chân vọng tụng

Phật Quang Đại Từ Điển

(真妄頌) Vào thời vua Trung tôn nhà Đường, sư Phục lễ có làm 10 câu kệ tụng để hỏi các học giả bốn phương về mối quan hệ giữa Chân như vàVô minh. Bài kệ ấy là (Vạn tục 148, 297 thượng): Pháp chân, tính vốn sạch, vọng niệm từ đâu ra? Từ chân sinh ra vọng, vọng ấy ngừng ở đâu? Không đầu thì không cuối, có cuối phải có đầu – không đầu và không cuối, lòng ngờ mãi lý này, xin mở máy nhiệm màu, nhờ đó thoát sống chết. Ý là chân như pháp tính xưa nay vốn trong sạch, vậy thì vô minh vọng niệm sinh khởi từ đâu? Nếu từchân như mà sinh, thì cũng như chân như, vô minh không có cuối, và khi diệt hết vô minh, thì cuối cùng vô minh lại trở về chân như chăng? Trong tông môn, bài tụng này được lưu truyền khá thịnh, học giả các đời cũng hết sức giải thích, trong các sách thấy rải rác các chú sớ, như các ngài Lợi thiệp thuộc tông Pháp tướng ở chùa An quốc, Trừng quán thuộc tông Hoa nghiêm ở chùa Thanh lương, Hoài huy, Đức hồng (Giác phạm) thuộc Thiền tông ở chùa Chương kính, Tri lễ, Như cảo, Khả độ thuộc tông Thiên thai v.v…… [X. Hoa nghiêm kinh đại sớ sao Q.34 phần dưới – Viên giác kinh lược sớ sao Q.7 (Tôn mật)].