãi ngủ say, chỉ có phước trí mới có thể làm cho tỉnh giấc.

Sáu-bảy và tám, có thể biết.

Chín: Hoặc là ngủ hay là thức, đều khiến cho nghe pháp tiến vào thực hành. Đây là sự nghiệp của Phật, như kinh Đại Anh Lạc nói: “Quá khứ có Đức Phật, cứ mỗi khi sắp thuyết pháp thì khiến cho Đại chúng ngủ say, thuyết pháp trong mộng làm cho thiện căn tăng trưởng, thức giấc đạt được đạo quả.” Kinh Niết Bàn cũng nói: “Người ấy trong giấc mộng nhìn thấy cảnh tượng La-sát…, cũng biểu thị cho vạn pháp đều là mộng, đêm dài của giấc mộng lớn, chắc chắn có ánh sáng của sự thức tỉnh lớn.”

Mười: Pháp môn xứng tánh, Đại nghĩa vô biên, một âm thanh có thể thuyết giảng, đều là xuất hiện.

Trong phần kệ có mười kệ, có thể biết.

Mười bốn: Thần chủ về Đất.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Niệm niệm không gián đoạn, bình đẳng quán sát tất cả, tu dưỡng Từ Bi bảo vệ Chánh pháp, cho nên đạt được Thể của Kim Cang, Kim Cang tức là quả thuộc về soi chiếu bên trong.

Hai: Phước lực của một mảy lông lập tức hiện bày nhiều phước.

Ba: Chứng nhập Vô sinh, không ngăn ngại cho sự trang nghiêm quốc độ.

Bốn: Luôn luôn vì người khác.

Năm: Quán sát căn cơ mà xuất hiện, gọi là qua lại dạo chơi (Du hý).

Sáu: Hiện thân làm cho phiền não thanh tịnh mới điều phục phiền não của chúng sinh.

Bảy: Bên trong đầy đủ vô lượng công đức mà hiện rõ thân uy lực, như mặt đất hàm chứa-biển rộng tưới thấm, làm phát sinh các loại thóc lúa đậu mè, các loại thóc lúa đậu mè đã gieo trồng đều vốn là cỏ cây thơm ngát từ mặt đất sinh ra.

Tám: Trường hàng thì một câu mà thâu nhiếp tất cả không sót lại gì, kệ tụng thì một câu mà rộng khắp mọi nơi không có gì cùng tận.

Chín: Mây khói rộng khắp mọi nơi, khiến cho chúng sinh lìa xa cấu nhiễm làm tánh.

Mười: Pháp có thể thâu nhiếp duy trì tâm hành, như vòng Kim Cang; Phật thì không lay động mà hiện rõ giữa thế gian, như núi Tu-di xuất hiện giữa biển rộng.

Trong phần tụng dưới đây, cũng có hai câu kết luận là pháp thuộc về con người, có thể dùng ý để hiểu được, các tụng đều có thể biết.

Mười lăm: Thần chủ về Thành.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp, có chỗ nói: Sót mất pháp thứ chín. Phần tụng đầy đủ mười kệ.

Một: Phương tiện như ánh sáng… làm cho lợi ích thành thục.

Hai: Tùy bệnh trao thuốc, khiến cho hành được phù hợp.

Ba: Bảo vệ giáo pháp, giáo pháp tồn tại thì chúng sinh nhận được phước đức, Giáo-Lý-Hạnh-Quả đều có sự bảo vệ.

Bốn: Từ Bi cứu giúp vô tận gọi là Tạng.

Năm: Hiểu rõ Đại Trí của Phật.

Sáu: Phương tiện mà hiện thân.

Bảy: Cùng tu tập công đức của Phật.

Tám: Mê muội về lý của Chân-Tục, cho nên nói là ngu si tăm tối. Phật xuất hiện mở bày rõ ràng khiến cho hiểu rõ mà tiến vào. Vốn mê muội từ vô thỉ, giống như người sinh ra đã mù lòa, tuy nghe ví dụ mà cuối cùng không biết về sữa, chỉ có Phật xuất thế thì mới có thể hiểu rõ.

Chín: Dựa theo bản tiếng Phạn nói: “Thần chủ về Thành trì tên gọi Hương Tràng Trang Nghiêm Kế, đạt được pháp môn giải thoát gọi là Phá Nhất Thiết Phiền Não Xú Khí-Xuất Sinh Nhất Thiết Trí Tánh Hương Khí.” Nghĩa là Chánh Sử là vật thối, Tập Khí còn sót lại là mùi thối; Trí Tánh là Thể của hương, lợi ích cho chúng sinh là mùi hương. Mùi hương như mây cuộn lên từ núi cao, xứng với Trí tánh mà vô tận. Mùi thối giống như sương mù cuộn trong gió Xuân, cùng với vô biên của tánh hư không. Phiền não thì trần cảnh và tập khí đều mất hết, Trí 202 tuệ thì tự mình và người khác cùng lợi ích.

Có bản cũng nói đầy đủ: “Thần chủ về Thành trì tên gọi Hương Kế Trang Nghiêm, đạt được pháp môn giải thoát gọi là Khai Phát Chúng Sinh Thanh Tịnh Diệu Trí.” Cũng e là qua nhiều lần sao chép mà bỏ sót thôi, nghĩa không khác với trước. Kệ nói là hiện rõ trong mộng, mộng là thần thức đi lại, cũng là trạng thái tinh thần của thấy-nghe. Trong mộng hãy còn điều phục, huống là đối với giác ngộ hay sao? Như Tôn giả Cachiên-diên, vì đệ tử mà hiện rõ cảnh giới mộng…

Mười: Hai Chướng-năm Cái trùng điệp như núi, không phải ánh sáng của Trí tuệ thì không có gì có thể phá trừ.

Trong phần kệ có mười kệ, văn có thể biết.

Mười sáu: Thần chủ về Đạo Tràng.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười một pháp, có mười một kệ:

Một: Chữ Xuất Hiện có hai cách dùng, nghĩa là có Phật xuất hiện, thì các vật dụng trang nghiêm xuất hiện để mà cúng dường. Phật từ xưa như vậy, Thần dùng Đại nguyện mà học theo điều đó.

Hai: Đối với chúng sinh thành tựu hạnh, khiến cho chúng sinh học theo điều đó. Bố thí là hạnh trước tiên, cho nên kệ chỉ nêu ra Bố thí.

Ba: Mộng và tỉnh đều là hóa hiện, thì thời gian và nơi chốn đều rộng khắp.

Bốn: Vật báu bên ngoài-ánh mắt bên trong trùng trùng khó mà rời bỏ, bởi vì chúng sinh mà thực hành rời bỏ, cho nên nói là có thể mưa xuống.

Năm: Thần có hình dạng của ngọn lửa thanh tịnh, trong phần nêu ra trước đây không có, nghĩa là sắc tướng của Đạo tràng đều trang nghiêm vi diệu, đều vì thuần thục chúng sinh.

Sáu: Người nghi ngờ về cảnh giới, lấy Duy tâm làm chánh niệm; người nghi ngờ về pháp tánh, lấy Vô đắc làm chánh niệm. Thật thì không có Chánh-không có Tà, mới gọi là Chánh. Không có niệm và không niệm là Chân niệm rồi, các niệm không sinh thì Chánh niệm mới sinh mà thôi. Vì vậy tùy theo căn cơ mà rưới mưa pháp, đoạn trừ nghi ngờ, phát sinh trí tuệ.

Bảy: Biện tài rưới mưa pháp, xứng với căn cơ cho nên hoan hỷ.

Tám: Ca ngợi sâu rộng về Phật, cho nên danh và quả đều tốt đẹp.

Chín: Quyến thuộc của Thọ Vương đều như phần đầu kinh đã nói.

Mười: Tức là thân trước đây ở khắp nơi mười phương, mà không có qua lại; Trí tiến vào các tướng, hiểu rõ pháp vốn rỗng rang vắng lặng.

Mười một: Đủ loại năng lực, Phật vốn có vô lượng năng lực, hạnh ở phần vị của nhân cũng như vậy, đều hiển bày rõ ràng trang nghiêm đầy đủ; đã là Thần của Đạo tràng, cho nên đạt được giải thoát trong Sự của Đạo tràng.

Trong phần kệ có mười một kệ, văn có thể biết.

Mười bảy: Thần chủ về Túc Hành.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một và hai, có thể biết.

Ba: Bên trong thì niệm niệm an trú vào Lý-Sự, bên ngoài thì kiến lập đạo tràng ở khắp mọi nơi.

Bốn: Đưa chân lên-hạ chân xuống đều phát triển về Hải Ấn, có những oai nghi thì tất cả đều là Phật sự.

Năm: Dùng hoa-dùng ánh sáng để rưới mưa vật báu, rưới mưa giáo pháp.

Sáu: Chúng sinh vô biên là cảnh giáo hóa của Phật, được thấy Phật-được nghe Pháp cho nên sinh lòng hoan hỷ.

Bảy: Âm thanh tròn vẹn thức tỉnh chúng sinh, giống như làn gió thơm ngát của Chiên-đàn, tạm thời huân tu trong chốc lát mà cảm thấy thân-tâm được điều phục thuận theo.

Tám-chín và mười, có thể biết.

Trong phần kệ có mười kệ, có thể biết.

Mười tám: Thần thuộc Thân Chúng.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Thần tên gọi là Tịnh Hỷ Cảnh Giới, ở phần đầu nêu ra tên gọi, tên là Hoa Kế Trang Nghiêm. Hoặc là tên gọi mở rộng, tóm lược nêu ra một nửa; hoặc là âm tiếng Phạn giống nhau, do người dịch nhầm lẫn không đối chiếu với bản tiếng Phạn.

Hai và ba, có thể biết.

Bốn: Tướng tức là Vô tướng, vốn như hư không trú ở khắp nơi, Không nhưng không phải chỉ có trống rỗng, mà cũng có khắp nơi Sắc; Trú nhưng không phải trú ở một phần, mà một mảy trần cũng rộng khắp. Như khoảng không của hạt cải cũng không thể tận cùng, bởi vì thân và pháp tánh không thể phân ra.

Năm: Oai nghi thực hiện giáo hóa, vô tâm lập tức hiện rõ. Đây tức là cảnh giới của Phật, khó mà luận bàn suy nghĩ.

Sáu: Phật là thửa ruộng tốt, xuất thế khó được gặp, một lần phát khởi cúng dường nhỏ bé mà đạt được quả của năm Thường, sơ lược nói về Sắc lực cũng có Thường về Mạng-An lạc-Biện tài. Năm sự này đều Thường mới nói là đầy đủ, thọ nhận quả báo vô tận cho nên đều lìa xa bần cùng.

Bảy: Ánh sáng của răng diệt trừ cấu nhiễm, biểu thị cho pháp đã thuyết giảng vốn là thanh tịnh.

Tám: Có nhiễm trước đối với năm trần mà không có Từ Bi đối với sáu nẽo, là ngu si thuộc nghiệp của ma. Hiểu rõ tánh của năm dục trống rỗng thì mình cùng mất đi, nghiệp ấy từ đây mà chuyển, gọi là giữ gìn bảo vệ. Thâu nhiếp duy trì, là khéo léo giữ gìn cửa ngõ của các căn, thâu nhiếp phân tán mà duy trì công đức, thì đã xa rời ma. Nhưng ma sự làm cho mê hoặc, không ra ngoài ba Độc và Mạn. Ma làm não loạn chúng sinh, không ra ngoài ba sự, đó là đầy đủ năm dục thượng diệu và các khổ. Bởi vì thuyết giảng về pháp tà, thì ba độc đều phát sinh. Bên trong vướng vào ba độc, tức là nghiệp ma. Nay giữ gìn bảo vệ phát giác ma như thế nào, thì trong kệ nói là Đạo giải thoát.

Chín: Có ba ý: 1- Thân tuy rộng khắp pháp giới, mà phần nhiều thị hiện làm vua thâu nhiếp cai quản tự tại; 2- Tám tướng ở trong Vương cung, mà cúi xuống tiếp nhận chúng sinh; 3- Pháp giới, vốn là cung điện của Pháp Vương dưới tán cây Bồ-đề.

Mười: Mê muội đối với vốn Không mà phát sinh khổ đau hư vọng; Vô lậu vốn có là thiện căn thanh tịnh.

Trong phần kệ có mười kệ, có thể biết.

Mười chín: Thần Kim Cang.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Thấy thân của Như Lai hiện bày khắp nơi không khác nhau, đâu chỉ riêng tất cả nơi chốn hiện bày tức là tướng vô biên, mà cũng tùy theo mỗi một sắc tướng, đều không hề có giới hạn.

Hai-ba-bốn và năm, có thể biết. Nhưng vị Thần thứ năm, trong quyển một gọi là Chư Căn Mỹ Diệu; nay chỉ nói là Diệu Tý, văn nghĩa đều thiếu sót. Lại thêm từ Thiên Chủ, bởi vì hiện tại làm Thế Chủ.

Sáu: Biển pháp vô cùng sâu xa, chi tiết hết sức sai biệt, khéo léo thuyết giảng khiến cho hiện rõ không có gì sót lại.

Bảy: Dựa theo Thần thì tạm thời nói vật báu tô điểm làm cho trang nghiêm, khéo léo thâu nhiếp đối với chúng của mình; dựa theo Phật thì phương tiện dùng tướng tốt để trang nghiêm, tất cả đều thâu nhiếp.

Tám: Nhân sâu xa cho nên phước to lớn là chủ động trang nghiêm,

quả thù thắng cho nên đức tướng đều sáng tỏ đầy đủ.

Chín: Ác nghĩa là mười ác. Hiểm là nhân của ác, bởi vì có thể hãm hại mình và người, đưa đến con đường nguy hiểm.

Mười: Nếu theo văn hiện có thì ngọc Ma-ni trong búi tóc (Ma-ni kế) là nơi tuôn mưa. Nếu theo nghĩa mà chọn lấy thì vị Thần này tên gọi Ma-ni Kế, cũng có thể Kế(búi tóc) là chủ động tuôn mưa. Vật dụng trang nghiêm của tất cả Bồ-tát là nơi tuôn mưa, vốn biểu thị cho ánh sáng Trí tuệ viên mãn của Bồ-tát.

Trong phần kệ cũng có mười kệ.

Trong kệ sáu nói Toàn Phục là dòng xoáy của nước, nơi xoáy nước có ba nghĩa: 1- Bởi vì rất sâu; 2- Bởi vì xoáy tròn; 3- Bởi vì khó vượt qua. Dòng xoáy của biển pháp cũng như vậy: 1- Bởi vì chỉ có Đức Phật mới có thể suy xét đến cùng; 2- Bởi vì Chân-Vọng xoáy theo nhau khó mà tận cùng trước sau; 3- Nghe về Không nói là Không thì chìm vào vòng xoáy, nghe về Hữu nói là Hữu… đều biết giống như vậy, cho nên nói là tất cả nghĩa đều sai biệt.

Các kệ còn lại đều có thể biết.

Trên đây là phần trình bày về chúng Dị sinh, xong.

(Từ đây trở xuống là đi vào quyển thứ 5 trong kinh).

Từ đây trở xuống là phần sau trình bày về chúng Đồng sinh, văn phân làm ba: Đầu là trình bày về Bồ-tát Phổ Hiền đạt được tất cả pháp môn; tiếp là mười Bồ-tát cùng tên Phổ đều đạt được một pháp môn; sau là mười Bồ-tát khác tên gọi mỗi vị đạt được một pháp môn. Ba phần này đều có Trường hàng và kệ tụng.

Ngay phần đầu là Bồ-tát Phổ Hiền, trong Trường hàng có hai: Một: Tổng quát nêu rõ pháp đã tiến vào; Hai: Riêng biệt hiển bày về mười môn.

Phần một: Tổng quát nêu rõ pháp đã tiến vào, có hai câu: Trước là chỉ ra Thể của pháp đã trình bày; sau là phân rõ về công năng của pháp.

Câu trước nói về không thể nghĩ bàn, nghĩa là bởi vì Số vượt qua tính toán, Lý bặt dứt nói năng suy nghĩ. Nói biển phương tiện, nghĩa là Chân Như không lay động mà thành tựu Sự, khéo léo dùng môn của Nhân để phù hợp với Quả, cho nên nói là phương tiện.

Câu sau từ “Nhập Như Lai…” trở xuống là phân rõ về công năng của pháp, nghĩa là chứng thực tiến vào nhân tròn vẹn, mà hướng đến tiến vào biển quả. Nhưng trước sau chỉ trình bày về dùng riêng biệt để hòa vào tổng quát, cho nên đều đạt được một môn giải thoát, giống như tất cả trăm sông đều chảy vào biển rộng. Nay trình bày về dùng tổng quát hòa vào tổng quát, như biển hòa vào biển, cho nên đạt được môn giải thoát khó nghĩ bàn. Lại nói chủ động hòa vào là biển phương tiện, bởi vì Phổ Hiền là bậc Thượng thủ của hai chúng Dị sinh và Đồng sinh.

Phần hai: Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về mười môn để làm sáng tỏ về vô tận.

Một: Trang nghiêm quốc độ để điều phục chúng sinh, nghĩa là tùy theo chúng sinh đã giáo hóa mà chọn lấy cõi Phật. Tất cả cõi Phật, dọc thì nối thông với bốn cõi Phật, ngang thì bao gồm pháp giới. Ngang-dọc dung thông với nhau, một mảy trần-một thế giới đều rộng lớn trang nghiêm thanh tịnh, cho nên nói là tất cả. Thuyết giảng giáo pháp vi diệu nhất, khiến cho chúng sinh đã điều phục đến cuối cùng được giải thoát.

Hai: Phật có khắp tất cả mọi nơi, đi đến nơi ấy tu tập công đức, mới hiểu rõ cảnh ấy.

Ba: Tổng quát phân rõ để an lập sáu loại công đức của Bồ-tát: 1Phần vị; 2- Nguyện; bốn loại còn lại ở trong phần kệ.

Bốn: Thân ở khắp nơi ứng với căn cơ mà thuyết giảng về pháp đã chứng.

Năm: Quốc độ không giống nhau mà sự cung kính đều khác nhau, cho nên tùy theo thích hợp mà thiết lập tên gọi thành tựu lợi ích không trống rỗng, nói như phẩm Danh Hiệu.

Sáu: Trong mảy trần hiện thân thuyết giảng về cảnh giới thực hành của Bồ-tát.

Bảy: Bởi vì thời gian tùy theo pháp dung thông, khiến cho kiếp của ba đời và thành-hoại trong kiếp hiện rõ trong một niệm, không có gì chướng ngại. Nhưng Sự bao gồm chủ động và thụ động (Năng-sở), Sự chủ động thành-hoại gọi là lửa-nước và gió, Sự thụ động thành-hoại là trời-đất và vạn tượng.

Tám: Biển căn của Bồ-tát tuy phát triển rộng rãi nhiều loại, nhưng có thể hòa vào cảnh giới mà chính mình đã nhận biết, lẽ nào có thể lường tính hay sao? Pháp vô biên của Phật, là hiển bày từ trước đến nay, vô số Đại chúng chưa lường được công đức của Phật, Phổ Hiền có năng lực nhận biết về Lý này.

Chín: Trình bày về thân của Như Lai, thì Thể giống như hư không, Dụng rộng khắp pháp giới.

Mười: Thâu nhiếp nhân-thành tựu quả, cho nên nói là tất cả hạnh

của Bồ-tát hòa vào Nhất thiết trí. Âm thanh vi diệu thuyết giảng về điều này, cho nên nói là hiển bày rõ ràng. Đây cũng là riêng biệt giải thích câu thứ hai trong phần nêu ra.

Trong phần tụng, theo thứ tự như mười môn trước đây.

Trong kệ một: Nửa kệ trước là trang nghiêm làm thanh tịnh quốc độ của Phật, nửa kệ sau là điều phục chúng sinh, bao gồm hiển bày về con người và pháp là nghĩa của trang nghiêm. Con của Phật (Phật Tử) có ba phần vị: 1- Con bên ngoài, nghĩa là các phàm phu vốn không có năng lực tiếp theo kế thừa việc nhà của Phật. 2- Con thứ, nghĩa là các Nhị thừa vốn không sinh ra từ Đại pháp của Như Lai. 3- Con đích thực, nghĩa là Đại Bồ-tát chính thức từ Đại pháp hỷ mà sinh ra. Ở đây nói thanh tịnh là ý hiển bày về phần vị thứ 3. Pháp vi diệu bậc nhất, là chọn lấy không phải Quyền-Tiểu, xưa dùng pháp vi diệu làm thanh tịnh tâm của chúng sinh đã giáo hóa, cho nên đã cảm được quốc độ cũng có Phật Tử thanh tịnh sinh đến quốc độ ấy mà trở lại rưới mưa pháp vi diệu.

Trong kệ hai: Nửa kệ trước là trình bày về tổng quát rộng khắp trong riêng biệt, nửa kệ sau là trình bày về Thể-Dụng vô ngại, cũng là tổng quát rộng khắp trong tổng quát.

Trong kệ ba: Bốn câu tức là bốn nghĩa trước đây: 1- Tu tập mười hạnh thù thắng; 2- Khởi lên mười phương tiện; 3- Đã chứng được mười Như; – Chính thức chứng được pháp giới. Thành tựu Tát-bà-nhã, phần vị của Địa là tổng quát, năm công đức còn lại là riêng biệt.

Trong kệ bốn: Nửa kệ trước là hiện thân khắp nơi, nửa kệ sau là thuyết giảng về pháp đã chứng.

Kệ năm-sáu-bảy và tám, có thể biết.

Trong kệ chín: Câu đầu là Trí thân. Câu tiếp là Trí thân giống như Pháp thân. Hai câu sau là Hóa-Dụng rộng khắp giống như Pháp thân. Sơ lược nêu ra Chánh giác mà thật sự thì bao gồm tất cả, cho nên trên đây nói là đủ loại.

Trong kệ mười: Ba câu đầu là thâu nhiếp nhân, một câu sau là thành tựu quả.

Phần tiếp là mười Bồ-tát cùng tên Phổ đều đạt được một pháp môn.

Vị Bồ-tát thứ nhất, trong phần nêu ra tên gọi trước đây không có, bởi vì trước đây cùng với Phổ Hiền tổng cọng là mười Phổ. Nay Phổ Hiền nói riêng biệt cho nên thêm vào làm mười, để biểu thị cho trọn vẹn đầy đủ. Nhưng phần kệ thì văn có đủ mười. Trong phần Trường hàng thì vị Bồ-tát thứ bảy và pháp môn đều sót mất. Lại sót mất pháp môn của vị Bồ-tát thứ tám, và tên gọi của vị Bồ-tát thứ chín, đến văn sẽ biết.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Trang nghiêm nơi chốn thuyết pháp, đều gọi là trang nghiêm.

Hai: Khắp nơi đều thành Chánh giác, đã là vô tận, mà còn là một môn Chánh giác. Có môn Chánh giác thành tựu vô lượng như vậy…, như phẩm Xuất Hiện phân rõ. Tùy theo môn Chánh giác đã thành tựu, điều phục chúng sinh cũng như vậy, cho nên nói là thành thục cảnh giới chúng sinh không thể nghĩ bàn.

Ba: Tu tập thực hành vô số phước thiện, làm trang nghiêm phát sinh vô số quốc độ.

Bốn: Bởi vì Trí sâu xa vi diệu quán sát về cảnh giới khó nghĩ bàn, cho nên nhiều nơi không mê lầm, nhiều kiếp không chán bỏ.

Năm: Như một Hội nơi rừng Thệ-đa, lập tức hiện rõ tất cả Tịnh độ, từng Hội-từng Hội đều như vậy, niệm niệm hiện bày khác nhau.

Sáu: Pháp giới là ngôi nhà thâu nhiếp vô tận, cho nên gọi là Tạng; quán sát thân pháp giới của Phật, thì một mảy lông cũng không có phạm vi giới hạn.

Bảy: Trong bản tiếng Phạn gọi là Bồ-tát Phổ Giác Duyệt Ý Thanh, đạt được môn giải thoát tên là Thân Cận Thừa Sự Nhất Thiết Phật Cúng Dường Tạng. Nghĩa là nhân thực hành xưa kia của Phật thì cúng dường tất cả chư Phật, nay thành tựu quả Phật thì tất cả Đại chúng đều quy phục, giống như trăm sông chảy nhanh hướng về biển.

Tám: Dựa theo bản tiếng Phạn, nên nói là Bồ-tát Phổ Thanh Tịnh Vô Tận Phước Uy Quang, đạt được môn giải thoát tên là Xuất Sinh Nhất Thiết Thần Biến Quảng Đại Gia Trì. Nghĩa là khắp nơi thế giới, chứa đầy trần kiếp, tận cùng thời gian vị lai, đều là lực gia trì của Phật.

Chín: Trong bản tiếng Phạn, tức là Bồ-tát Phổ Bảo Kế Hoa Tràng, đạt được môn giải thoát tên là Phổ Nhập Nhất Thiết Thế Gian Hạnh Xuất Sinh Bồ-tát Vô Biên Hạnh Môn. Tức là Pháp môn của Bồ-tát Uy Quang trong kinh này, là bởi vì sót mất pháp môn của vị Bồ-tát thứ tám và tên gọi của vị Bồ-tát thứ chín, liền khiến cho pháp môn thứ chín đưa xuống ở sau pháp môn thứ tám, do sự nhầm lẫn của người dịch. Nghĩa là nếu không có Đại Bi-không tiến vào sinh tử, thì không thể nào có được pháp môn thực hành của Bồ-tát; như không đi vào biển rộng thì lẽ nào có thể có được châu báu? Đây tức là giáo hóa người khác mà thành tựu thuộc về mình.

Mười: Tức là dựa vào Thể mà phát khởi Dụng.

Văn tụng trước đã phối hợp giải thích, bởi vì muốn biểu thị cho pháp môn của Bồ-tát hòa vào lẫn nhau, cho nên không kết luận pháp thuộc về người, đoạn sau cũng như vậy.

Phần sau là mười Bồ-tát khác tên gọi, cũng mỗi vị đạt được một pháp môn.

Trong phần Trường hàng trình bày về mười pháp:

Một: Được thành tựu bốn loại phương tiện của Bồ-tát: 1- Phần vị của Địa; 2- Các hành của Độ; 3- Điều phục chúng sinh tức là những việc làm thuộc phần vị của hạnh; – Trang nghiêm quốc độ bao gồm nhân quả của Tự lợi-Lợi tha. Hoặc là một Địa đầy đủ một Độ; hoặc là mỗi một Địa đầy đủ các Độ. Một pháp này là tổng quát, chín pháp sau đều riêng biệt, nhưng không ra ngoài bốn loại phương tiện trên, bởi vì phần nhiều đều hiển bày về điều phục chúng sinh, đó là: Hai: Khắp nơi chuyển pháp luân. Ba: Khắp nơi thị hiện diệt trừ phiền não. Bốn: Khắp nơi làm trang nghiêm pháp hội-đạo tràng. Năm: Dùng pháp thuận theo căn cơ. Sáu: Vì chúng sinh mà vĩnh viễn giữ lại. Bảy: Pháp phù hợp mà giác ngộ chúng sinh. Tám: Lập tức hiển bày từ đầu đến cuối. Chín: Giống như Phật tu tập trước kia. Mười: Ánh sáng hiển bày về cảnh giới khó nghĩ bàn của Như Lai.

Trong phần kệ, dùng kệ so sánh để giải thích, văn đều có thể biết. Chỉ có kệ thứ sáu tóm lược cần phải phân tích nêu rõ.

Câu đầu nói về Pháp thân thanh tịnh là tánh đã chứng. Nói về Vô tướng, là nêu rõ về tướng của Chân Như, thân tức là nghĩa về Thể ở trong ràng buộc mà không nhiễm, ra khỏi chướng ngại không phải thanh tịnh, phàm-Thánh đều giống nhau cho nên nói là bình đẳng.

Câu tiếp nói về Pháp thân ra khỏi ràng buộc, Chân Như ra khỏi Phiền não chướng, cho nên nói là lìa xa cấu nhiễm; ra khỏi Sở tri chướng, cho nên gọi là ánh sáng rực rỡ. Lại trần cấu-tập khí, cả hai đều không còn, cho nên nói là lìa xa cấu nhiễm; Chân trí viên mãn, cho nên nói là ánh sáng rực rỡ. Pháp thân thanh tịnh là chọn lấy lúc ở trong ràng buộc.

Hai câu sau nói về Thể-Dụng vô ngại của thân. Bởi vì ra khỏi ràng buộc cho nên ứng dụng rộng lớn vô biên, dựa theo Lý tức là ThểDụng vô ngại, dựa theo Dụng thì Chỉ-Quán cùng vận hành. Vì vậy đạt được quả thì vắng lặng soi chiếu làm thân, Thể ngay nơi Dụng vốn là Tịch, Dụng ngay nơi Thể vốn là Trí. Tất cả Thể-Dụng đã thuộc về thân Phật thì có gì hạn lượng? Vì vậy có thể ứng khắp mười phương, câu này chính là hiển bày về Hóa-Dụng. Kinh nói: Thủy ngân hòa lẫn với vàng ròng, có thể xoa lên các sắc tượng, Trí tuệ qua lại với Pháp thân, khắp nơi hướng về mà ứng hiện. Tức là nghĩa này.