SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 5

PHẦN 1

Trong giải thích chánh quán, trước nói ý tới, cũng gọi là kết trước sanh sau. Trong đó, trước lược kế rộng. Văn đầu kết trước, nay y trở xuống là sinh sau. Hỏi: Trong năm lược trước có hạnh có giải, có nhân có quả, vì sao chỉ nói sáu lớp là giải. Đáp: Nói đại ý thì quán ở hạnh giải tự tha nhân quả, y đã khỏ hiển, lại thực hành các giải thích hạnh giải nhân quả v.v…, không phải gọi đã có hạnh quả v.v… nên đại ý là chung, tám thứ kia là riêng. Riêng là giải thích riêng hạnh giải nhân quả. Như giải thích một trong mười chương thiền Ba-la-mật, cũng là đại ý. Từng ý chung riêng v.v… cũng như thế. Nếu lại có người y theo năm lược ở trước, tu hành chứng quả hay lợi tha v.v… tự là đường. Trước như quyển ba ở trước ghi. Như ý luận văn chỉ thuộc ở giải, trong thuộc giải sợ giải chẳng khắp nên phải nói rõ danh thể và nhiếp pháp. Mới kham thành mười cảnh mười thừa dưới. Như trong đại ý tuy nói phát tâm mười thứ khác nhau và bốn Tam-muội nói hạnh khác nhau. Chỉ nêu số đầu nói tướng chẳng đủ, cho nên chưa thiệp với mười cảnh mười quán. Phương tiện nhìn năm hơi giống hạnh thỉ, nếu nhìn chánh quán toàn chưa nói hạnh, cũng trải hai mươi lăm pháp y cứ sự sanh giải, mới có khả năng làm phương tiện chánh tu. Cho nên sáu trước đều thuộc giải, đều nương vào giáo mà lập, nên nói y Tu-đa-la làm phân biệt thiên thô nên nói Diệu giải. Lại chỗ nương giáo chẳng phân biệt Đại Tiểu, thiên viên khác nhau. Vì cùng thành một Viên giải, lại tên Tu-đa-la gọi chung ba tạng. Như Đạt-ma Uất-đa-la nói: Luận vốn cũng gọi Tu-đa-la, lại trong mười hai không phải cục ở một bộ, trước sau chung gọi là Tu-đa-la, cho nên chỗ dẫn trước hoặc luận, hoặc luật hoặc đại hoặc tiểu cùng thành Diệu giải, cho nên nay chỉ chung là Tu-đa-la. Nói sanh sau, là dùng các giải trước mới tiến hành được. Như trong Thích Danh trước là Đãi, kế là Tuyệt. Tuyệt chỉ là khai chung đức gặp dị, cùng thành nghĩa tuyệt. Hiển thể bốn đoạn đều là trước Thiên sau Viên để làm Đãi tuyệt. Thể là sở thuyên, tên là khai hiển, thể cũng tùy tên, dùng sở khai thể nhiếp khắp các pháp. Pháp tướng khó nói vẫn phân ra sáu nghĩa, là ở khắp sự lý nhân quả tự tha, mỗi pháp đều chung giới nội, giới ngoại. Lại dùng sáu nghĩa lần lượt thâu nhau, lại dùng năm môn xếp pháp được nhiếp, mới hiểu trong thể sở nhiếp dung nhau lại hiển trong dung thật quyền chẳng xen lạm, lại dùng bốn chương quyền thật hiển nhau, Viên giải hơi nhanh. Lại dùng giải này dắt dẫn thanh tịnh. Sự lý dung tức nên gọi Diệu giải. Y theo Diệu giải này để lập chánh hạnh như giải hạnh này lấy ở diệu lý cũng còn khó đương, huống chi là chỉ riêng một văn trong bộ, do đâu mà bước lên diệu vị viên chân. Phải biết chưa thấy ý dung chung nên phải khéo hiểu các đại chương câu tỏa quán đãi ở trước, thâu nhiếp ý văn, nắm vào một tâm, vẫn phải mười pháp hòa hợp thành thừa. Một điều đình cảnh cảnh đều nghiên cứu, dù cho chưa ngộ có thể làm diệu nhân, các vị Thanh văn lên cực quả. Phương đẳng đờn chiết, Bát-nhã bị gia lại, đến Pháp Hoa ba thỉnh bốn chỉ cũng phải rộng lược, năm Phật khai quyền pháp thí nhân duyên hết lòng trịnh trọng, vẫn có chưa liễu hại đến Niết-bàn đâu có đời mạt độn căn ngầm chỉ một câu phân biệt Phật thừa, tuy câu khéo thông, nếu chẳng phải sáu căn phải là năm phẩm. Cho nên luận Quán Tâm nói: Hay đáp hỏi là hứa cho năm phẩm ấy. Ấy là tự tâm diệu đạt đâu đợi văn khác. Nếu đọc văn còn mê thỉnh chẳng tụ nêu, cho nên sáu lớp trước đều là Diệu giải. Cho nên trong mỗi văn đều dùng thứ lớp hiển chẳng thứ lớp và khai quyền v.v… chỉ tùy tự ý lược nói quán tâm mười giới ba đế, là chánh ý chỉ khiến một tâm quyền thật mà tu Diệu quán. Cho nên nói y giải mà lập hạnh. Ca Minh trở xuống là nói rộng ý tới, trước nói được nhân pháp, trong đó trước nói tự hành mà được, là đều dùng chánh quyển Diệu hạnh đối sáu chương trước mà diệu giải. Trước thí dụ giải hạnh giúp nhau. Cao có khả năng tục minh để thí dụ cho quán hạnh, minh có khả năng nhiên cao để dụ cho quán giải. Mắt hay dắt chân dụ cho chỉ giải, chân hay đạt mắt dụ cho chỉ hạnh, nêu cả hai dụ đồng dụ hai pháp. Tướng chi dữ canh lại chi dữ tư. Dựa văn cùng khác ý phải thông nhau lại là nhờ tư, nhờ ích, cho nên biết không có sáu chương trước, hạnh không do đâu mà đủ. Hạnh giải trở xuống là nhân hạnh mà chướng sanh, nói nguyện do chướng sanh ba chướng v.v… là bó chung mười cảnh để làm ba, bốn, đủ như văn sau trong chín song bảy chiếc mà nói. Do quán ấm nên các cảnh đều sanh, chướng ở chỉ quán khiến chẳng sáng sạch. Văn từ lời nói cách chữ làm đối, nghĩa là tối tăm nhiều lớp che sáng, sáng tức là quán, tán lớn động định, định tức là chỉ. Chữ trùng bình thượng hai âm đều chung. Đốn vị từ bình, sâu dày từ thượng. Cự là lớn, lớn không hai tiếng nghĩa cũng chung hai, sẽ khởi cùng lậu đều được gọi lớn. Nghĩa là ma chướng thường đến, đến càng sâu nặng. Lại từ đối tiện đặt tên ma chướng là hôn tán mà nói. Hôn tán là năng chướng, trọng cự là tướng chướng, ế động là dụng chướng, định minh là sở chướng. Sở chướng tuy vốn có, Định minh tạp cũng yếu. Năng chướng là tập vô thỉ nên hôn tán năng lực rất mạnh. Chẳng thể v.v… là quán ma chướng thể tánh, nếu ma chướng khởi sẽ hại quán đọa ác. Nay muốn lập quán khiến chớ tùy chớ sợ, sợ thì một bề hại ở chánh tu, tùy thì vẫn cần xét phân biệt tiến chăng. Nếu khi chướng khởi đều làm ác thì hướng hết vào đường ác. Chướng chẳng thuần ác cho nên đọa đường ác y cứ nhiều phần mà nói, như bệnh phiền não v.v… khi bảy cảnh khởi thì tùy đó đều đọa vào sanh tử, hai thứ sau khởi thì đọa ở phương tiện, chỉ hai cảnh sau ở trong sơ tâm và bảy cảnh trước vốn là trôi lăn, đều có nghĩa kéo vào đường ác. Cho nên nói phần nhiều thuộc về trôi lăn. Lại phải phân biệt bệnh là vô ký hoặc sanh thiện ác. Phiền não một bề thêm lớn điều ác trong nghiệp tế độ tự phân ra thiện ác. Ma cũng khiến người rơi vào thiện ác. Thiền tuy độn thiện khởi bác bỏ, cho nên ác. Y kiến đạo hạnh cũng có thiện ác, mạn một bề là ác. Cho nên bên ác thì kéo rơi vào ác, bên thiện thì kéo rơi vao thiện. Nếu y cứ Lý quán mà nói Thiện Ác thì hai cảnh sau cũng gọi là ác huống chi bảy cảnh trước. Cho nên trong Tịnh Danh ở chương Tu-bồ-đề bác bỏ ba vô vi là ba đường ác, ấy thì bên sợ thì đồng, đồng ngại chánh tu bên tùy thì dị, đường ác nghĩa khác. Phải dùng trở xuống là chánh nói lập quán. Chẳng vì sợ cho nên đến được bình đẳng. Tuy Đinh Minh Hôn Tán thể đều vốn có, không có hai thể, thể một tên khác. Cho nên tên Hôn Tán gọi là không thật thể, lại dùng vắng lặng mà làm tánh. Cho nên biết hôn tán căn nói tuy mạnh phải tu vắng lặng để đạt hôn tán, chiếu thể hôn này một quán mà ba, gọi tức hôn mà minh, vắng lặng thể tán này ba chỉ mà một, gọi tức tán mà vắng lặng. Đây là bệnh vắng lặng chiếu v.v… chín cảnh, thành không thể nghĩ bàn chỉ quán đại cương. Như đây trở xuống là y giải khởi hạnh lập thí dụ. Thí dụ hướng về chỉ quán của vắng lặng, hai nhóm trên là chỉ, hai nhóm dưới là quán, nghĩa là động tán đều thêm, càng lớn chỉ tịch. Hôn ám càng mạnh thì càng nhiều quán minh. Truyền nghe bặt trần giải rằng: Trư khai dụ cho chỉ giải, các dòng dụ cho chỉ hạnh, củi cháy dụ cho quán giải, gió ích dụ cho quán hạnh, một lần giống được nhưng trái ý văn. Trước dùng Cao Minh mà dụ cho Giải hạnh rồi, đây chỉ dụ cho hạnh tức hôn, tức tán, mà chiếu mà vắng lặng. Chỉ y hai dụ đều đối chỉ quán, giải thoát này là chánh. Trư khai v.v… dụ chỉ hạnh, là Đại luận quyển ba mươi trong giải thích Nhẫn độ có nói: Nếu người thân ác như trư khai kim sơn, thể vàng cáng chân. Nay dụ an nhẫn ba chướng bốn ma càng chuyển thêm vắng lặng. Các dòng như Đại kinh nói: Các dòng sông chảy ra biển đều mất tên cũ. Muôn dòng đều hội thể chẳng thêm bớt. Chín cảnh di thú chỉ thể không thiếu. Chi tịch ở động, động tăng ở tịch. Cho nên dùng Trư lưu mà dụ ở động, lại dùng Kim Hải mà dụ ở tịch. Sở dĩ trư di càng nhiều mà thể vàng không thay đổi. Sông càng chảy vào mà tánh biển chẳng thêm. Củi cháy v.v… là dụ quán hạnh, nhiều củi lửa càng mạnh, mạnh chẳng chọn củi. Ma chướng càng sáng, sáng chẳng chọn cảnh. Phong ích cầu la, Đại luận quyển bảy trong giải thích Phật phát ra ánh sáng. Hỏi: Từ dưới chân cho đến nhục kế, mỗi đều sóng sáu muôn ức ánh sáng, ở đây cũng đếm được. Vì ánh sáng này chiếu ba ngàn cõi nước còn chẳng khắp huống chi là mười phương. Đáp: Thân quang là gốc của các ánh sáng. Từ gốc tuôn ra vô lượng ánh sáng như trùng Ca-la-cầu-la, thân nó rất nhỏ gặp gió chuyển thành lớn, cho đến có thể nuốt tất cả. Ánh sáng cũng như thế v.v… Được cơ có thể độ, càng thêm vô hạn. Nay cũng như thế. Sức quán chưa thành, chỗ chiếu chưa sướng, gặp cảnh thành chiếu dụng nó càng sáng. Các pháp sanh nên Bát-nhã sanh, cho đến chẳng phải sanh chẳng phải chẳng sanh. Cho nên mượn Cầu-la để du cho năng sở. Quán chiếu ở tối, tối tăng ở sáng, cho nên lấy củi gió mà dụ cho tối, lại lấy lửa sâu mà dụ cho sáng. Do đó củi nhiều mà tướng lửa càng mạnh, gió mạnh mà sâu càng lớn. Kim cương này trở xuống là quán thành cùng ích. Văn trước đã dụ hạnh giải công sâu. Kim cương v.v… là khen công sâu của giải. Chỉ quán giải thành dứt ba hoặc hết. Nhọc gượng v.v… là khen hạnh đức xa. Chỉ quán hạnh chứa vượt hai tử. Văn Tuyển Cam Tuyền Phú chép: Nắm (xem) thấm nhuần cương của đạo đức. Cương tức là chất rắn của Kim thạch. Trận là bày, tức nêu bày. Thái Công trong Lục thao có các trận Thiên, địa, nhân, mây, chim. Nay Kim cương quán không trận nào chẳng phá, đã ba hoặc đều dẹp, như năm trận đều hoại. Ngoài quách gọi là giao, ngoài giao gọi là dã (dã là đồng cỏ hoang), quách như ba trăm, giao như bốn trăm, dã như năm trăm. Cho nên phá hai chết quá năm trăm gọi là vượt giả. Nếu đến Sơ trụ hạnh tuy chưa tột, lại dùng trung hạnh mà há đồng cư và phương tiện hai chết. Lý tuy không sai nhưng giải nhờ hạnh mà mãn. Được tên kim cương cắt được ba hoặc. Hạnh nhờ giải mà tiến, được tên cao cường vượt được hai chết. Lại mượn tùy sự mà được tên chẳng phải một. Văn tuy đều nói ý thật cùng giúp nhau tuệ tịnh trở xuống là nói tướng giúp nhau. Tuệ chỉ là quán giải, hạnh chỉ là quán hạnh. Hạnh được ở giải thì hạnh chẳng lầm, giải được ở hạnh thì giải có khắc. Cho nên nói tuệ tịnh ở hạnh. Hạnh tiến ở tuệ chiếu nhuận trở xuống là tiếp nêu bốn dạ để dụ giúp nhau giải như mặt trời chiếu, hạnh như mưa thấm nhuận. Chiếu nhuận đều bằng, muôn vật sẽ thành. Hạnh giải không lệch các đức đều đủ. Giải như người buôn bán dẫn đường, hạnh như người buôn bán thành đạt. Có dẫn có đạt thật là điều đáng mong. Hạnh giải đầy đủ thật tướng chẳng xa. Giải tịnh ở hạnh, thì hạnh như ngọc không có dấu vết. Hạnh nghiêm ở giải, thì giải như vật trang sức đáng ưa thích. Kia đây giúp nhau, nên nói giao lạc. Một thế trở xuống là lấy dụ này mà dụ cho hạnh giải như Chiếu Nhuận v.v… cũng gọi dị thể. Cho nên y cứ một thật mà nói hạnh giải. Dắt dẫn lẫn nhau lại hiển ở thật. Như thể hai tay chỉ là một thể, chẳng hai mà hai lại hay tịnh thể, hai mà chẳng hai. Không phải chỉ trở xuống là nói hóa tha mà được, diệu hạnh đã mãn khởi giáo lợi ích người khác, nên nói chẳng phải tự hành mà thôi tức là vị Sơ trụ. Lại tính chung trở xuống tức là khởi giáo. Thác là rộng, là lớn. Giá là chỉ (ngăn), tức như bốn ma. Chướng là chướng ngại, tức như ba chướng. Ba, bốn đều thật đủ như sau nói. Khải là khai, đây y cứ hạ căn chân xuất giả vị. Trung thượng chẳng phải thế, như quyển sáu. Tư Tượng v.v… tượng là thành vật, là người thợ làm ra đồ vật (bình đựng v.v…). Nói tự tha công thành. Nếu hạnh giải chẳng khắp, tự tha sẽ giảm mất. Cho nên Đại sư cùng Cát Tạng Thư nói: Nếu có giải mà không hạnh thì chẳng thể hàng phục chúng sanh, có hạnh mà không giải thì ngoài thiếu hóa tha. Nhân sư v.v… là khen hạnh giải đầy đủ, đáng làm thầy người, là báu của nước đời Hậu Hán, vua Linh Đế băng rồi, lúc đó Hiến Đế có Mẫu tử rất tin Phật tông, bác bỏ bai Lão Trang, soạn luận ba quyển ba mươi bảy thiên. Thứ hai mươi mốt Samôn cứu bàn kế đúng sai, lập lời hỏi rằng: Lão Tử nói người biết không nói, người nói không biết. Lại nói: biện luận hay như nói ngọng. Lại nói: Quân tử thẹn lời nói có lỗi, nếu Sa-môn biết chí đạo sao chẳng ngồi mà làm. Nói không phải quấy luận suông cong ngay há chẳng phải là giặc đức hạnh sao? Đáp: Lão cũng có nói, nếu ông ấy không nói làm ao ta nói được? biết mà chẳng nói thì chẳng thật có, chẳng biết mà chẳng nói là người nghe. Hay nói mà chẳng thể làm là thầy trong nước, làm được mà chẳng nói được là dụng của nước, làm được nói được là báu của nước. Trong ba phẩm chỉ chẳng thể nói chẳng thể làm là giặc của nước. Nay nói tự làm khuôn phép cho mình, làm khuôn phép cho người, nên nói là báu của nước. Mâu Tử lại nói: ôm vàng chẳng hiện ngoài người, ai biết trong đó có ngọc vi, có thêu nhiều màu chẳng ra khỏi cửa, ai biết trong có màu sắc?. Ngựa nằm trong chuồng, chẳng ăn thì ngựa dở ngựa giỏi đồng bầy. Học trò ngậm miệng chẳng nói thì ngu và trí chẳng phân. Nay tục sĩ trí không mao tuấn mà muốn chẳng nói lời. Chẳng nói một phu mà tự như Đại nói. Nếu đám này ngồi mà được đạo thì như không mắt muốn thấy, không tai muốn nghe há chẳng khó lắm ư? Cho nên nay tự hành đã mãn phải dùng giáo lợi người. Thí như nói làm đều được mới là quốc bảo. Như trong Xuân Thu, Tề Oai Vương năm thứ hai mươi bốn, Ngụy Vương hỏi Tề Vương rằng: Vua có báu chăng? Đáp: Không. Ngụy Vương nói: Quả nhân ở trong nước tuy thế (nhỏ) mà có châu kính tấc mười hạt, chiếu xe trước sau đều hai mươi cổ, sao cho nước muôn thừa mà không báu ư? Oai Vương nói: Gọi quả nhân báu và vua báu khác nhau. Có tôi như Đàn Tử v.v… đều giữ một cõi thì khiến Sở Triệu Yên đều chẳng dám xem thường, nếu giữ trộm cướp thì đường không lượm của rơi. Do đây làm tướng thì soi ngàn dặm đâu chỉ mười hai cổ xe ư? Ngụy Vương hổ thẹn mà bỏ đi. Đây thì nói được làm được là quốc bảo. Mà lại trở xuống là nói giống Phật thừa làm thí, tức có thể hóa tâm. Hỏi: học giả Viên đốn vốn tập vô duyên, đâu đến Sơ trụ mới nói học Phật? Đáp: kính mến cực vị gọi là học Phật mà thôi. Lại trong sách lệ trở xuống mà khiến nói như làm. Như lai cũng dùng chỗ chứng mà lợi người, cho nên khuyên nói chứng để ích lợi người, tức trở xuống là dụ. Nếu dùng quyền pháp dạy người. Pháp môn tuy khai mà chẳng gọi là khuynh tạng, nay ở một tâm mà khai môn lợi vật là khuynh, kho Bí mật bày châu chân thật. Tâm đã chẳng cùng, tạng cũng vô lượng. Tạng đã vô lượng thì châu vô biên. Chứa tất cả pháp nên gọi là Tạng.

Lý thể không thiếu dụ như lấy châu. Ấy là mở bày giác tạng (kho giác) vốn có của chúng sanh, chẳng phải từ ngoài đến. Các châu này v.v… là kế mượn dụ để khen thể dụng. Trước chung y cứ châu để khen thể, kế riêng y cứ dụ để khen dụng. Văn trước nói châu này có thể dụ cho Nội diệu thể, Hạnh giải nhân quả tất cả đều đầy đủ, phát ra ánh sáng dụ cho tuệ, mưa báu dụ định tuệ tưc trí đức, định tức đoạn đức là thể định tuệ. Hai đức này tức là hai đức tự lợi, lợi tha, trí tức là tự lợi, đoạn tức lợi tha, tự tha này hai mà chẳng hai lấy ba đức này vì tha mà nói. Nay khen chỗ nói là châu này v.v… chiếu tối v.v… là khen dụng, nói chiếu tối là năng lực của ánh sáng, phá tối không sáng kia. Nói phong phiếm là sức của mưa. Làm giàu cho kia cái thiếu pháp tài. Nói đêm sáng là chuyển giải thích chiếu tối. Nói tế cùng là chuyển giải thích phong phiếm. Xoay vần sanh nhau trở xuống là giải thích định tuệ tức nhau trên. Phá hoặc đủ đức, trí đoạn đồng thời. Trì hai luân trở xuống là thí dụ công thành có chỗ đến. Hai luân vận xa là dụ cho định tuệ Ngang chu, hai cánh bay cao là dụ cho định tuệ dọc cực. Chữ là vô (trống) sỉ là bay. Cho nên Đại sĩ Tuyết Sơn bị Đế-thích thử tài xem là có thể gánh mang gánh nặng bình đẳng được chăng. Như xe có hai bánh thì chuyên chở được, chim có hai cánh thì sẽ bay lên được. Tuy thấy trì giới nhưng chưa biết người ấy có trí sâu chăng? Trong kinh vốn dụ thừa giới đầy đủ, nay mượn để dụ định tuệ đồng thời. Ngọc Nhuận v.v… là dụ cho chỉ quán hạnh thành công bày được ra ngoài. Ngọc Nhuận là dụ cho chỉ đức, xanh tươi là dụ cho quán đức. Lưu Tử nói: Núi ôm ngọc mà cỏ cây nhuận, sông chứa châu mà bờ chẳng khô. Hoài Nam Tử cũng nói: Suối có châu bờ chẳng khô. Bích: kinh Sơn Hải nói: Núi cao nhiều xanh tươi. Quách Phác nói: Bích là ngọc. Thuyết Văn nói: Thanh là sắc đẹp, tiện là sắc tốt. Cũng như thông trúc mùa đông vẫn mầu xanh, đều là vẻ xinh tươi. Có người nói: Chỉ quán giải hạnh như ngọc nhuận bích tiên. Đây chưa khéo ý văn. Trong đây ý nói do hạnh giải ở trước mà chỉ quán thành tựu, công năng bày ra ngoài, tự tha đều lợi ích. Nếu lại chỉ làm hạnh giải mà giải thích thì văn nào phiền tạp.

Hương thành trở xuống là nói pháp ân khó báo đền. Đã hạnh giải thành tựu thì mắc ân sâu của Phật, như tan nát thịt xương cũng chẳng thể đền đáp đức Ngài. Hương thành, là nơi Bồ-tát Ba-luân tu thấy VôKiệt chẻ tủy để chuộc thân cũng như đồng tử Tuyết Sơn thấy La sát gieo mình mà chuộc bằng kệ. Những si độn ấy v.v… là kế nói lỗi tự tha đều cho thiếu Diệu giải Diệu hạnh ở trước. Trước nói lỗi tự hành vì không có lòng tin. Lại như Pháp Hoa nói: Các con ở sau uống thuốc độc khác làm mất bổn tâm, là uống chất độc kiến tư khác. Năm trược chướng nặng nên nói vào sâu vì độc sâu nên mất tâm Bồ-đề, vì không tin nên như voi không bị câu móc. Đã không có móc câu tín cho nên nghe mà chẳng thể hiểu. Cho nên Đại Kinh quyển hai mươi ba nói: Vì như voi say điên cuồng bạo ác muốn giết hại nhiều. Có người điều phục voi thì dùng câu móc lớn móc vào vòi thì nó liền nghe lời, tâm dữ đều dứt. Chúng sanh cũng như thế, vì phiền não nên gây ra nhiều điều ác. Các Đại Bồ-tát dùng câu móc Phật pháp, khiến người nghe pháp do đây mà trụ. Vì nghĩa ấy nên nhân duyên nghe pháp là gần Đại Niết-bàn, phải biết đời trước có móc câu nghe pháp, nên khiến đời này nghe liền hiểu. Thiếu mắt trí tuệ, càng giải thích mà không hiểu. Cho nên kinh

Đại Phẩm chép: phải dùng mắt trí tuệ để quán biết các pháp thật, cho nên biết phàm phu đui mù, Nhị thừa chột mắt, ngoài nghe chẳng hiểu do trong mắt trí, không có mắt trí nên nghe cũng chẳng khác. Toàn thân đều bình đẳng, đều dụ cho không thực hành vì không làm nên chẳng thể dứt hoặc, nên nói chẳng trước. Lý thấp là bệnh và cùi hủi đều dụ cho chẳng giác chẳng hiểu cho nên chẳng biết. Xưa bác bỏ bai Đại thừa cho nên hạnh giải toàn thiếu các ương kia còn chứa còn gọi là người lớn tội, vì nói những lởi ấy lại thêm tội bác bỏ bai thì có tổn mà không lợi ích. Kinh nói: Nếu chỉ khen Phật thừa, chúng sanh chết trong khổ, nên nói đâu nhọc phải nói. Nếu trở xuống là túng thích. Nếu là giả thiết, mượn khiến chán đời chẳng thể cầu đại. Cho nên kinh nói: Không phải sức tầm thường của ta mà được vật. Phạm phụ v.v… là nêu loại chứng mà giải thích. Chán Đại Tập, quen tiểu như bỏ cội rễ mà theo cành lá. Cho nên Đại Phẩm chép: Bỏ thâm Bát-nhã Ba-la-mật như bỏ cội rễ mà tu tập Nhị thừa, chỗ phải làm như vin cành lá, đó là việc ma. Vin cánh lá sẽ đọa, nắm gốc sẽ chắc, nắm cành vô thường thì rơi xuống đất Nhị thừa, nắm gốc Bồ-đề tâm ắt chắc. Cẩu hiệp làm việc, là Đại Phẩm nói: nầy người Thiện nam, gần gũi các kinh khác chẳng học Bát-nhã, như con chó chẳng theo đại gia xin ăn, lại xin người giúp việc, là việc ma của Bồ-tát. Bồ-tát cũng như thế, bỏ thân Bát-nhã, lấy chỗ hành kinh của Nhị thừa ấy là việc ma. Đại luận giải thích rằng: Có người trước ở trong pháp Thanh văn thọ giới, sau thấy thân Bát-nhã nhưng vẫn mê đắm chỗ học trước mà bỏ Bát-nhã. Lại có đệ tử Thanh văn, trước học Bát-nhã chẳng hiểu nghĩa thú chẳng được tư vị, còn chuộng kinh Thanh văn mà cầu đạo. Lại có Thanh văn trước học Bát-nhã lại muốn tín nhận kinh Thanh văn khác mà hủy bỏ lời Bát-nhã. Kinh ấy trước sau bất định, nghĩa chẳng tương ưng, cho nên bỏ đi. Trong pháp Thanh văn pháp nào chẳng có, sáu đủ Tỳ-đàm tức là Bát-nhã, năm bộ luật tạng tức là Thila. Trong Tỳ-đàm phân biệt nghĩa thiền, tức là Tam-muội. Trong kinh Bản Sanh khen nhẫn, tiến v.v… tức là sáu độ đầy đủ. Nay văn quen nói đủ các ý. Kính Nhĩ Hầu v.v… có người chẳng biết khỉ và Đế-thích có nghe người nói Thiên đế bay đi. Sau ở trong rừng mà thấy bầy khỉ bảo là Đế-thích mà rất kính trọng đảnh lễ. Ngói gạch v.v… cũng là Đại Kinh ý dụ ao xuân lại vin nắm cành lá và ngói gạch, như chẳng biết pháp. Cẩu Hiệp làm việc và kính lạy khỉ như chẳng biết người. Lại một thứ người thiền thấp kém dạy người pháp nhân đều lỗi. Ngầm dẫn tuệ văn về trước các lỗi hiển bị chê chẳng đạt chướng nạn còn lỗi ở tiểu huống chi là đại? Trong đó trước nói nhân sai. Chẳng đạt, vì chẳng thể dùng tha hóa an tâm sáu mươi bốn phen, cho nên thành lỗi, huống chi chín thừa ư? Thể tâm v.v… là nói pháp hóa tha là sai. Tuy thể đạt như không, chẳng phải thể pháp thật trí tuy từ chối chẳng chịu, chẳng phải vô tác xả giác, tuy điều hòa dung chung, chẳng phải lẫn lộn đồng với pháp giới, tuy giác cầu tìm, chẳng phải phản chiếu nguồn tâm, tuy mất hút rời nhau nhưng chẳng phải khế lý vắng lặng, tuy hiểu vốn Vô sanh chẳng phải trí soi cảnh mầu. Các dụng như thế đều là một đường. Cho nên nói một triệt. Triệt là vết xe đi. Cho nên biết đây là mê hẳn mười quán và cảnh sở quán. Chướng nạn muôn nẻo, là song bác bỏ tự tha. Như mười cảnh dưới cùng phát. Đã chẳng liễu tự phán, phán tha tất cả đều lỗi. Mù què v.v… là không giải như mù, không hạnh như què. Sư nói: Nếu là đệ tử thì phải biết, cho nên đều đọa lạc. Nếu mượn Bách luận người ngoài bị phá, bèn tự cứu rằng: Nếu thần không chạm thân thì chẳng nên đến. Thân thần nhờ nhau sẽ có chỗ đến. Như mù què giúp nhau sẽ đi xa. Nay một người có hai, một bước chẳng đến lên. Kế mù què là giải thích thí dụ trước không mắt gọi là mù, chân thọt gọi là què. Đã mù và què mà lại đi đêm, không giải không hạnh mất mặt trời Phật giáo, đi đêm vô minh. Chẳng nên trở xuống là tổng kết phi khí. Chẳng nên đối với người không hạnh giải trên mà nói diệu giải hạnh. Cao thượng là như trước người có tín có hạnh giải, tức cao thượng ở văn này. Thấp kém là như người không tín không hạnh giải, sẽ yếu kém giáo này.

Khai chương rất dễ thấy, cái gọi là chỉ quán khai làm mười. Phải nói chỉ quán sở quán khai làm mười. Chỉ là văn lược nên chỉ nói chỉ quán. Lại mười cảnh này tức là văn trước thể được hiển. Trước y cứ sở hiển năng nhiếp, nên đặt tên là Thể. Nay đối với cái do năng quán phát ra nên đặt tên cảnh. Lại trước từ lý mà nói nên thể chỉ là một, nay từ bên sự nên cảnh có mười. Vì sự tức lý nên mỗi cảnh đều không thể nghĩ bàn. Vì lý tức sự nên mỗi pháp đều khác nhau. Trong đây văn mười nghĩa mười. Ý khiến sở quán đồng thành một thật, và nói lên năng quán chỉ ở một cực. Cũng có thể nghĩa mười như trong phân biệt. Cũng có thể nghĩa ba, nghĩa là trái ba chướng tức ba đức. Kế ý trong sanh khởi, do quán ấm nhập mà sanh ra chín cảnh giới, năng sở giúp nhau, thứ lớp sanh nhau mà thành mười ý. Nhưng sanh khởi này lại phụ văn tướng. Một nhà soạn thuật lập ra chương môn đều sanh khởi. Nếu y văn dưới mười cảnh cùng phát thì không còn thứ lớp. Đây thì từ hạnh. Văn đủ hai nghĩa, một ở trong mười. Đại Phẩm nói: Thanh văn y niệm xứ v.v… lá dẫn chứng nghĩa kế cho nên Đại Phẩm và Đại Bát-nhã, hễ nêu pháp môn thì đều dùng năm ấm làm đầu. Năm ấm chỉ là cảnh niệm xứ mà thôi. Lại hành nhân trở xuống là nghĩa hiện tiền. Văn dưới phân biệt dùng hai nghĩa này. Nói gánh nặng, năm ấm là gánh vác, sanh tử nhiều lần nên nói nặng. Phàm phu chẳng bỏ, Nhị thừa chẳng gánh. Người Bồtát vừa bỏ vừa gánh. Vì bỏ nên bỏ hẳn sanh tử, vì gánh nên vào sanh tử. Cho nên Bồ-tát bỏ gánh năng gánh. Hành nhân (người tu) cũng như thế, vì bỏ vì gánh cho nên phải quán. Sau phát tướng lạ v.v… là trong mười cảnh ấm đủ hai nghĩa ắt ở đầu, chín thứ kia đã do quán ấm mà sanh khác là thứ lớp. Như chỗ nêu dưới đây. Nay ta dùng mười pháp này làm cảnh, khác nhau nẻo thường, lập riêng thanh tịnh chân như vô sanh vô lậu. Như thế mà quán, như lìa không này lại tìm không riêng. Nay y kinh nương hạnh lấy ấm làm đầu, chín cảnh sau tùy phát mà quán, mỗi cảnh đều dùng mười thừa pháp quán. Lão Tử còn biết quán thân là tai họa, mà người thế gian gìn giữ thân nhơ tìm tịnh lý khác. Có lỗi rất nặng.

Năm ấm trở xuống là nói do ấm mà sau sanh phiền não, nói ấm hợp với bốn đại là sợ văn này lầm. Phải nói ấm hợp với bốn phần. Báo pháp năm ấm từ vô thỉ đến nay chưa từng lìa nhiễm, nếu chẳng quán ấm thì thuận phiền não. Nên nói nếu chẳng quán sát v.v… như đóng thuyền trở xuống là vì người chưa quán nêu thí dụ. Dụ gồm hai ý: Trước vì chẳng quán là thí dụ thuận dòng. Nếu nó trở xuống là do quán ấm động phiền não mà cảnh ngược dòng làm thí dụ. Hối tố như quán ấm. Thỉ giác theo dòng như phát phiền não. Thuyền là chuyên chở trên nước. Bôn, Nhĩ Nhã nói đường lớn) gọi là Bôn, trong sân gọi là Tẩu. Bôn là dáng chạy nhanh. Theo mà chẳng biết đi nhanh. Tinh là chạy tan, đi nhanh như chạy tan. Tố là ngược dòng. Đã quán trở xuống là hợp quán ấm dụ. Bốn đại trở xuống là nói quán phiền não kế sanh bệnh hoạn. Thân bệnh tức là ấm cảnh trước, tâm bệnh tức là cảnh phiền não trước. Vô thỉ thường theo thân bệnh không hề ngược dòng, nên gọi là đẳng, cũng là trước nói chẳng quán, nên nói trong tình bất giác. Nay Đại phần trở xuống là nói do quán hai thừ trước mà động bệnh hoạn. Đại là bốn đại, lại chỉ cho sắc ấm, vì bốn ấm kia chuyển thành phiền não, gọi là bốn phần nên nói đại phần. Phần có bốn phần tức phiền não ở trước. Trước đã quán ấm lại quán phiền não, nên nói đều quán. Do hai quán này kích động sắc, nên nói xung kích mạch tạng. Đủ như quyển tám giải thích. Vì xung kích nên khiến bốn mùa trái với năm tạng, cũng là năm hành khác nhau nên gọi là Trái. Nên bốn rắn độc khởi riêng thành bệnh. Vô lượng các nghiệp trở xuống là do quán ba cảnh mà sanh ra các nghiệp. Cũng trước nói chẳng quán nên chẳng phát. Cho nên tâm tán thiện thường chẳng phát nghiệp tướng. Nay tu trở xuống là chánh nói nhân quán để phát nghiệp tướng. Kiện nghĩa là đã quán đại phần, bệnh nghĩa là đã quán bệnh cảnh, ba thứ đều quán nên nói chẳng thiếu. Nhân quán đông nghiệp nên nói động sanh tử luân, nghiệp tướng là năng vận sanh tử là sở vận. Xe chở sanh tử gọi là sanh tử luân. Nên Đại luận nói: Xe sanh tử chở các kết tạp phiền não của người nơi chỗ trống tự tại chuyển đi không thể ngăn cản. Là nghiệp đời trước mình làm tự chuyển thành các thứ hình. Nghiệp lực là lớn nhất, bậc nhất trong thế giới. Hoặc mầm thiên v.v… là nói nghiệp tướng khởi tổn ích khác nhau. Câu đầu là nhân thiện tập nẩy mầm sanh tướng. Ác hoại trở xuống là ác tập nhân hoại diệt tướng. Thiện thị trở xuống là nói thiện báo quả tướng. Ác lại trở xuống là nói ác báo quả tướng. Vì ác trở xuống là nói nhân quán ở nghiệp mà sanh việc ma. Trong văn chỉ làm tướng sanh sau, thiếu chẳng quán thì chẳng phát. Nhân quán bèn phát tướng. Nếu nhìn văn trước phải nói từ vô thỉ đến nay chỉ thuận theo hữu lậu, dẫn nếu thiện sanh ác diệt, cũng tùy cõi ma. Nay quán nghiệp khiến ác diệt, thuận theo Niếtbàn để hiện sanh, cho nên thuận Bồ-đề, ma sợ xuất gia mà gây trở ngại. Cũng có thể do quán ba cảnh, tuy sanh sự thiện cũng thuận Bồ-đề, tuy diệt sự ác cũng thuận Niết-bàn. Vì ác động nên song nhắc lại văn trước hai ác tập báo. Vì thiện sanh nên cũng nhắc lại văn trước hai thiện tập báo. Nếu thiện diệt ác sanh thì thuận cõi ma nên chẳng bị trở ngại. Nếu quá trở xuống là do quán ma nên sanh ra các thiền cũng phải nói: Nếu chẳng quán sát, tập xưa chẳng hiện. Vì dụng quán tức là hạnh lục hiện tại gây ra, cho nên đồng tập xưa có các thiền hiện nị tịnh ngang dọc. Đủ như trong Thiền cảnh ở sau nói. Thiền có trở xuống là nói thiền sau phát thấy. Dật là buông lung. Nếu biết trở xuống là nói thấy sau sanh mạn. Dùng quán mà quán thấy, tâm thấy tạn dứt. Cho nên người vô trí bảo được Niết-bàn, người tăng thượng mạn chẳng phải toàn không pháp. Chỉ là chẳng hiểu pháp môn Đại Tiểu, thềm bậc cạn sâu. Lạm sanh căng cao gọi là tăng thượng mạn, ở pháp tăng thượng chưa được cho là được mà kiêu mạn với người. Đây chỉ là nêu chung tướng thượng mạn. Từ Tiểu thừa trở xuống là nêu riêng Đại Tiểu đều có tướng ấy. Trước trong Tiểu thừa chấp ngang bốn thiền làm bốn quả như trước đã nói. Đại thừa cũng có ma đến cùng ký, là nói trong Đại thừa do ký sanh mạn. Cho nên, phẩm Bất Hòa Hợp trong kinh Đại Phẩm nói: Ma làm Tỳ-kheo đến chỗ Bồ-tát, ông ở Chư Phật được ký Bồ-đề cha mẹ anh em chị em v.v… tên đó, nếu mê đắm thì thành tăng thượng mạn. Thân tử bỏ mắt v.v… là thân tử lui sụt Đại thừa rồi liền trải sanh tử, nghĩa như kiến mạn. Nếu Tiểu tập khởi thì trước phá kiến mạn nên nói nếu kiến mạn tịnh. Đại Phẩm nói: đẳng (v.v v.v…) là dẫn ở tập tiểu mà thôi. Kế Đại Phẩm chép: Có Bồ-tát trở xuống là nói sanh bác bỏ bai. Như Đại Phẩm chép: Chẳng lâu người tu nghe thâm Bát-nhã, khởi bác bỏ bai thì đọa vào địa ngục. Phẩm Tùy Hỷ nói: Nếu Bồ-tát chẳng thực hành sáu độ lâu dài, chẳng thường cúng dường Phật, chẳng trồng gốc lành, chẳng theo bạn lành, chẳng khéo tự tánh không v.v… chấp tướng hồi hướng, chẳng nên vì Bồ-tát như thế mà nói Thâm Bát-nhã. Cho đến chủng trí mười tám không v.v…, Bồ-tát như thế nghe sẽ khởi bác bỏ bai, đủ như ở phẩm Tín Báng ở trước. Cho nên Bồ-tát Tam Tạng ngoại phàm và tăng kỳ thứ hai còn có nghĩa bác bỏ bai người nội phàm và tăng kỳ thứ ba mới chẳng bác bỏ bai. Biệt giáo sơ tâm chẳng bác bỏ bai, giáo nói Trung đạo, Trung đạo lý sâu, biết lý sâu này nên khỏi bác bỏ bai. Đây v.v… trở xuống là xếp ba Bồ-tát đều thuộc quyền. Mười này trở xuống là xếp cảnh vị. Tám thứ trước ở phàm rất dễ thấy, hai sau nói ở bậc Thánh phương tiện, đã là Viên giáo thật đạo phương tiện. Phương tiện nhìn thật gọi thật là Thánh. Viên là Thánh pháp khiến thành cực thánh. Người được Thánh pháp nên gọi bậc Thánh. Cho nên biết mười cảnh vị đều ở phàm. Ấm nhập trở xuống là xếp cảnh ấm hiển thì ấm nhập cảnh hiển, chín cảnh kia thì ẩn. Lại chín cảnh kia phát thì hiển, chưa phát thì ẩn. Lại tám trở xuống là xếp cảnh gần xa. Phiền não v.v… bảy chuyển quán còn khó, nên gọi là xa. Hai cảnh sau mượn khiến chưa quán đã thành phương tiện, nên gọi là gần. Lại phiền não v.v… cách chân còn xa huống chi là Trung đạo, nên gọi là Xa. Hai thứ sau chẳng như thế, cho nên gọi là gần. Lại nếu chẳng hạ dục là nói phát sanh lẫn nhau, trước nói về ý nghĩa. Sợ sau phát được chẳng biết tiến chăng, cho nên phải dự nói khiến biết tướng mạo. Lại văn mười phát này tuy nêu mười, nghĩa bèn hai mươi gọi mười cặp. Dẫu trừ thứ mười cũng có mười tám. Cùng phát trở xuống là chánh nói cùng phát. Trước nêu chương môn. Chín thứ trước đối nhau nên gọi là chín cặp, hai thứ sau chẳng đối chỉ gọi bảy chiếc, bảy chiếc chỉ là ba bốn một cặp. Mỗi trong mười đều khắp mười cảnh. Lại chín cặp trước chính nói về hỗ phát, một cặp sau chỉ là thâu nhiếp mười cảnh xếp thuộc ma chướng. Thứ lớp, là dưới giải thích mười cặp. Trước thứ và bất thứ đều có ba nghĩa nhưng một hai đối tức ba chỉ quán. Đây chẳng nói ở hiện tại tu quán, chính là chỗ phát ba tướng khác nhau một cho nên khác với ba trong đại ý ở trước, đều kết hiện văn thành ba chủng tướng. Nay nói pháp bất thức, đều là pháp giới gọi là bất thứ. Phát tu hai thứ chẳng gọi là Đốn. Chỉ là đối nhau nói khác như văn. Lại phát tu dễ thấy nên ở giải thích như trước, pháp nghĩa hơi rộng nên giải thích sau. Văn trước nói pháp là tự nêu văn làm mười, lệ cũng phải nói ấm nhập là pháp giới. Cái gọi nhãn v.v… là môn tịch tịnh đủ như quyển bốn dẫn, đâu cần bỏ đây v.v… chẳng đồng với Nhị thừa bỏ sanh tử này cầu Niết-bàn kia. Hộp đựng đầy báu nên gọi là Rương báu. Kinh này chứa đầy báu thật tướng. Phương trượng mượn bệnh, là Tịnh Danh tự giả bệnh nằm trên giường Thế tôn đại từ đâu chẳng thương xót. Phật biết ý nghĩ của ông ấy soi xét cơ duyên khiến các Thanh văn và các Bồ-tát đều kể lại việc khất thực xưa mà từ chối chẳng có khả năng đi thăm bệnh. Lúc đó gặp do đó mà nghe bị đàn sự. Lại nghe Vănthù nghe bịnh đến thăm bệnh, tuy theo ý Phật vẫn nói là khó đối đáp. Đại chúng do đây mà kính mến phong đức vô số ngàn muôn mà theo xem đã vì các vua chúa, đại thần cùng đến nhân bệnh mà nói rộng vô thường mau chóng. Văn-thù vừa đến nói lời Phật sai, nhưng sau tự hỏi sanh diệt của bệnh. Đại sĩ đáp rộng điều phục ủy dụ, nói rộng việc không thể nghĩ bàn của Bồ-tát và xem chúng sanh là rốt ráo không Phật đạo, ở đây mở chung môn Bất nhị. Thất chứa tòa cao, cơm thơm xông khắp, khiến vời vời sự chê cười bỏ hoa, phải chịu lễ tòa khúc phục, hai Đại sĩ nói luận chỗ Nhị thừa chẳng biết, khen kính Đại thừa thành ích bơ sống và các Đại sĩ đều gặp đề hồ. Giáo này được hưng đều do mượn bệnh. Tật ích đã xong, suy công có chỗ về. Lại đến am viên phục tông ấn định. Vì đem năng nhân mà quán mình người thì bệnh đều là pháp giới. Đến quả dùng bệnh để lợi ích người, cho nên khiến Tịnh Danh lấy bệnh làm hóa đạo. Tất cả các pháp đều ở trong bệnh. Như đời Đường thỉnh tượng bình đẳng khiến vua đích thân đến thất. Đã chí kính rồi muốn đề ký trên vách, vách ở trước mắt đi lâu chẳng đến, dứt tâm dục ra gần xa như trước, khen dấu nghe nay cũng chẳng diệt. Song lâm hiện bệnh, là Phật nhân ở song lâm nhân bảo đau lưng mượn Thuần- đà thỉnh ở rộng khai Thường Tông, nhờ chiết đoạt ba tu chỉ bày ba điểm. Đáp ba mươi sáu hỏi diễn nói năm hạnh mười công đức, sáu sư phiên tà, mười tiên thọ đạo, như thế v.v… giáo hiện bệnh này hưng. Nghiệp vì pháp giới trong dẫn Pháp Hoa, tội phước là nghiệp, do đạt sâu nên gọi là pháp giới. Mười phương tức mười giới. Do đạt mười giới tức pháp giới nên thấy giới lý khắp gọi là sâu đạt sâu. Văn đầu là chân. Không nghiệp phá các nghiệp nên nói nghiệp này phá được nghiệp. Kế nếu chúng sanh trở xuống là giả nghiệp. Biết ở không nghiệp đạt khắp các nghiệp. Cho nên dùng nghiệp này mà lập giả nghiệp, kế nghiệp cùng chẳng nghiệp trở xuống là quán nghiệp Trung đạo. Nghiệp tức là giả, chẳng nghiệp tức là không, giả nghiệp gọi là phước, không nghiệp gọi là thoát, song phi hai bên đều chẳng thật có Phổ môn thị hiện v.v… là dẫn vật riêng tốt, lại đối ba văn. Nếu hiện sáu giới là trói buộc, hiện Nhị thừa giới là thoát, Phật Bồ-tát giới là song chiếu phược thoát tự chẳng có chứng đắc nghiệp thân tự tại, Pháp Hoa Tam-muội không thể nghĩ bàn sao có thể hiện thân ba mươi ba này. Chẳng phược chẳng thoát mà hiện phược thoát. Hà thí đẳng, thí là cũng nhiều. Ngoài sư Phương Đẳng, đức ấy cũng nhiều, là sao? Thế phương đẳng sư chỉ cần xếp hữu lậu nghiệp tướng còn chẳng thể đạt nghiệp không nghiệp giả, huống chi là nghiệp trung. Nay đạt nghiệp pháp giới, đâu chỉ xứng đáng làm Thế Phương Đẳng Sư. Nếu có v.v… đã pháp quán giới ma cũng vốn như, nếu khiến ở làm cũng có ma. Như thuốc đi đường giày thoa thuốc có thể đi đây đi đó, việc ma như giày, viên quán như đồ (thừa), quán ma tức như, gọi là kham thừa ngự. Quán được tâm tánh v.v… là quán tánh ba độc còn gọi là thượng định, huống quán Thiền tâm là pháp giới? Lấy tà vào chánh, tà tức là chánh, kiến tức pháp giới. Đối với kiến chẳng động cũng gọi như thế. Văn kinh cũng chung, nếu phân biệt, đủ như trong Văn Sám Tịnh ở trên nói: Lấy kiến là môn kết trước dùng tà tướng. Môn là gọi là năng thông suốt, lấy tà vào chánh là nghĩa năng thông. Lấy kiến làm cậy nhờ kết trước đối với kiến chẳng động. Tịnh Danh chép: Bồ-tát đối với các kiến mà chẳng động, đối với sanh tử chẳng bỏ, tức là nghĩa cậy nhờ. Phàm nói cây là thuận theo người. Kiến tùy quán chuyển, mặc tình quán chiếu, kiến tức pháp giới, không chỗ nào chẳng tùy, lại là phiền não mà thôi. Lược xếp đồng khác. Nói riêng mạn thì có tám thứ. Đây thuộc về tăng thượng, trong phiền não lợi độn chẳng chuyên tăng thượng. Nay từ chung mà nói cũng thuộc phiền não, vô là không, đại mạn là giả. Chân xuất giả vị, hiện các thứ thân hình, điều phục chúng sanh, nên gọi là Đại mạn. Đại Kinh quyển ba mươi nói: Bồtát nếu thấy chúng sanh có kiêu mạn, thì hiện làm đại mạn. Song phi thuộc trung, so sánh sẽ thấy. Nếu chỉ kiến (thấy) ở không v.v…, chỉ quán sâu về không, thể không vốn diệu. Chúng sanh tình cách gọi là không chẳng không. Cho nên nay đạt không tức là pháp giới. Từ không hiện ra tức là dục. Đối không chẳng không, ba đế nghĩa đủ. Để ác v.v… để ác tức là tám cảnh ấm v.v…, Nhị thừa yếu kém, tứclà cảnh Nhị thừa còn là pháp giới huống chi là ba Bồ-tát. Lại Bồ-tát trở xuống là lại nhờ quyền thật để hiển bày ba đế. Quyền là tục, thật là chân. Song phi là hiển trung, mỗi sau là kết như văn. Trong Tạp chẳng tạp nói vừa phát ấm nhập, chỉ phát ấm giải cũng gọi là phát. Giáo ngang đều đạp, giao nhau mà khởi là giao ngang, song song đều khởi gọi là đồng thời, kế nhau mà khởi gọi là đạp. Lại đều là ắt ở đồng loại như thiền cùng kiến, phiền não cùng thiền chẳng thể đều khởi. Các thứ khác so sánh sẽ biết. Thứ bất thứ, Tạp bất tạp đều nói bất cụ. Thứ cũ có thể biết, Bất thứ cụ, là tuy thấy các cảnh đều là pháp giới. Chỗ khởi cũng có Cụ, bất cụ. Chỗ khởi tạp loạn hai nghĩa y cứ mà biết. Nói chung riêng. Chung tức là đều, đều khởi mười cảnh nên gọi là Chung cụ. Tuy cụ khởi mười, ở trong mỗi đầu số chẳng đủ gọi là Chung bất cụ. Trong chung thiếu một nên gọi là riêng. Trong riêng lại thiếu gọi là riêng bất cụ, mỗi mỗi trong chín lại đầu số chẳng đủ gọi là Riêng bất cụ. Cho nên trong Thành, bất thành ở sau chỉ văn này nói trong Cụ bất cụ chỉ nói đầu số. Nay nói thể phân thỉ chung, là ở trong đầu số có thỉ chung. Kế nói ngang dọc, tên chung là bối xả, gọi là ngang pháp. Dùng thiền nhìn thiền gọi là hoại, lại trong Sơ thiền có đủ căn bản vị tịnh các pháp, nên gọi là ngang. Nhưng nếu vị nhìn tịnh tuy có cạn sâu nhưng đều ở Sơ thiền, nên gọi là ngang. Nói phát bảy bối xả gọi là Ngang bất cụ là trong diệt thọ tưởng thiếu một đường này. Các pháp khác mà so sánh là từ như phát bốn thiền, mượn thiền so sánh giải thích tướng ngang dọc, tự chín cảnh kia y theo thiền nên biết. Song trong các cảnh thiền kia tuy có ngang dọc như chẳng kịp thiền rất là đầy đủ. Muốn nói lược. Cảnh ấm nhập đầu là chẳng luận phát, chẳng luận ngang dọc cụ bất cụ v.v… kế trong phiền não lợi độn sử đầy đủ gọi là Hoành cụ, trong lợi đơn phức đến hết không lời gọi là Dọc cụ. Trong độn sát-na ba độc rất nặng gọi là Dọc cụ. Bất cụ so nói: Trong bệnh bốn đại năm tạng và quỉ ma v.v… gọi là hoành, sanh nhau khắc nhau, gọi đó là Thụ, cụ và bất cụ so sánh sẽ biết. Tế độ trong nghiệp đối nhau gọi là Thụ, trong ba thứ ma gọi là hoành. Trước ác sau thiện và rơi vào Nhị thừa gọi là Thụ, trong kiến đủ khởi ngoại và Phật pháp gọi là Thụ. Bốn câu bốn môn đối nhau là Ngang. Trong mạn bảo được các thiền gọi là Ngang. Bảo được sơ quả cho đến bốn quả gọi là Dọc. Trong Nhị thừa bốn đế đối nhau gọi là Ngang, nhân duyên đối nhau gọi là Dọc. Lại Nhị thừa đối nhau gọi là dọc. Lại trong bốn đế hai. Hai đối nhau và trong nhân duyên lấy trí nhìn cảnh cũng gọi là ngang. Trong Bồ-tát đương vị tự hành gọi là ngang. Ba giáo đối nhau gọi là dọc. Tu chẳng tu, văn dưới nói tác ý chẳng tác ý, tên khác mà nghĩa đồng. Như trong cảnh phiền não dưới mà nói, là không có câu tu phát cảnh phiền não dưới, chỉ có phiền não các pháp và pháp thân v.v… đều ba mươi sáu. Nay chỉ nêu câu pháp ấy làm ví dụ, pháp thì khác nhau. Nếu muốn phân biệt ba mươi sáu câu, trước biết tu phát đều bốn câu, một câu đều thành bốn, gồm ba mươi hai, tu phát tâm hai, bốn đều ở hai câu đầu, ý nghĩa rất dễ hiểu, đều hai câu dưới phải nói lược. Trước tu sau chẳng tu gọi là câu thứ ba, một bề duyên lý gọi là câu thứ tư. Trước tu sau chẳng thành gọi là câu thứ ba. Khi phát duyên lý gọi là câu thứ tư. Dung tham nầy mà cùng thành ba mươi hai. Hỏi: Chín cảnh dưới chẳng phát không tu, vì sao mười cảnh đều nói tu phát? Đáp: ở đây phải phân biệt nếu quán ấm phát là thông tu thông phát, quán ấm phát chín là thông tu biệt phát. Nếu quán phiền não phát tám cảnh dưới, là biệt tu biệt phát. Nếu quán phiền não mà sanh ấm giải là biệt tu thông phát. Lại nếu quán đường chung phiền não mà phát túc tập phiền não, cũng gọi là chung tu biệt phát. Nếu quán tục tập tham dục mà phát túc tập sân nhuế, cũng gọi là biệt tu biệt phát. Lại nếu quán ấm nhập, ấm giải chưa khởi là tu mà chẳng phát. Nếu phát sanh ấm giải và chín cảnh giới chưa thể tiến quán thì gọi là phát mà chẳng tu, vừa tu vừa phát, chẳng tu chẳng phát, y theo đây sẽ biết. Nếu quán đường chung phiền não mà phát tục tập phiền não thì cũng gọi là tu phát. Chín thứ kia cũng. Cho nên chín cảnh dưới gọi là tu phát, huống chi tùy người tác ý muốn tu có phát chẳng phát. Cho nên cũng chín cảnh chung gọi tu phát. Tu phát đã thành mười sáu câu. Phát tu lại thành mười sáu câu và bốn câu căn bản hợp thành ba mươi sáu câu. Nhưng phải suy nghĩ phân biệt, nghĩa sử chẳng lạm, ích chẳng ích. Hỏi: Vì sao thiện ác đều nói tổn ích? Đáp: Vì tùy các cảnh túc tập nặng nhẹ và năng lực hiện quán thuần tạp khác nhau, cho nên đều có tổn ích khác nhau. Ở trong đó trước phải xếp vào thiện ác, kế nói tổn ích. Như ấm nhập cảnh thể là vô ký thì chẳng nói thiện ác. Nhân quán vô ký mà phát thiện ác, dụng quán khác nhau thì có tổn ích. Nếu bệnh phiền não mạnh thì đều là ác, thiền và hai sau đều là thiện, nghiệp ma kiến cảnh chung đều thiện, bất thiện. Như trong nghiệp sáu độ là thiện, sáu tế là ác. Ma hiện tướng ác và khiến đọa ác, tức thuộc về ác. Nếu hiện tướng thiện và khiến đọa thiện và Nhị thừa v.v… thì tức là thiện. Ngoại trong kiến, ngoại lấy ác làm gốc, cũng sanh khởi thiện, nương Phật pháp mà khởi, lấy thiện làm gốc, cũng có ở ác. Kế nói tổn ích, chiếu tức là quán, tinh tức là chỉ. Tuy có thiện ác nhưng do sức quán. Nếu quán thiện ác như các sông chảy về biển phong ích tìm la thì một bề là ích. Tùy cảnh mà chuyển, chướng ngại tu chỉ quán thì một bề là tổn. Cho nên quyển một nói: Tùy người kéo dắt vào đường ác tuy tổn chỉ quán lại phải dùng quán mà chiếu hôn chướng hoặc phải dùng chỉ mà vắng lặng tán chướng. Cho nên văn trước nói dùng quán mà quán hôn, dùng chỉ mà chỉ tán. Đây thì các cảnh tổn gọi là ích, chướng mà không phải chướng tức là ý này. Nếu các cảnh khởi, chẳng còn tu quán chỉ nhờ cảnh này để làm tự được đây thì ích mà gọi là tổn. Lệ theo đó sẽ biết. Hai cảnh sau tuy có nghĩa tổn mà quán đạo dễ chánh, vừa tổn vừa ích và đều tổn ích, lệ theo đây mà biết. Trong khó dễ cũng nói thiện ác, như đã nói trong tổn ích, chỉ phải lại nói tướng khó dễ mà thôi. Chẳng lầm lấy bỏ,tức văn đều nói chẳng thể tùy chẳng thể sợ, đều dùng chỉ quán nghiên cứu. Tức văn đầu nói dùng quán mà quán hôn v.v… Cho đến mười pháp ẩn hiện xem xét. Kế trong ba chướng nói: Nhị thừa v.v… là nghiệp chướng. Có nghiệp xuất thế lại thuộc về nghiệp, lại vì năng lực suy nghĩ thù thắng nên cũng được gọi là nghiệp. Lại Nhị thừa cũng do nghiệp vô lậu mà thành. Cảnh Bồ-tát là ba người khác nhau ba tạng hữu lậu, chung với sơ, Nhị địa đồng ở ba tạng, Tam địa trở trên đồng ở người học, Bát địa trở lên đồng với người vô học, thành nghiệp lậu, vô lậu. Biệt giáo trụ hạnh nhìn Thông giáo mà nói, mười hướng phi lậu phi vô lậu nghiệp, đăng địa chứng đồng chẳng gọi là cảnh. Phân biệt tuy như thế, nếu y cứ vào bị chướng đều ở sơ tâm, nghĩa chung ở sau nên đây phân biệt. Nếu thế, năm trước là hữu lậu, phải là nghiệp hữu lậu cũng là lược nghiệp chướng. Đáp: Nói chung mười cảnh thì đều có đủ ba chướng. Nay lại tùy gọi tiện và tùy tăng hơn mà nói, nếu dùng cảnh khác đối với mình gọi là Báo ấm và phiền não, cho nên nay dùng Nhị thừa và Bồ-tát gọi là thuộc nghiệp chướng. Lại vô lậu này v.v… đều y cứ vào túc nhân, nếu trước đã chứng thì phải xuất giới (ra khỏi ba cõi) sao ở phương này lại luận phát, huống chi so với viên, gọi là chướng. Cho nên nói chẳng đến năm phẩm sáu căn.

Kế giải thích bốn ma, nghiệp thiền thuộc về hạnh ấm của Nhị thừa, Bồ-tát. Trong nghiệp thì nghiệp thiện cho đến thiền đều khởi hạnh lành, cho nên thuộc hạnh, huống trong hạnh ấm thì chỗ nhiếp rộng nhiều, cho nên trong Tiểu thừa chung Đại địa mười, Đại thiên địa mười, Đại phiền não địa sáu, Đại bất thiện địa hai, Tiểu phiền não địa mười và mười bốn Bất tương ưng hành. Trong Đại thừa biến hành năm, Biệt cảnh năm, Đại thiên địa mười một, Tùy phiền não hai mươi, Bất định bốn. Các pháp tâm sở trong Đại tiểu thừa, trừ thọ tưởng thì thuộc hạnh ấm, cho nên nghiệp thiện đều là đại thiện và thuộc Thông đại địa Bất tương ưng hành. Các thứ kia đều thuộc về phiền não ma. Hỏi: Trong Câu-xá nói: Uẩn chẳng thuộc vô vi, sao dùng hạnh ấm mà nhiếp hai cảnh Nhị thừa, Bồ-tát? Đáp: Đó là nói lấy ấm chẳng nhiếp vô vi, nay nói chưa chứng thật đạo, vẫn thuộc về ấm. Hiện tại phát tập cũng là hữu vi. Gọi ma v.v… vì nó cướp đoạt tuệ mạng và phá thực hành. Hỏi: Vì sao chỉ thuộc thân? Đáp: Nếu phước tuệ đối nhau, thì chỉ thuộc phước, mà phước thuộc thân. Nếu trí đoạn đối nhau thì đoạn thuộc giải thoát, giải thoát hiện thân điều phục chúng sanh. Nếu thế thì chỉ thuộc thân thôi có quan hệ gì đến pháp thân? Đáp: Thể của chỉ là vắng lặng, tức là pháp thân, thể của quán là dụng, tức là Bát-nhã, huống chi ba thân một thể, nên tức là pháp thân.

Kế hỏi trở xuống là phân biệt. Hỏi rất dễ thấy không? Đáp: Kế nêu chín cặp tức dùng hai đầu mà đối ba chỉ quán, phải biết chỉ là nhìn túc tậpxưa, chẳng phải hiện tu, cho nên văn hiện tu không có ba nghĩa. Thế thì bảy dưới chỉ là phân biệt hai đối trước mà thôi, đều có thứ và bất thứ cho đến tạp, là tạp độc trong nhân duyên xưa. Hỏi: Câu trước nói xưa là nhân, nay là duyên, câu này vì sao nhân duyên ở xưa. Đáp: Vì nay tu hành nhìn tập chủng xưa, nên xưa là nhân. Nay giúp phát nên nay là duyên. Nếu quả hiện đều nói đủ nhân duyên, đều dùng nội tâm làm nhân. Tri thức và giáo v.v… lấy đó làm duyên, cho nên hai văn trước sau đều theo một nghĩa, ý cũng chẳng khác. Nếu đời trước đến nay chỉ làm Bồ-đề, tuy có ma v.v… gọi là chẳng xen lẫn. Nếu gồm danh lợi dẫu có cảnh Nhị thừa Bồ-tát Phật thì cũng gọi là tạp. Sở nhân v.v… gọi là sở y. Xưa y cảnh nào thì y đó là lâu. Lại trong sở y có mạnh yếu, có lâu mau. Nói thô tế trụ cho đến bốn thiền, vì bốn thiền có nhiều tháo bậc, cho nên mượn thiền mà xếp. Nói v.v… là cho đến vị tịnh và niệm Phật v.v… truyền luận mạnh yếu. Lại trong mười cảnh kiến mạn, Nhị thừa Bồ-tát phần nhiều nương vào thiền, ma thuộc vị đáo, phiền não nghiệp mạn hoặc thuận hậu phát (phát sau), nên được dùng thiền mà xếp mạnh yếu. Thiện dễ phát v.v… là thiện ác cũng y cứ tổn ích mà xếp, lại dùng căn giá bốn câu mà xếp vào khó dễ. Bốn câu ác sắp diệt v.v… là xếp vào canh bất canh câu đầu là biểu thị điều ác sắp diệt, nên nói cáo tạ như người ác cùng ở nay muốn bỏ đi, nên nói cáo lui. Kế thiện sắp trở xuống là biểu thị thiện dục sanh, nên nói biết nhau như khách hiền mới tới, trước phải chào chủ, nên nói biết nhau. Tướng thiện ác này một lần đến rồi chẳng đến nữa, tức là tướng ác diệt thiện sanh. Kế thiện trở xuống là biểu thị thiện dục sắp diệt. Như gặp lành biết dữ phải cầu thể giúp nên nói cầu cứu, thấy tướng này rồi cố gắng ở thân nghiệp. Kế ác trở xuống là biểu thị ác muốn sanh. Như lén làm ác cầu tha thứ chẳng bắt ra quan phạt tội, nên nói cầu thọ. Thấy tướng này rồi nguyên thân nay đền trả chẳng chịu đường ác. Tướng thiện ác này đến rồi lại đến tức là tướng ác sanh thiện diệt. Nói bốn canh là nói vềnhiều lần chẳng thôi. Trong đây đều phải nghiệp quyết dùng đạo trí pháp nhãn mới xếp được người nếu thiếu sức mình cũng phải dựa vào giáo. Như không văn y cứ thì suy trước mà hiểu. Phàm tình vội nói e lụy cho đời sau. Cho nên lại khuyên hãy rất cẩn thận nghĩa là chớ xếp lầm, hãy rất cố gắng cẩn thận chỗ thọ nhận.

Pages: 1 2 3 4 5