chỉ đạo luận

Phật Quang Đại Từ Điển

(指導論) Pàli: Netti-pakasaịa. Còn gọi Đạo luận. Là tác phẩm tiếng Pàli tại Tích lan, sách chỉ dẫn cách chú thích các kinh điển. Không rõ tên người soạn. Trong Chỉ đạo luận chú, ngài Đa ma đa la (Pàli: Dhammapàla) bảo, tác giả sách này là ngài Ma ha ca chiên diên (Pàli: Mahàkaccàna)- đệ tử của đức Phật. Nhưng, theo sự suy luận của các học giả cận đại, thì có thể đã do một học giả nam Ấn độ soạn sau này, rồi được người ta dán cho cái tên của đệ tử Phật. Lại trong Trung bộ chú (Pàli: Papaĩcasùdanì, ngài Phật âm (Pàli: Buddhaghosa), đã từng dẫn dụng các câu văn trong sách này. Như vậy, cứ đó mà suy, thí ít nhất sách này đã tồn tại ở Tích lan vào khoảng thế kỉ thứ V Tây lịch. Sách này nhắm vào những nhà chú thích mà được làm ra, trong sách nêu lên các phương pháp mười sáu phạm trù (Pàli: hàra), năm phương pháp (Pàli: naya), mười tám câu căn bản (Pàli: mùlapada) v.v…… để chỉ bảo (chỉ đạo) các nhà chú thích phải hiểu rõ giá trị của các kinh điển, phát huy công năng và ý nghĩa của chúng, ngõ hầu chân nghĩa được xác thực, không lầm lỗi để lưu truyền đến đời sau. Mười sáu phạm trù: 1. Nói bày (Pàli: Desana). 2. Lựa chọn (Pàli: Vicaya). 3. Hợp lí (Pàli: Yutti). 4. Khởi điểm (Pàli: Padaỉỉhàna). 5. Đặc tướng (Pàli: Làkkhaịa). 6. Bốn nghiêm (Pàli: Catu-bùha). 7. Dẫn chuyển (Pàli: Àvatta). 8. Phân biệt (Pàli: Vibhatti). 9. Hồi chuyển (Pàli: Parivattana). 10. Dị ngữ (Pàli: Vevacana). 11. Thi thiết (Pàli: Paĩĩatti). 12. Thâm nhập (Pàli: otaraịa). 13. Thanh tịnh (Pàli: Sodhana). 14. Quan thuyết (Pàli: Adhiỉỉhàna). 15. Đủ duyên (Pàli: Parikkhàra). 16. Đề cử (Pàli: Samàropana) v.v…… Năm phương pháp : 1. Hoan hỉ dẫn chuyển (Pàli: Nandiyàvatta), dùng thiện pháp Chỉ, Quán đối trị các pháp bất thiện vô minh, khát ái để dẫn tới cảnh giải thoát vui mừng. 2. Tam tịnh (Pàli: Tipukkhala), kết hợp câu bất thiện căn bản với câu thiện căn bản để mong được thanh tịnh hóa mà giải thoát. 3. Sư tử du hí (Pàli: Sìha-vikkìơita), đem thiện pháp tín căn để đối trị phiền não, khiến được bốn quả thánh. 4. Tứ phương thiếu vọng (Pàli: Disàlocana) nhìn xa bốn phương, xem xét các pháp thiện và bất thiện được nói trong kinh điển. 5. Câu sách (Pàli: Aíkusa, móc tìm). Sau khi xem xét đem tất cả pháp thiện và bất thiện đã tìm được, thu tập thành loại vào mười tám câu căn bản. Mười tám câu căn bản là: a. Khát ái (Pàli: Taịhà). b. Vô minh (Pàli: Avijjà). c. Tham (Pàli: Lobha). d. Sân (Pàli: Dosa). e. Si (Pàli: Moha). f. Tịnh tưởng (Pàli: Subha-saĩĩà). g. Lạc tưởng (Pàli: Sukha-saĩĩà). h. Thường tưởng (Pàli: Nicca-saĩĩà). i. Ngã tưởng (Pàli: Atta- saĩĩà) Chín câu trên đây là những câu bất thiện (Pàli: Cakusada) căn bản. j. Chỉ (Pàli: Samatha). k. Quán (Pàli: Vipassanà). l. Vô tham (Pàli: Alobha). m. Vô sân (Pàli: Adosa). n. Vô si (Pàli: Amoha). o. Bất tịnh tưởng (Pàli: Asudha saĩĩà). p. Khổ tưởng (Pàli: Dukkha- saĩĩà). q.Vô thường tưởng (Pàli: Aniccasaĩĩà). r. Vô ngã tưởng (Pàli: Anatta-saĩĩà). Chín câu trên đây là những câu thiện (Pàli: Kusala) căn bản để đối trị những câu bất thiện căn bản. Toàn sách chia làm bốn chương : 1. Phân biệt phạm trù (Pàli: Hàravibhaíga) nói rõ đặc trưng của các phạm trù. 2. Sự ứng dụng của các phạm trù (Pàli: Hàrasampàta), phân giải mọi chi tiết của các kinh điển, nêu rõ chúng thuộc phạm trù nào. 3. Phương pháp duyên khởi (Pàli: Nayasamuỉỉhàna) thuyết minh năm phương pháp. 4. Khởi điểm của giáo thuyết (Pàli: Sàsanapaỉỉhàna), ứng dụng mười tám câu căn bản, nêu rõ sự phân loại các kinh điển để thuyết minh. Năm 1902, sách này được Cáp địch (E. Hardy) hiệu đính, do Hiệp hội xuất bản thánh điểnPàli (P.T.S) xuất bản. [X. Bản dịch tiếng Anh Introduction, 1962 của Nànamoli – Petakopadesa …… (Thủy dã hoằng nguyên, Ấn Phật nghiên 7-2)].