SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 6

PHẦN 4

Thứ ba là chánh tu Trung quán: Văn đầu trước nêu khó biết khó quán, nếu nói sơ tâm khiến quán thẳng trung, phá tế vô minh hiển bày thật tướng, phàm còn không kiết cõi dục vô minh, nên nói huyền tuyệt, chẳng phải bốn nhãn hai trí ở trước đã nói, há là nhục nhãn căn suy biết ư? Chữ cách trong văn nên nói nhãn lự kiến trí, hai trí bốn nhãn đã chưa biết lý của kiến Trung đạo, cho nên phận tích chẳng phải nhãn lự, v.v… so sánh như ở sau nêu bày giải thích, ví dụ dễ so sánh, khó dẫn khó theo dễ nên dùng hai quán không giả so sánh với Trung quán, sao chỉ có Trung đạo khó quán, hai quán nên biết không dễ. Tuy nói không dễ, mà cũng do quán thành nên biết Trung quán cũng có thể nêu bày, ban đầu nêu chân so sánh mà nói: Khi quán chân, cũng không giống Vô sắc mới quán được, nhưng quán hiện tại thô quán nhập tâm, Chỉ Quán nghiên cứu cùng tột ba giả bốn câu, tiệm sinh nhu giải phát chân vô lậu, thấy chân rõ ràng, gọi là chân trí phát, sở kiến như vậy là do quán ấm.

Kế dùng giả để so sánh, Hằng sa Phật pháp vô lượng Tam-muội, làm sao quán được, vì phát nhãn trí chỉ quán chân không, ở trong tâm không tiệm tư các pháp, các pháp tiệm phát tâm, thâm tiệm quảng tiệm, lợi tiệm dần sáng, sáng suốt thuốc bệnh, chủng trí khai phát, nên tục trí phát là chỉ do nghiên cứu chân, nay quán là ở sau chánh nêu Trung quán, nêu bày hai quán trước để có thể quán, nhưng nghiên cứu hai trí dần thấy lý Trung. Vì sao? Hễ thấy Trung đạo phải biết vô minh, thể của hai trí đã là vô minh, do quán nghiên cứu lý Trung nên hiển bày rõ, tức ở sau ba lớp quán pháp nầy, nhưng quán hai trí thể là vô minh, pháp tánh vô minh chẳng phải một chẳng phải khác, quán pháp không thôi, tự nhiên đều vọng tự nhiên đều chiếu, nói dọc như thế, chặng giữa còn chẳng phải xa, huống chi quán ấm nhập tất cả đều thật, nên biết hai trí năng phá sở phá, đều là cảnh Trung đạo sở quán, ở giữa trước giải thích trí chướng.

Nói trí chướng, có ba thứ giải thích

Giải thích lớp đầu: Hai trí tức là gia chướng của Trung trí, nên gọi là trí chướng.

Kế lại trí chướng nầy ở sau nói Trung trí bị chướng gọi là Trí chướng.

Kế lại năng chướng ở sau, nói năng sở đối nhau được gọi là trí chướng.

Giải thích lớp đầu: Hai chữ trí chướng đều thuộc về năng chướng.

Giải thích lớp thứ hai: Hai chữ trí chướng đều thuộc về sở chướng.

Giải thích lớp thứ ba: Chữ chướng thuộc chữ năng chữ trí thuộc sở.

Đến cuối quyển nầy dẫn Đạt-ma Uất-đa-la, tuy có nhiều cách giải mà không ngoài ba lớp nầy. Chuẩn theo văn hợp ở trong đây dẫn giải thích, lời giải ấy hơi phiền e ngại ý chỉ văn nên ở sau có nói.

Vì sao ở sau muốn quán Trung đạo trước phải xét ý quán? Tại sao quán hai trí vô minh nầy, để quán xét biết chẳng phải trí tướng, đã chẳng phải trí tướng tức vô minh, nên ở sau dụng quán tuy chia ra ba pháp khác nhau, chỉ vì phá vô minh hiển bày Trung quán từ đây trở xuống chánh nói về dụng quán, trước nêu bày ba phen, ba phen chỉ là tên khác của ba giả. Mỗi giả trung cũng dùng bốn câu suy nghiệm nghiên cứu. Ban đầu quán vô minh, tức thành nhân thành giả, nói trí không giả tương ưng với tâm, pháp tánh làm nhân, hai trí làm duyên tương ưng với tâm, gọi là pháp sở sinh. Tức vô minh, tức trùng lập vô minh dùng làm quán cảnh.

Quán từ đây trở xuống là chánh dụng quán. Bốn câu suy nghiệm hai trí đều được.

Hỏi: Đã nói hai trí tức là vô minh, nên dùng tự tha suy xét vô minh nầy, vì sao lại nói là từ vô minh, là từ pháp tánh?

Đáp: Trí Trung đạo gọi là vô minh, nay quán vô minh nhưng suy ra hai trí, là từ pháp tánh, là từ vô minh, cho đến cùng lìa phú suy nghiệm đều trách, đủ như nhân phá kiến thành thuyết Trung, thực hành các thuyết nầy: là kế nói: Năng suy tướng chỉ quán.

Ban đầu nói quán tướng hữu pháp dụ cho hợp, pháp nói rất dễ thấy, đến nầy cũng nên kết thành hai không, hai đế, v.v… Văn chỉ cũng vậy, đều là văn lược.

Kế dụ cho như ở sau dụ cho nói Trung.

Nói xa mong, v.v… Trong Đại luận quyển mười bốn chép: Như ban đêm thấy, cây như pháp tánh, người như vô minh, người và cây chưa xác định, nên nói bất liễu. Khởi bốn câu ở sau hợp, đã nói khởi bốn câu chấp, v.v… Nên biết là sơ tâm quán trung làm thành thứ lớp, nên hai quán ở sau nói ở Trung. Nếu chấp bốn câu không hội về lý Trung, nên thành vô thường. Nếu lìa tánh chấp tức ở vô minh, kiến ở Trung đạo, hai không sinh pháp, nên gọi là Thường.

Trước kiến tư, v.v… Lại soạn ở sở phá khác nhau, hai quán chỉ phá kiến tư, trần sa vô minh, nên nay đã phá chỉ có hai quán trí, tức là vô minh.

Nói Kim cương: Là cũng dùng Đại kinh Lợi Quắc Chúc Địa, chỉ đến Kim cương không thể xuyên suốt, tức dụ vô minh chẳng phải chỗ năng phá của hai quán trước, năng phá tức là giáp rùa sừng dê trắng của trung trí. Quyển phá ở sau kết tên, hai quán như văn, lý nầy không thể ở sau tức quán không mà quán, nên nói chẳng phải trí chẳng phải không trí.

Lại nữa, ở sau nói ba chỉ. Ban đầu nói chung dụng chỉ, cũng dùng bốn câu suy xét vô minh, cho đến hai không không khác với quán, nên lược nêu bày mà thôi, nhưng thể là tịch, thành khác với trước, cho nên phải nói về tướng, như trí ở sau nêu dụ cho. Cho nên trong Đại kinh quyển tám chép: Thí như Tỳ-kheo trì giới, quán nước không trùng thấy bụi giống trùng, tức khởi niệm nầy. Động trong đây là trùng hay trần ư? Quán lâu không thôi tuy biết là trần cũng không rõ ràng, Thập Trụ thấy tánh cũng giống như vậy, nay hoàn toàn chưa thấy nghĩa đồng không rõ, nên được mượn dùng Thập Trụ ấy làm ví dụ, vô minh như trùng pháp tánh như trần, tuy dùng bốn câu suy xét đều được, cũng chưa thấy rõ pháp tánh, người và gốc cây ở trước dụ cho ý cũng như vô minh. Nếu nói ở sau hợp dụ nên biết, trước sinh tử sau kết tên, nên biết. Lại nữa, trở xốung là dùng sáu mươi bốn lần, như vậy ở sau lại chỉ bày tướng phương pháp bốn câu. Câu tức là mỗi môn thì gọi là Năng Thông, do mỗi câu đều là lý năng thông, tùy dùng một môn đều nên kiến thật, vì người bất liễu cho đến nhiều người, lập bày nhiều môn, tuy lập nhiều môn kiến sẽ tùy theo một, tức dùng bốn câu làm chỗ tu quán, chẳng phải lý sở quán gọi là xứ. Nên trong quyển năm chánh dùng bốn câu làm pháp tu quán. Pháp nghĩa là phương pháp, tức là pháp nhập lý năng thông, cho nên pháp nầy cũng có thể gọi là Xứ, vì chỗ năng thông đến chỗ sở thông, nên nói nhân môn, hai chỗ tên đồng năng sở khác nhau, tùy dùng một câu đã được thấy lý, lại không có câu khác nên gọi là dung, từ hành đã vậy hóa tha cũng vậy, tha cơ khác nhau tùy câu thấy lý, tức gọi đắc nhập, lấy đó làm dung, nên cần các câu mỗi câu nghiên cứu thử, khế hội có tương ưng tức là dung. Nếu chấp, v.v… là phải phán dụng tướng được mất, tuy phá bốn câu phải lìa năng chấp, chấp tức môn hoại tức gọi là Thâu.

Kế quán pháp tánh tức nối tiếp giả. Vì sao? Vì quán vô minh cho rằng vô minh diệt chỉ có pháp tánh, tuy làm lời giải thích nầy chưa phá vô minh, phải biết đây là giải của tình tưởng, cho nên lại phải quán chấp của pháp tánh là từ đâu sinh, vô minh là niệm trước, pháp tánh là niệm sau, ở giữa trước lặp lại nêu pháp tánh để giải, giải nầy thành hoặc làm cảnh sở quán.

Trước là pháp, kế là dụ cho. Trong dụ cho nói trốn gốc cây, v.v…đều chỉ từ trước đến nay quán thì dụ vô minh, trước quán vô minh tức là pháp tánh, như quán bụi và gốc cây, trùng và người đều được. Nay quán pháp tánh như quán bụi và gốc cây, lại chẳng phải minh liễu, tức ngay ở sau chỉ bày pháp quán, nên phải quán phá tướng bất liễu, nên đổi quán mà suy ra pháp tánh, chép đủ như phá kiến nối tiếp giả trung, y theo trước cũng nên kết thành các tướng ba quán ba chỉ, văn lược không nói. Như vậy ở sau dùng sáu mươi bốn lần cũng nên được mất như trước, văn lược không nói, tuy chưa, v.v… là khuyên ở hành là phải dùng chỉ quán, tuy nói sáu mươi bốn mà không nêu ra chỉ quán, nên khuyên thường học, không được đường khác, ba quán chân duyên tức giả đối đãi nhau.

Ban đầu nói tự hành, trước nêu ra đối đãi nhau làm cảnh sở quán, tức trước quán ở quán trí pháp tánh vô minh. Vì trí vì chẳng phải trí là lập chung. Nên biết trí nầy chưa thấy lý Trung tức là vô minh, vô minh chẳng phải trí, chẳng phải trí nầy đợi ai đặt tên, nên có hai đối đãi tự tha, ngang dọc, Chư Phật hiện đang đối ngã là ngang, ngã ngộ ở ngay trông mong nay thành dọc, như vậy ở sau thứ lớp nêu bày câu quán pháp, nếu duyên tu ở sau y cứ câu phá chấp, nhưng phá nhân duyên cộng lìa tự thứ, duyên ở Địa tiền, nên nói vô thường, chẳng phải nói phần đoạn sinh tử vô thường, nếu nói duyên tu sinh trí minh: Nghĩa phải vô thường sinh ở thường, vì không có lý nầy nên nói làm sinh thường, nếu Chư Phật và ngã ấy tương lai là chân tu, chân tức là chứng, chứng không gọi là tu, giải thích ở sau nầy nương giải thích khác ấy để nói lỗi tánh. Từ chân trở xuống chánh phán xét bốn câu ở sau nói lược quán thành không chấp bốn câu, cầu tướng ngang dọc không thật có, nên trí cũng không thật có, vì sao ở sau giải thích? Vì sao thể vô minh không thể được, đãi trí Chư Phật nói là vô minh, Phật trí vốn không có vô minh đều được. Vô minh sở quán không thật có, quán trí năng quán cũng chẳng thật có, nên nói cũng không, nếu chấp ở sau nói mất.

Ban đầu xếp thuộc về trí chướng tức là mất. Kế nếu không chấp ở sau tức là được.

Ban đầu nói: Bốn môn tức môn năng thông, để thành môn, nên gọi là đắc năng thông, nếu được khế hợp ở sau nói lý sở thông, khế hợp lý nầy nên gọi là đắc sở thông, tuy quán lý thật bốn câu mà chẳng phải bốn. Trong nầy thiếu sáu mươi bốn lần chỉ là lược. Nếu có ở sau kế nói hóa tha.

Hỏi: Quán hai giả trước vì sao không nói tướng hóa tha?

Đáp: Quán pháp trước chưa khắp tự hành chưa đủ, cho nên đến nầy mới gọi lợi tha, văn đầu gồm nêu, đó gọi là ở sau giải thích riêng.

Ban đầu giải thích duyên tu trung, pháp trước kế là dụ, trong pháp đầu nói vô thường sinh thường như trước nói thường, trước vì phá nên nói không nên vô thường, sinh thường, nay nói tùy cơ nên nghe được lợi ích, nói đồng mà ý khác không thể một phen chuẩn, vô thường trông mong thường vô thường La-tha, nên trong Phá Mười Tiên của Đại kinh nói: Như trong pháp của ông nhân là thường quả là vô thường, ngại gì ngã pháp nhân là vô thường mà quả là thường, nay cũng như vậy, nhân ở nhân duyên tu vô thường, sinh ở quả chân tu thường trụ. Lại nói: ở sau dụ cho tha sinh, Y lan như vô minh, Chiên-đàn như pháp tánh, nên trong Đại kinh Xà Vương nghe pháp được thọ ký rồi, tự khen rằng: Ta thấy thế gian, từ hạt Y lan sinh cây Y lan, mà không thấy Y lan sinh cây Chiên-đàn, nay ta thấy được từ hạt Y lan sinh cây Chiên-đàn.

Cây Chiên-đàn: Tức là tâm ta không có căn tín. Nói không căn: là ta ban đầu không biết cung kính Như lai, nay mong sinh tên nên nói không có căn Như lai mong Như lai ta vì người khác là tự Pháp vương chủng tánh, tự lúc sinh lúa nên gọi là chủng, giống lúa không thay đổi, nên gọi là Tánh, pháp tánh từ trong thân ta mà sinh nghĩa như chủng, từ vô thỉ đến nay giống ấy không tahy đổi nên gọi là Tánh, khác nhau từ Phật mà sinh tín tâm, nên gọi là tự, các nhân diệt cộng sinh. Do pháp tánh bên trong và quán trí bên ngoài vô minh diệt rồi, liền được Bồ-đề, nên gọi là Cộng. Hoặc nói ở sau ly sinh, chẳng phải trong chẳng phải pháp tánh, chẳng phải ngoài chẳng phải duyên tu, lìa hai pháp nầy nên gọi là không nhân, mà được nầy, v.v… chẳng phải ngoài nói là chẳng phải duyên tu, lìa hai pháp nầy nên gọi là không nhân, mà được các pháp nầy, v.v… tuy chẳng phải trong ngoài mà không đâu không có trí của Trung đạo sở đắc.

Nói, v.v… Mỗi cuối câu đều phải kết nói được trí tuệ nầy, do lìa chấp nên gọi là đắc tu vô đắc, v.v… là kết giải thích văn trước để thành ba quán lìa lỗi của tánh nên gọi là Vô đắc, lìa lỗi được trí nên gọi là đắc, chứng vô đắc nên gọi là được Vô đắc, tức Vô đắc nầy tạm gọi là đắc, đắc và vô đắc đều không thật có. Nghĩa bao gồm song giá lại có thể song chiếu đắc và vô đắc, các Bồ-tát kế ở sau nói Bồ-tát soạn luận lợi tha, tức Bồ-tát soạnluận nêu bày môn. Địa Luận Pháp Tánh Y Trì của ngài Thiên Thân, tức thuộc tự sinh, đây là luận chánh ý, nên nói chánh chủ, tha cộng vô nhân nêu bày ở đây nên biết. Trung luận nêu bày không, Không làm chánh chủ, các cõi, v.v… ba pháp y cứ theo đây cũng vậy, há là bày bốn môn nhiếp giáo hiển môn, thuộc về tất cả các giáo bốn môn, bốn môn tuy khác mà thông lý chẳng khác, nếu được ý nầy không có chỗ sai trái.

Mâu thuẫn: Chữ mâu là binh khí, dài hai trượng lập ở binh xa, chữ Thuẫn cũng là binh khí, tức là bàng bia, thuẫn đây là chữ lan thuẫn mâu đây là ngưu minh đều chẳng phải ý văn như nước Sở có bán cái mâu và cái thuẫn, có người đến mua mâu, nói mua là lời, mâu nầy đâm thủng ngàn thuẫn, có người đến mua thuẫn nói mua là lời, thuẫn nầy không có mâu nào đâm thủng. Mua mâu vẫn ở, mua thuẫn là đến, người mua mâu người nói bán, lại cùng với mâu của ông hoại thuẫn của ông là được mấy thuẫn, người bán không đáp tự trái nhau. Nếu dùng ở sau dùng trong bốn môn luận bốn tất để tu chỉ quán, kinh luận ở sau nói công năng của môn, như thế ở sau nói công năng quán hạnh trong môn. Duẫn cũng là hợp. Minh nhãn ở sau nêu được nói mất.

Hỏi phân biệt ở sau. Ban đầu hỏi chặng giữa vô minh pháp tánh đã là tức nhau. Pháp tánh tức vô minh, nên cần phải phá, vô minh tức pháp tánh, nên cần phải hiển bày, hai pháp chẳng hai nên đều phá hiển, nếu hai pháp có hai thì lý không thành.

Ý đáp: Hai pháp không thể chỉ có giả danh, nếu có giả danh ắt không có tịnh trụ, nên pháp tánh hiển bày vô minh, khi vô minh phá hết, pháp tánh vẫn không, huống chi đặt tên vô minh, nên không phá hiển mà phá mà hiển.

Kế ý hỏi: Như đến chỗ đáp, vô minh đã tức là pháp tánh, nhưng chỉ có pháp tánh mà sao có vô minh, mà văn trước nói, hai pháp tức nhau. Nếu tức nhau, sao chỉ có vô minh tức là pháp tánh, lại có pháp tánh tức vô minh, nay văn chỉ nêu một bên để hỏi nên nói không mà lại vô minh cùng ai tức nhau, cũng lại nên nói: Pháp tánh tức vô minh, vô lại pháp tánh cùng ai tức nhau, nên không luận một bên ở sau, là ở mê chỉ bày lý rõ lý không hai, cho nên tức nhau, suy tìm lý không hai mật đối tức đủ cần gì trùng tập đều ở sau một đối ư?

Nếu chỉ bày tánh mê nên còn đối sau, trong lời đáp có hai dụ.

1- Ý dụ: Là đủ dụng hai đối, vô minh như băng pháp tánh như nước, như làm một câu không biết đầu tiên hai câu ở sau. Vì mê băng là chỉ nước thành băng, vì mê nước chỉ băng thành nước, như mê pháp tánh tức chỉ vô minh, như mê vô minh tức chỉ pháp tánh, nếu mất ý nầy đều mê hai pháp, nên biết người đời chẳng những không biết tức pháp tánh vô minh, cũng chính là không biết tức vô minh pháp tánh, cũng như tánh y cứ vốn không có hai tên, giả lập hai tên để chỉ bày mê, vì chấp hai tên không rõ không hai, nên dùng hai pháp lại xen tức nhau, e mê băng nước lại dẫn châu để dụ, châu chẳng phải nước lửa gặp duyên nên sinh, lý tánh chẳng phải hai từ duyên nên nói.

Kế nói vị: Ban đầu giải thích trung vị tu tướng, chứng tướng cũng là còn văn thứ lớp, nên nói hai quán dùng làm phương tiện, Địa tiền thể chân và do tùy duyên, có thể nhập địa song giá phương tiện, nên đến Sơ địa nhậm vận song giá, Địa tiền không giả có thể nhập địa song chiếu phương tiện, nên đến Sơ địa nhậm vận song chiếu, nên thể chân chỉ do chỉ kiến tư, tức dùng quán không mà chiếu chân đế, giả quán tùy duyên y cứ theo đây nên biết. Cho nên Trung đạo gọi là Trung đạo vị.

Kế tu từ đây phân tích trở xuống quyền vị. Trước lập ba vị: Nghĩa là Thông giáo bát địa Biệt giáo Sơ địa Viên giáo Sơ trụ, nếu biệt tiếp theo ở sau bao gồm bài tựa thông biệt vị tu chứng, muốn phân tích ở quyền cho nên trùng lặp bài tựa.

Ban đầu nói Thông giáo do Biệt tiếp theo mới được nói Thất địa luận du, Bát địa nói chứng.

Hỏi: Quyển ba nói biệt tiếp theo trong thông, vì sao nói Bát địa nghe Trung đạo, Cửu địa phục vô minh, Thập địa phá vô minh mới được gọi là Phật.

Không đồng với đây?

Đáp: Ban đầu từ Tứ địa, cuối đến Cửu địa đều được gọi là tiếp, ba căn khác nhau nên vị khác nhau, bốn địa là trên sáu bảy là giữa, tám chín là dưới, văn từ giữa nói nên nói Thất địa, trước hơi khác kinh nên từ ở sau mà nói. Nên trong Đại Phẩm chép: Bồ-tát Thập địa như Phật, trải qua ở sau vị định ấy, nên trong các kinh luận phần nhiều nói ở sau.

Nói như Phật: Thập địa của Thông giáo gọi là Phật địa, được người tiếp năng phá vô minh, vô minh phá rồi, như Phật địa kia đồng được tám tướng, nên gọi là như. Như đây trở xuống phân tích quyền vị. Hai ý Thông biệt, tuy phá vô minh mà quyền vị còn cao nên phải phân tích phá.

Hỏi: Càn Tuệ chính là sở tu của sơ tâm, làm sao phân tích nói sơ không được tu?

Đáp: Nêu kém so sánh hơn một để phân tích, như trong Càn Tuệ bao gồm tam Hiền, sơ tâm chỉ có thể tu năm pháp quán dừng tâm còn không có niệm xứ huống chi có Bát địa đạo quán song lưu, tức khiến bị phá vô minh tiếp. Lại sơ tâm kế ở sau phân tích. Biệt giáo ban đầu lập tín tâm, còn chưa nhập tín, há nói về hồi hướng, trong văn chỉ nói đến hồi hướng văn lược. Nên quyền vị phàm phu kia không có phần, nói tu trung cũng nương thứ lớp, thật mà nói ba quán Viên tu, do hai quán tâm tu ở Trung đạo, cho nên đến đây là gọi là Viên tu, nên Bốn niệm xứ nói, Bồ-táthướng viên tu tức là ý nầy. Kế nay nói ởsau chánh hiển viên vị, ban đầu lập năm phẩm dẫn trong kinh Pháp Hoa giải thích thành ba quán, giữa tòa trống nương nhà giả, lại do định tuệ trợ giúp giải thích nhẫn y, tòa rốt ráo cho nên không viên, y vắng lặng nên trung viên, thật từ lớn nên giả viên, lại thật y tòa cả ba đều nói Như lai, cho nên viên, bắt đầu từ sau vị tương tự, thấy hạt ở sau nêu dụ cho tợ. Trong Đại kinh quyển mười bốn nói: Thấy có hai thứ.

  1. Thấy Tướng mạo.
  2. Thấy rõ ràng.

Thấy tướng mạo, như xa thấy khói gọi là thấy lửa tuy không thấy lửa thật chẳng phải luống dối, hư không thấy hạt bụi lại nói thấy nước, nếu thấy hoa sen lại nói thấy gốc, giữa hàng thấy sừng lại nói thấy trâu, thấy người nữ mang thai lại nói thấy dục, nếu nói thân ngữ lại nói thấy tâm, trong mỗi câu rộng như câu đầu, như vậy đều gọi là thấy tướng mạo.

Thấy rõ ràng: Như mắt thấy sắc, Bồ-tát thấy đạo, Bồ-đề Niếtbàn, cũng giống như vậy, và xem trái cây trong lòng bàn tay nghĩa cũng đồng, như vậy đều gọi là thấy rõ ràng. Nếu thấy tướng mạo gọi là thấy tương tự, thấy rõ ràng gọi là thấy rốt ráo, phần chứng cũng được gọi là phần liễu, nên tợ vị nầy dẫn tướng mạo ấy gọi là thấy tương tự, thật chẳng phải kiến tánh, tuy chưa kiến tánh khác nhau với phàm phu luống dối xưng là kiến, cho nên các dụ cho nói: Thật chẳng phải luống dối, năm phẩm còn được quán hạnh gọi là kiến, huống chi lại tương tự mà chẳng phải kiến, nêu bày như ở sau kế dẫn nêu giải thích thành, nay năm phẩm ở sau chánh nói trung vị.

Kế dẫn trong kinh Hoa Nghiêm để chứng Sơ trụ, sáu căn tịnh vị giới nội hoặc hết, lại gọi là vô dư, tiến phá vô minh mới qua mâu-ni, ba tạng mâu-ni chưa dứt biệt hoặc, giáo môn quán hạnh lại xếp vào viên, nên sở trụ tâm qua Mâu-ni.

Bắt đầu từ đây trở xuống là hiển bày công năng quán Bất đãi, v.v… Là lặp lại phân tích Thông giáo Thất địa mới tiếp.

Hà là hoan hỷ: Phân tích Sơ địa của Biệt giáo mới chứng Trung: Nên trong Lăng-già quyển năm nói: Đại Bồ-tát trụ Như như rồi lên Hoan hỷ địa, thứ lớp như vậy cho đến Pháp Vân, nên biết đều là Sơ địa trở lên nói giáo đạo. Trước giáo sau chánh phán quyền thật, giáo càng thật, vì càng thấp, giáo càng quyền vị càng cao, nên Thông giáo ở Bát địa Biệt giáo ở Sơ địa, Viên giáo ở Sơ trụ. Trong kinh Pháp Hoa ở sau dẫn chứng quyền thật. Phương tiện chứng quyền thật sự chứng thật.

Ngã tức Thích-ca, các vị mười phương ba đời, v.v… mượn lời phát tích ấy, để thành văn khai quyền, lại kế ở sau lại trải qua giáo phán, trước chỉ nêu bày hai song lưu nhập trung, nay lại nói chung nên bao gồm ba tạng, giáo ấy lại ở thấp mà vị ấy rất cao, nên vị song lưu chỉ ở Phật, nên nói phải phân khoa tiết hai nghĩa, dù nói đi đến là nói lược, nói vị viên thật, vị ấy tuy thấp mà phá công nhiều, đến Sơ trụ thì lúc bấy giờ một phen nhiếp thì nhiếp tất cả. Tuy nói một phẩm mà thật có vô lượng.

Kế nêu dụ cho như văn.

Kế lại như ở sau dẫn nêu bày giải thích như bốn thiền là một nhập khác nhau, do đó mà nói, phẩm chẳng phải chỉ có chín, nên biết Sơ trụ phá phẩm nhiều, hai quán trước sau đồng, y theo văn thứ lớp, đến nầy mới biết dọc phá khắp e mê văn xa, nên dự ở hai quán trước sau kết, nay đến trong đây chánh phải kết xứ, nên chỉ lược kết lại chỉ ở trước, nay Trung đạo quán ở sau lược kết ba lần Trung quán ở trước để thành hai không, gọi là phá pháp khắp, vô minh là kết lần đầu ở trước, pháp tánh là kết lần kế ở trước, không y các kiết thứ ba ở trước, không nương bốn câu kết thánh tánh không, không nương không chấp kết thành tướng không, y theo trước phá kiến ở hai giả sau, mới kết hai không, nên nay cũng phải như.

Kế dẫn ngài Tịnh Danh để chứng hai không. Phật có đủ hai không nên cúi đầu đảnh lễ, đủ hai không nên sạch hết các pháp, lấy không dụ không nên nói như không, lại không có tánh tướng nên nói vô y. Nếu nhập Sơ trụ nhiếp tất cả trụ, trụ đã phá hoặc cho nên một phá nhiếp tất cả phá, từ đầu đến sau đều trừ một phần, nên gọi một phá tất cả khác.

Kế y cứ ngang môn: Ban đầu nói ra ý.

Trước là pháp

Kế dụ cho, từ cạn đến sâu nên gọi là thẳng bít môn, môn ý, v.v… nên gọi là đồng, đều nêu bày ý nên gọi là Tịnh, nếu hoành, v.v…

Kế nói ý môn, ngang dọc tuy khác không đâu mà chẳng thấy thật, cũng là thứ thông, thông tất cả hạnh, đều đến cùng tột.

Hoành môn: Ở sau chánh giải thích Hoành môn, trước nêu tám bất, một là luận nêu bày đủ nên trước nói. Luận thứ nhất bài tựa quy kính chép: Không sinh cũng không diệt, không thường cũng không đoạn, khác nhau cũng không khác, không đến cũng không đi, có thể nói là nhân duyên khéo diệt tất cả hý luận. Con cúi đầu lễ các pháp của Phật, trong thứ nhất là tám bất nầy? Nói Phật đã nói nghĩa đế bậc nhất, một luận ở sau nêu bày chỉ rộng, Trung luận ở sau dẫn luận nhiếp tướng, dùng hai nhiếp sáu và cấu tịnh, v.v…

Luận hỏi: Các pháp có vô lượng vì sao chỉ dùng tám phá nầy?

Đáp: Pháp tuy vô lượng, tám phá nầy hết, phải biết các văn nêu bày môn tướng không ngoài tám phá nầy, đến duyên gọi là dị thế, nên nói rộng cho nên trong luận nói:

Nói bất sinh là tất cả tà chấp và bốn tánh, sinh và vô sinh đều không thật có. Bất sinh vô sinh đâu được có diệt, vì diệt vô sinh, nên sinh vốn không, còn sáu câu y theo đây nói.

Hỏi: Không sinh không diệt đã gồm phá tất cả các pháp, cần gì lại nêu sáu câu khác ư?

Đáp: Vì thành hai pháp đầu nên nêu bày sáu câu khác. Lại tin ưa khác nhau tùy nghi nói khác nên kinh Bổn Nghiệp Anh Lạc, quyển hạ Đại kinh Đại luận quyển sáu, nói phá các pháp đều nêu bày tám, đồng không với Trung luận. Nên kinh Anh Lạc chép: Tám phá không tức nhau Thánh trí không hai, không hai cho nên là mẹ của Chư Phật Bồ-tát nầy. Chư Phật Bồ-tát đều nói tám bất, nên biết tám bất không nhiếp hết môn nghĩa. Lại nay Thụ môn ba đế nghĩa đủ, độ nhập hoành mỗi môn môn ba đế, nên khiến hoành môn không ngang không dọc, do dọc mong ngang không dọc không ngang, từ đầu đến cuối đều có ngang, như một vô sinh tất cả vô sinh, cho đến không ngoài cũng giống như vậy. Nhiếp ngang dọc nầy đều nhập nhất tâm, đủ như thuyết sau, tám bất nầy đã vậy các môn nêu bày như vậy, cho nên nay văn độ nhập các môn, đủ như Trung luận ban đầu hai nhập và sáu pháp. Cho nên nay văn trước dùng các pháp đều nhập Vô sinh, còn bảy pháp xoay vần lại xen nhau nhập, cho đến tất cả hoành môn cũng vậy, cho nên lại nói vô sinh độ nhập.

Ban đầu nói: Nếu môn vô sinh đến cũng như vậy là đem môn vô sinh trung ấm nhập cảnh giới cả mười đều xen nhau phát, đến nhập các môn.

Kế nếu môn vô sinh quán tâm ở sau, là đến trong môn vô sinh mười pháp thành nương văn đầu và cảnh không thể nghĩ bàn, trong cảnh có mười như mười giới thành ba ngàn lại vào các môn, trong đây còn lược chỉ nói các thứ năm ấm, tức là lược nêu năm ấm thế gian, một tánh tướng, v.v… tức là lược nêu văn mười như trong thế gian ba đời, lại vào các môn.

Kế nâu môn vô sinh phát chân chánh đẳng, là dùng môn vô sinh phát tâm Bồ-đề, lại vào các môn, nếu môn vô sinh an tâm ở sau là đem an tâm chỉ quán lại vào các môn, ba pháp trước nầy nêu bày văn đều lược, nhưng đến phá khắp văn tướng hơi rộng.

Chánh y cứ phá khắp nói độ nhập, từ các văn tướng nương đến, không trụ không hạnh, lý cũng phải đủ. Trong hai môn ấy hoặc lúc không là thiếu lược.

Kế nếu môn vô sinh biết có không, v.v… ở sau là dùng phá khắp dọc ba quán trung nhập không văn đến chỉ là văn hư không phá kiến, cũng lược phá tư, cho đến các vị bốn môn phân biệt. Nếu môn vô sinh phá kiến, v.v… ở sau là đem nhập giả trung biết bệnh, trong biết bệnh trúng số, trong trúng số thấy biết có văn trúng số, còn trong biết bệnh các nghĩa và các văn biết thuốc trao thuốc đều lược. Nếu môn Vô sinh quán trí chướng, v.v… ở sau, là đem nhập chặng giữa ban đầu quán văn vô minh, văn trước đã dùng bốn câu suy phá, phá rồi bèn nói: nếu đối với một quán được ngộ, các câu liền dùng chung, nên biết một câu được ngộ, ngộ tức ba quán hiện tiền, kèm theo hai quán trước tu trung, còn ba câu như ở văn, từ tự diệt ở sau là có văn sắp nhập Trung quán pháp tánh, từ tự đãi ở sau là văn sắp nhập Trung quán chân duyên.

Ban đầu trong môn Vô sinh nói nhân thành giả, y cứ vô minh pháp tánh dùng làm tự tha cộng vô nhân, v.v… khiến nhập Trung đạo, văn Trung đạo ban đầu lấy không giả trước tương tức với trung, đã đủ ba đề nên nay bốn câu, trong mỗi câu đều kết ba đế, nối tiếp tương đãi cũng giống như vậy. Lại trong mỗi giả đều ban đầu nói tự sinh.

Kế nói ba câu, ở văn rất dễ thấy. Trong văn nối tiếp nói tự diệt, v.v… Trước quán pháp tánh nói: Vì ngay vô minh diệt pháp tánh sinh,nên trong văn nầy lấy diệt đặt tên, vô minh sinh diệt, vô minh tức là tự diệt, pháp tánh sinh, tức là tha sinh, không sinh mà sinh tức là tha diệt, pháp sinh gọi là tự, diệt không diệt sinh, tức là cộng, diệt lìa diệt không diệt, tức là không nhân, pháp tánh cũng vậy, vì sao? Vì không diệt sinh là tự, không diệt mong diệt diệt tức thành tha, nay chung vô minh mà nói, nên đều nói diệt, trong tướng đãi nói: Tự đãi, v.v… Trong tướng đãi ở trước, nói đãi trí, nói vô trí đợi ở Chư Phật, gọi là Tha đãi, đãi ngã đương lai gọi là tự đãi, cộng và vô nhân nêu bày ở đây nên biết. Nếu môn vô sinh ba quán kết thành ở sau, là văn tương kết phá pháp khắp, trước ở hai quán sau kết xong. Đến sau quán thứ ba, chỉ kết ở trước, nay văn độ nhập đã ở sau quán thứ ba, sau quán thứ hai nên lược không nêu ra, nên biết kết biến chánh nên hợp ở cuối quán thứ ba nếu môn vô sinh như trên, v.v… chung kết nếu được ở sau kế nói rõ hai kinh.

Ban đầu nói chung nhập tướng.

Kế vì sao ở sau là chánh nói hai kinh.

Trước nói không hạnh; kế nói Kim cương; ban đầu trong không hạnh nói đế không hạnh, tức là cảnh mầu, trí là y cảnh khởi giải, Bồ-đề là phát tâm, an tâm như văn phá kiến tư, v.v… tức là phá khắp sinh tử Niết-bàn chặng giữa tức là nêu chung thỉ chung hạnh vị giáo, v.v… chỉ ở sau trong văn đạo phẩm thông bít cho đến chánh trợ, vị là thứ vị, thông nhiếp an nhẫn cho nên lý ái, đều ở trong vị, qua ly ái rồi nhập vị Sơ trụ, ắt có khởi giáo nên nói giáo.

Kế Kim cương: Ban đầu lại dẫn kinh sáu trần không trụ.

Kế là cảnh trí ở sau nói mười thừa. Cảnh trí không trụ cho đến không thể vô minh, v.v… Lại nêu mười thừa ba văn đầu, để phá khắp văn là vốn độ nhập. Không có Sơ địa, v.v… lại dẫn trong văn kinh không trụ, nhập địa bèn nói không nên trụ, do chưa cùng tột, huống chi lại trụ ở cảnh trí sơ tâm, cho đến nếu chưa phá hết, cho nên không phải trụ, tức là vô trụ mà trụ, nầy thì cũng gọi là không nên trụ, nên nói tuy các pháp không trụ, do không có pháp trụ mà trụ Bát-nhã, nầy thì ba đế lại chung sơ hậu, sáu tức đều được gọi là vô trụ mà trụ, vô trụ nầy ở sau lại phán vị, cho nên Nhân Vương ở sau giải thích phán. Thông Đồ chép: Ba chỗ nầy đều phá vô minh, cho nên được phần Kim cương vô trụ. Thích-ca ở sau nói rốt ráo Kim cương, nếu vậy ở sau giải thích nghi thường dùng đã giải thích nhưng nói Kim cương chỉ ở phục đạo, nên nói đoạn đạo vô Kim cương, nên dùng Đẳng giác làm Kim cương, Diệu giác chỉ có dứt mà không có Kim cương. Trong Nhân Vương nói Thích-ca sở nhập, nên nay trích dẫn. Phật có Kim cương chung đến Sơ trụ tột ở Phật, không ở đâu chẳng có nghĩa Kim cương vôtrụ , vì phá tha giải nên dẫn Phật có theo để dễ giải thích, có không chẳng ở tại dụng mà ở Đẳng giác, công quy về Diệu giác. Hai luận đã nói cũng không ngoài mười thừa vô trụ.

Nói độ khác: Khác nghĩa là âm khác, do nghĩa vô sinh độ nhập môn khác như ở đời dây đàn ông trúc, dây đàn ông trúc mà khác nhạc có khác, đàn ống trúc như ngang, các khúc như dọc.

Chương đầu căn bản diệu tuệ chỉ quy, công rộng lớn của độ khác nếu như vậy, nhập đạo và lý còn ba pháp thuộc về sự, ngàn lời đều giải có chút phần để nói.

Kế lại phân biệt: Ban đầu hỏi nên biết.

Ý đáp: Vô sinh đối với các tên thành hai nghĩa.

Ban đầu chánh chỉ bày môn tự hành năng thông, nên nói: Ba mươi hai Bồ-tát, mỗi vị đều nói môn sở nhập, nếu nói ở sau nêu ra giải tha. Nay giải ở sau nêu ra nhà nay chánh giải, ban đầu chỉ bày môn năng thông. Bồ-tát nầy nói ở sau tự hành. Duyên lợi tha ở sau kế nói hóa tha, trước nói các Bồ-tát đều tự nói môn sở nhập, nên thành tự hạnh, trong đây nói ba mươi hai Bồ-tát, mỗi vị đều nói, chẳng phải riêng thuật rồi cũng làm lợi tha, tha duyên khác nhau nên phải nói mỗi mỗi duyên. Đây thì, v.v… là khen môn có vô lượng không ở đâu chẳng có lợi ích tha, những gì, v.v… Là kết trả lời câu hỏi trước. Lại kế ở sau lại ở mỗi môn để rõ bốn tiết được bốn tất lợi ích, tức là cái đúng ấy. Nếu không có bốn món tất thì phải độ nhập, hoan hỷ tức thế giới, tin thiện tức là nhân, chấp pháp tức đối trị, muốn độc tức nghĩa đệ nhất, lại phải kế ở sau nói các môn không diệt có bốn môn tất lợi ích hỷ sinh, trở xuống là chữ Bát tức môn Bốn tất, dụ cho kết như văn.

Kế nói nhất tâm: Ban đầu nói lại ý. Bắt đầu từ ngoài, ngoài cùng đến Phật pháp, đều có tà chấp, cho đến các tư, đều quán phá hết, phá lập đều nêu bày tất cả kinh luận, nên kiến tư phá vị đại tiểu khác nhau, bốn môn phân biệt sở nhập đều khác, nêu ra mượn thuốc và bệnh trao thuốc, v.v… trải qua tất cả. Nhập trung lại có các vị khác nhau, độ nhập hoành môn môn lại có vô lượng, cho nên mỗi môn đều nói tất cả tướng ấy đã rộng, người muốn tu quán là để tâm khó đúng nên phải kết rút chỉ bày ý chánh kia, gọi là nhất tâm, đây là chánh nói ý môn nhất tâm vô sinh, theo như môn vô sinh có ngàn lớp.

Kế nói các môn hành dọc, độ nhập nhất tâm, tuy các thứ ở sau kết thành nhất tâm, nhưng nhất tâm ở sau chia môn giải thích, trước giải thích chung môn, đối ở sau, v.v… có các tướng khác nhau nên gọi là chung. Lợi là nêu chung với riêng, vì chưa rõ ở sau riêng, ở chặng giữa ban đầu lược chỉ bày pháp quán. Nếu không được, là kế nói ý độ nhập, tìm văn rất dễ thấy.

Nói huyền siêu là trong nhất tâm đầy đủ, không còn có thứ lớp, khác nhau với dọc trước nên nói huyền siêu. Xuất Giả Độ Nhập Trung chép: Lặp lại lược đã nhập, tự hạnh tuy phá nhưng chưa bỏ phân biệt, nên gọi là sơ.

Kế vì lợi tha lại phân biệt rộng, nên gọi là phức phá rồi lại nên gọi là đáo nhập. Cũng gọi là nhập lại vì chưa đến trước, các tướng như vậy cũng nhập nhất tâm, nên nói diệu không, cho đến song chiếu, tất cả đều chẳng đúng ý cũng như. Nói song chiếu giả của hai đế, do giả tức trung, vì sao ở sau giải thích kết như vậy, v.v…

Kế y cứ nhất tâm khi tri kiến Phật đã ở mỗi niệm chỉ quán hiện tiền, y cứ tâm niệm nầy gọi là chúng sinh. Sao trước nay hoặc ngang hoặc dọc đã nhập nhất tâm, một niệm khởi không lìa ngã, ngã tức Chúng sinh, trái mỗi niệm tâm, tâm tịch mà chiếu, tịch nên gọi là chỉ, chiếu nên gọi là chỉ, chiếu nên gọi là quán, nhất tâm đã. Các tâm nêu bày cũng vậy, chỉ quán làm nhân nhãn trí làm quả, trong mỗi niệm không đâu không có chỉ quán nhãn trí, cần gì sơ tru mới gọi là khai, như khai Ba thừa chỉ là nghĩa khai chấp cận ấy, nghĩa là ngay chúng sinh cũng là điểm chỉ bày nói tình vắng lặng, tức là Phật tri kiến Ba thừa. Nay nầy chỉ là khai thừa nhận khai của khai thông, chưa phải khai phát khai của khai kiến, nên văn sau nói nầy quán Thánh, v.v… để phán khai vị, nên trong kinh Pháp Hoa nói dẫn chứng trong thanh tịnh sáu căn, nhưng chỉ dẫn ý căn, do ý tịnh nên các căn thanh tịnh, nên chỉ dẫn ý để nhiếp các căn. Hai Hiền mười Thánh đều dẫn Nhân vương. Hiền Thánh ở nhân nên có quả báo, Phật không có quả báo, nên gọi là Tịnh, nay nói chung tịnh uế đã khác, có nghĩa báo khác nhau có thể chứng rốt ráo. Trong Đại kinh cũng nói ở sau mượn tiểu nói đại chứng báo Diệu giác, Tiểu thừa cũng do có hiện báo, gọi là hữu báo nên trong quyển hai mươi bảy chép: Chúng sinh ràng buộc gọi là sắc, danh sắc ràng buộc chúng sinh. Sư tử hống khó nói, nếu có danh sắc là ràng buộc, các A-la-hán chưa lìa danh sắc, cũng còn ràng buộc.

Phật nói: Nầy thiện nam: Hai món giải thoát là:

  1. Tử đoạn
  2. Quả đoạn

Nói tử đoạn là các bậc A-la-hán đã dứt phiền não, các kiết hư hoại, chưa dứt quả nên gọi quả ràng buộc, không được nói danh sắc ràng buộc, tuy chưa dứt quả mà quyết định đoạn, phiền não tức là hột của quả, ấm quả tức là quả của tử gia, Đại thừa tuy đồng. Tiểu thừa khi nhập Vô Dư dứt hẳn quả, chỉ có hiện báo vô sinh hậu báo, nghĩa ấy hơi đồng nên được tướng hiển. Có báo thân nên đồng với tử quả, không vời lấy hậu báo gọi là không quả tử, thế dẫn trong kinh Kim Quang Minh cũng chứng báo thân tuy đồng danh báo, nghĩa báo lại khác, khác nhau Tiểu thừa, cách thế báo, nên lặp lại dẫn, cảnh gọi là pháp thân, trí gọi là báo thân, cảnh trí tương ưng năng khởi hóa dụng, gọi là ứng thân, y cứ theo ý kinh ấy chữ ưng bình hô, trí nên ở cảnh gọi là ứng thân, kinh ấy tức dùng báo thân là ứng thân.

Khởi hóa dụng: Là nên đọc khứ thinh, tức hóa thân, cho nên phẩm Tam thân kinh ấy chép: Hóa thân ứng thân thối thất, tùy các chúng sinh hiện các thứ thân, gọi là hóa thân, tương ưng như như như như trí nguyện lực, được hiện tướng tốt đầy đủ, gọi là ứng thân, dứt tất cả phiền não, đầy đủ tất cả pháp, chỉ có như như, trí như như, pháp thân như như làm trí như như là nơi nên nương tựa.

Kế dẫn tánh báu giải thích Kim Quang Minh.

Kế trải qua nhất tâm, do một bề ngang dọc không hai nhất tâm, trải qua các tâm, tất cả các tâm không đâu chẳng phải vô minh, cho nên sơ tổ quán chung vô minh, chung đã chẳng phải nên khai chung xuất riêng, trong tâm vô minh đầy đủ các tâm.

Hỏi: Văn trước chỉ nói quán thức ấm vì sao có các tâm dục?

Đáp:

  1. Các tâm không ra khỏi thức.
  2. Vì đối với người tiện nghi, nên phải gồm nêu bày.

Hỏi: Tham, v.v… tức thuộc về phiền não sao gọi là quán tâm?

Đáp: Tuy là phiền não thuộc thiện ác ấm, huống nầy chỉ quán các dục tâm vương. Nếu vậy, có gì khác với phiền não?

Đáp: Đây là phiền não chẳng phải cảnh phiền não, do quán pháp ấy xưa quá khứ hiện tại xưa tập sinh, không đồng với sau nên hợp ở đây, thật phiền não ấy chẳng phải báo ấm, tuy tức thuộc về ấm mà ấm bất tận, cho nên văn sau lại nêu các ấm, nói lịch nghĩa là xem xét, do biệt mong chung nên gọi là dư, không ngoài vô minh nên nói nhất tâm.

Kế: Trước nay ở sau nêu bày các ấm nhập

Hỏi: Lẽ ra ở cuối quyển bảy nói mười thừa xong nêu bày các ấm nhập đều tu mười thừa, vì sao ở đây nêu bày ư?

Đáp: Do nghĩa tiện, từ sơ đến nầy riêng y cứ thức tâm, từ đây trở đi, cho đến lìa ái, y cứ đủ về năm ấm mới thành pháp tướng, nên trong thông bít, đã xem xét đế duyên, đế duyên phải đầy đủ năm ấm, đạo phẩm niệm xứ không thể nói riêng một thức ấm, chánh trợ chỉ là giúp cho đạo phẩm, ở sau ba pháp chỉ là nói các vị thứ lớp của quán ấm, nên phải ở đây nêu bày các ấm nhập, đem các ấm nhập cộng thành cảnh quán.

Hỏi: Trải qua các nhất tâm cái nào khác với bốn ấm?

Đáp: Có đồng có khác đủ như trước có phân biệt. Lại trải qua các nhất tâm, dùng tâm đối tâm mà nói chung riêng, nếu nêu bày các ấm dùng ấm đối ấm, mà nói thô tế báo phi báo khác nhau vì pháp tướng khác nhau, nên phải nói riêng, tuy là nói riêng nên biết đồng khác, ấm không ngoài tâm tâm không lìa ấm, ấm năng ngăn che, tâm thường tạo tác, tạo thân che sơ đều do tâm làm cảnh.

Kế là hỏi đáp phân biệt, đáp chặng giữa, trước đáp nhập không nhân duyên, ở chặng giữa trước gồm đáp, sao ở sau nêu bày riêng, nói về sinh tử ở sau có giải thích.

Văn đầu giải thích vì tự nêu ra, tự đã có ở sau giải thích vì nêu ra tha. Hiền thánh giải thích là tuệ mạng, các thần thông ở sau giải thích là vô lậu. Lại pháp vị ở sau giải thích là pháp vị, nhưng phải suy nghĩ phân biệt nêu bày đồng xuất giả tướng nhân duyên, tự thoát đồng đại bi, thoát tha đồng bổn thệ, tuệ mạng đồng lợi trí. Vô lậu đồng phương tiện, pháp vị đồng tinh tấn, mỗi pháp khế hội khiến nghĩa tương đương, giả ở sau không nên nói nêu bày ở sau, muốn dùng trước sau một nêu bày năm duyên nên cũng có năm duyên. Phàm quán không ở sau kế đáp nhập giả không có bốn môn, ý không chung đại tiểu, v.v…, tiểu tạng đại diễn thiên ba viên một, các pháp nầy đều phá kiến tư nhập không, quán năng phá y môn khác nhau, nên nêu bày mười sáu môn để phân tích thể không lẫn lộn, như thể hư không các không lại khác nhau, kiến tư đoạn xứ Ba thừa chung hữu, Biệt giáo nhập không tuy riêng ở Bồ-tát, trí dứt lại đồng, nêu tâm hằng khác, nay văn nói dọc tương tự Biệt giáo, ý văn lại khác, nên nay văn nói những việc đã nêu, nên đối biệt phân biệt khiến cùng nêu khác, để lập thứ lớp, bổn nguyện không thứ lớp, nên nói phân biệt nhàn. Sợ người mê nên nương bốn giáo để phân biệt, ý văn vốn ở một viên dụng.

Trí chướng ở sau nương văn sau nầy để dẫn Đạt-ma Uất-đa-la giải thích nghĩa trí chướng. Đạt-ma Uất-đa-la Hán dịch là Pháp Thượng, sau khi Phật diệt độ tám trăm năm, là A-la-hán ở trong Bà-sa, dùng ba trăm bài kệ làm một bộ, gọi là Tạp A-tỳ-đàm. Vua của luận nầy giải thích nghĩa, văn thường phân biệt. Đại sư trích dẫn hoàn toàn leo phá phân tích. Cũng như Huyền Văn có giải thích mười hai bộ kinh, tuy không chánh dùng mà còn đủ ý ấy, nay văn đầu từ phiền não đến làm sao nói trí thành chướng, tức gạn khởi, trí có hai thứ:

Đáp: Đã thuật nghĩa ấy lại thuận tông ấy, chớ đem văn nay để xen lẫn ý kia.

Ban đầu gạn rất dễ hiểu. Trong lời đáp nói chứng trí, là trí của Phật và Bồ-tát. Nói thứ trí là trí Nhị thừa, trí Nhị thừa tuy được gọi là trí nhưng chưa thuận thật tướng, nghĩa phải nên biết, có công năng phá phiền não nghĩa phải ở trí, nói thể trái, v.v… là giải thích thức trí, thức thuận ở tưởng tánh là phân biệt, trí nầy trái thể nên gọi là thể trái, trí nầy thuận tưởng nên gọi là Tưởng thuận, thuận trí Nhị thừa trái với trí Phật, làm chướng trí Phật và Bồ-tát nên nói trí chướng.

Lại Phật có hai chướng, v.v… phiền não chướng của Phật trước đã dứt trừ xong, vô minh lại hết gọi là lìa hai chướng, nên dẫn trong kinh Niết-bàn chứng hai giải thoát. Tâm nghĩa là trí vô lậu, nghĩa là chứng trí, trí không bị chướng gọi là trí giải thoát.

Kế dẫn trong Địa Trì giải thích ý Niết-bàn. Địa Trì gọi là tuệ Niếtbàn gọi là trí, tên khác mà nghĩa đồng.

Kế nếu dùng ở sau giải thích Địa Trì tuệ giải thoát, trong Địa Trì đối với tất cả sở tri, biết không chướng ngại, gọi là trí tịnh, nên giải thích rằng: Do minh cho nên đối với trí có ngại. Nếu phá vô minh biết không có chướng ngại, tức là vô minh chướng chứng trí, gọi là trí chướng, phá vô minh nên được trí không chướng.

Kế dẫn nhập Đại thừa, để chứng vô minh là nghĩa trí chướng, nhưng vô minh gọi là đồng cho nên phải phân biệt vô minh xuất thế mới gọi là Trí chướng, hai chướng đều gọi là phiền não, lại càng khó. Vô minh và ái đều là phiền não, vì sao chỉ dùng vô minh phiền não, để làm trí chướng. Từ vô minh trở xuống giải thích, ái là phiền não, phiền não khác trí, vô minh tuy cũng gọi là phiền não, phiền não tức trí, cho nên vô minh chẳng đồng với ái, cho nên phân ra hai chướng khác nhau.

Kế dẫn nêu bày giải thích trí chướng, phần đoạn là sinh sinh tử chẳng phải vô vi. Nếu vô vi sinh tử sinh tử tức vô vi, vô minh cũng như vậy, tức thể được gọi là trí, cho nên nói vô minh được gọi là trí chướng, ái tức bốn tục ở sau giải thích phiền não tức hoặc của trí, nên khi có trí tuệ thì không có phiền não, khi có phiền não thì không có trí tuệ, cho nên trong văn nói, giải hoặc không chung, phiền não tức chướng gọi là phiền não chướng.

Nói vô vi sinh tử: Là nhiếp vào Đại thừa lập bảy món sinh tử, có phương tiện sinh tử, tức vô vi sinh tử, có nhân duyên sinh tử, tức pháp giới sinh tử, hai sinh tử nầy ở cõi biến khác, nên sinh tử ấy tức vô vi, nên mượn nêu bày nay tức hoặc của trí. Lại nữa, ái khiến cho các cõi nối tiếp nói. Lại giải thích trùng lập ái và vô minh, thể ấy khác nhau, ái từ quả khởi làm nối tiếp quả sau, nên nói khiến cho các cõi nối tiếp, đây là nói công năng của ái, khiến cho tâm phiền não ở sau giải thích công năng của ái chỉ là phiền não, tuy vô minh ngăn che ở sau, nêu ra công năng của vô minh, để nói phiền não.

Chiêu vời sinh tử không gì hơn ái, nên từ cương mà đặt tên, cho nên ái chỉ gọi là phiền não, không gọi là trí chướng, vô minh không rõ ở sau, là chánh giải thích, công năng của vô minh là nghĩa trí chướng, vô minh và ái đều trái với giải thoát, mà vô minh không đồng với nhanh gốc của ái, vô minh là gốc trái với giải thoát, trái tức là chướng.

Kế tánh ái ở sau nói ái là nhánh, gốc đã có tên trí chướng, cho nên ái chỉ gọi là phiền não. Kế vô minh tánh mê ở sau giải thích lại vô minh đích thân chướng trí, cho nên nghĩa chương trí hiển bày. Kế vô minh có hai thứ ở sau, lại phân biệt vô minh đồng thể khác, để nói thể tướng của hai chướng khác nhau.

Trước hỏi, tuy có cái khác của mê sự mê lý, cả hai đã đồng được gọi là vô minh, vì sao vô minh được gọi là trí chướng; kế dẫn trong Địa Trì để đáp, nếu chung, thì sở chướng đã chung gọi là trí, nên khiến năng chướng chung gọi là chướng, nay nói riêng là trí thể của sở chướng đã khác nhau, nên khiến năng chướng vô minh khác nhau, cho nên Nhị thừa có trí vô ngã, mà thành sở chướng, tức do phiền não mà thành năng chướng, pháp của Chư Phật, Bồ-tát vô ngã trí, mà thành sở chướng, nhân vô ngã trí mà thành năng chướng, do sở chướng của Nhị thừa, làm năng chướng đối với Phật và Bồ-tát. Đối với Nhị thừa được gọi là trí, ở Phật Bồ-tát chỉ gọi là Chướng, đây cũng tức trí là chướng, gọi là trí chướng. Nếu vậy ở sau phán xét đến Địa Trì, nhân pháp vô ngã đều là mê nhân pháp vô ngã, cả hai đều gọi là lý, cả hai trí vô ngã đều gọi là tịnh trí, phiền não là trí đều là gia chướng của lý trí, từ trì sở tri trở đi, tức là sự trí bị chướng làm trí chướng.

Kế nếu vậy ở sau gạn vể sở giải, mê sự mê lý đều gọi là trí chướng.

Sao là định, từ chiếu sự chiếu lý, khế hội hai giải đều có đạo lý, do người xưa giải thích có hai khác nhau, hoặc do các pháp bị chướng, gọi là trí chướng, hoặc do vô minh chướng đối với trí Phật gọi là trí chướng, luận chủ đều thừa nhận nên nói tuy hai hai mà không hai, chỉ là một trí năng chiếu lý sự, sự lý tuy khác mà trí thể chẳng khác. Lại tâm trí là chướng ở sau lại nêu ra khác giải. Có người nói: Tâm trí là chướng, tâm là phân biệt, phân biệt là sự, sự ngại như thật, ở đây giải thích chấp mê lý, gọi là trí chướng, do diệt tưởng diệt tâm, nêu pháp Tiểu thừa pháp đối với giải thích về đại, như người Tiểu thừa nhập định diệt tận tưởng diệt tâm, cũng gọi là diệt trí, đây là đoạn diệt, nay diệt trí chướng tâm không tự thể diệt, tức bỏ phân biệt nhập vô phân biệt, nên biết phân biệt thật không thể vả lại chẳng phải điều nhiên ở sau giải thích lại trì chướng và trí Trung đạo, chẳng phải điều nhiên ở sau giải thích lặp lại trí chướng và trí Trung đạo, chẳng phải rõ ràng khác nhau, trí chướng là vô minh vô minh là pháp tánh, cho nên trí chướng không thể cắt đứt.

Kế ở sau dẫn kinh chứng minh, phước còn một mảy may, không đâu chẳng cùng tột. Phải biết phân biệt trí thể không xả, vì giúp đạo môn trước phá phiền não, nếu phá phiền não, phá hoặc trí nầy, thể là chứng trí cho nên không lỗi, người làm ở sau phá kiến chấp. Kiến tư cho là khác nhau của hữu đoạn không đoạn, nói về trí thể ấy thể vốn không khác nhau, như các ý giải thích ở trước nói lên vô minh tuy nói trí chướng, thể chướng tức trí, lại từ trước nay các giải cũng không ra ngoài giải thích Trung quán ở trước; ban đầu nói nghĩa trí chướng, chia làm ba cách giải thích.

Ban đầu nói trí là chướng, tức là trí là năng chướng, hai chữ trí chướng đều thuộc về Năng.

Kế nói từ sở chướng, gọi là Trí chướng, tức là chứng trí bị chướng, gọi là trí chướng, hai chữ sở chướng ngại đều thuộc về sở chướng.

Kế nói lại trí sở tri ngại, gọi là trí chướng, tức chữ chướng làm chữ trí, chữ sở.

Kế hỏi đáp: Lặp lại giải thích ngăn ngại; Ban đầu ý hỏi: Trong kinh Anh Lạc nêu bày vị thỉ chung, chỉ nói Sơ địa ba quán hiện tiền văn song lưu ở trước vì sao có được ba chỗ song lưu.

Ý đáp: Mượn nghĩa tướng thành ở lý không có lỗi mượn bát địa Biệt giáo thành thấp, bên Thông giáo mượn Sơ trụ Biệt giáo thành cao bên Viên giáo, không thể chuyên chấp trong kinh Anh Lạc vị định của Biệt giáo ở Sơ địa. Nói vị phân biệt đều không gì hơn kinh Anh Lạc, cho nên mượn đó để thành cao thấp. Một hỏi đáp lượm lặt mà có, văn cũng không có thứ lớp.

Chỉ Quán Phụ Hành Truyền Hoằng Quyết phần bốn trong quyển sáu.

Pages: 1 2 3 4