cổ

Phật Quang Đại Từ Điển

(鼓) Thứ nhạc khí để đánh, tức là cái trống. Làm bằng vàng, ngọc, gỗ, đá, với hình dáng lớn nhỏ nhiều loại – thường được dùng trong các chùa viện. Có trống cá, trống mây, trống vàng, trống đá, trống treo v.v… Cách dùng thì chia làm: trống trai (trống mây báo giờ thụ trai), trống tắm (báo giờ tắm), Tụng kinh, Phạm bái (tiếng nhạc Phật giáo) v.v… Tại Ấn độ, trống phần nhiều dùng để báo giờ giấc, báo giờ canh phòng. Tại Trung quốc, lúc đầu dùng vào các nghi thức, vũ nhạc, quân trận, từ đời Đường trở về sau cũng dùng trong qui luật nhà Tăng, báo giờ giấc làm việc. Sau khi truyền đến Nhật bản, phần nhiều cũng được dùng vào việc tụng kinh, xướng kệ, nhưng chủng loại biến hóa phức tạp, chẳng hạn như Thái cổ (trống to), Nhất mai bì (trống bưng một mặt), Đoàn phiến thái cổ (trống hình quạt tròn) v.v… mà chỉ Nhật bản mới có. Cái lầu để trống, gọi là Lầu trống. Thông thường trong các chùa viện, trống và chuông được treo ở hai bên tả hữu trước đại điện, cho nên từ xưa đã có từ Chuông tả trống hữu. Theo truyền thuyết, quả trống ở nhà Thiện pháp trên cung trời Đao lợi chẳng đánh mà nó tự kêu, những người nghe tiếng trống liền khởi tâm sợ ác, sinh thiện, vì thế gọi là Thiên cổ (trống nhà trời). Cũng có khi bôi thuốc độc lên mặt trống, sau khi đánh, người nghe trống liền chết, trống ấy gọi là Độc cổ ….. (trống độc). Thiên cổ thí dụ hay sinh thiện, Độc cổ thí dụ phá ác. Cũng có thuyết thí dụ người tin Phật pháp là Thiên cổ, thí dụ người phỉ báng Phật pháp là Độc cổ. Tuy nhiên, kẻ phỉ báng Phật pháp, cuối cùng cũng có thể thành Phật, cho nên còn có thuyết Độc cổ kết duyên. Nguyên ngữ của trống có nhiều loại, trong đó, Bệ lí (Phạm: Bherì, Pàli: Bheri) là chỉ Quán cổ (Pàli: Dindima), Kiền chùy (Phạm – Pàli: Ghaịỉa) chỉ cái bảng bằng kim thuộc dùng để báo giờ giấc. Lại tiếng Phạm: Dundubhilà Đại quán cổ, tiếng Phạm, Mfdanga (Pàli: Mutiíga) là chỉ trống nhỏ (Tabor). Vì thế nên trống được chép trong kinh điển, chẳng phải là một loại đồng nhất. Tại Trung quốc từ xưa cũng đã có nhiều loại trống khác nhau, có loại bắt nguồn tại chính Trung quốc, cũng có loại từ Tây vực truyền sang. Hình dáng lớn nhỏ bất nhất, nhỏ gọi là Ứng cổ…… lớn gọi là Tẩu cổ ……. Loại có chân gọi là Túc cổ….., có cái đòn xuyên qua tang để khiêng, gọi là Doanh cổ……, treo trên cao để đánh, gọi là Huyền cổ…… Trống do giống rợ Yết làm, hình giống cái thùng gỗ sơn, cả hai đầu đều có thể đánh, gọi là Yết cổ…… [X. Sắc tu bách trượng thanh qui Q.hạ Pháp khí chương – Thiền lâm tượng khí tiên Bái khí môn].