ĐẠI HẮC THIÊN THẦN PHÁP

Phạn Hán văn: Chùa Gia Tường_ THẦN KHẢI ghi chép
Sưu tập Thủ Ấn, đồ hình và Phạn Việt dịch:: HUYỀN THANH

 

_ Đại Hắc Thiên Thần (Mahā-kāla-devatā) là thân biến hóa của Đại Tự Tại Thiên (Maheśvara-deva) đều được an trí ở các chốn Già Lam (Saṃghārāma) trong năm nước Thiên Trúc với triều Ngô.

Có người nói rằng: Đại Hắc Thiên Thần là Hóa Thân của Kiên Lao Địa Thiên (Dṛḍha-pṛthivī) được an ở chốn Già Lam, mỗi ngày thổi cơm dâng phần, cúng dường vị Trời này

Trong Thệ Mộng Trung Ngữ Từ nói rằng: “Nếu an trí Ta (Đại Hắc Thiên Thần) ở chốn Già Lam, ngày ngày kính cúng thì trong ngôi chùa của Ta khiến trụ Chúng (Saṃgha) có nhiều vị Tăng (Bhikṣu), mỗi ngày đều nuôi dưỡng Chúng cả ngàn người, cho đến nhà của con người cũng như thế vậy.

Nếu người ba năm chuyên Tâm cúng Ta thì Ta sẽ đến chốn này, trao cho người cúng sự phú quý của Thế Gian cho đến quan vị , tước lộc …thảy đều ban cho.

Thể của Ta làm năm thước (5/3m), hoặc ba thước (1m), hoặc hai thước năm tấc (25/3dm) cũng được thông miễn. Phàm màu sắc đều làm màu đen, mão đội đầu đều màu đen; khiến mặc quần đùi chẳng rũ xuống, khiến mặc quần áo đi săn bắn, ống tay áo nhỏ mịn. Tay phải nắm quyền rút về eo bên phải, tay trái cầm cái túi lớn từ trên lưng khiến treo trên vai. Cái túi ấy có màu lông chuột rũ xuống dưới, bên trên thắt lưng.

Như vậy làm xong, ở nhà ăn của Đại Chúng, lễ cúng thì nhà cửa, phòng xá đều tự nhiên thịnh vượng tụ tập phun vọt ra.

Lại nếu người thường trì niệm Chú của Ta, bốn mùa bày biện đủ món ăn ngon, rượu, canh, cơm, thức ăn cho đến một trăm mùi vị…vào lúc canh năm thời chẳng cần biết Chúng có nhiều người cúng Ta, đều quyết định ban cho sự giàu có.

Chú ấy là:

“Án, mật chỉ, mật chỉ xá bà lệ, đa la yết đế, sa-bà ha”

*) Oṃ_ micchi micchiśvare tāragate _ svāhā

Ấn: Hai tay tác Nội Phộc, duỗi hai Địa (2 ngón út) hai Thủy (2 ngón vô danh) đưa qua lại

Cúng Dường Ấn: dùng Pháp thường đồ (đường lối thông thường)

Người lễ cúng cần phải đối với vị Thần này: tưởng thành cha mẹ, đối với Tam Bảo thành vị bảo vệ bên ngoài, đối với mọi người thành cha mẹ vậy.

Ngoài ra, từ lâu đã nghe biết phong tục của Thiên Trúc kèm với phong tục trong triều đại của Ta, các chùa đều an trí vị Trời này rất nhiều. Nhân vì chặt đứt sự nghi ngờ của người đời sau, nên dùng Dã Khách Mộng Sự dẫn tìm, đưa tặng cho yên lòng vậy.

_ Đại Hắc Thiên Thần Pháp.

Thầy nói rằng: “Điều này rất bí mật, chẳng thể truyền thụ cho Đệ Tử chưa nhập thất, ngàn vàng đừng truyền, nỗ lực khen ngợi (Thiên Tán: bài tán chư Thiên) Chủng tử là 亙(MA)

_ Đại Hắc Thiên Thần.

Di Giới Tạng Phạm Hiệu nói là Ma Ha Ca La Thiên (Mahā-kāla), cũng nói là Đại Hắc Thiên Thần, dùng Phổ Ấn, Tam Ma Gia Hình là cây kiếm, màu xanh có ba mặt sáu cánh tay. Hai tay trái phải phía trước để nằm ngang cầm cây kiếm, tay trái tiếp theo cầm đầu người (nắm búi tóc), tay phải tiếp theo cầm con dê cái, hai tay trái phải tiếp theo giương tấm da voi ở phía sau lưng, dùng đầu lâu làm chuỗi Anh Lạc. Bản xưa nói là: “ màu đen lợt vậy”

Nhân Vương Kinh Lương Bí Sớ ghi rằng: “Nói “Trủng gian” (gò mả) là nơi cư trú. Nói “Ma Ha” phiên dịch là to lớn. Nói “Ca La” là Hắc Thiên. Câu trên là Phạn Ngữ, câu bên dưới là ngôn ngữ thuộc đời Đường

Đại Hắc Thiên Thần Đấu Chiến Thần. Nếu lễ vị Thần ấy thì tăng uy đức, làm việc đều thắng, cho nên hướng về vị Thần ấy cúng bái. Vì sao lại biết? Tam Tạng trích dẫn sách Phạn, nói rằng:

Kinh Khổng Tước Vương nói: “Ở phía Đông của Quốc Thành tại nước Ô Thi Ni, có một khu rừng tên là Sa Ma Xa Na (Śmaśāna), đây nói là Thi Lâm (khu rừng chứa xác người chết). Khu rừng ấy dài rộng đủ một do tuần, có vị Đại Hắc Thiên Thần (Mahā-kāla) là Thân biến hóa của Ma Hề Thủ La (Maheśvara:Đại Tự Tại Thiên) cùng với các Quỷ Thần, vô lượng quyến thuộc…ban đêm thường du hành trong rừng, có Đại Thần Lực, có nhiều loại châu báu, có thuốc ẩn hình, có thuốc sống lâu, du hành bay trên hư không, đem các thuốc Huyễn Thuật cùng mua bán với con người, chỉ nhận lấy máu thịt của con người, trước tiên quy ước cân lượng rồi mua bán nhóm thuốc. Nếu người muốn đi đến thì dùng Đà La Ni gia trì thân mình xong rồi mới đi đến mua bán. Nếu chẳng gia trì thì các Quỷ Thần kia liền tự ẩn hình, trộm lấy máu thịt của người, khiến giảm cân lượng. Tức lấy máu thịt trên thân người ấy, tùy lấy tùy hết, chẳng đủ số theo quy ước lúc trước, cho đến lấy hết máu thịt của một người mà cân lượng chẳng đủ số, nên chẳng thể đổi được thuốc.

Nếu người gia trì mua được Bảo Bối với các thứ thuốc thì tùy theo Ý muốn làm, đều được thành tựu. Nếu hướng đến sự cúng tế thì chỉ cần máu thịt của con người, khiến cho vị Thần ấy có Đại Lực, liền gia hộ cho người đã làm Pháp dũng mãnh đấu chiến, đều được thắng. Cho nên Đại Hắc Thiên Thần tức là Đấu Chiến Thần.

Vị Trời này tức là quyến thuộc của bảy Mẫu Thiên (v.v….) có bảy chị em

1_ Tả Bí Noa (Cāmūṇḍā)

2_ Kiều Phệ Lý (Kauverī)

3_ Phệ Sắt Noa Vi (Viṣṇavī)

4_ Kiều Ma Lý (Kaumarī)

5_ Ấn Trà Lý (Indrī)

6_ Lao Trà Lý (Raudrī)

7_ Mạt La Hứ Nhĩ (Brāhmī) Bảy tên gọi đó đều là Chân Ngôn vậy

_ Đại Nhật Kinh Sớ nói rằng:

Trà Cát Ni Chân Ngôn. Đây là Thế Gian có tạo ra Pháp Thuật này, cũng là Chú Thuật tự tại hay biết được con người sắp hết mạng, tức biết trước sáu tháng. Biết xong, liền làm Pháp lấy trái tim của người ấy để ăn. Sở dĩ như thế, vì trong thân người có Hoàng (?khí vui ?phân màu vàng ?kim loại vàng), ấy là Hoàng của con người giống như con bò có Hoàng vậy.

Nếu người được ăn thì hay được sự thành tựu rất lớn, một ngày dạo vòng bốn khu vực, tùy theo Ý đã làm đều được. Cũng hay được mọi thứ trừng trị con người.

Kẻ có hiềm thù dùng Thuật trừng trị khiến cho bị bệnh khổ, nhưng Pháp ấy chẳng được giết người, chủ yếu là y theo Phương Thuật mà tự mình tính toán. Người sắp chết thì cách sáu tháng liền biết, biết xong dùng Thuật lấy trái tim của người ấy, tuy lấy trái tim ấy nhưng có Pháp Thuật, chủ yếu dùng vật khác thay thế thì người này, mạng cũng chẳng kết thúc, đến khi hợp với giờ chết thời mới tan hoại.

Đại Đô là Dạ Xoa Đại Tự Tại, nơi người đời đã nói là Đại Cực, thuộc Ma Ha Ca La, ấy là Đại Hắc Thần vậy. Đức Tỳ Lô Giá Na (Vairocana) dùng Pháp Môn Giáng Phục Tam Thế muốn khuất phục loài kia (Ḍākiṇī), cho nên hóa làm Đại Hắc Thần hơn hẳn loài kia (Ḍākiṇī) vô lượng thị hiện, dùng tro xoa bôi Thân ở ngay trong vùng hoang vắng, dùng Thuật đều triệu tất cả Thành Tựu, bay trên hư không, đi trong nước đều không có ngăn ngại, la mắng các Trà Cát Ni (Ḍākiṇī): “Do ngươi thường ăn nuốt con người, cho nên nay Ta cũng sẽ ăn nuốt ngươi” Liền ăn nuốt Trà Cát Ni, nhưng chẳng khiến cho bị chết, lại thả ra đều khiến cho loài kia không được ăn thịt (đoạn nhục)

Loài kia bạch Phật rằng: “Con phải ăn thịt thì mới sống được. Nay lại như thế thì làm sao cứu giúp được mình?!”

Đức Phật nói: “Nghe nói ngươi ăn trái tim của người chết”

Loài ấy nói: “Khi con người sắp chết thì các hàng Trời, Dạ Xoa đều biết mạng của kẻ kia đã hết, nên tranh nhau đến muốn ăn thời con làm thế nào để được?!”

Đức Phật nói: “Vì ngươi, nói Pháp Chân Ngôn với Ấn. Sáu tháng chưa chết thì liền hay biết. Biết xong, dùng Pháp gia hộ đừng khiến cho người khác sợ hãi bị tổn hoại, đến khi hết mạng thời nghe ngươi lấy ăn, như vậy khéo dẫn dắt khiến cho kẻ kia được vào Đạo”

Có Chân Ngôn này: Ha-lợi (Ha là quyết định thực hành, Lợi là dơ bẩn) Ha (thực hành trừ sự dơ bẩn của Tà Thuật kia)

*) Hrīḥ haḥ

Du Kỳ Kinh Sớ nói rằng: “Hồng Ca La (Hūṃ-kāra) [tên gọi Giáng Tam Thế, nghĩa của Giáng Phục]. Ca La (lại nói là Hắc Ám)”

Đại Nhật Kinh Sớ nói rằng: “Ma Ha Ca La Đại Hắc Thiên Thần”.

Lại nói là “Đại Ám Dạ Thiên” là do chữ Ca La (Kāla) được phiên dịch thành

Hắc Ám

Nhân Vương Sớ nói rằng: “Ma Ha Ca La Thần” ……

Ma Ha Ca La dùng Phổ Ấn

“Án, ma ha ca la dã, sa-bà ha”

*) Oṃ _ Mahā-kālāya _ svāhā

Nam Hải Truyện nói rằng:

“Lại nữa, tại các chùa lớn ở phương Tây (Ấn Độ), bên cạnh cây cột nhà bếp, hoặc ở trước cửa kho lớn, đều có khắc hình biểu thị trên tấm gỗ, hoặc hai thước (2/3m) ba thước (1m), làm hình dạng Thần Vương ngồi, cầm cái túi vàng ròng, ngồi trên cái giường nhỏ, duỗi một chân xuống đất, thường lấy dầu lau phết làm hình màu đen, hiệu là Mạc Ha Ca Ca (Mahā-kāla) tức là Đại Hắc Thần.

Đời xưa tương truyền rằng: “Vị Thần đấy là Bộ Thuộc của Đại Thiên, có Tính yêu thích Tam Bảo, hộ trì năm Chúng khiến cho không hao tổn một sợi lông, người mong cầu đều được toại nguyện, chỉ đến lúc ăn thời nhà bếp thường dâng tiến hương hỏa (hương và lửa đèn), hết thảy thức ăn uống đều bày ra trước mặt Ngài.

_ Bản thân từng được nghe nói tại chùa Ba Thiền Na ở xứ Đại Niết Bàn, mỗi ngày thường có hơn một trăm vị Tăng thọ thực. Vào dịp lễ bái của hai kỳ Xuân Thu, bất chợt có 500 vị Tăng Đồ đến dự, ngay lúc ấy không thể nấu nướng kịp. Vị Tri Sự bảo nhà bếp rằng: “Có việc bề bộn gấp rút này, biết phải làm như thế nào đây?!”.

Khi ấy có một bà lão là người thanh tịnh, bảo rằng: “Đây chỉ là việc thường tình, không có gì phải lo lắng”. Rồi bà lão mới thắp nhiều hương, xếp bày đầy thức cúng tế, bạch với Hắc Thần rằng: “Đại Thánh! Ngài ngự ở trên! Vì chư Tăng ở bốn phương đến lễ bái Thánh Tích, nên đừng khiến cho thức ăn uống cúng dường bị thiếu. Lòng nhân từ đấy, cầu mong Ngài có thể biết”.

Rồi vẫn mời Đại Chúng ngồi xuống, đem thức ăn thường dùng của chùa, thực hiện theo thứ tự. Do Đại Chúng đều được đủ các món ăn vẫn như ngày thường, cho nên thảy đều xướng lên rằng: “Khéo thay! Sức lực của Thiên Thần làm giúp cho lễ bái yết” và nhìn thấy vị Thần màu đen (Hắc Thần) với thấy thức ăn ở trước mặt tạo thành đống to lớn”

Xin hỏi sự kiện ấy có Ý gì? Do đâu mà có quả báo này?

Mặc dù Hoài Bắc trước kia không có, nhưng phần lớn tại Giang Nam đều có nơi an trí (tượng Thần), người cầu xin rất hiệu nghiệm. Đường lối của vị Thần (Thần Đạo) chẳng phải là hư dối.

Rồng Mục Chân Lân Đà ở Chùa Đại Giác cũng đồng với sự sai khác này vậy. _ “Án, mật chỉ, mật cỉ xá bà lệ, đa la yết đế ha, sa bà ha”

*) Oṃ_ micchi micchiśvare tāragate_ svāhā

_ “Án, ma ha ca la gia, sa bà ha”

Oṃ_ Mahā-kālāya_ Svāhā

_ Khẩu Truyền nói rằng: “Pháp Thường Đồ (đường lối thông thường) là Thập Bát Đạo (18 Đạo Khế)”

Khẩu Truyền nói rằng: “Kinh Nhân Vương nói Ma Ha Ca La ở gò mả là Đại Hắc Thiên Thần”

Lý Thú Thích nói rằng: “Bảy Mẫu Nữ Thiên là quyến thuộc của Ma Ha Ca La Thiên, có thể cư ngụ ở phương Đông Bắc, rất bí mật, rất bí mật”

_ Thầy nói rằng: “Pháp này là Pháp rất ư bí mật. Người chẳng nhập thất lại còn là người kém Phước không có tên tuổi thì chẳng thể truyền thụ, cho dù dốc sức đem cả ngàn vàng đến thì cũng đừng truyền thụ”.

Trước tiên có thể chuẩn bị cúng một mặt

Tiếp đến có thể chuẩn bị chút ít quả trái

Tiếp đến chuẩn bị một chén nước thơm (có thể rải thêm lên cây gậy)

Tiếp đến một chén hương hoa bôi, một chén vòng hoa, một chén hương đốt, một chén rượu (nếu không có thì dùng Trà)

Tiếp đến một chén gạo sạch (như cơm), một vốc tiền bạc (hoặc dùng thêm vải lụa, dùng Phổ Cúng Dường Minh)

Tiếp đến ở trong cái buồng, rửa tay xúc miệng

Tiếp đến Hộ Thân (Tịnh ba nghiệp, ba Bộ, Bị Giáp như Thập Bát Đạo)

Tiếp đến vào Đường (lễ đường) [cầm tràng hạt với cái chày]

Tiếp đến lễ Phật rồi ngồi xuống

Tiếp đến dùng hương xoa bôi bàn tay

Tiếp đến gia trì vào nước thơm (dùng Biện Sự Ấn Minh)

Tiếp đến rưới vảy vật cúng khiến cho sạch sẽ (tịnh cúng vật)

_ Tiếp đến Gia Trì Phạn Thực Chân Ngôn. Tay trái nắm quyền để ở eo lưng, tay phải dựng năm ngón, co lóng ngón giữa, đem Không Chỉ (ngón cái) để ở móng ngón Hỏa (ngón giữa). Mỗi lần tụng Chân Ngôn thì chà xát trên móng ngón giữa sáu lần, duỗi các ngón còn lại. Sau đó dùng ngón cái, ngón trỏ búng tay ba lần duỗi ra.

 

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tát phộc đát tha nghiệt đa, phộc lộ chỉ đế. Án, tam bà la, tam bà la, hồng”

*) Namaḥ sarva-tathāgatāvalokite. Oṃ sabhara sabhara hūṃ

[Bản khác ghi nhận bài Chú này là:

Namaḥ sarva tathāgata avalokite_ Oṃ_ sambhāra sambhāra hūṃ]

_ Tiếp đến Thí Cam Lộ Ấn Minh. Tác Thí Vô Úy Ấn xong, tay phải dựng giương năm ngón tay, chỉ thẳng lên trên.

 

 

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tô-lỗ bả dã, đát tha nghiệt đa dã. Đát nễ-dã tha: Án, tô-lỗ, tô-lỗ, bát-la tô-lỗ, bát-la tô-lỗ, sa-phộc hạ”

*) Namaḥ srūpaya tathāgatāya. Tadyathā: Oṃ_ srū srū, prasrū prasrū, svāhā

[Bản khác ghi nhận bài Chú này là:

Namaḥ Surūpaya tathāgatāya

Tadyathā: Oṃ_ suru suru _ prasuru prasuru _ svāhā]

_ Tiếp đến Tông Tự Tâm Thủy Luân Quán. Trước tiên tác Thí Vô Úy Ấn, quán chữ (Vaṃ) trong tâm của lòng bàn tay phải, tụng chữ (Vaṃ). Chú này tụng bảy lần, liền mở năm ngón tay, hướng xuống dưới, đến bên trong (?che bên trên) vật khí chứa thức ăn rồi Quán.

 

Chân Ngôn là:

“Nẵng mạc tam mạn đa một đà nam_ Tông” *) Namaḥ samanta-buddhānāṃ_ Vaṃ

_ Tiếp đến Khuyến Thỉnh (Dùng Kiên Thật Hợp Chưởng) chí Tâm cẩn thỉnh Ma Ha Ca La Đại Hắc Thiên Thần cùng với các quyến thuộc đi đến, giáng xuống chốn này, thọ nhận sự cúng dường này (3 lần) Chân Ngôn là:

“Án, ma ha ca la gia, duệ hề duệ” (3 lần_ Phổ Ấn Minh)

*) Oṃ_ maha-karaya (?mahā-kālāya) ehyehi

Dùng hai Không (2 ngón cái) chiêu mời (3 lần)

_ Tiếp đến Át Già (lấy rải lên cây gậy, tụng Khuyết Già Minh, rưới vảy ở trước chỗ ngồi ba lần)

Tiếp đến Tòa hoa (lấy một bông hoa trong buồng, tụng Hoa Tòa Minh để ở chỗ ngồi, hoặc cũng dùng Ấn Minh)

Tiếp đến hương xoa bôi

Tiếp đến vòng hoa

Tiếp đến hương thiêu đốt

Tiếp đến thức ăn uống (Quả trái mới, tiếp đến rượu, tiếp đến thức ăn uống)

Tiến đến đèn sáng

Tiếp đến tiền bạc(hoặc dùng thêm vải lụa)

Tiếp đến Phổ Cúng Dường (như Thập Bát Đạo vậy)

Tiếp đến Tán Ấn (dùng Phổ Chư Thiên Tán)

Tiếp đến Đế Duyên Độ (dùng Phổ Ấn)

Tiếp đến Tâm Kinh (dùng Phổ Ấn)

Tiếp đến tùy Ý cầu nguyện

Tiếp đến Căn Bản Ấn Chân Ngôn (đồng Ấn)

Tiếp đến Niệm Tụng (ít nhất là 100 biến)

Tiếp đến Át Già (như lúc trước)

Tiếp đến Khải Bạch (dùng Phổ Ấn)

“Vật cúng dường đã bày

Có thể cười thô xấu

Duyên bám níu Giác Quán

Phần lớn chẳng như Pháp

Gây não loạn Minh Chúng

Nguyện xin rủ Từ Bi

Ban cho sự vui vẻ”

_ Tiếp đến Lễ bái

Tiếp đến Phát Khiển. Tay phải nắm Quyền, đem ngón cái vịn ngón trỏ, ngửa lòng bàn tay, búng ngón tay phát ra tiếng, làm bảy lần .

Chân Ngôn là:

 

“Án, bạt chiết-la, mẫu khất-xoa, mục”

*) Oṃ _ vajra mukṣa bhuḥ (?muḥ)

_ Tiếp đế Hộ Thân (ba Bộ, Bị Giáp như lúc trước)

Tiếp đến ngồi xuống

_ Chư Thiên Tán:

 

“A diễn đổ, nê phộc, tả nga tố la khẩn. na la nại-la sa yết la na du, bát-la phộc la, đạt ma chỉ-lý đa, địa già-la, vĩ đạt ma tả, bát la sa ma, tao xí-dã, nễ-minh đa, bộ đa minh đa, bát-la ca xả dạ, đát nễ hạ thất-la, ma noa dã, đà hàm”

*) Ayaṃtu deva, sagasrakaṃ, narendra, sakaradayā_ pravara dharmakṛtadhikara, vidharma ca prasama saukhyai nimeta bhūtameta, prakaṣaya tadihaśra mathāya dhamaṃ

 

ĐẠI HẮC THIÊN THẦN PHÁP

_Hết_

Nói chung: Khiên (phần sau của cái áo) Quần (cái xiêm, cái váy, cái quần), hòa chung tên thì gọi là Đồn (đồ vật từ phần eo lưng trở xuống), cũng nói là Quần

_ Thừa An năm thứ ba, tháng hai, ngày 18_ Ở Phương Đông của viện Thắng Câu

Chi tại chùa Đề Hồ_ Viết chép xong trong hai tháng

_ Vĩnh Chính năm thứ ba, Bính Dần, tháng hai, ngày mồng hai_ Ở viện Tịch Tĩnh, trên chùa Đề Hồ_ Cốc Hàng Viện Trừng Huệ Pháp Ấn trao truyền xong_ Khoái Du

_ Minh Hòa năm đầu tiên, Giáp Thân, Trọng Thu, ngày mồng hai_ Dùng dùng bản Hoặc Cổ ghi chép, một lần kiểm tra và hiệu đính xong_ Sa Môn Trí Hảo.

_ Hưởng Hòa cải nguyên, mùa Thu, tháng tám, sau ngày mồng năm, gom 15 Bản kiểm tra hiệu đính xong, giao cho khắc bản khiến cho con người biết được sự linh nghiệm của Thiên Tôn.

Lại có Bát Tý Thiên.

Hy Lân Âm Nghĩa nói rằng: Kinh nói rằng: “Ma Ha Ca La Đại Hắc Thiên Thần là dùng cả hai thứ tiếng Phạn Hán nêu lên vậy. Vị Thần này có màu mây đen xanh, sống đến vô lượng tuổi, có tám cánh tay đều cầm khí trượng khác nhau, xỏ xuyên qua đầu lâu dùng làm chuỗi Anh Lạc, làm hình vị Trời phẫn nộ, dưới bàn chân có Địa

Thần Nữ Thiên dùng hai bàn tay nâng đỡ bàn chân của Ngài”

Phong Sơn Trường Cốc, Viện Tổng Trì_ Cần Tức Khoái Đạo ghi chép

_ Một lần dùng bút kiểm tra hiệu đính xong_ Từ Thuận

07/07/2012