chiên đàn nhĩ

Phật Quang Đại Từ Điển

(旃檀耳) Pàli: Sùkara-maddava. Cũng gọi là Đàn nhĩ, Đàn nhung, Đàn thụ nhĩ. Là mộc nhĩ sinh từ cây Chiên đàn. Thời xưa ở Ấn độ, thông thường loại mộc nhĩ này được coi là thứ thực vật trân quí hiếm có trên đời. Cứ theo Trường a hàm quyển 3 kinh Du hành chép, thì ngày xưa đức Phật ở trong vườn Xà đầu tại thành Ba bà, vì con của người thợ rèn là Chu na (Phạm, Pàli: Cunda) mà nói pháp. Chu na nghe pháp xong vui mừng tin chịu, bèn thỉnh đức Phật ngày hôm sau đến nhà để nhận sự cúng dường. Ngày ấy đức Phật và chúng đệ tử đến nhà, Chu na dâng canh nấu với mộc nhĩ chiên đàn, khi ấy đức Phật bảo Chu na đừng dâng canh cho các vị tỉ khưu khác. Đức Phật ăn xong lại nói pháp, đến nửa đêm thì nhập Niết bàn. Nhưng cứ theo kinh Đại ban niết bàn bản Pàlinói, thì Chu na dâng Sùkara-maddava cúng dường Phật, các học giả Tây phương căn cứ vào danh từ Pàli này mà khảo chứng, thì thấy rằng, Sùkaradịch là lợn (heo) – Maddava, hàm ý là khô. Như vậy Sùkara-maddava giải thích là thịt lợn rừng khô. Cũng có thuyết giải thích là một loại thịt lợn rừng mềm. Song, cứ theo sự nghiên cứu khảo chứng của nhà học giả về Ấn độ học của Nhật bản là Cao nam thuận thứ lang, thì tiếng Pàli Maddava, là tiếng Phạm Màrdava, hàm ý là vị ngon trân quí. Cho nên ông giải thích đó là một thứ có vị ngon quí mà lợn rừng thích ăn, tức là một loại thực vật được gọi là nấm. [X. Pháp hoa huyền nghĩa Q.7 – Tây tạng truyền Ấn độ Phật giáo lịch sử Q.thượng – Ấn độ Phật tích thực tả giải thuyết].