cù đà ni châu

Phật Quang Đại Từ Điển

(瞿陀尼洲) Cù đà ni, Phạm: Godànìya. Cũng gọi là Cù da ni châu, Cù đà ni da châu, Cù dạ ni châu, Cù già ni châu. Dịch ý là Ngưu hóa châu, Ngưu thí châu. Là một trong bốn châu ở quanh núi Tu di. Vì châu này nằm về phía tây núi Tu di và dùng bò làm tiền tệ để giao dịch cho nên còn gọi là Tây ngưu hóa châu (Phạm: Apara-godànìya, dịch âm là A bát lị cù đà ni), hoặc gọi là Tây Cù da ni, Tây châu. Nguyên do của cái tên Ngưu hóa, cứ theo kinh Khởi thế quyển 1 chép, thì vì ở dưới cây Trấn đầu ca tại châu này có một con bò bằng đá – Huyền ứng âm nghĩa quyển 12 nói, phần đông người châu này dùng bò để trao đổi, đồng thời, cũng chấp nhận cả thuyết bò bằng đá, lại cứ theo Trường a hàm quyển 18 kinh Thế kí chép, thì châu này hình bán nguyệt, rộng tám nghìn do tuần, khuôn mặt của dân cư cũng như hình bán nguyệt, thân cao độ 3,5 khuỷu tay, thọ hai trăm tuổi, thường dùng bò, dê, ngọc ma ni làm vật trao đổi. Luận Câu xá quyển 11 thì nói, châu này hình thể giống như trăng tròn, mặt người cũng vậy, thân cao mười sáu khuỷu tay, sống năm trăm năm. Tóm lại, châu Cù đà ni đại khái là một loại cõi nước do thế giới quan của người Ấn độ xưa căn cứ theo thuyết Núi Tu di mà đặt ra, nội dung của nó tuy do người Ấn độ giả tưởng, nhưng vấn đề các dân tộc châu Á ngày xưa dùng bò làm vật giao dịch, hoặc và mạn tây nam tiểu bang Rajputana hiện nay. [X. Đại từ ân tự tam tạng pháp sư truyện Q.4 – A. Cunningham: The Ancient Geography of India].