cốt hồ

Phật Quang Đại Từ Điển

(骨壺) Còn gọi là Xá lợi bình, Xá lợi hồ. Tức là cái lọ đựng xương còn lại sau khi đã thiêu. Thời xưa lọ làm bằng kim thuộc, đất nung hoặc bằng đá, đời sau phần nhiều tiện bằng gỗ. Sau khi đức Phật Niết bàn, xá lợi của Ngài được đựng vào chiếc âu bằng vàng, để ở chính điện nước Cưu di. Không lâu, tám nước lân cận đều mang quân đến đòi, Hương tính Bà la môn mới chia xá lợi làm tám phần cho tám nước, mỗi nước nhận bình xá lợi rồi đem về. Chiếc bình xá lợi mà nước Ca tì la vệ trong tám nước nhận được thời bấy giờ, đến tháng 1 năm 1898, người ta đã đào thấy tại Pipràwàthuộc Nepal. Ngoài ra trong ngôi tháp hoang phế tại địa phương Kucha (nước Cưu tư xưa) thuộc Tân cương, người ta cũng đã phát hiện một chiếc Cốt hồ bằng gỗ, đường kính độ hai mươi phân, cao độ mười sáu phân, bên ngoài có thếp vàng, bên trong đựng bạch cốt và ngọc báu. Thông thường Cốt hồ được chôn dưới mộ, hoặc đặtở một góc trong nhà điện. [X. Trường a hàm Q.4 kinh Du hành – kinh Phật ban nê hoàn Q.hạ – Sắc tu bách trượng thanh qui Q.6].