CHỈ QUÁN ĐẠI Ý

SỐ 1914

MỘT QUYỂN

Sa-môn Thích Trạm Nhiên ở núi Thiên Thai soạn đời Đường.

Viên ngoại Lý Hoa muốn biết Đại ý Chỉ Quán, nên tóm lược cương yếu, lược thuật đại khái giáo quán của Tông Thiên Thai. Nay trong giáo môn của chúng tôi tôn ngài Long Thọ là Thỉ tổ, ngài Tuệ Văn chỉ xếp vào người thấy nghe về nội quán mà thôi, cho đến ngài Thiên Thai Nam Nhạc lại nhờ Tam-muội Pháp-hoa, phát Đà-la-ni, khai thác nghĩa môn, quán pháp đầy đủ, giải thích các kinh, đều dùng “Năm lớp huyền” giải thích mười nghĩa, dung thông pháp quán và dùng năm khoa phương tiện, khuôn phép tu hành của mười thừa.

Năm lớp: Giải thích năm nghĩa “huyền” trước tất cả kinh, tên thì chung mà nghĩa khác, dùng chung bao trùm riêng, đó là : giải thích tên, xuất thể, minh tông, biện dụng, phán giáo.

Từ Pháp Hoa về trước, các giáo chưa hợp năm lớp này đều là thô. Sau đến Pháp Hoa, tên giống nhau đều diệu, rộng như mười quyển Huyền văn giải thích kỹ càng, mười nghĩa là:

Nói rõ đạo lý: Tịch, tuyệt, vong, ly không thể nghĩ bàn. Đối với một lý tịch, không phân mà phân, xa rời các đế, nghĩa là bố tứ đế bảy Nhị đế, năm tam đế v.v… hoặc khai hoặc hợp, đạo lý quyền thật đương nhiên thấy được.

Năng thuyên giáo môn: Cương, cách, bàn, trĩ, bao, quát, bí, lộ nghĩa là tiệm, đốn, bất định, bí mật, Tạng, Thông, Biệt, Viên. Được tám ý này, nghe kinh hóa đạo một đời có thể biết.

Kinh luận mâu thuẫn: Lời và nghĩa trái nhau, không thể dùng tình để thông, không thể dùng sự biết rộng để hiểu. Xưa nay tranh chấp
nhiều đời không dứt, ngày nay dùng ý bốn tất- đàn không trệ ngại, không dung thông, nhổ ném tự tại.

– Khéo phá chấp trước: Khéo dùng các câu phá tâm năng chấp trước, như chỗ phá nghi hoặc đầy đủ đơn và kép, không nói hết được.

– Kết chánh pháp môn: Đối ngay hạnh vị khiến nương kinh điển tu tập có phương tiện, nương hạnh chứng có thứ lớp khác nhau, hiền thánh không lẫn lộn, khỏi lỗi tăng thượng mạn.

– Tùy theo dùng một câu ngang dọc không ngại, mà đầu mối thứ lớp rõ ràng thành chương.

– Khai chương, khoa, đoạn: Mốc – chốt nương nhau, văn thế quyết đoán khởi lên liên quan chặt chẽ.

Giải thích văn kinh, cần phải nghĩa thuận, lý đúng.

Phiên dịch tiếng địa phương khiến danh nghĩa không bị đuối lý.

Dưới mỗi câu lý quán dung thông, quán hợp với kinh, ấn tâm thành hạnh, chẳng phải đếm của báu cho người. Nếu giải thích Pháp Hoa cần phải hiểu rõ quyền – thật, bản – tích mới lập hạnh được. Kinh nầy được gọi là Diệu, mới có thể nương theo đây để lập ý quán.

Nói năm phương tiện và khuôn phép tu hành của mười thừa tức là.

Tức viên đốn Chỉ-Quán hoàn toàn nương vào viên đốn Chỉ-Quán của Pháp Hoa, là tên khác của Tam-muội Pháp Hoa. Nếu muốn tu Tammuội viên đốn này thì phải đầy đủ mười thừa mới gọi là Viên hạnh. Phẩm Phương-tiện, văn pháp tuy sơ lược, phẩm Thí-dụ dụ xe lớn thì đầy đủ. Nhưng mười quyển Chỉ-Quán đại để chia làm hai: Hai quyển đầu giải thích sơ lược giềng mối, tám quyển sau nói rộng về hành tướng.

I. NÓI SƠ LƯỢC

Chia làm năm: Phát viên tâm, tu viên hạnh, cảm viên quả, khởi tám giáo, trở về ba đức.

Phát viên tâm: Ở quyển thứ nhất, nghĩa là theo bốn thệ nguyện rộng lớn, Bốn đế, sáu Tức để phân biệt tướng phát tâm “thiên” hay “viên”. Bốn thệ nguyện rộng lớn là thệ nguyện phát ra, Bốn đế là cảnh được nương, sáu Tức là địa vị trải qua. Nếu thệ nguyện không có cảnh gọi là cuồng nguyện, cảnh không phân biệt địa vị, phàm thánh không rõ. Nương cảnh phát thệ nguyện là: Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, nương cảnh khổ đế. Phiền não vô số thệ nguyện dứt, nương cảnh tập
đế. Pháp môn vô lượng thệ nguyện biết là nương cảnh đạo đế, Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành, là nương cảnh diệt đế. Bốn đế trong kinh Niết-bàn chia ra bốn lớp nên khiến thệ nguyện rộng lớn cũng có bốn lần, nay bỏ “Thiên” theo “Viên”, nhờ “viên” này mà bốn nguyện dung thông với ba nguyện trước, đeu là pháp giới, nên nương pháp giới khởi diệu nguyện. Tâm ban đầu quán, khắp nhiếp pháp giới mê hoặc, tu tập khắp ba thân, Phật pháp đồng chứng.

Đã phát viên tâm, chưa biết viên tâm là sơ tâm đúng hay hậu tâm đúng, là sơ tức hậu hay sơ khác hậu? Hoặc ban đầu sai, sau đúng, hoặc tâm ban đầu khác, sau đều chẳng phải viên dung, nên nói “sáu tức” để xét định đúng sai, nghĩa là: lý tức, danh tự tức, quán hạnh tức, tương tự tức, phân chân tức và cứu cánh tức. Tức nên ban đầu và sau đều đúng, sáu nêu ban đầu và sau không lẫn lộn nhau. Lý đồng nên tức, sự khác nên có sáu. Trong các kinh hễ có từ ngữ “Tức” như loại sinh tử tức Niếtbàn đều dùng sáu vị nầy để phân biệt rõ, khiến đầu cuối đồng một lý mà trước sau không lẫn lộn.

Tu viên hanh: Cũng có bốn văn, đều ở trong quyển hai. Sơ viên hạnh là bốn thứ Tam-muội nhiếp khắp các hạnh, nếu không có thắng hạnh, thắng quả thì khó có thứ bậc. Thường ngồi: Xuất xứ từ hai kinh Bát-nhã: Văn-thù Vấn và Văn-thù Thuyết, cũng gọi là Tam-muội Nhất-hạnh, chỉ chuyên niệm pháp giới, lấy chín mươi ngày làm một kỳ hạn. Thường đi: Xuất xứ từ kinh Ban-chu Tam-muội, cũng gọi là Phật-lập Tam-muội. Lúc thành tựu thấy Chư Phật mười phương đứng trong thất, cũng lấy chín mươi ngày làm một kỳ hạn.

Nửa đi, nửa ngồi: Xuất xứ từ hai kinh Pháp-hoa và Phương-đẳng. Pháp Hoa thì hai mươi mốt ngày làm một kỳ hạn, Phương-đẳng thì không hạn thời gian.

Chẳng đi, chẳng ngồi: Cũng gọi là tùy ý mình. Ý khởi tức quán, phương pháp phát xuất từ các kinh Đại thừa như Thỉnh – Quán-Âm, v.v… chung cả bốn oai nghi và các việc làm chung, riêng, lúc vội vã cũng có thể tu. Bốn Tam-muội nầy hành khác lý đồng, chỉ nên cùng dùng pháp mười thừa.

Cảm viên quả: Do các hạnh nên được vào Viên vị, gần vào Sơ-trụ gọi là Vô-sinh-nhẫn, còn kỳ hạn xa xôi Diệu-giác gọi là Tịchdiệt-nhẫn, công năng Sơ-trụ đầy đủ như văn Hoa-nghiêm khen ngợi Sơ-trụ, tức là tướng này, há có thể vội vàng cho là chứng chân cho đến Diệu-giác, rộng như kinh nói.

Khởi tám giáo: Đã vào địa vị rồi, tám tướng thành đạo hiện thân mười cõi, thuận theo căn cơ mọi loài, dùng bốn loại của ba tạng và bốn loại của Tiệm giáo, năm thời lợi vật, trọn vẹn một đời.
Trở về ba đức: Cơ duyên dừng rồi nên quy về ba đức. Thế nào là ba đức? Nghĩa là tạng bí mật, nên kinh Niết-bàn chép: Sắp đặt các con trong Tạng Bí-mật, không lâu ta cũng tự trụ trong ấy.

II. GIẢI THÍCH RỘNG HÀNH TƯỚNG

Kế từ quyển ba trở đi, mở rộng năm phần trước cho dễ thực hành, nghĩa là giải thích tên Chỉ-Quán, biện thể Chỉ-Quán, minh thể nhiếp pháp, phán định pháp “Thiên viên”. Bốn pháp nầy đều ở trong quyển ba. Kế đó là chánh tu, tạo phương tiện trước, đều ở trong quyển tư, nghĩa là hai mươi lăm pháp tóm thành năm khoa.

a- Đủ năm duyên: a- Áo quần, ăn uống đầy đủ, lìa duyên hy vọng.

b- Trì giới thanh tịnh, lìa nhân đương ác.

c- Ở chỗ thanh vắng, lìa việc ồn náo

d- Dừng các việc duyên, bỏ tạp nghiệp xấu xa.

e- Cần có thiện tri thức để thưa hỏi chỗ nghi. Trong văn mỗi duyên có đủ hai thứ: Sự và lý.

Quở trách năm dục: Là sắc, thanh, hương, vị, xúc. Chánh báo, y báo mỗi báo đầy đủ năm dục này, và làm cho hành giả sinh tưởng cần dục, nên phải quở diệt, trong văn có hai thứ quở trách: sự và lý.

Bỏ năm triền cái: Đầy đủ duyên, không ham muốn mới nhập quán được, quán chưa tương ưng vì năm pháp che tâm: tham dục, sân nhuế, thùy miên, trạo hối và hồ nghi. Do quán chỗ khởi gấp bội lúc thường, tổn giảm đối với tịch chiếu, biết rồi phải bỏ, trong văn mỗi việc có hai thứ bỏ: sự và lý.

Điều hòa năm việc: Năm cái đã dứt trừ vẫn không nhập được, thì đúng là thân v.v… Năm pháp không điều hòa, nghĩa là ba việc bên trong: thân, hơi thở, tâm, trong định điều hòa mỗi thứ, khiến tâm không chậm, không gấp, hơi thở không rít, không trơn, tâm không nổi, không chìm. Hai việc bên ngoài định: ăn và ngủ, điều hòa mỗi thứ, ngủ không nên hạn chế, không buông thả, ăn không đói không quá no.

– Thực hành năm pháp: Bốn khoa tuy đầy đủ, nhưng cần có năm việc nầy mới thành hạnh đứng đầu.

a- Ưa muốn: Cần phải kính, mến.

b- Chuyên niệm: Cần nên ghi nhớ giữ gìn.

c- Tinh tấn: Phải nên tương tục.

d- Xảo tuệ: Phải nên chuyển hẳn.

e- Nhất tâm: Không cầu gì khác.

Đầy đủ phương tiện này, thì sẽ được chánh quán. Thế nào là chánh quán? Là mười pháp. Nếu không có mười pháp này gọi là xe lừa hư. Lại mười pháp này tuy cùng viên, thường viên, mà người lại có ba căn khác nhau. Thượng căn chỉ một pháp, trung căn hai hoặc bảy, hạ căn mới đủ mười.

Pháp thượng căn: Quán cảnh không thể nghĩ bàn, cảnh là sở quán, quán là năng quán. Thế nào là sở quán? Nghĩa là ấm, giới, nhập không ngoài sắc và tâm, sắc từ tâm tạo, toàn thể là Tâm. Nên kinh nói: Ba cõi không có pháp khác, chỉ do một tâm tạo. Tâm nầy tạo ra đầy đủ các pháp, hoặc lậu, vô lậu, chẳng phải lậu, chẳng phải vô lậu v.v…, hoặc nhân, hoặc quả, chẳng phải nhân, chẳng phải quả, v.v… Nên kinh nói: Ba pháp: Tâm, Phật và chúng sinh không khác nhau. Chúng sinh đủ lý Chư Phật đã thành, thành đó cùng với lý tánh đều bình đẳng, nghĩa là tất cả tâm trong mỗi tâm, tất cả trần trong mỗi trần, tất cả trần trong mỗi tâm, tất cả tâm trong mỗi trần, tất cả cõi trong mỗi trần, tất cả cõi trần cũng giống như thế. Thân của các pháp, các trần, các cõi, thể ấy rõ ràng không tự tánh, không tánh xưa nay tùy một vật biến hóa cho nên nhập vào nhau mà thường phân chia, nên thân tâm ta đầy khắp cõi trần. Chư Phật, chúng sinh cũng giống như thế. Mỗi thân, cõi thể thường đồng, đâu ngại thân Phật, chúng sinh khác nhau, khác nên chia ra duyên nhiễm, tịnh. Thể duyên vốn không, không bất không. Ba đế, ba quán, ba chẳng phải ba, ba một, một ba không chỗ nương. Quán kỹ tên khác thể lại đồng, cho nên năng và sở hai mà chẳng phải hai (tên và nghĩa Ba quán ở kinh Anh-lạc, v.v…, tên và nghĩa Ba đế ở kinh Nhân vương, v.v…) Lúc quán như thế, gọi là quán tâm tánh. Tùy duyên bất biến nên là Tánh, bất biến tùy duyên nên là Tâm. Kinh Niết-bàn chép: quán được tâm tánh gọi là thượng định, thượng định là nghĩa Đệ-nhất, nghĩa Đệ-nhất là Phật tánh, Phật tánh là Tỳ-lô-giá-na, tánh Giá-na nầy đầy đủ ba tánh Phật, Giá-na trùm khắp nên ba thân Phật cũng trùm khắp, nên biết ba thân Phật chỉ một sát- na, ba Phật trùm khắp nên sát- na cũng khắp, người quán như thế là quán phiền não, là quán pháp thân. Quán pháp thân nầy gọi là quán ba thân, là quán sát-na, là quán hải tạng, là quán chân như, là quán thật tướng, là quán chúng sinh, là quán thân mình, là quán hư không, là quán Trung đạo, nên diệu cảnh nầy là gốc các pháp, nên diệu quán này là nguồn các hạnh, như thế mới lìa 80 thiên tiểu tà ngoại, cho nên đứng đầu mười pháp.

Thượng căn hễ quán thì ngang dọc đều nhiếp, liền biết vô tướng các tướng rõ ràng, tức phá vô minh, bước lên Sơ-trụ, hoặc nội ngoại phàm, nên dụ rằng: việc ấy cao rộng cho đến đạo tràng.

Trung căn chưa hiểu, lại tu pháp dưới.

Khởi tâm từ bi: Quán cảnh không ngộ, thì phải thêm phát tâm. Người này từ vô thỉ đã khởi thệ nguyện rộng lớn, nên nói: Phát tăng-na ở tâm ban đầu, cuối cùng phát đại bi để cứu nạn. Tăng-na là thệ nguyện rộng, cứu nạn là vào chỗ ác, nay do quán cảnh không khế hợp với lý, thì phải phát thệ nguyện lại: Trong tâm tĩnh lặng, tư duy ta người, đau xót cho mình người từ vô lượng kiếp đến nay chìm đắm sinh tử, cứ phát chí nhỏ, mê tâm Bồ-đề, nay ta tuy biết hành do chưa đủ, nên phát thệ nguyện lại: Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ, sinh tử tức Niết-bàn; phiền não vô lượng thệ nguyện dứt, phiền não tức Bồ-đề; Pháp môn vô lượng thệ nguyện biết, tức mê hoặc thành trí tuệ. Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành, ngay nơi sinh thành diệt. Tư duy như thế hoát nhiên đại ngộ, thầm hợp cảnh sở chiếu, nhập vào địa vị phàm thánh, nên dụ rằng: Treo phướn lọng, v.v… nếu không nhập vào được thì do tâm không an.

An tâm: Trước chung, sau riêng.

Chung: Lấy pháp giới làm sở an, lấy tịch chiếu làm năng an. Nếu biết phiền não và sinh tử bản tánh thanh tịnh, gọi là tịch, bản tánh như hư không, gọi là chiếu. Phiền não, sinh tử nầy gọi là pháp giới, tức pháp giới này thể dụng thay nhau hiển hiện. Thể là pháp giới sở an, dụng là tịch chiếu năng an . Thể gọi là pháp thân bình đẳng, cũng có đủ ba đức, dụng là Bát-nhã giải thoát, cũng có đủ ba đức. Thể dụng không hai, lý ba đức như nhau, băng và nước, dây leo và rắn, ý dụ có thể biết.

Riêng: Tuy là an đó, mà càng tối tăm, càng tán loạn, bởi tập tánh từ vô thỉ khác nhau, nên nay thuận tánh đuổi trừ mà an, nghĩa là phải nghe, phải tư, nên tịch, nên chiếu, tùy lạc, tùy trị, tùy Đệ-nhấtnghĩa. Vì sao? Có nhân tịch chiếu mà có gốc lành thêm lớn, gốc lành không thêm lớn. Có nhân tịch chiếu mà phiền não mê lầm bị phá hoại, hoặc có phiền não mê lầm không bị phá. Thấy lý cũng vậy, hoặc nghe, suy tư, chuyển hẳn; hoặc nghe, suy tư, giúp nhau, chưa thể xong hết, tìm xét kỹ càng mới hiểu, nên ví dụ nói: Sắp đặt gối đỏ tức gối trong xe. Nếu không vào được là do pháp phá không khắp .

Pháp phá khắp: Các kinh, các môn phần nhiều chia làm bốn, cho đến tám mươi bốn ngàn khác nhau, thảy đều lấy vô sinh làm đầu. Nay hãy theo từ đầu: Đối với môn vô sinh phá khắp các mê lầm, lại dùng vô sinh đưa vào môn khác, dọc ngang đều phá, khiến thức thể trùm khắp, nên dụ rằng: mau như gió, môn này rất rộng, không thể đầy đủ ngay được. Nếu người không vào, nên tìm xét thông và bít.

Biết thông, bít: Tuy biết sinh tử, phiền não là bít, Bồ- đề, Niếtbàn là thông, lại phải biết nơi thông khởi bít thì bít này cần phải phá, nơi bít được thông thì thông này phải giữ gìn; như tướng làm giặc, giặc này há còn? Nếu giặc làm tướng, tướng này đâu cần phá, từng tiết kiểm soát không để sinh dính mắc. Dính mắc nên gọi là bít, phá bít còn thông, chẳng phải một lối, có tâm đều như vậy. Niệm niệm thường phải xem xét thông, bít, nên dụ rằng: Sắp đặt gối đỏ tức gối ngoài xe, nếu không vào được do đạo phẩm không đồng đều.

Đạo phẩm điều hòa: Theo môn phá khắp, đối với lý lại mê mờ, nên cần đến bảy khoa, thứ lớp điều chỉnh, nếu không như vậy, thì đạo phẩm này vì ai đặt bày? Dùng môn phá khắp, tuy quán ấm cảnh, trên ấm chưa chia tên niệm xứ, huống chi có sáu khoa, lần lượt dàn xếp, nên dùng môn này xem xét lựa chọn, nghĩa là bốn niệm-xứ, bốn chánh-cần, bốn như-ý, năm căn, năm lực, bảy giác-chi, tám chánh-đạo. Niệm xứ là thân, thọ, tâm, pháp đều ở trong pháp tánh, ba đế tìm tòi xem xét. Ban đầu quán thân, thân là sắc pháp, quán pháp tánh sắc, một sắc là tất cả sắc, tất cả sắc là một sắc, song chiếu một và tất cả, song phi một tất cả, năng sở, ba một, đầy đủ như văn trước nói ở trong Diệu cảnh. Ba pháp thọ đã kể ở trước có thể biết, ngoài ra sáu khoa không thể nói đủ, nên dụ có trâu trắng lớn, v.v… Như sáu môn trên gọi là chánh hạnh, nếu người không ngộ là do việc ác ngăn che lý thiện.

Trợ đạo đối trị: Kinh Niết-bàn chép: Phiền não chúng sinh chẳng phải một thứ, Phật nói vô lượng môn đối trị, người nào không tin có đối trị, thì biết người này chưa hiểu chánh hạnh, nếu biết thân mình chánh hạnh chưa phân biệt, là do việc ác giúp thêm lý ác, và che lý thiện làm cho không hiện tiền, lý thiện là pháp giới thường trụ, sự thiện là sáu Ba-la-mật như bố thí, v.v… lý ác là vô minh nhỏ nhiệm, sự ác là sáu lớp che, do tu Chỉ-Quán, sáu thứ này hiện khởi: san, tham, phá giới, sân nhuế, biếng nhác, loạn tưởng, ngu si. Đầy đủ sáu pháp ác nầy mà nói trong có thắng pháp, hoặc nói thường tự tương ưng, nếu tương ưng tức là đồng pháp thân nên không có chỗ nơi, nói tất hợp cơ. Nếu người tạm tương ưng mà còn khởi điều ác, đều không có việc này, sẽ cho việc thành Phật trở lại làm chúng sinh bị ngại, hoặc nói từng khế hội, cũng ngại như thế, hoặc nói biết lý không ngại ác, cũng nên biết giàu khỏi nghèo, biết thuốc khỏi bệnh, sự ác nếu bỏ lý thiện dễ sáng, nên thỉnh Phật che chở giúp ta hiển lý. Nếu vậy chỉ cần quán ác tức là đạo, há ác có thể che lý, nghĩa này không đúng, nếu ác đã thành đạo, đạo tức là pháp thân, pháp thân chưa khế hợp, do “tức quán” còn ít. Trước tu sự độ để đối trị việc ác, việc ác dứt rồi lý thiện sẽ sinh, nên người tu quán phải lấy việc ác xem xét, dùng “sáu tức” để phán đoán. Lý thiện sáng rồi việc ác làm tiêu mất. Phải biết lý sáng ở tại chỗ nào, mới dùng nhỏ giúp lớn, dùng Thiên giúp Viên, huống chi lại có chuyển trị, kiêm trị, cụ trị, Đệ-nhất-nghĩa trị, v.v… mà không thể dứt sạch, nên dụ: Lại nhiều tôi tớ theo hầu hạ bảo vệ, nếu không tôi tớ thì nghiêng lật không còn nghi ngờ. Trung căn dùng quán rốt cùng đến chỗ này.

Biết vị thứ: Hạ căn chướng nặng, chẳng những chánh trợ không sáng, lại sinh thượng mạn nghĩa là thấy mình bằng Phật, chưa được nói được, chưa chứng nói chứng. Nên biết vị thứ khiến đỏ tím không lẫn lộn. Phàm nhỏ lớn, chân tợ, chẳng chứng thì không rõ, nên chư Phật ba đời đều rõ các địa vị. Nếu chưa chứng được mà nói chứng được, thì chẳng những mất địa vị lại còn đọa địa ngục, nên trong kinh Tiểu thừa, Tỳkheo Tứ thiền nói là Tứ quả, trong kinh Đại thừa, ma Bồ-tát thọ ký cho Bạt-trí. Nếu sinh chấp giữ thì đó là quyến thuộc của ma, còn mất thân trời người, đâu quan hệ đến đạo, nên kinh luận Đại thừa, Tiểu thừa đều nói rõ vị thứ. Lại nói, công đức thắng diệu của địa vị sâu xa, dẫn dắt người mới hành khiến vui mừng kính mến lại thích nghe địa vị lâu xa sinh lòng tin tăng thượng, lập hạnh khó hành, phá phiền não lớn, thấy nghĩa Đệ nhất, nên dụ: Dạo chơi bốn phương là dụ cho bốn Trụ, v.v… Tuy biết vị thứ không nhẫn trái thuận, phải nói rõ về an nhẫn.

An nhẫn: Người thực hành viên đốn, ban đầu vào ngoại phàm, ngoài chiêu vời danh lợi, trong dấy động chướng xưa, chướng trước dẫu mỏng, danh lợi càng đến, vì chúng vây quanh, phá bỏ hạnh mình, do đó phá hỏng, đâu thể tiến đạo, người ngoài nhìn vào vẫn cho là đại thánh, như thằn lằn ôm cây, ngoài thì giống mà trong luống dối, chỉ nên tự cố gắng không bị động, được vào Nội phàm, gọi là tợ vị, nếu chỉ ở tợ vị gọi là pháp ái.

Lìa pháp ái: Đã được tương tợ, sáu căn dùng lẫn nhau, phá xong hai “hoặc”, không bao giờ rơi vào đường khổ, yêu thích địa vị nầy gọi là Đảnh đọa, không đồng với Tiểu thừa lui sụt gây ra năm tội nghịch. Vì địa vị Nội Ngoại phàm các kinh nói khác nhau, hoặc tu lià ái tiến vào đồng luân gọi là Thập trụ, phân thân trăm cõi, một nhiều tức nhau. Thân cõi đã vậy, mình người cũng như thế, mười thân lợi sinh, bốn cõi nhiếp vật, công đức Sơ trụ đầy đủ như phẩm Hiền Thủ trong kinh Hoa-nghiêm có nói.

Từ đây trở lên là phần đầu quyển năm, chấm dứt ở phần cuối quyển bảy. Minh hạnh chánh tu bắt đầu từ sơ tâm, cuối cùng cho đến Sơ trụ.

Từ quyển tám trở đi, là nói sau khi quán ấm, lại phát tập khí đời trước, dùng quán để quán tập khí, hoặc dùng mười loại quán pháp ở trên chưa được vào địa vị, sẽ phát ra tập khí đời trước, nghĩa là phiền não, bệnh hoạn, nghiệp tướng, ma sự đều ở quyển tám.

Thiền cảnh ở quyển chín.

Thấy cảnh ở quyển mười.

Ngoài ra có thượng mạn, hai giáo Nhị thừa, ba giáo Bồ-tát, vì hạ gần chấm dứt, nên bỏ không nói, đem các văn ở trước so sánh để biết. Tập khí đời trước nếu khởi thì không thể không biết, nếu biết trước thì buông lung kia biến thành quái, các cảnh như thế hiện ra bất định, tùy đời quá khứ hoặc gần hoặc chín muồi, đời này hiện tiền. Trong văn cứ theo thứ lớp, hễ có chỗ khởi, chỉ cần dùng tịch chiếu mà Chỉ Quán, trùm khắp pháp giới bình đẳng, nhất tướng vô tướng, đều dùng mười thừa quán pháp.

Ban đầu nói Phát sinh phiền não: Nghĩa là từ vô thỉ đến nay chứa nhóm mê hoặc nặng nề, nay do dùng quán, mê hoặc này vượt quá bình thường, chẳng thể khống chế.

Bệnh hoạn: Là do quán ấm hoặc kích động bốn đại, biết nguyên do đó nên dùng cách gì trị? Hoặc năng lực nội quán, hoặc kỹ thuật, hoặc y học rồi sau dùng quán.

Nghiệp tướng: Nghiệp hữu lậu hoặc đã thọ báo không còn phát nữa, hoặc chưa thọ báo, ở trong tâm an tịnh bỗng nhiên cùng phát ra, tướng phát ra tuy nhiều nhưng không vượt ngoài mức độ ngăn che, mỗi thứ có sáu tướng, hoặc do Chỉ sinh, hoặc do quán sinh.

Việc Ma: Là do quán các cảnh, mê lầm tuy chưa phá, ma trời vẫn sợ hãi, nếu ra khỏi cảnh thì cung điện họ trống rỗng, nên dạy dân chúng quyến thuộc cùng nhau chiến tranh, nên dân chúng và vua chúa đều đến, tức ma trời trong bốn ma cho đến loài người, truy thích, dạ-xoa, thời mị, v.v… quỷ quản thuộc ma trời vì họ tuần tra, cản hành giả không cho ra khỏi giới, nên Đại-phẩm chép: Bồ-tát không nói ma gọi là Bồ- tát chiên- đà-la.

Thiền phát: Nghĩa là bốn thiền căn bản đặc biệt cao siêu, thông suốt, rõ ràng chín tưởng, bối xả, cho đến niệm Phật, thần thông, v.v… Thiền tùy theo gần thuần thục mà phát ra tướng nầy, tướng rất khó biết.

Các kiến: Cho đến một trăm bốn mươi kiến chấp.

Thượng mạn: Đã hàng phục kiến chấp rồi, cho là đến chỗ sâu xa, lạm khoe ở địa vị cao, cho nên cần phải biết.

Nhị thừa: Xưa phát chí nhỏ do tập khí nầy sinh.

Bồ-tát: Tâm của ba Bồ-tát Tạng, Thông, Biệt do tu tập mà hiện các cảnh như trên, đều cần sức quán mà điều phục, đều ở văn gốc, không thể chép lại đầy đủ.

Nên pháp quán vào đạo của một nhà thứ lớp hơi khác các thuyết, đem phụ vào các kinh thành hành tướng, ắt trong thì thuận quán đạo, ngoài nâng đỡ giáo môn, y đây tu hành sẽ không qua suông, dù đời này chưa được, làm cũng hạt giống mạnh, ý khí phóng khoáng nên cần phải bao gồm, trùm tận mé vị lai, lại không thay đổi lối đi, nếu nương đây tu hành thì phải thuộc mới thành hành tướng một nhà.

Trạm Nhiên, chỗ thấy tối tăm, yếu kém, chỉ vâng mệnh chứ không có công, bản văn hơn ba trăm tờ, tóm lược nhiều, ở đây có chỗ không đầy đủ. Tuy cố gắng để vâng mệnh thầy, thật rất sợ mất ý chỉ sâu xa của Đại sư, có nhiều chỗ chưa đạt tới, xin thứ lỗi cho.