chiêm

Phật Quang Đại Từ Điển

(占) Bói toán. Là phương pháp dựa vào điềm báo trước, thuật chiêm tinh và tiếp xúc với một loại vật thể mà tri thức của người thường không cảm biết được, để đạt được sự tình mà mình muốn biết trước. Nếu giải thích theo nghĩa rộng, thì tính chất của sự biết và nói trước ấy cũng giống như sự sùng bái tinh linh (Shamanism), được lưu hành phổ biến trong xã hội. Phật giáo xưa nay chưa bao giờ dùng. Đại biểu cho bói toán phương đông lấy bói Chu dịch làm nền tảng. Bói mu rùa trước Chu dịch, tư tưởng đạo giáo pha trộn bói toán và thuật chiêm tinh v.v…… đều đã lưu hành rộng rãi tại Trung quốc và Nhật bản. Trong tư tưởng Phật giáo và Ấn độ, vì tư tưởng luân hồi cực sâu đậm, cho nên rất ít dùng phương pháp bói toán. Tại Trung quốc, căn cứ theo phương pháp xem xét được ghi chép trong kinh Chiêm sát mà đã sản sinh phong tục viết hai chữ thiện và ác lên miếng gỗ 4 góc (tướng bánh xe), sau khi thắp hương lễ Phật, khấn nguyện xong, cầm gieo xuống để xem lành dữ. Lại căn cứ theo kinh Quán định phạm thiên thần bút, trong các chùa miếu tại Nhật bản cũng rất thịnh hành một loại bói rút thẻ (xin xăm). Ngoài ra, còn có các chức nghiệp quan âm dương, quan thần kì do các nhà âm dương và thần đạo đặc biệt nắm giữ.