QUYỂN 49

Phẩm thứ ba mươi bảy: NHƯ LAI XUẤT HIỆN

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 50 trong kinh).

A. Ý ĐƯA RA Phẩm trước trình bày về nhân xứng với quả, phẩm này phân rõ về quả giống như nhân, Thể tuy bình đẳng mà không hủy hoại hai tướng, bởi vì trước nhân-sau quả, là nghĩa theo thứ tự. Cũng bởi vì giải đáp về ý niệm Xuất Hiện ở phẩm Bất Tư Nghị trước đây, vốn là giải đáp câu hỏi về những công hạnh ở Hội thứ hai. Kết hợp giải thích như trước.

B. GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Như Lai là người có pháp, tức là tên gọi chung của ba Thân-mười Thân. Xuất Hiện là pháp dựa vào người, tổng quát trình bày về Dụng của giáo hóa, Dụng của quả.

Như Lai tuy thấy ở văn trước, mà đối với Xuất Hiện, cho nên trở lại phân rõ về mười Thân đều có Xuất Hiện, tạm thời dựa vào ba Thân để trình bày.

Nhưng mà Lai tức là Xuất Hiện, bởi vì nói cho biết rõ ràng mà phân ra người-pháp, cho nên trở lại phân rõ về điều đó.

Nếu dựa vào Như Lai của Pháp thân, thì các pháp như Nghĩa-như Lý, luôn luôn hiện rõ gọi là Xuất Hiện. Vì vậy văn nói: Hiện rõ rộng khắp tất cả mà không có gì hiện rõ. Lại nói: Thể tánh bình đẳng không tăng-không giảm…

Nếu dựa vào Báo thân, nương theo đạo Như Thật mà đến thành Chánh giác, cho nên gọi là Như Lai. Công đức của tánh vốn có cùng một lúc lập tức hiển bày, gọi là Xuất Hiện. Vì vậy văn nói: Lúc Như Lai thành tựu Chánh giác, đối với tất cả các nghĩa không có gì nghi ngờ mê hoặc, thấy tất cả chúng sinh khắp nơi thành tựu Chánh giác…

Nếu dựa vào Hóa thân, thì nương theo Tát-bà-nhã Thừa mà đến

giáo hóa chúng sinh, cho nên gọi là Như Lai, là Đại Dụng ứng với cơ duyên cùng một lúc Xuất Hiện. Văn nói: Dùng lực của Bổn nguyện mà hiện rõ thân Phật, khiến cho nhìn thấy Đại thần biến của Như Lai. Lại nói: Tùy theo những năng lực ấy, tùy theo những thế lực ấy, ở dưới tán cây Bồ-đề, dùng đủ loại thân để thành tựu Chánh giác…

Nay bởi vì Phật thì mới mà đã từng có thành tựu, không hề có hai Thể. Thành tựu thì mới mà đã từng có Phật, Pháp-Báo tựa như phân biệt. Không có lúc nào không Ứng, cho nên ngay nơi Chân mà Ứng. Ứng tùy theo Tánh khởi, cho nên ngay nơi Ứng mà Chân. Ba Phật viên dung, mười Thân vô ngại, cho nên phân rõ về Ứng mà hiện rõ tức là hiển bày về Chân mà thành tựu.

Vì vậy bản kinh thời Tấn gọi là Tánh Khởi, chữ Tánh tuy là nghĩa thêm vào mà không sai với Lý chung. Bởi vì Ứng tuy thuận theo duyên mà không trái với Tánh. Bởi vì không có gì không từ pháp giới này mà xuất hiện. Bởi vì thanh tịnh làm mất đi tạp nhiễm thì Tánh lập tức Khởi. Nếu tách lìa đối với duyên thì Tánh không thể nói được, cho nên sau thêm vào Tánh Khởi Bồ-tát, biểu thị cho pháp đã thuyết giảng, bởi vì Vọng tuy ngay nơi Chân mà không thuận với Tánh.

Nay bởi vì nghĩa của Khởi hàm chứa nhiều mà thẳng thắn nói là Xuất Hiện, thuận theo Tánh, thuận theo Nhân, thuận theo Chân, thuận theo Cảm, đều vốn là Xuất Hiện. Nếu chỉ phân rõ về Ứng thân Xuất Hiện, thì không những mất đi hai nghĩa trước, mà cũng chưa đủ để hiển bày về sâu xa, sao có thể dung thông với Quả sai biệt trước đây? Nếu dùng Lai làm nghĩa của Hiện, thì Như Lai tức là Xuất Hiện, là Trì nghiệp thích. Nếu phân biệt người-pháp, thì ba nghĩa đều là Xuất Hiện của Như Lai, bởi vì chọn ra những nghĩa Xuất Hiện khác.

C. TÔNG THÚ: Xuất hiện bình đẳng làm Tông, dung thông với Quả sai biệt làm Thú.

D. CHÍNH THỨC GIẢI THÍCH VĂN, văn phân làm bảy phần: Một- Phần gia hộ; Hai-Phần căn bản; Ba- Phần thưa thỉnh; Bốn- Phần thuyết giảng; Năm- Phần hiển bày danh hiệu và thọ trì; Sáu- Phần biểu hiện điềm lành chứng minh thành tựu; Bảy- Phần kệ tụng tổng quát thâu nhiếp.

Phần một- Phần Gia hộ, có hai: 1- Ánh sáng từ lông trắng giữa chặng mày phát ra gia hộ cho vị Chủ thưa thỉnh; 2- Ánh sáng từ miệng phát ra gia hộ cho vị Chủ thuyết giảng.

Trong phần 1- Ánh sáng gia hộ cho vị Chủ thưa thỉnh, có ba: aÁnh sáng; b- Gia hộ; c- Lợi ích.

Trong phần a- Ánh sáng, có mười phân ba mục:

Mục một- Nơi phát ra ánh sáng: Giữa chặng mày (My gian), là biểu thị cho chứng đạt Trung đạo, bởi vì lìa xa hai bên Hữu-Vô; biểu thị cho đạo Vô trú, bởi vì lìa xa hai bên Chân-Ứng. Lông trắng dài nhỏ (Bạch hào), là biểu thị cho tánh Vô cấu đã xuất hiện, bởi vì xuất hiện có thể giải thích về các Giáo căn bản.

Mục hai- Từ “Phóng Đại…” trở xuống là phân rõ về tên gọi của ánh sáng, bởi vì Thể như pháp đã thuyết giảng.

Mục ba- Từ “Vô lượng…” trở xuống có tám mục, đều là nghiệp của ánh sáng: 1- Ánh sáng quyến thuộc tức là nghiệp của nhân, tổng quát thâu nhiếp các pháp, đều từ đây mà sinh ra; 2- Từ “Kỳ quuang…” trở xuống là nghiệp mở rộng; 3- Từ “Hiển hiện…” trở xuống là nghiệp cung kính; 4- Từ “Giác ngộ…” trở xuống là nghiệp giác ngộ; 5- Từ “Trừ diệt…” trở xuống là nghiệp ngăn chặn; 6- Từ “Ánh tệ…” trở xuống là nghiệp hàng phục; 7- Từ “Hiển thị…” trở xuống là nghiệp thị hiện; 8- Từ “Tác thị…” trở xuống là nghiệp cuộn lại.

Phần b- Từ “Nhập Như Lai…” trở xuống là chính thức trình bày về tướng gia hộ. Sở dĩ gia hộ cho Bồ-tát này, bởi vì đã hiển bày như tên gọi. Tánh có hai nghĩa: Một- Nghĩa về chủng tánh, do nhân mà dấy khởi; Hai- Nghĩa về pháp tánh, hoặc là Chân-hoặc là Ứng, đều từ đây mà sinh ra.

Cũng có cách giải thích rằng: Diệu Đức này tức là gia hộ cho Văn Thù thuyết giảng về pháp môn này xứng với Tánh Khởi. Cách giải thích này không trái với Lý chính, bởi vì Đại Trí của Văn Thù là chủ động hiển bày, pháp giới của Phổ Hiền là thụ động hiển bày, mà cùng thành tựu sự xuất hiện của Đức Tỳ-lô Giá-na; cũng là Giải-Hạnh đầy đủ, cho nên Đức Phật xuất hiện. Từ đỉnh đầu tiến vào, là tướng gia trì tận cùng của Diệu Trí, mới có thể biểu hiện được.

Trong phần c- Từ “Thời thử đạo tràng…” trở xuống là lợi ích của gia hộ, có hai mục: Một- Đại chúng cùng vui mừng, bởi vì biết pháp sẽ phủ khắp; Hai- Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là Diệu Đức hiểu rõ ý chỉ, bởi vì nhận biết khiến cho mong cầu vị Chủ thuyết giảng.

Trong mục hai, có hai: 1- Trường hàng, thân tâm bày tỏ cung kính, Kị là quỳ dài. 2- Kệ tụng ca ngợi thưa thỉnh, có mười kệ phân hai: Năm kệ trước là ca ngợi, năm kệ sau là thưa thỉnh.

Trong năm kệ trước: Một kệ đầu là tổng quát ca ngợi bày tỏ cung kính, bốn kệ sau là riêng biệt ca ngợi. Trong mục phát ra ánh sáng có ca ngợi về Nhân, ca ngợi về Quả, ca ngợi về Dụng…, văn đều có thể biết.

Trong năm kệ sau: Một kệ đầu là tự nói rõ lợi ích đạt được, tức là hiểu rõ ý chỉ; một kệ tiếp là hiểu rõ ý thưa thỉnh của Đại chúng; một kệ tiếp là ca ngợi Đại chúng có thể nghe; một kệ tiếp là nói rõ Đức Phật khiến cho thưa thỉnh; một kệ sau là chính thức mong cầu vị Chủ thuyết giảng, bởi vì đã hiểu rõ ý của Đức Phật, cho nên không thưa thỉnh Đức Phật.

Phần 2- Ánh sáng từ miệng phát ra gia hộ cho vị Chủ thuyết giảng, bởi vì nêu ra vị đã đực thưa thỉnh. Trong văn có ba: a- Ánh sáng; b- Gia hộ; c- Lợi ích.

Phần a- Ánh sáng, cũng có mười: Một- Nơi phát ra, từ miệng phát ra, bởi vì biểu thị cho Giáo đạo truyền bá thông suốt. Hai- Bởi vì ánh sáng khiến cho đạt được biện tài vô ngại, không sợ hãi Đại chúng và Lý sâu xa. Còn lại như trước đã phân rõ.

Trong phần b- Từ “Nhập phổ…” trở xuống là gia hộ. Tiến vào miệng, là Giáo pháp dùng miệng mà truyền bá, bởi vì như Đức Phật thuyết giảng. Gia hộ cho Phổ Hiền, là quả của Hạnh Phổ Hiền, bởi vì pháp giới đã chứng do Lý mà hiển bày.

Trong phần c- Từ “Kỳ quang nhập…” trở xuống là trình bày về lợi ích, bởi vì chọn ra thầy trò, chỉ ngoại trừ Như Lai.

Trong phần hai- Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là phần Căn bản, có ba: 1- Đưa ra sự việc mà thưa hỏi; 2- Dẫn ra ví dụ để giải đáp, giải đáp tức là Căn bản; 3- Từ “Thuyết thị ngữ…” trở xuống là biểu hiện điềm lành chứng minh thành tựu, hiển bày về thuyết giảng thật là hiếm thấy, bởi vì mới nghe đến tên gọi ấy thì đã có điềm lành chứng minh. Mặt đất rung động, là bởi vì Đại pháp sắp hiển bày, Đại phiền não sắp bị sụp đổ. Nêu ra thưa hỏi về ánh sáng của pháp, là âm thầm gia hộ Trí tuệ mà giúp cho phát khởi thưa thỉnh.

Trong phần ba- Từ “Thời Tánh Khởi…” trở xuống là phần Thưa thỉnh, có hai: 1- Trường hàng; 2- Kệ tụng.

Trong phần 1 có bốn: a- Tổng quát nêu ra pháp thưa thỉnh; b- Từ “Phật tử, thử chư…” trở xuống là ca ngợi Đại chúng có thể nghe; c- Từ “Phật tử, nhữ dĩ…” trở xuống là ca ngợi vị Chủ thuyết giảng đầy đủ đức; d- Từ “Thiện tai…” trở xuống là nêu lên chương mục thưa thỉnh riêng biệt.

Hai phần a- b có thể nhận biết.

Trong phần c riêng biệt ca ngợi về mười sự việc: Một- Cúng dường nhiều Đức Phật, bởi vì chắc chắn đã từng nghe. Hai- Thành tựu Diệu Hạnh, bởi vì đã từng tu tập. Ba- Định tự tại, bởi vì có nơi nương tựa. Bốn- Bởi vì tự mình chứng thực tiến vào. Năm- Bởi vì nhận biết về Giáo đạo. Sáu- Bởi vì trừ bỏ nghi ngờ của người khác. Bảy- Bởi vì lực của bề trên gia hộ. Tám- Bởi vì hiểu rõ căn khí. Chín- Bởi vì có thể tùy theo thuyết giảng. Mười- Bởi vì ý sâu xa thuận với Trí mà đến được Niết-bàn. Từ “Hữu như thị…” trở xuống là tổng quát kết luận, bởi vì đã có đức thuyết giảng cho nên có thể thích hợp mà thuyết giảng.

Trong phần d là nêu lên chương mục thưa thỉnh riêng biệt, có hai mục:

Mục một- Câu đầu là ca ngợi khéo léo tiếp theo ba phần trước đây.

Mục hai- Nêu ra mười sự việc để hiển bày về Vô tận: 1- Pháp xuất hiện của Như Lai, đây là tướng tổng quát, tổng quát tích tập nhiều duyên mà thành tựu về pháp xuất hiện, pháp hàm chứa duy trì quy phạm (Trì quỹ). Chín sự việc còn lại là riêng biệt: 3 loại đầu tức là ba nghiệp bí mật. 4- Cảnh tức là nơi duyên vào của Trí, cũng là cảnh thuộc phạm vi giới hạn. 5- Dựa vào cảnh để tu tập thực hành nối thông với nhân, nối thông với quả. 6- Thành đạo Bồ-đề. 7- Thành đạo nhất định phải Chuyển pháp luân. 8- Ứng nhất định phải thị hiện Niết-bàn. 9- Hoặc là còn hay là mất, thấy nghe đều lợi ích. Một thời kỳ giáo hóa từ đầu đến cuối đầy đủ chín sự việc này.

Có nơi nói: “Một sự việc đầu là pháp đã dựa vào, chín sự việc còn lại là đức có thể dựa vào, cũng có lý này.”

Từ “Như thị…” trở xuống là kết thúc thưa thỉnh.

Phần 2- Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là kệ tụng thưa thỉnh, mười kệ phân ba: a- Có một kệ ca ngợi về đức nêu lên thưa thỉnh, tụng về mục thứ ba trước đây; b- Bốn kệ tiếp nêu ra pháp thưa thỉnh riêng biệt, tụng về mục thứ tư trước đây; c- Có năm kệ ca ngợi về đức khuyến khích thưa thỉnh, bao gồm tụng về ba mục sau.

Trong phần c- Năm kệ ca ngợi về đức khuyến khích thưa thỉnh: Đầu là một kệ tổng quát ca ngợi thưa thỉnh. Tiếp là hai kệ khuyên nhắc phương pháp thuyết giảng, bởi vì pháp sâu xa khó hiểu, cho nên thưa thỉnh thuyết giảng về Dụ của nhân. Tiếp là một kệ rưỡi ca ngợi Đại chúng có thể nghe nổi. Cuối cùng là nửa kệ kết thúc thưa thỉnh, tâm thanh tịnh đã thuyết giảng hiển bày về thuyết giảng không có lỗi lầm, diễn giải đầy đủ, văn nghĩa đầy đủ trọn vẹn.

Phần bốn- Phần Thuyết giảng, toàn bộ phân làm hai: 1- Riêng biệt giải đáp về mười câu hỏi; 2- Từ “Phật tử, Như Lai dĩ nhất thiết thí…” trở xuống là tổng quát để kết thúc giải đáp.

Phần 1- Riêng biệt giải đáp về mười câu hỏi. Mười đoạn giải đáp mười câu hỏi trước đây, đều có Trường hàng-Kệ và Dụ, tất cả đều đầy đủ mười Dụ.

Đoạn thứ nhất: Giải đáp về pháp xuất hiện.

Trong Trường hàng có hai mục: Một- Nêu lên nói cho biết, ca ngợi về sâu xa; Hai- Từ “Sở vị…” trở xuống là tùy theo nghĩa riêng biệt hiển bày.

Trong mục hai có ba: 1- Pháp thuyết sâu rộng, giải đáp về nhân duyên trước đây; 2- Từ “Phật tử, thí như…” trở xuống là Dụ trình bày về sâu rộng, cùng giải đáp về Dụ của nhân; 3- Từ câu: “Phật tử…” đến “Tri Như Lai xuất hiện…” trở xuống là tổng quát kết luận thành tựu về lợi ích, kết thúc mười Dụ nói trên.

Trong mục 1 phân ba: a- Nêu lên; b- Giải thích; c- Kết luận.

Mục a- Tổng quát nêu lên nhiều nhân mà thành tựu về quả xuất hiện.

Mục b- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là giải thích, trong đó có hai tiết: Một- Đưa ra để tổng quát giải thích; Hai- Từ “Hà đẳng vi…” trở xuống là đưa ra số lượng để riêng biệt trình bày.

Tiết một- Đưa ra để tổng quát giải thích: 1- Ngược lại giải thích về duyên, sự việc dựa theo duyên có thể thành tựu, tức là Thể của nhân đã thành tựu; 2- Từ “Dĩ thập…” trở xuống là thuận theo giải thích. Trước đây nói Vô lượng chính là tướng tổng quát, nay trình bày có mười loại Vô lượng, để hiển bày về Vô tận. Lý thật thì có trăm ngàn A-tăng-kỳ số Vô lượng, mười Vô lượng này đều có khắp mười Dụ. Nói trăm ngàn, người xưa nói rằng: “Lấy mười Vô lượng đưa vào trong mười Dụ trở thành trăm, lấy mười câu trong kết luận ở sau, mỗi một câu kết luận về trăm môn trước đây trở thành ngàn, trong đó lại có nghĩa riêng biệt, mới trở thành Vô lượng.” Nay bởi vì trong mười môn nêu ra sau này, mỗi một môn đều nói là Vô lượng, thì không đợi hòa vào nhau, vậy thì biết rằng nói trăm ngàn chỉ là tên gọi chung của số lượng mà thôi.

Trong tiết hai là đưa ra số lượng để riêng biệt trình bày: 1- Bắt đầu phát khởi Đại tâm, mà thề nhất định phải xuất hiện, tâm này hình tướng thế nào? 2- Trình bày về chí nguyện thù thắng mong cầu lên trên. 3- Trình bày về Từ Bi giáo hóa xuống dưới. 4- Dùng Hạnh để nối tiếp

Nguyện, Hạnh này là gì? 5- Trình bày về không ra ngoài Phước-Trí. 6- Riêng biệt hiển bày về Phước trang nghiêm. 7- Riêng biệt trình bày về Trí trang nghiêm. 8- Làm thanh tịnh công đức trước đây. 9- Trang nghiêm cho Trí tuệ trước đây, đó gọi là Đạo thuộc về phương tiện, Giáo đạo-Chứng đạo, Chánh đạo-Trợ đạo, một Đạo-hai Đạo…, đều vốn là trang nghiêm. 10- Suy xét tận cùng nguồn cội của pháp vốn là Trí chân thật.

Trong mục c- Từ “Phật tử, như thị…” trở xuống là kết luận, đã đều là nhân tích tập nhiều pháp viên mãn từ quá khứ, khiến cho quả Tự lợi-Lợi tha xuất hiện cùng một lúc, cho nên nói xuất hiện bao gồm Chân-bao gồm Ứng.

Trong mục 2 là Dụ trình bày về sâu rộng, mười Dụ đều có ba: DụHợp và Kết luận. Dụ giải đáp về ví dụ, Hợp giải đáp về nhân duyên, cho nên văn nói: Không phải là do một duyên-một sự việc mà có thể xuất hiện.

Vả lại, Pháp thuyết trước đây phần nhiều dựa theo nhân trước kia, văn Hợp trong này phần nhiều dựa theo duyên hiện tại.

Trong mười Dụ, một Dụ về phát khởi tạo thành Đại Thiên, Dụ này là tổng quát, tổng quát dụ cho nhiều duyên, bởi vì thành tựu xuất hiện, cho nên nói là: Dùng vô lượng duyên… Sau nói về ùn mây-trút mưa, đều từ đây mà tưới thấm.

Trong Dụ thứ nhất, có bốn tiết: Một- Tổng quát phân rõ về nhiều duyên; Hai- Riêng biệt hiển bày về tướng của duyên; Ba- Hiển bày về gặp được nhân phát khởi; Bốn- Tánh tướng kết luận thành tựu.

Tiết một- Tổng quát phân rõ về nhiều duyên: Trước là ngược lại, sau là thuận theo. Duyên tức là nhân duyên, như nghiệp của chúng sinh và gió mưa… Sự tức là tướng của sự việc, nghĩa là như nước đã duy trì và cung điện…

Trong tiết hai- Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của duyên: Trước là cuộn mây-tuôn mưa tưới thấm trên đây. Sau từ “Phong luân…” trở xuống là duy trì: 1- Chủ động duy trì, nếu không có tầng (Luân) này thì mưa không có nơi dừng lại. 2- Nếu nước không giảm bớt thì làm trở ngại cung trời khởi lên. 3- Nước tuy đã giảm bớt mà tạm thời từ đây thành lập, nghĩa là giảm bớt một phần nước thì khởi lên một tầng trời; như mùa Đông giá rét, dòng nước chảy xiết kết thành băng cứng nhiều lớp. 4- Tuy khởi lên nơi chốn tổng quát, mà không có sự trang nghiêm riêng biệt, vì vậy cần phải có loại thứ tư.

Tiết ba- Từ “Như thị giai do…” trở xuống là hiển bày về gặp được nhân phát khởi, nghĩa là cuộn mây-tuôn mưa… trước đây. Tóm lược là bởi vì hai nhân: 1- Nghiệp tăng thượng bên ngoài của chúng sinh. Nói cọng nghiệp, nghĩa là cọng nghiệp cùng biến hiện của nhiều hữu tình phải sinh đến thế giới này, trong đó có bốn câu, đó là cọng nghiệp bậc Trung-cọng nghiệp như nhau. 2- Thiện căn của Bồ-tát, ở đây có hai ý: a- Dựa theo cùng nhau cư trú, nghĩa là Bồ-tát Địa tiền; b- Dựa theo chủ động giáo hóa, nghĩa là tùy theo các chúng sinh nên dùng quốc độ nào để phát khởi căn cơ Bồ-tát…, thì tu tập về nhân ấy để chọn lấy quốc độ ấy. Có chủng loại chúng sinh, chính là Bồ-tát ở quốc độ của Phật, khiến cho ở trong đó về sau hiển bày quả Thọ dụng, nghĩa là trước thành lập Khí thế gian, sau khởi lên Y báo của chúng sinh mà cư trú, như luận Câu Xá-Tỳ Bà Sa… phân rõ. Tất cả đều tùy theo thích hợp, nghĩa là chúng sinh ở dưới nước có được nước để thọ dụng… Lại cung điện của loài người và La-sát không có gì ngăn ngại. Bồ-tát và chúng sinh, tịnh-uế cùng nhau cư trú.

Trong tiết bốn- Từ “Phật tử, như thị…” trở xuống là Tánh-Tướng kết luận thành tựu: 1- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; 2- Từ “Pháp tánh như thị…” trở xuống là chính thức kết luận. Câu này là tổng quát, nói pháp tánh này là nối thông với Tánh-Tướng. Từ “Vô hữu sinh…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về Tánh Không, cũng ngăn chặn vọng chấp ấy, nghĩa là sinh ra không phải là tánh mờ mịt như vi trần…, làm ra không phải là Tự Tại-Phạm Vương…, không có Thần Ngã chủ động nhận biết. Ba loại trên hiển bày về chủ động làm ra là Không. Không có gì thành tựu, là hiển bày về thụ động làm ra là Không. Tuy chủ độngthụ động đều là Không, mà không ngăn ngại tướng của có, cho nên nói là: Nhưng mà nhất định thành tựu, như vậy không có gì ngăn ngại bởi vì pháp tánh như vậy.

Tiếp theo trong Hợp, lược qua không Hợp với tiết ba hiển bày về nhân của những loại ấy, bởi vì hai Dụ tiếp theo sau tự riêng biệt Hợp lại.

Trong Hợp về bốn tầng, ba tầng trước là nhân, một tầng sau là đầy đủ quả Tự lợi-Lợi tha, bởi vì nhân tròn vẹn-quả đầy đủ thì Đức Phật xuất hiện. Trong một phẩm phần nhiều dùng Y báo dụ cho Chánh báo, không những là nghĩa loại tương tự, mà thật ra thì bên ngoài do bên trong mà biến hiện, khiến cho Khí thế giới bên ngoài hoàn toàn giống như bên trong. Vì vậy trước đây nói: Bồ-tát do thiện căn mà dấy khởi, chúng sinh do cọng nghiệp mà sinh ra… Trong phẩm Hoa Tạng đã sơ lược tách biệt hiển bày.

Dụ thứ hai: Dụ về mưa lớn khắp nơi Đại Thiên. Mây-mưa ở đây tức là ùn mây-trút mưa trong Dụ trước, chính là dụ cho pháp môn xuất hiện, rộng lớn khó nhận biết bởi vì rộng khắp mười phương. Nói lực nối tiếp nhau của tâm: Nếu dựa theo tin tưởng tiếp nhận, thì chỉ là căn cơ Viên giáo, chủng tử kiên cố nối tiếp nhau có thể tiếp nhận ý nghĩa sâu xa. Nếu dựa theo tiếp nhận đầy đủ, thì từ Địa thứ tám trở lên đạt được lực của Đà-la-ni vô tận, mới có thể tiếp nhận duy trì, cho đến Địa thứ mười mới tiếp nhận pháp thuyết giảng như mây cuộn-mưa tuôn của Như Lai. Vì vậy văn nói là trừ ra Đại Bồ-tát. Bởi vì nghĩa thứ nhất, cho nên chỉ chọn lấy Nhị thừa.

Dụ thứ ba: Dụ về ùn mây-trút mưa không biết từ đâu. Thiện căn của Bồ-tát, như cọng nghiệp của chúng sinh, cảm đến sự xuất hiện ấy. Mây pháp-mưa pháp, tùy theo cơ cảm mà hiện ra, không phải là trước có ở một phương, từ nơi đó mà đến, cơ lụi tàn mà đi cũng không phải trở về nơi chốn trước đây, bởi vì Thể không có sinh diệt.

Dụ thứ tư: Dụ về mưa lớn khó nhận biết, dụ cho sâu xa không phải là cảnh giới của tâm. Vì vậy xưa nói rằng: “Giáo rộng-Hạnh lớn, Nhân sâu-Quả xa, vốn không phải là nơi Nhị thừa tham dự.” Cũng không trái với lý, nhưng căn cơ Đại thừa tức là Chủ thế gian, không có Hạnh chủ động-thụ động thì có thể nhận biết điều đó.

Dụ thứ năm: Dụ về mưa lớn có thành tựu-hủy hoại, dụ cho diệt trừ phiền não-thành tựu công đức của Phật.

Trong Dụ: Một câu đầu tức là lúc thế giới hoại diệt, ba câu tiếp tức là dùng nước để ngăn chặn nước.

Trong Hợp: Hai câu đầu là diệt trừ phiền não thành tựu về Phước; một câu tiếp là diệt trừ chướng ngại thành tựu về Trí, tức là Chỉ-Quán cùng vận dụng; một câu sau là Quyền Trí soi chiếu căn cơ. Lại không có hai giống với Nhị thừa, không có ba giống với ngoại đạo, không có bốn là tăng thêm Vô minh, không có năm thì không phải là Chủng trí. Đây chính là mưa pháp khiến cho sai khác trong phần tổng quát trước đây.

Dụ thứ sáu: Dụ về một làn mưa tùy theo sai khác, dụ cho pháp của Phật cùng một vị mà tùy theo căn khí. Tùy theo căn khí tức là hợp với sai biệt trước đây.

Dụ thứ bảy: Dụ về nơi chốn thù thắng thành tựu trước tiên, dụ cho duyên thù thắng của Phật, trước là cứu độ cho người có đức.

Trong văn: Trước là chính thức trình bày; sau từ “Phật tử, thí như…” trở xuống là nhắc lại để giải thích nghi ngờ, trước đây thành tựu do nghiệp lực, pháp khác nhau do căn cơ khác nhau, không trái với cùng một vị ở Dụ thứ sáu.

Dụ thứ tám: Dụ về sự việc sai khác do nhân, dụ cho đức của Phật thành tựu Đại sự; cũng là Dụ về đức khác nhau do Trí.

Trong Dụ phân ba tiết:

Tiết một- Hoa sen biểu thị cho Phật. Trong tổng quát, lược qua không có tên gọi Xuất Hiện, bởi vì biểu thị cho Phật xuất hiện. Nhưng nói là Đại, dựa theo kinh Đại Bi năm quyển, quyển thứ 3 nói: “Bởi vì có ngàn cánh. Ánh sáng chiếu rọi mười phương, là ánh sáng màu vàng ròng. Nói chư Phật như vậy, bởi vì có ngàn đóa hoa, biểu thị cho ngàn vị Phật. Kiếp gọi là Hiền, bởi vì nhiều bậc hiền thiện.” Còn lại phần nhiều giống với kinh này.

Tiết hai- Từ “Phật tử, nhĩ thời…” trở xuống là nơi phát khởi của Phong luân, tức là có năng lực duy trì từ xa, rộng hơn Phong luân kiến lập trước đây.

Tiết ba- Từ “Phật tử, Đại vân…” trở xuống là kết luận về nhân có hệ thuộc.

Trong Hợp cũng có ba tiết:

Tiết một- Hợp với Dụ về hoa sen biểu thị cho Phật, trong đó: Tất cả công đức của thiện căn hợp với nước lớn đầy khắp mọi nơi trước đây. Từ “Phóng ư…” trở xuống là hợp với hoa sen mọc lên, nghĩa là không đoạn mất chủng tánh, như hoa biểu thị cho Phật. Chiếu rọi khắp nơi mười phương hợp với ánh sáng chiếu rọi mười phương trước đây. Từ “Dữ chư Bồ-tát…” trở xuống là hợp với nhận biết Đức Phật sẽ xuất hiện.

Tiết hai- Từ “Phật tử…” trở xuống là hợp với Dụ về nơi phát khởi của Phong luân. Mười ánh sáng của Trí này theo thứ tự hợp với trước đây, thụ động thành tựu chỉ là đức của quả, chủ động thành tựu bao gồm nhân quả. Lại chủ động thành tựu là Quyền ngay nơi Thật, thụ động thành tựu chỉ là đức thuộc về sai biệt. Vì vậy sau kết luận nói rằng: Cùng một Thể như nhau.

Tiết ba- Từ “Phật tử, Như Lai…” trở xuống là hợp với kết luận về nhân có hệ thuộc, trong đó có ba tiết:

Tiết 1- Kết luận về nhân, tức là Trí chủ động thành tựu, hợp với nước là một vị mà Phong luân không giống nhau trước đây. Luân này do một phần nước giảm bớt, một tầng Luân sinh ra, như phần cặn của nước lắng trong. Nay suy ra chủ động thành tựu là do một vị của Đại Bi.

Tiết 2- Từ “Phật tử, nhất thiết…” trở xuống là kết luận về quả, tức là Đại Trí thụ động thành tựu. Từ một Thật Trí thuận theo Quyền mà sinh ra, hợp với Phong luân sai biệt cho nên thế giới sai biệt trước đây.

Tiết 3- Từ “Phật tử, nhữ đẳng…” trở xuống là kết luận về duyên, tức là do chúng sinh mà khác nhau, hợp với bởi vì thiện căn của chúng sinh không giống nhau trước đây, bao gồm giải thích nghi ngờ về bên ngoài. Trong đó lại có ba tiết:

Tiết a- Nhắc lại Lý chính trước đây, một vị giải thoát tức là nước chủ động thành tựu, nước đầy đủ hai nghĩa về Bi và Giải thoát, hai văn phỏng theo tóm lược. Các loại công đức bao gồm hai Trí chủ động-thụ động.

Tiết b- Chúng sinh suy nghĩ nói năng, là nêu ra tình thức nghi ngờ về bên ngoài, nhưng đạo cảm ứng tóm lược có ba nghĩa: Một- Thành tựu lẫn nhau; Hai- Làm mất lẫn nhau; Ba- Duyên thành tựu là tánh Không. Nay chúng sinh lấy duyên làm mất nhân, chỉ mở rộng về Phật lực, mất đi nghĩa của nhân duyên.

Tiết c- Từ “Phật tử, thử phi…” trở xuống là Như Lai đưa ra giải thích, trong đó: Đầu là lấy nhân làm mất duyên, luôn luôn nói là không phải. Tiếp từ “Đản dĩ…” trở xuống là thuyết giảng về nghĩa chính, câu đầu là nhân duyên tác thành lẫn nhau. Sau từ “Nhi Phật…” trở xuống có hai nghĩa: Một- Thành tựu về nhân duyên trước đây, tuy tùy theo chúng sinh mà tâm không có phân biệt; Hai- Thành tựu về nghĩa thứ ba, bởi vì hiểu rõ về Tánh Không, duyên thành tựu cho nên không có thành tựu, không có thành tựu cho nên không có hủy hoại, thụ động thành tựu đã Không thì sao có Tác giả và Tác pháp chủ động thành tựu?

Dụ thứ chín: Dụ về bốn Luân nương tựa lẫn nhau, dụ cho ThểDụng của Phật nương tựa duy trì thuộc về đức, cũng mở rộng về nghĩa riêng biệt kiến lập của Phong luân.

Trong Dụ có hai tiết:

Tiết một- Trình bày về Phong luân chủ động duy trì, có bốn: 1Cùng một lúc duy trì về nước gọi là an trú; 2- Trải qua thời gian dài không thay đổi gọi là thường trú; 3- Lượng cùng với kiếp như nhau; 4Thể tánh kiên cố bí mật. Vì vậy luận Câu Xá nói: “Giả sử có một Đại Nặc-kiện-na, dùng Kim Cang luân làm mất đi uy thế, từ xa đánh vào thì Kim Cang có lúc vỡ nát mà Phong luân không có tổn hoại.” Hạn lượng của Phong luân rộng vô số, dày mười sáu Lạc-xoa, Luận ấy chỉ có một không giống với kinh này.

Tiết hai- Từ “Thử tứ…” trở xuống là bốn Luân nương tựa lẫn nhau, dựa theo luận Câu Xá: “Tiếp theo phía trên Thủy luân dày tám Lạcxoa, Lạc-xoa là Ức. Tiếp theo phía trên lại có Kim luân dày ba ức ba vạn Do tuần.” Nhưng thế giới ấy, có nơi nói do ba Luân tạo thành, đó là Phong-Thủy và Kim, có nơi nói là năm Luân, đó là phía dưới thêm vào Hư không, phía trên thêm vào Đại địa. Nay muốn xứng với pháp, hợp lại thành bốn Luân, thì trong Địa luân hàm chứa Kim luân, Kim luân vốn cũng là Địa luân.

Trong Hợp có hai tiết:

Tiết một- Hợp với bốn Phong luân chủ động duy trì. Có nơi phối hợp với nghĩa của bốn Nhiếp, thì phần ít tương tự với phần đã hợp lại. Bởi vì Như Lai xuất hiện là thành tựu Đại sự. Nay nói: 1- Người chưa tin tưởng tiến vào, thì dùng bốn Nhiếp để thâu nhiếp tất cả, dùng Chánh lý để nêu ra. 2- Người đã tin tưởng tiếp nhận thì kiến lập giáo pháp. 3Người đã tiến vào pháp thì khiến cho họ thành tựu về Hạnh. 4- Người đã thành tựu về Hạnh thì khiến cho họ đạt được Quả.

Tiết hai- Từ “Phật tử…” trở xuống là hợp với bốn Luân nương tựa lẫn nhau: 1- Từ Bi hợp với Địa luân, bởi vì có thể chở nặng. 2- Phương tiện hợp với Thủy luân, bởi vì uyển chuyển tùy theo đồ đựng. 3- Xuất hiện hợp với Phong luân, bởi vì năng lực chủ động duy trì. 4- Vô ngại hợp với Không luân, bởi vì như hư không vô ngại. Vì vậy kinh Tịnh Danh nói: “Tuệ vô ngại ấy vốn không có khác nhau.” Ý văn tuy chỉ chọn lấy lần lượt chuyển tiếp nương tựa lẫn nhau, mà cũng có thể có tương tự sự việc ấy. Nếu dựa theo trong kệ, trước Từ Bi có tất cả pháp Phật, để ví với rừng cây, thì năm lớp nương tựa lẫn nhau.

Dụ thứ mười: Dụ về làm lợi ích khắp Đại Thiên, dụ cho đức của Phật làm lợi ích cho thế gian, riêng biệt hiển bày về tất cả chúng sinh, đều tùy theo thích hợp của mình mà được thọ dụng trong phần tổng quát.

Trong Hợp, theo thứ tự hợp với bốn lợi ích trước đây: Thấy Phật sinh tâm hoan hỷ, bởi vì như cá được ẩm ướt. Giới như đất bằng, bởi vì vạn thiện nhờ đó sinh ra. Định như nhà cửa, bởi vì được nghỉ ngơi yên ổn. Tuệ như hư không, bởi vì không thể hủy hoại được, trong đó có hai câu: Câu đầu là không hủy hoại về Sự, câu sau là không hủy hoại về Lý.

Trong mục 3 là tổng quát kết luận thành tựu về lợi ích, có mười một câu, đều riêng biệt kết luận về mười môn trên đây. Bởi vì hai câu chín-mười kết luận về môn thứ chín, cho nên có mười một câu: 1- Bởi vì nhiều nhân xuất hiện. 2- Rộng cho nên khó tiếp nhận. 3- Không có sinh ra cho nên không dựa vào đâu. 4- Không phải là tâm thức cho nên suy nghĩ nhất định phải phát cuồng. 5- Như hư không cho nên HoặcKiến đều không còn. 6- Bình đẳng Vô ngã cho nên cùng một vị. 7- Bởi vì Vô tận cho nên giáo hóa tất cả các Thừa. 8- Đời sau không có gián đoạn cho nên Phật chủng không đoạn mất. 9- Không có đối đãi tức là

Tuệ vô ngại. 10- Bởi vì Vô vi bình đẳng, tức là thâu nhiếp ba Luân quy về Tuệ vô ngại. 11- Căn bản vì chúng sinh mà làm cho lợi ích đầy đủ. Nếu đem mỗi một câu nối thông với mười môn trước đây, thì chưa phải là ý thích hợp.

Trong Kệ tụng, có ba mươi bảy kệ phân ba mục: Một- Có mười bốn kệ, tụng phần ca ngợi sâu xa, nhận lời thuyết giảng; Hai- Có hai mươi hai kệ, tụng về mười Dụ trước đây; Ba- Một kệ cuối cùng, tụng phần kết thúc thuyết giảng về Vô tận, không tụng phần văn trước đây.

Mục một- Có mười bốn kệ, phân hai: 1- Có mười một kệ, tụng phần ca ngợi sâu xa khó suy lường; 2- Có ba kệ, tụng phần nhắc nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng.

Mục 1- Có mười một kệ, cũng phân hai: a- Có một kệ tổng quát ca ngợi, tụng phần nêu lên nói cho biết về không thể nghĩ bàn trước đây; b- Có mười kệ riêng biệt ca ngợi, tức là theo thứ tự tụng phần tổng quát kết luận gồm mười một câu trước đây, cũng là kệ thứ chín tụng kết luận về hai câu thứ chín-thứ mười. Đã kết luận về Dụ, nay ở đây cũng chính là bao gồm tụng về phần Dụ trước đây, Dụ thì Tánh-Tướng cùng trình bày, trong này phần nhiều dựa vào Tánh mà nói, xưa gọi là Tánh Khởi, lại càng có nguyên cớ:

1. Lượng vô biên, tức là nghĩa về Vô lượng.

2. Một sợi lông không thể suy lường, tức là nghĩa về rộng lớn.

3. Giới hạn hư không không thể có được, tức là nghĩa về Vô sinh. Nhưng chỉ riêng kệ thứ ba này, tựa như tụng về câu thứ năm là như hư không; kệ thứ sáu tựa như tụng về câu thứ ba là không có sinh-diệt, như vậy chọn lấy ý không giống nhau, cho nên đều dựa vào thứ tự.

4. Không thể nào nhận biết, là bởi vì lìa xa tâm thức.

5. Có khắp đối với tất cả-không phải là tất cả, tức là nghĩa về như hư không.

6. Thể tánh bình đẳng, tức là nghĩa về bình đẳng Vô ngã.

7. Trước là khắp các thế giới, ở đây thì khắp ba đời, văn bổ sung lẫn nhau mà thôi.

8. Không có thay đổi, cho nên tận cùng thời gian vị lai.

9. Lìa xa ngôn thuyết cho nên không có hai-không có đối đãi.

10. Bổn nguyện hiện thân cho nên có thể thành tựu lợi ích.

Mục 2- Có ba kệ, tụng phần nhắc nhủ lắng nghe, nhận lời thuyết giảng, phân hai:

Mục a- Một kệ đầu nhắc nhủ lắng nghe khuyến khích tu tập, ý thanh tịnh như hư không, tổng quát dùng Dụ để hiển bày. Hai câu sau là riêng biệt hiển bày: 1- Lìa xa giữ lấy hư vọng, bởi vì như hư không thanh tịnh ấy không có mây mù che phủ, đây tức là Chỉ chân thật. 2Tiếp xúc cảnh không có vướng mắc, bởi vì như hư không thanh tịnh ấy không có chướng ngại, đây tức là Quán chân thật. Quán này không tác ý mà soi chiếu cảnh, thì cảnh đã soi chiếu không có giới hạn. Thể tánh của Chỉ này là lìa xa, mà không còn vọng cho nên các pháp giữ lấy đều vắng lặng. Nếu như vậy thì không loại bỏ, không sửa sang mà đã tự nhiên thanh tịnh rồi. Thanh tịnh mà không có thanh tịnh thì đã âm thầm bước vào cảnh Phật rồi. Đây là tâm quan trọng, xin các vị Hậu Học suy nghĩ thực hành!

Mục b- Hai kệ sau, tụng phần nhận lời thuyết giảng về phạm vi giới hạn, trong đó: Đầu là nửa kệ, kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; sau là một kệ rưỡi, chính thức nêu ra phạm vi giới hạn. Nhắc lại đưa ra mười môn, lược bớt không có thực hành là bởi vì ba nghiệp thâu nhiếp, thiếu phần nói về Chánh giác là thâu nhiếp trong phần nói đến vị Thầy dẫn đường, hoặc là lược bớt không có.

Mục hai- Có hai mươi hai kệ, tụng về mười Dụ trước đây, tức là mười đoạn: Dụ thứ nhất có bốn kệ, bởi vì là tổng quát, chín Dụ còn lại đều có hai kệ.

Tụng về Dụ thứ nhất có bốn kệ, văn phân hai: Hai kệ trước, tụng phần tổng quát hiển bày về nhiều duyên; hai kệ sau, tụng phần riêng biệt hiển bày về tướng của duyên.

Dụ thứ chín ấy, Hợp nói rằng phương tiện dựa vào Trí, Trí tức là tụng về xuất hiện trước đây. Nhưng bắt đầu Tuệ vô ngại, thì hai loại trong Thật Trí của Phật đều là Quyền Trí, trong đó Trí tức là nhận biết về sự việc, phương tiện là tùy theo căn cơ. Hợp với trước đây tức là Quyền-Thật vô ngại, đối với bắt đầu tức là Bi-Trí cùng qua lại với nhau.

Đoạn thứ hai: Riêng biệt giải đáp về chín môn xuất hiện: Trước là trình bày về thân nghiệp; sau là tám môn nương tựa.

Trong Trường hàng có hai mục: Một- Nêu lên đưa ra; Hai- Từ “Phật tử, chư Bồ-tát…” trở xuống là giải thích về tướng.

Trong mục hai có ba: 1- Dựa vào Pháp tổng quát trình bày; 2- Dựa theo Dụ riêng biệt hiển bày; 3- Dựa vào Pháp tổng quát kết luận. Nhưng trong tổng quát thì năm Pháp có khắp tất cả mười Thân trong Dụ, trong kết luận có mười câu riêng biệt kết luận về mười Dụ, cũng giống như Xuất Hiện trước đây.

Mục 1- Dựa vào Pháp tổng quát trình bày, phân bốn: a- Tổng quát về nhìn thấy giáo pháp rộng lớn; b- Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là đưa ra nguyên cớ của điều ấy; c- Từ “Chư Bồ-tát…” trở xuống là ngược lại giải thích về nguyên cớ; d- Từ “Ứng biến nhất thiết…” trở xuống là thuận theo kết thúc giải đáp.

Ngay trong mục c là ngược lại giải thích tổng quát nêu ra năm pháp, pháp là pháp giới đã nhận biết, và Sự thuộc pháp điều phục, là Sự thuộc Hạnh điều phục chúng sinh. Bản kinh thời Tấn gọi là Hạnh. Thân tức là Chánh báo, quốc độ là Y báo, chúng sinh là thụ động giáo hóa.

Trong mục d là thuận theo kết thúc, năm pháp trên đây thuận theo ngược lại thành tựu năm Vô lượng giới, Thân là chủ động rộng khắp, bốn loại còn lại là thụ động rộng khắp: 1- Rộng khắp pháp giới; 2- Rộng khắp cảnh giới điều phục; 3- Rộng khắp cảnh giới gia hạnh điều phục; 4- Rộng khắp thế giới; 5- Rộng khắp cảnh giới chúng sinh. Chỉ có năm cảnh giới chứ không phải là tóm lược.

Trong mục 2- Từ “Phật tử, thí như…” trở xuống là dựa theo Dụ riêng biệt hiển bày, có mười loại Thân trình bày về Như Lai xuất hiện: 1- Thân rộng khắp tất cả mười phương; 2- Thân không vướng mắckhông ngăn ngại; 3- Thân hòa vào khắp nơi thành tựu lợi ích; 4- Thân bình đẳng tùy thuận ứng hiện; 5- Thân không còn sinh ẩn chứa lợi ích; 6- Thân tròn vẹn quay vòng an trú bình đẳng; 7- Thân không có tâm phân biệt ứng hiện khắp nơi; 8- Thân cùng tận thời gian vị lai; 9- Thân trang nghiêm quốc độ lợi ích cho chúng sinh; 10- Thân trang nghiêm tướng tốt đầy đủ nguyện hạnh.

Đây tức là mười Thân của Địa thứ tám, mà làm thành thứ tự không giống nhau: 1- Pháp thân; 2- Trí thân; 3- Uy thế; 4- Bồ đề; 5- Trang nghiêm; 6- Ý sinh; 7- Hóa thân; 8- Lực trì; 9- Phước đức; 10- Nguyện thân.

Thứ 4: Là thân Bồ-đề, bởi vì soi chiếu đầu tiên lúc mới Thành Đạo, kệ nói: Mặt trời soi chiếu lúc xuất hiện. Thứ 5 là thân Trang nghiêm, bởi vì mỗi một lỗ chân lông đều có ánh sáng của vẻ đẹp tùy theo dùng để trang nghiêm. Văn còn lại đều hiển bày.

Hiển bày về mười Thân này, đưa ra mười Dụ để so sánh. Trong mỗi một Dụ, văn đều có ba: Dụ-Hợp và Kết luận.

Dụ thứ nhất: Dụ về hư không rộng khắp mọi nơi, dụ cho Thân Phật rộng khắp tất cả mười phương, vì vậy sau kết luận nói rằng: Bởi vì tâm ấy vô lượng rộng khắp mười phương.

Trong Dụ: Trước là thẳng thắn nêu ra; sau là đưa ra giải thích.

Đưa ra nói rằng: Đến và không đến sai khác, sao có thể là cùng lúc? Dùng một Thân không có để giải thích hai nghĩa trên: Bởi vì không có Thân cho nên không có gì có thể đến, cũng bởi vì không có cho nên không có nơi nào không đến; như Không trong Sắc, Không nếu có thân mà thân là vật chất tích tụ, thì trở ngại đối với Sắc, như thép đưa vào nước mà nước không thấm vào thép. Nay bởi vì không có Thân cho nên hòa vào khắp nơi trong Sắc, Pháp dựa theo Dụ nhận biết. Đây là dùng Không thuộc về Sự để dụ cho Không thuộc về Lý, bởi vì Không thuộc về Lý chính là Pháp thân. Kệ trong kinh nói: Đức Phật dùng pháp làm thân, thanh tịnh giống như hư không.

Từ “Vị chúng sinh…” trở xuống, đây là giải thích nghi ngờ về bên ngoài.

Dụ thứ hai: Dụ về hư không không có phân biệt, dụ cho Thân Phật không vướng mắc-không ngăn ngại, vì vậy kinh kết luận nói rằng: Pháp đã thực hành vốn không ngăn ngại bởi vì như hư không, Không không có phân biệt cho nên không ngăn ngại Sắc hiển bày, Trí không có phân biệt cho nên không ngăn ngại lợi ích chúng sinh.

Dụ thứ ba: Dụ về ánh sáng mặt trời lợi ích tất cả, dụ cho Thân Phật hòa vào khắp nơi thành tựu lợi ích, bởi vì hòa vào khắp nơi pháp giới. Dụ và Hợp đều có tổng quát-riêng biệt giải thích về thành tựu.

Trong Hợp: Trong riêng biệt có mười loại lợi ích, hợp với tám câu trước:

Hai loại đầu hợp với câu thứ nhất, bởi vì thế gian-xuất thế gian khác nhau.

Ba- Loại bỏ nỗi khổ của bốn Lưu mà trao cho niềm vui của xuất thế gian, cứu giúp nỗi khổ chìm trong nước Định của Nhị thừa mà trao cho niềm vui Bồ-đề, đều là nghĩa về thay đổi ẩm ướt khiến cho khô ráo.

Bốn- Đạo phẩm nối thông dài đến tất cả chúng sinh Tam thừa.

Năm- Tín có hai nghĩa: 1- Thành tựu về nghĩa nói trên, bởi vì Tín có thể làm tăng trưởng tất cả các pháp; 2- Hợp với Tín thành thục, bởi vì có thể chắc chắn đến Như Lai Địa.

Hai câu sáu-bảy hợp với hư không rỗng lặng thấu suốt: 1- Đạt được Trí thấy-nghe về nhân quả bốn Đế; 2- Đạt được Trí về ba Minhmười Lực, bởi vì như bầu trời có mặt trời rộng lớn thanh tịnh soi chiếu tận cùng.

Tám- Có hai nghĩa: Khiến cho tâm không có ngăn ngại thành tựu về hư không thấu suốt trên đây, thiện căn không hư hoại thành tựu về hoa sen sau này. Như hoa sen đỏ không gặp được ánh sáng mặt trời mà bị che kín thì lụi tàn không nghi ngờ gì, thiện căn của Tam thừa nếu gặp được mặt trời Trí tuệ thì sẽ không hư hoại.

Chín- Chính thức hợp với hoa nở rộ, trên đây đã nở rộ không hư hoại, nay chưa nở rộ thì khiến cho nở rộ.

Mười- Hợp với hai câu sau, phát tâm Bồ-đề tức là thấy rõ Đại đạo, thành tựu Bổn Hạnh là hoàn thành gia nghiệp.

Dụ thứ tư: Dụ về ánh sáng mặt trời soi chiếu bình đẳng, dụ cho Thân Phật bình đẳng tùy thuận ứng hiện, bởi vì trú trong phạm vi chân thật (Chân tế) cho nên bình đẳng không có gì thiên lệch. Trong văn có hai tiết: Một- Chính thức nêu ra Dụ; Hai- Trở lại nêu ra để giải thích nghi ngờ.

Trong tiết một- Núi đen dụ cho Duyên giác, bởi vì không có ánh sáng của Pháp Không, bởi vì không sinh ra công đức, bởi vì không giống như mười núi chúa to lớn của Bồ-tát biểu thị cho Thập Địa. Cao nguyên dụ cho Thanh văn, bởi vì không sinh ra hoa sen của pháp Phật. Một loại Đại địa hàm chứa tất cả ba Tụ, chọn lấy nơi quyết định có thể sinh ra dụ cho Chánh giác tụ, gặp được duyên thì mới sinh ra dụ cho Bất định tụ, đất chua mặn-cằn cỗi… dụ cho Tà định tụ, nhưng cũng không rời bỏ mà đều soi chiếu bình đẳng.

Tiết hai- Giải thích nghi ngờ. Nghi ngờ rằng: Ánh sáng mặt trời là một, Trí của Phật khác nhau rất nhiều, lẽ nào làm Dụ giống nhau? Giải thích rằng: Lẽ nào không phải trước đây nói chỉ tùy theo núi mà đất có cao thấp hay sao? Vì vậy biết rằng chỉ tùy theo Trí tuệ của chúng sinh không giống nhau, Trí của Phật không có gì thiên lệch, không có gì khác nhau, không trái với Dụ trước. Vả lại, đã dựa theo căn cơ mà nói khác nhau, thì soi chiếu trên cao chưa hẳn có thể bao gồm dưới thấp, soi chiếu dưới thấp mà giống như soi chiếu trên cao. Lại nếu rời bỏ giáo hóa thì trước phải rời bỏ núi nhỏ, tiếp đến rời bỏ núi trung bình, chỉ riêng núi cao của Bồ-tát được soi chiếu suốt ngày, suy nghĩ điều này!

Dụ thứ năm: Dụ về mặt trời có lợi ích cho người mù bẩm sinh, dụ cho Thân Phật không còn sinh mà ẩn chứa lợi ích, có mắt thì nhìn thấy, không phải là chỉ riêng vì người mù bẩm sinh không thấy, cũng chưa từng diệt mất, bởi vì ẩn chứa lợi ích.

Trong Hợp có hai tiết: Một- Tóm lược; Hai- Mở rộng.

Tiết một- Trong tóm lược có năm sự việc đều mù lòa, mà không có niềm tin (Tín) là tổng quát, cho nên nói rằng bởi vì không có ánh mắt của niềm tin. Đây tức là ba tội lỗi của Xiển-đề về Niết-bàn, không có niềm tin mà đoạn mất thiện căn tức là Nhất Xiển-đề, không có hiểu biết (Giải) mà phá hủy nhận thức (Kiến) thì bài báng Phương Đẳng, phá hủy giới cấm và tà mạng thì phạm vào bốn Trọng giới-gây ra năm Nghịch tội. Bốn loại này rất tồi tệ mà hãy còn có Phật tánh, cũng làm cho lợi ích để lìa xa Khổ-Tập.

Trong tiết hai- Từ “Phật tử, Như Lai…” trở xuống là mở rộng hiển bày, có hai: 1- Ánh sáng có thể làm lợi ích; 2- Chúng đã được lợi ích.

Tiết 1 có hai: a- Nêu ra mười ánh sáng; b- Kết luận về phạm vi giới hạn.

Tiết a- Trong mười ánh sáng: Đầu là ba loại thành tựu hai Tuệ trang nghiêm, trong đó có hai câu, một câu soi chiếu tất cả thuộc về Sự, một câu soi chiếu thuộc về Lý thanh tịnh. Tiếp là ba loại thành tựu ba Tuệ, hai loại đầu thành tựu về Văn tuệ, một loại sau thành tựu về Tư tuệ-Tu tuệ. Sau là bốn loại thành tựu bốn Trí: Đại viên cảnh trí, bởi vì không còn trú vào mà soi chiếu tất cả; Bình đẳng tánh trí, bởi vì bặt dứt hý luận; Diệu quán sát trí, bởi vì tùy theo thích hợp mà thuyết giảng; Thành sở tác trí, bởi vì trang nghiêm quốc độ mà giáo hóa chúng sinh.

Tiết b- Từ “Phật tử…” trở xuống là kết luận về phạm vi giới hạn của số lượng. Bởi vì mặt trời có ngàn ánh sáng, cho nên kết luận nói là ngàn mà thật ra thì vô số. Năm trăm ánh sáng soi chiếu dưới thấp, là Hạnh thuộc Tự phần của năm phần vị; năm trăm ánh sáng soi chiếu trên cao, là Hạnh thuộc Thắng tiến của năm phần vị.

Trong tiết 2- Từ “Kỳ Bồ-tát…” trở xuống là Chúng đã được lợi ích, có bốn: a- Lợi ích cho Bồ-tát; b- Lợi ích cho Nhị thừa; c- Lợi ích cho người mù bẩm sinh; d- Lợi ích cho nẽo ác.

Tiết a- Lợi ích cho Bồ-tát, có hai loại lợi ích: Một- Lợi ích cho căn cơ Viên giáo nhanh chóng chứng đến cảnh giới của Phật; Hai- Lợi ích cho căn cơ Quyền giáo khiến cho thuần thục Quyền giáo hướng đến Thật giáo, các Xứ là năm Nhãn…, các Địa là chủng tánh Địa…

Tiết b- Là lợi ích cho Nhị thừa, tiết c là lợi ích cho người mù bẩm sinh, có thể biết.

Tiết d- Từ “Địa ngục…” trở xuống là ánh sáng làm lợi ích cho nẽo ác, văn có sáu tiết: Một- Loại trừ nỗi khổ mang lại niềm vui; Hai- Từ “Phật tử…” trở xuống là nhân khởi lên Tà kiến; Ba- Từ “Thị thời…” trở xuống là âm thanh Từ Bi nêu rõ Chánh đạo; Bốn- Từ “Bỉ chư…” trở xuống là báo ân tránh xa Tà đạo; Năm- Từ “Như Lai…” trở xuống là Phật trao cho thọ ký; Sáu- Từ “Phật tử…” trở xuống là kết luận về lợi ích của ánh sáng. Các lợi ích trong này phần nhiều giống như ở vẻ đẹp tùy theo đã nói.

Dụ thứ sáu: Dụ về ánh sáng diệu kỳ của mặt trăng, dụ cho Thân

Phật tròn vẹn quay vòng an trú bình đẳng, nghĩa là bình đẳng an trú trong ba đời mà không có tăng-giảm.

Trong Hợp có bốn pháp: Một- Trí viên mãn chiếu rọi Nhị thừa; Hai- Thân thường trú thị hiện kéo dài-rút ngắn; Ba- Thấy có nhờ vào vật chứa; Bốn- Không có gì thấy, không có rời bỏ-hướng về. Hai pháp đầu và sau đều là nghĩa về tròn vẹn-quay vòng (Viên hồi). Căn khí Bồđề, là người có thể tiếp nhận Bồ-đề, nhìn thấy Ý sinh thân, nếu biển tâm lắng trong, vọng niệm đều vắng lặng, thì đã chân thật nhìn thấy Phật rồi.

Dụ thứ bảy: Dụ về Phạm Vương hiện rõ khắp nơi, dụ cho Thân Phật không có tâm phân biệt ứng hiện khắp nơi, không phân ra mà hiển hiện khắp nơi.

Dụ thứ tám: Dụ về Y Vương kéo dài tuổi thọ, dụ cho Thân Phật cùng tận thời gian vị lai. Trong Dụ có hai: Một- Làm sáng tỏ về đức hiện tại; Hai- Từ “Bỉ đại…” trở xuống là thân duy trì do lực của thần chú.

Trong Hợp cũng có hai tiết:

Tiết một- Hợp với đức hiện tại, trong đó: 1- Hợp với Dụng của thuốc không có gì không hết; 2- Từ “Tu học…” trở xuống là hợp với lực của thần chú làm phương tiện; 3- Từ “Thiện năng…” trở xuống là hợp với người thấy được lành bệnh.

Tiết hai- Từ “Cập trú…” trở xuống là hợp với thân duy trì do lực của thần chú, bởi vì thuốc và thần chú trước đây duy trì an trú nhiều kiếp, cho nên lược qua không trở lại trình bày về thuốc và thần chú chủ động duy trì.

Dụ thứ chín: Dụ về ngọc Ma-ni lợi ích chúng sinh, dụ cho Thân Phật trang nghiêm quốc độ lợi ích cho chúng sinh, mưa xuống vật báu lợi ích cho người nghèo tức là trang nghiêm quốc độ, đều có Thể-Dụng, có thể biết.

Dụ thứ mười: Dụ về vật báu chúa thỏa mãn ý nguyện, dụ cho Thân Phật trang nghiêm tướng tốt đầy đủ nguyện hạnh.

Trong Hợp: Một- Chính thức Hợp; Hai- Từ “Phật tử, Phật thân…” trở xuống là giải thích nghi ngờ.

Trong tiết hai: 1- Tuy hợp với Dụ, mà đã là giải thích nghi ngờ, nghĩa là có người nghi ngờ rằng: Nếu nghĩ đến đều thấy thì vì sao nay không thấy? Vì vậy nói là ít phước không thấy được. Lại nghi ngờ rằng: Cũng có người nghèo hèn ít phước, vì sao được thấy? Giải thích rằng trừ ra người có thể điều phục.

Mục 3- Từ “Dĩ kỳ tâm vô lượng…” trở xuống là dựa vào Pháp tổng quát kết luận, có mười câu theo thứ tự kết luận về mười Thân trước đây, nếu có điều khó hiểu thì trước đã kết hợp giải thích.

Trong Kệ tụng, có hai mươi kệ, theo thứ tự tụng về mười Dụ, mỗi Dụ đều có hai kệ.

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 51 trong kinh).

Đoạn thứ ba: Ngữ nghiệp xuất hiện.

Phần Trường hàng có ba mục: Nêu lên-giải thích và kết luận.

Trong giải thích có ba: Một- Dựa vào pháp tóm lược thuyết giảng; Hai- Dựa theo Dụ mở rộng thuyết giảng; Ba- Dùng pháp để tổng quát kết luận.

Người xưa cũng lấy mười loại đầu để đưa vào, trong đó mười làm thành trăm, mười loại sau bao gồm mười loại trước làm thành ngàn. Điều này cũng có thể thông suốt.

Nay lại có một cách giải thích: Kết luận ở mục sau là dung nạp tổng quát kết luận mười loại ở mục giữa, mười loại ở mục giữa là riêng biệt dụ cho mười loại ở mục đầu, chỉ có chi tiết không theo thứ tự mà thôi

Mục một- Dựa vào pháp tóm lược thuyết giảng. Nghĩa của Viên âm, sơ lược nêu ra bốn môn: 1- Thứ tự xưa kia; 2- Phân rõ trái ngược; 3Kết hợp thông suốt; 4- Chính thức giải thích. Ba môn trước không phải là chủ yếu, mở rộng ở chương khác; nhưng môn chính thức giải thích văn, tự nhiên hàm chứa nhiều điều vi diệu, văn có mười Âm để hiển bày về Vô tận, đều là câu trước nêu lên, câu sau giải thích.

1. Rộng khắp mọi nơi, tức là âm thanh tùy loại. Nhưng có hai nghĩa: a- Dựa theo Thể rộng lớn, không có âm thanh nào không đến, cho nên nói là âm thanh vô lượng rộng khắp mọi nơi, vậy thì vạn loại khác nhau như trời-người… đều nghe, trước đây nói chúng sinh tùy theo chủng loại đều hiểu được. b- Tùy theo mỗi một âm thanh trước đây, đều có thể một mình rộng khắp, như Mục Liên không đạt tới hai bên.

2. Âm thanh tùy theo ý thích, nghĩa là âm thanh hướng về mỗi một chủng loại mà nêu ra, có thể tùy theo ý thích mà thuyết giảng đủ loại pháp.

Trong kinh nói: “Như Lai diễn giải từ trong một ngôn ngữ, thuyết giảng về vô lượng vô biên Khế kinh.”

Lại nói: “Phật dùng một âm thanh vi diệu, quốc độ mười phương đều nghe thấy, đầy đủ tất cả các âm thanh, khắp nơi đều tràn đầy mưa pháp.” Bao gồm chứng minh hai nghĩa trước đây.

3. Âm thanh tùy theo căn cơ hiểu rõ, nghĩa là ngay trong phần thuyết giảng trước đây, tùy theo một pháp thuyết giảng, mà Đại-Tiểu đều nghe, cho nên nói là tùy theo niềm tin hiểu biết của chúng sinh.

Kinh Bảo Tích nói: “Phật dùng một âm thanh diễn giải thuyết pháp, tất cả chúng sinh đều tùy loại mà hiểu.”

4. Âm thanh tùy theo thời gian, nghĩa là ngay nơi pháp Đại-Tiểu trước đây, khiến cho người nghe-người không nghe đều tự tại, cho nên nói là không lỡ mất thời cơ. Cũng bao gồm tùy theo nghe một pháp, mà vui mừng-buồn lo không giống nhau.

Kinh Bảo Tích nói: “Hoặc có người sợ hãi, hoặc có người hoan hỷ.”

Bốn loại trên phần nhiều dựa theo Dụng ngay nơi Thể, là nghĩa của Viên âm. Sáu loại sau phần nhiều dựa theo Thể ngay nơi Dụng, hiển bày về nghĩa của Nhất âm.

5. Bên ngoài tùy theo duyên hướng về mà Ngã không có sinh diệt.

6. Bên trong tích tập do duyên mà thành tựu, đâu có gì điều khiển (Chủ tể).

7. Rất sâu xa, muốn nói đến một pháp thì vạn loại thích ứng khác nhau, muốn nói đến pháp khác thì một Thể không có sinh ra. Lại muốn nói đến một pháp thì tùy theo trong một âm thanh tự nhiên đầy đủ nhiều âm thanh. Vì vậy trước đây nói: Pháp thuộc ngôn ngữ của tất cả chúng sinh, một lời thuyết giảng hết không sót lại gì. Muốn nói đến pháp khác, thì ngay nơi nhiều âm thanh trên đây, chỉ khiến cho nghe một âm thanh. Vì vậy Dụ sau nói: Ví như trống cõi trời phát ra đủ loại âm thanh, chư Thiên lười nhác chỉ nghe âm thanh của Giác ngộ-Vô thường, cho nên rất sâu xa.

8. Hoàn toàn xứng với pháp giới.

9. Không gian thì tiến vào không gián đoạn.

10. Thời gian thì quay về một điểm cuối cùng (Nhất cực).

Mười loại này viên dung một vị, là Viên âm của Như Lai, thì biết có lúc nói không có âm thanh tùy duyên hướng về mà phát ra tiếng vang, có lúc nói chỉ một âm thanh thẳng thắn không có khác nhau về Cung-Thương…, đều là một mảy bụi của mặt đất mà thôi.

Trong mục hai- Từ “Phật tử, Bồ-tát…” trở xuống là dựa theo Dụ mở rộng thuyết giảng, có ba: 1- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau; 2- Đưa ra; 3- Giải thích.

Mục 1- Kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, thu nhận mười loại

âm thanh trên đây chủ yếu không ra ngoài ba pháp: Dựa theo Tướng thì rộng lớn vô lượng, dựa theo Thể thì không có chủ tể, dựa theo Dụng thì có biểu hiện rõ ràng.

Nay gộp lại cả hai không phải (Song phi) để hiển bày về Trung đạo, nghĩa là: Bởi vì không cùng tận giới hạn ấy, cho nên không phải là hạn lượng. Bởi vì tùy theo căn cơ, tùy theo thời gian, có nghe và không nghe, cho nên không phải là không có hạn lượng. Bởi vì nhiều duyên tích tập, cho nên không phải là có chủ. Bởi vì chỉ là một pháp giới sinh ra, cho nên không phải là không có chủ. Bởi vì Thể ấy Vô sinh, cho nên không có gì có thể nêu ra. Bởi vì khéo léo hiển bày nghĩa lý, cho nên không phải là không có nêu ra.

Lại dùng bốn câu phân biệt để trình bày về Thể-Dụng vô ngại:

1. Bởi vì Dụng thuận theo Thể, do Thể không có nơi nào không tồn tại, mà có thể khiến cho mười loại trên đây đều có khắp tất cả. Không những có khắp âm thanh, mà cũng có khắp thời gian-nơi chốn. Chúng sinh-Như Lai-pháp giới…, tuy là đều có khắp đối với Sắc…, mà luôn luôn không tạp loạn. Nếu không bình đẳng có khắp, thì Âm mà không phải là Viên. Nếu bởi vì bình đẳng có khắp mà mất đi Âm uyển chuyển ấy, thì Viên mà không phải là Âm. Nay không làm hỏng uyển chuyển mà bình đẳng có khắp, không thay đổi có khắp mà khác Vận, mới thành tựu Viên Âm.

2. Bởi vì Thể thuận theo Dụng, mà mỗi một Âm đều hàm chứa đầy đủ Chân tánh.

3. Bởi vì Dụng ngay nơi Thể, cho nên mười loại âm thanh trên đây đều không thể nào đạt được. Chỉ là Đệ nhất nghĩa, bởi vì vĩnh viễn lìa xa chấp trước. Pháp loa luôn luôn vang động, Diệu âm thường thường vắng lặng, gọi là Âm tịch tĩnh. Như tiếng vang nơi hang vắng, có mà ngay nơi không thật. Nếu không ngay nơi không thật, thì không những mất đi một âm, mà cũng không đạt được viên dung tự tại.

4. Bởi vì Thể ngay nơi Dụng, cho nên vắng lặng mà luôn luôn nói hết, giống như trống cõi trời vô tâm mà ứng với tất cả, gió thường thuận theo lỗ hổng mà vạn lần thổi qua không giống nhau. Nếu không có khắp giống nhau, thì không những mất đi Viên tự nhiên, mà cũng không phải là Phạm Âm tùy duyên tự tại chân thật như nhau. Gọi là Diệu Âm-Viên Âm của Như Lai, thì không phải là cảnh giới suy nghĩ lường xét của tâm thức.

Mục 2- Đưa ra, ý nói rằng: Trước nói là Vô lượng…, nay vì sao cả hai không phải?

Mục 3- Nêu ra Dụ mở rộng giải thích. Đại ý nói rằng: Tánh-Tướng không có gì ngăn ngại, Thể-Dụng ngay trong nhau, cho nên dựa theo Pháp khó mà hiển bày, nhờ vào Dụ để trình bày. Mười Dụ tức là mười mục, mỗi mục đều có ba: Dụ-Hợp và Kết luận.

Dụ thứ nhất: Dụ về kiếp hết xướng lên âm thanh, dụ cho loại thứ 6 trước đây là âm thanh không có chủ.

Trong Dụ: Nói pháp vốn như vậy (Pháp nhĩ), luận Câu Xá quyển thứ 2 nói: “Sinh đến cõi Vô sắc có hai loại nhân: 1- Lực của nhân, nghĩa là bởi vì đã luyện tập và nhiều lần luyện tập; 2- Lực của nghiệp, nghĩa là bởi vì nghiệp quả thuộc báo đời sau (Hậu báo) ở cõi trên sắp đến. Nếu sinh đến cõi Sắc thì có ba nhân, nghĩa là thêm vào lực của pháp vốn như vậy, chỉ vào lúc Khí thế gian hoại diệt, pháp vốn như vậy mà có âm thanh. Nhưng bốn loại âm thanh không phải là cùng một lúc, loại thứ nhất-thứ hai vào lúc kiếp Hỏa sắp hủy hoại cõi Dục và Thiền thứ nhất, loại thứ ba tức là lúc Thủy tai hủy hoại Thiền thứ hai, loại thứ tư tức là lúc Phong tai sắp hủy hoại Thiền thứ ba. Bốn âm thanh khác nhau cho nên không phải là không có sinh ra, chỉ thuận theo duyên sinh ra cho nên không phải là có chủ.”

Trong Hợp: Trình bày về lúc thế gian sinh tử sắp hủy hoại, Đức Phật thuyết giảng về pháp Ngũ thừa cũng có bốn âm thanh.

Dụ thứ hai: Dụ về âm thanh tiếng vang tùy theo duyên, dụ cho loại thứ 5 trước đây là âm thanh không có sinh diệt.

Dụ thứ ba: Dụ về trống cõi trời khai mở giác ngộ, dụ cho loại thứ 9 là âm thanh không có đoạn tuyệt, bởi vì tiến vào khắp nơi pháp giới mà giáo hóa không có gián đoạn.

Dụ-Hợp đều có ba tiết: Một- Có thể khai mở giác ngộ; Hai- Lợi ích của khai mở giác ngộ; Ba- Kết luận Dụng đưa về Thể.

Từ “Đương tri…” trở xuống là trong Hợp, có ba tiết:

Tiết một- Hợp với có thể khai mở giác ngộ, riêng biệt có mười một âm thanh, nghĩa phân ra bốn tiết, mà lại có hai ý: 1- Đầu là hai loại bao gồm Ngũ thừa, tiếp là sáu loại bao gồm Tam thừa, tiếp là một loại bao gồm Thừa thứ nhất-Thừa thứ hai, sau là hai loại chỉ riêng Đại thừa. 2Một tiết đầu là trời-người, ba tiết còn lại phối hợp với Tam thừa.

Tiết hai- Từ “Vô số…” trở xuống là hợp với lợi ích của khai mở giác ngộ.

Tiết ba- Từ “Nhi Như Lai…” trở xuống là hợp với kết luận Dụng đưa về Thể, bởi vì không trú vào Phương Đẳng, hướng lên trên có thể rộng khắp mọi nơi. Vì vậy luận Trang Nghiêm nói: “Nếu âm thanh của Phật là pháp có chứ không phải là pháp không có, thì không có thể rộng khắp đến mười phương, trái với điều này cho nên có thể rộng khắp mọi nơi.”

Dụ thứ tư: Dụ về âm thanh vi diệu của Thiên nữ, dụ cho loại thứ 3 trước đây là âm thanh tùy theo niềm tin mà hiểu biết, bởi vì nhiều âm thanh tùy theo vui thích.

Dụ thứ năm: Dụ về Phạm âm và Chúng, dụ cho giáo hóa không lỡ mất thời cơ, người thuần thục chắc chắn được nghe, tức là dùng căn cơ thuần thục làm Chúng.Dụ thứ sáu: Dụ về những dòng nước cùng một vị, dụ cho âm thanh không có uốn cong sai lầm, từ pháp giới sinh ra, vốn là một Thể tánh.

Dụ thứ bảy: Dụ về tuôn mưa làm cho thêm tươi tốt, dụ cho âm thanh hoan hỷ, tăng trưởng xứng với căn cơ. Tách lìa Phật không có âm thanh, bởi vì âm thanh không đến từ bên ngoài. Tách lìa căn cơ không có âm thanh, bởi vì âm thanh không phát ra từ bên trong.

Dụ thứ tám: Dụ về mưa xuống từ từ làm cho thành thục, dụ cho âm thanh không có thay đổi, bởi vì đều đạt đến cứu cánh. Trên đây trước là soi chiếu núi cao để hiển bày về Đốn Viên, ở đây trước Tiểusau Đại tức là Tiệm Viên. Sắp rưới xuống làn mưa pháp, là suy nghĩ muốn thuyết giảng về Nhất thừa. Chưa thích hợp liền rưới xuống, e rằng phá pháp mà rơi vào đường ác, cho nên trước phải ùn lên mây pháp là thuyết về phương tiện, phương tiện hàm chứa Thật pháp như làn mây hàm chứa nước.

Dụ thứ chín: Dụ về tuôn mưa tràn đầy khó nghĩ bàn, dụ cho âm thanh rất sâu xa trước đây, tuy nhiều sai biệt mà đều phát ra từ pháp giới rất sâu xa.

Dụ thứ mười: Dụ về khắp nơi rưới xuống đủ loại, dụ cho âm thanh rộng khắp mọi nơi, không những rộng khắp bốn châu, mà cũng khắp nơi phát ra nhiều tiếng sấm vang rền.

Trong Dụ có ba tiết: Một- Tổng quát; Hai- Riêng biệt; Ba- Kết luận.

Trong tiết hai từ “Tứ thiên…” trở xuống là riêng biệt, có năm: 1Mây; 2- Chớp; 3- Sấm; 4- Gió; 5- Mưa. Văn này có phỏng theo tóm lược so với phẩm Hiền Thủ, suy nghĩ điều này!

Tiết ba từ “Tuy bỉ…” trở xuống là kết luận.

Trong Hợp cũng có ba tiết: Một- Tổng quát; Hai- Riêng biệt; BaKết luận.

Trong tiết hai là riêng biệt cũng có năm, bốn tiết trước đều có chữ Phật Tử.

Tiết 1 dùng Thân hợp với mây, bởi vì có che kín tức là Bồ-đề… Trong mười Thân có bốn Thân, tên gọi khác nhau mà nghĩa giống nhau: Một- Tức là Nguyện thân, bởi vì nguyện sinh đến cõi Đâu-suất. Hai- Tức là Ý sinh thân, bởi vì tùy theo ý muốn mà sinh giống như Sắc của thế gian. Ba- Tức là Bồ-đề thân, bởi vì đầy đủ mười Lực của Phật mà thành tựu Bồ-đề. Bốn- Tức là Uy thế thân, bởi vì đầy đủ bốn Vô úy mà có thể làm cho ngoại ma phải hàng phục. Cũng có thể mười Lực hàng phục ma quân là Uy thế, Vô úy là Chánh giác, bởi vì có nghĩa của Chánh giác. Sáu Thân còn lại thì tên gọi và nghĩa đều giống nhau.

Tiết 2: hợp với ánh chớp, không ra ngoài Vô úy thông thường trình bày.

Tiết 3: dùng Tam-muội hợp với tiếng sấm, sơ lược có ba nghĩa: Một- Như tiếng sấm mùa Thu thì sâu bọ ngủ Đông núp kín, giống như tiến vào Tam-muội thì các pháp ác không hiện hành. Hai- Như tiếng sấm mùa Xuân thì sâu bọ phát sinh-mầm non nhú ra, giống như Tammuội ấy phát sinh công đức. Ba- Sấm là tướng trạng trước khi tuôn mưa, Tam-muội là điềm báo trước khi thuyết giảng. Mười tên gọi suy nghĩ mà giải thích.

Tiết 4: dùng Đại Trí hợp với gió, bởi vì Hậu đắc trí quán sát căn cơ để cảnh giác họ, mà khiến cho thành tựu pháp khí.

Tiết 5: từ “Thử tướng hiện…” trở xuống là dùng thuyết pháp hợp với mưa, trong đó: Đầu là kết thúc phần trước nêu lên phần sau. Sau từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt, có mười pháp:

Một: Sắp thành tựu Chánh giác, niệm và tướng sắp hết, nghe đến mưa pháp này thì niệm vi tế đều quên, thấy được tâm-tánh giống như hư không giới, pháp giới cùng một tướng lúc đầu vốn không hai, phù hợp giống như Pháp thân bình đẳng của chư Phật, cho nên nói là thuyết giảng về pháp giới không có gì sai biệt.

Hai: Từ lúc ra khỏi thai trở về sau an tọa nơi Đạo tràng, trước-sau lại không có thân, cho nên gọi là rưới mưa pháp cưới cùng.

Gọi là du hý…, ở đây có hai nghĩa: 1- Tách ra làm hai, du hý là Đại Dụng của thần thông, giáo bí mật tức là Tâm-Trí đã phù hợp. 2- Hợp lại làm một, khiến cho ẩn hiện tự tại đối với giáo bí mật, cho nên nói là du hý; nói giáo bí mật, tức là giải thích về ba đức Niết-bàn của Như Lai.

Kinh Niết Bàn gọi là Tạng bí mật, an trú vào Tạng này có thể kiến lập Đại sự, do tác dụng của thần thông mà gọi là du hý. Ở kinh Pháp Hoa, lấy Thể thuận theo Dụng, gọi là Tri kiến của Như Lai, kiên cố sâu xa gọi là bí mật. Tuy mới phát tâm tiếp nhận giống nhau, mà suy xét đến cùng thuộc về nơi này, cho nên cũng vì vậy mà thuyết giảng.

Ba: Nhất sinh sở hệ (Bồ-tát Nhất sinh Bổ xứ), nghĩa là như Di-lặc trải qua một lần sinh ở cõi dưới (Hạ sinh). Sở dĩ trải qua một lần sinh ra, bởi vì Vô minh vi tế có thể chướng ngại đến pháp đã nhận biết. Nay vì vậy mà thuyết giảng, khiến cho phiền não vi tế ấy không còn, thành tựu Chủng trí soi chiếu khắp nơi.

Ba pháp trên đây đều là phần vị Đẳng giác.

Bốn: Bồ-tát Quán đảnh, tức là Địa thứ mười tiếp nhận chức vị. Bởi vì nước pháp của chư Phật mười phương rưới trên đỉnh đầu, đã thuộc về số lượng chư Phật, có thể tiếp nhận mây mưa Đại pháp của Như Lai, khiến cho đầy đủ công đức-trí tuệ của Phật, cho nên thực hiện nhiều Phật sự mà làm trang nghiêm.

Năm: Bồ-tát đạt được Nhẫn. Nếu chọn lấy Nhẫn thanh tịnh, thì từ Địa thứ tám trở lên, bởi vì Nhẫn này sắp dừng lại, cho nên khuyến khích đầy đủ Phước-Trí, mà không gián đoạn tâm Bi. Nếu chọn lấy bắt đầu đạt được, thì có chỗ nói Địa thứ nhất đã đạt được, bởi vì nói về công đức như Tín… Những Địa sau trọn vẹn thanh tịnh, đến Địa thứ mười thì Trí của Địa đều khai phát mà không gián đoạn Tự lợi-Lợi tha.

Sáu: Ba phần vị Trú-Hướng-Hạnh tức là phần vị Tam Hiền, khiến cho tiến vào chứng được Chân Như hiện rõ trước mắt, dựa vào biến hóa này là Môn rất sâu xa, mà Thắng tiến không dừng lại.

Bảy: Sơ phát tâm, bao gồm Tín bắt đầu phát tâm và Tín đầy đủ phát tâm, đã phát tâm Thượng cầu-Hạ hóa, mà khiến dựa vào Nguyện Hạnh.

Trên đây đều đã đạt được phần vị của mình, cho nên gộp lại để thuyết giảng về pháp Thắng tiến của phần vị phía trên.

Hai môn dưới đây gồm có hai ý: 1- Dựa theo phần vị mới mong cầu thuyết giảng Hiển giáo, mà thuyết giảng về pháp của Tam thừa (Tự thừa); 2- Dựa theo phần vị đã trú vào thuyết giảng Mật giáo, mà bí mật trao cho pháp của Đại thừa.

Tám: Như trong Duyên giác: Dựa theo Tam thừa mà thuyết giảng, thì nhân lụi tàn không phải là Thường, quả nối tiếp không phải là Đoạn, quán sát ngược lại thì không phải là có, quán sát thuận theo thì không phải là không có, là lìa xa hai bên, tuy lìa xa hai bên mà không làm hỏng quả của Tam thừa. Dựa theo Mật giáo thì mười hai nhân duyên tức là Trung đạo. Trung đạo gọi là Phật tánh, cho nên nói là duyên khởi rất sâu xa. Bởi vì đây là Trí quán sát Thượng Thượng, cho nên đạt được quả giải thoát bất hoại của Phật.

Chín: Trong Thanh văn có hai: 1- Dựa theo hiển bày mà thuyết giảng, bởi vì họ chán ngán lo sợ Khổ-Tập, cho nên thuyết giảng về Nhân Không, làm thanh gươm Trí để đoạn trừ; 2- Dựa theo bí mật mà thuyết giảng, cần phải dùng Pháp Không để đoạn trừ tất cả phiền não, cho nên gọi là thanh gươm to lớn.

Mười: Bởi vì hai Tụ chúng sinh: Nói tích tập thiện căn, đối với Tà định tụ chưa có thể rưới mưa pháp, chưa quyết định thì khiến cho đạt được gọi là thành thục, đã quyết định thì khiến cho tăng thêm đủ loại pháp môn.

Trong tiết ba từ “Phật tử, chư Phật…” trở xuống là kết luận về hợp trên đây, có hai chữ Phật Tử: Đầu là hợp với số lượng để kết luận, sau là hợp với tâm bình đẳng để giải thích nghi ngờ.

Mục ba- Từ “Phục thứ, Phật tử ưng tri…” trở xuống là tổng quát kết luận về mười Dụ, đều không có phạm vi hạn lượng. Văn hiển bày có thể biết.

Phần Kệ tụng, tụng về mười Dụ trên đây, mỗi Dụ đều có hai kệ.

Đoạn thứ tư: Ý nghiệp xuất hiện: Trước là Thân, tiếp là Ngữ, sau là Ý, là nghĩa theo thứ tự.

Trong Trường hàng có hai mục: Một- Đưa ra phát khởi; Hai- Chính thức giải thích.

Trong mục hai là chính thức giải thích, có ba: 1- Dựa theo Pháp tổng quát phân rõ; 2- Nương vào Dụ riêng biệt hiển bày; 3- Tổng quát kết luận, khuyến khích nhận biết.

Mục 1- Dựa theo Pháp tổng quát phân rõ: Nói tâm-ý-thức của Như Lai đều không thể đạt được, là dựa theo Thể ngăn chặn giải thích (Già thuyên). Chỉ thuận theo dùng Trí vô lượng mà nhận biết tâm của Như Lai, là nương vào Dụng biểu hiện giải thích (Biểu thuyên). Nhưng một văn này, xưa có nhiều thuyết.

Một thuyết nói rằng: “Thức… có hai: 1- Nhiễm; 2- Tịnh. Phật Địa không có tâm-tâm sở tạp nhiễm hữu lậu ấy, mà có tâm và tâm sở thuộc phần thanh tịnh. Trong quả vị thì Trí mạnh mà Thức yếu, vì vậy ở trên tâm vương để hiển bày không có tạp nhiễm, dựa theo Trí ấy cho nên trình bày về Vô lượng.”

Nếu nhất định không có tâm vương, thì tâm sở dựa vào đâu để thiết lập? Vì vậy luận Thành Duy Thức quyển thứ 3, dẫn ra kinh Như Lai Công Đức Trang Nghiêm, nói rằng:

“Thức của Như Lai không cấu nhiễm,

Là cảnh giới vô lậu thanh tịnh,

Giải thoát tất cả mọi chướng ngại,

Tương ưng với Đại viên cảnh trí.”

Thì đã có tâm vương rõ ràng rồi.

Nói Chuyển thức, là Trí dựa vào Thức mà chuyển, không phải chuyển Thể của Thức.

Một thuyết nói rằng: “Bởi vì không có nghĩa về tích tập suy nghĩ…, cho nên nói là tâm… không thể đạt được. Dựa vào Trí không có phân biệt để hiển bày về Vô lượng, không phải là không có Thể của tâm.”

Nhiếp Luận quyển thứ 8 nói: “Chỗ dựa của Trí không có phân biệt, vốn là nghĩa về không phải tâm-không phải suy nghĩ, cũng không phải là không phải tâm làm nơi nương tựa, mà là chủng loại của tâm. Dùng tâm làm nhân, do thế lực nhiều lần luyện tập, dẫn đến đạt được phần vị này, gọi là chủng loại của tâm.”

Hai cách giải thích trên đều trình bày là có tâm-ý-thức.

Một thuyết nói rằng: “Quả Phật thật sự không có tâm ý-ý thức và những tâm pháp khác. Nói là không thể đạt được, bởi vì chỉ có Đại Trí. Nói là Trí vô lượng cho nên nhận biết về tâm của Như Lai.”

Vì vậy kinh Kim Quang Minh và Lương Nhiếp Luận, đều nói là chỉ có Như Như và Trí Như Như, một mình tồn tại ở Phật địa. Trong Luận nói rằng năm pháp thâu nhiếp tánh Đại giác, chỉ là một Pháp giới chân thật và bốn Trí Bồ-đề, không nói lại có pháp khác.

Chọn lấy tất cả hai Tông trên đây thì đều trở ngại.

Nếu dựa vào nghĩa trước là có thì không tránh khỏi tăng thêm, cũng không có thể nói bao gồm không thể đạt được. Vả lại, phần thanh tịnh này sao ở đây không nói? Thức không có cấu nhiễm ấy mà có thể nói, sao kinh không nói về tạp nhiễm không thể đạt được?

Nếu dựa vào nghĩa sau thì không tránh khỏi giảm bớt, cũng không có thể nói bao gồm nhận biết về tâm của Phật. Đã nói dùng Trí vô lượng nhận biết về tâm của Như Lai, không nói là không có tâm, thì có thể biết rõ ràng không phải là không có tâm. Vả lại, tâm đã là không có thì Trí đâu tồn tại một mình? Không những trái với hai Luận trên, mà cũng trái với nghĩa về diệt trừ Thức Vô thường đạt được Thức Thường của Niết-bàn.

Nếu cùng chọn lấy hai nghĩa, thì không tránh khỏi trái ngược lẫn nhau. Nếu cả hai không phải mà phai mờ lẫn nhau, thì thà rằng tránh xa hý luận. Nếu như vậy thì lấy gì làm Tông chỉ (Chỉ nam)?

Nay giải thích nghĩa này: a- Kết hợp hai Tông trước đây; b- Giải

thích về ý khó hiểu của kinh.

Mục a- Kết hợp hai Tông trước đây. Nếu Tông sau nói rằng chỉ riêng Trí của Như, bởi vì tâm đã giống với Chân tánh cho nên nói chỉ riêng Như, Dụng soi chiếu không mất cho nên nói là Trí của Như, thì lẽ nào tách lìa ngoài tâm mà có Trí riêng biệt hay sao? Như vậy thì chỉ riêng Như, không trái với có. Tông trước cho rằng Thể hoàn toàn là Như, cho nên có tâm thanh tịnh. Tâm đã là Như thì có gì sai lầm? Vậy thì biết có ngay nơi Chân, cùng với Chân ngay nơi có, hai nghĩa tác thành lẫn nhau, có-không có vô ngại.

Mục b- Giải thích về ý khó hiểu của kinh. Nói không thể đạt được, là bởi vì nghĩa của tâm sâu xa huyền diệu, ngôn từ không đạt tới, cho nên nương vào ngăn chặn (Già) để hiển bày sâu xa. Nói chỉ dùng Trí để nhận biết về tâm của Như Lai, là nhờ vào tâm sở mà nương theo biểu hiện (Biểu) để hiển bày sâu xa.

Bản kinh thời Tấn nói: “Chỉ nhận biết về Trí vô lượng của Như Lai, cho nên nhận biết về tâm vô lượng. Vì sao sâu xa huyền diệu? Bởi vì: Muốn nói là tâm có, thì giống với Như bặt dứt tướng. Muốn nói là tâm không có, thì sâu xa kỳ diệu không hết. Muốn nói là tâm tạp nhiễm, thì vạn điều dây dưa đều mất. Muốn nói là tâm thanh tịnh, thì không đoạn dứt tánh ác. Muốn nói là tâm chỉ một, thì bao hàm không có gì ở ngoài. Muốn nói là tâm khác nhau, thì cùng một vị khó phân biệt. Muốn nói là hữu tình, thì không có tánh sắc khác nhau. Muốn nói là vô tình, thì không có sâu xa nào không xuyên suốt. Miệng muốn biện giải mà lời thì tiêu tan, tâm muốn duyên vào mà suy nghĩ không còn, cũng giống như phần quả mà không thể nói được. Vậy thì biết tâm của Phật ngay nơi có-ngay nơi không có, ngay nơi Sự-ngay nơi Lý, ngay nơi tâm vương-ngay nơi tâm sở, ngay nơi một-ngay nơi nhiều. Trong tâm không phải là có ý, cũng không phải là không có ý. Trong ý không phải là có tâm, cũng không phải là không có tâm. Trong tâm vương không phải là có tâm sở, cũng không phải là không có tâm sở. Tâm sở không phải là dựa vào tâm vương, cũng không phải là không dựa vào tâm vương. Tất cả đều như vậy, viên dung vô ngại, thì khiến cho các nghĩa trên đây đều thuận theo một Lý, không trái với Tông chỉ huyền diệu.”

Nói nương theo biểu hiện để hiển bày sâu xa, là tâm đã không thể dùng Trí để nhận biết, mà lại nhờ vào Trí để ca ngợi. Trí là tâm sở, hãy còn dùng mười Dụ để trình bày về huyền diệu, thì tâm là chỗ dựa lại vô cùng huyền diệu rất khó hiểu. Vì vậy, cuối mười Dụ đều kết luận là tướng của tâm, nhưng Phật hãy còn không nói thì phàm phu đâu dám suy nghĩ! Bởi vì có nhân duyên, liền dựa vào giáo lý để nêu ra Tông chỉ huyền diệu, mong rằng không có lỗi phức tạp mà không quan trọng!

Mục 2- Từ “Thí như…” trở xuống là nương vào Dụ riêng biệt hiển bày, nêu ra mười Dụ lớn để dụ cho mười loại Đại Trí của Như Lai, ThểDụng của mười Trí không phải là một- không phải là khác. Văn cũng đều có ba: Dụ-Hợp và Kết luận.

Dụ thứ nhất: Dụ về hư không không có nương tựa làm nương tựa, dụ cho Trí Phật không có nương tựa mà thành tựu sự việc.

Trong Hợp: Nói Trí của các Thừa dựa vào Trí Phật mà sinh ra, như Thập Địa nói: Trí của mười Địa này, đều nhờ vào Trí Phật mà có sai biệt, tách lìa ngoài Trí Phật thì không có chỗ dựa để tu học, mà đầy đủ quả của Trí Phật lại không dựa vào nơi khác. Lẽ nào không dựa vào Tâm và dựa vào Lý hay sao? Lẽ nào không phải trước đây nói tâm vương-tâm sở không hai hay sao? Bởi vì Trí Phật soi chiếu tận cùng, không có Như ngoài Trí làm chỗ dựa của Trí, cho nên Thể của Trí chính là Như. Nếu có chỗ dựa thì không gọi là Trí của Như, cũng giống như kinh Tịnh Danh nói: “Pháp tùy theo Như mà không có gì tùy theo.” Kinh Văn Thù Bát Nhã nói: “Nếu không có cảnh giới thì không có chỗ dựa, ví như ngoài Trí Phật không có pháp nào có thể đạt được, bởi vì tất cả các pháp tức là Trí Phật.”

Dụ thứ hai: Dụ về pháp giới trong lặng sâu xa, dụ cho Trí Phật là Thể không có tăng giảm, tức là chuyển sang giải thích dựa vào trước đây. Dựa vào là dựa vào Thể này mà sinh ra, tuy sinh ra các Trí mà cũng không giảm bớt; lúc Bồ-tát giải thoát thành tựu Trí Phật, cũng không tăng thêm, bởi vì cùng một Thể như nhau, như Dụ về tấm ván giữa biển trước đây.

Dụ thứ ba: Dụ về biển rộng tiềm ẩn lợi ích, dụ cho Trí Phật là Thể cùng lợi ích chúng sinh, tức là cùng giải thích về nghĩa dựa vào và sinh ra trước đây, nghĩa là cùng một Thể với tâm của chúng sinh, cho nên nghĩa nói là dòng chảy ngầm. Lúc xuyên suốt tự tâm đạt được Trí tuệ, tức là thấy Trí Phật nơi khác, thì nói là dựa vào đó sinh ra. Lại nhờ vào Thể giống nhau, khiến cho Phật bên ngoài gia trì giúp cho niệm lực ấy, cũng là hòa vào dòng chảy.

Dụ thứ tư: Dụ về vật báu lớn sinh ra, dụ cho Trí Phật là Dụng khởi lên mà Thể sâu kín, giải thích về có thể sinh ra trước đây. Bởi vì nghĩa gì mà có thể sinh ra? Bởi vì đầy đủ bốn vật báu.

Trong Dụ có ba tiết: Một- Tổng quát trình bày về nơi phát ra ThểDụng; Hai- Nêu ra tên gọi vật báu; Ba- Kết luận về thù thắng sâu xa.

Trong Hợp có ba tiết giống như Dụ.

Trong tiết hai là nêu ra tên gọi, các Sư Diễn-Anh đều nói: “1- Trí về Chứng đạo, đoạn trừ chướng của Hoặc. 2- Trí về Trợ đạo, đoạn trừ chướng của Trí. 3- Trí về Bất trú đạo, rời bỏ chướng của Báo. Ba Trí trên đây là Tự lợi. 4- Trí làm lợi ích chúng sinh, tức là hạnh Lợi tha.” Cách giải thích này cũng không có lỗi lầm gì lớn. Phần vị của quả (Quả địa) đầy đủ ba Đạo này, cho nên có thể khiến người tu học tiến vào Bồ-tát Địa.

Nay lại có một cách giải thích: Nếu thẳng thắn dựa vào văn, thì văn tự nhiên hiển bày rõ ràng.

Nay dùng pháp tướng để thâu nhiếp, tức là bốn Trí Bồ-đề: 1- Đại viên cảnh trí, bởi vì lìa xa các phân biệt, gọi là không có nhiễm trước. Hành tướng và sở duyên vi tế khó nhận biết, không quên-không ngu về tướng của tất cả các cảnh, gọi là phương tiện khéo léo. 2- Tức là Bình đẳng tánh trí, quán sát tất cả các pháp, hoặc là Hữu vi-Vô vi, Tự-Tha bình đẳng, gọi là khéo léo phân biệt. 3- Tức là Diệu quán sát trí, Trí này khéo léo quán sát về Tự tướng-Cọng tướng của các pháp, không có gì ngăn ngại mà chuyển, thuyết giảng vô lượng pháp mà không làm hỏng pháp tánh. Vô lượng pháp, tức là thâu nhiếp quán sát vô lượng Tổng trì-Định môn…, mà nói thuyết giảng là bởi vì mưa xuống cơn mưa Đại pháp, đoạn trừ tất cả nghi ngờ. 4- Tức là Thành sở tác trí, bởi vì nhận biết căn cơ-nhận biết thời gian mà làm những việc cần làm.

Tiết ba- Từ “Nhược chư Như Lai…” trở xuống là hợp với thù thắng sâu xa trước đây, trong đó có hai tiết:

Tiết 1- Trình bày về Dụng thù thắng-Thể sâu xa: Trong này Dụ về thù thắng ở trong tổng quát. Thể sâu xa trong này giống với Dụ về viên ngọc quý trong búi tóc ở kinh Pháp Hoa, không tùy tiện trao cho người, nhưng dựa theo Trí bậc Hạ không đạt tới cho nên gọi là Mật Tạng, không hoàn toàn giống với Dụ, vì vậy trong kinh Niết-bàn trình bày có Mật Ngữ mà không có Mật Tạng.

Tiết 2- Từ “Thử tứ trí bảo bình quân…” trở xuống là trình bày về Thể thù thắng-Dụng sâu xa: a- Thẳng thắn chân thật như nhau tức là Bình đẳng tánh trí, Đại Từ Bi bình đẳng tương ưng với nhau gọi là Bình quân, cùng một vị nối tiếp nhau gọi là Chánh trực. b- Đoan trang tinh khiết tức là Đại viên cảnh trí, Đoan là đức tròn vẹn thuần tịnh nương tựa duy trì chủng tử hiện hành, Khiết là tánh-tướng thanh tịnh lìa xa các tạp nhiễm. c- Tuyệt diệu tốt đẹp tức là Diệu quán sát trí. d- Có thể làm lợi ích rộng khắp tức là Thành sở tác trí. Đây là dựa theo riêng biệt để phối hợp. Nay bởi vì bốn Trí viên dung, cho nên bốn Đức cũng đầy đủ bốn vật báu, huống hồ bốn Trí chính là một trong mười Trí, thì vĩnh viễn khác với Tông chỉ khác.

Dụ thứ năm: Dụ về ngọc quý làm khô cạn nước biển, dụ cho Trí Phật diệt trừ phiền não thành tựu công đức, bởi vì có Trí trước đây cho nên không có Trí nào không sinh ra, bởi vì có Trí này cho nên không có phiền não nào không đoạn trừ. Vả lại, trước thì không gian đầy đủ bốn Trí, đây thì thời gian đầy đủ bốn Trí, đều là giải thích về nghĩa làm nơi nương tựa trước đây.

Trong Dụ có hai tiết: Một- Tổng quát trình bày về Thể-Dụng; Hai- Từ “Phật tử, thử nhật tạng…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của Dụng.

Đây là nói rõ ràng về Giáo cuối cùng (Cực giáo), mà kinh Khởi Thế và luận Bà Sa đều nói địa ngục A-tỳ ở dưới là lửa nóng, ở trên là nuốt viên sắt nung chảy. Nước biển là mượn để nói về một phần ít của phương tiện, mà sách vở thế tục nói rằng dùng đá Ốc Tiêu làm khô nước biển, thì hoặc là suy đoán mà biết, hoặc là thấy vật báu không rõ ràng mà nói là đá vậy thôi. Lại nói rằng dòng nước rót vào đuôi cọng cỏ, chỉ là thấy cạn dần mà gọi tên vậy thôi.

Trong Hợp cũng có hai tiết: Một- Hợp với tổng quát trình bày về Thể-Dụng; hai- Từ “Phật tử, chư Bồ-tát tu tập…” trở xuống là hợp với riêng biệt hiển bày về tướng của Dụng.

Nhưng bốn Trí này, Cổ đức có lúc phối hợp với bốn loại Tammuội: Một là Trí thuộc Tam-muội Đại Thừa Quang Minh, hai là Tập Phước Đức Vương, ba là Hiền Hộ, bốn là Thủ Lăng Nghiêm. Cách giải thích này phối hợp với Định thì Lý có thể như vậy, mà dựa vào thứ tự thì trái với Lý, bởi vì loại thứ ba gọi là Trí Quang Phổ Chiếu. Nếu lấy loại thứ nhất làm loại thứ ba, lấy loại thứ ba làm loại thứ nhất, thì Lý mới thuận theo văn.

Nay lại có một cách giải thích, nêu lên pháp đã thành tựu ấy tức là bốn Định, dựa theo Trí có thể thành tựu thì phải thiết lập tên gọi riêng biệt.

Vả lại, nếu đem bốn Trí này phối hợp với các phần vị, thì càng khác với cách giải thích xưa kia, nghĩa là:

1. Phật dùng Trí ngay nơi Sự mà Chân, đối trị với Địa tiền, thành tựu bốn Địa trước, khiến cho đạt được Định Hiền Thủ. Bởi vì Tam-muội này có thể giữ gìn pháp thiện của phần vị Hiền, ba Địa trước là thế gian, Địa thứ tư là xuất thế gian. Đã hiểu rõ ngay nơi Sự mà Chân thì ngay nơi Tán mà Định.

2. Dùng Trí ngay nơi Thể là Dụng, đối trị với Địa thứ tư chưa có thể khởi Dụng, khiến cho đạt được Địa thứ năm, tiến vào Tục thành tựu Định Tập Phước Đức Vương.

3. Dùng Trí bình đẳng Vô tướng, đối trị với Địa thứ năm, tuy có thể tùy theo Tục mà chưa đạt được bình đẳng, khiến cho đạt được phần vị sau công dụng của Bát-nhã Đại Quang thuộc Địa tứ sáu-thứ bảy, mà thành tựu Định Quang Minh.

4. Dùng Trí bình đẳng Vô công dụng, đối trị với công dụng của Địa thứ bảy, khiến cho tiến vào Địa thứ tám, cho đến Phật quả đạt được Định Thủ Lăng Nghiêm. Việc làm đã đến cuối cùng, cho nên đã đầy đủ bốn Trí, nhân cũng thông suốt tu tập, tạm thời dựa theo tướng để hiển bày, vì vậy ở đây phối hợp theo chiều dọc, không thể giới hạn tất cả.

Dụ thứ sáu: Dụ về hư không hàm chứa tiếp nhận, dụ cho Trí Phật nương tựa duy trì không hề ngăn ngại, cũng giải thích về nghĩa nương tựa trước đây. Trước đây chỉ nói nương tựa, hãy còn nương tựa năng lực khác ở bên ngoài, nay trình bày về Thể rộng khắp tiếp nhận tất cả, vậy thì Trí của năm Thừa đều là pháp trong Đại Trí của Như Lai.

Triệu Công cũng nói: “Tâm rỗng rang của Thánh nhân soi chiếu sâu xa, Lý không có gì không thu nhận, chứa đựng vũ trụ (Lục hợp) ở trong lòng mà gương sáng linh thiêng có thừa, soi bóng vạn hữu ở trong tâm mà thần thái ấy thường rỗng lặng.” Tức là nghĩa này.

Dụ thứ bảy: Dụ về cây thuốc chúa sinh ra và nuôi lớn, dụ cho Trí Phật tận cùng đời kiếp làm lợi ích yên vui.

Trong Dụ có bốn tiết: Một- Tổng quát hiển bày về Thể-Dụng. Hai- Từ “Bỉ dược thọ căn…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của Dụng. Ba- Từ “Thử dược vương…” trở xuống là nguyên cớ có được tên gọi. Bốn- Từ “Phật tử…” trở xuống là chọn ra nơi chốn không đúng, trước chọn ra-sau thu nhận. Bởi vì thu nhận cũng không thỏa mãn, cho nên bản kinh thời Tấn nói: “Không rời bỏ tánh chúng sinh.”

Trong Hợp cũng có bốn tiết, mà văn không theo thứ tự:

Tiết một- Hợp với tổng quát hiển bày về Thể-Dụng, có sáu: 1Dùng Bi Nguyện thuộc về Bồ-đề hợp với Gốc rễ, Bi Nguyện này làm gốc rễ sâu xa của chư Phật cho nên khó nhổ lên, văn có bốn Hoằng nguyện. 2- Dựa vào Thật Trí mà sinh ra phương tiện làm Thân cây, có năng lực làm việc, là Thể của Bồ-đề. 3- Dựa vào hai Trí trước đây, phân ra làm các Độ, che mát khắp nơi làm Cành. 4- Giới và Định không còn nóng bức, riêng biệt nhận lấy tên gọi là Lá. 5- Biện tài về Đạo phẩm…, tự mình sinh ra Bồ-đề, khai phát làm Hoa. 6- Quả có thể biết. Sáu loại trên cũng có thể phối hợp theo chiều dọc của địa vị, mà tiết sau riêng biệt hiển bày về tướng của Dụng, bởi vì đã nói là tất cả Bồ-tát, cho nên chỉ thuận theo giải thích tổng quát.

Tiết hai- Một tiết “Phật tử…” vượt qua thứ tự, hợp với tiết nói về nguyên cớ có được tên gọi: Cùng tận thời gian vị lai, cho nên nói là đến cuối cùng không có dừng nghỉ; đạt được quả không rời bỏ nhân, cho nên nói là không gián đoạn Bồ-tát hạnh. Vì thế cho nên đạt được nhân quả đan xen xuyên suốt, lần lượt chuyển tiếp sinh khởi lẫn nhau.

Tiết ba- Một tiết “Phật tử…” lùi lại hợp với tiết nói về riêng biệt hiển bày tướng của Dụng trước đây: Tâm sâu xa vui với hạnh tu tập pháp thiện, tức là phương tiện trước đây; Giới thanh tịnh cũng có thể không còn nóng bức, tướng tốt như hoa làm trang nghiêm. Văn phần nhiều phỏng theo tóm lược, là bởi vì phân ra chủ động thành tựu-thụ động thành tựu.

Tiết bốn- Một tiết “Phật tử…” hợp với tiết chọn ra căn khí không đúng, cũng trước chọn ra-sau thu nhận.

Trước là chọn ra: Vô vi làm phần vị chính thức, hễ rơi vào thì khó mà thoát ra dụ cho hầm sâu. Lại không có nước Bi mà dẫn đến tàn lụi mất đi (Khôi đoạn). Như địa ngục ấy, tà kiến bác bỏ không có, tham ái thấm ướt nát nhừ, đều dụ cho nước. Không tiếp nhận thiện căn, lại thiếu duyên của đất, cho nên không phải là nơi sinh ra.

Sau là thu nhận: Nói không có gì chán ngán rời bỏ, bởi vì trên đây dựa vào ác hiện tại thiếu duyên, khiến cho sinh lòng chán ngán sợ hãi mà tiến thẳng đến Nhất thừa, trừ ra hai nơi nhưng cùng có Phật tánh, lâu dần sẽ thành tựu cho nên không chán ngán rời bỏ, là biết rằng ác hiện tại rõ ràng không có, không có ác thì nhất định phải có Phật tánh.

Vì vậy kinh Niết Bàn nói: “Hạng Nhất Xiển-đề tuy là đoạn mất thiện căn mà hãy còn có Phật tánh, nếu có thể phát tâm thì không phải là Xiển-đề.”

Kinh Pháp Hoa nói: “Quyết định rõ ràng về pháp Thanh văn, các chúng Thanh văn khác cũng sẽ trở lại như vậy.”

Trong kết luận nói: Căn khéo léo an trú, là luôn luôn trú trong Đại Bi.

Có người dẫn tiết chọn ra trước đây để chứng minh về nghĩa không có Phật tánh và Định tánh, mà không quán sát tiếp theo sau nói là không rời bỏ, huống hồ Dụ thứ mười là bình đẳng cùng có, mà giảm bớt Phật tánh thì sợ rằng hủy báng Nhất thừa. Mong các vị Hậu học nên nhắc nhủ cẩn thận, đừng vướng vào giáo thuyết phương tiện (Quyền thuyết)!

Dụ thứ tám: Dụ về kiếp Hỏa đốt cháy tất cả, dụ cho Trí Phật nhận biết không có gì không tận cùng, bởi vì Trí Phật này lại không có gì nương tựa.

Dụ thứ chín: Dụ về kiếp Phong duy trì hủy hoại, dụ cho Trí Phật khéo léo khiến cho giữ lại phiền não, không những có thể đoạn trừ mà cũng còn có thể giữ lại. Nghĩa là Phật có phương tiện khéo léo này, trao cho căn cơ chưa thuần thục-chưa đầy đủ vạn hạnh Bồ-tát, khiến cho giữ lại phiền não tưới thấm sinh ra. Bởi vì giữ lại phiền não này, thì phiền não mới đến tận cùng đạt được Nhất thiết trí, không giống như tâm của Nhị thừa mong mỏi nhanh chóng thoát ra chứ không vì Bồ-đề. Mở rộng trình bày về giữ lại phiền não tưới thấm sinh ra, đầy đủ như chương riêng biệt.

Dụ thứ mười: Dụ về mảy trần hàm chứa quyển kinh, dụ cho Trí Phật là tánh thông suốt bình đẳng. Trong văn có bốn tiết: Pháp-Dụ-Hợp và kết luận.

Tiết một- Pháp: Sở dĩ nhận biết Trí Phật rộng khắp, bởi vì không có một chúng sinh nào không có Bổn giác, cho nên không có gì khác với Thể của tất cả chư Phật. Vì vậy trước đây nói dòng chảy ngầm, là tựa như Trí Phật có khắp ở chúng sinh khác. Nay hiển bày về chúng sinh tự có, cho nên nói là có khắp mà thôi.

Ở đây có ba ý: 1- Trình bày về không có một chúng sinh nào không có, thì biết không có tánh là thuộc về Phi chúng sinh, nghĩa là cỏ cây… đã vượt qua cái thấy của năm tánh. 2- Nhân của chúng sinh ở trong ràng buộc, đã đầy đủ pháp của quả ra khỏi ràng buộc, cho nên nói là có Trí tuệ của Như Lai, không phải là chỉ có tánh về sau sẽ thành tựu, mà cũng không phải là Lý trước-Trí sau, thì biết Niết-bàn đối với phương tiện xưa kia mà nói là có tánh, hàng Hậu học hãy còn cho rằng bàn luận về có-che giấu không có, huống hồ nghe đến có Trí thuộc quả giống nhau thì ai sẽ tin được? 3- Trí thuộc quả trong nhân ấy, tức là Trí thuộc quả của Phật khác, bởi vì nhân-quả Tự-Tha không có hai Thể là Tông chỉ của Viên giáo. Nếu không như vậy thì ở đây nói chúng sinh có quả, đâu gọi là nói đến Trí Phật? Vậy thì đã vô cùng huyền diệu khó giải thích rồi, không phải Tông chỉ của Hoa Nghiêm không có lý này.

Tiếp từ “Đản dĩ…” trở xuống là giải thích nghi ngờ. Nghi ngờ rằng: Kinh Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là Trí tuệ, lúc có Trí tuệ thì không có phiền não.” Nay có Trí Phật, vì sao làm chúng sinh? Trong giải thích:

Trước là thuận theo giải đáp về nghĩa trước đây, nghĩa là trái ngược cho nên không chứng được, lẽ nào có thể nói không có hay sao? Như vị Tráng sĩ không biết viên ngọc ở trong trán mình, lẽ nào nói là trong da không có vật báu hay sao?

Sau từ “Nhược ly…” trở xuống là trở lại dùng Lý để thành tựu, nghĩa là nếu trước kia không có thì lìa xa trái ngược lẽ nào là có? Đã lìa xa trái ngược thì liền rõ ràng vốn không phải không có, như người nghèo có được ngọc quý không phải là nay mới trao cho. Vì vậy, kinh Niết Bàn sợ rằng không tu hành, cho nên nói: “Nói nhất định có thì trở thành chấp trước.” Sợ rằng không tin có, cho nên nói: “Nếu nói nhất định không có thì trở thành vọng ngữ. Bất chợt có thể chấp trước chứ không thể nào vọng ngữ.” Trí tự nhiên, là Thánh trí tự giác ngộ. Trí vô ngại, là Thỉ giác và Bổn giác không hai, bặt dứt hai ngăn ngại.

Tiết hai- Trong Dụ, có hai tiết:

Tiết 1- Trình bày về mảy bụi giấu quyển kinh lớn, bởi vì dụ cho hư vọng ràng buộc Trí Phật ở văn trên. Quyển kinh lớn, là Trí Phật không có giới hạn, tánh đức viên mãn. Viết chép đều xứng với cảnh giới, là bởi vì Trí như Lý. Giấu trong mảy bụi, sơ lược có ba nghĩa: a- Vọng mà che phủ Chân; b- Nhỏ mà nhỏ hàm chứa lớn; c- Một mà đầy đủ nhiều. Tất cả mảy bụi, là bởi vì không có một chúng sinh nào không đầy đủ Trí Phật.

Tiết 2- Từ “Thời hữu nhất nhân…” trở xuống là lấy quyển kinh ra làm lợi ích cho chúng sinh, dụ cho lìa xa hư vọng liền hiện rõ trước mắt nói trên.

Tiết ba- Trong Hợp, cũng có hai tiết:

Tiết 1- Hợp với mảy bụi giấu quyển kinh lớn. Vô lượng-vô ngại có thể làm lợi ích cho tất cả, hợp với viết chép nhiều sự việc nói trên; thân chúng sinh và vọng tưởng cùng hợp với bụi đất.

Tiết 2- Từ “Nhĩ thời Như Lai…” trở xuống là hợp với lấy quyển kinh ra làm lợi ích cho chúng sinh. Như Lai hợp với một người nói trên, mắt Trí hợp với Thiên nhãn nói trên, thì biết rằng không tin chúng sinh đều có Trí Phật, bởi vì mắt Trí chưa mở ra, lại có gì đáng cho là lạ? Nhưng kinh Như Lai Tạng… nói có chín loại Dụ, dụ cho Như Lai Tạng, bởi vì như hoa sen xanh còn trong nước bùn, chưa lên khỏi nước bùn thì mọi người không có ai coi trọng; lại như người nữ nghèo túng mà mang thai bậc Thánh, như vật quý báu rất giá trị mà quấn trong chiếc áo dơ bẩn, như viên ngọc Ma-ni rơi vào hầm phân sâu hút, như bức tượng vàng ròng mà chiếc áo rách nát che phủ, như cây Am-la chưa thành hoa quả, cũng như thóc gạo còn trong vỏ trấu, như vàng còn trong quặng mỏ, như tượng còn trong khuôn đúc, đều là nghĩa trong mảy bụi có thân Phật, cùng với ở đây giống nhau trên đại thể.

Mục 3- Tổng quát kết luận về mười Dụ trên đây: Một- Tổng quát trình bày về không có nương tựa làm nương tựa; Hai- Có thể sinh ra; Ba- Có thể tiềm ẩn rộng khắp; Bốn- Không gian đầy đủ bốn Trí; Năm- Thời gian đầy đủ bốn công năng; Sáu- Thể bao hàm rộng rãi; Bảy- Dụng không có cuối cùng; Tám- Nhận biết không có gì không tận cùng; ChínKhéo léo có thể thâu nhiếp duy trì; Mười-Đầy đủ mọi nơi.

Chín Dụ trước thẳng thắn nói về Trí Phật, một Dụ sau chính là dung hòa Tự-Tha. Mười Dụ này viên dung sơ lược hiển bày về tướng của Trí Phật, nương vào hiển bày tâm của Như Lai, mà chưa tận cùng một mảy may của tâm Phật, vì vậy cần phải trải qua dùng vô lượng-vô ngại… để nhận biết.

Phần Kệ tụng, có hai mươi hai kệ phân hai: Hai câu đầu là dựa theo Pháp tổng quát hiển bày; còn lại tụng về mười Dụ trước đây, trong đó: Dụ thứ nhất có một kệ rưỡi, Dụ thứ mười có bốn kệ, tám Dụ còn lại mỗi Dụ đều có hai kệ, đều hiển bày có thể biết.