SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 10

PHẦN 1

Ban đầu giải thích trong kiến cảnh, trước gồm giải thích, kế là khai chương riêng giải thích; Ban đầu nói “chư” tự giải thích chẳng phải một là nhiều. Đã khởi tuy nhiều không nêu ra một trăm bốn mươi khởi không đúng lý gọi là kiến, lại ở sau lặp lại giải thích chữ kiến, đối với một trăm bốn mươi đều khởi một kiến, đều suy lý không đúng, nên gọi là Tà.

Phàm thích học, v.v… là nói thấy sai lầm người nghe học tự cho là có chỗ nương, nghĩa nó như sinh, bác bỏ người tu gọi là Vô chứng, nghĩa đó như chết.

Trong sách Trang Tử chép: Có nói thì có thể được không nói thì chết. Phàm tu tập thiền ở sau nói người tu tập quán nội quán, quán lý, tự cho là tình thông dùng làm diệu ngộ, bác bỏ người học vấn, gọi là ôm cây, như đời Tống có người cày ngoài đồng, có con thỏ cahỵ đụng gốc cây mà chết, sau bèn bỏ việc cày cấy, cứ giữ gốc cây nầy, mong thỏ đụng vào chết nữa, người bàng quan dẫn dụ càng không chịu dừng, nên ở đời tương truyền do người chấp mê gọi là “ôm cây”, hai người nầy vốn là tin phải hai thứ căn tánh, do không thông hiểu ý mà xen nhau trái, lại chưa thành kiến, nên phán xét bị phá và năng phá, đều chẳng phải kiến phát nên đều có dính mắc, nay bèn phê bình gọi là thất lạc. Nếu là kiến giải, thì lược chỉ bày kiến phát, hỏi và đáp đều không cùng tận. Ban đầu là hỏi không cùng. Nếu giải thích ở sau là đáp không cùng. Khúc xạ: Là dụ phát lời hỏi không cùng.

Trong Như Hậu Nghệ khéo bắn, thời vua Nghiêu bị chín năm nạn hồng thuỷ, vua điều khiển trong bảy ngày đều ra khỏi, Hậu Nghệ bắn rớt sáu thứ, nầy cũng là trong sách Nho nói hơi quá.

Lại nói: Như Dưỡng Do Cơ khéo bắn, cách giữa cây lá một trăm trong một trăm bước để bắn, cùng Sở Nhượng Vương đi săn thấy bầy vượn vây quanh cây, vua ra lệnh bắn hai bên cây, bầy vượn càng nhảy lên cây. Vua ra lệnh cho Do Cơ xạ bắn, vượn bèn ôm cây kêu dài, kiến giải là thiền sở phát kiến, danh tự là văn sở phát kiến đủ hai nghĩa nầy, nên không đồng với những người học vấn ở trước ngồi thiền vô kiến, cho nên hỏi khác như vây quanh bầy chim, tùy theo văn ngữ lại nêu một bên, nên nói đầy đủ như vây quanh cầm thú khiến cho loài chim bay thú chạy đều thất lạc, do người nầy phát kiến rõ ràng, người năng phá tập thiền vô kiến, như khiến cho loài chim bay thất lạc, người năng phá học vấn vô kiến, như khiến loài thú chạy thất lạc, một trăm bốn mươi mốt đều như.

Chữ “Xước”, Quách Phát nói là: Đầy đủ.

Trong kinh Thi nói: “Xước xước hữu dụ”, như bắn giữa hư không, dụ cho đáp không có cùng tận, ở đây thì người nói khác vô kiến, người ngồi thiền học vấn đều do học thành, khác nhau phát kiến, từ định mà sinh, kiến nầy ở sau nói sở nhân khác nhau, ví dụ như ở sau nêu ví dụ, tính hạnh như nhờ vào nghe, pháp hạnh như là do Thiền, văn tư y theo đó nên biết, nói chung hỏi đáp: Người phát kiến khéo hiểu vấn đáp đều tợ như biến hiện.

Có như diệu đạt: Đã có phá từng như đạt diệu lý, hai pháp nầy thuộc về kiến, không liên quan đến nói ngộ, người ở phương Nam tu tập thiền ít, v.v… ở sau, là nói về sai, xưa trình bày đất bằng ngăn cách chỉ trình bày là phía Nam, nầy y theo chỗ người nói phát kiến nhiều ít có không.

Nói chân đạo, nhân thiền phát kiến là lẫn lộn. Nói Đa-la-ni là nhân nghe phát kiến là lẫn lộn, tối tăm hơn người biết, v.v… trong ấy người không biết vì tối tăm hơn người biết. Phán xét phát kiến là do chấp vị cao, cho đến cho là vô sinh phật địa, hoặc lại không tin phán xét là quỷ cuồng, cả hai phán xét đều sai, nay nói ở sau phán xét kết chẳng phải cuồng chẳng phải thánh, từ phàm quỷ chấp sở ở sau giải thích chẳng phải cuồng chẳng phải thánh.

Kiến thuộc tuệ tánh, nên nói kiến tuệ, nói chung ở sau chánh nói ý kiến cảnh. Nói hai nghĩa thì nhiều. Thiền đã phát kiến và thiền kiến đều phát, hai pháp nầy thì nhiều, hoặc trước phát kiến sau mới phát thiền, nghĩa nầy thì ít, chẳng phải hoàn toàn không có, nên chỉ nói ít, nay ý văn nầy không nói trước sau, kiến nầy đều quán bao gồm nói khác nhau, nên nói nhiều ít, ví dụ như các thiền ở sau, ví dụ giải thích thiền kiến, trước sau khác nhau.

Cái gọi là các thiền phát chung, v.v… Là nêu chung cõi dục cõi sắc cõi vô sắc, tức Lục địa, Cửu địa phát, là như hai nghĩa trước, nhưng không bằng nương thiền phát nhiều, cho nên nói ít, nên đem ví dụ đây là kiến đã phát thiền.

Lục địa: Là dục định chặng giữa Tứ thiền.

Cửu địa: Trên Lục địa trước càng thêm ba không, nầy y theo Thành Luận để phán xét, chẳng phải ý văn nầy. Nếu theo Tỳ-đàm thì thủ phát chưa đến mà trừ dục định, nên nói Lục địa, Cửu địa phát chung vô lậu, mà chưa đến phát ít, còn các địa thì nhiều, nhưng đây dẫn ví dụ hơi giống chưa đồng. Nếu nói thiền và vô lậu đều phát, và sau thiền phát vô lậu, hai nghĩa nầy nhiều, hoặc nói sau khi được vô lậu phát thiền nghĩa nầy thì ít, thì hỏi giống đồng, nghĩa tuy giống đồng cũng là một lần, thiền và vô lậu tuy có trước sau, cũng không hoàn toàn đồng, thiền và kiến phát, định có nhiều ít trước sau khác nhau, hoặc người ở sau nơi tổn ích, có thể tự sửa đổi cho đồng. Nghĩa là tìm kinh luận gặp thiện tri thức, đều có thể tự sửa lỗi chấp kiến, chỉ trừ tánh chấp, chẳng phải trừ thể kiến, kiến đã nhân thì thiền phát thiền là ít, được thiền phát kiến lại có thể chia chẻ, nên nói khó được, dưỡng kiến nghiên cứu tâm tức là ý nầy.

Chân pháp, v.v… Là dẫn trong văn Đại luận người chứng khó được chân pháp chứng kinh luận sở tầm, nói là chứng thiện tri thức, thính chúng là người tự phân tích, chân pháp nói là người đã tự khó được, huống chi là người chấp kiến mà vì thính chúng bẩm thọ chân pháp, do tà nhập chánh đổi chấp nghiên cứu tâm nầy gọi là khó được, trong bộ Châu Lâm, v.v… có trích dẫn, cũng có thể viết chữ Duệ. Trong Tự Lâm nói: “ngọa dẫn”. Sinh tử như Chu Lâm, tà họa như khúc gỗ do không gặp thầy lại không tự tu sửa, thấy tâm không dừng, khó ra ngoài sinh tử như khúc gỗ. Nên trong Đại luận quyển ba mươi tám nói: Tâm như tà khúc khó được khỏi cứu giúp, như Chu Lâm kéo khúc gỗ khó ra.

Kế là khai trong chương để giải thích, ba người tông chấp: Là tất cả sở chấp của người ngoài không qua nhị thiên, tam tiên.

Nói hai vị trời: là trời Ma-hê-thủ-la, trời Tỳ-nữu, cũng nói là trời Vi-nữu, cũng là trời Vi-nhữu, Hán dịch là Biến Thắng, cũng dịch là Biến Muộn, cũng dịch là Biến Tịnh.

Trong A-hàm nói là Sắc thiên; trong Câu-xá nói Đệ Tam thiền đảnh thiên. Trong Tịnh Ảnh nói: Là chỗ ở cùng tột của cõi dục. Trong Đại luận chép: trời Biến Tịnh là bốn tay cầm nắm trí luân báu của chim cánh vàng, có thần lực lớn mà nhiều sân hại, người bấy giờ sợ oai lực bèn thêm tôn kính, kiếp sơ tay một người nước sóng biển đến ngàn đầu hai ngàn tay, trong sớ Pháp Hoa chép: Hai mươi bốn tay ngàn đầu thiếu một hóa sinh trên nước, ở trong đó có ngàn hoa sen, trong hoa sen có ánh sáng như muôn mặt trời đều chiếu, Phạm vương nhân hoa nầy mà hạ sinh, sinh rồi khởi niệm rằng: Vì sao trống không, chẳng có chúng sinh, khi khởi niệm nầy thế giới chúng sinh phương khác nên sinh về đây, có tám vị Thiên tử bỗng nhiên hóa sinh, tám Thiên tử là cha mẹ của chúng sinh, Phạm vương là cha mẹ của tám Thiên tử, Vi-nữu là cha mẹ của Phạm vương, suy xét nguồn gốc ở đời tôn kính, nên nói là Thế tôn. Dụ cho trong kinh nói, các ngoại đạo chấp Phạm vương sinh ra bốn dòng, ở miệng sinh Bà-la-môn, ở vai sinh Sát-đế-lợi, ở hông sinh Tỳxá, ở chân sinh Thủ-đà-la.

Trong A-hàm nói: Sát-lợi Phạm Chí, cư sĩ, công sư gọi là bốn họ.

Trong Trường A-hàm chép: Sát-lợi Bà-la-môn, Cư sĩ, Thủ-đà sự nghiệp đều đồng mà tên hơi khác.

Trời Ma-hê-thủ-la, Hán dịch là Đại Tự Tại ở trên đảnh cõi Sắc, có ba mắt tám tay cỡi trâu trắng cầm phất trần mầu trắng, có oai lực lớn có khả năng làm nghiêng đổ thế giới, nếu Thế tôn dùng làm hóa bổn.

Trong Đại luận chép: trời Đại Tự Tại có Bồ-tát ở, gọi là Ma-hêthủ-la, trong kinh Hoa Nghiêm chép: Là Địa Bồ-tát thứ mười, cho đến cõi trời bốn thiên vương là Bồ-tát Sơ Địa, phải biết tích của các vị trời vì phàm hạ vốn là đại quyền.

Nói Ba Tiên: Đệ nhất Ca-tỳ-la, Hán dịch là Huỳnh Đầu, đầu như Kim sắc, lại nói đầu mặt đều như kim sắc, do đó mà đặt tên, sợ thân chết đến cõi trời Tự Tại.

Hỏi: Lệnh đến núi Tần-đà lấy các cam tử ăn được sống lâu, ăn rồi ở trong rừng hóa thành đá như chiếc giường lớn, có người không đến được trong sách có bài kệ hỏi đá, sau vì Bồ-tát Trần-na mà phân tích, trong sách ấy có bài kệ nói chẻ đá, v.v… chứng được năm thông, trước sau đều biết tám muôn kiếp, quán khắp thế gian ai có thể độ, thấy một vị Bà-la-môn tên là Tu-lợi đi khắp nhân gian.

Hỏi: Ông đùa giỡn hay sao?

Đáp rằng: Dạ

Lại qua hai ngàn năm.

Hỏi: Ông Tu đạo được chăng?

Đáp: Được! do đó mà nói ba khổ.

  1. Nội khổ, như đói khát, v.v…
  2. Ngoại khổ, như cọp sói, v.v…
  3. Thiên khổ, như gió mưa, v.v…

Nói kinh có mười muôn bài kệ là Tăng khiếp luận, Hán dịch là Số thuật, dùng hai mươi lăm đế nói trong nhân là quả, tính một làm tông.

Nói hai mươi lăm đế là:

1/ Minh sơ sinh giác, qua tám muôm kiếp trước mờ mịt không biết, chỉ thấy tối sơ trung ấm mới khởi, do sức túc mạng thường nhớ tưởng, gọi là minh đế, cũng gọi là Thế tánh, nghĩa là chúng sinh thế gian do minh sơ mà có, tức bổn tánh thế gian, cũng gọi là Tự nhiên, không chỗ từ nên từ đây sinh giác, cũng gọi là Đại tức là thức Trung ấm.

Kế từ giác sinh ngã tâm, đây là ngã phi thần ngã của ngã mạn, tức đế thứ ba từ ngã tâm sinh sắc thinh hương vị xúc, từ ngã trần sinh năm đại, nghĩa là bốn đại và không, trần tế đại thô, hợp trần thành đại, nên nói từ trần sinh đại. Nhưng đại đây sinh nhiều ít khác nhau. Từ thinh sinh không đại; từ thinh xúc sinh phong đại; từ sắc thinh xúc sinh hỏa đại; từ sắc thinh xúc vị sinh thủy đại; ngã trần sinh địa đại, địa đại nhờ nhiều trần nên năng lực ấy rất kém. Nhẫn đến không đại nhờ trần ít nên năng lực ấy rất mạnh, nên bốn luân thành thế giới, không luân rất thấp.

Kế là phong, hỏa, thủy, địa: Từ năm đại sinh mười một căn, nghĩa là nhãn, v.v… căn có thể hiểu biết, nên gọi là căn, gọi là năm tri căn, tay chân miệng đại tiểu để căn có thể hữu dụng, gọi là năm nghiệp căn, tâm Bình đẳng căn, hợp thành mười một căn, tâm có thể duyên khắp gọi là Bình đẳng căn, hoặc năm tri căn đều dùng một Đại, nghĩa là sắc trần thành hỏa đại, hỏa đại thành nhãn căn. Nhãn căn lại thấy sắc, không trần thành nhĩ căn, nhĩ căn lại nghe tiếng, địa thành tỷ, thủy thành thiệt, phong thành thân, cũng giống như vậy, hai mươi bốn đế đây là là ngã sở, đều nương thần ngã gọi là chủ đế, năng sở hợp luận tức hai mươi lăm.

2/ Ưu-lâu-tăng-khư chấp rằng: Biến tạo, nhưng nhãn căn hỏa nhiều, cho đến thân căn phong nhiều, đủ như luận Kim Thất Thập nói, đây là trong một ngoại đạo có một chúng thủ đến nước Kim Địa, đầu đội lửa chậu sắc để ở bụng người, nghe vua nói về trống, ra lệnh cho Tăng-khư bàn luận, có vị Tăng ở Đông Thiên-trúc luận nghị với Tăngkhư, Tăng Thiên-trúc lập thế giới là thường.

Tăng-khư gạn rằng: Nay ắt có diệt, do thế giới hoại thì thế giới sẽ diệt, nên chứng biết nay diệt.

Tăng Thiên-trúc nói sẽ không diệt như núi vàng, v.v… Vị vua lúc ấy là bạn của ngoại đạo, bèn sai vị Tăng Thiên-trúc cỡi lừa chịu nhục. Vua trong ngoại đạo đem bảy mươi cân vàng ban tặng, do đây soạn luận tên là “Kim Thất Thập”. Sau ngài Thế Thân tạo bảy mươi bộ luận rộng phá tông ấy để cứu nghĩa tăng trước. Vua trọng vị Tăng trước lại ra lịnh người trong nước rộng lưu hành bộ luận do ngài Thế Thân tạo, phát thây chết ngoại đạo và chứng nghĩa, dùng roi đánh xương ấy.

Tông ấy lại chép trời Tự Tại có ba thân, cỏ đủ như trong quyển ba có dẫn.

Ưu-lâu-tăng-khư, Hán dịch là Hưu Lưu Tiên, sách người ấy ban ngày ở trong hang núi để việt kinh sách, ban đêm thì đi khắp nơi nói pháp để giáo hóa, cũng như loài chim nên có tên nầy, cũng gọi là Nhãn Túc, chân có ba mắt, luận bàn với trời Tự Tại, trời Tự Tại mặt có ba mắt, đem chân mà so sánh, nên có tên ấy, vị Tăng-khư ở trước Phật tám trăm năm mới ra đời cũng chứng được ngã thông, nói luận cũng có mười muôn bài kệ, gọi là Vệ-thế Sư. Hán dịch là Vô Thắng, dùng sáu đế làm tông.

1. Đà-phiếu-đế Hán dịch là Chủ Đế nghĩa là năm đại và ý thời phương Thần, chín thứ đây là chỗ nương của muôn vật, nên gọi là chủ.

2. Cầu-na, Hán dịch là Y Đế, nghĩa là năm trần sắc, v.v… đồng khác, lìa hợp số lượng tốt xấu, ngu trí ái tắng, khổ vui cần đọa, hai mươi mốt thứ nầy y chín pháp trước, nên gọi là Y Đế.

3. Yết-ma-đế Hán dịch là Tác Đế, nghĩa là cúi ngước, co duỗi, ra vào, tới lui, v.v… nên gọi là Tác.

4. Ba-ma-nhược-đế, Hán dịch là Tổng Tướng Đế, nghĩa là gồm thâu muôn pháp thành một đại hữu, nên gọi là Tổng Đế.

5. Tỳ-thi-sa-đế Hán dịch là Biệt Tướng Đế, nghĩa là sum-la muôn tượng mỗi đều khác nhau, nên gọi là Biệt tướng.  Bà-ma-dạ-đế, nghĩa là bụi trần, thành bình không ngăn ngại nhau, ở trong Cầu-na tính một ngày ba lần rửa, lại cúng dường lửa, dùng làm pháp lành, lại chấp nước sông Hằng có thể làm tiêu tội chướng, nên phải rửa ba lần. Lại cho rằng lửa là miệng trời, trời do đây mà ăn nên nói là “thiên miệng”, lúc mưa đốt hương tô khiến cho hơi bốc lên trên để cúng dường mong cầu phước tội diệt.

6. Lặc-sa-bà Hán dịch là khổ hạnh, chưa biết phát xuất thời tiết, dùng toán số làm Thánh pháp, tạo kinh cũng có mười muôn bài kệ gọi là Ni-càn-tử, người nầy dứt kết dùng sáu chướng bốn trược làm pháp, chấp trong nhân vừa có quả vừa không quả, vừa đồng vừa khác làm tông, trong Đại luận có đủ bốn chấp, ba pháp như trước lại thêm Nhã- đề-tử, sau cùng biết thời tiết xuất thế, và soạn ra kinh nhiều ít, chấp trong nhân chẳng phải có quả, chẳng phải không quả, chẳng phải một chẳng phải khác làm tông. Ni-càn-tử nói sáu chướng, như trong luận Phương Tiện Tâm nói:

  1. Chướng Không kiến.
  2. Chướng Ngu si.
  3. Chướng Thọ khổ.
  4. Chướng Mạng tận.
  5. Chướng Tánh.
  6. Chướng Danh ngôn.

Nói bốn trược, là sân, mạn, tham, siểm. Lại trong luận Phương Tiện Tâm nói Ưu-lâu-tăng-khư Ca-tỳ-la chấp không đồng với đây, luận ấy lại có Na-da-ma chấp mười Đế. Lại y theo hai tuệ văn, tư, văn tuệ có tám:

  1. Thiên văn.
  2. Toán số.
  3. Y phương.
  4. Chú thuật và bốn Vệ-đà.
  5. Đó là tám, tư tuệ có tám:
  6. Trời Trường thọ.
  7. Trời Tinh tú.
  8. Trời Tứ thiên vương, cho đến trời Tha hóa tự tại, đây là tám.

Khổ hạnh tức hạnh trời Trường thọ, năm nguồn nhiệt thiêu đốt thân, v.v… gồm có sáu hạnh.

  1. Tự nhịn đói.
  2. Gieo mình xuống vực.
  3. Nhảy vào lửa.
  4. Tự mình đọa.
  5. Im lặng.
  6. Trì các giới gà, chó.

Có người nói: Ý cho là hơn Sa-môn nên có Sa-môn khổ hạnh hở vai, tức, Sa-môn cạo tóc tức nhổ tóc, như trong đây nói là sâu mà không soi xét. Sa-môn dùng khổ hạnh làm tông, khổ nầy đều thực hành, bất luận là hơn Sa-môn ấy.

Nay nói tự tướng thắng, do thấy các sư khổ, chưa tha thiết, cho nên nhổ tóc, v.v… họ chưa nhảy xuống vực, nên ta nhảy xuống vực, thấy họ ba lần tắm rửa nên ta nhảy vào lửa, thấy họ năm pháp thuần thục nên ta tự đọa, nếu y theo ngoại đạo vốn là do kinh nói.

Có một vị Tỳ-kheo bị giặc trộm y, có Bà-la-môn thấy đều bắt chước, lộ bày thân hình cho đến tự ngã xuống, v.v… như ở sau có nói, do đây nên thành tông ngoại đạo, lại chấp thờ ngựa cho là phước thường, nên trong kinh Văn-thù Vấn nói: Giết ngựa bốn ngàn, vất bỏ năm tạng trong dùng bốn báu bố thí cho Bà-la-môn, giết của báu trong người cũng giống như vậy, lại bắn tên bốn phương hoặc ngựa chạy đến chỗ của báu, đem cúng thí cho Bà-la-môn, hoặc giết rồi thừa nhận chúng sinh trong đất, hoặc thiêu đốt tất cả, hoặc lễ tất cả cây cối, hoặc lễ tất cả thần núi, như vậy gốm có hai mươi sáu tà.

Lại người ngoại đạo có chấp năm thứ là thường:

  1. Lý Không chẳng phải không cho nên thường.
  2. Thời chẳng phải sinh diệt cho nên thường.
  3. Phương nghĩa là mười phương đều có nên thường.
  4. Vi trần do cực tế nên không thể phân cho nên thường.
  5. Niết-bàn do vì không biến đổi nên thường.

Hỏi: Vì sao không chấp chẳng phải số duyên diệt?

Đáp: Là nghĩa trong Phật pháp, do trong Tiểu thừa có ba vô vi, các chấp như vậy chẳng thể không biết, nếu người không biết tự hành khó phân, chỉ như hư không cho đến Niết-bàn cùng chấp Phật pháp, có gì khác nhau.

Kế nói luận nhập Đại thừa bốn tông, làm và làm là một, trong Đại luận nói thân, tay, chân, v.v… gọi là tác, vọng chấp thần ngã năng hữu sở tác gọi là tác giả, nếu chắp tay, v.v… cùng thần ngã là một, là chấp thần đồng với tác nghiệp, nghĩa đồng chấp ở sắc tức là ngã, tướng và tướng là một, v.v… tướng nghĩa là thân sắc do bốn đại sinh, v.v… bốn tướng, tướng tức là thần ngã, nầy chấp thần ngã đồng với bốn tướng.

Phần đồng với hữu phần. Phần nghĩa là tay, chân, đầu, v.v… chút phần của các thân, hữu phần nghĩa là mỗi thân đều có các phần tay chân. Chấp thân tức là đầu, tay, chân, v.v… tuy có từ trước đến nay nhưng có ba thứ khác nhau, hai pháp trước chỉ là chấp thân đồng với thần, một pháp sau chỉ là chấp ở phần thân đồng với thân, hoặc Ưu-lâu-tăng-khư chấp dị, cho đến trong bùn có bình, v.v… cũng giống như vậy, tế trải qua bốn chấp, v.v… chỉ là thần khác với thân, tướng, phần, v.v… y theo trước nên biết, hai câu ba bốn ví dụ cũng nên biết. Lại phá bốn tông luận rằng: Tăng-khư chấp một tỳ thế chấp khác, Ni-càn chấp một khác, Nhã-đề chấp chẳng phải một chẳng phải khác, lại y theo phá luận Niết-bàn, có hai mươi sư chỗ chấp khác nhau, mỗi sư chấp một loại làm Niết-bàn, hai luận nầy do Nhã-đề tạo, y theo kinh Ương-quật nói nguyên do lập khác.

Đức Phật hỏi ngài Văn-thù: Ông nghe có ngoại đạo chăng?

Vào thời quá khứ có Phật Câu-lưu-tôn, khi Đức Phật ấy ra đời không có ngoại đạo chỉ có một Phật thừa, khi Đức Phật nhập Niết-bàn, có một Tỳ-kheo ở A-lan-nhã, tên là Phật Tuệ, có người cúng dường y báu vô giá bị thợ lặn cướp mất, dẫn vị Tỳ-kheo nầy vào trong núi thân hoại lõa hình treo đầu trên cây, có Bà-la-môn thấy vậy bèn than rằng: Trước mặc ca sa mà nay lõa hình, hẳn biết ca-sa chẳng phải y phục giải thoát, do đây bắt chước tự treo lõa hình, để làm chân đạo. Tỳ-kheo nầy tự mở được thân, dùng đá đỏ bôi thân, da cây tự che kết cỏ để đuổi muỗi mòng, mọi người thấy vậy cho là mặc y như thế, cầm phất trần như thế, là đạo giải thoát, liền bắt chước theo, xuất gia với ngoại đạo Bà-lamôn do đây phát khởi. Tỳ-kheo đến chiều xuống sông rửa mụt ghẻ lấy y trùm đầu, lấy áo xấu của người chăn trâu quấn thân, người thấy lại bắt chước, mỗi ngày rửa ba lần, khổ hạnh ngoại đạo, do đây mà sinh. Tỳ-kheo nầy rửa mụt ghẻ, thân mình rồi lại bị ruồi ong cắn, bèn lấy đất trắng thoa ghẻ, người thấy lại bắt chước, ngoại đạo thoa thân từ đây mà làm theo. Tỳ-kheo nầy đốt thân người thấy lại bắt chước, đốt thân càng đau không thể chịu được, nhảy xuống vực tự hại, người thấy lại bắt chước, cho đến chín mươi lăm thứ đều là các Bà-la-môn, bắt chước Tỳ-kheo nầy đến nay chưa dứt.

Kế là nêu bảy Sư. Thỉ Tổ tức là Ca-tỳ-la, v.v… ngài Chi-lưu phân khác bèn thành sáu tông, nay trước nêu ngài Thập đã dịch.

Kế nêu Đại luận nói khác.

Ban đầu nói Phú-lan-na.

Ngài La Thập nói: Ca-diếp Mẫu là mẹ, Phú-lan-na Mẫu là tự, chấp tất cả pháp cũng như hư không, chẳng sinh chẳng diệt.

Người họ Triệu nói: Người ấy chấp tất cả pháp đoạn diệt như hư không, không có đạo quân thần, cha con trung hiếu.

Mạt-già-lê: La Thập nói, là Ma-già-lê tự là Câu-xa-lê Mẫu, chấp tội phước, chúng sinh không có nhân duyên.

Họ Triệu nói: Chấp khổ vui của chúng sinh không do nhân dứt, tự nhiên như vậy.

San-xà-dạ: Ngài La Thập nói: San-xà-dạ tự Tỳ-la-chi Mẫu, chấp phải trải qua sinh tử, lại trải qua nhiều kiếp số, sau đó nhậm vận tự hết mê khổ.

Ngài Tăng Triệu nói: Chấp đạo ấy không thể cầu, như sợi tơ chuyển từ trên cao xuống, chỉ hết thì dừng, đâu phải nhờ cầu.

A-kỳ-da-xí, v.v… ngài La Thập nói: A-kỳ-da-sí-xá khâm-bà-la cho rằng thô y, chẳng phải do chấp mà do đắp y thô, nhổ tóc khói xông vào mũi, v.v… do các hạnh khổ mà hành đạo.

Ngài Tăng Triệu nói: Thân nầy khổ hạnh, thân sau thường vui.

Ca-lưu-cưu, v.v… ngài La Thập nói: Ngoại đạo tự, người ấy ứng vật khởi chấp, hoặc có người hỏi nói có liền đáp có, không, v.v… đều như.

Ngài Tăng Triệu nói: Ca-chiên-diên tánh, còn là tự, chấp các pháp vừa có vừa không.

Ni-càn-đà, v.v… Là Nhã-đề mẫu. Chấp tội phước khổ vui hết do đời trước, cần phải đến trả, nay tuy hành đạo cũng không thể dứt, sáu sư vị giáo chủ ngoại đạo nầy đều lõa hình, tự xưng là bậc Trí Nhất thiết. Lại bốn tông sáu tông nầy đều không ngoài sáu mươi hai câu bổn kiếp bổn kiến mạt kiếp mạt kiến, v.v…. Đủ như trong quyển năm có nói, so sánh nên biết.

Ngài Tăng Triệu nói: Ni-càn là tên chung của ngoại đạo xuất gia, như tên Sa-môn trong Phật pháp, sáu vị nầy thời Phật chưa ra đời, đều là Đạo vương Thiên-trúc, đến khi Phật ra đời thì tông ấy đã thạnh hành, nên nói đến thời Phật ra đời.

Kế dẫn trong Đại kinh để nói trong đồng khác, nói nêu ra các sớ của ngài La-thập. Ngài La-thập không khác với sớ của ngài Tịnh Danh, chỉ có cùng phát sinh các kinh của các bậc thạc đức chú giải, nay văn đã dùng nghĩa bao gồm sinh đầu tiên, đem chỗ giải thích ấy để trông mong Đại kinh, sáu người danh đồng chỗ chấp thì có ba danh đồng ba danh khác, nghĩa là ba bốn năm văn kia đây có khác. Nói ba đồng, nghĩa là đầu Đại kinh đồng với ban đầu của ngài La-thập, hai cùng với sáu, sáu đồng với ba, trong kinh do Xà Vương chướng động, khắp mình sinh mụt ghẻ, lại không có thầy thuốc chữa trị được thân tâm, có sáu Đại thần đều bạch với vua rằng: Nếu thường sầu khổ thì sầu sẽ thêm lớn, như người thích ngủ, thì ngủ càng nhiều, tham dâm uống rượu cũng giống như vậy. Nay có Đại sư đều ở thành nào, vì các đệ tử nói các pháp như thế.

Ngài Phú-la-na nói không có hắc nghiệp, không có hắc nghiệp báo, không có thượng nghiệp, cho đến hạ nghiệp, nầy đồng với chú giải văn kinh đầu.

Trong chú kinh nói: Tất cả các pháp cũng như hư không, chẳng có nghiệp báo, v.v…

a. Mạt-già-lê nói tất cả thân của chúng sinh có bảy phần là địa, thủy, hỏa, phong, khổ, lạc, thọ mạng. Bảy pháp nầy không thể hủy hoại, an trụ bất động như núi Tu-di, nhảy vào rừng đao bén cũng không tổn hại, không có người hại cho đến người chết, nên văn Đại kinh có khác với Chú kinh thứ hai.

Trong Chú kinh thứ hai ấy nói: Khổ vui không có nhân duyên, v.v…

b. San-xà-dạ nói: Trong các chúng sinh, vua là sở tác tự tại như chỗ các thứ đất sạch dơ, ba đại cũng như vậy, các thứ rửa các thứ đốt các thứ thổi. Như mùa thu thì cây lá trụi mùa xuân thì nẩy mầm trở lại, do sống trở lại nên phải có tội gì, ở đây chết đi rồi sống lại, các báo khổ vui không có hiện nghiệp, do ở quá khứ, hiện tại không nhân, vị lai không quả, do hiện tại trì giới hiện quả ác, đây đồng với Chú kinh thứ sáu.

Chú kinh thứ sáu Sư nói: Tội phước khổ vui đều do đời trước.

c. A-kỳ-da-sí-xa Khâm-bà-la nói: Nếu tự mình giết, hoặc xúi giục người giết; Trộm, dâm, vọng, v.v… cũng giống như vậy, hoặc giết một thôn, một thành, một nước, đến sông Hằng phía Nam thí khắp chúng sinh, đến sông Hằng phía Bắc giết hại chúng sinh không tội, không phước, đây có khác với Chú kinh thứ tư.

Trong Chú kinh thứ tư ấy nói, thân nay chịu khổ thân sau thọ vui.

d. Ca-la-cưu-đa nói giết hại tất cả, nếu không có hổ thẹn không đọa địa ngục, cũng như hư không không thọ trần nước, người có hổ thẹn lìa đọa địa ngục, tất cả chúng sinh đều là sở tác trời Tự Tại, trời Tự Tại sân thì chúng sinh khổ não, trời Tự Tại vui thì chúng sinh an vui, đây có khác với chúng sinh thứ năm, thứ năm ấy nói: vừa có vừa không, tùy theo hỏi đáp.

e. Ni-càn-đà-nhã-đề-tử nói không thì không thọ, không có đời nay, đời sau, trải qua tám muôn kiếp tự nhiên giải thoát, có tội vô tội đều như vậy, như bốn sông lớn đều chảy ra biển cả, không còn khác nhau, đây đồng với Chú kinh thứ ba. Trong thứ ba ấy nói: Chấp tất cả chúng sinh đạo không cần cầu, như cùng tột sợi chỉ lại nêu bày tông đã dẫn trong văn luật lại có khác với đây, mà khai thành mười người nhưng tông chỉ có sáu:

  1. Ca-diếp Phú-lan-na.
  2. Mạt-già-lê.
  3. Cù-xa-ly.
  4. A-di-đầu.
  5. Sí-xá Khâm-bà-la.
  6. Mâu-đề-di Bà-hưu.
  7. Ca-chiên-diên.
  8. Tiên-nhã.
  9. Tỳ-la-tra.
  10. Ni-càn-tử.

Bèn giải rằng: Niết-bàn bậc nhất phải là bậc nhất nầy, Niết-bàn thứ hai phải thứ hai, thứ ba nầy, Niết-bàn thứ ba phải là thứ tám thứ chín, Niết-bàn thứ tư phải thứ tư, thứ năm, Niết-bàn thứ năm phải là thứ sáu thứ bảy, Niết-bàn thứ sáu phải là thứ mười. Nhưng ba Tạng Lathập đích thân đến năm xứ Thiên-trúc, phiên dịch chuyển đổi lưu hành ở đời. Vì sao dùng mẹ để hiển bày con? Nêu bày tông phân ra làm hai người, chưa xét ý nầy. Lại các ngoại đạo họ tuy nhiều thứ phần nhiều ở trong Bà-la-môn, thông chấp họ Bà-la-môn, trong họ tối thắng, như trong kinh Trường A-hàm quyển mười có nói: Có Phạm Chí tên là Athư, cùng năm đệ tử đến chỗ Phật, bạch như vầy: Các dòng họ Sát-lợi thường tôn kính Bà-la-môn, Đức Phật nghĩ: Phải điều phục họ, lại nói rằng: Ông họ gì?

Đáp: Họ Thinh Vương.

Đức Phật nói: Ông là dòng họ tôi tớ của họ Thích, năm trăm đệ tử đều đưa tay nói: Ma-nạp đây là dòng họ chân thật, tướng mạo khôi ngô nói tài đầy đủ, nói chung với Cù-đàm.

Đức Phật bảo năm trăm đệ tử: Nếu thầy ông không bằng ông, phải bỏ thầy bàn luận với ông, nếu thầy hơn ông ông phải im lặng, cho nên năm trăm đệ tử liền im lặng.

Đức Phật bảo Ma-nạp: Vào thời quá khứ lâu xa có vua Hiến Ma sinh bốn người con là:

1- Quang Diện. 2- Tượng Thực. 3- Lộ Chỉ. 4- Trang Nghiêm.

Bốn người con có chút sai lầm nên bị đuổi ra khỏi núi Tuyết. Hiến Vương có áo xanh tên là phương diện đem cho một Bà-la-môn để kết thông giao, bèn có thai sinh một người con tên là Ma-nạp, vừa sinh ra trên đất đã nói được, nên gọi là Thinh Vương, từ đó đến nay dòng họ Bà-la-môn, bèn lấy Thinh Vương làm họ.

Lại hỏi Ma-nạp: Ông xưa có nghe tiên cựu đại Bà-la-môn nói chủng tánh nhân duyên chăng? Người ấy im lặng. Đức Phật hỏi lại, đều không đáp.

Đức Phật nói: Ta hỏi ba lần không đáp, Mật Tích cầm chày Kim cương ở hai bên ông sẽ chẻ đầu ông thành bảy phần. Lúc bấy giờ lực sĩ cầm chày Kim cương ở trên đảnh Ma-nạp đứng giữa hư không, nếu không đáp liền hạ xuống.

Đức Phật bảo rằng: Ông ngước đầu lên xem, liền ngước xem lại thấy, thấy rồi sợ sệt liền dời tòa đến gần Phật nương tựa Đức Thế tôn vì cầu cứu hộ, liền bạch Phật rằng:

Bạch Đức Thế tôn! Ngài hỏi con sẽ đáp.

Đức Phật liền hỏi. Ma-nạp đáp: Con cũng từng nghe tiên cựu các Bà-la-môn nói, năm trăm đệ tử đều đưa tay nói lớn Ma-nạp là tôi tớ dòng họ Thích. Đức Phật lại nghĩ, sợ năm trăm đệ tử kiêu mạn xưng họ là tôi tớ, nay phải phương tiện mà diệt tên tôi tớ.

Đức Phật liền bảo năm trăm đệ tử: Mọi người các ông chớ nói Ma-nạp là tôi tớ dòng họ Thích, Bà-la-môn là Đại tiên nhân có oai đức lớn, thay cho vua Hiến Ma xin con gái, vua do vì sợ nên đem con gái cho, do nầy Đức Phật nói khỏi tên tôi tớ.

Kế nói giúp Phật pháp ngoại đạo; Cũng do kinh Phật dùng làm lý do sinh chấp, hai tông nầy chấp nêu ra Đại luận thứ nhất, hai tông nói chung lông rùa sừng thỏ vô thường vô ngã, mới rộng chấp không huyễn làm tông. Nói Độc Tử sở chấp ngã ở tạng thứ năm, ra ngoài bốn câu.

Hỏi: Luận nói bốn câu vì sao khác với văn nầy, văn nay và năm ấm đều có bốn hợp, lại hai mươi câu, tức ngoài chấp hai mươi thân kiến, trước nêu bốn câu xong.

Kế dẫn luận chứng, văn luận đều không đồng với Tỳ-đàm, đáp văn khác mà nghĩa đồng, trong luận thứ nhất giải thích Độc Tử: Như Độc Tử A-tỳ-đàm bốn câu nói: Năm chúng không lìa, mỗi người không lìa năm chúng, không thể nói năm chúng là người, không thể nói người là năm chúng, người là thứ năm không thể nói thuộc về tạng, nên biết hai câu Tỳ-đàm ở trước, tức nhiếp thân kiến hai mươi câu, hai mươi câu chỉ là bốn câu, y theo năm chúng thành hai mươi, hai câu sau Tỳ-đàm, nói ngã ở ngoài bốn câu, nên nói không thể nói năm chúng là người, v.v… nay Độc Tử ở sau nói đồng khác, nay Độc Tử chấp ngã cùng ngoại đạo bên ngoài gồm có bốn khác.

  1. Ngoại chấp ngã bên ngoài, trong bốn câu nay Độc Tử ở ngoài.
  2. Ngoại từ ngoài vốn có bốn người, khai thành hai mươi người, nay Độc Tử chấp chỉ là một người.
  3. Ngoại ngoài chấp ngã là chân, hoặc thường, hoặc đoạn. Nay Độc Tử chấp vẫn là tục đế.
  4. Ngoại ngoài chấp thần ngã, nay Độc Tử chỉ là nhân ngã, vì nghĩa nầy nên gọi là Phật pháp, khác với Lục Sư, cho nên nay vẫn dẫn hai mươi thân kiến, chánh đáng Độc Tử đã phá ngã tức bốn câu một khác đại tiểu.

Lại nói: Ba đời và vô vi, ba đời có thể hiểu vô vi tức là hư không vô vi, do ngoại đạo cũng chấp hư không là thường, v.v… nên nay Độc Tử nói ngã hơn ngoài bốn câu, ắt không dùng số duyên làm câu thứ tư và không thể nói Tạng. Độc Tử cũng dùng số duyên mà phá ngã.

Kế giải thích Đạo Nhân Phương Quảng: Ban đầu nêu ra sở chấp, nói độc mười dụ của Phật, v.v…: Trước sở chấp Độc Tử nương Tiểu thừa, nay Phương Quảng sở chấp nương Đại thừa, nên nhân mười dụ mà sinh chấp. Mười dụ như trước đã giải thích, nên biết Phương Quảng cũng có bốn nghĩa, chẳng phải môn Đại thừa.

  1. Không biết sở ý chân lý.
  2. Không biết sở khởi hoặc tướng.
  3. Không biết năng chấp sinh sử.
  4. Quán pháp không thể phá chấp.

Cho nên tông tuy gá vào Phật pháp cũng gọi là ngoại đạo, nên ngài Long Thọ trong Đại luận dẫn ra bác bỏ, trong ba môn học Phật pháp trước tiểu kế đại.

Ban đầu dẫn Đại luận, không được Bát-nhã phương tiện, v.v… Độc Tử mất phương tiện Tiểu thừa, Phương Quảng mất môn Đại thừa phương tiện. Ý của luận văn nói: Học Phật pháp còn rơi vào hữu vô, cho đến môn Đại thừa thiết ý cũng bị lửa tà thiêu đốt, huống chi lại Độc Tử Phương Quảng, v.v…

Nói phương tiện: Nghĩa là môn thông chân chấp cho là thật, mất môn năng gọi chung là thất phương tiện, huống là Độc Tử năng sở đều thất, đâu chẳng phải ngoại đạo ư?

Trong luận nói: Chấp phi hữu phi vô, v.v… dẫn đại dụ tiểu, môn Đại thừa tuy cao siêu mà nếu chấp đều chẳng phải do phá không hữu, cũng thành ngu si, huống chi lại Tiểu thừa chấp môn thứ tư mà chẳng phải chấp ư? Nên có trăm bài luận, v.v…, các ý trong đây là bác bỏ Luận sư phá tiểu thành ngoại, hoặc sinh chấp kiến đại cũng thành ngoại, đâu riêng Tiểu thừa. Nếu không chấp kiến tiểu môn cũng đâu riêng Đại ư?

Vì sao? Vì Đốn phá đồng với người ngoài.

Ban đầu nói ý Chánh Bách Luận, Luận sư Đại Thừa ở sau nói lầm phá lỗi.

Nói Viêm, như đốt lửa lửa là bàng, lập đại phá tiểu là chánh, phá tiểu là ngoại là bàng, cũng nói: Luận sư gọi là viêm phá như vậy nếu phá hai tâm năng chấp của Luận sư, khởi ái khởi sân, thật đồng với ngoại đạo, nay Luận sư Đại thừa phá thẳng hai luận khác là ngoại đạo chấp hữu vô, nên thành lỗi, nên văn sau chống chế rằng: Chỗ luận khởi người đều đắc đạo, cho đến không thể rung chuyển đồng với Ca-tỳ-la, v.v… hoặc Đại thừa phá Tiểu thừa chỉ có thể khéo vụng hình tướng Thiên viên, một phen chê bai dẫn tiến mà thôi, không nên vội cho đồng với ngoại đạo, nên trong các Sư Đại thừa nầy phá thành lầm, song Thành luận nói ở sau, dẫn văn luận để chống chế thật là nghĩa không khác nhau với ngoại đạo chấp.

Nói tợ không: Không tợ của chánh không ở vô kiến, mà thật hiển lý, thường khác với tà không, hoặc do tiểu không tợ với tợ không, mà lại phá, Đại thừa cũng tợ đâu riêng Tiểu thừa, lại đồng với bách gia, v.v…

Kế các nhà bình luận phán xét ở Luận sư phá lập đồng khác với Tông Bách Luận, hai nhà đều dùng luận tông vì phải phá là quấy, Luận sư và Bách luận đồng là tông Đại thừa, nên nói đồng với đều phải của Bách-gia, Luận sư phá Tiểu bài luận phá ngoại đạo, nên nói khác điều quấy của Bách-gia.

Kế nêu ra phá tông tợ tiểu tợ ngoại, chấp nghĩa nêu ra không, v.v… Nếu nói về Đại thể Bách-gia phá ngoại cũng nên phá tiểu, nay chỉ phá ngoại, tức là không phá tiểu mà nêu ra phá ngoại đạo, Luận sư phá Tiểu thừa cũng nên phá ngoại đạo. Nay chỉ phá tiểu tức là không ở phá ngoại mà nêu ra phá tiểu, cho nên tông Tăng-già ở Đại thừa khắp nơi trong văn phá ngoại phá tiểu, tức là song tồn song phá. Lại trong tợ nhân, v.v… ở đây trách cứ Luận sư Đại thừa, phá hai luận khác đồng với ngoại đạo ấy nào có khác với Lặc-sa phá trong nhân có quả không quả, tự lập vừa có vừa không chấp ư? Cũng chẳng phải hoàn toàn đồng nên chỉ nói tợ, lại tợ như côn lặc: Trùng lặp lại cùng với luận, đâu chỉ tợ ở Lặc-sa đãchấp, cũng tợ Tiểu thừa môn chấp thứ ba, cũng chẳng phải hoàn toàn Tiểu thừa nên cũng nói tợ.

Đương thời ở sau chánh phá lỗi của sư lầm phá. Hai luận chánh cứu khác nhau ba pháp ngoại đạo lưu hành luận xứ, người vào đạo thì nhiều, vì sao đốn phá đồng tông ngoại đạo, dù chấp thành quấy nào có liên quan với chánh pháp, nên nói nầy ứng hợp thì dễ, có chấp thì sai, không chấp thì chánh, trụ tiểu thì sai, thông nhập là chánh, nên nói không thể xem là đồng, v.v… Đồng thủ Ưu-lâu, hoặc dùng đại phá tiểu, v.v… Đây thông phục nạn, nạn rằng: Nếu nói hai luận khác nhau chấp với ngoại đạo, vì sao ngài Tịnh Danh bác bỏ Tu-bồ-đề rằng: sáu vị giáo chủ ngoại đạo là thầy ông, thầy ông bị đọa ông cũng đọa theo, cho nên nói chung, nầy lại bác bỏ ông không thấy Trung đạo rời rạc đồng với sáu vị giáo chủ ngoại đạo, chẳng phải đoạt Tiểu thừa làm môn Đại thừa.

Kế là vì đắc pháp khác nhau với Trung đạo, ban đầu dẫn có liên quan trong sớ nói: Mỗi sư đều ba chấp.

Ngài La-thập nói: Một sư có ba nghĩa là tất cả trí thần thông Vệđà, sáu Sư đều có ba, hợp thành mười tám, Trí Nhất thiết thần thông như ba vị tiên và quyển năm ở trước bổn kiếp bốn kiến, v.v… có nói. Lại trong thần nói chung biến tường thành muối, là đất muối mặn, tay sờ mó, còn bao nhiêu như trong Thích Tiêm quyển hai có ghi.

Nói Vệ-đà: Tức là tất cả kinh điển của ngoại đạo như kinh Mađăng-già quyển thượng có chép: Có Chiên-đà-la tên là Đế-thắng-già, cưới con gái Bà-la-môn để làm vợ, các Bà-la-môn và mọi người đều chê bai dòng họ Chiên-đà-la.

Đế-thắng-già nói: Dòng họ Bà-la-môn ông hoặc do Vệ-đà gọi là Bà-la-môn, như xưa Phạm thiên tu học thiền đạo, có bậc đại tri kiến soạn luận Vệ-đà lưu truyền giáo hóa, sau đó có vị Tiên tên là Bạch tịnh, tạo ra bốn bộ Vệ-đà.

  1. Tán tụng
  2. Tế tự
  3. Ca vịnh
  4. Cúng tế cầu tiêu tai.

Mỗi Vệ-đà đều có bốn muôn bài kệ, mỗi bài kệ có ba mươi hai chữ, lại có Bà-la-môn tên là Phất-sa, có hai mươi lăm vị đệ tử, trong mỗi Vệ-đà phân biệt rộng, bèn thành hai mươi lăm Vệ-đà, sau đó lần lượt đệ tử tạo riêng, bèn thành một ngàn hai trăm mười sáu Vệ-đà, nên biết khi Vệ-đà phân tán, dòng họ Bà-la-môn cũng sẽ phân tán, nếu khi Vệ-đà hoại, dòng họ Bà-la-môn không tán hoại. Vì sao được gọi là dòng họ Bà-la-môn do Vệ-đà? Nay nói Vệ-đà lại từ căn bản dùng bốn món làm định, đó là Tán tụng, v.v… các sao, thuốc men, v.v…

Nói văn: Là tinh của muôn vật dùng để nêu các sao, phần nhiều ở cúng tế cầu tiêu Tai hai Vệ-đà, cõi nầy cũng có, vị ấy như Ma-đănggià, lại có Bà-la-môn Liên Hoa Thật hỏi Đế-thắng-già rằng:

Ông biết các sao chăng?

Đáp: Mật Yếu cũng biết, huống là tiểu thuật nầy nói rộng hai mươi ngôi sao và bảy sao, nhưng kinh nêu lên bốn phương bảy sao hơi khác với phương nầy.

Phương nầy: phương Tây có bảy: sao khuê, sao câu, sao vị, sao mão, sao tất, sao tuy, sao sâm. phương Nam có bảy: sao tỉnh, sao quỷ, sao liễu, sao tinh, sao trương, sao dực, sao chẩn.

Phương Đông có bảy: sao giác, sao cang, sao thị, sao phòng, sao tâm, sao sĩ, sao ky. phương Bắc có bảy: sao đẩu, sao ngưu, sao nữ, sao hư, sao ngay, sao thất, sao bích.

Trong kinh đã nêu. phương Tây từ sao mão bắt đầu, cuối đến sao liễu, như vậy thay nhau dời đổi mỗi phương đều có bảy, phải là đất khác nên ngôi sao dời ba tòa, trong kinh mỗi phương đều xuất hiện số ngôi sao nổi tiếng, pháp cúng tế phải có, mặt trời vận hành đi qua. Lại có sáu ngôi sao một ngày một đêm vận hành cùng mặt trăng, nghĩa là sao tất, sao tỉnh, sao thị, sao dực, sao ngưu, sao bích.

Nói bảy sao: Là mặt trời, mặt trăng và năm ngôi sao.

Năm ngôi sao là: sao hỏa, sao trần, sao tuế, sao thái bạch, sao thìn, lại có sao la hầu, sao tuyết thông hành chín ngôi sao, lại nói nhân ở ngôi sao vận hành cách mặt trời xa gần là nói về tướng người sinh thiện ác. Lại xem tướng các ngôi sao cách mặt trăng xa gần, nói tướng khởi lập thành hoại, lại xem mặt trăng ở ngôi sao, trời mưa nhiều ít và mặt trời mặt trăng ngăn che làm chủ các việc, lại xem tướng mặt trời mặt trăng lành dữ động đất, sau được Phật rộng phá tướng ấy, trong Đại luận quyển mười cũng nói lược pháp ngôi sao. Nghĩa là nếu mặt trăng đến sao mão, sao trương, sao thị, sao lâu, sao thất, sao vị động đất thuộc thần thủy địa, là sao tuế không mưa không được lúa, hoặc đến sao liễu, sao vĩ, sao ky, sao bích, sao khuê, sao nguy động đất, thuộc long thần thiên tai đồng với trước, hoặc đến sao sâm, sao quỷ, sao tinh, sao chẩn, sao cang, sao dực động đất thuộc về chim cánh vàng, thiên tai đồng với trước, hoặc đến sao tâm, sao giác, sao phòng, sao nữ, sao hư, sao tỉnh, sao tất, sao tuy, sao đẩu động đất, thuộc về thiên đế, an ổn dồi dào an vui được năm thứ lúa, còn các, sách chép sao chẳng phải cốt yếu ngày nay.

Y pháp: Như ở xứ nầy có Hoa Đà, Ký Bà, Biển Thước, Thần Nông, Huỳnh Đế Các vị Tiên, Công Trương, Trọng Cảnh, v.v… đã biên tập.

Ở phương Tây như Kỳ-bà, trí thủy, lưu thủy, v.v…

Binh pháp: Như Huỳnh Thạch Công Thái Công Bạch Khởi, v.v… sáu lần ghi chép đã rõ.

Kế đối với ba món niệm xứ, văn trong Đại luận quyển hai mươi mốt, ba mươi bảy có nói rộng:

“Cộng” là sự lý đều được.

“Sự” là được định diệt tận.

“Lý” là vô lậu duyên lý dứt hoặc.

Duyên: Nghĩa là đương giáo, giáo pháp. Giáo pháp đều do sở duyên làm cảnh, cảnh là nơi chốn niệm nghĩa là thân thọ, v.v…, nên nói cảnh pháp.

Kế dẫn Tỳ-đàm nói phiền não chướng ngại giải thoát, v.v… phiền não là năng chướng, giải thoát là sở chướng. Thiền định chướng giải thoát. Thiền định tức giải thoát, giải thoát là sở chướng, tất cả pháp cũng giống như vậy, nếu chướng đã phá, thì được thiền định và tất cả pháp, cho nên nói. Lại nương ba tạng, phân biệt như.

Kế chấp ba môn Đại thừa ở sau, y theo Bốn niệm xứ bốn giáo đều có ba thứ niệm xứ, ba tạng như trước, chánh là văn nầy ba tông dịch để so sánh. Nếu là Thông giáo: Do bốn câu như tự tha, v.v… quán phá ái kiến bốn đảo, đều như huyễn hóa, gọi là tánh niệm xứ, cũng do chín tưởng, v.v… tất cả sự thiền, gọi là cộng niệm xứ, thấy Bốn đế sinh, vô sinh, tất cả Phật pháp gọi là duyên niệm xứ. Biệt giáo có ba loại, có Thông có Biệt, Thông giáo thì mỗi vị đều có ba thứ, Biệt giáo thì Thập trụ làm tánh.

Thập hạnh là cộng, Thập hồi hướng là duyên, ba thứ Đăng địa phân ra mà phát, tánh hiển pháp thân, cộng hiển Bát-nhã, duyên huyễn giải thoát. Viên giáo có ba pháp.

Tánh nghĩa là quán mười cõi sắc, một sắc là tất cả sắc, tất cả sắc là một sắc. Trong liễu đạt sắc chẳng phải tịnh, chẳng phải tánh bất tịnh, còn ba pháp cũng như vậy, gọi là tánh niệm xứ, quán mười giới sắc phi cấu phi tịnh, song chiếu tịnh bất tịnh tánh ấy không hai, tánh không hai tức là thật tánh, còn ba pháp cũng như vậy, nầy gọi là cộng niệm xứ, quán thân thọ tâm pháp nầy, khởi vô duyên từ, tịch mà thường chiếu, bất động mà vận hành, trùm khắp pháp giới gọi là duyên niệm xứ, ba món niệm xứ trong nhất tâm đầy đủ, dùng trí tuệ quán gọi là tánh niệm xứ, định tuệ quân bình gọi là cộng niệm xứ, sở hữu từ bi, duyên chín niệm xứ, gọi là duyên niệm, ba pháp sau tức là ba thứ môn Đại thừa phá kiến, ba giáo bốn môn sau. Trước nói chỉ có Phật được thứ ba.

Hỏi: Vì sao nói: Ngàn vị Đại La-hán đều là vô ngại, nay nói chỉ có Phật?

Đáp: chẳng phải La-hán không được, nhưng suy ra thì Phật là trên hết.

Pages: 1 2