SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 4

PHẦN 1

Giải thích hai mươi lăm phương tiện. Trước là nói chung hai thứ Tiệm Đốn. Kế nay trở xuống là mới bắt đầu nói riêng. Văn trước nói chung về Đốn phương tiện: Một là giải thích tên gọi là khéo léo, hồi hướng khiến thành nhân tốt nên gọi khéo léo. Lại thiếu dẫn chứng và công năng chưa chỉ rõ hai mươi lăm tướng nên gọi là Chung. Nói khéo léo, là từ mới phát tâm quyền thật chẳng hai, lấy chẳng hai giải mà điều đình sự nghi, làm cho một hạnh, tất cả hạnh thành ba quỉ chân giải, một phát tất cả phát vào Viên sở trụ, công do khéo léo. Đại luận trở xuống là kế dẫn luận chứng tướng khéo léo, dùng chủng trí dắt dẫn mảy may điều thiện chẳng dừng, ở trên cực quả của Nhị thừa. Luận quyển chín nói: Tiểu thiện có thể làm Đại quả là như cầu quả Phật, khen ngợi một kệ, niệm một Nam-mô, đốt một nén hương, dâng một bông hoa, hạnh nhỏ như thế sẽ được thành Phật. Lại quyển ba mươi hai hỏi: Vì sao Bồ-tát lại ít? Đáp: Phàm thí ở tâm chớ không phải ở việc. Bồ-tát hoặc nghèo, hoặc nghe người khác nói thí không nhiều ít, hoặc sợ lấy nhiều tốn nhiều tiền của mà người ta mất tâm lành hoặc gây buồn phiền cho chúng sanh. Vì não loạn chúng sanh mà cúng dường Phật thì Phật không cho. Thế nên ít thí mà hồi hướng Bồ-đề. Cho nên biết khéo léo gọi là phương tiện, do hồi hướng nên được sức trí dẫn dắt. Sở dĩ trở xuống là văn nói hai mươi lăm pháp rất Viên phương tiện. Chánh do hồi hướng và trí dẫn dắt. Lại phương tiện trở xuống là lại giải thích. Vì khéo hòa hợp nên gọi là phương tiện. Nên vì quả lập nhân, nhân lập sẽ khắc quả, nên gọi là nhân có quả, gọi là hòa hợp chứng quả. Đại Phẩm trở xuống là dẫn chứng hòa hợp. Đã vô lượng các pháp mới thành nhân Phật, cho nên hòa hợp mới gọi là Phương tiện. Cho nên trở xuống là văn hai mươi lăm pháp. Hòa hợp điều đình mới được thành nhân Viên Sơ trụ chứng quả Diệu giác. Nếu y trở xuống là nói Tiệm phương tiện. Hỏi: Trong bốn có viên, vì sao bốn thứ này gọi chung là Tiệm? Đáp: Trước trải ba giáo nên được gọi là tiệm. Song, viên thứ tư tức đồng sơ đốn. Bốn con đường chung này đều dùng nội ngoại phàm làm phương tiện xa gần. Chỉ nêu trước sau thì khoảng giữa sẽ biết. Kế nói văn này hai mươi lăm pháp ở trước vừa nêu phương tiện xa gần của Viên giáo, lại nói Phương tiện là dùng năm phẩm làm phương tiện, nên trong sáu tức là danh tự tức. Nên nói giả danh, cho nên biết ý nay đều ở trong nội ngoại phàm của bốn giáo, làm phương tiện xa chung của bốn giáo. Nói mười thứ, tức là mười cảnh, hoặc quán hoặc phát vào phẩm chẳng xa, nên gọi là gần. Hai mươi lăm pháp cách chân rất xa nên gọi là. Hỏi: Âm là chánh tu chín cái kia đợi phát, vì sao lấy đây mà gọi Phương tiện? Đáp: Nay nói mười cảnh đều là phương tiện là gồm sở quán, nếu là năng quán mới thuộc chánh hạnh, cho nên tám thứ trước chỉ ở phàm phu, hai thứ sau gọi là phương tiện của bậc Thánh. Cho nên biết mười cảnh đều là phương tiện gần của viên hạnh. Nêu ba giáo trước hơn kém khác nhau. Biệt ở Bồ-tát cảnh hai giáo chỉ quán, chung chỉ quán một, ba tạng toàn không, chỉ quán chín cảnh, người Nhị thừa chung chỉ quán tám cảnh rưỡi, Nhị thừa ba tạng thì quán toàn tám cảnh. Nói chung tuy thế, ý nay ở Viên ngang dọc trở xuống là nói công năng cảnh quán. Mười cảnh ngang dọc như thứ năm đầu mười song cùng phát. Do cảnh phát nên pháp quán ngang dọc lại gọi ngang dọc. Đến quyển năm lại sẽ nói rõ quán tướng ngang dọc.

Ý nay lại nói hai mươi lăm pháp. Trước nêu năm khoa, kế là sanh khởi, tức dùng tên Sơ trụ làm chỗ ở, từ Sơ trụ trở xuống không phải văn nay. Cho nên Văn nói: Công đức vào trụ nay chẳng nói. Ví như trở xuống là nêu thí dụ năm khoa. Trước thí dụ đủ duyên, tức dư trở xuống là dụ trách dục. Tuy tức trở xuống là dụ bỏ cái. Thân tuy trở xuống là dụ năm việc. Thượng duyên trở xuống là dụ cho năm pháp. Chỉ quán trở xuống là hợp, hợp đủ năm khoa lại nêu thí dụ mà thiếp hợp, thế gian trở xuống là kết khuyên. Thế gian thiển sự tức là giới nội thiền định, còn phải hai mươi lăm pháp làm phương tiện. Cho nên nói chẳng phải duyên thì chẳng hợp, huống chi là đạo xuất thế viên đốn. Y cứ sự hành quán v.v… là giải thích mỗi pháp trong hai mươi lăm pháp đều mượn sự làm quán, để sanh viên giải. Nói Điều thô v.v… là nếu gặp hai mươi lăm pháp này thì hai mươi lăm pháp dùng làm năng điều, lại y cứ hai mươi lăm pháp làm thô năng điều. Lại có hai ý chung riêng. Nếu sanh khởi năm khoa mỗi khoa đều là Điều thô kiểm tán thì tức là ý chung. Nếu nói riêng thì ba trước là Điều thô, hai sau là Kiểm tán năm pháp này trở xuống là dẫn chứng. Năm pháp chỉ là năm khoa, nói năm khoa này chỗ làm có y cứ.

Phần giải thích Thiền Độ của Đại luận có hỏi rằng: Vì sao phương tiện được thiền Ba-la-mật? Đáp: rằng: Tức năm sự (năm dục) trừ năm pháp (năm cái) hành năm pháp (đồng tên) đủ duyên sanh ra Thiền kinh. Cho nên dẫn Thiền kinh nói là đẳng, bởi thầy tức là thiện tri thức. Điều năm sự tuy người lập hạnh là cần yếu nên khiến dùng, năm khoa này văn năm nghĩa hai, tức là sự lý. Lý lại có hai nghĩa là thứ và chẳng thứ, ý chỉ ở một là chuyên chánh quán.

Kế ý chương mà giải thích, trước nói năm duyên, hai thừa Đại Tiểu dùng giới làm gốc, cho nên trước nói. Nội cấm tuy nghiêm nhưng giúp cơm áo, tiến tu định tuệ phải nhờ rảnh rang. Chỗ tuy rảnh rang giả dứt các duyên. Bốn duyên tuy đủ, khai đạo do thầy, đủ như trong Thiền kinh. Lại năm duyên này văn năm nghĩa năm, ý chỉ ở một. Ý có gần xa gần tức là khai đạo, xa tức là chánh hạnh. Lại trong năm văn đều có hai nghĩa, đó là lý và sự. Lại bốn chương này văn bốn nghĩa hai, ý chỉ ở một. Nói nghĩa hai, là Bổn chuyên tịnh và Sám tịnh. Hai giới sự lý đều có hai thứ này. Lý tịnh ba đức gọi là Bổn tịnh. Quán sự tức lý gọi là Sám tịnh. Nêu tên giới là đủ như trong Đại Phẩm Niệm Giới và Đại luận quyển hai mươi mốt đồng với kinh Hiền Hộ. Đại Kinh Sớ v.v…là tên khác mà nghĩa đồng. Phẩm mười Vô Tận Tạng trong kinh Hoa Nghiêm cũng nêu mười giới, nhìn đây vẫn thiếu. Đó nói: một là giới lợi ích chúng sanh; hai là chẳng thọ giới ngoại đạo, chỉ thọ Tịnh giới của Phật ba đời; ba là giới vô trước, chẳng hồi hướng ba hữu; bốn là giới an trụ, chẳng phạm tất cả giới; năm là giới chẳng tranh cãi chẳng phải trước chế chẳng còn tạo lập, chẳng do giới này mà não loạn chúng sanh; sáu là giới chẳng não hại, chẳng dùng búa chú mà não hại chúng sanh; bảy là giới chẳng tạp, lìa sáu mươi hai kiến, chỉ quán duyên khởi; tám là giới lìa tà, chẳng thực hành tướng trì, muốn cho người khác biết bên trong không thật đức mà đối hiện bên ngoài có đức; chín là giới chẳng ác, thấy người phá giới chẳng khinh bác bỏ; mười là giới thanh tịnh, bỏ mười ác giữ mười điều lành. Trong mười thứ này thì hai, bốn, sáu, tám, mười thuộc về luật nghi. Ba, bảy thuộc tùy đạo không dính mắc. Năm chín thuộc do xuất giả, còn một thì chánh lợi tha. Bồ-tát vốn lấy lợi ích làm gốc, cho nên mười thứ này lợi sanh đứng đầu. Kinh ấy có sự và không giả, vẫn thiếu tự tại, vào trung toàn không. Các kinh nêu giới, nói mười nhiếp hết. Luận chẳng thiếu v.v… nghĩa gồm tánh chế. Lại trước dẫn luận giải thích tánh giới, do đây đối nói khách cựu ba học: Một là nói cựu ba học có không. Nói tánh tức là cựu giới, chẳng đợi Phật chế, tánh là thiện ác, nên gọi là Tánh, cùng cựu định tuệ gọi là cựu ba học. Cựu giới chung với mười giới căn bản. Luận mười giới tức là khách ba học. Vì sao? Vì ba giới trước tức là khách giới nghĩa gồm cả cựu. Kế một tức là khách định, kế sáu tức là khách tuệ. Trước dẫn luận hai văn hoặc tám hoặc mười, đều là tánh giới. Cái gọi tám, là rượu phòng ý địa, tức là ba nghiệp sau của mười, số khác mà nghĩa đồng. Phật bất xuất trở xuống là cựu định. Nói tám thiền là Biệt mà nói bốn thiền bốn không. Nếu nói theo thông nói hoặc nói tám thiền, hoặc nói tám định. Định là đối với dục loạn, thiền cũng gọi là tịnh, cho nên các Thánh giáo tùy dùng bất định. Cựu y v.v…, Đại Kinh nói: Cựu y tức là ngoại đạo, thuốc sữa tức là tà thường v.v… Thường đồ trở xuống là phá giải thích của người xưa. Người xưa chỉ lập khách giới, khách tuệ mà không lập khách định, cho nên dùng giới tuệ mà hỏi định. Nay dùng trở xuống là giải thích khách ba học. Trước giải thích khách giới, trước nêu, kế nói chỗ phát khác nhau. Trước nêu ba qui, tức dùng Tam bảo của ba tạng làm ba qui. Cho nên Câu-xá chép: Mọi người sợ bị bức hiếp nên phần nhiều về nương các núi, vườn rừng, cây cao, tháp cả, v.v… chỗ nương tựa này không tôn quý không thù hơn, vì chẳng nhân nương tựa (qui y) này mà giải thoát các khổ. Các người qui y (nương tựa) Phật và Pháp Tăng, trong bốn Thánh có thể dùng tuệ mà quán sát thì qui y này là thù hơn là tôn, quý vì nhờ qui y này mà giải thoát các khổ. Theo ý nay chỉ dùng ba mươi bốn tâm dứt kiết làm Phật, bốn đế sanh diệt làm pháp, học Vô học làm tăng. Nếu theo Bà-sa, Câu-xá giải thích Tam bảo thì ý hơi khác. Lược như Thích Châm và Luận Văn v.v…, nay chẳng rảnh mà luận.

Năm giới là bốn tánh và một giá (ngăn). Cho nên Câu-xá chép: Trong giá chỉ lìa rượu là giữ các luật nghi kia. Nếu luận chế trên tánh mình đều thêm một chế tội, hai trăm năm mươi giới là chế giáo mãn, gọi là hai trăm năm mươi, chung với trước mà nói đều gọi là luật nghi, nên nêu căn bản mười thứ khác nhau. Tăng kỳ bốn thọ, nghĩa là tự nhiên thiện lai năm chúng, mười chúng, năm phần, năm thọ, nghĩa là tự nhiên thiện lai ba qui, tám kỉnh Yết-ma, tứ phần cũng năm, nghĩa là lai thượng qui kính yết. Lại có các luận như đa-già kiến mẫu nói thọ khác nhau. Văn nay mười thọ chánh nêu mười tụng, gồm dùng nghĩa của Bà-sa Sư nên có một, hai tướng khác nhau. Luật Thập Tụng trước nói tự nhiên. Nay nói Phật gọi Thiện Lai Tỳ-kheo thì tự nhiên đắc giới cụ túc, tức là chỉ giới tự nhiên trong thân La-hán. Y theo văn các bộ thì Thiện Lai đứng đầu trong Tứ phần, lại không nói tự nhiên, tức văn Thượng pháp trong Ca-diếp. Văn sau này tự có Thiện lai, cho nên biết văn trước là tự nhiên. Nói tự thệ, là trong Tứ Phần gọi là Giáo thọ cũng gọi là Thượng pháp, tên khác mà ý đồng. Tám kỉnh, trong luật Thập Tụng gọi là tám trọng pháp, chỉ gọi tám kỉnh. Biên địa thứ năm nói: Nếu theo Tứ phần chỉ là điều ngoại Bạch cây ở biên phương, tăng số khó được khai năm người thọ. Nay theo phẩm Câu-xá Nghiệp dẫn Bà-sa Sư lập mười thọ rằng: Thú tám thọ giả thứ năm luật sư, nghĩa là biên địa ít người trong năm người thọ cần một người trì luật Yết-ma, tức lấy Yết-ma sư làm thứ năm. Ở giữa nước mười vị tăng, là luật Thập Tụng gọi Yết-ma, cũng chỉ nói theo. Câu-xá nói mười chúng nên biết văn nay chẳng chuyên một bộ, đã biết tướng trạng đồng khác ra sao. Thiện Lai là Phật khiến Thiện Lai Tỳ-kheo. Sau lời nói ấy thì râu tóc tự rụng, ca sa mặc trên mình, bát ôm trên tay. Cũng như Tỳ-kheo năm hạ biết pháp. Tự thệ, Ca-diếp nói: Thế giới có bao nhiêu người thành La-hán thì tôi đều qui y. Sớ dẫn nhiều luận nói: Phật là thầy ta, ta là đệ tử. Tu-già-đà là thầy ta, ta là đệ tử, tức thì quả giới đều được. Thấy đế, là trước được sơ quả, thấy điều chưa từng thấy. Đế tức đế lý, xưa thấy đế, nay được thấy đế, khi thấy đế phát thì quả giới đều được. Tám kỉnh, là Thế tôn chẳng cho người nữ xuất gia thọ giới. Khi ấy Ái đạo bên tự cạo tóc đứng bên Kỳ-hoàn. A-nan xin Phật, Phật bảo A-nan xa nói pháp kỉnh, nếu làm được thì sẽ được giới cụ túc, tức là trăm mắng nêu thọ sám thỉnh an cư tự tứ khiển tín: vì ni xinh đẹp, bị giặc gây trở ngại Phật khai cho sai người đáng tin ni bổn pháp xong, đến chỗ Đại tăng, Đại tăng bỉnh pháp khiến ni trở về bạch với tăng khiến ni được giới cũng gọi là mười hai lời, ba bạch bốn. Luận nghị Sa-di bảy tuổi nghị luận với Phật. Phật hỏi năm ấm là một hay khác trí hơn người hai mươi tuổi, nên Phật cho thuyết giảng. Câu-xá nói Phật hỏi nhà ông ở đâu? Đáp rằng: ba cõi không nhà, xứng với tâm Thánh. Phật khiến Yết-ma cho thọ giới cụ túc. Thiện Lai như trước đã giải thích. Trong đây đã có Thiện Lai nên biết trước là tự nhiên. Khác nhau các thọ gá vào sức trí của mình nên gọi tự nhiên. Cũng không phải hoàn toàn không nhân duyên, tức dùng Phật pháp mà làm duyên v.v…

Ba qui: Phật độ năm người rồi thì Tam bảo đầy đủ. Phật bỉnh Tam qui, cũng khiến Tỳ-kheo các nơi tuyên hóa dẫn đến chỗ Phật. Sau do thất tín, Phật khiến Tỳ-kheo tùy chỗ đều bỉnh pháp, qua sáu năm rồi Phật chỉ có ba qui, lập Yết-ma mà thọ giới, cho nên trong đó có mười và năm khác nhau. Khiển tín luận nghị v.v… khác nhau. Nói Yết-ma, Hán dịch là Nói sự. Văn nay chung tục, đây chẳng phải tông Luật bộ, nên không nói rộng. Hỏi: Nay nói diễn môn sau cần tiểu kiểm mà nói mười hạng người được giới. Đáp: Như trong Niết-bàn chỗ nào đều phò luật. Nay cũng như thế. Tiểu là phương tiện, cho nên biết Bồ-tát xuất gia sáu hòa mười lợi đồng với Thanh văn. Sáu độ bốn hoằng khác với tiểu hạnh. Nếu Bồ-tát tại gia thì ba qui năm giới đến bình đẳng, huống chi Phạm Võng tám muôn oai nghi, bảy chúng đều giúp, năm đường đều đủ. Đâu cho phá giới gọi là Phật thừa. Cho nên dùng bốn câu thừa giới mà đối phân biệt. Tánh giới trở xuống là phân biệt ba học vô tác hữu vô. Trước giới vô tác là tánh giới chẳng thọ nên không có vô tác. Nếu thọ giới trở xuống là nói thọ được giới, tức có vô tác. Cho nên trên tánh tội thêm trái vô tác. Các giới xuất gia vô tác sanh riêng cho nên trì giữ thì công bằng hư không, phá bèn tùy đối một chi một cảnh, nêu trì khuyên thọ thêm tọi trái phạm. Huống chi phạm rồi theo pháp mà trừ thì lại được thanh tịnh. Cho nên nói: Hoa Chiêm Bặc tuy héo cũng vẫn hơn các hoa khác. Các Tỳ-kheo phá giới vẫn hơn các ngoại đạo. Như cắt cỏ trở xuống là lược nêu tướng đồng khác của giả tánh như cỏ nuôi đều có tội trái chế, làm sám Hối Đơn Đề thì hai giá đều diệt. Song ở hại súc vẫn có tánh tội cho nên dẫn luận mà giải thì đền mạng cũng còn đó. Hỏi: Tánh tội chẳng mất vì sao phải sám? Đáp: khỏi di chế rồi trì tâm liên tục. Nếu quả vị rộng đến thì làm nhân lợi vật, đâu đồng với di mà đọa trong ba đường, thường là hoàn, là phục, là trở lại (đền), cho nên Tứ phần trở xuống là dẫn chứng. Nói biên tội tức là tánh bốn trọng và có thọ năm mươi cho đến giới Tỳ-kheo sát nhân, đạo năm phạm dâm ba đường nam nữ đạo tục, không phải vợ mình, và không phải chỗ. Vọng đối nhân thú gọi là quá nhân pháp phạm bốn thứ này rồi năm mươi tiến cụ Tỳ-kheo xả rồi, lại lấy làm câu hỏi, người bên Phật pháp nên gọi là biên tội. Trọng ngăn luống thọ cho nên phải hỏi. Tội này v.v… là giải thích ý biên già. Nếu trước chưa từng thọ phạm rồi còn chướng năm giới, tám giới, huống chi là cụ giới ư? Huống chi thọ năm v.v… mà phạm bốn trọng ư? Ở đây y theo kinh Phương Đẳng Đà-la-ni và kinh Hư Không Tạng Bồ-tát mà nói nghĩa biên tội. Đa luận cũng nói; Phạm trọng trong năm giới, tám giới, mười giới thì chướng giới cụ túc. Cho nên Nam Sơn sao chủ y theo đó mà thừa dùng. Tướng Bô đối nội tuy khác ở đây, nhưng Nam Sơn có giáo để làm bằng. Đại sư Trí Giả y giáo mà thừa dụng. Nếu đạo tục phạm rồi mà sám hối lại muốn tiến cầu giới thanh tịnh thì đủ như các kinh Phương Đẳng, Chiêm Sát v.v… Kinh Chiêm Sát quyển thượng chép: Ở đời vị lai, tại gia xuất gia muốn cầu tịnh giới, phạm tội tăng thượng mà không được thọ, thì phải tu sám pháp, đủ như trong văn kinh. Cho nên phải biết tánh giới thanh tịnh làm nhân các giới, cựu gọi là tác, vô tác. Thành Luận nói Giáo vô giáo, Tân gọi là Biểu, vô biểu. Tác là làm, Giáo là dạy, Biểu là bày, tên khác mà ý đồng, kia đây không còn. Vô tác một khi phát thì không bỏ mất duyên, trọn hết cả đời thường khởi tương tục. Như khi mới thọ, tác bạch xong rồi sau mới vào tâm khác còn gọi được giới. Nên Thành Luận nói: Nếu người vào tâm bất thiện, tâm vô ký cũng gọi là trì giới. Luật Sớ nói: Bốn tâm ba tánh đầu cuối thường có. Ba tánh thêm vô tâm là bốn v.v… Rộng nói tác, vô tác tướng trạng đồng khác, không phải ở đây có thể nói hết, đủ như trong Sớ Sao. Tiểu thừa trở xuống là y cứ Đại thừa, Tiểu thừa để nói ba nhóm mà nói vô tác khác nhau. Kinh luận Tiểu thừa đều lập ba nhóm tức là sắc, tâm, phi sắc phi tâm. Nói tâm vô tận, là ý nói tâm tánh xem là giới thể, như Tiểu thừa giới thể là tụ thứ ba lại y theo kinh bộ, như trong Hữu bộ lại cho sắc là giới thể vô tác. Nhưng trong Đại thừa lấy tâm tánh làm giới thể. Nếu phát vô tác cũng y theo thân nghiệp làm giới mà phát. Tuy y theo thân nghiệp thể ắt ở tâm. Nếu trước Tiểu sau Đại thì tất cả chuyển thành giới thể vô tận. Nếu trước thọ đại, sau mới xuất gia, muốn ở trong số Đại Tỳ-kheo mà chẳng mất pháp Bồ-tát thì phải thọ lại luật nghi (thọ giới lại). Chỉ đối với tất cả phát được thân nghiệp thanh tịnh, phòng phi luật nghi, giới thể vô tác lại chẳng phát. Cho nên theo Niết-bàn thì năm thiên bảy tụ đều là luật nghi của Bồ-tát xuất gia. Lại nếu trước Tiểu sau Đại thì khai Tiểu hạ để thành Đại hạ. Nếu trước Đại sau thọ luật nghi ở Tiểu thì y Tiểu, ở Đại thì y Đại. Lý tuy như thế nhưng nơi chốn khác nhau. Cõi này Tăng Đồ chẳng phân biệt Đại Tiểu. Ở Tây Trúc chẳng thế một bề cách xa. Nhưng bổn y xuất thế thì Đại Tiểu đều hoằng, chỉ tùy vật cơ duyên mà chung cục ở đó. Đạo định vô tác, chọn kỹ ở luận v.v… cho nên kinh nói trở xuống là dẫn chứng đạo định, lại lấy luật nghi làm căn bản.

Hai là nói tướng trì. Trước là sự, kế là lý. Trong trước sự thì văn mười nghĩa bảy, ý ở chánh tu. Nói nghĩa bảy là bốn trước đều một, sáu sau thành ba. Nói về ba quán cũng có hai nghĩa, bốn, sáu khác nhau.

Bốn trước là nói sự, sáu sau nói lý mà nghĩa ở sự. Ý ở đây so sánh khiến biết cạn sâu. Trước giải thích chẳng thiếu tức trì bốn trọng. Nếu hủy trở xuống, là lấy phạm hiển trì. Nói Tỳ-kheo mất pháp, là đã phạm trọng rồi chẳng được làm tăng nữa. Đại Kinh chép: Tỳ-kheo phạm trọng rồi chẳng thể nẩy mầm hạt giống lành, như chặt cây đa-la. Chẳng phá, gọi tổn là phá còn hơn là thiếu. Cho nên vẫn ở tăng số sanh thiện. Nếu hủy trở xuống là lấy phạm mà hiển trì. Chẳng xuyên là tuy chẳng phá thiếu như cũng có xuyên, dịch là có thể bổ trị. Nếu có trở xuống là dùng phạm hiển trì. Chẳng tạp tức là sự định, có sự định thì nhậm vận trì được. Tuy trì trở xuống là lấy phạm hiển trì. Đại Kinh quyển hai mươi chín chép: Nếu có Bồ-tát tuy chẳng hòa hợp với người nữ kia mà nói cười đùa giỡn với họ, Bồ-tát như thế thành tựu dục pháp, phá hủy tịnh giới, ô nhục phạm hạnh, làm cho giới tạp uế, chẳng được gọi là Tịnh giới đầy đủ. Lại có Bồ-tát tự nói giới tịnh, tuy chẳng hợp với thân người nữ, chỉ nói cười đủa giỡn mà ở ngoài vách nghe tiếng vòng xuyến kêu thì gọi là Bồ-tát thành tựu dục pháp, cho đến chẳng gọi tịnh giới đầy đủ. Lại kế tự nói tịnh giới cho đến chẳng nghe tiếng vòng xuyến kêu, nếu thấy người nam rượt đuổi người nữ, nếu thấy người nữ đuổi theo người nam. Bồ-tát Như thế cho đến chẳng gọi tịnh giới đầy đủ. Cho đến tấu nhạc trời, rộng như câu đầu. Như trong luật Tứ phần, trì giới có bốn: Một là tặc giới hạn như nịnh nọt, lừa dối mà hơn người khác, tà mạng danh lợi v.v…; hai là tội giới hạn là sợ ba đường dữ; ba là phước giới hạn, muốn vui trời v.v…; bốn là đạo giới hạn, tức là giải thoát, trừ làm giải thoát ba thứ từ trước đến hạn cho ngày, như thế thời Xứ chi v.v… sợ chẳng phát giới. Dùng Trung đạo trở xuống cũng gọi là khai quyền. Đã được Trung rồi lấy Trung tuệ này mà dung tất cả pháp. Cho nên khiến mỗi hành vi cử chỉ đều là pháp giới. Cho nên nói Đại thừa Thức-xoa-ca-la-ni, Hán dịch là học, riêng ở thứ năm y cứ chung các thiên, nay đều khai thành Đại thừa. Cho nên Đại kinh và Thập Trụ Bà-sa đều chỉ thiên tụ nói rằng: Đại Bồ-tát trì giới cấm ấy, phải biết giới không Đại Tiểu, do người thọ tâm hẹn ấy thì Trung đạo khắp vào không giả và sự luật nghi, mới được gọi là đầy đủ trì giới. Niết-bàn năm chi v.v…, là trong Thánh hạnh ấy trước nói tự hành năm chi. Sau nêu nguyện khác mười giới. Đại Bồ-tát từ mỗi chi đều nguyện chúng sanh được mười giới cấm. Nói năm chi: Một là cụ túc nghiệp thanh tịnh giới, nghĩa là bốn trọng; hai là tiền hậu quyến thuộc dư thanh tịnh giới. Nghĩa là Thâu-lan-giá là quyến thuộc. Ở đây nói nhân lan làm phương tiện trước tội trọng. Mười ba Tăng tàn nêu ở sau tội trọng là hậu quyến thuộc. Nói dư là như giải thích ở sau; Ba là phi chư ác giác giác thanh tịnh giới, tức là Bất tạp định cộng giới; bốn là Hộ trì chánh niệm, niệm thanh tịnh giới, tức là bốn niệm xứ đạo cộng giới; Năm là Hồi hướng cụ túc vô thượng đạo giới. Phật, Bồ-tát trì các phàm tiểu không trì được. Hộ mười giới khác: Một là Cấm giới, hai là Thanh tịnh giới, ba là Thiện giới, bốn là Bất khuyết giới, năm là Bất chiết giới, sáu là Đại thừa giới, bảy là Bất thối giới, tám là Thuận theo giới, chín là Tất cánh giới, mười là Cụ túc các Ba-la-mật giới. Nay cũng dùng mười nguyện đối hạnh. Cho nên Đại Kinh mười giới ý đồng với luận. Năm chi lại khác với nguyện mười giới, khai hợp khác nhau. Ấy thời lại đem tự hành để nguyện cho người. Cho nên trong Huyền Văn dùng đủ nói mười để đối kinh mười và năm chi, đủ như trong Thích Châm nói Hòa Hội đồng khác. Thúc tiền trở xuống là xếp vị. Đã y cứ sự giải thích để nói một tâm, cho nên mười giới này là ối phàm thánh Đại Tiểu vị khác nhau Bất Tập Giới chép: Phàm phu nhập định thì trì được, là lại y cứ hữu tông, nếu cứ vào bộ khác tâm khác cũng được. Trí khen hạnh tự tại hướng người trì, cứ vào đây để nói Thập Trụ tức trì Tùy Đạo không dính mắc. Thập Tín chỉ trì luật nghi các giới tùy định cụ túc nói chẳng phải sáu độ, Bồ-tát Thông giáo trì giữ, là lại một lần phân biệt rằng: Đầy đủ đây là người đại căn tánh trì được, người Biệt có phần, cho nên chẳng phân biệt. Y cứ vào lý cũng chẳng phải người Biệt hạnh hướng trì giữ được. Chỉ là Sơ địa trở xuống mới trì được. Hướng xếp trở xuống là y cứ lý quán mà nói trì giới. Trước kết trước sanh sau. Tiên thúc trở xuống là chánh giải thích. Trong đây văn mười nghĩa hai, ý ở chuyển sự để tu chánh quán. Nói hai nghĩa, tức là cảnh và quán. Bốn và sáu như trong sự trước, nay ba quán ba và một chẳng hai. Nhưng mười giới trước đều là lý quán, tức là sáu thứ sau. Phân trương đối vị nên thuộc về sự tướng, huống chi là luật nghi chẳng tạp sẽ phân chia dụng. Cho nên nay lại y cứ vào một niệm tâm nói đủ mười giới, mà chẳng lạm tôn cực, chẳng lìa phàm tâm. Dùng bốn giới trước làm cảnh quán chung, vì sự lý của sáu quán tức nhau. Phải biết Thiên tụ chẳng thể thiếu một. Người đời khinh bác bỏ sự mà còn muốn ly sâú, xét biết quán này hư vô không có gốc. Đã thiếu cảnh quán, quán cũng không theo. Cho nên văn nay còn quán, duyên sanh một niệm tâm khởi làm nhân thiện ác. Do đây cũng phá chẳng thiếu, cho đến chẳng xen lẫn, huống chi chỉ quán trọng nghiệp và khinh cát của thân nghiệp ư? Còn quán tâm này tức là pháp tánh đâu quán thẳng ở nhân thiện ác ư? Cho nên văn nay khác ý với nó. Kế quán thiện ác trở xuống là quán giới tức hư không, dẫn Kim cương mà giải thích. Cho nên biết trở xuống là lược bày ý kinh. Tuy lược bày này chưa biết pháp và phi pháp là gì. Nay nói trở xuống là giải thích pháp và phi pháp, tức dùng phá kiến gọi là đều không. vì sao? Vì tuy phá ngã nhân chúng sanh thọ giả, giả không cùng thật cũng thấy là có, thì gọi là Pháp, nếu thấy là không cho đến thấy chẳng có chẳng không thì đều gọi là phi pháp. Y theo đây khởi cũng gọi là dính mắc, cho nên phải bỏ. Nếu chẳng khởi bốn kiến thì không có sáu mươi hai kiến. Cho nên nói đề phòng sáu mươi hai kiến có không, như trong Đại Phẩm mười sáu tri kiến, ngã nhân v.v… bốn thứ cũng ở trong mười sáu kiến đó, mười sáu cũng thuộc bốn thứ này. Bốn kiến này Vô Trước nói rằng: Ngã là chấp trong, nhân là chấp ngoại. Chúng sanh vì tiếp tục ở trước, thọ giả vì đến sau. Nếu y theo Đại luận mà giải thích mười sáu tri kiến rằng: Ngã là ấm giới nhập chấp ngã, ngã sở, hoặc tức hoặc lìa. Nhân tức trong ấm giới nhập gọi ngã là hành nhân, hành chung với thiện ác đều là hành giả. Chúng sanh là trong ấm giới nhập hòa hợp mà chấp có ngã sanh. Thọ giả, là trong ấm giới nhập mà chấp một kỳ báo hoặc dài hoặc ngắn, cũng rất giống với Vô Trước. Hai luận đều dùng ấm, giới, nhập mà làm chỗ chấp. Nay văn lấy chung bốn câu thật giả đều làm chỗ chấp, vì hay chấp có v.v… làm ngã nhân, vì đây hơi khác. Ấy thì gần là y cứ tùy đạo giới mà nói vì thuận văn kinh phá ngã. Ý kinh đã xa chỗ chấp cũng chung. Pháp và phi pháp đâu chỉ giả thật. Nhưng năng kế chỉ thành sáu mươi hai kiến mà thôi. Nếu nói chung thì pháp tức là diễn, phi pháp tức là Tiểu. Diễn còn chẳng dính mắc huống chi là tiểu ư? Lại pháp tức là Đại Tiểu, phi pháp tức là giả thật. Lại pháp là Đại thừa là hữu, phi pháp là Tiểu thừa, là vô. Cho đến phi hữu phi vô. Như thế đều gọi là kiến ngã nhân, cho nên cũng thuộc sáu mươi hai. Cho nên nói Đại thừa sanh trước cũng phải vô thường, huyễn hóa v.v… mà phá. Nghĩa tuy thế, nay lại theo Biệt. Trong trí khen nói biết tâm chẳng phải tâm, pháp cũng chẳng phải pháp, biết không chẳng phải không nên nói mà chẳng còn dính mắc chẳng phải tâm chẳng phải pháp. Từ không ra giả, lại ra khỏi giả của tâm pháp này. Cho nên nói Đạo chủng phương tiện ở chỗ không có mà lập tâm lập pháp, lập tâm pháp gia thật trong ba cõi, tức là vào giả của ái kiến. Giả đã lập rồi đối bệnh mà lập thuốc, gọi là nhổ bỏ. Nếu y cứ tự hành mà nói nhổ bỏ, thì Đại Kinh nói: Nguyện làm tâm sư bất sư, ở tâm muốn được Bất thối Bồ-đề, phải phát nguyện này. Tịnh Danh nói: Đệ tử các trần lao tùy ý mà chuyển. Hóa tha cũng như thế, vì tự tại cho nên được trí khen, cho nên biết hai giới một thể chẳng khác. Tùy định như thế mà kết tên tùy định, đều đầy đủ mà kết tên đầy đủ. Cho nên biết hai tên cũng chẳng khác lắm.

Ba là cảnh quán, trong mỗi văn đều giải thích trước, kế dùng chỉ quán mà kết. Cho nên Phạm võng trở xuống là dẫn chứng lý quán trì giới gọi là chỉ quán. Cho nên biết phải dùng nghĩa quang Đệ nhất vắng lặng chiếu tức nhau mà thực hành phòng chỉ khéo thuận giới thể. Hiếu là nuôi, đạo thờ cha mẹ phải thường nuôi dưỡng ở tâm, vì ở tâm nên thuận theo sắc mặt, nên gọi là thuận. Nay cũng như thế, quán lý không thể nghĩ bàn luôn chiếu ở tâm, khéo thuận theo lý. Thuận cho nên quán ba đế, hiếu cho nên chỉ ba hoặc. Như thế trì giới còn cúng dường, nghĩa đồng với Biệt giáo xuất giả trì giới, đâu lại cùng Thiên tử thứ dân làm hiếu đồng tuổi ư? Thần quỉ nói: Người có hiếu trước phải giữ yên nước, nước yên thì nhà mới yên. Nhà yên do đó làm hiếu. Như thế còn chẳng kịp trời người, huống chi là Đại Tiểu thừa phòng chỉ thiện thuận. Nói Bổn sư và ta đều tụng, đọc thuộc lòng gọi là Tụng. Xá-na Thích-ca vì chứng giới thể. Bẩm giáo nghĩa bặt không nói mà nói, nên gọi là Tụng. Tha trụ nói rộng là Tỳ-bà-sa đây nói nói rộng. Được hai không nhân pháp gọi là lìa ngã ngã sở và lìa các pháp có tưởng sở đắc, gọi là hý luận. Vì như pháp này gọi là thượng thi-la, nên biết cũng là y cứ lý mà gọi là giới. Tịnh Danh nói: Tịnh Danh Sớ dẫn: Khi đó có hai Tỳ-kheo nghi phạm hai Ba-la-di dâm và sát, hai người cùng ở trong Lan-nhã. Một người đi chỗ khác, một người nằm trần truồng, cô gái hái củi lén làm việc bất tịnh. Bạn của thầy Tỳ-kheo về thấy bèn đuổi đi, cô gái sợ chạy té xuống hố mà chết. Người nằm nghi là phạm dâm, người đuổi nghi là phạm sát, chẳng dám hỏi Phật, đến hỏi ngài Ba-li. Ba-li y theo luật mà giải thích. Nếu phạm căn bản thì phải học hối, nếu phạm phương tiện thì phải sám lan, nếu vốn vô tâm thì chẳng cần sám hối. Đại sĩ trách rằng: Ta nghĩ Thanh văn chẳng quán căn người không nên nói pháp. Hai Tỳ-kheo này phát Đại tâm đã lâu, vì sao dùng tiểu mà dắt dẫn. Tội tánh kia chẳng ở trong ngoài, hay khoảng giữa. Tâm người như thế thì tội cấu cũng như thế. Đây tức là yếu quán vô sanh hối. Như thế gọi là khéo biết giữ luật. Nay cũng lấy đây gọi là Thượng Thi-la. Thượng Thi-la là không trì không phạm phạm là Vô sanh, đâu vì vô sanh mà khiến phạm. Cho nên biết phải lấy bốn câu mà suy trì, vô trì tánh phạm, gọi là thật giữ giới, đâu cần phải suy phạm mới gọi là khéo biết ư? Lại nữa, trở xuống là y cứ năm tên để làm quán giải. Tứ Phần trên dưới chỉ có bốn tên, theo các giải thích xưa chỉ còn ba tên, đó là Thi-la, Tỳ-ni, Cây-xoa. Cho nên ngài Nam Sơn dẫn trong mười tám pháp Tỳ-ni và luật hai tên chẳng giống nhau. Nay ý ta là y đủ các tên để giữ bốn, tên tuy chẳng giống nhau, đã được tên luật, lại gọi Tỳ-ni. Cho nên văn nay từ tên đều dùng, đều lấy tên căn bản mười tám tụng, tức là Ưu-ba-li một hạ tám mươi lần lên tòa mà tụng, cho nên được gọi như thế. Y cứ chung năm tên gọi để bày quán giải. Nếu các bộ khác tên tuy tùy sự mà lập riêng, cùng sự nghĩa đồng. Cho nên nêu tụng mà nói để nhiếp các bộ. Nay đã dùng mười giới hợp thành ba quán, quán tâm năm tên cũng y cứ ba quán. Các tên khác rất dễ thấy.

Nói Luật là chẳng lấy luật luật lữ, chỉ y cứ như luật đời khiến Đào Ngu mới tạo, Tiêu Hà lấy đó làm chín chương, dần dần phân ra nặng nhẹ đều rõ ràng. Nhĩ Nhã gọi là Pháp. Pháp luật do đó nói lượng nặng nhẹ, phạm và chẳng phạm v.v… quán tâm cũng như thế. Nói lượng hoặc và trí đều có tướng trì phạm nặng nhẹ. Như trong tâm Bồ-đề ở trên, một là cảm ứng phát tâm kết thành ba thứ chỉ quán, các thứ thô tế khó dễ, cạn sâu, khéo việcng v.v… cũng là nghĩa nói lượng. Người có bốn, nếu nói về quả báo thì Nam châu là hạ hạ, nếu y cứ về gặp Phật thì Nam châu là thượng thượng. Cho nên Đại luận quyển sáu mươi hai nói: Diêm-phù-đề có ba việc còn hơn các trời khác, Bắc châu không bằng, một là dứt được dâm dục, hai là biết niệm lực, ba là tinh tấn mạnh mẽ, lại có thư Bát-nhã. Cho nên các trời xuống nghe pháp. Cho nên Đại Kinh quyển ba mươi ba nói: Nhân duyên hạ hạ nên sanh ở Bắc châu. Cho đến nhân duyên thượng thượng nên sanh ở Nam châu. Thượng phẩm có nhiều thứ, như sáu tầng trời cõi dục và mặt trời, mặt trăng các sao chia làm chín phẩm. Thượng thượng là tha hóa cho đến hạ hạ là các sao, cho đến phước báo, nhiều thứ khác nhau. Như kinh Tịnh Danh nói: Tùy phước đức mà mầu cơm có khác. Cho đến các thiền đều khác nhau. Như trong kinh luận tùy theo ý nghĩa đều có phẩm loại pho quyển khác nhau. Có thể hiểu ý chẳng cần văn rườm rà. Trong y cứ quán giải hoặc ngang hoặc dọc hoặc tự hoặc tha, một tâm khác tâm, nói lượng nặng nhẹ, huống là mỗi pháp đều nhiếp vô biên. Chỉ cần biết ý không cần văn đủ. Riêng hỏi trở xuống là giải thích nghĩa, Chương An đối diện các Đại sư mà đích thân hỏi quyết nghi. Nếu các văn nói thẳng đây nghĩa là chết rồi mới nói về mình. Văn trước là nói về mình mà hỏi. Hướng về ba quán đều có ba phẩm. Không là hạ, giả là trung, trung là thượng. Không giả đều có ba đều y cứ phát chân. Vào trung cũng có ba phẩm, tức lấy năm phẩm làm hạ, sáu căn làm trung, Sơ trụ làm thượng, thì trong ba phẩm có chân có tự là sao? Câu hỏi này lại nói theo Đại phần, ba phẩm không giả cũng chẳng phải toàn phát chân. Như giả ba phẩm tức lấy Bồ-tát Ba tạng làm hạ, như phiên đầu đã giải thích. Vào trung ba phẩm cũng đều phát chân, lại y cứ phen sau làm câu hỏi này. Đáp: Tức lấy của Đại sư mà đáp. Có hai ý: Một là nói ba đường trước chưa hợp, hai thứ không, giả trong ba phẩm đã đối ba giáo căn duyên cách khác, do đó mở ra ngang đối ba người. Người đã khác nhau đều y cứ phát chân, đối với lý không lỗi. Nếu vào trung rồi, may mắn điều lành đều dung, chỉ y cứ sáu tức thì nghĩa giống như dọc. Lại cũng được hạ, vì Trung đạo này từ người từ giáo cũng được nói ngang. Ba thứ Biệt, tiếp, Đẳng đều phá một phẩm, ba người đối nhau có thể chẳng phải ngang sao? Tuy gọi ngang mà chứng đạo không hai. Vẫn gốc mà nói lại là ngang ba, đâu chỉ nấu đốt che chướng? Khác nhau luật văn Thiên tụ đều có phương tiện căn bản hậu khởi đối tâm đối cảnh, hoặc tội hoặc sự, hoặc song hoặc đơn. Theo báo thì có tướng nấu đốt nặng nhẹ, ba quán tức nhau ba đế dung nhau, tùy nói một trần, một tâm một quán đều khắp pháp giới. Trong luật Thập Tụng gọi địa ngục là nấu đốt che chướng. Tám ngục nóng mười sáu chung làm nấu đốt, tám ngục lạnh tối đen chung làm che chướng. Nếu sự trở xuống là so mà quyết. Ấy thì ở sự khuyên càng quán, chẳng nghe có quán mà bỏ sự. Ấy thì một tâm ba quán để trì phạm, đâu đồng hộ căn, chế ra sáu thức ư?

Ba là nói tướng Phạm, trước nêu thí dụ gốc tức là La-sát đồng là ái kiến mà làm dụ. Người đi trở xuống là lược họp. Ái kiến đều có thể làm tổn Thiên tụ, cho nên đều dụ La-sát đến xin phao bơi. Ái La-sát trở xuống là rộng hợp. Trong đây văn chín nghĩa hai, ý ở hiển trì. Nói văn chín là các thứ Ái kiến có chín, tức là năm thiên định và ba quán, nghĩa hai là lại có ba khác: Một là ái kiến, hai là sự lý, ba là trì phạm. Trì phạm là năng xếp, sự lý là cảnh phạm, ái kiến là nhân phạm. Nói hiển trì là phạm cũng thành trì, huống chi vốn tịnh. Nếu nói theo lý vốn tịnh tuy trì cũng gọi là phạm. Dùng sám tịnh rồi mới trở lại vốn tịnh. Trước hợp ái trong kinh chỉ có năm đoạn: Một là dụ toàn xin là dụ phạm bốn trọng; hai là xin phân nửa là dụ phạm mười ba; ba là xin cánh tay, là dụ phạm Thâu-lan. Nay văn nói là xin trọng phương tiện, lại là thành tướng tiệm phạm, cho nên bỏ quả còn nhân; bốn là xin ngón tay, là dụ phạm hai đề; năm là xin vi trần là dụ phạm cát-la. Nay văn y kinh cho nên không có sửa đổi. Vì văn thiếu ở Đề-xá lại dư ở Thâu-lan. Vì tụ chẳng khai thứ năm cũng thiếu Đề-xá. Văn Kinh Đại thừa ý Phật khó lường. Kinh Văn-thù Vấn Thiên Tụ cũng như thế. Nó nêu năm Di, ba Lan, hai Đề, một Cát, tội chủng tuy ít mà gồm nhiếp rất rộng. Đây đều là luật nghi của Bồ-tát, cho nên chẳng thể toàn đồng ba tạng. Nếu phá cảnh quán là phạm luật nghi, tức trong mười phạm ba giới trước chia làm năm

tội. Năm tội khác nhau lại phân ra ái kiến. Di và Tàn trong năm trước đều trước phạm kế trì. Ba thứ Lan, Đề, Kiết văn tướng lược chỉ còn tướng phạm, kế tướng trì trong Di tội văn, thà ông giết chúng ta v.v… là thà giết ấm thân phạm giới không thể được. Cho đến phải nói trong miệng rắn độc. Kế trong tướng thiển phạm nói ma xúc v.v… là nếu phân ra nhân quả để đối tội danh, đủ như trong luật bộ. Kế trong tướng trì nói sau v.v… là Phạm thiên thứ hai, trong tăng mà bạch gọi là ý sau. Ở gọi riêng là Tẫn cho đến đoạt ba mươi lăm việc và bổn nhật v.v… gọi là trị tẫn. Kế xin trọng phương tiện, thì dụ Nhân lan, Cát-la trở xuống là nêu huống khuyên trì. Vi trần chẳng đủ, tổn ở núi nổi mà tiếc cho La sát, là sợ nước dần vào có thể chết chìm trong biển thanh tịnh xa. Nay cũng như thế. Các tội đã là nhiễm ô chủng loại, hay mở ra môn không cứu được. Thứ năm đã thế thì ba thứ kia cũng như thế. Tội trọng như chết nên nói mà chết. Tham lan trở xuống là giới định cộng. Định cộng tuy sức nhưng chưa chứng chân dục muốn trái định nên gọi là phạm. Thân trước trở xuống tức là không giới. Vì không tùy đạo Vô Trước thì chẳng thể phá nhân ba hữu, cho nên gọi là vì có tạo nghiệp. Hai giới trong giả lệ ở nói trước. Từ đắm sâu trở xuống gọi là lý phạm. Kế dùng La-sát mà dụ kiến. Văn trước nói khác, tài sắc thuộc ái nhân nầy phá giới, tất cả đều thế, nên nói xúc nhân vô thỉ và câu, gọi là Dĩ sanh ác, nương theo kiến phá giới, hoặc nhân lúc sau suy lý khởi chấp gọi là Vị sanh ác. Dự biết phòng lỗi cho nên nêu ra. Cho nên nói kiến này tuy chưa khởi, sau bị hai duyên nội ngoại phá hoại mà sanh ác kiến. Một được ít thiền, hai được thầy bạn, không sâu không lâu nên gọi là ít. Vừa được nhân căn bản mà sanh kiến, tức sanh niệm trước cát-la mà khởi lỗi tội trọng. Khi Phật còn tại thế có một Tỳ-kheo trở xuống là dẫn việc. Đại luận quyển mười chín nói: Có một Tỳ-kheo được thiền thứ tư sanh tăng thượng mạn cho là đã được bốn quả. Trước được Sơ thiền gọi là được Sơ quả cho đến được Thiền thứ tư gọi là được La-hán, ỷ vào đây mà tự cao chẳng chịu tiến đạo. Khi qua đời thấy ấm bốn thiền liền sanh tà kiến, bảo là không có Niết-bàn, Phật dối gạt ta, sanh khởi ác kiến, mất trung ấm thiền tướng, A-tỳ hiện ra, chết rồi đọa vào đó. Các Tỳ-kheo hỏi Phật: Tỳ-kheo A-lan-nhã chết rồi nay sanh chỗ nào. Phật nói: Đọa vào ngục A-tỳ, các Tỳ-kheo sợ quá, ngồi thiền trì giới mà đến thế ư? Phật như trước đáp xong, liền nói kệ rằng: Học rộng giữ giới thiền chưa được pháp lậu tận, tuy có công đức ấy, sự ấy khó thể tin, đọa địa ngục do bác bỏ Phật không phải thiếu Thiền thứ tư. Đây là chứng được ít thiền. Phật còn tại thế trở xuống là nêu so sanh để giải thích ý thầy bạn. Đại sư còn tại thế mà còn có người sanh kiến chấp, huống chi Phật diệt độ rồi không có thầy lại chẳng được thiền. Lại ác kiến, như kinh Thí Dụ, kinh Hiền Ngu đều nói: Khi Phật ở Xá-vệ, có Bà-la-môn tà kiến cùng năm trăm đệ tử đi theo, đều qui kính nhân cùng đệ tử Phật thi đua mà chẳng biết, hổ thẹn gặp lại đệ tử mình nên nhảy xuống sông mà chết. Phật bảo ông ấy có hai tội: Một là rất độc, hai là bác bỏ Phật. Phật nói nay đọa A-tỳ. Đại Hư Không Tạng v.v…, là Kinh Hư Không Tạng quyển hạ, văn nêu sáu tội trọng, thứ ba nói. Lại nữa người thiện nam, hoặc có Bồ-tát Sơ Hạnh, thấy chúng sanh khác bảo rằng: Nhân giả, chớ làm Tỳ-ni giới luật (chớ giữ giới) chớ tinh tấn cầu mau phát tâm Bồ-đề, mau tụng kinh điển, thân nghiệp ý làm ác do làm ác liền được thanh tịnh. Đó gọi là tội trọng thứ ba. Vì sao trở xuống là chánh nói tướng phạm, cũng trước là sự phạm, sau là lý phạm. Trong sự phạm trước nói năm tội, ba trong mười phạm ăn nuốt người chó dụ cho phá nhân quả thế và xuất thế. Dây từ hơn kém mà làm dụ. Phá chánh kiến oai nghi v.v…, là khởi kiến tức phá chánh kiến. Phải dẫn Đại Kinh quyển mười hai v.v…, văn không có vì lược phạm ba nhóm trước gọi là phá giới, phạm bốn nhóm dưới gọi là phá oai nghi, bốn tà năm tà gọi là phá chánh mạng. Tà pháp môn nuôi mạng sống nên gọi là Tà mạng; bốn tà: một là Phương tà, tức là làm người sứ thông tin trong nước; hai là Duy tà, tức làm nghề thuốc và coi bói; ba là Ngưỡng tà, tức là xem sao (thiên văn); bốn là Hạ tà tức là gieo trồng, cày cấy. Cũng gọi là bốn nghiệp thực (bốn cách nuôi sống). Cho nên Đại luận Xá-lợi-phất xin ăn, có một người nữ hỏi Xá-lợi-phất rằng: Ông là phương nghiệp thực chăng? Cho đến hạ nghiệp thực chăng? thì đều đáp không phải. Người nữ hỏi vậy thì thực nào. Xá-lợi-phất thứ tự giải thích bốn thứ thực xong, bèn bảo tôi chỉ khất thực tự nuôi sống. Năm tà: Một là vì lợi dưỡng nên hiện tướng lạ lùng hai là vì lợi dưỡng nên tự nói công đức mình; ba là bói tướng tốt xấu vì người nói pháp; bốn là lớn tiếng hiện oai nghi làm cho người kinh sợ; năm là nói được cúng dường để động lòng người. Đây đều là các bậc cao đức đều thận trọng, không phải chỗ kẻ ít đức, lưu dòm ngó được. Hoặc trọng phương tiện cho đến cát-la y theo ái mà nói. Nghĩa là các pháp trở xuống là lại nói tướng lỗi. Từ đầu cho đến chết hẳn là lệ cát-la trước cho đến mà chết. Phải biết người này trở xuống là kết phá chấp trước. Cận thượng v.v… gần là thấy tâm, xa là đế lý. Đã vì ác không trở xuống là lệ tham phan ở trước cho đến phá giới luật nghi. Chấp chặt kiến trở xuống là lệ tham năm dục ở trước, cho nên phá lý giới. Phải biết trở xuống là kết trung (trong kết). Nói còn chẳng được Niết-bàn trời người, là vui trong trời người cũng gọi là Niết-bàn, sao chẳng dẫn vô hạnh v.v…, là trong kinh gồm có hơn bảy mươi hàng kệ. Sao ông chẳng dẫn các văn chẳng hề phá giới, mà dẫn riêng tham dục là đạo văn ư? Huống chi kinh nói dục là đạo, là chỉ nói đạo tánh chẳng ngoài dục, cũng nói dục tánh chẳng lìa đạo. Y cứ lý nói là tức, y cứ sự phải là lìa, mà ông chấp lầm tức dục là đạo. Nếu thế, chỉ có đạo tức là dâm, không hề dâm tức là đạo. Kinh lại nói: Thấy có không pháp khác, là chẳng lìa có không, nếu biết có không đều vượt lên thành Phật đạo. Ông chỉ thấy có còn chẳng thấy không huống chi là có không v.v… Kinh lại nói: Đạo và dâm nộ si là một pháp bình đẳng. Ý cũng như trước.

Pages: 1 2 3 4