chiết thuỷ

Phật Quang Đại Từ Điển

(折水) Có hai nghĩa: 1. Chỉ nước đã rửa bát đũa thìa vào rồi thì đổ đi. 2. Chỉ nước sạch để rửa bát đũa thìa. Còn gọi là Khí bát thủy. Chiết, hàm ý bỏ đi, hủy bỏ. Khi lấy nước (chiết thủy) thì miệng bát phải hướng vào khoảng bên trong. Cứ theo Nhập chúng tu tri (những điều cần biết khi nhập chúng) của Tôn thọ nói, thì không được dùng nước sôi để rửa bát, khi múc nước không được để chảy ra trên mặt đất, cũng không được gây bất cứ tiếng động nào. Bài kệ được đọc khi đổ nước vào thùng, gọi là Chiết thủy kệ. Ngoài ra, cái đồ đựng nước gọi là Chiết thủy khí. Đồ này phần nhiều dùng cái thùng gỗ vuông, cho nên gọi là chiết thủy dũng – hình dáng giống như cái thùng nhỏ thông thường, nhưng một bên thùng có lắp cán.