cửu diệu mạn đồ la

Phật Quang Đại Từ Điển

(九曜曼荼羅) Bức tranh vẽ Cửu diệu (chín thiên thể) và các tượng thần phụ thuộc. Trong sách Phạm thiên hỏa la cửu diệu do ngài Nhất hạnh soạn vào đời Đường có vẽ hình tượng của Cửu diệu và một bức tranh Phạm thiên hỏa la ở cuối quyển mà người ta cho là Cửu diệu mạn đồ la. Nhưng trong sách này chỉ có hình tượng thần của Cửu diệu chứ chưa nói gì về mạn đồ la, cho nên không biết hình dạng của bức tranh này. Lại cứ theo Đại nhật kinh sớ quyển 5 chép thì vị trí các sao quyến thuộc của Nhật thiên (mặt trời) được đồ biểu như sau: (Đông) Kế Đô Kim Diệu Thổ Diệu Mộc Diệu Nhật Thiên Thủy Diệu Vi Thệ Da Thệ Da Kiếm Bà Hỏa Diệu La Hầu Bị chú: Mạn đồ la này thiếu mất Nguỵệt diệu trong Cửu diệu và được thay bằng Kiếm bà. Bởi thế, nếu gọi là Nhật thiên mạn đồ la thì thỏa đáng hơn.