SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 9

PHẦN 1

Ban đầu giải thích trong cảnh thiền, trước giải thích ý.

Trường bệnh: Là y theo các bộ A-hàm gồm có năm pháp làm lui sụt quả A-la-hán.

  1. Bệnh lâu ngày.
  2. Đi xa.
  3. Phân biệt.
  4. Làm ăn buôn bán.
  5. Đọc tụng nhiều.

Còn có thể lui sụt quả, huống chi lui sụt thiền, văn tuy ở tiểu ý thời thông đại, như bốn pháp Tam-muội người có năm việc nầy không chỉ có cảnh mầu không thành, cũng không phát được các định túc tập, cho nên dẫn ra. Trong kinh Văn-thù Vấn có ba mươi sáu câu chưa xem xét.

Kế từ các cảnh trên ở sau chánh nói, đến sau là Sơ trụ, nhập lưu xong: Sơ trụ trở lên vô công dụng. Nếu vị nầy gồm phát tất cả sự thiền, nhậm vận là lý không cần quán lại, nay khiến người quán giả quán gọi là trong năm phẩm vị, nên nói nhập lưu không cần quán.

Hỏi: Nếu nhập lưu rồi làm sao được sự thiền?

Đáp: Như cửu thiền ban đầu tự tánh các thiền, đều là sự thiền tức so sánh Sơ địa. Cũng như ngài Nam Nhạc phát được tương tự, cũng đều phát với tất cả sự thiền, nhưng vị nầy phát khác nhau vị sau, nên phải quán. Nếu việc ma, v.v… việc ma đã qua cảnh để so sánh, nên không có tu riêng y quán ấm trước nên nói tu chung, trong giải thích nói “nhơ bẩn ngày càng thêm, các thiền đã phát, nếu không ở thiền lại tu pháp quán, phiền não ngày càng thêm, khởi chấp khởi ái, cho đến nhân thiền có thể khởi lỗi nặng, như các ngoại đạo và Điều-đạt, v.v… đều là nhân người thiền khởi lỗi, làm nghĩa nầy nên phải quán cảnh thiền, nếu cho là đạo đến phương tiện, lại từ cho tinh tấn lui sụt phán xét, nếu tồn mà quán không xét, tức như văn sau không có người sở tri, đắc định cõi dục hay chưa đến định, mà cho là vô sinh, hoặc bỏ mà không tập lại vào tán tâm, tán tâm làm cảnh dụng quán thì khó, nếu dùng thiền làm cảnh dụng thì dễ, nếu dùng thế thiền làm cảnh mầu phương tiện, phần nhiều nhập năm phẩm nên không thể bỏ, nhưng thiền chi, v.v… dẫn giáo khen tốt. Nói Đại thừa Tiểu thừa đều tu sự thiền, địa trì cửa thiền tuy chẳng phải cảnh nay, lại dẫn Đại thừa, Tiểu thừa chung hiển tu thiền, huống trong chín thiền chung có sự thiền, nhưng y cứ tự hạnh hóa tha mà phân ra Đại Tiểu, nên biết sự thiền Đại Tiểu khen ngợi, nói bốn thiền tám định, bốn tại tâm số trùng lập gồm nêu, hoặc Sắc hoặc Vô sắc hai cõi đối nhau, thì cõi Sắc gọi thiền, Vô sắc gọi Định, hoặc bao gồm thượng giới mong ở dục sau, thì hai cõi trên đều gọi là định địa hạ dục tán loạn tự tánh, v.v… có chín. Hai luận Địa Trì Thập Địa đều y theo sáu độ nói chín, chín pháp tên đều đồng, như luận ấy giải thích rộng pháp giới thứ lớp lược giải thích, hoặc thẳng phát chín thiền tức thuộc cảnh giới Bồtát, nay đối dẫn khen ngợi chẳng phải là nói phát, kế khai chương giải thích riêng.

Ban đầu nói khai hợp, trước nêu bày văn nay có mười môn; Kế dùng năm môn và mười lăm môn gạn hỏi đồng và khác.

Nói năm môn tức trong Tiểu thừa có bảy phương tiện ban đầu môn năm pháp quán dừng tâm, hai thừa Đại Tiểu ban đầu môn Ngũ Đình. Hai thừa Đại Tiểu ban đầu đều nhân nhập, nên gọi là Môn, xa làm lý do đối trị nhập lý, cho nên nay văn dùng làm đối nói.

Mười lăm môn: Ở môn năm Đình đều chia ra làm ba nên thành mười lăm, thì các thiền lý sự đều đủ khắp nhiếp tất cả giáo Đại Tiểu thừa, nay nói tu phát chỉ ở sự thiền, lý thuộc về thông tu và hai cảnh sau, nên văn sau nói, nếu năm môn có chỗ không bao gồm, nếu lấy mười lăm nghĩa lẫn lộn ở lý, nay diễn lược cho rộng nên khai năm thành mười, bỏ lý tồn sự nên rút mười lăm thành mười, e người không hiểu các môn nhiều ít hoặc khai hoặc hợp ý lấy bỏ, nên nay dùng mười mà đối với rộng, lược hỏi đáp phân biệt nên nói mười môn và năm môn. Thế nào là đồng khác lời đáp, trước chung, kế riêng, trong biệt khai ra năm môn dùng làm mười môn, nhưng so sánh trong năm môn việc không đủ, thì từ nơi sự lại khai, nếu không có sự để khai thì tồn sự giữ bổn, cho nên sở tức bất tịnh đã khai thuộc sự, tùy theo khai hợp thủ, nên hai môn nầy và bổn đều có ba, từ tâm nhân duyên niệm Phật, ba pháp nầy chẳng có sự để khai, nhưng tồn sự giữ bổn nên chỉ có một.

Về niệm Phật, Tỳ-đàm nói giới phương tiện, như trong đệ thất trợ đạo có dẫn thiền thôn trước chẳng phải số của năm môn, nhưng từ thiền khởi dụng, chín môn đều có nên phải nói, ở đây thì hai pháp trước khai mà không hợp.

Kế ba pháp hợp không khai một môn thần thông chẳng phải hợp, bao gồm chỉ có năm môn, vừa khai vừa hợp.

Kế nói hợp mười lăm thành mười, sáu môn đầu khai mà không hợp.

Kế có chín môn nhưng hợp thành ba, từ tâm có ba chỉ lấy chúng sinh duyên một, không có hai pháp khác, do pháp duyên vô duyên thuộc lý, nếu khai thì thuộc về cảnh Bồ-tát Nhị thừa, liền khai pháp duyên do thuộc Nhị thừa, khai vô duyên thuộc Bồ-tát, văn không riêng đối nhưng chỉ chung hai cảnh, do cảnh Nhị thừa riêng ở pháp duyên, Bồ-tát thì chung pháp duyên vô duyên, nên không có đối riêng.

Hỏi: Vô duyên lẽ ra ở Bồ-tát Viên giáo cớ sao nói ở cảnh Bồ-tát ư?

Đáp: 1- Sơ địa của Biệt giáo cũng thuộc vô duyên.

2- Viên giáo cũng nương cảnh Bồ-tát nói ở sau.

Lại Địa tiền của Biệt giáo thuộc chúng sinh duyên duyên pháp, chung bát Địa cũng giống như vậy, Bồ-tát ba tạng ba kỳ đều là chúng sinh duyên từ nay y cứ Bồ-tát ban đầu khác với Nhị thừa và phàm phu, cho nên pháp duyên vô duyên chỉ chung trong hai cảnh mà nói.

Kế là môn nhân duyên, duy còn ba đời, hai đời một niệm suy xét nên giúp lý. Nói quả báo tức là hai đời, một niệm tức là sát-na, đủ như trong quyển bảy, quyển tám ở trước có dẫn, hai nhân duyên nầy tuy chẳng phải tức lý tế nghĩa thuận lý, nên cũng thuộc về lý, nếu khai cũng thuộc về trong cảnh Nhị thừa, pháp báo niệm Phật thuộc về lý, ý nầy dễ biết nên không nêu riêng thần thông, nếu chấp vô lậu thông, thì cũng thuộc về cảnh Nhị thừa, nếu ở sau kết trong mười lăm môn trước phân biệt lý, trong năm môn khai sự, thần thông đã nương sự thiền mà có, nên cũng thuộc sự, tuy khai hợp, v.v… nếu khai hợp làm năm trị chướng nghĩa đủ, có thể làm phương tiện chung nhập đạo khai mười lăm thành sự lý Đại Tiểu quán pháp, hợp thành mười môn, vì phán xét pháp tập, tập tuy thông ở hữu lậu vô lậu trong ngoài tà chánh, nay vì khai khác hai cảnh ở sau và ấm khác, v.v… cho nên phải nói.

Kế phán xét lậu, vô lậu: Trước lược phân tích hai luận, hai luận đều phán xét sự thiền hữu lậu, đế không tâm mới gọi vô lậu, nay tiểu ở sau bao gồm phán xét nay chẳng phải đoạt hết nên nói khác ít.

Nay nói sự thiền là hý luận, như hai luận đã nói không có duyên đế trí thì khác hai nhà, nên nói Hồ qua có thể làm bệnh duyên, hữu lậu cũng vậy, là vô lậu duyên, như thiền căn bổn là hý luận không làm vô lậu nhưng nương căn bản, nên nói chuyên tu tức thuộc về hữu lậu, cho đến bốn pháp tự hành hóa tha, v.v…, đều gọi là hữu lậu đủ như văn sau chẳng phải một bề hữu lậu nên nói tiểu phải phân biệt.

Bốn mươi tám năm: Là dẫn chứng bốn pháp hữu lậu, tự hành, v.v… đều có mười hai môn, nên bốn mươi tám đều là hữu lậu, kinh thứ hai ấy cựu y nói tân y rằng: nay khanh nếu có thể theo ta làm học trò sai khiến bốn mươi tám năm, sau đó sẽ dạy y pháp cho ông, bốn mươi tám nầy xưa có nhiều cách giải thích.

Tông sư nói: Trong Pháp Hoa về trước cũng là đệ tử ngoại đạo, nên nói bốn mươi tám năm. Khai Thiện chép: Tám thiền đều có sáu hạnh, nên nói bốn mươi tám. Chương An nói: Bốn chấp đều có ba giả một giả đều có bốn câu, cho nên ba giả hợp thành bốn mươi tám. Như trong A-hàm nói ngoại đạo trước bốn mươi tám năm, cung cấp đồ chúng sai khiến, sau đó cho pháp, nay văn chánh đáng pháp cựu y, tân y quyền đồng pháp cựu y, gọi là theo đồ chúng sai khiến. Nếu vậy kinh A-hàm đến nay đã dẫn hai lần bốn mươi tám bao gồm đúng ý, nên nay văn nói: bốn pháp Tự hạnh, v.v… hợp thành bốn mươi tám.

Mười hai môn: Bốn thiền Bốn không, Bốn tâm vô lượng. Nhưng kinh Bổn Nghiệp Anh Lạc quyển thường nói địa thứ mười nhập Tammuội như huyễn, cũng nói mười hai môn thiền, trong đó cũng có, bậc Thánh hiện đồng như pháp phàm phu, như Ca-hy-na ở sau dẫn chứng sự thiền đều thuộc về vô lậu, như trong kinh Thiền Pháp Bí Yếu chép: A-nan hỏi Phật, Tỳ-kheo Ca-hy-la nầy, vì sao tùy xoay bánh xe pháp, năm trăm Tỳ-kheo nói pháp cho nghe đều không có lợi ích.

Phật dạy: Tỳ-kheo nầy vào đời quá khứ xuất gia với Đức Phật Nhiên Đăng, tên là A-thuần-nan-đà, thông minh hiểu rộng kiêu mạn buông lung, không tu niệm xứ, khi chết đọa vào địa ngục Hắc ám, ra khỏi địa ngục năm trăm đời làm rồng, năm trăm đời làm khỉ, do làm lành nên lại được sinh thiên, thọ mạng cõi trời hết, sinh xuống loài người, trước nhờ sức đọc tụng ba tạng nên nay được gặp Phật, vì buông lung nên nay không giác ngộ. Đức Phật do đó mà nói quán bất tịnh, trước từ chân khởi quán đến một lóng tay đủ như vậy như thứ lớp quán tám Bối Xả, trong chín mươi ngày không thay đổi tâm niệm, đến khi tăng tự tứ được quả thứ tư, ba minh sáu thông, đã do quán nầy thành A-la-hán, không nên gọi là thiền hữu lậu, nên biết hai luận chưa hoàn toàn đúng.

Kế dẫn trong Đại kinh, v.v… quyển mười một trong phẩm Thánh Hạnh nói giới định tuệ, đều là sự giới cho đến sự thiền, đã là bậc Thánh hạnh Bồ-tát, thì trong văn kinh vẫn nói chẳng phải là chỗ biết của Thinh văn Duyên giác. Lại Giới Thánh Hạnh, phần cuối nói: Sở hành của Chư Phật, Bồ-tát bậc Thánh gọi là Thánh hạnh, giới hạnh còn như vậy huống chi là định?

Phật nói: v.v… Tuệ Thánh Hạnh phần cuối nói: Khai thị giảng nói như vậy, Nhị thừa và các Bồ-tát nghe rồi vâng hành, nên nói Phật nói pháp hạnh Nhị thừa nầy, cũng gọi là Thánh hạnh, huống chi pháp nầy, vốn là pháp của Chư Phật, Bồ-tát, lại nói: chẳng phải là chỗ biết của Nhị thừa, Nhị thừa có chút phần hạnh tự, cho là chân cực, cho nên bác bỏ nói Nhị thừa không biết, nầy chỉ sinh diệt tuệ Thánh hạnh. Tuệ sinh diệt thuộc Phật Bồ-tát, hạnh Nhị thừa cũng gọi là Thánh hạnh, nên các sự thiền cũng thuộc về Bồ-tát, làm sao nói là hữu lậu ư? Dẫn trong Đại phẩm, đã là pháp thí xuất thế lại là Niết-bàn sơ môn, suy nghiệm sự thiền nầy không chỉ hữu lậu nói, đã dẫn trong chín tưởng trong Đại phẩm, chín tưởng có thể khai các môn bất tịnh, nên đại tiểu bất tịnh đại tiểu Bối xả cho đến thắng xứ Nhất thiết xứ, v.v… đều dùng chín tưởng mà làm sơ môn bất tịnh thành nên thân niệm xứ thành, thân niệm thành nên ba niệm thành, bốn niệm thành nên ba mươi bảy phẩm tất cả đều thành, vì thế không nên duy là hữu lậu. Thí như hai tảng đá là dụ các sự thiền năng phát vô lậu, như Nam thạch tánh lạnh, Bắc thạch tánh nóng, hai thạch cao nầy tuy đều gọi là thạch mà lạnh nóng khác nhau, nên sự thiền tuy đồng mà hữu lậu vô lậu khác nhau, nếu vô lậu duyên kế sau chung tha mạn.

Hỏi rằng: Nếu chín tưởng, v.v… làm duyên vô lậu, nên xưng là chín tưởng, là vô lậu, là y thiền căn bổn Lục địa dứt kiến, Thất địa dứt tư, địa nầy cũng là tác duyên vô lậu, phải nên căn bản cũng gọi là vô lậu, đâu chỉ riêng ở chín tưởng? v.v…

Đây theo luận Bà-sa quyển sáu mươi mốt chép: Vì sao thiên đạo là được quyết định, là được lậu tận?

Đáp: Nếu quyết định thì chỉ nêu Lục địa, nghĩa là chưa đến trung gian và bốn căn bản, trong văn Câu-xá đồng, Thành luận không chưa đến, nên thủ dục định trung gian bốn món căn bản là Sáu địa, nếu lậu tận, nên nói Cửu địa, ở sáu địa trước lại thêm ba không, cũng lấy nầy quyết định, cũng dùng đắc vô lậu nầy khí được sơ quả gọi là quyết định, được đến Vô học gọi là lậu tận, nên trong Câu-xá nói: Đạo xoay vần

Cửu địa, nói Thất địa, Hữu Dư sư nói: không thủ chưa đến, cho đến trung gian, như trong Đại luận, nói vì tùy người nên đều có dục định chưa đến trung gian, trong luận Bà-sa, Điêu âm cũng đồng với thuyết nầy.

Nói trung gian, hoặc nói duy ở Sơ thiền, hoặc nói duy ở trên Sơ thiền dưới Nhị thiền. Có thuyết nói mỗi tiết đều có tám định, lại từ ý ban đầu nên chỉ là một, chỉ các thuyết khác nhau đều từ căn bản mà được vô lậu, vì sao riêng pháp là hữu lậu ư?

Kế từ Lục địa trở xuống đáp, trước nói sự thiền có thể tác duyên riêng, nếu Lục, Thất địa phải nương đế trí đã không nêu bày, cần gì nghi nầy, nên riêng căn bản chẳng phải duyên vô lậu, nên kế ở sau nói bỏ bảo thủ, nên không chấp mười tưởng, v.v… mười tưởng dứt hoặc nên không thuộc sự, vì sao? Như pháp giới thứ lớp và trong thiền môn, y theo Đại luận đều nói mười tưởng đây là ba đoạn chấp trước trong đó bốn đoạn tư sau ba món vô học, trong thiền môn ấy nói tu theo thứ lớp, cho nên nêu đủ các thiền sự lý, nầy nói phát tập nên chỉ ở sự.

Kế từ tâm ở sau phán xét từ sở y. Từ tâm, v.v… ban đầu từ tâm thiền cuối đến thần thông đều y cứ lược về giai cấp của người. Trong thiền căn bổn chẳng phải không có từ, v.v… phán xét thuộc căn bản, các thiền cũng vậy nên tùy theo người khác phán xét.

Kế ý khác nhau, v.v…

Trước hỏi: Vì sao có mười môn thiền nầy, mà thiền cảnh nầy và thứ lớp trong thiền môn nói các sự thiền, cùng năm môn đối trị sự thiền vì sao khác?

Đáp: Trước cùng thứ lớp thiền môn đối nói, đều có lợi độn nên thứ lớp khác nhau, trong thiền môn ấy nêu lên thứ lớp chương, đến chương sáu nói trong phương tiện, phương tiện có hai, đó là nội và ngoại. Ngoại là hai mươi lăm pháp, nội có năm môn khác nhau.

  1. Chỉ.
  2. Suy nghiệm căn tánh thiện ác.
  3. An tâm.
  4. Trị bệnh.
  5. Việc ma.

Chỉ môn lại có ba:

1- Buộc duyên 2- Chế tâm 3- Thể chân.

Thể chân dứt sau, minh phát năm luân, năm luân thiền sau mới bắt đầu suy nghiệm ở căn tánh thiện ác, nên nói thiền môn phát, mỗi môn lại dùng môn thiện ác suy nghiệm, thiện ác là nghiệp và bệnh hoạn việc ma, v.v… đều ở sau năm luân thiền, may văn trước cảnh thô phiền não cảnh nghiệp cảnh ma mới phát thiền, cho nên phải biết lợi độn khác nhau, nầy lại y cứ văn trước sau phát tướng, thì thành hai chỗ lợi độn ý biệt, nếu vậy nay văn trước quán ấm nhập, tức phát các thiền lại thành thiền lợi, nếu tu thiền kia thì trước phát tướng phiền não nghiệp ma, rồi sau đó phát thiền lại thành thiền độn, y cứ quán không ấm hoàn toàn thành trí độn, cho nên được so sánh giải thích với văn nầy.

Kế đối trị trung hạ, cùng năm môn đối nói rất dễ thấy.

Kế nói về sâu cạn, tức là mười môn sinh khởi thứ lớp.

Ban đầu nói căn bản, vì sao đặc biệt cao siêu, kế căn bản, cho đến thần thông; kế niệm Phật, trước sâu sau cạn, nên nói sâu cạn cũng gọi là mười môn đều có ý.

Ban đầu nói phàm thánh chung, do gồm chung nên được tên căn bản, như có nhánh lá cùng một gốc, đều từ đó sinh, nên nói căn bổn, ngoại đạo và Phật pháp tất cả đều tu, nên nói căn bản xuất thế. Trong đặc thắng thiền có niệm xứ quán được gọi là tịnh thiền căn bổn nhưng vị chỉ có thầm chứng, nên kế vị sau mà nói Tịnh thiền, đắc thắng tuy tịnh kiến tướng cũng bao gồm, gọi chung là đế nên thuộc về biệt, nên kế chung ở sau để nói biệt, ba pháp nầy đồng là căn bản, căn bản đặc thắng chung để rõ ba thứ nầy y cứ chung căn bản chung mà có, cửu tướng trở đi không nhớ căn bản, trị hoặc lại mạnh nên kế ba pháp sau.

Hỏi: Đặc thắng nói chung khi Phật chưa xuất thế phàm phu cũng tu, làm sao có khác với căn bản?

Đáp: Phật khi chưa xuất thế, do năng lực túc tập có thể biết các ấm khổ vô thường, v.v… cho nên đặc thắng khác nhau với căn bản, nhưng Phật chưa xuất thế không có tên niệm xứ ở đạo phẩm, đạo phẩm tức là bốnđế pháp luân, nên biết tên ấy Phật xuất thế mới có, khi Phật chưa xuất thế tuy được thần thông, cũng không có từ ngữ thông minh, từ đây về sau gọi chung là bất tịnh, từ đây về sau gọi chung là bất tịnh, nên chín tưởng nầy gọi là sơ môn, trong chín tưởng trị ngoại cảnh, chưa trị tự tâm cho là từ ngoài trị trong, nay bối xả chuyên từ nội trị, nên nói trị tâm, tuy phá trong ngoài: Chín tưởng đã trị ở ngoài bối xả lại trị ở trong, huống chi bối xả lần lần đến mé biển, không đâu chẳng phải xương trắng, đối trị tự tha, nên nói trong ngoài, tuy chung riêng chín tưởng chỉ chung, thật bất tịnh khác nhau, mười hai nhân duyên gọi là thế chánh kiến, năng quán ba đời phá đoạn thường đã phá đoạn thường cũng trừ nhân ngã, trước trong đối trị từ biệt mà nói, nên nói hai đời phá ngã, nay nói theo Thông giáo thì ba đời đều phá nhân ngã cho đến tánh, v.v… phàm vị ở sau nhân đối với Thánh làm thượng quả. Kế nói xen phát khác nhau ở trong, trong văn đầu nói tám món, trong ấm cảnh trước có chín song bảy chiếc, bảy chiếc chỉ là nghĩa nhiếp mười cảnh ba bốn ma không ngoài mười, nên nay không nói ba chướng bốn ma, trong cửu song lại trừ tác ý, trước dùng chín cảnh đối với ấm cảnh, ấm cảnh tác ý tu tập phiền não chín pháp sau đều là nhậm vận phát đắc, nay duy phát đắc cho nên không nói, nên trong mười song chỉ có tám thứ, nên biết chín cảnh không tác ý, không thể so sánh, nên hoàn toàn không nêu.

Đại chương thứ hai thiền phát nhân duyên; nội chủng làm nhân, ngoại thêm làm duyên.

Ban đầu nói nội chủng, pháp dụ cho đều có hai. Văn đầu trước phát; kế dụ cho; ban đầu dẫn Đại kinh, tất cả chúng sinh đều có vị thiền Sơ địa, v.v… tất cả chúng sinh đều có hai duyên đắc định căn bản, từ cận tình ở sau giải thích trên kiếp tận không tu mà đắc. Khi hỏa tai khởi tất cả nhậm vận đều được thiền định thứ hai, nước gió thứ lơp y theo hỏa tai nên biết, kiếp nầy mới thành bắt đầu trải qua chín kiếp bớt, bỏ hết kiếp trước trải qua thời gian chưa xa gọi là cận tình, từ lâu xa trở xuống giải thích tiếng tu đắc dù chẳng phải kiếp hết dục năm cái, nên biết chúng sinh không ở đâu mà không có hạt giống căn bản, nên nhân thông tu đắc bất định.

Kế dụ cho tập cận viễn; kế nói nhân tập khác nhau; ban đầu pháp, kế thí dụ, sau hợp; Trong pháp ban đầu nói: Phải biết xưa có, v.v… kế không thứ lớp, đầu của tám song nầy, cho đến sự tu sự phát, tức tu không tu, tu tức tác ý, không tu tức là không tác ý, môn tu không tu tuy chẳng phải sau cùng lược bỏ còn bảy. Lại chấp tác ý nên nói cho đến, muốn nói quá khứ từng tu sự lý các thiền nay phát bất định, cho nên lại chấp môn tu không tu, như ban đầu tu ấm nhập, tu là tu phi sự phi lý, phát đắc các thiền gọi là sự phát, trong thiền môn ấy có nêu lên đủ bốn pháp tu nghĩa là hữu lậu vô lậu, vừa lậu vừa vô lậu, phi lậu phi vô lậu, lậu tức là sự, vô lậu tức chân lý, thứ ba tức bao gồm cả hai, thứ tư tức là trung lý, trung lý tức là phi sự phi lý, sự lý tu phát, tương đối hợp thành mười sáu câu, nay văn chỉ quán, thì không có sự tu lý phát sự phát, v.v… mười hai câu, nhưng có phi sự phi lý tu sự phát, v.v… bốn câu, nên luận sơ lược các câu sự tú, nay văn bốn câu, sự phát chánh ở trong đây, lý phát chánh ở trong cảnh Nhị thừa, vừa sự vừa lý phát nửa ở trong đây, phi sự phi lý phát ở cảnh Bồ-tát và trong tâm cảnh.

Kế trong dụ cho nói: Mai có bốn, v.v… tánh của bốn cây tuy đồng bẩm thọ thời tiết mưa nóng khác nhau, như phát khác nhau; kế túc tập bỏ trong hợp, bao gồm nói tám thứ, xen phát tám song, xưa có tu tập gọi là nhân duyên, nay phát khác nhau có tám thứ khác nhau. Lại tuy có kế ở sau nói ngoại gia.

Trước nói sở gia, kế nói năng gia, ban đầu trong sở gia, có pháp có dụ cho; ban đầu văn pháp tuy có gieo trồng từ đời trước mà hiện tu nhân duyên, phải nhờ Chư Phật thầm gia bị ngoại hộ.

Kế văn dụ cho, trong văn tâm tánh địa tuy có các hạt giống thiền đời trước phảit nhờ mưa chỉ quán Thánh thêm mặt trời, mới thành các thiền, nhánh lá quả hột. Kế có thể thêm trung, có pháp dụ cho hợp, trong pháp ban đầu thứ lớp hay không thứ lớp, chúng sinh tự tại Phật thường giúp khắp không mưu cầu mà thích ứng.

Kế trong dụ cho nói: Hồng là lớn, nên đại gọi là hồng, tửu gọi là nhạn.

Kế hợp như văn. Trong Đại luận ở sau dẫn chứng cảm ứng.

Kế dẫn kinh Tịnh Độ, kinh ấy quyển hạ nói: Bọn người như vậy nhớ Phật không thể độ huống chi là một Đức Phật ư? Cho nên người là tự độ, Phật không độ người. Kinh Tịnh Độ Bồ-tát chép: Chúng sinh phải nghe mười hai bộ kinh, v.v… đồng là một kinh hai văn, nay ý nhà, nói ý thì trái mà ý thuận đều cộng thành một ý cảm ứng, chỉ duyên chúng sinh tự độ hợp cơ, thì cảm Phật nói mười hai bộ kinh, nên biết chỉ là cảm ứng một ý, tức cùng Đại luận sẽ thêm ý đồng.

Kế là chánh nói phát tướng, trước nói trong căn bản phát, văn đầu lược y cứ bốn thứ Tam-muội, để phán xét nhiều ít, nên nói ba pháp Tam-muội, nói riêng Bát Chu, thường đi rất ít, thường ngồi rất nhiều, nên đối nói, cũng chẳng phải hoàn toàn không nên chỉ nói ít. Như trước dẫn trong kinh nói Tam-muội trụ xứ, tức y theo căn bổn nhị ba tứ thiền, v.v… phải biết thường hành cũng phát căn bản, nhưng không bằng ở thường ngồi nhiều.

Kế nay lại ở sau chánh nói phát trung cửu địa khác nhau. Ban đầu trong cõi dục nói về dục định hữu vô, hai là nói khác không đồng, nay theo Thành Luận, trong Thành Luận nói mười thiện tương ưng, v.v… mười thiện là pháp thiện cõi dục, phát đắc dục định, tương ưng với mười pháp thiện, chánh pháp như văn.

Kế chánh nói cửu; kế dẫn chứng nói Di giáo điện sáng, kinh ấy nói: Ban đầu nhập pháp nghe Phật đã nói, đều được độ ngay thì như điện sáng, chánh chứng sơ quả.

Ban đầu được vô lậu nên nói sơ nhập; kế dẫn trong Đại luận A-nan, chưa được Vô học đến chỗ kết tập. Ngài Ca-diếp quở rằng: Ông chưa được Vô học, nhập chúng kết tập như lửa vào bầy ngựa.

A-nan nói: Phật thọ ký cho tôi rằng: Nếu lấy vô lậu như quăng đá giữa hư không, chưa đến đất, liền được Vô học, lại ở chỗ văng vẻ mà tu tập, chưa được buông tâm đến gối, đầu chưa đến gối đã được vô học.

Phải biết điện sáng chẳng những riêng phát Sơ quả cũng thể lậu tận, cho nên điện quang cũng gọi Kim cương, từ Kim cương ở sau giải thích nghi, nghi rằng: Tại sao muốn định gọi Tam-muội Kim cương? Giải thích rằng: Đây là tận vô sinh trí gọi là Kim cương nầy dùng dục định dứt phẩm tối hậu nhập định vô lậu, nên gọi là Kim cương, dùng làm điện quang, chẳng phải hoàn toàn dục định được gọi là Kim cương.

Kế nói kinh Định Pháp Như Văn, từ đây trở xuống nói chưa đến tướng định là quang, trăng tròn sáng. Trong bài Thương Hiệt nói rất sáng, vô sở trước ở sau bác bỏ ngụy tà trong đó có pháp dụ cho, trong dụ cho nói như tro đậy lửa, hữu lậu như lửa, chưa được như tro lầm chấp như giẫm đạp. Trong kinh quyển cchín nói: Người ngu làm ác không biết thọ báo, như sửa thành lạc, như tro lấp trên lửa người ngu khinh đạp, nay mượn dùng dụ cho, người ngu không biết chưa đến thô cạn, vọng chấp định nầy cho là vô sinh, chấp thành đọa khổ, nếu y ở sau nói chưa đến hữu vô, trước nêu ra hai luận, luận gia duy nói dục định, tức chỉ Tỳ-đàm chỗ nói chưa đến, chỉ là ý dục định, bác bỏ Tỳ-đàm không có vị lai thiền. Tỳ-đàm có, là chỉ thông giáo mà Cù-sa đã nói, chẳng phải không nương tựa y cứ, giải thích luận kế ở sau dẫn giải thích luận y heo ý Phật mà nói, khác nhau với hai luận tùy theo vật nêu riêng, nay thì ở sau phán xét ý Phật. Cơ duyên khác nhau không thể thiên chấp, hoặc mỗi tiết ở sau nói Bát địa của thượng giới.

Ban đầu do các thiền đối với cõi dục nói về nạn có không, kế thông pháp bốn phần, ban đầu nêu, nói thông có bốn phần, tức bốn món tướng phần vị khác nhau, dục thủ tấn phần làm văn tướng nay, thiền môn gọi là đạt phần trong đây nói, hộ phần, “đạt” là thể đạt, “hộ” là phòng hộ, do đạt tự ngăn nên gọi là hộ, còn ba tên đồng.

Nói thối phần, là có nhân duyên thôi gọi là duyên xúc thối, không có nhân duyên thối gọi là nhậm vận thối hai mươi lăm thứ là duyên ngoại xúc thối “thổ” là bỏ, “nạp” là thủ, năm duyên năm pháp là thủ, quở trách muốn bỏ cái là “khử”, điều hòa trong năm việc có bỏ có lấy, trừ không điều hòa gọi là Khử sai khiến điều đình gọi là Thủ, ở sau tịnh tâm trong nội duyên xúc thối, ba chướng bốn ma, là nói chung đều đã nhiếp mười cảnh, được dùng ba chướng nhiếp ở ba ma, thêm ma Thiên tử tức là bốn ma.

Nếu vậy, cũng có thể bốn ma xếp vào ba chướng.

Kế trong phần hộ nói thiện do phương tiện trong ngoài như trước đã dẫn, thiền môn nói hai mươi lăm pháp tướng trong ngoài, trụ phần từ sơ tâm cho đến thượng địa, hoặc thủ hộ trụ, hoặc nhậm vận trụ. Ngang dọc, như quyển năm nói xen phát trong đó nói trong bốn phần mỗi phần đều đủ bốn, nói bốn phần xen thông. Trong thiền môn nói: Thối phần trong thối phần, từ chín phẩm đến sơ phẩm là sai lầm.

Thối trụ, đến sơ phẩm lại trụ. Thối tấn là đến sơ phẩm rồi lại sách tấn đến hai phẩm, cho đến cửu phẩm cũng có thể lại tiến, “Thối hộ” thối rồi toàn hộ khiến từ sơ phẩm cho đến cửu phẩm, chớ để lui sụt, còn ba phần bày nói nên biết.

Kế chánh giải thích chặng giữa trong bốn phần. Lại nói tấn phần: Ý muốn nói chung các thiền phát, ở trong tấn phần trừ siêng năng sách tấn, lại từ nhậm vận tiến đến phi tưởng là nói.

Ban đầu trong Sơ thiền, trước nói tám xúc; kế nói mười công đức; kế năm chi; kế phẩm sớ. Đầu tiên là nói trong tướng xúc; đầu nói nội phát; kế nói ở sau. Nói xúc nội phát, nói tất cả chúng sinh đều có vị thiền Sơ địa, đầu tiên trong bát địa trên, nên nói Sơ địa, đã nói chúng sinh đều có, cần gì ngoài đến, nên trong Đại kinh quyển hai mươi ba nói: Như chúng sinh cõi dục tất cả đều có vị thiền Sơ địa, nếu tu hay không tu quyết định sẽ được, hai nhà ấy đều y cứ trong ngoài chưa phải đúng lý, nên nay bình rằng: Nếu định chấp tự ra ngoài, rơi vào tánh tự tha, y theo thiền căn bản, nên phá tánh tự tha, nay thủ ý môn Đại thừa phá xen chấp ấy, nên ba tạng học giả còn chưa phá tánh, huống là căn bản? Lại bát xúc ở sau phán xét thể dụng, nói thể dụng tướng thêm, nhẹ ấm lạnh nặng là thể, động nhám rít trơn là dụng, nếu động kế sau, ở sau y theo bát xúc dùng bốn phần để phán xét, hoặc từ đầu phát, v.v… đã biết ba phát là ba món tướng, phải nên tác ý để phòng tướng thối, động xúc kế ở sau nói mười công đức. Trước trong cảnh ma chưa rảnh luận nói, nay nầy chánh nói nên phải trình bày rộng.

Hỏi: Vì sao văn trước cho giải thoát là ái tắng, cho tương ưng là họa phước?

Đáp: Tên khác mà ý đồng.

Nói giải thoát, chỉ là lý, cái vì thái quá không kịp, không thể lìa cái nhưng sinh ái tắng, tương ưng chỉ tương ưng với Sơ thiền, cũng do hoặc, quá hoặc không kịp, không được tương ưng, không tương ưng nên gọi là họa, nếu khi tương ưng cũng gọi là phước, giải thích trong tâm

thiện, nói tin tất cả Hiền thánh đủ pháp sâu mầu, ý cũng như trước phân biệt tánh lỗi mà nói, nên biết căn bản tức là hạnh của Hiền thánh, hoặc là quá khứ hiện tại đều dùng tâm Đại thừa tu căn bản nầy, “long lệ” là dáng mạo không điều hòa, viết chữ “xuất”, như não, v.v… là thuốc thuộc da gọi là não não là tủy trong đầu. Kế hoặc một ở sau nói công năng của xúc.

Kế phán xét ngang dọc; kế kết nam chi; kế chỉ bày không được chung thành, đều như văn; kế ở sau nầy nói khác nhau. Ban đầu là pháp; kế dụ cho, phất canh nhiệt cù, v.v… nói mỗi xúc đều có đủ mười đức, tuy là một xúc mười đức khác nhau, phất canh cùng nhiệt cù đồng một nhiệt xúc, mà vị nhiệt khác nhau, thinh ngủ trầm lý, đồng một lãnh xúc, mà vị lạnh đều khác, còn sáu pháp cũng vậy, phải biết một xúc mười vị khác nhau. Nếu muốn ở sau lược chỉ bày tà chánh.

Kế giải thích chặng giữa ban đầu khuyên biết, nói như mở cửa, v.v… kèm theo tâm cõi dục như mở cửa tà pháp được nhập, như giặc tiến vào, nếu tà pháp vào, quỷ theo tà nhập, gọi là quỷ thiền, thiền thật ra chẳng phải quỷ.

Kế chỉ bày tướng tà xúc; kế chỉ bày tướng hai mươi tà pháp, kết số phán xét có không đều như văn, nếu riêng ở sau phán xét ở chỗ rất dễ thấy; kế nói công năng tà pháp.

Nói Đại luận có gió, v.v… Trong Đại luận quyển hai mươi ba giải thích giác là tham sân não, ba thô giác đây làm hoại thiền, như gió hoại mưa, có ba thiện giác làm thành tựu thiền, như gió thành mưa, tức không có tham, v.v… Nay mượn dụ cho hai xúc tà chánh. Đông bắc, v.v… là bổn thứ nhất nói: Gió mây Đông Bắc thuần làm mưa, gió mây Tây Bắc tan thì tạnh, giải thích dụ cho gió trên, nếu một pháp ở sau nói chủ bạn như văn.

Kế nói trong năm chi. Ban đầu trong tướng minh chi

Nói “điềm du” là điềm tĩnh. Trang Tử nói: Vô vi “Du” là vui, là ưa thích, là hòa. Trong Tỳ-đàm ở sau nói về phương tiện chánh thể, hai mươi ba tâm số, trong Bà-sa quyển tư nói: Làm sao có giác có quán thiền nghĩa là thông đại địa mười, và tâm, vì sao không giác mà có quán thiền, nghĩa là thông đại địa mười, đại thiện địa mười, và tâm, vì sao không giác quán không thiền, nghĩa là cũng như vậy, tâm là thức thứ sáu, các thức không thể nhập định thứ lớp, nên không nói, giác quán và hai mươi thành hai mươi hai, ưa và nhàm tùy theo một thành hai mươi ba, trung gian trở lên tùy theo nghĩa bớt một, nghĩa là trung gian không có giác, thứ hai trở lên giác quán đều không, nay nói năm chi nên ở Sơ

thiền hai mươi ba tâm nên khi năm chi khởi chẳng phải không có các số, nhưng năm chi cương trong hai mươi ba được gọi là năm chi. Trong Bà-sa hỏi: Ba pháp đầu vì sao có năm, hai và bốn vì sao có bốn?

Đáp: Từ xưa truyền trao giải thích nói: năm dục ở cõi Dục là ngoại loạn, hai thần đều vui vẻ là nội loạn. Sơ thiền trị đầu tiên ngoại loạn, Tam thiền bắt đầu trị nội loạn, nên đều có năm, hai thiền ngoại loạn dứt, Tứ thiền nội loạn dứt, cho nên hai và bốn chỉ lập bốn chi. Lại Sơ thiền năm chi trị năm dục cõi dục, là trị hỷ nhị thiền, ba thiền lập năm, hai và bốn không có việc như vậy, nhưng lập bốn chi, trong Đại Tập mặc nhiên chi, Đại Tập ở ngoài bốn, năm chi đều lập một mặc nhiên chi. Có người nói phán xét chỗ chi khác nhau. Ban đầu nêu ra cách giải thích khác.

Nói tâm cõi dục thứ chín, là dục định cửu phẩm, thuyết khác nói, tâm thứ chín tức thuộc năm chi, nếu nói ở trước dục định, tức chỉ thô tế trụ dùng làm năm chi nầy rất sơ lược, kế nay chánh giải thích như văn; kế nói trong mạch yếu.

Ban đầu gồm nói năm chi, trong pháp đầu nói, năm chi đồng khởi, v.v… là y theo môn Tỳ-đàm, hoặc y Thành luận trước sau thứ lớp năm chi sinh nhau. Kế như một phen ở sau nêu dụ cho, ban đầu ở sau khi đánh gọi là đại thinh, chẳng phải không có nhỏ ở chặng giữa, nhưng đầu tiên tiếng thô che ngăn ở trong tế, tiếng thô nếu qua thì nhỏ ở chặng giữa mới hiện.

Ban đầu từ mạnh mà đặt tên, gọi là đại thinh, năm chi cũng vậy, ban đầu từ mạnh mà đặt tên gọi là giác chi, giác chi dứt rồi, các quán mới hiện. Năm chi ở sau nói riêng năm chi, cũng là sơ pháp kế dụ cho; kế như ban đầu mở kho báu, v.v… thứ lớp sinh nhau mà hiển bày nhất tâm, nên trong Đại luận quyển mười chín có bài kệ nói: Ly dục và pháp ác có giác và có quán, ly sinh đắc hỷ lạc, là người nhập vào Sơ thiền, như người nghèo mở kho báu rất vui mừng biết chuyển tâm, phân biệt thì là quán, nhập Sơ thiền cũng vậy, nay ý giác văn đây là vật báu, gọi là giác chi, giác chi thành rồi, cũng biết trân quý giá là có chi quán, hỷ lạc là có chi hỷ lạc, định tưởng là có chi nhất tâm. Tuy ở giác chi mà đã có bốn pháp khác là giác bị ngăn che mà chưa thành tựu, chưa được bốn tên, quán, v.v… chưa hiện, cũng giống như vậy. Kế phân biệt ở bỏ dụ cho đối với các tướng chi thành tựu, phân biệt là quán thành, sinh hỷ đến nhất tâm là ba chi thành.

Kế như người ở sau hiển bày nhất tâm, như người khi ăn dụ cho bốn chi trước, hoặc ăn đủ rồi không cần ăn nữa, thí như nhất tâm, cũng

như ở sau trùng lặp lại dùng dụ cho hiển bày nhất tâm. Đối với dục tuy mà lâu ngày mệt mỏi, nên trong Đại luận quyển mười chín có bài kệ nói: thí như khi người đang ngủ say, nếu có tiếng kêu tâm ấy rất bực bội, khi nhiếp tâm nhập thiên bị giác quán làm não loạn, trong Đại luận thì dùng tiếng kêu ví dụ bốn chi, nay văn dùng năm dục dụ cho bốn chi, nên bốn chi tuy yên mà không bằng nhất tâm, nên sau bốn chi nói nhập nhất tâm, như sau năm dục mệt mỏi thì ngủ, trong luận nói nhập nhất tâm, không cần bốn pháp khác, nên nhập nhất tâm bị bốn chi làm não loạn, dùng dụ cho khác nhau mà hai ý không khác, hoặc Tứ thiền trở xuống giải thích nghi, nghi như văn; kế nay phân ở sau giải thích, như tấn ở sau giải thích ý chi biệt; kế giải thích danh nghĩa năm chi, nay văn chỉ ở trong tu chứng, văn ấy nêu đủ danh nghĩa năm chi. Trong luận Bàsa hỏi: Chi nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa là thuận theo thành tựu nghĩa đại sự, nghĩa kiên cố, nghĩa biệt khác, nghĩa tối thắng.

Nói thuận theo: Là thuận theo địa ấy mà lập chi, các nghĩa so sánh nói cũng rất dễ biết. Lại hỏi: thiền chi mười tám thật thể có bao nhiêu?

Đáp: Thật thể mười một, Sơ thiền có năm, hai pháp chỉ ở nội tịnh, tam thiền có bốn chi, Tứ thiền chỉ có không khổ không vui. Lại có thuyết nói: Thật thể chỉ có mười. Sơ thiền Nhị thiền, Tam thiền đồng một vui, không nên nói riêng, bốn không chẳng có chi, không được gọi là Thiền, nếu trong tu chứng bắt đầu từ Sơ thiền, mỗi thiền đều dùng ba môn phân biệt.

  1. Giải thích tên gọi.
  2. Tu tập.
  3. Chứng tướng.

– Trong tu tập có hai:

  1. Tu phương tiện.
  2. Chứng trung gian.

– Trong chứng tướng có sáu:

  1. Nói thiền chi.
  2. Nói nghĩa chi.
  3. Nói thể dụng của nhân quả.
  4. Nói cạn sâu.
  5. Nói tiến lùi.
  6. Nói công đức.

Các văn trong Bốn không xứ, đều đồng, nhưng đến thứ hai nói trong nghĩa chi, nói hữu chi vô chi, cho nên Bốn không chẳng có chi để lập. Lại thiền chi nói xúc có mười sáu, bốn đại đều có, địa đại có bốn: Nặng, chìm, cứng, rít. Thủy đại có bốn: mát, mềm, trơn, lanh. Hỏa đại có bốn: ấm, nóng, đau, ngứa. Phong đại có bốn: Động, điều, nhẹ, nổi.

Hỏi: Bốn đại vì sao đều có bốn xúc?

Đáp: Xen nhau bao gồm, lửa bao gồm nước, ấm gồm địa nên cứng, gồm gió nên ngứa, nhiệt là thể của lửa, trong gió địa điều hòa lửa nước nhẹ nổi, gió trong nước lạnh, đất mềm lửa trơn, trong đất gió nặng nước chìm, lửa trơn.

Trong luận Bà-sa lại dùng bốn câu phân biệt.

Hỏi: Chi Sơ thiền có phải là chi Nhị thiền hay không?

Đáp: Không có chi Sơ thiền, chẳng phải chi nhị thiền, nghĩa là giác quán, có hai chi thiền, chẳng phải chi Sơ thiền, nghĩa là nơi tịnh, có cũng chi Sơ thiền cũng chi nhị thiền, nghĩa là nhất tâm có chẳng phải chi Sơ thiền, chẳng phải chi nhị thiền, nghĩa là trừ được việc như vậy, tức chi tam thiền, chi Tứ thiền, kế do Sơ thiền đối với Tam thiền; kế dùng Sơ thiền đối với Tứ thiền, kế dùng Nhị thiền đối với Tam thiền; kế dùng Nhị thiền đối với Tứ thiền; kế dùng Tam thiền đối với Tứ thiền, ở đây, v.v… ví dụ ban đầu đều làm bốn câu. Nói năm chi nghĩa là gì?

Đáp: Giác ngộ gọi là giác, tế thiền phân biệt gọi là quán, vui vẻ gọi là hỷ điềm du gọi là lạc, tịnh giống như nói nhất tâm, vì đối với năm dục gọi là ngũ chi hoặc đối với pháp thiện gọi là ngũ pháp. Lại nữa, ở sau nói lý do phẩm số; kế là nói phẩm số; kế nêu dụ cho, nói nên đối là nên làm chữ “ưng”, hoặc tác ứng là ý cảm ứng, xuất tán ở sau công năng, hoặc dục chấp ở sau nói Nhị thiền, trước lập phương tiện, nói chỉ quở trách giác quán, cũng nên nói bao gồm quở trách năm chi, nhưng hai pháp đây làm đầu quở trách hai pháp nầy rồi còn tùy theo đó bỏ, lại pháp nầy khó dứt nên chỉ quở trách, nói tức phát trung gian đơn định; là quở trách lìa Sơ thiền tức năm chi, gọi là đơn định, trước tuy nhất tâm, nhất tâm từ ở sau năm chi mà được nay đơn định nầy từ ở sau một nhất tâm mà được,sau chi nhất tâm lại nhất tâm, nên nói chuyển tịch.

Nói thối thiền là dùng xả làm lui sụt chẳng phải nói lui sụt, không có công đức trước nên nói không đáng kể, nếu không ở sau phát Nhị thiền. Nói lẫn lộn bốn đại sắc, hoặc ở Sơ thiền tám xúc, bốn đại thể dụng sai khác, hoặc vào Nhị thừa đồng thành một sắc, nên gọi là “hỗn”, chiếu tâm ở sau giải thích.

Nói bốn chi: Là lìa giác quán cấu y nội tịnh tâm sáng sạch rõ ràng, gọi là nội tịnh, nội tịnh nầy định và hỷ đều phát, gọi là khánh gọi là hỷ, thọ cái vui trong hỷ cao siêu sâu dày đẹp vui, gọi là lạc, tâm thọ lạc dứt, gọi là nhất tâm, nếu muốn quở trách hỷ y theo Sơ thiền mà nói, nên thiền thứ ba ở trước cũng lập phương tiện giống như pháp Sơ thiền, bỗng phát ở sau chánh nói phát tướng, nói năm chi: Lạc sinh xả hỷ gọi là xả, hộ giúp cho thêm lớn gọi là Niệm, khéo léo lìa chấp gọi là Tuệ, vui sướng khắp thân gọi là lạc, lạc nầy khác nhau, với lạc trong Nhị thiền, lạc trong Nhị thiền nương hỷ mà sinh. Lại cũng không đồng với giác quán sinh lạc, thọ lạc nầy dứt gọi là nhất tâm; kế dẫn giáo như văn. Kế nói Tứ thiền trước cũng lập phương tiện; kế là trong chánh phát nói bốn chi, tương ưng với không khổ không vui, gọi là không khổ không vui, xả ở sau thắng lạc, không sinh ưu hối gọi là xả, đẳng trí chiếu rõ gọi là niệm, không nhiễm hạ địa gọi là thanh tịnh, định thể bất động gọi là nhất tâm; kế nói, diệt ba thứ sắc như quyển sáu. Lại trong các kinh luận, chỉ có Đại Anh Lạc nói. Bốn không xứ đều có năm chi, tên gọi đều đồng, sâu cạn đều khác. Năm chi là:

  1. Tưởng.
  2. Hộ
  3. Chỉ
  4. Quán
  5. Nhất tâm.

Trong Thiên Thai nói: Chi danh tuy đồng chỗ mà có bốn pháp khác nhau, e là khi tu phương tiện đã dùng tám Thánh chủng, nêu ra khác nhau của năm chi.

Trong Đại luận quyển mười chín hỏi: Nên nói thiền Ba-la-mật sao sự nói là thiền định?

Đáp: Do chúng sinh chỉ đối với năm dục cầu vui mà không biết thiền vui, vì Bồ-tát biết, chỉ bày tướng vui ấy; kế liền để nhập ở đạo vị, nay tuy nói phát bao gồm chỉ bày cho người biết. Nếu người không biết, thì có hai lỗi:

  1. Không biết thiền lạc.
  2. Lẫn lộn cho rằng có gì ghi.

Pages: 1 2 3