đa la

Phật Quang Đại Từ Điển

(多羅) I. Đa la. Phạm: Tàla.Cây đa la. Cũng gọi Ngạn thụ, Cao tủng thụ. Loại cây này sinh sản nhiều ở vùng đất cát gần bờ biển tại các nước Ấn độ, Miến điện, Tích lan v.v… cây cao khoảng 22 mét thuộc họ cây cọ. Lá dài rộng, bằng phẳng trơn láng, cứng chắc, từ xưa đã được dùng để viết chép kinh sách, gọi là Bối đa la diệp; quả chín thì đỏ, giống như quả thạch lựu, ăn được. Cây đa la nếu bị chặt ngang thân thì không nảy chồi lại được nữa, bởi thế, trong các kinh phần nhiều nó được dùng để ví dụ cho các tỉ khưu đã phạm trọng tội Ba la li, không thể cứu được. [X. kinh Pháp hoa Q.5 phẩm Phân biệt công đức; luận Tập dị môn túc Q.4; Đại đường tây vực kí Q.11; Huyền ứng âm nghĩa Q.2, Q.24; Tuệ uyển âm nghĩa Q.thượng]. (xt. Bối Đa La Diệp). II. Đa la. Phạm:Tàrà. Hán dịch: Nhãn (mắt), Nhãn đồng (con ngươi mắt), Diệu mục tinh (mắt rất sáng), Cực độ. Là tên vị Bồ tát được sinh ra từ ánh sáng trong mắt của bồ tát Quan thế âm. (xt. Đa La Bồ Tát). III. Đa la. Phạm: Patra (âm Hán: bát đa la), gọi tắt là Đa la. Cùng nghĩa Bát. Chỉ cho cái chậu bằng bạc hoặc bằng đồng trắng dùng đựng nước thơm để tắm tượng Phật vào ngày Đản sinh.