CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

Phẩm 4: PHÂN BIỆT NGHIỆP ĐẠO

(Phần 5)

1. Giải thích danh từ nghiệp đạo:

Luận chép: Đã nói như thế cho đến gọi là đạo v.v… trở xuống nửa bài tụng, là thứ hai trong đại văn, là giải thích tên Nghiệp đạo, tạo tác giải thích ba nghiệp đạo sau tham sân tà kiến, tham v.v… thể nó chẳng phải nghiệp tương ưng với tư, tư là nghiệp tánh, nương tham v.v… mà chuyển, nương tham v.v… mà hành, nương thế lực tham mà tạo tác. Như người nương con đường, do đó tham v.v… thể nó mặc dù chẳng phải nghiệp, nhưng là nghiệp đạo. Luận chép: Bảy thứ trước là nghiệp cho đến đặt tên là nghiệp đạo, là giải thích bảy nghiệp đạo trước, bảy nghiệp đạo trước là tánh nghiệp nên gọi là Nghiệp. Tư nghiệp nương gá bị cảnh chuyển nên gọi là nghiệp đạo, bảy thứ này là nghiệp là con đường của nghiệp, đặt tên là nghiệp đạo.

Luận chép: Cho nên trong đây cho đến đều cực thành, là giải thích nghiệp đạo trong đây là tên có cả hai thứ, bảy thứ trước có đủ cả hai đó là nghiệp và nghiệp đạo, ba thứ sau chỉ có một nghĩa là chỉ có Nghiệp đạo, tuy khác nhau loại mà một tên nghiệp đạo có cả hai chỗ, ngoài ra hai thứ đều được gọi là nghiệp đạo như sách sở thế gian. Luận Chánh Lý nói luận Thế ký, trong luận Thế ký cũng khác nhau loại, mà một làm nhiều được tên chung, như thế gian nói trời đất khác loại, đồng gọi là hình bình đẳng, lìa bảy thứ như sát v.v… giống như đây nên giải thích.

Loại nghiệp đạo bất thiện giải thích nghiệp đạo thiện.

2. Vì sao gia hạnh hậu khởi chẳng nghiệp đạo:

Luận chép: Hỏi gia hạnh hậu khởi này vì sao chẳng phải nghiệp đạo, gia hạnh hậu khởi nên gọi là nghiệp đạo. Tư cũng duyên theo kia bị cảnh chuyển, luận chép: Là đây y cho đến đây khác đây là không đúng, là đáp, ở đây có ba. Luận Chánh Lý chép: Lý cũng nên nói mà không nói, là gốc, y gốc kia mới chuyển, (thuật rằng vì căn bản khởi gia hạnh, y căn bản có hậu khởi, gốc được tên này, ngọn không gọi là Đạo).

Giải thích thứ hai: Căn bản thô hiển thuyết phẩm thô là nghiệp đạo, giải thứ ba khiến cho vật trong ngoài có tăng giảm. Như sát đạo làm cho vật tăng giảm, hao phần trước sau không như vậy, do hai phần này gọi là nghiệp đạo. Luận Bà-sa quyển một trăm mười ba nói sở cư gọi là ngoài, thọ v.v… gọi là nội, Bà-sa chép: Hỏi tại sao gọi là nghiệp đạo? Đáp: Tư gọi là nghiệp, nghiệp chỗ dựa theo rốt ráo chuyển thành nghiệp đạo. Hỏi: Nếu vậy tất cả là vô ký, luận chép: Nên hỏi Luận sư ấy, ý Luận chủ cho rằng chẳng phải đây là nghĩa của ta, vì sao hỏi ta, nên hỏi Luận sư kia, luận chép: Nhưng có thể nói cho đến đều gọi là nghiệp đạo. Luận chủ vì Luận sư kia giải thích, tham, sân là nhân trong đường ác, nhân là nghĩa đạo và đường ác làm đạo, hoặc tham sân làm nhân lẫn nhau khởi, lại nương lẫn nhau đều gọi Nghiệp đạo.

3. Nói về dứt gốc lành:

Luận chép: Như thế đã nói cho đến sự khác nhau như thế nào, hai bài tụng sau nghĩa thứ ba bèn nói về dứt gốc lành. Luận chép cho đến năng dứt gốc lành, đây là nêu câu đầu để đáp câu hỏi trước, do các nghiệp đạo gì mà dứt gốc lành? Đáp chỉ có phẩm thượng tà kiến nghiệp đạo, đây là giải thích năng dứt, nếu thế vì sao tối sơ đã trừ diệt. Hoặc cho rằng chỉ có tà kiến dứt gốc lành, thì trái với luận này tại sao nói căn bất thiện phẩm thượng. Nghĩa là năng dứt gốc lành, thể của căn bất thiện là tham, sân, si, tà kiến chẳng phải căn bất thiện, vì sao nói năng dứt gốc lành? Do căn bất thiện bị giặc thiêu đốt, đối với năng dẫn xứ thuyết sở dẫn nghiệp, vì sao gốc lành bĩ đây đoạn, là hỏi gốc lành thì dứt? Luận chép: Đáp nghĩa là chỉ có cõi Dục cho đến trước không thành, sắp muốn dứt thiện văn tư trong cõi Dục. Thiện ở cõi Sắc, Vô Sắc trước hết lui sụt không thành, tà kiến không thể dứt thiện ở cõi trên v.v…

Luận chép: Thi Thiết Túc luận cho đến gốc lành trong ba cõi, là nạn không dứt gốc lành ở hai cõi trên, luận chép: Y gốc lành cõi trên cho đến chẳng phải khí thế gian kia, dứt gốc lành ở cõi Dục, vì thiện hai cõi trên lại được xa lìa. Thân này không phải là thượng thiện khí, vì sao chỉ đoạn sinh được gốc lành, hỏi lý do gia hạnh cõi Dục không đoạn, vì gia hạnh gốc lành trước đã bị lui sụt. Theo Luận Chánh Lý gia hạnh gốc lành lúc sắp dứt gốc lành tối sơ xả, duyên gì tà kiến năng dứt gốc lành? Là hỏi, luận chép: Cho rằng chắc chắn bác bỏ không có quả dị thục kia, là đáp, Luận Chánh Lý nói nhân nào, giai vị nào dứt gốc lành này? Nghĩa là có một loại đầu tiên thành bạo ác ý lạc tùy miên, sau gặp bạn ác duyên sức trợ giúp, càng tăng thêm mạnh mẽ. Gốc lành giảm căn bất thiện tăng, hậu khởi bác nhân bát quả tà kiến, làm cho tất cả thiện đều ẩn mất, do đây nối tiếp lìa thiện mà an trụ, nhân này vị này đoạn các gốc lành.

4. Nếu thuyết khác:

Luận chép: Có các Luận sư khác nói giải thoát đạo biệt, là nêu thuyết, khác, bác bỏ từng phần nhân quả tà kiến hai đường khác nhau, luận chép: Có Luận sư khác nói cho đến vì thế lực yếu, kém, là nêu Luận sư khác nói. Trong vô lậu duyên, tha giới duyên, tùy miên duyên không tăng thêm, chỉ tăng trong tương ưng, do lực yếu nên không thể dứt thiện. Luận chép: Nói như thế cho đến có sức mạnh: Là nêu nghĩa đúng, phiền não bất định, chỉ có tăng trong nhân, cũng được cho đến phẩm thượng, vì là sức mạnh nên Vô lậu duyên, tha giới duyên cũng đến phẩm thượng năng dứt gốc lành, luận chép: Có các Luận sư khác nói cho đến kiến thì dứt hoặc, là nếu thuyết khác. Luận chép: Như Thị Thuyết giả cho đến tà kiến thì dứt là nêu nghĩa đúng, luận chép, hoặc tạo tác gọi là dứt gốc lành, dẫn luận này chứng minh chín phẩm dứt thiện là đúng, đã có khi xả sau cùng, cũng có xả phẩm trước, nên biết chẳng phải đoạn một phẩm. Luận chép: Nếu vậy văn kia cho đến năng dứt gốc lành, các Luận sư khác dẫn luận này để vặn hỏi? Luận này đã nói phẩm thượng căn bất thiện năng dứt gốc lành, nên biết chỉ dứt một phẩm. Hai Văn của luận này đều gọi phương tiện tự trái nhau, kia y rốt ráo gọi là năng dứt gốc lành.

Do căn bất thiện phẩm thượng năng dứt gốc lành hạ phẩm hạ. Do đó nên nói căn bất thiện phẩm thượng năng dứt gốc lành. Luận Chánh Lý nương theo trước đặt câu hỏi, lý kia đã thành, nghĩa là đây nương trước dứt thiện nhỏ nhiệm. Hỏi: Năng dứt thượng bất thiệncăn , trước nhỏ nhiệm gốc lành đã thuộc phẩm hạ, sau năng dứt lý thâu nhiếp phẩm thượng, vì vậy không nhọc gạn vặn hỏi. Có Luận sư khác nói như trong thấy đạo nêu lên thuyết khác, như thế nói có cả xuất, bất xuất, trình bày nghĩa đúng, theo các Luận sư thì cái ngọn dể xả, nêu lên thuyết khác. Ý Luận sư kia nói nhân gốc lành kia phát ra đắc được luật nghi, luật nghi là ngọn, gốc lành là gốc, ngọn xả dể hơn gốn nên xả trước.

5. Nói về nghĩa đúng:

Luận chép: Như Thị Thuyết giải cho đến phẩm loại đồng, là nói về nghĩa đúng, theo Luận Chánh Lý, các quả luật nghi có từ gia hạnh, có từ sinh đắc thiện tâm sở sinh, nếu từ gia hạnh thiện tâm sinh. Xả luật nghi trước, sau dứt gốc lành, nhưng gia hạnh dứt gốc lành, căn bổn đều gọi là gốc lành. Dựa vào đây nên nói vị dứt gốc lành xả các luật nghi, hoặc từ sinh đắc thiện tâm sinh, tùy đoạn bất cứ phẩm nào đều năng sinh gốc lành. Đã sinh luật nghi lấy giờ liền xả, xả năng đẳng khởi, vì tùy kia xả. Ở đâu năng dứt căn, là hỏi chỗ nơi? Đáp ba châu cõi người cho đến A-thế-da, A-thế-da dịch ý lạc, có các Luận sư nói chỉ có Châu Thiệm-bộ, là nêu thuyết khác. Nếu thế thì trái cho đến châu đông tây cũng thế, là phá dị sư, hau châu nếu không dứt thiện nhân thì sao ít nhất cũng thành tám căn? Hỏi: Như thế dứt thiện, nương loại thân nào? Đáp chỉ có thân nam nữ vì ý chỉ quyết định, là đáp. Thân Phiến-đệ chí ý bất định. có Luận sư khác nói đều muội độn, là nói thuyết khác, nếu như vậy bèn trái cho đến nam căn cũng thế, là phá thuyết khác.

Nam nữ đã đồng, ít nhất tám căn, nên biết đều có công năng dứt thiện, vì sao hành giả năng dứt gốc lành, là hỏi hành giả? chỉ thấu hành nhân cho đến như đường ác là đáp, luận chép: Đây dứt gốc lành thể nó là gì? Là hỏi về thể Đáp dứt thiện nên biết cho đến chẳng được làm thể, là đáp. Luận chép: Gốc lành dứt rồi do đâu lại nối tiếp, là hỏi về nối tiếp thiện? Do nghi hữu kiến gọi là tục gốc lành. Luận Bà-sa quyển ba mươi lăm hỏi cái gì trụ tâm nghi nối tiếp, cái gì trụ chánh kiến nối tiếp. Có người nói rằng: Chuyển thân nối tiếp trụ tâm nghi nối tiếp, hiện pháp nối tiếp trụ chánh kiến nối tiếp.

Lời bình: Nên nói như vậy ở đây không quyết định. lại nói hoặc gốc lành nối tiếp bèn năng khởi, lời bình: Nên nói như thế, ở đây không quyết định.

Luận Chánh Lý chép: Tục thiện vị, hoặc do nhân lực, hoặc nương bạn lành có với nhân quả lại sinh nghi, cảm nhận chiêu cảm đời sau có hay không, có đối với nhân quả sinh chánh kiến, chắc chắn có đời sau, trước chấp là tà, lúc ấy gốc lành thành tựu được khởi trở lại không thành tựu được diệt gọi là nối tiếp gốc lành, là nói nghi chắc chắn hai duyên có, không, chẳng chắc chắn gọi đó là nghi, hoặc trước có sau không, hoặc sau có, nếu trước có sau không, năng sinh tà kiến không thể nối tiếp thiện, hoặc trước không sau có năng sinh chánh kiến, đây có thể nối tiếp thiện. Nên luận Chánh Lý chép: Chiêu cảm đời sau là vô hay hữu luận này chép: Hoặc nên có cũng là trước chấp không, sau lẽ ra có.

6. Nói về thuyết khác:

Luận chép: Có các Luận sư nói chín phẩm dần dần nối tiếp, là nói về thuyết khác, như thế khí lực từ từ tăng, là nói về nghĩa đúng. Luận Bà-sa chép: Lời lời bình: Nên nói như vậy chín phẩm đốn nối tiếp dần dần thứ lớp hiện tiền, cho đến lẽ ra chết ở địa ngục sẽ đọa địa ngục. Đắc ba phẩm gốc lành cũng thành tựu ở thân, cũng hiện ra trước, sẽ đọa bàng sinh, ngạ quỷ sáu phẩm, sẽ sinh tầng trời, cõi người chín phẩm. Trong hiện thân có thể nối tiếp thiện, là hỏi về nối tiếp thiện? Cũng có thể nối tiếp cho đến chẳng phải vị khác, là đáp. Có hai thứ hoặc không gây ra năm tội nghịch dứt gốc lành, trong hiện đời cũng có thể nối tiếp. Nếu người gây ra năm tội nghịch dứt gốc lành, trong hiện đời chắc chắn không thể nối tiếp. Người kia chắc chắn ở trong địa ngục, lúc chết sắp thọ sinh thì nối tiếp, y theo văn này chứng minh khi đọa địa ngục tuy gốc lành nối tiếp, nối tiếp gốc lành đã thọ địa ngục. Người gây ra năm tội nghịch chắc chắn sinh có trải qua nhiều kiếp.

7. Giải thích sắp sanh sắp chết:

Luận chép: Người sắp sinh cho đến nghĩa là kia sắp chết, là giải thích sắp sinh, sắp chết, kia chết liền đọa vào địa ngục nối tiếp lúc sắp chết nối tiếp. Hoặc do lực của nhân nên biết cũng như vậy, đây là giải thích lý do hai thời gian nối tiếp thiện khác nhau. Ý lạc hoại nên biết cũng như vậy, giải thích người không gây ra tội nghịch hiện đời nối tiếp thiện, lý do không giống nhau. Luận Bà-sa hoặc Trung hữu ở trong địa ngục nhận quả dị thục tà kiến dứt gốc lành, đại ngục kia sinh nối tiếp, hoặc người không thọ lúc chết nối tiếp, quả kia hết nên có thể nối tiếp gốc lành, vì sao? Vì như gốc lành và tà kiến trái nhau, quả kia cũng vậy, hoặc dựa vào giải thuyết luận bàn, tất cả dứt thiện đều chẳng phải hiện nối tiếp.

Luận Chánh Lý cho rằng thế gian có người bác bỏ không có đời sau gọi là ý lạc hoại, mà không theo ý lạc kia tạo tác chẳng phải gia hạnh hoại, kiến hoại giới không hoại, kiến hoại giới cũng hoại, nên biết dứt gốc lành cũng vậy, chẳng phải kiếp sắp hoại và kiếp sơ thành có dứt gốc lành, vì hoại khí thế gian tăng thượng lực, vì nối tiếp thấm nhuần. Người thực hành hạnh tốt không dứt gốc lành, do tâm bền chắc có an vua, có dứt gốc lành đó là trừ tướng trước, bốn trường hợp dưới đây sẽ phân biệt. Bố-thích-noa Hán dịch là Mãn, xưa dịch Phú-lâu-na là sai, người này dứt thiện mà không gây năm tội nghịch nên chẳng phải tà định, là câu thứ nhất. Vị Sinh Oán là vua A-xà-thế, gây ra năm tội nghịch nên tà định (theo Đại thừa không phải tà định) tin Tam bảo nên không dứt gốc lành là câu thứ hai. Thiện thọ xưa dịch là Đề-bà-đạt-đa, người này phá tăng, làm thân Phật ra máu, giết A-la-hán, cho nên là tà định, cũng dứt gốc lành, là câu cú, câu chẳng thể biết.

8. Nói về nghiệp Vô gián:

Luận Chánh Lý chép: Dứt thiện tà kiến, phá tăng nói dối, phải biết chắc chắn với lấy quả dị thục Vô Gián. Ngoài ra nghiệp Vô Gián hoặc chiêu cảm địa ngục Vô Gián, hoặc với lấy quả dị thục ở địa ngục khác. Theo luận Bà-sa quyển ba mươi lăm lại có hỏi Đáp, luận Thi Thiết chép: Nếu hại trứng kiến, không chút tâm hối hận, lẽ ra nói người này dứt thiện ba cõi, hỏi hoặc trong hiện pháp nối tiếp gốc lành, kia qua đời rồi đọa vào địa ngục chăng? Đáp kia không chắc chắn đọa vào địa ngục, chỉ có chuyển thân nối tiếp gốc lành chắc chắn đọa địa ngục. Hỏi hoặc trong hiện pháp nối tiếp gốc lành hiện thân kia có thể nhập chánh tánh ly sinh hay không?

Lời bình: Nên nói như vậy: Kia năng dẫn khởi thuận quyết định trạch phần, cũng có thể nhập chánh tánh ly sinh, cho đến có thể đắc quả A-la-hán. Hỏi giết người dứt thiện và hại trứng kiến tội nào nặng hơn? Đáp lời bình: Hoặc y tội hình phạt giết người dứt thiện mắc tội nặng và bị biên tội. Hoặc y nghiệp đạo hại trứng kiến tội nặng, do kia thành tựu các pháp thiện, hỏi chỗ nào chịu quả dứt gốc lành? Đáp ở địa ngục Vô Gián chịu quả dị thục đó. Ở đây cũng đồng với Chánh Lý. Hỏi: Dứt thiện tà kiến đối với chúng đồng phần là chỉ có thể tròn đầy, cũng là năng dẫn sao? Đáp cũng có thể năng dẫn dắt, cũng có thể tròn đầy. Có thuyết nói rằng: Chỉ có thể tròn đầy không có ý năng khiên dẫn, vì sao? Vì nghiệp năng dẫn dắt chúng đồng phần, lời bình, rằng: Như thuyết trước là hay, vì tà kiến tương ưng có tư nghiệp, tà kiến và kia đồng một quả.

9. Nói về nghiệp đạo câu chuyển:

Luận chép: Đã nương nghĩa tiện cùng tư chung chuyển, trở xuống một bài tụng, là thứ tư của đại văn nói nghiệp đạo câu chuyển. Luận chép: Cho đến, từ một duy đến tám, đây là nêu chung nghiệp đạo bất thiện từ một chỉ đến tám, không đến chín, mười vì nghiệp đạo bất thiện hoặc cùng khởi, đã nói cùng tư câu chuyển, chắc chắn là tư nghiệp đạo đồng nghĩa Sát-na, không chấp nhận giải thích khác. Đồng nhất câu chuyển cho đến tùy nhất rốt ráo, đây là giải thích nhất câu chuyển, không có bảy chi thân, ngữ, trong ba căn như tham v.v… bất cứ một loại căn nào hiện khởi, nếu trước gia hạnh tạo ác sắc nghiệp, lúc không có tâm nhiễm tùy một rốt ráo. Luận Chánh Lý chép: Các nhiễm khác như tham… và tâm không nhiễm lúc hiện ra trước tùy một rốt ráo. Luận này lược nên không nói các nhiễm các tham… Luận Chánh Lý cho rằng có Sư khác nói thân ba nghiệp đạo, mỗi tư câu chuyển đó là sát đạo, tà dâm, theo lý đúng tà dâm chắc chắn cũng không sai người khác làm, vì phải có tham rốt ráo, Sát trộm tự làm, cũng phải có hai, nếu y theo sai người khác làm nên nói khác nhau lúc sau không khởi với tham.

Văn luận này trước nói tham rốt ráo y theo nghiệp tự tác, nay nói tư câu chuyển chung với sai người làm, cả hai cùng chuyển hoặc tạp uế ngữ, cả hai cung chuyển lời văn rất dễ hiểu Luận Chánh Lý trách rằng: Kinh chủ đối với việc này nói rằng: Lúc tâm sân cuối cùng nghiệp sát , hoặc khởi tham vị thành ra không cho mà lấy, hoặc dục tà hạnh hoặc tạp uế ngữ, điều này cũng phi lý, hoặc tự rốt ráo thì lẽ ra với sát không nhọc nói sân, vì đây lại không chấp nhận chỗ rốt ráo khác. Đối với trộm cắp, hạnh tà nói tham cũng đúng, nói lúc khởi tham thành lời tạp uế , đây là nói thiếu giảm, vì chấp nhận cả ba đều thành. Hoặc trước gia hạnh đối với lúc sau cùng, mỗi gia hạnh nên nói tham v.v… tùy một, luận chép: cả ba chung câu chuyển cùng lúc sát đạo, ba nghiệp đạo sân sát, đạo chuyển cùng lúc.

Luận chép: Nếu thế điều đã nói cho đến lý lẽ ra không thành là nạn, luận chép: Y bất dị tâm đến phán quyết nên biết, y bất dị tâm ở hai nghiệp, hoặc dị tâm tự tấc hai nghiệp rốt ráo hẳn khác, hoặc trước gia hạnh tùy hai rốt ráo, ba câu chuyển, hoặc trước gia hạnh nói chẳng phải chỉ sai người, tự làm cũng được. Như trước gây ra gia hạnh sát, sau mới chết v.v… hoặc trước đốt lửa, sau đốt vật v.v… hoặc phát ra lời nói sau người hiểu v.v… các loại như vậy. Bốn trường hợp chuyển tùy ba rốt ráo bốn trường hợp chuyển, như thế năm, sáu, bảy đều như lý nên biết, y theo sự giải thích rất dễ hiểu. Luận chép: Tám câu chuyển cho đến cùng lúc rốt ráo, là giải thích tám câu chuyển, ba nghiệp đạo sau không có chín, mười, là giải thích lý do chỉ có tám, do tham, sân, tà kiến không khởi chung, như vậy đã nói cho đến ngăn một, tám, năm kiết văn trước khởi văn sau. Hoặc gồm phân biệt thọ xa lìa liền có câu chuyển, lời văn rất dễ hiểu, ba câu chuyển không có bảy sắc thiện, rõ ba câu chuyển bốn trường hợp chuyển cho đến luật nghi cần sách là nói bốn trường hợp chuyển. luận chép: Sáu câu chuyển cho đến đắc ba giới trên, là nói rõ sáu câu chuyển, ba giới trên có bốn nghiệp, năm thức trước có hai,nên thành sáu.

10. Nói về bảy câu chuyển:

Luận chép: Bảy câu chuyển cho đến đắc giới Bí-sô, là nói về bảy cây chuyển, bảy câu chuyển thiện ý thức có ba, ba thứ giới có bốn, một là chủng bảy. Tâm ác, tâm vô ký, hiện ra trước đắc giới Bí-sô là thứ hai, không nói vô tâm đắc giới Bí-sô, đây là nói tư câu chuyển, vô tâm đắc giới ở đây chẳng nói, vì không cùng tư câu chuyển, luận chép: Chín câu chuyển cho đến lúc hiện ra trước, là nói chín câu chuyển thiện năm thức giới Bí-sô bảy một thứ chín, y Vô Sắc tận, vô sanh trí, đắc giới Bísô, ý thiện hai thứ trừ chánh kiến, giới Bí-sô bảy hai thứ chín, theo đây chánh lúc thọ giới đắc Vô học, hoặc Tĩnh lự nhiếp tận, lúc vô sinh trí hiện ra trước, bấy giờ ý hai, định công giới bảy ba chủng chín. Mười cầu chuyển đến đắc giới Bí-sô, ba giới thiện ý thức lại có bảy một thứ mười, luận chép: Hoặc còn tất cả cho đến tâm chánh khởi vị. Có bảy chi tùy chuyển sắc bảy chánh kiến tương ưng tâm có ba, hai thứ mười, sở dĩ nói chánh kiến tương ưng phân biệt tận, vô sinh trí, vì không có chánh kiến, luận chép: Phân biệt y theo hiển bày tướng cho đến có một, tám, năm là tổng kết trước bày tướng dẫn văn sau có cả tướng.

Luận chép: Một câu chuyển cho đến được một chi xa lìa, là nói một câu chuyển, đây là có người không thể thọ đủ năm giới v.v… chỉ phát nguyện hy vọng tâm chỉ không sát sinh v.v… đúng lúc khởi nghiệp ác, vô ký tâm hiện ra trước nên chỉ có một, luận chép: Năm câu chuyển cho đến đắc hai chi v.v… là nói năm câu chuyển đây cũng là mong tâm chỉ thọ hai chi. Thiện ý thức hiện tiền nên có năm, chữ Đẳng là bình đẳng chấp lấy thiện năm thức hiện ra trước đắc ba chi, tâm ác vô ký hiện ra trước đắc năm chi. Tám câu chuyển đắc năm chi, đây cũng hy vọng thọ năm ý thức lại có ba, nên thành tám. Bình đẳng chấp lấy năm thức hiện tiền thọ sáu chi.

Trên đây nói đều là đi chung cùng lúc, chẳng phải trước sau cùng lúc, hoặc nói thẳng thì chuyển chung với tư, tức không phù hợp lấy vô tâm vi, vì kia không có tư, hoặc gồm nói nghiệp chung chuyển, tức có cả tâm vi vô , vì lúc ấy cũng có nghiệp chung chuyển, luận Bà-sa, Tạp Tâm nói tư chung chuyển bèn gồm nghiệp câu chuyển nên nói có cả vô tâm. Luận này và Luận Chánh Lý chỉ nói tư câu chuyển nên không nói vô tâm, văn luận như trên, Chánh Lý có phá, Câu xá có chống chế, chẳng cần pháp tướng, lược qua không nói.

11. Nói về xứ thành nghiệp đạo:

Luận chép: Nghiệp đạo thiện ác ở cõi đường, xứ nào v.v… trở xuống có ba bài tụng, thứ năm là nói xứ thành nghiệp đạo, luận chép cho đến có sân nhuế là nói trong mười nghiệp bất thiện, trong ba Nalạc-ca này có cả hiện hành thành tựu. Vì tham và tà kiến chứng nghiệp quả rõ ý cả hai chỉ thành tựu, không có cảnh đáng ưa, nên tham không hiện hành hiện thấy nghiệp quả nên tà kiến không hiện hành. Vì trong địa ngục không có lìa dục, tuy không hiện hành nhưng chắc chắn thành tựu, nghiệp hết thì chết cho đến không có lời nói chia rẽ, là nói còn năm nghiệp bất thiện còn lại không hiện hành, thành tựu. Sắc nghiệp đạo này hoặc không hiện hành cũng không thành tựu, trong địa ngục này gồm có ba: Một là có cả hiện hành, thành tựu đó là lời nói thô ác, lời nói tạp uế và sân; hai là chỉ có thành tựu nghĩa là tham, tà kiến và ba là không hiện hành cũng thành tựu đó là thân ba, ngữ hai, lời nói chia rẽ và lời nói luống dối.

Vì Châu-Câu-lô ở phía Bắc không có ác ý lạc, là nói ý ba nghiệp đạo bất thiện chỉ thành tựu không hiện hành, vật của người tưởng của mình gọi là nghiệp đạo tham, đã không thuộc ngã sở nên không có tham. Thân tâm mạnh mẽ muốn não hại người gọi là sân nhuế. Thân tâm đã dịu dàng không làm việc não hại nên không có sân, không tin nhân quả không tạo tác ý lạc gọi là tà kiến, không có ác ý lạc không có tà kiến, vì ba thứ này lìa dục xả. Châu phía Bắc không có lìa dục nên chắc chắn có thành tựu, chỉ có lời tạp uế ho đến tâm nhiễm ca vịnh, là nói lời tạp uế có cả hiện hành và thành tựu. Không có ác ý lạc nên tùy theo sự thích ứng kia, không có thân nghiệp ba căn, lời văn rất dễ hiểu, thân tâm nhẹ nhàng và vô dụng nên tùy theo sự thích ứng.

Luận Chánh Lý chép: Không có tâm dối gạt nên không có lời nói luống dối, hoặc vô công dụng, thường hòa thuận nên không nói lời chia rẽ, nói lời tốt đẹp nên không nói thô ác. Châu-câu-lô ở phía Bắc có ba: Một là ý ba nghiệp đạo chỉ thành tựu không hiện hành; hai là lời nói tạp uế có cả thành tựu, hiện hành; ba là thân ba nghiệp đạo, ngữ ba nghiệp đạo, không thành tựu cũng không hiện hành. Có người hỏi vì sao có tàm quý mà nói rộng, hỏi đáp rõ ràng rất dễ hiểu, trừ địa ngục trước đều có cả thành tựu và hiện hành, là nói trừ hài xứ trước còn mười nghiệp đạo bất thiện trong các đường xứ đều có cả hiện hành, thành tựu là nói về đồng, luận chép: Nhưng có khác nhau cho đến hai thứ đều có, là nói khác nhau, lời văn rất dễ hiểu, luận chép: Dù chư thiên đến đông cho đến mạng kia mới đoạn. Luận Chánh Lý chép: Có Luận sư khác nói trời cũng giết trời, mặc dù chi thân của trời đã dứt nhưng lại mọc ra, chặt đầu, chặt ở giữa thì không mọc lại, cho nên trong các tầng trời cõi Dục, có sát nghiệp đạo. Luận chép: Đã nói bất thiện cho đến đó là thành tựu hiện hành, nói về bất thiện đã nói nghiệp đạo thiện, ý có ba nghiệp đạo thiện, ba cõi, năm đường đều có cả hiện hành, thành tựu.

12. Nói về nghiệp và nghiệp bất thiện:

Luận chép: Bảy chi Thân ngữ cho đến luật nghi Tĩnh lự, là nói bảy nghiệp thiện, trong hai xứ này chắc chắn thành tựu chắc chắn không hiện hành. Y theo văn luận này sinh kia tầng trời vô tưởng chắc chắn không nhập định, do bảy thiện chắc chắn không hiện hành. Luận chép: Nhưng bậc Thánh tùy nương cho đến đều được thành tựu, rõ bậc Thánh tại cõi Vô Sắc thành tựu quá khứ, vị lai khác nhau. Quá khứ chỉ thành từng khởi, vị lai năm địa đều được thành tựu. Luận Chánh Lý chép: Nhưng bậc Thánh tùy nương địa Tĩnh lự nào từng khởi từng diệt Thi-la vô lậu. Lúc sinh cõi Vô Sắc thành quá khứ kia, nếu đời vị lai sáu địa đều thành, hai xứ đều không có nghĩa hiện khởi, vì Vô Sắc chỉ có tánh của bốn uẩn, hữu tình cõi Vô Tưởng không có định tâm. hoặc Vô Sắc Vô học chắc chắn không thành tựu bảy chi quá khứ, vì đắc quả Vô học xả hướng đạo, vì trong thân Vô học chắc chắn không khởi, Vô Sắc Hữu học hai thuyết khác nhau.

Luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi hai chép: Hỏi nếu các học giả nhờ đạo thế tục đắc quả Bất Hoàn, không hề hiện khởi luật nghi vô lậu, liền sinh lên cõi Vô Sắc, kia nói làm sao thành tựu thân vô biểu nghiệp ở quá khứ, thành tựu tại sao văn luận này nói như thế. Nếu các học giả sinh lên cõi Vô Sắc thành tựu thân vô biểu ở quá khứ? Có thuyết cho rằng cũng có học giả sinh cõi Vô Sắc không thành tựu thân vô biểu nghiệp quá khứ, nhưng trong văn này chỉ nói theo thành tựu, do vậy không có quá khứ. Có Luận sư khác nói đắc quả Thánh rồi chắc chắn khởi thắng quả, Thánh đạo hiện ra, các học giả sinh lên cõi Vô Sắc chắc chắn thành tựu thân vô biểu quá khứ luận quyển một trăm ba mươi hai và một trăm ba mươi bốn đều đồng với hai thuyết, nay xét kỹ hai thuyết, thì thuyết sau là đúng.

Quyển một trăm ba mươi bốn, Sư thứ hai sau kiết văn rằng: Cho nên luận này chép nếu các học giả sinh lên cõi Vô Sắc thành tựu nghiệp sắc đã tạo ở quá khứ, vị lai, hoặc đối với kia đắc quả A-la-hán, thành tựu sắc đã tạo ở vị lai, chẳng phải sắc sở tạo ở quá khứ, hoặc cho rằng không đúng, luận này nên nói học giả sinh lên cõi Vô Sắc có người không thành tựu sắc đã tạo ở quá khứ. Sư trước giải thích văn luận này rằng văn luận này đều nói theo thành tựu, cho nên không có quá khứ, nhưng Luận sư trước không giải thích luận này. Vì sao không nói cùng tột lý chỉ nói theo một bên, không có lý do, chỉ y theo một bên, nên không có sự khéo léo đúng lý, thuận với luận này, do đó văn luận này và Chánh Lý đều đồng với thuyết của luận này. Không nói Hữu học ở cõi Vô Sắc có vị thành tựu bảy chi ở quá khứ, ngoài ra cõi đường xứ cho đến thành tựu. Đây là nói trừ cõi Vô Sắc các giới, trừ Vô Tưởng xứ, trong xứ khác trừ địa ngục, Bắc Châu, bảy nghiệp đạo thiện sở dĩ trừ, nhưng có khác nhau đều có hai thứ, là nói sự khác nhau, ngạ quỷ bàng sinh có lìa nghiệp đạo trong luật nghi xứ, cõi Sắc chỉ có luật nghi đạo định khởi thân, ngữ nghiệp thiện, không thành nghiệp đạo. Ba châu có khởi ba luật nghi và xử trung, dục thiện có hai thứ là đạo, định luật nghi và xử trung.

Luận chép: Nghiệp đạo thiện bất thiện đắc quả, thế nào? Một bài tụng dưới đây, là thứ sáu nói về ba quả khác nhau của mười nghiệp đạo. Luận chép cho đến. Vì sự khác nhau của tăng thượng. Là nêu chung tên ba quả, nghĩa là đối với mười thứ cho đến là quả dị thục, là giải thích mười nghiệp đạo ác quả dị thục. Từ kia sinh rồi cho đến quả đẳng lưu khác nhau, là nói quả đẳng lưu, tự thọ quả kia do tổn nhân khác nên gọi là đẳng lưu, luận chép: Trong loài người có kẻ đón mạng cho đến là sát đẳng lưu. Hỏi: Mạng căn ở đường lành bất luận là ngắn hay dài đều là nghiệp quả thiện, vì sao đoản mạng là quả sát đẳng lưu? Luận chép: Không nói người thọ mạng cho đến khiến cho không tồn tại lâu. Luận Chánh Lý chép: Đúng lý nên giải thích rằng: Không nói người tuổi thọ là sát dị thục, chỉ nên nói là nghiệp sát sinh gần quả tăng thượng. Nghĩa là tuy người tuổi thọ vời lấy nghiệp thiện, mà do năng lực tăng thượng của sát sanh khiến cho sự nối tiếp kia chỉ trải qua thời gian ngắn, do trong cõi Dục bất thiện vượt hơn thiện, vì có xứ tăng thượng năng chiết phục thiện. Nếu như thế làm sao gọi là Đẳng lưu. Vì hiển bày trong quả tăng thượng có sự gần nhất, hoặc cả hai đều đặt tên quả tăng thượng, thì không hiển rõ quả sự có gần xa khác nhau , hoặc cho là không đúng.

13. Quả tăng thượng khác nhau:

Tại sao bất thiện do tu thì dứt vô phú vô ký là quả đẳng lưu không trái với lý, do đó có thể nói người đoản thọ là đẳng lưu do nghiệp sát sinh dẫn khởi luận chép: Quả tăng thượng của mười nghiệp này có sái khác, thứ ba là nói quả tăng thượng, do sát sinh nên quang trạch ít, vì hoại quang trạch khác. Không cho mà lấy nên thường gặp sương bão làm tổn hao vật người, dục tà hạnh nhiều các trần ai hoen ố danh người, lời nói luống dối nhiểu dơ xấu, lời nói chia rẽ nên hay quanh co, lời nói thô ác nhiều gai gốc, lời nói làm tổn thương người lời nói tạp uế thời gian thay đổi. Là nói lời quấy tham nên quả ít, muốn phá diệt vật của người sân nên quả sơ, cay đắng như sân tà kiến nên quả ít, hoặc không có, là một nghiệp sát cho đến có loại khác. Là hỏi. luận chép: Có Luận sư nói sau cảm quả đẳng lưu này, Luận sư này nói đồng nghiệp, luận chép: Có người lại nói cho đến căn bản quyến thuộc, ở đây nói khác, luận chép: Trong đây đã nói cho đến giả thuyết đẳng lưu, là giải thích nghi ngờ, trong năm quả nếu thân thì là dị thục, còn sơ là tăng thượng, ở đây phân biệt nói quả đẳng lưu, y theo quả và nhân tương tợ. Mười nghiệp này vì sao đều chiêu cảm ba quả? Là hỏi, luận chép: Ban đầu nghiệp sát cho đến như lý trên suy nghĩ là đáp.

Luận này y theo như pháp mà nói trái với ba quả bất thiện mà nói ba quả thiện. Theo Luận Chánh Lý đúng ra lúc giết làm cho kẻ bị giết chịu khổ mạng đoạn, hoại mất oai quang, khiến cho người khác khổ nên đọa vào địa ngục dứt mạng người khác nên trong loài người có người làm kẻ chết yểu. Trước là quả gia hạnh, sau là quả căn bổn, căn bản, cận phần gọi chung là sát sinh, do hoại oai quang cảm ác ngoại cụ, cho nên nghiệp sát bị ba thứ quả. Ngoài ra ác nghiệp đạo như lý nên suy nghĩ, y theo hai luận này nói sự khác nhau của nhân là đúng.

14. Nói rộng về tà mạng:

Luận chép: Khế kinh nói tám tà chi, trở xuống có một hàng kệ, là thứ mười một của đại văn nói rộng riêng về tà mạng, trái với tám Thánh đạo là tám tà chi. Luận Bà-sa quyển bốn mươi lăm hỏi tám tà chi này có mấy cõi Dục hệ, mấy cõi Sắc, mấy cõi Vô Sắc? Đáp tà kiến, tà tinh tấn, tà niệm tà định có ở cả ba cõi hệ. Tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng chỉ có ở cõi Dục và cõi Sắc hệ, trong cõi Sắc chỉ có sơ định, và địa trên không có. Hỏi tám chi tà này có bao nhiêu thấy thì dứt, bao nhiêu tu thì dứt? Đáp một kiến thì dứt, đó là tà kiến, ba tu thì dứt đó là tà ngữ, tà nghiệp và tà mạng, bốn thứ còn lại có cả kiến, tu, dứt. Do tư cụ thuộc người khác giải thích tham sinh nặng, nên phân biệt gọi là tà mạng. Có các Luận sư khác chấp cho đến chẳng phải tư mạng, là nêu thuyết khác, luận chép: điều này trái với kinh cho đến trái đây nên biết, là dẫn kinh để bác bỏ thuyết của các Luận sư.

Luận Chánh Lý chép: Vì sao trong nghiệp trước thân sau ngữ, trong tám chi đạo trước ngữ sau thân, do nghiệp đạo tùy thô, tế nói đạo chi thứ lớp y theo thuận sinh nhau, Khế kinh nói tầm từ đã phát ra lời nói. Như trước đã nói quả có năm thứ, dưới đây là thứ ba trong đại văn của phẩm này, xen lẫn nói về các nghiệp, trong đó có mười. 1. Nói về nghiệp đắc quả. 2. Giải thích nghiệp luận này. 3. Nói về dẫn nhân, mãn nhân. 4. Nói về ba lớp chướng. . Nói về ba chướng. 6. Nói về tướng Bồ-tát. . Nói về thí giới tu. 8. Nói về thuận ba phần. . Nói về thể của ấn. 10. Nói về tên khác của pháp.

Theo phần thứ nhất nói về nghiệp đắc quả, một là nói chung các nghiệp đắc năm quả, hai là quả của ba tánh tương đối, ba là quả của ba đời tương đối, bốn là quả của các địa tương đối, năm là quả của ba tam học tương đối, sáu là quả của ba đoạn tương đối. Dưới đây hai bài tụng, thứ nhất là nói chung các nghiệp đắc năm quả. Luận chép cho đến hữu lậu vô lậu, là giải thích hai thứ đạo dứt, đạo lực Vô Gián dẫn khởi đoạn đắc gọi là năng chướng dứt Vô Gián đạo, khởi chánh đoạn, hoặc được, gọi là năng dứt, đạo giải thoát chánh chứng đoạn được, gọi là năng chứng. Không dứt hoặc được thì không gọi là năng dứt, đạo Vô Gián đủ hai công năng nên được gọi là dứt đạo. Đây có hai thứ đó là hữu lậu và vô lậu, đạo nghiệp hữu lậu, chỉ trừ đời trước, nói hữu lậu đạo dứt có đủ năm quả. Nói câu hữu là pháp câu sinh, giải thoát là Vô Gián sinh tức đạo giải thoát nói. Sở tu là vị lai tu, đoạn nghĩa là trạch diệt. Do đạo lực nên kia đắc mới khởi, văn còn lại rất dễ hiểu, quả tăng thượng nói trừ đời trước sau là nhân trước, trước chẳng phải quả sau, vì không lấy cho.

Luận Chánh Lý có Luận sư nói trạch diệt cũng là quả đạo tăng thượng năng lực cuat đạo tăng thượng chứng minh được kia, nói phi trạch diệt là tâm quả, lìa đây thực chất không còn quả nào khác. Trong đạo dứt trừ dị thục, nói đạo vô lậu dứt, lời văn rất dễ hiểu. Các thiện hữu lậu đến đây nên giải thích, giải thích các thiện hữu lậu và quả bất thiện, vì là hữu lậu nên có dị thục, chẳng phải đạo dứt cho nên không có ly hệ. Đó là các vô lậu và ly hệ, giải thích đạo dứt các nghiệp vô lậu, đã phân biệt chung các nghiệp quả.

15. Giải thích ba môn sau rốt:

Dưới đây là một bài tụng là thứ nhất ba tánh tương đối nói về quả, luận chép; cho đến sau ví dụ nên biết, đây là giải thích ba môn sau rốt. Trong bài tụng chép đều như thứ lớp nên biết, đây chỉ nói môn trước. Vả lại ba pháp thiện bất thiện, vô ký là nói có quả số, trong bài tụng nói ban đầu tức là nghiệp thiện đối nghiệp thiện, có bốn quả, hai là thiện đối với bất thiện, ba là thiện đối vô ký sau nêu đồng với trước.

Luận chép: Ban đầu nghiệp thiện cho đến ly hệ, do thiện đối ba tánh, luận chép: Chặng giữa nghiệp bất thiện cho đến trừ quả ly hệ dùng bất thiện đối với ba tánh. Nói về quả. Luận chép: Hỏi. Thế nào là đẳng lưu, bất thiện tại sao dùng vô ký làm quả đẳng lưu? Nghĩa là biến hành bất thiện làm đẳng lưu, đó là khổ đế thân kiến biên kiến là vô ký cùng tự đế hạ bất thiện là nhân đồng loại, nhân biến hành, quả đẳng lưu cùng các đoạn bất thiện là nhân biến hành quả đẳng lưu. Sau nghiệp vô ký trừ dị thục và ly hệ, vô ký đối ba tánh nói quả nhiều ít, quả bất thiện đẳng lưu như trước đã giải thích.

16. Nói về quả trong ba đời:

Luận chép: Đã nói về ba tánh, dưới đây có một bài tụng là thứ ba, nói về quả trong ba đời, luận chép cho đến quả khác nhau: Là nhắc chung, vì nghiệp quá khứ chẳng phải nghiệp quả sau, vì quả ly hệ chẳng phải ba đời, chẳng phải trong đây đã nói vị lai và các đẳng lưu, vì không có trước sau, cho nên có ba quả, tương ưng các nhân câu hữu, năng tác, dị thục v.v… vì có cả ba đời, do đó có ba quả dị thục chắc chắn có trước sau, hiện tại và hiện tại trừ dị thục, luận chép: Đã nói ba đời trở xuống nửa bài tụng là thứ tư nói về quả các địa tương đối. Luận chép cho đến. Không ngăn đẳng lưu, là giải thích văn tụng, đồng địa bốn quả trừ ly hệ vì không thuộc địa, hữu lậu dị địa có hai quả, dị địa không có đẳng lưu và dị thục. Đẳng Vô Gián sinh nhau nên có sĩ dụng, quả tăng thượng rộng nên có nhân đồng loại, vô lậu dị địa thêm đẳng lưu, vì dị địa có nhân đồng loại, luận chép: Đã nói về các địa dưới đây là một bài tụng thứ năm nói về quả học đẳng đối nhau. Luận chép cho đến là quả khác nhau là nhắc lại chung đó là học nghiệp cho đến đẳng lưu, dùng học đối ba nói về quả, ly hệ dị thục chẳng phải Hữu học và Vô học cho nên trừ ra, do chẳng phải cả hai nên cũng có ba quả, trừ đẳng lưu thêm ly hệ.

17. Dùng Vô học đối ba nói về quả:

Luận chép: Nghiệp Vô học cho đến là năm quả, dùng Vô học đối ba nói về quả, Vô học chẳng phải đạo Vô Gián cho nên hy vọng chẳng phải hai không có ly hệ, các nghĩa khác y theo văn luận trước. Đã nói về học v.v… trở xuống là một hàng rưỡi tụng là thứ sáu dùng tướng thấy thì dứt v.v… đối nhau để nói về quả, luận chép cho đến là quả khác nhau là nhắc lại chung. Ban đầu kiến thì dứt nghiệp cho đến đó là tăng thượng, do thấy thì dứt đối với ba môn, như pháp thấy thì dứt chẳng phải vô vi, chẳng phải thể của quả dị thục, đối trừ hai quả, pháp tu thì dứt chẳng phải vô vi nên đối đó trừ một quả, thấy đạo đối với tu đạo có nhân biến hành nên có quả đẳng lưu. Vô Gián sinh nhau nên có quả sĩ dụng, có bất thiện nên có quả dị thục, không chướng ngại nên có quả tăng thượng, chẳng phải đạo dứt nên không có quả ly hệ. Do chẳng phải pháp thì dứt nên chẳng phải Vô Gián sinh nhau nên không có quả sĩ dụng, không có hành đồng loại, nhân biến nên có quả không Đẳng lưu. Chẳng phải thì dứt, chẳng phải dị thục nên không có quả dị thục, thấy thì dứt phi đạo nên không có quả ly hệ, không chướng ngại nên có quả tăng thượng. Luận chép: Tu thì dứt nghiệp cho đến đẳng lưu, tu dứt đối ba môn nói quả, tu thì dứt có dứt đạo nên có quả ly hệ, ngoài ra suy nghĩ có thể biết.

18. Đối ba môn nói về quả:

Luận chép: Sau chẳng phải nghiệp thì dứt cho đến trừ dị thục, chẳng phải pháp thì dứt đối ba môn nói quả, các môn trên đây hoặc giải thích đầy đủ lý do, thì phí nhiều ngôn luận, chẳng phải hoàn toàn quan trọng, nhưng pháp lược có công năng thì tự hiểu, luận chép: Đều như thứ lớp lược pháp cũng như thế, là giải thích trong bài tụng sau cùng đều như vậy nên biết, luận chép: Do nói các nghiệp nên lại hỏi rằng: dưới đây một bài tụng là thứ hai của đại văn là giải thích ba nghiệp trong luận này. Luận chép cho đến. Tác ý sở sinh, Luận sư nói bất thiện, hữu phú vô ký thân ngữ ý nghiệp gọi là bất ưng tác. Luận chép: Có các Luận sư nói không phù hợp lễ nghi thế tục sư thứ hai giải thích gồm lấy vô phú vô ký, không có hai nghiệp quỹ tắc ý phát thì phát thân ngữ đều gọi là bất ưng tác. Luận chép: Trái với đây gọi là ưng tác nghiệp, là nêu nghiệp ưng tác. Luận chép: Có thuyết cho rằng nghiệp thiện cho đến tác ý sở sinh, là sư thứ nhất giải thích, luẫn chép: Có Luận sư khác nói cho đến cũng gọi là ứng tác nghiệp, đều trái vớihai thứ trước, cả hai thuyết khác nhau, là giải thích thứ ba.

Theo hai Luận sư đã nói trái với hai thuyết trước gọi là giải thích thứ ba, Chánh Lý cho rằng y theo thế tục sau cũng có thể đúng, nếu y theo thắng nghĩa nói trước là thiện, nghĩa là chỉ có nghiệp thiện gọi là ưng tác, chỉ có các nghiệp nhiễm gọi là bất ưng tác. Vô phú vô ký thân, ngữ, ý nghiệp gọi là phi ưng tác phi bất ưng tác, nhưng chẳng phải tất cả nghiệp bất ưng tác đều thuộc hành vi ác, chỉ có bất thiện là ác tánh nên được gọi là hành vi ác, do với lấy quả ái gọi là hành vi thiện, nhận lãnh quả phi ái gọi là hành vi ác. Hữu phú vô ký tuy là bất ưng tác mà chẳng thuộc hành vi ác, do đây thực hành quyết định không thể chiêu cảm quả ái, phi ái.

19. Nói về dẫn nghiệp mãn nghiệp:

Luận chép: Do một nghiệp dẫn một đời hay dẫn nhiều đời, dưới đây một bài tụng rưỡi thứ ba là của đại văn, nói về dẫn, nghiệp mãn nghiệp luận chép: Cho đến mới gọi là sinh, nêu Hữu Bộ tông giải thích văn tụng. Luận chép: Nếu thế cho đến thường thọ vui sướng là kinh bộ v.v… vặn hỏi, luận chép: Kia do một nghiệp cho đến được giàu vui lớn. Là đáp. Luận chép: Lại có người nói cho đến lúc thành thục có trước có sau, là sư thứ hai trả lời, chẳng phải một nghiệp cho đến nhiều nghiệp dẫn khởi, là tổng kết nhiều cách giải thích. Chẳng phải chúng đồng phần chia ra nhiều phần khác nhau, cùng nhiều nghiệp dẫn quả một đời nêu ra lỗi, hoặc nhiều nghiệp dẫn một đời, vì chúng đồng phần nhân trước sau khác nhau, quả ứng tùy nhân chia ra nhiều phần có khác nhau.

Luận Chánh Lý nêu ra lỗi rằng: Nếu nói một đời do nhiều nghiệp dẫn, hoặc nói một nghiệp năng dẫn nhiều đời, như thế cả hai trường hợp sẽ có lỗi gì? Vả lại, ban đầu có lỗi, nghĩa là nghiệp quả trước trong một đời cuối cùng khởi ra nghiệp quả sau. Nghiệp quả khác nhau nên có sóng chết, hoặc nhiều đời không chết, sống, nghiệp quả cuối cùng khởi như một đời, cả hai đều có lỗi. Trong một bổn hữu lẽ ra có rất nhiều tử sinh hữu, hoặc cho đến Niết-bàn vô dư vì trung gian không bao giờ còn chết và sống. Vì sao hạn định trong một thứ xứ có nghiệp quả khác sinh, bèn có sinh tử có nghiệp quả khác khởi mà không có chết sống, một nghiệp quả hết các nghiệp quả khác khởi. Theo lý chắc chắn nên lập có chết sống, cho đến nói rộng. Luận chép: Tuy chỉ một nghiệp cho đến sau trấn chúng túc, là nói một nghiệp dẫn nhiều nghiệp tròn đầy, luận chép: Do vậy mặc dù cho đến có nhiều thiếu giảm, là nói do nhiều nghiệp tròn đầy, mãn nghiệp khác nhau thân hình có khác. Luận chép: Hai thứ này thế nó thế nào? Dưới đây nửa bài tụng, là thứ ba hỏi về phi nghiệp đó là hai định và đắc. Luận chép: Cho đến vì chẳng phải câu hữu, là nói hai định, định Vô tưởng chiêu cảm quả dị thục vô tưởng và quả năm uẩn tầng trời vô tưởng. Định diệt tận chiêu cảm quả bốn uẩn cõi Phi tưởng, vì đắc cũng không có lực cho đến chẳng phải một quả, là giải thích về đắc.

20. Nói về chiêu cảm quả dị thục:

Luận Bà-sa quyển mười chín chép: Hỏi thọ lãnh quả dị thục nào? Đáp các quả dị thục đắc thọ sắc, tâm, tâm sở, tâm bất tương ưng hành. Sắc gồm cói sắc, hương, vị, xúc chẳng phải năm sắc căn, vì nghiệp quả kia. pháp Tâm, tâm sở đó là khổ thọ, lạc thọ, bất khổ lạc thọ và pháp tương ưng kia, tâm bất tương ưng hành nghĩa là các đắc, sinh lão trụ vô thường. Lại hỏi các người gây ra nghiệp là trước gây ra nghiệp dẫn chúng đồng phần hay tạo mãn nghiệp chúng đồng phần? Người nói như thế thì không chắc chắn hoặc trước có tạo dẫn, nghiệp sau tạo mãn nghiệp, hoặc trước có tạo mãn nghiệp sau tạo dẫn nghiệp, tùy người gây ra nghiệp mà ý lạc khởi.

21. Nói về ba chướng:

Luận chép: Bạc-già-phạm trở xuống một hàng tụng là thứ tứ của đại văn nói về ba chướng, luận chép: cho đến gọi là nghiệp chướng: Là nêu đưa ra thể của chướng. Tâm ác làm thân Phật chảy máu là tâm giết hoặc đánh, thì tâm không thành nghich. Đây là nghiệp năm tội nghịch, phá tăng nói dối, làm thân Phật chảy máu gia hạnh, ngoài ra sát căn bản, như trong năm tội nghịch có giải thích. Luận chép: Phiền não có hai cho đến gọi là phiền não chướng, là nói về thể của phiền não chướng, bất luận thượng hạ chỉ thường hiện hành gọi là phiền não chướng, vì làm cho đạo đối trị không tiện sinh. Luận chép: Hoàn toàn ba đường ác cho đến gọi là dị thục chướng, nêu ra thể của dị thục chướng, luận chép: Ở đây là chướng pháp gì là hỏi pháp sở chướng. Luận chép: Nghĩa là chướng thành đạo và chướng Thánh đạo gia hạnh gốc lành, Đáp là pháp bị chướng.

Luận chép: Lại trong nghiệp chướng cho đến dị kiến dị tri: là giải thích nghi hỏi, Luận Chánh Lý hỏi thế nào là chướng? Vì năng chướng Thánh đạo và đạo tư lương đồng thời lìa nhiễm. Chẳng phải chỉ có Vô Gián là thể của nghiệp chướng, mà tất cả định nghiệp đều làm chướng thấy đế, tất cả lẽ ra đều thuộc nghiệp chướng, nghĩa là có các nghiệp tạo tác thêm lớn, hay cảm đường ác, Noãn sinh, thấp sinh, thân nữ trời, người, hữu thứ tám v.v… và cảm Đại Phạm thuận nghiệp thọ sau. Hoặc sắc, Vô Sắc một xứ hai sinh hữu, ở đây đều không nhập thấy đế lý, vì sao không nói thuộc nghiệp chướng, thấy trong loại này có phi định, nghĩa là trong loại nghiệp chủng như thế đều có duyên mạnh làm cho hồi chuyển. Không chướng Thánh đạo và đạo tư lương. Trong đây tuy có chút nghiệp không thể chuyển nên không lập làm chướng, chủng loại Vô Gián đều không thể chuyển, nên ở đây lập làm nghiệp chướng.

Luận Tỳ-bà-sa nói năm nhân duyên này dễ thấy dễ biết gọi là nghiệp chướng, nghĩa là xứ, đường, sinh quả và Bổ-đặc-già-la. Xứ là năm định này dùng mẫu… làm khởi xứ, thú là năm định này lấy địa ngục làm chỗ hướng về, sinh là năm định này Vô Gián sinh cảm dị thục, quả là năm quyết định này có công năng chiêu cảm quả phi ái. Bổ-đặcgià-la là năm nghịch này y hành trong hoặc, Bổ-đặc-già-la cộng liễu, người này năng hại mẹ, các nghiệp khác không như vậy nên không lập làm chướng. Ngoài ra các chướng phế lập nên biết như thế. Hỏi: vì sao Phạm thiên chẳng phải do Thánh sinh ra, khởi giới chấp xứ, không khởi bậc Thánh đạo gia hạnh, vì sao không lập làm dị thục chướng? Đáp rằng: Do lìa nhiễm nên chẳng phải chướng, chẳng phải như ở Bắc Châu, Vô tưởng, ba đường ác không thể lìa nhiễm.

22. Nói về năm nhân duyên:

Luận Bà-sa quyển một trăm mười lăm nói về năm nhân duyên: Một là tự tánh nghĩa là năm chủng tánh này là quyết định nghiệp ác cực trọng, hai đường, ba sinh, bốn quả, năm người, đồng với luận này không nói xứ. Theo Luận Chánh Lý một nghĩa lập phiền não chướng đó là thường hiện hành, một nghĩa lập dị thục chướng chắc chắn không thể lìa nhiễm. Luận Bà-sa quyển một trăm mười lăm chép: Hỏi các châu khác cũng có dị thục như phiến đệ v.v trong đó vì sao không nói? Đáp: Trong đây nên nói mà không nói nên biết đây là thuyết hữu dư, do vậy trước nói ba chướng đều là thuyết hữu dư (y theo luận này và luận Bà-sa đều nói chướng Thánh đạo và Thánh đạo gia hạnh gọi là chướng, mà không nói Phạm Vương là thuyết hữu dư, hoặc y theo Chánh Lý, thêm nghĩa lìa nhiễm tức là quyết định).

Lại có thuyết nói trong đây chỉ nói quyết định là chướng kia chẳng phải chắc chắn, do hữu tình kia có dị thục, hoặc hữu vi chướng, hoặc không phải chướng do đó không nói. Chánh Lý quyển bốn mươi ba nói chẳng lẽ không có ba châu, xứ, các thân phiến-đệ chẳng phải pháp khí Thánh đạo nên thuộc dị thục chướng, là không có việc đó, do kia sinh dẫn nghiệp đồng phần nối tiếp, có thể thành nam v.v… làm Thánh đạo khí chỉ có ba đường ác, Vô tưởng, Bắc châu quyết định không chấp nhận chứng, nghĩa Thánh đạo, cho nên chỉ đối với kia lập chướng dị thục, ở đây giải thích đồng giải thích thứ hai của luận Bà-sa. Phiến-đệ hoặc trước là thân nam v.v… có thể nhập Thánh đạo, nghĩa là trí chướng v.v… và trước là hữu căn sau là vô căn, trước chẳng phải hai hình sau là hai hình, hoặc trước phiến đệ, sau là phi phiến để như có huỳnh môn ưa cứu trâu huỳnh môn việc hiện thân biến thành nam, có thuyết xứ kia, chỉ ở dị sinh các xứ khác đều chấp nhận chung với bậc Thánh, không nói thuộc về chướng dị thục. Đây là giải thích câu vặn hỏi có Phạm Vương, vì Phạm Vương cũng chỉ là di sinh, ở đây nên dùng hữu dư để giải thích. Luận chép: Trong ba chướng này sau nhẹ hơn trước, là nói ba chướng nặng nhẹ. Luận chép: Tên gọi Vô Gián này có nghĩa như thế nào? Là hỏi, y theo quả dị thục cho đến nghĩa Vô Gián cách, là đáp. Ở đây chỉ y theo lúc thọ dị thục trung gian không ngăn cách gọi là Vô Gián, luận chép: Hoặc gây ra nghiệp này cho đến gọi là Vô Gián, là giải thích thứ hai. Trước y theo nghiệp chiêu cảm quả kia không có gián cách, sau y theo giả thuyết từ đây sinh Vô Gián chắc chắn đọa địa ngục, đều là trung gian không có gián cách nên gọi là Vô Gián.

Luận chép: Luận kia có Vô Gián cho đến nên gọi là Sa-môn, ở đây nói như đạo Vô Gián gọi là Sa-môn do đạo này có diệt ác, hợp với diệt pháp ác gọi là Sa-môn, nghiệp này có quả Vô Gián và có pháp Vô Gián phù hợp gọi là Vô Gián. Nếu có người gọi là Vô Gián là do có nghiệp Vô Gián không xen hở, chắc chắn đọa địa ngục, có nghiệp Vô Gián này hòa hợp với nghiệp Vô Gián này gọi là Vô Gián.

23. Nói rộng về ba chướng:

Luận chép: Ba chướng nên biết có trong đường nào, dưới đây là một bài tụng y theo đường mà phân biệt ba chướng. Luận chép: Cho đến chẳng phải phiến đệ v.v… là nói về xứ và nhân, vì sao? Là hỏi. Đáp tức là trước đã nói lý do không có tội nghịch, đoạn văn trước nói không có luật nghi dứt thiện, cho nên không có lý do trái nghịch.

Luận chép: Lại Cha mẹ kia cho đến xúc tội Vô Gián là nói giải thích của sư khác, Luận Chánh Lý chép quỷ và bàng sinh cũng y theo phiến đệ mà giải thích. Luận chép: Nhưng Đại đức nói như cho đến như con ngựa thông minh, là nói về thuyết khác. Con ngựa Thông minh như nói có con ngựa, người muốn lây giống của nó bèn nhiễm mẹ nó, màu sắc khác hơn thường làm cho nó hành dục. Sau biết là mẹ bèn đoạn thế mà chết. Luận chép: Nếu có người hại cho đến tâm cảnh yếu kém, là nói cảnh khác đường yếu kém không thành tội nghịch, luận Bà-sa có hỏi đáp rộng. Đã nói về nghiệp chướng cho đến Vô Tưởng xứ, là nói các chướng có cả năm dường, ba đường ác hoàn toàn là chướng dị thục, người chỉ ở bắc châu trời chỉ ở vô tưởng, chướng phiền não kia không có văn luận nói rộng cho nên biết năm đường hoàn toàn có.