CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 19

Phẩm 5: PHÂN BIỆT TÙY MIÊN

(Phần một)

1. Nói rộng tên gọi của phẩm:

Hành tướng nhỏ nhiệm chuyển tùy tăng là nghĩa tùy miên, phẩm này nói rộng tên gọi phẩm phân biệt tùy miên, tuy cũng nói triền, cấu, gốc tùy miên nên phẩm ban đầu trình bày trước cho nên nghiệp sau rõ tùy miên, nghiệp nhân là hoặc nên có khả năng chiêu cảm các cõi, nghiệp riêng mà hoặc chung nên trước nói về nghiệp, sau giải thích tùy miên. Đoạn văn trước nói thế gian phân biệt tùy miên có bao nhiêu, văn trong phẩm này phần lớn chia thành hai: Một là nói thể dụng của hoặc; hai là nói về đoạn khác nhau. Y theo môn trước lại chia làm bốn: Nói về Tùy miên nói chung các hoặc nói rộng về nghĩa môn và nói riêng về năm cái. Trong tùy miên có ba nói về: Thể số, theo thí dụ giải thích và duyên chuyển khác nhau, thể số có bốn đó là: 1. Sáu món tùy miên. 2. Nói kinh nói bảy. 3. Chia sáu thành mười và 4. Chia thành chín mươi tám. Một hàng tụng này có hai nghĩa: Một là nói nghiệp dựa vào tùy miên mới có thể chiêu cảm các cõi, hai là nói về sáu tùy miên.

Trước nhắc lại trước làm phát khởi câu hỏi, kế là nêu bài tụng để trả lời, sau giải thích văn xuôi, trong câu hỏi có hai ý: Một là hỏi nghiệp nương tùy miên; hai là hỏi thể số của tùy miên. Bốn trường hợp trong bàu tụng câu trên trả lời câu hỏi trước, ba câu dưới trả lời câu hỏi sau. Luận chép cho đến vô cảm có công năng, là giải thích câu thứ nhất, sở dĩ nghiệp lìa tùy miên không cảm mà có công năng vì các tùy miên là bổn hữu.

2. Mười công năng của phiền não:

Luận chép: Tại sao tùy miên có thể làm bổn hữu, là hỏi lý do? Luận chép: Vì các phiền não hiện khởi có công năng làm thành mười việc, là đáp chung.

1/ Kiên căn bản, dưới đây là giải thích mười việc, Luận Chánh Lý chép: Vì làm cho được vững chắc để đối trị xa lìa, thuật rằng: Do đắc không xả tùy miên thường khởi, nếu không đắc thì phiền não không sinh, nên được thành căn bản. Vì phiền não thường khởi đối trị xa, khiến cho được bền chắc gọi là kiên căn bản.

2/ Lập nối tiếp theo Luận Chánh Lý chép: Vì có công năng làm cho các pháp nối tiếp khởi.

3/ Trị tự do theo Luận Chánh Lý chép: Làm cho sở y chỉ thuận với trụ kia, thuật rằng vì khiến cho thân sở y thuận với năng y.

4/ Dẫn đẳng lưu, Luận Chánh Lý chép: Vì năng dẫn như tự tùy phiền não, thuật rằng: Có thể dẫn khởi tương tợ tùy phiền não.

5/ Phát nghiệp hữu, Luận Chánh Lý chép: Vì phát khởi công năng chiêu cảm nghiệp hậu hữu.

6/ Nhiếp tự cụ, Luận Chánh Lý chép: Vì có thể thường nhiếp khởi phi lý tác ý.

7/ Trình bày sở duyên, theo Luận Chánh Lý vì hai chánh giác tuệ của tự thân .

8/ Đạo thức lưu, theo Luận Chánh Lý đối với sở duyên của hậu hữu có công năng dẫn phát thức, thuật rằng: Có thể dẫn hậu hữu kiết sinh thức và dẫn nhiễm thức thương duyên cảnh.

9/ Vượt thiện phẩm, luận Chánh Lý nói vì làm cho các pháp thiện đều lui sụt.

10/ Nghĩa rộng ràng buộc cho đến tự giới địa, theo Luận Chánh Lý khiến không thể vượt tự giới tự địa, vì năng nuôi lớn nhiễm ô giới, thuật rằng: Giới là nghĩa của nhân, phiền não hiện hành làm cho nhiễm ô, nhân thêm lớn nên gọi là nuôi lớn nhiễm ô giới, hoặc nuôi lớn tự giới nhiễm ô, nên không thể vượt tự giới.

3. Tổng kết đáp:

Luận chép: Do tùy miên này cho đến có cảm có công năng, là tổng kết đáp: Luận Chánh Lý chép mặc dù người lìa nhiễm cũng gây ra nghiệp thiện mà không có thể lực để chiêu cảm thân hậu hữu. Trên nói hữu là đồng thời y cư dẫn quả, hoặc y theo phát nghiệp cảm, hữu, tức chỉ có dị sinh, hoặc y theo sự trợ giúp của nghiệp xưa, kiết sẽ sinh hữu, tức có cả Hữu học. Do ba nghiệp này Vô học không thọ hậu hữu, đây lược nên biết cho đến vô minh kiến nghi, giải thích ba câu sau bài tụng. Phiền não căn bản lược chia thành sáu phần, hành, bộ, giới phần tức chín mươi tám kiết sử, nay lại nêu sáu. Cho nên lược nên biết khác nhau có sáu cho đến kiến nghi: Luận chép: Trong bài tụng cũng nói cho đến nghĩa như sau sẽ nói. Giải thích riêng y sắp xếp trong bài tụng. Như áo dính bụi tùy người mặc, tham thấm nhuận cảnh sân cũng tùy theo đó tăng, chẳng phải chỉ đối với sân mạn v.v… cũng thế, nên cũng nói mạn.

Luận chép: Thinh hiển sáu thể đều khác nhau, giải thích riêng sự sắp xếp ý trong bài tụng, chuyển “Cập” là giải thích trái nhau. Muốn nói lên thể tánh khác nhau của sáu tùy miên đều phân biệt khác nhau, nên sắp xếp cho kịp chữ. Luận chép: Hoặc thể tánh của các tùy miên chỉ có sáu, dưới một hàng tụng là thứ hai, hội kinh có bảy. Trong bài tụng có bốn trường hợp, câu thứ nhất trả lời lý do tăng bảy, vì tham chia thành hai, câu thứ hai chỉ cho tăng tham, câu thứ ba, giải thích có tham, câu thứ tư giải thích có nhân lập. Trong duyên khởi nên nói nội là có, biết hai cõi trên chẳng phải giải thoát, nên kinh nói bảy giải thích câu ban đầu, lời văn rất dễ hiểu. Thế nào là bảy, là hỏi danh thể.

4. Nêu bảy tên gọi:

Luận chép: Dục tham tùy miên cho đến bảy là nghi tùy miên, là nêu bảy tên gọi. Luận chép: Dục tham tùy miên cho đến gạn hỏi cũng như vậy, cả hai đều thiếu lời gạn hỏi, sư Kinh bộ y theo hiện hành gọi là Triền, chủng gọi là tùy miên, theo Đại chúng bộ v.v… thể của tùy miên là bất tương ưng hành, tức là tùy miên của dục tham. Theo Hữu Bộ dục tham tức là tùy miên, hai thứ trước thuộc chủ. Hữu Bộ thuộc trì nghiệp. Luận chép: Nếu thế có lỗi gì, là hỏi lại hai giải thích cả hai đều có lỗi là gạn hai tông hoặc thể của dục tham và tùy miên dứt, đây nêu ra lời trái với Hữu Bộ. Nói dục tham triền là có thể dứt trừ đoạn tùy miên, do thể đều khác nhau nên có ngôn thuyết đồng thời . Hoặc triền tức là tùy miên, đâu cần phải thêm chữ.

Nếu là dục tham cho đến ba căn tương ưng, đây là cùng kinh bộ nêu ra lỗi, hoặc cho rằng tùy miên của dục tham thì đồng với Đại chúng bộ là tâm bất tương ưng. Nếu như thế trái với luận này đã nói dục tham tùy miên tương ưng với ba căn hỷ, lạc và xả, Sư Tỳ-bà-sa nói tức là tùy miên, trình bày là Hữu Bộ tông, Luận chép: Há không trái với kinh, là nêu kinh để vặn hỏi. Luận chép: Không có lỗi trái kinh cho đến vì tùy phược, đây là giải thích kinh. Luận Chánh Lý chép: Kinh nói tùy miên dứt, hiển bày dục tham triền không có nghĩa dứt khác, nghĩa là lúc dứt tám phẩm tu thì dứt, một phẩm tùy miên cũng có thể tùy phược,vì hiển bày thể dứt nói chánh dứt trừ, đồng thời tùy miên dứt là nói tùy phược đều hết, mặc dù dứt phẩm trước, phẩm sau tùy phược. Lúc dứt phẩm trước là chánh dứt trừ và sau dứt chung là tùy phược dứt.

5. Giải thích kinh:

Luận chép: Hoặc kinh đối với đắc cho đến lập ra các tưởng như khổ v.v… là thứ hai giải thích kinh, thể của lửa chẳng phải khổ, do năng sinh khổ nên giả đặt tên khổ, được tùy miên mặc dù chẳng phải tùy miên vì được tùy miên. Kinh đối với kia được giả lập tùy miên, lúc dứt tham gọi là chánh dứt trừ vì được dứt nên nói là tùy miên dứt. Luận chép: A-tỳ-đạt-ma cho đến là pháp tương ưng, là giải thích kinh theo luận, kinh y theo giả nói được thành tùy miên. Luận y theo thật luận tức tham làm thể, do đây nên nói tùy miên là pháp tương ưng của tâm. Luận chép: Lý gì làm chứng để biết chắc tương ưng? Là lại nêu Hữu bộ. Luận chép: Do các tùy miên chẳng phải tâm bất tương ưng, thuật rằng: Là cách giải thích của Luận sư Pháp Thắng. Có nói trong luận tạp tâm Luận Chánh Lý chép: Trong đây, Kinh chủ trước nêu lời của Tôngiả Pháp Thắng nói, do các tùy miên là tương ưng, trong văn có ba: 1. Thuận giải thích. 2. Trái lại thành. 3. Thuận kiết, do ba nhân làm chứng chắc chắn tương ưng, vì nhiễm vào tâm, vì ngăn che tâm vì trái với thiện. Đây là nêu ba nhân nghĩa là các tùy miên làm nhiễm não tâm, là giải thích nhân thứ nhất, chưa sinh thiện thì không sinh giải thích nhân thứ hai, do ngăn che tâm làm cho thiện không sinh, đã sinh thì thiện lui sụt, là giải thích nhân thứ ba. Do trái với thiện nên làm cho thiện lui sụt, do vậy thể của tùy miên chẳng phải bất tương ưng kiết thành.

6. Giải thích ngược lại:

Luận chép: Nếu bất tương ưng cho đến thường hiện tiền: Kế là giải thích ngược lại pháp tương ưng làm tùy miên, lúc khởi thì che lấp thiện làm cho không sinh được, nếu lúc không khởi thì tâm thiện sẽ khởi. Hoặc thể của tùy miên là bất tương ưng thì thường nối tiếp ở thân không dứt, hoặc làm chướng thiện, lúc thiện không khởi. Vì bất tương ưng thường hiện tiền, các pháp thiện là pháp tương ưng, kiết thành, Luận chép: Ở đây đều chẳng chứng minh là tổng kết chẳng phải ba nhân, vì sao? Là Hữu Bộ hỏi nếu chấp nhận tùy miên là tùy miên tạo tác, là Đại chúng bộ giải thích lý do tông ta chấp nhận tùy miên cho đến là bất tương ưng thì ba việc trên là triền tạo tác, không chấp nhận ba việc trên là tùy miên tạo tác, nhưng Luận sư Kinh bộ đã nói là thiện, Luận chủ phê bình chấp nhận nghĩa của Kinh bộ. Kinh bộ đối với việc này nói thế nào? Là Đại chúng bộ hỏi.

Luận chép: Vì kia nói dục tham cho đến gọi là phược, là đáp kinh bộ tông, nhưng thể của tùy miên chẳng phải tâm tương ưng, khác với Hữu Bộ chẳng phải bât tương ưng, khác với Đại chúng bộ. Luận chép:

Sao gọi là thùy? Là hỏi, Luận chép: Nghĩa là tùy theo hạt giống không hiện hành, là đáp sao gọi là giác, là hỏi, luận nói đó là các phiền não hiện khởi ràng buộc tâm, Luận chép: Tại sao gọi là hạt giống phiền não? Nghĩa là trên tự thể cho đến năng sinh phiền não, đó là huân vào tự thể, năng sinh công năng khác nhau của đương quả hạt giống gọi là, công năng khác nhau gọi là khác nhau. Luận chép: Như niêm hạt giống cho đến công năng khác nhau, Luận chủ dẫn hai thí dụ để bác bỏ Đại chúng bộ đây là thí dụ thứ nhất. Theo luận Chánh Lý bác bỏ cả Hữu Bộ, Đại chúng bộ chấp nhận do năng lực phiền não, có riêng tâm tùy miên bất tương ưng gọi là hạt giống phiền não, niệm chủng tức là trí sở chứng sinh ra công năng khác nhau không có thể tánh riêng, nay dẫn cùng chấp nhận niệm chủng và so sánh với bác bỏ tùy miên.

7. Dẫn thí dụ để bác bỏ:

Luận chép: Lại như mầm v.v… cho đến công năng khác nhau, là dẫn thí dụ thứ hai để bác bỏ, hai thí dụ này phá tùy miên là bất tương ưng, Luận chép: Hoặc chấp phiền não cho đến không thể đắc, đây hợp với hai thí dụ đồng tùy miên, đều là nhân huân tập đồng thời là hạt giống. Một có thể tánh là bất tương ưng, hai là không có thể tánh chỉ là công năng khác nhau nhân duyên khác nhau thì không thể được. Luận Chánh Lý lập thí dụ như niệm hạt giống, là chứng trí sinh, năng sinh đương niêm công năng khác nhau cũng không tương tợ, do tông ta nói niệm hạt giống, đối với chứng trí hậu ban đầu lặp lại duyên. Thật niệm từ trước chứng trí chung khởi niệm sinh sau năng sinh ở thời gian sau đắc trí câu niệm, đây là nói ngay niệm trước, niệm sau dẫn dắt nhau, vì phó cảm công năng khác nhau, tự thể chung sinh, không có thật phiền não riêng từ triền trước khởi, năng sinh phược sau có thể gọi là hạt giống tùy miên phiền não, cho nên thí dụ cách nhau rất xa đối với pháp, pháp của hai thuyết đều khác nhau, nói rõ thuận Luận Chánh Lý, văn của hai thí dụ cũng đối với Hữu Bộ, là Luận chủ giải thích.

Địa vị chứng trí ở trước nhóm chung huân thành gọi là hạt giống riêng công năng khác nhau, công năng của hạt giống khác nhau. Năng sinh trí niệm sau nhóm pháp. Do trí của vị trước có công năng quyết đoán, đồng thời ghi nhớ khiến cho hậu vị ghi nhớ rõ ràng, vị trước đều đặt tên Trí, vị sau đều đặt tên là niệm. Thân chứng cảnh tâm gọi là trí, sau đó ghi nhớ không quên gọi là Niệm.

8. Hữu bộ vặn hỏi:

Nếu thế sáu lần sáu đến tham tùy miên, là vặn hỏi trái Kinh của Hữu Bộ, theo kinh nói đối với lạc thọ có tham tùy miên nên biết tức là tương ưng với, tham, kinh chỉ nói có trái hại nhau chỗ nào, là kinh bộ giải thích. Khi nào có, là Hữu Bộ hỏi, Luận chép: Đối với kia lúc ngủ cho đến lập tưởng tùy miên kinh bộ trả lời có hai cách giải thích một là lúc ngủ, hai làe nhân đặt tên quả, tưởng là tên khác của danh nghĩa là đối với tại vị, triền đặt tên tùy miên, Luận chép: Nói phụ thôi dứt nên nói chánh thức, là chánh giải thích văn tụng. Tham chia làm hai, là dục có tham là chánh giải thích bài tụng, Luận chép: trong đây có tham cho đến tham trong hai cõi, là nêu thể có tham. Luận chép: Tên của nhân gì chỉ với kia đặt tên gọi? Là hỏi, ba cõi đều gọi là hữu, vì sao chỉ hai cõi trên gọi là hữu tham, tham đó phần nhiều nương tựa nên đặt tên hữu tham là giải thích. Trong đó có hai: Một là do nhiều nội mòn chuyển nên gọi là hữu tham, hai là vì ngăn tưởng giải thoát kia nên hai cõi trên gọi là Hữu, đây là giải thích đầu. Luận chép: Lại do có người cho đến chẳng phải chân giải thoát, là giải thích thứ hai trước đó cõi trên duyên nội hữu, gọi là hữu tham, vì sau dứt tà chấp, đối với hai cõi trên đặt tên hữu tham. Luận chép: Tự thể trong đây cho đến đặt tên hữu tham, là giải thích tự thể gọi là hữu. Đẳng chí và thân sở y đều là tự thể, chẳng phải cảnh bên ngoài, hữu có nhiều loại, như nói ba hữu tức là ba cõi. Trong đây nói hữu nghĩa là tự thể, hai cõi trên tham nhiều vị tự thể, chẳng phải vị mê đắm cảnh vì lìa dục, tham, chỉ đối với hai cõi trên đặt tên hữu tham. Đã nói hữu tham không hiển bày riêng, giải thích văn tụng chỉ nói hữu tham cho đến không giải thích dục tham, cho nên đã nhiều duyên tự thể gọi là hữu tham, xét biết duyên nhiều cảnh bên ngoài gọi là tham dục.

9. Phân chia pháp số:

Luận chép: Tức ở trên nói, một bài tụng dưới là thứ ba y theo luận này chia sáu thành mười đặt câu hỏi bài tụng trả lời, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Cho đến năm nghi trong đây kiến chia làm năm nên thành mười, là nêu tên nên biết, Luận chép: Lại tức sở thuyết cho đến nếu chúng tôi muốn nói, dưới đây là thứ tư y theo luận này chia sáu thành chín mươi tám, trong văn có ba một là nói về chín mươi tám, hai là nhẫn trí đoạn, ba là tướng riêng của năm kiến, đây là phần đầu, nêu câu hỏi, đáp bằng bài tụng, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Cho đến thành chín mươi tám, là giải thích chung bài tụng. Luận chép: Trong sáu cho đến như trước đã nói, một trong trong sáu kiến giải khác nhau chia làm năm kiến, như trước đã nói. Luận chép: Tức ở đây nói cho đến ba cõi Vô Sắc, đây là giải thích chung về bộ, giới, vả lại cõi Dục có mười, bảy, bảy, tám, bốn, đây y theo năm bộ hoặc số cõi Dục,

khổ có mười, tập diệt mỗi loại có bảy, đạo có tám, tu có bốn thành ba mươi sáu. Thế nào là như thứ lớp mười, bảy, tám, bốn, năm bộ trên cho đến ba mươi sáu thứ, ở đây y theo bộ để nói, bộ nghĩa là bộ loại, các phần, văn còn lại rất dễ hiểu vì ba mươi hai thứ trước cho đến kia. Mới dứt phần kiến tu. Lúc mới thấy đế gọi kiến thì dứt, do kiến cho đến lia mới đoạn, chia ra kiến, tu. Lúc vừa thấy đế liền dứt gọi là kiến thì dứt, do thấy thì dứt không đợi tu nên gọi là kiến thì dứt. Thường tu đạo kia mới dứt gọi là tu thì dứt, phải đợi tu tập mới đoạn nên gọi tu thì dứt, như thế đã nói về choa đến tu thì dứt, nói về năm bộ thông cuộc lời văn rất dễ hiểu, Luận chép: Trong đây tướng gì cho đến gọi là tu thì dứt, nói về bốn hoặc như năm dứt tham…

10. Luận chủ tự hỏi đáp:

Luận Chánh Lý chép: ở đây Kinh chủ tự hỏi đáp rằng trong đó thấy tướng khổ gì mà dứt đến tướng gì là tư thì dứt. Hoặc duyên kiến thì dứt là cảnh gọi là kiến thì dứt, ngoài ra gọi là thì dứt, điều này không đúng vì sao? Vì biến thành tùy miên duyên năm bộ, thì thấy khổ đoạn tập tùy miên, lẽ ra cũng có cả thấy tập khổ v.v… thì dứt. Lại kiến diệt, đạo thì dứt tùy miên, duyên chẳng phải pháp thì dứt, sẽ đoạn cái gì, do vậy kia chẳng khéo lập tướng thì dứt, hoặc thấy duyên khổ làm cảnh gọi là thấy khổ, tức là pháp khổ, khổ loại trí nhẫn. Hai thì dứt này đều gọi là thấy khổ thì dứt, cho đến thấy đạo thì dứt cũng vậy, thường tập gọi là Tu. Nghĩa là người thấy dấu đạo là được nghĩa trên, đối với khổ… trí thường huân tập gọi là tu, đạo đã trừ gọi tu thì dứt, do vậy gọi là khéo lập tướng thì dứt.

Có người nêu sư Câu xá chống chế rằng Luận Chánh Lý hiểu lầm văn của tôi cho rằng chỉ duyên đế thì dứt này làm cảnh, gọi là thấy đế này mà đoạn. Cho nên dùng duyên bộ khác và duyên vô lậu làm vặn hỏi, hoặc duyên thấy đế này làm cảnh, hoặc duyên thấy đế thì dứt này làm cảnh, gọi kiến thử đế thì dứt. Bộ khác duyên hoặc và duyên vô lậu, nên biết hoặc duyên kiến bị cảnh sở nhiếp, do duyên đế cách giải thích này chẳng khác thuyết của ta, nay xét kỹ: Giải thích này chưa dứt được câu vặn hỏi, giải thích rằng hiểu lầm văn của ta, xét kỹ giải thích, giải Chánh Lý y văn, đây giải thích thêm chữ dâu phải thêm chữ là đúng, y văn bị sai lầm. Lại chép: Các bộ khác duyên hoặc, và duyên vô lậu, nên biết hoặc duyên kiến bị cảnh thu nhiếp, do duyên đế vô lậu duyên hoặc và khổ tập hạ tà kiến, nghi, vô minh tự giới, duyên có thể như vậy, vì thân duyên đế. Lúc thấy đế này thì đoạn khổ tập cõi dưới khác duyên hoặc là thuộc vào cái gì, hoặc này chẳng phải duyên thấy đây thì dứt và thấy đế này, lúc dứt không thấy sở duyên kia.

Nếu cho rằng tuy không thấy sở duyên kia, thấy đế này đoạn nên gọi là thấy đây thì dứt, ở đây nên gọi chung là thấy đây thì dứt, lúc thấy đế này chính thân bị mê duyên nhiều lớp đều dứt ngay, gì sao thêm văn. Nay xét chánh Lý vọng bài xích, bừa bãi trong đây Câu xá nói tướng năm dứt. Tham sân, mạn cỏi Dục và tương ưng vô minh năm tưởng đoạn bốn phiền não này nêu tu đạo đoạn duyên chung việc khác. Nếu thấy đạo đoạn bốn đế đều trùng duyên hoặc khởi, tức từ sở duyên chia ra bốn đoạn kia. Do luận này nói hoặc duyên kiến này, thì dứt làm cảnh gọi là thấy thì dứt còn lại gọi là tu thì dứt theo Luận sư Chánh Lý hiểu lầm Câu xá bèn bác bỏ bừa bãi.

11. Hỏi đáp về phiền não:

Hỏi làm sao biết được khổ tập cho đến hạ tham, sân, mạn v.v… chỉ duyên nhiều lớp khởi không đích thân duyên đế? Trả lời y theo Thức Thân Túc Luận quyển mười một chép: Nào có cõi Sắc kiến thì dứt tâm, chắc chắn chỉ duyên pháp hữu phú vô ký? Đáp có nghĩa là cõi Sắc hệ thấy khổ tập thì dứt tương ưng tâm bất thấy tùy miên, và sắc giới hệ thấy diệt đạo thì dứt hữu lậu duyên tùy miên. Tùy miên thấy đế dứt lẽ ra có bốn trường hợp, có khi chỉ duyên đế, đó là tà kiến, nghi, độc đầu vô minh. Có khi chỉ có trọng duyên, đó là tham, sân, mạn và tương ưng vô minh kia, có khi gồm cả hai thứ đó là kiến giới thủ, trường hợp thứ tư rất dễ hiểu, như vậy trong sáu thứ nói chín mươi tám kiết thành tổng số, lời văn dễ hiểu.

Hỏi chín địa năm bộ, đều khác nhau, vì sao ở đây y theo giới khác nhau, để kiến lập tùy miên mà chẳng y theo địa khác? Đáp do lìa giới tham kiến lập biến tri, quả Sa-môn, nghĩa là lập hai thứ này do dứt tùy miên, vì đoạn tùy miên y theo giới chẳng phải địa, không y theo địa kiến lập tùy miên. Lại giải thích tuy trong một giới các địa khác nhau, đồng giới tùy miên tánh ít tương tợ nên y theo giới, không nói y theo địa, cõi trên không có sân như trước đã giải thích. Luận chép: Ở đây nói cho đến trí sở hại, là nói chín mươi tám tu dứt.

Luận chép: Như trước đã nói một hàng tụng sau là thứ hai nói về nhẫn thì dứt có định và bất định, trí đoạn chỉ có định khác nhau, luận Bà-sa quyển năm mươi mốt chép nghĩa của hàng trước một là bất cộng, hai là rốt ráo, ba là đầu tiên. Bất cộng tiền hành, hoặc các phiền não chung ba cõi hệ, chỉ thấy thì dứt có hai câu, chẳng phải tưởng một địa, chỉ kiến thì dứt, chỉ có bậc Thánh đoạn. Tám địa dưới có cả hai hạng người, Thánh giống đoạn chỉ có thấy thì dứt, dị sinh đoạn chỉ tu dứt, do phi tưởng địa thấy thì dứt làm tiền hành, vì thấy đạo không cùng đáp trước rốt ráo tiền hành, hoặc các phiền não chỉ có hệ cõi Dục, có cả năm bộ, kia tu là tiền hành có hai câu, hoặc tu thì dứt, hoặc kiến tu thì dứt, tu thì dứt là quyết định, hoặc Thánh hoặc phàm đều là tu thì dứt, thấy thì dứt không chắc chắn, phàm phu đoạn là tu dứt, tu dứt quyết định nên trả lời trước, trong năm môn là sau rốt nên gọi là rốt ráo tiền hành.

Tối sơ tiền hành, hoặc các phiền não có cả ba cõi hệ, có cả năm bộ, kiến kia là tiền hành có ba câu, phi tưởng kiến thì dứt chỉ có bậc Thánh đoạn, chỉ đạo vô lậu đoạn, chỉ thấy thì dứt là câu thứ nhất. Tám địa dưới chẳng phải chỉ thấy thì dứt là câu thứ nhất, tám địa dưới chẳng phải chỉ thấy thì dứt, nên không được lập, không so sánh với tu đạo, tu đạo địa dưới chỉ có tu dứt, cho nên được lập, tu thì dứt có cả tám địa dưới đều tu thì dứt có cả phàm Thánh đoạn, một địa phi tưởng chỉ có bậc Thánh đoạn, chỉ có đạo vô lậu đoạn, do đồng tu dứt, được lập thành một hay câu thứ hai. Không so sánh với thấy đạo, do có chắc chắn nên chẳng phải câu thứ ba, do dưới được lập phàm Thánh lâu, vô lậu, bất định cho nên chẳng phải câu thứ nhất. Tám địa dưới sở thấy thì dứt chỉ có bất định nên là câu thứ ba.

Hỏi tiền hành nghĩa là gì? Đáp trước lập nghĩa trước đáp nghĩa nghĩa là tiền hành, như tiền hành đầu tiên trước lập kiến thì dứt, kế lập tu thì dứt, sau lập bất định, đây là dựa theo luận Bà-sa lập theo thứ lớp. Luận chép: Cho đến mới có thể dứt, là giải thích hai câu trên, nhẫn thì dứt là kiến thì dứt, trong hữu đảnh địa chỉ có kiến chẳng có tu, do trí thế tục không thể dứt. Tâm địa còn lại thuộc trí sở đó, là giải thích câu thứ ba, tám địa dưới có cả hai đoạn, hoặc bậc Thánh vừa thấy đế lý liền cắt đứt, không chấp nhận tu, phàm phu không thấy đế lý phải nương thường tu mới đoạn được, Luận chép: Trí sở hại cho đến trí thì dứt, đây là giải thích câu thứ tư, nói trí thì dứt dtức tu thì dứt, ở đây chỉ có tu dứt không có kiến Luận chép: Có Luận sư khác nói cho đến kiến thì dứt hoặc, trở xuống là nêu chấp của Sư khác, luận Bà-sa quyển chín mươi chép: Hoặc lại có chấp dị sinh không thể dứt kiến thì dứt tùy miên. Có chỗ khác lại chấp dị sinh không thể cắt đứt các tùy miên, chỉ có thể chế phục, luận Bà-sa quyển năm mươi mốt cho rằng Thí Dụ Giả nói rằng:

Dị sinh không thể dứt các phiền não.

12. Nêu chấp của sư khác:

Luận chép: Như Đại phân biệt cho đến các kiến hiện hành dẫn hai kinh làm chứng nên biết, Luận chép: Nghĩa là đối với mé trước các kiến chưa dứt dẫn hoàn toàn là dẫn trong sáu mươi hai kiến của kinh Phạm Võng. Một phần thường v.v… chứng minh lý do phàm phu không dứt kiến hoặc. Chứng minh cho, trong sáu mươi hai kiến phân biệt mười tám mé trước, đó là bốn biến thường luận, bốn một phần thường luận, hai Vô nhân sinh luận, bốn hữu biên đẳng luận, bốn bất tử kiểu loạn luận. Mé sau phân biệt kiến có bốn mươi bốn, đó là mười sáu Hữu tưởng luận, tám Vô tưởng luận, tám Phi hữu tưởng Vô tưởng luận, bảy Đoạn diệt luận, năm hiện pháp Niết-bàn luận. Y theo quá khứ khởi phân biệt kiến gọi là mé trước, y vị lai khởi phân biệt kiến gọi là mé sau, y đời hiện tại bất định, hoặc sau quá khứ nên gọi là sau, trước vị lai nên gọi là trước, bốn biến thường luận một do ức kiếp, đó là do hay nhớ một hoại kiếp thành, hoặc hai hoặc ba cho đến tám, mười, kia liền chấp ngã, thế gian đều thường. Hai là do ức sinh, nghĩa là do có thể nhớ việc trong một đời, hoặc hai, hoặc ba, cho đến việc trăm, ngàn đời, kia bèn chấp ngã, thế gian đều thường, ba là do thấy sinh tử, nghĩa là nhờ thiên nhãn thấy các hữu tình lúc sinh lúc chết, các uẩn nối tiếp. Do đó bèn chấp ngã và thế gian đều thường, bốn là do tầm tứ nghĩa là tầm tứ luống dối như thế, chấp ngã thế gian đều thường trụ.

13. Bốn thứ khắp thường:

Bốn thứ khắp thường này lấy chấp thường kiến làm tánh, một phần thường do Đại phạm, nghĩa là từ Phạm Thế sinh xuống nhân gian này, vì đắc thần thông tùy niệm khởi chấp như thế. Chúng ta đều do Đại Phạm thiên vương tạo hóa, Phạm vương có thể hóa ra thường trụ kia, chúng ta là sở hóa cho nên là vô thường. Hai là do đại chủng hoặc tâm, nghĩa là nghe Đại Phạm nói đại chủng, hoặc tâm tùy một là thường, liền khởi chấp này, ngã dùng đại Phạm Thiên vương làm lượng. Thế gian một phần là thường trụ, một phần vô thường. Ba là trời Du hí vọng niệm, nghĩa là có từ trước trời hí vọng trôi lăn sinh cho đến thế gian này, vì đắc thần thông túc trụ, bèn khởi chấp như vậy, những người không cực du hí quên thất niệm ở thường trụ kia, chúng ta do cực du hí vọng niệm, từ chỗ ấy chìm đắm nên là vô thường. Bốn là do trời ý phẫn, cũng đồng như trên. Là bốn một phần thường cũng lấy thường kiến làm thể.

Hai là vô nhân luận, một là từ tầng trời Vô Tưởng sinh xuống thế gian này, do đắc túc trụ thông, hay nhớ xuất tâm Vô tưởng và các giai vị sau, mà không thể nhớ là nêu tâm các giai vị về trước, mà nói rằng ta vốn từ không mà khởi. Hai là tầm tứ luống dối nghĩa là tầm tư tức thân vị trước đều có thể ghi nhớ, nếu đời trước có việc kia thì lẽ ra trong thân này cũng nhớ, đã là không ghi nhớ nên biết kia không, thuộc về tà kiến. “Đẳng” là chấp bình đẳng bốn hữu biên, bốn bất tử biểu loạn luận. Trên đây tất cả đã lìa dục nhiễm rồi, với pháp cõi Dục khởi thượng kiến, chẳng phải hoặc cõi Sắc duyên cõi Dục khởi chấp bậc thượng , vì với cảnh cõi Dục đã lìa tham, chắc chắn chưa dứt các kiến ở cõi Dục, là tổng kết chứng minh.

14. Nêu giải thích của Hữu bộ:

Luận chép: Sư Tỳ-bà-sa cho đến Đề-bà-đạt-đã, là nêu giải thích của Hữu Bộ, chấp của Hữu Bộ, lìa dục tham và dứt kiến hoặc lúc khởi lên kiến này thì tạm lui sụt nhiễm, như Đề-bà-đạt-đa đắc định căn bản nên có thể biến hóa, lui sụt sắc định nên ăn đàm dãi của Xà vương. Luận chép: Do hạnh có khác nhau một hàng tụng dưới đây là thứ ba giải thích năm kiến khác nhau. Chấp ngã và ngã sở là Tát-ca-da-kiến, đây là tên khác. Luận chép: Vì hoại nên gọi là Tát cho đến bèn chấp ngã Luận chủ dẫn Kinh bộ giải thích, lời văn rất dễ hiểu. Luận Chánh Lý bác bỏ rằng nếu thế cần gì nêu tát thinh. Nhưng Ca-da thinh đủ ngăn thường rồi, thế thì chỉ đặt tên Ca-da-kiến. Vì không có pháp nào là thường mà có thể nhóm họp, cần gì trên thân nêu hoại thinh. Luận chép: Tỳ-bà-sa cho đến gọi Tát-ca-da Luận chủ dẫn hữu bộ để giải thích, Hữu Bộ không chấp nhận duyên không khởi lự, pháp tâm tâm sở phải nương hữu pháp làm sở duyên, Kinh bộ tông nói chấp nhận duyên vô pháp cũng được sinh tâm.

15. Giải thích lý do:

Luận chép: Các kiến chỉ duyên cho đến năm thủ uẩn khởi, là giải thích lý do chỉ có ngã kiến gọi là hữu thân, trước giải thích lý do, sau dẫn văn chứng minh lời văn rất dễ hiểu, nhưng luận Tỳ-bà-sa chấp ngã này hoặc y theo uẩn mà nói, hoặc là hai mươi hoặc sáu mươi lăm, hoặc y theo giới xứ có nhiều loại. Y theo uẩn có hai mươi là phân biệt hành duyên uẩn, không phân biệt chỗ sở khởi, tức có hai mươi. Nói phân biệt hành duyên uẩn, hành là hành giải, duyên là sở duyên, dùng năm uẩn làm sở duyên chia ra hành giải kia. Uẩn đều có bốn: Một ngã kiến và ba sở kiến. Một là sắc và ngã làm đồng bộc tức hệ thuộc vào ngã, hai là sắc và làm anh lạc trang nghiêm ngã, ba là sắc và ngã làm ra khí cụ, vì trong khí cụ có ngã, mỗi uẩn có bốn hành duyên, hợp lại thành hai mươi, tuy là ba thứ hành duyên uẩn mà không phân biệt chỗ sở khởi.

Nếu phân biệt chỗ sanh khởi thì thành sáu mươi lăm đó là sắc có mười ba thứ thọ và ngã là đồng bộc, anh lạc khí cho đến với thức cũng có ba thứ. Ba là bốn mươi hai chấp làm ngã tổng cộng có mười ba, năm uẩn mỗi uẩn có mười ba thành sáu mươi lăm. Y theo xứ giới tác pháp đúng như lý nên suy nghĩ. Luận chép: Tức đối với sở chấp cho đến đoạn thường biên, là chấp biên kiến. Duyên biên khởi chấp gọi là biên chấp, biên chấp tức là kiến gọi là biến chấp kiến. Luận chép: Đối với thật có thể cho đến gọi là tà kiến, là giải thích tà kiến. Luận chép: Tất cả vọng kiến cho đến ngoài ra là tăng ích, là giải thích lý do chỉ có một kiến này gọi là tà Như-chiên-đồ-la đều gọi là chấp ác, trong đó ác gọi ác chấp ác. Luận Bà-sa quyển chín hỏi tại sao tà kiến không duyên hư không và phi trạch diệt? Đáp nếu pháp là uẩn, là uẩn nhân, là uẩn diệt, là uẩn đối trị. Thì Tà kiến liền duyên hư không, phi trạch diệt, vì chẳng phải uẩn nên kia không duyên.

16. Hỏi đáp các việc:

Lại chép: Hỏi bác bỏ không có hư không và phi trạch diệt thì duyên pháp nào? Đáp: Duyên hư không, phi trạch diệt, vì sao? Vì bác không có kia, chẳng phải sâu nặng như chê bai việc tạp nhiễm, thanh tịnh. Hỏi đây là trí gì? Đáp là trí của tướng tà hành vô phú vô ký trong tu thì dứt ở cõi Dục, theo đây thì bất nhiễm vô tri, không phải là nhiễm, thiện. So với kém là hơn cho đến đều gọi là kiến thủ, đây là giải thích kiến thủ, hữu lậu gọi là kém. Vô lậu là hơn, do hữu lậu kia đều là vô lậu gọi kiến thủ. Đúng lý nên lập cho đến chỉ gọi là kiến thủ, Chánh Lý giải thích đồng luận này, Luận chép: Hoặc kiến thắng chỉ nêu tên kiến, vì dùng kiến làm sơ chấp pháp khác, đây là kiến, là sở thủ, gọi là kiến thủ tức là nghĩa của thủ kiến.

17. Giải thích giới cấm thủ:

Luận chép: Chẳng phải nhân của đạo cho đến gọi là giới cấm thủ, đây là giải thích giới cấm thủ. Luận chép: Như Đại tự tại cho đến vọng khởi đạo chấp chỉ cho giải thích việc khác, nghĩa là hoặc có khi chấp Đại Tự Tại v.v… nhảy vào lửa, nước v.v… các thứ tà hạnh là nhân sinh lên tầng trời và chỉ thọ trì giới trong Phật pháp, các ngoại đạo chấp số tương ưng trí, đồng thời chấp ngã chẳng phải đạo giải thoát vọng khởi đạo chấp đều gọi là giới cấm thủ Luận Chánh Lý giải thích nhân sinh lên tầng trời, gọi là tăng thượng sinh đạo, nhân giải thoát gọi là quyết định thắng đạo. Luận chép: Đúng lý nên lập cho đến chỉ gọi giới cấm thủ, Chánh Lý giải thích đồng với luận này như trước ngoại trừ v.v… hoặc giới cấm thắng, nên chỉ đặt tên giới cấm thủ. Luận chép: Tổng kết cho nên biết tự thể của năm kiến.

18. Khởi nhân chấp:

Luận chép: Hoặc chẳng phải đối với nhân cho đến chẳng phải dứt tập dứt, vì sao với Tự tại v.v… là khởi nhân chấp, đây là mê nhân, đâu chẳng phải dứt tập? Tụng chép: Cho đến nên chỉ chấp dứt khổ, là đáp, nhắc lại hai câu trên câu thứ ba giải thích lý do, câu thứ tư tổng kết. Luận chép: Cho đến, Nhân chấp cũng dứt là đáp, hai câu trên là nhắc lại. Là giải thích câu thứ ba, là giải thích lý do. Câu thứ tư là kiết. Luận chép cho đến nhân chấp cũng dứt, là giải thích lý do của câu thứ ba. Luận Chánh Lý giải thích rằng: Đối với Tự tại v.v… chẳng phải nhân mà chấp là nhân. Kia hẳn không thể quán sát lý sâu xa chỉ đối với nghĩa tự tại các uẩn thô quả, vọng cho là thường, một, ngã, tác giả. Đây là thượng thủ mới chấp làm nhân, do vậy chấp thấy khổ thì dứt, nghĩa là chấp ngã có thân kiến, với nghĩa quả khổ vọng chấp là ngã. Cho nên hiện quán khổ ngã kiến tức trừ vô ngã trí sinh, chẳng phải giai vị sau. hoặc chấp có thân, chấp đoạn tập v.v… vì trong nối tiếp thì ngã kiến tùy tức trí vô ngã lẽ ra không được sinh, do chấp pháp khổ ngã kiến thi diệt, trí vô ngã khởi, chấp ngã đã dứt, nhưng chấp có thân kiến trong pháp nối tiếp như tự tại v.v… chấp một ngã rồi, kế đối với pháp nối tiếp kia, khởi biên chấp kiến chấp là thường, do đây nên biết.

Đối với pháp tự tại v.v… hai chấp thường ngã chỉ cần thấy khổ thì dứt, đã hiển bày diệt biên kiến chấp kiến, cho đến lúc thấy khổ đế thì hai kiến đã diệt, đối với tự tại v.v… chẳng phải nhân chấp là nhân, tùy hai kiến sinh cũng đồng thời diệt, nên nói so sánh chấp nhân chỉ thấy khổ thì dứt, nhưng với phi đạo chấp là đạo, hoặc trái với thấy đạo gượng cho là thấy đạo thì dứt. Theo văn đây đúng lý là luận Bà-sa quyển một trăm chín mươi cũng đồng nên không chép ra. Luận chép: Nếu vậy có chấp cho đến không nên thấy khổ đoạn, là Luận chủ gạn Hữu Bộ, chấp tự tại v.v… là thường đảo sinh thấy khổ thì dứt này, gieo mình vào lửa, nước, v.v… chẳng phải thường đảo sinh. Tại sao luận này nói thấy khổ thì dứt, luận chép: Nhưng luận này nói cho đến thấy khổ thì dứt dẫn luận này để chứng minh là thấy khổ thì dứt. Luận chép: Vì mê khổ đế, là Hữu Bộ đáp. Giải thích mê cảnh tuy có cả khổ, tập, quả khổ là thô, nhân tập là tế. Mê quả thô kia chấp là nhân đạo, nên thấy khổ thì dứt.

19. Dẫn luận này để chứng minh:

Luận chép: Có lỗi rất lớn vì đều mê khổ, dưới đây có bốn trường hợp gạn hỏi: Một là nạn có lỗi rất lớn, hai là không phân biệt tướng, ba là nạn chấp kiến nghi, bốn là nạn tập diệt tà kiến. Mê khổ đế nên thấy khổ thì dứt có lỗi rất lớn, ngũ bộ thì dứt duyên hữu lậu hoặc đều là mê khổ nên đều thấy khổ thì dứt. Chánh Lý chống chế rằng: Chỉ thấy thì đoạn khổ, vì duyên giới trâu v.v… chỉ chấp quả thô là nhân kia. Do đây đã ngăn dứt kinh chủ vặn hỏi mê khổ đế nên có lỗi lớn, vì duyên hữu lậu hoặc đều mê khổ, do chẳng phải tất cả duyên hữu lậu hoặc, đều dùng quả khổ làm sở duyên làm sao có lỗi lớn?

Có người nêu luận Câu xá giải thích: Khổ cõi dưới cấm duyên hữu lậu thì quả xứ sinh, ngoài hữu lậu hoặc cũng có hữu lậu, há chẳng phải quả xứ khởi, nay xét rõ đây là thuật lại câu vặn hỏi ở trước, ở đây phá chưa hiểu được ý của Luận Chánh Lý. Vả lại như tà kiến trong tập, tìm nhân khổ phí báng, mặc du duyên hữu lậu chẳng mê quả khổ, vì sao kể ra đồng duyên giới trâu v.v… Lại Chánh Lý giải thích. Hoặc mê thấy đạo mạnh thì thấy đạo thì dứt, ý này muốn nói giới trâu v.v… chỉ mê quả khổ liền chấp là đạo không tìm nghĩa khú, chẳng phải như chấp mê đạo tà kiến là như giác, ở đây là trước do chấp, ngoài ra là nhân thanh tịnh, nay vô đạo là đúng như lý giác, mặc dù là sở duyên khổ đế kia, mê đạo đế gượng chẳng phải thấy khổ thì dứt. Chánh Lý đã nói chỉ chấp quả thô là nhân kia, đã ngăn các đoạn khác lại gồm nghĩa khác. Nguyên nhân nào vặn hỏi các nghĩa kia đồng chỉ chấp hoặc của quả thô.

20. Không phân biệt tướng theo tông:

Luận chép: Lại có tướng gì cho đến mê khổ để, đây là câu gạn hỏi thứ hai không phân biệt tướng theo tông của ông giới cấm có cả khổ, đoạn, đạo đoạn, lại có tướng gì phân biệt giới cấm thủ, có thể nói kia là thấy đạo thì dứt, các duyên thấy đạo thì dứt pháp sinh, vì cũng nên gọi là mê khổ đế, lẽ ra là thấy khổ đế. Luận Chánh Lý chống chế rằng lời gạn hỏi này không đúng, vì đối với khổ đế thấy là vô thường v.v… chẳng đối trị kia. Lúc không thấy khổ đế vô thường, có thể trị phi đạo chấp là đạo chấp nên đạo chấp kia chẳng phải thấy khổ thì dứt, do đây cũng ngăn thấy tập thì dứt, vì thấy nhân chẳng phải đối trị kia, nghĩa là chẳng phải đối với tập chấp là nhân, năng trị phi đạo, chấp là đạo chấp. Phải là khi đối với đạo đế thấy đạo v.v… mới trị được phi đạo mà chấp là đạp. Nên kia mê chấp lẽ ra là thấy đạo đoạn, lại chép: Nhưng đối với phi đạo chấp là đạo, hoặc gượng trái với thấy đạo tức là thấy đạo thì dứt.

Luận chép: Phi đạo chấp là đạo có hai thứ một là duyên giới cấm v.v… hai là duyên thân mê đạo, duyên giới cấm trái với lòng tin ngộ đạo, sức lực không bằng người duyên thân mê đạo, duyên giới cầm vì hành tướng rất thô, vì không xa tùy theo, vì ý lạc không bền chắc, không giả lập sự lao nhọc bèn đoạn diệt. Duyên bản thân mê đạo trái với đây, do đó nên biết, phi đạo chấp là đạo các giới cấm thủ có hai thứ khác nhau: Một là thấy khổ thì dứt; hai là thấy đạo thì dứt. Quang sư nêu cách giải thích của câu xá, hai thứ giới cấm đều duyên hữu lậu đều phi đạo mà chấp là đạo. Vì sao một là đối với quả xứ khởi, hai là phi quả xứ khởi, nghĩa đã bằng nhau, lẽ ra đều là quả khởi, hoặc chung quả khởi, tướng lại không khác nhau, trái đạo luống bàn nói. Nay xét kỹ cách giải thích này là nói lại vặn hỏi ở trước, không thành chống chế, ý Chánh Lý chống chế đồng duyên hữu lậu, phi đạo chấp là đạo. Duyên giới cấm v.v… trái với lòng tin đạo lực yếu kém, hành tướng rất thô theo nhau không xa, ý lạc không bền chắc.

Lúc thấy khổ đế liền dứt pháp trước, duyên đích thân mê đạo là trái với đây, vì lúc thấy đạo đế mới dứt được. Hoặc giải thích đồng duyên khổ đế phi đạo chấp đạo là giống nhau, một bèn thấy khổ thì dứt, một bên thấy đạo thì dứt. Cho nên làm cho ngược lại sẽ đồng duyên khổ đế nhưng phi đạo chấp là đạo làm câu gạn hỏi đâu thành bác bỏ.

Lại duyên đạo đế tột lý cũng không thành, đây là thứ ba, đức chấp kiến, nghi, nạn, hoặc tà kiến bác nghi với đạo, vì sao chấp kiến nghi này để làm đạo, hoặc cho rằng chấp cái khác thì chẳng duyên tà kiến. Luận Chánh Lý giải thích thể tánh của giới cấm thủ chẳng phải không thành, do chấp nhận có chê bai đạo tà kiến là có thể chứng đạo mãi mãi thanh tịnh, vì chấp kia là như lý giải. Nghĩa là trước do đạo giải thoát khác, uẩn ở trong tâm, sau chấp chê bai chân giải thoát đạo là không điên đảo, do như lý nên chấp là nhân thanh tịnh, đắc thành thể của giới cấm thủ. Tâm Uẩn sở kia đạo giải thoát khác chẳng phải thấy đạo mà đoạn, sở duyên của giới cấm thủ vì kia chỉ duyên pháp tự bộ, đạo có nhiều loại không có lỗi vơi lý .

21. Giải thích của Câu-xá:

Có người nêu giải thích của Câu Xá rằng: Cũng có giới cấm liền chấp tịnh nhân thấy khổ thì dứt, ở đây cũng tức là chấp sao chẳng dứt khổ. Hoặc không tức là chấp kia, chấp khác là tịnh nhân lẽ ra không có thấy đạo thì dứt, có thể giải thích không hiểu được uẩn trước ý trên, đạo giải thoát khác ở trong tự tâm. nghĩa là chấp ngoài tám chánh đạo còn lại là Đạo, chẳng thể bác bỏ đạo kiến nghi là khổ thì dứt, sẽ bác bỏ nghi đạo đế là như lý giác là thấy đạo đoạn, không trái với các hành vi ác như khổ v.v… vì trái như các hành vi ác như đạo v.v… và là sở duyên dứt, nguyên nhân nào sẽ giải thích câu vặn hỏi trước kia. Hoặc hữu duyên cùng suy nghĩ chọn lựa là câu vặn hỏi thứ tư, nghĩa là có trước do giải thoát khác còn có uẩn ở tâm. sau chấp chê bai nhân` giải thoát tà kiến là như lý giác, do như lý nên chấp là tịnh nhân, như đạo trước nên thành giới thủ.

Luận Chánh Lý giải thích đúng lý đều chấp nhận giải thoát là thường là tịch, chấp bác bỏ tâm kia là nhân thanh tịnh vì lý không thành. Như chấp nhận thể Niết-bàn là thật, chẳng thật. Nghĩa là mong cầu phương tiện giải thoát chắc chắn chấp nhận có giải thoát. Những người chấp nhận giải thoát quyết định có thì sẽ chấp nhận thể kia là thường tịch, hoặc không chấp nhận như thế thì không nên mong cầu. Như trong chánh pháp đối với thể Niết-bàn mặc dù có thật chẳng thật khác nhau nhưng đồng chấp nhận kia là thường tịch. Do vậy chẳng bác bỏ cùng thấy là lỗi, như thế nếu có giải thoát khác là uẩn tại tâm, kia sẽ chấp nhận Niết-bàn thường tịch. Do đó không chấp chê bai giải thoát là thấy đúng như lý, vì vậy kiến diệt thì dứt giới cấm thủ chắc chắn không có. Lại nhe Thiên Thọ tuy đều chấp là có Niết-bàn thường tịch, mà lìa tám chi chấp riêng năm pháp là đạo giải thoát, lý mà ngoại đạo chấp cũng như vậy. do đó tám chi Thánh đạo bác bỏ tà kiến đó là như lý giác, không bác bỏ diệt cho là như lý giải. Do giới cấm tự thể hành tướng khác với Thánh đạo không cho là Niết-bàn thường tịch. Thể tướng có khác, nên vô diệt đồng nghĩa với đạo.

Thuật rằng: Ở đây chấp năng chứng đạo có nhiều, chê bai chánh đạo chấp các tà đạo là nhân thanh tịnh, cho rằng tà kiến này đúng là đạo như lý. Hai đạo nội ngoại đồng chấp nhận Niết-bàn là thường là tịch, hoặc bác bỏ diệt là không, tức không phân biệt chấp đạo đắc diệt, do đây không chấp nhận chê bai diệt tà kiến là như lý giác. Tập đế cũng vậy. Hỏi: Các ngoại đạo muốn dứt nhân khổ nên tu đạo dứt khổ, do đây không chấp chê bai tập tà kiến là nhân thanh tịnh, nhờ tập diệt đã dứt không có giới cấm thủ.

Có người nêu giải thích của Luận Câu xá rằng nếu bác bỏ không có đạo thì lẽ ra không có năng chứng, mặc dù bác bỏ không đạo mà chấp có đạo khác năng chứng, ngại gì tuy bát không tập, diệt chấp có tập diệt khác là dứt chứng kia. Nay xét thấy chống chế này chẳng phải Luận Câu xá vì không đúng lý, bát đạo có hai: Một là chấp có khổ và có diệt khổ bác bỏ chánh đạo chỉ chấp tà đạo là nhân thanh tịnh, bác bỏ đạo kiến là như lý giác. Giúp chấp tà đạo là nhân thanh tịnh thuộc về giới thủ. Hai là bát không đạo và không có diệt khổ, ở đây bác bỏ đạo là không có năng chứng, chấp có nhân khổ và có diệt khổ tu đạo dứt chứng hoặc không có tập diệt cần gì tu đạo, vì không có dứt, chứng, chấp riêng chẳng diệt dùng làm chân diệt bác bỏ Niết bàn, đây là kiến thủ, hoặc cho tà kiến là như lý giác, ở đây thuận kiến thủ đâu được gọi là đạo, hoặc phi tập mà gọi là tập, đây là tà trí chẳng thuộc giới thủ khác nhau với nhân thanh tịnh gọi là giới thủ. Sao được lấy đây gọi là giới thủ, cho nên chống chế vô lý.

22. Giải thích văn hỏi:

Luận chép: Như trước đã nói thường ngã điên đảo sinh, dưới đây là một hàng tụng, là đại văn thứ hai giải thích vặn hỏi, trong văn có ba đó là bốn đảo, bảy nạn chín mạn và chưa dứt bất hành đây là thứ nhất nói về bốn đảo. Luận chép: Cho đến cho rằng ngã đảo là nghĩa của dị sư, có người nói ngã đảo thuộc thân kiến hoàn toàn chánh nghĩa của luận Bàsa. Theo Luận Chánh Lý đã nói một sư tông như vậy, nhưng Tỳ-bà-sa quyết định nghĩa. Xét bộ phân biệt mười hai kiến, chỉ có hai kiến phân nửa là thể của điên đảo, nghĩa là có thân kiến kiến thủ hoàn toàn, trong biên chấp kiến thủ chấp phần thường. Hai chấp đoạn, thường hành tướng trái nhau, vì vậy nói hai thể đều khác nhau. Các Luận sư chấp ngã, tức là chấp ngã đối với kia có năng lực tự tại là nghĩa sở kiến, là nghĩa kiến do hai môn chuyển, y theo văn luận này thì thuyết sau là đúng.

Ngã đảo tại sao thuộc ngã sở kiến, là Luận sư trước hỏi: Đã là ngã kiến, ngã sở kiến, hai kiến khác nhau, tại sao ngã đảo thuộc ngã sở kiến? Làm sao không thuộc, Luận sư sau lại trách lý do không thuộc, do điên đảo ràng buộc nên là ngã sở kiến, giải thích lý do không hoàn toàn thuộc, đã là ngã kiến sở kiến kinh giải thích khác nhau làm sao ngã diên đảo thuộc ngã sở, luận chép: Đây tức là ngã kiến do hai môn chuyển, giải thích về thuận: Chấp sắc là ngã môn gọi là ngã kiến sắc thuộc ngã môn là ngã sở kiến. Luận là ngã thuộc ngã cho đến kiến lẽ ra cũng khác, gạn lại ngã gọi là ngã kiến là bậc nhất chuyển thinh, thuộc ngã gọi là ngã sở kiến là đệ lục chuyển thinh. Nghĩa là cả hai kiến chẳng phải khác môn thuyết mà nói một, là thấy khác rõ ràng, do ngã như thế là chuyển thinh thứ ba. Vì ngã là chuyển thinh thứ tư lẽ ra ngã cũng là một kiến vì ngã là một kiến.

23. Bác bỏ lập thứ điên đảo lại lập ba nhân:

Luận chép: Vì sao các hoặc khác cho đến chẳng phải là thể điên đảo, phế bỏ lập bốn thứ điên đảo vả lại lập ba nhân trong các phiền não, do vậy chấp thắng là thể điên đảo. Đủ ba nhân kia và trung thắng, trong các phiền não chỉ có hai kiến rưỡi, đủ ba nhân này gọi là nhất hướng đảo, vì tánh suy lường, vì vọng tăng ích và thể tăng thắng, vì hoàn toàn điên đảo lựa giới cấm thủ duyên ít tịnh, Luận Chánh Lý cho rằng hoàn toàn điên đảo chẳng phải giới cấm thủ, chấp nhận có thể lìa dục nhiễm, khi ít phần phân biệt được thanh tịnh, giải thích rằng các ngoại đạo chấp khổ hạnh, có thể lìa nhiễm đa một ít phần tịnh. Và trong nội đạo chấp chỉ có trì giới là đạo, cũng là chút phân biệt thời được thanh tịnh, chẳng phải chấp đạo đế tà kiến, nghi v.v… cho là Đạo gọi là chút phân biệt thời được thanh tịnh, vì như lý giác chẳng phải nhân thanh tịnh, kia hai tánh so lường, phân biệt các thứ chẳng thấy phiền não.

Vọng tăng ích phân biệt chấp đoạn tà kiến, nói thắng là phân biệt ba đế thì dứt kiến. Còn lại, Luận Chánh Lý chép: Các bộ khác nói kiến thủ chẳng phải tăng thắng, nếu vậy tại sao cho đến chẳng phải ngã cũng rõ ràng là ngoại nạn, hoặc bốn thứ điên đảo, vì sao kinh nói có mười hai. Bốn đảo như thường… đều có ba thứ điên đảo là tưởng tâm kiến, Luận chép: Đúng lý nên biết cho đến hành tướng giống nhau, là có cả câu vặn hỏi của ngoại đạo, đúng lý chỉ có kiến là điên đảo, tưởng tâm tùy kiến cũng gọi là đảo. Nếu vậy vì sao không nói thọ v.v… ngoại đạo vặn hỏi tưởng, tâm, kiến tương ưng tùy kiến cũng gọi là đảo. Các kiến như thọ… tương ưng tùy kiến gọi là thọ đảo. Luận chép: Kia đối với thế gian cho đến nên kinh không nói. Đây là Luận Bà-sa có cả ngoại nạn rằng: Thế gian cực thành tưởng, tâm điên đảo, không nói thọ đảo tùy thế gian nói tưởng, tâm điên đảo, không nói thọ.

Luận Chánh Lý chép: Không như thế tưởng, tâm chẳng phải so lường, tùy sức kiến điên đảo cũng đặt tên đảo, vì tương ưng với kiến nên hành tướng đồng, nhưng chẳng phải thọ v.v… cũng như tưởng tâm có thể gọi là đảo vì có nhân riêng, nghĩa là đối với vô thường lúc khởi chấp thường, hẳn do cảnh lấy tướng thường v.v… tướng năng thủ là tưởng, chẳng khác nên đặt tên đảo chẳng phải đối với thọ v.v… lại trị đảo tuệ cũng đặt tên tưởng, đó là vô thường v.v… hành nói là tưởng vô thường , do tuệ và tưởng gần trợ giúp nhau nên theo nhau đặt tên, thọ v.v… thì không như vậy, do năng lực sở y không có đảo suy tăng chấp tướng cảnh mà thành nên tâm gọi là Đảo.

24. Giải thích lý do:

Như Khế kinh nói tâm dẫn thế gian, đối với dòng thác hoặc trôi lăn khắp nơi, giải thích rằng do kiến y theo tâm có đảo, tìm cầu và vọng tăng ích nên thành là điên đảo, tâm bị đảo y cũng gọi điên đảo. Các đảo như thế thấy thì dứt, giải thích mười hai đảo chỉ có kiến đảo, tưởng tâm tuy chẳng phải kiến, nhưng tương ưng với kiến nên cũng là kiến thì dứt. Nói dự lưu đoạn là khác với thuyết sau là nghĩa đúng của Hữu Bộ, có các bộ khác nói cho đến thà khởi tham dục đây là nêu thuyết khác. Luận Bà-sa chép: Phân Biệt Luận Giả, kia chấp cả ba tưởng, tâm, kiến đều là điên đảo, có tưởng tâm đảo kiến không tương ưng nghĩa đúng của luận Bà-sa kiến là điên đảo cũng gọi là đảo, tưởng tâm giả gọi là đảo, thật ra chẳng phải điên đảo. Hai đảo tưởng tâm tương ưng thật kiến, trong mười hai đảo mà Luận sư kia chấp thì ngã, thường, tưởng tâm kiến sáu đảo và hai kiến đảo lạc, tịnh. Tám thứ này chỉ thấy đạo thì dứt, bốn đảo lạc, tịnh, tưởng, tâm có cả thấy tu thì dứt.

Nếu cho rằng bốn đảo lạc, tinh, tưởng, tâm không có cả tu dứt chỉ có thấy thì dứt. Thánh tánh chưa lìa lạc, đã dứt lạc tịnh, hai đảo nhân nào đối với cảnh bất tịnh mà chấp lấy tướng tịnh. Trong vô lạc mà cầu lạc khởi tham dục. Luận chép: Sư Tỳ-bà-sa không chấp nhận nghĩa này, trở xuống có ba: Một là gạn lại để phá dị bộ, hai là thuận giải thích thành tự tông, ba là giải thích câu hỏi của dị bộ. Luận chép: Nếu có lạc tịnh cho đến có khởi tham đục, đây là câu vặn hỏi thứ nhất bác bỏ dị bộ. Do Khế kinh nói là đảo chẳng phải khác, câu vặn hỏi thứ hai thuận giải thích tự tông. Nhưng bậc Thánh có lúc cho đến ban ngày thuốc-xoa mê loạn, thứ ba là giải thích câu hỏi của bộ. Do cảnh kia thật ra chẳng phải lạc tịnh tợ như như lạc, tịnh bậc Thánh suất-nhĩ đối với cảnh khởi tham, hoặc lúc quán sát kỹ thì biết bất tịnh v.v… như vòng lửa xoay, vẽ hình thuốc-xoa. Thật ra chẳng phải vòng quỷ, lúc suất nhĩ thấy cho là vòng quỷ. Nếu khi quản lý thì biết chẳng phải vòng lửa, chẳng phải quỷ.

25. Luận chủ gạn hỏi:

Luận chép: Nếu vậy, dưới đây có ba đốt: Một là Luận chủ gạn hỏi dẫn bài tụng của ngài Khánh Hỷ; hai là dẫn các bộ giải thích; ba là có cả trước dẫn kinh chứng minh mười hai đảo là thấy đế thì dứt. Luận chủ không chấp nhận mười hai đảo của Hữu Bộ vì chỉ có thấy thì dứt, cho nên không chống chế. Luận chép: Nếu vậy vì sao cho đến dứt tâm tham liền thanh tịnh, thứ nhất dẫn bài tụng rằng: Nếu mười hai đảo chỉ thấy đạo đoạn, vì sao ngài A-nan vì biện Tự Tại nói bài tụng, do có loạn tưởng điên đảo. Biện Tự Tại đã là bậc Thánh, nếu không có tưởng điên đảo, vì sao nói có tưởng loạn điên đảo, tâm ông bị thiêu nóng. Chánh Lý giải thích chẳng phải chúng ta nói dục tham che lấp tưởng không có loạn đảo, chỉ nói như vậy: Chẳng phải các loạn đảo đều là điên đảo, cho nên đúng. Kiến đảo đi chung với loạn đảo, tưởng tâm mới gọi Đảo, nếu các loạn đảo đều thành điên đảo, thì các phiền não lẽ ra đều thành điên đảo.

Các vị A-la-hán lúc đi trên đường sức loạn tưởng điên đảo tâm liền lầm lạc, hoặc loạn tưởng đảo kiến sợi dây cho là con rắn, nên trong loạn đảo một phần nhỏ lập đảo, do chủ yếu trên hết mới đặt tên đảo. Vì phải có nhân duyên trên hết lời văn trước đã nói, cho nên có nhiễm tưởng, học vị hiện hành chẳng được gọi là điên đảo, vì sao trái ngược. Lại kinh không nói kia biện tự tại chắc chắn được ở học vị, vì chứng minh không thành. Nói dự lưu đã dứt đảo vì dứt nghi nên nói như thế, chẳng phải các thế gian thấy Dự lưu dùng thể Hoa Nghiêm, dùng hương xong y, chứa trữ châu báu tài vật, say đắm vị dâm dục, nên nghi điên đảo vẫn chưa hoàn toàn dứt trừ, không biết che giấu tâm nên làm việc này, vì dứt nghi ở thế gian như, nên nói Dự lưu các đảo đã dứt, hoặc Dự lưu đã dứt không khác. Tùy tín Pháp hành có dứt hay chưa nói lên chắc chắn đã dứt nên nói là Dự lưu, như trên là văn luận.

Giải thích theo luận thuyết là luận này nói, hoặc Dự lưu đã dứt không khác, tùy tín, hành tùy pháp hành có người dứt có người chưa dứt. Trong bậc Thánh nói theo thứ lớp, nghĩa là Tùy tín, Tùy pháp hành và Dự lưu hướng, đều ở mười lăm tâm của thấy đạo, trong đó khổ loại trí tâm thứ tư trở xuống chưa dứt tám đảo, mười một tâm sau đã dứt tám đảo. Trước sau đồng là Tùy tín, hành… có dứt, không dứt khác nhau, không được nói tùy tín, tùy pháp hành và dự hướng từ đây về sau dứt tám đảo. Tất cả quả dự lưu đều đã dứt Tám đảo không phân biệt không đoạn, nên nói Dự lưu không nói tiền vị lời văn rất dễ hiểu. Có các Luận sư nói Hữu học chưa dứt hoàn toàn, dẫn Kinh bộ, giải thích các Luận sư, bốn thứ kiến đảo là kiến thì dứt.

26. Giải thích kinh:

Tưởng tâm đều có bốn có cả kiến, tu dứt, trình bày cách giải thích của Luận sư này để bác bỏ nghĩa của Hữu Bộ, Luận chép: Tám thứ như thế cho đến không trái với kinh kia, thứ ba là giải thích kinh, mười hai đảo chỉ có kiến đoạn là kinh nói, đó là tám đảo này mặc dù có cả tu dứt. Nhưng trong tu đạo phải yếu do thấy Thánh đế mới dứt được, gọi là thấy Thánh đế thì dứt.

27. Nói về bảy mạn:

Luận chép: Vì chỉ thấy tùy miên, trở xuống thứ hai là nói về bảy mạn, chín mạn, một câu trên trong bài tụng nói về bảy mạn, chín mạn, một câu kế nói hai đoạn, hai câu sau dẫn thí dụ để giải thích. Trong Văn xuôi có ba đốt: Một là giải thích bảy mạn; hai là giải thích chín mạn; ba là nói về hai đoạn. Luận chép: Cho đến bảy thứ tà mạn, dưới đây là giải thích bảy tà mạn, do mạn có bảy và chín trước giải thích bảy thứ, sau là chín, cho nên nói chỉ, luận chép: Khiến tâm cao cử nên chia thành bảy thứ, như giải thích kiến, tuệ hay suy tìm đều đặt tên kiến. Hành duyên khác nhau nên chia thành nhiều loại, hành là hành giải chuyển là sanh khởi, khiến tâm cao cử đều đặt tên là Mạn, đối với Hữu cảnh giới, hành giải khác nhau phần, thành bảy mạn.

Luận Chánh Lý chép: Có người ngu si, trước đối với hữu sự phi hữu sự, so lường mình, người, sinh tâm cao cử nên gọi là Mạn. Do hành, chuyển khác nên chia thành bảy thứ. Giải thích rằng hữu sự là gọi là cảnh, vô sự là không xứng cảnh. So sánh kém, so sánh bằng cho đến đều gọi là mạn. Luận Chánh Lý chép: Chẳng lẽ không phải hai thứ này đều đối với cảnh, như thật mà chuyển không lẽ thành mạn, kém mà nói là hơn, bằng cho là bằng, đúng lượng mà biết, lỗi gì gọi là Mạn. Đối với việc đáng ưa sinh tâm ái nhiễm, như thật mà chuyển tại sao thành tham, đã tham đắc tìm cầu việc đáng ưa, không có điên đảo, nên không có phiền não. Nhưng vì ở đây làm khởi tâm nhiễm não, đã chấp nhận thành tham là tánh phiền não. Như thế tuy thật sự chỗ hơn, kém sinh, có thể làm cho tâm kiêu ngạo đắm nhiễm não loạn gọi là mạn phiền não, đối với lý có lỗi gì? Trước nói lược về tướng chung của mạn dựa vào có chẳng có cả hai đều khởi mạn. Như đối với xứ phi xứ sân nhuế đều gọi là sân.

28. So sánh các mạn:

Luận chép: So sánh bằng, so sánh hơn, cho đến gọi chung là quá mạn, mạn này hơn mạn trước, nên gọi là quá mạn. Theo Luận Chánh Lý thì đối với dòng họ cao quý khác mình bằng mà cho là mình hơn bằng gọi là quá mạn. Luận chép: Đối với người hơn mà cho là mình hơn gọi là mạn quá mạn, ở đây mạn quá so với quá mạn gọi mạn quá mạn. Luận bản dịch xưa nói là quá quá mạn, với năm thủ uẩn cho đến gọi là ngũ mạn, chấp ngã khởi mạn gọi là ngã mạn, Chánh Lý chép: Thì so với năm thủ uẩn chấp ngã, ngã sở, tâm bèn cao cử gọi là ngã mạn, do đây mà chứng biết. Đối với vị chưa thiếu giảm có thân kiến, có thể nói có ngã hai điên đảo tưởng, tâm chẳng phải lúc thiếu giảm. Đối với chưa chứng đắc gọi là Tăng thượng mạn. Theo Luận Chánh Lý chưa chứng đắc địa đạo đoạn thù thắng đức, cho rằng đã chứng đắc gọi là Tăng thượng mạn. Chưa đắc nói đắc nghĩa đó khác nhau thế nào? Vì trước đắc, sau đắc nghĩa không khác nhau, ở đây là nói chưa đắc, đức đắc đắc sau có đắc được tông chấp nhạn.

Giải thích rằng: Đắc lại có đắc tức là đắc đức thượng đắc, Luận chép: So với nhiều phần hơn cho đến gọi là ty mạn. Theo Luận Chánh Lý có nhiều người tại gia xuất gia, so sánh người khéo léo, Thi-la bằng đức hơn nhiều phần nghĩa là mình thua kém chút ít tâm sinh cao cử gọi là Ti mạn. Trong đây so sánh mình tâm cao cử so với người là hơn nhiều, nghĩa là mình thua kém, chút đó có người hơn mình nên cũng nói là cao. Xét văn luận trên ti mạn cũng có cao xứ, mạn kia xứng cảnh không có cao xứ. Luận chép: So với vô đức là cho đến tà mạn, Luận Chánh Lý nói vô đức là các hành vi ác ác trái công đức nên đặt tên là vô đức, giống như bất thiện, kia trong thành pháp vô đức này cho rằng mình có công đức cao quý cậy ác cao cử nên gọi là Tà mạn, như trên là văn luận.

29. Cảnh sở duyên của tăng thượng mạn:

Nếu châp pháp này không sinh là đức, liền duyên pháp không sinh này làm cảnh. Nếu chấp pháp yếu kém này cho là đức tốt, bèn duyên pháp yếu kém này làm cảnh. Luận Bà-sa quyển bốn mươi ba chép hoặc khởi tăng thượng mạn sinh tử của ta đã hết, đây duyên cái gì? Đáp cho đến đây tức là duyên sinh, sinh tử của ta đã hết tùy theo uẩn nào nghĩ là sinh đó là duyên sinh. Duyên hết lại sinh là uẩn hữu lậu.

Hỏi tăng thượng mạn lẽ racũng là năng duyên mạn, chấp đạo hữu lậu hành vì sao chỉ nói duyên mạn chấp đạo hữu lậu hành, tại sao chỉ nói duyên đã hết lại sinh, còn duyên đạo hành chỉ do tu thì dứt. Duyên đã hết sinh có cả năm bộ mạn, trong đây chỉ nói duyên năng biến, đạo hữu lậu hành cũng thuộc sinh nên nói duyên sinh. Có Luận sư khác nói chấp đạo hành gọi là sinh vì năng sinh mạn uẩn này chỉ nói năng tận sinh đạo, luận kia nói phi lý. Y theo phạm hạnh đã lập đẳng mạn không nói duyên sanh, vì mạn này duyên hết sinh không trái lý y theo văn luận trên, duyên đạo và chỗ hết sanh. Lại chép: Nếu khởi tăng thượng mạn phạm hạnh ta đã lập, đây là duyên pháp tâm, tâm sở trên đây văn luận này, dưới đây là giải luận Bà-sa giải thích. Phạm hạnh đã lập: Tùy chỗ nào nghĩ là phạm hạnh, các bậc A-la-hán đối với việc học đạo gọi là đã lập, đối với đạo Vô học gọi là ý. Duyên pháp tâm, tâm sở kia tăng thượng mạn này duyên kia chấp đạo hữu lậu hạnh, phạm hạnh vô lậu vì chẳng phải cảnh kia, trên đây là văn luận.

Luận Bà-sa chép: Hỏi ai khởi mấy loại thứ thượng mạn, có người nói dị sinh khởi năm thứ, nghĩa là đối với thắng phẩm hữu lậu gốc lành và bốn quả Sa-môn như dự lưu v.v… Dự lưu khởi bốn, trừ loại thứ nhất, đối với Dự lưu thắng căn cũng khởi tăng thượng mạn. Nhất Lai khởi ba trừ hai thứ trước, Bất Hoàn khởi hai trừ ba thứ trước, các vị A-la-hán không có tâm tăng thượng mạn. Có thuyết nói dị sinh khởi chín loại đó là đối với thắng phẩm hữu lậu gốc lành và với bốn hướng bốn quả vô lậu. Dự lưu có bảy trừ hai thứ trước, nhất lai hướng sáu. Nhất lai quả có năm, bất hoàn hướng có bốn, quả bất hoàn có ba, trừ sáu thứ trước. Ala-hán hướng có hai, trừ bảy thứ trước. Quả A-la-hán không có tâm tăng thượng mạn. Dự lưu hướng không khởi tăng thượng mạn.

Lời bình: bậc Thánh cũng đối với thắng hữu lậu thiện khởi tăng thượng mạn, sáu bậc Thánh như trước đã khởi, đều lại tăng một (sáu bậc Thánh, đó là quả Dự lưu cho đến A-la-hán hướng, vì dự lưu hướng không khởi, quả A-la-hán không có tâm tăng thượng mạn). Hỏi đắc nhẫn gốc lành khởi tâm tăng thượng mạn cho là Thánh đạo, mạn này thuộc cõi nào? Có thuyết nói là cõi Sắc, không nên nói như thế vì chưa lìa nhiễm cõi dưới vì không khởi nhiễm cõi trên (theo văn luận này chưa đắc căn bản thiền duyên định vị chí không khởi nhiễm cõi trên). Có thuyết nói ở cõi Dục hệ, hỏi nếu như vậy cõi Dục không có thuận phần quyết trạch nhẫn, ở đây duyên cái gì? Đáp cõi Dục tuy không có thuận phần quyết trạch mà có tương tợ gốc lành kia, đây là tăng thượng mạn duyên kia mà khởi. Dục giới có đủ tất cả pháp công đức tương tợ (theo văn luận này chưa lìa dục nhiễm, định vị chí khởi tham v.v… có cả tương tợ khởi thiện thượng, nên xét định phẩm).

30. Hỏi đáp về mạn:

Hỏi: Tăng thượng mạn, tà mạn, chung với chưa đắc xứ khởi, khác nhau thế nào? Đáp: Lại nửa tăng thượng mạn so sánh bằng công đức, hoặc bổn hơm công đức xứ khởi. Tà mạn đều không có công đức xứ khởi. Tăng thượng mạn nội ngoại đạo đều khởi tà mạn chỉ có ngoại đạo khởi. Lại nửa, tăng thượng mạn dị sinh, bậc Thánh đều khởi, tà mạn chỉ có dị sinh khởi khác nhau như vậy. Bảy mạn kiến tu thì dứt các thuyết khác nhau, lời bình cho rằng nên nói rằng bảy mạn đều thông cả kiến, tu thì dứt. Hỏi: Ngã mạn tà mạn, làm sao chung với tu thì dứt? Đáp: Có thân kiến và tà kiến đối với năm bộ pháp chấp ngã, ngã sở, và bác bỏ là không, sau duyên pháp thấy khổ thì dứt khởi ngã mạn và tà mạn. Mê hoặc cho đến duyên pháp tu thì dứt, khởi ngã mạn và tà mạn, nên hai thứ mạn này có cả tu thì dứt. Bảy mạn ba cõi có hai thuyết khác nhau nhau, lời bình sắc, Vô Sắc cũng có đủ bảy mạn.

Hỏi: kia không có so lường chủng tánh v.v… đâu có ti mạn?

Đáp: tuy không có so lường chủng tánh mà có so sánh định bằng công đức, lời bình cho là nên nói như vậy: Chẳng phải ti mạn chủ yếu so sánh người khác hơn thua để khởi, vì sức huân tập từ vô thỉ cho đến nay. Mặc dù sinh cõi trên cũng có hiện hành, do vậy ba cõi đều có bảy mạn. Luận chép: Nhưng luận này nói mạn có chín loại, dưới đây là thứ hai giải thích loại mạn. Luận Chánh Lý chép: Loại nghĩa là phẩm loại, là sự khác nhau của mạn. Một là ngã hơn loại mạn cho đến không kém loại ngã mạn, nêu chín tên gọi, ta hơn tức là từ quá mạn mà ra khỏi. Ta bằng, tức là trong mạn mà ra khỏi. Ba là ta thua kém, tức là ra khỏi trong ti mạn, bốn là có người hơn ta, tức là ra khỏi trong ti mạn, năm là người bằng ta, tức ra khỏi trong mạn, sáu là có người thua kém, tức là ra khỏi trong quá mạn, bảy là người không hơn ta, ra khỏi trong quá mạn, chín là không ai kém hơn ta là ra khỏi trong ti mạn.

31. Nói về ba mạn:

Luận chép: Chín thứ như thế cho đến quá mạn, ti mạn đều thuộc ba mạn, ba mạn này hoặc từ ngã sinh, hành giải thứ lớp có khác thành ba ba thứ. Nay xét thấy ba mạn: ngã mạn, mạn loại khác nhau, không do kiến sinh gọi là ba mạn chỉ ỷ mình lăng nhục người gọi là ngã mạn, từ kiến sinh mạn hành giải hơn thua khác nhau gọi là mạn loại. Luận chép: Với nhiều phần hơn cho đến mà tự tôn trọng, là hỏi đáp phân biệt. Luận Chánh Lý chép: Không kém loại ngã mạn làm sao thành cao cử nghĩa là tự như thế hơn hữu loại tình như vậy, mặc dụ với bản thân mình biết rất kém cỏi mà tự tôn trọng. Như trình thụy, hoặc chiên-đồ-la kia tuy tự biết thế gian đều làm ác, nhưng đối với Trình thụy chấp lúc tạo tác, tôn trọng tự thân nên thành cao cử. Luận chép: Như thế lại nương thắng cảnh khác nhau.

Giải thích rằng: Nói ta hơn nghĩa là ta hơn người, ở đây có ba thứ quán kém cảnh hơn là mạn, quán bằng cảnh hơn là quá mạn, quán hơn mà cảnh hơn là mạn quá mạn, ngoài ra tám thứ đều y theo đây. Nay xét kỹ hai giải thích, luận phát trí giả lược, phẩm Loại Túc thì giải rộng, Luận chép: Bảy thứ như vậy làm sao dứt, dưới đây là nói hai đoạn, Luận chép: Tất cả đều có cả kiến tu thì dứt. Luận Chánh Lý đúng lý nên nói bảy thứ đều có cả hai, nên có thể yên ổn nói rằng ngã sắc v.v… không tùy chấp ngã, nhưng đối với năm thủ uẩn như thế, có ngã mạn ái tùy miên chưa dứt. Giải thích rằng năng an ổn là bậc Thánh Hữu học, đã tự nói đã dứt ngã chấp chưa dứt ngã mạn ái, nên biết ngã mạn ái tu thì dứt. Nay xét kỹ, ngã mạn có năm dứt khác nhau, duyên năm dứt pháp khởi ngã ái mạn, tức tùy phần sở duyên năm dứt kia. Tuy ngã kiến cũng duyên năm dứt pháp khởi, do trong hạnh quán khổ, vô ngã hạnh đắc hai pháp tu hay trái ngã kiến, không trái ngã mạn, nên ngã kiến chỉ có khổ, ngã mạn có cả bốn đoạn.

Lại ngã kiến đốn duyên cộng tướng hoặc, ngã mạn duyên riêng tự tướng hoặc, các tu thì dứt mà Thánh định bất hành, là nói có tuy chưa dứt mà không hiện hành, như sát sinh phược, trở xuống là dẫn thí dụ để giải thích, trong đó dẫn ba thí dụ: một là sát sinh phược; hai là vô hữu ái; ba là một phần hữu ái. Đây đều là tu thì dứt mà định không hiện hành, mạn cũng như thế, có tuy tu dứt mà định bất hành. Bậc Thánh chắc chắn không làm việc sát sinh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, sở dĩ phát ra hoặc nghiệp kia, mặc dù tu dứt, nhưng chắc chắn không hiện hành, Luận chép: Vô hữu cho đến gọi là pháp gì gọi là vô hữu ái. Luận Bà-sa quyển hai mươi bảy vô hữu đó là chúng đồng phần vô thường, duyên theo đây khởi ái gọi là vô hữu ái. Do vậy ái này chỉ tu thì dứt, vì chúng đồng phần có chỉ tu thì dứt.

32. Ý của Luận chánh lý:

Luận Chánh Lý chẳng lẽ không thấy thì dứt cũng có vô thường vô hữu ái, vì sao chỉ có tu thì dứt, thật ra cũng có thấy thì dứt. Vả lại tùy kinh nói, nghĩa là trong Khế kinh nói có ba ái, dục ái, hữu ái vô hữu ái, trong kinh này nói có vô hữu ái, thủ chấp duyên chúng đồng phần vô thường làm cảnh,vì tham cầu dị thục nối tiếp dứt. Như Khế kinh nói một loại khổ ép ngặt khởi niệm rằng: Nguyện khi con chết dứt hoại không có, không có bệnh lạc. Nay lại y theo lời nói này chỉ tu dứt chẳng phải kiến thì dứt, không có vô hữu ái, nay xét thấy luận Chánh Lý, vô hữu ái duyên này chung tất cả thủ uẩn không có khởi ái, đều gọi là vô hữu ái. Đối với phiền não ái diệt bất sinh, đây là thiện dục làm sao Thánh ái, không cầu trạch diệt, chỉ có ái không sinh, làm sao thành thiện pháp dục. Do chấp pháp đoạn, ái này mới sinh, do đó kiến tăng thêm, bậc Thánh không khởi, luận này nói ba cõi vô thường có cả hai giải thích.

Hoặc tất cả ba cõi đều vô thường, tức đồng với Chánh Lý, hoặc cho rằng ba cõi chúng dồng phận vô thường thì đồng với luận Bà-sa. Y theo văn luận dưới đây thì các triền ái này tất cả đều duyên tu thì dứt mà biết, luận này đồng với luận Bà-sa, Luận chép: hữu ái một phần cho đến đại Long Vương v.v… là giải thích một phần hữu ái… nghĩa là ái hơn thân súc sinh, duyên tu thì dứt là tu thì dứt, bậc Thánh chắc chắn không đọa đường ác ái v.v… nên cũng không hiện hành, tức hiển bày tất cả bậc Thánh không sinh xứ ác, các phược ái này chỉ có tu thì dứt, là tổng kết nghĩa trên. Luận chép: Đã nói mạn loại, dưới đây một hàng tụng là thứ ba giải thích lý do bất đoạn không khởi, dùng Văn xuôi nhắc lại cách giải thích, lời văn rất dễ hiểu. Hỏi: Tất cả pháp nhiễm đều dùng kiến thì dứt làm nhân, vì sao ở đây chỉ có dứt kiến, nghi không bao giờ khởi? Đáp: Đây là nghĩa biệt duyên tăng thêm, khác nhau với nhân của các biến hành, khác sinh là nhân của quả pháp có xa, có gần, đây và kiến, nghi nối tiếp khởi là nhân gần, nếu kiến nghi dứt thì hoàn toàn không hiện hành. Ngoài ra nhiễm ô kiến nghi nhân xa dù cho dứt cũng hiện hành.

33. Nói về duyên hệ khác nhau:

Luận chép: Trong chín mươi tám tùy miên cho đến cũng thuộc biến hành, trở xuống là sau phần thứ ba của đại văn nói về duyên hệ khác nhau, trong dó có mười một là: Biến hành, chín thượng duyên, duyên vô lậu, hai tùy tăng, hai tánh, thế chuyển, dứt ly hệ, duyên thức tùy miên, có tâm tùy miên, khởi thứ lớp và khởi nhân, đây là văn đầu. Luận chép: Cho đến đặt tên biến hành. Trong giải thích bằng văn xuôi có hai đó là mười một biến hoặc, và chín thượng duyên hoặc, đây là văn đầu, nói biến tùy miên gọi là thể. Luận Bà-sa quyển năm mươi tám chép: chỉ có mười một tùy miên có đủ ba nghĩa một là biến duyên tự giới địa ngũ bộ, hai là biến tùy miên ngũ bộ, ba là khắp làm nhân sinh năm bộ, pháp tương ưng chí có hai, pháp câu hữu chỉ có một, dù thiếu một hai nhưng đều được gọi là khắp. Ngoài ra các pháp khác đều không có ba nghĩa, tương ưng vô minh như sở tương ưng, bất cộng vô minh không xen lẫn với phiền não khác không xen lẫn nghĩa là không tương ưng.

Luận Chánh Lý chép: Tại sao chỉ có thấy khổ tập thì dứt, trong các tùy miên có biến hành chăng? Tuy ở đây duyên khắp các pháp hữu lậu, không phân biệt ý lạc, thế lực vững chắc. Nên có thể làm nhân sinh khắp năm uẩn, kiến diệt đạo sở tùy miên chỉ năng duyên một phần hữu lậu, sở duyên có khác nhau, thế lực không bền chắc, không thể làm nhân sinh khắp năm bộ, nên chỉ hai bộ trước có biến hành tùy miên, làm sao biết được? Tu pháp dứt nhiễm dùng biến hành thấy thì dứt làm nhân, vì sao không biết thế gian hiện thấy, do sức ngã kiến nên cảnh bên ngoài tăng tham, nếu chấp ngã là không, thì tham cảnh bên ngoài kém mỏng. Lại do chí giáo như nói tại sao thấy thì dứt làm nhân pháp, đó là các pháp nhiễm ô, lại nói tại sao vô ký làm nhân pháp, đó là pháp bất thiện, pháp hữu vi vô ký. Luận chép: Điều trong đây nói cho đến hoặc là nhân thế gian: là hỏi?

Luận chép: không nói đốn duyên cho đến năng đốn duyên năm bộ, do năm bộ hợp duyên gọi là duyên tất cả, Luận Chánh Lý hỏi biến hành là nghĩa gì? Vả lại với tất cả pháp hữu lậu hay duyên trùm khắp là nghĩa biến hành. Ba mươi ba tùy miên, đã nói ở trên trong tự giới đều năng duyên năm bộ, tuy có thọ riêng khởi ngã chấp, mà chẳng những duyên tự thân thọ, vì gồm duyên chủng loại pháp này. Nếu khởi tà kiến, cho là tu hành, hành vi thiện, hành ác đều không có quả, đây cũng không phải chỉ duyên tự thân nghiệp, bác bỏ chung tất cả nghiệp năng sinh quả, do y theo văn luận này mà biết được nghĩa của các biến duyên khác.

Các phiền não như tham v.v… chỉ nương các việc thấy, nghe, suy nghĩ mới được hiện khởi, do đối với vợ v.v… khởi tham v.v… duyên là hiển sắc, chẳng phải hình sắc, duyên là hình chẳng phải hiển, cho nên biết tham v.v… đều không duyên khắp. Văn luận ở trên. theo đây giới cấm thủ cũng được đốn duyên năm bộ, chấp khổ hạnh v.v… cho là nhân thời, lúc đó cũng duyên cả năm bộ pháp trong thân v.v…

34. Kinh bộ gạn hỏi:

Luận chép: Tuy vậy biến hành cho đến lẽ ra cũng biến hành, là Kinh bộ gạn hỏi, ý biến hành này chẳng phải chỉ có mười một, cũng do ái mạn là biến hành. Luận chép: Nếu thế đốn duyên cho đến làm sao dứt, là Hữu Bộ lại gạn hỏi? Luận chép: Lẽ ra nói tu thì dứt cho đến năng lực của cái thấy dẫn dắt, là Kinh bộ trả lời. Luận chép: Sư Tỳ-bà-sa cho đến không nói tự thành, là Luận chủ tổng kết tông. Theo Luận Chánh Lý thì câu vặn hỏi này không đúng, mặc dù tự lực khởi mà hai thứ này duyên phần hạn, cho rằng tuy xứ ngã kiến các hành vi ác, là xứ thì phải khởi ngã ái mạn, mà không thể nói ái mạn đốn duyên, vì trước đã nói là tự tướng hoặc, vì vậy biến hành chỉ mười một, ngoài ra chẳng y theo văn này, không nói tự thành. Luận chép: Trong mười một loại cho đến duyên tùy miên dưới, dưới đây là thứ hai nói chín duyên tùy miên trên. Theo Luận Chánh Lý trên đây là nói cõi trên, địa trên gồm nói không có duyên tùy miên dưới, duyên hạ thì lẽ ra trùm khắp, vì giới hoại cảnh trên thù thắng, duyên không có lỗi này. Vả lại cõi Dục thấy khổ thì dứt tà kiến, chê bai quả khổ cõi Sắc, Vô Sắc là không, trong kiến thủ chấp là trên hết, giới thủ đối với chẳng phải nhân chấp là nhân, nghi ngờ do dự, vô minh không rõ ràng. Thấy tập thì dứt như điều nên nói, sắc duyên Vô Sắc nên biết, y theo cõi nên suy nghĩ, y theo địa nói rộng.

35. Nói về duyên trên:

Luận chép: Chín thứ này tuy có thể cho đến xét giới ứng tư, là nói duyên trên thông hoặc cuộc lời văn rất dễ hiểu. Địa trên tự dịa không được duyên, vì có tùy tăng, luận chép: Sanh vào cõi Dục cho đến không duyên với địa cõi trên: là không tùy tăng, ngoại đạo vặn hỏi? Vì không chấp kia cho là thân kiến khởi, là đáp. Luận Bà-sa quyển mười tám hỏi vì sao hai thứ này không duyên cõi khác, lại hai chấp này chỉ chuyển với pháp thô, nghĩa là hai chấp này chỉ với quả thô hiển hiện thấy các uẩn chấp ngã, ngã sở, chấp đoạn thường. Hoặc sinh cõi Dục ở cõi Sắc, Vô Sắc không thể hiện thấy các uẩn nhỏ nhiệm, nên không chấp là ngã, ngã sở.

Luận Chánh Lý chép: Thân kiến, biên kiến vì sao không duyên địa cõi trên, duyên giới địa khác chấp ngã, ngã sở và chấp đoạn thường, vì theo lý không thành. Nghĩa là chẳng phải với giới này địa này sinh giới khác, địa uẩn có chấp làm ngã, chấp có hai ngã vì lý không thành.

Chấp ngã không thành, nên chấp ngã sở không thành, vì pháp sở chấp nương ngã chấp màkhởi, biến kiến tùy theo chấp có thân mà sinh, do vậy cũng không chấp nhận duyên giới khác địa khác, do đây chỉ cần chín duyên thì lý trên thành.

Có Luận sư khác nói hai chấn thân và biên sức ái khởi, thủ chấp thọ là mình có, dùng pháp hiện thấy làm cảnh giới chắc chắc không có duyên trên. Luận chép: Nếu như làm sao thuộc kiến. Luận chép: Đối pháp cho đến thuộc tà trí, là dẫn Đối pháp để đáp. Luận chép: Vì sao những thứ còn lại cho đến chẳng phải kiến, là vặn hỏi. Luận chép: Dùng tông làm lượng, nên nói như thế, là đáp. Luận Chánh Lý trả lời câu vặn hỏi rằng do cõi Dục sinh không khởi chấp, ngã là Đại phạm, cũng không chấp là ngã sở nên chẳng phải thân kiến. Vì thân kiến không nên biên kiến cũng không, biên kiến phải tùy thân kiến khởi, chẳng có kiến khác khởi hành tướng này, vì thế thân kiến dẫn sanh tà trí. Có người cho rằng sinh cõi Dục duyên Đại Phạm chấp thường chẳng phải biên kiến, so với kém chấp hơn thuộc kiến thủ, điều đó phi lý, vì trái luận này. Như luận này nói vô thường chấp là thường, thuộc thường kiến trong biên kiến. Theo giải thích của luận trên thì tà trí tức là không nhiễm ô tà hạnh tướng trí, không tương ưng với các phiền não như nghi v.v… vì hành tướng khác. Lại chẳng phải tham tương ưng biệt tướng phiền não, vì không duyên cõi trên, vô phú vô ký cũng duyên với cõi trên.

36. Nói về duyên vô lậu:

Có người nói nghi tương ưng tà trí và duyên tên của Phạm Vương, e chẳng phải ý luận. Luận chép: Vì thể biến hành cho đến như lý nên nói, lời văn rất dễ hiểu. Trong chín mươi tám tùy miên cho đến tĩnh tịnh thắng tánh, trở xuống là thứ ba là nói duyên vô lậu, có ba hàng tụng. Một hàng tụng trước nêu thể của duyên vô lậu. hàng thứ hai nói duyên địa chung hoặc hạn cuộc, hàng thứ ba nói tham chẳng phải duyên vô lậu. Luận chép: Cho đến y theo đây tự thành là giải thích một hàng tụng thứ nhất, lời văn rất dễ hiểu, luận chép trong sáu thứ này, cho đến các hành trạch diệt, là giải thích hai câu trên của bài tụng thứ hai. Diệt đế các địa không làm nhân lẫn nhau, chỉ duyên tự địa.

Luận Chánh Lý cho rằng nếu hữu pháp ái nhuận địa này thì thân kiến ở địa này chấp làm ngã ngã sở, các pháp diệt kia lại làm kiến diệt thì dứt tà kiến sở duyên ở địa này. Cho đến do kia mê đắm địa hành này, hoặc nghe nói có địa hạnh, diệt bèn khởi địa tà kiến bác bỏ là không. Chẳng trong thượng hạnh có hạ mê đắm, đâu có tà kiến bậc hạ bác bỏ kia diệt là không. Tuy giới địa đối nhau nhân quả cách tuyệt, mà chín địa khổ, tập xoay vần lôi kéo nhau, còn sinh, y lập nhân lại làm nhân lẫn nhau. Một địa giới tà kiến có duyên nhiều diệt, không có lý tương khiên và tương nhân, nên báng diệt tà kiến chỉ duyên tự địa diệt. Cho đến thiện trí không do mê đắm dẫn khởi, duyên nhiều địa diệt đâu có trái lý, nhưng thiện trí sinh lỗi quán các hành vi ác, quán xét lỗi rồi hy vọng tìm cầu diệt kia, nên một địa trí duyên nhiều địa cảnh, vả lại như Noãn v.v… do hành tướng chung lỗi quán các hành vi ác ưa tìm cầu diệt kia, không nên chấp kia đồng tà kiến.

Đối với cảnh sở duyên có phần hạn duyên, lý mê ngộ khác nhau không so sánh, nghĩa là người tu quán lỗi lầm trong tư địa, làm não, ưa thích tự địa diệt do đây cũng là năng quán với địa khác các hành vi ác xuất ly lỗi lầm công đức, nên thiện trí khởi ngộ cảnh lý có đôn duyên nhiều địa hành diệt, các tà kiến khởi đối với cảnh mê lầm, cố chấp ngăn cách không thể duyên chung. Người duyên đạo đế do đồng loại, giải thích hai câu dưới hàng thứ hai, lục địa pháp trí phẩm đạo, tuy có trị dục, trị khác không đồng, nhưng đều là sở duyên của tà kiến cõi Dục, vì đều là pháp trí loại chín địa loại trí phẩm đạo, hoặc trị địa này và có trị địa khác, đều là sở duyên của tám địa tà kiến, vì đồng là loại trí loại.

Luận chép: Vì sao duyên diệt cho đến sáu, bảy đồng loại? Là hỏi, luận chép: Do các địa đạo làm nhân lẫn nhau, đạo làm nhân quả lẫn nhau, tà kiến chê quả cũng chê nhân kia, chê nhân cũng chê quả kia. Diệt chẳng phải lần lược làm nhân, cũng không làm chỗ nương sinh khởi, chỉ chê tự địa không đề cập trên dưới.

37. Giải thích điều phục câu vạn hỏi:

Luận chép: Tuy pháp loại trí cho đến chẳng phải ba sở duyên của dục, là giải thích điều phục câu vặn hỏi. Hỏi hoặc làm nhân lẫn nhau tà kiến tức duyên loại trí pháp trí cũng làm nhân lẫn nhau, vì sao tà kiến ở cõi Dục chỉ duyên pháp trí, tà kiến cõi trên chỉ duyên loại trí? Đáp tuy pháp loại trí phẩm đạo cũng làm nhân lẫn nhau mà loại trí phẩm đạo không trị cõi Dục. Loại trí phẩm đạo chẳng phải ba sở duyên cõi Dục, Pháp trí phẩm đã có thể là ba cảnh sở duyên, pháp trí phẩm đạo đã có thể trị cõi Sắc, Vô Sắc cho nên tám địa đều có ba sở duyên.

Luận chép: Chẳng phải đây đều có thể, cho đến chẳng phải kia đối trị, là đáp, có hai đạo lý: Một là do hai đế đầu trong Bốn đế chẳng phải đối trị kia; hai là vì không trị ban đầu trong thấy đạo, tu đạo, Luận chép: Cũng chẳng phải hoàn toàn cho đến kia là phi sở duyên. Đây là phần đầu của thứ hai do nhân này cho đến, chẳng thể đối trị, là giải thích lý do biến hànhh duyên chung các địa. Cảnh làm duyên lẫn nhau nhân phân biệt khác với diệt, khác địa tuy chẳng phải nhân gần được làm duyên nhân, tuy trừ nhân duyên các nhân khác chấp nhận tạo tác, diệt chẳng phải làm nhân lẫn nhau, nên chỉ duyên tự địa, khổ tập làm duyên nhân lẫn nhau, nên duyên cả các địa trên.

Vì chẳng phải năng đối trị, là phân biệt với đạo đế, đạo do các địa làm nhân lẫn nhau, tà kiến duyên chung dị địa đạo, vì cũng đối trị khác nhau, pháp loại tà kiến duyên khác nhau, hai đế khổ tập chẳng phải năng trị, vì không phân biệt riêng cho nên tà kiến có cả năng duyên. Hỏi: Pháp trí phẩm đạo có sáu địa khác nhau, chỉ có địa Vị chí năng dứt dục hoặc, trong địa vị chí chia ra bốn đạo. Chỉ có đạo Vô Gián năng dứt dục hoặc, làm sao tà kiến ở cõi Dục, năng duyên với sáu địa pháp trí phẩm đạo, loại trí y theo văn này, trên không biết dưới bình đẳng.

Luận Chánh Lý chép: Lỗi như thế, theo lý thật đều không: Pháp, loại đối nhau vì chủng loại khác nhau. Pháp loại trí phẩm trị loại vì làm nhân lẫn nhau, vì làm duyên lẫn nhau, đó là pháp trí phẩm đạo. Đồng là duyên đạo đế hoặc đối trị chủng loại trong cõi Dục, đây là đạo đồng loại làm nhân lẫn nhau, làm duyên lẫn nhau.

38. Đặt giả thiết:

Dù cho chẳng phải đối trị là duyên đạo phiền não, sở duyên cõi Dục, loại trí phẩm đạo và pháp trí phẩm đạo tuy làm nhân lẫn nhau, do môn đối trị chủng loại khác, vì không duyên nhau, chẳng phải dục duyên đạo phiền não sở duyên, y theo đây đã ngăn duyên dứt đạo phiền não ở cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Lẽ ra cũng là lỗi năng duyên trị Sắc, Vô Sắc giống pháp trí phẩm, mặc dù có chút phần pháp trí phẩm đạo có thể trị một phần nhỏ phiền não cõi trên, cũng làm nhân lẫn nhau. Vì trị môn chủng loại khác nhau, cùng loại trí phẩm không duyên nhau, chẳng phải trên duyên đạo phiền não sở duyên, đối với loại trí phẩm đạo trong chín địa, do một chủng loại xoay vần làm nhân cho nhau, vì lại lẫn nhau duyên trị loại đồng. Mặc dù chẳng phải đối trị mà có thể chung làm cảnh duyên đạo hoặc trong tám địa trên.

Luận chép: Hỏi vì sao tham sân, mạn cho đến chẳng phải duyên vô lậu là hỏi, Luận chép: Do tham tùy miên cho đến không duyên vô lậu, lời văn rất dễ hiểu, trong chín mươi tám tùy miên tương ưng nên tùy năng, trở xuống là thứ ba nói về hai tùy tăng, một hàng tụng ở trước nói về sở duyên tùy tăng, nửa bài tụng sau nói về tương ưng tùy tăng, ngoài ra năm bộ là sở duyên, trừ biến hành năm bộ. Tức là khổ tập bất biến diệt đạo, tu đạo tất cả tùy miên. Luận chép: Ở đây y theo nói chung cho đến không có nghĩa tùy tăng, trước là nói chung phân biệt. Hoặc nói riêng biến hành tùy miên có thượng duyên, không có sở duyên tùy tăng, bất biến tùy miên vô lậu duyên, vô sở duyên tùy tăng. Luận chép: Vì sao? Là hỏi.

Luận chép: Vì vô lậu thượng cảnh cho đến trái nhau do hai nghĩa nên không có tùy tăng. Luận chép: Nghĩa là nếu có pháp cho đến chẳng phải sở duyên tùy tăng, là giải thích nghĩa đầu. Trước dụ sau pháp, cảnh như áo, thấp đồng với ái, bụi trần như hoặc. Luận chép: Trụ tâm địa dưới cho đến chẳng phải tùy miên, là ngăn câu vặn hỏi của ngoại đạo. Cho rằng có ái lạc địa trên và pháp vô lậu là thiện pháp đục chẳng phải phiền não, Luận chép: Thánh đạo Niết-bàn cho đến chân không tùy trụ, giải thích nghĩa thứ hai, trước pháp sau dụ, đá dụ cho cảnh, chân dụ cho tùy miên.

39. Nêu thuyết khác:

Luận chép: Có thuyết nói tùy miên cho đến chẳng phải sở tùy tăng, là nêu thuyết khác, trước giải thích tùy tăng cho rằng các tùy miên là tùy trụ thêm lớn trong pháp này, là nghĩa tùy chuyển tăng hôn trệ. Như gieo hạt giống xuống ruộng tốt thêm lớn, sau giải thích nghĩa tùy tăng là tùy thuận, cảnh cõi trên vô lậu không thuận tùy miên. Như người bệnh phong uống thuốc càn sáp, người bệnh đối với thuốc chẳng phải tùy tăng, thuốc dụ cho cảnh tăng, người bệnh dụ cho tùy miên. Đã y theo sở duyên cho đến nêu chưa dứt, sau đây giải thích tương ưng tùy tăng lời văn rất dễ hiểu.

Luận Chánh Lý chép: Tại sao tùy miên đối với pháp tương ưng và cảnh sở duyên có nghĩa tùy tăng. Tiên Quỹ Phạm Sư nói rằng. Như cạnh thành, ấp có đống rác nhơ bẩn, do phẩm, nước, đất hợp thành, trong đống rác nhơ bẩn này do phân dơ làm cho nước đất cũng thành đồ bất tịnh, do thế lực của nước làm cho phẩn càng tăng, lại nương nhau đều rất nhờm gớm. Trong nhóm phiền não tương ưng, do năng lực phiền não tâm, tâm sở nhiễm, phiền não do thế lực kia càng tăng, lại nương nhau đều thành ô uế, nhóm họp nối tiếp ô uế dần dần tăng, cũng khiến cho tùy hạnh sinh thành nhiễm, trên đây đã nói về tương ưng tùy tăng.

Như heo chó ở chỗ dơ bẩn, sinh ra rất ưa đắm ngủ nghỉ vui chơi trong đó, phẩn uế trây trét càng thêm bất tịnh. Lại do heo v.v… nhóm dơ bẩn càng tăng, sở duyên như thế tự địa hữu lậu, do năng lực phiền não nghĩa hữu lậu thành, kia lại có sức thuận theo phiền não khiến cho ba phẩm nối tiếp càng tăng. Trên đây đã nói về hữu lậu duyên tùy tăng, dụ cho cảnh giới, phân dụ cho phiền não. Như người sạch sẽ lỡ té xuống đống dơ, tuy xúc chạm phẩn uế mà chẳng tăng thêm, người cũng không thể tăng thêm đống nhơ bẩn kia, như vậy pháp vô lậu không giới ác địa tuy cũng bị phiền não sở duyên, mà tướng kia đối nhau không tăng thêm.

Đây là duyên vô lậu dị địa tùy miên, chỉ do tương ưng có lý tùy tăng, y theo văn luận trên lại làm cho sinh thành nhiễm, tùy tăng đều có, tùy miên quá khứ vị lai có tùy tăng không? Đáp: Chắc chắn là có, vì có thể phát sinh được, hoặc khác đây các loại dị sinh không có tâm vị nhiễm, lẽ ra lìa tùy miên. Nhưng Đức Thế Tôn dạy trẻ nhỏ đồng tử anh nhi bệnh ngủ, mặc dù không có nhiễm dục mà có dục tham tùy miên tùy tăng, nên nói tùy miên cho đến chưa dứt. Nếu kia đã dứt thì không có sở duyên, tương ưng tùy tăng, tùy miên chắc chắn có, vì kia vẫn không mất tướng tùy miên. Nghĩa là do đối trị hoại thế lực kia, nên không tùy tăng, nhưng thể tướng cút tùy miên không mất nên nói vẫn có. Hoặc y theo từng có sẽ có dụng này, nay tuy có dụng cũng gọi tùy miên. Như mất nhà vua vẫn còn hiệu vua, người thợ nghỉ việc tên ông ta vẫn còn.

40. Nói về tùy miên:

Giải thích rằng tùy miên là theo hành giả tăng hôn trệ, tùy miên tuy dứt cũng gọi tùy miên. Một là tuy vô dụng vì có thể tánh, hai là do từng có, sẽ có gọi là tùy miên, do từng và sẽ gọi là nhân đoạn tùy miên. Luận chép: Vừa có tùy miên cho đến biến hành tùy miên, là hỏi đáp rất dễ hiểu. Luận chép: Trong chín mươi tám tùy miên, dưới đây một hàng tụng là thứ tư phân biệt hai tánh, luận chép: Cho đến vì kia chắc chắn là không, là giải thích tùy miên ở hai cõi trên chỉ có vô ký, giải thích rằng do hai cõi trên không có khổ dị thục, chứng minh không có nhân bất thiện, vì nhân bức não khác kia chắc chắn là không chứng tỏ không có khổ dị thục. Có quả khổ mới là nhân bất thiện, kia không có quả nên không có bất thiện. Luận chép: Thân kiến, biên kiến cũng là tánh vô ký, trở xuống là nói hai kiến thân, biên và tương ưng si là vô ký. Luận chép: Vì sao? Là nêu lý do vô ký, trong đó có ba đốt: Một là giải thích ngã thường kiến; hai là giải thích chấp đoạn; ba là giải thích hai kiến. Luận chép: Ở đây bố thí đến thí giới v.v… là tiết thứ nhất, chấp chấp đoạn chấp biên cho đến ngã sở sẽ không có là tiết thứ hai. Luận chép: Lại hai kiến này cho đến hữu tình khác là tiết thứ ba. Nếu như thế tham cầu cho đến so sánh lẽ ra cũng đúng. Luận chủ bác bỏ giải thích của tiết thứ ba. Luận chép: Tiên Quỹ Phạm sư cho là tánh bất thiện, là nêu giải thích của Kinh bộ. Ngã kiến có cả phân biệt khởi và câu sinh, như cầm thú không có phân biệt. Phân biệt khởi là bất thiện, câu sinh là vô ký, đồng với Đại thừa.

41. Chủ trương của tông Hữu bộ:

Tông hữu bộ cho là ngã kiến chỉ có phân biệt khởi, không có câu sinh, người không phân biệt như cầm thú chấp tự, tha là bất nhiễm vô tri chẳng phải ngã kiến. Luận chép: Ngoài ra cõi Dục hệ là tánh bất thiện, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Đã nói ở trên, trở xuống là thứ ba phần đại văn là phần nói phụ, trong đó có ba: Một là nói về căn bất thiện; hai là nói về căn vô ký; ba là nói về bốn thứ ký luận. Đây là văn phần đầu. Luận chép: cho đến nên trong bài tụng không nói nghĩa là ở cõi Dục tất cả năm bộ đã dứt tham, sân tất cả bất thiện si, của năm bộ thuộc căn bất thiện, do vậy kinh nói là ba căn bất thiện, chỉ có bất thiện, phiền não là căn bất thiện pháp lập căn bất thiện, ngoài ra thì không như vậy, các phiền não khác chẳng phải căn bất thiện, nghĩa y theo đã thành nên bài tụng không nói.

Luận Chánh Lý quyển bốn mươi chín chép há không phải tất cả đã sinh pháp ác đều là hậu nhân, không những chỉ có ba thứ (là hỏi) chẳng vượt qua ba lý, nguyên nhân nào mà không thành lập mạn… căn bất thiện, vì sao không thành lập các gốc lành như bất mạn v.v… Đức Phật đối pháp biết mà kiến lập, có Luận sư cho rằng trong thân năm thức không có ác mạn v.v… có thể đối nghịch giải thích rằng ba gốc lành chung cho cả năm thức, ngược là mười phiền não, trong ba thứ tham, sân, si, phiền não chung cho cả sáu thức, năm kiến, nghi, mạn chung cho cả sáu thức nên không lập căn. Ở đây giải thích sơ lược mà nghĩa bvao ngồm hết, lại có năm nghĩa đồng với luận Bà-sa quyển một trăm mười hai phế lập rằng: Cả ba căn này đầy đủ năm nghĩa nên lập làm căn.

Một là có cả năm bộ, hai là chỉ có sáu thức, ba là tánh tùy miên, bốn là hay khởi nghiệp thân, ngữ thô ác, năm là tạo tác gia hạnh mạnh mẽ dứt gốc lành. Do vậy lập riêng làm căn bất thiện, có cả năm bộ, ngăn kiến nghi, khắp sáu thức lại ngăn mạn, tùy miên tánh ngăn triền cấu v.v… năng phát nghiệp thân, ngữ thô ác, tạo tác gia hạnh mạnh mẽ dứt gốc lành chỉ bày nghiệp của căn. Lại tùy theo sự thích ứng mà ngăn dứt chung các pháp, sợ rườm rà nên không nêu ra.

42. Nói về nghĩa của tông Hữu bộ:

Luận chép: Trong vô ký hoặc ở trên nói, nửa hàng tụng là thứ hai nói về căn vô ký cũng thuộc căn vô ký, là nói về nghĩa của Hữu Bộ. Vô ký ái nghĩa là chấp tất cả ái ở hai cõi trên, vô ký si nghĩa là chấp cả si của hai cõi trên và thân kiến biên kiến tương ưng với si ở cõi Dục. Tuệ vô ký chấp lấy hữu phủ tất cả tuệ vô ký ở ba cõi làm căn vô ký, ba thứ này đều cùng khắp tư địa năm bộ và tùy tất cả thức thể là vô ký, cùng vô ký làm nhân nên gọi là căn vô ký. Theo Luận Chánh Lý thì ba thứ vô ký ái, si, tuệ, với tất cả nên biết thuộc căn vô ký, tuệ căn nhiếp có cả hữu phú, vô ký. Căn nghĩa là nhân, vô phú tuệ vô ký cũng có thể làm nhân nên thuộc về căn vô ký, ba thứ này có năng lực sinh ra các vô ký.

43. Hỏi đáp về căn vô ký:

Luận chép: Vì sao nghi mạn chẳng phải căn vô ký? Là hỏi. Luận chép: nghi hai đường chuyển cho đến nên chẳng phải căn kia, là đáp. Do mạn căn và nghi nên dù có vô ký cũng có thể làm nhân sinh pháp vô ký vì không có căn tướng nên không lập làm căn. Theo Luận Chánh Lý căn tướng dưới đất ẩn như thế nên gọi là căn. Thể này rũ xuống, phía trên này mầm, ba thứ này cũng gọi là căn. Ngoài ra chẳng phải tùy miên, hoặc không có công dụng cao siêu, nên không lạp căn.

1/ Giải thích rằng trong mười tùy miên, năm kiến vô ký thuộc về tuệ, tham tức là ái, vô minh là si, nghi mạn không có căn tướng, sân không có vô ký. Do đó chỉ có ba lập căn vô ký, phẫn chẳng phải tánh tùy miên nên không lập căn. Hỏi: Nếu thế vô phú vô ký cũng chẳng phải tánh tùy miên tại sao lập căn? Đáp trong tuệ vô ký có khi là tánh tùy miên, phẫn v.v… thì không như thế. Các Luận sư nơi khác cho đến vì ngăn thiện ác, nên nêu nghĩa của Luận sư ở phương khác, cho rằng trong mười tùy miên của Sư này là vô ký đều lập làm căn, sân chỉ là bất thiện, do đó không lấy, Luận chép: Vì sao bốn thứ này lập căn vô ký, là hỏi lý do lập bốn thứ? Luận chép: Dùng các kẻ ngu cho đến làm căn vô ký là đáp, y theo ý của Luận sư thì cả bốn thứ này có thể sinh pháp nhiễm cô ký nên lập làm căn.

Luận Chánh Lý chép: Kia nói rằng vô phú tuệ vô ký sức yếu kém nên chẳng phải căn vô ký, nghĩa căn phải nương vào sự bền chắc mà lập, do sức của mạn. Các sư Du-gia thối thất trăm ngàn công đức thù thắng, nên năng lực của mạn thù thắng lập căn vô ký. Bốn thứ này năng sinh pháp nhiễm vô ký như trên là văn luận, ở đây nói vô phú vô ký sức yếu, mạn sức mạnh, bác bỏ sư Bà-sa. Vô ký ái, mạn chỉ có hai cõi trên, vô ký kiến là năm kiến ở hai cõi trên, còn thân kiến biên kiến ở cõi Dục, vô ký si hoàn toàn ở hai cõi trên, cõi Dục tương ưng với thân kiến biên kiến.

2/ Luận Bà-sa chép: Hỏi: tại sao các Luận sư ở phương Tây lập mạn làm căn vô ký? Đáp: họ nói sức bền mạnh mẽ là nghĩa căn, vì mạn sức bền mạnh lập làm căn, nghĩa là sư Du-già cho rằng thối thất trăm ngàn thiện phẩm đều do năng lực của mạn. Hỏi: vì sao các Luận sư ở nước này không lập làm căn? Đáp: ở đây nói nghĩa dưới là nghĩa căn, mạn làm cho tâm kiêu ngạo, cao cử, ở dưới không thuận nên không lập căn. Hỏi: vì sao các Luận sư ở cõi này lập vô phú tuệ vô ký làm căn vô ký? Đáp: ở đây nói vì nương nhân nghĩa là nghĩa căn, vô phú tuệ vô ký là y nhân thắng nên lập làm căn. Hỏi: Vì sao các Luận sư phương Tây không lập làm căn? Đáp họ nói sức bền mạnh là thực chất căn. Vô phú tuệ vô ký thế lực yếu kém nên không lập căn. Hỏi: tại sao các Luận sư kia đây đều không lập nghi làm căn vô ký? Đáp: đều nói nghĩa định trụ là nghĩa căn, nghi không định trụ vì hai môn chuyển không lập làm căn.

3/ Như Thị Thuyết Giả nói như thiện, căn bất thiện đều có ba thứ, vô ký lẽ ra cũng như thế. Lại như bất thiện mạn không lập căn bất thiện vô ký mạn lẽ ra cũng như vậy, nên căn vô ký chỉ có ba là tốt. Luận Chánh Lý chép: Thượng tọa bộ đối với đây nói rằng không có căn vô ký vì không có Thánh giáo, thiện ác mạnh mẽ khởi phải do căn. Vô ký yếu kém không nhờ công dụng nhậm vận mà khởi, dựa vào cái gì làm căn, Thượng tọa lập hai nghĩa, không lập căn, một là Vô Gián, hai là yếu kém. Chánh Lý bác bỏ rằng không có Thánh giáo nói, lại là phi lý, vì vô ký phiền não có cực thành, cho là vì sao? Một ít phần nhiễm khởi dựa vào đồng loại căn, một ít phần không như vậy, pháp vô ký nhiễm có đồng loại căn, là pháp nhiễm như pháp bất thiện. Lại định nào chấp mà đây không có Thánh giáo, chẳng phải Thượng tọa kia tai chưa nghe, lại có thể bác bỏ không có Thánh giáo, vô lượng Thánh giáo đã diệt mất, Thượng tọa không nghe chẳng lẽ không phải Thánh giáo. Nhưng đối với các Đại Luận sư thuở xưa đều chấp nhận nói về nghĩa căn vô ký, cho nên biết phải có Thánh giáo rõ ràng lời văn luận, nêu tên chung không có số biệt danh, do đây tranh luận hoặc bốn hoặc ba.

4/ Trong Thánh giáo chỗ nào cũng nói pháp hữu ký, vô ký, lại chỗ nào cũng nói pháp hữu ký, vô ký đều từ căn mà sinh cho đến vì thế không nên nói đây không có Thánh giáo, như trên là bác bỏ Vô Gián, lại pháp yếu kém chuyển, nên chấp là do căn lực sinh chẳng mạnh mẽ vì vậy họ lập lý thú ngăn chúng ta đặt tên căn vô ký. như trên là bác bỏ lý. Luận chép: Trong các Khế kinh trở xuống có một hàng tụng, nhân luận sinh luận nói bốn ký luận, Luận chép: Cho đến xả trí ký, trong văn xuôi có ba: Một là nêu giải thích của luận Bà-sa, hai là các Sư của luận này giải thích, ba là y kinh giải thích. Theo luận Bà-sa giải thích có bốn:

Nêu số, kể tên, trình bày giải thích và hỏi Đáp nói rộng. Ở đây nêu số và kể tên. Bốn thứ như thứ lớp, cho đến nghĩa là trả lời bốn trường hợp hỏi, sau sẽ giải thích ký trước nêu câu hỏi.

Như có người hỏi chết là nhất hướng ký, sinh là phân biệt ký, Thắng là phản cật ký, ngã một khác là xả trí ký. Chữ “Đẳng” là đồng cách giải thích của hai câu sau. Luận Chánh Lý nói đẳng là thuộc hữu y theo dị môn, có khi y theo dị môn, tức giải thích theo tông. Ký có bốn đó là trả lời bốn trường hợp hỏi. Đáp hỏi, không hỏi gọi là bốn ký. Luận chép: Nếu hỏi tánh trắng đen rộng nhắc lại giải thích, lời văn rất dễ hiểu.

44. Hỏi đáp nói rộng:

Luận chép: Tại sao xả trí mà đặt tên là ký, dưới đây hỏi đáp nói rộng. Trước là gạn hỏi ký thứ tư, y theo ba ký trước để đáp làm ký, đã nói xả trí tức là không trả lờ thế nào là ký. Vì ghi lời hỏi kia đây không nên ghi. Đây xả bỏ lời nói chẳng phải hoàn toàn không ghi nhớ, vì cũng ghi lời hỏi đó không nên trả lời.

Luận Chánh Lý trả lời: Ở đây hỏi rằng, vì nói trong đây đúng như sự thích ứng, nghĩa là ở đây cũng nói, nên xả trí rằng, trong ứng trí vấn lẽ ra nói ứng trí, hoặc nói lời khác, ghi nhận bèn không thành. Y theo đây cũng có nói. Luận chép: Có người nói cho đến chẳng phải tất cả sẽ sinh, là câu hỏi thứ hai, nếu có người hỏi có người chết sống lại hay không? Nhất hướng ký nói chẳng phải tất cả sẽ sinh, trả lời câu hỏi này nói cho đến gì phải phân biệt, nhưng người hỏi vẫn chưa hiểu, người trả lời muốn cho họ hiểu. Hoặc nhất hướng ký chẳng phải tất cả sẽ sinh ,vẫn chưa hiểu nên không thành ký. Luận Chánh Lý thì chép: Chẳng lẽ không bằng sanh lên cõi kia, nghe Phạm Chí hỏi Đức Thế Tôn nói họ Kiều-đáp-ma, tôi có thân ái, trước đã qua đời. Nay muốn bố thí tín thực cho họ, không biết họ có nhận được thức ăn cúng thí này chăng?

Đức Thế Tôn dạy: Điều này chẳng hoàn toàn, nếu người thân của ông đọa vào loài ngạ quỷ như thế có được thức ăn này, đã chấp nhận họ phân biệt ký. Trong đây cũng hỏi tất cả người chết đều sẽ sinh, cũng không nhất hướng ký, lẽ ra là phân biệt. Người có phiền não sinh về, chẳng phải người không có phiền não, vì sao ở đây chẳng phải phân biệt ký. Luận chép: Lại nói rằng cho đến như biết nhân quả, là ký thứ ba chỉ nhất hướng ký nói vừa hơn vừa kém, là hỏi thức là quả hay là nhân, Đáp nhất hướng ký vừa là quả vừa là nhân. Luận chép: Nhưng người kia hỏi cho đến là cật vấn ký, là đáp, nhưng người hỏi kia hoàn toàn vì người hỏi, nghĩa là người hỏi thú hướng là hơn hay kém, đây gọi là hoàn toàn vì người hỏi, chẳng phải nhất hướng đáp nên thành phân biệt, hoặc có hoàn toàn là hỏi chẳng phải hoàn toàn đáp, nên phân biệt trả lời. Nhưng phương sở của ý hỏi gọi là phản cật ký, đáp nhất hướng vấn này là phân biệt ký.

Do không biết nơi chốn của người hỏi, nên trước gạn hỏi sau nói rộng, theo trước được tên gọi là phản cật. Hoặc hai hướng vấn thì nhất hướng ký, như có người hỏi nhân là hơn hay kém thì nhất hướng vừa hơn vừa kém.

1/ Hỏi: Nếu thế vì sao trước giải thích phản cật ký, người là hơn kém nên văn hỏi là nơi chốn nào. Luận Chánh Lý chép: Trong cõi người thì sai biệt hỏi lẽ ra là sai biệt ký, nghĩa là có người hỏi rằng: Cõi người là hơn, đây là vặn hỏi ông ở nào, hỏi kém lẽ ra cũng vặn lại như thế. Hoặc cả hai người hỏi đáp nhất hướng ký vừa hơn vừa kém, chẳng phải trong đây hơn kém đều hỏi. chỉ tùy câu hỏi một ký một thinh, ý hiển bày phân biệt câu hỏi là hơn hay kém, hỏi thành cật vấn ký.

2/ Luận chép: Lại nói rằng cho đếnTại sao gọi là ký? Là hỏi, Luận chép: Nhưng kia hỏi cho đến tại sao không gọi ký, là đáp, giải thích rằng: Ký thứ tư xét kỹ các kinh luận, hoặc ký ngôn không ứng ký cũng là trả lời thứ tư, hoặc hoàn toàn không trả lời, cũng là câu hỏi thứ tư, nay trong đây, ký ngôn không thể ký. Luận chép: Các Luận sư Đối pháp, trở xuống là nêu giải thích của luận này, nhất hướng ký cho đến khế hợp thật nghĩa, là nói về đệ nhất ký. Luận chép: Phân biệt ký cho đến muốn nói điều gì, là nói về đệ nhị ký, tâm tốt hỏi chỉ nói rộng như thế làm cho tự hiểu. Luận chép: Vặn hỏi ký giả cho đến không tiện tìm lỗi, nói về đệ tam ký, hoặc có tâm nịnh bợ thưa hỏi muốm tìm lỗi, chỉ văn hỏi không cần phân biệt, hỏi trách nguồn gốc kia im lặng an trụ, hoặc hỏi ngược lại khiến họ tự nhớ không tiện tìm lỗi, vì cả hai đều giải thích, chẳng đối với hai người.

3/ Luận chép: Chẳng lẽ trong bất nhị cho đến thành vấn ký? Là hỏi, Bổn tông giải thích vấn ký đó, nay nói thỉnh cho nên chẳng hỏi, gạn hỏi nên chẳng nhớ, thế nào là phân biệt, vặn hỏi cả hai vấn ký. Luận chép: Như có người thỉnh nói há chẳng phải kỳ đạo, Luận Chánh Lý chép: Nói rộng vậy như cho đến thời gian rốt ráo, tiện làm cho người hỏi hiểu rõ nghĩa, nên phân biệt ký tướng liền thành. Do đây đã ngăn có khởi câu vặn hỏi, phân biệt công không chấp nhận có ký ngôn khác không nên thành nhớ. Vì phân biệt nói liền ghi nhớ, đó là lúc phân biệt người hỏi tự muốn hỏi nghĩa, lúc phân biệt kiết thúc. Đã có khả năng trình bày rõ nhớ nghĩa do thành được phân biệt ký tướng, lúc chưa phân biệt họ chưa thể hiểu, phân biệt rồi hiểu nên gọi là ký, hay ghi nhớ nên gọi là Ký. Vì gạn hỏi lúc cuối có thể trình bày rõ đã nhớ nghĩa do đó cũng chấp nhận lời gạn hỏi này là ghi nhớ, do lời cật vấn mà ghi nhớ câu hỏi đó. Có người vặn hỏi thì nhớ này cũng không thành sau khi nhớ không chấp nhận có nhớ lời nói khác. Câu hỏi đều không tương ưng với tướng hỏi, “Thỉnh rằng cúi mong Đức Thế Tôn nói pháp cho con nghe” đây không thành câu hỏi chỉ gọi là lời thỉnh.

Câu vặn hỏi y theo trước ngăn, nhưng có khác với văn trước, nghĩa là nếu cật vấn làm cho họ tự nhiên có chánh giải, mới được gọi là Ký. Như Khế kinh nói “Ta lại hỏi ông, như sự nhận biết nên trả lời đúng như thật”. Lại như kinh nói: Ý ông nghĩ sao? Sắc là vô thường hay thường, v.v… Chẳng phải Phật đối với đây tự phân biệt, chỉ do gạn hỏi nên làm cho họ tự hiểu, chẳng lẽ không gọi là làm cho người khác sinh hiểu biết gọi là trên hết ký.

Luận chép: Nếu thế lẽ ra đều là phản cật ký? Như có lời thỉnh vì con nói đạo đây gọi là hỏi đạo, do văn hỏi nhớ, họ đã hỏi tức là nhớ đạo. Nếu vậy thì trước hỏi sau hỏi đều là văn hỏi, tại sao trong đó có phân biệt ký? Không như vậy ý hỏi cho đến không có nói rộng, ý hỏi có nhớ không nói rộng gọi là hỏi ngược lại.

45. Giải thích xả trí ký:

Luận chép: Xả trí ký cho đến không nên vì nói, là giải thích xả trí ký, xét văn trước rất dễ hiểu. Luận chép: Nay y Khế kinh cho đến chỉ nên xả trí, trở xuống thứ ba là y kinh giải thích. Luận chép: Vì sao có hỏi cho đến đáp phản cật ký, là giải thích. Ký thứ ba, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Vì sao có câu hỏi cho đến, chỉ nên xả trí, là giải thích ký thứ tư, đây gồm cả ngã vấn lý do xả trí.