châu

Phật Quang Đại Từ Điển

(珠) Phạm, Pàli: Maịi Dịch âm: Ma ni, chỉ cho ngọc báu, thông thuờng còn gộp cả dịch âm, dịch ý lại gọi là Ma ni châu. Trong các kinh luận, nhiều chỗ nói về các công đức thù thắng của Ma ni bảo châu, như trong suốt, sáng rỡ, đầy đủ mọi tướng, có khả năng chữa khỏi các bệnh lạnh, nóng, lở loét, phù thũng, cho đến nọc độc của các loài ong, rắn, rết v.v…… là một trong bảy thứ báu của vua Chuyển luân thánh vương. Trong kinh điển còn dùng làm thí dụ, như trong Y châu dụ (dụ hạt ngọc trong áo), đem viên ngọc thí dụ sự ngu tối của phàm phu, chẳng biết trong tâm của chính mình vốn có sẵn tính Như Lai tạng – Kế châu dụ (dụ viên ngọc trong búi tóc) dùng viên ngọc thí dụ thực lý nhất thừa. Ngoài ra, thông thường phần nhiều cũng dùng nó để thí dụ diệu lý thực tướng. (xt. Y Châu Dụ, Kế Châu Dụ).