chấn đán

Phật Quang Đại Từ Điển

(震旦) Phạm: Cìna-sthàna, Pàli: Cìna, hoặc Cìna-raỉỉha. Còn gọi là Chân đán, Chân đan, Chấn đan, Chiên đan, Chỉ đan, Chi nan. Hoặc gọi là Ma ha chấn đán (Phạm: MahàCìna-sthàna), gọi tắt là Chi na (Phạm: Cìna), hoặc Chí na, Trí na, Chỉ na. Cũng gọi là Ma ha Chí na (Phạm: Mahà- Cìna), Ma ha Chí na, Ma hạ chấn ban, Đại chi na, Đại chấn na, hoặc Chi na nê xá (Phạm: Cìna-deza), Cìnadịch ý là tư duy – Sthàna, dịch ý là trụ xứ. Tức người Ấn độ chỉ nước Trung quốc và các nước lân cận Trung quốc. Đại đường tây vực kí quyển 5 (Đại 51, 894 hạ), nói: Nhà vua hỏi: ‘Nước Đại Đường ở phương nào? Cách đây xa hay gần?’ Đáp: ‘Cách đây hơn vài vạn dặm về hướng đông bắc, Ấn độ gọi là nước Ma ha chi na vậy’. Các nước phía tây Á tế á và Hi lạp, La mã đời xưa, đối với Trung quốc, có hai lối xưng hô: 1. Serice (đất Chi na), hoặc Seres (người Chi na). 2. Sin, Thin (đất Chi na), hoặc Sinai, Thinai (người Chi na). Trong đó, cách gọi thứ nhất là chuyển biến từ serikon hoặc sericum (có nghĩa là lụa tơ tằm) vì Trung quốc cổ đại thường xuất biên tơ lụa sang các nước phương tây. Chi na hàm ý nước văn vật, khen Trung quốc là nước giàu sang văn vật, do đó có thể biết Trung quốc từ xưa đã được gọi là nước có tơ lụa. Về cách gọi thứ hai thì có nhiều thuyết, nhưng điểm cộng thông là từ tên nước (đời) Tần Ch’ in của Trung Quốc xưa mà ra. Tiếng Cìna còn thấy trong các sách cổ, như Ma ha bà la đa (Phạm: Mahàbhàrata), pháp điển Ma nô (Phạm: Manu), La ma da na (Phạm: Ràmàyaịa), Khảo đề lạp thực lợi luận (Phạm: Kauỉiliya Arthazàstra), Phổ lỗ cáp đặc tát mã hi tháp (Phạm: Bfhatsaôhità) v.v…… nhưng không có chứng cứ xác thực để chứng minh tiếng đó tức là Trung quốc. Ngoài những điều được nói ở trên, tên Chấn đán, Chi na thấy rải rác rất nhiều trong các kinh điển Phật giáo, Phiên dịch danh nghĩa tập quyển 3 (Đại 54, 1098 trung), nói: Đông phương thuộc Chấn, là phương mặt trời mọc, cho nên gọi là Chấn đán. Hoa nghiêm âm nghĩa phiên là Hán địa (đất Hán). Kinh Lâu thán nói: Phía đông sông Thông, gọi là Chấn đán. Vì mặt trời mới mọc, chiếu rọi góc đông cho nên gọi Chấn đán. Luận A tì đàm tì ba sa quyển 36, quyển 51, luận A tì đạt ma đại tì bà sa quyển 70, quyển 101 và luận Tạp a tì đàm tâm quyển 2 v.v…… đều bảo đất cách xa, gọi là Chấn đán, Chân đán hoặc Chí na. Kinh Phổ diệu quyển 3 phẩm Hiện thư, kinh Phương quảng đại trang nghiêm quyển 4 phẩm Thị thư và kinh Phật bản hạnh tập quyển 11 phẩm Tập học kĩ nghệ, cũng gọi sách Tần trong sáu mươi bốn sách, là Chi na thư (Phạm:Cìna-lipi), hoặc Chi na quốc thư (sách nước Chi na). Kinh Đại bảo tích quyển 10 và luận A tì đàm tì bà sa quyển 40, luận A tì đạt ma đại tì bà sa quyển 79 nói: Như lai tùy những người nghe pháp khác nhau, dùng tiếng đất Ngô, Thục, Tần hoặc Chân đan mà nói pháp. Kinh Thập nhị du chép, phương đông có Thiên tử Tấn, nhân dân nước ấy rất thịnh. Kinh Hoa nghiêm (60 quyển) quyển 29 phẩm Bồ tát trụ xứ chép, đất nước Chấn đán có nơi Bồ tát ở, gọi là núi Na la diên, chư Phật quá khứ thường ở trong đó. Kinh Đức hộ trưởng giả quyển hạ chép, đời đương lai, khi mạt pháp, ở cõi Diêm phù đề trong nước Đại tùy, có vua Đại hành ra đời, vua tin Phật pháp, cúng dường bát Phật, bát Phật sẽ đến nươc Sa lặc. Luận Chương sở tri quyển thượng chép, mạn tây bắc châu Thiệm bộ có vua tên là Cát ni thi cát, ba thời kết tập, ở nước Chấn đán phát huy Phật pháp. Những trường hợp kể trên, trong các kinh đều nói đến Chấn đán. Danh từ Chấn đán, bắt đầu được truyền ở Trung quốc vào thời đại nào, tuy không được rõ, nhưng trong Thích ca phương chí quyển thượng, thiên Trung biên có dẫn lời của Thành quang tử là Thứ sử Tần châu đi Thiên trúc vào năm Kiến an thứ 10 (205) đời Hiến đế nhà Hậu Hán như sau: (Đại 51, 949 thượng) Thành quang tử nói: ‘Nước trung Thiên trúc phía đông đến nước Chấn đán (xa) năm vạn tám nghìn dặm’ Chú thích ở bên cạnh sách trên ghi: Chấn đán là tên gọi Thần châu, do người nước ấy (Thiên trúc) đặt. Cứ theo đó, thì Chấn đán đã được người Ấn độ biết đến từ thời Hậu Hán. Tuệ uyển âm nghĩa quyển hạ chép, Chấn đán phiên là tư duy, vì người trong nước phần nhiều hay lo nghĩ, phần nhiều hay làm, tức chỉ cho nước Hán. Và Hoa nghiêm kinh sớ quyển 47, Tân hoa nghiêm kinh luận quyển 30, Hi lân âm nghĩa quyển 2 v.v…… cũng nói như thế. Nghĩa tư duy e là giải thích chữ Phạm cinta, vì hai âm cinta vàcìna có hơi giống nhau. Lại Đại đường tây vực cầu pháp cao tăng truyện quyển thượng Tuệ luân truyện chú thích rằng, Chi na tức Quảng châu, Mạc ha chi na tức chỉ Kinh sư. Ngoài ra, người Tây tạng gọi Trung quốc là Rgya hoặc Rgya-nags. Rgya là nghĩa rộng lớn, dân cư mặc áo đen [X. Thích ca phương chí Q.hạ Du lí thiên – Hoa nghiêm thám huyền kí Q.15 – Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.4.2, Q.10.2 – Đại đường trinh nguyên tục khai nguyên thích giáo lục Q.thượng – Hi lân âm nghĩa Q.10 – Đường thư tây vực liệt truyện thứ 146 thượng – Tất đàm yếu quyết Q.4 – H. Yule, H. Cordier – Cathay and the way thither – F. F. Von Richthofen: China].