cứu tế

Phật Quang Đại Từ Điển

(救濟) Phật giáo nguyên thủy đặc biệt nhấn mạnh sự thoát khỏi (giải thoát) cõi mê mà tiến vào nơi an bình (Niết bàn) vĩnh viễn, nhưng không phải nhờ một vị chúa cứu giúp mà là do sự tu hành của chính mình để tự cứu. Duy có điều là đối với đức Phật hoặc các bậc tôn trưởng thì tuyệt đối nương tựa mà được yên lòng, cũng gọi là cứu tế. Chẳng hạn như vua A xà thế vì mắc tội giết cha mà hoảng sợ, đến bạch Phật rằng: Khẩn cầu đức Thế tôn, từ nay cho đến lúc chết, con nguyện nương tựa nơi Tam bảo để trở thành người tín đồ tại gia, xin đức Thế tôn chấp nhận cho con! Con là kẻ ngu si, mê muội, tàn ác, có tội, vì giành ngôi vua mà giết cả cha mình. Bạch đức Thế tôn! Con là kẻ tội lỗi, xin đức Thế tôn chấp nhận con, khiến con được sự che chở trong vị lai. Đức Phật trả lời: Đại vương! Đại vương đã có thể tự nhận lấy tội lỗi của mình, sám hối đúng như pháp, nhờ sự sám hối ấy, Đại vương sẽ được nhiếp thụ (Phạm: Paỉi-gaịhàti). Chính nhờ được sự nhiếp thụ ấy mà cái nhân sợ hãi của vua A xà thế Bồ Tát Cứu Hộ Tuệ (Mạn Đồ La Thai Tạng Giới) được giải trừ. Đặc trưng của sự nhiếp thụ là nhờ ở lực lượng của số nhiều người, chứ không phải do một vị cứu chúa ân xá mà được nhiếp thụ, tức do ý đồng nhất của toàn bộ tăng già mà được khoan xá. Loại nhiếp thụ này là hình thức cứu tế rất xưa của Phật giáo. Đến thời đại Phật giáo Đại thừa, thì sự nhiếp thụ ấy biến thành hình thức do Phật A di đà nhiếp thụ, đối tượng để cầu xin sự cứu giúp là chư Phật ba đời hoặc là Phật A di đà. Cứ theo kinh Vô lượng thọ chép, thì Phật A di đà đã phát bốn mươi tám nguyện lớn, mà nguyện nào cũng vì cứu độ chúng sinh. Chúng sinh nương vào bản guyện của Phật Di đà mà phát khởi lòng tin, lập nguyện, vâng làm, ương ứng với bản nguyện của Phật Di đà. Nếu tương ứng với bản nguyện Di đà, thì có thể được cứu, đó là đặc trưng cứu tế của Phật A di đà.