đại bi không trí kim cương đại giáo vương nghi quỹ kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(大悲空智金剛大教王儀軌經) Phạm: Mahàtantraràja-màyàkalpa, hoặc Hevajra-đàkinìjàla-sambaratantra. Gồm 5 quyển, 20 phẩm, do ngài Pháp hộ dịch vào đời Tống. Cũng gọi Đại bi không trí Kim cương kinh, Hỉ kim cương bản tục vương, Hỉ kim cương bản tục. Tên gọi này thông dụng. Nhưng các nhà chú thích Ấn độ và Tây tạng lại hay dùng danh xưng: Nhị nghi quĩ (Phạm: Dvikalpa). Thu vào Đại chính tạng tập 18. Kinh này được trích ra từ trong 32 nghi quĩ (Đát đặc la căn bản) của Đại đát đặc la vương đại nghi quĩ bản tiếng Phạm, nhưng 32 nghi quĩ nay đã thất lạc, cho nên kinh này còn có chỗ khả nghi. Nội dung: Phẩm Tựa tường thuật việc đức Thế tôn ở trong cung điện Kim cương minh phi âm môn hình pháp sinh, sinh ra Tam ma địa mầu nhiệm, rồi Ngài từ nơi Tam muội này đứng dậy, chỉ dạy cho bồ tát Kim cương biết rõ về Kim cương tát đỏa, Đại tát đỏa, Tam muội da tát đỏa và bảo tất cả đều được mở bày từ tâm Đại bồ đề bi trí kim cương. Kế đến, trình bày về 32 tướng huyết mạch của Không trí kim cương, cho rằng 32 tướng này được thu nhiếp vào 3 tướng là: La la noa (Phạm:Lalanà), Lạt sa noa (Phạm: Rasanà), A phạ để (Phạm: Avadhùtì) v.v… Sau hết, từ phẩm 20 trở xuống nói rõ về nội dung của mỗi tướng trong 32 tướng. Kinh này thuộc về Đát đặc la thứ 4 trong bốn Đát đặc la, tức là Vô thượng du già bộ (Phạm: Anuttarayoga), tương đương với Nhất thiết Phật tập hội noa cát ni giới võng du già của hội thứ 9 trong Kim cương đính kinh du già thập bát hội chỉ qui do ngài Bất không dịch. Về niên đại, theo khảo chứng và suy đoán, kinh này có thể đã được thành lập vào hậu bán thế kỉ VII hoặc tiền bán thế kỉ VIII. Vào thế kỉ XIX, bản tiếng Phạm chép tay đã được tìm thấy ở Népal. Năm 1959, ông D.L. Snellgrove, một học giả Phật giáo châu Âu, đem đối chiếu với bản dịch Tây tạng, rồi dịch ra tiếng Anh, phụ thêm phần Du già bảo man (Phạm: Yogaratnamàlà) do ngàiKàịkasoạn và xuất bản. Về những bản chú thích kinh này thì ngoài tập Du già bảo man của ngàiKàịka vừa nói ở trên ra, còn có ba bộ Đại sớ nổi tiếng của Tây tạng là: Hô kim cương nhiếp nghĩa quảng chú (Phạm: Hevajra piịđàrtha-ỉikà) của ngài Kim cương tạng (Phạm: Vajragarbha), Kim cương cú chân tủy tập tế sớ (Phạm: Vajrapada sàra saôgraha paĩjikà) của ngài Na lạc ba (Tạng: Nà ropa), Cát tường hỉ kim cương tế sớ chân châu man (Phạm:Zrì-hevajrapaĩjika-muktikàvalì-nàma) của ngài Bảo tạng cát (Phạm:Ratnàkarazànti) v.v… [X. Tây tạng đại tạng kinh tổng mục lục; B. Bhattacharyya: Sàdhanamàlà, GOS. XXVI, XLI; S.B. Dasgypta: An Introduction to Tantric Buddhism; D.L. Snellgrove: The Hevajratantra].