SỐ 1912
CHỈ QUÁN PHỤ HÀNH TRUYỀN HOẰNG QUYẾT
Sa-môn Trạm Nhiên Tỳ Lăng đời Đường soạn.
Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh.

 

 QUYỂN 1

PHẦN 1

LỜI TỰA

Có người hỏi: Vì nhân duyên gì mà vội biết soạn bộ sách này? Đáp: Do việc bất đắc dĩ. Nói duyên khởi này gồm có mười ý: Một là vì có người Sư thừa mà chẳng hết lòng với thầy lại trái ý thầy; Hai là vì có người từng sự thừa mà bỏ căn bản để theo cái chưa thấy; Ba là vì đời sau xoay vần tùy sanh hiểu khác, làm mất chỗ nương tựa căn bản; Bốn là vì tin tông tu tập tốt, phương khác không có sư để có thể vâng theo; Năm là vì nghĩa quán đều tu tập tốt dựa vào giáo, hạnh giải đều đầy đủ; Sáu là vì điểm bày quan tiết rộng lược sanh khởi cùng tận văn tông yếu; Bảy là vì kiến lập sư giải chẳng để đọa lạc lợi ích cho đời sau; Tám là vì giúp quán giải để phòng ngừa lầm lẫn mà dễ tìm xét; Chín là vì trình bày chỗ hiểu e có chỗ quên mà cầu cắt bỏ; Mười là thuận theo Phật chỉ vận tâm đại bi làm lợi tha.

Một bộ sách này trước sau ba bản: Bản thứ nhất có hai mươi quyển, bản thứ hai có mười quyển đầu đều đề tên là viên đốn, ấy là khác với thiên tiểu và bất định. Bản thứ hai thì đầu văn là nêu thiết nghĩ. Bản thứ ba đề và ý có chút khác nhau, sẽ nói đủ ở giải thích sau.

Đầu tiên nói chỉ quán minh tịnh, đây là theo bản thứ ba. Người thời ấy truyền nhau phần nhiều cho rằng bản thứ ba là bản lược, cho bản thứ hai là bản rộng. Một khi xem qua thì giống như có rộng và lược. Như tìm kiếm đầu cuối thì số trang đều bằng nhau, phải coi bản thứ ba bản tái trị chẳng nên cho là lược. Từng ở người nghe thiếu thưa hỏi chỗ nghe nên cùng tìm kinh luận mà suy nghĩ tìm chọn thêm, để không đoán mò mà soạn lầm.

Theo tiêu chuẩn giải Thích kinh luận đều chia làm ba phần. Nay văn chánh thuyết còn chưa trọn, tin không có phần thứ ba lưu thông là rõ ràng thôi. Chỉ có trước khai chương Ngài Chương An soạn lời tựa có thể làm phần tựa, từ khai chương trở đi là phần chánh thuyết. Xưa, bản thứ hai đem tựa chánh thuyết hợp lại thành mười chương. Cho nên đầu văn nói “thiết nghĩ” thuật nghe cộng thành mười ý. Nói “thiết nghĩ”, là riêng tôi thầm khởi nghĩ. Tựa có năm ý: một là thương lược, hai là tổ thừa, ba là nói về sai, bốn là dẫn chứng, năm là bày xứ. Nói thuật nghe, nghĩa là ghi chép các điều đã nghe. Chánh thuyết cũng có năm ý: Một là khai chương, hai là sanh khởi, ba là phân biệt, bốn là phân biệt, năm là giải thích. Vì đem chỗ nghe của mình và lời tựa hợp thành mười đoạn, ý vẫn chưa ổn, cho nên tự định mất thứ lớp này, chỉ thành tựa vào chánh thuyết. Lại ở trong tựa chỉ phát khởi mà không có qui kính cho nên biết đây là do sự thuật ghi mà thôi. Nếu căn cứ văn Chánh thuyết của Đại sư thì nghĩa chia ra ba đoạn, tức là sáu chương trước dùng làm phần tựa, chánh quán và quả báo xem là chánh tông. Khởi giáo hóa tha là phần lưu thông, chỉ qui là thôi hóa qui tịch, không phải ba sở nhiếp nghĩa dường như lưu thông. Trong sớ y cứ hạnh còn đối ba học chia làm ba phần. Nay cũng lệ nghĩa ấy mà khai ra ba có gì mà chẳng được? Nay lại y hai đoạn trước làm chánh. Ở trong tựa đầu tiên thêm lời tựa về văn, thời, xứ v.v… các thứ xem là tựa chung, coi Tổ thừa nhân-pháp v.v… các việc là tựa riêng. Tức là tái trị định chánh ý. Chẳng được lại dùng năm thứ Thương lược, v.v… xem là thứ lớp mà phân văn tái trị, thời, xứ v.v…. Cho nên tái trị định trở về Thương lược cũ xem là viên chứng. Cho nên dưới dùng văn Thương lược này nói rằng nay y kinh lại nói viên đốn. Nói y kinh, chánh phải dẫn chứng chứng viên đốn xong. Thỉnh chứng hai thứ kia. Tức là đặt câu hỏi rằng: các Tam-muội khác nguyện nghe thành chứng. Trong bản thứ hai, thiếu câu hỏi này cho nên bản thứ hai văn Thương lược chép: lược dẫn kinh Phật thô bày ý viên. Cho nên biết tên Thương lược chẳng khác dẫn chứng. Cho nên tái trị định mất Thương lược trở về là dẫn chứng. Nếu đem các tên Thương lược v.v… ở bản trước mà thứ lớp đối trị định bản văn thì khiến chỉ. Quán Minh Tịnh các văn liền là đồ thiết, huống chi đem Thương lược để đối “Tổ thừa” là rất chưa thể được. Cho nên phải bỏ thứ lớp chương cũ. Nay tái (lại) trị định thêm tựa chung, là muốn kết tập theo loại truyền thuật lại năm thứ: Pháp thể sở văn, cho nên chẳng đồng với Thương lược cũ ở đầu. Đã thuật mới cũ, có không thứ lớp do đó đổi tên gọi là Ma-ha, là có hai nghĩa: một là đối tục huynh người anh ruột tên Trần châm mà soạn ra tiểu chỉ quán; Hai là giữ nguyên âm tiếng Phạn vì nghĩa phong phú kiêm hàm, cho nên Đại luận chép: Nói Ma-ha là gọi chung ba nghĩa: Đại đa thắng (lớn nhiều hơn) y sở bốn giáo giải thích Tỳ-kheo vị thì chẳng phải ý này. Dùng ba tên này để giải thích viên tam quán chánh là nêu y chỉ. Đại (lớn) là nghĩa không, đa (nhiều) là nghĩa giả, thắng (hơn) là nghĩa trung. Cho nên đổi tên gọi theo kiêm hàm để chỉ trọn bộ nhất tâm tam quán. Nếu thế có gì khác so với viên đốn đổi từ Ma-ha? Đáp: Tên viên đốn tuy khác thiên tiệm nhưng chỉ chung cả ba, cho nên đổi tên cõi này chỉ đơn lẻ mà dùng vốn tiếng Phạn có nhiều nghĩa. Vì thế phải biết hai chữ chỉ quán đều là Ma-ha, tức là nhất tâm tam chỉ tam quán là chỉ quán. Cho nên biết nắm chung một bộ để làm tên sách. Đầu tiên từ đại ý, sau ở chỉ qui đều là chỉ quán của Ma-ha. Cho nên tên đề là chung mười chương là riêng, trong mười chương thì đại ý là chung, tám thứ kia là riêng, cho nên biết chung riêng tự hành , nhân quả hóa tha năng sở đều là Ma-ha Diệu định tuệ.

Vì sao trong giải thích chung phát tâm tu hành nhân tự hành. Kế xé rách lưới lớn là có khả năng hóa tha. Đã có năng hóa thì có sở bị. Văn lược nêu năng để nhiếp sở. Việc năng sở đã xong mà đồng nhập chỉ qui. Trong giải thích riêng, bắt đầu từ giải thích tên, cuối đến chánh quán nhân tự hành. Kế chương quả báo là quả tự hành . Chương khởi giáo là khả năng hóa tha. Nghĩa sở bị là chỗ hóa tha. Ba chương lớn sau văn thiếu nghĩa lược mà ý đồng với ba thứ sau ở trong phần tổng trước. Cho nên văn sau lược qua chẳng nói. Tựa đầu chia làm hai, trong tựa chung tuy giống mà trong tập kinh thông có năm việc. Đã là ghi riêng cho nên thiếu đồng nghe, trong đó có sáu. Bốn chữ đầu nói “Chỉ quán minh tĩnh” sở văn thể (thuật cái được nghe). Hai chữ chỉ quán là bày văn thể (thể được nghe), hai chữ minh tịnh là thán thể đức. Nghĩa là thể chỉ là tĩnh, thể quán là minh. Trước sau mười chương, mười pháp chánh quán đều là thể chỉ quán đều là minh tịnh, là chỉ chung một bộ để làm sở văn (những điều được nghe). Như kinh Pháp Hoa nói Bổn môn Tích môn đều là thể pháp mầu gồm chân thật. Đời trước chưa từng nghe là người hay nghe. Trở lại dùng tha vãng để hiển thành, tôi nghe thuật mình kiêm người khác nói hiện và vãng. Cho nên nói đời trước sau có thể nghe. Nói đời tuy có nghĩa là ba mươi năm, nay dùng đời lại có nghĩa đời khác. Đời khác hoằng pháp đời đời đều có nên nói là đời. Từ thời vua Hán Minh Đế nằm mộng, cho đến đời Trần, các tác phẩm ở đương đời thịnh hành đầy mắt. Dự vào chốn thiền môn y bát truyền trao thì nghe đầy tai, đâu có ai chẳng nghe hai chữ chỉ quán. Chỉ vì chưa nghe, như Ngài Thiên Thai nói bộ này định tuệ đều kiêm mỹ, nghĩa quán song minh mà nhiếp một đời giáo môn, nắm gọn ý kinh Pháp Hoa thành mười thừa mười cảnh không thể nghĩ bàn, dứt đối đãi, dứt hết diệt, thành hạnh tịch chiếu. Đời trước chưa nghe lời này. Cho nên Ngài Nam Sơn khen rằng chỉ Hành Nhạc Thai Nhai song hoằng hóa thiền tuệ lẽ nào Nam Sơn nịnh hót khen dối sao?.

Hai chữ Trí Giả gọi là vương đạo. Đây là do khi mới sanh có điềm lành mà đặt tên. Pháp danh là Trí Khải, Khải Tĩnh tức xuất gia rồi thầy đặt hiệu, theo đức mà đặt tên nên dùng nghĩa Tĩnh. Sau trao giới phẩm Bồ-tát cho Tấn Vương (là Tùy Văn Đế) đặt pháp hiệu cho vua là Đại vương hướng dẫn từng bước các đều thánh cấm gọi tên là Tổng Trì. Vua nói: Sư truyền đèn Phật pháp nên gọi là Trí Giả. Nay đều cho Trí Giả là người nói giáo đời Tùy. Các kinh phần nhiều gọi chung “nhất thời”, tức gọi chung dài ngắn, nhiếp cả tinh thô, nay chỉ một bộ nên chỉ riêng đời Tùy. Nhà Tùy được nhà Chu nhường ngôi cho họ Dương, người ở Hoằng nông, Hoa âm. Trước theo Chu Thái Tổ khởi nghĩa ở Quan Tây, làm đến chức Đại Tư không, phong hiệu là Tùy Quốc công, húy là Kiên, sau lên ngôi đại hiệu là Tùy Quốc (nhà Tùy). Lập niên hiệu là Khai Hoàng, hoàng là lớn. Nhĩ Nhã nói hoàng là uông chánh, là tột, là lớn. Kinh Châu là nói chỗ. Chùa Ngọc Tuyền, đầu đời Lương niên hiệu Thái Bình năm thứ hai Ngụy Chúa cho xây nhà Văn Thái, phá hai muôn quân Lương Nguyên Đế. Lúc đó Sư mới mười tám tuổi, đến chùa Quả nguyện ở Dương Châu, nương người cậu họ Hồ mà xuất gia. Đến niên hiệu Thái Bình thứ ba đời Trần, thì hai mươi tuổi bèn thọ giới cụ túc, nương Luật sư Tuệ Khoáng mà học thông luật tạng. Đến niên hiệu Càn Minh thứ nhất đời Trần, Sư mới vào Quang châu, nương Thiền Tư sư học pháp thiền. Lúc đó Sư hai mươi ba tuổi. Đến niên hiệu Quang Thái thứ nhất đời Trần, giả từ thầy mà vào đất Nghiệp, tuổi đã ba mươi, đến niên hiệu Thái Kiến năm thứ bảy đời Trần. Sư mới đến Thiên thai. Lúc đó đã ba mươi tám tuổi, đến niên hiệu Thái Kiến thứ chín, vua sai xây chùa Tu thiền, đến niên hiệu Thái Kiến thứ mười ba thì vua mời Sư đến đất Nghiệp. Đến Trịnh Minh năm thứ ba tức là niên hiệu Khai Hoàng thứ mười một đời Tùy, Tuyền Hình xây chùa để trả ơn đất, trước tên là Nhất Âm, sau đổi thành Ngọc Tuyền, mầu suối như ngọc do đó đặt tên. Chùa ở Tây trúc gọi là Tăng-già-lam. Trung Hoa gọi là chúng viên, cũng gọi chung là Tinh xá. Xứ này tục gọi nhà của quan Cửu ty là chùa, nghĩa là chỗ có pháp độ. Cho nên lấy tên Pháp độ mà gọi Tịnh xá. Đến niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười bốn, lúc đó Sư năm mươi bảy tuổi trụ ở Ngọc Tuyền mà giảng chỉ quán, kế lại nói về phân tề giới hạn. Trước nói giới hạn về thời gian một hạ là nêu chung từ đầu đến cuối thời hạn định khuyên tu, nói pháp khen ngợi nên gọi là phu dương, hai thời là sớm chiều. Từ chú, tức là từ tâm nói như mưa lớn. Nếu dùng hai duyên sanh pháp nói thì có cùng. Dùng tâm vô duyên từ không nương tựa mặc sức nhạo thuyết biện, cho nên nói không cùng, vị ở năm phẩm, chính là quán hạnh vô duyên từ. Chú là như Đại luận quyển năm phê bình bốn pháp sư nói kệ rằng: Học rộng biện tuệ lời khéo léo, nói hay các pháp chuyển lòng người, tự không đúng pháp hạnh bất chánh. Ví như mây sấm mà không mưa, học rộng nghe nhiều có trí tuệ ấp úng vụng nói chẳng khéo léo, chẳng thể hiển phát kho pháp báu. Ví như không sấm mà mưa nhỏ, chẳng rộng học hỏi không trí tuệ, chẳng thể nói pháp chẳng làm tốt, là Tệ Pháp sư không hổ thẹn, ví như mây nhỏ chẳng sấm mưa. Nghe nhiều trí rộng lời khéo léo, nói giỏi các pháp chuyển tâm người, hành pháp tâm chánh không sợ sệt, như mây lớn sấm sét và mưa to như đại vân lôi chú hồng vũ. Ý kệ lấy nghe nhiều làm mây, nói pháp như sấm, từ hạnh như mưa. Đại sư có đủ ba thứ, tức Pháp sư thứ lớp, tuy lạc thuyết chẳng cùng, luận có bốn, nghĩa là nghĩa pháp từ lạc thuyết, nghĩa là hiển rõ nghĩa các pháp, pháp là nói danh tự của pháp. Từ là lời lẽ nói pháp. Tuy có ba thứ này nhưng phải lạc thuyết ba thứ trước. Nghĩa là đối với một pháp nói tất cả pháp, ở trong một chữ nói tất cả chữ, ở trong một lời nói tất cả lời, đều vào thật tướng mà không sai lầm, cho nên biết đều là năng lực lạc thuyết. Tuy là lời bất tận cũng là lời giúp, tuy là chẳng cùng hạ trọn bảo dứt. Mới đến thấy cảnh bánh xe pháp thường xoay, mới là siêng được, cẩn tất cả cảnh khi ép hạ hết. Tuy thiếu các văn kia nhưng hạnh môn không cần thiết. Trong lược đã nói đầy đủ, biểu thị hẹn tâm. Tức đại chương thứ bảy khai thành mười cảnh đến cảnh thứ bảy kia chẳng nói lại. Ba đại chương sau và ba cảnh kia mượn duyên chẳng trọn. Cho nên trong truyện chép: quán đảnh ghi riêng chỉ quán mười quyển, mới mong nghe lại hết đầu đuôi. Hiểu Trí Giả Niết-bàn không chỗ kính ngưỡng. Các văn khác tuy lược nhưng y theo trên thì có thể hiểu.

Tăng-thượng-mạn là như Thiền Cảnh chép: Không chỗ biết người được đây gọi là Vô sanh nhẫn. Tỳ-kheo Bốn thiền gọi là bốn quả, khởi dứt thấy chuột gặm chim không. Như các văn đó tướng nói chẳng phải một. Hai cảnh sau chỉ là hai giáo Nhị thừa, ba giáo Bồ-tát, đủ tại thể tướng, nhiếp pháp Thiên viên, v.v… các văn, và trong các cảnh bên trong có thể nghĩ bàn. Ba đại chương sau cũng y cứ theo ba lược sau của năm lược. Văn đó tuy thiếu nhưng nghĩa đã đủ. Cho nên mượn cuối hạ để làm thiếu duyên. Tín hạnh Viên thừa ở đây hết nói năng, nên nói bánh xe pháp ngừng chuyển. Bị hạnh lược các thứ còn lại đều không nói. Cho nên nói phần sau chẳng nói. Nhưng ấp lưu tìm nguồn là lời tựa riêng. Trước nói chung là nghĩa chung mà văn riêng. Nói riêng chỉ quán Minh tĩnh v.v…, Nay tựa riêng, là ý riêng mà tồn chung. Bởi chung nói hai mươi ba Sư, v.v… cho nên tuy chung riêng khác nhau mà cũng chẳng ngoài Sư tư nhân pháp thầy trò người pháp. Cho nên trong lời tựa chung chỉ quán chỉ là pháp sở đắc nghe văn sở đắc nói thuyết của thầy trò, kế nêu người năng nghe, năng nói. Kế là nói văn thuyết hoặc thời hoặc xứ. Cho nên nêu pháp sở đắc, nghe văn ty chung như hương (thơm) như lưu (tuôn dòng), sai biết đại giác như cội như nguồn. Lại riêng đây tuy chẳng khác bộ có thể xem là thầy trò nối nhau ba bộ khác nhau đốn đối với hai thứ kia nên gọi là riêng. Lại chỗ nối (thừa) này cùng các thầy khác cũng gọi là riêng. Trong đó trước nói Tổ thừa trao pháp vẫn tiệm. Nếu trước chẳng chỉ Như lai Đại thánh thì không nhờ đầu mà nêu hai mươi ba vị tổ. Nếu chẳng nêu hai mươi ba vị tổ thì không do đâu mà chỉ Sư thứ mười ba. Nếu chẳng chỉ Sư thứ mười ba thì không nhờ đâu mà tin ở Hành nhai Thai Nhạc. Nên trước ví lý do như tìm nguồn tìm gốc. Nay chỉ quán hưng đời tượng mạt như lưu như hương. Kim khẩu Phạm âm như gốc như nguồn. Ấp là châm chước. Thi chép: chỉ ở phương Bắc có Bắc Đẩu nên không thể rót rượu. Rót rượu phải biết chén đầy, biết thơm phải tìm xét nguồn cội, cho nên Đại kinh chép: nghe mùi hương thì biết đất ấy phải có thuốc, thuốc ấy chân vị dừng tại núi cũng như trăng đầy tùy lưu xứ mà có các thứ tên chân vị là thật lý, các tên Mạt giáo trăng đầy ví như thật lý. Ở núi ví như lý tại âm, Như lai y lý tùy cơ mà đặt tên. Tượng các tên là Mạt bốn y hoằng tuyền Phật hóa, thọ giáo hóa bẩm phải tìm xét nguồn cội. Nếu mê nguồn cội thì tăng thượng mạn mà chứng chân. Nếu hương lưu mất hết thì tà thuyết lẫn lộn Đại thừa. Do đó mà biết Thai Hành Tuệ Văn là Tổ sau tổ Long thọ. Hai mươi ba Tổ nối gót ở Kiên Lâm thật có lý do đáng tin. Luận chép: chỉ thứ hương giả là muốn nói trao pháp. Phiếm dẫn giáo nghiệm có Sư không Sư. Nói không Sư là như Đại luận quyển hai nói, ta giữ chí vô Sư một mình không các bạn, chứa nhất hạnh được Phật tự thiên thông đạo ấy. Kinh Tăng nhất A-hàm quyển mười lăm chép: năm người A-nhã v.v… hỏi thầy Phật là ai? Phật đáp: Ta không có thầy, cũng không có bạn, một mình chẳng ai hơn, lạnh mà không ấm. Văn của luật cũng đồng như thế. Kinh Na-tiện chép: Phật không thầy thành đạo tự ngộ tất cả pháp. Kinh Pháp Hoa chép: trí Phật là trí vô sư. Ở Tục Thái sư, Thái Truyện, Thái Bảo đều là Nghĩa sư, kế nói có thầy. Thọ biệt, chữ biệt tức là phái biệt cũng là phân biệt (nhiều sách viết chữ biệt không có bộ thảo. Như kinh Thụy Ứng chép: khi xưa thời Phật Định Quang ra đời, ta làm Bồ-tát tên là Nhu Đồng cho đến mua hoa dâng Phật Định Quang, tung hoa cúng dường, hoa ở trên hư không, Phật ấy biết ý mà khen ngợi rằng: ông vô số kiếp sau sẽ học thanh tịnh, do đó thọ ký rằng: Ông sau chín mươi mốt kiếp, kiếp tên là Hiền, ông sẽ thành Phật hiệu là Thích-ca cho đến thân bay lên hư không được Vô sanh nhẫn. Luận chép: Vô sư kinh gọi là ký biệt. Thư nói khứ lại trích dẫn sách tục cũng có hai nghĩa. Sanh tri như vô sư học thành như ký biệt. Nên Luận ngữ chép: sanh ra đã biết là bậc thượng, học mới biết là bậc kế. Bắt ép mới học là kẻ thường, bắt ép mà không học thì càng thấp kém hơn. Lương là lành, là lớn. Thư tuy không nói nhân quả xa, nay lại dẫn rộng lời nói tương tự để chứng hai nghĩa đối với lý không lỗi. Người đọc văn phải dùng chữ Lương làm cuối câu, ở đời có người chẳng hiểu câu đầu, lấy chữ Lương làm câu đầu rất chưa ổn. Như bản thứ hai câu đầu đầu câu lại có các vị trời, đâu thể đọc bản thứ hai rằng Lương Nhiên pháp môn v.v… ư? Cho nên chẳng thể dùng. Nhưng vô sư và ký biệt là y cứ sự tuy khác nhưng y cứ lý chẳng hai. Ở nhân thì phải nhờ thầy che chở, quả mãn thì gọi là ngộ riêng. Vì nhân quả này gọi là các Sư nối tổ xưa. Kế pháp môn mầu nhiệm mà trong sáng rộng lớn nêu pháp dụ hỏi hai đường trên, người đã chia ra sự lý nhân quả thì chỗ chứng pháp thể cũng chia hai ư? Hạo là nước mênh mông, pháp đã mầu nhiệm là sự hay lý, là thiên chân tỏ sáng. Hỏi pháp Vô Sư là từ lam mà có xanh. Hỏi: học thành pháp lý chẳng phải tạo tác nên gọi là thiên chân, chứng trí tròn sáng nên gọi là riêng sáng. Do thầy thói quen tu tập nên nói từ lam, do học công toại nên gọi mà thanh. Thư rằng xanh có ra từ lam mà xanh hơn lam, nhuộm sai như thế. Nay dẫn nghĩa nhuộm chẳng phải dẫn hơn lam. Người tu nếu nghe đến tông nguyên là đáp chung, tông là tôn, là chủ, là nguyên thủ, là trương. Nếu tìm chỗ truyền pháp xoay vần trao nhau bèn biết lý do tông chữ của người năng truyền. Cho nên biết Phật trong một thời kỳ là lý do mới hiểu Tông sư nay ở Long Thọ. Từ Đại giác đến hàng ma là đáp riêng. Trước đáp chung hai câu hỏi về nghĩa Đại giác thì nghĩa Thiên chân hạnh mãn là thọ ký, nhân và pháp hai ý đều như thế. Hai ý gồm đủ, đạo thầy trò thành. Nên thư chép: Tre chưa cắt thì tiếng phượng chưa bày, tánh tình chưa luyện mà phát cho nên chân lý cũng do học mà thành. Giác thì Thi nói có giác đức hạnh, lại nói giác là đại minh, là hiểu, là ngay thẳng. Nay cũng giống như thế, mười hiệu đầy đủ, chủng trí tròn sáng, ba hoặc dứt nhanh, đêm dài chợt sáng, hai tử dứt trừ, không còn trở lại. Lại giác đầy đủ thì gọi là Đại giác. Bốn giác khác nhau giác trí cũng khác. Lại nhờ tiệm mới thông, nói lược chung là Đại giác. Vì Đại giác là bậc tôn quí trong đời, nhiều kiếp hạnh mãn cũng là nói chung. Cho nên chẳng nói ba A-tăng kỳ cho đến vô lượng A-tăng kỳ. Kiếp Hán dịch là Thời, các luận Câu-xáv.v… thường lấy hai mươi lần tăng giảm làm một Trung kiếp, tám mươi lần tăng giảm là một đại kiếp. Kinh Kim Quang Minh nói: Y trời Thiên nặng ba thù của Phạm thiên ba năm một lần phất qua một tảng đá vuông rộng mỗi bề bốn mươi dậm lấy đó làm một tiểu kiếp, mỗi bề tám mươi dăm xem là một Trung kiếp, rộng một trăm hai mươi dặm là Đại kiếp. Chẳng ở trong kiếp số này mà tu học thì chẳng gọi là Bồ-tát. Lại chép: có một kiếp, một dặm, kiếp dặm, cho đến kiếp muôn dặm. Lại nói có thể thành vuông lớp, chu vi bốn mươi dặm chứa đầy hạt cải. Cứ trăm năm mới lấy ra một hạt gọi là một kiếp, trải qua vô số kiếp gọi là A-tăng kỳ. Xét nghĩa kiếp này không phải là chánh văn nên không nói rộng. Trải sáu năm mới phục kiến cho đến hàng ma. Phục kiến là điều của ngoại đạo, hàng ma là dẹp Thiên ma. Cho nên sáu năm khổ hạnh qua kỳ sở hành, trước đồng sau khác, hóa đạo phải như thế. Cho nên năm người, có hạnh trước ải mà bỏ đi, qua sáu năm bèn ăn lại mà tu thiền, người có hạnh chấp trước lại bỏ đi. Sau Phật hàng Thiên ma ở dưới cội cây chưa thành đạo. Việc hàng ma có nói rộng ở các kinh. Lại Thụy Ứng chép: Thiên ma và Phật hỏi đáp nhau, Phật nói kẻ trượng phu gặp người chiến đấu chết rồi không có thân, bị người hàng phục. Ma nói: Tỳ-kheo cầu gì mà thích ngồi dưới gốc cây trong rừng rậm đầy thú dữ, mây nổi tối mịt mù đáng sợ, Thiên ma vây quanh cũng chẳng sợ. Phật nói: xưa có chân đạo Phật đã làm, điềm đạm là cao nhất trừ chẳng sáng. Đây thật là pháp mãn tạng tối thắng. Ta ngồi đây chiến đấu với Ma vương. Ma nói: Ông làm vua Chuyển luân, bảy báu tự đến, làm khuôn phép bốn phương, năm dục thọ vui không ai bằng. Chỗ này không có đạo, hãy về cung đi! Phật nói: Ta thấy dục đầy như nuốt lửa, bỏ nước như đàm dãi không hề tiếc rẻ.

Làm vua cũng còn buồn già chết nên bỏ đi như thế, không lợi chớ dối bàn. Ma nói: Tại sao ngồi trong rừng mà bảo là vui, bỏ ngôi của cải nói yên nhàn, mà chẳng thấy ta dấy bốn binh, voi ngựa bộ binh, ngàn muôn ức, hiện ra mặt khỉ vượn sư tử, đều cầm dao kiếm và qua mâu, nhảy múa la hét đầy khắp hư không, v.v…

Đại Luận chép: lúc đó trời Tịnh Cư đứng vây ba mặt xem Phật đối đáp chiến đấu với ma. Thiên ma bỏ chạy, chạy đến núi Thiết vi vẫn không thôi. Kinh Đại Tập kinh Quán Phật Tam-muội v.v… chép: Ma vương lúc đầu muốn đến đánh Phật cho nên trước sai dân, thuộc kế sai Thái tử, lại sai ba cô gái đều chẳng phá hoại được, bèn giận dữ chính mình cầm quân. Vừa đến chỗ Phật thì chủ tướng đều té. Trong Đại luận Phật dùng kệ quở ma nữ rằng: Thân ấy dơ uế, vật bất tịnh nhầy nhụa, thật là cầu xí, sao lấy đó làm vui, các cô gái ma hổ thẹn. Lại bảo ma rằng: Ta đã ba A-tăng-kỳ kiếp tu tập khổ hạnh mới được Bồ-đề. Các ngươi chỉ bày một hội vô già bảo là thiên chủ, sao được tranh đấu với ta. Ma nói: lấy gì làm chứng, Phật dùng ngón tay chỉ đất bảo: Người này biết ta. Lúc đó thần đất bảo Không thần truyền cho đến Phạm Thế, Thiên ma bị hàng rồi, Tam-muội bất động thành đạo vô thượng. Bắt đầu ở Lộc uyển cho đến Hạc Lâm, là thành đạo rồi thuyết pháp thì phải có chỗ cho nên lược nêu trong thủy ở đâu ba chỗ ban đầu chẳng giữ và cuối cùng. Do pháp mà nghiệm chứng, có chỗ mà bày pháp. Tức Pháp được truyền chánh chỉ ở đây. Thiên chân từ làm công dụng của lam mà hưng thạnh.

Nói “Lộc uyển”, thì Đại luận chép: Xưa, vua Ba-la-nại vào núi săn bắn, thấy hai bầy nai mỗi bầy có năm trăm con và đều có một nai đầu đàn. Có một con nai đầu đàn thân mầu bảy báu là Bồ-tát Thích-ca, lại có một nai đầu đàn là Đề-bà Đạt-đa. Nai đầu Bồ-tát thấy vua giết bầy nai, bèn khởi tâm đại bi đến trước vua, mọi người tranh nhau bắn tên như mưa. Vua thấy con nai này không sợ sệt, phải có ý gì, bèn bảo đừng bắn nữa. Nai đến chỗ vua quì xuống thưa rằng: Vua vì việc nhỏ mà một lúc sai cả bầy nai chịu khổ, nếu muốn ăn thịt thì mỗi ngày xin dâng một con, vua bằng lòng. Do đó bầy nai theo thứ lớp dâng nạp. Trong bầy nai của Điều-đạt có một nai mẹ thưa với nai đầu đàn rằng: tôi chết cũng cam, nhưng tôi đang có mang, con tôi không thể chết được, xin tìm cách giải quyết, sai người sống không lạm mà kẻ chết đúng thứ lớp. Nai đầu đàn giận du bảo: ai chẳng tiếc thân mạng, đến phiên phải đi. Nai mẹ suy nghĩ nai đầu đàn này không từ bi ưa giận dữ, bèn đến nai đầu đàn Bồ-tát mà thưa rằng: Đại vương nhân từ, như tôi nay đây trời đất rộng xa mà không chỗ kháng cáo trình bày mọi việc. Nai đầu đàn Bồ-tát chép: nếu ta không giải quyết được việc chết oan của con bà ấy và sai theo thứ lớp, chi bằng mình đến thay thế, nghĩ xong bèn đến nộp mình, bảo nai mẹ trở về. Khi nai Bồ-tát đến thành vua mọi người đều lấy làm lạ, thưa lên với vua. Vua hỏi bầy nai hết rồi hay sao mà bỗng tự đến? Nai đầu đàn thưa vua nhân từ, không ai phạm tội, cây cối xinh tươi. Chỉ có bầy nai về bảo tôi, tôi thương xót, nếu đến phiên không dâng nạp thịt thì không được, mà nếu không dâng cứu thì khác nào gỗ đá, thân này không lên cũng chết, từ bi cứu khổ nạn thì phước đức vô lượng. Nếu người không từ bi thì có khác nào cọp sói. Vua nghe lời ấy bèn đứng dậy nói kệ rằng: ta thật là súc sanh gọi là người đầu nai, người tuy là súc sanh gọi là nai đầu người. Lấy lý làm người chẳng do hình thù mà làm người ngày nay ta bắt đầu chẳng ăn các thứ thịt nữa. Ta vì thí vô úy cũng giúp cho người an lòng. Bầy nai được an vua được nhân tín, chỗ ở bầy nai gọi là Lộc uyển. Phật ở đó đầu tiên xoay bánh xe pháp nên gọi là thỉ. Từ cây làm tên nên gọi là Nại uyển. Chỗ hai vị tiên ở nên gọi là vườn Tiên. Núi Đầu thứu, văn nói chim này mầu đen có nhiều con. Hình dáng núi giống như con chim nên lấy chim đặt tên. Lại ở bên núi ấy có rừng Thi-đà, thú ăn thay người chết nên ở rất nhiều trên núi này, nên lấy chim đặt tên. Lại là chỗ nhiều thánh linh ở nên đặt tên là Linh Thứu, cũng gọi là Kê Túc, cũng gọi là Lang Tích. Kinh Tăng nhất quyển ba mươi mốt chép: Phật bảo các Tỳ-kheo: núi này lâu xa gọi là Linh Thứu lại có tên khác, các thầy chẳng biết cũng gọi là núi khoáng phổ, núi Bạch Thiện, núi Tiên Nhân, thường có các La-hán thần thông đắc đạo ở đấy. Lại có năm trăm vị Bích-chi-Phật ở đấy. Phật muốn hạ sanh nên sai trời Tịnh Cư xuống báo trước, rằng kiếp sau năm thứ hai có Phật ra đời ở chốn này. Bích-chi-Phật nghe xong liền thiêu thân nhập diệt, là đời Phật thứ hai. Rừng hạc là ở thành Câu thi, bên sông A-di-laBạt-đề, cây có bốn cặp. Lại nói song thọ bốn phương đều gọi đều gọi song nên gọi là song. Lại nói phần rễ trên hợp nhau nên gọi là Song. Phật ở trong đó mà nhập Niết-bàn. Khi Niết-bàn thì rừng ấy biến thành màu trắng cũng như hạc trắng nên gọi là rừng hạc. Trong kinh A-hàm chép: Ngưu giác Ta-la, hai là lấy thành đặt tên. Thành Câu-thi-na, hán dịch là Giác Thành, vì thành ấy có ba cạnh nên gọi là Giác. Nếu thế thì chỉ gọi là giác soa, gọi là ngưu giác. Biểu thị song là lấy tên cây Ta-la. Ta-la là tiếng Tây trúc, hán dịch là kiên cố, từ ngữ kiên cố (bền chắc) là tên gọi đức của cây. Cho nên biết ngưu giác là biểu thị nghĩa song gồm ba cạnh, đây là nói chỗ Phật Niết-bàn sau cùng. Hai nghĩa trước tự nhiên chứng lý không phải ở đây nói. Thầy trò truyền nhau chính là ý này. Cho nên kế nói pháp trao cho Ca-diếp. Nói Phật diệt độ rồi là người trao pháp. Trong đó trước nói miệng vàng Tổ thừa. Kế nói Sư nay xoay vần truyền nhau. miệng vàng Tổ thừa thì nhân pháp đều nêu, nay Sư Tổ thừa thì chung riêng đều nói. Trong riêng trước nhân kế pháp. miệng vàng đủ ở trao pháp tạng truyền bảy mươi trang giấy, còn rất rườm rà. Nay lược trước y A-hàm và luận Bà-sa nói phần đầu xá-lợi và kết tập ba tạng. Trường A-hàm chép: Ca-diếp từ hang Tất-bát-la ra đến chỗ làm lễ trà-tỳ. Phật hiện ra đôi chân từ Kim quan. Ca-diếp lễ xong đi quanh xá-lợi. Trong truyện phó pháp ở trước có chia xá-lợi làm ba phần cho trời, người và long vương chia làm ba phần gọi là nhân-thiên-hải. Trong nhân có một phần lại chia làm tám, giống như A-hàm. Cho nên A-hàm chép: sau khi Phật Niết-bàn ở nước Câu-thi có chúng Mạt-la, nước Ba-ba có chúng Mạt-lê, nước Già-la có chúng Bạtly, nước Ma-già-đà có chúng Câu-lợi-dân, nước Tỳ-đề có chúng Bà-lamôn, nước Ca-duy-la có chúng dòng họ Thích, nước Tỳ-xá-ly có chúng Ly-xa, nước Ma-kiệt có vua A-xà-thế. Ai nấy đều nghĩ rằng Phật nhập Niết-bàn ở Câu-thi, ta phải đến đó tìm xá-lợi. Lúc đó các nước đều dấy bốn quân binh mạnh mẽ. Liền sai Bà-la-môn Hương Tánh rằng ông đem tên ta đến thành Câu-thi-na hỏi thăm chúng Mạt-la nước Câu-thi có mạnh khỏe không. Tôi rất kính trọng các bậc hiền, nước láng giềng nhân nghĩa chẳng có tranh cãi. Tôi nghe Như lai Niết-bàn ở nước quí vị, nhưng đấng Vô Thượng Tôn là chúa của chúng tôi, nên từ xa đến xin chia phần xá-lợi đem về nước xây tháp cúng dường, nếu cho thì chúng tôi xin đáp lại nhiều châu báu. Hương Tánh nhận lời đến đó cáo bạch. Chúng Mạt-la chép: thật đúng như quí vị nói, chỉ có Phật giáng sanh ở cõi này, rồi diệt độ ở đây, nên trong nước tự phải cúng dường. Cực nhọc quí vị đến xin chia xá-lợi mà không được. Lúc đó vua các nước nhóm họp các Đại thần mà gởi tụng rằng: cúng tôi lễ nghĩa hòa bình từ xa đến câui lạy xin chia ra xá-lợi. Nếu không được thì dấy bốn binh, đấy chẳng tiếc thân mạng. Nghĩa không được thì phải dùng năng lực mà lấy. Lúc đó nước Câu-thi liền nhóm họp các quan cùng dùng kệ đáp rằng: Từ xa cực khổ quí vị chịu nhục câui lạy, di hình Như lai chẳng thể trao cho, bên ấy nói dấy binh, chúng tôi cũng có, liều mạng chống lại, chẳng hề sợ sệt. Lúc đó Hương Tánh bảo mọi người rằng có trưởng giả hiền nghe lời Phật dạy miệng tụng pháp ngôn, tâm lại nhân hóa, tất cả chúng sanh phải nghĩ được an, đâu tranh giành xá-lợi mà giết hại nhau, Như lai để lại hình hài để làm lợi ích rộng rãi. Xá lợi hiện tại chỉ nên chia ra.

Chúng đều khen tốt. Bèn bàn hỏi ai chia ra được? Chúng cử Hương Tánh nhân từ có khả năng chia xá-lợi v.v… Liền chia xá-lợi thành tám phần, bình tháp thứ chín, xây tháp thứ mười. Khi Phật còn sống thì tóc do các vị trời giữ trên cõi trời xây tháp cúng dường. Vua A-xà-thế trước đó đưa thư an ủi khi sao mai mới mọc thì chia ra xá-lợi, xong tự đem về nước mình. Còn các tro khác, người ở thôn Tất-bát-la bảo chúng rằng: con xin chỗ đất đốt thân về xây tháp cúng dường, thì chúng đồng ý cho. Các nước đều xây tháp thờ.

Nói kết tập ba tạng: Ngài Đại Ca-diếp chia ra xá-lợi Phật xong, liền sai A-nan nói ra Tu-đa-la (kinh) sai Ưu-ba-ly nói Tỳ-nại-da (luật) Ca-diếp tự nói A-tỳ-đàm (luận). Hỏi luận ai nói ở Bà-sa nói trước nói tạo luận duyên khởi có hỏi: Ai tạo luận này? Đáp: Thế tôn tạo. Hỏi: ai hỏi ai đáp? Đáp: hoặc nói Xá-lợi-phất hỏi Phật đáp hoặc nói năm trăm Phật. Phật đáp: hoặc nói các pháp sâu xa không thể hỏi. Như lai tự hóa thành Tỳ-kheo hỏi Phật đáp, nếu thế vì sao lại nói Ca-chiên-diên tạo. Đáp: Vì Tôn giả ấy đọc luận này vì người mà nói khiến cho truyền khắp, danh qui về Ngài ấy nên nói Ngài ấy tạo. Có người nói Tôn giả ấy tạo. Hỏi: Đã nói pháp rất sâu xa không thể hỏi, Ca-chiên-diên ấy làm sao tạo được. Đáp: Vì Ngài ấy có lợi trí ba minh sáu thông, đủ tám giải thoát. Năm trăm Phật có nguyện đối với di pháp Phật Thích Ca mà tạo A-tỳ-đàm phải chăng? Thế tôn ở khắp nơi nói pháp giáo hóa, Tôn giả ở trong đó mà lập kiền-độ. Thích-ca diệt độ rồi hơn sáu trăm năm thì ở Bắc Thiên trúc có năm trăm ứng chân cùng soạn tập lời Thế tôn nói. Kế vào bản thứ hai lược nêu trao pháp theo văn của bản truyện lúc đó có khác chút ít, ý ở lược biết ngôn thú. Trước Ca-diếp bộ đã chia ra ba tạng giáo rồi. Sau hai mươi năm hoằng trì chánh pháp. Trước lễ bốn tháp, tức là xuất gia xoay bánh xe pháp, nhập Niết-bàn. Kế lễ tám tháp kế vào cung rồng lễ tháp răng Phật, kế lên trời lễ tháp tóc Phật, đắp y Tăng-già lê và cầm y bát tích trượng của Phật như vào bùn mềm pháp giao cho A-nan, A-nan giữ kinh pháp hai mươi năm nghe một Tỳ-kheo tụng kệ Pháp câu rằng: người sống một trăm tuổi mà chẳng thấy con hạt già không bằng sống một tuổi mà được thấy. A-nan buồn bã bảo đây không phải là kệ của Phật. Kệ Phật nói người sống trăm tuổi không nghe pháp sanh diệt, chẳng bằng người sống một tuổi mà được thấy. Anan than rằng đời ta vô dụng bèn đến từ biệt Xà vương (vua A-xà-thế) người giữ cửa nói vua ngủ. Liền lội qua sông Hằng. Vua ngủ mộng thấy cây lộng gẫy thì thức dậy, người giữ cửa bèn tâu việc A-nan đến. Vua bèn đuổi theo ra đến giữa sông mới kịp A-nan, thỉnh rằng: Thế tôn Niếtbàn, Ca-diếp nhập diệt con đều chẳng thấy. Chỉ biết kính ngưỡng, nay Tôn giả lại bỏ đi con biết nương tựa vào ai. Tôn giả yên lặng liền vào Tam-muội gọi là Phong phấn tấn chia thân ra bốn phái. Phái là phần. Chia cho hai nước trên trời dưới đất. Pháp trao cho Thương-na-hòa-tu, Tu tạo ban già vu sắc. Ở núi Man-đà lập tinh xá hai mươi năm. Nhân đến Câuc-đa ngồi giường Câuc-đa. Có nhiều đệ tử không biết, bèn đưa tay lên hư không mà mưa cam lộ, hiện năm trăm pháp môn, phần nhiều đều chẳng biết, bảo rằng Phật vào mà Mục-liên chẳng biết, Mục-liên vào mà các Tỳ-kheo chẳng biết, ta vào mà Câuc-đa chẳng biết. Ta được bảy muôn bảy ngàn bản sanh các kinh, tám muôn Tỳ-ni, tám muôn Tỳđàm các thầy đều chẳng biết. Nếu ta mất pháp môn cũng mất theo. Các đệ tử mới biết thần dị đều được quả A-la-hán. Độ đệ tử rồi mà vào Niếtbàn. Trao pháp cho Câu-đa, Câu-đa khi còn ở thế tục đã được Sơ quả thấy dâm nữ Đồ-liệt-tấn được ba quả, xuất gia thọ giới được quả thứ tư. Khi nói pháp bị ma làm chướng ngại. Câuc-đa hàng rồi do đó chẳng dám ở Diêm-phù-đề, độ cho vợ chồng được bốn quả, bèn hạ một trù. Trù dài bốn tất đầy nhà trượng sáu dùng trù đốt thân pháp trao cho Đềca-đa. Đa lên đàn được Sơ quả, ba lần yết-ma được bốn quả. Pháp trao cho Di-già-ca. Ca mất thì pháp trao cho Phật-Đà-nan-đề. Đề trao cho Phật-đà Mật-đa, hai Tôn giả trên trong truyện duyên khởi nói việc cũng ít Mật-đa mười hai năm thường cầm cây phướn đỏ đi trước vua. Vua hỏi: là ai? Đáp: người trí. Hỏi: cầu việc gì? Đáp: cầu tranh luận. Vua bèn lập hội mời các Luận sư. Người cạn thì một lời, kẻ sâu thì nói lại một lời nữa (lời thứ hai). Vua luận cũng thua bèn xin thọ ba quy y. Có một Bàla-môn, khéo biết pháp tính toán thường ngầm che chở, ông ấy nói Phật vô thần, Đa chép: bị tội, ông ấy chẳng tin mà bói toán thì biết là bị đọa địa ngục, liền quy y tin Phật. Thường ngầm che chở thì biết là sanh lên cõi trời. Khi Đa nhập diệt thì dời thi thể như tượng bất động, bèn thiêu thân dưới gốc cây, tro thân giúp cây xanh, bèn trao pháp cho Tỳ-kheo Hiếp. Tỳ-kheo ở trong thai suốt sáu mươi năm sanh ra tóc đã bạc. Bèn thề không nằm nữa, nên gọi là Tỳ-kheo Hiếp, cho đến ở trong tối mà tay phát ra ánh sáng để lấy kinh. Bèn trao pháp cho Phú-na-xa. Xa tranh luận với Mã Minh. Minh chấp có ngã. Xa chép: Phật pháp hai đế, thế đế có ngã, chân đế vô ngã. Mã Minh muốn cắt đầu tự tử. Xa bảo cạo tóc làm đệ tử, Minh lại tạo ra hòa-la-kỵ. Trong âm kỵ có nói vô thường, khổ, không, vô ngã. Nghe rồi sẽ ngộ đạo, năm trăm Vương tử nhàm chán cuộc đời đi xuất gia. Vua sợ dẫn đi tu hết, bèn cấm kỵ không cho lưu hành. Bị nguyệt thị đánh đòi chín ức đồng tiền vàng. Vua cầu hòa, 22 liền đem cho chín ức tiền vàng. Vua cầu hòa liền đem bát Phật của Mã Minh và một con gà từ tâm, rồi chuẩn cho chín ức tiền vàng, Nguyệt Thị nhận lấy vui mừng, kéo quân về. Lại làm lễ tháp, tháp bị sụp đổ, đào lên thì được thây Ni-càn. Có thấy cạo tọc đến xin Vương nữ, ba lần như thế. Vua nói: tiểu nhân, đây có ý gì vậy? Minh nói: đất ấy có vàng nên khiến như thế. Đào lên quả nhiên được kho báu. Vua Anh Dũng ba lần biểu đều qui phục, vua giết chín ức người. Minh nói: ta biết pháp sám hối bèn bỏ một khuyến vàng vào vạc nấu sôi trong bảy ngày, hỏi ai có thể lấy? Chẳng có ai. Vua bèn chế nước lã vào rồi lấy ra. Vua do đó mộng bảo rằng: Tội ta phải chịu vạc nước sôi, sám hối như đổ nước lã vào. Minh vì vua nói pháp do đó tội nhẹ làm cá ngàn đầu đội vòng sắt nóng, cắt đầu lại mọc. Nghe tiếng chuông thì dứt đau đớn. Bèn khuyên đánh chuông mãi. Pháp trao cho Tỳ-la. La soạn luận Vô ngã, chỗ nào có luận đến tà kiến đều tiêu. Pháp trao cho Long thọ, Thọ học rộng, vô địch trong thiên hạ, muốn chê bai kinh Phật mà tự làm pháp, nói lên ta không có thầy. Rồng mời Long Thọ xuống thủy cung, một hạ chỉ tụng kinh của bảy Đức Phật. biết pháp Phật vi diệu, nhân dó mà xuất gia, hàng phục Quốc vương, chế phục ngoại đạo. Ngoại đạo hiện thần thông hóa thành ao hoa mà ngồi trên hoa sen. Long Thọ hóa thành voi nhổ hoa sen đánh tát ngoại đạo. Ông soạn ba thứ luận: một là luận Đại Bi Phương Tiện, nói thiên văn địa lý làm báu làm thuốc lợi ích thế gian, hai là luận Đại Trang Nghiêm, nói tu tất nhất nghĩa, luận Trung Quán, đó là một phẩm. Khi soạn luận này xong thì hỏi một vị sư Tiểu thừa là muốn ta đi hay ở. Đáp: Đi bây giờ là tốt nhất. Sư bèn vào phòng mà thoát xác. Pháp trao cho Đề-bà. Bà do đó vào miếu Đại Tự Tai. Miếu có tượng vàng, tượng cao sáu trượng, mắt bằng lưu ly, rất linh nghiệm, ai cầu nguyện gì đều được, mắt giận động con ngươi. Đề-bà bảo: Thần là thần vốn lấy tinh linh dạy vật mà giả mượn vàng ròng lưu ly ra oai ở đời sao tệ như thế? Bèn bắc thang lên móc mắt thần, mọi người đều bảo thần bị làm nhục. Đề-bà bảo muốn biết trí thần vốn không có mạn tâm (tâm hống hách coi thường) thần biết tâm ta sao lại làm nhục. Đêm ấy cúng kiến sáng ra tế thần thì thần hóa thành người thường không có mắt tai, khi tế lễ thì than rằng: ở đây bày cúng thí rất là ít có, nay tôi không có mắt sao chẳng thí mắt. Đề-bà khoét mắt mình mà thí. Chỗ khoét lại có mắt mới, như thế đến muôn mắt. Thần rất vui mừng hỏi muốn cầu điều gì? Đề-bà chép: ta từ chối chẳng nhờ gì khác, chỉ sợ người chưa tin nhận. Thần chép: sẽ đúng như nguyện, rồi biến mất. Thần giao cách cảm đều tin phục. Chỉ có một ngoại đạo ôm lòng sân hận bảo ông lấy đao không mà phá nghĩa ngã, ta dùng dao sắt mà phá bụng ngươi, năm tạng bày ra đất không dứt, lại xin ba y, thì bảo đi mau, rồi lại đi theo mà nói pháp vô thường. Ta vì tạo nghiệp nên nay đối với nghiệp phải chịu, ông chớ lo buồn. Nói xong thì nhập diệt trao pháp cho La-hầu-la. Trước đó có một ngoại đạo soạn sách tên Quỉ danh, sâu kín khó hiểu, Long Thọ đọc qua liền hiểu. Lại vì Đề-bà mà giải thích, lại rộng vì La-hầu-la phân biệt mới hiểu. Ngoại đạo khen rằng Sa-môn Thích Tử thần trí như thế, đọc sách của ta như biết từ xưa. Pháp trao cho Tăng-khư Nan-đề. Đề đạo cao hóa rộng, nói kệ Thử La-hán rằng: Sanh dòng vua Chuyển luân mà nhập vào Niết-bàn, chẳng phải Phật, chẳng phải La-hán, cũng chẳng phải Bích-chi-Phật. La-hán vào Tam-muội suy nghĩ cũng chẳng hiểu. Liền bay lên cung trời Đâu-suất mà hỏi Di-lặc. Di-lặc nói: bùn dính trên bánh xe xem là đồ sành sứ. Sành sứ bể rồi, không phải là Nhị thừa cũng không phải là Phật. Sau thấy Nan-đề vì Đề mà nói. Đề nói là lời Di-lặc. Pháp trao cho Tăng khư Da-xá, xa đến bờ biển thấy có một ngôi thành, đến thành khất thực mà nói kệ rằng. Hành là khổ bậc nhất, đói là bịnh bậc nhất, nếu thấy được pháp thật, thì được đạo Niết-bàn. Chủ thành do đó mời vào cho ăn, thấy hai quỉ xưa là vợ con. Do nó san tham, ta bèn thề rằng: thấy các ngươi chịu báo. Lại thấy một ngôi thành cùng ăn uống tề chỉnh. Ăn xong liền ném bát vào lửa, lửa nổi lên mà thiêu thân. Vì tiếc thức ăn với người khác cho nên bị khổ này. Pháp trao cho Cưu-ma-la-đà. Đà khi còn bé đã hay đoán được việc nên được gọi là Mỹ Danh, một lần xem muôn người cỡi ngựa nên gọi Mã Sắc. Y trượng đều ghi. Pháp trao cho Xà-dạ-na. Na vì chị dâu đưa cơm cho Tỳkheo mà phạm tội trọng. Hóa thành hầm lửa để nhảy xuống sám hối. Nói pháp tội hết được thành La-hán. Lúc đó người gọi là Luật sư Thanh Tịnh. Thấy bên ngôi thành lớn có con quỉ không được ăn đã năm trăm năm. Lại thấy có con quạ con, xưa là con ngăn ta xuất gia, nên suốt năm trăm năm không được đạo quả. Pháp trao cho Bà-tu Bàn-đà. Đà trao cho Ma-nô-la, La cùng Tam tạng phân vùng mà giáo hóa. Từ sông Hằng trở về Nam người Nhị Thiên trúc, người nhiều tà kiến, bèn giao cho Ma-nô-la. Từ sông Hằng trở về Bắc người Tam Thiên trúc, người tin dễ dạy nên giao cho Tam tạng. Pháp giao cho Hạc-lặc-dạ-na. Na trao cho Sư tử. Sư tử gặp vua ác tên là Đàn-di-la phá đập chùa tháp, giết hại chúng tăng, kiếm chém sư tử, máu biến thành sữa, trao pháp sau đó thầy kết, kế nói lợi ích trao pháp.

Nêu chung: Kim khẩu, đây là nói Như lai thân mầu vàng ròng, khẩu nghiệp giảng nói. Hỏi: các Tôn giả này vị hạnh thế nào (vị hạnh nào)? Chuẩn theo bốn y vị, một là y thuộc. Phàm chẳng được tên thánh, trong truyện chẳng phán đúng vị ấy mà gọi chung là bậc Thánh, cho nên phần lớn là y nhân thứ tư, cũng có thể chung cho cả thứ ba, thứ hai. Cho nên văn đều nói bậc Thánh. Xưa vua chẳng lập của cải đầu lâu (sọ người). Đây là nói tướng trao pháp được lợi ích. Cứu là chuồng ngựa, đồ là giết. Trong truyện nêu người trao pháp có chép: gần gũi thiền thiên, lắng nghe chánh pháp lợi ích xa cho đời sau. Như xưa nước Hoa Thị có một con voi rắng khí lực mạnh mẽ diệt được kẻ thù. Nếu có người tội thì cho voi chà đạp. Sau đó chuồng voi bị cháy nên dời đến chỗ khác, gần một tinh xá. Có một Tỳ-kheo tụng kệ Pháp Câu rằng: làm thiện sanh cõi trời, làm ác xuống vực sâu thì tâm liền nhu hòa khởi ý niệm từ bi. Sau trao cho người tội thì voi chỉ nhìn không đạp chết, chỉ ngữi liếm mà thôi. Vua thấy việc ấy tâm rất kinh sợ, bèn mời các quan đến cùng mưu tính việc ấy. Lúc ấy, có một vị quan tâu vua rằng: con voi này vì ở gần tinh xá nên ắt có nghe diệu pháp, nên như thế. Nay nên sai nói ở gần nhà giết mổ, nói thấy voi ở gần chỗ giết mổ. Voi thấy giết hai thì tâm ác lừng lẫy liền giết hại càng dữ. Cho nên phải biết loài chúng sanh tánh nói bất định. Súc sanh còn bởi nghe pháp mà sanh từ, thấy ác thì giết hại, huống chi là người, mà chẳng nhiễm thói quen khi gần thiện tri thức Bà-la-môn, của cải đầu lâu. Truyện nói xưa có Bà-la-môn mang rất nhiều đầu lâu (sọ người) đến bên thành Hoa Thị mà bán, bán rất lâu mà không ai mua. Liền tức giận lớn tiếng mắng rằng: trong thành này nếu không có ai mua ta sẽ khiến cho các ngươi làm ác nổi tiếng, thật các ngươi quá ngu si đần độn. Bấy giờ trong thành các Ưu-bà-tắc, sợ bị chửi chê nên đều đến mua, bèn rót nước đồng sôi vào tai. Người nghe thông thì trả giá nhiều, người nữa nghe thông thì trả giá ít, kẻ điếc đặc thì không trả giá. Khi đó Bà-la-môn hỏi Ưu-bà-tắc rằng: số đầu lâu này chẳng khác nhau, sao giá có khác nhau? Ưu-bà-tắc nói: người thông suốt thì sanh ra có nghe pháp mầu, trí tuệ cao quí nên trả giá nhiều. Người nữa thông suốt tuy có nghe pháp nhưng chưa khéo phân biệt, nên trả giá ít. Kẻ không thông, vì từ xưa người này không hề nghe pháp. Các Ưu-bà-tắc này đem đầu lâu người nghe pháp mà xây tháp cúng dường, nên chết rồi sanh lên cõi trời. Phải biết đại pháp có công năng lớn, đem đầu lâu người nghe pháp mà cúng dường còn sanh lên cõi trời huống chi dốc lòng cúng dường người trì kinh. Nghe pháp đã có ích sâu xa như thế. Cho nên Phật trao pháp khiến ở đời sau, xoay vần được nghe, khiến ở sau Long thọ diệu quán do đây mà có chỉ quán.

Từ “Bộ chỉ Quán này Sư nay nối Tổ, ở đây tức là trước nêu chung người và nhân pháp được truyền. Nói “Thuyết pháp môn mà tự mình đã thực hành trong tâm. Tức là chương An ngầm nói từ Đại sư được pháp sở hành cho nên nêu chỗ làm để hiểu chỗ truyền. Nếu truyền mà chẳng tập, có nói mà không làm thì lấy gì để luận chỗ truyền chẳng không. Cho nên biết chỗ truyền tức là chỗ làm (truyền là để hành), cũng sai đời sau làm chẳng trái lời. Do đó một bộ đều là hành tướng. Có người khác chép: ngoài ba tâm yếu truyền riêng, tức là văn của ba bộ trở thành vô dụng. Nếu có mặt mà trao khẩu quyết, chỉ là sắp đem chứng mà trình riêng với thầy, an tâm quan môn văn này tự đủ, huống kẻ học sau này chẳng mong mặt trao, mà lìa đây thì gọi là gì? Cho nên phải tin đây tức là chỗ truyền, cho nên di chúc rằng: chỉ quán chẳng cần truyền trao cho riêng ghi vì người nói. Riêng ghi là chỉ cho Chương An ghi mười quyển. Y dặn dò chính nói mặt trao, ý nhiều chẳng khắp, ghi riêng là nói ý đầy đủ. Cho nên biết chỉ quán do Đại sư truyền thì tùy cơ mặt trao truyền chẳng phải là cái mà đời sau chỉ kham được vì khi qua đời đã hết lòng dặn dò (di chúc). Nghiệm biết biệt truyền là ở đây nói lầm.

Kế từ khi ngài Trí giả trở đi là biệt nêu người truyền pháp kim khẩu Tổ thừa từ trước hướng sau, nay Sư Tổ thừa thì từ sau hướng trước, là chỉ Sư Tuệ văn sư đã nối Long thọ là văn câu. Trong tựa đầu, Trí Giả trước nói về đức nghiệp. Khi mới sanh ra thì trong nhà sáng rực, nóc nhà, hiên nhà đều rực rỡ các nhà ở gần cũng sáng. các việc mừng theo thế tục đều lửa tắt nước lạnh, mà việc không thành. Mắt sư có tròng mắt có hai con ngươi, cha mẹ giấu nhẹm chẳng muốn người biết mà người tự biết. Sách Ngọc thiên nói đồng là hạt châu nơi mắt, tức hạt châu nhỏ trong tròng đen, soạn Pháp Hoa sám hối phát Đà-la-ni, là Tập Luật tạng rồi đến núi Đại Hiền mà trì kinh Pháp Hoa. Do túc duyên đã huân nên thường thích thiền duyệt rõ ràng Giang Đông không có gì đáng hỏi. Nghe núi Đại Tô ở Quảng châu có Thiền sư Tuệ Tư, xa nghe phong đức như đói khát. Đất ấy là biên giới hai nước Trần Tề, thường xảy ra chiến tranh, nhưng vì trọng pháp, xem thường mạng sống bèn đi theo đường hiểm. Ngày Tuệ Tư mới thấy cười bảo rằng: Xưa cùng ở núi Linh sơn nghe kinh Pháp Hoa, do túc duyên mà mà nay lại gặp nhau, liền bày Phổ Hiền đạo tràng thực hành Tam-muội Pháp Hoa, trải khoảng nửa tháng hành đạo tụng kinh. Đến phẩm Dược Vương, chư Phật đồng khen Bồ-tát Dược Vương rằng: ấy là tinh tấn, chân thật, pháp cúng dường chân thật, rỗng rang vào định, soi rõ Pháp Hoa, đem chứng bạch thầy, thầy bảo: không phải ông chẳng chứng, không phải ta chẳng biết, mà là chỗ phát định phương tiện trước của Tam-muội Pháp Hoa. Chỗ phát trì là sở Tuyền Đà-la-ni, nếu sai văn tự Pháp sư đông ngàn muôn người tìm ông mà luận bàn cũng chẳng thể cùng. Ở trong nói pháp nhân, rất là bậc nhất. Pháp sư Đại thọ, v.v… tức chỉ cho Nam Nhạc là Pháp sư Thọ. Ngài Nam Nhạc tạo kinh Đại Phẩm chữ vàng xong tự mở Huyền Nghĩa sai Sư nhờ giảng thay. Do đó Trí Phương Nhật Nguyệt biện loại huyền hà quyển thư xứng hội, hữu lý tồn yêu. Chỉ có ba Tam-muội, ba quán trí dụng để xét hỏi, ngoài ra đều tự cắt bớt. Tư nói hãy nói pháp phó pháp cho Thần Pháp Vương vô sự. Lúc đó, Luật sư Tuệ Khoáng cũng ngồi trong hội, tự hỏi: Luật sư từng có Hiền Tử giảng chăng? Khoáng đáp: chỗ Thiền sư sanh ra chẳng phải là Khoáng Tử (này). Tư nói Tư cũng không có công năng lực Pháp Hoa. Hai nước Trần Tùy: nhà Trần họ là Quốc. Từ Võ Đế Bá được Lương nhường ngôi đến nay đến Thiếu chủ Thúc Bảo mới đến nhà Tùy. Nhà Trần gồm năm vua. Vua thứ tư Tuyên Đế là em của Văn Đế, tên là Hạng Tự tự là Thiệu Thế, trước Tự bảo Trí Giả rằng: ta ham thích Nam Nhạc đã lâu, tiếc rằng pháp không có chỗ trao, ông có thể truyền đăng hóa độ, chớ làm người sau dứt mất hạt giống Phật, ông ở nước Trần có duyên phải đến đó mà làm lợi ích. Đã nghe lời dặn dò nghiêm khắc bèn cùng hai mươi bảy vị như Pháo Hỷ, v.v… mà đến đất Trần. Nghi Đồng Trầm Quân Lý mời ở chùa Ngõa Quan mở Pháp Hoa kinh đề vua ra lịnh một ngày ngưng việc triều đình, công khanh đều tập hội. Sư ở Ngõa Quan được tám năm giáng luận Đại trí độ nói thứ đệ thiền môn, người mong được lợi ích nói nín khó có thể lược xưng nói. Sau đó, đồ chúng càng nhiều mà người được pháp càng ít, hại đạo tự hành vào hóa tha của ta, rất dễ hiểu. Các hiền đều tùy chỗ mà an. Ta muốn theo chí ta, ta nghe đất Thiên thai có Tiên cung, nên dứt tâm ở đảnh này mà mở chí bình sanh, vua Trần ra lịnh ở đó mãi, có từ bộc xạ tiềm thế khuyến thỉnh. Vua nói Kinh sư Tam tạng, tuy hoằng hóa Phật pháp đều có một đường riêng, hiểm đạo gồm hiển, Trẫm nghe tế tế sâu dụng ủy hoài, phải dừng lại vật đâu sợ độc thiện. Không phải từ vật luận bàn mà chỉ thẳng Đông xuyên. Lúc ấy, là đời Trần Thái Kiến năm thứ bảy, tháng chín mùa Thu, từ Tư Thủy đến Thiên Thái, vua Tuyên Đế ra sắc rằng: Thiền sư Phật pháp tài giỏi, thời tượng đều theo, dạy cả đạo tục, là chỗ cậy nhờ của nước, phải cắt huyện Thủy phong, mà nuôi chúng, quyện hai hộ dân để cung cấp củi nước. Sau ban cho sắc tứ tự bảng ngạch đầy đủ. Tả Bộc Xạ Từ Lăng Khải tâu biết Thiền sư sáng lập Thiên thai ngồi thiền ở núi nổi tiếng đặt hiệu là Tu Thiền. Khi Trần bị thua thì đến đất Tùy, vua Tùy kính trọng. Vua Trần cùng các Vương thư sớ gồm mười hai đạo, vua Tùy cùng các Vương sai thư sớ gồm năm mươi đạo. Bày vật làm tin ở chùa Quốc thanh hơn trăm lục. An thiền mà giáo hóa đến năm phẩm. Đây là trích ra từ Lâm Chung hạnh vị, không trích ra ở thiền định đoan tọa thủ diệt, nên gọi là an thiền mà hóa. Niên hiệu Khai Hoàng, năm thứ mười lăm Sư từ kinh xuống đất Nghiệp đến năm thứ mười sáu mới vào lại Thiên Thai. Niên hiệu Khai Hoàng năm thứ mười bảy, Tấn Vương mời Sư đến Thạch Thành, Sư bảo đồ chúng rằng: Đại vương muốn mời ta đến, ta không phụ lời mà đến, ta biết thân mạng ta ở đây nên không đi nữa. Bèn ở trước tượng đá mà miệng trao di thư rằng hoa sen lò hương tê tiết như ý lưu lại kính biệt Đại vương. Nguyện hương thơm chẳng cùng, thường giữ gìn như ý, chỉ ba y sai giặt rửa. Rồi bảo đọc tên hai bộ kinh Pháp Hoa quán và Vô Lượng thọ, khen ngợi xong. Lúc đó hai mươi lăm người như Nông Châu Thị Quan v.v… thấy tượng đá phát ra ánh sáng rực rỡ đầy núi. Lại dùng nước thơm súc miệng xong thì nói mười như, tám sanh, mười pháp giới, bốn giáo, ba quán, bốn tất, bốn đế, sáu độ, mười hai duyên. Mỗi pháp môn nhiếp tất cả pháp. Ta nay cuối cùng khuyên quán nói thiền, thiện tịnh cuối cùng nay ta sẽ vào. Lúc đó, Trí Minh thỉnh rằng xin từ bi giải thích để lường nghi chẳng rõ ở vị nào, chết rồi sanh về đâu, ai có thể kính nương. Đáp rằng: các thầy kém trồng gốc lành, hỏi công đức người khác, như kẻ mù hỏi sữa, kẻ què hỏi đường, thật có ích gì. Tuy nhiên ta phải vì các thầy mà phá bỏ nghi ngờ. Nếu ta chẳng lãnh chúng thì sẽ thanh tịnh được sáu căn, vì tổn mình mà lợi ích người khác, nên chỉ ở vị Ngũ phẩm. Còn sanh chỗ nào, thì ta và các thầy bạn đều theo Quan Âm cùng đến ry cứ ta, hỏi ai có thể kính ngưỡng. Các ông chẳng nghe hay sao? Ba-la-đề-mộc-xoa (giới luật) là Đại sư của các thầy. Bốn thứ Tammuội là người dẫn đường sáng của các thầy, dạy các thầy bỏ gánh nặng, dạy các thầy hàng phục ba độc, dạy các thầy trị bốn đại, dạy các thầy mở nghiệp buộc, dạy các thầy phá quân ma, dạy các thầy điều thiền vị, dạy các thầy tà tế, dạy các thầy bẻ gãy cờ ngã mạn, dạy các thầy ra khỏi hầm vô vi, dạy các ông lìa nạn đại bi, chỉ nên nương nhờ Đại sư này. Từ bỏ gánh trở đi tức là mười cảnh. Cho nên biết nếu chẳng bày nhân cảnh quán chẳng nhận nương cậy. Do đó dạy Duy-na, rằng mạng người sắp mất tăng thêm chánh niệm, phải đánh chuông dài và lâu đợi dứt hơi thở mới thôi, đâu đợi thân lạnh mới đánh chuông khánh, than khóc đắp y đều chẳng nên làm. Nói xong thì ngồi kiết già đọc tên Tam bảo mà vào Tam-muội. Lúc đó là giờ mùi ngày 2 tháng 11, sư ngồi thẳng nhập diệt. Diệt độ rồi có điềm lành hiện nói đủ như trong Biệt truyện. Tức là trụ ở Quán hạnh vị Thủ-lăng-nghiêm tịnh mà vào diệt.

Nói năm phẩm là rất đáng tin. Nhưng Đại sư khi còn sống thường nguyện sanh lên cõi trời Đâu-suất. Khi qua đời bèn nói Quan Âm đến ry cứ, phải biết quỹ vật tùy cơ thuận duyên nên bày hóa, chẳng thể y theo một thứ. Cho nên nói lúc đi dẫn chứng Đại sư năm phẩm công nhiều. Phẩm Tùy Hỷ chép: Bố thí bốn trăm muôn ức A-tăng kỳ thế giới chúng sanh sáu thú bốn loài mỗi đều cho bảy báu, thấy họ già yếu cho đến chết dạy họ sai được quả khởi sáu thần thông chẳng bằng người mới tùy hỷ gấp trăm ngàn muôn lần. Kinh thứ sáu mới nêu là cuối kinh thứ năm là phầm đầu tùy hỷ trong năm phẩm. Lại dùng người thứ năm mươi mà so sánh người tùy hỷ đầu tiên. Cho nên nay trong văn này trước thuật Tiểu thừa hóa tha sánh với phẩm đầu, đủ như trong văn kinh nói. Lại dùng phẩm đầu mà so với phẩm sau cho nên nói huống năm phẩm chăng. Nêu tối đa Tiểu thừa của huống với cực tiểu của Đại thừa. Phẩm đầu nhỏ nhất công còn nhiều, huống chi là phẩm thứ năm ư? Đây chứng tỏ Đại sư ở phẩm thứ năm là đức rất sâu.

Kế dẫn phẩm Pháp Sư, làm chỗ nương cho đời vì ban truyền ý Phật nên gọi là sứ. Sứ tức là người được sát sử Tuyên nói nhân quả Phật nên gọi là việc của Như lai. Kế dẫn Đại kinh, cũng để chứng minh cho ngôi vị của Đại sư. Kinh chép: Nếu có người có tánh phiền não năng biết tạng bí mật của Như lai, đó gọi là sơ y (người mới nương). Nếu y theo viên vị năm phẩm sáu căn thì đều gọi là sơ y, chưa dứt vô minh thì gọi là có phiền não, cũng gọi là quán hạnh tương tự biết bí mật tạng. Kế Trí Giả trở xuống: Nêu Trí Giả Sở Thừa tức là Nam nhạc. Nam Nhạc đức hạnh trở xuống, nêu là Nam Nhạc hạnh chứng. Truyền vật chí nói tung cao là Trung Nhạc thuộc Dự châu, Hoa sơn là Tây Nhạc thuộc Đồng châu, Thái sơn là Đông Nhạc thuộc Duyễn châu, Hằng sơn là Bắc Nhạc thuộc Ký châu, Hành sơn là Nam nhạc thuộc Kinh châu, sau mở Hành châu là từ núi mà đặt tên. Vì năm núi này trên ứng Thiên tượng đối với năm Đế. Lại núi cao gọi là Nhạc. Đại sư họ Lý, người ở Hạng thành, Võ Tân. Lúc còn bé nằm mộng thấy vị tăng Ấn-độ khuyên vào đạo, lại thường mộng thấy vị tăng dạy trai giới. Khi thấy bạn đọc kinh Pháp Hoa thì tâm rất ưa thích kính trọng. Trước không hề đọc bèn mượn mà ở chỗ nghĩa địa vắng vẻ tự xem một mình, không người dạy trao ngày đêm than khóc. Lại sợ ở nghĩa địa là chỗ ở của phi nhân. Bèn dời đến một ngôi thành xưa đào hang mà ở. Ngày thì khất thực, đêm chẳng ngủ nghỉ, đối kinh mà khóc đảnh lễ mãi không thôi. Mùa hạ mưa nhiều dưới hang ngập nước, toàn thân sưng thủng cục cữa không được, mà tâm đối kinh vẫn mạnh mẽ, bỗng bịnh tiêu hết bình phục như xưa. Lại mộng thấy Phổ Hiền cỡi voi trắng đến xoa đầu mà đi. Văn xưa chưa biết nay tự nhiên hiểu rõ, chỗ đầu được xoa tự nhiên nổi lên như nhục kế. Do đó kinh Pháp Hoa và hơn ba mươi quyển kinh khác trong mười năm tụng không dứt tiếng. Nhân đọc các kinh thấy khen thiền định, lại phát tâm tìm thiện tri thức. Gặp Thiền sư Tuệ Văn mà học pháp thiền. Ngày thì làm việc tăng, đêm thì ngồi thiền đến sáng. Siêng năng động chướng, bèn phản quán nguồn tâm tìm cầu bất khả đắc, bèn động tám xúc phát thiền căn bản. Nhân thấy chỗ ba đời hành đạo, được tướng này rồi càng thêm tinh tấn. Hết hạ thọ lạp xong sắp muốn thượng đường (lên pháp đường) thuyết giảng bèn cảm thán rằng: xưa Phật ở đời chín tuần vừa xong thì người chứng đạo rất nhiều. Nay Ta không quá tuổi pháp dối nhận, trong tâm hổ thẹn, ngả mình tựa vách, lưng chưa đến vách thì sáng suốt liễu ngộ. Tam-muội Pháp Hoa pháp môn Đại thừa cảnh giới đều sáng tỏ, thông minh bối xả đều thành tựu. Từ đó trở đi, biện ngộ rất nhiều, kinh chưa nghe chẳng nghi ngờ mà tự hiểu. Cho nên văn nay chép: pháp môn đại tiểu sáng suốt rỗng phát. Trong truyện chẳng nói bảy năm phương đẳng, là chỗ truyền nghe khác nhau. Kế Ngài Nam Nhạc thờ Ngài Tuệ Văn, là nói Nam Nhạc sở thừa và đức hạnh của văn sư, chưa thấy có bản truyện.

Nói Tề Cao, Tề là nước Tề, Cao là Cao Tổ, là người ở Bột Hải, họ Cao là con cháu của Tề Đại phu Cao Hề. Cao Hoan Kế Trừng Kế Dượng, mới được Ngụy nhường ngôi, kinh đô là Nghiệp ở Tương châu tức là Bắc Tề, không cạnh tranh giáo hóa nên gọi là độc thiệp. Hà là Hà bắc, Chuẩn là Chuẩn Nam. Hành hóa ở đời mà nói đời chẳng biết là nói chỗ chứng đã sâu mà người khác không biết. Nếu y theo chín Sư nối nhau chỗ dụng, người thứ nhất húy là Minh, dùng nhiều bảy phương tiện, e rằng sợ là bảy phương tiện Tiểu thừa. Từ Trí Giả về trước không hề có người lập ở Viên gia bảy phương tiện. Người thứ hai tên là Tôi, thường dùng tâm dung, tánh dung, tướng dung các pháp vô ngại. Người thứ ba tên là Tung, thường dùng bổn tâm ba đời vốn không lui tới chân tánh bất động. Người thứ tư tên Tựu thường dùng tịch tâm. Người thứ năm tên Giám, thường dùng liễu tâm, quán sát nhất như. Người thứ sáu tên Tuệ, thường dùng đạp tâm, trong ngoài khoảng giữa tâm bất khả đắc tiêu tan thanh tịnh năm chỗ dừng tâm (Ngũ xứ chỉ tâm). Người thứ bảy tên Văn, thường dùng giác tâm, trùng Tam-muội quán, Tam-muội diệt tân, Tam-muội vô gián, đối tất cả pháp tâm vô phân biệt. Người thứ tám tên Tư, phần nhiều như tùy tự ý an lạc hạnh. Người thứ chín tên Khải dùng quán thứ đệ như thứ đệ Thiền môn, dùng quán bất định như sáu diệu môn dùng Viên đốn quán như Đại chỉ quán. Vì quán này tuy nói tượng thừa pháp môn mà chuyển đổi. Tuệ Văn xưa nay đã y Đại luận, thì biết là cái trước chẳng phải sở thừa. Nay tán thán pháp sở hành của Tuệ văn, cho nên nói đời không thể biết. Đạp đất rất dày, đây là nói pháp hạnh ở đời của Văn sư như đạp đất chẳng biết là đất dày, đội trời chẳng biết là trời cao. Trí Giả quán tâm luận trở đi dẫn chứng Văn sư (là Sư Tuệ Văn) sở thừa có khác. Nói Cao Tổ. Nếu theo Trí Giả thì phải lấy Ngài Nam Nhạc làm Phụ sư, Ngài Tuệ Văn làm Tổ sư, Ngài Long Thọ làm Tằng Tổ sư, cho nên Nhĩ Nhã Thích Thân chép: cha đã chết là Vương Phụ thêm Vương là Tôn, cha đã chết của Vương Phụ là Tằng Tổ Vương Phụ, thêm Tằng là Trọng, cha đã chết của Tằng Tổ Vương Phụ là Cao Tổ Vương Phụ, thêm cao là trên hết. Ấy là Ngài Chương An so với Long Thọ mới là Cao Tổ. Nếu lấy Tôn thượng làm cao thì khá thông dụng. Như các nhà Hán, Tề, Tùy v.v… đều chỉ Thủy Tổ là Cao Tổ. Nghĩa là thiền kiền lập công đức ích không gì hơn làm cao. Nay ta cũng lấy Long Thọ làm Thỉ Tổ, cho nên Trí Giả chỉ làm Cao Tổ. Có người nghi nói trở đi là giả lập lờ hỏi. Sau trở đi là so sánh đó. Nay lập nghi rằng: đã gọi Tổ thì pháp môn Long Thọ chẳng thể khác nhau. Để lại kiến lập đã khác, nghĩa của Sư Tổ đã yên nhưng Thiên Trúc trở đi là đáp. Trước dẫn người chú luận mà đáp. Nói phàm bảy mươi nhà Phó Pháp truyện chép: Ngài Long Thọ soạn Luận Đại Vô Úy có mười muôn bài kệ, Trung Luận từ đó lược ra đại cương có năm trăm bài kệ, văn xuôi đều do các Sư chú giải. Pháp sư Quan Trung Ảnh chép: có hơn mười nhà chú giải, Trung Luận là sau cùng. Hà Tây Lãng nói có hơn bảy mươi nhà chú giải. Ngài Chân Đế nói phương Tây có hai bản rộng lược, cõi này chỉ truyền bản lược mà thôi. Sư Nguyên Khang chép: ở đây e chẳng phải thế. Cõi này đã có bốn bản: Một là Ngài Thanh Mục chú gọi là Trung luận, sau ngài La-thập đời Tần đã dịch; Hai là Ngài Vô Trước chú gọi là Thuận Trung luận, sau Bồ-đề-lưu-chi đời Ngụy dịch chỉ được hai quyển còn các quyển khác chưa dịch ra; Ba là Pháp sư Lahầu chú cũng gọi là Trung luận, Ngài Chân Đế đời Lương dịch, chỉ được một phẩm Nhân Duyên; Bốn là Bồ-tát Phân Biệt Minh chú gọi là Luận Bát-nhã Đăng. Tam-tạng Ba Phả đời Đường dịch có mười sáu quyển. Hà Tây nói hơn bảy mươi nhà, đâu vì các Sư là không phải, riêng Thanh Mục là đó, Huống chi Thanh Mục là rất kém Di Đãng không thể y nên nói như thế. Lại Luận nói trở đi là dẫn luận văn mà đáp. Bản văn Long Thọ có đãng có lập, nay y theo Long Thọ ý cũng đồng như thế, nên chẳng dùng văn chuyên đãng hình chỉ quán mà kiến lập. Luận câu đầu nói pháp do nhân duyên sanh, tức là kiến lập. Ta nói tức không là khiến dẹp, giả gọi Trung đạo lại là kiến lập. Bốn câu Trung luận ba lập một đãng, chỉ quán trước sau dẫn nhiều văn này. Hai chỗ phù hợp, thầy trò xác lập, tức Quãng Nhã nói là hợp. Nếu y vào đây mà giải thích vẫn giống hai vật hợp nhau mà gọi tên, lý tức cũng kém. Nay vì nghĩa cầu thể chẳng có hai nên gọi là Tức. Tức ba mà một, cùng hợp nghĩa khác (nghĩa khác với hợp). Phần dưới trở đi đều như thế. Từ Thiên Thai trở đi giải thích riêng pháp được sở truyền, tức sở truyền này là hướng sở hành trong đó trước lược sau rộng. Trong phần trước lược nói Thiên thai, Thiên là đỉnh núi, là nguyên khí chưa chia trộn mà là một, Lưỡng Nghi đã phán trong là trời đục là đất. Đây vốn là tục danh lại y tục mà giải thích, Thai là tên sao, đất đó chia dã ứng thiên tam thai nên lấy đó đặt tên. Có người nói tên xưa là Thiên Thê (thang trời) nghĩa là núi cao có thể bước lên mà lên trời. Người sau đọc sai là Thiên Thai. Lại, Chương An Sơn Ký nói rằng: Vốn gọi là Nam Nhạc Châu Linh Vương Thái tử Tử Tấn ở đó hồn là Thần (hồn làm thần ở đấy), sai kẻ hầu đổi là Thiên Thai hoặc theo Tôn Công Phú nói sở dĩ không xếp vào ngũ nhạc quan tái ở thường điển là vì chỗ lập sâu kín, đường đi rộng xa, không biết Chương An trích ở đâu ra. Phong tục phương Tây xưng tên là tôn quí, như tên con gồm cả cha mẹ, Phật đương thời lập ra nghi này sai người mến đức gọi tên. Phong tục cõi này thì giấu tên là kính trọng, cho nên lấy chỗ ở mà đặt tên người, Nam Nhạc cũng thế. Truyền là truyền trao cũng là truyền thọ, thọ nhận cái đượctruyền ấy nên gọi như thế. Kế là nêu ba bày giáo cảnh và tên, đều như lời văn.

Pages: 1 2 3 4 5