SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 9

PHẦN 2

Kế nói thiền vừa lậu vừa vô lậu, ban đầu nói ý y theo trong thiền môn căn tánh có ba, nên tuệ nhiều định ít, vì đó nói sáu diệu môn nầy phần nhiều ở cõi dục phát vô lậu, thế chưa phải đủ địa trên, lại trải qua tất cả nhân duyên sáu độ, cho nên phán xét thuộc tuệ nhiều định ít, hoặc định nhiều tuệ ít, vì đó nói đặt thắng, trong thiền đặc thắng tuệ tánh ít, nên đến Thượng địa mới phát vô lậu, nếu định tuệ đồng vì đó nói thông sáng, thông sáng trong thiền định tuệ tánh, v.v… quán tuệ sâu xa đủ phát tâm căn bản, từ hạ đến thượng đều phát vô lậu, đây là tùy cơ thuận tập mà nói. Nếu đối trị, trầm nhiều nên tu tuệ nhiều định ít, tán nhiều nên tu định nhiều tuệ ít, trầm tán, v.v… nên tu các quán, luận nói pháp tướng thì nói tùy cơ đối trị, nay nầy nói phát chỉ phán xét tùy theo phát.

Hỏi: Nay văn vì sao không nói sáu diệu môn?

Đáp: Số đầu và tùy theo ở trong căn bổn trước nói bốn pháp sau nhập lý chẳng phải nay bàn luận, huống chi là chung tu tướng, nên ở đây không nói.

Nói ý: Sao gọi là Đặc thắng? đây quán đặc biệt xuất thắng ở chín tưởng, như trong luật nói, luật Thập Tụng chép: Đức Phật ở nước Bạt-kỳ trên sông Bà-Cầu. Luật bốn Phần chép: Vườn Bà-Cầu, vì vườn ở trên sông, dạy các Tỳ-kheo tu quán bất tịnh, các Tỳ-kheo đúng như lời dạy mà tu tập, đối với thân sinh nhàm chán, như cột rắn vào cổ, hoặc có các Tỳ-kheo tâm nghĩ muốn chết, khen chết, tìm dao tự sát, hoặc uống thuốc độc tự trói tự đọa, hoặc chuyển tướng hoại. Có một Tỳ-kheo lại đến chỗ Phạm Chí Lộc Trượng khen rằng: Thiện nhân! ông hãy giết tôi, tôi cho ông y bát. Bấy giờ Phạm Chí ấy liền dùng dao bèn chặt đứt mạng căn, máu dính dao bèn xuống sông rửa. Lúc ấy, có ma trời từ nước trồi lên đứng ở trên nước khen Phạm Chí rằng: Thiện nhân! ông được phước lớn, Sa-môn Thích tử nầy chưa độ thì độ, chưa thoát thì thoát, được cả y bát, như vậy bèn giết hại sáu mươi Tỳ-kheo, nhân đến nửa tháng nói giới. Đức Phật hỏi ngài A-nan sao không thấy các Tỳ-kheo, ngài A-nan đáp đủ, do đây mà lập chế, nên sau đó đổi quán dạy tu đặc thắng.

Hỏi: Nếu vậy sao không ở sau quán bất tịnh mà ví dụ?

Đáp: Nếu y theo đối trị nên như đã hỏi, nay y theo sâu cạn nên nêu bày ở trước, nên trong Phẩm Quảng Thừa, của kinh Đại Phẩm nói cửu tưởng, v.v… thiền đều Đặc thắng, ở sau có nêu. Đây thì kinh cũng nương sâu cạn, lớn rộng, ở sau nói ưa sách tấn. Ban đầu dụ cho, là quán vô lậu như thân tham dục như nhiệt bệnh, chín tưởng như thuốc, vốn tự hại như đại lỗi, chưa biết lậu hết gọi là thân yếu, duy chuyên nhàm thân như xú uế, thuốc vốn trị bệnh giúp thân bình phục, nay bệnh tuy bỏ nhưng khiến thân khốn khổ, nên nói là tệ, lại tu Đặc thắng như thêm vào, còn kèm theo bất tịnh ở sau, tấn phát vô lậu như thân bình phục, sinh thắng ở sau phán xét, hữu quán ở sau nói quả thật. Pháp đầu, kế dụ cho, nói như người xét thức ăn, tức trị người tham dục. Tồn thân tu quán như ăn mỡ heo, niệm xứ quán thân như dính vật dơ, bất tức tự hại, cũng như ăn mạnh, chín tưởng quán thành cũng như heo hôi mướn người tự hại, như không ăn lại. Chữ liêm chẳng phải thể nên làm tức ăn ít, hợp như văn. Đặc thắng phát, ở sau chánh hói phát tướng, mười sáu pháp nầy đối với Bốn niệm xứ và bốn món căn bổn, trong mỗi niệm xứ đều nói: Nếu đối với đạo phẩm, thì niệm xứ thuộc về đạo phẩm, đây là nói theo thông, nên chỉ cho đạo phẩm, từ ban đầu biết ra hơi thở đến trừ các thân hành, có năm đặc thắng gọi là thân niệm xứ.

Ban đầu nói hơi thở ra vào, vào đến rốn, ra đến mũi soi chiếu không loạn, cho đến biết vào nhẹ ra nặng, vào thô ra tế, nhập trơn ra rít, nhập lạnh ra ấm, biết thở dài ngắn. Trong Đại luận quyển năm mươi ba nói, như đệ tử Toàn sư, Toàn sư biết dây dài ngắn, mà căn bản thầm chứng, nêu căn bổn trước nói khác với đây, như tro đậy lửa, v.v… ba dụ cho, và dụ cho căn bản không có quán tuệ, phụ nữ ăn lửa như có thân, tro ban đêm mà tối như căn bản, nay có quán tuệ như trừ tro, ngày sáng mở mắt, nên biết Đặc thắng khác với căn bản, tám xúc trước xúc thân bỏ, cũng bác bỏ căn bản. Thương là kho lúa, lúa là năm thứ lúa, lúa là tên chung của năm thứ, lúa là hột, năm thứ thành hột gọi là lúa, năm thứ: Lúa nếp, kê, mì, lúa, mè.

Kế từ tâm thọ vui ở sau, ba Đặc thắng đối với thọ niệm xứ; kế tâm khởi vui ở sau, ba đặc thắng đối với tâm niệm xứ. Trong Đại Tập, v.v… ở đây dẫn trong Đại Tập chứng minh không có nội tịnh, nay chỉ nói tâm tác hỷ, tức tợ không có nội tịnh nên đồng Đại Tập, từ quán vô thường ở sau, năm đặc thắng gọi là Pháp niệm xứ, nói các chỗ cũng quán. Chưa phải trị riêng, theo biết hơi thở ra vào và quán vô thường, ở đây chỉ tướng chung biết vô thường. Đến thiền thứ tư, thiền đây hơi thở dứt, nên ngoại đạo chấp cho là thường, nên quán vô thường riêng trị địa nầy. Lại đến Tứ không càng phải nói khác, nên căn không xứ vẫn là nói lược, nên nói không tán là muốn biết dục tán ấy, nên gọi là ly dục, gọi là quán ly dục. Vô sở hữu xứ nói hoặc nhiều hoặc ít, thức xứ là nhiều vô sở hữu xứ là ít, nay có quán tuệ lìa là nhiều ít, nên nói đều không thiếu, tức là diệt, nên nói quán diệt, mười sáu pháp nầy ở sau chung kết. Hoành đối niệm xứ lý khác căn bản, dọc đối căn bản lại nương niệm xứ nên khác riêng căn bản, nếu dụ cho rằng: Như thức ăn không muối, v.v… riêng phát căn bản như ăn lạc, đặc thắng hữu quán như thêm muối, căn bản sâu cạn nên nói dọc, các pháp niệm xứ nên nói ngang, văn đầu tuy không nêu số, danh nghĩa đã đủ, không cần giải thích riêng, chỉ có ban đầu thân niệm năm pháp, danh tướng hơi ẩn. 1- Biết hơi thở vào; 2- Biết hơi thở ra; 3- Biết thở dài ngắn; – Biết hơi thở khắp thân; – Trừ các thân hạnh. Các văn nên thấy. Trong thiền môn hỏi Đặc thắng nương vào địa nào?

Đáp: Người giải thích khác nhau, có sư nói: Chỉ ở cõi dục, chưa được đến Sơ thiền, địa trên chẳng phải không được, do quán pháp không đủ, như thiền thứ tư không thở ra thở vào, cho đến hỷ lạc, để nói niệm xứ bất tiện.

Lại có một sư, đủ như văn nay và pháp giới thứ lớp trong thiền môn nói, đều y kinh nên dùng thuyết nầy để giải thích.

Có một sư nói: Đối Bốn niệm xứ có thể như vậy, nhưng phân ra không đều, nên như mười sáu hành tướng vô lậu, một đế đều có bốn, ở mỗi niệm xứ đều có bốn Đặc thắng, thân hành giả cần gì chỉ hơi thở ra vào, phải tâm thọ mới có thể tạo làm. Cho nên thứ năm nhập thọ niệm xứ, sư nầy đối với địa cũng đồng với nay, nhưng đối niệm xứ tiểu bất định.

Kế nói thông minh: Ban đầu trong, nói thấy ba mươi vật, trước trong Đặc thắng nói ba mươi sáu, không khác với đây, lại các văn đều nói trong ngoài, trung gian đều có mười hai vật, chỉ có trong thiền môn nhưng phân ra trong ngoài, ngoài có mười vật, trong có hai mươi sáu, ở giữa có hai mươi hai là địa, mười bốn là thủy, mà không phân danh tướng thuộc địa thủy, nên nói: Râu tóc móng răng, da mỏng da dầy, gân thịt xương tủy, tỳ thận gan mật phổi, ruột non ruột già, tim bao tử, phân tiểu dơ mồ hôi, nước mắt nước miếng mủ máu, mạch, đàm vàng, đàm trắng mỗ màng não, trong ba mươi sáu thứ nầy, tóc lông móng răng nước mắt nước miếng phân tiểu, mười thứ nầy thuộc về bên ngoài, còn bao nhiêu thuộc bên trong, trong mười pháp trừ tóc lông móng răng thân máu như mỡ, đàm trắng đàm vàng tủy não mười bốn thứ nầy thuộc về nước, còn bao nhiêu thuộc về đất, nếu mỗi thân ra mười hai thứ tùy theo tướng nên biết. Trong kinh Hoa Nghiêm, v.v… trong thiền môn hỏi thế nào gọi là Thông sáng?

Đáp: Pháp thiền quán nầy không phân biệt được danh mục, ở các nước phương Bắc có sư tu đắc thiền nầy, muốn chỉ dạy cho người, đắc không biết danh mà không danh bất định thử muốn đặt để trong thiền căn bản, mà pháp tướng quá khác, hoặc đối với Đặc thắng danh mục hoàn toàn khác, ban đầu đối với Bối xả quán hạnh đều khác, cho nên các sư gọi là thông sáng, lại có hai cách giải thích.

Ban đầu nói: Khi tu ba việc thông quán, nên gọi là thông, pháp nầy sáng sạch, khai mở mắt tâm, quán một đạt ba chỗ, thấy không chướng ngại, nên gọi là minh, nầy giải thích khác với văn nay, lại có một cách giải thích đồng với văn nay, nên được gọi chung là trong nhân nói quả, nên nói thông minh.

Hỏi: Nếu vậy, các thiền cũng được, nào có khác với ở đây.

Đáp: Các thiền tuy được không bằng bệnh nầy. Cho nên các sư lấy đó đặt tên.

Hỏi: Trong Đại Tập giải thích tên gọi là như tâm, cho đến trụ trong Đại Tập, sao không nương theo mà gọi là thông minh?

Đáp: Trong kinh Đại Tập chỉ nói “bảo cự”, tên còn thông bít, chưa đủ để dùng các thiền nói khác, thỉnh trong Quán Âm, quán ở tim mạch cũng tợ như thiền nầy, nên nói là ý nầy, cũng chưa đủ giải thích danh thiền nầy. Phải biết ở sau đã không phán xét, cho nên chỉ dùng thông minh đặt tên.

Kế chánh nói trong phát. Ban đầu y theo năm chi Đại Tập.

Trước nêu bày; kế giải thích, giải thích văn lại y theo Đại Tập, Bảo Cự, để giải thích tướng ấy, trong thiền môn tuy nói không có danh mục, nhưng giải thích nghĩa thì phải nương văn Đại Tập, khác nhau với các sư nói, không có an trí.

Ban đầu giải thích Giác chi.

Trong kinh có năm câu hợp lại thành ba; ban đầu riêng y theo hai đế giải thích hai giác.

Kế hợp y theo chân tục giải thích hai tuệ, ba y theo ba đế để giải thích tâm tánh, ban đầu giải thích như tâm rất dễ thấy; kế lại biết tục đế ở sau giải thích Đại giác, tập thiền môn giải thích chín mươi chín, xương lớn nhỏ có ba trăm sáu mươi, tủy có chín trăm chín mươi chín lớp, trong xương nầy lại có các tràng, bốn đầu bốn miệng chín mươi chín đuôi, số ấy chẳng phải một, não có bốn phần, mỗi phần có mười bốn lớp, năm tạng mỗi tạng che nhau như hoa sen, lỗ trống trong ngoài thông nhau, đều có chín mươi chín lớp, cũng có tám mươi con trùng, ở trong đó khiến lẫn nhau, âm thanh ngôn ngữ đi lại động tĩnh, đủ như trong thiền môn tu chứng có nói: Từ tư duy bỏ nói chân tục, chỉ là đến chỗ rõ được chân tục, cho đến định chi lần lần sâu xa, nói khác như văn, tâm hạnh ở sau giải thích quán chi, nói chi thượng giác là giải, thượng căn bản chi trực giác tám xúc, thầm chứng quán không nên bác bỏ nói giải, tâm trụ ở sau giải thích định chi, không giải thích hai chi hỷ an chỉ rộng như văn, phát từ đây về sau các địa vị, nói Sơ thiền như bọt bóng, cho đến thứ tư như hình bóng trong gương, lần lần mong nhau lần sâu xa, cho nên y cứ thể dụ để nói về tướng mạo, vào cõi Vô sắc, Vô sắc có thể dụ, cho nên văn dụ nhưng đến Tứ thiền, cõi Vô sắc chỉ nói ba việc không, v.v… diệt phi tưởng ba thứ thọ tưởng, hoặc pháp hạnh Tỳ-kheo, khởi suy nghĩ nầy, hoặc có thức tưởng xúc tưởng và hư không tưởng, hoặc tu vô tưởng diệt hẳn tưởng nầy, tưởng tuy có ba đều là đã diệt, lại diệt đại địa thông tâm ở trong đó thọ tưởng tâm sơ cho nên gọi chung là diệt thọ tưởng. Luận Bà-sa nói: định nầy cũng diệt các pháp tâm sở, vì sao chỉ nói diệt thọ tưởng ư?

Đáp: Có thuyết nói chỉ diệt hai pháp nầy, có thuyết nói, hai thắng nầy, có thuyết nói, cũng diệt các pháp tâm sở là nói theo thù thắng. Lại nói: hai cực đây là hành giả làm mỏi mệt, thọ ở sắc khởi tưởng mỏi mệt ở Vô sắc làm mỏi mệt, lại hai pháp nầy ở trong hai cõi làm cao quý, thọ ở sắc thắng tưởng ở Vô sắc thắng, lại sinh ra ở hai thứ hoặc, thọ sinh ái tưởng sinh kiến.

Lại hỏi: Định đây là hữu tâm hay vô tâm?

Đáp: Tôn giả Đà-đề-bà, hữu tâm hoặc vô tâm, làm sao nói từ định ấy khởi gọi là tử, như có Tỳ-kheo đầu tháng muốn đi khất thực, bấy giờ mưa to sợ lạc mầu y, lập thệ nhập diệt định cho đến mưa tạnh, mưa suốt trong hai tháng mới tạnh, Tỳ-kheo xuất định liền chết, cõi sắc không phải đoạn thực nhập thì trải qua thời gian lâu.

Hỏi: Khi nhập không lập thệ pháp nào mà khởi?

Đáp: Như khi nhập định trước diệt khẩu, kế diệt thân, sau diệt

tưởng, khởi thì nghịch; kế trước khởi ở ý, không thể thân khởi mà ý không khởi.

Hỏi: Diệt định vì sao khác?

Đáp: Diệt là một sát-na, định là lâu liên tục.

Hỏi: Tâm không động gọi là định, định nầy vô tâm, làm sao chẳng động?

Đáp: Tuy vô tâm bất động, có bốn đại nối tiếp; kế có tục quán phán xét lậu vô lậu, trong đây phán xét trước như tâm đồng hành đại hạnh trong đó chân tục và lậu vô lậu, nhưng kèm theo các tướng da thịt, nên gọi là tục và hữu lậu, có quán sâu xa như hư không, gọi là chân vô lậu, thiền nầy, v.v… phân tích Thành Luận sư, hữu lậu gọi sự vô lậu gọi là lý, nên biết nầy giải thích thiền trong mỗi địa, đều có quán tuệ chân tục tức nhau, huống qua phi tưởng đến diệt thọ tưởng, cũng qua Đặc thắng, huống chi là căn bản? Cho nên phân tích Luận sư không biết dùng đó làm tám giải thoát, mà chỉ dùng căn bản làm sự thiền? Đạo là đạo cộng, định là định cộng.

Kế dẫn luận Tỳ-đàm phân tích Thành Luận sư. Tỳ-đàm nói nghĩa không mất nghĩa lý, như ông đã giải thích, chỉ có lý định vô lậu, không có tám giải thoát sự thiền, phải biết luận ông không có chúng giải thoát, theo ngoại đạo thì bỏ chánh Thành Luận sư, lại đem luận giới tuệ ấy gạn Luận sư ấy, nầy thì ở sau kết gạn.

Dịch y, v.v… là đã không có tám giải thì không có dịch định, lấy gì để khác thiền ngoại đạo. Nói tám thuật: Trong Đại kinh quyển hai nói lại có minh y hiểu tám thứ thuật từ phương xa đến, trong văn kinh tự giải tám thuật có tám lần lại nữa, mỗi lần lại nữa đều tự kết dụ rằng: Trừ một xiển-đề. Người xưa cùng nói: Dạ ở bát chánh để trị tám đảo. Trong Chương An nói có mười thứ y, chỉ trừ Viên giáo hậu tâm tức là Như lai. Còn có mười người đều phải trị, quả chưa mãn, nghĩa là sơ tâm trung tâm Viên giáo, ba giáo Bồ-tát hai giáo Nhị thừa, ngoại đạo dứt kiết ngoại đạo khổ hạnh, ngoại đạo không kiến, hai trong mười y đây là viên y, thiện ở sau tám pháp gọi là hiểu tám thuật, phải biết Thành Luận đã không dịch định, chỉ có ba pháp dứt hết khổ hạnh, v.v….

Lại nói: Ba đạt năm căn gọi là tám thuật. Lại nói: vô thường, thường, v.v… mỗi pháp có bốn thành tám, y cứ hai nghĩa nầy thì người Thành Luận có tám thuật hoàn toàn không, vô thường, v.v… bốn pháp còn tự không thành, làm sao khác với ba pháp dứt kiết, v.v…, còn ở trong Thích Tiêm có nói: Kế là tịnh ở sau nói vô lậu, v.v… Thiền môn nói tu nên nêu chung có chín, nghĩa là chín tưởng tám niệm mười tưởng tám xả, thắng xứ nhất thiết xứ, chín thứ lớp sư tử siêu việt, nay văn không có tám niệm mười tưởng, đã phân biệt như trước, thắng xứ nhất thiết xứ hợp ở trong Bối xả có nói, chín định, v.v… là quả địa pháp, nếu xưa đã được không sinh ở đây, cho nên ba pháp nầy nay cũng không nói, nay văn, nay văn thêm đại bất tịnh từ tâm nhân duyên niệm Phật thần thông: Đại bất tịnh cùng chín tưởng chỉ là sự khác nhau của thô tế, chung riêng, từ tâm văn ấy hợp ở căn bản thành mười hai môn, niệm Phật văn ấy ở trong tám niệm, thần thông đã là dụng của các thiền mà luận chỉ nói tu cho nên không nêu bày, nay sợ tập phát, nên phải nêu bày pháp tướng rộng lược, đều nói ý ấy, nay chín tưởng ban đầu, là nếu muốn tu tập nên đến thiền môn tìm xét tướng ấy, nhưng hành giả nầy phải có giới định, niệm tâm không hối hận, dễ thọ pháp quán phá được tham dục. Ban đầu nêu hai người kế nói hai người phát tướng trước nói hoại pháp người, ban đầu người nầy ở sau nói ý hoại pháp, đã không có người để quán, cho nên tiến đến thiêu tưởng thứ chín, đã không ở sau nói khác, nguyện trí đảnh thiền hoại pháp, do đây không tu Bối xả cho đến siêu việt thiền rất cao thượng, nên gọi là Đảnh, thiền nầy lại có thể chuyển thọ thành phước, chuyển phước thành thọ gọi là nguyện trí Đại luận quyển mười chín nói: Muốn biết việc ba đời thì tùy nguyện liền biết, cũng gọi là vô tránh, có thể khiến tâm họ không khởi tranh, nầy siêu việt thiền cũng có đủ bốn nói. Câu-xá quyển hai mươi bảy nói: Lấy nguyện làm đầu, dẫn khởi trí mầu, như nguyện mà liễu ngộ, nên gọi là nguyện trí, tuy nói thiêu diệt, v.v… thân tưởng tuy không mà thân thật còn, như diệt thọ tưởng, thọ tưởng tuy diệt mà thân thật chứng, người nầy ở sau hoại pháp người có lui sụt hay không lui sụt, như Tỳ-đàm, v.v… Trong luận Bà-sa hỏi: A-la-hán lui sụt, không nên hai quả thứ hai và thứ ba cũng lui sụt.

Đáp: A-la-hán lui sụt dẫn đến hai quả lui sụt, cũng như cát giếng, trên dưới có trong ngói chỉ có sỏi vụn, ngói trên nếu giống, từ trên đến dưới sỏi trong ấy đâu được không giống, bốn quả như ngói ở trên, hai quả như sỏi trong ấy, quả đầu như dưới đáy, nếu đến đáy xong thì không còn đi được.

Hỏi: Nếu đến sơ quả cũng nên nói lui sụt quả thứ hai thứ ba sao?

Đáp: Như người rơi vào nhà ba tầng, trong ấy cũng giống như vậy, tuy tức không nói lui sụt thứ hai, thứ ba, quả thứ hai, thứ ba thật lui sụt. Lại nữa quả thứ hai thứ ba là nhân thứ tư, quả ấy đã lui sụt nhân ấy cũng lui sụt, nếu vậy, sơ quả cũng vậy là nhân quả thứ tư, cũng nên nói lui sụt?

Đáp: Trước sơ quả không còn có quả, nếu quả lại lui sụt thì không chỗ trụ, nếu thừa nhận, sơ quả lui sụt thì có nhiều ngăn ngại, vốn là kiến đế, nay chẳng phải kiến đế vốn là đắc quả nay chẳng phải đắc quả, vốn là quả quyết định, vốn là bậc Thánh nay chẳng bậc Thánh, lìa lỗi như vậy nên không nói lui sụt.

Hỏi: Lui sụt trải qua mấy thời?

Đáp: Trải qua mấy thời cho đến tự không biết lui sụt, hoặc tự biết lui sụt phải tu phương tiện thắng tấn.

Lại nữa phiền não ấy hiện ở lúc trước, tâm sinh hổ thẹn mau làm phương tiện, như người mắt sáng ban ngày đất bằng nghiêng đổ, tầm tức lại khởi nhìn thấy bôn phương hay không thấy, trong ấy cũng như vậy, hoặc Phật, hoặc Thánh đệ tử, thiện nhân không thấy ta chăng, cũng như thân thể ấm, người có chút lửa rơi trên thân. Tầm tức từ bỏ.

Hỏi: Đã lui sụt hai quả hai quả không cần tác giác tạo tác ư?

Đáp: Không phải tạo tác, quả nhân sở hành khác với phàm phu, nhưng tuệ giải thoát cũng không lui sụt, nghĩa có lui sụt nên nói có lui sụt, trong kinh A-hàm ở sau dẫn quả thứ ba lui sụt vì ví dụ giống, cũng không được người sự thiền, người nầy tuy lui sụt mà không mất đạo cộng, đây sau lại được, nên biết A-hàm và luận Bà-sa ý đồng, đã nói muốn no thì tự đến tức là sơ quả trong thân, làm bậc sơ quả tạo tác các việc, đều không mất đạo cộng, nên được làm ví dụ, nếu vậy ở sau phán xét vô sự thiền thành tuệ giải thoát, đều y dụng thế đạo ưa thích, nhàm chán mà dứt, nên gọi là thế trí, nên vô lậu lại tùy theo nương một địa, đoạn từ thượng hạ ba cõi, các hoặc đều được diệt định, cho nên không lui sụt, hoặc không hoại, ở sau kế là giải thích không hoại pháp nhân.

Ban đầu nói không hoại pháp tướng. Nói quán luyện huân tu, là đủ như trong thứ lớp pháp giới có nói. Nói luyện thiền tức chín thứ lớp định, chép đủ trong kinh Ma-da, vào Sơ thiền rồi, kế đó vào Nhị thiền, thứ lớp như vậy đến định diệt thọ tưởng, y nơi chín chỗ thứ lớp mà vào, nên đặt tên. Lại vào Vô gián nên gọi là thứ lớp.

Nói huân thiền: Bốn sư tử phấn tấn, như sư tử làm tung lên các bụi đất, nghĩa là phấn tấn ra vào, đó gọi là nhập, là đủ, vào chín định, từ sau cho đến diệt định là thuận.

Nói nghịch: Từ diệt định xuất rồi lại nhập phi tưởng, thứ lớp như vậy, lại đến Sơ thiền.

Nói xuất: Là nghịch thuận đều vào một tán tâm, nói tu thiền tức là siêu việt, nghĩa là siêu nhập siêu xuất đều có hoặc nghịch hoặc thuận cho đến nghịch thuận. Thuận: Là lìa dục vào Sơ thiền, từ Sơ thiền siêu

nhập phi tưởng xứ, phi tưởng xứ siêu nhập diệt định, diệt định siêu nhập Nhị thiền, nhì thiền siêu nhập diệt định như vậy cho đến Phi tưởng.

Nói nghịch, là từ diệt định khởi nhập Sơ thiền, Sơ thiền khởi nhập phi tưởng, phi tưởng khởi nhập Sơ thiền, như vậy vô sở hữu xứ, cho đến nhị thiền.

Nói nghịch thuận là từ trên siêu vượt xuống, siêu vượt lên, đối nhau qua lại đến diệt định cho đến Sơ thiền, ba thứ xuất là như nhập chẳng khác, chỉ có nghịch và thuận đều phải trải qua trong một tán tâm rồi kế vào các định, thật ở thứ lớp pháp giới và Đại phẩm Đại luận, hoặc y Niết-bàn sau phân luyện huân nghĩa đồng, tu thiền thì hơi khác.

Trong kinh nói: Có hai thứ:

  1. Đồng với văn đây.
  2. Siêu một, siêu hai.

Hoặc đến hoàn toàn đều siêu. Nói một hai là không thể vượt xa, nói vượt xa là có thể một hai, hoặc khi tu thấp đối tu nói phát.

Ái nhiều, v.v… nay nầy đều y cứ chín tưởng tự thân tha thân dùng làm trong ngoài, rộng như trong Đại luận quyển hai mươi mốt có giải thích, trong Bối xả có nói.

Lại nói: Lúc đầu tập quán đều quán, tập thuần thục trừ bên trong cũng có thể ái nhiều quán ngoài, gọi là chín tưởng, thấy nhiều quán thân gọi là Bối xả trong ngoài đều quán gọi là thắng xứ, nói về ngồi rồi sau đó nói về phát tướng, không hoại pháp nhân nhưng đến quyển tám. “Tằng hội” là tánlà dáng nước chảy, chữ không có chánh thể. “Bàn đà” là dáng nước chảy ràn rụa, chưa thấy ở sau nói công năng, ban đầu nói công năng trị dục. Pháp ban đầu hai dụ cho nói quán thành sinh nhàm, như nắm tịnh pháp Bà-la-môn. Trong Đại luận quyển hai mươi hai giải thích mười tưởng đến trong tịnh khiết, có việc nhân duyên đến nước bất tịnh, ta phải làm sao lìa bất tịnh nầy được ăn thức ăn thanh tịnh ư? Thấy một bà lão mua một chiếc bánh tủy trắng, lại bảo rằng: Ta có duyên trụ trăm ngày ở đây, thường làm bánh, nầy đem đến cho ta, phần nhiều cho ông, bà Lão thường ngày đem đến, Bà-la-môn vui mừng tham đắm ăn no, lúc sau làm bánh lần lần mỗi ngày không có mầu sắc không có vị, liền hỏi vì sao?

Bà Lão đáp: Mụt ghẻ lở đã lành.

Bà-la-môn: Đây là lời gì?

Đáp: Đại gia phu nhân của ta chỗ kín có mụt ghẻ, dùng mi tơ cỏ ngọt mà truyền, mụt ghẻ mủ nóng chảy ra trộn với sữa bánh, mỗi ngày như vậy, cho nên vị bánh và mầu đều tốt, nay mụt ghẻ của phu nhân lành, làm sao còn được. Bà-la-môn nghe việc ấy, dùng tay tự đấm chùy vào ngực nôn khan, ta làm sao phá được pháp nầy ta vì liễu ngộ xả bỏ duyên sự chạy về bổn quốc, Hành nhân cũng vậy, đắm vị ăn uống ngon quán thấy bất tịnh không còn tham, nay mượn giả tưởng ý cũng như vậy, thân như ghẻ lở, bánh gọi là tịnh, nếu biết bất tịnh trở về bổn quốc Niết-bàn thanh tịnh, hoặc chứng ở sau quán thành, còn không ở sau nêu so sánh tướng nhàm chán. Chữ minh nên làm các miệng gần nhau. Nếu làm chữ Minh gọi là chữ hô, tưởng như vậy sau cùng nói khác với Đặc thắng, như người tham ăn, v.v… mến tiếc thân như tham ăn thân uế như heo lợn, thật quán xét kỹ để biết, thân còn như gượng ăn, thấy giồi như giả tưởng, thật nhàm chán bèn không ăn. Trước Đặc thắng, sau hợp dụ, Đặc thắng là thật quán, chín tưởng là giả tưởng, nên ở sau dẫn chứng. Sáu tặc là sáu dục. Cửu thông ở đây có thể trị sáu dục, hoặc trị riêng, tư tưởng trị oai nghi nói năng hai dục, bụng hoại nuốt ba thứ trị hình dáng một dục, máu dính mủ tan xanh ứ đọng ba pháp trị sắc một dục, xương cháy hai pháp trị một dục mịn trơn, chín tưởng lại trị chung người ham đắm, trị khắp dục nhân tướng, có thể lay động chín mươi tám núi sử, chỗ trị rất mạnh. Nói oán dối, ái như kẻ thù, dối như bạn thân, khiến người khởi tham như dối bạn thân, dẫn người vào chỗ ác như kẻ thù, đủ như trong Đại kinh quyển hai mươi mốt, như vậy ở sau nói, công năng giúp sức Đại thừa, Tiểu thừa.

Ban đầu là chánh giải thích; kế dẫn chứng, văn đầu hoặc tùy theo bổn tập, hoặc tùy hiện quán, nên Đại thừa Tiểu thừa đồng bị tham dục làm ngăn ngại, chướng bỏ tập phát theo các việc trông mong. Thời nay hành giả nói tuy sâu làm sao tránh khỏi ái ràng buộc, không tin quán đây làm sao thể hội được chân lý? Giải thích luận ở sau phá lầm, chứng chín tưởng năng phát Đại thừa, nên biết các sư không thể nói ý.

Kế giải thích Bối xả; ban nhiều lần phán xét cạn sâu, ba pháp trước là căn bản, là hữu lậu, gọi là vị căn bản, Đặc thắng thông minh gọi là căn bản tịnh, chín tưởng trở lên quán phân biệt huân tu gọi là bốn sự định, nay đối với sự định chỉ nói quán thiền, đối với quán thiền văn cũng chưa hết; kế chín tưởng về sau nói Bối xả, lại phải phân biệt huân tu chẳng phải nay đã nói, văn ở sau phân biệt đại tiểu khác nhau, bao gồm cùng không hoại nhân cộng, khác nhau ở Thánh hạnh Bồ-tát. Lại Bối xả ở sau phán xét nhân quả để giải thích tên gọi. Trong nhân nói quả: Là có người nói: Bối xả là tên khác của giải thoát, nay dùng môn Đại thừa đến suy nghiệm ý thì không phải như vậy.

Trong Đại Phẩm chép: Bồ-tát y theo Bối xả vào chín định và thân chứng Na-hàm, tuy đắc chín định, cũng lại chưa thọ tên tám giải thoát, nên biết lúc nhân nhàm Bối xả lìa phiền não, gọi là Bối xả, lúc sau đầy đủ quán luyện huân tu, phát chân vô lậu, kiết ba cõi hết. Bấy giờ, Bối xả đổi tên thành giải thoát, nên biết Bối xả ở nhân, giải thoát ở quả, nếu gọi Bối xả là giải thoát, tức là trong nhân nói quả, cho đến trong quả nói nghĩa nhân, cũng có thể thông, nên nói tên khác, trở thành rất ngăn ngại.

Trong luận Bà-sa hỏi: Bối xả nghĩa là gì?

Đáp: Bối xả nghĩa là bỏ, hai pháp đầu bỏ tâm sắc ái, thứ ba bỏ tâm bất tịnh, từ thứ tư trở đi phi tưởng xứ, bỏ pháp hạ địa, pháp diệt thọ tưởng, bỏ tất cả hữu duyên.

Tôn giả Hòa-tu nói: Được nghĩa giải thoát vì được thoát khỏi phiền não, lại hư tưởng được giải gọi là giải thoát, nên biết văn luận cũng là Bối xả từ nhân, giải thoát từ quả, nên nay trong văn từ bối trở xuống soạn từ bên nghĩa nhân để giải thích Bối xả.

Nói tịnh khiết ngã dục: Trong thiền môn nói: phàm phu cõi dục mê tình, tham đắm pháp bất tịnh, cho là tịnh diệu, gọi là năm dục bất tịnh, từ định cõi dục cho đến Phi tưởng, tuy có tâm chấp, cũng gọi là tịnh khiết năm dục, nay dùng Bối xả vô lậu đối trị nhàm lìa không chấp, nên gọi là Bối xả tịnh khiết năm dục, nếu phá chấp sau nói đối trị, ngoài y theo chín tưởng, trong y theo Bối xả, tùy người khác nhau nên lập quán đều khác.

1- Trong có bỏ, lược nêu bày hai tên trước sau trong giải thích mỗi nêu tên giải thích nghĩa, nên không phiến dự định nêu bày, chỗ nói ở sau chánh nói; ban đầu trong Bối xả phát, ban đầu lược giải thích; kế hoặc tu ở sau giải thích rộng, ở trước giải thích, so sánh thiền môn nói luận khác; hành giả ở sau chánh nói phát; ban đầu có sắc chặng giữa trước chánh giải thích, nói bỗng thấy tự thân, v.v… vì lúc đầu tu đều từ chân mà khởi, nay phát cũng vậy, lại từ chân mà khởi dễ thành, như phát tám xúc, đủ phát nhiều tấn, v.v… “Hác” cũng làm là hang núi sâu, thây bất tịnh nầy như hang núi trống, nên nói. Tát-đỏa, v.v… là nói pháp quán nầy giúp hạnh Bồ-tát Đại thừa, nên khiến Tát-đỏa tự nhàm chán thân ấy, tức Vương Tử Tát-đỏa trong kinh Kim Quang Minh, đem thân cho cọp đói ăn, đều do được quán Bối xả nầy. Trong Đại kinh ở sau có dẫn chứng. Phẩm Thánh Hạnh chép: Y nhân chỉ xương để chống xương chân, nương xương chân để chống xương mắt cá, nương xương mắt cá để chống xương cánh tay, nương xương cánh tay để chống xương gối, nương xương gối để chống xương đùi, nương xương đùi để chống xương bánh chè, nương xương bánh chè để chống xương lưng, nương xương lưng để chống xương sống, nương xương sống để chống xương cổ, nương xương cổ để chống xương hàm, nương xương hàm để chống xương răng, trên có đầu lâu, lại nhờ xương cổ để chống xương vai nương xương vai để chống xương cánh tay, nương xương cánh tay để chống xương cổ tay, nương xương cổ tay để chống xương bàn tay, nương xương bàn tay để chống xương ngón tay, như vậy ba trăm ba mươi sáu xương lần lượt nương nhau. Trong chấp quán đều biết khắp, nay văn nầy nói ngón tay như bọt bóng, cho đến đảnh, trước tưởng hoại da thịt từ dưới lên trên, một bàn tay hay ngón tay cho đến đảnh đầu, cho đến nghịch duyên, từ trên xuống dưới đến tưởng cốt thành. Kế nói ngoài quán sắc chặng giữa ban đầu dục định; kế chưa đến, pháp nầy tăng đến, v.v… kinh luận khác nhau, hoặc nói xanh vàng đỏ trắng, ánh sáng tùy theo trên, v.v… đây là ánh sáng chưa thành tướng, lần đến thành tựu, thì khắp mười phương, như núi Tu-di, như bốn phía núi Tu-di đất đai hữu tình biển nước, đều tùy theo mắt núi mà làm một sắc, nay bốn sắc nầy cũng giống như vậy, đều khắp mười phương đều đồng sắc ấy, mỗi sắc xứ lại không ngại nhau, như vậy ở sau phát Sơ thiền.

Ban đầu chánh nói tướng định, lâu xa, v.v… là lặp lại ở trước, ánh sáng lúc đầu mới phát nhưng quán lâu ánh sáng vương phải tự phát. Kế một sắc ở sau nói rừng công đức, ban đầu gồm nêu, sắc ở sau giải thích năm chi, nói tám sắc, kiến địa sắc như đất vàng nhạt trong sạch, thấy mầu nước như ở vực sâu nước lắng trong, thấy mầu lửa như lửa không khói trong sạch, thấy sắc gió như gió không có bụi trần trong sạch, thấy mầu xanh như núi tinh vàng, thấy mầu vàng như hoa Chiêm-bặc, thấy mầu đỏ như sương sáng mùa xuân, thấy mầu trắng như ngọc kha bối, thấy mầu rõ ràng mà không có chất ngại, lại luyện xương người từ đầu đến chân, nghịch thuận thường duyên sai khiến mau thành tựu. Huyền văn giải thích trong Bối xả: Nói trong ánh sáng thấy Phật ánh sáng ấy môn Đại thừa Thánh Hạnh, nay lại nói sự nên lược bỏ không nói, bỗng phát túc tập y theo luận nên biết. “Cám cám” là quên, nhưng dưới đây nói khác.

Nói kèm theo da thịt: Là Đặc thắng kia thông minh cũng kèm theo ba mươi súc vật, chín mươi chín thứ, v.v… nếu lở sau nói tướng tà, thầm chứng ở sau nói khác.

Kế nói Đại Tiểu, ban đầu trong Tiểu thừa nói nếu Tam tạng, v.v…là Tam tạng Chân đế. Nếu theo ba tạng giải thích xúc từ ngoài đến, nầy nương ở sau nay luận phán xét ba tạng để giải thích, nhưng ở hý luận, từ Đại thừa bỏ nói Đại thừa, nay văn tham khảo lấy ý môn Đại thừa khai quyền mà nói, nên ở sau kết rằng: Pháp giới ngoại, trong văn trước nêu ba học so sánh giải thích tám sắc, nên biết trong ba học chẳng những tuệ đạo trải qua sinh không mất, giới định cũng vậy, là sao? Giới là sắc pháp hữu vi, định là tâm pháp hữu vi, khi thân mạng mục nát thân hình đều vô tác, hình thể tuy từ tạ vô tác, giới nghiệp được không diệt, do tùy nghiệp đạo đến vị lai, do các sự định năng phục kiết hoặc, như chứa các côn trùng, do phục cho nên dứt, như trùng hại mạng, do tuệ vô lậu được sơ quả rồi, tuệ đạo thế phần đến hay chưa đến, trải qua bảy lần sinh để hết tàn hoặc, cho nên phải biết do giới nêu tuệ, sự pháp Tiểu thừa còn đến vô lậu trải qua sinh không mất, nên biết thật nói tất cả sự pháp đều thuộc ngoại giới, phải biết pháp nầy vốn là pháp không thể nghĩ bàn trong Như lai tàng, ẩn tướng hợp cỏ cho là quyền nóit, Nhị thừa không rõ lấy đó làm chấp gần, nên biết không được chuyên nương hữu lậu, hoặc phát ở sau kết vị như văn.

Kế nói giải khác, trong đây đã dẫn Thành Thật Tỳ-đàm, Thành Thật Luận đồng với Vô Đức, Tỳ-đàm đồng với Tát-bà-đa. Nhưng Tỳđàm nói: Hai quả đầu còn chưa đến trung gian và Nhị thiền, trong đây nói cõi dục và Nhị thiền, y theo Diệu Âm Sư mà nói, lại có người bảo rằng: Lại có một cách giải thích và hai luận ba ý ở trước khác nhau, nay nương ở sau chánh giải thích, nay nương vào Đại luận đều khác với ba cách giải thích, ba cách trước tuy khác mà đều có lý do, Luận Thành Thật y cứ hai pháp bất tịnh trước ở cõi dục thứ ba đã sạch nên thông Tứ thiền hai thuyết trước nói y cứ bên xương người nên ở cõi dục, y cứ bên ánh sáng phải ở cõi sắc về sau sự y cứ thiền thứ tư đã chứng nghĩa xả thọ không nhàm bối xả, tuy đều một đường nhưng chẳng hề phải thông suốt đầy đủ, nên nay các nhà luận giải y văn Đại luận đều phá ba cách giải, một vị nầy đã như vậy, về sau các vị đều y theo Đại luận.

Kế các tướng nội Vô sắc, nói thứ hai Bối xả ở giữa trước nói tướng nội Vô sắc nhưng trước nói phá diệt; kế nói thể diệt, trong thể diệt lại có hai: Trước pháp, kế dụ, dụ như ngựa tốt, v.v…, muốn diệt xương người, xương người liền diệt, gọi là mặc ý người, người tốt cũng vậy, dùng nầy để phân tích thể hai thứ quán, y theo hai môn Tạng Thông, dựa vào văn trước nói là pháp giới ngoại cũng có thể chung đối với pháp Biệt Viên, cũng sợ túc tập từng tu môn nầy. Nếu chỉ dùng tiểu mà không cần môn Đại thừa. Nếu Thông giáo sự thiền cũng có thể dùng môn Đại thừa, có các ý nầy nên dùng hai môn, xương người trở đi là tân pháp chưa phát, vị ở trung gian chưa phát nội tịnh, do bất tịnh ở sau nói ngoại quán sắc, ban đầu phân biệt chỉ bày sắc thể; kế giải thích lý do, nếu tu ở sau nói phát khác nhau, bỗng thấy ở sau chánh giải thích văn trước tướng định trung gian, lại thấy ở sau phát Nhị thiền; kế là nói kết vị năm chi, như ở văn, ba pháp nói về tịnh Bối xả, chặng giữa ban đầu nêu ra giải thích khác. Trong Thành luận, Tứ thiền cộng tịnh Bối xả: Là trước nói Thành Luận phán xét thứ ba, Bối xả ở cõi sắc, nên biết Tứ thiền cộng tịnh Bối xả, nay dùng hai thiền ở sau văn nay chánh phán, dùng một ý nầy phá hết ba pháp trước, vì sao? Do cực tịnh nên ở thiền thứ tư, thắng xứ nhất thiết xứ chẳng phải thứ tư không thành, có thân chứng nên ở thiền thứ ba, nhưng y theo trước sau để phân thứ ba thứ tư, hoặc định kết vị phải quy về thứ ba, nên y theo đây giải thích ba pháp trước đều hoại. Duyên tịnh nên tịnh, đệ tử thiền làm duyên cực tịnh, khi sắc nầy khởi phát sáng tám mầu, khi thứ ba, thứ tư khởi phát sáng luyện hai pháp đầu, nên gọi là ba bốn dùng làm tịnh duyên hai sắc đầu, cho nên ba bốn được gọi là tịnh, cho nên lại khai ra bốn câu để giải thích, ba pháp trước thuộc hai pháp đầu thứ tư thuộc thứ ba.

Câu đầu: Thật là bất tịnh trên lại thân giả tưởng, trong thiền môn nói: Bất tịnh có ba:

  1. Xuất xứ bất tịnh, nghĩa là cốt nhân.
  2. Nơi chiếu bất tịnh, nghĩa là cảnh ngoài bất tịnh.
  3. Thể sáng chưa được tịnh duyên luyện sáng, nên hai thiền đầu tuy có sáng suốt nhưng chưa gọi là tịnh, nay nói tịnh tịnh lìa ba nghĩa bất tịnh tịnh đầy đủ, gọi là tịnh Bối xả. Trong không xứ nói qua tất cả sắc, v.v… đủ như quyển sáu có lược giải thích, nhưng nương căn bổn ấy nay ở tịnh thiền, cho đây là khác. Lại căn bản cũng diệt ba pháp như hữu đối, v.v…, nay Bối xả nầy rất dễ thấy hay không thể thấy hữu đối, hai Bối xả trước đã diệt, thứ ba chỉ có không thể thấy vô đối, nên đến Không định, chỉ diệt vô đối do nầy thành khác, hoặc phàm phu, v.v… phân tích căn bản, bậc Thánh, v.v… là lập Thánh bác bỏ phàm. Nhưng Bối xả là thật chung phàm phu. Lại thức sinh diệt ở sau giải thích vô sở hữu, trước Không Thức xứ có đủ năng sở nay vô sở hữu diệt ở sở duyên, nên nói: Vô sở hữu; kế giải thích Phi tưởng, là năng vọng ba pháp trước nên nói xả thức vô thức, vô thức tức là không dụng xứ nên gọi là Phi tưởng Phi phi tưởng, nói thức xứ như mụt ghẻ, v.v… Tám Thánh chủng quán cũng đủ như quyển sáu có nói; kế nầy không ở sau giải thích diệt thọ tưởng, là nói còn có phiền não nhỏ nhiệm, là tế hoặc có mười, nghĩa là thọ tưởng thành xúc tư dục giải niệm định tuệ, nầy bác bỏ Phi tưởng có hoặc, nay xả thọ tường năng duyên, v.v… là giải thích tên gọi diệt thọ tưởng, y theo tên mà nêu ra thể, trong Phi tưởng địa còn có tâm năng duyên phi tưởng, nay trong diệt thọ tưởng diệt năng duyên kia, lại diệt năng diệt mới được gọi là diệt tự tha địa.

Nói băng cá là lấy mạng căn dụ như con trùng châm đốt, “triết” là tạng. “Dị” là loài trùng rồng rắn để ẩn thân, do đó diệt gọi là bỏ, chánh phá cách giải xưa. Nếu chỉ diệt tha địa vì sao khác căn bản? Từ nay về sau chánh giải thích, trước giải thích ban đầu giải xả năng duyên, v.v… tức diệt tha địa, lại không thể diệt tức diệt tự địa, nên đồng với xưa, riêng từ sở diệt.

Kế nêu hai luận, như văn, bác bỏ Thành Luận sư nói bốn pháp sau, v.v… là duyên Thành Luận nhân chấp không dịch định, nhưng do vô lậu nương vào căn bản cho nên trong văn dùng Bối xả, chặng giữa trba pháp Bối xả để gạn luận nhân, nhưng lời gạn nầy có bung ra, có đoạt lại, trong tám pháp lại trừ một diệt thọ tưởng, trong bảy pháp, trước bốn pháp, sau Không xứ đã diệt cốt nhân, duy duyên không, v.v… đã không có pháp khác, chỉ dùng tâm vô lậu tu bốn không nầy, đây có thể như vậy thì dùng Bốn không Bối xả buông ra. Nếu ba Bối xả trước quán cảnh bất tịnh, tám sắc quang minh khác với căn bản, gọi là Bối xả, nầy thì chánh là chung nghĩa giải thoát, ý nào bỏ ở đây mà không chịu dùng. Nhưng y theo thiền căn bản của ngoại đạo, đây là là đoạt, nên biết Thành Luận chỉ dùng thế thiền thật là trái lý, nếu quá thì ở sau phán xét tập, thuộc về bảy pháp giải thoát ở trước được bát định, nên y theo tám định dùng luận phát tập, định diệt thọ tưởng không nói về phát tập, cho nên văn trước không lấy để gạn. Lại định thứ tám không liên quan đến căn bản, nên không gạn, thứ lớp chín định, v.v… là giải thích chín tưởng, ban đầu đã ví dụ đủ bốn món sự định, chưa rảnh phân biệt, nên nay giải thích lại. Theo Tiểu thừa thì không phát ở nghĩa luyện huân tu, Đại thừa hoặc có, như Đại sư Nam Nhạc thông suốt Bối xả đồng thời đều phát, tức là tướng ấy.

Pages: 1 2 3