chấn linh

Phật Quang Đại Từ Điển

(振鈴) Nghi thức được đặt ra để cúng dường tôn vị chính (bản tôn) và Thánh chúng trong Mật giáo. Khi thực hành, trước hết chọn nơi kết giới đặt đạo tràng, thỉnh hải hội bản tôn xong, kết ấn Hỏa viện mật phùng để hộ trì đạo tràng. Kế đến, dâng nước át già tắm gội chư tôn, đặt tòa ngồi bằng hoa để ngồi, sau đó, rung chuông để thánh chúng hoan hỉ, rồi lần lượt dâng các thứ cúng dường. Nghi thức này tuy chuẩn theo nghi thức tiếp đãi tân khách của Ấn độ, nhưng nếu theo nghĩa sâu kín mà nói, thì hành giả quán tưởng tâm mình vốn sẵn đủ bản tôn, cùng với bản tôn được mời thỉnh chẳng phải là hai, nước át già có thể rửa sạch bụi bẩn, hiển bày tâm Bồ đề vốn đầy đủ sự trong sạch. Tòa hoa tám cánh tượng trưng tâm hoa sen nở rộ – ngồi trên tòa hoa ấy là biểu thị thành Phật và ngồi trên tòa Phật. Thành Phật rồi là phần tự lợi đã viên mãn, lại mở cửa hóa tha, nói pháp độ sinh, đó tức là nghĩa Chấn linh (rung chuông) . Lại nữa, Chấn linh có ba ý nghĩa, đánh thức, vui mừng và nói pháp. Đánh thức, hàm ý đánh thức bản tôn và thánh chúng, như Chấn linh đầu tiên trong mạn đồ la cúng và Quán đính tam muội da giới nghi, có thể gọi là chuông đánh thức. Về nghi thức chấn linh, các phái nói có khác nhau, có rất nhiều phép thuật tiêu biểu, sự thực vàtruyền miệng. Ngoài ra, chấn linh cúng dường sau cùng, đặc biệt gọi là hậu linh , ý là tấu nhạc vui vẻ để tiễn đưa chư tôn trở về chỗ cũ. [X. kinh Ngũ đại hư không tạng bồ tát tốc tật đại thần nghiệm bí mật thức – Kim cương đính Liên hoa bộ tâm niệm tụng nghi quĩ – Thanh long tự quĩ kí].