CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 14

Phẩm 4: PHÂN BIỆT NGHIỆP

(Phần 2)

1. Nói về luật nghi:

Luận chép: Nói phụ đã xong cho đến tướng biểu vô biểu, trên đây đã nói về hai, ba, năm nghiệp và nói phụ rồi. Dưới đây là thứ hai của đại văn nói về luật nghi có ba: Trước nêu chung ba biệt, sau y chương phân biệt giải thích, nửa bài kệ thứ nhất này nêu có cả ba. Luận chép: Cho đến chẳng phải bất luật nghi, là nêu ba tên gọi. Luận chép: Năng ngăn, năng diệt có mấy? Dưới đây là thứ hai y theo chương phân biệt giải thích, sẽ giải thích luật nghi, trước giải thích tên, hỏi số, ba luật nghi này có công năng ngăn dứt giới ác đời vị lai mà cho không nối tiếp khởi. Năng diệt giới ác đã khởi vì được nối tiếp nên gọi luật nghi, phi luật nghi thì trái với đây, đều chẳng phải cả hai ngược nhau, là hỏi số rất dễ hiểu. Nửa bài tụng dưới đây nêu ba thứ luật nghi, luận chép: Cho đến nghĩa là giới vô lậu, chỉ cho thể của ba danh, nói là dục v.v… chữ Triền như triền thị, giới biệt giải thoát hệ thuộc cõi Dục gọi là Dục triền giới (giới ràng buộc ở cõi Dục) Tĩnh lự luật nghi hệ thuộc cõi Sắc, gọi là Sắc triền giới, đạo sinh luật nghi không ràng buộc ở ba cõi gọi là giới vô lậu .

Luận chép: Tướng luật nghi ban đầu khác nhau như nào? Dưới đây có mười ba đoạn:

  1. Nói về tướng biệt giải thoát.
  2. An lập bốn luật nghi.
  3. Nói về các tên gọi luật nghi.
  4. Thành tựu.
  5. Nói về Đắc ba luật nghi.
  6. Nói về bờ mé của giới thiện ác.
  7. Nói về Cận trụ.
  8. Nói về Cận sự.
  9. Nói về chỗ Sở đắc.
  10. Nói về Hữu nhân.
  11. Nói về chỗ giới ác.
  12. Nói về Xả.
  13. Nói về Y xứ.

2. Nói về tướng biệt giải thoát:

Ở đây thứ nhất là nói tướng biệt giải thoát, luận chép cho đến, biệt giải thoát luật nghi, là nêu tám tên gọi kiết quy về một loại ban đầu. Tiếng Phạm là Bí-sô, đời Đường dịch là khất sĩ, xưa gọi Tỳ-kheo là lầm, Bí-sô-ni, ni là tiếng người nữ, tiếng Phạm là Thức-xoa-ma-na, đời Đường dịch là Chánh học, là người nữ học sáu pháp, sáu pháp là:

  1. Không tà dâm.
  2. Không trộm cắp.
  3. Không sát sinh.
  4. Không nói dối.
  5. Không uống rượu.
  6. Không ăn phi thời.

3. Nói về Sa-di:

Tiếng Phạm là Thất-la-ma-noa-lộ ca, đời Đường dịch là Cần sách, xưa dịch sa-di, là lầm. Cần sách nữ đồng, xưa gọi là Sa-di-ni, là nữ thanh là lầm. Tiếng Phạm là Ô-ba-sách-ca, đời Đường dịch là Cận sự, xưa gọi Ưu-bà-tắc là lầm. Nói cận sự theo luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi ba hỏi vì sao gọi là cận sự? Đáp: Thân cận tu, làm các pháp thiện, nghĩa là thân tâm họ huân tập pháp thiện nên gọi là cận sự.

4. Hỏi đáp về cận sự:

Hỏi: Nếu thế các người không dứt thiện lẽ ra đều gọi là Cận sự, vì thân tâm họ đều tu thiện?

Đáp: Không đúng, đây y vào luật nghi thâu nhiếp các pháp thiện hạnh tốt để đặt tên gọi.

Hỏi: Nếu thế thì các luật nghi đều gọi là cận sự hay sao? Vì họ đều có thể tu luật nghi thiện?

Đáp: Đây là do ban đầu được tên gọi, vì luật nghi lại do duyên khác thành lập, có Luận sư khác nói: Gần gũi, thờ phụng các bậc thiện sĩ, lại có người nói, gần gũi, thờ phụng pháp của Chư Phật.

Tiếng Phạm là Ô-ba-tư-ca, đời Đường dịch là cận sự nữ, đây là tiếng của người nữ, xưa gọi Ưu-bà-di là lầm, tiếng Phạm là Ô-ba-bà-sa đời Đường dịch cận trụ. Luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi bốn chép ở gần bậc A-la-hán thọ nhận luật nghi này và theo đó học, có thuyết cho rằng cận sự này suốt đời thọ giới, có chỗ nói giới này gần gũi mà an trụ nên gọi là cận trụ. Trong tám giới này, năm thứ trước là giới xuất gia, ba thứ sau là giới tại gia, bảy thứ trước thọ trọn đời, một loại sau là loại thứ tám thọ một ngày đêm. Tại sao ở đây dựa vào luật nghi biệt giải thoát mà lập, không dựa vào Tĩnh lự, luật nghi vô lậu mà lập? Đáp tám thứ giới này tâm thọ nhiều ít khác nhau nên duyên của giới khác nhau chia làm tám thứ, người thọ học khác nhau.

Ý nói Định, đạo luật nghi chỉ là đắc định kia thì đắc ngay bảy chi, không do thọ tâm giới duyên khác nhau phân cận sự v.v… nhưng có các quả tứ thiền khác nhau, nghĩa đều khác nhau, không thể như nhau.

5. Giải thích thể của tám luật nghi:

Luận chép: Tuy có tám tên gọi cho đến tướng đều khác nhau, là giải thích thể của tám luật nghi chỉ có bốn. Tám là từ Bí-sô, Bí-sô-ni cho đến cận trụ. Bốn là Bí-sô, Bí-sô-ni hợp, chánh học, Sa-di, Sa-di-ni hợp, Ô-ba-tư-ca, Ô-bà-sách-ca hợp, cận trụ chỉ một mình. Bốn luật nghi này thể đều khác nhau. Luận chép: Vì sao: Là hỏi lý do hợp. Luận chép: Lìa luật nghi Bí-sô cho đến luật nghi cận sự nữ, là giải thích do đồng nên chỉ có bốn, luận chép: Làm sao biết như thế? Là hỏi lý do đồng? Luận chép: Do hình thay đổi chẳng khác ba thể là trả lời lý do giống, Luận chép: chuyển căn vị chỉ được xả tên không được xả thể, nên biết là một. Luận chép: Hoặc từ cận sự cho đến cụ túc thuần sinh, là hỏi về thể của luật nghi cận sự, cần sách, Bí-sô là đồng, hay khác, là trước bốn chi, sau thêm ba chi như một đồng tiền vàng, hai đồng tiền vàng và năm mươi, hai mươi, tức trên chiếc thêm một gọi là hai, trên hai mươi thêm ba mươi thành năm mươi. Là trước thọ bốn chi, sau thọ bảy chi, đầy đủ bảy chi sau thuần sinh chẳng đủ bốn chi trước.

6. Ba thể đều khác:

Luận chép: Ba thứ luật nghi cho đến tùy theo sự thích ứng kia, là trả lời cả ba thể đều khác, nếu trong thân Bí-sô có đủ ba thứ bốn chi, thì thể kia đều khác, việc đó thế nào? là hỏi. Luận chép: Như như cầu thọ cho đến xa lìa có khác, là đáp việc ấy. Do ba thứ luật nghi mà thọ duyên khác nhau, giới thể đều khác. Luận chép: Hoặc không có việc này, cho đến cả ba đều khác, ở đây là gạn hỏi lại, khi đã xả một thì hai thứ kia vẫn còn nên biết thể khác nhau. Luận chép: Nhưng ba thứ này cho đến chẳng phải cận sự, trước nói duyên khác thành giới khác, vì đây nói không trái nhau, thọ sau không xả trước, chớ xả giới Bí-sô liền chẳng phải cận sự v.v… là hỏi ngược lại để đáp. Luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi bốn chép: Hỏi nếu trước không thọ luật nghi cận sự, mà thọ luật nghi Cần Sách thì có được luật nghi Cần Sách hay không? Có thuyết nói không được, vì luật nghi Cận Sự và luật nghi này là môn, là y, là gia hạnh. Có thuyết nói bất định, hoặc không biết trước thọ luật nghi Cận Sự sau mới được thọ luật nghi Cần Sách, tin giới sư nên thọ luật nghi này, kia đắc luật nghi, giới sư phạm tội, nếu kia hiểu trước thọ luật nghi cận sự, sau thọ luật nghi cần sách là đúng nghi thức. Nhưng kiêu mạn nên không muốn thọ học luật nghi cận sự, mà nói rằng: Cần gì phải thọ loại giới yếu kém cận sự này, vì kia có tâm kiêu mạn, dù thọ cũng không đắc giới. Như nói không thọ luật nghi cận sự mà thọ cần sách, cũng vậy không thọ cần sách mà thọ luật nghi Bí-sô, nói rộng cũng thế.

7. Quan điểm của luận Chánh lý:

Luận Chánh Lý chép: Nếu có cần sách thọ luật nghi cận sự, hoặc có Bí-sô thọ hai thứ giới trước, là thọ đắc không có nói như thế, điều này không nên trách. Hoặc trước đã có thì không có lý nào được thọ, nửa, vì trước đã đắc. Nếu trước chưa có, thì chẳng phải cần sách, cũng chẳng phải Bi-sô, so trước không thọ luật nghi cận sự, đúng lý chắc chắn không thọ đắc giới cần sách. Hoặc trước không thọ luật nghi cần sách, cũng không có lý nào thọ đắc giới Bí-sô, thế thì không thể đặt hai tên kia. Lấy đây suy tìm, thọlẽ ra không đắc, có Luận sư khác nói không thọ luật nghi trước, cũng có thể thọ đắc luật nghi giới, vì vậy người trì luật nghi nói lời tụng này. Mặc dù lúc trước không thọ giới cần sách, mà nay chit thọ luật nghi cụ túc, cũng gọi là khéo thọ luật nghi cụ túc. Do cần sách này có cho thọ đắc luật nghi cận sự. Bí-sô có lý cho thọ đắc giới cần sách, cận sự, há không có cần sách không nên tự xưng cúi xin chứng biết con là cận sự Bí-sô cũng như vậy. Không nên tự xưng cúi mong chứng biết con là hai hạng trước, chẳng lìa như vậy tự xưng hiệu rằng có lý đắc giới cận sự, cần sách. Đây là gạn hỏi phi lý và đều có thể xưng, nghĩa là có thể xưng rằng con là Cần sách, cũng là cận sự cúi xin chứng biết. Bí-sô cũng nên nói như thế. Nhưng y theo thắng giới hiển bày hai tên kia, cũng không có lỗi, nếu như vậy cần sách và Bí-sô v.v… lẽ ra cũng thọ đắc luật nghi cận trụ, như đắc cận sự chấp nhận cũng có lỗi gì. Nhưng do kẻ thấp kém không thích thọ mà giải thích rằng: Trước nói đồng với Sư Bà-sa, sau nói đồng Sư sau Bà-sa, không có lời bình , rõ ràng là nghĩa sư sau của Chánh Lý.

8. An lập bốn luật nghi:

Luận chép: Cận sự, cận trụ cho đến làm sao an lập, bài tụng sau đây, là thứ hai, an lập bốn luật nghi. Năm là uống các loại rượu, an lập cận sự, hoặc thọ lìa mười cho đến lấy làm thứ mười là lập cần sách, hoặc thọ lìa tất cả cho đến luật nghi Bí-sô, là an lập Bí-sô. Luận Bà-sa chép: Lìa hương thoa trang sức, vòng hoa, ca múa hát xướng, hai thứ đồng với trang nghiêm xứ chuyển, hai thứ hợp lại thành một chi. Lại Luận Chánh Lý chép: Vì dẫn chúng sợ hãi phần nhiều học xứ tại gia hữu tình, hiển bày dễ thọ trì nên với tám giới hợp hai thành một, như Phật vì Lật Thị Tử nói lược học xứ có ba (thuật rằng: Theo đây xuất gia căn cơ thuần thục, không sợ nhiều học xứ, nên chia thành hai, người tại gia vì việc sinh sống cũng có thể cho họ chứa vàng bạc v.v… không thể thọ giới này một ngày đêm, bèn bỏ vàng v.v… thời gian sau cất chứa lại. Người xuất gia do xin ăn tự sống, không được cất giữ vàng bạc thì dễ và phải giữ trọn đời, nên cấm không cho cất giữ vàng bạc v.v…)

9. Tên gọi khác của luật nghi biệt giải thoát:

Luận chép: Luật nghi Biệt giải thoát tên gọi khác nhau, dưới đây có một bài kệ là thứ ba nói về tên gọi khác nhau của luật nghi biệt giải thoát. Xưa gọi Thi-la là tên thứ nhất, theo Luận Chánh Lý do mát mẻ nên gọi là Thi-la, trong đây Thi-la là nghĩa bình trị, cho nên tương xứ tạo tác là giải thích rằng trong nghĩa bình trị đặt Thi-la, giới có công năng bình trị nghiệp nên được gọi là Thi-la (giải thích rằng hiểm nghiệp là giới ác, bình trị giới ác sân hận nên gọi là mát mẻ). Đây có sáu tên: Thi-la, Hạnh tốt, nghiệp, luật nghi, biệt giải và nghiệp đạo. Người trí khen ngợi nên gọi hạnh tốt, là giải thích tên thứ hai, sở tác tự thể nên gọi nghiệp, là tên thứ ba. Chẳng lẽ không có vô biểu cho đến sở tác tự thể, do khế kinh nói luật nghi vô biểu gọi là bất tạo, cũng gọi là bất tác, đã không gọi là tạo tác thì sao là nghiệp? Người có hổ thẹn được gọi là sở tác, do có giới vô biểu được gọi là sở tác. Có Luận sư khác giải thích cho đến gọi tác không có lỗi, là nêu thuyết khác, tự tác sinh nên là tác quả sanh ra hậu tác cho nên là nhân tác, vì chấp tên của quả, quả chấp tên của nhân, gọi là tác không có lỗi.

Pháp sư Thái giải thích rằng vì cầu vô tác phát khởi tác nghiệp là nhân của tác, lúc đang phát khởi vô tác là quả của tác. Luận chép: Ngăn dứt được thân ngữ nên gọi luật nghi, là tên thứ tư, do năng lực của giới này ngăn thân ác ngữ, ác nương pháp nghi giới nên gọi là luật nghi. Luận chép: Như vậy nên biết cho đến không có tên khác nhau đây ở giải thích trong văn tụng hai chữ đều được, nên biết Thi-la-hạnh tốt, nghiệp, và luật nghi bốn tên gọi này chung cho cả sơ đến hậu vị, chỉ Sát-na đầu tiên cho đến tên gọi nghiệp đạo, là giải thích chỉ co Sátna đầu tiên đặt hai thứ tên, đó là lúc thọ giới đặt tên biệt giải thoát, giải thích biệt giải. Theo Luận Chánh Lý hoặc điều nên tu ban đầu nên gọi là biệt giải thoát, hoặc kia ban đầu khởi mà vượt qua được như ngục hiểm đường ác thì gọi là biệt giải thoát.

10. Giải thích nghiệp đạo:

Luận chép: Lúc ấy cho đến đặt tên nghiệp đạo, là giải thích nghiệp đạo, Luận Chánh Lý cũng được gọi là nghiệp đạo căn bổn đầu tiên ngăn dứt thân ngữ và thông suốt tư nghiệp (giải thích rằng cũng như đối trên người dạo chơi vơi đường thên khoan khoái các nơi, nghiệp đạo cũng vậy, tư nghiệp thông suốt nghĩa đồng, gọi là nghiệp đạo).

Luận chép: Do vậy Sát-na ban đầu cho đến nghiệp đạo căn bổn, là tổng kết tên gọi, luận chép: Từ niệm thứ hai cho đến gọi là hậu khởi, là giải thích niệm thứ hai trở đi không gọi là nghiệp đạo, không gọi là biệt giải thoát, luận chép: Cái gì thành tựu luật nghi, là thứ tư sau đây nói về thành tựu, trong văn có bốn:

  1. Nói về người thành tựu ba thứ luật nghi.
  2. Văn tiện nói về dứt luật nghi.
  3. Do luận sinh luận, nói về ý căn luật nghi.
  4. Nói về thành tựu thời phần.

Dưới đây một bài tụng là nói về người thành tựu ba luật nghi, luận chép: Cho đến cận trụ, đây là nói người thành tựu biệt giải thoát. Luận chép: Hỏi ngoại đạo không có thọ giới hay không? Là hỏi. Luận chép: Tuy có mà không gọi cho đến nương vào có, là đáp, vì ngoại đạo thọ giới cầu ba cõi, nên không gọi là biệt giải thoát. Luận chép: Người tu Tĩnh lự sinh đến đây cũng vậy, là nói người thành tựu luật nghi Tĩnh lự tất cả người đắc Tĩnh lự và vị chi đều được luật nghi này. Luận chép: Đạo sinh luật nghi cho đến là bậc Học Vô học, là nói người thành tựu đạo sinh luật nghi. Luận chép: Đối với trước phân biệt cho đến hai thứ đó là gì? Là hỏi về tùy tâm chuyển giới, luận chép: Đó là Tĩnh lự sinh cho đến chẳng nói rộng giải thoát, là trả lời hai đúng, một sai. Luận chép: Vì sao? Là gạn hỏi lý do biệt giải thoát chẳng phải tùy tâm chuyển? Luận chép: khác tâm vô tâm cũng hằng chuyển, là đáp. Khác tâm là bất thiện và tâm vô ký, còn vô tâm là định diệt tận. Luận chép: hai thứ luật nghi: Tĩnh lự và vô lậu, nửa bài tụng dưới đây là thứ hai nói rõ luật nghi. Luận chép: Cho đến gọi là dứt luật nghi giải thoát luật nghi này do có tâm đoạn hẳn dục triền giới ác và khởi sinh phiền não kia gọi là dứt luật nghi. Luật nghi này ngay đó dứt gọi đoạn luật nghi, luận Bà-sa quyển một trăm mười chín chép: Có bốn thứ luật nghi là: Biệt giải thoát, Tĩnh lự, vô lậu và đoạn luật nghi. Nghĩa là trong hai luật nghi Tĩnh lự, vô lậu đều lấy một phần nhỏ lìa nhiễm cõi Dục trong chín đạo Vô Gián giới tùy chuyển, cho đến hỏi vì sao chỉ có ở đây gọi là dứt luật nghi?

Đáp: Vì có thể cùng phá giới và khởi phiền não phá giới tạo tác đoạn đối trị, đó là trong tám đạo Vô Gián ở trước hai thứ tùy chuyển giới, chỉ cùng khởi phiền não phá giới làm dứt đối trị, trong đạo Vô Gián thứ chín thì hai thứ tùy chuyển giới, cùng phá giới và khởi phiền não phá giới làm dứt đối trị, theo luận Bà-sa quyển mười bảy đối trị có năm là: Xả, đoạn, trì, viễn phần và yểm hoạn. Định Vị Chí đạo phương tiện ban đầu và phá ác tác xả đối trị, ban đầu lúc nhập định, vì xả phát giới ác thành tựu đắc. Tám thứ đạo Vô Gián trước cùng khởi phiền não ác phá giới làm dứt đối trị này, đạo Vô Gián thứ chín cùng phá giới ác và khởi phiền não kia là dứt đối trị, trên địa ngũ thiền ở trên cùng phá giới ác và phiền não, là yểm hoạn và trì, viễn phần đối trị. Cõi Vô Sắc cùng phá giới ác và phiền não là viễn phần đối trị. Luận chép: Do đây hoặc có cho đến như ứng nên biết là nói rộng bốn trường hợp lời văn rất dễ hiểu. Nếu thế, Đức Thế Tôn đã nói lược giới, nửa bài kệ sau đây, là thứ ba nhân luận sinh luận, nói về ý căn luật nghi, hoặc luật nghi chỉ là vô biểu, làm sao lược giới cho đến ý luật nghi thiện?

Lại Khế kinh nói nhãn căn luật nghi, ý này và căn luật nghi, lấy gì làm tự tánh? Là hỏi, luận chép: Hai tự tánh này chẳng phải sắc vô biểu là đáp. Luận chép: Nếu thế vì sao là hỏi nửa hàng tụng dưới là trả lời.

11. Giải thích văn tụng:

Luận chép: Cho đến không theo thứ lớp, là giải thích văn tụng, nói chánh tri chánh niệm hòa hợp, niệm tuệ này tuệ là ý luật nghi, hợp tuệ niệm này là căn luật nghi. Hợp nói hiển bày chẳng như thứ lớp chánh tri là ý luật nghi, chánh niệm là căn luật nghi, chánh tri, chánh niệm có công năng ngăn dứt ác nên gọi là luật nghi, nay lẽ ra, nên suy nghĩ lưa chọn biểu và vô biểu, dưới đây là thứ tư, nói về thời phần, trong văn có sáu:

  1. Nói về thời phần thành tựu giới thiện ác.
  2. Nói về thời phần thành trung.
  3. Nói về thời phần trụ hai giới gồm xử trung.
  4. Nói về thời phần Biểu.
  5. Nói về tên của chúng giới ác .
  6. Nói rộng về bốn trường hợp. đây là phần đầu.

Luận chép: Cho đến thường thành hiện tại, là giải thích thành hiện tại, trụ biệt giải thoát Bổ-đặc-già-la, là nói người thành tựu biệt giải thoát, chưa xả vị lai thường thành hiện tại, nói về định thành biệt giải thoát hiện đời này lưu khắp đến đời sau, giải thích biến khắp thành quá khứ, người trụ biệt giải thoát, chưa xả vị lai, ở Sát-na đầu chỉ thành hiện tại, sau Sát-na thứ hai biến thành quá khứ, vì không tán vô biểu cho đến thế yếu kém, đây là giải thích lý do không thành vị lai. Theo Luận Chánh Lý thì đời trước đắc giới biệt giải thoát, đời nay thọ giới trong Sát-na đầu tiên, như luật nghi Tĩnh lự, sao không thành quá khứ. Đây là trách phi lý, vì giới này không đồng quả với tâm, lìa tâm nhiễm đều đồng một quả, nên giới kia như tâm đắc sinh quá khứ, vì biệt giải thoát chưa hề đắc. Ứng như thắng phẩm Tĩnh lự luật nghi chẳng phải đắc sinh quá khứ trong Sát-na ban đầu (giải thích rằng lìa tâm nhiễm, đồng chấp tất cả giới hữu lậu định tâm, vì đều đồng một quả với giới.

12. Giải thích giới ác:

Thắng phẩm Tĩnh lự là từ vô thỉ chưa hề khởi). Luận chép: Như nói an trụ cho đến cũng thành quá khứ, là giải thích giới ác, đồng với luật nghi tkhéo thành đời hiện tại và quá khứ, vì các cõi cõi đắc được sẽ trở lại đắc kia. Đây là giải thích Tĩnh lự luật nghi thành quá khứ.

Luận Chánh Lý chép: Trong đây lẽ ra nói rộng, do thuộc về thuận phần quyết trạch định luật nghi, trong Sát-na đầu không thành quá khứ, đời khác khi đắc mạng căn thì xả, vì đời này không chấp nhận đắc lại cái kia. Lại chẳng phải tất cả hữu tình khởi, có pháp Niết-bàn mới có được pháp kia.

Y theo đây có Niết-bàn là có giải thoát thiện đã qua, giải thoát phần trước không chấp nhận có, các giới như Noãn v.v… nên nói rộng, hoặc Noãn v.v… chung giới không chắc chắn thành quá khứ, vì xả rồi không đắc lại, hoặc các giới thành quá khứ, đây là nói rộng riêng.

Vì tất cả bậc Thánh cho đến đời trước chưa khởi, là giải thích đạo giới, chỉ trừ pháp khổ trí nhẫn đầu tiên trong một Sát-na không thành quá khứ, vì lúc ấy chưa có đạo quá khứ. Từ các bậc Thánh cho đến người chưa nhập vô dư y, trước đều thành quá khứ, vị lai. Luận chép: Hoặc có hiện trụ cho đến có khi thành hiện tại, là giải thích định đạo giới thành hiện tại. Theo Luận Chánh Lý chép lý đúng chỉ nói lúc ở trong định, đạo thành đời hiện tại, định đạo vô biểu không nên nói trụ. Như trụ quả chỉ nói quả thành, chẳng phải quả hiện khởi, nay chỉ nói là Trụ, mà sao biết được định, đạo hiện ra, chẳng những chỉ thành tựu, do vậy luận ấy nói cũng mà cho sinh nghi, không thể chắc chắn chứng minh thành vô biểu hiện tại, nên chỉ nói ở định đạo, tuy thuyết trụ lời nói lao nhọc mà không có tác dụng, nay đã tường tận ý kia, văn luận trước đã nói thành tựu quá khứ vị lai. Câu này đúng rõ thành tựu trung thế, vì thế biết trụ hiển bày khởi chẳng phải thành do chẳng phải thành chứng vì thành hiện. Định, đạo vô biểu tùy tâm chuyển, vì tâm tâm hiện tiền thì sẽ không có kia.

13. Thành vô biểu trong xứ:

Luận chép: Đã nói về an trụ luật nghi thiện ác, nửa bài tụng sau là thứ hai nói về thành vô biểu trong xứ, đều thuộc chủng loại, đây là giải thích trong xứ phần nhiều không có biểu, hoặc có vô biểu là loại thiện, ác. Nói Sát-na ban đầu là nói thành hiện tại, giải thích thành hiện tại và chữ trong bài tụng, sau Sát-na ban đầu cho đến đời thứ hai vô biểu, là giải thích thành hai đời lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Hoặc có an trụ luật nghi bất luật nghi, dưới đây một bài tụng là thứ ba nói về người trụ luật nghi bất luật nghi thành thiện, bất thiện trong xứ. Luận chép: Cho đến bất thiện vô biểu, đây là giải thích trụ luật nghi thành bất thiện vô biểu, lời văn rất dễ hiểu, trụ bất luật nghi cho đến các thiện vô biểu, là giải thích giới ác thành thiện vô biểu.

Luận chép: Cho đến hai tâm này chung thành quá khứ hiện tại, là giải thích thành hai đời, hai tâm này chưa dứt lìa tâm, cho đến năng triền sở triền tận dĩ tâm kia nên biết đây là hai tâm ngừng dứt, vô biểu tức là dứt cùng kia không trụ luật nghi, bất luật nghi có chút khác nhau. Luật chép: Đã nói vô biểu thành biểu như thế nào, dưới đây thứ tư một bài tụng nói về thành biểu. Luận chép: Cho đến thường thành hiện biểu, đây là giải thích biểu nghiệp lúc đang tạo tác hằng thành hiện biểu. Sau Sát-na đầu cho đến như vô biểu, giải thích thành quá khứ không thành vị lai, luận chép: Hữu phú vô phú cho đến tới lui thành, là giải thích hai pháp vô ký không thành quá khứ, vị lai vì năng lực của pháp yếu kém. Chữ tiến (tới) đó là quá khứ, thế của pháp này yếu kém thì cái gì tạo tác? Trả lời tâm này tạo tác. Nếu vậy thì hữu phú chẳng thành quá khứ, vị lai? Tâm có thể phát sinh đã thành quá khứ, vị lai, vì sao biểu đã phát chỉ thành hiện tại? Đáp: Ở đây trách phi lý cho đến thành ra có khác. Biểu là sắc pháp, vì mê muiội độn tâm, vì biểu sắc nương tâm khởi, tâm bình đẳng không như vậy. vô ký biểu nghiệp từ tâm yếu kém khởi, sức nó yếu kém hơn gấp bội, kia năng khởi tâm, nêu tâm thành ba đời, biểu chỉ thành hiện tại.

14. Các tên gọi của bất luật nghi:

Luận chép: Như trước đã nói trụ bất luật nghi, trở xuống một bài tụng rưỡi thứ năm là nói các tên gọi của bất luật nghi. Luận chép: Cho đến gọi bất luật nghi là giải thích các tên gọi, do năm nghĩa khác nhau nên đặt năm tên, luận chép: Nhưng tên nghiệp đạo cho đến đặt bốn tên còn lại, là giải thích tên gọi có thông và có hạn cuộc, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Hoặc thành biểu nghiệp, chẳng phải vô biểu v.v… một bài tụng sau là thứ sáu nói về thành biểu nghiệp chẳng phải vô biểu v.v… là nói rộng bốn trường hợp, luận chép: Cho đến đã phát biểu nghiệp là nói thành biểu nghiệp chẳng phải vô biểu. Không trụ giới thiện ác, khởi tư thấp kém, gây ra nghiệp thiện ác và nghiệp vô ký, đều chỉ thành biểu nghiệp không thành vô biểu. Ngoại trừ có nương phước và thành nghiệp đạo, trừ có Y phước và thành nghiệp đạo, trừ có phước khác và thành nghiệp đạo, tuy tư thấp kém cũng phát vô biểu, đây là câu thứ nhất.

Luận chép: Chỉ thành vô biểu cho đến hoặc sinh rồi xả, là giải thích thành vô biểu chẳng thành biểu, đây là câu hai, Luận Chánh Lý chép: Há không phải đắc Tĩnh lự dị lai sinh nay biểu chưa sinh, trước sinh rồi mất, cũng thành vô biểu không thành biểu nghiệp hay sao? Vì sao trong bài tụng chỉ nêu đối với Thánh chẳng dễ sinh theo lý cũng có thể đúng, vì sao trong giải thích nêu dị sinh. Luận chép: Đều thành phi cú như vậy nên biết, câu thứ ba và thứ tư đúng như sự thích ứng nên biết, luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi hai có nói rộng sợ rườm rà nên không chép ra.

15. Đắc ba luật nghi:

Luận chép: Nói trụ luật nghi cho đến do cái gì mà được? Dưới đây một bài tụng là thứ năm của đại văn nói về đắc ba luật nghi. Vì cũng do tâm chung cùng, đây là giải thích lúc đắc tâm kia liền đắc giới kia, âm thinh kia là nói rộng về vô lậu, là giải thích hai chữ “Thánh” kia trong bài tụng, bỉ là Tĩnh lự đời trước, vì Tĩnh lự có cả lậu, vô lậu, Thánh chỉ phân biệt vô lậu, vì hữu lậu chẳng phải thể của bậc Thánh. Lục địa Tĩnh lự lời văn sau sẽ giải thích, bốn thứ căn bản và trung gian, ban đầu chưa có định vô lậu chẳng phải ba định Vị Chí ở trên, như ở sau sẽ giải thích.

16. Nói về biệt giải thoát:

Luận chép: Luật nghi Biệt giải thoát cho đến do người khác dạy, là biệt giải thoát. Đó là người có công năng dạy người khác, là người năng giáo chẳng phải tất cả, nhưng người khác của chúng mười người đều là người khác, chữ đẳng là đồng lấy tự nhiên đắc giới. Luận chép: Ở đây lại có hai thứ, cho đến năm thứ giới kia là hai chủng tha, đó là người khác và nhiều người. Bốn vị trở lên gọi là Tăng-già, trong chúng tám giới, Bí-sô đồng theo chúng đắc giới. Bổ-đặc-già-la là người khác, đó là năm thứ còn lại từ đây đắc giới, nếu Cần sách, cần sách nữ từ hai người đắc hoặc cận sự, cận sự nữ, cận trụ từ một người đắc, Luận chép: các Tỳ-nại-da cho đến lại nói đồng nhau, là giải thích riêng chữ đẳng.

17. Mười trường hợp đắc giới:

Thế nào là mười? Là hỏi.

1. Luận chép: Do tự nhiên cho đến cùng nhóm họp thọ giới cụ túc v.v… trở xuống là đáp. Luận Chánh Lý chép: Nhiên là trí, do không theo thầy chứng, lúc có trí này đắc giới cụ túc, tức là Phật và Độc giác cho đến tận trí đắc giới này.

2. Do nhập định tánh ly sinh đó là năm vị Bí-sô, Luận Chánh Lý chép: Do chứng thấy đạo đắc giới cụ túc, đây là năm vị Tỳ-kheo như Kiều-Trần-Na v.v…

3. Do Phật gọi “Thiện lại Bí-sô”, lúc ấy đều đắc giới cụ túc đó là Da-xá v.v… Da-xá Hán dịch là danh dự. Luận Chánh Lý chép: Do năng lực bổn nguyện và oai thần Phật che chở.

4. Tin nhận Phật làm thầy, lúc ấy đắc giới, đó là Đại Ca-diếp v.v…

5. Do khéo trả lời, đó là Tô-đà-di, Tô-đà-di Hán dịch là Thiện Thí, mới lên bảy tuổi mà khéo trả lời các câu hỏi của Phật, xứng với tâm Phật, mặc dù chưa đủ hai mươi tuổi nhưng Phật dạy chúng tăng Yết-na trao cho giới cụ túc, trả lời khéo léo đặc biệt khai ra một duyên, chẳng phải lúc hỏi Đáp liền phát sinh giới, nói thù Đáp, là Đức Phật hỏi Tô-đà-di nhà ông ở đâu? Tô-đà-di Đáp ba cõi không có nhà.

6. Do kính thọ tám pháp tôn trọng, đó là Đại là Sinh Chủ, xưa dịch Đại-ái-đạo là lầm. Tiếng Phạm Ma-ha-Ba-xà-ba-đề, Ma-ha Hán dịch là đại, Ba-xà dịch Sinh, Ba-đề Hán dịch là chủ là một tên trong ngàn tên gọi của Đại Phạm Vương, chúng sinh nhiều nên gọi Đại Sinh, Phạm vương có công năng sinh ra tất cả chúng sinh, làm chủ đại sinh, gọi là Đại Sinh chủ, đã cầu xin vị thiên thần nên lấy Thiên Thần làm tên, Đại Sinh Chủ là Dì ruột của Phật. Đức Phật sai ngài A-nan nói tám pháp tôn trọng cho Bà nghe, Bà liền kính thọ lúc ấy đắc giới. Tám pháp này dạy tôn trọng Đại Bí-sô, nên gọi là tám pháp tôn trọng, xưa dịch Bát kỉnh, xuất gia đầu tiên trong ni chúng.

7. Do sai sử đắc giới là pháp trao cho ni, ni gọi là pháp trao, vị ni này xinh đẹp, muốn đến trong tăng sợ trên đường đi gặp nạn, lúc trao cho giới cụ túc không đối trước đại tăng, đại tăng sai ni nhận pháp chuyển cho thọ giới. Do vậy gọi nhờ sai bao đắc giới cụ túc, vì giữ gìn nạn nên khai riêng duyên này.

8. Do trì luật làm người thứ năm đó là do ở chỗ biên địa không có tăng, ít nhất cũng phải có năm vị, vì Hòa thương không xếp vào số chúng, còn bốn người kia là chúng, thiếu một người không thành chúng, trong năm vị chắc chắn phải có một người trì luật Yết-ma. Nên gọi là trị luật đệ ngũ, thiếu thì không thành, nhiều hơn thì không ngại gì.

9. Chúng mười người, đó là giữa nước chỗ chúng tăng đông, ít nhất cũng phải có mười vị, còn nhiều hơn cũng không ngại.

10. Do ba lần nói quy y Phật, pháp, tăng đó là mười sáu Hiền bộ chúng, Phật bảo A-la-hán trao ba quy y cho, đắc giới cụ túc. Luận chép: Sở đắc như thế cho đến là do biểu nghiệp phát ra, Luận chủ chế thượng đắc giới chẳng chắc chắn y biểu phát vô biểu, luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi hai chép hoặc trụ biệt giải thoát luật nghi và trụ bất luật nghi, hiện không có thân biểu, có hai thuyết:

1- Sát-na thứ hai về sau, Sát-na ban đầu kia chắc chắn có biểu.

2- Sát-na ban đầu kia cũng là sở thuyết, vì có hiện mà không có thân biểu thọ bất luật nghi, vì trong định diệt tận đắc giới cụ túc. Giải thích rằng: hiện không có thân biểu thọ bất luật nghi, đó là thọ sự đắc bất luật nghi. Trong Diệt định đắc giới cụ túc đó là Sa-di-na-xá Yết-ma lần thứ ba nhập diệt định v.v… Lại cũng chấp nhận là thượng pháp thấy đế đắc giới v.v… trong hai thuyết này, thuyết sau là đúng. Lúc nhập định vô tâm, vì không có biểu nghiệp, theo luận Bà-sa nếu trụ biệt giải thoát luật nghi và bất luật nghi hiện không có thân biểu, y theo quá khứ gia hạnh biểu phát, cũng được là hiện không có thân biểu, không đắc định là cõi Dục vô biểu lìa biểu mà phát. Theo Luận Chánh Lý quyển bốn mươi hai chép có các Luận sư nói chẳng phải ở cõi Dục tất cả vô biểu đều y biểu sinh, như lúc đắc quả năm vị Bi-sô v.v… y theo giải thích của sư sau, thì trước chắc chắn cho rằng, định vô biểu ở cõi Dục từ biểu sinh, Chánh Lý dẫn chung chứng với Luận sư khác nhưng kia lúc trước chắc chắn có biểu, y theo vao văn luận này Chánh Lý đoạn định vô biểu ở cõi Dục từ biểu sinh, hoặc không có căn bản từ gia hạnh sinh.

Nhưng hai thuyết này khác nhau với luận Bà-sa, luận Bà-sa chép nếu trụ luật nghi biệt giải thoát hiện không có thân biểu, một thuyết y theo Sát-na sau, một thuyết đầu chấp nhận không có. Không nói từ gia hạnh sinh, cũng đắc là trụ luật nghi không có thân biểu nghiệp, tức không đắc là lìa biểu mà sinh. Có người giải thích lầm cho là đồng, trong luận này thì đắc luật nghi biệt giải thoát như thế không cần định y biểu nghiệp mà phát. Lại Luận chép: Bảy nghiệp đạo thiện hoặc từ thọ sinh, hẳn đều có biểu, vô biểu, vì thọ sinh Thi-la phải nương biểu, giới biệt giải thoát của Phật và năm Bí-sô không nhất định chắn y biểu nghiệp mà phát. Luận sư Chánh Lý không chấp nhận nghĩa này nên nói năm Bí-sô kia lúc trước quyết định có biểu nối tiếp không xen hở, lúc đắc quả đó mà phát. Luận chủ cũng nói chẳng phải ở cõi Dục vô biểu lìa biểu mà sinh được, cho nên biết Luận chủ nói Phật và năm Bí-sô lúc đắc giới biệt giải thoát thân cũng có biểu, Luận sư ở đây giải thích trước sau trái nhau, đợi xét lại văn sẽ giải thích, không thể một luận đồng tự trái nhau.

18. Nói về hai bờ mé:

Luận chép: Lại ở đây nói cho đến phải mong mà thọ, dưới đây là thứ sáu của đại văn nói về hai bờ mé, trong văn có hai: Một là giới biệt giải thoát; hai là nói giới ác đây là văn đầu. Luận chép: cho đến ranh giới ngày đêm: là nói giới biệt giải thoát, chỉ có hai bờ mé. Luận chép: Lại nói ngày đêm là nửa tháng v.v… đây giải thích phục nạn. Vặn hỏi rằng nếu chỉ có hai giới hạn tại sao trong kinh nói hoặc nửa tháng hoặc một tháng thọ giới cận trụ. Giải thích rằng: Nói nửa tháng… đây nói lại thọ giới ngày đêm đủ nửa tháng đồng gọi là nửa tháng v.v… chẳng phải là thọ trải qua nửa tháng, như kinh Vô Lượng Thọ chép mỗi ngày như thế thọ sinh tám giới, tức mỗi ngày thọ qua nửa tháng v.v…

Luận chép: Lúc ấy gọi là pháp gì là hỏi thể, của thời, đó là các hành ngữ cho đến đặt tên ngày đêm, là đáp tăng ngữ là tên gọi là pháp hữu vi, vị trí ánh sáng, vị trí bóng tối đặt tên ngày đêm. Luận chép: Trong hai bờ mé cho đến chẳng phải cũng đắc khởi, là Kinh bộ gạn hỏi, phần chứng trọn đời sau ba đạo lý không sinh: Một là vì y theo thân khác; hai là trong thân biệt y vì không có gia hạnh; ba là không ghi nhớ lúc đang thọ, vì bị ngăn dứt. Một ngày đêm. Hoặc thời gian năm, hoặc mười ngày đêm v.v… pháp gì làm chướng ngại khiến giới dứt xong. Luận chép: hắc chắn có pháp cho đến một ngày đêm, là Hữu Bộ trả lời, pháp tánh sâu kín chỉ có Phật mới biết được, trong kinh đã nói chỉ có một ngày đêm nên lẽ ra có pháp năng làm chướng ngại, đối với nghĩa như thế cho đến giới một ngày đêm, Kinh bộ khiến Hữu Bộ v.v… tầm, tư ý kinh.

19. Giới một ngày một đêm:

Kinh nói chỉ có một ngày đêm. Do căn được giáo hóa khó điều phục, lại nói một ngày đêm, chẳng phải vượt một ngày đêm giới không được sinh. Luận chép: Dựa vào giáo lý gì mà nói như thế, là Hữu Bộ hỏi lại kinh bộ? Kinh bộ trả lời theo lý vì mỗi giới sinh không trái lý, Luận chép: luận Tỳ-bà-sa cho đến không chấp nhận nghĩa này, Hữu Bộ dùng vô giáo nên không chấp nhận. Luận Chánh Lý bác bỏ rằng: Lại giảm ở đây vì sao trái nhau, đó là người hóa căn khó điều phục, đã chấp nhận là nói luật nghi ngày đêm, sao không vì họ điều phục dần dần người khó điều phục, nói chỉ một ngày, một đêm, tu du, do khó điều căn có nhiều phẩm, do đây biết có cận trụ định thời, hoặc giảm hoặc tăng, nên không có phát giới. Đức Thế Tôn quán thấy nên chỉ nói điều này, do vậy sư kinh bộ và Chánh Lý tránh luận mạnh mẽ trong không tranh luận. Luận chép: Y giới hạn gì được bất luật nghi, nửa bài tụng sau thứ hai nói về bờ mé giới ác.

Luận chép: Cho đến nghiệp quở trách nhàm lìa, là nói giới ác chỉ có trọn đời không có ngày đêm, vì không có đối trước sư hết lòng thọ. Nếu vậy cũng không cho đến được bất luật nghi, là gạn hỏi, nếu không có đối sư thọ một ngày đêm, thì không có ngày đêm, cũng không cần kỳ hạn trọn đời hay không trọn đời. Luận chép: Tuy không đối sư cho đến nên không lập có, là gạn hỏi chung, vì khởi cuối cùng hoại thiện ý lạc, đắc bất luật nghi trọn đời. Mặc dù khởi tạm thời hoại thiện ý lạc, không đối sư nên không đắc bất luật nghi ngày, đêm tuy tạm thời hoại tâm ác ý lạc, do đối sư thọ đắc giới cận trụ. Hoặc có đối sư thọ bất luật nghi, cũng làm cho đắc giới ác, song người không thọ nên không lập có. Luận chép: Sư Kinh bộ cho đến A-thế-gia, là nói về kinh Bộ Tông, kinh bộ nói như thiện luật nghi không có thật vật gọi riêng là vô biểu. Nhưng trên hiện tự sai biệt ngăn công năng ác, đây là công năng hạt giống huân tập, bất luật nghi này lẽ ra cũng chẳng thật, tức muốn tạo ác bất thiện ý lạc tương ưng ý tư. Huân tập thân ngữ bảy công năng khác nhau huân thành hạt giống giả danh giới ác, do đây huân tập bảy hạt giống tư, thời gian sau thiện tuy tâm khởi, gọi là thành tựu bất luật nghi, do không xả ác ý lạc này. Ác ý lạc: Như ý lạc trong một đời, sát sinh tự nuôi sống, tuy thực hành hạnh bố thí khởi nghiệp thiện ý thích giết này không dứt, A-thế-gia Hán dịch là ý lạc. Luận Nhiếp Đại thừa, lấy dục và thắng giải làm thể ý lạc cũng là tư nguyện, nguyện thể cũng đồng.

20. Nói về giới Cận Trụ:

Luận chép: Nói một ngày đêm cận trụ luật nghi, là thứ bảy của đại văn nói về giới cận trụ, trong đó có ba: 1. Nói về Nghi thức thọ giới. 2. Nói lý do của tám chi. 3. Nói về người thọ khác nhau. Đây là văn đầu. Luận chép cho đến Trai xong cũng đắc thọ, là giải thích thời gian thọ, y theo văn luận này, trước không có phải hẹn sau khi thọ trai thì thọ giới không đắc. Lại y theo trước ngọ trai đều gọi là buổi sáng. Luận Chánh

Lý nói thọ luật nghi này phải suốt một ngày đêm, nghĩa là đến buổi sáng lúc mặt trời mới mọc. Luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi bốn nói một ngày đêm không tăng giảm đó là thời gian sáng sớm theo sư thọ được, đến sáng mai luật nghi tự động xả, cho đến ấn định thời gian, vì sáng, tối qua lại dễ biết rõ. Luận chép: Nói bậc hạ tọa không phát luật nghi, giải thích thọ luật nghi nếu không ở hạ tọa v.v… thì không cung kính, có tâm kiêu mạn không đắc luật nghi này, người bịnh tuy không cúi mình, v.v… nhưng vì không có tâm kiêu mạn nên cũng đắc giới. Luận chép: Ở đây phải từ Sư cho đến không được trái phạm; Là giải thích luật nghi này, không được tự thệ thọ, phải từ sư. Luận chép: Người thọ giới này cho đến cả hai đều không thành là giải thích nghi thức theo thầy. Luận chép: cụ túc thọ tám chi cho đến cận trụ không thành, giải thích cụ chi thiếu không thành. Luận Chánh Lý thọ đủ tám chi mới thành cận trụ, hễ chỗ nào thiếu thì cận trụ không thành, vì các chi xa lìa hệ thuộc lẫn nhau, do đó bốn thứ chi như lìa sát v.v… trong một thân có thể đồng thời khởi, vì các tướng xa lìa hệ thuộc hoặc ít hoặc nhiều khác nhau. Luận chép: Thọ luật nghi này cho đến như mới khác, là giải thích luật nghi trang nghiêm khác lạ. Người giáu sang thương trang sức các món đồ trên thân tuy là tinh hoa, nhưng không sinh tâm kiêu mạn buông lung nên cũng đắc giới.

21. Giải thích thời gian xả giới:

Luận chép: Thọ luật nghi này cho đến lúc mặt trời mới mọc, là giải thích thời gian xả giới, nếu không như thế thì không đắc giới: Là giải thích chung: Một hoặc không thọ cụ túc; hai là không ở tòa dưới sư; ba là hoặc không theo thầy thọ; bốn hoặc không theo lời thầy dạy; năm là hoặc không đủ tám chi; sáu là hoặc không lìa bỏ trang sức; bảy là không trọn một ngày đêm. Trong bảy duyên hễ một duyên nào thiếu thì không đắc luật nghi, chỉ được để thọ hưởng quả đáng ưa nên cũng thọ, nói đầy đủ như luận Bà-sa quyển hai mươi ba. Luận chép: Lại nếu như thế thành hữu dụng, rõ sự lợi ích của cận trụ. Nói cận trụ là gần trọn đời giới trụ giải thích tên gọi, không chấp nhận hai cách giải thích. Hai thuyết trong Luận Chánh Lý như trước lại nói rằng có thuyết giải thích giới này gần thời gian mà trụ (giải thích răng thời trụ này gọi là cận trụ, do đó nhà thứ ba của luận Bà-sa giải thích).

22. Giải thích tên khác:

Luận chép: Luật nghi như thế cho đến nói tên nuôi lớn này, là giải thích tên khác, vì sao thọ phải đủ tám chi? Dưới đây phần hai có một bài tụng nói về lý do của tám chi. Luận chép: Cho đến tâm chán lìa: Là nói tám giới có ba thứ chi: Một là thi la; hai là chi không buông lung; ba là chi cấm ước, lời văn rất dễ hiểu. Theo Luận Chánh Lý, vì nhàm chán năng chứng quả cần phải thọ đủ các chi như-thi-la v.v… Luận chép: vì nếu không đủ chi thì dẫn đến các nghiệp ác? Là đáp nguyên nhân chi thọ Thi-la, nếu không có chi cho đến các nghiệp ác. Là Đáp: Là lý do thọ chi Thi-la, nếu không thọ chi Thi-la thì không thể lìa tánh tội, luận chép: Kế lìa uống rượu cho đến các việc khác. Nếu không thọ chi không buông lung thì không thể lìa thất niệm, hoặc thất niệm quên mất việc nên làm tâm ưa thích bèn phạm Thi-la. Luận chép: Sau lìa ba thứ cho đến tâm lìa bỏ kiêu mạn, là đáp.

Nếu không thọ chi cấm ước, tâm liền kiêu mạn liền đó hủy giới, Luận Chánh Lý chép: là tràng thoa thơm v.v… hoặc thường thọ dụng, còn thuận theo tánh kiêu mạn là duyên phạm giới, huống chi mới thọ dựa vào người chưa hề thọ, nên tất cả loại đều nên lìa bỏ. Luận chép: Hoặc có người giữ được nhưng tâm buông lung, thọ trai có hai việc, tự nhớ thọ giới cận trụ và đối với thế gian càng sinh tâm nhàm lìa, hoặc ăn phi thời, hai việc trên đều không có. Luận chép: Có Luận sư khác cho đến chia thành hai: Là nêu thuyết khác, pháp sư thái cho là ngài Long. Thọ nói ý Pháp sư này nói là trai giới thì lấy việc không ăn phi thời làm thể tánh, ngoài ra ngọ trai có tám thứ gọi là trai chi, khai giới hương thơm thoa chà, trang sức vòng hoa thành một, ca múa xem nghe là một, gồm có tám là trai chi, chữ Trai, tiếng Phạm. Là Ô-ba-bà, Hán dịch là trai hoặc dịch là cận trụ. Luận chép: Hoặc tạo chấp này tuy hành tùy tác, Luận chủ cùng các Luận sư đưa ra lỗi trái kinh, hoặc cho rằng các giới có tám, trai là thứ chín, dùng làm trai thể, vì sao kinh nói lìa ăn phi thời rồi liền nói chi thứ tám này. Đã nói thứ tám là nói còn lại chỉ có bảy, là nói chi là chẳng phải lập riêng lìa ăn phi thời để làm thể của Trai không phải trai chi.

23. Nói về trai chi:

Luận chép: Nếu thế cho đến gọi trai chi là có Luận sư hỏi lại: Tám việc như trai… đều là chi trai , lập riêng pháp gì để làm thể của trai. Luận chép: Là nêu chung tên gọi là trai cho đến nên biết cũng như vậy, là Luận chủ đáp, lời văn rất dễ hiểu, sư Tỳ-bà-sa cho đến chi chẳng phải Tĩnh lự là nói Hữu Bộ tông, y theo trên có các dụ như thinh nên biết đạo chi v.v… là giải thích văn. Luận chép: Như vậy nói cho đến các chi như chánh kiến v.v… đều trách phi lý, làm sao tự thể làm chi với tự thể. Hoặc cho rằng đời trước không đủ tám chi, là phá chuyển chấp: Chánh kiến v.v… hoặc Tam-ma-địa v.v… không thể tức là chánh kiến này v.v… làm thể của đạo v.v… tức dụng của chánh kiến này là các chi như đạo v.v… cũng không thể nói chánh kiến đời trước v.v… và chánh kiến đời sau là chi, vì lúc niệm đầu tiên lẽ ra không có tám chi. Chánh Lý chống chế rằng: Kinh chủ đối với các việc này trách lầm, không thể chánh kiến v.v… là chi chánh kiến v.v…

Nếu cho rằng chánh kiến đời trước v.v… là chi chánh kiến đời sau thì Sát-na ban đầu Thánh đạo v.v… lẽ ra không đủ tám chi, chẳng phải luận Bà-sa nói, chánh kiến… thể nó là chi chánh kiến, cũng chẳng phải chánh kiến đời trước là chi chánh kiến đời sau, nhưng đối với tám chánh kiến… câu sinh chỉ một chánh kiến có công năng tìm cầu tướng các pháp gọi là Đạo. Vì năng tìm cầu nghĩa là đạo, chánh kiến này lại năng thuận theo chánh tư duy v.v… nên gọi là Chi, bảy chi còn lại hy đối với pháp câu sinh có công năng thuận theo nên gọi là Chi, chẳng năng tìm cầu không gọi là Đạo, thật nghĩa như thế. Hoặc y theo giả danh thì bảy chi kia đều nuôi lớn chánh kiến, nên tư duy v.v… cũng được gọi là Đạo. Kiến gọi là chi đạo, cũng không trái lý, do loại này giải thích tám chi trai giới, kinh chủ trương đối với việc đó nương cái gì mà nói lỗi, sư Câu-xá phá rằng hoặc y theo thật nghĩa, chánh kiến chỉ nên nói là Đạo, các chi như chánh tư duy v.v… không nên nói cũng là chi đạo, đã nói cũng là chi đạo thì lại đối với đạo. Hoặc y theo giả danh, thì các chi khác lẽ ra cũng gọi là Đạo, vì sao chỉ nói là chi Đạo.

24. Nói về người thọ giới Cận trụ:

Luận chép: Vì chỉ có cận sự được thọ cận trụ, nửa hàng tụng sau đây là thứ ba nói người thọ cận trụ, luận chép: Cho đến trừ người không biết, là giải thích khác cũng có, đó là thọ cận sự và chỉ thọ ba quy y v.v… đều đắc giới. Luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi bốn chép: Hỏi ai nên thọ luật nghi cận trụ này, người nói như thế vừa là bậc Thánh vừa là dị sinh, vừa là cận sự, vừa là phi cận sự. Người chưa thọ cận sự một ngày đêm quy y Tam bảo v.v… thì luận Bà-sa gọi phi cận sự, hoặc người không thọ ba quy y thọ cận trụ không đắc giới trừ người không biết do sức ý nghiệp cũng phát giới, luận Bà-sa quyển ba mươi bốn chép: Có thuyết cũng đắc, đó là hoặc không biết luật nghi ba quy y thọ trước sau, hoặc quên lầm không thọ ba quy y chỉ thọ luật nghi, thì người trao giới đắc tội. Hoặc có tâm kiêu mạn không thọ ba quy y, chỉ thọ luật nghi, chắc chắn không phát giới, như Khế kinh nói Ô-ba-sách-ca y theo văn luận Chánh Lý nương trước mà khởi, Luận Chánh Lý chép: Chẳng lẽ không thọ ba quy y mà thành cận sự, như Khế kinh nói, cho đến gọi là Ô-ba-sách-ca, đây nương theo trước mà đặt câu hỏi. Nếu thế chẳng phải cận sự chỉ thọ ba quy y đắc giới Cận trụ, chẳng lẽ lúc thọ ba quy y liền gọi cận sự. Sư nước ngoài nói chỉ thọ ba quy y gọi là Cận sự.

Tát-bà-đa nói tự xưng tôi là Ô-ba-sách-ca mới gọi là Cận sự, y theo kinh đã nói trước quy y Tam bảo, sau gọi Cận trụ. Vì chỉ thọ ba quy y liền thành cận sự là trước thọ ba quy y liền thành Cận sự hay đến lúc tự xưng tôi là Ô-ba-sách-ca mới gọi là Cận sự? Luận chép: Sư nước Ngoài nói: Chỉ có đây mới thành, sư nước ngoài là các vị Luận sư của Kinh bộ người Kiền-đà-la ngoài nước Ca-thấp-di-la chỉ thọ ba quy y liền thành ba quy y Ô-Bà-sách-ca, lúc nói giới tướng mới được gọi là năm giới cận sự. Luận chép: Ca-thấp-di-la cho đến thì cho là chẳng phải cận sự, đây là hữu bộ tông. Cận sự thì phải đắc năm giới mới gọi là cận sự, không phải chỉ có ba quy y mà thành cận sự. luật tứ phần Đức Phật vì những người đi buôn trao cho hai pháp quy y liền gọi cận sự và vì phụ nữ Bàla-môn lúc trao cho nhị quy gọi Cận sự nữ phân biệt tông kia.

25. Kinh bộ gạn hỏi:

Luận chép: Nếu thế thì trái với kinh này, là kinh bộ gạn hỏi, nếu không chỉ thọ ba quy y gọi cận sự thì trái với kinh Đại Danh. Kinh nói thọ ba quy y rồi tự xưng rằng tôi là Ô-ba-sách-ca vì chưa nói giới tướng chưa phát giới.

26. Hữu bộ trả lời:

Luận chép: Vì ở đây không trái nhau với phát giới của mình, là Hữu Bộ trả lời, đã phát giới chẳng phải chỉ có ba quy y gọi là Ô-basách-ca, luận chép: Lúc nào phát giới, là kinh bộ hỏi: Đại văn thứ tám dưới đây nói về cận sự, trong văn có năm: 1. Nói về lúc phát giới. 2. Nói về thiếu chi cụ. 3. Cận sự thành ba phẩm nhân. 4. Bèn rõ ba quy, nói về lý do lập chi, đây là thứ nhất. Luận chép cho đến phát sinh luật nghi, là giải thích lúc phát giới, nói lúc thọ ba quy chưa đắc giới, tự xưng cận sự liền phát sinh giới. Luận chép: Do kinh lại nói cho đến làm cho thức kiên trì, lại dẫn kinh khác chứng minh, dùng kinh sự xưng tôi là cân sự, sau lại nói tôi từ nay cho đến lúc qua đời xả thân, nên biết lúc trước đã đắc năm giới, kia tuy đã đắc vì làm cho rõ ràng, vì nói xả thân v.v… năm thứ giới tướng làm cho thức vững chắc, luận chép: Như đắc Bí-sô cũng như thế, là dẫn thí dụ giải thích, như Bí-sô trong lúc Yết-ma đã đắc giới cụ túc sau đó mới nói giới tướng. Vì thế cận sự cphải đủ luật nghi, là Hữu Bộ tổng kết.

27. Dẫn thí dụ giải thích:

Nếu lúc nói giới tướng riêng đắc, có người không thể giữ gìn thì không phát giới, đã nói chung thọ ba quy y tự xưng tôi là cận sự thì liền phát giới nên chi phải đủ năm. Tụng chép cho đến nghĩa là xét người năng trì để nói, dưới đây có ba câu, phần thứ hai nói về thiếu chi cụ, vả lại hai câu trên là hỏi, một câu dưới là trả lời. Năng học mãn phần dẫn kinh vặn hỏi. Luận chép: nghĩa là y theo người năng trì cho đến nói năng học, là Hữu Bộ giải thích Kinh, nói một phần đồng, trước đã có được năm giới, sau trì một phần, phần ít, phần nhiều, mãn phần khác nhau, nên chia làm bốn. Nếu không như thế thì không nên nói Học, Học một phần đồng, nên nói thọ một phần đồng đẳng, luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi ba chép: Đáp: Ở đây nói trì vị, chẳng phải nói thọ vị, đó là trong năm chi thì trì một không trì gọi là một phần, trì hai không trì ba gọi ít phần trì ba trì bốn gọi là phần nhiều, trì đủ năm gọi là Mãn phần, Luận chép: không được như thế lẽ ra nói thọ một phần v.v… là hỏi vặn lại để giải thích đã nói học một phần, không nói thọ một phần, do vậy y theo người năng trì. Luận chép: Thật ra y theo thọ cho đến nên gọi Cận sự, Hữu Bộ chắc chắn cho tự tông là thật lý, luận chép: Như vậy sở chấp trái với Khế kinh, Kinh bộ trách Hữu bộ trái kinh.

28. Kinh bộ trả lời trái với kinh:

Luận chép: Thế nào là trái kinh? Là Hữu bộ hỏi ngược lại. Luận chép: Nghĩa là không có kinh nói cho đến xả sinh ngôn, là kinh bộ trả lời trái với kinh. Trong kinh Đại Danh không nói tự xưng tôi là cận sư, v.v… bèn phát ra năm giới, ở đây kinh Đại Danh không nói tôi từ nay cho đến qua đời xả thân. Đâu được riêng dùng kinh khác không giải thích kinh Cận Sự Tướng để giải thích Cận sự ư? Luận chép: Kinh nói thế nào, là Hữu Bộ hỏi luận chép: Như kinh Đại Danh cho đến nói trái với kinh, giải thích rằng: Kinh không nói nên gọi là trái vượt kinh. Như trong kinh Đại Danh nói tướng cận sự trong kinh này không nói lúc tự xưng, tôi là cận sự thì đắc giới, từ nay xả thân, lại không phải kinh Đại Danh nói cho nên trái vượt. Luận chép: Nhưng kinh khác nói cho đến xả thân v.v… là giải thích Hữu Bộ dẫn kinh, trong kinh khác nói từ nay tôi v.v… đó là việc riêng của các bộ đó, chẳng phải tướng cận sự.

Luận chép: Dù nói cũng chẳng phải cho đến đã phát năm giới dẫu Hữu Bộ, các kinh khác đều nói tướng cận sự, cũng không rõ ràng, ai có thể y theo đây nói văn không rõ ràng, liền tin lúc trước đã phát năm giới. Lại y theo trì phạm cho đến nói rộng, phá Hữu Bộ giải thích kinh. Luận Chánh Lý nêu rộng nhắc lại để bác bỏ đã xong, cho đến vả lại kinh đã nói tôi từ thời nay, cho đến lúc qua đời xả thân. Vì sao chỉ nói được chứng tịnh nhân chẳng phải các dị sinh cũng lập thệ này, các loại dị sanh sắp thọ luật nghi cũng có ý lạc vững chắc như thế, cho đến vì cứu mạng sống mình, cuối cùng không trái thiếu các học xứ đã thọ. Thệ thọ như thế hiện đời có thể được, nhưng trong kinh Đại Danh câu văn này hiện có thọ trì không trái Chánh Lý, nên không bỏ chánh văn sở tụng (y theo đây, kinh Đại Danh của Kinh bộ không có văn này, kinh Đại Danh của Hữu Bộ có văn này).

29. Đặt giả thiết:

Nếu kinh Đại Danh không có văn này, đối với tông nghĩa của ta cũng không trái, chẳng phải tông ta nói câu văn này cuối cùng mới phát ra luật nghi cận sự, do nói tự xưng tôi là cận sự, nhớ giữ hộ niệm liền phát luật nghi, do tự phát ra lời nói biểu trưng là đệ tử, như Đại Ca-diếp đắc giới cụ túc. Đức Thế Tôn đã nói Ô-ba-sách-ca nên thọ trì đầu đủ, năm thứ học xứ, họ nói tôi là Ô-ba-sách-ca chắc chắn đủ luật nghi đâu nhọc gì gây ra mê hoặc, như xưng tôi là đại quân sư của đất nước, kia hẳn đầy đủ sự nghiệp nhàn hạ binh tướng, y như thì dụ người trí nên suy nghĩ. Lại kinh chủ ý nói theo việc trì phạm giới, cho đến nhắc lại đầy đủ văn luận Câu xá điều này hoàn toàn không có lý. Chỉ trong tông đối pháp đã thuyết lý và ứng với lời hỏi đáp, tuy biết cận sự phải đủ luật nghi, mà chưa biết rõ một thứ tùy phạm là vượt tất cả hay là một chẳng phải thứ khác. Do có điều nghi này nên xin hỏi, các bộ hoặc có nhưng chưa thấy văn này, đối với nghĩa này đến nay còn tranh luận (các bộ có tranh luận là lúc phạm một xả tất cả, hay lúc phạm một xả một). Nếu khác với đây kinh Phật thường nói Ô-ba-sách-ca năm học xứ, có ai đối với đây đã khéo rõ biết mà lại hoài nghi hỏi thọ nhiều ít, nếu chấp nhận như vậy thì nghi vấn trái nhau, đó là kia vốn nghi tuổi thọ nhiều ít, mà hỏi có bao nhiêu người có công năng học học xứ? Trả lời: Học một phần, đâu trừ được gốc đã nghi, nên trong nghĩa ấy không nên hỏi đáp.

Kinh Chủ đối với đây không đúng tầm tư, đối với việc tranh lý giữ chấp bè đảng, ngược lại nói trong nghĩa đối pháp đã nói câu hỏi, không nên hỏi huống chi là trả lời. Luận chép: Hoặc thiếu luật nghi cho đến văn này cũng vậy, Hữu Bộ dùng Bí-sô làm thí dụ đặt câu hỏi. Vì sao cận sự cho đến chi lượng chắc chắn như vậy, là kinh bộ hỏi lại Hữu Bộ chi giới khác nhau, Hữu Bộ trả lời, do năng lực Phật giáo lập bày cho nên như vậy.

30. Kinh bộ dẫn văn khác nhau:

Luận chép: Nếu vậy vì sao cho đến chẳng phải Bí-sô v.v… là kinh bộ dẫn văn khác nhau, giải thích khác nhau giữa chi cụ và chi bất cụ, Nước Ca-thấp-di-la cho đến được thành cận sự, là nói về Hữu Bộ tông.

Cận sự đây đồng với tất cả luật nghi, một câu sau đầy là thứ ba nói về thành ba phẩm, luận chép cho đến hoặc thành phẩm thượng, nói giới do tâm thọ thành phẩm hạ, hạ, trung, thượng. Phẩm thượng không do y thân, hễ hoặc có thượng, Vô học có hạ, vì có chỉ thọ thành cận sự không? Hỏi: Không thành cận sự có bất tri là đáp. Hoặc biết nên thọ ba quy y, tâm kiêu mạn không thọ không đắc luật nghi. Hoặc người không biết phải thọ ba quy y mà thọ, người thọ đắc, giới sư phạm tội. Luận Bàsa quyển ba mươi bốn chép quy y có hai thứ là luật nghi chung và luật nghi không chung. Luật nghi chung chỉ ở loài người ba châu kia chẳng có, không luật nghi chung thông suốt tất các chỗ các đường.

Hỏi nếu không thọ ba quy y mà thọ luật nghi thì có đắc luật nghi hay không? Có thuyết cho rằng không đắc, do thọ luật nghi phải nương ba quy y, vì ba quy y là cửa đắc luật nghi. Có thuyết cho rằng cũng được, đó là nếu không biết ba quy y, luật nghi thọ trước hoặc sau, hoặc có người lại quên lầm không thọ ba quy y, thì thọ được luật nghi còn người trao phạm tội. Hoặc có người kiêu mạn không thọ ba quy y chỉ thọ luật nghi, thì thọ chắc chắn không đắc. Hỏi có người còn ở trong thai mẹ hoặc trẻ con, mẹ thọ ba quy y luật nghi thì người đó có đắc hay không? Đáp: Trẻ nhỏ kia vô tâm nên không đắc luật nghi, nhưng làm nhân cho thọ về sau nên có lợi ích này, do vậy trước nên thọ dùm cho đó. Hỏi họ đời trước tu nghiệp lành gì mà đời này ở trong thai mẹ hoặc trẻ nhỏ, mẹ liền thọ ba quy y, luật nghi cho? Đáp vì nó ở đời trước ưa khen ngợi ba quy y tịnh giới, cũng khuyến khích vô lượng trăm ngàn hữu tình, quy y Tam bảo và thọ tịnh giới. Hoặc lại bố thí đồ cần dùng cho người thọ trì ba quy y, luật nghi nên đời nay được thiện lợi như thế. Như Khế kinh dạy: Người quy y Phật không đọa đường ác, được sinh lên tầng trời cõi người hưởng thú vui, hỏi hiện thấy người ở thế gian quy y Phật nay dọa đường ác hoặc chịu các khổ, vì sao Đức Thế Tôn nói như thế? Đáp hoặc người có tâm tăng thượng không đoái hoài đến thân mạng quy y Phật được lợi ích này, không nói tất cả nên không trái nhau. Có các Luận sư khác nói, kẻ nương vào đây đã được chứng tịnh, không nói tất cả.

31. Lại nói về ba quy y:

Luận chép: Các cõi quy y v.v… trở xuống một bài tụng, thứ tư lại nói ba quy y, ở đây nói thể tánh Tam bảo sở quy, có công năng giác ngộ tất cả, giải thích thể quy y, Phật có vô ký sắc thân và công đức hữu lậu, công đức vô lậu, trong ba thứ này chỉ quy y pháp Vô học thành Phật, tức là quy y pháp vô lậu. Vì sao gọi là pháp Phật Vô học là hỏi? Đó là tận trí đẳng chí trước sau bình đẳng, là đáp, ở đây chỉ lấy tận trí, trí vô sinh, trí Vô học chánh kiến, sắc thân… cùng với lúc trước khi chưa thành Phật, tùy hạnh có thể biết, luận chép: Hỏi quy y một vị Phật hay tất cả Chư Phật, là quy y một Đức Phật Thích-ca hay quy y tất cả Chư Phật? Luận chép: Thật lý nên nói cho đến tướng không khác nhau, là đáp, đạo tướng của tất cả Chư Phật Vô học lại bình đẳng, đúng lý đều quy y. Luận Bà-sa quyển ba mươi bốn chép: Nếu người quy y tất cả Đức Phật, như nói con là đệ tử của Đức Phật Thắng Quán sẽ giải thích như thế nào? Đáp tùy theo nương Đức Phật kia xuất gia thấy đế liền nói con là đệ tử Đức Phật đó, đây nói y chỉ chứ không nói quy y, Phật nương pháp mà sinh, pháp thù thắng hơn Phật, vì sao nói quy y Phật trước? Đáp: Phật là Giáo chủ, nếu Phật không nói pháp thì không hiển hiện nên quy y Phật trước, như có người bệnh hỏi thăm thầy thuốc trước kế đến cầu xin thuốc tốt, sau mới tìm người nuôi bệnh. Đức Phật như thầy thuốc, pháp như thuốc hay, tăng như người khéo giỏi chăm sóc cho uống thuốc, Cho nên nói thứ lớp ba quy y như thế.

32. Nói về quy y tăng:

Luận chép: Người quy y tăng cho đến không thể phá là nói quy y tăng, chỉ quy pháp học, Vô học, ở đây cũng chỉ cho vô lậu. Luận chép: Hỏi là quy y một Phật tăng hay tất cả Phật tăng là hỏi về chung hay hạn cuộc? Luận chép: Đúng lý quy y chung cho đến tướng không khác nhau, Đáp: Quy y thông suốt, Luận chép: nhưng Khế kinh nói cho đến hiện thấy tăng bảo, là giải thích kinh, Đức Phật thành đạo ban đầu chưa có Tăng bảo, trao cho người đi buôn pháp ba quy y, quy y Phật hiện tại, còn tăng chỉ cho đương lai. Luật Tứ Phật dạy người thọ ba quy y hoặc quy y tất cả tăng lúc ấy cũng có chứng quả Dự Lưu bảy lần tái sinh, quả bất hoàn v.v… tại sao không nói quy y chỉ cho tăng đương lai khiến quy y, Luận chép: kinh kia chỉ vì cho đến hiện thấy Tăng bảo là giải thích, đương lai năm câu-lân là hiện thấy Tăng, ngoài ra bảy đời, và Tăng quá khứ vị lai… chẳng phải hiện tiền Tăng nên không trái nhau.

Theo Hiển Tông quyển hai mươi chép: Tăng có nhiều loại đó là hữu tình, thanh văn, ruộng phước và Thánh tăng. Trong đó Phật chẳng phải Thanh văn Tăng, vì có thể là Tăng tự nhiên giác, nay người truyền ba quy y là Thanh văn tăng từ dị sinh, Thánh Tăng trừ Phật, Tăng ruộng phước trừ dị sinh, Phật y theo văn luận này, ruộng phước Tăng có cả ba Thanh văn gồm phàm, Thánh Tăng và Phật. Phật chẳng phải Thanh văn tăng là tăng ruộng phước. Người quy y pháp cho đến nên quy y chung, nói quy y pháp đây y văn luận Tỳ-bà-sa quyển ba mươi bốn hỏi quy y pháp là quy y tự nối tiếp có uẩn diệt, hay là quy y tha nối tiếp các uẩn diệt, là quy y vô tình số nối tiếp các uẩn diệt, nếu như vậy thì có lỗi gì? Nếu chỉ quy y tự nối tiếp các uẩn diệt, vì sao không phải một phần nhỏ quy y, hoặc cũng quy y tha nối tiếp v.v… các uẩn diệt, tại sao chỉ nói con quy y pháp không nói tất cả, lại như vì sao nói cứu hộ là nghĩa quy y, tha nối tiếp các uẩn diệt, vì đối với ngã không có nghĩa cứu hộ? Đáp: Nên nói như vậy quy y tự tha nối tiếp và vô tình số v.v… tất cả uẩn diệt. Hỏi tha nối tiếp v.v… các uẩn diệt đối với ngã không có nghĩa cứu hộ vì sao quy y? Đáp tuy kia đối với ngã không có nghĩa cứu hộ, mà kia đối với tha có nghĩa cứu hộ, tướng cứu hộ bình đẳng nên cũng nói quy y, nương tựa này. Hoặc y theo tự tánh tùy pháp hữu lậu mà có chỗ như thế, tự, tha sở đắc diệt không có khác nhau, vì ngã đối với tất cả uẩn hữu lậu được ly hệ, tất cả đối với ngã đều có nghĩa cứu hộ. Luận chép: Hoặc chỉ có pháp Vô học cho đến thành tội Vô Gián, là ngoại đạo vặn hỏi Hữu Bộ, luận chép: Tỳ-bà-sa cho đến kia hoại theo, dẫn Bà-sa gạn hỏi chung, để phá hoại pháp vô lậu năng y sở y, cho nên tổn hại đến mạng sống, đối với pháp vô lậu đắc tội, luận chép: Nhưng tìm luận này Bà-sa thông tư thông nạn, luận này chỉ nói pháp Vô học có công năng thành Phật, không nói sinh thân chẳng phải thân Phật, lại làm thân Phật chảy máu thì mắc tội với Phật, nên không chấp nhận câu vặn hỏi trước.

Nếu khác với đây cho đến chẳng phải tăng chẳng phải Phật, là vặn hỏi là Hữu Bộ, hoặc Phật, Tăng thân, phi Tăng, phi Phật chỉ có pháp vô lậu là Phật và Tăng. Hoặc Phật Tăng trụ tâm thế tục bấy giờ không có pháp vô lậu, nên chẳng phải Phật, chẳng phải Tăng.

33. Lại vặn hỏi lần nữa:

Luận chép: Lại chỉ chấp cho đến thành pháp Vô học của Phật lại vặn hỏi lần nửa. Hiện thấy các thứ cùng dường như thức ăn uống v.v… cho sắc thân Tỳ-kheo, quy y đảnh lễ sinh thân Phật. Nếu cho rằng sinh thân chẳng phải tăng, Phật thì các thứ cúng dường như ăn uống, cho Bísô giới, quy, lễ Phật lẽ ra chỉ quy lễ pháp Vô học của Phật, không nên quy lẽ sinh thân Phật. Luận Chánh Lý chép: Nay xét chủ trương của kinh đối với nghĩa luận này vì chưa nghiên cứu kỷ có thể thành Phật nói đã ngăn Phật thể nhiếp y thân, đó là Phật danh ngôn y Phật lập nghĩa, chỉ đây gọi là thể của chân Phật. Nếu Phật danh ngôn y theo thân lập đối với lúc chưa chướng đắc pháp Vô học đã có y thân nên cũng gọi là Phật. Cho nên biết danh hiệu Phật không gọi là thân y, do đây nương thân chẳng thể thành Phật nên luận này nói có công năng thành Phật rằng. Đã ngăn y thân cũng là thể của Phật, đã hiển bày thể Phật chỉ có pháp Vô học, cho đến luận Bà-sa cũng giải thích rằng: Hoại sở y kia vì kia hoại theo, là giải thích câu vặn hỏi rất hợp lý như vậy. Chánh Lý lại chép: Kinh chủ cho đến bấy giờ pháp học, Vô học không hiện ra, vặn hỏi này không đúng vì chẳng thể chấp nhận. Nghĩa là tôi không chấp nhận pháp học, Vô học chỉ hiện tại vị mới thành Phật, Tăng, vì chỉ nói Phật Tăng đắc pháp kia, đắc đối với các giai vị không hề gián đoạn, há có tâm trụ nơi thế tục, thì chẳng phải Tăng chẳng phải Phật. Nếu chấp nhận hiện tại mới thành Phật Tăng, cũng không có lỗi, do chấp nhận kia đắc thể này cũng là học, Vô học, vì khi đắc tất cả thường hiện tiền. Kinh chủ lại nói lại chỉ nên chấp thành giới Bí-sô tức là Bí-sô, là chỗ y theo của ta, đâu thành lỗi lầm. do đắc giới nên giả nói y thân cũng gọi là Bí-sô, đồng với nghĩa trước, vì thế kinh chủ đối với tông đối pháp không khéo biết rõ văn nghĩa đã nói. Theo Bà Thư Tử Bộ thì nói rằng: Bổ-đặc-già-la là Phật sở quy y điều này phi lý. Vì sao? Vì kia không khác không thành quy y đó là trở về ly hệ Bổ-đặc-già-la, có gì khác với quy y Thế Tôn. Y theo văn trên kinh bộ quy y sinh thân, Hữu Bộ quy y pháp Vô học, Bà Thư Tử Bộ quy y Bổ-đặc-già-la. Luận chép: Các bộ khác nói cho đến pháp bất cộng, là nêu thuyết khác. Trong đây ý quy y thân, Phật công đức hữu lậu, vô lậu hữu vi khác nhau với ba thuyết trên, Đại chúng bộ v.v… đồng Phật không có hữu lậu, đồng với đại thừa trên đây đã nói về thể tam bảo sở quy.

Luận Chánh Lý chép: Thì người đã quy y là diệt đế hoàn toàn, một phần đạo đế, trừ công đức vô lậu của học vị Độc Giác, Bồ-tát. Vì sao pháp kia chẳng phải sở quy y, không thể cứu giúp sự sợ hãi sinh tử? Nghĩa là chi vị Độc Giác không thể nói pháp dạy bảo các hữu tình làm cho xa lìa sợ hãi sinh tử. Bồ-tát ở học vị không khởi tâm ấy nên cũng không thể dạy răn nghĩa cho họ, nên pháp học, Vô học trong thân kia không thể cứu hộ, chẳng phải chỗ quy y, các Luận sư khác nói vì không hòa hợp, vì không hiển rõ, như thứ lớp kia, Độc Giác, Bồ-tát chẳng phải chỗ quy y.

34. Nêu thể năng quy y:

Luận chép: Năng quy y này lấy pháp gì làm thể? Là hỏi, Luận chép: Ngữ biểu là thể, ở đây nêu thể năng quy y, theo Luận Chánh Lý trong đây năng quy y biểu thị lời nói làm thể, tự lập thệ giới làm tự tánh, hoặc năm uẩn quyên thuộc làm thể, do năng quy y có ngôn thuyết, do thể đẳng khởi chẳng lìa tâm. Luận Bà-sa quyển ba mươi bốn chép năng quy y có thuyết nói danh v.v… có thuyết cho rằng ngữ nghiệp, có thuyết cũng gọi thân nghiệp, có thuyết cho là tín, nên nói như vậy đó là thân nghiệp ngữ nghiệp và khởi lên pháp tâm, tâm sở cùng các tùy hành, như vậy năm uẩn thiện là thể của năng quy y, Câu xá đồng với Sư thứ hai. Chánh Lý khác nhau các sư luận Bà-sa, các Luận sư không lấy ngữ nghiệp và tâm làm thể, nên nói như thế là nghĩa đúng. Vì sao hai luận đều khác nhau nghĩa đúng của Bà-sa, có người nói Luận chủ nói về nghĩa không đúng của Bà-sa, thành thật mà nói kẻ hậu học là biết không biết, Tôn-giả Chúng Hiền không biết văn này lại y theo giải thích này. Hoặc y chánh giải đồng với lời bình của luận Bà-sa, giải thích này phi lý, Luận chủ phần lớn có nghĩa khác nhau với luận Bà-sa, chẳng lẽ đều là thử người hậu học hay sao? Người chỉ đọc luận Bà-sa liền biết, tại sao Chúng Hiền không biết, lại Chúng Hiền gồm có tùy hành năng khởi khác với Câu xá, vì sao giống nhau. Nay xét ba bộ luận khác nhau nên có ý khác nhau, luận Bà-sa giải thích thuyết năng quy y, cho nên lấy thân ngữ… Câu xá nói năng quy y này tức là năng quy y trong luật nghi. Chánh Lý nói thể năng quy y trong đây cũng là năng quy trong luật nghi đều có ý khác nhau. Đây là do luận thừa nói sau khi thọ luật nghi giải thích ba quy y, do đây thọ luật nghi ba quy năng quy lấy ngữ biểu làm thể, vì năng giáo trước xưng thọ giả tùy giáo xưng gọi, hoặc thân lễ cũng không thành pháp tùy giáo quy y.

Vì hai luận này chỉ lấy ngữ biểu nghiệp, Câu xá y theo hiển rõ lược không nói tâm v.v… chánh lý trình bày nói về tâm v.v… hoặc cho rằng ý phân biệt phù hợp có phải trái. Đã không có đúng sai đại ý giống nhau căn cứ nghĩa khác nhau, luận Bà-sa giải thích chung quy y cả thân, ngữ v.v…

35. Giải thích nghĩa quy y:

Luận chép: Quy y như thế cho đến tất cả khổ, là giải thích nghĩa quy y, quy y theo giúp làm nghĩa. Do nương tựa Tam bảo có thể giải thoát hẳn tất cả khổ, ngoài ra không thể giải thoát tất cả khổ. Luận chép: Như thế Đức Thế Tôn nói cho đến giải thoát cái khổ, sau đây dẫn năm hạnh để chứng minh, hai bài tụng chứng minh tà quy y không giải thoát các khổ, ba hạnh sau chứng minh chánh quy y có thể thoát khỏi các khổ. Chế để là tháp miếu của ngoại đạo.

Luận chép: Do đó quy y cho đến là môn phương tiện, tâm chúng thọ luật nghi phải lấy ba quy y làm cửa vào. Luận Chánh Lý chép: Như vậy quy y theou giúp làm nghĩa, thân khác pháp Thánh và thiện vô vi làm sao có thể làm tự thân cứu giúp, do quy y kia có thể dứt được đại bố úy của vòng khổ vô biên sinh tử, chẳng phải như người chăn trâu ngăn giữ các con trâu, Đề-bà-đạt-đà thủ giữ những người khác, chỉ làm cho không nhàm chán chẳng phải sở quy y vì không thể làm dứt sự sợ hãi về sinh tử. Mặc dù cũng có quy y Phật, pháp, tăng nhưng không trông mong hiện đời cứu giúp, do trái vượt giáo lý của Phật. Như có thầy thuốc làm trái lệnh vua không cứu giúp, ở đây cũng vậy, có các Luận sư khác nói kia cũng có thể cùng gốc lành ở mé sau làm chủng tử, quy y chỉ tạo hạt giống chánh hạnh, chẳng phải do đây có thể dứt vòng khổ, nên có người quy y mà không cứu giúp.

Có Luận sư khác nói họ tuy quy y chưa thể vâng làm việc quy y, hành động quy y thể kia như thế nào? Đó là thấy rõ Bốn đế, nên bài kệ chép, già-tha tức là ba hàng kệ tụng sau trong năm hàng kệ tụng của luận Câu xá các cõi quy y Phật. Phật thì như người có công năng chỉ đường, pháp như khu vực rất an ổn, tăng như bạn bè cùng đi đúng đường.

Luận chép: Ba sở quy y có khác nhau, Phật chỉ Vô học, pháp cả hai đều phi, cả hai đều phi là phi Học phi, Vô học tăng thể thông suốt Học và Vô học, lại thể của Phật là một phần nhỏ trong mười căn (là năm căn như tín căn… hỷ lạc, xả, ý, cụ tri căn) tăng có cả mười hai (thêm vị tri, đương tri căn và dĩ tri căn), thể của của pháp chẳng phải căn, vì trạch diệt, Niết-bàn chẳng thuộc căn. Lại quy y Phật là chỉ quy y một quả Sa-môn hữu vi (vì Phật cũng gọi là La-hán) quy y Pháp là quy y có cả bốn quả Sa-môn vô vi, quy y Tăng là quy y có cả bốn quả Sa-môn hữu vi và bốn quả năng thú hướng.

36. Có ba lý do lập chi:

Luận chép: Vì sao Đức Thế Tôn đối với luật nghi xứ trở xuống thứ tư là nói lý do lập chi trong văn có ba: 1. Nói Lý do lìa tà hạnh. 2. Nói lý do lìa lời nói huống dối. 3. Nói về lý do lìa uống rượu, chẳng phải phi phạm hạnh đây có ba nhân, ban đầu văn luận y theo phi phạm hạnh này nói không gánh chịu quả báo trong đường ác, lại dục tà hạnh cho đến lìa phi phạm hạnh là nhân thứ hai. Luận chép: Các bậc Thánh cho đến chắc chắn không tạo tác là nhân thứ ba. Luận Chánh Lý chép: Vì kinh sinh Bậc Thánh cũng không hành, lìa phi phạm hạnh thì không như thế. Nếu khác với đây thì kinh sinh Hữu học, lẽ ra không thể trì tánh giới cận sự (phi phạm hạnh là tánh tội, lẽ ra không thể trì tánh tội, đúng lý cũng có thể trì già tội, đó là không uống rượu huống chi là tánh tội. Lại giải thích do tánh giới kia gọi là tánh tội chẳng phải năm thứ không tạo tác đều là tánh tội) đối với dục tà hạnh tất cả bậc Thánh chắc chắn không tạo tác gọi là luật nghi, đây không tác luật nghi không có tự thể riêng, giới trước đã xả, vì đời nay chưa thọ, chỉ là thân đời trước có thọ năm giới, mặc dù kinh sinh lại không thọ giới, dục tà hạnh chắc chắn không tạo tác, phi phạm hạnh thì không như thế. Tuy Hữu học có thọ giới cụ túc, kinh sinh xả giới lại chưa thọ giới liền phạm phi phạm hạnh. Luận Chánh Lý chép: Nếu các cận sư sau lại theo thầy thì phải thọ lại, lìa phi phạm hạnh, đắc cái chưa từng đắc là luật nghi này chăng?

37. Nói về thuyết khác:

Có Luận sư khác nói đắc luật nghi này, có thuyết nói không đắc chưa đắc luật nghi, nhưng đại chủng công đức tối thăng đổ gọi là được pháp trên hết xa lìa, nghĩa là có thể xa lìa pháp dâm dục. Nay xét kỹ giải thích sau là hơn. Không đắc luật nghi nên đắc, xa lìa riêng vô biểu, vì sao? Vì người lìa phi phạm hạnh luật nghi không riêng thọ một minh, phải có năm hoặc mười, hai trăm, năm trăm v.v… đồng thọ được, vì thiếu chi không phát luật nghi. Hỏi các cõi trước có thọ đắc luật nghi hay không? Là hỏi. Luận chép: Lẽ ra nên đắc cho đến đắc luật nghi biệt giải thoát. Luận chép: Nếu thế vì sao sau chẳng phạm giới, dưới đây nửa bài kệ là Đáp. Luận chép, cho đến chẳng hủy phạm giới trước lời văn rất dễ hiểu, Luận chép: vì sao chỉ chế cho đến luật nghi cận sự, nửa bài tụng dưới đây là thứ hai nói lý do lìa lời nói luống dối, cũng do trước nói được không tạo tác, lại có nhân riêng đây là hỏi lại. Luận chép: Cho đến có thể ngăn phạm sau là giải thích văn tụng lời văn rất dễ hiểu, luận Bà-sa quyển một trăm, hai mươi ba chép: Có người nói rằng lìa lời nói luống dối dễ có thể giữ gìn, chẳng phải lìa ba thứ khác, nghĩa là ở tại gia chế ngự đầy tớ v.v… khó có thể xa lìa ba thứ như chia rẽ. Lại có người nói lời nói dối gạt nghiệp đạo rất nặng, ba thứ kia nhẹ hơn, cho nên không lập.

Có các Luận sư khác nói chỉ lời nói dối gạt làm phá hoại tăng nên lập học xứ, ba thứ kia thì không phải như vậy, có thuyết lại nói nếu các bậc Thánh trải qua nhiều đời không phạm lập giới cận sự, bậc Thánh trải qua nhiều đời chắc chắn xa lìa nghiệp của lời nói dối gạt, chẳng phải ngữ nghiệp khác, vì sao? Lời nói có ba, đó là từ tham, sân, si, sinh khởi, bậc Thánh trải qua nhiều đời mặc dù không phạm từ si sinh, vì si thuộc kiến phẩm. Bậc Thánh đã dứt, mà phạm tham sân, sinh do đó không lập, lại giải thích như luận này. Lại vì sao cho đến luật nghi cận sự lập, uống rượu là tánh tội, là hỏi. Luận chép: Ai nói trong đây không lìa già tội lập uống rượu là già tội là đáp. Luận chép: lìa già tội nào? Là lặp lại câu hỏi? Đó là lìa uống rượu, là lại đáp. Luận chép: vì sao chỉ ngăn uống rượu dù là già tội: là đáp. Luận chép: Nửa bài tụng sau là thứ ba nói lý do lìa uống rượu. Luận chép: cho đến là giải thích nguyên nhân làm cho lìa uống rượu. Luận chép: Đâu biết uống rượu thuộc già tội, là hỏi, vì trong đây không có cho đến có tâm vô nhiễm, là đáp, tánh tội làm nhiễm tâm hành, vì lúc trị bệnh cho giới hạn uống rượu không có tâm nhiễm nên chẳng phải tánh tội, đâu biết trước là tâm nhiễm.

38. Nêu thuyết khác:

Ở đây chẳng phải tâm nhiễm cho đến nên phi nhiễm tâm, là đáp tự biết tánh thường uống rượu, tự tiết chê uống, há chẳng biết lường, tâm nhiễm đâu có. Luận chép: Những người trì luật nói cho đến vì người kia uống rượu, là nêu thuyết khác, Phật nói chỉ trừ tánh tội, đều khai cung cấp cho Tỳ-kheo bệnh, khi bệnh lành thì Phật không khai nữa, nên biết uống rượu thuộc tánh tội, là bằng chứng thứ nhất. Luận chép: Lại Khế kinh nói cho đến thuộc tánh tội, là bằng chứng thứ hai. Luận chép: Lại các bậc Thánh cho đến như giới sát sinh v.v… là bằng chứng thứ ba, đã sát sinh Thánh không phạm sát v.v… là tánh tội, bậc Thánh không phạm tội uống rượu nên cũng là tánh tội, kinh nói là hành vi ác của thân, là bằng chứng thứ tư, các sư Đối Pháp nói phi tánh tội, lập tông Đối pháp. Luận chép: Nhưng vì người bệnh cho đến phạm tánh tội, chung với bằng chứng thứ nhất. Luận chép: làm cho say sưa điên loạn, cho đến thấm ngầm lượng thông với bằng chứng thứ hai. Người không thể uống cho đến nem mầm thấm lượng rượu, vì cũng say loạn. Nếu chia ra thì thứ này là điên loạn, cho nên đều ngăn. Luận chép: Lại tất cả bậc Thánh lượng vô định, thông với bằng chứng thứ ba, Luận chép: Lại kinh nói cho đến đều là tánh tội, là thông với bằng chứng thứ tư. Năm giới chỉ có một giới này nói chỗ buông lung, còn bốn giới kia không nói chỗ buông lung vì là tánh tội.

Luận Chánh Lý vì sao ở đây đều là tánh tội, cho đến như vì trừ bịnh biết lượng uống độc có thể làm cho không tổn hại, thì đâu phải tội, cho nên chẳng uống rượu đều thuộc về hành ác. Hoặc vì kiêu mạn buông lung, hoặc vì hoang dâm say loạn mà tham nên uống, đây đều nương tâm nhiễm ô mà sinh khởi. Xét trong kinh này nói hành vi ác của thân, nên biết đây thuộc tánh tội, y theo văn luận, hoặc tâm nhiễm uống rượu là về tánh tội.

39. Có ba nhân thường uống rượu:

Lại y theo đây tâm nhiễm chặt cỏ v.v… cũng là tánh tội, không có tâm nhiễm mới là già tội, nhưng nói thường huân tập đọa đường ác, là nhắc lại văn riêng. Luận chép: Nói lên thường uống rượu cho đến càng tăng mạnh, là có cả văn trước, có ba nhân lời văn luận rất dễ hiểu. Luận chép: Như Khế kinh nói cho đến dựa vào nghĩa gì mà nói, trong kinh y theo nghĩa gì gọi là rượu Đột-la, rượu Mê-lộc-da, đều nói về Mạt-đà và chỗ buông lung này, ủ hèm thành rượu chỗ sở y, sẽ giải thích sau. Ủ các vật thành rượu đào rượu nho v.v… cho nên kinh nói có ba tên gọi rượu là chỗ buông lung, gọi Đột-la-mê-lộc-da là phân biệt tân lãng… cũng có thể làm cho say không thể kiềm chế mà uống. Mạt-đà là phân biệt với hèm rượu và ủ các vật khác thành biến hoại không thể làm cho người say sưa cũng không chế, uống ăn hèm rượu và các loại rượu khác như Mạt-đà, không lựa nhiều ít là chỗ nương của buông lung, nên cấm không được uống.