chính quán

Phật Quang Đại Từ Điển

(正觀) Chỉ sự quán xét chân chính. Có nhiều giải thích. Trung a hàm quyển 28 kinh Ưu đà la bảo, đối lại với sự quán xét tà vạy của ngoại đạo, dùng trí tuệ chân chính biết rõ chân như, gọi là chính quán. Trong Quán vô lượng thọ Phật kinh sớ quyển 3, khi giải thích Nhật tưởng quán trong kinh Quán vô lượng thọ, sa môn Thiện đạo lấy tâm và cảnh tương ứng với nhau làm chính quán, không tương ứng là tà quán. Trong Tam luận huyền nghĩa, sa môn Cát tạng lấy quán Bát bất trung đạo làm chính quán. Trung quán luận sớ quyển 2 phần đầu, lấy xa lìa tám tà đoạn, thường v.v… làm chính quán. Ma ha chỉ quán quyển 5 phần trên, bảo đối lại với trợ phương tiện, chính tu chỉ quán, gọi là chính quán. Tu tập chỉ quán tọa thiền pháp yếu của sa môn Trí khải thì gọi Bất tịnh quán là đối trị quán, mà gọi chính quán thực tướng là chính quán. [X. kinh Tạp a hàm Q.3 – kinh Chính pháp niệm xứ Q.2 – kinh Quán di lặc bồ tát thướng sinh đâu suất thiên – kinh Đạt ma đa la thiền Q.thượng – luận Đại trí độ Q.37 – Thập nhị môn luận sớ Q.thượng phần đầu – Tứ minh thập nghĩa thư Q.thượng].