QUYỂN 32

Phần thứ sáu: Từ “Nhĩ thời Kim Cang Tạng Bồ-tát thuyết thử…” trở xuống là trong phần Thưa thỉnh, có ba: Một- Thuyết giảng rồi dừng lại im lặng; Hai- Từ “Thị thời…” trở xuống là ba vị thưa thỉnh năm lần; Ba- Từ “Nhĩ thời Kim Cang Tạng quán sát…” trở xuống là nhận lời thuyết giảng về phạm vi giới hạn.

Sở dĩ im lặng, là lúc sắp thuyết giảng thì nhất định phải im lặng, bởi vì muốn khiến cho Đại chúng khao khát ngưỡng mộ mà thưa thỉnh thuyết giảng. Sở dĩ chờ đợi thưa thỉnh, sơ lược có hai ý: 1- Bởi vì tăng thêm tâm tôn kính pháp của các Bồ-tát; 2- Bởi vì trong phần Căn bản trước đây, nêu ra Địa ca ngợi thù thắng để làm tăng thêm ưa thích, muốn khiến cho trong phần Thưa thỉnh này phát sinh hiểu biết đích thực. Vì sao phát sinh hiểu biết? Nghĩa là bởi vì thưa thỉnh cho nên có thể nói rõ nguyên cớ im lặng, hiển bày về Thể của Địa rất sâu xa, lìa xa nói năng-suy nghĩ, khiến cho Đại chúng trước đã hiểu biết, sau khi nghe phần Thuyết giảng không giữ lấy thuận theo âm thanh, mà lìa xa hiểu biết sai lạc. Tức là cũng bởi vì điều này, cho nên có phần ba là nêu ra thuyết giảng về phạm vi giới hạn.

Phần một: Thuyết giảng rồi dừng lại im lặng, có thể biết.

Trong phần hai là thưa thỉnh, ba vị thưa thỉnh khác nhau, tức phân làm ba phần: 1- Giải Thoát Nguyệt thưa thỉnh; 2- Đại chúng thưa thỉnh; 3- Như Lai thưa thỉnh.

Sở dĩ cần phải ba vị thưa thỉnh, là hiển bày về pháp sâu xa vi diệu, mà khiến cho nghe hiểu. Vị đứng đầu Đại chúng là biểu lộ rõ ràng sự khao khát ngưỡng mộ của Đương cơ, vị Hóa Chủ gia hộ khuyến khích cho nên sự việc mới tròn vẹn. Đạo rộng lớn đều không còn, cho nên pháp cần phải thưa thỉnh, là thuận theo người đứng đầu thưa thỉnh. Đại chúng này có thể nghe, bởi vì lời nói không hư rỗng, là người thưa

thỉnh thành tựu. Như Lai hộ niệm mà sinh tâm tin nhận, bởi vì lời nói có chứng minh. Đây là dựa theo nguyên nhân thưa thỉnh mà phát sinh thưa thỉnh, cũng là theo thứ tự.

Vả lại, Đức Phật thưa thỉnh thì gọi là gia hộ, nghĩa là bởi vì Đại chúng tuy đã thưa thỉnh, mà cần phải nhờ vào uy quang của Phật chủ, mới có thể thuyết giảng; cũng gọi là chỉ dạy, Như Lai chỉ dạy thuyết giảng là hiển bày sự thuyết giảng của Kim Cang Tạng, bởi vì truyền bá giáo pháp của Phật.

Lại hai vị thưa thỉnh trước, hiển bày về pháp của Địa này vốn là nhân của người tu tập; một vị thưa thỉnh sau, hiển bày về pháp của Địa này vốn là Đức Phật đã chứng. Hai vị thưa thỉnh trước thì ở kinh khác có thể là có, một vị thưa thỉnh sau thì ở kinh khác không có, ba lần thưa thỉnh trong kinh Pháp Hoa chỉ là một vị. Bởi vì pháp của Địa rất sâu xa, dựa vào phần vị khó mà thuyết giảng.

Lại ba lần thưa thỉnh theo thứ tự: Đầu là Giải Thoát Nguyệt thưa thỉnh, bởi vì là vị Thượng thủ trong Đại chúng ấy, nếu vị khác thưa hỏi thì lộn xộn. Vì sao Đại chúng không thưa hỏi lộn xộn? Bởi vì Đại chúng đã được điều phục, nhờ vào hai lần ngăn lại-ba lần thưa thỉnh trước đây mà Đại chúng lúc ấy ghìm xuống-nâng lên. Tiếp là Đại chúng thưa thỉnh để biểu thị cho sự thành kính, nhưng không phải là tranh nhau đứng lên, mà dựa vào nghi thức thưa thỉnh trước đây, đồng thanh cùng thưa thỉnh, cho nên cũng không lộn xộn. Sau là lắng nghe thuyết giảng về Lý tận cùng, cho nên Như Lai khuyến khích thuyết giảng.

Trong phần 1: Giải Thoát Nguyệt thưa thỉnh, tổng quát có ba lần thưa thỉnh. Sở dĩ ba lần là thuận theo nghi thức của thế gian, bởi vì ít thì không thiết tha sâu nặng, nhiều thì lộn xộn phức tạp, đích thực thích hợp với trung bình, cho nên chỉ có ba lần. Lúc ấy ghìm xuống-nâng lên là bởi vì điều phục căn cơ, cho nên hai vị trợ giúp thành tựu đều chỉ có một lần thưa thỉnh. Nhưng dựa vào ba lần thưa thỉnh, thuận theo phân làm ba phần; nếu bao gồm ba lần ngăn lại thì phải phân làm sáu. Bởi vì ngăn lại mà đứng im lặng trước đây, nối thông làm căn bản của năm lần thưa thỉnh, không thể nào chỉ thuộc về phần đầu, cho nên ngăn lại và thưa thỉnh nương theo nhau. Tạm thời phân làm năm mục: Một- Lạ lùng vì im lặng vượt lên trên nghi ngờ mà thưa thỉnh. Hai- Pháp sâu xa khó tiếp nhận mà ngăn lại. Ba- Ca ngợi Đại chúng có thể nghe nổi mà thưa thỉnh. Bốn- Không chịu nổi sẽ có tổn hại mà ngăn lại, nghĩa là tuy có người có thể nghe mà cũng có người không chịu nổi. Năm- Cùng ca ngợi về người và pháp mà thưa thỉnh, nghĩa là người nghe không chịu nổi bởi vì pháp sâu xa, cũng được chư Phật che chở thì hẳn nhiên thuận theo để thuyết giảng, ngay sau đó Kim Cang Tạng theo lý cuối cùng lại không làm trái sự thưa thỉnh.

Ngay trong mục một là thưa thỉnh lần thứ nhất, phân hai: 1- Trình bày về Đại chúng nhìn thấy im lặng sinh tâm nghi ngờ; 2- Từ “Giải Thoát Nguyệt…” trở xuống là vượt lên trên nghi ngờ mà thưa thỉnh.

Mục 1: Nói về Nhân gì-Duyên gì, là từ ngữ của sự nghi ngờ cảm thấy lạ lùng. Vì Nhân của người thuyết giảng không có thể thuyết giảng chăng? Vì Duyên của người nghe không có thể nghe chăng? Từ “Kim Cang Tạng…” trở xuống là nêu ra sự việc đã nghi ngờ.

Trong mục 2 là vượt lên trên nghi ngờ mà thưa thỉnh, có hai: a- Nói về nhân thưa thỉnh, nghĩa là hiểu được nghi ngờ của Đại chúng; b- Dùng tụng để chính thức thưa thỉnh.

Văn có năm kệ hiển bày về thuyết giảng-lắng nghe không có lỗi lầm, vì vậy nên thuyết giảng. Tức là phân làm hai: Đầu là một kệ về người thuyết giảng không có lỗi lầm, cũng loại bỏ nghi ngờ về Nhân gì của Đại chúng; sau là bốn kệ về người nghe không có lỗi lầm, cũng loại bỏ nghi ngờ về Duyên gì của Đại chúng. Tuy tựa như hai mục đầu đưa ra nguyên cớ im lặng, là vì lướt qua nghi ngờ của Đại chúng, mà ba mục sau thưa thỉnh thuyết giảng là vì thỏa mãn mong muốn của Đại chúng. Văn làm sáng tỏ tóm lược mà thôi, không phải là không nối thông vói nhau, cho nên dựa vào cách phân định trước đây.

Đầu là một kệ ca ngợi người thuyết giảng là vị Giác ngộ thanh tịnh (Tịnh Giác) không có lỗi lầm: Hai chữ đầu kệ, ba chữ cuối kệ, hợp lại làm từ ngữ đưa ra thưa hỏi, nghĩa là ở giữa có Giác ngộ thanh tịnh không có lỗi lầm, vì sao không giải thích? Thánh đức tuy nhiều, mà chỉ ca ngợi về Giác ngộ thanh tịnh, là bởi vì nói về nhân. Giác tức là Giác quán, từ đó đạt được mà làm gia hạnh của miệng, đầy đủ chủ động đối trị-thụ động đối trị, không suy nghĩ gì mà phát ra ngôn từ, cho nên nói là Giác ngộ thanh tịnh. Người Giác ngộ thanh tịnh gọi là người Tịnh Giác, ba chữ làm tổng quát, còn lại đều là riêng biệt.

Riêng biệt ca ngợi về Giác ngộ thanh tịnh có hai công năng thù thắng: 1- Thâu nhiếp đối trị, nghĩa là Niệm-Trí đầy đủ, Niệm là bốn Niệm, Trí là Trí thuộc Như. 2- Lìa xa các sai lầm, nghĩa là mười chữ còn lại, chữ đầy đủ (Cụ) sử dụng hai nơi.

Trong công năng 1, do có chủ động đối trị, mà thụ động đối trị không sinh khởi. Thụ động đối trị có hai: a- Hiểu biết xen tạp (Tạp giác), nghĩa là Tầm-Tứ của phàm phu tương ưng với bốn điên đảo, tức là điên đảo mê lầm về Sự, dùng bốn Niệm để đối trị; b- Nhân của hiểu biết xen tạp là nhớ tưởng phân biệt, nghĩa là chuyển theo Danh-Tướng, tức là điên đảo mê lầm về Lý, dùng Trí thuộc Chân Như để đối trị. Trước là chỉ riêng phàm phu, sau thì bao gồm phàm phu-Tiểu thừa.

Nói lìa xa lỗi lầm, là lìa xa ba loại lỗi lầm: a- Bởi vì đầy đủ công đức không có Sân…, cho nên lìa xa lỗi lầm của keo kiệt-ganh ghét, nghĩa là không có Sân đối trị ganh ghét… mà dẫn đến không có Tham, không có Tham đối trị keo kiệt không bình đẳng mà đạt được không có Si, không có Si tức là Niệm-Trí trước đây thâu nhiếp. b- Bởi vì trước đã nói về sự Thượng Diệu của Địa, cho nên không có lỗi lầm lười nhác về thuyết pháp. c- Bởi vì có năng lực của Lạc thuyết biện tài, cho nên không có lỗi lầm về không Lạc thuyết.

Nhưng Niệm-Trí chính là vì đối trị về hiểu biết xen tạp…, cho nên nhận lấy tên gọi Đối trị, mà không có Sân… thì chủ ý không vì đối trị với ganh ghét… Có pháp này tùy ý vận dụng thì tự nhiên không có pháp kia, cho nên chỉ gọi là lìa xa lỗi lầm.

Sau là ca ngợi người nghe không có lỗi lầm, trong đó có bốn kệ phân ba: Hai kệ đầu là ca ngợi về chúng Đồng sinh, Luận nói: Bởi vì đồng pháp quyết định, cho nên có vui thích lắng nghe. Một kệ tiếp là ca ngợi về chúng Dị sinh, Luận nói: Lại nêu ra những người khác, bởi vì tâm thanh tịnh. Một kệ sau là ca ngợi hai chúng, Luận nói: Lại hiển bày Đại chúng này đều có thể nghe pháp.

Hai kệ đầu: Kệ trước ca ngợi về Căn, cho nên nói là Quyết định. Kệ sau ca ngợi về Dục (mong muốn), cho nên nói là mong muốn được nghe. Nếu có mong muốn-không có căn thì tuy nghe mà không hiểu, có căn-không có mong muốn thì tuy nghe mà không tiếp nhận, vì vậy cần phải ca ngợi cả hai.

Kệ trước: Đồng pháp tức là Đồng sinh, chọn ra Dị sinh ở sau; Quyết định tức là căn khí, chọn ra vui thích mong muốn ở sau.

Câu đầu là tổng quát, luận nói: Quyết định là bởi vì trí tuệ sáng suốt hiểu biết rõ ràng, trí tuệ sáng suốt tức là căn, sáng suốt có thể nhận biết về Giáo, trí tuệ có thể tiến vào Chứng.

Hai câu tiếp là riêng biệt, Luận nói: Quyết định có ba: 1- Quyết định hướng lên trên Nguyện đạt được Đại Bồ-đề, cho nên nói là dũng mãnh; 2- Quyết định về danh tiếng, người khác dễ dàng kính trọng, cho nên nói là không có yếu hèn, bởi vì bên trong không có yếu hèn cho nên bên ngoài nổi tiếng khắp nơi; 3- Quyết định về thâu nhiếp tiếp nhận, nghĩa là người thuyết giảng ấy vốn khéo léo nhận biết, tức là kinh nói về tên gọi của Địa, do có thể thâu nhiếp tiếp nhận mới thuyết giảng cho biết mà thôi.

Một câu sau là đưa ra im lặng, có thể biết.

Trong kệ sau là ca ngợi về mong muốn: Câu đầu là pháp mà mình mong muốn, hai câu tiếp là chính thức trình bày về có mong muốn, một câu sau là kết luận về thưa thỉnh. Luận nói: Trong này, nếu chỉ có Quyết định về A-hàm mà không có Quyết định về Chứng, chỉ có Quyết định về Phi hiện tiền mà không có Quyết định về Hiện tiền, Quyết định như vậy thì pháp khí không đầy đủ. Không thể nào nghe nhận, thì Hiện tiền là Dục, bởi vì đang thấy mà khởi lên; Phi hiện tiền là Căn, bởi vì chỉ âm thầm đầy đủ.

Trong này, ý trình bày là chỉ có Căn mà không có Dục thì không có thể nghe pháp. Nay kệ trước đối với Giáo quyết định hiểu rõ, đối với Lý quyết định chứng được, đầy đủ hai Quyết định, là Căn thuộc về Phi hiện tiền. Lại có Dục thuộc Hiện tiền trong kệ này là Quyết định về Giáo-Chứng, thì đầy đủ Quyết định cho nên có thể tiếp nhận. Tâm ấy không có yếu hèn, thì Luận về kinh nói: “Trí của Phật tử là Vô úy. Vô úy tức là không có yếu hèn, tâm hợp với Lý thì gọi là Trí.” Nhưng Trí có hai loại: 1- Chứng được pháp, vì vậy thuộc về Căn trước đây; 2- Hiện tại tiếp nhận, vì vậy thuộc về mong muốn hiện tại. Mong muốn cũng cần đến Trí, cho nên đối với vui thích lắng nghe, tâm không có yếu hèn.

Tổng quát về Căn-Dục ở hai kệ trước, cùng đầy đủ về diệu nghĩa của các Địa, Nguyện thuyết giảng cho biết về điều đó.

Một kệ tiếp ca ngợi về chúng Dị sinh, chỉ nói là Chúng hội bởi vì cùng ca ngợi về Căn-Dục: Câu đầu là tổng quát, bởi vì tâm không có cấu trược, cho nên gọi là thanh tịnh. Ba câu sau là riêng biệt, riêng biệt lìa xa sáu cấu trược: 1- Cấu trược vì không mong muốn, nghĩa là bởi vì không có tâm thu nhận chọn lấy, dùng lìa xa lười nhác để đối trị. 2- Cấu trược của oai nghi, bởi vì không cung kính nghiêm túc, dùng nghiêm túc chỉnh tề để đối trị. 3- Cấu trược của năm loại ngăn che, bởi vì tham danh…, dùng trong sáng để đối trị. 4- Cấu trược của suy nghĩ kỳ quái, nghĩa là tạp nhiễm của cao ngạo, tạp nhiễm của khinh mạn…, đều gọi là suy nghĩ kỳ quái, nay nói về Hạnh kiên cố không lay động để đối trị. 5- Cấu trược vì công đức không đủ, bởi vì thiện căn nhỏ bé ít ỏi, cho nên ở trong pháp thuyết giảng ấy, tâm không vui thích trú vào, dùng công đức đầy đủ để đối trị. 6- Cấu trược của ngu si, nghĩa là bởi vì ngu muội tối tăm không hiểu rõ, dùng trí tuệ để đối trị.

Một kệ sau là cùng ca ngợi hai chúng, cho nên nói là tất cả. Nhìn

thấy nhau là tổng quát, luận nói: Lần lượt theo nhau cùng ngước nhìn, là nêu ra vốn không có tạp nhiễm. Còn lại đều là riêng biệt. Đều cung kính… là không có tạp nhiễm của khinh mạn. Nửa kệ sau là Dụ hiển bày cung kính đối với pháp càng sâu xa, đâu có gì tạp nhiễm? Luận về Kinh nói: “Như ong muốn mật chín muồi.” Xưa giải thích rằng: “Một lòng một dạ hướng về chứng đạt, như ong chuyên ý làm mật chín muồi, mong cầu giáo pháp như khát nước nghĩ đến cam lồ.” Nay thì chỉ nói nghĩ đến mật, là hai câu đều bao gồm Giáo-Chứng. Nhưng ong là nghĩ đến mật, khát là nghĩ đến nước mát, dụ cho vị Giải thoát hiếm có của pháp Hỷ. Lại nói là mật ngon, lại nghĩ đến cam lồ, hiển bày về pháp vi diệu mà tình thức sâu xa khao khát suy nghĩ. Mục hai- Từ “Nhĩ thời Đại Trí…” trở xuống là pháp sâu xa khó tiếp nhận mà ngăn lại, trong văn có hai: 1- Nói về ý; 2- Dùng kệ đáp lại.

Trong mục 1, khiến cho Đại chúng hoan hỷ, là tổng quát về tướng đáp lại, nghĩa là nói kệ chủ yếu để loại trừ nghi ngờ phiền muộn trước đây mà đạt được tâm hoan hỷ. Đáp lại có hai: a- Có thể đáp lại, bởi vì tự mình có Đại Trí; b- Đáp lại không yếu hèn, bởi vì không sợ gì Đại chúng không chịu nổi, luận nói: Hai điều này nêu ra rõ ràng tự mình và người khác không có lỗi lầm, bởi vì ý kệ sau trình bày về pháp khó thuyết giảng, không phải là tự mình không có Trí mà không có thể thuyết giảng; nhưng nói khó nghe, không phải là chê trách Đại chúng hoàn toàn không có thể nghe nổi.

Trong mục 2, là dùng kệ đáp lại, có năm kệ phân bốn: Đầu là hai kệ trình bày về pháp khó thuyết giảng, loại bỏ nghi ngờ về Nhân gì trước đây, thành tựu về nghĩa có Trí nói trên. Tiếp là một kệ hiển bày về pháp khó nghe nổi, loại bỏ nghi ngờ về Duyên gì trước đây, thành tựu về nghĩa Vô úy nói trên. Tiếp là một kệ dụ về khó thuyết giảng-khó nghe nổi. Sau cuối là một kệ nêu ra khó để kết luận về im lặng.

Trong hai kệ đầu phân hai: Kệ trước hiển bày về pháp khó thuyết giảng, kệ sau làm sáng tỏ nguyên cớ khó thuyết giảng.

Kệ trước, chữ Khó (Nan) ở cuối kệ, tức là tướng tổng quát, đó là bởi vì khó đạt được. Nguyên cớ khó đạt được, trình bày ở kệ sau. Ở đây, khó có hai loại: Một- Khó nhất, bởi vì Thể vượt ngoài danh-tướng, kinh nói là Bậc nhất; Hai- Khó chưa từng có, bởi vì thuộc về tướng mà không có, kinh nói là Hiếm có. Hai loại trên là trình bày về tướng của khó.

Cái gì là Thể của pháp khó? Tức là hai câu đầu của kệ: Hạnh Bồtát là Trí xuất thế gian, đó chính là Chứng đạo. Chứng tâm trải qua cảnh cho nên gọi là Hành Địa. Sự nghĩa là Hành thuộc Sự của mười Địa, tức là Giáo đạo, bởi vì tướng sai biệt. Tối thượng là nói bao gồm hai loại thù thắng trên đây. Căn bản của chư Phật, là giải thích về Chứng Trí trên đây, có được tên gọi của Hạnh Bồ-tát, cho nên Hành là nghĩa của nhân; Giác ngộ bởi Trí của Phật, cho nên gọi là Phật. Nay Chứng Trí này cũng là Giác ngộ về Trí của Phật, cho nên làm căn bản của Chứng Trí, căn bản tức là nhân.

Giáo-Chứng này đối với nơi nào trở thành khó? Nghĩa là biểu hiện rõ ràng phân biệt mà thuyết giảng, Chứng đạo không còn tâm cho nên khó mà biểu hiện rõ ràng, Giáo đạo dựa vào Chứng cho nên cũng khó mà phân biệt.

Kệ sau là giải thích về nguyên cớ của khó: Sự của Hạnh Bồ-tát trước kia sở dĩ khó, là bởi vì trú trong nghĩa sâu xa vi diệu, cho nên Luận nói: Trú trong nghĩa thuộc Sự của Hạnh Bồ-tát ấy, không thể thuyết giảng như vậy.

Trong kệ: Hai câu đầu là so sánh yếu kém để làm sáng tỏ về sâu xa, một câu tiếp dựa vào thù thắng để hiển bày về vi diệu, một câu cuối là nêu ra nghe mà mê hoặc để hiển bày thành tựu về khó thuyết giảng.

Trong đó, khó là tướng tổng quát. Vì sao khó? Bởi vì khó đạt được, khó chứng đắc.

Khó đạt được có bốn: 1- Vi tế khó đạt được, hiển bày vốn không phải là cảnh của Văn tuệ. 2- Khó nhìn thấy-khó đạt được, cũng không phải là Tư tuệ và Tâm nhãn mà thấy được. 3- Lìa xa Niệm khó đạt được, cũng không phải là cảnh của Tu tuệ thuộc thế gian, bởi vì Trí của Địa là thuộc về Chân Tu, vốn không phải là cảnh thuộc tâm sở phân biệt duyên vào tu của Địa tiền. 4- Vượt quá tâm địa khó đạt được, không những không phải là cảnh của Địa tiền, mà cũng không phải là cảnh của Báo sinh khéo léo đạt được Trí về Tu đạo từ Đăng Địa trở lên, nghĩa là do Biến dịch mà khởi lên Tâm-Thức của Dị thục gọi là Báo sinh, sinh ra liền có thể nhận biết về Vô thường…, cho nên gọi là khéo léo đạt được Trí về Tu đạo. Bởi vì không phải là Trí soi chiếu Thật, cho nên cũng không lường được Trí của Địa. Nhận biết về Vô thường… mà chưa quên tâm cảnh, cho nên gọi là tâm địa, bởi vì Địa thứ bảy trở về sau đều có thể ra khỏi Quán. Vả lại, khéo léo đạt được Trí về Tu đạo này tức là gia hạnh, vốn là Hậu đắc trí chứ không phải là Căn bản trí, cho nên chọn ra Trí ấy. Bởi vì luận Du Già quyển thứ 55 nói: “Trong phần vị Tu đạo, có đạo thuộc về Đoạn xuất thế gian, có đạo thuộc về Đoạn thế gian và xuất thế gian. Đã nối thông với thế gian, cho nên không phải là cảnh của tâm. Đã không phải là cảnh của bốn tâm, thì đó là cảnh gì? Tức là cảnh thuộc về Trí của Phật. Thế nào là Trí? Bởi vì thấy rõ Thật nghĩa.” Xuất sinh có hai nghĩa: 1- Bởi vì sinh ra Trí của Phật ấy; 2- Bởi vì ra khỏi sinh là vô lậu.

Câu cuối nói: Sở dĩ khó thuyết giảng, là bởi vì người nghe thuận theo nghe mà giữ lấy đắm theo thì sẽ mê hoặc.

Một kệ tiếp hiển bày về pháp khó nghe nổi, Luận nói: Đã biện giải về khó thuyết giảng, lại hiển bày về khó nghe nổi. Nhưng trong kệ nêu ra đầy đủ đức có thể nghe, là trở lại hiển bày về khó nghe nổi, bởi vì bao gồm mong muốn khiến cho người học có thể nghe.

Trong đó: Ba câu đầu là nêu ra đức, câu cuối là kết luận thành tựu về có thể nghe.

Trong ba câu đầu: Câu trước là tổng quát, nghĩa là giữ tâm nghe pháp vững chắc như Kim cang thì tự nhiên có thể nghe; hai câu sau là riêng biệt. Vững chắc có hai loại: 1- Quyết định tin tưởng vững chắc, tức là câu thứ hai, bởi vì nếu không có niềm tin vững chắc này thì không thể nào tiến vào đối với pháp thuộc phần của người khác; 2- Chứng được vững chắc, tức là câu thứ ba, bởi vì nếu không có Chứng được vững chắc thì không thể nào tiến vào đối với pháp thuộc phần của mình.

Tướng của niềm tin sâu xa như thế nào? Nghĩa là đối với Trí của Phật, nếu như Tâm-Trí không đạt tới, thì ngưỡng mộ tôn sùng Trí của Phật không phải cảnh giới của mình, là tướng của niềm tin sâu xa, tức là Trí ngưỡng mộ tôn sùng trong ba loại Chánh Trí ở kinh Thắng Man. Pháp đã tin tưởng là gì? Nghĩa là Trí tuệ thù thắng của Phật, bởi vì Trí của Địa này hướng lên trên giống với Trí của Phật. Trí của Phật có hai: 1- Trí thuộc Bồ-đề, là Tự hành-Chứng pháp, Xứng tánh vô biên; 2- Quyền Trí giáo hóa chúng sinh, là giáo pháp Lợi tha, tùy theo căn cơ ẩn hiện đủ loại sai biệt, tức là Trí tuệ của chư Phật và môn Trí tuệ trong kinh Pháp Hoa, đối với hai loại sâu xa này đều tự nhiên tin tưởng.

Thế nào là Chứng được vững chắc? Ở đây cũng có hai: 1- Nhận biết là chủ động Chứng; 2- Tâm địa là thụ động Chứng. Nói về Vô ngã, bao gồm chủ động Chứng-thụ động Chứng. Tâm địa tức là Chân Lý thuộc hai Không, chỗ dựa của Sự gọi là tướng thuộc Duy Thức, luận nói: Tùy theo tâm sở mà nhận lấy Báo trong ba cõi. Đây tức là Thức dị thục. Lại tùy theo tâm sở hiện hành tất cả các cảnh giới, cũng gọi là tâm địa. Đây tức là bảy Chuyển thức trước, và bao gồm các cảnh trong-ngoài thuộc Tướng phần của Thức thứ tám. Đối với hai loại này, nhận biết rõ ràng như thật về Ngã Không-Pháp Không, thành tựu Trí về Vô ngã.

Câu cuối là kết luận thành tựu. Đã biết về nghĩa khó nghe nổi, như vậy đầy đủ hai loại vững chắc nói trên, thì mới nghe nổi về Trí thù thắng vi tế trên đây.

Trong một kệ tiếp dụ về khó thuyết giảng-khó nghe nổi: Nửa kệ trước là Dụ, nửa kệ sau là Pháp-Hợp.

Trong này, ý của Dụ không chỉ chọn lấy hư không, bởi vì trống rỗng không có nét vẽ thì không làm Dụ; cũng không chỉ chọn lấy nét vẽ, bởi vì nét vẽ trên bức tường không làm Dụ; cho nên chủ yếu chọn lấy nét vẽ giữa hư không. Dụ về gió cũng như vậy, trong đó gió và nét vẽ là chủ động dựa vào mà dụ cho A-hàm, hư không là thụ động dựa vào mà dụ cho Chứng Trí. Nhưng gió và nét vẽ giữa hư không, không thể nói là không có, nghĩa là nếu dựa vào cây cối-bức tường thì có thể thấy; cũng không thể nói là có, bởi vì dựa vào hư không thì không dừng lại. Không phải là có, không phải là không có, cho nên không thể thuyết giảng. Ý của văn đích thực như vậy.

Luận có ba mục: Đầu là giải thích về tướng của Dụ; tiếp là giải thích về tướng của Hợp; sau là chọn ra không giống với Dụ.

Trong mục đầu có ba: 1- Tách ra giải thích về hai Dụ để trình bày không phải là có; 2- Hợp lại giải thích về hai Dụ để trình bày không phải là không có; 3- Cùng kết luận về hai Dụ thành tựu không thể thuyết giảng.

Trong tiết 1, Dụ về nét vẽ có hai: a- Chính thức hiển bày về tướng của Dụ, nói rằng kệ này nêu ra rõ ràng như màu sắc nét vẽ giữa hư không cũng giống như bức tường, nghĩa là màu sắc nét vẽ giữa hư không này không khác gì màu sắc nét vẽ trên bức tường, cho nên nói là giống như bức tường. Nếu như vậy thì vì sao không thấy? b- Hiển bày về điều ấy không phải là có, Luận nói: Không trú vào trong này cho nên không thể thấy, nghĩa là nét vẽ trên bức tường có bức tường có thể trú vào cho nên có thể thấy được, nét vẽ giữa hư không thì không có thể dựa vào cho nên không thể thấy.

Sau là Dụ về gió cũng có hai: a- Nói như gió giữa hư không cũng giống như lá cây, đây chính là hiển bày về tướng của Dụ. b- Nói không trú vào trong này cho nên không thể thấy được, đây là hiển bày không phải là có, nghĩa là gió trên lá cây có lá có thể dựa vào cho nên có thể thấy được, gió giữa hư không thì không có thể dựa vào cho nên không thể thấy.

Tiết 2, là hợp lại giải thích về hai Dụ để trình bày không phải là không có: Nói động tác này, không phải là không có hai sự việc này giữa hư không, ý Luận này trình bày chỉ vì không có thể dựa vào cho nên không thấy được, không phải là Thể của gió lay động-nét vẽ tạo ra hoàn toàn không có.

Tiết 3, là kết luận thành tựu về nghĩa không thể thuyết giảng, nói là sự việc ở giữa hư không thì không thể thuyết giảng về nơi chốn được, ở giữa hư không là hư không làm chỗ dựa của gió và nét vẽ, sự việc giữa hư không là tướng của gió và nét vẽ ở giữa hư không. Bởi vì nghĩa trước cho nên không thể nói là có, bởi vì nghĩa sau cho nên không thể nói là không có, vì vậy ở giữa hư không này và sự việc của nét vẽ-sự việc của gió, đều không thể nói đến xứ sở ấy.

Trong mục tiếp là giải thích về tướng của Hợp, theo thứ tự hợp với ba tiết trên, mà chỉ hợp với hai tiết: Một- Luận nói là nét vẽ và gió như thuyết giảng, đây là hợp với tướng của Dụ nói trên. Tiếp đến Luận nói: Bởi vì không phải tự tánh không thể thấy được, mà chính là không trú vào bởi vì vốn là khách, hợp với không phải là có nói trên; tức là bởi vì không phải tự tánh, hợp với không trú vào nói trên; bởi vì vốn là khách, là đưa ra nguyên cớ của tên gọi Vô tánh không trú vào, nghĩa là tên gọi chính là khách của Thật, cho nên không có trú vào-không có tự tánh. Hai- Hợp với không phải là không có trước đây, nói không phải là không có ngôn thuyết này ở trong đó. Ba- Hợp với kết luận thành tựu không thể thuyết giảng trước đây, nói như vậy Trí của Phật ngôn thuyết biểu hiện rõ ràng về Địa so sánh thù thắng phân biệt khó thấy, Trí của Phật tức là thụ động phân biệt, hợp với ở giữa hư không nói trên; ngôn thuyết biểu hiện rõ ràng…, là chủ động phân biệt, hợp với sự việc giữa hư không nói trên; bởi vì giải thích thuận theo ý nghĩa cho nên cũng khó thấy, hợp với không thể thuyết giảng về nơi chốn nói trên. Nhưng Trí của Phật trong Luận tức là Trí của Mâu-ni ở kinh này. Mâu-ni, Trung Hoa nói là Tịch Mặc, bởi vì tướng của Trí tức là tánh của Trí. Ở đây tức là Trí của Địa mà gọi là Trí của Phật, bởi vì không có hai Thể, cũng là bởi vì người dịch thấy chữ Mâu-ni, nói là Thích-ca mà thôi.

Mục sau là chọn ra không giống với Dụ, nêu ra hai Dụ là bởi vì ý nghĩa của Dụ sai khác. Luận nói: Nét vẽ là dụ cho Danh-Tự-Cú dựa vào tướng mà thuyết giảng, nghĩa là nét vẽ có tướng trạng như Danh-Cú gập lại, có thể hiển bày về tướng của Địa. Gió là để dụ cho âm thanh, âm thanh không có gập lại, như tướng của gió. Giả-Thật đã khác nhau, cho nên cùng nêu ra. Vả lại, Giả-Thật dựa vào nhau, thiếu đi một thì không được, cho nên nói đến cả hai. Lại người thuyết giảng theo hai sự việc này mà nói, người nghe theo hai sự việc này mà nghe, cho nên nêu ra hai Dụ cùng Dụ cho thuyết giảng và nghe. Nếu dùng hai Dụ, dụ cho pháp đã giải thích, thì vẫn có hai lớp: 1- Gió và nét vẽ dụ cho tướng của Địa, sở dĩ không thể thấy là bởi vì giống với Trí của Địa, như gió và nét vẽ hợp với hư không; 2- Đem gió và nét vẽ trở lại dụ cho Trí của Địa, Trí của Địa sở dĩ không thể thuyết giảng là bởi vì đã giống với phần quả, lìa xa tướng của ngôn thuyết, cho nên như gió và nét vẽ hợp với hư không. Nếu lấy quả thuận theo nhân thì cũng có thể thuyết giảng, dùng Trí thuận theo tướng thì Địa có sai khác, dùng ý nghĩa thuận theo giải thích thì có thể nghe-có thể thuyết giảng, đó là nghe-thuyết giảng mà không có gì nghe-thuyết giảng.

Một kệ cuối nêu ra khó để kết luận về im lặng: Nếu dựa theo nghĩa trên, dùng hai sự việc để thuyết giảng-dùng hai sự việc để nghe, thì có thể thuyết giảng-có thể nghe, nhưng khó thấy vì sao không thuyết giảng, cho nên có kệ này, ý nói: Thuyết giảng-nghe chủ yếu ở tại Chứng thấy, khó thấy thì thuyết giảng nào lợi ích gì? Huống hồ lại thêm vào khó tin, cho nên tôi im lặng không nói gì. Câu một là pháp đã Chứng thấy. Câu hai là khó Chứng, khó ở trong khó cho nên nói là Tối thắng. Câu ba là khó tin, không phải là Chứng-Tín của Địa tiền cho nên nói là Thế gian. Ba câu trên là nêu ra sự khó, một câu sau là kết luận về im lặng.

Mục ba: Giải Thoát Nguyệt ca ngợi Đại chúng có thể nghe nổi mà thưa thỉnh. Trước đã ca ngợi xong, ở đây tiếp tục ca ngợi, là bởi vì nghe đến Chứng-Tín khó đạt được nói trên, nêu ra rõ ràng Đại chúng này có Tín-có Chứng, cho nên có thể nghe nổi. Văn có hai: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong mục trước, phân hai: 1- Nói về thưa thỉnh; 2- Từ “Phật tử…” trở xuống là phát ra lời nói chính thức thưa thỉnh.

Trong mục 2 có ba tiết: Một- Trình bày về Đại chúng quy tụ; haiTừ “Thiện tịnh…” trở xuống là ca ngợi Đại chúng đầy đủ đức; ba-Từ “Thiện tai…” trở xuống là kết thúc thưa thỉnh.

Trong tiết hai có mười câu: Đầu là câu tổng quát, còn lại là riêng biệt.

Đầu là tổng quát nói bởi vì tâm sâu xa khéo léo thanh tịnh, lìa bỏ lỗi lầm của Giáo-Chứng, cho nên gọi là Thiện tịnh. Tâm sâu xa có hai: 1- Bởi vì tu tập đầy đủ tất cả các thiện hạnh, tức là Giáo tịnh ở văn sau; 2- Bởi vì tương ưng với Lý, tức là Chứng tịnh ở văn sau.

Sau trong chín câu riêng biệt: Năm câu trước là A-hàm tịnh, bốn câu sau là Chứng tịnh, nghĩa là thuận theo Giáo tu hành gọi là A-hàm thanh tịnh, Chứng Lý khởi Hạnh gọi là Chứng thanh tịnh, Giáo bao gồm Địa tiền, Chứng chỉ riêng Địa thượng.

Trong năm câu trước:

1. Khéo léo trong sáng Tư-Niệm tức là Dục thanh tịnh, tùy theo A-hàm đã nghĩ đến, đạt được Niệm giác ngộ thanh tịnh làm phương tiện, nghĩa là đạt được phương tiện, tức là không giữ lấy tướng của Niệm gọi là khéo léo trong sáng.

2. Khéo léo tu tập các Hạnh là mong cầu ba nghiệp thanh tịnh, cung kính thuận theo mà khởi Hạnh cầu pháp.

3. Khéo léo tích tập Trợ đạo tức là thanh tịnh do sinh ra đạt được (Sinh đắc tịnh), nguyện được sinh đến nơi thù thắng bậc nhất làm lợi ích cho chúng sinh, sinh đến rồi liền đạt được Niệm thù thắng của Bi-Trí, để giúp cho Chánh đạo.

4. Khéo léo có thể… tức là thọ trì thanh tịnh, gần gũi nhiều vị Phật, ý muốn nghe nhiều mà ghi nhớ giữ gìn.

5. Thành tựu thiện căn tức là Hạnh thanh tịnh, vì mong cầu chứng được pháp chân thật của Địa thượng, cho nên luyện tập thiện căn lìa xa đắm trước như hạnh Đầu-đà ít ham muốn… Trong bốn câu sau là Chứng tịnh:

a) Rời bỏ Si-Hoặc, là đạt được Hiện trí thanh tịnh, cho nên khéo léo quyết định, nghĩa là trong chân thật Kiến đạo đạt được Trí vô phân biệt, bởi vì không phải là nhận biết do so sánh, cho nên gọi là Hiện trí; trong tương tự Kiến đạo, bởi vì Hậu đắc trí quán sát kỹ càng về Lý trí, cho nên quyết định không có mê hoặc. Cũng có thể cùng thông suốt trong tương tự Kiến đạo, cũng gọi là Hiện quán; trong chân thật Kiến đạo thì quyết đoán về Lý không có mê hoặc, đều phá trừ Vô minh, cho nên nói là rời bỏ Si-Hoặc.

b) Không có cấu nhiễm tức là thanh tịnh không hiện hành (Bất hành tịnh), bởi vì trong Tu đạo thì tất cả phiền não không hiện hành, tương tự Kiến đạo về sau cho đến trong Kim cang-Vô gián đạo, đều là Tu đạo; lại thường xuyên tu tập về Trí vô phân biệt, cho nên gọi là Tu đạo. Diệt trừ hai loại phiền não thô nặng đều khiến cho không hiện hành, đối với trong Kiến đạo thì ban đầu đoạn trừ Sở tri chướng, cho nên gọi là cấu nhiễm. Luận Thành Duy Thức quyển thứ 10 nói: “Chủng tử do Tu mà đoạn trong phiền não chướng, lúc Định Kim Cang Dụ hiện rõ ở trước mắt thì tất cả lập tức đoạn trừ. Chướng ấy hiện khởi thì Địa tiền từng bước làm cho ẩn kín, từ Địa thứ nhất trở lên có thể lập tức ẩn kín tất cả, khiến cho vĩnh viễn không hiện hành, như A-la-hán. Bởi vì lực của ý, cho nên trong Địa thứ bảy tuy tạm thời hiện khởi mà không làm mất đi; từ Địa thứ tám trở lên hoàn toàn không hiện hành… Phiền não tức là cấu nhiễm, không hiện hành tức là không có.” Nhưng trong Kiến đạo, không phải là tăng về nghĩa không đoạn trừ phiền não-thấy được Lý; trong phần vị Tu đạo suy nghĩ kỹ càng, trở lại quán sát trừ bỏ chướng ngại thì nghĩa hơn hẳn, cho nên ở đây chỉ nói về điều ấy.

c) Tâm tin hiểu sâu xa tức là thanh tịnh không hề thỏa mãn, không vui với Tiểu thừa, nhưng đối với đức thù thắng bậc nhất của Phật thì tâm hết sức mong mỏi, cho nên quyết định tin hiểu.

d) Đối với pháp của Phật về sau không thuận theo Giáo thanh tịnh nào khác, bởi vì Chánh hạnh của mình hướng đến trong tận cùng Bồ-tát Địa. Trên đây ca ngợi về đức, xong.

Tiết ba là kết thúc thưa thỉnh, có thể biết.

Trong mục sau là kệ tụng: Kệ đầu thẳng thắn nêu ra pháp thưa thỉnh mà không tụng về văn trước đây, nửa kệ trước là nêu ra pháp thưa thỉnh thuyết giảng, nửa kệ sau là làm sáng tỏ về thuyết giảng có lợi ích. Kệ sau là tụng về phần thưa thỉnh trước đây, có thể biết.

Trong mục bốn: Từ “Nhĩ thời…” trở xuống là không chịu nổi sẽ có tổn hại mà ngăn lại, có hai:

Trong trường hàng cũng có hai: Trước là tiếp nhận sự ca ngợi trước đây mà có sự tổn hại đối với phần vị dưới, cho nên nói là Tuy. Sau từ “Nhiên hữu…” trở xuống là nêu ra sự tổn hại mà làm trái lời thưa thỉnh, trong đó có hai: 1- Nêu ra sự tổn hại đối với người hiểu biết yếu kém. Bao gồm phàm phu-Tiểu thừa…, bởi vì đều là căn khí mê lầm về pháp. Phần nhiều sinh lòng nghi ngờ, là bởi vì nghĩa về do dự làm trái với Chánh hạnh. Mê hoặc là bởi vì tâm mê lạc đối với Lý, có thể phá hoại thiện pháp mà xa rời thiện pháp. Đây là trình bày về sự tổn hại của hiện tại, từ “Ư trường dạ…” trở xuống là trình bày về sự tổn hại của vị lai. 2- Từ “Ngã mẫn…” trở xuống là kết luận về sự im lặng làm trái lời thưa thỉnh.

Trong kệ tụng cũng có hai: Kệ đầu tụng về mục trước, thanh tịnh rõ ràng là có Tín, còn lại đều là có Chứng; như núi-như biển là cùng dụ cho Giáo-Chứng. Kệ sau tụng về mục sau, bởi vì giữ lấy tướng, chỉ dựa vào Thức mà không có thể dựa vào Trí.

Trong mục năm: Là cùng ca ngợi về người và pháp mà thưa thỉnh: Lại tiếp tục thưa thỉnh, là nêu ra nghi ngờ kia cần phải đoạn trừ, lẽ nào có thể lẫn tránh? Lẫn tránh không thuyết giảng thì có nhiều sai lầm. Sai lầm như thế nào? Bởi vì không có thể thành tựu pháp của tất cả chư Phật. Trong văn: Trước là trường hàng, sau là kệ tụng.

Trong trường hàng có ba: 1- Nêu lên thưa thỉnh; 2- Từ “Hà dĩ cố…” trở xuống là giải thích về thưa thỉnh; 3- Từ “Thị cố Phật tử…” trở xuống là kết luận về thưa thỉnh.

Trong mục 2 là giải thích có hai: Trước là thẳng thắn đưa ra giải thích; sau là quay lại đưa ra giải thích.

Trong mục trước: a- Đưa ra ý nói rằng: Vì sao sẽ được Phật che chở mà có thể tin tưởng như vậy? b- Giải thích rằng: Pháp cần phải được che chở, bởi vì được che chở cho nên chắc chắn có thể tin nhận.

Trong mục sau là quay lại đưa ra giải thích: a- Đưa ra; b- Giải thích.

Đưa ra ý nói rằng: Vì sao lúc thuyết giảng về Thập Địa, pháp cần phải được Phật che chở như vậy?

Sau giải thích, ý nói rằng: Như Lai thuyết pháp không lìa xa GiáoChứng, bởi vì đó là điều quan trọng nhất. Trong văn có ba, đó là PhápDụ và Hợp.

Trong Pháp: Đầu tiên là những công hạnh, vốn dựa vào hạnh thuộc A-hàm. Thành tựu tất cả các pháp của chư Phật, là bởi vì Chứng Trí; đây tức là loại thứ tư về Tu-Thành đối lập với nhau trong chín loại Giáo-Chứng.

Trong Dụ: Dùng Tự mẫu (chữ cái) để dụ cho Trí của Địa, làm căn bản của các pháp. Luận nói: Thư (viết chữ) là tướng của chữ, như chữ Tư (ngựa hý) là hình tướng của Sư tử…, dùng thể chữ để ghi chữ mà không phải là Thể của chữ đích thực.

Nói hình dạng Sư tử, nghĩa là chữ Doãn như hình dạng ngồi xổm. Có nơi nói: “Như gọi Sư tử là Thất Đa.” Tượng hình của chữ Thất tựa như đầu đuôi của Sư tử, thì hoàn toàn không tương tự. Tự (chữ), Luận nói là Ác-A…, tức là mười bốn âm chính là Thể của chữ, chữ tức là văn, giống như mười hai âm khác.

Nhưng có mười bốn âm, hai âm không đưa vào chữ cái, đó là hai chữ Lí-Lê.

Số là Danh-Cú. Hai chữ này là nghĩa về Số, nghĩa là Danh có hai chữ-nhiều chữ, nhất định phải dùng nhiều chữ làm thành Cú (câu) cho nên đều là Số.

Thuyết là ngôn ngữ, đều dùng Tự mẫu làm căn bản, là trình bày về ngọn dựa vào gốc, dụ cho quả dựa vào nhân.

Tự mẫu cứu cánh, là trình bày về gốc có thể thâu nhiếp ngọn, dụ cho nhân không có gì không thâu nhiếp.

Hai mục trên là thuận theo để trình bày.

Không có một phần nào lìa xa Tự mẫu, là ngược lại thành tựu hai mục trên.

Nói về Tự mẫu, tức là ba mươi bốn chữ như Ca-Khư…, lấy mười hai âm trước đây đưa vào ba mươi bốn chữ này, thì trong mỗi một chữ thành ra mười hai chữ. Lại có hai Hợp-ba Hợp cho đến sáu Hợp, lần lượt chuyển tiếp theo nhau đưa ra tất cả các chữ, cho nên gọi là Mẫu. Luận về Kinh gọi là Chương thứ nhất, bởi vì trong Chương cú của tiếng Phạn đều nói đến Tự mẫu ở Chương đầu tiên. Nhưng năm xứ Thiên Trúc phát âm thì nặng nhẹ có khác nhau, mà Thể của chữ viết trên Bối Diệp không khác nhau. Chữ viết của Phạm Thiên xưa nay không có thay đổi, không giống như chữ Triện-Lệ của Trung Hoa tùy theo thời gian, cho nên làm Mẫu, cũng là phép tắc cố định không đổi.

Trong Hợp: Đầu là Hợp ngọn dựa vào gốc; sau là Hợp với mười Địa cứu cánh, nhân không có gì không thâu nhiếp. Sở dĩ cần phải có hai loại này, bởi vì nếu chỉ nói làm gốc thì có lẽ không phải là ngọn, như lấy một trăm đồng tiền làm gốc mà thành ra nhiều tiền của-hàng hóa… Nay trình bày như nước làm gốc của biển, thì không có biển nào không phải là nước, cho nên nói là cứu cánh không có gì lìa xa. Lại làm gốc, thì không những là nhân làm gốc của quả, mà cũng chính là phần vị sau làm gốc của phần vị trước, bởi vì Địa tiền hướng về Chứng mà tu tập A-hàm. Tâm ban đầu tức là dùng Trí quán sát về Như.

Trong mục 3 là kết luận về thưa thỉnh, có thể biết.

Hỏi: Nếu dựa vào nghĩa trên, thì chư Phật có uy lực có thể khiến cho tin tưởng, vì sao về sau chúng sinh ở trong pháp ấy cũng có ý bài báng? Đáp: Bởi vì có hai loại Định không được gia hộ: 1- Định thuộc về cảm báo, bởi vì đời trước-đời nay thành tựu về nghiệp của Định; 2- Định thuộc về tác nghiệp, bởi vì nghiệp ác vốn có huân tập trong tâm nhanh nhạy sắc bén, ràng buộc khởi lên khó mà nói cho biết. Loại trước như giải thích về chủng tử, loại sau như lưu ly.

Trong kệ tụng: Kệ đầu tụng về phần nêu lên thưa thỉnh, kệ sau tụng về phần giải thích thưa thỉnh, lược qua không tụng về phần kết luận.

Trong kệ sau tụng phần giải thích thưa thỉnh, trong trường hàng nói về Pháp không có chữ Cứu Cánh, mà trong Dụ thì có. Nay ở đây ngược lại với trước, muốn hiển bày có đầy đủ. Lại trong Pháp trình bày về gốc có thể sinh ra ngọn, trong Hợp thì trình bày về ngọn dựa vào gốc, đều phỏng theo tóm lược mà thôi.

Phần 2: Đại chúng cùng nhau thưa thỉnh: Trên đây là vị đứng đầu Đại chúng thưa thỉnh thuyết giảng, hiển bày Đại chúng có thể nghe và vui thích được nghe; nay Đại chúng bày tỏ chân thành tự mình trình bày có Căn-có Dục.

Trong văn có hai mục: Một- Nói về thưa thỉnh; Hai- Chính thức nói kệ thưa thỉnh.

Trong mục hai, có hai: Bốn kệ rưỡi trước là ca ngợi về người có thể có năng lực thưa thỉnh; một kệ sau là ca ngợi về pháp thành tựu lợi ích thưa thỉnh.

Trong bốn kệ rưỡi, cũng có hai: 1- Có hai kệ ca ngợi về người thuyết giảng; 2- Có hai kệ rưỡi ca ngợi về người nghe.

Trong hai kệ đầu: Năm câu đầu ca ngợi về người thuyết giảng, tự mình thành tựu về Giáo-Chứng; ba câu sau ca ngợi về năng lực khiến cho người khác tiến vào.

Trong năm câu đầu: Bốn câu trước ca ngợi về Chứng, một câu sau ca ngợi về Giáo. Tự phần đã thành tựu tất cả các hạnh của phần vị, gọi chung là Chứng; hướng lên trên (Thượng) tiếp nhận giáo pháp của Phật, nói là A-hàm, tức là môn thứ tám trong chín loại Giáo-Chứng.

Nay ca ngợi về Chứng, hướng lên trên là tổng quát. Nhưng tổng quát có hai nghĩa: 1- Cùng làm tổng quát của Giáo-Chứng; 2- Chỉ hiển bày về Lực của Chứng là Biện tài, đối với Giáo gọi là Thượng.

Trong này, ca ngợi về Biện tài của Chứng, có ba: Một- Trí chân thật là chỗ dựa của Biện tài, tức là câu thứ nhất trong kinh, Vô lậu cho nên không có cấu nhiễm, vượt qua Tiểu thừa cho nên nói là Diệu. HaiThể tánh của Biện tài, tức là câu thứ hai, nghĩa là có thể có năng lực phân biệt về nghĩa của vô biên pháp. Ba- Quả của Biện tài, tức là hai câu sau, dựa vào trước đây phát khởi về Từ-Lạc thuyết, cho nên gọi là quả: a- Giải thích trình bày Tông chỉ sâu xa, thành tựu về nghĩa của chữ, tức là một câu sau; b- Nhanh nhạy sắc bén thù thắng hướng lên trên, thành tựu về nghĩa của chữ, tức là câu trình bày thông suốt.

Một câu sau ca ngợi về A-hàm, nghĩa là nghĩ đến duy trì đối với Giáo, đạt được Tuệ thanh tịnh, không nghi ngờ gì, gọi là hành thanh tịnh.

Trong ba câu sau ca ngợi về năng lực khiến cho người khác tiến vào: Câu đầu là khiến cho tiến vào Chứng, nghĩa là đã tiến vào Địa thì khiến cho đạt được mười Lực của Phật, chưa tiến vào Địa thì khiến cho có thể tiến vào, cho nên nói là tích tập công đức. Tích tập công đức tức là tâm thanh tịnh trong Luận về Kinh. Tâm thanh tịnh tức là Địa thứ nhất, do tích tập công đức mà thành tựu. Hai câu sau là khiến cho tiến vào A-hàm, là Biện tài phân biệt về thuyết giảng, bởi vì ý khiến cho thọ trì pháp của mười Địa. Vị chủ thuyết giảng, bên trong đã đầy đủ hai Lực, bên ngoài khiến cho người khác tiến vào, vì sao không thuyết giảng?

Trong hai kệ rưỡi sau là ca ngợi về người nghe, có hai: Kệ đầu ca ngợi Đại chúng có căn; một kệ rưỡi sau ca ngợi Đại chúng có Dục.

Kệ đầu: Bởi vì có Căn cho nên có thể tiếp nhận Giáo-Chứng, câu đầu là có đối trị, hai câu tiếp là lìa xa pháp đã đối trị, một câu sau là kết luận về thưa thỉnh.

Kết luận về thưa thỉnh chỉ nguyện (Duy nguyện) là tổng quát, chỉ nguyện có hai: 1- Mong cầu A-hàm; 2- Mong cầu đích thực về Chứng.

Có hai vọng tưởng không có thể nghe Giáo: a- Ngã; b- Mạn. Bởi vì Ngã mạn cho nên không sinh tâm cung kính đối với Pháp và Pháp Sư. Dùng Định và Giới để đối trị, nghĩa là nếu có Định thì tâm điều phục, cho nên bên trong không có Ngã mạn; Giới thì khéo léo trú trong oai nghi, tướng bên ngoài không nổi bật.

Có hai vọng tưởng không có thể đạt được Chứng: a- Tà kiến, bởi vì kiến chấp điên đảo; b- Nghi ngờ, bởi vì nghĩ đến pháp không thể nghĩ bàn mà không phát sinh niềm tin.

Có hai đối trị thì có thể đạt được Chứng: a- Chứng, thấy nghĩa mà khéo léo suy nghĩ, tức là tích tập đúng đắn trong kinh, nghĩa là tích tập mà đi sâu vào suy nghĩ; b- Tâm đúng đắn, nghĩa là tâm tin tưởng mà hoan hỷ.

Một kệ rưỡi sau là ca ngợi Đại chúng có Dục, biểu hiện rõ ràng Đại chúng cầu pháp càng sâu xa, trong đó: Một kệ là Dụ để trình bày, nửa kệ là Pháp-Hợp.

Trong một kệ có bốn Dụ, dụ cho bốn loại Nghĩa môn, nêu ra Chánh Thọ hiện tại, thuộc về nghĩa đã thuyết giảng ấy: 1- Thọ trì, nghĩa là mong cầu Văn tuệ, mới nghe liền tiếp nhận tùy theo nghe mà thọ trì, như nước không nhai tùy theo có được mà uống. 2- Trợ lực, nghĩa là mong cầu Tư tuệ, nghiền ngẫm về pháp đã nghe để giúp cho thành tựu Trí lực, như nhai thức ăn để cung cấp sức mạnh cho thân. 3- Xa lìa, nghĩa là mong cầu Tu tuệ, dựa vào thực hành Văn-Tư có thể trừ bỏ tập khí phiền não, như uống thuốc tốt thì thuốc lưu thông trừ hết bệnh tật. Ba loại trên là ba Tuệ. 4- Hạnh an lạc, nghĩa là mong cầu Chứng Trí, tức là quả thuộc ba Tuệ, vốn là hạnh tiếp nhận niềm vui trong pháp hiện tại làm chỗ dựa của bậc Thánh, như mật làm chỗ dựa của đàn ong, cho nên gọi là Tham.

Trong nửa kệ sau là Pháp-Hợp: Chủ động mong cầu luôn luôn là Pháp, thụ động mong cầu hãy còn bao gồm Pháp-Dụ. Dùng một vị Cam lồ để tổng quát kết hợp bốn Dụ, bởi vì Cam lồ có bốn công năng: 1- Trừ khát; 2- Hết đói; 3- Lành bệnh; 4- An lạc.

Một kệ sau là ca ngợi về lợi ích của pháp mà thưa thỉnh. Quan sát thẳng vào văn kinh thì tựa như là kết luận về thưa thỉnh. Nay dựa vào Luận mà phân định, cho nên nói là ca ngợi về pháp. Thiện tai (khéo léo thay) là tổng quát, bởi vì trong pháp đã thuyết giảng khéo léo đầy đủ. Thiện tai có ba: 1- Chỗ dựa tức là Trí rộng lớn, bởi vì thuyết giảng về Địa thì nhất định phải dựa vào Tuệ này; 2- Thể tánh, tức là câu thứ hai, bởi vì chính thức thuyết giảng đi vào các Địa thì từng Địa-từng Địa càng thêm thù thắng; 3- Quả của Địa, tức là hai câu sau, nghĩa là bởi vì đầy đủ mười Lực không chướng ngại gì Bồ-đề của Phật. Hành cũng là hành thuộc quả, như phẩm Xuất Hiện trình bày.

Phần 3: Như Lai gia hộ thưa thỉnh: Trước tuy là hai vị đã bốn lần thưa thỉnh, bởi vì hiển bày về pháp thù thắng lại chờ đợi Đức Phật gia hộ. Trước đây là phân ra chủ-bạn thuộc Phật chủ, chỉ trình bày gia hộ qua ý; nay muốn đầy đủ thân-miệng cho nên tiếp tục trở lại gia hộ. Lại trước đây im lặng trao cho uy thần, khiến cho có thưa thỉnh gia hộ; nay gia hộ để thuyết giảng không giống với trước đây. Nếu như vậy thì chư Phật trước đây đã đầy đủ ba nghiệp, đâu nhất định phải trở lại gia hộ? Bởi vì trước chỉ là gia hộ, chưa phải là thưa thỉnh; nay lấy gia hộ làm thưa thỉnh, hoàn toàn khác với trước.

Trên thì uy lực che phủ, dưới thì thuyết giảng để mà gia hộ, nhờ vào gia hộ khuyến khích thuyết giảng, gọi đó là thưa thỉnh. Gia hộ tức là thưa thỉnh, cho nên nói là thưa thỉnh gia hộ. Phần trường hàng thì lấy gia hộ làm thưa thỉnh, phần kệ tụng thì lấy thưa thỉnh làm gia hộ. Không dùng miệng bình thường để mong cầu thưa thỉnh, mà dùng đài mây phát ra lời nói. Không dùng thân bình thường để bày tỏ cung kính, mà dùng ánh sáng thay cho nghiệp, là bởi vì không xem thường địa vị tôn kính. Cần phải trở lại thưa thỉnh, là bởi vì trọng pháp.

Trong phần Gia hộ trước đây không gia hộ cho Đại chúng, nay ở đây thì gia hộ, bởi vì trước đây nếu chính là gia hộ cho người thuyết giảng, thì ba lần ngăn lại không biết do đâu; ở đây nếu không gia hộ cho người thưa thỉnh, thì trước đây nói được chư Phật hộ niệm sẽ trở thành không có ứng nghiệm.

Trong văn gồm có tám nghiệp-hai thân, tạm thời phân làm hai:

Trước là trường hàng có hai thân-bảy nghiệp; sau là kệ tụng chỉ trình bày về nghiệp thưa thỉnh.

Trong mục trước có hai: Một- Ánh sáng của Đức Phật ở thế giới này soi chiếu mười phương; Hai- Chư Phật mười phương phát ra ánh sáng soi chiếu. Hai ánh sáng này soi chiếu lẫn nhau thì chắc chắn nhìn thấy lẫn nhau, hai mục đều có hai thân-bảy nghiệp.

Mục một phân hai: 1- Trình bày về Thể và nghiệp dụng của ánh sáng; 2- Từ “Tác thị sự dĩ…” trở xuống là chính thức trình bày về những việc làm.

Mục 1: a- Trình bày về nguồn gốc của ánh sáng, trên gia hộ cho dưới phần nhiều dùng ánh sáng giữa chặng mày, cũng biểu thị cho sắp thuyết giảng về Chánh giáo Trung đạo. b- Từ “Xuất thanh tịnh…” trở xuống là chính thức trình bày về Thể-Dụng.

Trong mục b, văn có sáu nghiệp: Một- Nghiệp thuộc về Giác, ngay nơi ánh sáng gọi là Thể, nghĩa là ánh sáng này chiếu vào thân của Bồ-tát, đã tự mình hiểu rõ uy lực của Như Lai gia hộ, hiểu rõ Dụng của ánh sáng chiếu vào, cho nên nói là Diệm Minh. Hai- Từ “Bách thiên…” trở xuống là nghiệp thuộc về nhân, vốn là nghĩa về có thể sinh ra quyến thuộc. Ba- Từ “Phổ chiếu…” trở xuống là nghiệp thuộc về tụ vào-tản ra, tản ra thì soi chiếu khắp nơi mười phương, tụ vào thì trở lại hợp với ánh sáng bình thường (Thường quang). Nay văn tóm lược không có nghiệp thuộc về tụ vào; nếu bao gồm chọn lấy văn sau, như trong thân mặt trời trú ở giữa hư không, thì nghĩa gồm có tất cả. Bốn- Từ “Tam ác…” trở xuống là nghiệp thuộc về ngăn chặn. Năm- Nghiệp thuộc về hàng phục, Luận về Kinh nói: “Tất cả cung điện của ma ẩn kín không hiện ra.” Nay kinh thiếu về nghiệp này. Sáu- Từ “Hựu chiếu nhất thiết…” trở xuống là nghiệp thuộc về cung kính, biểu hiện rõ ràng pháp hội của Phật mà khiến cho chúng sinh cung kính. Bảy- Từ “Hựu chiếu thập phương…” trở xuống là nghiệp thuộc về thị hiện, chính là khiến cho Đại chúng nhìn thấy người thuyết giảng-người nghe, đều được Đức Phật gia hộ cho nên có thể thuyết giảng-lắng nghe. Phần trường hàng nhận lấy tên gọi của thân gia hộ, chỉ từ đây mà thiết lập.

Mục 2, là chính thức hiển bày về những việc làm, tức là một trong hai thân. Nói hai thân: Một- Thân như sao băng (Lưu tinh), bởi vì hướng tới thế giới ở phương khác, luận không dựa vào kinh. Cổ đức cùng dựa vào ba nghiệp là tụ vào tản ra-cung kính và thị hiện, bởi vì Thể của ánh sáng qua lại này giống như sao băng. Hai- Thân như mặt trời, nghĩa là như mặt trời ở giữa hư không, ngay nơi này là những việc làm, chính là đài cao ở giữa hư không.

Vì vậy dùng thân-nghiệp đối lập với nhau, nên làm thành bốn câu phân biệt: 1- Nghiệp mà không phải là thân, nghĩa là trong tám nghiệp trừ ra ba nghiệp; 2- Thân mà không phải là nghiệp, tức là thân như mặt trời; 3- Cũng là thân-cũng là nghiệp, tức là thân như sao băng; 4- Không phải thân-không phải nghiệp, kinh này vốn không có. Ngay trong Luận về Kinh nói là đôi bên nhìn thấy nhau, bởi vì thân dựa theo có Thể, nghiệp dựa theo có Dụng, ba là cả hai đều có, bốn là không phải những việc làm đích thực.

Mục hai: Chư Phật mười phương phát ra ánh sáng soi chiếu nơi này, chính là soi chiếu thế giới này, nhưng tác nghiệp ấy cũng rộng khắp mười phương, bảy nghiệp-hai thân không khác với Đức Phật này mà gia hộ. Lại cũng soi chiếu thế giới Ta-bà này, kinh văn dùng Phật chủ soi chiếu khắp nơi thế giới này, không cần nói đến Phật bạn soi chiếu khắp nơi, ý chính là bởi vì tướng che phủ gia hộ nơi này.

Trong mục sau là kệ tụng trình bày về nghiệp thưa thỉnh, có hai: Một- Kệ về chỗ dựa so với trước hãy còn thuộc về thân; Hai- Chính thức nói kệ thưa thỉnh.

Năm kệ phân hai: 1- Bốn kệ trước là gia hộ thưa thỉnh về pháp đã thuyết giảng; 2- Một kệ sau là phạm vi giới hạn thuyết giảng của Giáo.

Trong bốn kệ trước cũng có hai: Hai kệ đầu nêu ra pháp thưa thỉnh, hai kệ sau nêu ra lợi ích thưa thỉnh.

Trong hai kệ đầu cũng có hai: Kệ một là chính thức hiển bày về thực hiện gia hộ; kệ hai là hiển bày về gia hộ qua những việc làm.

Kệ một: Ba chữ Gia ư bỉ (gia hộ cho vị ấy) là tổng quát, bởi vì kệ này chính là nói về gia hộ. Cao nhất giữa thế gian cũng là tổng quátcũng là riêng biệt. Hướng về Gia hộ cho vị ấy là riêng biệt, bởi vì trong hai loại gia hộ thì đây là gia hộ đầy đủ về quả. Hướng về bốn Thắng nghĩa là tổng quát, bởi vì cao nhất tức là Thắng nghĩa, đầy đủ bốn loại thù thắng là cao nhất giữa thế gian. Nói về bốn loại thù thắng, thì cũng như vua ở thế gian:

1: Tự tại thù thắng, bởi vì những việc làm không ngăn ngại gì, tức là câu thứ nhất trong kinh. Nói về Phật không gì sánh bằng (Vô đẳng), bởi vì lìa xa hai chướng, giải thoát tự tại không cấu nhiễm giống như hư không, Thập Địa trở về sau đều không gì sánh bằng. Nói lặp lại chữ Đẳng là chỉ cùng với Phật như nhau, bởi vì muốn hiển bày Phật-Phật đều là Chánh Giác.

2: Lực thù thắng, tức là trong kinh nói mười Lực, bởi vì có thể làm cho oán địch của Tà trí phải khuất phục.

3: Quyến thuộc thù thắng, tức là vô lượng công đức thù thắng và thù thắng nhất trong loài người. Luận về Kinh nói chính là vị đứng đầu vô lượng các chúng, nghĩa là đầy đủ công đức có thể làm vị đứng đầu Đại chúng, cho nên nói là thù thắng nhất trong loài người. Luận nói là vị đứng đầu các chúng, bởi vì Phật là thù thắng tối thượng đối với thế gian.

4: Chủng tánh thù thắng, nghĩa là bởi vì gia tộc thù thắng, tức là pháp của Thích Sư Tử. Trong đó lại có hai: Một- Thích Sư Tử là sinh trong gia tộc thù thắng, nghĩa là ứng hiện sinh làm con nhà quý tộc của Luân Vương họ Thích, cho nên chư Phật cùng gia hộ. Chỉ nói đến họ Thích là bởi vì hiện tại trông thấy, chính là Phật chủ. Hai- Một chữ Pháp là pháp của gia tộc thù thắng, nghĩa là không những sinh trong gia tộc thù thắng, mà cũng giống như chư Phật đều trú trong pháp Chân Như.

Bởi vì bốn nghĩa trên, cho nên xưng là Pháp Vương, tên gọi cao nhất giữa thế gian.

Trên đây nói hai loại gia hộ: Một- Gia hộ đầy đủ về thân bởi vì dựa vào Pháp thân, nghĩa là Thích Sư Tử thì có thân làm chỗ dựa cho pháp; Hai- Gia hộ đầy đủ về quả bởi vì chứng được quả Phật, tức là cao nhất giữa thế gian, và riêng biệt trình bày về bốn loại thù thắng, bởi vì khác với Sắc thân khi chưa thành Phật. Nay gia hộ cho Kim Cang Tạng là người đầy đủ đức này.

Kệ hai: Gia hộ qua những việc làm, là bởi vì muốn khiến cho mở bày rõ ràng về nghĩa của Pháp Tạng. Trong văn: Câu đầu và câu cuối, bởi vì uy thần của Phật là chỗ dựa của thuyết giảng; hai câu còn lại chính thức biện giải về những việc làm. Mở bày về Tạng thù thắng, một câu là tổng quát, mười chữ sau là riêng biệt.

Riêng biệt ca ngợi về Tạng thù thắng, có hai loại: a- Thành tựu về Tạng của nghĩa; b- Thành tựu về Tạng của chữ.

Tạng của nghĩa, tức là hành thắng diệu. Hành là các hành của Bồ-tát, đó gọi là pháp Trợ đạo. Diệu là Trí chân thật, tức là Chứng đạo. Thắng là thần lực thù thắng, là đạo không trú vào, nhiễm-tịnh vô ngại cho nên nói là thần lực. Như vậy biểu hiện rõ ràng về nghĩa rất vi diệurất thù thắng.

Tạng của chữ, tức là Trí rộng lớn của các Địa cho đến phân biệt thuyết giảng, nghĩa là thuyết giảng về tướng sai biệt của mười Địa.

Trên đây nêu pháp thưa thỉnh, xong.

Hai kệ sau nêu ra lợi ích thưa thỉnh, hiển bày về pháp đã thuyết giảng vốn là Lợi tha, có lợi ích của ba thời gian, hai kệ phân ba:

Đầu là nửa kệ nói về lợi ích ở thời gian nghe, nếu cảm được gia hộ trên đây thì Pháp quý báu đi vào tâm, thành tựu về nghe mà giữ gìn (Văn trì).

Tiếp là nửa kệ nói về lợi ích ở thời gian tu tập, câu trước nói về nhân tròn vẹn ở thời gian tu tập, câu sau nói về quả đầy đủ do tu tập.

Sau là một kệ nói về lợi ích ở thời gian chuyển sinh, tức là người đầy đủ chủng tử kiên cố: Nửa kệ trước trình bày thuận theo, trình bày về lợi ích của có Tín; nửa kệ sau hiển bày ngược lại, nêu ra tổn hại của không có Tín. Luận về Kinh chỉ có trình bày thuận theo, kệ nói:

Tuy ở nơi biển rộng mênh mông,

Và trong lửa của kiếp cuối cùng,

Quyết định tin tưởng không ngại gì,

Chắc chắn được nghe đến kinh này.

Nay kinh nói có thể tiếp nhận tức là nghĩa về quyết định tin tưởng, đại ý trong này nói: Nếu có tin tưởng-có căn cơ thì có thể tiếp nhận, không ngại gì nẽo ác hay nẽo thiện, sinh ở nơi khó khăn đều được nghe kinh. Bởi vì khó khăn không trở ngại đến nghe, cho nên nói là tuy. Nước của biển-lửa của kiếp tức là chuyển sinh ở nơi khó khăn. Biển rộng tức là nẽo ác, bởi vì hướng về súc sinh, cho nên Luận nói: Thế giới Trường Thọ của loài rồng, cũng có thể nghe đến kinh này.

Kệ nói tuy ở nơi biển rộng mênh mông, mà nói về Trường Thọ, như có kinh nói: “Hông bên phải chạm đất trong khoảng thời gian chư lay động, đã trải qua ngàn vị Phật ở kiếp Hiền xuất thế, trải qua một lần chuyển cũng như vậy.” Chỉ tạm thời nằm nghỉ hãy còn như vậy, huống hồ một đời hay sao? Trong ngọn lửa của kiếp, tức là nẽo thiện.

Luận nói: Tuy là trời Quang Âm ở cõi Sắc…, cũng được nghe kinh này. Kệ nói: Và trong lửa của kiếp cuối cùng. Đây tức là dựa vào Thiền thứ hai trở lên, là nạn thuộc cõi trời Trường Thọ. Nhưng Luận không có chữ Trường Thọ, mà thế giới loài rồng trước đây lại có Trường Thọ. Lại ba nẽo ác là nạn không nhất định phải Trường Thọ, sợ rằng là người dịch nhầm lẫn, đem Trường Thọ trong phần này đưa vào ở văn trước.

Nhưng văn trong hai kinh đều khéo léo tóm lược. Nếu đầy đủ thì phải nói là: Lúc lửa của kiếp cuối cùng nổi lên, bởi vì ở trong trời Quang Âm. Luận là giải thích điều này, bởi vì lúc ngọn lửa nổi lên thì ở Thiền thứ nhất không có người, Thiền thứ hai thì không bị hủy hoại mà ở trong đó được nghe; chữ Đẳng là cùng chọn lấy Thiền thứ ba-Thiền thứ tư, tránh khỏi Thủy tai-Phong tai và nạn của cõi trời Trường Thọ, cho đến Vô sắc cũng đều được nghe. Nay đưa ra đầu thâu nhiếp sau, và đối với nước thành tựu văn, cho nên nói là lửa của kiếp (Kiếp hỏa). Dựa vào Trí Luận… bao gồm hai cõi trên, trừ ra năm cõi trời Tịnh Cư, còn lại đều là nạn của Trường Thọ.

Nay không chọn lấy Thiền thứ nhất, bởi vì ở đó có Phạm Vương phần nhiều rất thích thuyết pháp, có Giác-có Quán ít chướng ngại đến nghe pháp, lại đích thực đã đốt cháy cho nên không nói đến. Trên đây là giải thích thuận theo luận.

Trong tám nạn thì nẽo thiện-nẽo ác đều đưa ra một loại, lý thật thì tám nạn đều có thể được nghe. Lại nói đến lửa của kiếp thì bao gồm trước Phật-sau Phật, bởi vì lúc kiếp hoại không có Phật xuất thế, Tu-la và địa ngục có thể ở trong biển thì bao gồm nhiều nạn rồi.

Nay kinh chỉ nói đến lửa của kiếp, thì đang ở trong ngọn lửa cũng có thể được nghe, bởi vì chúng sinh thấy đốt cháy mà ở nơi đốt cháy có nơi không bị đốt cháy.

Hỏi: Nếu dựa vào nghĩa trước đây, thì tại sao người có thể tiếp nhận giáo pháp lại sinh vào nơi khó khăn? Đáp: Đây là dựa theo ThừaGiới chậm và nhanh, nên làm thành bốn câu phân biệt: 1- Thừa trì hoãn mà Giới cấp bách, sinh ở cõi Trường Thọ và Bắc Câu-lô châu, không nghe đến pháp quan trọng; 2- Thừa cấp bách mà Giới trì hoãn, sinh trong ba đường dữ mà không trở ngại nghe pháp, trong pháp hội của Phật phần nhiều nêu ra chủng loại như rồng-quỷ…; 3- Thừa và Giới đều cấp bách, là ở loài người và loài trời mà nghe pháp; 4- Thừa và Giới đều trì hoãn, là ở ba đường dữ không đầy đủ các căn lại không nghe đến pháp.

Nay nước của biển-lửa của kiếp là hai câu 2-3, bởi vì hai câu còn lại không có Thừa. Kinh-Luận không trình bày, tức là ý nửa kệ sau khuyên nhủ người học cố gắng, nguyện để tâm đến pháp quan trọng. Vì vậy kinh Niết Bàn nói: “Đối với Giới trì hoãn thì không gọi là trì hoãn, đối với Thừa trì hoãn thì mới gọi là trì hoãn.”

Trong một kệ sau là phạm vi giới hạn thuyết giảng của Giáo, cần phải thuyết giảng về các Địa, là tổng quát khuyến khích thuyết giảng. Thuyết giảng về nghĩa gì của Địa? Nghĩa là cần phải thuyết giảng về ba tướng từ từ theo thứ tự (Tiệm thứ) thuộc Trí rộng lớn của các Địa trong Tạng của chữ trước đây. Tiếp đến nói về tu tập tức là tướng tổng quát.

Nói về từ từ theo thứ tự, từ từ (Tiệm) thì trình bày không phải là nhanh chóng (Đốn), theo thứ tự (Thứ) thì biện giải không lộn xộn. Như thế nào là ba? Một- Quán sát từ từ theo thứ tự; Hai- Chứng từ từ theo thứ tự; Ba- Tu hành từ từ theo thứ tự. Đây tức là ba Trí thuộc Gia hạnhCăn bản-Hậu đắc trong mười Địa, là tướng đầu-giữa-sau trong mỗi một Địa.

Đạo thuộc Trí thù thắng, tức là Quán sát từ từ theo thứ tự, Đạo là nhân. Bởi vì Trí gia hạnh là đích thực chứng đạt về Trí thù thắng từ từ theo thứ tự, cho nên gọi là Đạo thuộc Trí thù thắng, nghĩa là thuyết giảng về mười Địa này, hoặc là quán sát về gia hạnh, hoặc là Lý làm chỗ dựa của gia hạnh, mà có thể phát sinh Thật Trí của các Địa.

Tiếp đến tiến vào trú lần lượt chuyển tiếp, là Chứng từ từ theo thứ tự. Tiến vào là tâm tiến vào Địa. Trú tức là tâm trú vào Địa, bởi vì chưa chuyển hướng đến Địa khác. Lần lượt chuyển tiếp tức là tâm ra khỏi Địa, bởi vì mỗi một Địa chuyển đến nơi đã trú vào. Ngay nơi ba tâm này chứng đạt Trí tự nhiên mà từ từ theo thứ tự.

Câu thứ ba tức là tu hành từ từ theo thứ tự, bởi vì Trí hậu đắc cần phải nhờ vào tu hành mà chứng đạt Chân, mới có thể hiểu rõ Tục, cho nên gọi là tu hành từ từ theo thứ tự.

Nói về Pháp trí, là chính thức biện giải về Thể của Trí hậu đắc duyên với pháp riêng biệt, cho nên gọi là Pháp trí. Trí này sinh ra từ hai cảnh: 1- Do chứng Chân, cho nên nói là thuận theo hành mà sinh ra. Luận nói: Hành là tiến vào trú, lần lượt chuyển tiếp mà thành tựu. 2- Bên ngoài có thể hiểu rõ Tục, cho nên nói là thuận theo cảnh giới mà sinh ra. Luận nói: Cảnh giới, là bởi vì cảnh giới của hành này đủ loại khác nhau, nghĩa là dùng hành đích thực chứng đạt, hiện hành ở cảnh Tục là Trí hậu đắc.

Lợi ích cho chúng sinh, là một câu kết luận về lợi ích của thuyết giảng, cũng là cảnh của Trí hậu đắc.

Hỏi: Mỗi một Địa đích thực chứng đạt, Như trong Địa thứ nhất là Chánh Trí tự chứng Chân Như, thì trong chín Địa sau không cần phải trải qua chứng đạt, bởi vì Như không hai-không khác. Cổ đức giải thích rằng: “Như tuy là cùng một vị, mà dựa theo Trí sáng-tối thì có mười loại tự chứng đạt (Thân chứng).” Điều này cũng thuận với Lý. Luận Duy Thức nói: “Tuy tánh của Chân Như thật sự không có sai biệt, mà tùy theo đức thù thắng để thiết lập mười loại.” Đây là dựa theo đức đã chứng đạt khác nhau, cho nên có tự chứng đạt của mười Địa. Lại nói: “Tuy trong Địa thứ nhất đã đạt được tất cả, nhưng hành chủ động chứng đạt hãy còn chưa viên mãn, vì khiến cho viên mãn, mà kiến lập ở những Địa sau.” Đây là cũng dựa theo ý sáng-tối chủ động chứng đạt. Nếu chỉ chọn lấy đức đã chứng đạt khác nhau, thì ở Địa thứ nhất chưa hoàn toàn chứng đạt về Như, cũng chưa có thể hoàn toàn thông suốt chất vấn về Như không có khác nhau; như người nhìn bầu trời, lúc nhỏ thì không thấy xa, lớn lên thì dần dần tăng thêm, bầu trời tuy không có sai khác nhưng mắt có sáng-tối.

Phần ba là nhận lời thuyết giảng về phạm vi giới hạn, nghĩa là đã thuyết giảng không vượt qua Nghĩa Đại và Thuyết Đại, là phạm vi giới hạn của Địa. Trong đó có hai: Trước là nói về ý của nghi thức thuyết giảng, sau là chính thức hiển bày về lời kệ.

Phần trước: Quán sát mười phương là nói về nghi thức thuyết giảng. Luận nói: Bởi vì chỉ rõ không có Ngã mạn, không có tâm thiên lệch. Quán sát chư Phật mười phương mà mong muốn nương theo uy lực, cho nên không có Ngã mạn. Quán sát căn cơ mười phương mà mong muốn che phủ tất cả, cho nên không có tâm thiên lệch. Văn trước-sau đều nói nương theo thần lực của Phật, quán sát tất cả mười phương. Cũng có thể quán sát tất cả căn cơ chúng sinh mà không khinh mạn người khác, quán sát tất cả chư Phật mà không nghiêng về một vị Phật nào.

Muốn khiến cho Đại chúng tăng thêm niềm tin thanh tịnh, là nói về ý thuyết giảng. Nghĩa là Đại chúng trước đây có niềm tin sâu xa, khao khát đối với pháp đã nghe, nay lại nêu ra thuyết giảng về hai Đại của Chánh Địa, làm tăng thêm lợi ích cho người nghe, có thể tiếp nhận Chánh nghĩa, không như lời nói chọn lấy, gọi là tăng thêm niềm tin thanh tịnh.

Nếu dựa theo Luận về Kinh thì lại có tăng thêm hoan hỷ. Kinh ấy nói: “Muốn khiến cho Đại chúng lại tăng thêm vui mừng hớn hở, mà phát sinh Chánh Tín.” Bởi vì vui mừng hớn hở tức là niềm tin thanh tịnh, cho nên nay lược bớt không có. Luận nói: Vui mừng hớn hở, là bởi vì tâm trong sáng không vẩn đục, dựa vào Tín lấy tâm thanh tịnh làm tánh, thì xứng với Lý mà vui mừng.

Bởi vì trong phần trước đây, người thuyết giảng làm trái lời thưa thỉnh đã khiến cho Đại chúng hoan hỷ, nay nói tăng thêm như thế nào mà có được sự vui mừng hớn hở này? Luận nói: Vui mừng hớn hở có hai loại: 1- Vui mừng hớn hở về Nghĩa Đại, bởi vì đạt được nghĩa; 2- Vui mừng hớn hở về Thuyết Đại, bởi vì nhờ vào Thuyết Đại này mà có thể đạt được nghĩa. Nghĩa gọi là nguyên cớ sâu rộng xứng với Đại, tức là ngay nơi pháp mà nhận lấy tên gọi; Thuyết gọi là giải thích bày tỏ, bởi vì nhờ vào sự thuyết giảng này mà đạt được nghĩa ấy, dựa vào nghĩa đã đạt được cho nên gọi là Đại, thuyết giảng về Đại vốn dựa vào nơi khác mà nhận lấy tên gọi. Nghe đến hai Đại đều vui mừng hớn hở, là nhờ vào giải thích mà hiểu được ý nghĩa rất thanh tịnh không nghi ngờ gì, bên trong tràn đầy pháp Hỷ cho nên tăng thêm vui mừng hớn hở. Đại ý như vậy.

Nhưng mà Thể-Tướng của hai Đại, xưa giải thích không giống nhau.

Viễn Công nói: “Tông chỉ quan trọng trong Địa Kinh này có bốn: Một là Ngôn giáo, hai là hạnh của Giáo đạo đã thuyết giảng, ba là hạnh của Chứng đạo đã hiển bày, bốn là pháp của Địa do Chứng đạo mà biểu hiện. Ngay trong bốn loại này, hai loại đầu là Thuyết Đại, bởi vì hạnh dựa vào ngôn từ mà thành tựu, ngôn từ dựa vào hạnh mà phát ra, cho nên hợp lại làm Thuyết; hai loại sau hợp lại làm Nghĩa Đại, bởi vì chứng đạt dựa vào pháp mà thành tựu, pháp dựa vào chứng đạt mà hiển bày, cho nên hợp lại làm Nghĩa.”

Hiền Thủ giải thích rằng: “Tông chỉ quan trọng của kinh này có sáu: 1- Chỗ dựa của Quả Hải như hư không rộng lớn; 2- Do Trí của Địa mà chứng đạt mười lớp pháp giới, như nơi đã vẽ ra ở giữa hư không; 3- Trí căn bản chủ động chứng đạt pháp giới, như tướng chủ động dựa vào nét vẽ; 4- Trí hậu đắc của các Địa tùy theo sự việc mà khởi Hạnh, không trú vào Bi-Trí; 5- Do Trí gia hạnh của các Địa mà khởi HạnhGiải, làm phương tiện hướng đến Địa; 6- Nương vào pháp hiển bày thành tựu sai biệt về các Địa, như trong Địa thứ hai lấy mười thiện làm Chánh, Địa thứ ba là các chi Thiền…” Ở trong sáu loại này, ba loại trước hợp lại làm Nghĩa Đại, ba loại sau hợp lại làm Thuyết Đại.

Nhưng cách giải thích sau không chọn lấy chủ động giải thích (Năng thuyên), ý nói rằng: Như bảy kệ trong phần kệ cũng trình bày về Nghĩa Đại, lẽ nào không có chủ động giải thích hay sao? Chính là hợp với Dụng bởi vì rất sâu xa, cho nên gọi là Nghĩa; có thể nương vào ngôn thuyết, cho nên gọi là Thuyết. Lại dựa vào cách giải thích sau, Cổ đức dựa vào đây lại biện giải về nghĩa có thể thuyết giảng-không thể thuyết giảng. Nhưng văn sau của Luận tự trình bày về nghĩa của thuyết giảngkhông thuyết giảng thuộc hai phần nhân quả, không phải là không có điểm cốt yếu, cho nên nay nói về điều đó.

Trong đó: Trước là dựa vào Nghĩa Đại, tiếp là dựa theo Thuyết Đại, sau là biện giải dung thông cả hai.

Trong mục trước là dựa vào Nghĩa Đại, có ba: Một- Dựa theo Quả Hải, có thể tổng quát nêu lên khiến cho người nhận biết về có, gọi là có thể thuyết giảng; không thể dựa vào mở rộng nêu ra cho người nhận biết, gọi là không thể thuyết giảng. Hai- Dựa theo nơi chứng đạt, đã từ đây mà chứng đạt lìa xa tướng-lìa xa danh, trở lại nói rằng: Pháp này không thể thuyết giảng-lắng nghe, dùng ngôn từ này để loại bỏ ngôn từ, thích hợp với pháp ấy cho nên gọi là có thể thuyết giảng; có ngôn từ thì loại bỏ, gọi là không thể thuyết giảng. Ba- Dựa theo Trí căn bản, nghĩa là bởi vì giải thích chặn lại thì dễ dàng hiểu được, cho nên gọi là có thể thuyết giảng; giải thích thẳng vào không đạt tới, cho nên gọi là không thể thuyết giảng.

Nhiếp Luận nói: “Trí không có phân biệt bởi vì lìa xa năm tướng, gọi là Thụy miên-Hôn trầm… Bởi vì giải thích thẳng vào không đạt tới, cho nên dựa theo giải thích chặn lại để nêu ra pháp ấy.”

Trong mục tiếp là dựa theo Thuyết Đại, cũng có ba: Một- Dựa theo Trí hậu đắc, tùy theo hành tướng của sự việc, có thể dùng ngôn từ để phân biệt, vậy thì có thể thuyết giảng; là xuất thế gian cho nên không thể thuyết giảng. Hai- Dựa theo Trí gia hạnh, nói là bởi vì quán sát ý nghĩ-ngôn từ, vậy thì có thể thuyết giảng; hành tướng trong quán thì ngôn từ không đạt tới, cho nên gọi là không thể thuyết giảng. Vả lại, Tự tướng của các pháp đều không thể thuyết giảng, Cọng tướng của các pháp đều là có thể thuyết giảng, đây là bao gồm tất cả các pháp. Ba- Dựa theo pháp đã nương vào, có thể nương vào pháp này để biểu hiện rõ ràng khiến cho người hiểu rõ về mười Địa, cho nên gọi là có thể thuyết giảng; không thể nương vào pháp này tức là mười Địa, gọi là không thể thuyết giảng.

Trong mục sau là dựa theo dung thông cả hai: Trong sáu loại trên đây đều thuyết giảng tức là không có thuyết giảng, không có thuyết giảng tức là thuyết giảng, không có hai đều dung thông, dựa theo suy nghĩ có thể biết.

Vả lại: Một- Quả Hải lìa xa duyên cho nên không thể thuyết giảng, pháp đã chứng dựa vào duyên vậy thì có thể thuyết giảng. HaiPháp đã chứng không phải là tu cho nên không thể thuyết giảng, pháp có thể chứng do tu khởi lên vậy thì có thể thuyết giảng. Ba- Chính thức chứng đạt lìa xa tướng cho nên không thể thuyết giảng, Trí hậu đắc hiện rõ tướng vậy thì có thể thuyết giảng. Bốn- Trí hậu đắc không có phân biệt cho nên không thể thuyết giảng, Trí gia hạnh có ý nghĩ-ngôn từ vậy thì có thể thuyết giảng. Năm- Quán sát gia hạnh không có phân biệt cho nên không thể thuyết giảng, nương vào pháp biểu thị cho Địa vậy thì có thể thuyết giảng.

Không thể thuyết giảng trên đây, tất cả đều không khác với có thể thuyết giảng, bởi vì Lý chân thật có khắp mọi nơi, cho nên có thể thuyết giảng không khác với không thể thuyết giảng; bởi vì Duyên-Tu vô tánh, cho nên văn sau tuy thuyết giảng một phần mà nghĩa cũng không thiếu sót. Vì vậy, Luận nói: Thâu nhiếp tiếp nhận đầy đủ đúng như thật. Ý ở tại nơi này. Kinh Niết Bàn cũng nói: “Sinh-không sinh… đều không thể thuyết giảng, bởi vì có nhân duyên cho nên cũng có thể thuyết giảng. Thuyết giảng-không thuyết giảng, không thể cố chấp hạn hẹp.” Còn lại về sau sẽ trình bày. Trên đây là nói về ý, xong.