CƯU MA LA THẬP PHÁP SƯ ĐẠI NGHĨA

SỐ 1856

QUYỂN THƯỢNG

Tác giả: Pháp Sư Tuệ Viễn hỏi. Pháp Sư La-thập đáp

Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô Sơn thuộc nước Tống, thời trẻ sư kính mến đạo Nho, nổi tiếng là người có chí khí khác thường, cùng ham chuộng nẻo thanh cao thoát tục, cũng là ngọn Tu-di của vùng Giang Tả. Mọi sự soạn thuật, tất cả đều là chỗ quy về sự thật. Pháp sư thường thăm hỏi pháp sư Cưu-ma-la-thập, là bậc cao tăng của Phật giáo Đại thừa, đang ở chỗ am tranh của đất Trường An. Sách đời Phù Tần chép: “La-thập là con của Cưu-ma-la-viêm, người Thiên-trúc thuộc dòng họ Bà-la-môn danh giá. Người mẹ đã chứng quả Dự Lưu. La-thập hồi mới sinh có vầng ánh sáng chiếu xa đến một trượng. Càng lớn càng tỏ rõ là bậc xuất chúng, hơn đời”. Một mình đi khắp xứ Diêm-phù, đến đâu cũng đều khiến các dị học phải khuất phục. Ở những nước đã trải qua, La-thập đều tạo được sự lôi cuốn đối với mọi người, chánh pháp nhờ đó được hưng thịnh như mây nhóm họp nơi am tranh. Chỗ thấm đượm của trận mưa cam lồ ấy chính là tám vị đệ tử: Dung, Luân, Ảnh, Triệu, Uyên, Sinh, Thành, Duệ. Phúc lành được soi sáng, sự tin tưởng đã có chứng cứ. Ý nghĩa sâu mầu trong kinh điển Đại thừa đầy đủ có tám đường, pháp sư La-thập mỗi mỗi đều mở bày, giải đáp.

Nay chia làm ba quyển Thượng, Trung, Hạ: Quyển thượng có sáu việc, quyển trung có bảy, quyển hạ có năm.

  1. Hỏi đáp về pháp thân chân thật.
  2. Lại hỏi đáp về pháp thân.
  3. Hỏi đáp về hình loại pháp thân.
  4. Hỏi đáp về tuổi thọ của pháp thân.
  5. Hỏi đáp về ba mươi hai tướng.
  6. Hỏi đáp về sự thọ ký.

1) HỎI ĐÁP VỀ PHÁP THÂN CHÂN THẬT:

Pháp sư Tuệ Viễn hỏi:Phật hiện hữu trong pháp thân là Bồ-tát giảng kinh, Bồ-tát pháp thân mới thấy được. Như thế nên có năm căn của bốn đại. Nếu vậy thì có gì khác với sắc thân mà gọi là pháp thân? Kinh nói: Pháp thân không đến, không đi, không sinh, không diệt, giống như Nê-hoàn, vậy làm sao thấy được mà nói?

Pháp sư La-thập đáp:

Về pháp thân của Phật thì đồng với biến hóa. Biến hóa nên không có bốn đại năm căn. Vì sao? Vì pháp của sự tạo sắc không lìa bốn đại. Mà nay có vật của hương thì có bốn pháp: sắc, hương, vị, xúc. Có vật của vị thì có ba pháp: sắc, vị, xúc. Có vật của sắc tất có hai pháp: sắc, xúc. Có vật của xúc tất có một pháp: tức là xúc. Còn lại thì hoặc có hoặc không. Như đất tất có sắc, hương, vị, xúc. Nước có sắc, vị, xúc. Nếu có hương thì là mùi của đất. Do đâu mà biết? Vật dùng của vàng ròng nhận lấy từ mưa trời nên không có hương. Lửa thì có xúc, nếu có hương thì là hương của cây. Do đâu mà biết được? Lửa từ đá mà ra nên không có hương, gió thì chỉ có xúc mà không có sắc. Nếu là vật chẳng phải sắc thì khác với sự vật hiện tại. Như bóng trong gương, trăng đáy nước, thấy như có sắc nhưng không tiếp xúc được nên chẳng phải sắc.

Sự biến hóa cũng giống như thế. Pháp thân cũng như vậy. Lại như trong kinh nói về Pháp thân, hoặc nói là đối tượng được hóa thân của Phật, hoặc nói là pháp thân diệu hạnh. Thân sinh từ tánh, thân sinh từ pháp tánh diệu hạnh đúng là Pháp thân. Như Bồ-tát Vô sinh, xả bỏ nhục thân ấy, đạt dược thân hành thanh tịnh. Kinh Pháp Hoa chép: “La-hán thọ khởi thành Phật”. Kinh lại cho rằng: “La-hán là thân của đời sau cùng”. Hai kinh ấy đều từ miệng vàng của Phật nói ra, có thể không tin hay sao? Nhưng do La-hán lại không thọ nhận hình tướng của nghiệp trói buộc, nên nói là bờ mé sau cùng. Ví như Bồ-tát pháp thân, sinh từ hành thanh tịnh, nên cho là thành Phật. Như vậy, Phật sự tuy đều là thật như có sự hơn kém không đều. Có thật có giả.

Về pháp thân đích thật thì đầy khắp trong mười phương pháp giới hư không, ánh sáng đều soi chiếu vô lượng các cõi nướcc, âm thanh giảng nói chánh pháp thường vang khắp vô số các nước trong mười phương, chúng Bồ-tát viên mãn mười trụ mới được nghe pháp. Thân Phật từ đó theo phương tiện mà hóa hiện, thường có vô lượng vô biên hóa Phật, ở khắp mười phương, tùy theo loài chúng sinh, với từng ấy sự khác nhau, mà vì họ hiện thân tướng thích hợp, ánh sáng, hình sắc, có tinh, thô khác nhau. Chân thân của Như lai, Bồ-tát Cửu trụ vẫn còn chưa thấy được, huống chi là người lui sụt cùng với các chúng sinh khác. Vì sao như thế? Vì pháp thân Phật vượt ngoài ba cõi, chẳng dựa vào sự tạo tác của thân, miệng, tâm, là chỗ thành tựu từ hành gốc của vô lượng công đức thanh tịnh, vô lậu, có khả năng an trụ lâu dài, giống như Nêhoàn. Pháp thân đích thật cũng như mặt trời xuất hiện. Thân của đối tượng được biến hóa giống như ánh sáng mặt trời. Như kinh Thủ-lăngnghiêm, Phật Đăng Minh Vương thọ mạng bảy trăm A-tăng-kỳ kiếp, đồng với đức Thích-ca ấy, tức là một thân không có khác nhau. Như là một Phật thì đây phải từ nơi kia mà có, từ pháp tánh sinh Phật là Phật của đối tượng được biến hóa thì cũng như thế. Nếu cho pháp thân không đến không đi tức là thật tướng của pháp thân, đồng với Nê-hoàn, không còn sự tạo tác của các pháp hữu vi. Lại nói: pháp thân tuy an trụ lâu dài, thì pháp hữu vi ấy rốt cuộc cũng quy về vô vi, tánh ấy là vắng lặng. Nếu vậy thì cũng là thật tướng của pháp thân không đến không đi. Như thế tuy cho pháp thân giảng nói kinh nhưng thật tướng ấy là chẳng sinh chẳng diệt, nên không vướng lỗi gì.

Pháp sư Tuệ viễn lãnh hội và lý giải: dựa theo chỗ cốt yếu của lời đáp thì lời ấy có ba: một cho Pháp thân là không đến không đi, giống như Nê-hoàn. Hai cho pháp thân đồng với sự biến hóa, không có bốn đại năm căn, như trăng trong nước, như bóng trong gương. Ba cho thân từ pháp tánh sinh là pháp thân chân thật, có khả năng an trụ lâu dài ở đời, cũng như mặt trời xuất hiện. Ba cách giải thích ấy đều khác nhau, hợp lại thành một tên gọi, nên gọi chung là Pháp thân, nhưng người truyền đạt chưa giải thích tường tận, vẫn còn cái danh mà thật thì chưa hiện rõ. Vậy xin nói tiếp câu hỏi như trước. Pháp sư đã lần lượt nhận định là rất tốt.

2) LẠI HỎI ĐÁP VỀ PHÁP THÂN:

– Pháp sư Tuệ Viễn hỏi:

Thật tướng của Pháp thân không đi không đến. Trong kinh Bátnhã, Bồ-tát Pháp Thượng trả lời về tâm Bi thường trụ đã có sự thành tựu với quán. Lại nữa, pháp thân giống như sự biến hóa, giống như bóng trong gương. Các Kinh Phương Đẳng nói ví dụ cho rằng cung điện của mặt trời, mặt trăng chẳng dời đổi, mà bóng sáng của nó hiện rõ nơi sông suối. Hai điều ấy là việc chẳng nghi ngờ. Nay xin hỏi về cái gọi là thân sinh từ pháp tánh, là đối tượng thành tựu của Diệu hạnh. Phẩm Thiện Quyền trong kinh Tỳ-ma-la-cật, nói: “Thân Như lai là đối tượng được thành tựu của Pháp thân, Hóa thân”. Chỗ cốt yếu của lời đáp kia giống với lời giảng nói ấy. Pháp nói bày ở chỗ được giảng ở một chương đó, đúng là đối tượng tạo nhân của thân sinh từ Pháp Tánh, chẳng phải như là nhân trước, đều do đó mà dùng để đạt đến quả như đã biết. Pháp của việc đạt đến quả là hòa hợp với thật tướng, chẳng bằng đối tượng tạo nhân, hòa hợp với thật tướng, chẳng lìa các cấu uế khác thì chẳng hợp với sự thọ sinh. Xin suy tìm gốc của sự thọ sinh, nên tìm ở chỗ so sánh. Từ người bậc đến hàng Thanh văn đã chứng đắc quả A-la-hán, với thân sau cùng đều từ phiền não sinh, là chỗ biến hóa của nghiệp ràng buộc. Từ Bồ-tát đạt được pháp nhẫn, thọ thẫn thanh tịnh, lên đến bậc đại sĩ Bổ Xứ, ngồi dưới cây Bồ-đề, thành bậc Chánh giác, đều từ tập khí còn sót lại của phiền não sinh ra, là chỗ biến hóa của những cấu uế còn lại nơi tập khí gốc. Từ đó về sau, lý của sinh đều dứt bặt, hễ là sinh thì thích nghi với hình tướng cùng với ngôn từ si mê. Nếu là chỗ giải thích của Đại nghĩa thì giống với điều ấy chăng? Nếu giống với điều ấy thì xin hỏi về chỗ còn nghi ngờ: Bồ-tát đạt được pháp nhẫn, khi bỏ nghiệp ràng buộc thọ thân từ pháp tánh sinh, thì vì sao mà được sinh? Nếu do tập khí còn sót, mọi tạo tác chấp mắc cũng dứt, không còn ái trong pháp, há có ái còn sót của tập khí gốc? Dù cho có phần còn sót ấy thì làm sao dấy khởi được mà cho là thọ thân? Là thật sinh là sinh hay chẳng sinh là sinh? Nếu cho chẳng sinh là sinh, thì gọi là thật sinh sẽ sinh ra lý khôn cùng. Nếu cho sinh là sinh thì chủng loại của sự thọ sinh đều cùng loại có đạo, giả khiến Pháp thân nơi Bồ-tát, lấy thật tướng làm chỗ an trụ, pháp mầu làm nhân lành, đạt đến bờ mé của sự thọ sinh, sẽ giúp cho các thứ cấu uế còn sót lại tạo thành sự biến hóa, chỉ nên thay đổi, do luận bàn về lý hiện có. Nay, chỗ chưa được thông hiểu, đó là chốn dừng lại đã dứt, hình tướng của chỗ yên định chẳng phải là vật gốc, cái còn sót lại của tập khí từ trước đã không có lý do để dấy khởi. Vì sao biết như thế? Vì tập khí dư thừa của phiền não vẫn theo nghiệp ràng buộc sinh khởi thân sau cùng. Nhưng cái ấy dùng hiệu lực để làm sáng tỏ. Dù cho hỏi Xá-lợi-phất luôn tu tập thiền định Tam-muội, thinh, sắc kết hợp hiện bày ở trước. Tai, mắt không còn công dụng thì thọ nhận sự đạm bạc mà vượt qua, cùng với sự dụng công ở đó mà vượt qua dần dần. Sự hiểu biết của phàm phu làm tổn giảm pháp Đại thừa, làm mất tư tưởng cần được giữ gìn của bậc Hiền giả. Sở dĩ như vậy là do chốn dừng lại chưa được dứt trừ tai, mắt còn có chỗ đối hợp, đến chỗ quên mất đối hợp, do vẫn còn không dụng công, huống chi là dứt bặt năm căn? Đó đã là tập khí dư thừa của phiền não, nên do nghiệp ràng buộc từ hiệu lực của năm căn. Dù cho tánh từ bi, biến hóa đối với tập khí của sự thọ nhận, phát khởi từ gốc của thần thông, chẳng đối đãi với các căn, bốn đại đã dứt hẳn thì đem đối tượng được gồm thâu vào mà có được hình tướng này. Sự biểu lộ của âm dương đâu thể cảm ứng mà thành biến hóa hay sao? Như thế là chẳng được thì đạo cùng số hết, lý không có chỗ để phát xuất, ví dụ về gương, nước, có nhân mà giống như sinh từ pháp tánh chân thật, là do đâu?

– Pháp sư La-thập đáp:

Sau năm trăm năm trở đi, tùy theo các vị Luận sư, sự phát triển đều dựa vào chỗ đã được lập. Đại, Tiểu đã phân biệt. Về bộ phận Tiểu thừa thì lấy chỗ đạt được về công đức vô lậu của các bậc Hiền Thánh, đó là ba mươi bảy phẩm cùng mười lực của Phật, bốn điều không sợ, mười tám pháp bất cộng v.v… dùng làm Pháp thân. Do đó các nước ở Thiên-trúc đều cho rằng: tuy không còn thân Phật trụ thế nhưng pháp thân vẫn tồn tại. Về bộ phận Đại thừa thì do tất cả các pháp là không sinh, không diệt. Mọi con đường ngôn ngữ đều dứt, nơi chốn hành hóa của tâm đều vắng lặng, vô lậu vô vi, vô lượng vô biên, như tướng của Niết-bàn, đó gọi là Pháp thân. Cùng với các thứ công đức vô lậu và các giáo pháp trong kinh điển, cũng gọi là Pháp Thân. Sở dĩ như thế là vì do nhân duyên ấy nên đạt được thật tướng. Lại nữa, trong pháp Đại thừa không có sự phân biệt quyết định là sinh thân là pháp thân. Là vì tướng các pháp rốt ráo thanh tịnh, nhưng tùy theo thế tục mà có sự phân biệt. Bồ-tát đạt dược Pháp Nhẫn vô sinh, xả bỏ nhục thân, nhận lấy thân sau, gọi là Pháp thân. Vì sao? Là vì thể là năng lực mầu nhiệm vô sinh nhẫn, không còn các thứ phiền não, cũng chẳng chọn lấy sự chứng đắc của hai thừa. Lại nữa, chưa thành Phật, trong khoảng thời gian thọ nhận thân ấy gọi là thân sinh từ pháp tánh. Nhưng các vị Luận sư, đối với Pháp thân ấy, phát sinh những sự luận giải khác nhau.

Hoặc cho không còn các thứ phiền não, đã đạt Niết-bàn, chẳng còn thọ sinh nữa. Như Kinh Tự Tại Vương chép: “Phật bảo Bồ-tát Tự Tại Vương: Khi ta ở chỗ Đức Phật Nhiên Đăng thông đạt bốn tự tại, tức là bấy giờ đã đạt được Phật đạo, nhập vào Niết-bàn, là thân sau cùng của ta. Bồ-tát Tự Tại thưa: Nếu bấy giờ đã đạt được Niết-bàn, thì từ đó trở đi sao lại có sự tạo tác. Đức Phật nói:Việc tự lợi đã hoàn tất, chỉ vì nhằm giáo hóa chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật, thể hiện đầy đủ các diệu lực từ thần thông, uy đức”. Do nhân duyên ấy nên có thể biết thân phần tuy dứt mà thường dùng hóa thân độ thoát chúng sinh.

Có người cho rằng: Việc ấy không đúng! Vì sao? Vì nếu như bấy giờ đạt được Niết-bàn, thân phận hoàn toàn dứt hết, lại không có tâm ý, làm sao hóa hiện trong năm đường, độ thoát chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật? Ví như thật có nhà ảo thuật, sau đó mới có việc ảo thuật. Nếu không có nhà ảo thuật thì không có các việc huyễn hóa. Vì vậy, Bồ-tát đạt được pháp nhẫn vô sinh, tuy không còn phiền não nhưng vẫn có tập khí còn sót lại. Như bậc A-la-hán khi thành tựu đạo quả, các lậu tuy dứt sạch nhưng vẫn còn tạp khí dư thừa. Nhưng các vị A-la-hán, đối với mọi chúng sinh, không khởi tâm đại bi, mà các tập khí còn sót ấy lại chẳng thọ sinh. Các Bồ-tát thì đối với tất cả chúng sinh luôn thể hiện tâm đại bi sâu xa, thấu suốt chỗ cốt tủy, cùng với diệu lực từ bản nguyện, chứng đắc lý chân như, thuận theo để hóa độ chúng sinh nên ở trong sinh tử thọ thân, con mất tự tại, không bị phiền não lôi kéo, cho tới khi ngồi nơi đạo tràng thì tập khí còn sót kia mới dứt hẳn. Nếu chẳng như thế thì Phật và Bồ-tát chẳng nên có sự phân biệt.

Có người nói: Bồ-tát đạt được pháp nhẫn vô sinh có hai hạng: một là hạng chứng đắc năm thứ Thần thông, hai là hạng chứng đắc sáu thứ thần thông.

Hạng chứng đắc năm thứ thần thông: phiền não vẫn còn, nhưng không hiện rõ. Như người bắt được kẻ giặc cướp, trói nhốt trong ngục nên không còn lo sợ nữa. Cũng vậy, các vị Bồ-tát với diệu lực tù pháp nhẫn vô sinh nên thường chế ngự các thứ phiền não, chẳng bao giờ dấy khởi trở lại, chỉ dùng tâm thanh tịnh tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Như người phàm phu tạo tác các phiền não trong ba cõi, lên hai cõi trên thì phiền não không còn hiện tiền, tuy còn phiền não nhưng không có đối tượng để chi phối. Bồ-tát trụ trong năm thần thông với vô số sự hóa hiện nhằm độ thoát chúng sinh, nên kiết sử dư thừa được giữ lại, tiếp tục cho sự thọ sinh. Nếu không có phiền não dư thừa ấy thì không có sự thọ sinh trở lại. Giống như mong có được gạo thì phải giữ lại giống lúa thóc để gieo trồng. Bồ-tát cũng như thế, dần dần tu tập đầy đủ sáu pháp Ba-lamật, giáo hóa chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật, ngồi nơi đạo tràng, xả bỏ mọi phiền não hệ lụy, sau đó thì thành Phật.

Hạng chứng đắc sáu thứ thần thông: thì mọi việc phải làm đã làm xong, tự lợi đã đầy đủ, như các bậc A-la-hán, Bích Chi Phật. Thân ấy dứt rồi thì không còn thọ sinh trở lại. Chỉ dùng năng lực đại bi mầu nhiệm của bản nguyện, với thân ứng hóa nối nhau không dứt đẻ hóa độ chúng sinh, xong thì tự nhiên thành tựu quả Phật, mọi sự hóa độ đã hoàn tất, an nhiên mà diệt. Trước là thật diệt, vì nhằm dẫn dắt cứu độ chúng sinh nên biến hóa thành thân ấy, khiến được thấy trở lại sự diệt độ hoàn toàn kia.

Lại như Luận sư của Ba tạng kinh điển, cho rằng Bồ-tát tuy đạt được sáu thứ thần thông, nhưng các lậu chưa được dứt sạch, thực hành bốn tâm vô lượng, sinh lên cõi sắc, cho đến thân sau cùng, sinh ra Lahầu-la, tắm gội dưới sông Ni-liên-thiền, vì nước lớn dâng cao, sức chẳng thể chế ngự, nghi ngờ năm người đã bỏ mình ra đi. Lúc ngồi dưới đạo tràng, dùng mười sáu tâm đạt được quả A-na-hàm, dùng mười tám tâm dứt trừ các kiết sử ở cõi Vô Sắc, dùng ba mươi bốn tâm phá tất cả mọi phiền não, được Trí Nhất Thiết, thành Phật rồi thì thọ nhận đủ các pháp của con người như đói khát, lạnh nóng, già bệnh, chết, v.v… tuy tâm được giải thoát mà thân vẫn còn có chướng ngại, nhưng dùng tất cả trí tuệ, tâm đại bi làm sự thù thắng.

Như vậy, các vị Pháp sự đã bàn luận về ý nghĩa, đều do lời Phật dạy, giảng nói về hình tướng Bồ-tát, do đó mà sinh ra các lối giải thích khác nhau, đạt được Trung thì ít. Ý cho là Bồ-tát chứng đắc Pháp nhẫn Vô sinh, xả bỏ thân sinh tử, tức rơi vào vô lượng vô biên các pháp, chẳng thể nói được là trời hoặc người, hoặc còn hoặc mất. Vì sao? Vì do nhân duyên nên gọi là người, nhân duyên tan thì tự nhiên dứt, không nhất định thật diệt, chỉ gọi là có sự biến chuyển, đổi khác. Đạt được pháp môn như thế, vào lúc muốn diệt độ thì Chư Phật trong mười phương đều bảo rằng: “Này người Thiện nam! Ông chưa đạt được vô lượng vô biên sự nhận biết tức thì về thân Phật như thế! Lại cũng chưa có được vô lượng các công đức về thiền định trí tuệ của Chư Phật. Ông chỉ đạt được một pháp môn, chớ lấy một pháp môn tự cho là đầy đủ. Nên nhớ nghĩ về bản nguyện, thương xót chúng sinh, vì do họ chẳng biết về tướng vắng lặng như thế nên tự rơi vào ba đường ác, chịu bao thứ khổ não. Chỗ chứng đác của ông, tuy là pháp chân thật rốt ráo, nhưng chưa phải là sự chứng đắc đúng lúc.” Bấy giờ, Bồ-tát lãnh hội lời Phật chỉ dạy, tự nhớ nghĩ về bản nguyện, lại dùng tâm đại bi đi vào trong sinh tử. Bồ-tát ấy, gọi đó là chẳng ở nơi Niết-bàn, chẳng ở nơi thế gian, không có hình tướng cố định, dùng vô số các phương tiện để độ thoát chúng sinh. Nếu như có người hỏi, Bồ-tát đáp như thế. Không có việc sinh trở lại thật sự, chịu đựng sự khổ cực. Không bị các phiền não quấy nhiễu. Công lao quá ít. Nên đáp là việc ấy chẳng đúng. Lúc còn là phàm phu, do tâm điên đảo chấp trước, cầu mong có quả báo. Tuy tu khổ hạnh đều chẳng phải hành chân thật. Nay đạt được thật tướng các pháp, gồm đủ niềm vui mầu nhiệm của Niết-bàn, nên đi vào sinh tử, hóa độ chúng sinh, đó là việc ít có, nếu như có người hỏi: Người ấy mọi tư tưởng lý luận đều dứt sạch, lại là tâm vô ngã, có thể cho là công đức ít có chăng? Tâm Bồ-tát không có việc ấy, chỉ do phân biệt nên cho là có cái vui lớn. Như sư tử có sức mạnh lớn, chẳng cho là lớn, chỉ là đối với việc săn bắn khác nên cho là lớn. Lại như thần âm nhạc, vì để đem lại lợi ích cho chúng sinh nên mới xuất hiện ở thế gian, nhưng không phân biệt. Nhưng người khác thì biết là có sức mạnh lớn. Như thế thì người cho rằng thân rốt ráo là tướng vắng lặng, như huyễn như mộng, như hình bóng trong gương, chẳng thể lấy tướng sinh, tướng chẳng sinh cho là khó. Vì sao? Người ấy rơi vào vô số lượng, chẳng nên dùng hý luận để mong cầu. Nhưgng do người vọng cho rằng người ngư thế. Bồ-tát có đến đạo tràng, dứt hết các thứ kiết sử, xả bỏ các ý tưởng kia, nên cho rằng Bồ-tát chỉ có tập khí tàn khí dư thừa của kiết sử, như trong luận Đại thừa nói, kiết có hai thứ: một là kiết sử của phàm phu, bị trói buộc trong ba cõi, hai là các vị Bồ-tát đạt được thật tướng các pháp, diệt trừ các thứ kiết sử trong ba cõi. Chỉ có trong pháp Phật rất sâu mầu, những ràng buộc vi tế của Ái, mạn, vô minh vẫn còn tiềm ẩn nơi pháp thân. Ái là sự tham luyến sâu xa đối với Phật thân cùng các pháp Phật. Cho đến chẳng tiếc thân mạng. Vô minh là ở trong pháp sâu mầu ấy chẳng thể thông đạt đầy đủ. Mạn là đạt được pháp sâu xa đó, nếu tâm chẳng ở trong định Vô sinh nhẫn, hoặc khởi tâm tự cao: “Ta đối với phàm phu, đã đạt được pháp vắng lặng đặc biệt khác lạ”! cong gọi là tập khí dư thừa thì đó là kiết sử trong pháp thân của Bồ-tát, do người đời chẳng biết nên nói là tập khí.

Tập khí dư thừa ấy chẳng thể khiến con người thọ sinh vào ba cõi, chỉ có thể khiến các vị Bồ-tát thọ nhận trong pháp thân, giáo hóa chúng sinh, thực hiện đầy đủ các pháp Phật. Còn như kiết sử của phàm phu: hoặc gây chướng ngại sinh lên cõi trời, người thì gọi đó là tà kiến, sân hận, tham lam keo kiệt, ganh ghé, v.v… gây sự não hại nặng nề đối với chúng sinh. Hoặc chẳng gây chướng ngại, thì gọi là thân kiến, giới thủ, ái, mạn, vô minh, v.v… chẳng gây não hại cho chúng sinh. Kiết sử hoặc sinh vào ba cõi cũng giống như thế. Do đó, Bồ-tát cũng gọi là được giải thoát, cũng cho là chưa giải thoát. Đối với kiết sử của phàm phu là giải thoát. Còn đối với kiết sử gắn với công đức của Phật thì chưa giải thoát.

Hoặc nói: đạt được sáu thứ thần thông là dứt sạch hết kiết sử trong ba cõi. Hoặc cho rằng đạt được năm thứ thần thông thì chưa phá trừ hết kiết sử của Bồ-tát. Lại nói: còn các ái không ở trong pháp thì đó là cái không ở trong pháp của phàm phu và Nhị Thừa. Sở dĩ như thế là vì Bồtát đã vượt qua hai bậc ấy. Như các Tu-đà-hoàn nhận biết tất cả các pháp là Vô thường, khổ đau, thì chẳng sinh khởi ái. Nếu tâm không gắn vào đạo thì còn có đối tượng tham ái. Lại như bậc A-la-hán, đối với tất cả các pháp không còn ái, nhưng ở trong pháp Phật thì còn có ái. Như các Tôn giả Xá-lợi-phất, Ma-ha Ca-diếp, nghe nói về trí tuệ rất mực thâm diệu của Phật cùng vô lượng thần lực, bèn cùng nhau bày tỏ: “Nếu ta vốn biết về công đức của Phật như thế, thì ở cõi địa ngục, thà nằm nghiêng trên đất cho đến hết một kiếp, đối với Phật đạo, tâm chẳng còn có sự hối tiếc”.

Lại nữa, các vị Thanh văn đều gào khóc lớn tiếng, âm thanh vang động cả Tam thiên đại thiên thế giới: “Vì sao lại mất đi lợi lộc lớn lao như vậy? Vì thế, Nhị thừa đắc đạo, tuy dứt trừ mọi sự trói buộc trong ba cõi, nhưng đối với pháp công đức của Phật thì tâm ái chưa dứt. Các vị Bồ-tát có được diệu lực từ Pháp nhẫn Vô sinh, nên thâu tóm cho rằng tất cả không còn đối tượng để tham ái, chỉ thường nhớ nghĩ về ân đức sâu nặng của Phật, yêu qúi pháp Phật hết mực, nhưng chẳng dấy khởi lý luận”.

Nếu đối với tất cả các pháp đã dứt trừ ái, tức lại chẳng còn có thể thực hiện đầy đủ các bậc trên, nhưng người ấy chưa viên mãn thì giúp cho viên mãn, chưa chứng đắc thì giúp cho chứng đắc.

Lại cho rằng: nơi chốn chính đã dứt trừ, hình tướng của Bồ-tát yên định chẳng phải là vật gốc. Cái còn lại ở tạp khí xa xưa không còn nguyên do để được dấy khởi. Hình tướng bên ngoài ba cõi hiện ra một cách mầu nhiệm, thì cái dư thừa ở tập khí của ái cũng sâu kín. Do đó, dù có hình tướng khác nhau thì lý phát khởi cùng với nhân, đều không có lỗi lầm.

Lại nữa, Niết-bàn ấy mà cho là chướng ngại, như kinh điển Đại thừa cho tất cả các pháp từ xưa đến nay luôn là tướng vắng lặng, tất cả chúng sinh mọi chỗ tạo tác đã hoàn tất. Chỉ vì vô minh cùng các thứ kiết sử ngăn che, nên chẳng thể tự biết, “chúng ta là tướng vắng lặng”. Bồtát đã dứt trừ các chướng ngại như thế nên mới tự biết nay ta thành Phật. Nếu không có kiết sử gây chướng ngại cho Bồ-tát thì trước đã là Phật. Có ba thứ chướng ngại: một là các thứ phiền não trong ba cõi ngăn chận con đường đạt đến Niết-bàn. Còn kiết sử của Nhị thừa, Bồ-tát thì ngăn chận đối với Phật đạo, rất khó dứt trừ, do chúng tiềm ẩn rất sâu kín. Ví như sự trốn tránh của giặc thù, thì giặc bên trong rất khó nhận biết. Khi đạt được Pháp nhẫn vô sinh, thấu rỗ thật tướng thế gian, tuy đã dứt trừ mọi kiết sử của phàm phu, nhưng chưa dứt trừ hết kiết sử của Phật đạo, đối với trong Phật đạo vẫn còn lầm lẫn, nếu không còn lầm lẫn, thì khi đạt được Pháp nhẫn Vô sinh sẽ chính là Phật. Nếu muốn giáo hóa chúng sinh, làm thanh tịnh cõi Phật, thì có thể trong một lúc liền đạt được đầy đủ. Vì sao? Vì trưóc hết thật trí bị ngăn ngại nên do đó mà chẳng đạt được, vì có sự ngăn che hết sức nhỏ nhiệm. Lúc này, nhờ hiệu lực từ Pháp nhẫn Vô sinh, có công năng phá trừ các thứ hý luận tà vạy, chỉ rõ thật tướng các pháp. Sau khi đạt được quả Phật, thì mới đối với tất cả các pháp thông hiểu là không gần không xa, không sâu không cạn.

Hỏi: Có A-tỳ-đàm của Bồ-tát nên phân biệt rộng về hình tướng của kiết sử. Như A-tỳ-đàm của Thanh văn phân biệt rộng về mười kiết sử căn bản. Lại cho rằng bốn đại đã dứt bặt thì dùng cái gì làm đối tượng cấu tạo mà có hình tướng ấy? Đã cho con đường sinh tử chẳng dứt hẳn thì sự ứng hợp của pháp thân không hề nghi ngại. Song pháp của Atỳ-đàm, pháp của Ma-ha-diễn, đối tượng được giải thích đều khác. Như A-tỳ-đàm của Ca-chiên-diên nói về huyễn hóa, mộng, tiếng vang, bóng trong gương, trăng đáy nước, là có thể nhận thức, cũng có thể nhận biết về chỗ thâu tóm của ấm, Giới, Nhập, là đối tượng bị trói buộc trong ba cõi. Trong pháp Đại thừa thì mọi sự huyễn hóa, trăng đáy nước, chỉ là sự lừa dối nơi tâm mắt. Không có pháp cố định. Lại nữa, kinh điển Tiểu thừa nói, hóa độ người là đối tượng thuộc về cõi nào?

Đáp: Không có nơi chốn. Nay dùng pháp Đại thừa nói về pháp thân, không có việc huyễn hóa của bốn đại, năm căn. Chỗ nhận thức của mắt còn không có đối tượng thuộc về, huống chi đối với Pháp Thân mầu nhiệm, như vậy, không có năm căn bốn đại thô sơ trong ba cõi, chỉ vì nhân duyên hóa độ chúng sinh nên xuất hiện. Duyên hết thì diệt. Ví như mặt trời hiện rõ ở chỗ nước trong, chỗ nước đục thì chẳng thấy. Như thế là các vị Bồ-tát thường còn trong pháp tánh. Nếu chúng sinh căn trí nhạy bén, phước đức thanh tịnh, thì theo chỗ nhận thức ấy mà ứng hiện thân để hóa độ. Lại nữa, nếu muốn đạt tới sự thật ấy thì chỉ có các bậc Thánh. Lúc mới đắc đạo, pháp của đối tượng được quán là dứt trừ mọi thứ hý luận, rốt ráo là tướng vắng lặng, trong đó, tướng Niết-bàn, tướng sinh tử, còn chẳng thể đạt được, huống chi là bốn đại, năm căn. Như vậy là chẳng nên cho bốn đại và năm căn là thật, cho rằng không có các thứ ấy thì chẳng có được Pháp thân. Như một pháp hữu vi, đều là luống dối chẳng thật. Pháp hữu vi tức là năm ấm. Trong năm ấm thì thô nhất là sắc ấm, cho nên sự luống dối là thậm tệ nhất, không vượt qua bốn đại. Sở dĩ như vậy là vì, sự suy nghĩ phân biệt rõ, thì cho đến sự thô sơ nhỏ nhiệm lại cũng chẳng có. Trong luận đã nói rộng, chỉ đối với phàm phu, nhiều pháp hòa hợp, được gọi là sắc ấm. Sắc ấm không có tính chất quyết định, huống chi là bốn đại, năm căn. Do vậy, chẳng nên cho chỗ nhận thức luống dối về sắc ấm của phàm phu là thật chứng mà nên hỏi về thân là chỗ thành tựu của vô lượng công đức. Nếu muốn chọn lấy sự tin tưởng thì nên tin Pháp thân như trong kinh nói. Chỗ hiện hữu của sắc đều từ bốn đại và các pháp hữu vi làm nhân duyên, bị trói buộc sai khiến trong ba cõi, nên nói bốn đại năm căn trong Pháp thân của Bồ-tát giống như biến hóa, chẳng được cho đó là duy nhất. Lại nữa, chúng sinh trong cõi Dục và cõi Sắc bị bốn đại năm căn trói buộc chẳng được tự tại, cho đến bậc A-la-hán, Bích-chi Phật, tâm tuy lìa được sự hệ lụy khởi sự tác động của nóng lạnh đói khát. Pháp nhân Bồ-đề thì chẳng như thế, không có sinh tử, còn mất tự tại, tùy theo đối tượng mà biến hiện, không hề bị trở ngại

3) HỎI ĐÁP VỀ HÌNH LOẠI CỦA PHÁP THÂN CHÂN THẬT:

Pháp sư Tuệ Viễn hỏi:

Các kinh nói về hình tướng Phật, đều cho rằng thân tướng đầy đủ, ánh sáng tỏa chiếu, oai nghi, trang nghiêm không gì so sánh, cách tiếp đãi đối xử là khuôn phép của đức, tức là pháp tượng của Sa-môn. Pháp Thân chân thật, có giống với hình ảnh ấy chăng? Nếu giống thì có chỗ nghi ngờ. Vì sao? Hình tướng biến hóa của Phật gá sinh ở con người. Bậc hơn hết trong con người không gì hơn vua Chuyển Luân. Như vậy đức Thế tôn, hình tướng của sự xuất gia là biểu thị cho tự thể cao quý mầu nhiệm, dùng để dẫn dắt phàm tục. Về hình loại ấy thì đại thể là giống nhau. Nên lấy sự tinh thô làm thứ bậc cho sự khác nhau. Vả chăng pháp thân đích thực của Như lai chỉ là đối tượng nhận thức của bậc Thập trụ, cách biệt với nhóm thô. Bậc Thập Trụ không thầy, lại chẳng phải là đối tượng mong đợi. Nếu có sự đợi chờ đối với điều sẽ đến thì đủ để thúc đẩy nghiệp của sự chờ đợi, Vậy đem đối tượng nào để dẫn dắt mà có được hình tướng ấy? Nếu do công hiệu ở qủa báo thì tự nhiên chẳng hẹn mà về sau ứng hợp, tức Bồ-tát chẳng nên nêu mình có vị, để tạo lập gốc đức.

Pháp Sư La-thập đáp:

Pháp thân Phật và pháp thân Bồ-tát, tên gọi thì đồng mà thật sự là khác nhau. Pháp thân Bồ-tát chỉ thu nhận các kiết sử sâu kín như trước đã nói. Còn pháp thân Phật thì chẳng phải thế. Chỉ lấy bản nguyện làm nhân duyên cho sự hành hóa, an nhiên thực hành mọi Phật sự, như kinh Mật Tích nói rõ thân Phật luôn ứng hợp với mọi nơi chốn. Chúng sinh trong cùng một hội có người thấy thân Phật mầu vàng ròng, hoặc thấy là mầu bạc, hoặc các mầu như xa cừ, mã não, v.v… Hoặc có chúng sinh thấy thân Phật không khác với thân người, hoặc có người thấy thân Phật với hình tướng cao trượng sáu, hoặc thấy cao ba trượng, hoặc thấy hình tướng hàng ngàn muôn trượng. Hoặc thấy như núi Tu Di, hoặc thấy vô lượng vô biên thân. Như dùng một âm thanh giảng nói, mà chúng sinh tùy theo tâm ý nên chổ nghe khác nhau. Hoặc có người nghe âm thanh Phật, cao vút, đằm thắm, mầu nhiệm, như tiếng hót của chim Ca-lăngtần-già, chim hạc trắng, như tiếng gầm của sư tử, như âm thanh của dã can đầu đàn, như âm thanh của trống lớn được khua vang, như âm thanh của tiếng sấm lớn rền động, như âm thanh của Phạm Vương, v.v… vô số các thứ âm thanh như vậy không giống nhau.

Trong âm thanh ấy, hoặc nhge nói về bố thí, hoặc nghe nói về các pháp Đại thừa như trì giới, Thiền định, trí tuệ, giải thoát, mỗi người đều cho là vì mình mà nói chánh pháp. Thần lực của pháp thân ấy không có đối tượng nào mà chẳng ứng hiện. Nếu chẳng như thế thì sao có thể trong một thời giảng với vô số âm thanh cùng muôn vàn pháp môn. Nên biết đó đều là từng phần của pháp thân. Thân Phật nơi cung vua của vua Bạch Tịnh tức là một phần của pháp thân chẳng cần có được hình loại. Vì sao? Thân Phật Thích-ca Mâu-ni, có thể trong một thời ở trong ngàn muôn cõi nước, cùng làm Phật sự, với vô số danh hiệu, vô số thân tướng, nhằm giáo hóa chúng sinh.

Cho rằng bậc Mười trụ là không thầy, vì dưới đó là phàm phu, Nhị thừa, từ Cửu trụ trở xuống có thể chẳng phải ở chỗ Chư Phật, nên nói là không thầy. Còn Bồ-tát ngồi đạo tràng cũng vẫn còn có thầy huống chi là bậc Thập Trụ. Như trong kinh Thập Trụ có câu: Bồ-tát ngồi nơi đạo tràng nhằm hoàn thành quả vị Phật. Bấy giờ nơi miệng vàng của Chư Phật trong mười phương. Đều phát ra ánh sáng, bay đến và nhập vào đỉnh đầu của Bồ-tát. Bồ-tát ấy liền hội nhập sâu xa trong vô lượng các pháp Tam-muội Chư phật, Tam muội Đà-la-ni giải thoát, v.v…, thông suốt về các kiếp trong quá khứ, vị lai: Vô lượng kiếp là một kiếp, một kiếp là vô lượng kiếp; một hạt bụi là vô lượng sắc, vô lượng sắc là một hạt bụi, phân biệt vô lượng danh hiệu cõi nước ở ba đời trong mười phương cùng tên gọi của chúng sinh với gốc ngọn ở nhân duyên của các nghiệp tạo tác, vô số thứ lớp cửa đạo giải thoát, dùng nhất tâm tương ứng với trí tuệ, thông đạt tất cả các pháp, chứng đắc giải thoát vô ngại, gọi là Phật. Giải thoát vô ngại là căn bản của Phật Pháp, như kinh đã nói. Bồ-tát Thập Trụ nên biết như Phật là Phật khen ngợi công đức của Mười địa, như người tán tụng kinh Pháp Hoa, thì đó là Phật. Lại nói:Ta dùng hai vai gánh vác người này!

Thêm nữa, như trong kinh Phóng Quang Bát-nhã nói: Bồ-tát Vănthù-sư-lợi nói với Đại sĩ Di-lạc: “Đại sĩ có thể giữ lấy bát này!” Di-lặc chẳng thể giữ lấ, Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi liền duỗi cánh tay của mình xuống phía dưới để giữ lấy bát. Bấy giờ, Đại sĩ Di-lặc nói với Văn-thùsư-lợi: Bồ-tát hiện nay tuy có suy nghĩ như thế, khi tôi thành Phật, so với Bồ-tát thì có vô lượng vô số chẳng thể biết các việc như tôi đưa chân lên, hạ chân xuống! Mà các vị Bồ-tát này đều là bậc Thập Trụ, nói ra tính chất chẳng thể nghĩ bàn của Phật pháp, đều không thẻ đạt tới. Lại như các vị Văn-thù, Di-lặc, ở trong pháp Phật, chỗ nào cũng phần nhiều đều có nói câu hỏi, hoặc hằm đem lại lợi ích cho chúng sinh, hoặc vì lợi ích cho chính mình khiến đạt được chỗ sâu mầu nơi Phật Pháp. Như thế thì, làm sao nói bậc Thập Trụ là không thầy? Hơn nữa, các đại Bồ-tát, chẳng phân biệt là thô sơ, là nhỏ nhiệm, có thể quán tất cả các pháp đều là sâu kín, có thể quán tất cả đều là thô sơ. Như trong kinh Bát-nhã

Ba-la-mật-đa chép: Tôn giả Tu-bồ-đề nói: Bạch đức Thế tôn! Bát-nhã Ba-la-mật-đa là rất sâu mầu. Phật dạy: Bồ-tát quán Bát-nhã Ba-la-mật, quán cạn cột cũng sai lầm. Do đó chẳng nên nói bày.

Như đối tượng nhận thức của mắt là thô sơ, đối tượng nhận thức của tâm là nhỏ nhiệm. Đại Bồ-tát nghe rồi, xa lìa nơi các căn như mắt v.v… chỉ lấy pháp giới làm đối tượng nhận thức, theo Phật nghe pháp. Như trong kinh Bất Khả Tư Nghị giải thoát chép: Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi và Bồ-tát trong mười phương, ở tại chúng hội của Phật, cùng ngồi nghe pháp, nhưng có thể hiện thân du hành nơi các cõi nước phương Nam. Lại nữa, đại Bồ-tát thường ở trong định, mà có thể thấy Phật nghe pháp, là chỗ mà các vị Thanh văn chẳng thể đạt tới. Như trong kinh Tư Ích chép: Bồ-tát Phổ Hoa hỏi Tôn giả Xá-lợi-phất: Tôn giả nhập pháp định Diệt Tận, có thể nghe pháp được chẳng? Tôn giả Xá-lợi-phất đáp “chẳng thể được, Bồ-tát thì có thể”. Nhử thế thì Pháp Thân của Bồ-tát với đối tượng có thể hành hóa là vô lượng chẳng thể nghĩ bàn. Nếu có thân sinh từ quả báo với năm căn thì có thể với câu hỏi ấy, tinh thô chẳng giống nhau. Nhưng Thể vốn bình đẳng nên thân tâm lại có hình tướng khác nhau. Lại có người nói: Pháp Thân nơi Bồ-tát, vì nhằm đem lại lợi ích cho chúng sinh, nên dùng mắt.v.v… thấy Phật, nghe pháp, thiết lập sự cúng dường mà có đối tượng lãnh hội. Vì sao ? Vì nhằm để mở bày dẫn dắt Bồ-tát mới phát tâm.

4) HỎI ĐÁP VỀ TUỔI THỌ CỦA PHÁP THÂN:

Pháp sư Tuệ Viễn hỏi:

Thọ lượng của phàm phu đều là chỗ tạo thành của nghiệp đã tạo tác. Gốc Hữu của sự tạo thành, do đó tuy tinh thô khác nhau nhưng thể từ nhân quả. Do đó đáp rằng: Pháp thân ở Bồ-tát chẳng phải là đối tượng được tạo thành của các nghiệp thân miệng ý. Nếu chẳng phải nghiệp của ý, tức là không nhân mà thọ quả, có thể như vậy được chăng? Như chẳng phải vậy thì cái diệu thể sẽ đạt đến, do cái gì mà được? Lại hỏi Bồ-tát từ pháp Nhẫn mới trở về pháp thân, lên đến bậc Thập Trụ, tinh thô hơn kém, chẳng thể cho là vượt hơn. Ở Trong chỗ thọ nhận ấy đều có gốc của tuổi thọ dài ngắn, cũng phải tùy theo tinh thô mà làm thọ lượng. Từ Thập Trụ trở xuống, chẳng còn luận bàn về tinh. Nay, chỗ hỏi ấy, chỉ rỗ ở bậc Thập trụ. Kinh Thập Trụ chép: “Bồ-tát Thập Trụ nhiều nhất là có ngàn đời Bổ xứ, ít nhất là một đời Bổ xứ”. Đây là sinh từ Pháp thân, nếu chẳng phải như vậy, thì là sự chuyển biết chứa nhóm của công năng quả báo, dần dần tạo nơi cùng cực, cho đến một đời. Vì cấu uế còn lại chuyển biến và mất đi thì lý phát sinh cũng chuyển biến tận cùng, cho đến một đời? Nếu cấu uế còn lại chuyển biến và mất đi, tức đồng với giai vị Tu-đà-hoàn, nghĩa là cũng bảy đời. Do diệu lực của Thánh Đạo nên chẳng tới tám đời. Nay, bậc Thập Trụ không quá ngàn đời thì đó là nhờ diệu lực nào? Nếu là lúc học hỏi khắp, chỗ chế ngự diệu lực của đạo, tức lý phát sinh có hạn, chẳng thể đến ngàn. Theo đó mà suy, tức chẳng đồng sinh bảy lần có thể biết. Nếu công năng ở quả báo chuyển biến chứa nhóm, lý đạt tới chỗ cùng cực, nên chỉ là một đời, thì một đời tức là thân sau cùng. Thân nhất nơi cõi sau thì đạt được Chánh giác. Nếu chẳng thể chẳng thành, thì do đâu Bồ-tát có lời tự thệ là chẳng thành Chánh giác. Lời tự thệ ấy đúng là hình tướng biến hóa hay Pháp thân đích thực? Nếu là hình tướng biến hóa thì đó là sự giảng nói của việc suy theo cái giả. Còn như pháp thân đích thực thì luôn có sự xác định nhiều nhất, tức chẳng thể có lời tự thệ vô cùng.

Pháp sư La-thập đáp:

Nay lại nói bày sơ lược về Pháp thân có hai loại: một là pháp tánh thường trụ như hư không, không có mọi hý luận về hữu vi, vô vi. Hai là Bồ-tát chứng đắc sáu thứ thần thông, lại chưa thành Phật, hình tướng có được trong khoảng ấy gọi là Pháp thân sau. Pháp tánh, tức là dù có Phật, không Phật, vẫn thường trụ chẳng hoại, như hư không chẳng tạo tác, vô tận. Do các pháp như tám Thánh đạo phần, sáu Ba-la-mật, v.v… được gọi là Pháp. Cho đến câu văn, chương đoạn của kinh điển cũng gọi là Pháp. Như địa vị Tu-đà-hoàn đạt được pháp phần ấy, gọi là đầu tiên chứng được Pháp thân, cho đến địa vị A-la-hán, Bích-chi phật, gọi là về sau chứng đắc pháp thân. Sở dĩ như thế là vì. A-la-hán, Bích-chi Phật, đạt được pháp thân rồi thì chẳng còn sinh trở lại trong hai cõi. Đúng là Phật phân biệt rõ về nghĩa của ba thừa nên không nói về đói tượng là chốn rời bỏ của pháp hữu. Theo kinh Pháp Hoa thì có giảng nói về điều này. Nếu mỗi chỗ đều giảng nói thì kinh Pháp Hoa chẳng gọi là kho tàng của các pháp cốt yếu, sâu mầu. Lại cũng chẳng thể khiến con người dốc tu tập theo con đường giải thoát, dứt sạch mọi thứ trói buộc của phiền não. Vì thế, ở Thiên-trúc chỉ nói là Ca-da, đời Tần thì gọi là Thân, hoặc gọi là Chúng, hoặc gọi là Bộ, hoặc gọi là thể Tướng của pháp. Như dùng tâm và các pháp của tâm gọi là thân, như kinh nói về sáu thức của thân,sáu xúc của thân, sáu thọ của thân, sáu ái của thân, sáu tướng của thân, sáu suy nghĩ của thân, v.v… trước là Tám Thánh đạo, v.v cùng các sự kiện hòa hợp, chẳng rời nhau, nên được gọi là thân. Bồ-tát đạt Pháp nhẫn Vô sinh, tuy là hình tướng của hư không biến hóa, nhưng tương tợ với nhục thân, nên gọi là thân, mà trong đó, pháp thân đích thực là thể tướng của pháp thật, còn cho không có nghiệp của thân miệng ý là nói trong pháp thân đích thật ấy.

Hoặc có người cho rằng: Bồ-tát chứng đắc Pháp nhẫn Vô sinh, cởi bỏ hình tướng của chủ thể tạo nghiệp, hủy hoại nghiệp trong ba cõi, chỉ dùng tâm đại Bi phát khởi sự nghiệp của Bồ-tát. Do dứt trừ các nghiệp nên gọi là không nghiệp, tức không như sự phân biệt về nghiệp của phàm phu. Như Phật dạy: Ta từ khi đạt được qủa vị Phật đến nay, chẳng còn dấy khởi nghiệp trở lại. Diệt trừ hình tướng của nghiệp nên gọi là chẳng phải nghiệp. Lại nữa, các vị Bồ-tát có đối tượng dấy khởi nghiệp, đều cùng ứng hợp với Pháp nhẫn Vô sinh, nên gọi là không nghiệp. Do đó, Bồ-tát trong sự thực hiện, tạo tác, không phân biệt chấp giữ lấy hình tướng, nên gọi là không nghiệp. Kinh gọi là ngàn đời, chỗ này chưa được nghe nên chẳng phải gượng theo chỗ cần thiết để trả lời. Như các vị Bồ-tát Phổ Hiền, Quan Thế Âm, Văn-thù-sư-lợi, là Bồ-tát Thập Trụ, đầy đủ mười lực của Phật, bốn điều không sợ hãi, mười tám pháp bất cộng, nhưng do bản nguyện nhằm độ các chúng sinh nên chẳng thành Phật. Trong kinh Văn-thù-sư-lợi Thọ Ký chép: “Từng ấy A-tăngkỳ kiếp sẽ chứng đắc quả vị Phật” Mà Đức Phật Thích-ca văn v.v… đều nhờ Văn-thù-sư-lợi làm nhân duyên để phát tâm tu tập. Bấy giờ, uy đức, diệu lực đã thành tựu. Như thế, suy tìm về gốc ngọn thì chẳng giới hạn nơi ngàn đời. Nếu kinh nói có ngàn đời, tức là do không phân biệt về nguyện an trụ lâu dài ở thế gian, hoặc là hàng độn căn, chưa lãnh hội đầy đủ giáo pháp của Chư Phật, nên có nhiều đời. Nếu là người gồm đủ công đức thì là một đời. Lại nữa, công đức chứa nhóm tròn đầy thì chỉ có một đời. Bồ-tát chẳng thể chẳng thành Chánh Giác có hai loại: Một là công đức đầy đủ, tự nhiên thành Phật. Như tất cả Bồ-tát khi mới phát tâm đều nói rõ nguyện rằng: “Tôi sẽ hoá độ tất cả chúng sinh mà về sau tâm trí dần dần chuyển biến thêm sáng suốt. Suy nghỉ, tính toán thì không có một Đức Phật nào có thể hóa độ hết thảy chúng sinh. Chính gì vậy mà Chư Phật đạt được Trí Nhất Thiết, hóa độ trong nhân duyên có thể hóa độ, rồi chọn lấy sự diệt độ. Vậy ta cũng giống như thế.” Hai là, hoặc có Bồ-tát, còn mang lấy nhục thân, suy nghĩ phân biệt về lý thật như thì chẳng thể được: Ta sẽ riêng mình tự lập nguyện, an trụ lâu dài ở thế gian, rộng khắp cùng với chúng sinh làm nhân duyên, chẳng được thành Phật. Ví như có người nhận biết tất cả thế gian đều quy về Vô thường, chẳng thể tồn tại mãi, mà dốc tu tập theo hạnh nghiệp sống lâu, sinh lên cõi phi Hữu Tướng Phi Vô Tưởng, thọ đến tám muôn kiếp. Lại như Phật A-di-đà v.v… là cõi Phật thanh tịnh, tuổi thọ vô lượng.

5) HỎI ĐÁP VỀ TU TẬP BA MƯƠI HAI TƯỚNG:

Pháp Sư Tuệ Viễn hỏi:

Về ba mươi hai tướng thì nên tu tập như thế nào? Tu ở hình tướng của nghiệp trói buộc, hay tu nơi pháp thân? Nếu tu tập theo hình tướng của nghiệp bị trói buộc, thì ba mươi hai tướng chẳng phải là chủ thể đối tượng của bậc dưới. Nếu tu tập theo các pháp thân, thì pháp thân không có nghiệp về thân, miệng. Lại nữa, làm sao để tu tập? Nếu suy nghĩ có hai loại: thứ nhất chẳng tạo nghiệp nơi thân miệng mà có thể tu tập ba mươi hai tướng, xin hỏi: Phật của đối tượng được duyên là Phật của Pháp Thân đích thực hay thân của sự biến hóa? Nếu duyên với Phật Pháp thân đích thực thì chẳng phải là đối tượng nhận thức của bậc Cửu Trụ. Nếu duyên với sự biến hóa thì công đức của việc đạt tới chỗ sâu mầu, lại do cái gì mà tận cùng? Nếu hình tướng chân thật không khác với sự biến hóa thì công năng của sự cảm ứng sẽ giống nhau. Như thế thì làm sao riêng gọi là Phật của Pháp thân, đích thực là diệu sắc ở bậc Cựu trụ?

Pháp sư La-thập đáp:

Pháp Thân có thể dùng giả danh để nói bày, chẳng thể tìm cầu với việc chấp giữ hình tướng, sở dĩ như thế là vì, trong ba tạng giáo pháp của Thanh văn chỉ nói về các pháp vô lậu như mười lực của Phật, v.v… là Pháp thân. Sau Phật diệt độ lấy giáo pháp kinh điển làm pháp thân, lại không còn có tên gọi Pháp thân nào khác. Trong pháp Đại thừa, Bồtát đạt Pháp nhẫn Vô sinh, dứt trừ các thứ phiền não, vì hóa độ chúng sinh mà có sự thọ thân. Các vị luận sự bàn bạc, gọi đó là Pháp thân. Vì sao? Vì trong ấy không còn có kiết sử và các nghiệp hữu lậu, gây tội mà chỉ là quả báo của sáu pháp Ba-la-mật thanh tịnh vô vi. Thân ấy là thường có, tự tại vô ngại, cho đến khi thành tựu quả vị Phật. Chuyển Luân Thánh Vương là bậc nhất trong loại người, chỉ có ba mươi hai tướng. Do đó, Bồ-tát với thân ứng hiện ở đời, có ba mươi hai tướng, ở trong đường sinh tử vun tròng nhân duyên, đối với Pháp thân của Bồtát, thường làm cho tăng thêm sự thanh tịnh, sáng suốt. Sở dĩ như thế là vì, ba mươi hai tướng, thì phàm phu cũng có, chẳng phải là việc khó. Như vương đệ của Phật là Nan-đà, tiền thân dùng chất thư hoàn làm trang nghiêm tất cả các tháp thờ Bích-chi Phật, phát nguyện: “Nguyện cho tôi sẽ được thân tướng tốt đẹp với màu vàng ròng.” Do phước đức của nhân duyên như thế, sau khi qua đời, được sinh làm Vương tử Lợixa của nước Ba-la-nại. Lại thấy tháp của Phật Ca-diếp, trong lòng vô cùng vui mừng, liền sinh tâm kính quí cúng dường. Do nhân duyên ấy, ở trong cõi trời, người thọ nhận vô lượng phước lạc; sau cùng, sinh làm Vương tử của vua Bạch Tịnh, nước Ca-tỳ-la-bà, đầy đủ ba mươi hai tướng, xuất gia học đạo chứng đắc A-la-hán, trong số các vị Tỳ-kheo có thân tướng đoan nghiêm bậc nhất. Tôn giả A-nê-luật-đà từng cúng dường Bích-chi Phật Ba-lợi-đà, nên bảy đời sinh lên cõi trời Đao-lợi, bảy đời sinh xuống cõi người, làm Chuyển Luân Thánh vương, bảy thứ báu gồm đủ, được ba hai tướng. Lại như Phật nói: “Các thầy Tỳ-kheo! thấy có sự thọ nhận diệu lạc tối thượng, nên biết là ta cũng từng thọ nhận diệu lạc như vậy. Sở dĩ như thế là vì, từ thế giới vô thỉ đến nay, các nơi chốn sinh ra, chẳng có gì không trải qua. Nay tuy ở cõi đời xấu ác, vẫn có người đạt được một tướng, hai tướng, năm tướng, ba tướng. Do vậy nên biết, trong thân sinh tử, tu tập các tướng tốt. Nhưng, tướng tốt đạt được, thường thanh tịnh, trang nghiêm, ánh sáng tỏ chiếu, uy đức đầy đủ thì gọi là Phật. Câu hỏi về sự suy nghĩ đối với ba mươi hai tướng thì đệ tử của Ca-chiên-diên, tự nói theo ý mình, chẳng phải do Phật nói.

Lại nữa, cái gọi là suy nghĩ ba mươi hai tướng, chẳng phải có đủ trong một niệm. Thời gian một niệm thì gấp gáp chẳng trụ, sự việc giảng nói chẳng thành, tất cả các pháp hữu vi, cần phải hòa hợp thì mới có được sự thành tựu. Như người thấy ba mươi hai người xấu ác thậm tệ, nếu muốn giết hại, chẳng nhứng trong một niệm. Nhưng ngay vào lúc dứt bỏ thân mạng mới gọi là tâm giết hại, dù trước sau thường có tâm giết hại, chỉ được tên gọi ba mươi hai tướng.

Có người cho rằng: Bồ-tát hoặc thấy thân tướng Phật, hoặc thấy Phật có ba mươi hai tướng, do sự tu tập và hồi hướng phước đức, nguyện mình cũng được phước báo như vậy, hoặc thời Phật làm người, giảng nói pháp tu tập ba mươi hai tướng, mắt người thấy ba mươi hai tướng của Phật, liền phát nguyện: “Vào đời vị lai tôi sẽ đạt được tướng tốt như thế.” Sau đó nhờ công đức thanh tịnh, khiến nguyện kia được thành tựu. Vì như trước thì gieo giống, sau tăng thêm việc tưới nước, chăm sóc. Như dâng cúng vườn rừng, nên có được tướng đứng vững vàng, dâng cúng đèn thắp sáng, v.v… nên có được tướng rạng rỡ. Đem tâm từ bi nhớ nghĩ đến chúng sinh, nên được tướng mắt trong xanh. Thường dùng đầu mặt cung kính lễ bái các bậc sư trưởng, Hiền Thánh dâng cúng dù lọng, v.v… do nhân duyên ấy nên có được tướng nhục kế trên đỉnh đầu. Hoặc có người chẳng theo Phật nghe pháp, cũng chẳng được thấy Phật, chỉ được nghe người khác nói về ba mươi hai tướng. Hoặc tự đọc kinh sách mà biết được, bèn phát nguyện: “Nguyện cho tôi có được ba mươi hai tướng,” dần dần gồm đủ, đầy đặn, như trên đã nói. Như có người, hoặc thấy Phật hoặc chẳng thấy Phật, tâm người ấy không liên hệ chỉ được nghe về ý nghĩa của giáo pháp Đại thừa, đối với chúng sinh khởi tâm từ bi, muốn dùng thật tướng các pháp để đem lại lợi ích cho mọi loài, “nguyện ta có được thân tâm bậc nhất nhằm dẫn dất chúng sinh, khiến họ tin theo lời nói của ta.” Như trong khế kinh, Đức Phật vì Bồ-tát Dilặc giảng nói có bảy nhân duyên trong việc phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác:

Phật khiến phát tâm.

Nhận thấy chánh pháp đang hồi suy kém, dốc lòng che chở giữ gìn.

Chánh pháp nên phát tâm.

Thấy chúng sinh thật đáng thương xót nên phát tâm.

Bồ-tát khiến phát tâm.

Thấy người phát tâm, mình cũng phát tâm.

Vì sự Bố thí lớn lao nên phát tâm.

Nghe Đức Phật có ba mươi hai tướng và tám mươi vẻ đẹp nên phát tâm.

Phật bảo Đại sĩ Di-lac: ba loại phát tâm trước sẽ được thành Phật, chẳng hề lui sụt. Bốn loại phát tâm sau, chẳng thể quyết định có nhiều lui sụt. Vì thế nên biết: việc vun trồng có được ba mươi hai tướng là không giống nhau.

Lại nữa, về Pháp Thân của Bồ-tát thì kinh cũng chẳng nói rõ rốt ráo có Pháp thân, cõi nước, nơi chốn. Nhưng theo lý mà suy xét thì phải có pháp thân. Như các bậc Bồ-tát dứt trừ mọi thứ phiền não, ra khỏi ba cõi, đã không còn thân sinh tử, cũng chẳng nhập Niết-bàn, thì trong khoảng ấy, nếu không có Pháp thân thì sự việc sẽ thế nào? Do đó các vị Luận sư cho rằng. Ở trong khoảng kia, thân sinh từ pháp tánh vô lậu, gọi là Pháp Thân. Hơn nữa, đó chẳng phải từ nơi một thân mà thôi. Tùy theo diệu lực của công đức nơi gốc nhiều, ít mà có được thân ấy. Hoặc có hai thân, ba thân, mười thân, trăm ngàn muôn vô lượng A-tăng-kỳ thân, cho đến các thế giới trong mười phương, đều có thân ấy ứng hiện, vì nhằm đem lại sự đầy đủ cho các pháp Phật khác, gồm cả việc hóa độ chúng sinh. Ca-chiên-diên trong A-tỳ-đàm cho là pháp vô lậu không có quả báo.

Vì sao? Trong giáo pháp của Thanh văn chỉ nói về sự việc trong ba cõi và pháp Niết-bàn của Tiểu thừa. Trong giáo pháp Đại thừa luôn vượt quá pháp của phàm phu và pháp Niết-bàn của Tiểu thừa, lại nói về các sự việc của Đại thừa thanh tịnh, như kinh Bất Khả Tư Nghị, v.v… như hàng phàm phu tuy đã khởi nghiệp lành, nhưng phiền não chưa dứt trừ, nên phước đức bị xâm chiếm, vì trái với tánh nên không khiến cho nghiệp lành thêm lớn. Các vị A-la-hán tuy không còn phiền não, không làm tổn hại pháp lành, chứng đắc Niết-bàn, nhưng tâm không phát khởi, chẳng thể làm cho thêm lớn gốc lành nơi Phật đạo. Còn Bồtát thì dứt trừ phiền não, pháp lành không hề bị tổn hại, lại chẳng chứng đác Niết-bàn, tâm thì chẳng trở lại với việc làm cho công đức thêm lớn. Bấy giờ, dấy khởi tất cả đức, hơn gốc từ thế giới vô thỉ đến nay, chỗ phước đức tạo được, như kinh Tư Ích có chép: Ta dùng năm cành hoa dâng cúng Phật, hơn hẳn ngày xưa với tất cả chỗ xả thí về đầu mắt, tủy não v.v…”

Vì sao? Vì Bố thí ngày xưa đều là luống dối, lẫn lộn các thứ kiết sử, điên đảo chẳng phải là thật. Sự bố thí ấy có lợi ích thanh tịnh, chân thật. Như người trong mộng có được vô lượng châu báu, chẳng bằng như lúc tỉnh có ít châu báu. Do Bồ-tát đã dứt trừ hết mọi chướng ngại trong ba cõi, chỉ có những chướng ngại nhỏ nhiệm nơi Phật đạo là chưa dứt sạch. Như dùng một cây đèn xua tan bóng tối, chẳng thể phá bỏ phần sáng của cây đèn thứ hai. Nếu có thể phá bỏ thì ánh sáng nơi cây đèn thứ hai sẽ không còn chỗ để tăng thêm, mà cây đèn thứ hai với chỗ phá trừ bóng tối, hòa hợp với cây đèn trước, chỉ là không còn phần bóng tối bị phá trừ của cây đèn ban đầu. Bồ-tát đạt được Pháp nhẫn vô sinh cũng giống như thế. Xả bỏ thân sinh tử, thọ lãnh pháp thân, phá trừ mọi chướng ngại của phàm phu trong ba cõi, chẵng thể phá bỏ chướng ngại của Bồ-tát. Nếu phá trừ được là bậc Thập Trụ, xứng đáng làm Phật. Người ấy lúc này dù dấy khởi nghiệp, cũng không có sự trói buộc của ba cõi, chỉ có sự trói buộc làm chướng ngại nhỏ nhiệm của Bồ-tát, có chỗ vượt khỏi nghiệp, đều là chân thật, thanh tịnh vô lượng. Vì sao? Vì không còn bị sinh tử trói buộc, không hòa hợp với phiền não, tâm chí rộng lớn. Từ pháp thân về sau, chỗ thọ thân như huyễn, như bóng trong gương, Nghiệp cũng như vậy, đối tượng dấy khởi của tâm thì nghiệp theo.

Chỗ đạt được ở quả báu cũng theo nghiệp. Chẳng thể dùng thân thô sơ của ba cõi để nói câu hỏi về thân mầu nhiệm của Bồ-tát, vượt ra khỏi hình tướng của ba cõi. Về câu hỏi đối tượng được duyên nơi Phật là Pháp thân Đức Phật, hai là thân của sự biến hóa, thì việc này trước đã đáp như đã nói ở trên.

Hoặc có người thấy, hoặc có người nghe, hoặc tự vì chúng sinh nên trang nghiêm thân. Hoặc có người chẳng thấy Phật, chẳng nghe pháp, vẫn còn có thể phát tâm cầu đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, huống chi là người thấy Phật, nghe pháp. Người ấy dùng mắt tâm, duyên nơi hình tướng Phật trong ba đời: Hình tướng của thân Phật thời quá khứ, “Tôi sẽ biết rõ về sự nhớ nghĩ ấy.” Hình tướng của thân Phật thời hiện tại, vị lai. “thân tôi cũng sẽ như vậy.” Hoặc có người tùy theo chỗ ưa thích, tự sinh tưởng nhớ: “Công đức tôi đã tạo được xin hồi hướng về Phật đạo”. Sau này, khi thành Phật, tuổi thọ, cõi nướcc, công đức, tướng tốt, sẽ theo duyên như thế. Phật Thích-ca trong kinh “Bản Sơ Phát Tâm” có dạy: “Ở cõi nước không có Phật, không có pháp Phật, làm vị Đại vương tên Quang Minh. Lúc ấy, có vị tiểu vương dâng con voi trắng đẹp đẽ lên vua Quang Minh. Vua thấy voi đẹp rất vui mừng, bèn sai người tìm người luyện voi theo đúng pháp mà huấn luyện voi. Người chuyên về luyện voi vâng lệnh theo đúng cách để luyện tập, sau đó dâng vua cỡi đi dạo chơi trong rừng núi. Con voi ấy lúc ở trong rừng, đánh hơi có giống voi cái, tâm dâm phát khởi, nên chạy xộc về hướng ấy để tìm. Vua liền bảo người chuyên luyện voi tìm cách chế ngự cho nó đứng lại, người này bèn dùng cái móc sắt chế ngự, nhưng chẳng thể khiến voi dừng. Lúc này, mắt vua nhìn thấy cảnh vật bên ngoài tất cả điều xoay chuyển, vào sâu trong lùm cây rậm rạp, áo rách, thân thể bị thương tích, liền ngước mặt lên vịn tay vào một cành cây, khỏi cần ai giúp vẫn thoát được. Con voi đó về sau lại nhớ chuyện được ăn uống nơi con người nên trở lại chốn cũ. Vua hỏi vị Đại thần: “Nếu người nào vì vua tạo ra nhân duyên ấy thì nên xử trị như thế nào?” Vị đại thần tâu: “Tội đáng xử theo pháp cực hình.” Khi ấy, người chuyên luyện voi thưa: “Chớ nên lừa dối mà giết nó, tôi đã có cách xử trị khéo léo.” Nhà vua hỏi: “Voi ác như thế thì xử trị khéo léo ra sao?”. Người chuyên luyện voi liền ở trước chỗ vua nung một thỏi sắt lớn cho thật đỏ rồi nói với voi: “Hãy chọn lấy thỏi sắt nung đỏ này mà nuốt đi. Nếu không nuốt thì sẽ đúng theo pháp xưa mà xử trị nhà ngươi.” Voi tự suy tính, thà trong chốc lát mà chết, chứ không thể chịu nổi sự đau khổ lâu dài. Bèn dốc lấy thỏi sắt nuốt vào bụng, cả thân thể bị thiêu đốt, rống lớn lên rồi chết. Nhà vua thấy thế mới rõ về sự tập luyện chế ngự kia, liền hỏi người chuyên luyện voi: “Voi đã được luyện tập thuần thục như vậy, nhưng voi gần gũi với nhân duyên gì mà xảy ra việc ác như thế?” người chuyên luyện voi tâu: “Tâm có điều dâm dục là bệnh nặng, sức mạnh ấy phát khởi thì không có gì lường tính, kiềm chế nổi! Vua nghe rồi thì kinh sợ nói: “dâm dục là thứ bệnh lớn, vậy nó phát sinh từ đâu?”. người chuyên luyện voi thưa: “Thần cũng không rõ chỗ phát khởi và lúc tăng giảm của nó.” Vua bảo: “Bệnh như vậy mà không ai có thể chữa trị dược sao?”. Người chuyên luyện voi tâu: “Muốn chữa trị bệnh này, phần đông đều chẳng có được phương thức chung, lại tự mình đánh mất việc chữa trị ấy, có người nhằm phá trừ thứ giặc dâm dục nên xa lìa năm thứ dục lạc, thực hành khổ hạnh. Hoặc có người tuy thọ nhận năm thứ dục lạc nhưng tình ý thì chán lìa, do nhân duyên ấy nên thoát khỏi bệnh đó. Hoặc có thì xuất gia. Nói chung là có vô số nhân duyên nhằm tránh khỏi mối lo này, nhưng đều chẳng nhổ được gốc cây dâm độc ác kia.” Vua nghe xong càng lo sợ, bảo người chuyên luyện voi: “như vậy thì bệnh ấy khó có thể chữa trị được! Ở trong cõi người, trời, ai có khả năng chữa được bệnh này?” người chuyên luyện voi tâu: “Thần nghe truyền tụng rằng có bậc đại nhân xuất hiện ở đời, thân tướng màu vàng rong, có ba mươi hai tướng và tám mươi vẻ đẹp kèm theo, ánh sáng thường tỏa chiếu ra xa, thường thương xót chúng sinh, được gọi là Phật. Bậc ấy thấu đạt được tâm dâm dục sinh diệt, vì thương tưởng muôn loài, nên đã vì họ mà giảng nói.” Nhà vua nghe tâu như thế xong liền bước ra khỏi chỗ ngồi, quỳ gối bên phải chạm sát đất, chắp tay nói rằng: “Ta theo đúng như pháp để trị nước, cùng tạo mọi công đức như Bố thí, v.v… theo nhân duyên của bao phước đức ấy sẽ được thành Phật, chữa trị bệnh nặng dâm dục cho tất cả chúng sinh”. Từ khi phát tâm như thế về sau, lần đầu được gặp Phật, hiệu là Thích-ca, ở vào thời chúng sống lâu mạng một trăm tuổi thành Phật. Phật Thích-ca hiện nay sự việc đều giống với Đức Phật kia. Thời gian vua Quang Minh làm người chuyên làm đồ gốm tên là Quảng Chiếu, Phật Thích-ca kia hóa độ chúng sinh vô số, rồi cùng năm trăm vị A-la-hán hóa độ Quảng Chiếu. Phật và các vị La-hán đích thân thực hành chẳng quản khó nhọc, cũng đi tới nhà Quảng Chiếu. Ông ta liền nước ấm, dầu xoa, đèn đuốt, mật ong, nước uống, v.v… dâng lên cúng dường Phật. Người thợ chuyên về đồ gốm ấy từ khi được nghe Phật pháp, liền phát tâm: “Vào thời vị lai tôi được thành Phật cũng sẽ như vị!” người ở đời không có Phật pháp vẫn còn có thể phát tâm, huống chi là được thấy nghe pháp.

Về việc vun trồng ba mươi hai tướng thì như lúc mới phát tâm đều thông hiểu mọi sự việc, không chút lầm lẫn, sao lại quý trọng việc thành Phật? Chỉ có Phật là người duy nhất đạt được việc không lầm lẫn. Do đó nên biết, như vua Quang Minh, có được hoàn cảnh thích hợp, liền tự phát tâm. Nhờ nhân duyên ấy lại được làm thân người, gặp được Phật Thích-ca, theo Phật nghe pháp rồi sau đó phát nguyện. Ngày trước ở trong chốn tối tăm phát nguyện, chỉ vì muốn phá trừ bệnh dâm dục. Về sau được gặp Phật, thấu rõ, phân biệt về danh hiệu mà phát nguyện, tâm dần chuyển hóa trở nên mềm mỏng, có thể tự dùng thân tạo sự chuyển hóa. Sau đối với các pháp, không còn chấp giữ hình tướng, an trụ trong pháp không rốt ráo, tu tập đầy đủ sáu pháp Ba-la-mật, phát nguyện thanh tịnh. Nguyện cũ còn xen lẫn tâm tham chấp về tôi, ta. Còn các nguyện hiện tại thì thanh tịnh, không cấu uế. Lại nữa, chẳng thể nào không có nhâ, chỉ phát nguyện mà đạt được nguyện thanh tịnh, việc ấy là khó. Như hoa sen trong lành, phải nhờ mọc lên từ bùn, chẳng thể sinh ở trên núi vàng. Trong kinh Duy-ma-cật chép: “Lại như Phật pháp lìa tướng một khác, không có chân thân quyết định. Lìa tướng khác, nên không có thân thô sơ quyết định. Chỉ do con người bị điên đảo, làm nhân duyên tạo tội, nên chẳng thể thấy Phật. Điên đảo dần dần giảm ít thì mắt thanh tịnh được mở ra, mới nhìn thấy được.” Thân tướng Phật mầu nhiệm, không có thô uế. Vì chúng sinh nên sự hiện ra chẳng giống nhau. Chúng sinh ở đời trước vun trồng nhân duyên thấy Phật, dày mỏng có khác. Về mỏng thì như nay thấy hình tượng Xá-lợi. Dày thì được nhìn thấy sinh thân đầy đủ tướng tốt, thực hiện các Phật sự. Được thấy Phật tại thế cũng có hai loại: hoặc có người thấy Phật như núi Tu-di v.v… hoặc có người thấy Phật với vô lượng vô biên thân. Như lúc xoay bánh xe pháp, Bồ-tát Trì Lực muốn tính lượng thân Phật, thì đó là thấy thượng thân. Có thân như trên có khả năng hóa độ chúng sinh, phá trừ mọi thứ phiền não, tuy rằng tinh, diệu không khác nhau, nhưng đều là thật, trong cái diệu lại có cái diệu. Cho đến Pháp thân chân thật, Bồ-tát Thập trụ cũng chẳng thể nhận thấy đày đủ. Lại nữa, Phật đối với đối tượng nhận thức của Chư Phật, cũng từ các duyên hòa hợp mà sinh, luống dối chẳng thật, rốt ráo là tánh không, đồng như pháp tánh. Nếu thân ấy thật thì nên thân kia là hư vọng. Do chẳng thật thân kia nên chẳng luống dối một cách riêng lẻ. Luống dối chẳng khác nên thô diệu giống nhau. Phải dùng thân thô sơ để có thể vì chúng sinh, tạo nhân duyên mầu nhiệm, khiến ra khỏi ba cõi, an trụ trong Phật đạo, nên cũng không gọi là thô.

6) HỎI ĐÁP VỀ SỰ THỌ KÝ:

Pháp sư Tuệ Viễn hỏi:

Bồ-tát được thọ ký là thọ ký từ Pháp thân chân thật hay thọ ký từ thân biến hóa? Nếu thọ ký từ thân biến hóa, thì Phật Thích-ca thọ ký từ ở Phật định Quang, Đại sĩ Di-lac thọ ký ở Phật Thích-ca đều này hết sức sâu rộng, đều chẳng phải ngôn từ chân thật. Nếu thọ ký từ pháp thân chân thật, thì về sau. Khi thành Phật, sẽ cùng với những người thô tục mãi mãi là như thế. Dứt hẳn đối với Bồ-tát Thập Trụ cùng là cõi nước. Đó lại là công gì hay là đức gì? Nếu công đức có thật, nên không thầy mà tự giác ngộ, lại là người nào? Còn nếu không thật thì là một lần của sự quyền biến, giả tạm. Kinh chép: “Hoặc có Bồ-tát, về sau lúc thành Phật, cõi nước ấy cùng một chốn với Bổ Xứ.”.Đây chính là Thập Trụ cùng là cõi nước được nói rõ. Nếu về quả có cõi nước của Thập Trụ thì chính là chỗ giống nhau ở kỳ hạn sau cùng của các vị Bồ-tát. Chẳng nên cho rằng:Hoặc có, hoặc có mà chẳng phải thật. Đúng là sự trôi lăn của thân biến hóa. Như thế, pháp thân Phật chân thật chính là cõi riêng biệt đối với cảnh giới mầu nhiệm rộng mở.

Pháp Sư La-thập đáp:

Nói về Bồ-tát được thọ ký thì mỗi việc trình bày không giống nhau. Hoặc có người cho rằng, vì đem lại lợi ích cho chúng sinh, nên có sự thọ ký ấy. Hoặc do Bồ-tát nhục thân, trong vô lượng kiếp, thường hành hóa đúng đạo Bồ-tát, nên vì Bồ-tát ấy mà thọ ký, thể hiện rõ phước báo, khích lệ nơi tâm. Hoặc cho rằng, trong sự biến hóa thô sơ có ý nghĩa thọ ký. Nghĩa ở pháp thân thì không có việc này, cũng có người nói, thọ ký là việc thật, chỉ nên nói với pháp thân thọ ký, chẳng phải thân biến hóa. Lại cho đó là công đức gì: Trí tuệ đức hạnh của Như lai vô lượng vô biên, đem lại lợi ích cho hàng Thập Trụ thì công ấy là cao quý, nhờ đó là người lợi căn nên đối tượng được thọ nhận là rộng khắp. Như trong kinh Bát-nhã chép: “Cúng dường vô lượng bậc không lui sụt chẳng bằng cúng dường một người mau chóng thành Phật.” Nói là không thầy mà tự giác thì chỉ là thầy của các ngoại đạo không mắt. Nghĩa này ở trên đã nói. Nếu lời ấy là như thật, uy nghi của Chư Phật, với các việc thô sơ, vẫn còn chẳng thể biết, huống chi là nghĩa thọ ký rất mầu nhiệm. Có chúng sinh chưa phát tâm mà Đức Phật đã thọ ký, có người hiện đang phát tâm nhưng không được thọ ký, có người ngay khi phát tâm liền được thọ ký, có người ngay thân sinh tử đạt được pháp Vô sinh, do đó mà được thọ ký, có trường hợp xả bỏ thân sinh tử, nhận lấy pháp thân nên được thọ ký. Như Bồ-tát Văn-thù Sư-lợi, v.v… có Bồtát được vô lượng Chư Phật thọ ký như Phật Thích-ca Mâu-ni được Phật Nhiên Đăng, Phật Liên Hoa Thượng, Phật Hoa Thượng Danh, cho đến Phật Ca-diếp, thọ ký. Có Phật Thiên Vương đã thọ ký cho chân thân Phật Thích-ca Mâu-ni. Hoặc đối với đại Pháp thân của Bồ-tát, Ở trong chúng hội được thọ ký. Bồ-tát ấy, tuy ở trong đại chúng, được Phật thọ ký trước hết, nhưng không nói ra. Vì sao? Tự biết thân ở mọi nơi được thọ ký, chẳng lấy một thân được thọ ký làm vui, cũng chẳng thể thấy sự vui. Ví như rồng đầu đàn A-na-bà-đạt-đa lúc được thọ ký, vua A-xà-thế nói: “Ông có được lợi lộc lớn, ở trong đại chúng được thọ ký làm Phật,” rồng đầu đàn đáp: “Ai được thọ ký? Nếu là thân thì thân như ngói, đá. Nếu là tâm thì tâm như huyễn hóa. Lìa hai pháp ấy thì không có sự thọ ký. Nên biết là có lợi lạc gì mà tâm vui mừng? Nếu tôi được thọ ký thì tất cả chúng sinh lẽ ra cũng được thọ ký, vì cũng giống nhau.” Như thế là vô lượng chẳng thể nghĩ bàn, không nên lấy dấu vết của sự việc làm câu hỏi. Lại nữa, thân Chư Phật, Bồ-tát, với vô lượng âm thinh giảng nói chánh pháp, vô lượng phương tiện thần thông, vì đem lại lợi ích cho Bồ-tát và cho tất cả chúng sinh mà thực hành việc thọ ký. Câu hỏi cho rằng chúng sinh chẳng nên nói là: hoặc có, thì pháp Phật là vô lượng, chẳng thể lãnh hội ngay tức khắc hết được. Theo thời ứng hợp với chúng sinh, dần dần mới khai mở, chỉ rõ. Cõi nước của Bồ-tát Thập Trụ là kỳ hạn sau cùng của các Bồ-tát ấy, cố nhiên là đồng với lý. Phật phân biệt rộng khắp vô số hình tướng của các Bồ-tát, nên trong phẩm Trụ Sinh chép: hoặc có cảnh giới của sự mầu nhiệm mở rộng nơi chốn riêng lẻ. Nếu lấy sự mầu nhiệm mở rộng nơi chốn riêng lẻ làm gốc, lại hóa độ chúng sinh, thì đó là lỗi gì? Chư Phật từ nơi vô lượng vô biên phương tiện của trí tuệ sinh ra, thân tướng ấy mầu nhiệm, chẳng thể thấu đạt cùng tận. Chúng sinh công đức chưa được đầy đủ nên chẳng thể thấy đầy đủ thân Phật. Chỉ có Phật và Phật mới thấu đạt được tận cùng. Công đức trí tuệ, v.v… cũng đều như thế. Như bốn con sông lớn đều từ nơi ao A-ma-đà chảy ra, cùng đổ về biển cả. Con người chỉ thấy bốn dòng sông mà chẳng thấy chỗ đầu nguồn của chúng. Chỉ có các người đạt được thần thông mới thấy được. Người tuy chẳng thấy, nhưng xét về lý do, thì biết là có gốc. Lại nữa, nước trong ao ấy thật trong sạch, chúng sinh ít phước đức thì chẳng thể dùng được. Từ ao đó xuất phát, chảy qua các địa phương, khu vực thì mọi người mới được dùng. Pháp thân Phật cũng giống như thế. Chỉ riêng dứt bặt ở trong cõi mầu nhiệm mêng mông, thì con người chẳng có được ân ích gì. Nếu từ thấy ứng hóa vô lượng thân thì tất cả chúng sinh mới được ân ích.

Pages: 1 2 3