SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 2

PHẦN 1

Kế giải thích: Tu đại hạnh. Trước nói ý nghĩa phát tâm chẳng có hành chẳng có vị để luận, cho nên nói tu hành vào vị Bồ-tát gọi là tu Đại hạnh chỉ quán là nêu, tự phàm phu trở xuống là giải thích. “Khéo hiểu trở xuống là nêu thí dụ. Vị Lạc phải luyện mới thành vị tô, như khuấy cho chín. Cho nên Đại Kinh quyển hai mươi sáu nói: Như sữa phải có công người làm, đổ nước vào bình sữa chế luyện sẽ thành bơ lạc, bơ đã xong thì vị đề hồ sẽ được. Trụ hạnh tiền hạnh cũng như chế luyện. Phàm phu năm phẩm đồng dụ cho sữa, sáu căn như lạc và sanh tô thục tô. Sơ trụ trở lên gọi là đề hồ. Khéo có thể điều đình bốn thứ Tam-muội. Phải biết sáu căn Sơ trụ có thể được. Từ (hơn) mà nói, nên gọi là đề hồ. Dẫn chứng như văn hành pháp trở xuống là nêu lược nhiếp rộng để nêu bốn tên, gọi chung trở xuống là giải thích tên. Gọi Tammuội là chung, ngồi v.v… là riêng. gọi Đại luận trở xuống là dẫn chứng. Luận nói tất cả tâm thiền định đều gọi là Tam-ma-địa, đời Tần dịch là Chánh tâm hành xứ chỗ hành của chánh tâm, tâm ấy từ vô thỉ thường cong chẳng ngay, vào chỗ chánh hạnh thì tâm ngay thẳng, như rắn thường bò cong mà vào ống thì bỏ thẳng. Nay văn còn lược, nên nói tâm khéo trụ một chỗ (tâm khéo trụ một chỗ). Trước giải thích lại lược. Chỉ nói điều trực. Luận lại chép: Tam-muội là chung, một trăm lẻ tám là riêng. Nay chỉ đối bốn để nói chung riêng. Pháp giới trở xuống là giải thích luận văn. Bốn hạnh chung y pháp giới một chỗ, lại trong tên riêng mà nói thường ngồi. Cho đến chẳng phải đi chẳng phải ngồi là y cứ thân nghi làm tên. Nếu từ pháp làm tên thì thường ngồi gọi là Nhất hạnh, thường đi gọi là Phật lập, nửa đi nửa ngồi gọi là Phương Đẳng Pháp Hoa, không đi không ngồi gọi là Tùy tự ý v.v… Một thường ngồi trở xuống là nói giáo được theo, giáo ấy đặt tên giáo lý Nhất hạnh. Cắt bỏ thân nghi chẳng gồm việc khác gọi là Nhất hạnh, chẳng phải lý được duyên được gọi là nhất hạnh. Nếu lý được duyên gọi là nhất hạnh thì bốn hạnh đều duyên thật tướng. Nay trước trở xuống là khai chương. Phương pháp trở xuống là nêu tướng phương pháp phải đủ ba nghiệp. Thân trong khai giá nói hoặc có thể ở trong chúng tức là ở, chỗ riêng cao quý nhất nên gọi là di thiện (thiện lớn). Ngồi kiết già, thì chân trái trước, chân phải sau cùng đặt lên đùi. Đại luận quyển chín hỏi: Có nhiều cách ngồi sao chỉ dạy ngồi kiết già? Đáp đó là rất an ổn, giữ chặt tay chân tâm không tán động. Ma vương sợ hãi, nên kệ chép: “Người được đạo hổ thẹn, ngồi yên như rồng phục, thấy dáng ngồi kiết già, Ma vương đều kinh sợ.” Chẳng đồng cách ngồi thế tục và khác ngoại đạo đứng kiểng chân. Tự Thư chép: Kiết già là ngồi lớn, cho nên biết xứ này chưa hiểu cách ngồi, chỉ nói đại tọa. Nay Phật pháp ngồi tướng ấy như kết, hai chân gài vào nhau nên gọi là kiết già. Thân phải hẹn đến thấy lý chẳng tạm nằm, huống chi là như thây chết. Nói thi ngọa là nằm ngửa, cũng gọi là dâm nữ nằm, Tu-la nằm sắp, đều chẳng nên làm. Thánh cho nằm nghiêng hông phải, còn chẳng nên làm, huống chi là như thây chết (Lễ chép: Chết nằm trên giường là thi, nằm trong quan tài gọi là cửu) đây là ý riêng của người giảng, không phải văn này. Trừ khi đi kinh hành, để khỏi buồn ngủ nên Phật, khai cho đi kinh hành. Nếu đi kinh hành thì phải tánh đất có côn trùng, luật Thập Tụng chép: Nếu đi kinh hành thì phải đi thẳng, không chậm không nhanh. Lại Kinh Tam Thiên Oai Nghi chép: Kinh hành có năm chỗ: Một là chỗ vắng; hai là trước nhà; ba là trước giảng đường; bốn là dưới tháp; năm là dưới giác. Luật Tứ Phần chép: Đi kinh hành có năm lợi ích: Một là đi được xa; hai là có thể suy nghĩ; ba là ít bịnh; bốn là tiêu thực; năm là được định trụ lâu. Ăn và tiện lợi, v.v… đồng với chỗ cho phép, chẳng được do đây mà lợi dụng kéo dài chậm trễ. Nếu ngủ rồi dậy, ăn xong các việc thì chẳng phải việc được khai. Tùy một phương mà nhìn thấy Phật. Hướng phải theo phía Tây. Nếu khởi niệm Phật thì chỗ hướng về Phật là tiện. Kinh tuy chẳng bắt buộc phải hướng về phương Tây, nhưng chướng khởi đã khiến đọc tên một. Các giáo phần lớn đều khen Di-đà, nên dùng phương Tây làm chuẩn. Về Thời khắc, trong một ngày đêm có một trăm khắc, lại phụ tục nghi nên nói khắc. Nói tu du, một ngày một đêm có ba mươi Tu-du, chưa hẳn chỉ cho đây, chỉ là nói chung chẳng cho tạm bỏ nên gọi là Tu-du, còn chẳng cho cách một sát-na, huống chi là khắc hay Tu-du. Cho nên trong truyện Đại sư chép: Nói chẳng dối thì hơi thở chẳng hư, chỗ khai ở sau lại răn khai già ở trước. Chẳng khinh Phật, khinh vật gọi là lăng. Luận Ngữ nói quân tử còn chẳng lừa, huống chi là Phật? Đại luận sáu mươi mốt chép: Khi Bồ-tát cầu Phật đạo thì chẳng tiếc thân mạng, Chư Phật các Đại Bồ-tát mười phương đều cùng hộ niệm, thành tựu Phật đạo. Nếu làm Bồ-tát mà biếng lười, là tham đắm danh đời chẳng chuyên siêng cầu, ấy là tự dối lừa mình mà cũng dối lừa Chư Phật và các Bồ-tát. Vì sao? Vì tự nói ta vì chúng sanh mà cầu Phật đạo lại làm tạp hạnh, nên ma được dịp làm hại. Chẳng phụ tâm, phụ là chẳng khắc, sau chẳng toại trước, gọi là chẳng khắc, cũng là tự dối mình. Chẳng lừa dối chúng sanh, trá là khi, là lừa dối, lầm lẫn, tức làm cho người khác hiểu sai, trái với lời nói trước mà làm tạp hạnh. Cho nên lừa dối là tự phụ tâm mình, phụ tâm mình tức là lừa dối Phật. Miệng nói nín thuận hành nên nín, trừ chướng nên nói. Bì là mỗi một biếng lười. Câu dưới nói tật bịnh là bốn đại chẳng điều, chẳng do ngồi mà mệt mỏi, nên nói là bịnh tật. Nội ngoại chướng, là phiền não, kiến mạn v.v… gọi là nội chướng, ma ác tri thức v.v… gọi là ngoại chướng. Chỉ được chuyên xưng niệm danh hiệu Phật là sám, suốt đời không hối, nên nói dùng mạng tự qui y. Cùng xưng niệm Phật mười phương, là giải thích nghi, sợ có người nghi rằng vì sao chỉ khiến niệm Phật A-di-đà. Cho nên giải thích rằng: Công đức Chánh đẳng dứt loạn nên chuyên. Vì sao trở xuống là nêu thí dụ. Như người quá buồn khóc lớn lên thì thoải mái, nếu có việc quá vui hát lên thì thoải mái. Niềm vui nỗi buồn trong lòng chưa tiết lộ ra nên phải dùng miệng mà ca mà khóc lớn để giúp. Người tu trở xuống là hợp thí, Đại luận quyển sáu mươi giải thích dụ tiếng vang nói rằng: Như người khi nói thì hơi trong miệng phát ra, gọi là Ưu-đà-na đụng rún mà đi lên, hơi ấy đụng bảy chỗ là đầu, lợi, răng, môi, lưỡi, cổ họng và ngực. Từ đó, lời nói sanh ra. Người ngu chẳng hiểu đây, đắm mê mà sanh tham si. Trong người có trí tuệ chẳng sân cũng chẳng mê đắm, cũng lại không ngu si, chỉ tùy các pháp tướng, cong ngay, co duỗi, tới lui, nhìn nói đều không có tác giả. Năm câu trước là nói thân nghiệp, câu thứ sáu là nói miệng nghiệp, một câu hai hàng sau là xếp vào tướng ngu trí. Tuy dùng thân miệng giúp ý thành cơ nhưng phải hiểu rõ tướng ngu trí, tức là ba nghiệp cùng làm cơ. Huyền văn tuy lập nghĩa cơ ý nghiệp nhưng không phải ý văn này. Ý nay chỉ duyên, ý riêng chẳng thành, cho nên khiến tu mà giúp. Kinh Bộ tuy tức nghĩa chung ba thừa, ý nay ở viên chẳng chung cho Thông Biệt. Nay là trừ chướng tuy niệm ứng Phật. Ý dưới chỉ quán khiến nhớ nghĩ pháp thân cho nên chỉ ở viên. Như người trở xuống là dụ giúp ý. Người tu trở xuống là hợp. Nếu đối với pháp môn chưa hiểu trở xuống là vì dứt mê nên gần gũi hiểu rõ giải, vì hai kinh ấy là Bộ Bát-nhã, nên khiến gần gũi hiểu Bát-nhã, Ý thì chung với hạnh môn Đại thừa. Lại trong Bát-nhã có nói nhiều về pháp quán hạnh của Bồ-tát. Tụng kinh, v.v… là nêu so sánh. Việc này tuy là thường ngồi bị bỏ đi chớ dùng lời này mà so sánh ba Tam-muội. Cho nên trong thường ngồi còn bỏ tụng kinh, huống chi là lời thế tục, ngăn tụng hạn cục ở đây, ngăn nói thông bốn, vì thế bốn Tam-muội đều phải dứt việc tiếp xúc người ngoài, không đi không ngồi, y kinh cũng chế. Tuy chung cho tác thọ nhưng nhiễm tục chẳng khai, ý chỉ quán. Đây cho đến không đi không ngồi đều là thô chuẩn. Kinh nầy chỉ bày quán môn. Dẫu dường như có tướng mười quán mà văn đều y cứ lược, chưa thể phân biệt quán pháp trước sau. Mới phát đại tâm trở xuống là ba lược cũng giống như thế. Cho nên năm chương này chỉ gọi đại ý. Văn này chỉ y hai kinh thô nêu, lời gọn ý xa chẳng nên xếp lầm. Nếu muốn tiêu thích thì khéo trở xuống là văn quán pháp mười thừa mới có thể lìa nhẫm lẫn. Nếu y cứ vào văn sau là không có bốn hành tướng thì văn sau thành lược. Nay y cứ vào quán pháp mười thừa chưa trọn thì trong đây thành lược. Cho nên năm lược từ quán mà lược chớ chẳng từ sự. Trong văn này dùng nghĩa mà suy mười thừa lược đủ pháp giới v.v… tức gọi là diệu cảnh. Vì giáo hóa chúng sanh tức là phát tâm, buộc duyên trong một niệm tức là chỉ quán. Quán ở ba đường gọi là phá pháp, trải khắp tất cả pháp tức là thông bít, mà tu Phật đạo tức là đạo phẩm, quán nghiệp khổ tức là trợ đạo, thức quán chẳng lạm tức là thứ vị. Trong thứ vị gồm hai thứ kia, ba Tam-muội dưới ý văn chỉ quán phụ sự tùy lược. Nếu dùng nghĩa mà nói y theo đây rất dễ hiểu. Trước ngồi thẳng là chung cùng chỉ quán mà lập ra tướng thân tâm. Kế dứt trừ trở xuống là pháp tu quán. Từ đầu đến loạn tưởng là nói trị của chỉ, từ chớ tạp đến tướng mạo là nói tự của quán, từ chỉ chuyên đến quán ấy là nói về Năng quán, tịch chiếu chỉ quán. Tuy buộc tuy niệm chẳng ngoài pháp giới, tuy chỉ quán tuy tịch chiếu đồng thời, tin tất cả pháp trở xuống là chẳng khuyên tin. Phải tin pháp giới chẳng phải nghiệp ba đời, cho nên chẳng có trước sau. Pháp giới thể khắp nên không có bến bờ. Nội chứng là biết, hóa tha là nói, năng tri năng thuyết chẳng khác pháp giới, cho nên nói không biết, không nói. Pháp giới không bờ mé nên chẳng phải có không, chẳng phải tục nên chẳng phải biết, chẳng phải không nên chẳng phải chẳng biết. Từ thắng mà nói nên nói lìa bên, trung biên tức nhau nên trụ ở vô trụ. Tất cả Chư Phật đều dùng pháp giới làm chỗ an. Ta trụ pháp giới như Chư Phật đã trụ. Cho nên nói chỗ an, nghe đây trở xuống là khuyên răn khiến phàm phu này trụ ở chỗ Chư Phật, chớ sanh quái lạ. Pháp giới này trở xuống là tên khác của pháp giới. Như thế trở xuống là kết các tên khác đều đồng pháp giới. Hay như thế trở xuống là kế quán pháp thân. Đây tức là nêu cảnh sở quán ở trước để làm khuyến tiến lên, kết pháp cảnh ở trước để thành mười hiệu. Văn này là quán pháp giới bình đẳng, hay quán mười hiệu ấy như thế. Tướng mười hiệu là thế nào? Đáp: Chỉ quán pháp giới tức thấy Ứng thân Như lai mười hiệu bằng với pháp giới. Cũng biết pháp thân Như lai mười hiệu. Vì sao? Vì nương trí không hai mà lại hợp chánh cảnh nên gọi Như lai, dùng lý không hai khắp vào các pháp gọi là ứng cúng, rõ trí chẳng hai, trí thể không (thiên lệch) nên gọi là Chánh biến tri, biết pháp không hai chung với pháp giới, tuy không qua lại (tới lui) nhưng vào khắp ba cõi, nên gọi là Minh Hạnh Túc. Pháp không hai tánh ngầm chứa ba đức nên gọi là Thiện thệ, lý khắp tất cả, đủ cả ba thế gian, hiểu lý này nên gọi Thế gian giải. Hiểu lý này thì không hoặc nào chẳng dứt, lại hơn tất cả nên gọi là Vô thượng sĩ. Vì hiểu lý nay điều phục việc khó phục trong mười pháp giới, nên gọi là Điều ngự. Liễu pháp trong pháp giới nên gọi là Trượng phu. Khế hợp lý này nên tất cả kính ngưỡng, trên cả ba giáo trời người, gọi là Thiên nhân sư. Biết lý này nên gọi là Phật. Hiểu lý này nên được ba thế gian tôn kính, nên gọi là Thế tôn. Trí khế pháp thân, đủ hiệu pháp giới, cho nên hiện bày Ứng thân mười hiệu. Pháp ứng một hiệu một thể không hai. Tên mười hiệu này kinh luận nói khác nhau. Đại Kinh giải thích thành mười một câu. Đại luận thứ ba hợp Vô thượng sĩ và Điều Ngự Trượng phu thành mười câu. Cho đến Thế tôn là câu thứ mười. Kinh Bổn nghiệp Anh Lạc chép: Một là Như lai cho đến mười là Phật-đà. Đầy đủ mười hiệu gọi là Thế tôn, lại dịch ý khác chẳng phải tiêu hội. Quán Như lai trở xuống là nói cảnh trí chẳng hai. Văn trước nhắc lại pháp thân trước làm cảnh. Làm sao biết cảnh do quán trí? Cho nên lập ở trước nói: Chẳng gọi Như lai, chẳng gọi tức là trí chẳng thật có, không có trở xuống là nói cảnh vô tướng, cũng không có Như lai Trí trở xuống là nói Trí vô tướng. Như lai và Trí trở xuống là nói cảnh trí chẳng hai. Cho nên kinh chép: Như lai chẳng tức ấm, Như lai chẳng ở tai ấm. Kia đây chẳng cùng ở, chỗ nào có Như lai cảnh trí ngầm một gọi là tướng không hai? Cảnh trí thể khắp, gọi là tướng vô động, cảnh trí vốn có gọi là tướng bất tác, khắp không khắp tướng gọi là chẳng ở phương, không tướng mà khắp gọi là chẳng lìa phương. Không phải thế tục nên gọi là chẳng phải ba đời, chẳng phải ngoài thế tục nên gọi là chẳng phải không ba đời. Trung đạo cùng chẳng sai, gọi là chẳng phải hai tướng. Trung đạo cùng chiếu, gọi là chẳng phải chẳng hai, chẳng chung với hoặc, gọi là chẳng phải Cấu, chẳng cùng trí đủ gọi là chẳng phải Tịnh. Quán này trở xuống là kết khen quán trí. Riêng dứt bất cộng gọi là ít có vì khắp vì mất là dụ như hư không, chẳng ý theo thứ lớp gọi là không lỗi lầm. Tiến vào tùy khế gọi là thêm lớn chánh niệm. Thấy tướng tốt Phật trở xuống là nói quán thành thấy Phật. Do quán này nên nói thấy sắc thân Phật, vì không phải vốn năng lực quán khiến cho như thế, nên chỗ thấy cũng như hình ảnh trong gương, chẳng vận thần thông mà thấy mười phương. Trụ trong pháp giới thấy được Chư Phật. Cho nên nghe chỗ nói chẳng trái nghĩa thật. Vì chúng sanh trở xuống là nói năng lực Bi trí thệ nguyện trang nghiêm, dùng năng lực đại bi vì thấy chúng sanh, dùng năng lực đại trí mà chẳng chấp tướng. Niết-bàn trang nghiêm cũng giống như thế. Nói trang nghiêm, chỉ là bi trí phước tuệ trang nghiêm, cũng là duyên rõ định tuệ, v.v… cho nên luận Bát-nhã chép: chẳng phải trang nghiêm mà trang nghiêm cõi Thường tịch quang pháp thân thanh tịnh, không có sở trang nghiêm, không có năng trang nghiêm, vì chúng sanh mà lấy ba cõi, quên sở quán nên vô hình vô tướng. Pháp thể nói biểu ngoài hình là tướng, tuy thấy Như lai và nghe nói pháp, biết pháp nghĩa thật không có thấy nghe, v.v… Phật chẳng chứng đắc trở xuống là dẫn ví dụ. Phật tự đối với pháp không có chỗ chứng đắc, vì sao người tu lại gọi là đắc ư? Vì sao trở xuống là giải thích dẫn ví dụ trên? Phật sở chứng là chỉ một pháp giới, pháp giới không chứng cũng không đắc, lấy quả làm chứng, đắm pháp làm đắc, quên hai thứ này nên gọi là Không. Quán chúng sanh trở xuống là nói quán ba đạo. Trước quán chúng sanh tức là khổ đạo. Trước nói quán sanh như Phật, là ba đức lý bình đẳng, nên nói là Như. Nói chúng sanh và Phật lượng bình đẳng tức chúng sanh và Phật không khác nhau về ranh giới và số lượng. Vì lý bình đẳng nên số loại cũng bình đẳng chớ chấp nghĩa sự mà ngại nhau. Nói chúng sanh và cõi Phật lượng không thể nghĩ bàn. Lại giải thích văn ở trước nói Như, vì chúng sanh như Phật, nay không thể nghĩ bàn vì Phật như chúng sanh. Lại trước y cứ số lượng và tướng bình đẳng y cứ lý chẳng hai nên gọi là Như. Nay khen Như ở trước nên nói không thể nghĩ bàn. Chúng sanh giới trụ trở xuống vì quán sanh chánh ý lại kết văn trước. Trước nói chúng sanh và Phật tướng Như, ý ở quán chúng sanh như Phật, thể Như vô tướng nên dụ như hư không. Tuy như hư không, lấy trí như hư không mà cảnh quán hư không, nên nói dùng pháp bất trụ mà trụ trong Bát-nhã. Vì chúng sanh như Phật nên không có phàm để bỏ, vì Phật như chúng sanh nên không có Thánh vô tác để lấy. Sanh tử Niết-bàn y cứ Khổ đế, diệt đế, cấu tịnh y cứ Tập đế, đạo đế. Bốn đế vô tác không có chỗ lấy bỏ cũng giống như thế. Chẳng lấy bỏ là do trụ thật tế. Như thế trở xuống là tổng kết khổ quán. Quán phiền não ở trong hai phen, trước là y cứ ba đế mà nói hành tướng. Hạnh vắng lặng tức là hạnh chân đế. Hạnh vô động tức là hạnh tục đế. Chẳng phải sanh tử, v.v… tức là hạnh Trung đạo. Chẳng bỏ trở xuống là y cứ ba quán khế lý. Chẳng bỏ các kiến tức giả, chẳng bỏ vô vi tức không, mà tu Phật đạo tức Trung. Như trên nói chẳng bỏ tức là cùng chiếu, nay chẳng phải tu trở xuống tức là cùng chẳng sai. Cho nên trong kinh Tịnh Danh chẳng bỏ các kiến mà tu ba mươi bảy đạo phẩm. Đó nói kiến tức là đạo phẩm Trung đạo. Đây nói Biên tức là đạo phẩm Trung đạo, nghĩa Biên đồng với kiến, cho nên dùng ý đó mà làm văn nầy, kế quán nghiệp, lấy nghiệp cực nặng mà làm cảnh quán, cho nên chỉ năm tội nghịch tức là bình đẳng. Nói năm tội nghịch là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, phá hòa hợp tăng làm thân Phật chảy máu, ba giết, một nói dối, một sát sanh gia hạnh. Nói về nặng nhẹ, Như Ưu-bà-tắc giới kinh trong nghiệp phẩm, vì nghiệp sau nặng hơn nghiệp trước. Lại tâm cảnh đối nhau phân biệt bốn câu, và ba thời như phương tiện, v.v… chẳng phải đệ tử chẳng phải chánh ý này nên không phân biệt rõ. Nếu trong Đại thừa tự mình giết Hòa thượng và A-xà-lê cho đến bảy tội nghịch, năm tội nghịch này thể tánh vắng lặng. Cho nên Kinh Vô Hành chép: Năm tội nghịch tức Bồ-đề, Bồ-đề tức năm tội nghịch. Nếu ở quán hạnh mà nói năm tội nghịch, thì năm pháp nghịch ở đời gọi là năm tội nghịch, cho nên Lăng-già quyển ba chép: Giết cha vô minh hại mẹ tham ái, dứt bỏ tùy miên ái hoại ấm hòa hợp, cắt dứt bảy thức thân. Nếu có tác giả hiện chứng thật pháp thì nghịch này thuận, chẳng phải cảnh quán nay. Y cứ đây tức là quán Năng quán, kinh ấy ý gồm, văn này hiển riêng. Nghịch và Bồ-đề chẳng ngoài tâm tánh. Cho nên gọi là giác giả. Giác giả cũng không, không tên giác giả. Đối cảnh gọi là giác, trong liễu gọi là tri. Tri và giác một thể, ý nghĩa chẳng khác. Không phân biệt chủ tể trong ngoài nên gọi là không phân biệt. Lại nói biết tánh năm tội nghịch gọi là giác giả, soi rõ Bồ-đề gọi là Tri giả. Tri hai pháp này gọi là phân biệt. Đây đều quên nên nói là đều không. Nghịch và thật tướng, thể đã chẳng hai nên chẳng thể hoại. Vì nghịch xưa nay vốn không có tự tánh. Cho nên tất cả trở xuống là so sánh nhẹ với nặng. Năm tội nghịch đã như thế, các nghiệp cũng như thế. Cho nên trụ ở thật tế, chẳng tới chẳng lui nói nghịch mà không sanh diệt, không nhân không quả, nói là quán không thỉ chung. Pháp giới ấn trở xuống lại dùng bốn ma mà giải thích thành năm tội nghịch. Trước lập thuận theo ba đạo nên ma được dịp làm hại, quán pháp giới nên chẳng thể hoại. Ma tức ấn, khổ tức thật tướng, hai ma ấm, chết tức ấn pháp giới.

Phiền não tức thật tướng là ma phiền não tức ấn pháp giới. Nghiệp tức thật tướng, là ma Thiên tử tức ấn pháp giới. Kế trong giải thích ma đã tức ấn, ấn đâu hoại ấn. Như Đại luận chép: Có Bồ-tát dạy người tu không, dứt tất cả niệm, lúc sau vừa khởi một niệm có tâm liền là ma động, liền nhớ lại vốn tu Không thì ma liền biến mất. Tu không còn như thế huống chi là quán, tức ấn pháp giới. Cho nên Thiền sư Tín vốn dùng tâm này để làm tâm yếu. Người sau nhân dùng tình kiến khác nhau, đến nỗi khiến Giang Biểu, Kinh Hà Thiền tông trái nhau. Kế khuyên tu, trước nói nghe chẳng kinh sợ v.v… là do đời trước trồng gốc lành sâu. Kế thí như trở xuống là nêu dụ. Hạt giống lành kiếp xưa như châu, trong quên như mất, nghe pháp sanh vui như lại được châu, bốn chúng trở xuống là hợp dụ. Chẳng nghe là hợp mất, châu nghe tin hợp lại được. Phải biết thấy Phật là xưa từ Phật nghe, nay lại nghe lại, nghĩa đồng với thấy Phật. Từ Văn-thù nghe, là Phật cũng nghe từ Văn-thù. Thân Tử trở xuống tức là kinh ấy ba người hiểu rõ. Cho nên nay dùng pháp mà xếp người ấy. Vì Đại Bồ-tát hiểu sâu chắc nghĩa này cho nên năng liễu nói là Đại Bồ-tát gần tòa Phật, tòa là chỗ nương, nương vào thật lý nghe pháp này là gần với thật lý, nên nói gần tòa Phật là Năng giác, pháp là sở giác, gần sở giác của Phật nên gọi là gần tòa Phật. Nếu sự mà giải là ngồi tòa nói pháp, nghe pháp Phật, nên gọi là gần tòa Phật. Tuy có sự giải thì mất Phật giác là nghĩa pháp này. Cho nên chỉ y vào sơ giải làm chánh, nghe pháp chẳng kinh, thấy pháp thân Phật, Phật nói trở xuống là dẫn lời Phật nói thành. Nếu được Sơ trụ thấy pháp thân Phật thực hành niệm bất thối, sáu căn thanh tịnh, tương tự thấy Phật, thực hành hạnh vị bất thối. Ba thứ bất thối này đầy đủ các độ, gọi là Ba-la-mật. Nếu thuật chung thành, người tu đời sau, tức là nghĩa chung nên đều được dự vào hàng bất thối. Vì viên sáu tức nêu tên ba bất thối và Ba-lamật thông tra sau. Nếu người trở xuống là chánh khuyên tu. Từ đầu đến được vào là đủ như phẩm khuyên học của Bát-nhã, vì Tam-muội này tức là hạt giống trí Bát-nhã. Như tự ma-ni trở xuống là nêu dụ. Kinh ấy nói như được ma-ni khiến thợ ngọc mài giũa. Cho nên kinh Hoa Nghiêm quyển hai mươi mốt chép: Đầy đủ mười việc phải là thợ khéo giũa mài khiến cho càng đẹp, sau mới phát ra ánh sáng mưa báu, v.v… Một là ra khỏi biển lớn; hai là thợ khéo giũa mài, ba là đổi thành tinh diệu; bốn là dứt nhơ; năm là lửa luyện; sáu là trang nghiêm; bảy là xỏ thành chuỗi báu; tám là đặt trên cột lưu ly; chín là ánh sáng chiếu bốn phía; mười là tùy ý vua mưa xuống. Người tu Nhị thừa như giũa mài ngọc phàm, Tammuội Nhất hạnh như giũa mài ma-ni, ánh sáng như giải sanh, mưa như hạnh đủ. Bồ-tát hay biết, v.v…, là Bồ-tát ba giáo tuy có phát tâm mà chẳng gọi là mau được nghe Nhất hạnh này mới gọi là mau được. Từ pháp xếp người, ý như giải thích ở trước. Tỳ-kheo, v.v… cũng giống như thế. Hai chúng chưa nghe chẳng gọi xuất gia. Cho nên kinh Tịnh Danh chép: Người xuất gia thực hành pháp vô vi ra khỏi hai thứ chết, mới gọi là vô vi. Nếu chẳng như thế, vì sao hai chúng nghe pháp này xong gọi là xuất gia? cũng như kinh Thiện Trụ Thiên Tử chép: Thiên tử hỏi Vănthù rằng: Nếu có người đến xin xuất gia thì phải đáp thế nào? Văn-thù nói: Nếu chẳng phát tâm xuất gia thì phải dạy ông phát chân xuất gia. Vì sao? Nếu cầu xuất gia là cầu báo vị lai ở ba cõi và năm dục, người ấy chẳng thấy tâm nên chẳng chứng pháp. Vì tâm vô vi nên chẳng phát tâm. Nếu cạo tóc làm người xuất gia là còn mê đắm ngã nhân, cho nên biết hình thức không phải là chân xuất gia. Tín sĩ, v.v… cũng dùng ý vừa rồi rất dễ thấy, nghe chân pháp mới được gọi là chân qui y.

Kế giải thích Thường hành, trước khai chương. Kinh này nhân Bồtát Bạt-đà-hòa chép: Trí Luận và các kinh gọi là Bạt-đà-bà-la, âm nặng nhẹ, đó là Bồ-tát tại gia. Kế pháp này trở xuống là nói chỗ phát ra kinh. Ba lực là chẳng thể nói khắp. Nhân duyên hòa hợp, đường cảm ứng giao nhau, cho nên phải ba lực. Kinh ấy chép: Hễ phương nào Phật muốn thấy liền thấy. Vì sao? Vì năng lực Tam-muội của Phật như thế mà thành, thấy Phật đứng trong Tam-muội, có ba việc là năng lực Phật ấy gia trì, năng lực Tam-muội gia trì, năng lực bổn công đức gia trì. Dùng ba việc này nên thấy Phật, ở trong định thấy Phật mười phương, là do ba năng lực nên Tam-muội thấy Phật. Cho nên kinh này cũng gọi là hiện tại Phật lập định kinh, được ba năng lực ấy nên thấy Chư Phật. Trong kinh ấy hỏi từ chỗ nào được Tam-muội ấy. Đáp: Từ niệm Phật mà được. Nếu người chẳng niệm Phật, khen ngợi thân Phật thì là mất hẳn. Đời nay đời sau lợi lạc nhân duyên, bộ thuộc Phương Đẳng, cơ chung bốn người. Nhị thừa bị bác bỏ không phải ý chánh văn, cho nên Bồ-tát bốn giáo cũng chung làm. Ý nầy ở viên. Cho nên ý chỉ quán mượn sắc thân Phật để thành ba quán. Trong kệ nói chỗ ở tương ưng với Tam-muội, tương ưng khác nhau, Tam-muội chẳng giống nhau, kinh nói hoặc khi nói có giác có quán v.v… ba địa tương ưng. Hoặc nói Hỷ lạc, v.v… năm thọ căn tương ưng, hoặc nói các chi tương ưng, hoặc nói giới hệ tương ưng, hoặc nói chẳng phải giới hệ, v.v… Như thế giúp niệm Phật Tammuội tương ưng với pháp trụ xứ. Chẳng được không nói chỗ cạn sâu. Cho nên nói phải luận nghị. Văn giải thích ý kinh nên từ chung mà nói. Tuy nói các tướng có giác, v.v… nhưng đều khác nhau. Vì ni Phật cho nên hoàn toàn khác căn bản. Trong thân khai giá nói tránh người si, v.v… là tránh làm bạn với ác tri thức, vì có thể sanh bất thiện căn cho người. Cho nên kinh Bảo Tích chép: Có bốn pháp nên mau lìa bỏ: Một là lợi dưỡng, hai là bạn xấu ác, ba là các điều ác; bốn là ở chung với người hoặc giỡn cười, hoặc giận hờn, đấu tranh, phải cách xa một trăm do-tuần. Ưa quấy não người khác nên gọi là si nhân, người lân gần gũi thuộc, hoặc cùng làm việc, phải mau xa lìa, chẳng được trông mong đến thỉnh riêng. Kinh nói chuyên đi khất thực tự nuôi sống, có nhiều thành tựu. Luận Thập Trụ Bà-sa nói khất thực có mười điều lợi: Một là nuôi sống, tự thuộc mình không thuộc người khác; Hai là người thí cho ta ăn thì khiến trụ vào Tam bảo sau mới nhận; Ba là chúng sanh bi tâm; bốn là thuận theo lời Phật dạy. Năm là dễ thỏa mãn dễ nuôi dưỡng, sáu là phá kiêu mạn, bảy là gốc lành vô kiến đảnh; Tám là thấy ta khất thực nhiều người lành khác bắt chước; chín là chẳng có các việc với nam nữ lớn nhỏ. Mười là thứ lớp khất thực tâm bình đẳng. Như trong kinh Tịnh Danh chép: Ca-diếp bỏ giàu theo nghèo, Không Sanh bỏ nghèo theo giàu, ngoài hiện dấu riêng, chỉ bày quở trách. Văn các luật nói khất thực không phải ở một chỗ mà đủ, vì làm phước cho người nên phải đến bảy nhà thuận theo pháp ít muốn chẳng hao tốn thí chủ. Chẳng nhận thỉnh riêng, là khiến khắp mười phương đều được lợi ích. Cũng thuận theo Phật giáo ít muốn và khiến thí chủ được phước bình đẳng. Cho nên kinh Ưu-bà-tắc giới nói: “Phật dạy Lộc mẫu tuy thỉnh Phật và năm trăm vị La-hán, cũng chẳng được gọi là thỉnh ruộng phước tăng. Nếu ở trong tăng mà thỉnh một vị giống Tỳ-kheo cực ác thì được vô lượng phước. Tuy là người ác cũng có khả năng nói giới, định, tuệ và ba Bồ-đề, cho người nghe, có nhân có quả, chẳng hủy báng Tam bảo, giữ gìn thắng phướn Vô thượng của Như lai, Thắng phướn là áo ca sa. Vì nghĩa ấy nên chẳng nhận thỉnh riêng. Luật mở cho nhiều duyên Phạm Võng chỉ ngăn cấm, Luật bộ tuy cho tăng Thích-ca làm, nay vào Tam-muội tất cả đều cấm. Huống chi Đại thừa này phải thuận theo Phạm Võng. Đại luận chép: Ở trong tăng mà ăn thì sanh các lậu duyên. Nếu nhận người thỉnh riêng thì chướng ngại tu Tam-muội. Luận nói hoặc được người thỉnh hoặc được chỗ thỉnh, cho ta là người có phước đức. Nếu chẳng được thì sanh giận hờn, tức là người ấy chẳng biết nên thỉnh mà chẳng thỉnh, chẳng nên thỉnh mà thỉnh, hoặc tự phiền não. Nếu vào chúng mà ăn thì phải theo pháp chung mà lo liệu việc tăng, tâm thì tán loạn ngại bỏ ra đạo cho nên khiến khất thực. Trang nghiêm đạo tràng, tràng là nơi người thế tục dùng làm chỗ tế Thần, nay dùng chỗ cúng dường Phật gọi là Đạo tràng. Tả hữu là tả thì ra, hữu thì vào. Ra từ nhỏ, vào từ tịnh. Luật nội ngoại, luật nghi thân và miệng là ngoại, luật nghi ý là nội. Nói Đại Tiểu thừa đều có ý, chỗ khởi phương xa liền tội và trong mười thiện ác ba thứ sau chính là đó. Đời chép: Tiểu thừa ngăn thân miệng, Đại thừa ngăn ý. Chẳng phải hoàn toàn như thế, phải biết hai thừa Đại Tiểu nếu kết tội đều từ thân miệng. Phương xa đều phòng ở ý. Cho nên biết hai thừa Đại Tiểu đều ngăn cấm để đề phòng ở ý. Nếu chế theo ý riêng nghĩa là tu định tuệ thì Đại Tiểu đều như thế. Ngoài ra, tâm niệm pháp khác và sám cấu nhẹ đều thêm thân miệng chắp tay giảng nói. hoặc có đãn tâm như sám hối tội cát là nhẹ, hoặc Đại thừa quán lý sám tội nặng, cũng thêm thân miệng. Lại, Tiểu thừa là ngoại, Đại thừa là nội. Nếu chỉ giỏi luật nghi chẳng am tường chướng ngại, cũng không phải sư vị, đối với Tam-muội đã nghe như thấy Thế tôn, là cũng xuất từ kinh ấy. Lại Đại luận quyển bốn mươi chín chép: Bồ-tát nhân thấy mà được Bồ-đề, vì sao chẳng kính, đâu có người thượng trí cao minh nào chẳng kính thầy. Nếu chẳng kính thầy thì mất lợi lớn. Như giếng mà không dùng gàu kéo thì nước không nhờ đâu mà có. Người có kiêu mạn như trước không ở trên đỉnh núi. Nếu nương vào Thiện sư thì ba học thêm lớn, như cây có rễ nhánh lá sẽ mọc nhiều, cho nên Phật nói kính thầy như Phật. Luận hỏi: Thiện sư còn chẳng thể kính. Ác sư làm sao kính mà bảo kính thầy. Đáp: Chớ thuận theo thế pháp đắm thiện mà xa ác. Nếu khai thích thâm Bát-nhã thì kính hết chẳng nghĩ điều ác khác, chẳng vì túi hôi mà bỏ vàng trong ấy. Như ban đêm đi trên đường hiểm, có người ác cầm đuốc, chẳng vì người ác mà chẳng nhờ ánh sáng đuốc. Bồ-tát cũng như thế, được ánh sáng trí tuệ chẳng kể điều ác ấy. Như trên hư không có tiếng bảo Ba luân rằng: Đối với thầy chẳng nghĩ điều ác ấy, lại nữa, chỗ tốt xấu của thầy có can dự gì đến mình. Ta cầu pháp lợi chẳng cầu điều ác. Như tượng đất gỗ không có công đức, vì nghĩ đó là Phật nên có vô lượng phước đức, huống chi là đối với người. Lại xem thầy như Phật, xem các pháp đều rốt ráo không xem các chúng sanh như thấy Phật, huống chi là với thầy. Luận Thập Trụ Bà-sa chép: Từ người khác cầu trí tuệ chẳng tiếc thân mạng nên phải kính thầy. Nếu thầy khinh miệt cho đến yêu kính tâm cũng không khác, chẳng nhân thầy mà cầu lợi. Thầy có lỗi thì phải giấu, lỗi thầy bày ra thì phải phương tiện giấu đi. Thầy có công đức thì nên khen ngợi truyền khắp. Vì sao? Vì người tu Tam-muội phải khéo giữ tâm, sợ khinh thầy mà Tam-muội chẳng thành. Cho nên văn dưới chép: Nếu đối với thầy mà sanh ác cầu thì Tam-muội sẽ khó được. Nhưng người làm thầy thì phải không có lỗi. Nay nói thầy phàm, chưa thể thiện hết, cho nên răn người học chớ thấy lỗi phải, giỏi dở của thầy. Phải cắt, v.v… là nêu nặng so sánh nhẹ. Cơ là da, các thứ khác ở ngoài thân là y báo. Bộc là tôi tớ. Xưa, nam nữ bị tội đều bắt làm tôi tớ, phải ngoại hộ là chẳng no như vừa yêu vừa đốc thúc. Kẻ đồng hành như cùng đi đường hiểm, mất một thì đều chết. Đồng hành phải như thế, phải cần y cứ hẹn, dùng nguyện tự hẹn tâm Tam-muội. Khởi Đại Tín, là tin tất cả pháp đều là Phật pháp, cho nên chẳng thể động, vì pháp này mà tinh tấn gọi là Đại tinh tấn. Đối với pháp không nhiễm gọi là Tinh, niệm niệm mong cầu gọi là Tấn. Trí Nhất thiết chủng dẫn dắt các hạnh nên không gì bằng. Thường cùng thầy giỏi, là cầu thầy phải tốt. Thờ thầy phải quên lỗi thầy. Vì Tam-muội nên phải hộ tâm, sợ luống bỏ ngày tháng cho nên phải phân biệt. Lại nói thiện là khéo hiểu tướng Tam-muội thông bít, dắt dẫn người tu khiến thì giờ không luống uổng. Nằm xuất: có người nói chỉ gọi nằm là xuất có gì chẳng được. Nhưng chỉ được nằm mà thiếu xuất, xuất chưa hẳn là nằm, khi nằm phải xuất. Cho nên phải ra mà giải thích. Văn kinh chỉ nói ngủ nghỉ. Luận nói có bốn pháp sanh ra Tam-muội: Một là ba tháng không hề ngủ trừ lúc tiểu tiện ăn uống, đi ngồi; hai là ba tháng cho đến trong khoảng búng ngón tay chẳng sanh tâm ngã; ba là trong ba tháng kinh hành không nghỉ ngơi; bốn là trong ba tháng gồm nói pháp không cầu lợi dưỡng. Nay văn tùy tiện không theo thứ lớp, lấy thứ hai ngã tâm làm dục tưởng, thứ nhất ngủ nghỉ làm nằm xuất để dứt tiểu tiện v.v… cùng ba bốn hợp nói. Một bài kệ gần gũi thiện tri thức, v.v…. Luận lại hỏi: Pháp báu như thế Tammuội nào có thể được? Đáp: Chính là một bài kệ Gần gũi thiện tri thức. Kệ đủ bốn nghĩa: Một là tri thức; hai là tinh tấn; ba là trí tuệ; bốn là tín lực. Lại có Tam-muội giúp pháp tu tập có năm mươi pháp v.v… Kế miệng nói nín: trước từ chín mươi ngày trở xuống dốc lòng niệm A-diđà không nghỉ. Giáo dụng ba nghiệp, kế hoặc xướng niệm trở xuống là giáo dụng niệm pháp, tuy nói trước sau và tâm đều vận, trong niệm niệm không để thiếu một. Cho nên nói nối nhau. Kế như xướng trở xuống là giải thích nghi, đủ như giải thích ở trước. Trong đây lại thêm pháp môn chính. Nêu yếu trở xuống là kết khuyên ba nghiệp, mỗi bước là thân nghiệp, mỗi tiếng là miệng nghiệp, niệm niệm là ý nghiệp. Đại ý trong chỉ quán trước nghĩ ba mươi hai tướng để làm cảnh quán. Nói Phật sát, nói đủ phải là sát-ma, Hán dịch là Điền, tức là chỗ một Đức Phật làm vua pháp pháp. Có chỗ nói biểu sát, là dùng gậy nói lên cho sát là chỗ ở. Ba tháng thường niệm, là kinh ấy nói Bồ-tát nhập vào Tam-muội liền thấy Phật A-di-đà, bèn hỏi Phật ấy nhờ nhân duyên gì mà được sanh về cõi nước ấy. Phật liền đáp: người Thiện nam, tu Tammuội niệm Phật chẳng quên mất, nên được sanh về nước ta, cho đến ba mươi hai tướng. Nay văn nói vì sao niệm tức là văn hỏi Bồ-tát ở trong Tam-muội thấy Phật. Từ niệm ba mươi hai tướng trở xuống đến tướng ngàn bánh xe căm là văn trong Tam-muội Phật đáp. Vì ba mươi hai tướng nghịch duyên, thuận duyên, khiến ta cũng có tướng ấy, là văn phát nguyện trong Tam-muội thấy Phật. Thấy tướng tốt từ thân phát ra ánh sáng khắp các cõi mười phương. Như đống vàng ròng, như núi Tu-di ở trong biển lớn, mặt trời chiếu sáng. Người tu bấy giờ dứt bỏ các ý tưởng khác gọi là núi rừng, v.v… Chỉ tướng thân Phật như trong lưu ly có tượng vàng đỏ. Kế lại niệm trở xuống là chánh nói cảnh để tu ba quán. Trước là quán không, văn trước nói lược, suy thân tâm ta và Tam-muội Phật. Sắc tâm của Phật từ ai mà được, hai câu đầu là chánh suy. Kể từ Phật chẳng dùng trở xuống là suy mình, tức biết tâm Phật không thật có, há do sắc tâm của ta mà thấy sắc tâm Phật. Đây là nêu bốn câu: Một là nói Phật chẳng dùng tâm mà được là chẳng dùng tâm ta mà được tâm Phật. Chẳng dùng thân mà được là chẳng dùng thân ta mà được thân Phật. Chẳng dùng tâm mà được sắc Phật, v.v… hai câu giao nhau, là chỉ lược bỏ chữ Ta mà thôi. Vì sao trở xuống là giải thích? Sắc tâm của Phật là vô tướng vô đắc, sắc tâm ta cũng giống như thế. Thân miệng là sắc, trí tuệ là tâm. Sắc tâm có là do có (ngã), vì ngã không nên nói pháp vốn không. Phá gốc không này nên nói phá hoại gốc. Cũng dứt hoại này nên nói dứt gốc. Kế quán giả, văn nêu sáu dụ ba mộng, một báu, một xương, một tượng. Ý nó đại đồng, chỉ nói lại mà thôi. Nay đều lược hợp. Mộng là tâm tánh như cảnh quán, như duyên tưởng, quán thành như mộng. Đây là thuần y cứ người mà hợp. Lại pháp thân như cảnh, Báo thân như tưởng, Ứng thân như mộng. Đây là thuần y cứ cảnh Phật mà hợp. Lại Phật ấy như cảnh, người tu như tưởng, thấy Phật như mộng. Đây là y cứ cảm ứng mà hợp luận. Ba mộng đều như thế, cho nên hễ khởi quán tưởng, tưởng thành thì thấy tướng đều đủ ba ý. Rốt ráo trong không cầu, Phật không thật có. Cho nên biết trước sau hai mộng nói thấy mà chẳng thật có. Trung gian một mộng (một mộng ở giữa) nói chẳng thật có mà thấy. Cho nên mộng đầu nói thức rồi đuổi theo niệm, chẳng biết ở đâu. Mộng sau cùng nói thức rồi lại không, mộng ở giữa nói chẳng đi chẳng đến mà có việc vui rõ ràng. Cho nên Đại luận quyển bảy chép: Như khi Phật còn ở đời có ba người bạn, nghe ở Tỳ-xá-ly có dâm nữ tên là Amla-bà-lợi, nước Xá-vệ có dâm nữ tên là Tu-man-na, thành Vương-xá có dâm nữ tên là Ưu-bát-la-bàn-na xinh đẹp không ai sánh bằng, ba người đều nghe, luôn nghĩ tâm mê đắm liền ở trong mộng mà làm việc, thức rồi thì tâm niệm nó không qua lại với ta, mà việc dâm được thành. Nhân đó liền ngộ các pháp cũng như thế. Do đó cùng đến chỗ Bồ-tát Bạt-đàbà-la mà hỏi việc ấy. Bồ-tát đáp rằng: Các pháp thật như thế, đầu tư niệm sanh. Bồ-tát dùng phương tiện nói pháp cho nghe, thì được địa bất thối. Văn nầy chỉ dẫn một trong ba. Bát-chu văn đồng. Ba thứ báu như v.v… rất giống với mộng. Bảo như tâm năng duyên, lưu lý như cảnh sở duyên, ảnh hiện như việc trong mộng. Quán xương, gướng, tượng đều có ba nghĩa, cũng giống như thế. Nếu làm khác chỗ gọi là y theo không mà hiện giả. Lưu ly như hư không, ảnh hiện như giả, không xương như không, khởi ánh sáng như giả, gương sạch như không, ảnh hiện như giả. Ba thứ trước cũng đủ hai nghĩa không, giả. Vì mang tâm không mà xuất giả. Người tu trở xuống là kinh lược hợp. Cảnh dụ cho khởi quán. Hạnh tức sắc của người tu, sắc tức là thân. Do niệm tướng hiện gọi là chỗ có, thấy rồi liền hỏi. Phật đáp chỗ hỏi nghe Phật nói tâm rất vui mừng, tuy ở trong Tam-muội người nói đó là Phật, nên nói nghe kinh. Kế quán văn trước, tức là kinh ấy Bồ-tát được Tam-muội rồi liền nghĩ, nay văn còn lược và tùy nghĩa tiện lợi nói cũng khó thấy. Trước đối ghi văn ấy, khiến văn này có thể hiểu. Kế lại giải thích văn này. Nay nói từ niệm đến không chỗ đến. Kinh ấy nói Bồ-tát nghĩ rằng: Phật từ đâu đến, ta cũng không có chỗ đến. Tức biết Chư Phật không từ đâu đến ta cũng không có chỗ đến. Nay nói chỗ ta niệm tức là thấy. Kinh ấy nói khi nghĩ như thế thì ba cõi đều không, đều do tâm làm ra. Vì sao? Vì hễ tâm nghĩ thì đều được thấy. Nay chép: Tâm làm tâm Phật, tự thấy tâm mình là thấy tâm Phật. Kinh ấy nói, vì tâm thấy Phật, tâm thành Phật. Nay nói tâm Phật ấy là tâm ta thấy Phật. Kinh ấy nói tâm tức là Phật tâm tức thân ta. Nay nói tâm chẳng tự biết tâm, tâm chẳng tự thấy tâm. Kinh ấy nói tâm chẳng tự biết tâm cũng chẳng tự thấy tâm. Nếu lấy tướng tâm thì đều là vô trí, đều từ vô minh sanh ra. Nhân tướng tâm ấy liền vào thật tướng các pháp. Được trí tuệ Tam-muội ấy, vì hai lực cho nên tùy ý hai nguyện định tuệ hai lực.

Kế giải thích văn nầy, câu đầu y theo kinh rất dễ hiểu. Kế là chỗ ta nghĩ, v.v… trong các câu của Phật nói… đều có hai ý: Một là tự tâm Tam-muội chỗ thấy Phật, hai là phương Tây từ nhân cảm quả Phật. Nay gồm đủ hai nghĩa cùng làm một cảnh là thuận lý, cho nên từ nghĩa đầu mà giải thích. Tam-muội đã thành, tùy niệm liền thấy. Thấy là tâm tánh gọi là tâm thành Phật. Phật đã tâm làm cho nên khi thấy Phật gọi là thấy tự tâm (tâm mình). Nếu thấy tự tâm tức là thấy tâm Phật, vì tâm Phật kia là tâm ta, là tâm Phật cho đến thấy Phật là nói chỗ thấy Phật chẳng khác tâm ta. Tâm chẳng tự biết tâm cho đến thấy tâm là nói tuy thấy Phật cầu năng kiến, và ý duyên biết, rốt ráo không thật có. Cho nên ý trong đây chỉ quán tự tâm và chỗ thấy Phật chẳng ngoài pháp tánh. Cho nên thấy tâm Phật tức là thấy tâm mình. Tâm mình, tâm Phật tức là Trung đạo, chẳng cần phải nói cùng chẳng sai. Từ tâm có tưởng đến Nê-Hoàn là giải thích tâm trên không thật có tức là Niết-bàn. Pháp ấy chẳng thể bày, là chẳng phải nói chỗ biết. Đều niệm đến không mà thôi, là nói Niết-bàn lìa niệm. Nếu có niệm cũng biết, năng sở đều vắng lặng. Kế là bải kệ năm chữ tức bài tụng, văn trước đối rất dễ thấy. Kế Chư Phật trở xuống là kệ bảy chữ, lại chuyển giải thích kệ bốn chữ. Câu đầu là tất cả Chư Phật do quán tâm mình chẳng khác tâm Phật, nên được thành Phật. Câu kế, là giải thích câu đầu, tâm được quán tâm như tâm Phật, tâm Phật không cấu, tâm mình cũng không. Câu kế: Năm đường do tâm, tâm thể vốn tịnh. tuy khắp năm đường chẳng thọ sắc ấy. Như người bịnh mắt thấy hoa đốm cùng khắp. Hoa tuy đầy khắp hư không, hưng hư không chẳng hề nhận. Băng sóng nước ướt cũng giống như thế. Câu kế là tổng kết ý quán. Hiểu đây thì thành đạo viên dung. Phật Ấn là giải thích chỗ quán ở trước. Đã là thật tướng nên gọi là Phật ấn. Không tham trở xuống là giải thích tướng xuất quán, chẳng tham ở có, chẳng đắm ở không, chẳng cầu ở trung, chẳng có ba tưởng, nên có chỗ muốn đều đã nói hết. Có là cảnh quán, muốn là quán trí, năng sở đều mất, vì mất không sanh nên chẳng từ đâu sanh, vì chẳng sanh nên cũng chẳng có diệt, bị hoại gọi là diệt, tự diệt gọi là hoại, thể nó vốn không nên gọi là không diệt, vốn diệt tự không nên gọi là không bại hoại,đến được với đạo phải nhờ lý này, gọi là đạo yếu, từ thỉ đến chung, lý này là gốc, gọi là gốc đạo. Là ấn v.v… là nêu tiểu sánh với mê, Tiểu thừa dứt hoặc nghĩa như hoại ấn. Nhị thừa tự gọi sanh diệt độ tưởng mà làm ấy vốn là Phật đạo. Nhị thừa diệt hẳn còn chẳng thể hoại, huống chi là cõi ma thuận với sanh tử. Thể của sanh tử tức là Niết-bàn, đâu có Niếtbàn lại hoại Niết-bàn ư? Bà-sa nói trở xuống là dẫn luận mà xét lường. Luận nhờ thứ lớp, cho nên trước niệm sắc lại nhờ giáo tướng mà nói thể tướng, tạng thông tu được, biệt viên phát được, riêng còn giáo đạo chỗ nương hơi khác. Lại nếu dùng chỗ nương, tạng nương phước đức, chung nương không tuệ, riêng nương duyên tu, viên nương thật tướng. Đây tức là bốn tướng nhân khác nhau. Nhờ giáo tuy thế, văn luận phần nhiều y vào nghĩa hai giáo sau. Lại vì hạnh đầu khiến quán sắc tướng. Lại nhân ba tạng văn cũng chẳng nhất định. Hoặc một nhân một tướng, như Đại Kinh quyển ba mươi sáu, Sư Tử Hống hỏi: Làm đâu được ba mươi hai tướng của Phật, Phật nhân đó đáp rộng nhân đều khác nhau. Nếu Đại luận quyển năm thì có chung có riêng đầy đủ như: Pháp giới thứ lớp, Báo Ân bảy, Thiên Vương quyển bảy. Gọi là nhân tức là tướng nghiệp, nói tướng quả tức là ba mươi hai, kết thúc trong một bài kệ rằng:

Cả hai tay chân ngón nhọn dài

Tay chân mềm mại đều có màng

Gót tròn mu cao bắp vế dài

Thân ngay các lông đều xoáy lên

Trượng sắc vàng bảy chỗ tròn đầy

Nách đầy ngực thẳng tròn đủ trắng

Răng má vị lưỡi phạm như tần

Mắt vàng mị trâu hào nhục kế.

Nên phải dùng pháp giới thứ lớp, tra xét thì biết mức độ thế nào. Khi tướng này hiện tức là Tạng thông cực quả, Biệt viên chân như. Chỗ chứng lý thể mà làm thể tướng. Nói tướng dụng, là mỗi tướng đều có dụng lợi tha. Biệt viên phần quả tuy ở địa trụ, mà dụng lợi tha lại thắng tạng thông nên khiến cho chúng sanh đến chỉ cực diệu. Cho nên của Đại Kinh Phẩm Tánh chép: Phật tánh không thể nghĩ bàn như thế, thì ba mươi hai tướng cũng không thể nghĩ bàn. Văn Bà-sa không có ý Tiểu thừa. Chỉ là thỉ hành bàng tích tiểu tông. Trong pháp bốn mươi bất cộng phải nói Báo thân. Nói Pháp thân, tức là dùng Báo thân bất cộng pháp gọi là Pháp thân. Kế nói thật tướng tức là Pháp thân. Luận quyển sáu chép: Đã nghĩ ba mươi hai tướng sanh thân rồi kế niệm công đức của pháp, tức là bốn mươi Bất cộng, kệ rằng:

Pháp thân của Chư Phật

Không phải chỉ nhục thân,

Phật pháp tuy vô lượng,

Không giống với mọi người.

Nếu người nhớ nghĩ

Thì được vui vẻ,

Tóm tắt trong bài kệ rằng:

Bay đi tự tại

Biến hóa vô lượng

Như ý vô biên

Thanh văn tự tại

Trí biết tâm người

Tâm được tự tại

Thường ở an tuệ

Thường chẳng quên lầm

Tam-muội Kim cương

Biết việc bất bình

Biết sự vô sắc

Thông suốt các sự.

Biết tâm chẳng tương ưng

Ba-la-mật Đại thế

Vô lượng Ba-la-mật

Nghe được Ba-la-mật

Đủ ba luân nói pháp

Chỗ nói chẳng luống uổng

Nói pháp không nhầm lẫn

Không có người năng hại

Đại tướng trong Thánh Hiền

Bốn chẳng hộ là bốn

Bốn vô úy là bốn

Mười lực ấy là mười

Đều giải thoát vô ngại

Đó là bốn mươi pháp.

Bốn chẳng hộ là thân miệng ý và tư sanh. Văn luận giải thích rộng bốn mươi pháp này, nay lược dẫn tên. Như Phẩm Thành Thục của luận Địa Trì có một trăm bốn mươi pháp bất cộng tức là ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp, mười lực, bốn vô ngại giải, bốn vô sở úy, ba niệm xứ, bảy vô thượng: một là thân vô thượng, tức là tướng tốt, hai là hạnh vô thượng tức là độ người, ba là chánh vô thượng, tức là chánh kiến oai nghi tịnh mạng, bốn là trí vô thượng, năm là thần lực vô thượng tức là sáu thông, sáu là đoạn vô thượng tức là hết phiền não, bảy là trụ vô thượng tức là thánh Phạm Thiên, v.v… các trụ. Các văn như Đại luận nói: Mười tám pháp bất cộng, mười lực, bốn vô úy, bốn vô ngại, ba niệm xứ đại bi là bốn mươi bất cộng. Nay dùng văn Bà-sa lại y Bà-sa, số tuy khác nhau nhưng ý nghĩa chẳng khác. Bà-sa chép: Niệm Phật càng sâu thấy thật tướng của thân. cho nên kệ chép: Chẳng tham đắm sắc pháp hai thân, v.v… là trụng tụng về ba thân. Khéo biết tất cả pháp thường vắng lặng như hư không. Luận rằng: Các pháp xưa nay vốn không sanh không diệt. Bồ-tát tin ưa sắc pháp hai thân cũng như hư không, nên ở tất cả chỗ được không chướng ngại. Chướng ngại tức là núi Tu-di v.v… Vì sao? Vì người ấy chưa được thiên nhãn, niệm Phật phương khác, được pháp thiền định, được vui Tam-muội cao quý ấy tướng thành thì tùy ý thấy Phật. Trong khuyên tu thật trí là mẹ Phật, trong thấy là mắt Phật, phương tiện Thiện quyền là cha, đại bi Vô duyên là mẹ. Hỏi: Mẹ đâu có hai. Đáp: Đại trí là chỗ sanh, Đại bi là chỗ nuôi, Bi trí chẳng đủ thì con thật chẳng thành. Tất cả Chư Phật đều như thế. Như làm sữa, trong một lát thì có được một thùng. Cấu là làm, nghĩa là lấy sữa trâu. Nếu nghe Tam-muội ấy như trên bốn phen công đức. Nay văn và luận ít có qua lại, là có ý sâu. Nay văn luận kế nói tướng giúp nhau. Luận chép: như người nhanh nhẹn, nói nhanh như gió đi trăm năm không ngưng nghỉ, ở khắp mười phương. Người ấy đi chỉ trừ Như lai, còn ai đều chẳng biết số ấy người ấy đến đâu đều bố thí vàng ròng. Nếu người ấy ở trong Tammuội bốn thứ tùy hỷ hồi hướng Bồ-đề, thường cầu học rộng. Như Chư Phật quá khứ khi hành đạo Bồ-tát tùy hỷ Tam-muội ấy, ta cũng tùy hỷ như thế. Ở vị lai hiện tại cũng giống như thế, Phật ba đời là ba phen, ba đời Bồ-tát là một phen, thì phước tùy hỷ cao hơn phước thí vàng gấp trăm ngàn ức lần, chẳng bằng một phần. Cho nên nghe Tam-muội ấy chẳng kinh sợ, được vô biên quả báo. Nếu rơi vào kiếp lửa thì lửa liền tắt, nếu gặp việc quan hoặc sư tử cọp sói thú dữ, rồng dữ và các trùng độc, dạ-xoa, la-sát, Cưu-bàn-trà, v.v… đều bị hủy hại, thì không có việc đó. Chỉ trừ nghiệp báo phải chịu. Nếu bị các bịnh như: Tai mắt phong thì không có việc đó. Thường được tám bộ trời rồng che chở, các vị trời và Phật đều đến chỗ người ấy, dẫu một kiếp cũng nói chẳng thể hết, huống chi là tin chắc mà tu tịnh tâm, rồi được thành tựu, đó là so sánh phước. Lại có bốn phen quả báo: Một là chẳng sợ, hai là tin nhận, ba là tu định tâm, bốn là thành tựu. Kế nói giúp nhau, nay văn dùng đi nhanh làm trần giới, thí vàng cho bàu tên khác mà ý đồng. Trước đem quả báo bốn phen để xét lượng công đức thí báu. Kế dùng bốn phen tùy hỷ để xét lường quả báo bốn phen. Nghĩa là tự thành chẳng bằng tùy hỷ, có phước nhiều hơn. Kinh này chung Tiểu thừa. Nếu chẳng hồi hướng và tùy hỷ v.v…, chỉ tự tu thì thành Tiểu thừa, cho nên phải hồi hướng bốn phen hình bác bỏ quả báo bốn phen. Đây là lời một lần khuyên giúp mà thôi. Nếu chẳng tu là Tam-muội trùng bảo chẳng tu pháp này ở trong trời người, có tu Tam-muội ấy thì bị buồn khổ, buồn làcó khổ thì mất lợi lớn. Như người nghẹt mũi là dụ cho người chẳng thực hành pháp này. Nghẹt mũi thì không biết mùi vị. Kinh sách như chiên-đàn, gặp kinh ấy như tay cầm, phá giới không tin như mũi nghẹt, chẳng chịu tu hành như chẳng ngửi. Như người làm ruộng là dụ cho người chẳng biết pháp. Tam-muội hành pháp như ngọc ma-ni mà người không biết, như người làm ruộng, bỏ pháp Diệu hạnh, trở lại tham năm dục, như trâu châu bác. Cho nên kinh ấy quyển thượng chép: Như con người ngu si cho đầy chiên-đàn mà chẳng chịu nhận, tức là bất tịnh, hương chủ nói rằng: đây là chiênđàn, chẳng gọi là bất tịnh lại lấy mà ngửi. Người ngu như thế nhắm mắt quay lưng chẳng nhìn chẳng ngửi. Người nghe Tam-muội chẳng nhận, bỏ mà chẳng trì giới, bỏ kinh mầu ấy. Lại nói như có khách buôn được châu ma-ni đưa cho người làm ruộng xem. Người ấy hỏi khách buôn giá bao nhiêu tiền, khách buôn đáp: Đêm ở chỗ tối thì nó chiếu sáng đầy báu trong đó. Người ấy chẳng hiểu mặt trái châu này, bèn hỏi: Đổi được một đầu trâu chăng? Khách buôn không chịu đổi, lại đem cho người ấy. Cũng như kinh Thí Dụ nói có con vị Trưởng giả chẳng có tài sản riêng. Cha sai ra nước ngoài buôn bán. Ban đầu, chở chiên-đàn đến xứ người, bán lâu mà chẳng được. Bèn hỏi người khác ở đầu chợ có gì quí. Người ấy đáp ở chợ có than quí. Bèn đem chiên-đàn đốt thành than.

Pages: 1 2 3 4 5