chỉ tĩnh

Phật Quang Đại Từ Điển

(止靜) Ý là khiến đại chúng nghỉ ngơi, yên tĩnh. Cũng chỉ sự bắt đầu ngồi thiền. Lại khi ngồi thiền, sau khi vị trụ trì ngồi yên rồi, người Trực đường (chức vụ trông nom các việc hàng ngày trong nhà Thiền) buông mành cửa trước cửa sau xuống rồi dóng ba tiếng chuông (chuông nhỏ), gọi là chuông chỉ tĩnh. Sau chuông chỉ tĩnh, đại chúng phải chuyên tâm ngồi yên lặng, không ai được ra vào, cho đến khi đánh chuông khai tĩnh (tức là hết giờ ngồi thiền) mới thôi. (xt. Khai Tĩnh). CHỈ TRA SƠN Phạm: Kftàgiri, Pàli: Kiỉàgiri. Còn gọi là Kê sá sơn. Dịch ý là núi đen. Là tên làng tại nước Ca thi (Pàli: Kàsi) thuộc trung Ấn độ. Kinh Chỉ tra sơn ấp (Pàli: Kiỉàgirisuttanta) trongTrung bộ kinh 17 Nam truyền đã lấy sự tích phát sinh tại làng này làm nội dung, nói rằng, ở đây có hai tỉ khưu xấu ác là A tát cơ (Pàli : Assaji) và Phất na bà tu (Pàli: Punabbasuka) không chịu tuân theo giới ngày ăn một bữa mà đức Thế tôn đã chế định cho chúng tỉ khưu. Lại cứ theo Nam truyền luật tạng kinh phân biệt ký chép, thì những tỉ khưu ấy trồng hoa, rồi kết hoa làm vòng đeo tai, buộc lên đầu, đeo ở ngực để làm cho những người con gái nhà lành đẹp lòng mà cùng nhảy múa vui chơi, cuối cùng bị giáo đoàn trục xuất. Do đó đức Phật mới chế định Ô gia tăng tàn giới thứ 13. [X. Trung a hàm kinh Thấp cụ – luật Tứ phần Q.5 – luật Ngũ phần Q.3].