SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 3

PHẦN 1

Chương lớn thứ hai giải thích tên. Hễ đặt tên khác nhau. Như Đại Kinh chép: Hoặc có nhân duyên như Mục-liên, v.v… hoặc không nhân duyên như Đào mận, v.v… Niết-bàn cũng như thế. Không có nhân duyên gượng ép đặt tên. Chỉ quán cũng ép đặt chỉ quán. Tức đây không nhân gọi là có nhân, vì chúng sanh nên tùy cơ mà lập gọi. Như y theo tên thế gian mà gọi là xuất thế. Cho nên các Thánh trước đặt tên thế gian làm tên xuất thế để làm phương tiện. Mà tên thế gian ấy vốn là xuất thế. Cho nên Kim Quang Minh nói tên thế gian đều xuất phát từ kinh Phật. Cho nên biết các tên pháp lý mà đặt tên, đã pháp lý thì lý cũng do tên. Cho nên giả mượn Diệu danh để nói diệu lý. Trang Tử nói “đời quí nói truyện thư chẳng đáng quí.” Trang đã dùng nói truyện Thư thì Trang chẳng đáng tự quí. già chết chép: Biết thì chẳng nói, nói thì chẳng biết mà có nói thì đồng chẳng biết. Ý muốn thiên hạ không nói, chỉ riêng bày lời nói của mình. Bất ý lại dùng không nói mà tự bác bỏ người đời, bị lời tự bác bỏ này mà ngầm bác bỏ, lại coi là rất lầm. Ở đây thì chẳng thế. Do bẫy được thỏ được rồi quên bẫy, bẫy nào có mất cái gọi là thỏ. Chữ nghĩa giải thoát mà gọi đây chăng. Đặt tên chỉ quán, ví dụ theo đó sẽ thấy. Trong phân biệt trước gọi là nói rộng, cũng gọi là chung riêng. Chung riêng hai văn làm sáng tỏ lẫn nhau. Cho nên văn trước nói sanh khởi năm lược, hiển ở mười rộng. Lại trước lược sau rộng là giải nghĩa, trước rộng sau lược là nhiếp trì. Nay giảng nói trước lược giúp nghĩa dễ hiểu, nếu vì hai người lợi độn thì khác nhau. Như Đại Kinh quyển ba mươi mốt, Phật bảo Xá-lợi-phất rằng: Ông cẩn thận chớ vì người lợi căn mà nói rộng pháp, vì người độn căn mà lược nói pháp. Xá-lợi-phất chép: Con vì thương xót mà nói, không phải vì đầy đủ căn lực. Phật nói: Rộng lược nói pháp, các Thanh văn Duyên giác không thể biết được. Kinh chép:

Đậu cơ nên bác bỏ Thân Tử, nay luận giải thích gồm vì hai người, huống chi văn lược ở trước lại làm sanh hiểu, hiểu cũng chưa đủ cho nên ở đây luận rộng. Lại văn rộng này cũng cùng năm lớp huyễn nghĩa ý đồng. Năm lớp thì huyền đàm giáo chỉ. Nay thì y kinh khởi hạnh. Do đó kia là giải thích kinh, đây là thành quán. Cho nên thứ lớp hơi khác với kia.

Trước Thích Danh là nêu tên, kế Thể tướng là bày thể. Nhiếp pháp chỉ nói pháp, nhiếp thể phương tiện trở xuống ba tức là nói tông. Khởi giáo là dụng Thiên Viên xếp giáo. Đó là giải thích Pháp Hoa, lý phải phân Biệt giáo môn một đời. Cho nên giáo ở sau phân biệt bốn trước, đó là thành quán, quán do hiểu sanh. Danh thể thiên viên đều thuộc hiểu. Do giải lập hạnh. Cho nên kế giải, sau mới phương tiện chánh quán. Hạnh đầu là nhân, hạnh cuối là quả. Cho nên kế chánh quán thì nói quả báo. Tông là tự hành (lợi mình). Dụng là ích tha (ích người). Do tự hành đã tròn nên hay khởi giáo. Chỉ qui chỉ là tự tha khế nhau. Cho nên huyền văn kia dẫn phẩm Thần Lực mà y cứ giáo thứ lớp. Cho nên danh là dụng, thể là tông, nếu dẫn Phẩm Tựa mà y cứ hạnh thứ lớp, nên danh là thể, tông là dụng. Nay văn chánh ở hạnh y cứ thứ lớp, chỉ dùng giáo tướng ở tông, trước nên y theo trước sau như vừa nói. Nay giải thích tên, trước kết trước sanh sau cũng là ý đến thứ lớp. Đại đồ trở xuống là kết trước, lại vì trở xuống là sanh sau. Đồ là đường chưa luận rõ khê kính nên nói là đại đồ. Ngạnh là lược, khái là bình. Chỉ là thô lược nêu đại cương. Như ý lớn trước tự tha nhân quả hạnh giải lược đủ. Lại vì sao gọi là chỉ quán. Nên văn nay chia thành bốn môn. Nếu không giải thích này thì lấy gì mà nói công đức của danh thể. Cho nên bốn đoạn. Ba thứ trước chánh nói tên năng thuyên, một thứ sau là phụ lập lấy sở để hiển bày năng. Đợi thuyên thì thứ lớp, bặt thuyên thì không thứ lớp. Hội dị chỉ là tên khác của bặt đãi. Tướng đầu là (đối đãi) thì kia đây làm hình cho nhau, gọi là tướng, lấy người khác so với mình là đãi. Như dài ngắn lớn nhỏ cùng đặt tên. Trang Tử chép: Người cao bảy thước chẳng cho là lớn, kiến mốn bảy tấc lại được gọi là lớn. Câu-xá Sớ chép: Đãi nghĩa là quán đãi. Quán trước danh sau là quá, quán sau danh trước là chưa. Cha con anh em lại cùng nhau được tên, so sánh đây sẽ thấy. Nay sám Pháp Hoa chỉ có hai diệu, đó là Đãi và Tuyệt. Nói Đãi là chỉ có đãi thô thành diệu, không có Đãi diệu thành thô. Nếu tích so với bản cũng có thể hổ hình. Nếu Bộ so với Bộ thì một bề chỉ là diệu. Nay y cứ Pháp Hoa Lý tích mà đặt hỗ hình. Do đó Huyền Văn đãi tuyệt đều gọi là Diệu. Cho nên lấy tướng bộ giáo mà so sánh thì lại có ngang dọc, so sánh bốn thời trước gọi là Dọc đãi. Viên so sánh ba giáo gọi là Ngang đãi. Văn này đã y theo ý kinh Pháp Hoa mà giải thích danh, v.v… đại khái y cứ theo đó. Tương đãi là thô nghĩa phải đãi thô nói diệu. Bặt đãi là diệu, nghĩa phải khai thô nói diệu. Hai thứ này cũng gọi là phế thô, khai thô cho nên trong Pháp Hoa chỉ nói hai Diệu, lại không có tên chẳng phải đãi, chẳng phải tuyệt. Đó là xếp giáo cho nên đãi và tuyệt đồng gọi là diệu. Nay tương đãi thì xếp vào thô, chỉ nói Tuyệt quán không có bộ để đãi thì không có dọc đãi, không có giáo để so sánh thì gọi là không ngang đãi. Cho nên chỉ một tuyệt để làm năng thuyên, tuy lập tương đãi để hiển bặt đãi còn không ở tuyệt, thì làm sao có đãi. Vì nói ba đức nên giả gọi là Tuyệt. Mượn tên tương đãi xếp vào nghĩ bàn cho nên chỉ bặt đãi mới gọi là Diệu. Do đó cảnh nghĩ bàn sau Phật giới tuy diệu, ở cuối giới gọi chung là thô, nên đều xếp vào không phải chỗ dùng nay. Kế cùng chẳng thứ lớp ý cũng như thế. Cho ý thứ lớp chỉ nói Diễn môn, dụng chung dụng riêng chỉ nói tợ chung tợ riêng. tuy nói chẳng dụng chẳng y cứ nghĩ bàn mà nói không thể nghĩ bàn. Khai ở Sở đãi để thành Năng tuyệt, tức là ý Diệu quán của văn nay Thích danh trở xuống là các nghĩa đều thế. Sở dĩ Thích Danh nói về, Đãi Luận tuyệt, thể tướng chỉ luận thứ và chẳng thứ. Nhiếp pháp sáu nghĩa, thiên viên năm môn cũng giống như thế. Tuy không Bộ hội để dùng đối luận. Lại mượn giáo vị để hiển bày Viên diệu. Cảnh cảnh mười quán chỉ ứng chỉ diệu còn mượn ngang dọc để hiển không phải ngang dọc. Cho nên biết văn một bộ cùng thành viên thừa khai quyền diệu quán, đâu chỉ một câu mà nói riêng cao sâu. Nếu y cứ đó khác nhau thể đạp. Bốn đoạn trong đây văn bốn nghĩa hai, ý chỉ ở một. Đãi tuyệt là hai, ý ở tại tuyệt. Lại sở một năng ba, cũng gọi là nghĩa một, dùng sở hiển năng nên nói ý một. Ba chỉ, tuy khai ba tên, tên cũng chung nhau, bao gồm ba đế chưa xếp cạn sâu đến trong Hiển Thể mới phân hơn kém. Ba nghĩa trong quán cũng giống như thế. Các quán ác giác, v.v… là nói giống kiết tư ý, lại nói chung, chỗ dẫn Tịnh Danh cũng lại chứng chung, Nếu mượn thể tướng văn đến đây dự nói, nghĩa là chỉ dứt kiến tư, dừng tâm ở chân lý. Chân lý không phải chỉ và chẳng chỉ. Nếu chỉ dứt trần sa dừng tâm ở tục lý, tục lý chẳng phải chỉ và chẳng chỉ. Nếu chỉ dứt vô minh dừng tâm ở trung lý. Trung lý chẳng phải chỉ và chẳng chỉ. Ở đây thì ba đế đều có ba chỉ. Quán cũng như thế. Y theo lời nói rất dễ hiểu. Cho nên văn dưới chép: Ba trước thành ba kế, một sau có đủ ba trước. Thứ lớp đã thế, một tâm cũng lệ theo đó. Kế trong đình chỉ duyên tâm lý đế và dẫn Nhân vương vào Lý Bát-nhã, chung mà chưa riêng, ý cũng như trước. Cho nên trong đây nói lý. Chỉ nói Trí năng nhập, chưa nói Lý sở nhập.

Quán trung cũng như thế. Thứ ba trong chỉ nói lời chung mà ý khác. Trong đây cũng nói đối với chẳng phải chỉ mà nói chỉ. Lời giống văn trên, hai thứ chỉ trên là dứt đối chẳng dứt, dừng đối chẳng dừng. Nay dùng vô minh đối với pháp tánh một lượt xem qua vô minh dường như chẳng dứt chẳng dừng, pháp tánh dường như dứt dường như dừng. Cho nên lời chung ở trên. Ý thì chẳng thế, vô minh tức pháp tánh, pháp tánh tức vô minh. Thể đồng mà tên khác, đối nhau mà đặt tên.

Cho nên khác hẳn hai chỉ trên, hai thứ trên chẳng thể nói tức nhau. Cho nên nay y cứ riêng, chính là nêu chỉ tướng thứ ba. Nói riêng là vì hai thứ chỉ trên chỉ thuộc đường chung. Nói đường chung, là hai trì đều có một trí một dứt, bên dứt có trí, lại đối sanh tử. Tức y cứ Niết-bàn mà đặt tên dứt. Bên trí có dứt, lại đối lý ngoại. Tức y cứ Bát-nhã mà đặt tên Trí. Đoạn nên gọi dứt, trí nên gọi dừng, trí y cứ năng đoạn. Đoạn y cứ sở đoạn cho nên trí đoạn nói chung hai chỉ. Nay thì chẳng như thế, chuyên y cứ đế lý, lý chẳng phải năng sở, chỉ do đủ hoặc. Hoặc tức là pháp tánh, hoặc tánh đối đãi nhau không liên quan đến trí đoạn. Cho nên thứ ba không đồng hai thứ trước. Lại chỉ thứ ba y cứ lý đặt tên mà chỉ chẳng phải lý. Hai chỉ trước chỉ y trí đoạn, trí đoạn là chỉ, cho nên thứ ba khác nhau hai thứ trước. Lại trí đoạn y lý mà trí đoạn chẳng phải lý. Cho nên hai chỉ trước chỉ dùng trí đoạn mà làm thân y, khác nhau thứ ba chuyên dùng đế lý làm thân y. Cho nên thứ ba khác nhau hai thứ trước. Lại thuận nghĩ bàn cho nên có khác này. Nếu không thể nghĩ bàn ba thể vốn là một. Như kinh trở xuống là dẫn chứng. Dẫn chung các kinh chưa làm chứng riêng, cho nên không y cứ chỉ. Vô minh, pháp tánh đều chẳng phải sanh diệt. Lý tuy đều không phải, nếu nói pháp tánh phải nói vắng lặng. Nếu nói vô minh phải nói sanh diệt, đây thì hai tên đều chung ba đế. Tên đều đối lập, lý đều không sai. Cho nên như Thích Danh lại ở Tiêu Thích, hai chữ chỉ quán danh tức là quán, chưa rảnh nói rõ năng sở cạn sâu. Cho nên văn sau chép: Chẳng thể tìm tên chung lại tìm thể riêng. Ba chỉ đã thế thì ba quán cũng theo đó. Trong quán đầu nói lợi, bừa lớn gọi là Sừ, đây là đồ mài ngọc. Không phải ý nay phải làm đấu này, đấu là phá. Đá lớn gọi là bàng, đá bột gọi là cát, đá nhỏ gọi là thước. Đại Kinh quyển mười tám Tánh Phẩm chép: Thí như có người khéo biết kho tàng ngầm, bèn dùng cuốc bèn mà đào đất, đào đá lớn, đá nhỏ, qua thẳng không khó. Chỉ không thể xuyên qua lớp Kim cương. Nay mượn dụ ấy gồm chung ba hoặc chuẩn chỉ rất dễ hiểu. Phải bỏ Kim cương chỉ còn xuyên qua tức là ý ở đây. Kế dẫn Pháp Hoa về nghĩa đục qua để chứng xuyên qua. Chưa phân ra khô ướt nên cũng chung. Kế giải thích quán đạt trung mà dẫn văn Dọc y Ứng. Nói tuy có dứt, ý còn bên đạt kế chẳng quán quán và dẫn kinh, v.v… chuẩn chỉ rất dễ hiểu. Cho nên dưới kết như văn.

Kế giải thích Bặt đãi. Trước nêu chung ý văn, kế phá ngang dọc. Kế chánh nói tuyệt. Y văn đầu, là dùng pháp ngang phá phá, khiến thành ngang, khiến biết ngang đãi, chẳng gọi là tuyệt. Dùng pháp dọc phá phá khiến thành dọc. Khiến biết dọc đãi chẳng gọi là tuyệt. Nói ngang là bốn câu đối nhau chưa có cạn sâu, nên gọi là ngang. Sanh sanh đẳng bốn, bốn câu so sánh nhau có sâu cạn nên gọi là dọc. Trước trong ngang phá hai câu trước, đều nói chiếu cảnh làm chánh, trừ hoặc làm phụ. Bàng tức là người, chánh tức là mình. Muốn xếp lỗi tánh trước lập bàng chánh. Bàng chánh là sao? Chỉ là một chỉ mà được tên khác chỗ. Y cứ phá hoặc, liền gọi là dứt, y cứ vào trí, liền gọi là dừng, y cứ thể tánh gọi là chẳng chỉ mà chỉ. Cho nên khiến được tân bàng chánh khác nhau. Vì sao? Vì hễ nói nhập đạo, chánh là dung trí, bàng là dứt hoặc. Nếu từ dứt hoặc mà đặt tên, thì tên từ bàng lập. Nếu từ chiếu cảnh mà đặt tên thì tên từ chánh lập. Chỗ phá là hoặc, hoặc so sánh trí, hoặc tức là người, cho nên chỉ tức chỉ, từ chỗ phá mà lập, liền rơi vào tha tánh. chỉ của năng phá lại từ năng chiếu, chiếu so sánh hoặc chiếu tức là tự, cho nên đỉnh chỉ chỉ từ năng chiếu mà lập, tức rơi vào tự tánh. Trong đây cái gọi là chiếu cảnh, v.v… là y theo lời tiện. Theo lý phải chép: Y đế là chánh, dứt hoặc là bàng. Đến giải thích quán sau mới có thể nói chiếu. Từ nếu chẳng trở xuống là nếu lấy chung tự tha liền rơi vào tánh cộng. Văn dường như Cùng chẳng sai, ý thật lấy chung. Nên nói trí đoạn nhân duyên nên chỉ, chẳng dùng riêng một nên dường như cùng chẳng sai. Chẳng chỉ mà chỉ, nghĩa rơi vào tánh vô nhân. Chánh ra cùng chẳng sai chỉ là đều lìa tự tha. Không phải chỉ là lìa tự, không phải chẳng chỉ là lìa tha. Lìa tha là lìa sở phá, lìa tự là lìa năng y. Cho nên chỉ thứ ba rơi vào tánh vô nhân. Quán cũng như thế, có thể so sánh mà biết. Nhưng năng thuyên gọi là thật chẳng ngoài ba chỉ ba quán này. Cho nên trong bặt đãi và trong hiển thể cũng y cứ tên này mà dùng để biện đốn, vì trừ tình chấp nên phải phá tánh. Cho nên dẫn Long Thọ chẳng tự sanh, v.v… chứng lìa tánh lỗi. Vô sanh trở xuống là kết, bặt đãi Vô sanh chẳng từ tương đãi bốn câu đặt tên. Bốn câu đặt tên trở xuống là bác bỏ thành nghĩa đãi. Hỗ tương nhân y đối đãi mà lập. Có thể nghĩ, có thể nói tức có thể nghĩ bàn. Chấp tánh chưa dứt gọi là kết hoặc. Do kết hoặc nên chưa chứng Vô sanh, gọi là kết hoặc sanh bị ngang pháp phá gọi là năng phá. Hai không nghĩa thành, đối nhau nghĩa hoại gọi là năng hoại. Khởi diệt trở xuống là riêng y cứ ba chỉ ba quán mà phá. Lược nêu khoảng giữa một chỉ một quán. Đầy đủ phải nói ba chỉ ba quán thảy đều chẳng thành. Trong so sánh trước sau nên lược bỏ chẳng nói. Lại thọ trở xuống là kế phá dọc. Vì từ trước tự tha bốn tánh mà sanh, cho nên là sanh sanh, năng sở đều sanh, nên gọi sanh sanh. chẳng khỏi tánh lỗi tức là hữu vi. Hữu vi tức là bốn tướng đổi dời, đại sanh sanh tiểu sanh, nên gọi là sanh sanh. Lại nhân sanh quả sanh nên gọi là sanh sanh. Nếu ở Trung đạo mà khởi tánh lỗi thì cũng thuộc về sanh tử huống chi là các thứ khác ư? Tuy ba chỉ quán gọi chung là ba đế, nếu khởi bốn chấp còn không có quán đầu, cho nên thuộc về sanh tử, gọi là sanh sanh. Phá đây sanh vào Niết-bàn, gọi là chẳng sanh. Chẳng sanh này (đối) đãi sanh nên được gọi là sanh chẳng sanh, (đối) đãi chân chẳng sanh, nói ở tục sanh, gọi là chẳng sanh sanh. Ở bên đãi nói trung sanh, hai bên đều sanh, phá hai sanh này, gọi là chẳng sanh, chẳng sanh trong mỗi văn đều phải có ba chỉ, ba quán. Trong văn chỉ có tên hai chỉ mà thôi. Trước nói chỉ tức kiến tư, tức chỉ tức chỉ, dừng trụ chân đế tức đình chỉ chỉ. Dưới là hai ví dụ cho nên biết ba đế đều thiếu, chẳng chỉ, mà chỉ cho đến ba quán. Vì chẳng chỉ mà chỉ, chỉ là đế lý cho nên chẳng nói. Nghĩa quán so chỉ cũng rất dễ hiểu. Bốn câu xoay vần sanh, tên là hậu hậu. Cho nên bốn câu đều gọi tương đãi. Cho nên phải đem ngang vào dọc, mỗi câu dọc đều có ngang. Cho nên chỉ tức các tên khắp ở dọc, cần phải ngang dọc hai phá mới hiển bày bặt đãi, tên không thể nghĩ bàn. Đều là trở xuống là bác bỏ chung. Ngang dọc khác nhau nghĩa năng chấp, v.v… cho nên cũng gọi đối đãi cho đến phá hoại, v.v… Hỏi: Chấp ngang tự tha cho đến vô nhân cho nên sanh hoặc. Dọc đến Trung đạo vì sao cũng nói kết hoặc sanh, v.v…? Đáp: Sau sau đều là trước trước kết hoặc, nên đều là Sanh. Lại Trung đạo chưa cực cũng còn thuộc giáo đạo. Giáo đạo có hoặc nên cũng là Sanh. Lại tín giáo đạo ở trong sơ tâm dự kế thứ lớp xoay vần năng Sanh. Cho nên xếp vào sơ tâm sanh kết hoặc v.v… Còn chưa phải trở xuống là cũng bác bỏ riêng. Chấp tên Tương đãi thành Bặt đãi rồi lại dùng tên đãi mà xoay vần so sánh nhau. Cho nên sau so sánh trước, tuy được tên chỉ lại so sánh ở sau lại thành chẳng chỉ. Cho nên gồm ba thứ trong Tương đãi ấy còn chưa thành chỉ, tức đình chỉ trong Bặt đãi huống chi là chẳng chỉ mà chỉ. Quán cũng như thế. Trung đạo tuy là không khác, Đế cảnh được xem là sau. Nếu so sánh với Thật đạo không thể nghĩ bàn thì cũng chưa thành chỉ. Cho nên ba đế chỉ đều chưa gọi chỉ. Vì sao trở xuống là giải thích ý bác bỏ trước trái chấp bất tận? Giải thích trong đối đãi ngang dọc bốn câu tánh chấp chẳng dứt, đường nói năng chẳng dứt, giải thích sự xoay vần sanh nhau thành có thể nghĩ bàn. Nghiệp thích hoặc, quả thích sanh. Cũng có thể hai thứ nghiệp quả đều sanh. Nói chẳng tuyệt là giải thích có thể phá, có thể hoại. Nay nói trở xuống là chánh giải thích bặt đãi. Trước nói sở tuyệt, sở tuyệt tức là các đãi ngang dọc trên. Phiền não chỉ là chấp bốn tánh. Do tánh chấp nên có nghiệp có quả, Bẩm giáo tu quán thứ lớp chứng đắc. Như thế đều thành có thể nghĩ bàn, cho nên phải phá. Thảy đều trở xuống là kế nói năng tuyệt tức là chỉ quán. Tuy nói năng tuyệt có thể nói ở sở. Vì sao? Vì đã nói bặt đãi, dứt đãi gọi tuyệt nên gọi là chỉ. Chỉ cũng tự mất, tên chẳng thật có. Quán cũng như thế, chẳng phải ngoài sở quán có cái gọi là sở. Cho nói quán minh như cảnh. Quán cũng tự mất, nên nói đâu được có quán. Chỉ quán còn không, đẳng là bác bỏ tương đãi. Bặt đãi còn không, đâu lập tương đãi. Cho nên chỉ quán này không phải chỉ không sở trừ ám tán, cũng bởi thể chỉ quán tự vốn mất. Vì sao? Có sở phá nên nói có năng phá. Sở tức năng nên không có năng để luận, chẳng được gọi như trong tương đãi kia. Đãi năng nói sở, đãi sở nói năng. Lại thứ ba chỉ quán đãi ở vô minh, nói ở pháp tánh gọi là Chỉ, đãi ở pháp tánh, nói ở vô minh gọi là chẳng chỉ. Pháp tánh chẳng phải chỉ và chẳng chỉ, cho nên nói theo pháp tánh thì đãi thứ ba ở trước là khác. Cho nên nói đãi chỉ chẳng chỉ, nói chẳng phải chỉ, chẳng phải chẳng chỉ tức là đãi ở trước hai chỉ nói chỉ thứ ba, hai chỉ đều đối chẳng chỉ mà nói. Cho nên nói chỉ chẳng chỉ. Nếu nói theo dọc, nay bặt đãi chỉ quán còn không bặt đãi, đâu được đãi sanh sanh chẳng chỉ. Nói chỉ quán sanh chẳng sanh, cho đến đãi chẳng sanh sanh chẳng chỉ. Nói chẳng sanh chỉ quán chẳng sanh đâu được hai chữ quán trở xuống ba câu. Cho nên biết trở xuống là kết giải thích ý tuyệt. Trước trong chỉ nói đều chẳng thật có, đãi tức tuyệt, không có đãi để nói. Cho nên nói chỉ cho đến chẳng phải chỉ, chẳng phải chẳng chỉ đều chẳng thật có. Ngang dọc đều thế, nghĩ kỹ mới thấy. Đối đãi đã dứt trở xuống là tổng kết ngang dọc đều dứt, bác bỏ ngang dọc đó đều hữu vi. Nay đã dứt thì nó không phải hữu vi. Chẳng thể nghĩ bàn là chẳng thể lấy bốn câu ngang dọc ở trước, suy nghĩ sẽ thấy. Không phải nói năng, v.v… là nói bặt đãi (dứt đối đãi) chẳng thể nói đã không có bốn câu danh tướng ngang dọc, cho nên trong bốn câu ngang dọc trước chỗ sanh kết hoặc, v.v… tất cả đều diệt, diệt là bặt đãi, cho nên nói diệt tuyệt, năng diệt cũng không nên nói tuyệt diệt. Kế là kết điên đảo trong quán, bốn câu ngang dọc đều gọi là Tưởng. Cũng là bặt hữu vi, là kết thúc được tên khác. Năng tuyệt thể một, tùy chỗ tuyệt mà được tên khác nhau. Bặt đãi chỉ quán là kế nói lợi tha, trước nói ý đã tự chứng tuyệt có thể tùy bốn cơ, không nói mà nói nên nói có thể nói. Nếu thế sao chỉ ba đều là pháp hóa tha. Nghĩa bậc nhất cũng là hóa tha, cho nên dùng bốn chương để đối bốn tất. Nếu có trở xuống là chánh giải thích. Hỏi: Nay nói thuyết bặt nên chỉ nói bặt mà dùng bốn chương đối bốn tất, nghĩa ấy là sao? Đáp: Tự hành chỉ bặt tha nên khác nhau nên dùng lìa bặt đãi làm bốn thuyết. Cho nên trong huyền văn phân biệt dụng rằng: Ông là tự hành nên phải phân biệt tha. Dụng là ích tha cho nên cùng lấy không thể nghĩ bàn, dùng còn lấy phương tiện huống chi là viên bặt đãi, chẳng được làm viên bốn tất mà nói ư? Cho nên Huyền Văn cuối quyển sáu chép: Khai bốn tất rằng khai thế giới thô thành thế giới diệu, cho đến khai Đệ nhất nghĩa thô đồng thành đệ nhất nghĩa Diệu, cho nên không nói mà thôi. Nói thì bốn tất. Vì sao? Vì dị là cách biệt hơi thành viên dị, chẳng dị mà dị, cho nên đối thế giới, thông là nghĩa sanh, gọi là lý năng thông. Cho nên dùng lý thiện mà đối làm người, đối có năng sở dứt không năng sở, cũng mượn năng sở làm viên đối trị. Bặt đãi y cứ lý, lý tuy không nói, cũng y cứ tuyệt lý nói nghĩa bậc nhất. Nói là chỉ quán. Bốn chương như thế đều là chỉ quán, đều đến Lý bặt đãi. Lại y cứ hóa nghi để nói bặt, như trong Tịnh Danh ba mươi hai Bồ-tát, đều tự nói chỗ nhập môn của mình, môn đều thông lý, nên lý gọi là tuyệt. Cho nên các Bồ-tát nói xong, bảo Văn-thù rằng: Nhân giả phải nói. Văn-thù nói cho đến không có nói năng, chữ nghĩa là thật vào pháp môn không hai, được gọi là diệt tuyệt. Thiền định ngậm miệng không nói, được gọi là tuyệt diệt. Hỏi: Đồng được tuyệt đãi, vì sao khác nhau? Đáp: Gồm có sở hiểu nêu bày đường khác, các Bồ-tát nói lên năng thuyên khác nhau. Văn-thù nói lên sở thuyên chẳng khác. Tịnh Danh nói lên sở thuyên không nói. Lại, các Bồ-tát chỉ nói lên hóa tha, Văn-thù nói lên tự hành, hóa tha. Tịnh Danh chỉ nói lên tự hành. Đều nêu một bên cùng thành diệu sự. Bốn tất bặt đãi, y theo đây rất dễ hiểu. Lại Đại Kinh chẳng thể nói. Đại Tập không nói Bát-nhã thanh tịnh. Pháp Hoa chỉ khen, Niết-bàn chẳng sanh đều là tên khác của bặt đãi. Nhưng lại phải biết các giáo dứt khác,, khai hiển không ngoài mới gọi văn nay. Thử chi trở xuống là kết bặt đãi này để thành hai không. Trước lập, kế là chữ trở xuống là giải thích. Trước nói tánh không. Cũng chẳng trụ trở xuống là kế nói tướng không, tức phá ngang dọc lại đến bốn cơ. Bặt lý vì sao gọi là thật tướng, thể của thật tướng đầy đủ hai không, khác hẳn hai không ở trước từ giả vào không. Chữ ấy chẳng thật có trở xuống là kết tên. Cũng gọi trở xuống là nói tên khác của bặt đãi. Cho nên Như thế trở xuống là giải thích tướng bặt đãi.

Thể bặt đã khắp thì không có chỗ đối, cho nên chẳng do Tiểu gọi là đại. Thí như trở xuống là nêu thí dụ rất dễ hiểu. Chỉ quán cũng như thế, trở xuống là hợp thí. Chẳng nhân ngu nên gọi là quán, chẳng nhân loạn nên gọi là Chỉ. Người đời trở xuống là phá lầm lẫn, trước phá chung người đời, y tâm thế gian mà nói, dùng lời phá lời, lời chẳng thể dứt giải thích bặt chẳng thành, cho nên phải biết lý bặt. Vì sao trở xuống là giải thích người đời nói chẳng thành, ý bặt nói tùy tưởng đổi nên nói chẳng phải bặt, cho nên tuy nói ngộ, chẳng ngộ, v.v… chẳng khởi hoặc nhiễm, đối đãi nhau không thôi nên gọi là luân chuyển. Ngộ y cứ trí chứng, tâm y cứ hoặc cảnh có tâm chẳng phải ngộ, ngộ thì dứt tâm. Chẳng phải chỉ là không, không tâm chín cõi nên gọi là chẳng tâm. thuận tưởng hư đàm, bặt lại thành đãi, không có lý để nương nên nói vô ký. Nếu được ý trở xuống là nêu chánh thể bặt đãi. Đã đạt được lý bặt thì ai còn phân biệt. Tuy là duyên dứt lý, phân biệt chẳng mất, đều gọi là đãi. Ấy thì chỉ chứng gọi là chân tuệ khai. Lại được ý trở xuống là nói bặt chẳng thể luận bàn. Tâm hành trở xuống là nói bặt chẳng thể suy nghĩ. Tuy trí trở xuống là lại nêu bặt vị. Cũng chẳng trở xuống là trái ngược hiểu lầm của người trước. Đẳng là đẳng thủ luân hồi, v.v… Các thứ trở xuống là lại bác bỏ. Chân tuệ trở xuống là lại nêu công năng của vị. Như trước trở xuống là lại nêu thí dụ mà thí dụ bặt. Trước là tiến (dâng lên) nghĩa là tiến gậy lửa, gậy tiến lửa xong thì cũng tự thiêu. Dứt các đối đãi rồi thì tuyệt cũng tự dứt. Cho nên Đại luận hỏi: Chẳng phải nói tướng không. Vì sao? Nếu nói vô tướng tức là ở tướng, nếu không vô tướng thì chẳng phải lại năng phá tướng các pháp. Nếu có vô tướng thì chẳng phải nói tất cả vô tướng? Đáp: Dùng vô tướng mà phá các tướng, nếu có tướng, vô tướng thì rơi vào các pháp, vô tướng diệt các tướng cũng tự diệt vô tướng. Như lửa gỗ trước đã đốt củi rồi cũng lại tự đốt. Cho nên bậc Thánh tu Tam-muội vô tướng vô tướng để phá vô tướng, Tam-muội không không Tam-muội vô tác vô tác cũng giống như thế, bặt rồi lại bặt ý cũng đồng. Nếu thế trở xuống là giải thích nghi. Nghi rằng: Chân tuệ khai phát mới gọi là tuyệt, bèn bị Sơ trụ có ích gì sơ tâm. Nay vì trở xuống là giải thích ở sơ tâm thì không chỗ mất, Thánh ở cực vị chẳng thể lạm sơ.

Ba là Hội dị, Hội các kinh luận đều thành bặt chỉ quán. Văn đầu lại Hội tên khác của tuyệt đãi. Các kinh trở xuống là hội tên khác của chỉ quán, tuy gọi chung là tuyệt mà tịch chiếu rõ ràng. Nên các tất cả tên khác của kinh luận đều là tên khác của tịch chiếu. Cho nên dị danh trở xuống đều nói tuyệt đại không thể nghĩ bàn. Vì sao trở xuống là giải thích ý Hội khác? Tất cả đều là tên khác của ba đức, cho nên hội khiến ba đức. Trước Bát-nhã trở xuống là quán tên khác tức là đức Bát-nhã, giải thoát trở xuống là tên khác của chỉ, là đức Giải thoát. Như hư không trở xuống là tên khác của chỉ quán chẳng hai, tức là đức Pháp thân. Bátnhã là một pháp, tức là kệ văn khen Bát-nhã. Giải thoát cũng như thế có rất nhiều tên, tức là Đại Kinh câu văn thứ năm trăm về giải thoát. Gần bảy tám trang, xưa nay giảng là nói dài mà thôi. Tam tạng Chân đế có một quyển ghi giải thích trăm câu này. Đại sư Thiên Thai từng ở chùa Linh Thạch, một mà hạ giảng trăm câu Giải thoát này, mỗi câu đều dùng trăm câu giải thích, trăm câu bèn thành một muôn pháp môn, một muôn tên gọi. Chương An nói trước học tự no mà chẳng ghi chép, nay không có truyền. Tiếc thay tiếc thay, vì đời sau không được nghe. Hư không v.v…, thí như hư không cũng có bốn tên: Một là hư không, hai là không thật có, ba là bất động, bốn là vô ngại. Hư không vô hình còn có bốn tên, huống chi là không thể nghĩ bàn chẳng phải chỉ chẳng phải quán. Hỏi: Trong đây chỉ hội tên khác chỉ quán, sao phải nêu dị pháp thân này. Đáp: Văn sau là đức chung, đã dùng chỉ quán mà chung ba đức, cho nên Hội dị nêu ở pháp thân. Cho nên biết các kinh tuy là nhiều tên nhưng chẳng ngoài chỉ quán. Lại vì chẳng hai cho nên biết chỉ là tên khác của ba đức. Phải biết trở xuống là kết ba đức chỉ là một pháp thật tướng, tùy loại chúng sanh mà đặt tên khác. Nếu nghe trở xuống là khuyên răn. Bặt đãi ý sâu khuyên chớ kinh sợ, gặp tên khác rộng khuyên chớ sanh nghi. Tương đãi nghĩa gần nên chẳng cần khuyên, đức chung chỉ là bặt đãi được chung nên cũng chẳng khuyên. Lại chỉ quán tự gặp nhau sau, nay đã dứt các tên đối đãi nhau ở trước, cho nên tên tương đãi đều thành bặt đãi. Do đó lại nhờ chỉ tức các nghĩa để tự gặp nhau. Chỉ cũng gọi là quán tức đình chỉ chỉ, quán cũng gọi chỉ, tức quán xuyên suốt. Chẳng chỉ tức chẳng chỉ mà chỉ. Chẳng quán tức là chẳng quán mà quán. Đều phải y cứ Viên để giải thích tức. Ba hoặc thể vắng lặng gọi là tức, ba đế lý khắp gọi là đình. Đế lý chẳng phải chỉ và chẳng chỉ, không hoặc có thể phá gọi là không trí có thể chiếu gọi là quán đạt quán. Đạt lý chẳng phải quán cùng chẳng quán. Nếu tin bặt đãi tự gặp nhau, chỉ cũng gọi là quán, tịch tức chiếu, cũng gọi chẳng chỉ, tịch thể tự mất. Quán cũng gọi là chỉ, chiếu tức tịch, cũng gọi chẳng quán, chiếu thể tự mất. Như không chẳng sáng tối, sáng tối tức không, không sáng chẳng phải sáng, không tối chẳng phải tối, chẳng phải tối mà tối, chẳng phải sáng mà sáng. Tịch chiếu chỉ quán ví dụ theo đây sẽ biết.

Bốn là trong chung ba đức, văn đầu trước nói ý dụng tên trước hỏi, vì đối trở xuống là đáp, kế các pháp trở xuống là lại hỏi. Đại luận trở xuống là lại đáp. Tự Tha trước sau, v.v… là Bồ-tát sơ tâm thường quán Niết-bàn là tự hành mới tu, cũng khiến chúng sanh thường quán Niếtbàn là hóa tha mới tu. An trí các con trong kho Bí Mật là hóa tha hậu nhập (vào sau). Ta cũng chẳng bao lâu tự trụ trong đó là tự hành hậu nhập (vào sau). Cho nên biết tự tha sơ tâm đều tu, tự tha hậu tâm đều vào, tức là một bộ chánh ý, văn nay trước sau chỉ là quán ba đức. Vào ba đức là sao? Lại trong năm lược, mới phát đại tâm trở xuống là tự hành mới tu. Xé rách lưới lớn trở xuống là hóa tha mới tu. Trở về chỗ lớn trở xuống là tự tha hậu nhập. Kế trong giải thích rộng là Thích danh thì tự hành sơ. Khởi giáo thì hóa tha sơ. Chỉ qui thì tự tha hậu. Nếu nói riêng thì nước chỉ quả, nay từ nghĩa chung nên khắp sơ hậu. Cho nên dùng đối để làm hạnh gốc. Kế nêu trở xuống là chánh nói tướng chung. Trước dùng hai chữ cũng chung ba đức, nếu phân hai chữ chẳng thể đủ Đức cho nên phải hai hợp nghĩa mới đủ ba. Hỏi: Trở xuống là giải thích nghi. Phàm tên năng thông, thông ở sở thông. Năng sở tương xứng hẹn chỗ đến. Chỉ dùng hai pháp làm tên năng thông, làm sao chung đến ba pháp sở thông? Đáp: Tạng thông Chỉ quán hai pháp khác nhau, còn chẳng năng thông ba Đức riêng khác. Nếu không thể nghĩ bàn một tâm chỉ quán thì năng thông ở một tâm ba Đức, hai, ba tuy khác không thể nghĩ bàn một chẳng hai mà hai, vì chung hai đức, hai mà chẳng hai vì chung pháp thân. Lại Đại Phẩm trở xuống là dẫn chứng. Cho nên Đại luận quyển năm hai chép: Đều ví dụ thích rõ một trăm lẻ tám Tammuội xong tức nói mười tám không ở trước. Giải thích Bát-nhã xong, nay dùng một trăm lẻ tám Tam-muội giải thích thiền. Đã là Thủ-lăngnghiêm Thiền Chủng Trí Bát-nhã, cho nên biết hai thứ này chẳng phải riêng một mình, thế thì trong mỗi không tất cả không, trong mỗi không tất cả định, trong mỗi định tất cả định, trong mỗi định tất cả không. Kinh luận nêu số từ sự mà lập. Phá mười tám có nói mười tám không đối một trăm lẻ tám tán nói một trăm lẻ tám định. Như lửa thiêu vật tùy vật được tên đâu có chỗ thiêu khác khiến lửa riêng khác. Cho nên dẫn mười tám không để chứng ở quán, dẫn một trăm lẻ tám Tam-muội để chứng ở chỉ. Hai mà chẳng hai chứng được pháp thân. Cho nên trở xuống là lại dẫn Đại Kinh, chứng lại hai tên, nghĩa gồm ba đức. Quyển hai mươi lăm chép: Tất cả chúng sanh đều có Định Thủ-lăng-nghiêm. Định Thủ-lăngnghiêm cũng gọi Bát-nhã, cũng gọi Tam-muội Kim cương, cũng gọi Sư Tử Hống, cũng gọi Phật Tánh. Kinh nói Định Thủ-lăng-nghiêm có năm tên. Lăng-nghiêm cũng ở trong năm tên. Nay dẫn Phật tánh có năm tên.

Phật tánh cũng ở trong năm tên. Nay chỗ dẫn lấy chung gồm riêng, ý ấy thế nào? Đáp: Kinh giải thích chúng sanh có định Lăng-nghiêm, nên nói Lăng-nghiêm có năm tên, nếu luận chung thì nói Sư Tử Hống có năm tên cho đến biếng nhác có năm tên. Đối với lý thì không lỗi. Tuy đều không lỗi nhưng trong năm tên gọi Phật tánh là chung, chung cho định tuệ nên bốn tên gọi kia hai hai ký cục. Bát-nhã Sư Tử Hống từ tuệ làm tên, Kim cương Thủ-lăng-nghiêm từ định làm tên. Nay nói Phật tánh chẳng phải định chẳng phải tuệ mà định mà tuệ. Cho nên nói Phật tánh có năm tên, gọi để chứng văn nay chẳng hai mà hai. Lại kế trở xuống là đều thông. Trước nói ý đều thông. Chỉ và quán cùng nhau mà có cho nên được đều chung. Như chỉ có quán cũng lại tự có, không phải chỉ không phải quán. Quán nếu có, chỉ cũng lại tự có chẳng phải chỉ chẳng phải quán. Cho nên chỉ quán đều được chung cả ba. Như chỉ tức trở xuống là kế chánh đều chung trước chỉ quán. Lại văn trước cùng chung vì từ tên tiện, nay đây đều chung là từ nghĩa tiện. Cho nên hai chỉ để đối hai đức. Chẳng chỉ chỉ nghĩa giống chẳng phải chỉ quán nên chung cho pháp thân. Quán cũng như thế, có thể y cứ mà biết. Lại nữa, chỉ quán trở xuống là nói cùng thông, khác nhau hai chữ cùng thông ở văn trước. Nay đây chỉ quán đều có ba nghĩa, hai hai đều chung nên gọi là cùng. Lại nữa, ba đức trở xuống là lại dùng ba đức mà chỉ chung cho quán. Hỏi: Chỉ quán chung đức là năng thuyên chung đến sở thuyên vì sao lại dùng đức chỉ chung cho quán. Đáp: Danh vời ở lý tên là đức chung, lý ứng ở tên, tên là đức thông. Lý chẳng ứng tên, tên chẳng chỗ thông. Tên không vời lý, lý không thể hiển. Lại tên tức lý nên chỉ quán chung đức, lý tức tên nên đức chung cho chỉ quán. Lại chỉ quán đều có nghĩa ba đức, cho nên chỉ quán chung đức. Ba đức cũng có nghĩa chỉ quán nên đức chung chỉ quán. Vì ba nghĩa này lại phải đức thông, vì hiển lý giáo dung thông vô ngại. Cho nên cùng biện rốt ráo văn nay. Tên chánh lý phụ như trước đã nói. cũng phải lại y cứ hạnh mà nói chỉ quán và đức cùng thông nghĩa ở văn sau nên nay chưa biện. Ở trong đó cũng trước cùng chấp đầu. Cùng nghĩa là ba đức cùng chung chỉ quán và không phải chỉ quán, đều nghĩa là ba đức có đủ ba, như văn rất dễ thấy. Nếu tin trở xuống là nêu ví dụ khuyên tin. Trước nêu tên khác khuyên tin ba đức. Chỗ nói chỉ quán cùng chung nhau là gốc bày chỉ quán tuyệt diệu. Năng thông tuyệt diệu, đức không thể nghĩ bàn. Đã tin ba đức phải tin chỉ quán. Nếu tin trở xuống là dẫn dụ khuyên tin. Mà các kinh trở xuống là tên Thiên ý viên. Các kinh đầu Lăng-nghiêm, Trí Độ như trước dẫn chứng. Chẳng hai mà hai đã lược biết rồi. Mỗi kinh đã đầy đủ các pháp ấy, phải biết đều là kho Bí Mật. Nói Lăng-nghiêm, người khác nói là tên báu, các đại Bồ-tát đều dùng báu này để trang sức đầu. Bồ-tát được trang báu sức đầu này đầy đủ Tam-muội, từ báu làm tên, tên là Định Lăng-nghiêm. Đại Kinh chép: Thủ-lăng là tất cả sự xong, nghiêm là kiên cố. Tất cả rốt ráo mà được tên kiên cố Thủ-lăngnghiêm. Đại luận quyển mười tám dịch là Kiện tướng. Đại kinh Đại luận đều dùng ba chữ, đều là tiếng Phạm, đều gọi Tam-muội. Hai giải thích Đường, Phạm không thấy chỗ dựa. Nên biết tên kinh chẳng từ chỗ trang năng lực đầu. Chỉ quán cũng như thế trở xuống là dẫn chỉ quán để so sánh các kinh. Thiên cử trở xuống là so sánh giải thích. Các kinh thiên cử còn đủ ba đức, huống chỉ quán nay là viên cử. Đây là viên cụ chẳng phải viên đốn, nghĩa tuy viên đốn mà lời ý lại như thế. Kế chung các tên khác như văn. Lại chung ba tên, ba tên vô lượng nên nói là tất cả. Nay y theo Kim Quang Minh, Quán Âm Huyền, Tịnh Danh Sớ, v.v… đều dùng mười ba ví dụ giải thích ba đức. Nói mười ba, là tụng rằng: Đạo Thức (biết) Tánh Bát-nhã. Bồ-đề Đại Thừa Thân. Niết-bàn ba Đức báu, mỗi đều ba pháp. Nay văn lược nêu ba thứ Bồ-đề, mà vẫn lược chẳng giải thích. Nay y vào bộ lược ấy mà thuộc đối ba đức như trước. Ba Bồ-đề là thật tánh tức pháp thân, thật trí tức Bát-nhã, phương tiện tức giải thích. Ba Phật tánh là, Chánh nhân tức thực hành, Liễu nhân tức Bát-nhã, Duyên nhân tức Giải thoát. Nói Tam bảo, pháp bảo tức pháp thân, Phật bảo tức Bát-nhã, Tăng bảo tức Giải thoát. Ba đạo là: Phiền não tức Bát-nhã, Kết nghiệp tức Giải thoát, Khổ tức pháp thân. Nói ba thức là: Tam Tạng Chân đế nói thức thứ bảy A-đà-na, Hán dịch là chấp ngã thức. Đây là hoặc tánh thể là nhân duyên. Thức thứ tám A-lại-da, Hán dịch là Tạng thức vì hay giữ chắc trí chủng chẳng mất. Thể là vô một vô minh, tánh của vô minh là tánh Liễu nhân. Thức thứ chín A-mala, Hán dịch là thanh tịnh thức, tức là Chánh Nhân Đường Tam Tạng chẳng chịu giải thích này, bảo rằng: Thức thứ chín là tên khác của thức thứ tám. Cho nên Nhiếp Luận Tân Dịch chẳng giữ địa thứ chín. Trong Luận Văn cũng không có thứ chín. Chỉ dùng thứ tám mà đối Chánh nhân, thứ bảy đối Liễu nhân, thứ sáu đối Duyên nhân. Nay y theo Chân Đế vẫn hợp chung sáu, bảy làm duyên nhân. Vì trong thứ sáu sự thiện ác cũng là hoặc tánh. Giải thích nghĩa thức không phải chỗ luận ở đây. Chỉ lấy ba thức thể tánh mà đối với ba đức, ba nhân ở lý là đủ. Luận gia tuy dịch thức là trí mà chẳng tức chiếu ba thức một tâm, tức một tâm này ba trí đầy đủ. Ba Bát-nhã là thật tướng chánh nhân quán chiếu Liễu nhân văn tự nhân duyên đối đức rất dễ hiểu. Ba Đại thừa, lý thừa là pháp thân, tùy thừa là Bát-nhã, Đắc thừa là giải thoát. Nói ba thân, như trong chỉ qui, ba Niết-bàn là tánh tịnh tức pháp thân, viên tịnh tức Bátnhã, phương tiện tức giải thoát. Người xưa chẳng lập viên tịnh, vẫn dùng phương tiện đối với báo thân. Các văn có phá v.v… Nhưng mười ba thứ này xoay vần đối nhau ý nghĩa chẳng khác. Nghĩa tuy chẳng khác, mà sanh khởi thứ lớp đều có trước sau. Vô thỉ trôi lăn chẳng ngoài ba đường, trôi lăn do thức, trong thức đủ tánh, chiếu tán học đạo trí, trí đủ thành đạo, đạo từ thừa đến, đến nên thân hiển, hiển sẽ là Niết-bàn. Niết-bàn đủ nên gọi là Tam bảo. Bảo thì đủ đức, cho nên trước sau lại so sánh với mười nầy. Hỏi: Vì sao ở dưới rộng phân biệt đức. Trước nêu giải xưa lại dẫn Đại Kinh hỏi khởi ý ấy. Trong kinh ấy nghĩa tông cực: Lại là một nhà Hạnh giải chỉ qui, cho nên phải phân biệt. Đủ dẫn các sư xưa nay Đại Tiểu thừa so sánh xét lường mới hiển bặt đãi ba đức Bí Tạng, cho nên Phẩm Ai Thán chép: Thế nào gọi là Kho Bí Mật? Cũng như chữ Y ba điểm nếu ngang nhau thì thành chữ y, nằm dọc thì chẳng thành. Như Ma-hê-thủ-la trên mặt có ba mắt mà thành chữ Y. Nếu ba điểm riêng cũng chẳng thành chữ y. Ta cũng như thế, pháp giải thoát cũng chẳng phải Niết-bàn, thân Như lai cũng chẳng phải Niết-bàn, Maha Bát-nhã cũng chẳng phải Niết-bàn, ba pháp đều khác, cũng chẳng phải Niết-bàn. Nay ta an trụ ba pháp như thế. Vì chúng sanh gọi là Nhập Niết-bàn, chữ Y như thế. Chương An nói sách tục ở Tây Trúc Y có mới cũ. Chữ y cũ có tung ngang như Ngang Xuyên có thể dụ kinh ấy. Chữ y mới chẳng dọc chẳng ngang, ở đất Hán có thể lấy cỏ mà dụ cho Viên kinh. Muốn giải thích chữ Y mới, trước phải hiểu rõ cách hiểu khác của người mới tránh khỏi lỗi tung ngang của chữ y cũ. Cho đến các lỗi Tà Tông Ngang kế. Cho nên ngoại đạo Đồ Thán cũng chấp trời Đại Tự Tại. Có đủ ba Đức rằng: Pháp thân đầy khắp pháp giới, báo thân ở trời Tự tại ba mắt tám tay tức Ma-hê-thủ-la. Hóa thân tùy hình sáu đường huống chi Đại Tiểu thừa các sự giải thích nghĩa vì nghĩa ấy nêu rõ các sư, là các sư Tiểu thừa. Nói chủng trí đã viên, nghĩa là khi ba mươi bốn tâm dứt kết. Đã có Bát-nhã gọi là Chủng trí. Cha mẹ sanh thân cũng chưa diệt độ gọi là quả phược. Tuy dứt tử phược nhưng quả phược chưa dứt thì chỉ là hữu dư, chưa được vô dư, nên nói chưa đủ. Tuy dứt hoặc chung, chưa có pháp thân, thân là vô thường cũng giúp đoàn thực. Đoàn thực chẳng phải một, nên nói là tạp. Vì ba tạng Phật đồng phàm báo. Một là ưu, nghĩa là Bát-nhã đức chủng trí đã viên; hai là liệt, nghĩa là giải thoát chưa đủ, thân là tạp thực. Hai thứ này tuy kém đã có phần ít, đủ ở chẳng lâu nghĩa phải một lúc. Dụ ở Ngang xuyên cho đến tẩu hỏa. Tẩu hỏa là lửa dữ, là một bức vẽ dài các bức vẽ khác ngắn. Ba đức cũng như thế, tuy đều có hơn kém khác nhau. Lại nói trong sư thứ hai, trước được tướng tốt, tức là trăm kiếp đã hết. Kế được chủng trí, tức là ba mươi bốn tâm. Hậu diệt thân trí tức là tám mươi tám diệt. Vô dư ở đó nên nói mới đủ. Ý thí dụ rất dễ hiểu, nhưng Sanh công nói: Bát-nhã cư tông ở trên, toàn lạm Tiểu thừa sư đầu ba đức. Dù khác Tiểu thừa nhưng trọn thành nghĩa dù. Vẫn đồng sư kế. Nếu nhập trở xuống là sư thứ ba. Nếu nhập diệt định, v.v… đã có thân ở đó gọi là pháp thân, thọ tưởng tâm sở thức tri chẳng làm, gọi là không Bát-nhã nên nói vô trí. La-hán ở vô sắc, là vô sắc bao gồm ở Vô sắc đó mà được Hữu Dư, gọi là La-hán. Chỉ có tâm trí mà không có sắc thân, giống như có Bát-nhã mà không pháp thân. Nếu vào Vô dư, thân tro cho nên không thân, diệt trí cho nên không trí, riêng một giải thoát nên nói “cô điều.” Đây thì ba pháp đều thuộc một người, nói là chẳng tương quan. Nếu khiến ba pháp đều ở một người, tức là diệt định khởi có trí dứt kiết, chẳng ở Vô sắc lại nói có Thân. Định ở vô dư gọi là có giải thoát. Đồng ở một người nên gọi là Đều. Nếu dùng ba pháp lụy ở một người, tức trước được Vô sắc, kế ở diệt định, sau vào vô dư, nên gọi là Tung. Đây thì Tiểu thừa ba sư thiếu hẳn nghĩa chữ y. Kế thầy đầu Đại thừa nói pháp thân là chánh thể pháp thân vốn có thể nên ở đầu, hai đức phải có cho nên ở kế, trong hai đức, Bát-nhã ở trước vô lụy, nên thành nghĩa Tung. Hai Di Hoàn này là Bát-nhã và Giải thoát. Di là đầy, Hoàn là khắp, tuy tu chủng trí, chủng trí chưa đủ mà phần được Giải thoát. Giải thoát chưa đủ cũng được gọi Tịnh, cũng được gọi uế, xoay vần đối nhau cùng làm tịnh uế. Cách vô lượng đời vượt vô lượng kiếp, đời kiếp không khác văn thêu dệt cho nên như thế. Trải nhiều thời gian, ba đức thứ lớp, nên gọi là Tung. Sư kế nói ba đức không có trước sau. Sư đầu chép: Thể chỉ pháp thân, sư này thể đủ ba đức. Tuy đủ ba đức nghĩa đồng sư đầu. Y cứ vào thể đủ lại chẳng làm rõ nhau, nên thành nghĩa Ngang. Vì vốn có nên gọi là thể ngang. Từ tu mà được nên gọi nghĩa dọc. Sư sau chép: Thể nghĩa đều chẳng khác, tức thể và nghĩa đều từ vốn có nên gọi là chẳng khác. Y cứ vào hạnh chứng đắc lại giống trước sau, nên nói ẩn hiển. Pháp thân một đức ở triền là ẩn, ra khỏi triền là hiển. Hai đức kia hạt giống đủ lâu nên gọi là ẩn, rốt ráo quả mãn nên gọi là hiển. Ba đức có đủ hai nghĩa này vốn có ba pháp đều gọi là ngang, đều có Ẩn Hiển nên gọi là Dọc. Vì ẩn hiển mà có trước sau, cho nên thành dọc. Các giải thích như kết sau đều bác bỏ. Đại tiểu sáu thích đều chẳng hội với văn đại kinh. Nay nói trở xuống là nhà nay chánh giải thích, vì ba nghĩa nên mới ứng với (ý) chỉ kinh. Lý tánh ba đức bao gồm tất cả pháp, nên gọi là Tạng. Một đều đủ ba, ba ba tương minh, ba chỉ là một, một một không một. Cho nên tạng này chẳng thể ba một, ngang dọc một khác, mà nói nghĩ bàn cho nên đều nói không thể nghĩ bàn và na-hốt, v.v… một khác đều là tên khác của biệt, đối khác tiện nói nên gọi là một. Thân thường v.v…, đây là hành nhân tu hướng lý tạng đến khi được quả thì pháp thân đã trọn, nên gọi là thân thường, chủng trí đã thành nên gọi Trí viên, phiền não dứt hẳn nên gọi đoạn cụ, Lý Tạng Thích, là trong sáu tức thì phải lý tức. Hạnh Nhân Thích, là trong sáu tức riêng ở rốt ráo, chung đủ năm tức. Nay đối lý tức riêng từ rốt ráo tuy thân thường mà được chẳng phải trước sau cho nên chẳng thành tụng. Lý cùng tu, nhân cùng giả đều cùng một lúc đầy đủ mà đều dùng lẫn nhau, làm sáng tỏ nhau nên không phải nghĩa ngang. Nói làm sáng tỏ nhau là từ hạnh mà chép: Vì lý tánh sáng mới khiến hạnh sáng. Hành làm hiển lý, cho nên từ hạnh mà nói. Năng chủng chủng là không phải chỉ ba đức có dụng lợi tha mà pháp thân cũng như thế. Cho nên y cứ hóa dụng thì một thân là tất cả thân một trí là tất cả trí, một thoát là tất cả thoát. Cho nên gọi là (các thứ) kiến lập. Dứt hóa luận qui, đồng về minh tịch, cho nên nói nghĩa bậc nhất. Kế tức một trở xuống là y cứ tự nghĩa mà giải thích. Chỉ là ba điểm đồng là một y, tuy là một y mà có ba điểm. Cho nên chữ y không phải dọc không phải ngang, khác nhau nghĩa cũ, nên nói chân y. Phải biết Đại Kinh trước sau ba đức nên ở phẩm Ai Thán đầu kinh dùng nghĩa chữ Y mà giải thích ba đức này. Quyển ba mươi sáu hỏi rộng hiển ba đức. Do đó trong tựa nói về ba đức, phẩm Thuần-đà nói về Niết-bàn là chánh nói ba đức. Từ Trường thọ trở xuống trong mười bốn phẩm nói nghĩa Niết-bàn giải thích ba đức. Nói đem Phật pháp chẳng giao cho Thanh văn mà giao cho các Bồ-tát, chính là giao ba đức Bí tạng này. Từ hiện bịnh trở xuống gồm có năm phẩm, nói Niết-bàn hạnh tu ba đức này. Từ Sư Tử Hống trở xuống đến phẩm Trần Như gồm có ba phẩm là nói dụng của Niết-bàn, tức công năng của ba đức. Nếu hiểu rõ ba đức này ở trong một tâm thì Đại Kinh một bộ ở trong gang tấc, huống chi Pháp Hoa khai hiển mười phương ba đời đồng nói ba quĩ, vì ba quĩ diệu, nên nói Diệu pháp. Hoa Nghiêm Pháp Giới, Tịnh Danh Giải Thoát chẳng cùng Bát-nhã, một thể không khác với ba đức này. Nếu biết ý này, văn này có thể hiểu mười phương Phật pháp ở một sát-na. Hỏi: Trở xuống là phân biệt. Có hai lớp hỏi đáp. Văn đầu là chánh xếp, văn kế là khai thông. Văn đầu hỏi: Ba đức, bốn đức đều ở Niết-bàn, đồng khác thế nào? Đáp: ý Ba, bốn giống khác đều ở Niết-bàn. Niết-bàn chẳng khác, thì ba, bốn chẳng khác. Cho nên hội thông khiến biết chẳng hai. Ở trong đó lại có hai hội chung riêng. Trước hội thông, là ba đức mỗi đức đều có bốn tính chất nên gọi là chung. Chung lại có hai cách giải: Một là dẫn Đại kinh, pháp thân Thường nên hai đức cũng Thường. Đã có thường há không có Lạc, v.v… Đây bèn so sánh y cứ mà giải thích. Pháp đã có Thường thì có ba thứ kia. Lại lấy hai thứ kia mà lệ với pháp thân. Phật là giác liễu, giác liễu là trí nên thuộc Bát-nhã. Lại hay tùy hình đều phục ở tha, cho nên thuộc giải thoát. Vì thế chữ Phật có đủ hai đức. Kế dẫn Đại Kinh nhân diệt năm ấm có đủ bốn đức. Ấm là pháp thân. Pháp thân đã thế, hai thứ kia cũng lệ như thế. Cho nên biết ba đức đều có đủ bốn đức. Thế thì đối chung có hai giải thích này. Kế nếu y theo dưới lại chuyển năm ấm và bốn niệm xứ để thành bốn đức. Riêng khác đối nhau, nên gọi là khác. Ấy thì riêng đối cũng có hai giải thích tức là ấm và niệm xứ khai hợp khác nhau. Y cứ văn sẽ thấy. Ấy thì kết dưới y viên là nghĩa đốn. Như hướng chỗ đối hai giải chung riêng. Chỉ lấy pháp đối pháp không nói về hành tướng. Nếu sơ tâm quán liền thành nghĩa đốn. Hậu tâm mới hội liền thành nghĩa riêng. Kế trong khai thông là ý hỏi đầu. Cuối quyển hai ở trước nói có phát tâm trị được ba chướng. Cho đến rốt ráo trị được ba chướng. Lại nói có phát tâm mà được ba đức, cho đến rốt ráo được ba đức. Ở đây thì ba chướng, ba đức đều chung chí cực. Nay đem ba đạo, bốn đảo đều làm ba chướng. Chướng và đạo cho đến bốn đảo tên khác mà nghĩa đồng. Che giấu thánh đức gọi là chướng, chung đến sanh tử gọi là Đạo, kiến giải xa lý thì gọi là Đảo. Đảo nên hay chướng, chướng nên sanh tử. Cho nên nay dùng ba đạo, bốn đảo đều có ba chướng khai, tức là mở ra từ gần đến xa. Trong đáp trước cho hỏi, kế vì giải thích. Trước cho hỏi rằng: Đảo đạo và lệ, ba nghĩa đã đồng, đều phải chí cực. Kế vì sao trở xuống là giải thích. Đảo ý vì nghĩa đồng, trong đó lại nói nghĩa chung ba chướng. Thông chí cực cho nên cực mới phá hết, nên nói chí cực. Vì cho ba đạo cũng chí cực. Do đó nghiệp báo phiền não mỗi thứ có mở ra ba. Nói báo do ba thứ phiền não là sợ văn lầm. Phải nói nghiệp do ba thứ phiền não. Từ lại y cứ trở xuống là kế bày bốn đường bốn đảo chí cực, tức là hoặc kiến tư là phiền não đạo, phiền não nhuận nghiệp gọi là nghiệp đạo, giới nội sanh gọi là khổ đạo. Phương tiện ba đạo tức trần sa hoặc, phiền não đạo. Vì nghiệp vô lậu gọi là nghiệp đạo, sanh tử biến dịch gọi là khổ đạo. Thật báo ba đạo, tức là vô minh hoặc, là phiền não đạo. Chẳng phải lậu chẳng phải nghiệp vô lậu là nghiệp đạo. Độ ấy biến dịch gọi là khổ đạo. Hỏi: Sao chẳng cảm tịch quang. Đáp: Nay nói cảm báo chẳng nói tịch quang. Tịch quang không báo nên chẳng nói. Y cứ ba phiền não đều mở bốn đảo. Phiền não kiến, tư có bốn thứ như thường, v.v…. Trần sa phiền não có vô bốn thứ như thường, v.v…. Vô minh phiền não lại có bốn thứ như thường,v.v…. Hỏi: Văn nay trong ba chướng đã nói khổ và phiền não, sao chẳng nói nghiệp mở làm ba? Đáp: Nghiệp do phiền não, cho nên cảm báo, đã nói hai thứ kia nghiệp ở đó cho nên chẳng cần nói. Hỏi: Vì sao các đảo chỉ nói có bốn mà chẳng ba chẳng năm? Trong kinh chỉ chép: Thường và vô thường phải chăng? Đáp: Lý vốn không tên, gượng ép đặt tên, tuy gượng mà lập, đức chẳng ngoài bốn. Phật diệt độ rồi người ngoài trộm của Phật bốn tên như thế thường, v.v… để chấp thần ngã. Cho nên Phật trước nói vô thường v.v… để phá thường. Nhị thừa không hiểu nên chấp vô thường, v.v… để làm cực. Cho nên Phật lại nói, bốn đức như thường, v.v…. Nói vô thường v.v… Bồ-tát xuất giả khác với Nhị thừa gọi là thường, v.v… Bồ-tát chẳng đạt chỉ chấp giáo đạo, lại chép: Chẳng phải thường, chẳng phải vô thường, v.v… để phá thường v.v… Đây là y cứ tiệm giáo hóa nghi để nói. Nếu đốn giáo tức đối với thường, v.v… mà nói vô thường,v.v…, mà đạt vô thường, tức đạt Trung đạo Kho Bí Mật. Y viên là đốn ý, biệt là tiệm ý, cũng đồng ở đây. Chỉ Biệt giáo thứ lớp có khác đôi chút với hóa nghi, suy nghĩ rất dễ thấy.

Kế trong giải thích thể tướng mà chép: Thể được hiển của chỉ quán này. Tuy dùng chỉ quán để làm năng hiển. Chỉ quán là hạnh, hạnh nhờ giáo mà hưng, giáo là năng thuyên, hạnh là lý sở thuyên. Hạnh đối với lý lại làm năng hiển. Năng hiển lại chung nhân quả, được, mất. Đắc tức là năng hiển diệu thể nay, thất tức là chỉ thuộc phương tiện phàm tiểu, cho nên văn bốn chướng hiển bày thể. Trong đó trước nói ý đến, cũng là kết trước sanh sau. Từ đầu đến nếu hướng là kết hai chương trước. Đã biết đến như trước là kết thúc đại ý trước. Danh tự đến nếu hướng là kết thích danh ở trước. Phải biết trở xuống là sanh sau hiển thể. Đại ý chung với nhân quả tự tha, nên gọi là rộng lớn. Thích danh khắp ở Thiên viên, ngang dọc nên nói rộng xa. Rộng ngang là rộng, xa dọc là sâu. Như trong Thích Danh nói đối đãi nhau tức là vừa ngang vừa dọc. Bặt đối đãi tức là ngang dọc chẳng hai. Đây là y cứ ngang dọc mà nói chẳng hai. Trước nói như trước, kế nói nếu hướng. Trước cùng với hướng đều đã qua, nghĩa mà suy, thì (hơi xa) là trước, vì (hơi gần) là hướng. Cho nên Phẩm Bất Khinh kinh Pháp Hoa nói bác bỏ bai hủy báng bị tội như trước chép: Chỉ phẩm Pháp sư ở quyển bốn công đức có được như vừa nói. Chỉ ở đầu phẩm sáu Pháp sư công đức phải biết thể lý sâu kia. Lại dùng thể tướng mà so sánh hai trước, hai trước đều ngang, thể tướng chỉ dọc. Cho nên nói uyên huyền. Uyên là sâu, huyền là kín. Cho nên trong phân biệt nói thể tướng dọc, tám thứ kia ngang. Y cứ đây một lược đại phân mà nói. Cho nên trong Thích Danh lại chung ngang dọc và chẳng hai. Kế trong mở chương giải thích riêng. Sở thuyên, đế lý gọi là thể, phân biệt quyền thật đại tiểu khác nhau nên gọi là Tướng. Cũng nói hiển thể, thì thể là sở hiển, giáo tướng nhãn trí tức là năng hiển. Năng từ sở nên nói hiển thể. Trước nói Thô ký bốn ý thô là lược. Thể tướng khó bày lược ký bốn ý mới biết được thể. Lý tạ trở xuống là nói dụng của chương sở y và sanh khởi. Giáo nói lên lý nên giáo ở đầu. đến lý phải thực hành, thực hành tức nhãn trí, cho nên ở kế. Kế nói về chỗ đến tức là lý cảnh, cho nên ở kế. Nói về lý người, tự tha đắc thất cho nên ở kế. Nếu từ sanh khởi giống như bốn chương cùng thành thể tướng, giải thích văn ý chỉ của văn phải phân ra cao sâu, đều hiển bày thể đâu phải nhờ nhau. Hỏi: trước chương Giáo tướng có gì khác với Thích danh. Đáp: Chương ấy giải thích tên chung chỉ được tên giáo. Nay xếp đồng khác nên nói Giáo tướng. Hỏi: Đã nói thể tướng sao nêu giáo tướng? Đáp: Tuy nói năng thuyên mà ý ở sở thuyên, chẳng y cứ năng thuyên không dùng biện sở, y cứ chương nhãn trí năng sở cũng như thế. Nếu chung đức trước đức là sở thuyên, nói hay chung tên, hay đến với sở, dùng sở hiển năng, nên nói đức chung. Cho nên Thích Danh bốn đoạn ý ở bặt đối đãi. Thể tướng bốn chương ý ở cảnh giới. Cho nên bốn chướng, văn bốn nghĩa hai ý chương ở một. Pháp Hoa trở xuống nói ý dụng chương trong Thích Danh trước đã tụng hai diệu Huyền văn, Đãi tuyệt, cho nên nay hiển thể lại dùng trong sớ bốn, một hiển thật. Thật chẳng khác đó cho nên liền dùng tên bốn, một này vốn xuất xứ từ Quang Trạch. Quang Trạch Sớ ý dùng ba ba làm quyền chỉ ở giáo xưa, dùng bốn, một làm thật chỉ ở Pháp Hoa. Ba xưa không quả cho nên ba chỉ là ba. Nay giáo không ba, bốn thứ đều một, cho nên nói bốn, một. Nay Nhà hòa xưa cũng làm bốn, một. Giáo đồng tên khác chẳng toàn đồng xưa. Xưa nói quả một, nay nói lý một. Nếu không lý ấn tức đồng mà nói. Xưa nói nhân một, nay nói hạnh một, nhân nói thì đơn hạnh chung nhân quả. Người giáo hai, một chẳng khác với xưa. Huyền văn có phá nay chẳng nói đủ. Huyền văn lại dùng mười diệu mà làm mười, một, nay lại y bốn để đối bốn chương. Cho nên kinh chép: Vì giúp chúng sanh khai tri kiến Phật, lấy sở tri kiến mà làm lý một. Chỉ giáo Bồ-tát tức là người một. Thường làm một sự, tức là hạnh một, vì chúng sanh nói tức là giáo một. Sớ thích lý một y cứ sẽ thấy biết. Lại vì bốn thích tức là bốn trí, bốn môn, bốn vị quán tâm, năng sở đối nhau, bốn chương nghĩa đủ. Trí là nhãn trí, môn là giáo tướng, quán tâm chỉ là bẩm giáo, chứng trí vị kế chỉ là thềm hoặc nhãn trí để khế với lý. Trong đó trước nói giáo tướng. Văn trước lại nói ý đến.

Danh tức là giáo nên nói giáo tướng, chỉ là Thích Danh ở trước, Danh chung Phàm Thánh, Đại Tiểu Thiên Viên chẳng thể tìm, cầu ở thể riêng, thể riêng chẳng hiển, muốn bỏ thiên theo viên, không do đâu đến được. Nay nói chướng này chia ra tướng khác. Tướng của giáo gia nên nói giáo tướng. Nói chung riêng là như Đại Kinh quyển ba mươi ba chép: Phật nói Tu-đà-hoàn gọi là Nghịch lưu. Ca-diếp hỏi rằng: Nếu thế thì A-la-hán cho đến Phật cũng được gọi là Tu-đà-hoàn ư? Phật cho đến Tu-đà-hoàn cũng gọi là Phật ư? Ca-diếp dùng tên chung mà hỏi thể riêng. Vì tên chung Nghịch lưu là chung cho tất cả. Nếu nói đã dứt ba kiết gọi là Tu-đà-hoàn, cho đến ba mươi bốn tâm gọi là Phật thì tên thể đều riêng. Tên chỉ quán ở trước tên ấy đã chung. Nay dùng thể riêng xét tên chung, cho nên không cần danh thể đều riêng. Lại biết thành luận chỉ quán dị thời, tông Tát-bà-đa chỉ quán đồng thời tuy nói đồng thời, dị thời, đâu thể dùng đồng thời đó làm viên, dị thời làm khác. Cho nên phải dùng giáo tướng để phân biệt. Trong Thích danh trước, ý lại gần nói Diễn môn ba đế, cũng có thể nghĩa gồm Tam Tạng Chân đế. Nay trong hiển thể, muốn phân biệt rõ từ rộng đến hẹp. Do đó bắt đầu từ phàm phu mà rốt đến viên cực đều gọi Chỉ quán. Trước nói hữu lậu là pháp giới nội. Chỉ thiện mà trị tức sát, đạo, v.v…, Hành thiện mà sanh tức là phóng sanh, v.v… do hành do chỉ nên được gọi là thiện, tên chỉ hành thiện bốn thiền, v.v… là y theo nhiếp pháp ở dưới, đây y cứ vào phần nhiều. Nếu nói rõ ra thì như trong bốn thiền đều có một tâm gọi là chỉ tướng, các thứ khác đều thuộc về quán. Lại thiền thứ tư lại là tướng, các thứ khác đều thuộc tướng quán. Nay gọi chung chỉ là chung thuộc định. Bốn tâm Vô lượng thì ba thứ trước là tướng quán, xả tâm là tướng chỉ. Lại Bi khiến lìa khổ, cũng là tướng Chỉ, Từ khiến ban vui là tướng Quán. Tâm Hỷ có hai gồm cả chỉ quán. Nay nói chung là chỉ, là bốn tâm này không phải nhất định chẳng khắc. Sáu hạnh quán là nói riêng có thể chán dưới là chỉ, thích trên là quán. Gọi chung quán là có hân yểm. Cho nên Đại luận trở xuống là y cứ dụ mà bác bỏ. Đại Kinh cũng nói trừ núi Ma-lê mọc cây chiên-đàn, các núi khác không có. Lại dùng xuất thế ba thừa mà nhìn hữu lậu gọi là chân trí tuệ, nên pháp hữu lậu chẳng phải là chỗ nay dùng. Kế nếu Nhị thừa trở xuống là nói Tam Tạng chiết pháp tất cả pháp môn, tất cả sự định phần lớn thuộc chỉ. Lại từ định mười tưởng kiến đạo có ba, là: Vô thường, khổ, vô ngã. Tu đạo có bốn tức là: Thực bất tịnh thế gian chẳng thể vui, chết, bất tịnh, bảy thứ này thuộc về quán. Đạo Vô học có ba là Đoạn – Ly – Tận, ba thứ này thuộc chỉ, cũng có thể đều quán. Mỗi văn sau đều nói trí tuệ tương ưng. Pháp là chỉ là đã gọi sự thiền, thiền phải thuộc chỉ. Lại vô học sau ba tên ấy gần chỉ, nên xếp thuộc chỉ. Tám bối cũng có thể ba thứ trước thuộc quán, năm thứ sau thuộc chỉ. Sắc đối với vô sắc, vô sắc phải làm tên chỉ mà nói. Chín định thứ lớp luyện tám bốn xả, cũng có thể tùy nó để phân ra chỉ quán. Đã đều nói định nên xếp thuộc về chỉ. Chẳng đồng với đây cho nên trong văn đều nói một lượt, nói có làm bốn đế tuệ v.v… một lượt lại từ thiền mà xếp chỉ. Trong Đại Kinh ấy chín tưởng các căn đều ở trong tuệ thánh hạnh. Đã dùng tuệ làm tên lại xếp thuộc quán. Ở đây sau bác bỏ là pháp chuyết độ, dùng khéo so sánh với vụng, vụng chẳng gọi quán, là hai pháp chỉ quán vì đồng diệt sắc cho nên diệt danh (tên diệt), lại dùng cho chỉ. Kế giải thích như văn.

Pages: 1 2 3 4