chính ngữ

Phật Quang Đại Từ Điển

(正語) I. Chính ngữ. Phạm: Samyag-vàc, Pàli: Sammà-vàcà. Còn nói là Chính ngôn, Đế ngữ. Là một trong tám Chính đạo, tức xa lìa tất cả lời nói hư dối không thực, như nói dối, nói hai lưỡi, nói thô ác, nói thêu dệt v.v… Lại vì Chính ngữ cũng là lời nói tất nhiên hợp đạo lí, cho nên còn gọi là Thuận lí ngữ. (xt. Bát Chính Đạo). II. Chính ngữ. Phạm: Vàspa, Pàli: Vappa. Dịch âm là Bà sư ba, Bà sáp bà, Bà phạm, Bà phu. Dịch ý là khí dấy lên, ra nước mắt. Là một trong năm tỉ khưu được đức Phật hóa độ đầu tiên sau khi thành đạo. Sau khi đức Thích tôn vượt thành xuất gia, vua Tịnh phạn sai Chính ngữ và A nhã Kiều trần như gồm năm người gần gũi hầu hạ đức Thích tôn. Về sau khi đức Thích tôn chuyển pháp luân lần đầu tiên ở vườn Lộc dã, tức là hóa độ cho năm người ấy. [X. Trung a hàm Q.8 kinh Thị giả – kinh Tăng nhất a hàm Q.3 phẩm Đệ tử – kinh Phật bản hạnh tập Q.34 phẩm Chuyển pháp luân]. (xt. Bà Sư Ba).