đại đức

Phật Quang Đại Từ Điển

(大德) Đức lớn. Phạm,Pàli:Bhadanta. Dịch âm: Bà đàn đà. Tiếng tôn xưng Phật, Bồ tát hoặc Cao tăng ở Ấn độ. Các bậc Trưởng lão trong hàng tỉ khưu cũng được gọi là Đại đức. Trong các bộ luật, đối với đại chúng hiện tiền, thì tỉ khưu được gọi là Đại đức tăng, còn tỉ khưu ni thì gọi là Đại tỉ tăng. Ở Trung quốc, từ Đại đức không được dùng để gọi Phật và Bồ tát, mà chỉ dùng để kính xưng bậc cao tăng. Nhưng ở thời đại Tùy, Đường, những vị làm việc phiên dịch kinh điển thì đặc biệt được gọi là Đại đức. Đại từ ân tự tam tạng pháp sư truyện quyển 6 ghi: Tháng 6 năm Trinh quán 19 (645), khi ngài Huyền trang dịch kinh ở Hoằng phúc, trong ban của ngài có mười hai vị Đại đức chứng nghĩa, chín vị Đại đức nhuận văn, một vị Đại đức xem xét văn tự, một vị Đại đức chứng Phạm ngữ, Phạm văn v.v… Trinh nguyên thích giáo mục lục quyển 16 cũng nêu các danh xưng: Lâm đàn đại đức, Bách tọa đại đức, Tam học đại đức, Giảng luận đại đức, Nghĩa học đại đức, Phiên kinh đại đức, Dịch ngữ đại đức v.v… Ngoài ra, vị quan tăng thống lĩnh tăng ni cũng gọi Đại đức. Cứ theo truyện Cát tạng trong Tục cao tăng truyện quyển 11 ghi, thì vào đầu Vách Phía Đông Gian Trước Động thứ 10 Vách Bắc, Vách Tây Gian Trước Động thứ 10 năm Vũ đức đời Đường, vì chúng tăng quá đông nên cử ra mười vị Đại đức để trông coi pháp vụ. Nhưng thời gần đây, danh từ Đại đức đã được dùng một cách rộng rãi (nếu không nói là bừa bãi!). Đối với người có đức hạnh, bất luận xuất gia, tại gia, đều được tôn xưng Đại đức; hoặc chẳng cần giới hạn ở chỗ đầy đủ đức hạnh hay không, từ đại đức đã trở thành lối xưng hô phổ thông trong giới Phật giáo. [X. kinh Biệt dịch tạp a hàm Q.1; Hữu bộ tì nại da tạp sự Q.19; Q.38; luận Đại trí độ Q.2; luận Đại tì bà sa Q.6; Thích thị yếu lãm Q.hạ].