QUYỂN 46

Phẩm thứ hai mươi tám: THẬP THÔNG

(Từ đây trở xuống đi vào quyển thứ 44 trong kinh).

A. Ý ĐƯA RA Bởi vì giải đáp câu hỏi về mười Thông trong Hội thứ hai, dùng hai phẩm để trình bày về nghiệp dụng rộng lớn, phẩm trước nói về Định, phẩm này nói về Thông, nghĩa theo thứ tự, cũng bởi vì dựa vào Định mà phát khởi Thần thông.

B. GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Thông tức là Thần thông, Diệu Dụng khó suy lường gọi là Thần, tự tại không có ngăn che gọi là Thông. Diệu Dụng không có cuối cùng nhờ vào số mười để hiển bày tròn vẹn.

Bản kinh thời Tấn và kinh Bổn Nghiệp đều gọi là Thập Minh, bởi vì soi chiếu tường tận không có gì sót. Nhưng mà Thông và Minh, kinhluận đều khác nhau, bởi vì luận Trí Độ quyển thứ 3 nói: “Thẳng thắn nhận biết về sự việc của Túc mạng ở quá khứ là Thông, nếu nhận biết về hành nghiệp-nhân duyên ở quá khứ thì gọi là Minh…” Nay theo kinh này, Thông tức là soi chiếu tường tận, cũng có thể gọi là Minh, như văn mở rộng trình bày. Vì vậy văn sau Kinh nói: Không phải là cảnh giới Thông-Minh của các Bồ-tát. Ý của bản kinh thời Tấn giữ lại thuận theo nghĩa, nay người dịch chủ yếu là không trái với văn.

C. TÔNG THÚ: Dụng tự tại của Trí làm Tông, vì đầy đủ phần vị Đẳng giác thâu nhiếp giáo hóa không có phân biệt (Vô phương) làm Thú.

D. GIẢI THÍCH VĂN: Trường hàng phân làm bốn: Một- Đưa ra số lượng nêu lên nói cho biết; Hai- Đưa ra số lượng nêu lên giải thích; Ba-Tổng quát ca ngợi về công năng thù thắng; Bốn- Kết luận số lượng phân rõ về quả.

Phần một- Đưa ra số lượng nêu lên nói cho biết. Nói là mười: 1- Tha tâm; 2- Thiên nhãn; 3- Nhận biết về Túc trú của kiếp quá khứ; 4- Tận cùng đời kiếp của thời gian vị lai; 5- Thiên nhĩ thanh tịnh vô ngại; 6- Không có Thể tánh-không có động tác đi đến tất cả thế giới của chư Phật; 7- Khéo léo phân biệt tất cả ngôn từ; 8- Hiện bày vô số sắc thân; 9- Trí nhận biết tất cả các pháp; 10- Tiến vào Tam-muội Diệt tận tất cả các pháp.

Mười loại này đều nói là Trí Thông, bởi vì đều dùng Đại Trí làm Thể tánh. Nếu nói theo tướng, thì tám loại trước là Lượng Trí, hai loại sau là Lý Trí. Căn cứ vào Thật, chỉ là một Đại Trí vô ngại.

Mười loại này cũng là sáu Thông ấy tách ra, bởi vì Thiên nhãnThiên nhĩ-Thần túc-Lậu tận, đều phân làm hai. Thiên nhãn dựa theo nhìn thấy hiện tại-vị lai, phân ra thành loại thứ hai-thứ tư. Thiên nhĩ dựa theo âm thanh-ngôn từ, phân ra thành loại thứ năm-thứ bảy, cũng là dựa theo nghe đến Thánh giáo và các loại ngôn từ. Thần túc dựa theo nghiệp dụng và sắc thân, phân ra thành loại thứ sáu-thứ tám. Lậu tận dựa theo Tuệ-Định, phân ra thành loại thứ chín-thứ mười. Loại thứ nhất-thứ ba không phân ra, cho nên sáu làm thành mười.

Nhưng Trí-Dụng thuộc mười Thông của Tiểu thừa có giới hạn, Trí-Dụng thuộc mười Thông của Tam thừa thì bình thường rộng khắp mà cũng không phải là uyển chuyển đến cùng. Nay Trí-Dụng thuộc mười Thông của Nhất thừa, trùng trùng rộng khắp pháp giới, giống như lưới giăng của Đế Thích, mà niệm-kiếp viên dung, hãy còn vượt qua Minh ấy, huống hồ đối với Dụng của Thông. Bởi vì hiển bày ý nghĩa tròn vẹn mà tách ra thành mười Thông.

Trong phần hai- Từ “Hà giả…” trở xuống là đưa ra số lượng nêu lên giải thích: Trước là tổng quát đưa ra; sau từ “Phật tử…” trở xuống là riêng biệt giải thích về mười Thông, tức là mười đoạn, mỗi đoạn đều có ba mục: Nêu lên-giải thích và kết luận.

Đoạn 1: Tha tâm thông.

Mục một- Nêu lên tên gọi: Nói là Tha Tâm, bởi vì Trí dùng Tha tâm làm sở duyên. Nếu thẳng thắn dựa vào sở duyên, thì nên gọi là Tâm sai biệt thông. Hoặc là tâm sở, hoặc là tâm vương, chủng loại có nhiều loại mà đều có thể nhận biết, đều dựa vào chủ nhận lấy tên gọi. Nhưng Trí duyên với Tha tâm, thì các thuyết không giống nhau.

Luận sư An Tuệ nói: “Trí Phật duyên với Tha tâm, duyên đạt được sắc chất vốn có (Bản chất), còn lại đều là hình ảnh biến hiện (Ảnh biến).”

Luận sư Hộ Pháp thì Phật cũng là hình ảnh biến hiện. Nếu duyên

với sắc chất vốn có mà đạt được pháp ngoài tâm, thì hủy hoại Duy Thức, nhưng cuối cùng tựa như sắc chất vốn có, mà có khác nhau bởi vì con người. Hộ Pháp dựa vào Tông Duy Thức làm chính.

Theo kinh này hướng về trước cũng không sai, bởi vì thâu nhiếp cảnh thuận theo tâm mà không hủy hoại cảnh, chủ động-thụ động đều mất mà không ngăn ngại tồn tại. Duy tâm Đệ nhất nghĩa không phải một-không phải khác, bởi vì lúc đang duyên với Tha tức là Tự. Dùng tâm chúng sinh dựa vào tâm Phật, không phải là tâm Phật dựa vào tâm chúng sinh làm sở duyên; dùng tâm Phật dựa vào tâm chúng sinh, không phải là tâm chúng sinh dựa vào tâm Phật làm năng duyên. Dung thông như vậy, cho nên không phải một-không phải khác. Nếu tách lìa ngoài Phật mà có chúng sinh khác, lại cần đến hình ảnh biến hiện, thì trái lại mất đi nghĩa về Duy Thức chân thật.

Trong mục hai- Từ “Tri nhất…” trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1- Nhận biết về một thế giới; 2- Từ “Như nhất…” trở xuống là lấy ít tương tự với nhiều.

Trong mục 1- Nhận biết về một thế giới, có ba: a- Tổng quát; bTừ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt; c- Từ “Như thị…” trở xuống là kết luận.

Trong mục b là riêng biệt, có ba mươi loại tâm, thiếu loại thứ ba là Vô ký, bản kinh thời Tấn có đủ. Trong đó: Mười loại trước là dựa theo tướng để tổng quát hiển bày, hai mươi loại sau dựa theo con người để riêng biệt hiển bày.

Trong mười loại trước: Hai loại đầu dựa theo Tánh để tổng quát bao gồm các tâm. Hai loại tiếp dựa theo Hành, bởi vì bao gồm cứu giúp người chỉ có nghiệp thiện (Độc thiện). Hai loại tiếp dựa theo Báo, bởi vì loài trời lớn-loài người nhỏ. Bốn loại trên chỉ là thiện. Bốn loại tiếp dựa theo hướng về và rời xa (Hướng bối) mà thuận theo bao gồm ba Tánh. Thiện chỉ là hữu lậu, Bối chỉ là thiện, bao gồm hữu lậu và vô lậu.

Trong hai mươi loại sau, dựa theo con người để phân rõ: Sáu loại đầu dựa theo Thừa, ba loại trước là Quả, ba loại sau là Nhân, tức là rời xa tâm sinh tử và tâm rộng rãi-hẹp hòi trước đây. Tám loại tiếp dựa theo chủng loại, tức là thuận theo sinh tử và tâm rộng lớn-nhỏ bé trước đây. Địa ngục… dựa theo nơi chốn (Thú), cũng thuận theo sinh tử là tâm bất thiện. Còn lại đều có thể biết.

Đoạn 2: Thiên nhãn thông.

Mục một- Nêu lên tên gọi: Nói là Vô ngại, bởi vì nhìn thấy tự tại.

Thanh tịnh, là bởi vì lìa xa chướng ngại. Thiên nhãn tức là Thông.

Trong mục hai- Từ “Kiến vô lượng…” trở xuống là giải thích, phân ba:

Mục 1- Tổng quát trình bày về nhiều thế giới khác nhau, như nẽo thiện-ác… Những đoạn sau mở rộng ra như phẩm Vấn Minh.

Mục 2- Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt trình bày về nhiều loại chứ không phải là một, tùy theo mỗi một loại có tội lỗi… trước đây.

Mục 3- Từ “Như thị chủng chủng…” trở xuống là soi chiếu tường tận rõ ràng, trước chỉ nhìn thấy về tướng hiện rõ của loại ấy, ở đây là soi chiếu về nhân duyên của loại ấy.

Tên gọi của Thập Minh từ đó mà lập, trong đó: a- Có thể nhìn thấy rõ ràng; b- Từ “Tùy sở…” trở xuống là đã nhìn thấy rõ ràng, nói tùy theo mọi điều, là đã nhận biết không phải là một; c- Từ “Tất giai…” trở xuống là kết luận về không có sai lầm. Văn đều có thể biết.

Đoạn 3: Túc trú thông.

Trong mục một-Nêu lên tên gọi: Sự việc biến đổi trước đây gọi là Túc trú, ghi nhớ rõ ràng thuộc về quá khứ là Tùy niệm, tức là tùy theo nghĩ đến thuộc về đời trước, là Thông về Túc trú tùy niệm.

Trong mục hai-Từ “Năng tri…” trở xuống là giải thích về tướng, có hai:

Mục 1- Nhận biết tất cả sự việc, trong đó: a- Tổng quát; b- Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt.

Mục 2- Từ “Hựu ức quá khứ…” trở xuống là nhận biết về Phật sự, trong đó cũng có hai: a- Dựa theo cảnh giới hiển bày về nhiều, chỉ nhận biết về quả ấy; b- Từ “Hựu ức niệm…” trở xuống là dựa theo con người hiển bày về nhiều, bao gồm nhận biết về nhân của điều ấy, đều do Bồtát đạt được ánh mắt nhìn thấy chín đời, mà như nhìn thấy hiện tại. Nếu không như vậy thì pháp quá khứ, hoặc là không rơi rụng thì không gọi là quá khứ, hoặc là đã rơi rụng thì không có pháp có thể nhận biết. Nếu chỉ từng trải qua trong tâm, mà có bóng ảnh của chủng tử hiện rõ trước mắt, cho nên nói là nhớ biết, vậy thì chỉ nhìn thấy tự tâm chứ không nhìn thấy pháp ấy. Lại không hề trải qua sự việc thì lẽ ra không nhớ biết. Lại chỉ nhìn thấy hiện tại chứ không phải là quá khứ, sao gọi là Túc trú? Văn còn lại có thể biết.

Đoạn 4: Tri kiếp thông.

Mục một- Nêu lên tên gọi: Cũng thuận theo cảnh mà nhận lấy tên gọi.

Trong mục hai- Từ “Tri bất khả thuyết…” trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1- Nhận biết về phàm phu; 2- Từ “Hựu tri…” trở xuống là nhận biết về Phật.

Trong mục 1 cũng có hai: a- Trình bày về kiếp đã nương tựa, chỉ nhờ vào nhiều cảnh giới để hiển bày về nhiều kiếp, không có phạm vi giới hạn, tên gọi và đoạn sau, đều tận cùng vị lai, bởi vì phần vị này đã nhận biết giống như Phật. b- Từ “Nhất nhất…” trở xuống là hiển bày sự việc có thể nương tựa, nghĩa như trong Thập Địa phân rõ.

Nhưng theo tông chỉ Đại thừa, pháp của đời vị lai thì Thể-Dụng đều không có, nay vì sao nhận biết? Bởi vì dựa vào giáo phương tiện, chỉ nhìn thấy chủng tử của nhân hiện tại, nhận biết về tướng của quả vị lai, không phải là nhìn thấy Thể của pháp vị lai.

Nếu theo tông chỉ Nhất thừa, thì ở trong chín đời, Thể-Dụng của hiện tại trong vị lai đều có, nay phù hợp với Thật mà nhận biết, nhưng không phải là hiện tại của hiện tại, cho nên gọi là vị lai.

Thể-Dụng này có, nếu là tánh có thì giống như Tiểu thừa, nếu là duyên có thì duyên hiện tại chưa từng có, vì sao nói là có? Nếu thấy thời gian hiện tại duyên-tánh đều không có, bởi vì là hiện tại, thì vị lai chắc chắn không có. Nếu thấy đuổi theo thời gian vị lai, bởi vì là hiện tại của vị lai, thì vẫn có như hiện tại.

Đoạn 5: Thiên nhĩ thông.

Mục một- Nêu lên tên gọi: Lược bớt không có Trí Thông. Nếu thẳng thắn nói là Thiên nhĩ, thì ngay nơi Thể mà nhận lấy tên gọi. Nếu chọn lấy Thiên nhĩ thanh tịnh vô ngại, thì dựa vào có đức nghiệp mà nhận lấy tên gọi.

Trong mục hai- Từ “Viên mãn…” trở xuống là giải thích về tướng, có ba: 1- Tổng quát hiển bày về đức nghiệp tự tại; 2- Từ “Phật tử…” trở xuống là riêng biệt nêu ra nghiệp dụng của một phương; 3- Từ “Như Đông phương…” trở xuống là nêu ra một phương để ví dụ các phương khác.

Mục 1- Tổng quát hiển bày về đức nghiệp tự tại, có chín câu đều dựa theo Dụng để phân rõ về đức. Nêu lên tên gọi trước đây tức là câu tổng quát: 1- Viên mãn là bởi vì có thể sử dụng lẫn nhau. 2- Bởi vì nghe khắp mười phương và chín đời. 3- Bởi vì cùng một lúc nhìn thấy rõ ràng tất cả nguồn gốc ấy. 4- Bởi vì lìa xa hai chướng. 5- Bởi vì hiểu rõ về pháp đã nhận biết. 6- Bởi vì duyên không thể nào ngăn ngại. 7- không phải như Quyền-Tiểu nghe có phạm vi giới hạn, bởi vì trùng trùng không cùng tận. 8- Bởi vì đã chứng được. 9- Bởi vì đối với tất cả đều tự tại, nghĩa là muốn nghe thì nhỏ bé xa xôi không có gì rời bỏ, muốn không nghe thì gần kề to lớn không gây trở ngại, cho nên nói là tự tại.

Trong mục 2: Là riêng biệt nêu ra nghiệp dụng của một phương, có hai: a- Nêu lên nhiều vị Phật, muốn hiển bày về nghe nhiều. b- Từ “Thị chư Phật…” trở xuống là hiển bày về nghe nhớ duy trì.

Trong mục b có hai: Trước là nghe và duy trì giáo pháp, tùy theo giải thích có thể biết. Sau từ “Hựu ư…” trở xuống là hiển bày về duy trì viên mãn, tức là tướng chủ động duy trì.

Trong mục sau có hai tiết: Một- Nêu ra pháp đã duy trì, văn trên bao gồm hiển bày về pháp mà Phật đã thuyết giảng, nay phân rõ về pháp đã thuyết giảng sai biệt; Hai- Từ “Ư bỉ…” trở xuống là phân rõ về tướng chủ động duy trì, bao gồm trình bày về chuyển hóa. Văn còn lại có thể biết.

Đoạn 6: Vô Thể tánh trí thông.

Trong mục một- Nêu lên tên gọi, có mười bốn tên gọi: Một tên gọi đầu là tổng quát nối thông, tức là Vô Thể Tánh, tên gọi còn lại đều riêng biệt.

Trong riêng biệt: 1- Tác dụng không nhờ công sức; 2- Bình đẳng giống như lý; 3- Tự nhiên có khắp mọi nơi; 4- Mức lượng khó nhận biết; 5- Không phải là dựa vào Thể khởi Dụng; 6- Chỉ tùy theo niệm mà hiện ra; 7- Hiện ra là có tác dụng; 8- Không thay đổi nơi chốn ban đầu; 9Thực hiện thì chắc chắn đến cuối cùng; 10- Dụng không có gián đoạn, cũng không đoạn dứt Phật chủng; 11- Người khác không thể nào hủy hoại; 12- Có thể sinh khởi thiện căn; 13- Tùy theo đến nơi nào.

Ở trong mười ba tên gọi, thì loại thứ nhất-thứ hai-thứ năm và thứ tám là nghĩa của Vô Thể tánh, những loại còn lại là nghĩa của Thần thông. Hai loại này không có ngăn ngại cho nên nhận lấy tên gọi ấy.

Trong mục hai- Từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là giải thích về tướng, có ba: 1- Trình bày về rộng lớn, nghĩa là nghe nhiều danh hiệu Phật ở nhiều thế giới, tức là thấy thân ở nhiều thế giới ấy; 2- Từ “Bỉ chư thế giới…” trở xuống là trình bày về nghĩa vô lượng không dấy khởi…, nghĩa là lại ở nơi Đức Phật ấy, nghe nhiều về danh hiệu Phật, liền hướng đến cung kính hầu hạ tiếp nhận đạo pháp mà không có gì vướng mắc; 3- Từ “Như thị kinh…” trở xuống là trình bày về nghĩa không gián đoạn, nghĩa là trải qua nhiều thời gian mà Thể-Dụng không có gì ngăn ngại.

Đoạn 7: Thiện phân biệt ngôn âm thông.

Mục một- Nêu lên tên gọi: Thuận theo pháp đã hiểu rõ mà có được tên gọi, tức là Y chủ mà thiết lập tên gọi; nếu thuận theo pháp đã phát khởi mà có được tên gọi, thì bao gồm Trì nghiệp.

Trong mục hai- Từ “Tri bất khả thuyết…” trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1- Nhận biết về ngôn từ, có nêu lên-đưa ra và kết luận; 2- Từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về phát ra ngôn từ, nghĩa là tùy theo ý thích sai biệt mà phát ra ngôn từ, có Pháp-Dụ và Hợp. Văn đều có thể biết.

Đoạn 8: Sắc thân trang nghiêm trí thông.

Mục một- Nêu lên tên gọi: Dựa vào pháp đã hiện rõ mà có được tên gọi, tức là Hữu tài mà thiết lập tên gọi.

Trong mục hai- Từ “Tri nhất thiết…” trở xuống là giải thích về tướng, có ba: 1- Nhận biết về không có Sắc, bởi vì Sắc tức là Không; 2- Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là trình bày về chủ động hiện rõ Sắc, bởi vì Không tức là Sắc; 3- Từ “Phật tử…” trở xuống là cùng trình bày về không có Sắc mà hiện rõ Sắc, bởi vì những việc làm không ngăn ngại Bi.

Mục 1- Nhận biết về không có Sắc, bởi vì hiểu rõ về pháp giới không có Sắc thật sự chắc chắn, nêu ra Thể tức là Không chứ không phải là Đoạn Không, không có Sắc trong Không mà không ngăn ngại Sắc, còn mất-ẩn hiện mà đều tự tại, mới có thể tùy theo ý thích hiện rõ các loại Sắc, cho nên trước phải trình bày về điều đó.

Trong văn có sáu câu: Một câu đầu là tổng quát nhận biết về tánh của Sắc lìa xa tướng, bởi vì cũng không có pháp nào mà làm thành Không. Năm câu còn lại là riêng biệt trình bày về lìa xa tướng như thế nào: 1- Lìa xa tướng sai biệt như thô-tế-dài-ngắn…, bởi vì cùng một Thể thuộc về Vô sinh. 2- Tướng khác nhau đủ loại mà hư giả. 3- Tướng nhiều vô lượng mà tách lìa, lại không có lớn-nhỏ mà bặt dứt phân lượng. 4- Chỉ phân biệt hư vọng mà mong cầu không thể được, hai kiến chấp về Sắc-Không đều do tình thức chọn lấy, dựa vào và không dựa vào mà kiến chấp ấy bặt dứt. Bốn câu trên bao gồm hiển bày về hình tướng. 5Lìa xa tướng hiển bày dựa vào so sánh mà có.

Trong mục 2 là chủ động hiện rõ Sắc: a- Kết thúc phần trước nêu lên phần sau, bởi vì Sắc ngay nơi Không là Diệu Sắc. Vả lại, KhôngSắc không hai mà thành Chân Không bậc Thượng, không hai mà hai thì Diệu Sắc ấy hiện rõ, Sắc-Không dung hòa tức là Chân pháp giới, Duyên khởi vô tận ngay nơi một mà hiện ra nhiều. b- Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày không giống nhau, có một trăm lẻ ba loại, hoặc là thuận theo Sắc Tướng mà thiết lập tên gọi, hoặc là dựa vào Đức Dụng mà nhận lấy tên gọi, có thể dùng ý để tìm hiểu. Nhưng như vậy đều là Sắc xứng với pháp giới, thay đổi ngăn ngại không giống nhau, chỉ tùy theo pháp đã hiển bày để thiết lập tên gọi của Sắc.

Trong mục 3 là cùng trình bày về những việc làm: a- Kết thúc phần trước; b- Từ “Kim sở hóa…” trở xuống là hiển bày về những việc làm, có mười câu đều có thể biết.

Đoạn 9: Nhất thiết pháp trí thông.

Mục một- Nêu lên tên gọi: Thuận theo pháp đã nhận biết như Chân-Tục… mà nhận lấy tên gọi.

Trong mục hai- Từ “Tri nhất thiết…” trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1- Trình bày về pháp nhận biết, tức là bên trong chứng đạt Sự-Lý; 2- Từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về pháp thuyết giảng, tức là bên ngoài làm lợi ích cho chúng sinh. Cũng là trước trình bày ngay nơi Sự luôn luôn là Lý, sau trình bày ngay nơi Lý luôn luôn là Sự, bởi vì Dụng-Tịch, Tịch-Dụng không có chướng ngại.

Mục 1- Trình bày về pháp nhận biết, lại có hai: a- Dựa theo lìa xa ngôn từ để hiển bày về Thật; b- Từ “Vô ngã…” trở xuống là dựa theo hai Không để hiển bày về Thật.

Mục a- Ba câu đầu, toàn bộ hiển bày về Thật: 1- Bởi vì tên gọi không có công dụng đạt được vật; 2- Do duyên mà thành cho nên Vô tánh; 3- Bởi vì Thể bặt dứt đến-đi. Ba câu sau đối lập với nhau hiển bày về Thật.

Nhưng ba cặp này giải thích có ba nghĩa: 1- Chỉ dựa theo hiển bày về Thật, bởi vì đối đãi với nhau mà Không, Tướng khác nhau không có lẫn nhau, cho nên nói là không khác nhau, ngăn chặn khác nhau nói là không khác nhau; cũng không có gì không khác nhau, làm sao có thể nói là tất cả đều khác nhau? 2- Dựa theo cùng hiển bày thì Thể không khác nhau mà tất cả Tướng đều khác nhau. 3- Dựa theo cùng ngăn chặn, thì Tướng tức là Tánh cho nên không phải là khác nhau, Tánh tức là Tướng cho nên tất cả đều khác nhau.

Vả lại, Tướng không phải là Tướng cho nên không khác nhau, Tánh không phải là Tánh cho nên tất cả đều khác nhau, bởi vì lìa xa hai bên, không trú vào Trung đạo. Hai cặp sau ví dụ nhận biết.

Trong mục b là dựa theo hai Không để hiển bày về Thật, cũng ba cặp đầu là toàn bộ hiển bày về Thật. Vô tỷ là bởi vì không có Ngã sở cùng với Ngã để so sánh đối đãi. Hai cặp còn lại có thể biết. Từ “Vô thật…” trở xuống cũng bao gồm ba nghĩa giải thích, dựa theo trước có thể nhận biết.

Lại dựa theo hiển bày Thật để giải thích: 1- Hư và Thật đều do duyên mà hiển bày; 2- Pháp tánh không cùng với Chân bởi vì một tướng, một cũng không phải một bởi vì Vô tướng, có và không có đều là pháp đối đãi, không có pháp cùng với không phải pháp chỉ là mượn để thi thiết, đều dựa vào Thật mà tìm cầu, chủ động đối trị và thụ động đối trị, tất cả đều vắng lặng. Còn lại đều phỏng theo đây.

Trong mục 2, là trình bày về pháp thuyết giảng, bên ngoài làm lợi ích cho chúng sinh, có ba: a- Nhắc lại thành tựu Trí trước đây, bởi vì làm chỗ dựa khởi Dụng. b- Từ “Bất xả…” trở xuống là chính thức trình bày về thuyết pháp. c- Từ “Tuy tri Thật tướng…” trở xuống là Tịch-Dụng vô ngại, trong đó có ba: Đầu là Tịch mà không ngăn ngại Dụng; tiếp từ “Tuy hữu ngôn thuyết…” trở xuống là Dụng mà không ngăn ngại Tịch; sau từ “Ư bất nhị…” trở xuống là Tịch-Dụng không hai.

Đoạn 10: Diệt định trí thông.

Mục một- Nêu lên tên gọi: Nói tất cả các pháp diệt tận, nghĩa là pháp của năm Tụ đều vốn là Thể tịch diệt. Đây tức là Diệt thuộc về Lý, không giống như Diệt định của các Tông khác, chỉ trình bày Diệt thuộc về Sự, chỉ diệt pháp tâm sở của tâm thứ sáu-thứ bảy, không diệt tâm thứ tám… Bởi vì chỉ là Diệt thuộc về Sự, cho nên không có thể ngay nơi Định mà Dụng. Bởi vì chứng Diệt thuộc về Lý, cho nên Định-Tán không có ngăn ngại. Bởi vì ngay nơi Sự mà Lý cho nên không ngăn ngại Diệt, ngay nơi Lý mà Sự cho nên không ngăn ngại Dụng, vì vậy văn nói: Tuy niệm niệm tiến vào mà không phế bỏ đạo Bồ-tát…

Cũng không phải tâm Định mà thân khởi Dụng, cũng không trình bày riêng về Định-Tán cùng bặt dứt, bởi vì chỉ là Sự-Lý vô ngại. Địa thứ bảy trước đây nói: Tuy thực hành Thật tế mà không Tác chứng, có thể niệm niệm tiến vào, cũng niệm niệm rời khỏi. Và kinh Tịnh Danh nói: “Không rời khỏi Diệt định mà hiện rõ các oai nghi.” Đều là nghĩa này.

Bởi vì Sự-Lý không phải là một, cho nên Thần thông của tất cả các pháp diệt tận không phải là khác nhau. Diệt tận tức là Thần thông, bao gồm hai cách giải thích.

Trong mục hai- Từ “Ư niệm niệm…” trở xuống là giải thích về tướng, có hai: 1- Trình bày về Thể-Dụng tự tại ngay nơi Định; 2- Từ “Thử Bồ-tát trú Tam-muội thời…” trở xuống là trình bày về thời gian tự tại tiến vào Định.

Trong mục 1- Trình bày về Thể-Dụng tự tại ngay nơi Định, cũng có hai: a- Nêu lên tiến vào Định. b- Từ “Diệc bất thối…” trở xuống là trình bày về không ngăn ngại Dụng, trong đó: Hai câu đầu là tổng quát, chưa làm không lui sụt, đang làm không rời bỏ, chính là chọn lấy Diệt thuộc về Sự để hiển bày Diệt thuộc về Chân. Những câu còn lại là riêng biệt trình bày, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục 2, là trình bày về thời gian tự tại tiến vào Định, có ba:

a- Dài ngắn tùy theo tâm; b- Từ “Bồ-tát nhập thử…” trở xuống là oai nghi không thay đổi; c- Từ “Tuy ư hữu vô…” trở xuống là không ngăn ngại khởi Dụng, Định-Tán cùng thực hành, trong đó trước Pháp, sau là Dụ. Bóng ánh sáng hiện rõ khắp nơi, vắng lặng vô tâm, tùy theo đồ đựng vơi-đầy, mà Thể không có đến-đi.

Mục ba- Từ “Thị vi…” trở xuống là kết luận về tên gọi.

Phần ba: Từ “Phật tử, Bồ-tát…” trở xuống là tổng quát ca ngợi về công năng thù thắng, có hai: 1- So sánh yếu kém để hiển bày về thù thắng, bởi vì yếu kém không suy lường được; 2- Từ “Duy trừ…” trở xuống là dùng thù thắng để hiển bày về thù thắng, nghĩa là chư Phật… mới suy lường được.

Phần bốn: Từ “Phật tử, thị vi…” trở xuống là kết luận số lượng phân rõ về quả, văn hiển bày có thể biết.

Phẩm thứ hai mươi chín: THẬP NHẪN

A. Ý ĐƯA RA Bởi vì giải đáp câu hỏi về Thập Đảnh ở điện Phổ Quang, nghĩa như trước giải thích. Hai phẩm trước đã trình bày về Dụng rộng lớn của Định-Thông, nay phẩm này phân rõ về Trí tuệ ấy rất sâu xa, cho nên tiếp theo đưa ra.

B. GIẢI THÍCH TÊN GỌI: Nhẫn nghĩa là nhẫn nại-hiểu rõ-

chứng minh và thừa nhận, tức là Trí soi chiếu quán sát thông suốt, nương vào tròn vẹn hiển bày là Thập.

C. TÔNG THÚ; Trí hiện hành rất sâu xa làm Tông, vì đạt được quả Phật vô ngại-vô tận làm Thú. Nhưng hành Nhẫn này, dựa theo phần vị tức là tâm sau Đẳng giác, bởi vì đoạn trừ Vô minh vi tế; nếu dựa theo viên dung thì thật sự bao gồm năm phần vị, nương vào phần vị cuối cùng mà nói. Thể tức là Trí, không giống với Nhẫn là nhân-Trí là quả ở các Tông khác. Tuy là một Trí nhưng tùy theo nghĩa riêng biệt mà nói, hai-ba-bốn-năm… ở các Giáo trình bày không giống nhau, nay ở đây là Viên giáo cho nên nói Thập Nhẫn.

D. GIẢI THÍCH VĂN: văn có Trường hàng và Kệ tụng.

Trong phần Trường hàng, có bốn: Một- Nêu ra số lượng ca ngợi thù thắng; Hai- Nêu ra tên gọi hiển bày quan trọng; Ba- Dựa vào tên gọi mở rộng giải thích; bốn-Tổng quát kết luận về tên gọi.

Phần một: Nêu ra số lượng ca ngợi thù thắng, có hai: 1- Nêu ra số lượng; 2- Từ “Nhược đắc…” trở xuống là ca ngợi về thù thắng, đến Địa vô ngại tức là nhân tròn vẹn thuộc Tự phần, pháp Phật vô ngại tức là quả đầy đủ thuộc Thắng tiến.

Trong phần hai- Từ “Hà giả vi thập…” trở xuống là nêu ra tên gọi hiển bày quan trọng: 1- Đưa ra số lượng; 2- Nêu ra tên gọi; 3- Hiển bày quan trọng.

Trong phần 2- Nêu ra tên gọi: Ba loại trước dựa theo Pháp, bảy loại sau dựa vào Dụ.

Trong ba loại trước: Một- Dựa theo Giáo, nghĩa là nhẫn nại đối với âm thanh của giáo pháp, thuận theo cảnh làm tên gọi, là Nhẫn thuộc về âm thanh. Hai- Dựa theo Hạnh, bởi vì thuận theo các pháp, thuận theo tức là Nhẫn. Ba- Vô sinh Nhẫn, nếu dựa theo Lý Vô sinh của Nhẫn, thì Nhẫn thuộc về Vô sinh; nếu dựa theo Trí Vô sinh và phiền não không sinh, thì Vô sinh tức là Nhẫn, bao gồm hai cách giải thích. Lại ba Nhẫn này, nếu bao gồm về Tướng mà nói, thì hai loại trước đều là gia hạnh của Vô sinh Nhẫn, thuận theo hướng về Vô sinh, một loại sau mới phù hợp. Nếu dựa theo phần vị ấy thì ba Nhẫn phân biệt rõ ràng, bởi vì không phải phần vị này mới có thuận theo Vô sinh Nhẫn, thuận theo chỉ là thuận theo Lý, không phải là thuận theo Nhẫn. Nếu như vậy thì đâu khác với Vô sinh, bởi vì thuận theo Nhẫn bao gồm thuận theo Sự-Lý, không giống như Vô sinh. Kinh nói: Pháp có cũng thuận theo nhận biết… Lại dựa vào phần vị của năm Nhẫn là tịch diệt, nay dựa theo ba Nhẫn để trình bày về nghĩa, cho nên thích hợp với Vô sinh, nói như luận Địa Trì.

Trong bảy loại sau dựa theo Dụ đều là Y chủ, nghĩa là như các Nhẫn về Huyễn…

Quang Thống nói: “Dựa theo bốn Dụ về âm thanh, ánh chớp hóa hiện dụ cho Thuận nhẫn, hư không dụ cho Vô sinh. Ánh chớp tức là dụ về bóng ảnh trước mắt.”

Lại nói: Huyễn ảo (Huyễn) là khởi lên không có tướng của khởi lên, hơi nóng (Diệm) là cảnh không có tướng của cảnh, giấc mơ (Mộng) là nhận biết không có tướng của nhận biết, tiếng vang (Hưởng) là nghe không có tướng của nghe, ánh chớp (Điện) là trú không có tướng của trú.

Nay đã nói là bóng ảnh (Ảnh), thì nên nói là hiện rõ mà không có tướng của hiện rõ. Hóa hiện (Hóa) là có mà không có tướng của có. Hư không (Không) là làm mà không có tướng của làm. Đây là Dụ chủ động giới hạn ở một tướng, Dụ thụ động thì nghĩa bao gồm nhiều pháp, ở trong văn tuy không có, mà đối với Lý thì không có gì sai.

Vả lại, Cổ đức nói: “Quán sát về Thức như huyễn ảo, Tưởng như hơi nóng, Thọ như giấc mơ, Thanh như tiếng vang, Hành như ánh chớp, Sắc như biến hóa. Tổng quát quán sát về tất cả Uẩn-Giới-Xứ…, bởi vì cuối cùng là Không cho nên giống như hư không. Cách giải thích này thuận theo văn kệ của Hội sau, cho nên Dụ về bóng ảnh trước mắt cũng là dụ cho Hành.

Nếu dựa vào Nhiếp Luận, thì Dụ thứ năm-thứ tám đều dụ cho tánh Y tha khởi, nhưng đều là loại trừ nghi ngờ. Những nghi ngờ không giống nhau, cho nên các Dụ cũng khác nhau.

Một- Bởi vì người khác nghe về tướng Y tha khởi, chỉ là phân biệt hư vọng mà có, không phải là nghĩa chân thật, liền ngay nơi ấy sinh ra nghi ngờ rằng: Nếu không có nghĩa chân thật thì sao có cảnh giới đã thực hành? Vì vậy nói là như huyễn ảo, nghĩa là huyễn ảo thì huyễn ảo làm sở duyên, sáu Xứ lẽ nào có thật hay sao?

Hai- Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì sao có tâm-tâm pháp chuyển? Vì vậy nói là như hơi nóng, lay động bập bềnh không phải là nước mà tựa như nước, vọng có tâm chuyển.

Ba- Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì sao có thọ dụng về yêu thích-không yêu thích? Vì vậy nói là như giấc mơ, trong giấc mơ thật sự không có nam-nữ mà có thọ dụng như yêu thích-không yêu thích…, lúc tỉnh giấc cũng như vậy.

Bốn- Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì sao có ngôn thuyết hý luận? Vì vậy nói là như tiếng vang, thật sự không có âm thanh mà người nghe cho là có.

Năm- Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì sao có quả của nghiệp thiện-ác? Vì vậy nói là như bóng ảnh, nghĩa là như bóng ảnh trong gương, cho nên cũng không phải là thật.

Sáu- Nghi ngờ rằng: Nếu không có thật thì vì sao Bồ-tát làm những việc lợi ích yên vui? Vì vậy nói là như hóa hiện, nghĩa là người biến hóa, tuy biết không thật mà làm những việc biến hóa, Bồ-tát cũng như vậy.

Nhưng Luận ấy không có Dụ về hư không, mà dụ về bóng ảnh là cảnh tượng trong gương. Lại có Dụ về bóng ánh sáng của sắc chất chiếu rọi, dụ cho đủ loại Thức không có thật. Lại có Dụ về bóng trăng trong nước, dụ cho cảnh giới của Địa Định không có thật. Nay kinh dùng nghĩa của chủng loại giống nhau, kết hợp ở trong bóng ảnh, đến văn sẽ biết.

Viễn Công thấy luận ấy không có Dụ về hư không, liền lấy Dụ về hư không để dụ cho pháp Vô vi, không phải là không có lý mà trái với văn sau của kinh, bởi vì kinh nói chúng sinh và các pháp đều như hư không. Nếu như vậy thì làm sao giải thích Dụ về hư không? Nghĩa là nghi ngờ ấy về tình thức tuy loại bỏ, mà hãy còn nói là các pháp có tướng không thật, cho nên nói là như hư không cuối cùng không có vật gì. Nghĩa còn lại nói rộng ra như Nhiếp Luận và chương riêng biệt.

Kinh Kim Cang Bát Nhã có chín Dụ, cũng đều dụ cho pháp hữu vi.

Như kinh Đại Phẩm và Trí Luận có mười Dụ, bao gồm dụ cho tất cả. Kinh Lăng Già cũng bao gồm. Trường hàng trong kinh này phần nhiều giống như bao gồm trước đây, mà những Dụ trong kệ cũng có giới hạn, bởi vì hiển bày về nghĩa không có phân biệt nơi chốn. Đã giải thích về phần nêu ra tên gọi.

Phần 3: Từ “Thử thập chủng…” trở xuống là hiển bày quan trọng, bởi vì quan trọng cho nên thuyết giảng.

Phần ba: Từ “Phật tử, vân hà…” trở xuống là dựa vào tên gọi mở rộng giải thích, tức là mười đoạn, bảy đoạn trước đều có ba mục: MộtĐưa ra phát khởi; hai-Giải thích về nghĩa; ba-Kết luận tên gọi.

Đoạn 1: Âm Thanh Nhẫn.

Trong giải thích có mười một câu: Một câu đầu tổng quát nêu ra pháp đã nghe, nghĩa là pháp như ba Vô tánh… Những câu còn lại hiển bày về có thể nghe-tiến vào pháp, nghĩa là nghe về Vô tướng mà không kinh ngạc, bởi vì hiểu rõ Biến kế không hề có gì; nghe về Vô sinh mà không sợ hãi, bởi vì hiểu rõ Y tha nhất định không có sinh khởi; nghe về Vô tánh mà không sợ hãi, bởi vì hiểu rõ tánh của Chân Như là Vô tánh.

Lại giải thích: Đối với pháp Chân Không, lúc nghe thì không kinh hãi vượt qua, lúc tư duy thì không tiếp tục sợ hãi, lúc tu tập thì không nhất định sợ hãi. Lại nghe về Hữu nhưng không hề có gì mà không kinh hãi, nghe về Không nhưng không hề có gì mà không sợ hãi, nghe hai loại ấy không hề có gì mà không sợ hãi, đều như các Luận về Bát-nhã trình bày.

Tin sâu xa là bắt đầu của Văn tuệ, tỏ ngộ rõ ràng là cuối cùng của Văn tuệ, bởi vì bắt đầu tin tưởng mà hiểu rõ đã lâu. Yêu thích là bắt đầu của Tư tuệ, bởi vì yêu quý pháp mà vui thích quán sát; luôn luôn hướng đến là cuối cùng, bởi vì tư duy đã lâu mà hướng đến tu tập. Chuyên tâm nhớ nghĩ là bắt đầu của Tu tuệ, bởi vì phát khởi gia hạnh; tu tập là cuối cùng, bởi vì chính thức trình bày thành tựu về Tu mà đạt đến Định căn bản. An trú là dựa vào Định mà phát Tuệ, bởi vì tương ưng với Chứng lý. Đầy đủ như trong Bồ-tát Địa của luận Du Già.

Đoạn 2: Thuận Nhẫn.

Trong giải thích có bốn lớp Chỉ-Quán:

Một- Chỉ Quán mới tu, nghĩa là Chỉ tư duy về một cảnh, Quán là quán sát về Sự-Lý.

Hai- Chỉ Quán theo thứ tự, nghĩa là Chỉ an trú vào cảnh thuộc Sự mà thuận theo Lý ấy, gọi là bình đẳng không có trái ngược, Quán là thông suốt Sự-Lý, gọi là tùy thuận nhận biết rõ ràng. Kệ nói:

“Pháp có cũng thuận theo nhận biết,

Pháp không cũng thuận theo nhận biết.”

Ba- Chỉ Quán thuần thục, nghĩa là Chỉ thì phiền não không sinh khởi, gọi là khiến cho tâm thanh tịnh, Quán là thấu tỏ về cảnh trước đây bởi vì chính thức trú trong tu tập.

Bốn- Chỉ Quán khế hợp, vắng lặng sâu xa với cảnh thuộc Lý, gọi

là hướng đến tiến vào (Thú nhập); Trí hiển bày nơi tâm, cho nên nói là thành tựu.

Bốn lớp trên đều là Chỉ Quán cùng thực hành, như vậy mới là Thuận Nhẫn chân thật.

Đoạn 3: Vô Sinh Nhẫn.

Trong giải thích có hai mục: 1- Tổng quát trình bày; 2- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích.

Mục 1: Nếu đầy đủ thì đều phải đưa ra Vô tận…, bởi vì hai loại này là tổng quát cho nên tóm lược nêu lên, trong giải thích có đủ đều là nghĩa riêng biệt của loại này.

Trong mục 2 là đưa ra giải thích, có hai mục:

Mục a- Ý đưa ra có hai tiết: Một- Vì sao có thể nhận biết không có sinh diệt? Hai- Đã gọi là Vô sinh pháp nhẫn, vì sao lại nói không thấy pháp diệt?

Trong mục b, là giải thích, có hai tiết:

Tiết một- Giải thích về ý đưa ra (một) rằng: Pháp chân thật vốn tự nhiên không sinh, pháp thuận theo duyên Vô tánh cho nên không sinh, bởi vì không có sinh thì làm sao có diệt? Đây là dùng duyên tích tập để giải thích về Vô sinh, dùng Vô sinh để giải thích về Vô diệt. Trong này lược bớt không có duyên tích tập, văn kệ có đủ. Vì sao dùng Vô sinh để giải thích Vô diệt? Ở đây có hai ý: 1- Nếu trước là sinh, thì sau nhất định phải diệt, trước đã không sinh thì nay không có diệt. 2- Bởi vì đã dựa vào duyên Vô tánh gọi là không sinh, thì không đợi diệt hết rồi mới không có, cho nên tiếp nói là Vô diệt. Hai loại này là tổng quát. Còn lại có thể dựa theo đây.

Tiết hai- Giải thích về ý đưa ra (hai) rằng: Nói đến Vô sinh nhẫn, không chỉ riêng Vô sinh, mà phải là các pháp đều vắng lặng. Nay thuận theo nghĩa thứ nhất mà thiết lập tên gọi Vô sinh, cho nên Vô diệt… trở thành nghĩa của Vô sinh. Nếu thuận theo nghĩa riêng biệt, thì cũng có thể gọi là Vô diệt nhẫn…

Vì vậy kinh Tín Lực Nhập Ấn Pháp Môn, trình bày về Nhẫn này có thể làm thanh tịnh Hoan Hỷ Địa thứ nhất, nói: “1- Nghĩa là đạt được Vô sinh Nhẫn, cũng khiến cho người khác an trú. Lại nói: Vô sinh nhẫn, nghĩa là bởi vì chứng Tịch diệt. 2- Đạt được Vô diệt nhẫn, cũng khiến cho người khác an trú. Lại nói: Vô diệt nhẫn là bởi vì chứng Vô sinh.” Văn này có thể dựa vào.

Lại các câu này đều có hai nghĩa: 1- Dùng những câu trước để giải thích những câu sau, dùng những câu sau để thành tựu những câu trước, những câu trước có cho nên những câu sau có, những câu trước không có cho nên những câu sau không có. 2- Tất cả các câu đều ở trong câu Vô sinh, đích thực Vô sinh thì các nghĩa lập tức đầy đủ, vì vậy Lý dựa vào Sự mà không phải là đoạn diệt, Trí dựa vào Lý mà không có chủ động-thụ động.

Nhưng ý nghĩa của văn bao hàm, tóm lược đưa ra ba cách giải thích: 1- Chỉ dựa theo Lý; 2- Đầy đủ Lý-Trí; 3- Chỉ dựa theo Trí.

1. Chỉ dựa theo Lý: Vì sao những câu trước có cho nên những câu sau có? Nghĩa là pháp sinh đã diệt, diệt thì cuối cùng không còn, không còn thì chính là pháp cấu nhiễm, cấu nhiễm thì trước-sau sai khác, sai khác thì phương hướng nơi chốn không giống nhau, có nơi chốn thì chủ động-thụ động không phải là vắng lặng, không vắng lặng thì có những ham muốn, có ham muốn thì có thực hiện, thực hiện thì có những nguyện cầu, nguyện cầu thì tâm trú vào sự việc nguyện cầu, trú vào thì có đi-có đến. Nay bởi vì những câu trước không có cho nên những câu sau này vắng lặng, vì vậy dùng những câu sau để hiển bày thành tựu về Vô sinh.

Đây là thuận theo Trường hàng.

2. Cùng dựa theo Lý-Trí: Hai loại đầu là tổng quát hàm chứa LýTrí, bốn loại tiếp là hiển bày về Vô sinh thuộc Lý, sáu loại sau là hiển bày về Vô sinh thuộc Trí, cho nên kệ nói: Tâm ấy không có gì nhiễm trước… Lý và Trí khế hợp gọi là Vô sinh nhẫn.

3. Chỉ dựa theo Trí: Bởi vì hiểu rõ Vô sinh thuận theo duyên, thì Trí không có dấy khởi, cho nên gọi là Vô sinh. Nhẫn của Vô sinh trong suốt không thay đổi, cho nên nói là Vô diệt, Vô diệt cho nên Dụng không có đoạn tận. Tiếp là niệm cấu nhiễm đều lìa xa mà thường không có sai khác, nương tựa không có nơi chốn soi chiếu mà thường vắng lặng, gặp cảnh không có cấu nhiễm tuy làm mà Vô tác, tuy Bi mà Vô nguyện, ở thế gian mà Vô trú, giống với pháp giới mà không có đi-đến, đều dùng trước để giải thích sau, dùng sau để thành tựu trước, ngôn từ không còn-suy nghĩ bặt dứt, vắng lặng soi chiếu trong suốt, gọi là Vô sinh nhẫn. Nếu chỉ dựa theo Lý nhận biết về Vô sinh gọi là Vô sinh nhẫn, thì chưa đủ để nói là sâu xa huyền diệu.

Đoạn 4: Như Huyễn Nhẫn.

Trong giải thích có hai mục: 1- Tóm lược; 2- Mở rộng.

Trong mục 1- Tóm lược, có hai: a- Hiểu rõ về tướng của duyên huyễn ảo; b- Từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là thành tựu về hạnh Nhẫn.

Mục a- Hiểu rõ về tướng của duyên huyễn ảo, có ba tiết: Một- Dựa vào Pháp cùng Dụ; Hai- Thuận theo nhân duyên dấy khởi, là làm sáng tỏ về nguyên cớ của huyễn ảo, bởi vì duyên sinh không thật; Ba- Từ “Ư nhất pháp…” trở xuống là hiển bày về tướng huyễn ảo.

Tiết một- Dựa vào Pháp cùng Dụ: Tất cả các pháp tức là những điều ví dụ, những điều ví dụ bao gồm và giới hạn đã thấy ở văn trên. Ở đây ý trình bày về bao gồm, bao gồm là Vô vi. Kinh Đại Phẩm nói: “Giả sử có một pháp vượt qua Niết-bàn, thì Ta cũng nói là như mộngnhư huyễn, bởi vì Niết-bàn tuy là Chân mà thuận theo duyên hiển bày.” Bởi vì loại trừ tâm tham đắm, cho nên trong mở rộng kết hợp nói là hiểu rõ thế gian như huyễn, thì tựa như Hữu vi. Nhưng có pháp thế gian cũng bao gồm Vô vi, pháp này bởi vì Hữu vi đã che kín, cho nên gọi là thế gian. Văn sau nói: Bồ-đề và Niết-bàn cũng đều không thấy, bởi vì hoàn toàn bình đẳng.

Tiết hai- Ngay trong Pháp-Dụ đều tách ra năm pháp, như thắt một chiếc khăn huyễn ảo làm ra một con ngựa:

1- Có chiếc khăn làm chỗ dựa; 2- Phép thuật của nhà ảo thuật; 3- Con ngựa huyễn ảo đã hiện rõ; 4- Con ngựa sinh ra tức là con ngựa chết; 5- Người ngu và trẻ nhỏ nói là có.

1- Chiếc khăn dụ cho pháp tánh; 2- Phép thuật dụ cho nhân duyên chủ động dấy khởi, nghĩa là nghiệp-phiền não…; 3- Con ngựa huyễn ảo dụ cho pháp Y tha khởi, tức là chúng sinh…; 4- Con ngựa chết dụ cho Y tha Vô tánh, tức là Viên thành, mà nói rộng ra đều gọi là không phải; 5- Nói là có dụ cho giữ lấy pháp làm con người.

Nay Bồ-tát trái lại với điều này, cho nên nói là hiểu biết rõ ràng. Kinh này nói: Thuận theo nhân duyên dấy khởi. Chủ động dấy khởi tức là pháp thứ hai, thụ động dấy khởi tức là pháp thứ ba, dùng pháp thứ hai làm nhân khiến cho tỏ ngộ về pháp thứ ba, thành tựu pháp thứ tư, loại trừ căn bệnh là pháp thứ năm, trở về Lý là pháp thứ nhất. Nhưng duyên cũng thuận theo duyên, cho nên duyên và quả đều huyễn ảo.

Trung Luận nói:

“Ví như người hóa hiện huyễn ảo,

Lại làm người hóa hiện huyễn ảo.”

Tức là ý này.

Nhưng năm nghĩa trên đều đầy đủ có-không có: 1- Chiếc khăn có Tánh mà không có Tướng, là chỗ ẩn giấu của con ngựa; 2- Phép thuật có Dụng mà không có Thể, bởi vì dựa vào chiếc khăn cho nên không có Thể; 3- Con ngựa có Tướng mà không có Thật, bởi vì không có Thật mà hiện rõ; 4- Sinh tức là không có mà chết tức là có, bởi vì Vô ngại; 5- Tình có mà Lý không có, bởi vì chỉ là hư vọng nhìn thấy.

Lại trong năm pháp, đều có bốn câu phân biệt, dựa theo suy nghĩ có thể biết. Nhưng đều có đủ đức không giống nhau. Bốn loại bài báng (Tứ báng) nếu dùng các môn đan xen với nhau thì trở thành nhiều loại bốn câu phân biệt, cũng có thể dựa theo suy nghĩ.

Tiết ba- Hiển bày về tướng huyễn ảo, sơ lược đưa ra hai cách giải thích:

1. Dựa theo tương tự với nhau, nghĩa là hiểu rõ một pháp không có thật thì nhận biết tất cả các pháp đều như vậy, bởi vì đều thuận theo duyên, cho nên nói là trong một loại hiểu rõ nhiều loại.

2. Dựa theo viên dung, lại có ba nghĩa: a- Dùng Lý thuận theo Sự mà nói là tướng, tức là như chiếc khăn làm đầu con ngựa không khác với chiếc khăn làm chân, cho nên nói đầu tức là chân, một tức là nhiều… Kinh Vô Hành nói: “Tham dục tức là đạo, bởi vì tánh tham dục; các pháp tức là tham dục, bởi vì tham là thật.” b- Dùng Lý dung hợp Sự, một-nhiều dựa vào nhau, như đầu con ngựa không có riêng biệt, tức là dùng chiếc khăn làm đầu, bởi vì Thể của chiếc khăn viên dung, khiến cho đầu tức là chân, cho nên nói là trong một loại hiểu rõ nhiều loại. c- Dựa theo lực của duyên khởi dựa vào nhau, thì pháp giới cùng một mạng lưới huyễn ảo, khiến cho một-nhiều ngay trong nhau, như lực phép thuật của nhà ảo thuật làm ra nhiều loại ngay trong một loại. Phẩm Hiền Thủ nói: Hoặc hiện rõ khoảnh khắc làm trăm năm…, bởi vì pháp huyễn ảo rỗng rang cho nên không có chướng ngại. Ngay trong nhau đã như vậy, hòa vào nhau cũng như vậy. Hòa vào thì trong một loại có nhiều loại, Thể khác nhau đã như vậy, Thể giống nhau cũng như vậy. Một môn đã như vậy, các môn khác dựa theo suy nghĩ.

Trong mục b, là thành tựu về hạnh Nhẫn, do nhận biết về pháp huyễn ảo mà thành tựu hai loại hạnh: Một- Nhẫn trí hiện rõ trước mắt, nói là hiểu rõ bình đẳng; Hai- Huyễn dụng không có ngăn ngại, nói là thành tựu thần thông biến hóa. Thế nào là bình đẳng? 1- Bình đẳng thuộc về Lý-Sự, như chiếc khăn và con ngựa không hai, bởi vì Sắc tức là Không…; 2- Bình đẳng thuộc về Lý-Lý, như đầu và chân cùng là chiếc khăn, bởi vì chiếc khăn không có sai khác, như Hiền Thánh cùng là Như; 3- Bình đẳng thuộc về Sự-Sự, nói như trong một-nhiều trước đây.

Trong mục 2- Từ “Thí như…” trở xuống là mở rộng, có ba: a- Dụ; b- Hợp; c- Thành tựu về hạnh Nhẫn.

Trong mục a- Dụ, có hai tiết:

Tiết một- Trình bày về không có Tánh, tức là nghĩa về Thể Không,

cho nên kết luận nói rằng vật không phải là tất cả các loại, sự việc đã không phải, cũng có thể theo thứ tự hướng về cảnh giới hữu tình-phi tình trước đây.

Tiết hai- Từ “Chủng chủng phi huyễn…” trở xuống là trình bày về có Tướng ấy, tức là nghĩa về Tướng sai biệt, cho nên nói nhưng bởi vì huyễn ảo mà thị hiện sự việc riêng biệt. Trong đó: Hai câu đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, bởi vì đủ loại không phải huyễn ảo, là những cảnh tượng mà không phải là phép thuật. Câu sau trái lại với điều này, Pháp-Hợp có thể biết.

Từ “Nhiên do…” trở xuống là chính thức hiển bày về có Tướng, tuy không phải lẫn nhau, nhưng dựa vào nhân khởi lên quả, hư rỗng mà mượn để hiện rõ. Lại dụ cho Trí hiểu rõ bình đẳng mà khởi lên tác dụng hóa hiện.

Mục b- Từ “Bồ-tát…” trở xuống là Pháp-Hợp, văn có tổng quátriêng biệt, đều nói là thế gian, có hai nghĩa: 1- Bởi vì có thể phá hoại, tức là dụ cho Hữu vi; 2- Che kín tên gọi thế gian, cũng bao gồm Vô vi, thì pháp bao gồm năm loại. Thú nghĩa là năm nẽo, bởi vì Thành-Hoại dựa theo Khí thế gian trong một kỳ hạn mà nói. Vận động bao gồm Hữu tình-Phi tình, bởi vì niệm niệm thay đổi. Tạo tác chỉ là hữu tình, bởi vì hiện rõ việc làm.

Trong mục c- Từ “Bồ-tát chí quán nhất thiết…” trở xuống là thành tựu về hạnh Nhẫn, có hai: 1- Thành tựu về hạnh thuộc Chân Trí, bởi vì hiểu rõ về Thể Không, cho nên kết luận nói rằng: Không ra ngoài tánh bình đẳng. Lại trong Pháp trước đây trình bày về Chiếu ngay nơi Tịch, nói là hiểu rõ bình đẳng; ở đây trình bày về Chỉ ngay nơi Trí, cho nên nói là không thấy, thì biết huyễn mà không có huyễn mới chính là pháp huyễn, thấy mà bặt dứt cái thấy mới là thấy huyễn. 2- Từ “Thị Bồ-tát…” trở xuống là trình bày về Động-Tịch không hai, cũng là Quyền-Thật không hai, vì vậy Kinh nói: Trí không đạt được có-không, mà phát khởi tâm Đại Bi.

Bởi vì hiểu rõ Thể Không, cho nên không hủy hoại tướng huyễn sai biệt, như voi sinh ra tức là voi chết. Hai loại này đối lập với nhau nên làm thành câu phân biệt, nghĩa là hai loại này không hai cho nên không phải là khác, bởi vì tất cả đều hai cho nên không phải là một, không phải là một ngay nơi không phải là khác cho nên tất cả là một, không phải là khác ngay nơi không phải là một cho nên tất cả là khác, cũng bặt dứt cùng soi chiếu cho nên không phải là cũng một-cũng khác.

Nếu dùng hai nghĩa trong chiếc khăn đối với hai nghĩa trong con

voi để phân rõ về không phải là một-khác, thì tóm lược có mười câu:

1. Dùng nghĩa về làm thành con voi trong chiếc khăn, đối với nghĩa về sai biệt trong con voi, hợp lại làm một thời gian gọi là không khác. Đây là lấy gốc thuận theo ngọn, dựa vào ngọn trình bày về không khác. Kinh nói: “Pháp thân lưu chuyển trong năm đường gọi là chúng sinh, Như Lai Tạng nhận lấy khổ-vui đi cùng với nhân, hoặc là sinhhoặc là diệt…”

2. Dùng nghĩa về trú vào phần vị của mình trong chiếc khăn, cùng với nghĩa về Thể Không trong con voi, hợp lại làm một thời gian gọi là không khác. Đây là lấy ngọn quy về gốc, dựa vào gốc trình bày về không khác. Kinh nói: “Tất cả chúng sinh tức là Như, không còn trải qua diệt…”

3. Dùng gốc thâu nhiếp ngọn đã quy về, cùng với ngọn thâu nhiếp gốc đã thuận theo, hai nghĩa này cùng dung hợp vô ngại không khác. Đây là gốc-ngọn bình đẳng làm không khác, bởi vì văn của hai kinh trước đây không tách lìa nhau.

4. Dùng ngọn đã thâu nhiếp quy về gốc, cũng cùng với gốc đã thâu nhiếp thuận theo ngọn, hai nghĩa này làm mất lẫn nhau cho nên gọi là không khác. Đây là gốc-ngọn cùng phai mờ, trình bày về không khác, bởi vì Chân-Vọng bình đẳng khác nhau không thể đạt được.

Tiếp theo bốn môn sau trình bày về không phải là một.

5. Dùng nghĩa về trú vào phần vị của mình trong chiếc khăn, cùng với nghĩa về tướng sai biệt trong con voi, hai nghĩa này là gốc-ngọn trái với nhau, rời bỏ nhau cho nên gọi là không phải một. Kinh Lăng Già nói: “Như Lai Tạng không ở trong A-lại-da, vì thế cho nên bảy Thức có sinh diệt, Như Lai Tạng thì không sinh diệt.” Chính là nói đến điều này.

6. Nghĩa về làm thành con voi trong chiếc khăn, cùng với nghĩa về Thể Không trong con voi, hai nghĩa này trái ngược nhau, làm hại nhau cho nên không phải một. Kinh Thắng Man nói: “Bảy Thức không lưu chuyển, không nhận lấy khổ-vui, không phải là nhân của Niết-bàn, chỉ có Như Lai Tạng nhận lấy khổ-vui…”

7. Bởi vì đầu là rời bỏ nhau cùng với sau là làm hại nhau, hai nghĩa này khác nhau cho nên gọi là không phải một. Nghĩa là rời bỏ nhau thì đều rời bỏ nhau, rời bỏ nhau rất xa; làm hại nhau thì đối địch với nhau, tự mình ăn nuốt làm hại lẫn nhau. Vì thế cho nên gần-xa không phải một, bởi vì văn kinh trước đây không xen tạp nhau.

8. Bởi vì làm hại nhau đến cuối cùng đều phai mờ mà không phai mờ, cùng với rời bỏ nhau đến cuối cùng đều tồn tại mà không tồn tại, nghĩa về không tồn tại-không phai mờ là không phải một. Đây là Thành-Hoại không phải một, bởi vì bảy Thức ngay nơi Không mà đều là Hữu, Chân Như ngay nơi Ẩn mà đều là Hiển.

9. Bốn nghĩa về không phải một (Phi nhất) cùng với bốn nghĩa về không phải khác (Phi dị) trên đây, mà cũng không phải một, bởi vì nghĩa không xen tạp.

10. Nhưng cũng không khác, bởi vì Lý bao gồm tất cả, bởi vì pháp không hai. Nếu dùng môn không khác (Bất dị) để chọn lấy, thì các môn hòa hợp-hội tụ với nhau đến cuối cùng. Nếu dùng môn không phải một (Phi nhất) để chọn lấy, thì các môn trái ngược-làm hại với nhau đến cuối cùng. Trái ngược đến cuối cùng mà thuận theo đến cuối cùng thì chính là pháp không có chướng ngại.

Chiếc khăn và con voi đối lập với nhau đã như vậy, các câu đan xen với nhau-đối lập với nhau như phép thuật… dựa theo như vậy, nghĩa về không phải một-không phải khác của các văn trên dưới, đều dựa theo cách giải thích này. Văn còn lại có thể biết.

Đoạn 5: Như Diệm Nhẫn.

Trong giải thích có ba mục: 1- Dựa vào Pháp cùng Dụ, những điều ví dụ như trước; 2- Từ “Thí như…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về tướng của Dụ; 3- Tổng quát dùng Pháp kết hợp.

Trong mục 2- Riêng biệt hiển bày về tướng của Dụ. Nếu riêng biệt tách ra nghĩa môn thì cũng có đủ năm nghĩa: Một- Mặt đất trống không; Hai- Hơi nóng mặt trời; Ba- Hơi nóng cùng với mặt đất trống không hợp lại mà có hơi nóng như ngọn lửa; Bốn- Hơi nóng tựa như nước mà không có nước; Năm- Khiến cho hươu nai khát nước cho là có nước.

Một- Dụ cho Như Lai Tạng; Hai- Dụ cho tập khí Vô minh; Ba- Dụ cho tập khí xông ướp làm động biển tâm, khởi lên duyên sinh tựa như pháp; Bốn- Dụ cho Y tha Vô sinh; Năm- Dụ cho phàm ngu-Tiểu thừa chấp làm Thật.

Nếu luận về mười Dụ thì Pháp-Dụ đều có nhiều nghĩa, như mở rộng trình bày về điều đó, thì nghĩa về có-không có…, như huyễn nên biết. Văn kinh có hai: Đầu là Dụ cho Thể Không; sau từ “Đản tùy…” trở xuống là Dụ cho có Tướng ấy.

Trong mục 3- Từ “Bồ-tát…” trở xuống là Pháp kết hợp: Đầu là trình bày về hiểu rõ pháp; sau từ “Hiện chứng…” trở xuống là trình bày về thành tựu hạnh Nhẫn.

Đoạn 6: Như Mộng Nhẫn.

Trong giải thích cũng có ba mục:

Mục 1- Nêu lên Pháp cùng Dụ.

Mục 2- Từ “Thí như…” trở xuống là chính thức nêu ra tướng của Dụ, nhưng nghĩa về Mộng này tách ra cũng có năm pháp: Một- Chỗ dựa của mộng, nghĩa là dùng tâm tỏ ngộ để dụ cho Bổn thức; Hai- Nhân của mộng, nghĩa là dùng Thụy Cái (ngủ nghỉ) để dụ cho tập khí Vô minh; Ba- Mộng đã hiện bày, nghĩa là dùng tướng sai biệt của mộng để dụ cho duyên đã dấy khởi pháp; Bốn- Sự việc của mộng này không phải có mà có, chỉ do tâm biến hiện, không phải là pháp thấy trước đây; Năm- Khiến cho người nằm mộng giữ lấy làm thật.

Trong văn: Đầu là trình bày về đều không phải (Câu phi), dụ cho pháp không phải là có; sau nói mà thị hiện là có, dụ cho pháp mà có. Cả hai phân rõ là câu đều không phải (Câu phi), làm mất lẫn nhau là câu cả hai không phải (Song phi).

Nhưng bốn câu phân biệt này đều bởi vì là mộng, nghĩa là:

1. Bởi vì là mộng, cho nên có sự việc trong giấc mộng hiện rõ, đối với người nằm mộng là có.

2. Đã nói là mộng thì Tánh ấy chắc chắn không thật, ở nơi không có thật mà thấy là thật. Nhưng nói có thì hoàn toàn thâu nhiếp không có mà làm thành có, nói không có thì hoàn toàn thâu nhiếp có mà làm thành không có, bởi vì không phải là hai Tướng, cho nên không những Tướng có-Tánh không có mà thôi. Suy nghĩ điều này!

3. Bởi vì là mộng cho nên nhất định phải đầy đủ hai nghĩa, không có mà hoàn toàn có và có mà hoàn toàn không có, hai môn đối lập với nhau không giúp đỡ nhau, vì thế cho nên không phải là nửa có-nửa không có.

4. Đã nói là mộng thì chắc chắn là cùng không phải (Song phi), mà so sánh làm mất đi cho nên cùng dung hòa hai tướng không còn. Nhưng đều không phải này (Câu phi) không trái với cả hai là (Song thị), bởi vì nếu không làm mất đi không có khiến cho tận cùng thì không có lấy làm không có, nếu không làm mất đi có khiến cho tận cùng thì không có lấy làm có. Vì thế cho nên, còn-mất không ngăn ngại, cùng phai mờ tự tại, mới là pháp môn tự tại như mộng. Vì thế cho nên Kinh nói:

“Thế gian luôn luôn như giấc mộng, Trí không đạt được có-không có.” Chính là nói đến điều này.

Trong mục 3- Từ “Bồ-tát…” trở xuống là Hợp-Dụ, có mười câu:

Câu đầu là tổng quát, tiếp từ “Vô hữu…” trở xuống là riêng biệt.

Trong riêng biệt: Câu đâu gần với câu tổng quát nói trên, lược bớt không có hai chữ Như Mộng. Ở trong chín câu: Tám câu trước phân rõ về giấc mộng, một câu sau trình bày về tỉnh giấc.

Ngay trong tám câu trước thâu nhiếp làm bốn cặp: Hai câu đầu trình bày về môn Thường-Vô thường, Thể rỗng rang không có biến đổi tức là nghĩa về Thường, tự tánh không có thường hằng là nghĩa về Vô thường. Hai câu tiếp phân rõ về môn Chân-Vọng, Vọng do đắm theo sinh, Chân do tánh lìa xa. Hai câu tiếp nói về môn Tánh-Tướng, Tánh vốn có như nhau, Tướng hiện rõ nhiều loại. Hai câu sau trình bày về môn Nhất-Dị, chỉ là một tâm, một mà không có sai khác, tùy theo Tướng phân biệt, Dị Dị(một trong bốn tướng) không giống nhau. Lại chỉ là một giấc mộng mà Tướng hiện rõ nhiều loại. Bốn môn trên đều cùng tồn tại làm mất lẫn nhau, dùng làm bốn câu phân biệt, suy nghĩ điều này có thể thấy.

Một câu cuối cùng trình bày về tỉnh giấc, tức là môn Chỉ-Quán, nghĩa là cần phải vào lúc tỉnh giấc mới biết là mộng, đang lúc mộng không biết là mộng, bởi vì tâm hoàn toàn tối tăm. Giả sử biết là mộng mà cũng chưa tỉnh giấc, lúc tỉnh giấc không còn mộng, biết thật là không có mộng. Nhưng nhờ vào mộng mới có tỉnh giấc, cho nên phân rõ về lúc mộng-lúc tỉnh, nếu lìa xa mộng thì mộng-tỉnh đều bặt dứt. Quán là hiểu rõ về nhiều môn nói trên, Chỉ là không giữ lấy mộng ảo hư vọng, như vậy mới là pháp môn hiểu rõ về mộng.

Đoạn 7- Như Hưởng Nhẫn.

Trong giải thích phân ba: 1-Nhân của hạnh Nhẫn; 2-Từ “Tri nhất thiết…” trở xuống là tướng thành tựu của Nhẫn; 3-Từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là thành tựu lợi ích của Nhẫn.

Mục 1- Nhân của hạnh Nhẫn, do nghe mà dấy khởi quán sát, cho nên có thể thành tựu về Nhẫn.

Trong mục 2, là tướng thành tựu của Nhẫn: Trước là Pháp; sau là Dụ.

Trong mục trước là Pháp, có hai: a- Nêu ra Pháp cùng Dụ, sơ lược hiển bày về tướng của tiếng vang, bao gồm nhận biết tất cả âm thanh như tiếng vang, không có đi-không có đến là trình bày về Thể Không của tiếng vang, thị hiện như vậy là làm sáng tỏ về tướng có của tiếng vang. b- Từ “Phật tử…” trở xuống là nhận biết rõ ràng về âm thanh của Phật như tiếng vang, chứ không phải riêng biệt Dụ về âm thanh của thế gian. Trong đó: Một- Trình bày về ngay nơi có mà không có, lìa xa căn cơ không có âm thanh cho nên không phải bên trong, lìa xa Phật không có âm thanh cho nên không phải bên ngoài, hai pháp dựa vào nhau cho nên không phải bên trong-bên ngoài. Nếu nói bên trong-bên ngoài hòa hợp mà có, thì có hai âm thanh, bên trong-bên ngoài dựa vào nhau tức là hiển bày về Vô tánh. Hai- Từ “Tuy liễu thử thanh…” trở xuống là trình bày về ngay nơi không có mà có, nhắc lại không phải ba mà có thể khéo léo hiện rõ.

Mục sau từ “Thí như…” trở xuống là Dụ hiển bày, trong đó có bốn tiết: Một- Dụ; Hai- Hợp; Ba- Chuyển sang Dụ; Bốn- Trở lại kết hợp.

Tiết một- Dụ. Thẳng thắn nêu ra thuận theo duyên mà dấy khởi, trình bày về tiếng vang là Vô tánh, Tướng của Vô tánh đã thấy trong Pháp. Nhưng có năm pháp: 1- Hang trống rỗng; 2- Có âm thanh. Hai pháp này là duyên. 3- Âm thanh dội vào hang trống rỗng liền có tiếng vang đáp lại, pháp này trình bày về thụ động dấy khởi. 4- Có mà không phải chân thật, pháp này làm sáng tỏ về Vô tánh. 5- Người ngu và trẻ nhỏ nói là có, cũng có nghĩa về có-không có…, dựa theo như trên. Nhưng một Dụ này bao gồm dụ cho ba pháp: a- Dụ cho tất cả âm thanh trên đây, thì hang trống dụ cho yết hầu phát ra, âm thanh dụ cho hơi gió; bDụ cho âm thanh của Như Lai trên đây, thì hang trống dụ cho Như Lai, âm thanh dụ cho duyên cảm ứng; c- Dụ cho tất cả các pháp. Kinh này lược bớt không có, bản kinh thời Tấn có đủ. Mười Dụ trong kinh Đại Phẩm cũng dùng tiếng vang dụ cho tất cả, thì hang trống dụ cho Như Lai Tạng, âm thanh dụ cho tập khí Vô minh.

Tiết hai- Từ “Nhi dữ…” trở xuống là Hợp, chỉ hợp với âm thanh của Phật, bởi vì thuận theo gần. Nhưng từ đầu đến khiến cho các chúng sinh tùy theo loại đều hiểu được, ngôn từ hàm chứa Pháp-Dụ, nghĩa là dựa theo Pháp thì âm thanh của Như Lai, không trái với pháp tánh mà có thể tùy theo chủng loại, hợp với có thể khéo léo thị hiện trên đây; dựa theo Dụ thì không trái với âm thanh vốn có là tánh của pháp thuộc về Sự, tùy theo tiếng gọi ấy mà người thuộc chủng loại khác nhau đều hiểu được.

Tiết ba- Từ “Như Đế Thích…” trở xuống là Chuyển sang dùng Dụ để hiển bày, ở đây có hai ý: Một là Dụ cho âm thanh của Phật trên đây, một âm thanh mà tùy theo chủng loại; hai là Dụ cho Bồ-tát vô tâm mà thuyết giảng khắp nơi sau này.

Tiết bốn- Từ “Bồ-tát…” trở xuống là trở lại kết hợp.

Mục 3- Từ “Thử Bồ-tát…” trở xuống là thành tựu lợi ích của Nhẫn, trong đó có hai: 1- Tùy theo căn cơ thuyết giảng khắp nơi; 2- Từ “Tuy tri thanh…” trở xuống là trình bày về Quyền-Thật cùng thực hành, bởi vì giống như tánh-tướng vô ngại của tiếng vang. Vậy là do nghe giáo pháp như tiếng vang, hiểu rõ âm thanh như tiếng vang, phát ra âm thanh như tiếng vang, thuyết giảng giáo pháp như tiếng vang.

Đoạn 8- Như Ảnh Nhẫn. Văn phân bốn mục riêng biệt: Một- Nêu lên; hai- Giải thích; ba- Kết luận; bốn-Quả.

Trong mục hai là giải thích, có ba: 1- Pháp; 2- Dụ; 3- Hợp.

Trong mục 1- Pháp, có mười một cặp phân ba: a-Có bảy cặp cùng ngăn chặn để hiển bày về Tánh, bởi vì thành tựu về hạnh Chỉ, như bóng ảnh không có thật. b- Từ “Phi tu…” trở xuống có hai cặp cùng soi chiếu về Tánh-Tướng, bởi vì thành tựu về hạnh Quán, như bóng ảnh tuy không thật mà hiện rõ, Tánh thì không phải là tu, Tướng mà lại không rời bỏ, Chân dựa vào Tục cho nên không phải là thật, Tục dựa vào Chân cho nên không phải là không thật. c-Từ “Tuy thường…” trở xuống có hai cặp là ngăn chặn-soi chiếu vô ngại, thành tựu hạnh cùng vận dụng tự tại, cặp trước là cùng soi chiếu Chân-Tục, tức là Quyền-Thật cùng thực hành; cặp sau là cùng ngăn chặn Chân-Tục, tức là Quyền-Thật cùng vắng lặng. Ngăn chặn-soi chiếu cùng một lúc là cùng vận dụng, làm mất lẫn nhau vô ngại là tự tại, vì vậy kết luận về hai mục trên đây, cùng với vô ngại này, là nơi sâu xa huyền diệu của tướng Nhẫn.

Trong mục 2- Từ “Thí như…” trở xuống là Dụ, văn đầy đủ năm pháp: a-Mặt trời… là chỗ dựa của sắc chất vốn có. b-Từ “Ư du…” trở xuống là trình bày về nơi có thể hiện rõ. Hai pháp trên là duyên. c-Từ “Nhi hiện kỳ ảnh…” trở xuống là trình bày về duyên đã dấy khởi. d-Từ “Ảnh dữ du…” trở xuống là trình bày về có mà không phải là có. e-Từ “Nhiên chư…” trở xuống là người ngu và trẻ nhỏ nói là có.

Mục a- Nếu dựa theo Dụ về bóng ảnh để riêng biệt dụ cho Bồ-tát hiện thân, thì mặt trời… dụ cho Bi-Trí-Nguyện… Nếu dựa theo Dụ về bóng ảnh để tổng quát dụ cho tất cả các pháp, thì mặt trời… dụ cho nhân, hai loại sông-suối ấy, tuy bao gồm chủ động hiện rõ, mà lại là thụ động hiện rõ, bởi vì sông dài-suối chảy hiện vào trong gương.

Trong mục b, là trình bày về nơi có thể hiện rõ, cũng có tổng quátriêng biệt, riêng biệt dụ cho cơ cảm và nơi ứng hiện, tổng quát dụ cho duyên, nghĩa là Vô minh…

Nhưng văn này có đủ ba Dụ trong Nhiếp Luận: 1- Dùng dầu và nước đối với mặt trời-mặt trăng trước đây, làm Dụ về bóng trăng trong nước, dụ cho cảnh giới do Địa Định mà dẫn đến, bởi vì nước có tánh thấm ướt-trơn nhẵn và lắng trong, gương giống như bóng ảnh-cảnh tượng thiếu sự thấm ướt… này, dụ cho không phải là Địa Định. 2- Dùng thân đối với mặt trời-mặt trăng trước đây, làm Dụ về bóng ánh sáng, bởi vì thân là mặt trời… rọi lại mà có bóng ảnh, bóng ảnh đong đưa nhiều vẻ mà dụ cho các Thức. 3- Dùng gương quý báu… đối với người nam-người nữ trước đây, làm Dụ về ảnh tượng, dụ cho quả báo không phải là Địa Định, bởi vì ảnh tượng trong gương lìa xa sắc chất vốn có, mà riêng biệt hiện rõ trong gương…, dụ cho nơi chốn sai khác của quả và nhân. Bóng ảnh của sắc chất rọi lại trước đây, tuy nhờ vào mặt trời… mà bóng ảnh lại tùy theo thân, bởi vì không ở trong mặt trời mà hiện rõ, dụ cho các Thức tuy dựa vào cảnh sinh ra khác nhau, mà Ngã tự tại không ở nơi cảnh.

Trong mục c, là trình bày về duyên đã dấy khởi, cũng có tổng quát-riêng biệt, hai quả có thể biết.

Trong mục d, là trình bày về có mà không phải là có, thâu nhiếp nhiều nghĩa môn, trong đó Nhất-Dị, Hợp-Ly bao gồm hiển bày về nghĩa của bóng ảnh, đều có bốn câu phân biệt như Dụ về huyễn phân rõ; nhưng Nhất-Dị dựa theo bóng ảnh này-bóng ảnh kia, Hợp-Ly dựa theo bóng ảnh đối với nước… Tiếp từ “Ư xuyên lưu…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về nghĩa của bóng ảnh, không bao gồm hai bóng ảnh, như mặt trăng chiếu rọi sông dài, nước chảy qua mà không mang ánh trăng đi xa, ánh sáng giọi xuống trong đầm sâu vạn nhẫn (Nhẫn = tám thước) mà không thấy ánh sáng chìm mất, dụ cho Bồ-tát lưu chuyển giống như thế gian mà không trôi theo sinh tử, chứng đạt tịch diệt chân thật mà không đắm trong Niết-bàn. Sau từ “Tuy hiện…” trở xuống là cùng kết luận về có-không có, dụ cho Tánh-Tướng đan xen tận cùng, bao gồm cảnh tượng trong gương.

Trong mục e, là giữ lấy làm có, bởi vì lấy có-không có làm cókhông có, không biết ngay nơi bóng ảnh hoàn toàn không thể giữ lấy, cho nên trở thành chấp trước, trong đó: Một- Giữ lấy có-không có, bởi vì tham đắm; Hai- Từ “Viễn vật…” trở xuống là nêu ra nghĩa chính của bóng ảnh, hiển bày bởi vì chấp trước mà không biết bóng ảnh này không có xa-gần.

Trong mục 3- Từ “Bồ-tát…” trở xuống là Hợp, có hai: a- Chính thức hợp với văn trước đây, trong đó: Đầu là nêu ra cảnh của Trí, hợp với sắc chất vốn có trước đây; tiếp từ “Nhi ư…” trở xuống là hợp với dầu… trước đây; sau từ “Các các…” trở xuống là hợp với bóng ảnh hiện rõ trước đây. b- Từ “Như chủng tử…” trở xuống là chuyển sang dùng Dụ để hợp với không phải có mà có, trong đó trước là Dụ, sau là Hợp. Cókhông có vô ngại gọi là phương tiện.

Mục ba- Kết luận về tên gọi, có thể biết.

Trong mục bốn- Quả, có ba: 1- Đạt được thân xứng với tánh, như bóng ảnh không đi mà đến, không phân ra mà có khắp. 2- Từ “Nhiên thử…” trở xuống là kết luận về thành tựu vô ngại, bởi vì không có sai biệt là sai biệt mà không có sai biệt, tuy không đến mà có khắp khiến cho chúng sinh nhìn thấy khác nhau; sai biệt là không có sai biệt mà sai biệt, tuy có khắp mà không thuộc về nơi này-nơi kia. 3- Từ “Thử Bồtát…” trở xuống là hiển bày về nhân của thân này, thân vô biên ấy gần với giới hạn trong quả, cũng bao gồm Pháp trước đây.

Đoạn 9: Như Hóa Nhẫn. Văn phân bốn mục riêng biệt: Một- Nêu lên; Hai- Giải thích; Ba- Kết luận; Bốn- Quả.

Mục một- Nêu lên: Nói là Hóa, bởi vì không có mà bỗng nhiên có.

Trong mục hai- Giải thích có ba: 1- Pháp; 2- Dụ; 3- Hợp.

Mục 1- Trong Pháp có hai: a- Tổng quát nêu lên, nêu lên Pháp cùng Dụ, đầy đủ chủ động nhận biết và thụ động nhận biết, đã nhận biết về tất cả thế gian, không giới hạn ở chủng loại hữu tình đã hóa hiện, tóm lược nêu lên thế gian thuận theo đầy đủ xuất thế gian. b-Từ “Sở vị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày, có hai: Trước là hiển bày về thụ động nhận biết, sau là hiển bày về chủ động nhận biết.

Trong mục trước có mười câu: Năm câu đầu là hóa hiện tạp nhiễm, năm câu sau là hóa hiện thanh tịnh.

Trong năm câu đầu, không ra ngoài ba loại là Phiền não-NghiệpKhổ. Bốn câu trước là nói về Khổ, tức là tướng của năm Uẩn: 1- Thức do Tưởng mà khởi lên. 2- Hành do Thức mà phát sinh, bởi vì phân biệt là Thức. 3- Thọ do Tưởng mà khởi lên, bởi vì Tưởng giữ lấy tướng của yêu-ghét. 4- Sắc cũng là báo Vô ký do Hành sinh ra, bởi vì Sắc như bọt nước không thật, Danh nói về huân tập tức là Hành. 5- Tức là Phiền não, phiền não do Tưởng hiện hành, mà niệm tức là Hành. Nghiệp bao gồm hai nơi, câu đầu là ý nghiệp, câu này là phân biệt, bởi vì đều là nghiệp. Trong này, ý… thuận theo duyên Vô tánh, như hóa hiện không thật, xưa không có mà nay có, bởi vì hiện rõ như tướng hóa hiện. Kinh Nhân Vương nói: “Pháp vốn tự nhiên không có, nhân duyên sinh ra tất cả.” Hai nghĩa về hóa hiện thanh tịnh dựa theo đây có thể biết.

Trong năm câu sau từ “Phục hữu…” trở xuống là trình bày về hóa hiện thanh tịnh: 1- Phương tiện điều phục chúng sinh, bởi vì dựa vào Chân Trí. 2- Chân Trí trong lặng, do Lý mà thành tựu, vì vậy văn trước đây nói: Trí tiến vào ba đời, hiểu rõ pháp bình đẳng. 3- Nguyện do Hạnh mà đầy đủ. 4- Từ Bi, lại dựa vào phương tiện mà thiết lập. 5- Đầy đủ Biện tài Vô úy mà có thể chuyển vận giáo pháp.

Mục sau từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về chủ động nhận biết, trong đó: Hai câu đầu là kết thúc phần trước sinh khởi phần sau, thế gian là kết thúc về tạp nhiễm trước đây, xuất thế gian là kết thúc về thanh tịnh trước đây. Cũng kết thúc về những pháp không cùng tận khác, nghĩa là thậm chí có một pháp nào hơn hẳn Niết-bàn, thì cũng như hóa hiện. Hoặc là nói Niết-bàn không giống như hóa hiện, kinh Đại Phẩm nói: “Bởi vì e rằng Bồ-tát mới phát tâm, kinh sợ điều ấy phân biệt về sinh diệt, cho nên phương tiện giống như hóa hiện.” Còn lại trình bày như ở phần Như Huyễn. Nói nhận biết rõ ràng tức là sinh khởi phần sau.

Tiếp từ “Hiện chứng…” trở xuống là chính thức hiển bày về chủ động nhận biết. Trên đây nói nhận biết rõ ràng, nhận biết có sáu nghĩa: 1- Bởi vì như Sự-như Lý, không phải là do suy lường so sánh; 2- Bởi vì không bỏ sót những pháp khác; 3- Bởi vì hợp với Trung đạo; 4- Bởi vì xứng với cảnh của Tục đế; 5- Bởi vì Chân-Tục vô ngại; 6- Bởi vì quy về một Thật đế.

Sau từ “Phi hư vọng…” trở xuống là kết luận về sáu nghĩa nhận biết nói trên, ở trong Chân Đạo mà không nghiêng ngã, thực hành Phi Đạo mà không hư hoại.

Trong mục 2- Từ “Thí như…” trở xuống là Dụ, thuận theo tách ra bốn nghĩa: a- Người chủ động hóa hiện dùng dụ cho nhân duyên; b- Sự việc hóa hiện dụ cho quả đã phát khởi; c- Dụng hiện rõ mà không có thật; d- Người ngu và trẻ nhỏ nói là thật.

Truyện Thập Dụ nói rằng: “Giống như sự việc hóa hiện, tuy trống rỗng không có thật, mà có thể khiến cho chúng sinh buồn khổ, giận dữ, vui thích, mê lầm; các pháp cũng như vậy. Vì sao không có thật? Bởi vì như người hóa hiện ấy không có sinh ra-già yếu-chết đi, cho nên đau khổ-vui mừng khác với mọi người.”

Trong văn có bốn mươi câu: Đầu là một câu nêu lên. Tiếp là ba mươi bảy câu, toàn bộ đều không phải (Song phi), để hiển bày về không có thật. Sau là hai câu về không phải có-không phải không có, nghĩa bao gồm hai loại: a- Cũng là đều không phải, nghĩa là không có gì cũng không có; b- Cùng dung hòa Tánh-Tướng, hóa hiện không thật cho nên không phải là có (Phi hữu), hiện rõ sự việc hóa hiện cho nên không phải là không có (Phi vô). Có so sánh làm thành bốn câu phân biệt, và NhấtDị… Dựa theo trước suy nghĩ về điều này!

Trong mục 3- Từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là Hợp, có hai: Trước là hạnh của hóa hiện; sau từ “Phật tử…” trở xuống là lợi ích của hóa hiện.

Trong mục trước có bốn: a- Khởi Dụng của hóa hiện, bởi vì có tướng hóa hiện giống nhau. Nhưng chỉ nói Bồ-tát như vậy, là bởi vì các mục không phải (Phi) đã nói trên đây, tất cả đều bao gồm trong Pháp, chỉ ra như vậy đã nói trên đây là phương tiện khéo léo. b- Từ “Bất trước…” trở xuống là trình bày về Trí hóa hiện, bởi vì hiểu rõ hóa hiện không thật. c- Từ “Dĩ bổn nguyện…” trở xuống là đều không phải mà hiển bày Trung đạo. d- Từ “Liễu pháp…” trở xuống là kết luận nêu ra ý nghĩa hóa hiện.

Mục sau là lợi ích của hóa hiện, văn hiển bày có thể biết.

Mục ba là kết luận, văn hiển bày có thể biết.

Trong mục bốn là Quả: Trước là đạt được quả của nghiệp dụng Lợi tha; sau từ “Phật tử…” trở xuống là đạt được quả dựa vào Tự lợi để thiết lập tên gọi thù thắng.

Đoạn 10: Như Không Nhẫn. Văn phân bốn mục riêng biệt: MộtNêu lên; Hai- Giải thích; Ba- Kết luận; Bốn- Quả.

Mục một- Nêu lên: Nói là Như Không, như hư không là Dụ thụ động bao gồm tất cả các pháp. Luận Phật Địa dụ cho pháp giới thanh tịnh, bởi vì lìa xa tướng sai biệt; và các luận như Trung Biên… dụ cho Viên thành thật, chỉ là một nghĩa trong này.

Nhưng về tướng của Dụ đối với các Dụ chỉ khác nhau về chi tiết, các Dụ tách ra nghĩa phần nhiều có ba, tuy chính thức chọn lấy huyễn ảo đã thành tựu… để dụ cho pháp, mà cũng chọn lấy duyên… để hiển bày về Vô tánh. Trong này, tướng của Dụ không tách ra pháp riêng biệt, mà thẳng thắn dựa vào hư không, hàm chứa đầy đủ nhiều nghĩa để dụ cho pháp.

Lại các Dụ này, nếu dựa theo Dụ chủ động thì năm Dụ trước phần nhiều chọn lấy tựa như có để phá bỏ Thật có, Dụ về hóa hiện dùng không có mà có để phá bỏ tựa như có, Dụ này dùng Tánh-Tướng đều bặt dứt để phá bỏ tất cả.

Lại sáu Dụ trước loại bỏ Hữu để hội tụ nhiều Không, dựa vào Không để thiết lập ít Hữu; một Dụ này loại bỏ Hữu để hòa vào ít Không, dựa vào Không để thiết lập nhiều Hữu.

Lại nữa, Dụ thụ động trước đây thì bao gồm tất cả, trong này Dụ chủ động thì đầy đủ nhiều nghĩa, Dụ thụ động đều tùy theo nghĩa riêng biệt, dụ cho một loại pháp.

Nhưng mười Dụ của Long Thọ, dùng bốn lần “Phục thứ” để giải thích về nghĩa Như Không: 1- Gần không có mà xa có, như hư không là pháp không thể nhìn thấy, bởi vì nhìn thấy từ xa. Ánh mắt xoay chuyển thì thấy sắc xa tít, tất cả các pháp cũng lại như vậy, trống rỗng không hề có gì. Bởi vì người phàm phu cách xa Tuệ vô lậu, rời bỏ Thật tướng, thì thấy mọi vật như người-mình, nam-nữ…, mà thật ra vật này hoàn toàn không hề có gì. 2- Dựa theo tánh thanh tịnh không tạp nhiễm. 3- Dựa theo không có đầu-giữa-cuối. 4- Dựa theo Thể thật sự không có vật gì.

Lại trong luận Phật Địa có mười lần “Phục thứ.” Mười nghĩa về Không-Hữu trong Địa thứ tám trước đây, đều là sơ lược trình bày, nhưng nghĩa riêng biệt về Hữu thì không giống như ở đây.

Duệ Công nói: “Dụ thứ mười dùng để dụ cho Không, Không cần phải đợi đến Dụ này, mượn lời để hiểu được ý, ý hết thì không có nơi để hiểu. Nếu có thể ra khỏi mạng lưới lâu dài (Trường la), thì trú vào nơi này mà không có gì trú vào. Nếu có thể rọi lại thì soi chiếu vạn tượng mà không có đến-đi.” Nghĩa vô ngại còn lại, như trước-sau trình bày.

Trong mục hai- Giải thích, có hai: 1-Tướng hiểu rõ của Nhẫn; 2Thành tựu lợi ích của hạnh Nhẫn.

Mục 1: Trước là riêng biệt trình bày, dùng chín nghĩa về Không để dụ cho chín loại pháp, tùy theo nghĩa tuy sai khác, nhưng mà ý tổng quát thì cũng bởi vì duyên thành Vô tánh, cho nên Không. Nhưng chín câu đều trước là nêu lên Pháp cùng Dụ, sau là đưa ra nguyên cớ: MộtNêu lên pháp giới thuộc về Sự; từ “Như Không…” trở xuống là đưa ra nguyên cớ, bởi vì Vô tướng, nghĩa là thuận theo duyên Vô tánh cho nên tướng ấy tự nhiên rỗng rang, ngay nơi Sự là pháp giới thuộc về Lý. Câu này là tổng quát. Hai- Thế giới là do cọng nghiệp mà khởi lên. Ba- Quỹ phạm và nghi tắc của giáo pháp do một vị của pháp giới mà phát ra. Sáu câu còn lại đều dựa theo câu đầu. Sau từ “Bồ-tát như thị…” trở xuống là tổng quát kết luận.

Trong mục 2- Từ “Phật tử…” trở xuống là thành tựu lợi ích của hạnh Nhẫn, có ba:

Mục a- Tổng quát trình bày về nghiệp đầy đủ đạt được ba nghiệp như hư không.

Mục b- Từ “Thí như…” trở xuống là riêng biệt hiển bày về đức sánh bằng hư không, trong đó: Hai câu đầu là hoàn toàn dụ cho Thật; từ “Vô y vi y…” trở xuống là đều hiển bày về Tánh-Tướng vô ngại, thuận theo duyên cho nên có, Vô tánh cho nên Không.

Lại hai loại này ngay trong nhau cho nên làm thành bốn câu phân

biệt: 1- Duyên sinh cho nên Không, duyên sinh cho nên có. 2- Vô tánh cho nên Không, Vô tánh cho nên có. 3- Duyên sinh cho nên có, Vô tánh cho nên Không. 4- Tức là trái với những điều này. Còn lại Nhất-Dị… đều dựa theo đây nhận biết. Không có pháp nào ra khỏi Không, cho nên đều hiện rõ trước mắt; Không thì không thể nhìn thấy, cho nên không hiện rõ ở trước pháp. Văn còn lại đều hiển bày rõ ràng.

Mục c- Từ “Hà dĩ…” trở xuống là đưa ra giải thích về nguyên cớ đạt được lợi ích. Sở dĩ đạt được, ý giải thích rằng: Bởi vì thành tựu quán sát về Không. Trong đó có hai: Trước là Trí chứng sánh bằng hư không, cùng một Thể là bởi vì Chân Như bình đẳng, cùng một Vị là bởi vì Giải thoát không khác nhau, cùng một chủng loại-phân lượng là bởi vì lớnnhỏ đều xứng với tánh. Sau từ “Nghiêm tịnh…” trở xuống là bởi vì Đức Dụng đầy khắp hư không.

Mục ba- Kết luận về tên gọi, có thể biết.

Mục bốn- Quả, đạt được hai mươi loại thân, mười loại trước thì phần lớn tương tự với phẩm Thập Hạnh và phẩm Ly Thế Gian, nhưng tướng tổng quát phần nhiều thuận theo Đức Dụng mà thiết lập tên gọi, có thể dùng ý hiểu được.

Phần bốn: Từ “Phật tử…” đến “Thị danh…” trở xuống là tổng quát kết luận về Thập Nhẫn.

Phần kệ tụng, có một trăm lẻ bảy tụng, toàn bộ phân làm hai: Một trăm kệ, tụng về những phần trước đây; bảy kệ sau là kết luận ca ngợi.

Trong một trăm kệ, chỉ tụng về phần mở rộng giải thích, tức là mười đoạn, mỗi đoạn đều có mười kệ.

Đoạn 1: Có mười kệ, tụng về Âm Thanh Nhẫn. Trong đó: Hai kệ trước, tụng về pháp đã nghe Phật thuyết giảng. Tám kệ còn lại, tụng về có thể nghe tiến vào pháp: Một kệ tụng về phần không kinh ngạc sợ hãi. Một kệ tụng về phần tin tưởng sâu xa. Một kệ tụng về phần tỏ ngộ hiểu biết. Hai kệ tụng về phần yêu thích. Một kệ tụng về phần tu tập an trú. Hai kệ sau tụng về phần hướng đến chuyên tâm nhớ nghĩ.

Đoạn 2: Có mười kệ, tụng về Thuận Nhẫn. Trong đó: Đầu là một kệ-ba câu, tụng về phần tư duy. Tiếp là hai kệ-một câu, tụng về phần tùy thuận nhận biết rõ ràng khiến cho tâm thanh tịnh. Tiếp là một kệ, trở lại tụng về phần quán sát bình đẳng không có trái ngược. Còn lại năm kệ, tụng về phần chính thức trú trong tu tập.

Đoạn 3: Có mười kệ, tụng về Vô Sinh Nhẫn: Đầu là ba kệ, tụng về phần nêu lên, bởi vì ba Nhẫn trước đều là Pháp thuyết, cho nên đầu kệ đều thêm vào Dụ ấy. Tiếp là bốn kệ, tụng về phần giải thích. Sau là ba kệ, kết luận ca ngợi.

Đoạn 4: Có mười kệ, tụng về Như Huyễn Nhẫn: Đầu có sáu kệ, tụng về phần sơ lược thuyết giảng, trong đó: Bốn kệ trước, tụng về phần chỉ ra Pháp cùng Dụ, và hiển bày về tướng của duyên. Hai kệ sau, tụng về phần thành tựu hạnh Nhẫn. Sau có bốn kệ, tụng về phần mở rộng, trong đó: Hai kệ trước, tụng về phần Dụ. Một kệ tiếp, tụng về phần Hợp. Một kệ sau, tụng về thành tựu hạnh Nhẫn.

Đoạn 5: Từ “Như thị…” trở xuống có mười kệ, tụng về Như Diệm Nhẫn: Đầu là một kệ, tụng về phần thâu nhiếp trước-sinh khởi sau để trình bày về ý quán sát. Tiếp là năm kệ, tụng về phần chỉ ra Pháp cùng Dụ. Tiếp là một kệ, tụng về phần Dụ. Sau là ba kệ, tụng về phần Hợp.

Đoạn 6: Từ “Bồ-tát liễu…” trở xuống là tụng về Như Mộng Nhẫn, chính thức tụng về phần Hợp trước đây, bao gồm tụng về phần nêu lên Dụ. Có mười kệ, tụng về chín câu trước đây: 1- Tụng về phần không có biến dị. 2- Tụng về phần tự tánh. Hai kệ trên bao gồm tụng về phần nêu lên Pháp. 3- Tụng về phần vượt qua chấp trước thì giải thoát, bao gồm tụng về phần Dụ trước đây. 4- Tụng về tánh lìa xa. 5- Vượt lên tụng về phần đã hiện rõ. 6- Lùi lại tụng về phần tánh vốn có. 7-8 là hai kệ, tụng về phần không có sai biệt. 9- Tụng về phần Tưởng phân biệt. 10- Tụng về phần lúc tỉnh giấc, suy nghĩ có thể hiểu rõ.

Đoạn 7: Từ “Tu hành…” trở xuống có mười kệ, tụng về Như Hưởng Nhẫn: Đầu là một kệ, tụng về nhân của hạnh Nhẫn, văn nói: Tu tập thực hành công hạnh như vậy. Tựa như kết luận phần Dụ trước đây, đã nói nhận biết về tánh của các pháp, thì nghĩa giống như hạnh Nhẫn. Tiếp là hai kệ, tụng về phần nghe tất cả âm thanh như tiếng vang. Tiếp là hai kệ, tụng về phần nhận biết âm thanh của Như Lai như tiếng vang. Còn lại năm kệ, tụng về phần thành tựu lợi ích của Nhẫn. Dụ về điều ấy có khắp trong các kệ.

Đoạn 8: Từ “Vi dục…” trở xuống có mười kệ, tụng về Như Ảnh Nhẫn, tụng về mười cặp trong phần Pháp thuyết, Dụ-Hợp hàm chứa ở trong đó: Đầu là hai kệ, tụng về phần không phải là sinh ra-không phải là mất đi ở thế gian, nghĩa là hiểu rõ vắng lặng cho nên không sinh ra, làm lợi ích cho nên không mất đi. Tiếp là một kệ, tụng về phần không phải là bên trong-không phải là bên ngoài, không trú vào cho nên không ở bên trong, không tách lìa cho nên không ở bên ngoài. Tiếp là một kệ, tụng về phần không phải là thực hành-không phải là không thực hành, hiểu rõ không có tạp nhiễm cho nên không phải là thực hành, hóa hiện thế gian cho nên không phải là không thực hành. Tiếp là một kệ, tụng về phần không phải là giống nhau-không phải là khác nhau, nhận biết tự tánh cho nên không phải là giống nhau, hiểu rõ không hai cho nên không phải là khác nhau. Tiếp là một kệ, tụng về phần không phải là đến-không phải là không đến, câu thứ hai là không đến, ba câu còn lại là không phải không đến. Tiếp là một kệ rưỡi, tụng về phần không phải là trú vào-không phải là không trú vào, trong đó: Hai câu đầu bao gồm riêng biệt tụng về Dụ, cho nên nói không phải là bên trong-không phải là bên ngoài; hai câu tiếp cũng không ở bên trong-không ở bên ngoài, tụng về phần không phải là thế gian-không phải là xuất thế gian; hai câu tiếp đưa vào một kệ này, tụng về phần không phải là tu hạnh Bồtát, không phải là rời bỏ Đại Nguyện. Tiếp là một kệ, tụng về phần tuy thường thực hành tất cả các pháp của Phật, mà có thể hoàn thành tất cả sự việc của thế gian. Thật-không thật và không trú trong dòng chảy của thế gian-dòng chảy của pháp, nghĩa bao gồm phần kết luận trước đây, cho nên lược qua không tụng.

Đoạn 9: Từ “Quán sát…” trở xuống có mười kệ, tụng về Như Hóa Nhẫn: Đầu là ba kệ, tụng về phần tổng quát nhận biết về tất cả thế gian như hóa hiện. Tiếp là một kệ, tụng về phần hóa hiện pháp nhiễm. Tiếp là hai kệ, tụng về phần hóa hiện pháp tịnh. Nói độ thoát cũng như hóa hiện, là bởi vì giải thích nghi ngờ, nghĩa là quán sát chúng sinh như hóa hiện, đâu cần phải giáo hóa họ? Vì vậy ở đây đáp rằng: Hóa hiện nếu có thật thì có thể dẫn đến tai họa về sau, hóa độ đã như hóa hiện thì ngại gì giáo hóa. Kệ còn lại tụng về phần Pháp-Hợp.

Đoạn 10: Có mười kệ, tụng về Như Không Nhẫn: Đầu là một kệ, tụng về phần tướng hiểu rõ của Nhẫn. Còn lại chín kệ, tụng về phần thành tựu lợi ích của hạnh Nhẫn, trong đó: Năm kệ đầu, tụng về phần riêng biệt hiển bày về đức sánh bằng hư không; ba kệ tiếp, tụng về phần đưa ra giải thích về nguyên cớ đạt được Nhẫn; một kệ sau, trở lại tụng về phần tổng quát trình bày đạt được ba nghiệp như hư không trước đây.

Trong bảy kệ sau là kết luận ca ngợi, có hai: Trước là ba kệ, tụng về phần thuộc hạnh Tự lợi-Lợi tha tròn vẹn, nói vượt qua tất cả, là chính thức hiển bày về nghĩa của Thập Đảnh. Sau là bốn kệ, hiển bày về pháp đã nhận biết của Trí trước đây sâu xa khó suy lường.