SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 7

PHẦN 3

Trong Bát-nhã độ ban đầu có nói nhiếp pháp, lý nầy ởsau có phân tích lỗi như văn, phải nên ởsau thỉnh che chở.

Lại có hai:

Trước lập hạnh.

Kế thỉnh che chở.

Trong lập hạnh, trước gồm nói niệm xứ có công phá điên đảo, như ở văn.

Kế nói riêng về Bốn niệm xứ.

Ban đầu bất tịnh có năm.

Ban đầu có năm thứ bất tịnh, trong Đại luận quyển hai mươi mốt nói rộng:

Ban đầu nói hạt giống, như trong luận kệ nói, thân chủng nầy bất tịnh chẳng phải là vật báu, không từ bạch tịnh sinh, cha mẹ tà tưởng nhớ nghĩ gió thổi lửa dâm dục, dòng tủy xương lưu nhiệt biến thành tinh, nghiệp nhân duyên nên thức gá vào hạt giống, ở trong tinh trắng đỏ nên nói gá di thể của người khác.

Thổ lệ, v.v… Trong Đại luận chép: Trong thân dục trùng và người hòa hợp, lúc bấy giờ trùng nam tinh trắng như nước mắt mà ra, trùng nữ tinh đỏ như đồ ói mửa mà ra, xương cốt chảy khiến hai trùng thổ lệ mà ra, sống ở chỗ bất tịnh, như luận kệ nói: Thân nầy hôi dơ không từ hoa nở, cũng không từ hoa đảm bặc, lại không ra núi báu.

Nay nói nơi chốn: Chỗ ở gọi là Trụ, tùng xuất gọi là sinh, cho nên hai văn chỉ là một ý. Ổi Là tạp ác, cũng là nhiều vậy. “Tử” là thấp hèn bị sai khiến. Bốn tướng bất tịnh y phục tắm gội các thứ hoa hương, sắm sửa đãi đằng các món ăn ngon, qua đêm đều thành bất tịnh, tạm cho y thiên y thức ăn cõi trời dùng thân tánh, cũng thành bất tịnh, huống chi thức ăn y phục, như trong luận nói kệ: Đất, nước, lửa, gió chất nó có thể dứt trừ bất tịnh, nghiêng biển rửa thân, đây không thể trong sinh được, thí như thây chó chết dùng nước biển rửa, còn một bụi trần hôi cũng như ban đầu, phẩn uế cũng. Đính là đầy, là ráy tai. “Si” là hiện nước mắt chảy ngưng đọng “Lâm thỉ” là nên làm chữ ma nầy, tức là bịnh, vì nó là phân hôi kia, tự tánh không sạch, đường đại tiểu tiện, mắt thường chảy ghèn không dừng. Như trong luận kệ nói các vật bất tịnh đầy đủ trong thân, thường chảy không dừng, như đây lủng đựng đầy vật. “Nùng”: Ngọc thiên chép: là máu của nhọt độc, trong thân có những thứ ấy không khác với mụt.

“Cao” là thân trơn láng, nói văn: Có sừng gọi là “chi”, không sừng gọi là “cao”, trong thân bất tịnh giống như kia.

Trong Kinh lễ nói: Mỡ chó, mỡ gà tanh hôi, mỡ dê cũng tanh hôi. Nếu nói ca hôi thì nên nói cá tầm phương là mỡ béo, san cũng là mỡ béo, nay nói tanh hôi cũng như chó gà, v.v… Nên trong Bốn niệm xứ nói; Ngoài mười hai vật danh tướng bất tịnh, mười hai vật ngoài gọi là tánh bất tịnh, mười hai vật trong gọi là tánh tướng bất tịnh, nay văn chỉ phân ra hai thứ tướng, tánh không lập chung làm tánh tướng bất tịnh, nên hợp trung gian để thuộc về Tánh.

Rốt ráo bất tịnh. Như trong luận có bài kệ nói: Quán xét kỹ thân nầy rốt cuộc quy về chỗ chết, gạn nói không trái lại, trái ân như đứa trẻ.

“Cứ” là rất lắm, như vậy ở sau kết, “khương cang” cũng gọi là “kết khương”, tức phân viên của trùng là nầy. Trùng nầy chỉ biết phân biệt vị tốt ngon, mà không phân biệt vị hoàn toàn hỷ.

Kế nói quán khổ. Trong luận nói, lại nữa, thân nầy tất cả đều khổ, co duỗi cúi ngược không có gì chẳng phải khổ, như mới ngồi là vui, ngồi lâu là khổ, đi đứng nằm, v.v… cũng giống như vậy, như dâm là vui khi cầu nữ sắc, được càng nhiều sinh càng nặng, như bệnh ghẻ lở được thuốc lửa là nhân khổ, thực hành mà biết thân chỉ là vô thường, khổ, bất tịnh, bất đắc dĩ phải nuôi dưỡng, thí như cha mẹ sinh con ác, con tuy cực ác mà từ mình sinh, cần phải nuôi dưỡng khiến cho thành tựu, thân thật không vui, vì sao? vì không tự tại, như người bị bệnh gió không thể cúi ngước tới lui, như bệnh cổ, không thể nói năng, vì thế mà biết thân không thể tự tại, nên nói ở sau trong khổ nghĩa là vui một cách ngang trái, theo các văn luận nên cho ba đường là khổ khổ, gọi là thượng khổ, năm tướng suy của các vị trời hiện, khi vui cõi trời hoại sinh rất khổ, gọi là hoại khổ, nhân gian là hành khổ, niệm niệm thường khổ nên gọi là Hạ, phàm phu chấp ngang cho là vui, nên trong Câu-xá chép: Như đem một sợi lông mi để trên bàn tay thì không biết, nếu để trên mắt thì bị tổn và không an, phàm phu như bàn tay bất giác hành khổ về lông mi, người hiểu biết như con mắt duyên theo rất sinh lo sợ, nói về ba đường khổ là hạ khổ, nay văn theo nghĩa nói thẳng về nhân gian để lập ba khổ, tuy là hạ khổ đủ ba khổ, không nên ở trong đó nghĩ là vui một cách ngang trái, nên trong Đại kinh quyển một, Ca-diếp gạn rằng: Nếu ở hạ khổ sinh lạc tưởng, ở hạ sinh khổ, cho đến ở hạ năm ấm thạnh khổ, cũng sinh lạc tưởng. Hạ đọa ba đường ác, trung sinh loài người, thượng sinh lên cõi trời, lại cũng nên nói ở hạ lạc trung sinh ở khổ tưởng?

Phật nói: Như ông đã nói cho nên xưa vì Thích-ma-nam nói ba thọ ba khổ, trong mỗi thọ đều có ba khổ, nên nay trong văn ở trong hành khổ tập ba nghĩa khổ.

Kế nói vô thường quán trong, nói như bắt các loài chim. Như trong luận bài kệ nói: Chim bay vào trong bình dùng lưới che đậy miệng bình, lưới thủng chim bay, thần minh theo nghiệp.

Giải thích rằng: Nương nghiệp thọ báo, như chim vào bình, bị nghiệp ràng buộc như lưới che đậy miệng bình, quả đi theo nghiệp như lưới thủng chim bay, đi sẽ theo nghiệp nên gọi là Tùy tẩu. Nay trong văn nầy dùng lòng dụ quả dùng binh dụ nhân. Nói được sợi dây làm trong Hữu Bộ, lập do đắc mà đắc, tiệm dùng hậu đắc mà đắc ở đắc trước, nên khiến nghiệp trước có thể đến vị lai, nên trong Hữu bộ thì nghiệp xếp vào quá khứ, đắc đến vô lượng, thân chết đi đến quả báo vị lai khởi, như một nghiệp thành do một đại đắc, đắc ở nghiệp pháp. Lại do tiểu đắc ở đại đắc. Sát-na thứ hai dùng ba đại đắc, đắc hai đắc trước cho đến nghiệp pháp, đắc của niệm đầu đều thành pháp. Lại ba tiểu đắc đắc ba đắc ở trước và sát-na đầu có chín pháp thành tựu; sát-na thứ ba có hai mươi bảy pháp, nghĩa đắc ở đây phát xuất từ pháp tự tướng, giải thích tác vô tác dẫn luận rằng: Niệm đầu làm hiện tại thành; niệm thứ hai quá khứ thành. Nếu vô tác; niệm đầu hiện tại thành, thứ hai niệm hai đời thành. Nói tác, là trong niệm thứ nhất chỉ có pháp chung, trong niệm thứ hai chỉ có pháp hậu, nói pháp chung, nghĩa là sơ niệm bổn pháp và đại tiểu đắc. Nói pháp hậu, niệm thứ hai cách trước niệm trước chuyển thành pháp, cho nên hậu niệm hậu đại tiểu đắc đắc. Nói vô tác ban đầu niệm thứ nhất ban đầu chỉ có pháp chung, cũng như niệm đầu trong tác nói: Đến niệm thứ có pháp chung đắc và pháp hậu đắc.

Nói pháp hậu: Cũng như niệm thức hai trong tác ở trước nói: Nói pháp chung là cùng pháp hậu đắc, đồng thời sanh khởi mười pháp vô tác và đại tiểu đắc, cho nên trong niệm thứ hai có ba đại đắc và ba tiểu đắc, đắc ba pháp đầu, đồng thời lại có ba pháp khởi chung, nên niệm thứ hai có chín pháp câu sinh và ba niệm đầu, thành mười hai pháp, cho nên trong niệm thứ hai có sáu đắc đắc ở quá khứ, gọi là quá khứ thành, lại có hai đắc đắc pháp hiện tại, gọi là hiện tại thành, nên nói sơ niệm vô tác hiện tại thành, niệm thứ hai vô tác hai đời thành.

Phàm nói đại tiểu đắc, đều do đại đắc đắc ở bổn pháp, lại do tiểu đắc đắc ở đại đắc, lại do đại đắc đắc ở tiểu đắc, nên đại tiểu đắc lại xen nhau đắc, nên biết niệm thứ ba bỏ, như vậy lần lựa đắc khắp hư không, hễ có làm ra các nghiệp thiện ác như tâm thấp kém, chỉ có ở tác thì không có vô tác, như tâm tăng thượng thì có ở tác cho đến vô tác, tác và vô tác đều khởi đắc đắc, nghiệp vào quá khứ đắc đến vị lai, có công năng chiêu vời hậu báo, tác vô tác đắc chỉ cùng hình chúng, cho nên đắc danh đắc sắc tâm, nên cầu luận Câu-xá nói Bất tương hành có mười bốn thứ, nghĩa là đắc phi đắc đồng phần vô tưởng hai định mạng danh thân các thứ, đây thời trong một đời, ở chỗ một nghiệp tư khởi đắc, cũng đã vô lượng, huống vô lượng sinh vô lượng nghiệp đắc đến mé vị lai, như tông kinh bộ, đắc đã là giả, chỉ nói ý hòa hợp với thân miệng thành nghiệp, giả lập làm chủng cho đến đời vị lai, lại nghiệp gọi là thông ở phương tiện căn bản hậu khởi, nay đối căn bản đặt tên là nghiệp. Như trong Đại thừa tàng thức thạnh trì cho đến đời sau, tuy có khác đây, phàm thọ chỗ báu, hẳn là tinh huyết bốn đại ràng buộc, chưa được trạch diệt thì phi đắc đã đến, thường bị sợi dây trói buộc, trói buộc chưa mở đã buộc trở lại, hiện ấm nếu hoại gọi là “khứ dĩ”, lại thọ sinh có tên là “phục hoàn”, đến quả Vô học mới gọi là phá lồng, sinh hữu nghiệp kết gọi là bất phản, ấm chất không nối tiếp gọi là lồng trong còn. Hoại đây, v.v… là phân tích phàm phu, năm ấm nầy hoại sinh hữu ấm thanh, xuất ấm nhập ấm hiện sinh hậu, v.v… Ấn hoại văn thành, v.v… Lặp lại hiển bày văn, lồng và bình vẫn hơi khác, hai dụ lồng và bình nhưng dụ nhân quả, sáp nầy nhiễm dụ lại thêm Trung ấm, nên trong Đại kinh quyển hai mươi bảy chép: Như sáp ẩn in bùn in cùng bùn hợp ấn diệt văn thành. Văn chẳng phải từ bùn mà ra, không từ chỗ khác đến, để nhiễm nhân duyên mà thành văn nầy. Kinh hợp dụ nói: Hiện tại ấm diệt trung ấm ấm sinh, là ấm hiện tại không hề thay đổi thành trung ấm năm ấm, cũng chẳng phải tự sinh không từ chỗ khác đến, nhân hiện ấm nên sinh ấm trung ấm, nêu ra dụ cho hợp nói: Như ấn ấn bùn ấn diệt văn thành: Tên tuy không sai mà thời đều khác, cho nên ta nói trung ấm năm ấm chẳng phải nhẫn nhục, thấy mắt trời mới được.

Giải thích rằng: Hiện ấm như ấn, chỗ sinh trung ấm nghĩa đó như bùn, hiện tại ấm diệt, gọi là ấn hoại, Trung ấm ấm khởi gọi là văn thành. Ở đây lại dùng trung ấm làm ấn, nghiệp ép thọ thai gọi là ấn bùn, ấm trung ấm diệt, gọi là ấn hoại, ấm vị lại khởi gọi là văn thành, nghiệp chủng chưa dứt văn lại thành ấn, ấn lại thành văn, văn ấn thành nhau, không thể cùng tột, trung ấm sinh ấm gọi chung là ấm, khi các ấm nầy diệt chung gọi là ấn hoại, nầy, v.v… khi thành chung gọi là văn thành, sinh diệt là đồng nên nói không sai. Chỗ sinh khác nhau nên gọi là đều khác. Nếu văn không thành ấn gọi là nhân diệt, ấn không thành văn, văn cũng tự hoại, gọi là quả vong. Nên trong Đại luận nói: Đời trước nghiệp tự tác chuyển thành các thứ hình, hư không chẳng bị hại không nghiệp cũng như. Mạng Tỳ-đàm là pháp phi sắc phi tâm, cũng thuộc về mười bốn món bất tương ưng hành. Trong Đại Tập có dẫn chứng mạng, một phen trông mong giữ gìn thọ mạng gọi là mạng. Một thời kỳ tuổi thọ kéo dài gọi là mạng, cho nên xuất nhập nghĩ gọi là Thọ mạng, Tỳkheo không giữ gìn bảy ngày, v.v… Đại luận quyển hai mươi lăm chép: Đức Phật vì Tỳ-kheo nói nghĩa tư tưởng. Có Tỳ-kheo bạch Phật: Con có khả năng khéo tu tư tưởng.

Phật hỏi: Thầy tu làm sao?

Tỳ-kheo đáp: Không quá bảy năm.

Có người nói: Không bảo đảm bảy tháng.

Có người nói: Bảy ngày cho đến sáu, năm, bốn, ba, hai, một ngày.

Phật nói: Đây gọi là buông lung, không được gọi là khéo tu vô thường.

Có Tỳ-kheo nói: Không giữ gìn từ sáng đến bữa ăn.

Có người nói: Ăn trong khoảnh khắc.

Phật nói: Đều là lung tung.

Có một vị Tỳ-kheo nói: Thở ra không giữ được thở vào, làm sao được.

Phật nói: Đây gọi là tinh tấn khéo tu vô thường. “Ương” là lỗi, là tội.

Trong sách Nhĩ Nhã chép: Là thịt nát, nếu khi gặp tai ương thì nghĩa như thịt nát, không cha nương cậy, không mẹ nhờ ai, lý tánh pháp thân cũng như trẻ nhỏ.

Nếu không có hai trí cha mẹ nuôi dưỡng, cho nên sẽ chết không nghi ngờ, làm sao an nhiên mà sống tướng thường.

“Khạp” là khứ. “Minh” là u minh ở Bắc, tức là ấm mới là đường u tối, hoặc tinh tấn diệt lửa, nước tinh tấn phá lửa biếng nhác, cũng như cứu lửa không thể tạm nghỉ. Lửa biếng nhác tắt nên nói lửa diệt, tuy không tạm nghĩ cũng trái với đạo, thân tuy tinh tấn mà không ngộ vô thường, không được gọi là thân tâm tinh tấn. Trong Đại luận quyển mười tám chép: Đại Bồ-tát hành tinh tấn, bốn oai nghi không phế bỏ, thà mất thân mạng mà không bỏ đạo nghiệp, thì như lửa cháy bình nước đổ vào, duy còn dập tắt lửa mà không tiếc bình, các hạnh như nhà biếng nhác như lửa, thân như bình nước tâm như nước đầy, thân tâm tinh tấn, như hợp với bình và đổ, cho nên tinh tấn dùng tâm làm gốc, thân làm giúp, cho nên cần phải chánh trợ đầy đủ, nếu dùng bình không đổ vào lửa ngấm tắt, mà không biết nước dập tắt được lửa, luống tự mỏi mệt mà lửa không hề tắt, nhưng thân tinh tấn cũng giống như vậy.

Lại tinh tấn: Cũng như chim trĩ thấy cây đại thọ bị lửa vây quanh, sợ các loài chim không nơi nương tựa dùng hết sức mình bay xuống nước, thấm lông chim đến dập tắt lửa lớn, lửa lớn nước nhỏ bay đi bay lại mỏi mệt, không cho là khổ. Lúc bấy giờ, Thiên đế đến hỏi. Ông làm việc gì?

Đáp: Tôi vì chúng sinh, nhờ rừng cây nầy che mát các nơi trong mát vui sướng, tôi có các thứ các tông bà con và các chúng sinh, đều nương tựa ở đây, thân lực của tôi đâu dám biếng nhác.

Hỏi: Ông nầy tinh tấn phải mất thời gian bao lâu.

Đáp: Lấy chết làm kỳ hẹn.

Thiên đế nói: Mặc dù ông nói như vậy nhưng ai tin ông? Liền tự lập thệ nguyện, nếu không luống dối thì lửa sẽ tắt ngay.

Lúc bấy giờ, các vị trời ở cõi Tịnh Cư biết Bồ-tát thệ nguyện rộng lớn, liền làm lửa tắt, từ xưa đến nay chỉ có rừng nầy thường tươi tốt sum suê không bị lửa đốt.

Trong sách Ngạn Ngữ nói: chữ Ngạn có bộ khẩu Là ngạn truyền, nên viết chữ ngạn có bộ ngôn nếu viết chữ Ngạn có bộ khẩu là điếu. Phàm các ngạn ngữ đều tợ lời Thánh, nên từ xưa đến nay làm thật để ghi chép.

Nhà họ Nhan dạy phải dẫn dụ, đáng thương như tinh tấn, năm mi như đạo tâm. “Mi” là hiếu sắc; núi biển hư không chợ, v.v… Trong kinh Pháp Cú quyển hai chép: Có bốn anh em Phạm chí, đều đắc thần thông, biết bảy ngày nữa sẽ chết, nên bàn với nhau: Bốn anh em tôi có sức thần thông, lại ngăn che trời đất và mặt trời mặt trăng, nhưng không tránh được cái chết.

Một người nói: Tôi xuống biển lớn, xuống không đến đất lên, không ra khỏi mặt nước.

Một người khác nói: Vào bụng núi Tu-di, lại hợp núi ấy lại.

Một người nữa nói: nhẹ lên hư không.

Một người sau cùng nói: Vào trong chợ lớn. Mỗi người đều nói: Nơi tránh như vậy quỷ vô thường giết người làm sao biết chỗ ta được, bàn xong từ biệt vua, qua bảy ngày, mỗi người qua đời như quả chín rụng.

Thị giám bạch vua: Có một Phạm Chí chết giữa chợ.

Vua nói: Có bốn người tránh đối mặt, một người chết còn ba người chẳng lẽ tránh khỏi.

Vua liền hỏi Phật

Phật bảo vua rằng: Có bốn việc không thể lìa:

  1. Đã ở trung ấm chẳng thể không sinh.
  2. Đã sinh chẳng thể không già.
  3. Đã già chẳng thể không bệnh.
  4. Đã bệnh chẳng thể không chết, là bạch câu nhật, ô thố nguyệt.

Lại trong điển tích thế tục chép: Trong mặt trăng có con thỏ, trong mặt trời có con chim, như Dã can, v.v… trong quyển bốn có dẫn đủ.

Kế lại ở sau nói quán vô ngã, bỗng nghe khen mắng, v.v… Người người cầm bình nghe mắng, người cầm hoặc khen người cầm.

Như ôm lấy người khác thuyết ấy nói: Khen mắng mình tất cả việc như vậy, huống chi lại mắng mình hoàn toàn là mắng người, do thân xác chạm người khác bốn đại tạo tác nên nói tâm tánh như tay cầm, như thoa kẹo, thủ cảnh gọi là tùy chấp, tùy đắm. “Khốc” là “ngược”, hách là dáng mạo dữ dội.

Long: Như trước, như dạ phòng kia, v.v… Trong Đại luận quyển chín mươi ba chép: Sân vốn tất cả đều không vọng sự, nên sinh ra tức giận như nghịch hại, cho đến đoạt mạng khởi nghiệp tội trọng, do đây nghiệp nặng sẽ đọa ba đường ác, cẩn thận chớ không có việc mà chịu đại khổ. Như trong một ngọn núi có một tượng Phật, trong có phòng riêng, thường có quỷ đến, nên các đạo nhân đều bỏ phòng nầy, Tỳ-kheo có dịch buổi chiều vào ngủ, vị Duy-na bảo ở phòng nầy, mà nói rằng: Phòng nầy có quỷ ưa đến não hại người, thầy ở được chăng?

Tỳ-kheo Dịch nầy tự ỷ mình có giới lực là năng lực học rộng nên không sợ, bảo tiểu quỷ nầy có gì mà sợ Ta có khả năng điều phục nó, rồi lại vào phòng. Đến tối lại có một Tỳ-kheo dịch tìm chỗ ở, vị Duyna cũng cho ở phòng có quỷ nầy, cũng nói như trước, vị dịch cũng nói giống như người trước, vị Tỳ-kheo ở trước đóng cửa ngồi thiền rình đợi quỷ đến Tỳ-kheo đến sau đêm tối mà gõ cửa đi vào, Tỳ-kheo trước cho là quỷ nên không mở cửa, Tỳ-kheo sau dùng hết sức đẩy cửa, Tỳ-kheo ở trong lại dùng hết sức chống đỡ, vị ngoài mở được cửa vào, vị trong dùng hết sức đầy ra ngoài, người ngoài cũng dùng hết sức đẩy vào, đẩy nhau như vậy cho đến sáng, gặp nhau chính là bạn đồng học cũ, mỗi người đều hổ thẹn từ tạ nhau, mọi người trong xóm lấy làm lạc, chúng sinh cũng vậy, năm ấm xưa nay không nhân không ngã, không chấp tướng ấy mà sinh tranh cãi, nếu vạch đất ra chỉ có xương thịt, lại không có nhân ngã, lúc bấy giờ ai nói kia đây, cho nên Bồ-tát bảo chúng sinh rằng: Ông cẩn thận chớ ở trong vốn không khởi tội tranh cãi. Hai con quỷ tranh thây chết, v.v… Trong Đại luận quyển mười ba chép: Như người đi xa ngủ riêng ở đình trống, giữa đêm có một con quỷ vác một thây chết đến để ở trước, lại có một con quỷ đến sau, sân mắng quỷ trước nói: Đây là thây chết của ta vì sao mang đến.

Quỷ trước lại nói: Vốn là vật của ta, ta tự mang đến.

Hai quỷ đều dùng một tay tranh nhau. Quỷ trước bảo rằng: Nên hỏi người nầy.

Quỷ sau liền hỏi: Ai chết người nào mang đến? Người nầy suy nghĩ, hai con quỷ nầy đều có đại lực, nói thật nói dối đều không khỏi chết, nay ta không nên nói dối bảo quỷ.

Lại đáp với quỷ sau, quỷ trước mang đến, quỷ sau tức giận đưa tay chân ra để trên đất, quỷ trước hổ thẹn, lấy thây chết để thêm vào cánh tay chân cả thân đều đổi, lúc đó hai quỷ đều cùng ăn đã đổi thân cho người sống, mỗi lau miệng rồi phân đầu mà đi. Người ấy suy nghĩ, cho mẹ sinh thân ra chính mắt thấy ăn hết, nay ta thân nầy đều là thịt của người khác là có thân hay không?

Suy nghĩ như vậy ôm lòng mê loạn không biết bị bỏ, cũng như người cuồng, trời đã nói tìm đường mà đi, đến trước cõi nước thấy một ngôi tháp Phật, hễ thấy chúng tăng bất luận việc khác, chỉ hỏi thân mình là có hay không. Các Tỳ-kheo hỏi: Ông là người nào?

Đáp: Tôi cũng không biết là người hay chẳng phải người, tức là chúng tăng nói rộng việc trên. Chúng tăng đều nói: Người nầy tự biết thân mình vô ngã dễ có thể hóa độ liền bảo họ rằng: Thân ông xưa nay hằng tự vô ngã, chỉ do bốn đại hòa hợp tu tập, chấp làm bản thân, như bản thân ông không khác với nay, lúc bấy giờ các Tỳ-kheo độ làm Sa-môn, dứt hết phiền não, chứng được A-la-hán. Cho nên có lúc đối với thân người khác cũng chấp làm ngã, do vì vô ngã, có lúc ở ta cho là người khác. Nên trong Kinh Văn-thù Vấn chép: Có người già ban đêm nằm tay cầm hai gối, mà lại hỏi, sao có hai đứa trẻ này? Nếu thân có ngã vì sao không biết cho là trẻ nhỏ? Nên biết chấp ngang đều không nhất định là thật, nếu tu ở sau kết thành Ba thừa hạnh khác.

Ban đầu Thinh văn, trong pháp trước nói như bị oán đuổi theo, bốn đảo như oán ép tâm như duỗi, thân như oán quốc, quán như kẻ làm phản.

Không nêu ra năm ấm mà ở trong đó thực hành, nếu đến kiến đạo mới có đường ra, nghe dụ cho ở sau hàng Ba thừa tuy lại quán đế duyên độ biệt, Thông giáo nói đều quán niệm xứ, tuy đồng niệm xứ tự hành hóa tha, có bi không bi phước đời trước khác nhau, nên phân ra ba pháp khác nhau, nên sau nầy phân ra Ba thừa.

Văn đầu văn dụ cho, Thinh văn quán nghĩa pháp như con hươu, sinh già bệnh chết cũng như vườn săn, ba cõi năm dục cũng như nước cỏ, không gấp xem nghe, như không nhãn rồi ăn uống, mong lìa hai phược như chí ở miễn thoát.

Kế là Bích-chi Phật trong hình tướng, Bích-chi Phật quán pháp nghĩa như nói, trí quán nhân duyên cũng như rõ ràng, dứt kiết tập khí như có chút thoát nạn, tự trí như rong ruổi thương xót người khác như xem xét, bi trí gồm hạnh nên gọi là tinh, trong bộ hạnh nói pháp gọi là bi minh, nhưng khen ngợi nêu ra cái khổ gọi là “ối chà!” ối chà tiếng thô. Chữ “yên” nên làm là chữ “ế”, ăn uống không xuống, tâm bi thương vật, như ăn không được, tự nhàm chán có dư gọi là Thống, cũng thương xót người khác gọi là luyến, xưa đồng với khổ ấy gọi là bổn quần, muốn bỏ niệm trụ sợ chẳng phải thường được lợi ích, tên tuy là do dự, mà nói trì trù là hạnh không có dáng mạo trước, có chút tâm bi dường như trụ sinh tử, việc lợi vật tạm gọi là được lợi ích gì? Nói rồi nhập Niết-bàn, gọi là “ăn khí” giáo pháp không trụ danh gọi là “nuốt tiếng”, “như” là uống. Tuy thương xót mà thệ như ôm lòng bi tiến về trước, tự nêu ra ở sau hợp dụ cho, văn lược. “Điệu” là buồn thương, thương hại.

Kế nói: Bồ-tát là văn dụ cho nên biết; kế hợp trong dụ cho, văn tướng đều là lợi ích giúp việc, cho nên lý sự cần phải hợp hạnh, nên văn sau nếu hoàn toàn không ở sau, lại nói ý hợp hạnh, nếu không thấy làm sao tiến hành. Trong Thanh văn ở trước, trước là pháp, kế là dụ, kế trong Bích-chi Phật; trước dụ; kế hợp, hai pháp nầy văn hợp, văn tướng đều lược không giao phó đối hợp, cho nên ở dụ phù hợp với văn ủy thác trừ bỏ. Nay trong Bồ-tát dụ hợp văn đủ, nên thẳng hợp lại không giải thích riêng. Đại tượng hợp với Bồ-tát, từ vô thường đi đến nước lửa. Hợp tuy nghe đều hợp, lại khởi từ bi đi đến đi một mình là hợp, không nở đi một mình, an chịu sinh tử, hợp tự biết năng lực lớn, do trí đi đến đều an, phải làm cho mọi người được an ổn, sự độ là công đức, ngã phần là pháp thân, phục đạo là tuệ mạng, hậu hậu là thêm lớn, ba kỳ là đại tượng, nếu con của tiểu tượng đi trầm bổng, nhỏ thì không bằng lớn. Người sơ tâm có thể khen ngợi. Tăng kỳ đầu tiên gọi là Tiểu Bồ-tát, tuy chưa khỏi lui sụt mà thật khác với phàm tiểu, nên có thể khen ngợi.

Kế: Trong dẫn chứng không trụ, không điều, v.v… Bồ-tát Sơ tâm sự độ thệ nguyện khác phàm phu, gọi là không trụ không điều, khác người Nhị thừa nên gọi là không trụ điều, tuy biết bỏ ba câu lệ theo đây, mà không chấp chứng nên đều nói tuy nhưng do phục đạo làm vô ngã, v.v… khác nhau chung riêng hai chủng Bồ-tát, tu nhiều ở sau kết hạnh thành.

“Lang” là thú. Giống chó mà sói, trí Ba thừa trong ba tạng nầy, đồng quán vô thường, khổ, không, vô ngã, vì hạnh Ba thừa khác, đều có thể dùng làm sự trí trợ đạo.

Tự hành ở sau chánh thỉnh che chở, mong như kết ích đều như văn, nếu hoàn toàn ở sau nói ý hợp hạnh.

Trước phân tích lỗi; kế nói về đắc.

Phật ấn: “Ấn” nghĩa là ấn khả, có thể nói là “xứng khả”, sự lý tương xứng nên có thể là Thánh tâm, vì Thánh thầm ấn, chướng bỏ hiển lý, đã đủ các lỗi, lại mê lý quán, ấn không có lý đó.

Kế sở dĩ ở sau dẫn hóa xưa, nghĩa là hội xưa ràng buộc nghĩa châu như chánh đạo, lui sụt đại luân hồi như ngăn che trùng lập, do nghĩa tiểu khởi như dụng trợ. Ban đầu có bẩm thọ đại, lui sụt lại trôi lăn không thể đại hóa, trước là phương tiện dẫn dắt mới bước vào đại cho nên gọi là Tiểu khởi.

Kế lại từ Phật ban đầu muốn ở sau, dẫn hiện hóa nghi để chứng ý trợ, vốn là nghĩa duyên lớn như chánh đại cơ chưa thuần thục nghĩa như trong tế tìm dụng nghĩa phương tiện như dụng sự, do phải thích nghi nên như Phạm âm khen ngợi, mười phương Chư Phật còn khen ngợi trợ đạo, huống nay trọng tế mà không trợ giúp ư? Như con nhà giầu kế ở sau nêu dụ cho.

Nếu nói về quán tế nên dùng vô sinh, sự không xong được dụng sự trợ. Như trong Đại kinh quyển mười chín nói: Thí như có người đóng cửa ở nhà tù rồi từ lỗ nhà xí mà ra, thí như có người sợ kẻ thù, nương Chiên-đà-la, như Bà-la-môn bị bệnh ăn thuốc bất tịnh, Đại Bồ-tát thực hành sự độ, cũng giống như vậy, vì nghĩa nầy nên cần phải sự trợ, huống chi nay văn chánh trợ hợp hạnh, tất cả trợ hạnh đều là pháp giới, hợp dụ cho rất dễ thấy, văn sáu độ nầy đều ở Đại luận thứ mười lăm đến thứ hai mươi mốt, thường nói về một phen độ chúng sinh giải thích khác nhau, nhưng cũng không ngoài bốn ý nầy.

Kế dùng sáu câu phân biệt sự lý, trước y hỏi là sự độ thuộc về ba tạng, đạo phẩm là vô tác, vốn dùng vô tác làm đạo phẩm, chung đến ba môn Tam-muội, nay nầy bèn nói không tu sự độ thì Tam-muội vô tác không thành tựu, sự độ nên thắng đạo phẩm vô tác.

Kế là ý đáp, độ và phẩm đều có sự lý, huống chi đạo phẩm lại nhiếp lẫn nhau, cho nên hơn kém cũng xen nhau được tên, chỉ làm tên độ ở nghĩa trị cho tiện, nên đối trị từ độ mà đặt tên, nay văn dùng sự mà giúp cho lý, nên văn trên nói: Không có sự lý thì quyết định không thành. Văn trước đã y cứ theo Đức Phật giáo hóa xưa nay, cho đến văn dụ cho trong các Đại kinh, đủ nói lên ý dùng sự để giúp lý vì hiển hạnh môn, sao luận hơn kém vì muốn càng hiển tướng chung riêng để trị, cho nên lại làm ba cặp sáu câu ở trong đó trước nêu bày sáu câu.

Kế giải thích, giải thích chặng giữa ở trước Biệt giáo, kế Thông giáo, chỗ nói biệt là ba cặp khác nhau, lại do sự độ đối lý đạo phẩm, sinh diệt đạo phẩm đối viên sáu độ, do rõ tướng phá tướng tu tức nhau, nói phá tướng, văn nói như đạo phẩm trên không thể khế chân, chỉ thứ sáu trước chánh tu đạo phẩm nên biết tức đạo phẩm vô tác, nếu tu sáu độ tức tệ năng phá, tức văn nay đối trị giúp khai, tức là sáu độ phá đạo phẩm. Nếu tu viên sáu độ không thể khế chân, tu sự đạo phẩm tức năng phá hoặc, nầy gọi là đạo phẩm phá sáu độ. Sau sáu độ nói Ba-la-mật, nên gọi là bỉ ngạn. Tướng tu, tu sự sáu độ vì đối trị xong, lại phải tiến tu vô tác đạo phẩm, trị đạo thành tựu nên nói là nhậm vận, nếu tu sinh diệt đạo phẩm vì đối trị xong, lại phải tiến tu sáu độ vô tác, nói như trên đã nói: Là như sáu độ ở trên nhiếp sinh diệt đạo phẩm trung, tức là đạo phẩm sinh diệt phá sự tế xong, mà lý quán hoàn toàn không có mảy may, phải tấn sáu độ vô tác, nói tức nhau: Sinh diệt sáu độ tức viên đạo phẩm, sinh diệt, y cứ sự tuy có sinh diệt đồng khác, y cứ thể các pháp xưa nay tức nhau, nên dẫn trong kinh nói đều là Đại thừa, đàn độ nêu đầu tiên của sáu độ, niệm xứ nêu đầu tiên của đạo phẩm, nên biết tướng phá tướng tu y cứ phàn quyền thật, mà thành giúp đạo, tức nhau tức là y cứ khai quyền thật, mà thành hợp hạnh. Nếu lại một phen đến là vô tác, tu sự làm trị như trước đã nói, nếu dùng bốn giáo thay nhau trợ giúp, nên dùng Thông giáo đối sự sáu độ, Biệt giáo đối sự Viên giáo đối sự, Biệt giáo đối Thông giáo, Viên giáo đối thông giáo, Viên giáo đối Biệt, chung hợp sáu lớp đạo phẩm khác nhau nói chung ở sau kế nói chung các pháp, đều được tương đối, để nói sáu câu, trong văn lược nêu bốn đế nhân duyên, nói hữu học, v.v… “Hữu”: nghĩa là hữu ích. “Vô” nghĩa là vô ích, chẳng phải hữu vô, tức là tức nhau nhân thấy có không cho đến đều ba đế phi tác giải thích rất mất ý chỉ văn, nếu không nói trợ, thì ở đương giáo, tùy theo thích nghi, để luận hữu ích, vô ích, v.v… cho nên đương giáo cũng có tướng phá tướng tu tức nhau.

Kế nói nhiếp điều phục các căn: Ban đầu chánh nói bổn giáo trong điều phục khác nhau, trong mỗi giáo đều có sáu độ. Trong mỗi độ đều điều phục sáu căn, tức là trong mỗi căn đều đủ sáu độ, bốn giáo cho đến thành hai mươi bốn lần sáu độ, cũng là hai mươi bốn lần đạo phẩm. Nếu nói về tùy tư trong ý lại đối với sáu tác, lại thành độ phẩm đều có hai mươi bốn, mới thành tựu độ phẩm đều có bốn mươi tám, ở một trợ trị dồi dào như thế, thì người đời không biết đọc là còn mê, nay văn đã nói điều phục các căn, tức là để soạn luận thọ dụng, trong mỗi giáo đều rõ. Trước giải thích chấp hết, nay trong đàn ban đầu lại không nói là tài. Hơn nữa từ điều phục căn đầy đủ nên như tùy tư trong ý, nhưng y cứ sáu tác sáu thọ để rõ sáu độ, đó có bốn dụng, bốn độ, điều phục các căn, nên điều phục các căn cũng có bốn món khác nhau, tức là giúp đạo khắp ở tác thọ, trị tướng sáu căn sáu tệ, mà đối sáu căn hiển bày rốt ráo sáu món, cho nên nhân môn nầy đã nhiếp các căn, bốn giáo sáu độ sáu căn nầy, nếu giải thích rõ ràng, thì phải thuận với ý của đương giáo, đều do hậu giáo xoay vần dung nhiếp ở trước, mới gọi là trợ đạo xoay vần thành trị.

Kế nói trong giới không tổn hại, tổn hại chỉ là phá, hộ giới không thiếu nên nói vô thường.

Nói Tập Ứng: Tu tập như vậy cho được tương ưng, nên trong đại phẩm tập ưng phẩm, Xá-lợi-phất hỏi Bồ-tát: Làm sao tu tập Bát-nhã Ba-la-mật-đa, cũng tương ưng với Bát-nhã Ba-la-mật.

Luận giải thích: Xá-lợi-phất biết Bát-nhã Ba-la-mật khó thực hành khó chứng đắc khó có thể thọ trì, nên khởi lời hỏi nầy.

Trong Đại Phẩm chép: Phật bảo ngài Xá-lợi-phất rằng Đại Bồtát tu tập sắc không cho đến trí Nhất thiết chủng không, nầy gọi là tương ưng Bát-nhã Ba-la-mật.

Luận hỏi: Tập ưng nghĩa là gì?

Đáp: Nghĩa là tùy Bát-nhã Ba-la-mật mà tu hành không ngừng, chẳng nghĩ nầy gọi là Tập, thí như đệ tử thuận theo thầy dạy không trái ý thầy, nầy gọi là tương ưng thuận theo Bát-nhã không thêm không bớt, như hộp và nắp tương ứng, đó gọi là tương ưng trong Viên giáo ở trước dẫn kinh.

Trong kinh Ương-quật nói: Theo kinh Ương-quật giáo ấy có ngàn người chỉ thiếu một người, muốn hại người mẹ kia, Đức Phật theo đến lại muốn hại Đức Phật kia. Duyên đầy đủ như trong quyển hai có dẫn, Đức Phật đi từ từ không mau, trong kinh Ương-quật nói đi mau đuổi theo không kịp, nói bài kệ rằng:

“Đứng lại Đại Sa-môn, v.v… có ba mươi sáu bài kệ, Đức Phật dùng hai trăm bảy mươi sau hàng kệ đáp, thường có ba hàng kệ kết thành một lời đáp, hợp thành chín mươi hai lời đáp trong ba hạnh ấy chỉ đổi câu đầu hạnh thứ hai, còn các câu khác đều đồng.

Ban đầu nói:

“Đứng lại Ương-quật-ma

Ông nên trụ tịnh giới

Ta là Đẳng chánh giác

Hơn ông kiếm tuệ bén

Đồng trụ mé vô sinh

Mà ông chẳng hay biết

Ông Ương-quật-ma-la

Ta là Đẳng chánh giác

Nay phải hơn tuệ ông

Vô lượng nước pháp lành

Nay ông phải uống mau

Trừ nước sinh tử ông”.

Câu đầu hạnh thứ hai

Ta trụ mé vô tác

Ta trụ mé vô vi

Ta trụ mé không già

Cho đến mé không bệnh”

– Mé vô nhiễm, v.v… Ương-quật hổ thẹn cũng như người mù bị bọ cạp độc căn. Đức Phật nói kệ rồi, lại bảo Ương-quật rằng: Thế nào gọi là Học?

Ương-quật đáp: Tất cả mạng chúng sinh đều nương ăn uống mà sống, đây là Thinh văn y cứ theo đây, chẳng phải Đại thừa. Nói Đại thừa lìa ăn mà thường vững chắc.

Sao gọi là một? Nghĩa là tất cả chúng sinh đều do Như lai tạng rốt ráo hằng an trụ, như vậy trong tăng số tăng đến sáu sao gọi là sáu, đó là sáu chỗ nhập, đây là Thinh văn y cứ theo đây, chẳng phải Đại thừa, nếu nói Đại thừa, nghĩa là nhãn căn ấy đối với các Đức Như lai thường thấy rõ, đến nhậm môn tu đầy đủ không bớt bớt, đó gọi là nhĩ căn nghe rõ đến nhập môn (ở sau đều được câu thứ hai thứ tư) nghĩa là tỷ căn ấy ngửi rõ đến nhập môn, thiệt căn ấy từng nếm nhập môn, thân căn ấy xúc chạm rõ đến nhập môn, ý căn ấy nói rõ đến nhập môn, tăng số cho đến mười lực, đáp xong Phật dạy: Lành thay! thành A-la-hán. Trong kinh không nói rõ ràng, văn nghĩa nay nói một niệm nhãn căn đủ lý quyền thật nên nói “liễu biễu và rõ ràng”. Lại nay ý căn khác với kinh, cũng là tùy theo nghĩa cho nên như.

Kinh dùng từ bên ngoài nên gọi là minh thuyết, nay từ bên trong chứng gọi là tri, trong kinh dùng từ bên ngoài gọi là thuyết, như trong Pháp Hoa giải thích ý căn: Tháng đến bốn tháng phân biệt không cùng tận tức là ý căn để nói dụng, như vậy giúp là mới là giúp viên cực, tức gọi là hợp hạnh, chín cõi ấy ở sau giải thích kinh. Tự nghĩa là đồng, v.v…, chín cõi tự cho là đương giới là cực tột, không biết lý thể rốt ráo chân thật, cho nên gọi là “tự vị cho là chẳng phải chân”. Lại ở sau giải thích sáu độ đủ nêu bày kết thành nhãn trí, kế nêu bày chung kết sáu trần, nầy thì ở sau hợp hạnh, nên biết ở sau kết khắp, đều như văn. Trong Đại Phẩm nói ở sau, kế dẫn Đạo Phẩm để chứng minh.

Nói “quên ba”: Viên vong ba nầy nói tự Thông giáo phải phân biệt đồng khác khiến cho giáo tướng Biệt giáo, Thông giáo chỉ do năng sở tài vật là ba, Biệt giáo y cứ ba quên nói về mười cõi, thuốc và bệnh trao thuốc, v.v… có ba. Viên giáo y cứ ba quên ở không giả trong ba pháp. Lại nếu dùng tài vật, năng, sở cả ba mà làm sở vong, ba giáo năng vong quán hạnh khác nhau, nghĩa cũng có thể như vậy, Thông giáo tức không mà làm năng vong, Biệt giáo tuy duyên Trung quán dụng không quán chẳng khác nhau. Viên giáo tức dụng không thể nghĩ bàn không, tức nầy chánh là vong ở ba đế, thường vong thường chiếu, nói vong nói chiếu, cho đến không chấp cũng phải phân biệt, như vậy gọi là sự lý hợp hạnh, phải là đầy đủ ở sau chánh giải thích tướng hợp hạnh, trước lược lập; kế tự tha ở sau giải thích. Đầy đủ sự lý tự hành hóa tha, mới gọi là cụ túc. Nhưng lý chung ba giáo lại theo thuyết cao siêu, dùng Viên đối sự mới gọi là cụ túc, sự thì phá pháp san, v.v… Nói lược xả tài, y theo ví dụ cũng nên giải thích xả thân mạng, nên nói lau chùi nặng một chút, sức không nêu ra, gọi là pháp tức thân, đồ dùng nuôi dưỡng không thể bỏ hết gọi là tiếc mạng pháp, tàng ẩn không muốn cho người biết, gọi là tiếc tài pháp, nay không tiếc thân mạng mà hành sự thí, thân như bọt tụ mạng như điện chớp, tài như phân đất, gọi là phá pháp san. Tuy có thể sự thí cũng trệ xa ở lý, không thể xả khắp mười cõi y chánh, nghĩa san cũng đặt tên là “san tâm” tâm quán lầm dần sáng không thấy tướng thân mạng tài mười cõi thường tương ưng với pháp lý đàn, nên nói lý thì phá tâm san ấy, tâm ấy, nếu phá thì là xả khắp một niệm, y chánh mười cõi trăm cõi, nên khi nhập vị khắp có thể hòa hợp khế hội cơ duyên của mười cõi, cho nên gọi là pháp năng xả, tài thí trợ pháp pháp thí dung tài, là nghĩa chánh trợ hợp hạnh ở đây, hai phá trong kết, nghĩa là phá pháp phá tâm.

Hai xả nghĩa là xả tài và thí pháp, sự lý hai viên hai xả khắp đủ, lý thì làm thể sự thì làm dụng, nầy y cứ tự hạnh để nói thể dụng, nên nói thể dụng sự lý đầy đủ, qua hai biển tử đến bờ ba đức, gọi là Ba-la-mật, khi thực hành quán nầy gọi là quán hạnh, nếu thanh tịnh sáu căn gọi là tương tự vị, đủ như trong kinh Pháp Hoa sáu căn thanh tịnh. Nếu vào vần đầy đủ như mười thứ sáu căn trong Hoa Nghiêm.

Kế nói nhiếp oai nghi của Phật: Là hai khoa trước lược nhiếp nhân hạnh, cách nầy mười khoa lược nhiếp quả đức, Đức Phật dùng từ bi vô duyên độ chúng sanh, pháp tánh bất động hiện các oai nghi, ắt nương bất cộng mười lực vô úy, nên mười lực, v.v… gọi là oai nghi của Phật.

Văn đầu gồm nêu ra ý, nay bèn thôi ở sau Biệt giáo nói về nhiếp tướng, đã dùng sáu độ mà làm trợ đạo, thì phải là sáu độ nhiếp oai nghi của Phật, tên sáu độ hẹn nhiếp nghĩa không khắp, nên tùy theo tên tiện, dùng đạo phẩm in, trước sáu độ đã nhiếp đạo phẩm, nên biết đạo phẩm chẳng khác sáu độ, lại đạo phẩm chỉ là một trong bốn đế, nếu có đạo đế mới có Bốn đế, nếu không có đạo đế thì khổ tập chẳng phải đế, huống chi diệt đế ư? Tên đạo lại hẹn nên dùng đủ bốn, trong văn tuy phân ra bốn thứ mười lực, ngoài mười lực không có mười lực khác, cũng như bốn đế có vô lượng tướng, nên dẫn năng lực của Ương-quật có vô lượng, chẳng phải Thanh văn Duyên giác biết được, như xứ phi xứ trong kinh Thinh Văn, tức dùng lục đạo làm phi xứ, Niết-bàn làm xứ. Nay Đại thừa y cứ lược có bốn, bốn đế mười cõi bốn độ, nói về xứ phức xứ, nên năng lực Đại thừa như mười phương cõi.

Trong Đại kinh đã đối với Nhị thừa bốn đế để nói vô lượng, nay cũng lại đối với kinh Nhị thừa dùng năng lực để rõ mười lực, ở chặng giữa ban đầu chánh nhiếp bốn thứ mười lực, nên trong mội thứ mười lực đều phải có bốn nghĩa.

Ban đầu giải thích xư xứ. Nói cho đến vô tác: Là ở chặng giữa vượt hai giáo, nếu muốn nêu bày để biết, tức dùng vô sinh ví dụ cho sinh diệt, vô lượng ví dụ ở vô tác, khéo léo nêu ra tuy khác lý sở duyên, trong chín năng lực ở sau mỗi năng lực đều phải có các giáo đối nói, 338 mới hiểu bốn món rộng hẹp sâu cạn, nên biết ba lực, tức ba minh. Trong Đại luận quyển hai mươi bảy nói mười lực, người cần tìm, hỏi: Mười lực đã không nêu ra bốn đế, sao không chỉ nói bốn đế. Cần gì nói lực?

Đáp: Đế chung cho cảnh sở quán, năng lực nói như lại thắng năng, bốn đế ở nhân mười lực chỉ có quả, bốn đế thông tiểu lực duy ở đại, nên phải nói riêng, là một pháp môn, v.v… Là giải thích nghi ngờ.

Ban đầu giải thích bốn nghi, năng lực phải lợi sinh, sinh cơ không đồng, năng bị sẽ khác, nên phải bốn món bệnh thuốc đối nhau để nói về bốn pháp. Bất linh, v.v… Là hiển bày pháp luân lợi ích không, đồng một pháp mà bẩm thọ đều khác, tiểu không nghe đại khiến không chê bai đại, đại rất mật văn, cho nên không mong.

Năng Nhân: Cũng nói là Năng nhu, Trực tâm, Độ ốc tiêu, v.v… đủ như trong phẩm Danh Hiệu Hoa Nghiêm có nói. Bồ-tát là vị quan thông minh biết rõ trong năm thời các Đại Bồ-tát biết miệng mật hợp cơ của Phật mà hỏi, như vua chỉ nói, đem tiên-Đà-bà đến, vị quan thông minh khéo biết muối, nước, đồ, ngựa, ở mỗi ngôn âm mật được bốn thứ, cơ hợp chủ bạn không sai mảy may. Trịnh cũng là trọng. Nên trong Hán Thư nói: “Hoàng Thiên nên trịnh trọng, tức nhiều lần ban lịnh, Bồ-tát cũng như vậy, vì chúng sinh nên nhiều lần phiền hỏi bậc Thánh”.

Hỏi: Mười Lực giải thích nghi nhân quả.

Ban đầu ý hỏi. Trợ đạo chỉ ở Sơ tâm Mười lực chỉ ở quả vị, đâu được sơ tâm mà nhiếp quả lực?

Đáp ý: Dẫn ba chỗ văn, để chứng sơ tâm có thể tu mười lực, huống chi trợ môn đủ khắp nhiếp thỉ chung, mười lực đã vậy các pháp nêu bày cũng như vậy, cho nên chỉ gạn các lực lại không nói, cho nên văn sau chỉ thẳng như vậy giải thích cho đến bất cộng và tướng tốt.

Ban đầu dẫn đại luận có hai cách giải thích đều là sơ tâm đã tu mười lực, dẫn văn đầu, đã thừa nhận Bồ-tát khi tu Bát-nhã mười lực không nên trụ, nếu trụ thì sơ tâm nói Phật có lỗi, chẳng phải Sơ tâm vô cớ nói Sơ tâm, nhưng chưa rốt ráo là vì nghĩa nầy, vì thế không nên trụ, phải biết sơ tâm đã có phần lực. Lại Bồ-tát ở sau giải thích là phần đắc, nếu vậy ở sau kế dẫn trong kinh Hoa Nghiêm, trước lại gạn luận, trong luận chỉ nói sơ tâm thừa nhận tu đâu gọi là đắc, nầy phân tích lời giải ban đầu nói phần nhiều sinh chấp, nên biết tức là tu mà chưa đắc, sau nói nhập vị, kế gạn ở sau giải thích chưa rốt ráo, nên ở đầu mới gọi là nhập vị, đâu có liên quan đến sơ tâm, theo hai nghĩa nầy không gọi là sơ tâm đầy đủ mười lực, nếu y theo sau chánh dẫn kinh để đáp, trụ trước đã được phần mười lực, cho nên phải biết sơ tâm không. Sau nói cho đến quán như vậy lại thành Chánh giác, tức là Sơ trụ phần chứng mười lực, nói trước phải phân biệt mười thứ pháp, từ tu xưa giảng, nói mười phạm hạnh, tức ở trụ trước tương đương với nghĩa Thập tín, văn nói ba nghiệp và Phật Pháp Tăng giới, trong đây nói lược, nên nói mỗi thân nghiệp, mỗi miệng nghiệp, mỗi ý nghiệp và Phật, v.v… có bốn. Kinh xưa quyển mười bảy nói: Bồ-tát Pháp Tuệ nương thần lực của Phật nói Thập Trụ xong, kế Chánh niệm Thiên tử hỏi, đủ như văn nay đã dẫn, ngài Pháp Tuệ đáp: Bồ-tát nầy một bề duyên cầu Vô thượng Bồ-đề, trước phải phân biệt mười món pháp thân cho đến giới nên quán như vậy, quán mười pháp nầy đều đồng pháp giới, lại từ đều chẳng phải phạm hạnh mà nói, do Bồ-tát nầy xả bỏ tục xuất gia tu phạm hạnh, vì đạo Vô thượng, lại quán sự hành không thật có. Vì sao?

Nghĩa là đủ giới thanh tịnh gọi là phạm hạnh, theo duyên mới đủ. Duyên là ba nghiệp, ba bảo giới pháp đối với tâm người mới thành tựu được, nay ban đầu suy nhân duyên đều không có tự tánh, đồng lý pháp tánh nên nói như không, nên trong kinh nói: Nếu thân là phạm hạnh, phải biết phạm hạnh thì không thanh tịnh, là phi pháp, là hỗn trược, là xú uế, trần cấu siễm khúc tám muôn hộ trùng, mỗi thứ đều như câu đầu mà nói, nếu thân nghiệp là phạm hạnh, phải biết bốn nghi tức là phạm hạnh, còn bao nhiêu như văn nay, mỗi pháp đều nên nói là phạm hạnh, nếu miệng là phạm hạnh, thì nên biết lưỡi động là phạm hạnh môi răng hòa hợp tức là phạm hạnh, nếu miệng nghiệp là phạm hạnh phải biết lời nói là phạm hạnh sở thuyết tác vô tác khen chê hủy nhục, tức là phạm hạnh, nếu ý là phạm hạnh, phải biết giáo quán nhớ nghĩ không quên tư duy mộng huyễn, v.v… là phạm hạnh, nếu ý nghiệp là phạm hạnh, thì phải biết tưởng là phạm hạnh, lạnh nóng đói khát là phạm hạnh, khổ vui lo mừng là phạm hạnh, nếu Phật là phạm hạnh, thì sắc thọ tưởng hành thức là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp thần thông biến hóa, là phạm hạnh, nếu pháp là phạm hạnh là các pháp chánh pháp, tà pháp vắng lặng Niết-bàn, sinh chẳng phải sinh, thật không thật đều là phạm hạnh.

Nếu tăng là phạm hạnh: là bốn quả hướng là sơ quả cho đến quả A-la-hán Tăng là phạm hạnh sao? Là ba minh sáu thông tám giải thoát, thời không phải thời đều giải thoát là hồi hướng? Nếu giới là phạm hạnh ở đủ văn nay, lại y cứ ba đời, năm ấm, các thứ suy cầu phạm hạnh không thật có, quán mười pháp nầy rồi kế tu mười lực, đã là sơ tâm thừa nhận tu tức là hữu phần.

Kế dẫn trong Địa Trì nói Bồ-tát biết Như lai tạng là nghĩa thông Biệt Viên ý nay ở viên, nên trước sau văn dẫn chín đại thiền, hoặc chứng chung hai hoặc chỉ chứng Viên giáo, nên nay nghĩa tạng nên từ Viên giải thích, nếu vậy, vì sao lại nói ở Sơ địa ư?

Đáp: Nghĩa bao gồm biệt nên nương giáo đạo nói: Biệt giáo thứ lớp sơ tâm vẫn đủ, huống chi là viên ư? Nên dẫn trong Địa Trì Trợ Hành Hoa Nghiêm, văn tư vị trước đã là Thập tín, trong tín đã tu sinh ra mười lực, cho nên theo Hoa Nghiêm không cần phải nghi, người Nhị thừa trừ nhập, “trừ” là “xả”, “nhập” là “giải”, xả bỏ phiền não nên được giải ngộ, ngộ tức là nhập sở nhập, sở nhập là xứ, tức tám thắng xứ, cho nên trong Đại luận, Nhân Vương đều nói: Bát trừ nhập, nên biết trong Sơ địa tự tánh thiền nhiếp được tất cả các định đại tiểu, há chẳng phải, v.v… Thập tín tâm tu Sơ địa hữu phần, ba phen y cứ để rõ, trước kết ba văn, đạo phẩm ở sau kết nhiếp như văn. Thập trụ ở sau giải thích tên, Chư Phật, Bồ-tát như thật trí dung thông đạt tất cả rõ ràng, không thể hoại được, lại không có lỗi lầm, cho nên rốt ráo gọi là không lỗi, nên nói đắc thắng, phương tiện hóa vật nên nói khả năng kham nhẫn. Lại khi đến quả báo dụng tối thắng gọi là thắng kham năng, nay nói về nghĩa nhiếp pháp tuy chung ban đầu, lại y cứ theo cực quả để giải thích tên lực, cho nên trong luận Tỳ-đàm, Bà-sa hỏi: Vì sao trí trong thân Như lai dùng đặt tên lực mà chẳng phải khác ư?

Đáp: Nghĩa chẳng chướng ngại là nghĩa lực, thấy rõ ba cõi ba nghĩa lực, tên tuy ở nghĩa tiểu, ý thông ở đại, rộng hẹp thành khác, so sánh mà nói nên biết.

Nói giúp đỡ là có năng lực nầy có thể giúp pháp thân, dụng không cùng tận trong Địa Trì ý có tự hành, ngoài dụng không cùng, song Phật lực ở sau lặp lại giải thích nghi, nói hai cách giải thích nầy, mười hóa sinh chân đây là một cách giải thích. Ngài Ương-quật có vô lượng lực là một cách giải thích, lực nầy nói mười lại nói có vô lượng, phải biết mỗi lực đều có vô lượng, tuy nói vô lượng, mà không ngoài bốn, nên nói “Di hiển” mười lực nầy và chín khoa ở sau, Đại luận pháp tướng rốt ráo không thể hết, nay lược còn danh mục để nói lên nhiếp pháp.

Kế nhiếp bốn vô úy: Là các trí Mười lực bên trong minh liễu đầy đủ, nên đối với duyên ngoài không sợ, nên kế nói mười lực nhiếp vô úy như giải thích tên lực trong thứ hai, hoàn toàn từ hóa dụng được gọi vô úy, ở chặng giữa ban đầu là chánh giải thích.

Kế là đạo phẩm, ở sau kết thành; kế dẫn Đại luận giải thích tên gọi chung là Vô úy, nghĩa là ở đại chúng nói rộng tự tha và trí đoạn, v.v… quyết định không mất, không có tướng sợ sệt gọi là vô úy, do các đức trong tâm đầy đủ, nên ở trong đại chúng nói rộng vô úy. Nói đại chúng: Nghĩa là hoặc người hoặc trời, hoặc Sa-môn, hoặc Bà-la-môn, hoặc ma phạm, v.v… và chúng khác. Thập Trụ ở sau, kế dẫn Thập Trụ giải thích nghi, văn đầu khó khởi, đối với bốn việc kế sau chánh giải thích, Phật đối với tất cả ở sau gạn hỏi nhiều lần, nếu đại cốt yếu ở sau giải thích trùng lập văn đều do lược mà gạn, ở sau giải thích trùng lập văn đầu do lược mà gạn ở bốn, văn dùng rộng mà gạn ở bốn, nên biết bốn là nói trong xứ, bốn pháp thứ lớp nầy. Trong Đại luận nói: Ban đầu như thầy thuốc chỉ bày tất cả thuốc; thứ hai như chỉ bày tất cả bệnh diệt; thứ ba như chỉ bày pháp thuốc cấm kỵ; thứ tư như chỉ bày thực vật thích hợp nên tùy theo bốn giáo phân biệt tướng trạng, nay văn tồn lược, sức nêu bày nên biết.

Trong Đại luận quyển bảy hỏi: Bồ-tát vô úy đâu khác với Phật.

Đáp: Ở đây có hai ý: 1- Nhất thiết xứ 2- Phi nhất thiết xứ.

Phi nhất thiết xứ là pháp của Bồ-tát, nên biết Sơ tâm cũng tu vô úy. Trong Đại luận quyển hai mươi tám giải thích rộng vô úy.

Kế nhiếp mười tám pháp bất cộng, văn đầu chánh rõ nhiếp: Đã trong Mười lực đầy đủ ngoài dùng vô úy, hiển bày oai đức vượt hơn mọi vật khác hơn tất cả sở đắc của phàm thánh, nên vô úy nhiếp pháp bất cộng, văn thiếu giải thích tên, cho nên nói Thông giáo nói pháp bất cộng, văn thiếu giải thích tên, nên nói Thông giáo nói pháp bất cộng, pháp cực quả không cộng với các hạ địa. Nếu Biệt giáo giải thích, nên nói Viên giáo của không đồng với trời tiên người. Trong Đại luận quyển hai mươi bốn hỏi: Ca-chiên-diên-tử lại dùng Mười lực bốn vô sở úy ba niệm đại bi, thành mười tám pháp bất cộng là sao.

Đáp: Do đó nên gọi là Chiên-diên-tử đã nói. Nếu giải thích Câu Tử đã nói, nên như văn nay đã nói ở đây. Lại Mười lực, v.v… người Nhị thừa hữu phần, mười tám pháp bất cộng người Nhị thừa không có phần. Lại nói mười tám pháp bất cộng Nhị thừa hữu phần, nhưng có lỗi lầm, phải biết không lỗi mới gọi là bất cộng. Văn nói: Mười hai pháp, e văn nầy lầm, y theo văn hội số nhưng thiếu mười một, văn đầu bảy pháp đã thuộc về ba độ, nghĩa là thân miệng không lỗi hai pháp nầy thuộc về giới, không có tâm bất định không đâu mà chẳng biết, vả lại hai pháp nầy thuộc về định, muốn tiến niệm không bớt, ba pháp nầy thuộc về tiến, còn mươi một món nghĩa là tuệ không bớt, giải thoát không bớt, giải thoát tri kiến không bớt, ba nghiệp hành theo trí tuệ, sáu pháp nầy đã nêu bày ở văn, còn năm pháp nghĩa là trí tuệ biết ba đời ý không lỗi chẳng khác tưởng năm pháp nầy văn tuy không nêu bày, mà hợp ở tuệ không bớt giải thoát không bớt ở chặng giữa có nói, do mười một pháp đồng thuộc về tuệ, cho nên hợp nói, tướng ấy thế nào? Luận nói: Đối với các chúng sinh độ khắp các tâm gọi là không khác tưởng, ý nghiệp của Như lai không cần phải quán lại, thường là vô lậu gọi là ý không lỗi, trí của Phật rõ thấu cùng tột quá khứ vị lai hiện tại gọi là biết ba đời.

Luận giải thích tuệ không bớt, nhưng nói mười lực vô úy viên cực. Nay văn giải thích tuệ không bớt ở trong đó, nói thường chiếu đến mà nói pháp cho họ nghe thuộc vô khác tưởng, không có lỗi niệm trước, một câu thuộc ý không lỗi, hai nghĩa nầy mười lực vô úy viên cực, còn ba pháp hợp lại ở trong giải thoát không bớt, là sao? Luận giải thích trong giải thoát không bớt, chỉ nói đầy đủ hai thứ giải thoát hữu vi, vô vi. Hữu vi nghĩa là trí tuệ tương ưng vô lậu, nói vô vi nghĩa là phiền não đều hết. Trong văn nay nói nhớ việc ba đời không quên trí tuệ thuộc biết ba đời, do giải thoát đầy đủ nên sẽ biết ba đời, do nghĩa đồng nên được nói chung trong sáu độ chỉ nêu ra ba món học và tấn độ, do ba món học nầy lược nhiếp sáu độ đầy đủ, thêm tinh tấn do ba món học nầy chẳng phải tấn không thành nên thêm tinh tấn, thiếu thì nhẫn, như trước có dẫn trong phân biệt dễ hành, lại có thể chỉ là văn lược, nếu chấp nghĩa nên dùng niệm làm nhẫn, không ở đâu chẳng biết đã xả làm đàn, tức nghĩa sáu độ đầy đủ, kết thành nhiếp trong pháp, nói ý như trên đã nói, lược kết bất cộng, cùng kết các nghĩa trước lần lựa nhiếp nhau, kết thành trợ đạo, y theo cuối đạo phẩm so sánh thuyết nên biết.

Kế nhiếp bốn món vô ngại, Chư Phật đối với bốn pháp nầy trí tuệ tự tại, mau chóng vô ngại rõ ràng thông suốt nên gọi là vô ngại, trong thứ lớp pháp giới phán xét pháp Bồ-tát, Bồ-tát pháp thân đều có bốn món nầy, đây cũng là thông suốt phán xét đại khái, tức như nghĩa mười lực thông nhân, bốn pháp nầy hai pháp đầu là biết thuốc thứ ba là biết bệnh, thứ tư là trao thuốc, nên giải thích thứ nhất tức y cứ theo bốn giáo; thứ hai đồng vào một thật đều là thuốc pháp; giải thích pháp thứ ba tức y cứ tướng bệnh mười cõi; giải thích pháp thứ tư lại theo bốn giáo để nói trao thuốc, nên biết trao bốn pháp thuốc, giúp mười cõi chúng sinh dùng lạc để nói, khiến họ biết tên nói thứ nhất ở trước, khiến họ biết nghĩa nói thứ hai ở trước, nên dùng thứ tư nói thứ hai trao và thứ ba trước.

Kế giải thích lặp lại nói: Lời lẽ y theo bốn thứ khổ đế, không nói mười pháp giới, y cứ cơ duyên mà nói nên quả thật đều theo bốn cơ trong pháp giới chẳng đồng, nên ban đầu giải thích.

Kế đối với bốn đế; kế là tổng kết lạc thuyết, nên trong lạc thuyết, khiến người khác nghe tất cả chữ, tất cả nghĩa, v.v… dùng hai pháp trước, đến tất cả âm từ, tức là đến cõi ba mươi âm từ, lại làm đối đế cho nên giải thích trùng lặp, hơi khác với trước.

Kế nhiếp sáu thông đến ở sau thiền cảnh giải thích nói trong sáu món chung. Kinh Anh lạc giải thích tên. Thần gọi là thiên tâm gọi chung là tuệ tánh, tuệ thiên nhân chiếu suốt vô ngại, nên gọi là Thần thông, nhãn nhĩ như ý, chỉ điều phục trong các căn, tùy theo các thông nào chỉ nhập giáo nào điều phục các căn, còn ba chỉ chung mười lực, tha tâm tức dục lực còn hai pháp danh đồng, cũng tùy theo nương những gì mà lậu hết, mà biết những gì tha tâm túc mạng, cũng nên đều có kết thành nhiếp pháp, văn không thì lược.

Kế nhiếp ba minh, nói như trong sáu thông, thiên nhãn, túc mạng lậu tận trong sáu thông ba pháp đều thuộc về minh, nên trong Bà-sa hỏi vì sao còn ba pháp chẳng đặt tên là minh?

Đáp: Thân chỉ chung là công xảo mà thôi, thiên nhĩ chỉ là nghe tiếng mà thôi, tha tâm duyên tha biệt tướng mà thôi, cho nên chẳng đặt tên ba pháp đây là minh, còn ba pháp lập, túc mạng biết quá khứ, khổ rất sinh nhàm lìa, mắt trời biết khổ vị lai rất sinh nhàm lìa, lậu tận có thể làm chánh quán dứt các phiền não. Lại nữa, thế trí trước chứng biết quá khứ nối tiếp, nhân quả vị lai trí chứng rõ biết như tán cát bụi, lại thế trí trước chứng minh biết rõ tự thân suy, trí vị lai chứng minh biết rõ thân người khác suy, lại nữa thế trí trước chứng minh trị thường kiến, trí vị lai chứng minh trị dứt kiến, trí vô lậu chứng minh trị hai bên, lại đời trước môn không sinh, vị lai sinh môn vô nguyện vô lậu sinh môn vô tướng.

Hỏi: Đối với người vô học vì sao đặt tên là minh, về người học vì sao không đặt tên là minh?

Đáp: Tư thắng lập, lại vô học không có vô minh, không xen lẫn vô minh nên đặt tên là minh. Đại luận quyển ba hỏi. Thông sao nói biệt?

Đáp: Thẳng biết quá khứ gọi là Thông, biết nhân duyên hành nghiệp quá khứ gọi là Minh, thấy thẳng chết đây sanh kia gọi là Thông, biết bờ nhân duyên nhóm họp gọi là minh, nói thẳng gọi là Thông, biết lậu tận không sinh tử lại gọi là Minh, minh đây là là sở đắc của Đại Ala-hán. Nếu vậy có khác gì với Phật?

Đáp: Đủ không đủ khác nhau, cho nên thông thông ở sáu nói chỉ hạn cuộc ba, trong Tiểu thừa các A-la-hán đều năng đắc, nay trong văn nầy nói Phật và Bồ-tát, khác với thiên tiểu, sở y Biệt giáo nên quán trí khác. Lại Tiểu thừa duy tu Đại thừa phát đắc, nên phân biệt bốn giáo rộng hẹp khác nhau.

Kế nhiếp đồng sự trong bốn nhiễm. Lại cũng nên nói: Đồng với khổ tập, ví làm cho đoạn, trước đồng sau khác. Đà-la-ni, Biệt giáo thì chỉ ở Đại không chung ở Thông giáo, Thông giáo còn ở thông Bồ-tát ba tạng, huống chi lại Thông giáo hậu tâm, như vua Tỳ-thi được quy mạng Đà-la-ni cứu hộ, tức nghĩa ba tang. Trong Đại luận quyển sáu nói: Đàla-ni là năng giá năng trì trí tất cả pháp thiện không để cho tán loạn, như món đồ đầy đủ đựng nước nên gọi là Trì, tất cả dục ác ngăn khiến không tạo tác nên gọi là giá, lại hoặc tâm tương ưng, hoặc không tương ưng, hoặc hoàn toàn hữu lậu hoặc là vô lậu, nếu nói Vô sắc không thể thấy, hành ấm pháp nhập chín trí trừ tận trí, ý thức sở thức, v.v… đều ở trong A-tỳ-đàm nghĩa Đà-la-ni, nếu chỉ nói hoặc tương ưng hoặc không tương ưng, thì chung ở Đại tiểu, nếu nói Đại Bồ-tát đắc Đà-la-ni, thì tất cả thời tất cả xứ thường theo nhau, thì chỉ ở đại.

Nếu nói về Biệt giáo: Thí như văn đã chỉ bày duy ở vô tác chánh cần. Nếu nói về Thông giáo, thì chỉ nói ngăn an trí thiện, có thể dùng bốn giáo bên thông giáo để giải thích. Khổ tập là đường ác, diệt là thiện. Khái là rưới nước.

Kế nhiếp ba mươi hai tướng, nên nói đủ tướng tốt bốn giáo khác nhau, trong ba tạng đầu, dẫn ở luận Bà-sa nói tướng phẩm A-tỳ-đàm, Thập trụ luận Bà-sa dẫn thể tướng nghiệp quả trong Tiểu thừa, dùng làm Bồ-tát tu sơ tâm lập quán pháp, đủ như quyển hai có ghi, từ trở lại dụng cho đến cuối cùng không đưa thì giới tuệ, lấy ba trong sáu để nhiếp nhân tướng, thì giới sinh trời, người dùng tuệ dẫn dắt các hạnh lược nêu ba nhiếp tướng nầy cũng đủ.

Kế trong Thông giáo khác nhau ở trên, tức không có tâm tu chẳng lẽ sau ba kỳ một trăm kiếp ư? Nên biết tướng thể nghiệp quả bên Thông giáo đều khác với Tạng, nên dẫn tướng Bát-nhã tức phi tướng, và dẫn Thập trụ không làm tướng thể, đã khác ba tạng khác nhau tướng hải, nên biết thuộc về thông, nên trong Đại luận quyển mười ba. Ban đầu dùng một thí sinh ba mươi bảy phẩm; kế dùng một thí mà làm nhân tướng.

Lại nói: Mỗi độ đều làm nhân tướng, nầy đều thuộc về lý Thông giáo.

Lại nữa, hai đạo phẩm ở trước muốn nói Biệt viên, lại trùng lặp so sánh quyết có bổn hay chẳng có bổn như đồng, như gương, do phân ra trước sau.

Kế từ Vô Lượng Thọ quán trở xuống, chánh nói hiện tướng pháp thân Biệt giáo Viên giáo. Trong Tát-già Hoa Nghiêm, v.v… Trong kinh Tát-già-ni-càn nói: Ni-càn-tử đây là Nghiêm Xí Vương, nói không hơn người chỉ có Cù-đàm, nhân nói rộng tướng tốt chủng tánh của Như lai hóa vật. Hoa Nghiêm nêu rộng bốn mươi tám tên, ở mỗi tên đều nói các mây tướng tốt.

Ban đầu nói: Đức Như lai có đại tướng tốt gọi là Trang nghiêm đẳng có mười bên hoa tạng hải vi trần số Phật đại nhân tướng tốt. Lại phẩm tiểu tướng quang minh công đức, nói mười bậc Bồ-tát từ Đâu-suất xuống phát ra ánh sáng rực rỡ, tên là Tráng Vương Phổ Chiếu, chiếu mười cõi vi trần số Phật, khiến chúng sinh mười cõi ấy sáu căn thanh tịnh, tướng tốt như vậy há đồng với một trượng sáu ba mươi hai không tuệ? Nên biết hai bậc trước chỉ là nói theo giáo môn quyền.

Pages: 1 2 3 4