CÚNG DƯỜNG NGHI THỨC

Phạn Việt dịch: VỌNG CHI_ HUYỀN THANH

 

Lược có 24 pháp tắc

Cúi lậy Tỳ Lô Giá Na Phật

Mắt tịnh hé mở như sen xanh

Ta y Đại Nhật Kinh Vương nói

Mọi thứ Nghi Quỹ của cúng dường

Làm thành thứ tự pháp Chân Ngôn

Như kia sẽ được mau thành tựu

Lại khiến Bản Tôn xa lìa CẤU

Nay Ta tùy yếu lược tuyên nói

Tiếp, chọn lựa sở pháp thứ nhất

Y theo phần đất chỗ thích hợp

Sườn non, đỉnh núi, ngọn Diệu Sơn

Mọi nơi hang hốc giữa hai núi

Ơ tất cả thời được an ổn

Sen súng, sen xanh điểm khắp hồ

Bên bờ sông lớn, bãi sông con

Xa lìa người vật mọi huyên háo

Cành lá rườm rà, cây thích ý

Rất nhiều Nhũ Mộc với cỏ lành

Không có rắn độc, nóng lạnh, khổ

Thú ác, trùng độc, mọi nạn tai

Hoặc các Như Lai, Thánh đệ tử

Đã đi qua đó, đã cư ngụ

Chùa, Tháp, Luyện Nhược (Araṇya), động tiên xưa

Nên y theo chốn tâm ý thích

Xa lìa Tại Gia, dứt ồn ào

Siêng chuyển năm Dục, mọi Triền Cái

Một lòng vui sâu nơi Pháp Vị

Nuôi lớn tâm đó với Pháp Vị

(Pháp lựa chọn đất xong )

 

_ Nếu được đất y theo lời nói trước. Thoạt tiên, nên tắm gội (Mộc Dục), rửa ráy

(Táo Dục). Có Ấn Minh Chân Ngôn rằng: (nên tụng 3 biến)

“ Lam, Noan”

* RAṂ VAṂ

Tay đó tác Ấn xong, chuyển bên phải thì hộ tự thể, chuyển bên trái thì Tịch Trừ chúng Ma. Sau đó chỉ tám phương với phương trên phương dưới tức là Mộc Dục (tắm gội)

(Xong pháp Mộc Dục)

_Nếu đào đất cũng nên dùng Mật Ấn Chân Ngôn rằng (nên tụng 3 biến)

Nam Ma Tam Man Đa Bột Đà Nam_ Ha

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ HA

Chân Ngôn này, hoặc Kinh khác nói, như vậy thông dụng chẳng trái ngược

– Nếu hay giải xong sự thi chuyển, ấy là có sở tác (chỗ đã làm) đều thành tựu.

_Tiếp, nếu chọn đất thời nên dùng Mật Ấn Chân Ngôn là (nên tụng 3 biến)

Nam Ma Tam Man Đa Bột Đà Nẫm_ Kiếm

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ _ KHAṂ

Nếu muốn gia trì đất – Trước hết vào Tâm của Pháp Giới, tĩnh trừ nơi Thế Gian, sau cùng an Đại Không. Từ Không khởi Phong Luân cho đến nơi Địa Luân, quán biển Hương Thủy (biển nước thơm)

_Tiếp, nếu muốn đo đất: Từ trụ đầu của Đông Bắc đo đến Phương Nam. Từ đất Đông Nam đo đến Tây Nam. Từ đất này đo đến Tây Bắc. Từ phương Bắc quay lại Bản Địa.Đo đạt đất như trên là xong.

Phàm có đủ tất cả cúng dường, y sự bày biện lúc trước, tùy ngày chuyển xuống. Lại đổi tượng Phẫn Nộ cùng với tượng Hỷ Nộ cho nhau. Khi trì tụng từ đầu đêm đến canh ba, từ canh tư lại đến nữa đêm, trước sau thêm chữ Hồng (HŪṂ) Phát ( PHAṬ) Án (OṂ). Sau cùng thêm Hồng (HŪṂ) Phát (PHAṬ). Khi trì tụng thì Tông Cứ Tọa (ngồi xổm). Nếu khởi đầu của Chân Ngôn dùng gia trì vị trí của Bản Tâm là việc Giáng Phục

_ Chuyển gia trì Bạch Hào Tế là việc Nhiếp Triệu

Tại Lam Tự Môn, màu sắc như ánh lửa.

Hàm Tự Môn này, màu sắc như xanh đen ở tại Phong

A Tự Môn này, màu sắc như vàng rực (hoàng kim)

Thêm Noan Tự Môn này màu sắc như ánh trăng màu trắng, trì ở

thân dưới (gọi là Du già tọa, trì trên lỗ rốn của mình)

_Sự Tăng Ích là Cát Tường Tọa

_Như sự Chân Tịch Tai Là Liên Hoa Tọa

_Như Chân Ngôn thì bắt đầu sau chữ Nạp . Trì tụng, khởi đầu của lời dùng chữ ÁN  phía sau câu thêm SA (SVĀ) HA (HĀ)

_Thời từ sau đêm đến lúc rạng sáng (mặt trời mọc) _Thời trì tụng , từ giữa ngày cho đên lúc mặy trời lặn .

_Dung mạo vui vẻ thích thú, tâm thì đạm bạc

 

_ Tiếp, nếu xong pháp sự liền hướng về chỗ ngồi của Đạo Trường. Nhập Phật Tam Muội Gia Chân Ngôn:

Nam Ma Tát Bà Đát Tha Nghiệt Đế Phiếu, Vi Thấp Phộc Mục Kế Khế Tệ, Án, A Sa Mê, Đát Lý Tam Mê, Tam Ma Duệ, Sa Ha

*)NAMAḤ SARVA TATHĀGATEBHYAH _VIŚVA-MUKKHEBHYAḤ_ OṂ ASAME TRISAME SAMAYE SVĀHĀ

Nên kết Ấn Tam Muội Gia, ấy là Tĩnh trừ 3 nghiệp, chạm khắp các phần của thân thể, tụng trì lời chân thật. Mới kết Mật Ấn này hay tịnh Như Lai Địa vậy.

 

_Tiếp, kết Pháp Giới Sinh là tiêu xí của Mật Tuệ. Vì tịnh Thân, Khẩu, Ý cho nên chuyển khắp thân thể

Chân ngôn rằng: (nên tụng 3 biến)

Nam Ma Tam Man Đa Một Đà Nam, Đạt Ma Đà Đổ, Tát Phộc Bà Phộc Cú Ngân

*)NAMAḤ SAMATA-BUDDHĀNĀṂ_ DHARMA-DHĀTU SVABHAVAKOHAṂ (? SVABHĀVAKA-UHAṂ)

Như Tự Tính của Pháp Giới mà quán nơi thân mình hoặc dùng Chân Thật Ngữ, ba lần chuyển mà diễn nói , nên thấy trụ Pháp Thể không dơ như hư không

 

_Tiếp, dùng Giáp Trụ Kim Cương trang nghiêm nơi thân mình, nên quán mặc y phục, khắp thân thể sinh ánh lửa. Chân Ngôn rằng:

Nam ma tam man đa bạt chiết la noản. Án, bạt chiết la ca phộc già, hồng

*) NAMAḤ SAMATA-VAJRAṆAṂ_ OṂ VAJRA-KAVACA HŪṂ

Về việc lánh xa các Ma, trừ Chướng trong bản thân cần yếu là tụng Chân Ngôn ấy xong, nên quán chữ Vô Cấu thì các loại ác tâm khác nhìn thấy đều chạy tứ tán.

_Tiếp, Sám các tội căn nên quán Lam Tự Môn màu sắc như mặt trời mới mọc tiêu trừ tội vô thủy, Chân Ngôn là:

 

Nam Ma Tát Bà Đát Tha Nghiệt Đế Phiếu, Vi Thấp-Phộc mục khế tệ. Tát phộc tha, khiếm, ổn-nghiệt đế, tát-phả la, hệ ma-hàm, già già na kiếm, sa ha

*)NAMAḤ SARVA TATHĀGATEBHYAḤ_ VIŚVA-MUKKHEBHYAḤ (?VIŚVA-MUKHEBHYAḤ) SARVATHĀ KHAṂ, DGATE (?UDGATE) SPHARA HEMĀṂ (?HĪMAṂ) GAGANAKAṂ SVĀHĀ

Chân Ngôn Ấn như vậy, đỉnh đầu đội thêm 5 chi cùng với hương, hoa, đèn, hương bột, mạt hương …v…v…đủ thứ diệu cúng của Thế Gian và Xuất Thế Gian liền thành Tam Muội Cúng, đều dùng Ấn Chân Ngôn đó làm 3 Nghiệp trong sạch

Tiếp, kết các Phương Giới. Dùng Ấn Chân Ngôn của Bất Động với Khử Cấu, Tịch Trừ , hộ trì tự thân . Chân Ngôn rằng:

 

Nam Ma Tam Man Đa Phạt Chiết La Noản_ Chiến Noa Ma Ha Lộ Sái Ninh Sa Phá Tra Dã Hồng Đát La Ca Hãn Mãn

*)NAMAḤ SAMATA VAJRAṆAṂ_ CAṆḌA MAHĀ-ROṢAṆA SPHAṬYA HŪṂ TRĀKA (?TRĀṬ) HĀṂ MĀṂ

Tay Định (tay trái) trụ tâm đó, tay tuệ (tay phải) xoay chuyển khắp, nên biết vật va chạm, tức gọi là Khử Cấu (trừ bỏ dơ bẩn). Dùng cách này mà xoay bên trái, nhân đó thành Tịch Trừ. Nếu kết Phương Ngưng Giới, đều khiến tùy chuyển bên phải. Ngoài ra mọi việc khác thì diệt ác tịnh các chướng.

 

_Tiếp, dùng Chân Ngôn Ấn mà thỉnh triệu Chúng Thánh, Chư Phật, Bồ Tát – Nói y theo bản thệ mà lại. Chân Ngôn rằng:

Án, Phạt Chiết La Tát Đóa Phộc, Hồng Hồng , ê duệ ê duệ

*) OṂ_ VAJRA-SATVA HŪṂ HŪṂ _ HYE HYE (?EHYEHI)

Chư Phật, đấng Cứu Thế dùng Từ (?Bi) Triệu tất cả an trụ hàng Thập Địa, các Bồ Tát của đại lực với chúng sinh tâm độc ác khó điều phục

_Cây phướng Tuệ phong ấy (ngón trỏ của tay phải) một lần tụng 1 lần triệu là Triệu Thỉnh vậy

 

_Tiếp, phụng Tam Muội Gia. Dùng Chân Ngôn Ấn, tướng của Ấn như trên Quán các điều dạy (giáo) của Tam Mội Gia. Chân Ngôn là:

Nam Ma Tam Mạn Đa Một Đà Nam_ A Tam Mê, Đát Lý Tam Mê, Tam Ma Duệ, Sa Ha

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ ASAME TRISAME SAMAYE SVĀHĀ

Dùng phương tiện như vậy chính là Tam Muội Gia ắt hay sinh lợi ích khắp tất cả loại chúng sinh nên được thành Tất Địa, mau mãn nguyện vô thượng khiến cho chủ của Bản Chân Ngôn, các Minh vui vẻ. Phát Nguyện như vậy

 

_Tiếp Tịch Trừ Chúng Ma, câu triệu Bản Tôn liền vào Hoan Hỷ Môn, tụng Tịch Trừ Chân Ngôn. Chân Ngôn là: 狫 市 鉏 咼 市 狫

Hồng Ni, Tô Hồng Bà Nễ, Hồng

*) HŪṂ NI _ SUMBHANI HŪṂ

Dùng tay Tuệ (tay phải) tránh theo Ma, Chân Ngôn và Ấn chuyển bên trái. Tay Định (tay trái ) tác Câu lưu, tức là lưu Bản Tôn vậy.

_Tiếp, phụng hiến nước Át Già. Nơi hiến nước Át Già. Trước hết đã đủ vật nghiêm sức, dùng Chân Ngôn của Bản Tôn gia trì. Chân Ngôn là (nên thông tụng 15 biến)

Nam Ma Ta Man Đa Một Đà Nam _ Già Già Na, Tam Ma Tam Ma, Sa Ha

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ GAGANA SAMA SAMA (?SAMA ASAMA) SVĀHĀ

Phụng các bậc Thiện Thệ, dùng tắm thân Vô Cấu, tiếp nên Tịnh người con sinh ra từ miệng của tất cả Phật.

 

_Tiếp, phụng tòa Kim Cương, liền tác Ấn Liên Hoa khiến cho Chân Ngôn Chủ ngồi. Chân Ngôn là:

Nam Ma Tam Man Đa Một Đà Nam _ A

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ ĀḤ

Để khắp tất cả nơi, chỗ an tọa của Bậc Giác Ngộ (Giác Giả)

_Tiếp, nên tịch trừ nơi sinh chướng của tự thân. Dùng Ấn Đại Tuệ Đao, Thánh Bất Động Tôn Chân Ngôn. Chân Ngôn là :

Nam Ma Tam Man Đa Phộc Chiết La Noản _ Noan

*) NAMAḤ SAMANTA-VAJRAṆAṂ_ VAṂ

Nên quán lửa Kim Cương Tối Thắng thiêu đốt tất cả Chướng khiến hết sạch chẳng còn sót. Bậc Trí nên chuyển thành thân Kim Cương Tát Đỏa, Chân Ngôn Ấn tương ứng bày khắp các chi phần (mọi phần của thân thể)

_Tiếp, tụng Chân Ngôn nhiều lần, đều nói Bản Chân Ngôn với Minh tự sở Trì (bài Minh mà mình đang trì). Tác như vậy xong, xưng tên rồi phụng hiến tất cả. Trước tiên đặt bày khắp để thanh tịnh Tâm Pháp Giới, ấy là (Bất Động Kiếm Ấn lúc trước) (劣_RAṂ) Lãm Tự Môn , nơi hiến như trước, mở bày trong xưng tên

 

_Khi xoa bôi hương (Đồ Hương) thì dùng Mật Ấn Chân Ngôn là :

Nam Ma Tam Man Đa Một Đà Nam _ Vi Thâu Đà kiện đỗ ổn bà phộc, sa ha

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ VIŚUDDHA GANDHODBHAVA (= GANDHA UDBHAVA) SVĀHĀ

 

_Tiếp, Phần Hương Cúng Dường Chân Ngôn là :

巧 休 屹 亙 阢 后 盍 觡 叻 廕 四 加 怐 包 送 扣

Nam Ma Tam Man Một Đà Nam_ Đạt Ma Đà Đổ, Nỗ Nghiệt Đế, Sa Ha

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ DHARMA-DHĀTU DGATE (?UDGATE) SVĀHĀ

_ Tiếp, Nhiên Đăng Cúng Dường Chân Ngôn là (nên tụng 3 biến)

 

Nam Ma Tam Man Đa Bột Đà Nam_ Án Đát Tha Nghiệt Đa, Lị Chi, Tát Phả La Ninh, Phộc Bà Sa Na, Già Già Nhu Đa Ly Gia, Sa Ha

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ OṂ TATHĀGATĀRCI SPHARAṆA VABHĀSANA GAGANA-UDARYA SVĀHĀ

 

_Tiếp, Tạp ẨmThực Cúng Dường Chân Ngôn là :

 

Nam Ma Tam Man Đa Bột Đà Nam_ A La La, Ca La La, Mạt Lân Nại Nhĩ Mạt Lân Nại Nê, Ma Ha Mạt Lý, Sa Ha

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ SARARA (ARARA ) KARARA BALIṂ DADA MI (?ME ) BALIṂ DANE MAHĀ-BALIḤ SVĀHĀ

_Tiếp, với đồ Cúng Dường khác, nên tương ứng phụng biến. Y tùy theo Pháp Tắc này: trong sạch, cung kính phụng hiến mọi Thánh Tôn .

Lại tác nghi thức của tâm, thanh tịnh rất nghiêm lệ, nơi hiến đều đầy đủ, bình đẳng như Pháp Giới, phương này với cõi khác, vào khắp các nẻo, y theo Phước Đức của Chư Phật, Bồ Tát mà sinh khởi phan, phướng, các lọng, anh lạc, lầu gác kỳ diệu rộng lớn với cây vua báu của cõi Trời, khắp nơi có các tư cụ (vật dụng), mọi mây hương hoa…không có bờ mé giống như hư không đều tuôn mưa các vật cúng, cúng dường thành Phật sự, suy tư dâng tất cả Chư Phật với Bồ Tát. Dùng Hư Không Tạng Minh Phổ Thông Cúng Dường Ấn, 3 lần chuyển làm gia trì, sở nguyện đều đầy đủ

_Tiếp, Phổ Thông Ấn. Đỉnh đầu đội vật cúng dường rộng lớn, sám hối các Cấu, một lòng y theo Bản Pháp Tòa, liền vào Tam Ma Địa, cùng đem Bản Chủng Tử đặt ở trong thân mình chuyển thành thân Bản Tôn.

Chân ngôn rằng: (Phổ Thông Cúng Dường Ấn lúc trước)

Nam Ma Tam Man Đa Bột Đà Nam_ A

*)NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_ A

_Tiếp, Pháp Trì Tụng: niệm tụng 3 lạc xoa (30.000 biến) thì Tam Muội liền hiện tiền, chuyển thành thân Pháp Giới. Niệm tụng đã đủ biến số rồi, trao gửi cho Bản Tôn

_Lại hiến Át Già, các vật cúng dường dựa theo lúc đầu rộng làm để hộ Tôn với bản thân . Nơi làm đã xong rồi thì giải Tam Muội Gia trên đỉnh đầu, hộ Đạo Trường với bản thân, chuyển tụng Ma Ha Diễn, ấn Tháp, tắm tượng Phật…Trải qua nhân sự, nếu đầu đêm cuối đêm đều cùng một biến số, còn giờ Ngọ thì giảm đi nửa số biến

_Phàm pháp trì tụng luợc có 2 loại, một là y theo thời, hai là y theo Tướng

Y theo Thời là mãn số biến hạn định với hạn kỳ của ngày tháng

Y theo Tướng là tháp Phật, đồ tượng tuôn ra ánh lửa, âm thanh …

Nên biết người hành Chân Ngôn đó có tướng Tịnh Trừ tội chướng vậy Nếu xong việc tụng pháp ấy, nên tụng bài kệ này Kệ rằng:

Các pháp theo duyên sinh

Pháp này theo duyên diệt

Pháp kia theo nhân diệt

Là Đại Sa môn nói

_Phàm làm Man Trà La (Maṇḍala: Đàn Trường) thì y theo Pháp lúc trước, nếu có thể làm theo độ lượng dài ngắn, lớn nhất là 36 khuỷu tay, 28 khuỷu tay, 16 khuỷu tay, 8 khuỷu tay, 4 khuỷu tay, nhỏ nhất là 2 khuỷu tay đều lấy khuỷu tay của tay người lấy nhận phương phước, Hình trạng như trước. Nếu là Quốc Vương, Đại Thần, Trưởng Giả thì có đủ mọi loại thượng diệu, đồ vật bằng bảy báu.

Lại, vị A Xà Lê (Ācārye) có chúng đệ tử nhiều thông minh, lanh lợi thì nên làm Đàn rộng lớn. Nếu Thí Chủ thiếu thốn không có đủ 7 báu thượng diệu dâng cúng cũng không có chúng đệ tử thông minh lanh lợi thì nên làm Pháp Lược. Tùy theo sức mà làm.

Phàm vật dùng cúng dường thì loại trừ ngũ tân, rượu thịt, vật bất tịnh.Vật khí cúng dường đều dùng vàng, bạc, đồng, thiết, đồ gốm ngoài ra chẳng thể dùng vật khác. Trong Đàn, cúng dường các vị thức ăn, mỗi ngày một thay. Nếu các quả trái thì 3 ngày thay 1 lần cũng được.

Phàm muốn thay vật cúng dường với lau quét. Trước tiên sửa soạn mời Thánh Tôn đi, khải bạch Tôn Dung sau đó lau quét, xoa hương, cúng dường .Hành Giả nói ra miệng rằng “ Tôn Dung tạm xa lìa Đạo Trường”

Lau quét xong lại xoa hương, lại bày chỗ ngồi (Tọa vị) Phúc thỉnh xong rồi cúng dường Pháp như trước.

Lại nữa, bên trong Viện ở chính giữa là 1 Viện Chủ. Tùy theo Phật đẳng ưa thích của Thí Chủ mà làm Đạo Trường Chủ với Bát Nhã cho đến nhóm Bồ Tát , tùy ý đặt bày ở bên trong.

 

CÚNG DƯỜNG NGHI THỨC

_Hết_

Cuối hiệu bản Linh Vân có nghi là:

Niên hiệu Trinh Hưởng năm thứ ba, tháng 4, ngày 23

Hiệu đính một lần và kiểm điểm chỗ thiếu xót xong

Tĩnh Nghiêm (48 tuổi)

05/10/1997