chân tục nhị đế

Phật Quang Đại Từ Điển

(真俗二諦) Phạm: Paramartha–saôvfti–satyau. Là chân đế và tục đế nói gộp lại. Chân đế còn gọi là Thắng nghĩa đế, Đệ nhất nghĩa đế, chỉ lý chân thực bình đẳng – Tục đế còn gọi là Thế tục đế, Thế đế, chỉ lý thế tục sai biệt. Ngoài ra, chân, tục cũng là tên gọi khác của sự và lý – sự lý do nhân duyên phát sinh, gọi là tục, lí tính chẳng sinh chẳng diệt, gọi là Chân. Hai chữ chân, tục là danh xưng đối nhau, vì đối nhau mà diễn thành các tên gọi khác nhau, như thế, xuất thế, tại gia, xuất gia v.v…… ý nghĩa của hai đế trong các kinh luận, Đại thừa, Tiểu thừa nói không giống nhau, các nhà trước nay như Thành thực, Tì đàm, Tam luận, Pháp tướng (Duy thức), Địa luận, Thiên thai, cũng đều thành lập nghĩa mới, khiến cho nền học vấn của Phật giáo trở thành một hệ thống lớn, như trăm hoa đua nở. (xt. Nhị Đế). CHÂN TỤC TRUNG TAM ĐẾ Tức là ba đế Không,Giả, Trung, là đế lí của Thông giáo do tông Thiên thai phán lập. Không, tức là các pháp do nhân duyên sinh, nói đó là không là tự tính không nương vào nhân duyên mà sinh, chẳng phải thực tính có, vì nương vào nhân duyên nên tạm gọi là có. Nhưng mà, vì các pháp là không, nên chẳng phải cógiả – vì là giả, nên chẳng phải thực không, lại vì là Không đế nên là thực không, vì làGiả đế nên là cógiả. Như vậy, chẳng phải có giả, chẳng phải thực không – cũng là thực không cũng là có giả, tức là Trung đế. [X. Ma ha chỉ quán Q.1 phần dưới – Pháp hoa văn cú Q.8]. (xt. Tam Đế).