CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

Phẩm 2: PHÂN BIỆT CĂN

(PHẦN 5 )

1. Nói về bốn duyên:

Luận chép: Nói rộng về nhân đã xong, còn duyên thì thế nào: Dưới đây là thứ hai của toàn văn nói về bốn duyên, trong đó có hai: Một là nói về bốn duyên, hai là lại nói về duyên Đẳng Vô gián. Ở đây nói bốn duyên, luận chép cho đến tánh của duyên tăng thượng, nhân không có chánh văn, duyên có Kinh nói như trong Khế kinh nói tánh bốn duyên, đó là tánh nhân duyên đến tánh duyên tăng thượng. Trong đây tánh là duyên chủng loại, giải thích tánh ở trên, tên giới tánh gọi là chủng loại nghĩa riêng, như mười tám giới, v.v… là nói về bốn chủng loại, lập riêng bốn duyên. Luận Chánh Lý chép duyên tánh trong đây tức là bốn duyên như bốn sở cư, tức tánh sở cư, là nói về chủng loại nên gọi là tánh. Ý nói các duyên tùy loại khác nhau có vô lượng thể nhưng bao gồm nghĩa kia, đều xếp vào bốn chủng loại, đó là tất cả duyên không ngoài tánh này.

2. Giải thích thể tánh của bốn duyên:

Luận chép: Trong sáu nhân cho đến là tánh nhân duyên, dưới đây là giải thích thể tánh của bốn duyên. Một là nhân duyên, hoặc theo luận Bà-sa trong nhân năng tác bốn đại tạo sắc năm nhân cũng là tánh nhân duyên. Trong đây là lược. Chỉ nói hoàn toàn nhân nhiếp nhau. Luận Bà-sa quyển một trăm lẽ bảy nói nhân duyên như pháp hạt giống, duyên đẳng Vô gián như pháp khai tỵ, duyên sở duyên như pháp nhậm trượng, duyên tăng thượng như pháp không chướng ngại. Y theo bốn nghĩa này thuộc pháp bất tận, như có năng lực tạo tác, chẳng phải chỉ không chướng ngại.

Luận Bà-sa quyển mười sáu chép hỏi rằng nhân thuộc duyên hay duyên thuộc nhân?

Đáp: Nhiếp lẫn nhau, nghĩa là năm nhân trước là nhân duyên, nhân năng tác là ba duyên còn lại có người nói duyên thuộc nhân, chẳng phải nhân thuộc duyên đó là năm nhân trước là nhân duyên, nhân năng tác là duyên tăng thượng, duyên đẳng Vô gián và sở duyên chẳng thuộc nhân, nhưng không có lời phê bình. Nay xét thấy, hai thuyết khác nhau ý, Sư trước gồm có tác dụng là nhân năng tác trừ năm nhân, tất cả tác dụng đều thuộc nhân năng tác. Do đó tác dụng khai tỵ, nhậm trượng cũng thuộc nhân năng tác. Luận sư sau lấy nghĩa không chướng ngại làm nhân năng tác nên sáu nhân bao gồm dụng không hết, do đó chướng ngại là duyên tăng thượng, chẳng phải khai tỵ và nhậm trượng, hai thuyết nhiếp nhau mà thiện. Hỏi: Nếu thế vì sao luận Hiển Tông chép: Thể của sáu nhân bốn duyên tuy không khác mà nghĩa có khác, vả lại duyên đẳng Vô gián và sở duyên đã không thuộc nhân, nên biết ngoài hai nghĩa cũng có khác. Nghĩa của duyên bình đẳng lẽ ra khác với nhân, nhân là năng sinh, duyên là năng nuôi lớn, cũng như hai mẹ, mẹ đẻ và mẹ nuôi khác nhau. Lại duyên thuộc nhân giúp mới có thể sinh vì sinh rồi lực duyên nối tiếp nuôi dưỡng. Hoặc nhân chỉ có một, duyên thì có rất nhiều, cũng như hạt giống phân và đất v.v… khác nhau. Lại nhân không chung, cộng là duyên, như mắt, như sắc, lại làm việc mình gọi là Nhân, hoặc làm việc khác gọi là Duyên, như hạt giống, phân v.v… năng dẫn khởi gọi là nhân, năng nhậm trì gọi là duyên, như hoa như lá, gần gọi là nhân, xa gọi là duyên, như hạt châu, như mặt trời. Lại Nhân năng sinh, duyên năng phân biệt, như sữa sinh ra bơ, người rèn vật thì có thể nói.

3. Nói về nhân duyên xa gần:

Lại có nghĩa đúng gọi là nhân, giúp cho hiển phát gọi là duyên như chữ giới, chữ duyên nghĩa có khác nhau, như đây các loại khác nhau rất nhiều, do đó nhân và duyên lập riêng gọi là tưởng, ý chung này hiển rõ, nhân gần duyên xa. Nên trong nhân gần thì gần có năm, xa có một, trong duyên xa thì xa ba, thân một, đã theo lý, giáo, nói lược các duyên. Luận đã nói việc này, lý nào chứng biết nhiếp nhau là thiện? Đáp: nói chung về nhân và duyên chẳng phải không có khác, nhân là tên gần duyên là tên xa. Trong sáu nhân thì năm là thân, nên do thân gọi đồng, trong bốn duyên thì ba là xa, nên dùng sơ gọi là đồng. Nhưng trong nhân có xa là nhân năng tác, trong duyên có nhân duyên gần, không thể dùng nghĩa duyên xa nên nhân duyên xa năng tạo tác, không thể dùng nghĩa của nhân gần, nên năng tạo tác nhân duyên gần.

Luận Hiển Tông chép: Sáu nhân, bốn duyên thể tuy không khác mà nghĩa có khác. Lại theo luận Bà-sa nói tác dụng dùng mà nhân, quả, thật thể của các pháp hằng không thay đổi vì chẳng phải nhân quả, theo đây nên biết. Nhân duyên và tác dụng mà thể, và dụng đồng nên biết không khác.

Theo luận Hiển Tông thì duyên đẳng Vô gián và sở duyên đã không thuộc nhân, nên biết hai nghĩa còn lại cũng có khác nhau vì nghĩa duyên bình đẳng. Do nhân không thuộc hai duyên, đó là nhân duyên và duyên tăng thượng, nhân cũng không bao gồm, sao không xếp. Nhân duyên, tăng thượng thuộc về nhân, hai duyên cũng được xếp vào nhân. Lại hai duyên này theo hai sư thuộc luận Bà-sa chấp nhận thuộc về nhân, hai duyên một vị nói thuộc một vị nói không thuộc. Vì sao đồng một sư mà nghĩa khác, vì như bác bỏ nghĩa của hai sư, theo một sư nói thì nhân không thuộc về duyên đẳng Vô gián, duyên sở duyên có ý khác nhau. Nhân năng tác có hai nghĩa, một là chỉ không chướng ngại, hai là gồm có lực, hoặc chỉ chấp không chướng ngại tức là chỉ thuộc tăng thượng. hoặc gồm tác dụng thì thuộc về ba duyên, do hai sư này nói có khác nhau. Lại luận Hiển Tông dẫn các chỗ khác giải thích nghĩa khác nhau giữa nhân và duyên, nhân như mẹ ruột, hạt giống v.v.… duyên như mẹ nuôi phân đất v.v… Ở đây nói nhân gần là nhân, gọi nhân xa là duyên, như Bà-sa hỏi: Bốn đại tạo sắc là nhân hay duyên, ở đây cho nhân duyên là nghĩa nhân, tăng thượng là nghĩa duyên. Chẳng lẽ ngay nghĩa nhân là sáu nhân, nghĩa duyên là bốn duyên hay sao? Lại trong nhân năng tác thì thân bốn đại tạo sắc căn thức y v.v… sơ chỉ không chướng ngại, duyên đẳng Vô gián và duyên sở duyên. Nếu nói sơ thì không thuộc về nhân đâu phải sơ chỉ không chướng ngại, hoặc nói thân nên không thuộc về nhân, đâu được gần với căn thức y… cho nên biết nói không thuộc là có thuyết khác.

4. Giải thích bốn nhân sáu duyên:

Các luận đều nói trừ nhân năng tác còn lại năm nhân là tánh nhân duyên, tánh nghĩa là thể, nghĩa là loại, pháp của loại này là thể của nhân duyên. Theo luận Bà-sa thỉ duyên tăng thượng đúng như pháp không chướng ngại, hiểu nhân năng tác cũng nói là không chướng ngại nên biết đồng nhau. Đâu thể nhân không chướng, duyên không chướng, cả hai trường hợp khác nhau, một loại không chướng đâu thể có gần có xa. Có người ở đây hoàn toàn không khai ngộ, tự hỏi đáp rằng đối với hai thuyết rõ ràng thuộc nhau là nói theo thể hay nói theo dụng. Nếu nói theo thể thì lẽ ra nhân năng tác thuộc bốn duyên kia, một là duyên tăng thượng thuộc sáu nhân, vì thể nó đều rộng lớn. Nếu nói theo dụng thì tác dụng của sáu nhân, bốn duyên đều khác nhau, làm sao thuộc nhau? Giải thích: Sáu nhân bốn duyên xoay vần nhiếp nhau có hai nghĩa: một là xét theo thể để nói, hai là y theo dụng tương tợ.

Theo luận Bà-sa sư đầu xét theo thể để nói, nhân duyên nhiếp năm, năng tác nhiếp ba, nếu y theo năng tác thì thể rộng, thật ra nó thuộc bốn duyên, tăng thượng thể rộng, năng nhiếp sáu nhân. Sở dĩ chỉ nói năng tác nhiếp ba, tăng thượng nhiếp một, đây là ý sư nói, sáu nhân bốn duyên đối nhau, lệ thuộc nhau rõ ràng. Lại, y theo một tướng nhiếp hết thể, ngay nơi thể nên nói thuộc về nhân duyên có năm, năng tác nhiếp ba, vì ngoài nhân năng tác còn có năm nhân, ngoài duyên tăng thượng còn có ba duyên, rõ ràng chúng lệ thuộc nhau, vì vậy không nói riêng nhân năng tác nhiếp bốn, duyên tăng thượng nhiếp sáu.

Hỏi nếu y theo thể tánh nói về thuộc nhau, thì thể tánh thường có, đó là sáu nhân, bốn duyên không khác nhau, làm sao thuộc nhau? Cho nên luận Bà-sa chép: Ta nói tác dụng dùng làm nhân quả, thật thể các pháp thường hằng không thay đổi, vì chẳng phải nhân quả? Giải thích: Y theo thể không thay đổi, nhân và duyên đồng, do thể từ dụng nên nói là khác nhau. Nếu sư thứ hai của Bà-sa và luận này y theo dụng thường như để nói về sự thuộc nhau. Nếu nói về tác dụng của sáu nhân bốn duyên đều khác nhau thì không thuộc nhau, nhưng nói nhân duyên nhiếp năm nhân, tăng thượng nhiếp nhân năng tác, y theo dụng tương tự để nói thuộc nhau. Duyên đẳng Vô gián và duyên sở duyên vì không tợ nhân nên không thuộc nhân, rõ ràng ở đây giải thích chưa hiểu được ý luận. Vì sao các đức không giác biết, luận đều nói năm nhân là tánh nhân duyên, vì sao nói dùng làm tợ, còn nghĩa không chướng ngại là nhân năng tác, cũng có nghĩa là duyên tăng thượng. Nhân không chướng ngại và duyên không chướng ngại có gì khác nhau mà nói tương tợ phi tức thị. Lại nói vì tương tợ nên thuộc về, và lại y theo một tướng mà nhiếp hết thể, ngay nơi thể dựa vào kinh luận gì, lại có thí dụ gì? Còn thể của nhân năng tác tức là thể của bốn duyên, nhân duyên gì mà sơ năng chỉ có ba duyên, lại duyên tăng thượng tức thể của sáu nhân. Năm nhân vì sao xa? tăng thượng chỉ thuộc năng tác, y theo giải thích này chưa phải đúng lý.

5. Hỏi đáp về bốn tạo sắc:

Hỏi: Bốn đại tạo sắc, năm nhân như sinh… là nhân duyên hay duyên tăng thượng?

Đáp: Theo luận Bà-sa quyển một trăm ba mươi mốt, thì đại chủng và sắc sở tạo có mấy duyên? Đáp: Nhân và tăng thượng, thì nhân là sinh nhân, y nhân lập nhân, trì nhân, dưỡng nhân, còn tăng thượng là bất ngại và chỉ có vô chướng?

Giải thích là giải thích văn Phát Trí, đây là căn cứ bốn duyên để soạn, nói luận nhân là nhân duyên, luận Bà-sa quyển một trăm hai mươi bảy hỏi tạo nghĩa là gì, nghĩa là nhân hay nghĩa là duyên, nếu thế thì có lỗi gì, đều thấy lỗi đó. Nếu là nghĩa nhân thì bốn đại chủng này đối với sắc sở tạo năm nhân đều không có. Vì sao nói các sắc năng tạo hoặc là nghĩa của duyên, các sắc sở tạo đều trừ tự thể, tất cả pháp còn lại đều là duyên tăng thượng này. Vì sao chỉ nói sở tạo đại chủng? Đáp: Lẽ ra phải nói thế này: Tạo là nhân, câu hỏi này đối với năm nhân sở tạo đều là không, làm sao có nghĩa là nhân? Đáp: Tuy năm nhân như nhân đồng loại v.v… đều không, mà năm thứ có nghĩa nhân khác, đó là sinh nhân, y nhân, lập nhân, trì nhân và dưỡng nhân. Do năng tạo này có các luận sư cho rằng tạo nghĩa là duyên.

Hỏi các sắc sở tạo đều trừ tự thể, còn lại pháp đều là duyên tăng thượng, vì sao chỉ nói là đại chủng sở tạo?

Đáp: Duyên tăng thượng có thân có sơ, có gần có xa có hợp, không hợp, có sinh đây, có sinh kia, các thuyết gần gũi v.v… gọi là Nhân, các thuyết sơ xa v.v… gọi là Duyên. Do nghĩa này nói các đại chủng và sắc sở tạo là nhân tăng thượng cũng chẳng trái lý.

6. Năm nhân là nhân duyên:

Nay nói hai thuyết của luận sư trước là đúng, sở dĩ biết như vậy, vì luận Phát Trí y theo bốn duyên mà hỏi đáp, vì sao chắc chắn là duyên tăng thượng mà đáp là nhân duyên, vì càng không có ví dụ này. Nếu như vậy vì sao luận nói nhân duyên của năm nhân, đây chẳng phải năm nhân như nhân đồng loại v.v… mà sao thuộc Nhân duyên? Đáp: Đây và năm nhân như nhân đồng loại v.v…, nghĩa khác nhau nhau, nên chẳng thuộc năm nhân sinh quả lực dụng phân chia đồng năm nhân, chẳng đồng các duyên tăng thượng cho nên thuộc về nhân duyên, do luận này nói mười nhân là nhân duyên, đều tăng thượng.

Hỏi: Nếu thế sao không nói mười một nhân mà chỉ nói sáu nhân?

Đáp: năm nhân như Sinh… vì nghĩa của nhân có khác. Nếu pháp là nhân quả cùng khắp ở cả ba cõi, bốn uẩn, năm uẩn, trong đây nói nhân tạo sắc chỉ có hai cõi, một phần ít uẩn, do đó không nói. Lại nếu pháp làm nhân, chung nhiều uẩn cộng quả. Trong đây nói, bốn đại mà nhân chỉ là một phần nhỏ uẩn cộng quả, trong đây không nói. Do đó ngoài ra đều có năm nhân như nhân v.v…, chẳng lập riêng năm nhân như sinh v.v… cho nên xếp vào nhân năng tác, do đó lực dụng tạo sắc mạnh hơn ba duyên kia nên thuộc về nhân duyên. Nếu chia ra năm nhân như sinh v.v… tức có mười nhân làm nhân duyên, các luận đều hoàn toàn y theo nhân thuộc nhau, nên nói năm nhân là nhân duyên, nên nghĩ lại điều đó.

7. Giải thích Đẳng Vô gián:

Luận chép: Trừ A-la-hán cho đến tánh xủa duyên đẳng Vô gián , giải thích thứ hai là đẳng Vô gián văn này là nêu thể của duyên đẳng Vô gián, nghĩa là tất cả đã sinh tức là quá khứ, pháp tâm, tâm sở hiện tại, chỉ trừ tâm bậc A-la-hán sắp nhập Niết-bàn, mặc dù đã sinh nhưng chẳng phải Đẳng Vô gián vì không có hậu tâm. Luận chép: Duyên này sinh pháp cho đến gọi là Đẳng Vô gián, là giải thích tên gọi duyên đẳng Vô gián, luận chép: Vì sắc v.v… cho đến bất sinh, phế lập duyên thể; nghĩa là tâm tâm sở trước sau thể đều gọi là đẳng, trong đó không ngăn cách gọi là Vô gián, đẳng mà không đứt quãng gọi là Đẳng Vô gián. Sắc không tương ưng thì không như vậy, vì mặc dù Vô gián sinh thể chẳng phải một, lẫn lộn mà sinh chẳng phải Đẳng Vô gián. Luận Chánh Lý dẫn thuyết của Bà-sa rằng: tâm và tâm sở, sở y, sở duyên hành tướng có ngăn ngại, do đó nên lập duyên đẳng Vô gián.

Sắc không tương ưng thì chẳng có việc như vậy, cho nên không lập kia làm duyên thể này. Dưới đây tự giải thích rằng: Nghĩa là một sở y, sở duyên, hành tướng chắc chắn không có hai thức v.v… phát sinh cùng lúc, vì vậy chắc hẳn do trước cùng phương xứ khởi, hoặc trước là ngại, sau không sinh được, do đó chứng biết, chỉ có tâm, tâm sở trước có khả năng làm duyên đẳng Vô gián ở sau. Lại nói: Nhưng y theo khai tránh và căn cứ khiên sinh lập ra duyên thể này, cho nên cực vị v.v… tuy trước tránh sau chẳng phải duyên đây, tâm… sinh nhau có định, bất định cho nên biết cũng y theo hữu lực dẫn dắt sinh ra, hiện thấy một tâm trước sau nối tiếp. Mặc dù trước tránh sau, lý ấy đều đồng, mà sinh bất sinh, có định, bất định. Vả lại, sinh định là Vô gián của tâm pháp thế đệ nhất, sinh khổ pháp trí nhẫn, cho đến nói rộng.

8. Nói rộng về các pháp:

Hỏi nếu trước sau thể là một, trong đó không ngăn cách, xứ trước và xứ sau, sau mới được sinh, và sau định sinh, đây chứng minh có năng lực dẫn dắt, mạng căn sinh nhau cũng có trước sau thể là một. Trong đó không ngăn cách, xứ trước và xứ sau, sau mới đắc sinh cũng chắc chắn sinh, mạng căn này là hữu lực dẫn sinh. Vì sao không lập duyên đẳng Vô gián, luận Chánh Lý giải thích ví dụ này chẳng đúng, vì mạng và sinh thể trước đều do lực hành dẫn sinh, nghĩa là mạng căn này chẳng phải Vô gián diệt mạng lực sở dẫn. Phải là giai vị trước đã tạo tác năng lực hành nghiệp dẫn sinh, đã như vậy mạng căn lẽ ra trong khoảng một niệm tất cả liền sinh khởi, tất cả đồng y vì một niệm năng lực hành nghiệp dẫn sinh. Nghiệp trước đã dẫn, pháp tâm tâm sở hữu sinh khởi, lẽ ra chẳng nhờ duyên đẳng Vô gián, vả lại các lỗi mạng căn không khởi ngay, do nghiệp lực sinh chắc chắn. Pháp nhân quả như vậy một Sát-na nghiệp dẫn, nhiều Sát-na dị thục mà cho sinh khởi. Lại vô dụng nên mạng không khởi ngay, nghĩa là nhậm trì chúng đồng phận nên dẫn khởi mạng căn, một mạng nối tiếp đủ có thể nhậm trì, nhiều thì không có công dụng. Pháp tâm tâm sở hữu tuy bị nghiệp trước dẫn dắt mà chẳng phải không đợi duyên đẳng Vô gián, nương vào các căn cảnh mà sinh được, đã nương vào căn, cảnh hòa hợp nên sinh. Giả sử nhiều đồng thời sinh cũng chẳng phải vô dụng, nhưng không có duyên đẳng Vô gián thứ hai, cho nên đồng loại không có hai trường hợp khởi sinh. Lại tâm, tâm sở chẳng phải chỉ có trước nghiệp lực dẫn sinh, vì dị thục và các tạp loạn khởi, nếu không nương gá duyên đẳng Vô gián, thì lẽ ra một Sát-na có nhiều loại chung khởi, nghĩa là thể của mạng căn chỉ là dị thục. Chỉ do nghiệp lực trước dẫn sinh, có thể nói đồng loại chắc chắn sinh khởi, pháp tâm, tâm sở hữu không có việc như vậy. dị thục diệt rồi có đẳng lưu sinh, đẳng lưu Vô gián có Sát-na khởi, hoặc khởi dị thục chẳng chắc chắn đồng loại, nên tâm, tâm sở mặc dù có dị thục sinh mà cũng không thể nói bằng với mạng căn v.v… vì vậy chỉ có đẳng thường không đứt quãng sinh gọi là đẳng Vô gián, lấy đây và đây mà duyên cho nên nói y theo luận trên, duyên đẳng Vô gián có chung nhiều nghĩa để nói rộng pháp.

  1. Có khai tị và xứ sau mới được sinh, không khai tị thì sau sau sẽ không sinh.
  2. Có năng lực sau dẫn đắt.
  3. Thể v.v…
  4. Có sinh vô ngăn cách làm duyên với sau , phân biệt mạng căn v.v…

Do đó chỉ có tâm, tâm sở lập duyên đẳng Vô gián. Luận Chánh Lý chép: luận sư thí dụ nói các sắc pháp như pháp tâm, tâm sở hữu có duyên đẳng Vô gián, thấy sữa, hạt đậu, hoa, sinh lạc, giấm, mầm, quả, các tâm, tâm sở trước diệt sau sinh, nên biết các sắc có các nghĩa duyên này. Lại không có kinh nào nói chỉ có tâm, tâm sở có công năng làm duyên này cho nên lập ra duyên này, chắc chắn chẳng phải sắc là chấp luống dối. Trong Luận Chánh Lý phá nhiều về chấp này, nay luận này nói sắc chẳng phải duyên đẳng Vô gián cũng bác bỏ chấp: Của luận sư Thí dụ. Luận cho rằng sắc cõi Dục cho đến duyên đẳng Vô gián chỉ cho sự giải thích, hoặc cõi Dục sau sinh cõi Dục, cõi Sắc hai sắc vô biểu nghĩa là thân ở cõi Dục nhập sáu thiền hữu lậu, hoặc cõi Dục vô lậu cả hai sắc vô biểu nghĩa là sáu thiền vô lậu, vì hai cõi đạo, định khác nhau khởi, không có sau cõi Dục khởi ba thứ vô biểu.

9. Nêu thuyết khác:

Theo luận thì Tôn-giả Thế Hữu cho đến duyên đẳng Vô gián: Là nêu thuyết khác, vì trong một thân trước có một sắc nuôi lớn nối tiếp không đứt quãng, vì sau có sắc thứ hai sinh nuôi dưỡng chẳng trái hại nhau, không lập duyên đẳng Vô gián; Đây là giải thích theo ý Luận sư thiếu nghĩa khai tị vì lẫn lộn khác nhau nhau, không lập duyên đẳng Vô gián. Luận chép: Đại đức lại nói cho đến thường bị che lấp. Đại đức này dùng trước, sau, nhiều, ít khác nhau chẳng phải duyên đẳng Vô gián. Luận chép: Há chẳng phải tâm sở cho đến Tam-ma-địa v.v…, là bắt bẻ sắc do trước sau khác nhau chẳng phải là duyên đẳng Vô gián, tâm sở cũng trước sau khác nhau, vì sao gọi là duyên đẳng Vô gián? Luận chép: Ở đây đối với dị loại cho đến chẳng phải không có các lỗi này: Là giải thích. Nói đẳng là y theo tư loại , chẳng phải khác nhau loại, Luận chép: Đâu phải chỉ có tự loại cho đến duyên đẳng Vô gián, là bắt bẻ , đâu chỉ là tự loại là duyên đẳng Vô gián, lý do gì ý Sát-na của đẳng chỉ xét tự loại, không như vậy nói gì đến nói chữ Đẳng, là đáp. Luận chép: Chỉ chấp đồng loại cho đến làm duyên cho nên khởi: Là nêu trình bày chấp khác. Nó tương tợ đồng loại là duyên đẳng Vô gián khởi chẳng phải dị loại, và kia nói chẳng phải thiện mà được sinh phá chấp khác. Từ vô thỉ đến nay chưa hề khởi tâm vô lậu, tâm vô lậu ban đầu lẽ ra thiếu duyên đẳng Vô gián, bất tương ưng hành cho đến đều hiện tiền, là nói không tương ưng lẫn lộn nên chẳng phải duyên đẳng Vô gián. Luận chép: Vì sao không chấp nhận cho đến không có trước sau, là nói đời vị lai không có duyên đẳng Vô gián, vì sao Đức Thế tôn cho đến pháp này ứng sinh, là bắt bẻ của người ngoài, vị lai đã không có trước sau, vì sao Đức Phật biết sinh theo thứ lớp, luận chép; Vì so sánh pháp quá khứ, hiện tại mà biết hiện tại, đây là Hữu bộ đáp sơ lược, luận chép: Theo truyền thuyết Đức Thế tôn cho đến mà chẳng phải tỉ trí, tuy so sánh quá khứ, hiện tại để biết vị lai mà chẳng phải so sánh biết là hiện chứng. Luận chép: Do tỉ loại của Phật cho đến nên chẳng phải tỷ trí, là giải thích mặc dù so sánh quá khứ biết được vị lai, là hiện chứng biết, chẳng phải như thấy khói biết có lửa mà không thấy, lửa như thấy khói kia tìm khói thấy lửa.

10. Lại nêu thuyết khác:

Luận chép: Nếu vậy, Đức Thế tôn cho đến lẽ ra không thể biết; là Luận chủ bác bỏ, luận chép: Hữu dư lại nói cho đến Tĩnh lự thông minh: Lại nêu thuyết khác, luận chép: Nếu thế cho đến chẳng phải là hiện chứng, là Luận chủ bác bỏ. Luận chép: Cho nên như Kinh bộ cho đến ở đây nói là thiện, là Luận chủ bác bỏ hai thuyết của Hữu bộ, lời bình lấy nghĩa của kinh bộ. Luận chép: Như Thế tôn nói cho đến bất khả tư nghì. Pháp vị lai không co trước sau, Phật biết trước sau bất khả tư nghì. Như hạt cải nạp được núi Tu-di, biển cả để trên đầu sợi lông, vì sao nhỏ không được dung nạp được lớn, đó là bất khả tư nghì không thể giải thích, ở đây cũng vậy. Pháp không có trước sau mà biết trước sau là bất khả tư nghì cũng không thể giải thích. Luận chép: Nếu ở vị lai cho đến bất sinh pháp khác là ngoại đạo vặn hỏi, nếu thế đời vị lai không có trước sau, vì sao vị lai thứ lớp như vậy. Luận chép: Nếu pháp này sinh cho đến duyên đẳng Vô gián là giải thích, nghĩa là pháp tuy không có tướng trước sau, ràng buộc, định Kim cương dụ tận trí, v.v… lệ thuộc nhau nên theo sau khởi, như pháp thế đệ nhất và khổ pháp nhẫn. Trước đã định sự tướng chẳng phải Sát-na định, có nhiều pháp khổ nhẫn chưa định trước sau, cho đến tăng thượng nhẫn mới là Sát-na định. Ở đây hiển rõ pháp thế đệ nhất chắc chắn ở trước tất cả pháp khổ nhẫn tiền, cho đến tướng sinh, pháp thế đệ nhất và chắc chắn ở trước.

11. Nói về Vô gián:

Luận chép: Các vị A-la-hán cho đến chẳng phải duyên đẳng Vô gián, là hỏi, luận chép: Vì không có tâm khác bình đẳng nối tiếp theo đây sinh khởi, là đáp. Luận chép: Chẳng lẽ không như thế cho đến lẽ ra không gọi là ý vặn hỏi, luận chép: Ý là chỗ nương để hiển rõ cho đến duyên đẳng gián. Luận chép: Nếu pháp và tâm cho đến tâm không gián đoạn v.v…, trở xuống là chia ra hai lớp bốn câu. Văn này là hỏi Luận sư về bốn trường hợp, nếu pháp và tâm là đẳng Vô gián, là từ tâm đẳng Vô gián, duyên sinh, pháp đó cũng là tâm Vô gián? tâm nối tiếp sau khởi trung gian không có vật khác ngăn cách, luận chép: Lẽ ra tạo bốn trường hợp cho đến nhị định Sát-na là đáp. Đây là tâm duyên đẳng Vô gián sinh, chẳng phải tâm Vô gián, đưa ra nhị định vì tâm cách hai định, nói đẳng thứ hai, đẳng lấy vị đẳng thứ ba cho đến trăm ngàn Sát-na đây là do cách Sát-na đẳng định đầu tiên nên chẳng phải tâm Vô gián.

Luận chép: Câu thứ hai cho đến sinh trụ dị diệt đây là tâm Vô gián chẳng phải tâm duyên đẳng Vô gián sinh, vì bốn tướng không từ duyên Vô gián sinh, Sát-na định ban đầu và bốn tướng tâm vị không ngăn cách với tâm, đó là tâm Vô gián chẳng phải tâm Đẳng Vô gián. Câu thứ ba cho đến pháp tâm ,tâm sở là tâm duyên Đẳng Vô gián sinh và tâm tâm sở, tâm này không xen hở , từ tâm sinh vì trung gian không ngăn cách. Luận chép: Câu bốn cho đến sinh trụ dị diệt, đây chẳng phải tâm đẳng Vô gián vì không tương ưng, chẳng phải tâm Vô gián vì trung gian cách hai định. luận chép: Nếu pháp và tâm cho đến là không xen hở, thứ hai hỏi bốn trường hợp, luận chép lẽ ra tạo bốn trường hợp cho đến câu thứ hai là đáp. Y theo câu thứ ba ở trước từ duyên đẳng Vô gián sinh cũng là tâm Vô gián, câu thứ nhất này từ tâm đẳng Vô gián sinh, chẳng chắc chắn Vô gián Sát-na định ban đầu và tâm vị đều từ tâm đẳng Vô gián sinh, chẳng chắc chắn sau khởi. Nay câu thứ nhất, bốn trường hợp trước không từ tâm duyên đẳng Vô gián sinh, cũng chẳng phải tâm Vô gián nhị định Sát-na thứ hai và xuất định bốn tướng tâm, đều không phải tâm đẳng Vô gián vì kế đó sau định khởi này là câu thứ hai tức trước câu thứ nhất cho đến câu bốn. Trước câu thứ nhất là định thứ hai đẳng Sát-na đẳng và tâm xuất định từ tâm đẳng Vô gián sinh vì cũng chắc chắn sau khởi, nay là câu thứ ba.

12. Nói về Đẳng Vô gián:

Câu thứ hai ở trước: Sát-na định ban đầu có bốn tướng và giai vị hữu tâm tâm, bốn tướng trên tâm sở, chẳng phải tâm đẳng Vô gián, sinh kế là sau định khởi nên nay là câu bốn. Luận chép: Xuất nhị định cho đến đẳng Vô gián chăng. Luận chép: Vì trung gian không cách tâm tâm sở là đáp. Vô gián không cách tâm tâm sở chẳng phải không cách nhị định, theo luận Bà-sa phẩm một trăm mười một hỏi vì sao không nói Vô Tưởng dị thục? Có nhiều cách trả lời, cách thứ nhất cho rằng nếu do tâm lực không xen hở dẫn khởi, không lẫn lộn có thể gọi là tâm đẳng Vô gián pháp. Vô tưởng dị thục là dị thục do năng lực dẫn khởi, nhậm vận mà chuyển, không xếp vào thế lực tâm đó dắt dẫn, nên không gọi là tâm đẳng Vô gián pháp. Hỏi nếu như vậy pháp tâm, tâm sở dị thục cũng từ năng lực nhân dị thục sức dẫn khởi, nhậm vận mà chuyển, lẽ ra không gọi là tâm đẳng Vô gián pháp? Vì tự loại dẫn khởi nhau có thế lực mạnh không giống như kia, đều là tương ưng có sở y v.v… gọi là tư loại. Vì sao hai thứ định vô tâm đẳng Vô gián pháp mà không phải tâm duyên đẳng Vô gián? Vì gia hạnh công dụng tâm kia siêng năng dẫn khởi được gọi là tâm đẳng Vô gián pháp. Vì trái với tâm ngăn dứt tâm, chẳng phải tâm duyên đẳng Vô gián. Lại nói do thế lực của tâm kia dẫn khởi gọi là đẳng Vô gián pháp. Không tương ưng, không sở y, không có hành tướng, không có sở duyên, chẳng phải tâm duyên đẳng Vô gián.

13. Hỏi đáp về duyên Đẳng vô gián:

Vì sao hai thứ định vô tâm trước sau dường như không lẫn lộn nối tiếp sinh khởi, mà trước không phải sau, là duyên đẳng Vô gián? Đáp: Do thế lực của tâm nhập định dẫn khởi không do niệm lực trước dẫn sinh, cho nên trước không phải sau duyên đẳng Vô gián. Hỏi: Nếu thế thì pháp tâm, tâm sở dị thục do thế lực nhân dị thục dẫn khởi nhậm vận mà chuyển, trước lẽ ra chẳng phải sau duyên đẳng Vô gián? Vì pháp tâm, tâm sở tương ưng có sở y, có hành tướng, có sở duyên, niệm trước đối với sau có thế lực mạnh dẫn phát mở tránh, cho nên đều là duyên đẳng Vô gián sau, bát tương ưng hành trái với tâm này không thể thí dụ. Trong quyển một trăm chín mươi sáu giải thích duyên đẳng Vô gián, có thuyết nói nếu pháp trước chưa đến đã sinh vị không tạo tác duyên đẳng Vô gián với pháp sau , nếu đến liền tạo tác. Nếu vậy vị hữu tâm được như thế vị vô tâm, làm sao được như vậy? Đáp: Trong đây nói vị Hữu tâm, không nói vị khác, có người nói: Nếu nói theo vị vô tâm thì cũng không có lỗi nghĩa là hiện tại tâm nhập định hiện tiền ngay lúc đó, liền chấp lấy các định và quả của tâm xuất định cũng cùng quả của Sát-na định đầu tiên, các Sát-na sau lúc tâm xuất định sinh, cho quả chẳng lấy, trước dã chấp lấy.

Phê bình: Nó không lẽ tạo ra thuyết này, vì sao? Vì không có duyên đẳng Vô gián thời gian khác lấy quả thời gian khác cho quả. Nếu thời gian này lấy quả ngay thời gian này cho quả, y theo nhà phê bình này nhập hai định tâm quá khứ lấy quả, nếu không như vậy nhị định của Sát-na thứ hai và tâm xuất định, chưa đến chánh sinh mà sao lấy quả, nếu thế thì Chánh Lý trái với luận Bà-sa. Luận Chánh Lý chép: Các vị đều nói rằng nhập hai định tâm, diệt nhập vào quá khứ, mới có thể dần dần lấy niệm đẳng định thứ hai và xuất tâm, kia nhập định tâm lẽ ra chẳng phải quá khứ. Người lấy quả là dẫn dắt tên quả. Các khiên quả có thể là tác dụng của hành động, dựa vào tác dụng của hành động lập sự khác nhau trong ba đời. Nếu có tác dụng chẳng phải hiện tiền, chẳng lẽ không hoại ngay sở y của thế biệt, y theo luận này, chánh nghĩa trái với Bà-sa, nay xét rõ Chánh Lý không đề cập đến luận Bà-sa, văn các chỗ đều nói duyên đẳng Vô gián. Nếu lấy quả rồi chắc chắn quả sinh, không thể trở lại, hoặc duyên đẳng Vô gián chỉ có hiện lấy quả. Hoặc lấy quả rồi quả chắc chắn sinh, như có lúc tâm nghe tiếng chuông mà xuất định, thời gian này tâm xuất định chỉ đến giờ thọ trai, sau đó gặp duyên khác thì không nghe tiếng trống nữa, định đó trãi qua thời gian lâu không xuất, phải nhập định lúc tâm hiện tiền. Là chấp nhiều thời gian định, hay chấp ít thời gian định, nếu chấp nhiều thời gian định chẳng lẽ ít thời gian xuất, vì vô lượng Sát-na định bất sinh. Nếu chấp ít thời gian định thì chẳng lẽ nhiều thời gian không xuất, vì vô lượng Sátna định trước chẳng chấp, nên biết lý Ba-sa dài, lấy quả gọi là hiện tại, là nói theo nhân duyên v.v… không y theo duyên đẳng Vô gián.

14. Giải thích duyên sở duyên:

Luận chép: Đã giải thích như thế cho đến tùy theo sự thích ứng kia, thứ ba là giải thích duyên sở duyên, ở đây nêu pháp thể.

Luận chép: Nghĩa là như mắt thức cho đến là duyên sở duyên chỉ giải thích sự, hoặc vì pháp và pháp kia tướng là một nói tất cả pháp là sở duyên. Luận chép: Thí như củi v.v… cho đến tướng không khác nhau là nêu thí dụ để làm rõ, pháp tâm tâm sở cho đến chắc chắn như vậy: Ở đây nói ba định: Là hỏi: Đối với sở duyên có ba định, đối với sở y cũng có ba định, luận chép: Lẽ ra nói cũng có cho đến cùng sở y lìa nhau? Có thuyết ở quá khứ cũng có thân sở y, là thuật lại giải thích khác. Theo Luận Chánh Lý tánh sở y duyên duyên lẽ ra nói nó như thế nào, đó là tâm sở duyên tức là tất cả pháp, lìa ngoài cảnh của tâm, tâm sở duyên chắc chắn không còn pháp nào khác để được. Tất cả pháp là tâm, tâm sở sinh là sở phan duyên, nên gọi là sở duyên, vì sở duyên là pháp tâm, tâm sở sinh duyên nên gọi duyên sở duyên. Y theo luận này tức là dùng sở duyên mà duyên, gọi là duyên sở duyên trừ tâm tâm sở, các sinh pháp còn lại, đều không bám lấy cảnh sở duyên sinh nên chẳng phải sở duyên. Nay lẽ ra giải thích lược nghĩa của ba định, nói “Xứ định” đó là các thức như nhãn thức… chỉ duyên sắc xứ không duyên xứ khác. Nói “Sự định” là duyên các màu khác nhau như xanh, vàng v.v… đây là núi đây là cây v.v… khác nhau. Sát-na định là pháp tâm, tâm sở trong mỗi Sát-na duyên việc này đều chắc chắn, năm thức đại ý đồng nhau.

15. Nói về xứ định:

Thức xứ định là duyên mười hai xứ ý thức, mỗi xứ khác nhau, chẳng phải chỉ có Thánh pháp xứ. Xứ định là trong mỗi xứ tùy việc đó đều có khác nhau, Sát-na định trong mỗi một việc đối với sở duyên niệm niệm khác nhau, định sở y năm thức than đều y tự căn gọi là xứ định, nói sự định là trong một căn lại có nhiều loại, nghĩa là có bốn tánh nam, nữ, phi nam nữ v.v… và các căn trong sáu đường, tu đắc, sinh đắc v.v… thảy đều bất đồng. Sát-na định là y vào căn của việc này niệm niệm đều khác, ý căn xứ định là chỉ y theo ý căn không y căn khác, sự định đó là pháp thế đệ nhất chỉ cùng pháp khổ trí nhận làm chỗ nương.

Định Kim cương dụ chỉ cùng tận trí làm chỗ nương, Sát-na định là nhiều Sát-na, pháp thế đệ nhất đối với trước nhẫn vị không có Sát-na định, cho đến tăng thượng nhẫn có Sát-na định. Đã giải thích như vậy cho đến duyên tăng thượng, đoạn văn này nêu thể của duyên tăng thượng, y theo luận này tức duyên tăng thượng nên biết duyên tức là nhân. Nếu là tương tợ vì sao nói tức. Luận chép: Duyên này thể rộng cho đến duyên tăng thượng: Đây là giải thích tên gọi Theo Luận Chánh Lý thì tánh của duyên tăng thượng là nhân năng tác, vì nhân năng tác có nghĩa sâu kín, vì không bờ mé thuộc tất cả pháp. Nếu đây đối với kia không ngăn ngại khiến sinh là nghĩa duyên tăng thượng của nhân năng tác. Theo luận này nhân duyên không khác nhau, đối với nghĩa ba duyên thì loại này nhiều nhất, sở tác thật rối rắm nên gọi là tăng thượng, chẳng lẽ không thuộc tăng thượng pháp trùm khắp thì lại đối ba cách nói, tăng thượng chẳng phải đối ba thể đặt tên tăng thượng. Vì sao? là đối với ba nghĩa dụng mà đặt tên, nghĩa dụng của các duyên xen nhau mà không chung nhau, thể tánh của các duyên xen lẫn nhau. Như duyên tăng thượng nghĩa loại vô lượng sở tác rộng nhiều, còn ba thứ không như vậy nên nay chỉ nêu tên duyên tăng thượng. Theo văn luận trên thì dụng của nhân năng tác tức duyên tăng thượng, nhân duyên chỉ y theo tác dụng mà đặt tên, thể mặc dù xen lẫn nhau, nhưng dụng khác nhau là dụng của sáu nhân tạo tác bốn duyên. Duyên gọi là tuy sơ, chẳng phải nhân dụng riêng. Lại nói nhân duyên nhiếp nhau, chẳng nói theo thể, nói dụng nhiếp nhau cũng chẳng y vào tợ, đều nói tức nhau và nói như vậy nên không chướng ngại sinh gọi là nhân năng tác, vì không chướng ngại là duyên tăng thượng, có hai giải thích.

16. Nêu thuyết để chứng minh:

Có thuyết cho rằng nhân duyên thuộc nhau là y theo thể tánh mà chứng, chỉ y theo nhiếp tận tức là hoàn toàn dựa vào y theo và các thuyết nói hoặc dụng nhiếp nhau y theo tợ , đây cũng chẳng đúng lý, một loại không chướng nhân duyên đâu khác nhau mà nói khác nhau cứ tợ nhiếp nhau. Luận nói tất cả pháp cho đến đâu chỉ riêng thể rộng, là hỏi. Luận chép: Đều có các pháp cho đến là duyên tăng thượng? Lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Hữu pháp đối với pháp hoàn toàn chẳng phải bốn duyên chăng? Đây là hỏi đáp nói rộng. Luận chép: Có người cho rằng: Cho đến vô vi là đáp. Tự tánh đối với tự tánh, đây là không có dụng của sáu nhân, bốn duyên, với tánh khác cũng có hữu vi đối với vô vi, vô vi đối với vô vi, bốn duyên cùng sinh pháp mà duyên, vô vi vô sinh, cho nên hữu vi đối với vô vi, vô vi đối với vô vi chẳng phải bốn duyên. Các duyên như vậy cho đến cùng tác dụng, bốn duyên quả thứ hai cho đến địa vi nào mà hưng khởi được, không nói lấy quả. Theo ý Luận Chánh Lý cho quả chỉ là công năng đây gọi tác dụng tức là nói công năng là tác dụng, vì đều có tác dụng giải thích hai nhân trong nhân duyên, vì đều có tương ưng đối với pháp hiện tại năng cho quả. Pháp hiện tại gọi là thời gian diệt, ý nói làm cho pháp câu sinh có tác dụng, tức là khiến cho quả câu sinh có công năng lấy quả cho quả, tuy nói các nhân cùng lúc với quả, nhưng nghĩa của hai nhân này được gồm cả hai, theo lý thú đó, lúc trụ diệt đồng, lúc trụ lấy quả gọi là hiện tại. Nếu lúc trụ khác lúc diệt, chẳng lấy quả lẽ ra chẳng phải hiện tại, luận chép: Nói ba nhân cho đến tác dụng mới hưng khởi; là giải thích ba nhân trong nhân duyên.

17. Nói về các duyên:

Ba thứ nhân này đối với quả sở sinh cho đến khi tướng thì sinh liền sanh khởi, luận chép: Đã nói nhân duyêncho đến mới lấy cảnh, đây là giải thích duyên đẳng Vô gián và lúc tác dụng của duyên sở duyên. Lúc hai nhân trước diệt, lúc ba nhân sinh, lúc này duyên đẳng Vô gián sinh, lúc duyên sở duyên diệt thì nói trái nhau, lúc sinh lúc diệt, quả này cho đến lúc sinh lúc diệt. Ý nói tác dụng là cho quả, chỉ có duyên tăng thượng cho đến tất cả không ngăn cách là giải thích duyên tăng thượng. Duyên tăng thượng đối với lúc pháp sinh, pháp diệt đều cho tác dụng nên nói tất cả không ngăn ngại, do trong bài tụng này lược không nói, hoặc trong đó có quả hữu vô, cho nên chẳng nói. Luận chép: Đã nói các duyên cho đến do mấy duyên sinh, một bài tụng thứ ba dưới đây nói về pháp sinh đủ duyên nhiều ít. Luận chép: cho đến tất cả pháp khác: tâm, tâm sở bốn duyên sinh.

Hỏi Quả của duyên sở duyên, v.v… đến lúc diệt mới khởi tác dụng, vì sao nói có bốn duyên sinh?

Đáp: Luận Bà-sa quyển một trăm ba mươi sáu nói pháp tâm, tâm sở bốn duyên sinh, ở đây nói sinh vì khởi, chưa đã diệt, gọi chung là sinh. Theo Luận Chánh Lý thì không phải một duyên, hai nhân tác dụng chẳng phải đối với lúc pháp kia sinh liền có, vì sao bốn duyên như tâm v.v… cho nên sinh, vì sao nhân duyên dủ năm tánh nhân, mặc dù ở giai đoạn pháp diệt tác dụng mới thành, nhưng lúc pháp sinh chẳng phải không có công lực, lìa pháp kia đây hẳn là bất sinh, do tâm, tâm sở phải nương nhờ sở duyên và nương vào hai nhân mới sinh được. Hoặc pháp này và pháp kia là sở duyên, hoặc nhân không tạm thời, chẳng phải bổn ý của Luận chủ. Luận chép: Diệt tận Vô Tưởng cho đến như trước nói: Nói hai định ba duyên này sinh. Theo Luận Chánh Lý thì chẳng lẽ không có Vô Tưởng cũng có ba duyên sinh, vì tâm, tâm sở đẳng Vô gián, lẽ ra cũng nói là tâm đẳng Vô gián nhưng chẳng phải tâm Đẳng gia hạnh dẫn sinh, nên ở đây bỏ không nói tới. Nhị định như vậy cho đến chẳng phải duyên Đẳng Vô gián ở đây nói nhị định từ tâm Đẳng Vô gián sinh, làm chướng ngại tâm khởi, không làm duyên đẳng Vô gián với tâm. Theo Luận Chánh Lý thì vì sao hai định là tâm đẳng Vô gián, không nói là tâm duyên đẳng Vô gián, vì do sức tâm đẳng dẫn sinh, như tâm, tâm sở sinh phải lệ thuộc tâm diệt trước, chẳng phải như sắc pháp có thể đồng thời chuyển với tâm khác, chẳng phải như đắc v.v… có thể lẫn lộn vì đều hiện tiện, vì chẳng phải như sinh v.v… là (bạn bè) gần gũi nhau, nhưng vì tâm phương tiện gia hạnh dẫn sinh. Có thể nói tâm Đẳng Vô gián trái với tâm đẳng khởi định. Chẳng phải tâm Đẳng đẳng Vô gián duyên, luận chép: ngoài ra không tương ưng cho đến sở sinh của hai duyên, đây là nói sắc và pháp bất tương ưng khác. Luận chép: Tất cả thể gian cho đến một nhân sinh khởi ở đây, kết luận là chánh chẳng phải tà, tất cả các pháp thế gian đều từ sáu nhân, bốn duyên sinh khởi như trước đã nói, chẳng phải như ngoại đạo bôi tro chấp trời tự tại là tác giả v.v… sinh ra các pháp, chẳng phải như ngoại đạo. Thắng luận chấp ngã là thật, có công năng làm tác giả sinh, giả là sai, như Số luận chấp tự tánh cũng gọi là Thắng tánh là nhân các pháp, chẳng phải như thế đẳng đồng một nhân sinh.

18. Các pháp do các nhân duyên sanh:

Luận chép: Ở đây vì sao là hỏi, ở đây vì sao mà biết các pháp từ trước tới nay do các nhân duyên sinh, chẳng tự tại v.v… một nhân phát khởi? Dưới là đáp có hai nguyên nhân biết các pháp chẳng phải do một nhân sinh, nếu tất cả thành tựu cho đến một nhân sinh, là Luận chủ đáp, nếu tất cả pháp sinh chấp do sáu nhân bốn duyên sinh nghĩa mà thành thì Chẳng lẽ không tiện xả tất cả thế gian do tự tại v.v… một nhân sinh, Luận chép: Lại các thế gian cho đến do một nhân sinh khởi, là nhân thứ hai. Cho nên biết các pháp chẳng phải một nhân sinh. Nếu chấp nhận các pháp do một nhân sinh, nhân đã là một, lại không có nhân khác, sinh quả kia lẽ ra đồng thời khởi chẳng theo thứ lớp trước sau v.v… nói thứ lớp v.v… lại đồng với lỗi sau. Luận chép: Nếu chấp tự tại cho đến khác nhau sinh đây là vặn hỏi chẳng phải một nhân, luận chép: Hoặc khác nhau cho đến vô sai khác, là muốn mau khởi nạn. Luận chép: Hoặc dục khác nhau cho đến một pháp làm nhân thì chẳng phải một nhân trái tông, là nạn. Luận chép: Hoặc chỗ đối đãi nhân cho đến lẽ ra vô biên tế nhẫn đến vô cùng. Luận chép: Nếu không còn đối đãi cho đến chẳng phải thứ lớp sinh, dục sinh chẳng thứ lớp, luận chép: Hoặc chấp nhận các nhân cho đến nhân duyên Chánh Lý thì trái tà thuận chánh, là nạn. Luận chép: Nếu nói tự tại cho đến vô sai khác, là dục vị không khác, là nạn, Luận chép: Lại tự tại đó cho đến được, nghĩa lợi gì, sinh pháp không có ích bắt bẻ. Luận chép: Hoặc vì phát hỷ cho đến lẽ ra chẳng tự tại, phát hỷ chẳng tự tại, là nạn, vì đối với hỷ đã như vậy cho đến bất khả đắc, bắt bẻ đối với hỷ khác. Hoặc tự tại đến tự tại đây sinh khổ ở tự vô dụng, đã là phát hỷ sinh các đường ở thế gian như địa ngục v.v…, hữu tịnh bị khổ não mà sao sinh hỷ. Luận chép: Y theo bài tụng kia nói cho đến nên gọi là Lỗ-đạt-la, dưới đây là dẫn bài tụng ngoại đạo để chứng minh vì khéo nói hữu tình tự tại hay khổ não phát sinh tự hỷ, do hiểm lợi năng thiêu đốt. Ngoại đạo kia nói có ba A-tố-lạc giữ gìn ba cõi nước, bay đi trong,hư không, đối với trời tự tại có lỗi, trời đó không nhẫn nại bắn mũi tên đốt cháy ba cõi nước cùng lúc cháy hết, tên lửa nguy hiểm sắc bén có thể đốt cháy ba nước, đáng sợ hằng bức não tai hại, do có công năng xuyên qua tủy não con người, cột đỉnh đầu họ rồi lấy rồng trói cánh tay, giết voi lấy da, đây là điều đáng sợ bức ép nguy hại, loại ưa ăn máu thịt đã bị ăn nên gọi là Lỗ-đạt-la, một tên trong ngàn tên gọi của trời tự tại, là tên bạo ác. Luận chép: Nếu tin nhận cho đến các việc như công sức người v.v… đây là thế gian trái nhau. Luận chép: Hoặc nói tự tại cho đến không thấy dụng riêng, do sức thấy tự tại ở thế gian không có người thấy, nhưng chỉ là nói giúp tự tại, hoặc tự tại kia cho đến lẽ ra chẳng tự tại, hoặc đợi các nhân khác năng sinh các pháp, tức chẳng tự tại, luận chép: Nếu chấp sơ khởi cho đến giống như tự tại lại bác bỏ chuyển chấp.

19. Bác bỏ loại khác:

Luận chép: Ngã thắng tánh cho đến nên rộng nêu câu hỏi bác bỏloại khác, luận chép: Nên không có pháp cho đến nhân tự tại v.v… là tổng kết thành. luận chép: Lại chỉ phát tà cho đến làm nhân duyên lẫn nhau, kết trước khởi sau, luận chép: Trước nói các pháp, trở xuống thứ tư một hàng tụng nói đại chủng tạo sắc, là nhân nhiều ít, luận chép cho đến đồng loại nghĩa của nhân, là giải thích câu thứ nhất nói bốn đại đối với dị loại đại đều có hai nhân. Hoặc tư loại đại chỉ có một nhân đó là nhân đồng loại , nước đối với nước, chẳng phải nhân câu hữu. Luận chép: Đại đối với sở tạo cho đến nhân khác nhau, đây là nói đại chủng và tạo sắc là nhân, nghĩa là có năm nhân. Sinh y, vị, trì, dưỡng, tức là trong nhân năng tác chia ra năm nhân, nếu nói chung chỉ có nhân năng tác, nếu nói riêng có năm nhân. Luận chép: từ kia khởi nên gọi là sinh nhân.

20. Nói về sinh nhân:

Theo Luận Chánh Lý chép: Là sinh nhân, vì từ kia khởi như mẹ sinh con. Luận chép: Sinh đã tùy theo, cho đến nói là y nhân, ý của Chánh Lý đồng. Luận chép: Vì năng giữ gìn cho đến gọi là lập nhân, Luận Chánh Lý nói lập nhân vì năng nhậm trì như đất giữ gìn các vật. Luận chép: Không dứt nhân nên gọi là trì nhân, Luận Chánh Lý chép: Trì nhân vì nhờ năng lực giữ gìn đó mà cho không dứt, như ăn uống giữ gìn mạng căn, Luận chép: Tàng trưởng nhân nên gọi là dưỡng nhân, theo Luận Chánh Lý nói dưỡng nhân vì nuôi lớn nhân ấy, giống như rể cây được nước thấm nhuần. Muốn biết lực dụng khác nhau của năm nhân, nên xem năm thí dụ sinh nhân như mẹ sinh con, y nhân như đệ tử nương thầy, lập nhân như đất nâng giữ vật, trì nhân như nhờ ăn giữ được mạng căn, dưỡng nhân như nước thấm thấu vào rể cây. Luận chép: Như vậy hiểu rõ cho đến trụ trong tánh nuôi lớn nhân, là tổng kết, Mẹ có thể sinh con, thầy có thể chuyển hóa đệ tử, đất nâng giữ muôn vật, ăn giữ được sự sống, nước giống cây lớn lên, tức là bốn đại cộng với năm nhân.

Luận Chánh Lý chép: Sinh nhân, tất cả đại chủng sinh ra sắc sở tạo, vì chẳng lìa các đại chủng có sinh các sắc sở tạo, tạo ra sắc sinh rồi, đồng loại nối tiếp không dứt, lửa là y nhân có thể làm cho khô ráo không bị nát rã, nước là lập nhân vì có công năng làm cho thấm nhuần, không bị phân tán, đất là trì nhân, vì có công năng giữ gìn muôn vật mà cho không bị chết, gió là dưỡng nhân, vì có công năng phát sinh thêm lớn. Đại chủng như vậy tuy cùng sở tạo không có năm loại nhân như nhân câu hữu v.v… mà có năm nhân riêng như sinh… nên không có lỗi trái với kinh luận.

Luận chép: Các căn sở tạo cho đến quả của mắt căn… là nói tạo sắc đối nhau mà nhân nhiều ít, luận chép: Vì sở tạo đối với đại cho đến quả của đại chủng, là nói sở tạo và đại chủng mà nhân nhiều ít.

21. Nói lại về duyên đẳng Vô gián:

Luận chép: Ở trước đã nói chung cho đến ở đây sao nói mười hai v.v…, trở xuống là nói lại về duyên đẳng Vô gián, trong đó có ba:

  1. Nói về quảng tâm.
  2. Nói về ba thứ tác ý.
  3. Nói về đắc tâm nhiều ít.

Thứ nhất nói về quảng tâm, trong đó có hai, là mười hai tâm xuất

nhập và hai mươi tâm xuất nhập, ở đây nói mười hai tâm xuất nhập, một bài tụng đầu nói chung thành mười hai, bốn bài tụng sau nói xuất nhập lẫn nhau. Luận chép: Cho đến hợp thành mười hai chia ra ba cõi và tâm vô lậu thành mười hai. Luận chép: Mười hai tâm này sinh lẫn nhau, một bài tụng sau nói về sự xuất nhập của mười hai tâm, sự sinh của pháp tâm, tâm sở trong ba cõi lược có năm loại là tự giới, dị giới, tục sinh, phòng định và vô lậu.

1- Tự giới sinh nhau, tâm thiện gia hạnh tự giới không từ tâm dị thục, oai nghi, công xảo sinh ra, từ các tâm khác đều được sinh ra nhau, chỉ trừ hóa tâm, vì chỉ cùng tâm thiện gia hạnh cõi Sắc sinh ra lẫn nhau.

2- Dị giới tâm tương sinh, tâm vô phú vô ký trong ba cõi, không từ tâm dị giới sau khởi, chỉ trừ tâm dục hóa, cũng không sinh tâm dị giới, trừ tâm dục hóa và tâm qua đời. Tâm sinh đắc thiện thì không sinh tâm địa khác, trừ giai đoạn tục sinh, không từ tâm địa khác sinh, chỉ trừ tâm phòng định, tâm thiện gia hạnh, hướng thượng chỉ sinh thiện gia hạnh, hướng hạ sinh dục, chung sinh đắc thiện. Tùng sinh là từ thiện gia hạnh thượng, hạ mà sanh ra.

3- Tâm tục sinh: Chỉ sinh đắc thiện, bất thiện, hữu phú vô ký, dị thục vô ký, tâm oai nghi là tâm qua đời, chỉ có bất thiện, hữu phú vô ký là tâm tục sinh, hướng thượng sinh trừ bất thiện, hữu phú vô ký, hướng hạ sinh theo sở hữu của giới.

4- Tâm phòng định: Sinh đắc, gia hạnh thiện của cõi Dục từ sau sắc nhiễm tâm sinh ra, tâm thiện phòng định gia hạnh ở cõi Sắc phát sinh từ sau Vô Sắc nhiễm.

5- Tâm Vô lậu sinh nhau; Như văn dưới sẽ nói.

22. Nói về tâm thiện ở cõi Dục:

Luận chép: Cho đến nghĩa là lúc xuất quán; nói về tâm thiện ở cõi Dục, theo Luận Chánh Lý dục thiện sinh sắc thiện, ban đầu sinh chưa hề đắc, sau khởi sinh chung lìa dục đắc. Luận chép: Nhiễm nghĩa là bất thiện cho đến lý vô sinh khác; Nói về tâm nhiễm cõi Dục. Luận chép: “Dư” là dục ràng buộc cho đến năng sinh nhiễm kia, là nói tâm vô phú vô ký ở cõi Dục. Luận chép: Thiện tâm cho đến vô phú vô ký ở cõi Sắc, là nói tâm thiện ở cõi Sắc, luận chép: Hữu phú từ tám cho đến vô phú vô ký, là nói tâm hữu phú ở cõi Sắc. Luận chép: Vô phú từ ba cho đến các nhiễm ở cõi Dục và cõi Vô Sắc, là nói tâm vô phú ở cõi Sắc, thiện ở cõi Vô Sắc cho đến bậc Học, Vô học, rõ tâm thiện ở cõi Vô Sắc. Hữu phú vô ký cho đến tâm Học, Vô học. Nói tâm hữu phú ở cõi Vô Sắc, vô phú như sắc nói cho đến sắc nhiễm ở cõi Dục. Nói tâm vô phú cõi Vô Sắc. Luận chép: Học tâm từ bốn cho đến vô học đồng nhất nói tâm học, tâm vô học.

Luận chép: Nói mười hai tâm cho đến là hai mươi tâm, dưới đây hai bài tụng chia thành mười hai tâm, hay hai mươi tâm, Luận chép: Cho đến nên thành hai mươi tâm, chia ra mười hai hay hai mươi tâm, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: Oai nghi lộ đẳng cho đến cũng duyên với âm thanh, đây là nói về cảnh sở duyên của ba tâm, vì vô phú cũng là tâm công xảo, cho nên duyên thanh. Luận chép: Ba tâm như vậy chỉ là ý thức, y theo văn luận này oai nghi công xảo, ba tâm thông quả, chỉ là ý thức, chẳng phải năm thức. Theo luận Bà-sa thì oại nghi, công xảo nói là gia hạnh, đây là nói tâm thông quả duy ý thức, y theo hóa tâm mà nói các tâm tương ưng, cũng duy ý thức. Luận chép: Có các luận sư khác nói cho đến mười hai xứ cảnh, là nói về thuyết. Bà-sa cũng có hai thuyết giống với luận này, y theo văn oai nghi v.v… văn tâm phát nghiệp, oai nghi chỉ duyên sắc, công xảo gồm âm thinh, như phát tâm nghiệp thiện ác, khiến các vị luận sư trước nói duyên bốn cảnh. Năm cảnh chẳng phải chánh phát nghiệp tâm, là tiền hậu cận tâm khác với Sư sau, chỉ duyên bốn cảnh, năm cảnh gọi là các tâm oai nghi v.v… Sư sau gồm mười hai xứ. Nói oai nghi lộ, công xảo xứ, từ sở y đặt tên, vì oai nghi có nhiều y lộ, vì công xảo có nhiều y xứ. Mười hai như thế cho đến tự sắc hai tâm, như vậy ở đây nói rõ tám tâm sinh nhau ở cõi Dục, như trước đã phân biệt.

23. Sáu tâm sinh nhau ở cõi Sắc:

Luận chép: Kế là nói cõi Sắc cho đến hai tâm tự giới, đây là nói sáu tâm sinh nhau ở cõi Sắc, Luận chép: Kế là nói về cõi Vô Sắc cho đến đó là tự giới có bốn, nói về bốn tâm sanh nhau. ở cõi Vô Sắc. Luận chép: Kế là nói vô lậu cho đến và học, vô học: Là nói hai tâm vô lậu cùng các tâm sinh nhau. Luận chép: Lại có duyên gì cho đến sinh gia hạnh thiện, dưới đây phân biệt hỏi đáp, đây là hỏi. Luận chép: Vì thế lực yếu cho đến gia hạnh thiện tâm, là nói ba tâm không sinh gia hạnh thiện, vì một là thế lực yếu, gồm ba tâm, hai là chẳng phải tạo công dụng dẫn phát tâm dị thục, ba là lạc tác dụng dẫn phát công xảo oai nghi chuyển, hai tâm sau, bốn là tổng kết.

Luận chép: Xuất tâm không do cho đến có công năng sinh kia, một nhân giải thích ba vô ký sinh từ tâm thiện gia hạnh, vì nếu như vậy nhiễm ô cho đến không thuận nhau là nạn. Ba tâm không thuận gia hạnh thiện, gia hạnh không sinh theo ba tâm, tánh gia hạnh nhiễm ô trái nhau. Thế nào là tâm nhiễm ô sinh gia hạnh? Luận chép: tuy như vậy chán mỏi cho đến khởi gia hạnh, là đáp, vì tâm thiện gia hạnh trái với phiền não, rất nhàm chán phiền não, sinh gia hạnh thiện, Ba tâm không thể sinh rất nhàm chán cho nên không thuận, không thể sinh gia hạnh thiện, luận chép: Cõi Dục sinh đắc cho đến dẫn sinh tâm kia. Là giải thích cõi Dục tán địa sinh được tâm thiện, vì minh lợi từ hai tâm vô lậu và sắc gia hạnh tâm khởi, định địa cõi Sắc sinh đắc không bén nhạy, không từ kia khởi, cũng không sinh kia. Lại muốn sinh đắc cho đến Vô gián mà khởi, giải thích sinh đắc cõi Dục vì lanh lợi, có thể nối tiếp sắc nhiễm sinh, phòng hộ định kia, sắc sinh đắc thiện định mạnh tán yếu vì không lanh lợi, không sinh từ tâm nhiễm ở cõi Vô Sắc. Tác ý có ba cho đến tương ưng tác ý. Thứ hai là nói ba pháp tác ý, Thánh đạo sinh nhau, tự tướng, cộng tướng, thắng giải tác ý. Lời văn rất dễ hiểu tức tác ý tương ưng tuệ gọi là quán, hai thứ trước từ sở quán đặc tên, loại thứ ba từ năng quán tương ưng thắng giải mà đặt tên, tức xưa giả gọi là tưởng quán, vì cảnh thay đổi theo tâm, tâm mạnh hơn cảnh chắc chắn ấm trì gọi là thắng giải. Luận chép: Ba thứ như thế cho đến. Ba thứ tác ý như vậy, là nói loại tác ý này đều có cùng với Thánh đạo công năng sinh nhau, là nói có cả trước sau. Ban đầu nhập Thánh đạo chỉ là công tướng tác ý như thế thứ nhất v.v… nếu nói như thế cho đến giác phần như niệm v.v… rõ ràng thuận giáo. Nói “Câu” là trước sau không dứt chẳng phải đồng thời, quán bất tịnh là tác ý thắng giải, trước sau đi chung với vô lậu, nghĩa nối tiếp này y theo đây nên biết, tác ý thắng giải có thể nhập Thánh đạo nhập khó xuất dễ, chỉ chứng minh cái khó đó, có các luận sư khác nói cho đến khởi chung ba thứ trình bày thuyết khác ý nói nhập Thánh khó, chỉ có cộng tướng tác ý, xuất tâm dễ nên có cả ba thứ tác ý.

24. Các luận sư khác giải thích kinh:

Luận chép: Tu pháp quán bất tịnh cho đến niệm đẳng giác phần, các luận sư khác giải thích kinh nên nói đều dựa vào truyền thuyết mà nói khởi giác chi. Luận chép: Ngoại ra lại có người nói về cộng tướng tác ý, trình bày ý của luận sư thứ ba, Sư này cho Thánh đạo là cộng tướng tác ý, nhập xuất Thánh đạo lại dụng cộng tướng tác ý, nếu vậy có chỗ nương cho đến khởi tác ý gì? Là gạn hỏi sau sẽ nói. Xuất Thánh đạo đối với tâm xuất từng đắc, không đối với tâm xuất chưa từng đắc, ở cõi Dục có cộng tướng tác ý từng đắc có thể từ kia xuất, ở trong cõi Sắc có bốn pháp thiện ác khác nhau, đặc biệt có cộng tướng tác ý từng đắc, xuất từ Thánh đạo, nương vào vị chí Sơ định, trung gian Tĩnh lự, đồng là sơ định không cách xa nên có thể y dục sinh, y thứ hai đến thứ tư, lúc nhập thấy đạo, Thánh đạo không đứt quãng khởi tác ý gì? Luận chép: Vì chẳng khởi cõi Dục đến giới vì rất xa, đây là ngăn chấp thứ nhất, hoặc nói cũng khởi cộng tướng tác ý ở cõi Dục, ở đây là rất xa Luận chép:, chẳng phải với địa đó cho đến thuận phần quyết trạch: Là ngăn dứt chấp thứ hai, cũng không thể nói cho đến địa vị nhị định… khác với thuận phần quyết trạch, có cộng tướng tác ý từng tu đắc. Luận chép: Vì chẳng phải các bậc thành đến đạo gia hạnh, ngăn chấp thứ ba, e chấp kia cho là từ Thánh đạo khởi thuận phần quyết trạch từng đắc. Nếu như vậy là đắc quả đạo sau mới khởi tiền gia hạnh, là không đúng đạo lý, Luận chép: Nếu cho rằng có khác cho đến trái với Chánh Lý, là ngăn dứt chấp thứ tư.

25. Trái với Chánh Lý:

Theo Luận Chánh Lý thì ở đây nghiên cứu chẳng đúng lý lệ thuộc gia hạnh tác ý đã tu, chẳng phải đắc quả sau có thể dẫn khởi hiện tiền, là loại kia. Đoạn văn trước nói Thánh đạo Vô gián có cả ba pháp tác ý hiện tiền với lý là thiện, hai luận sư trước đều chấp nhận ba thứ tác ý xuất Thánh đạo. Theo luận Bà-sa quyển mười một gạn hỏi luận sư này dựa vào định vị chí lại khởi dục cộng tướng tác ý, không nói hai địa sơ trung, luận này nói ba là nói dọc, hoặc nêu thuyết thứ ba của luận Bà-sa, đi vặn hỏi thuyết bảy mươi hai của luận Bà-sa, cõi Dục và vị chí sinh nhau, đó là thuyết thứ nhất. Thuyết thứ hai nói Vị chí, Sơ định, thuyết thứ ba cho đến định Trung gian, bốn là nói cho đến nhị định, bình chọn thuyết thứ hai. Hoặc luận này nêu tam địa, để bắt bẻ chính là chấp kia chỉ có cộng tướng xuất, chỉ gạn hỏi luận gia thứ ba, luận Bà-sa quyển mười một nhà phê bình bình chọn nghĩa của luận sư đầu tiên, nói chung tất cả Thánh đạo. Nếu lấy ban đầu nhập cũng chỉ có cộng tướng, trong Luận Chánh Lý lấy cái thứ hai, vì tâm xuất thấy đạo. Luận chép: Hoặc dựa vào định vị chí cho đến chỉ có tự chẳng có địa khác, rõ các địa xuất tâm vô học, trong mười một địa và Hữu Đảnh không có vô lậu dứt dục, phi tưởng phi phi tưởng hoặc dẫu cho đối với dục từng đắc tự tại cũng y Vị Chí, từ Hữu Đảnh tự tại cũng nương Vô Sở hữu xứ, vì từ các địa khác tự địa có vô lậu. Nếu đối với địa này được tự tại, tức là y đây, không y thượng hạ, vì kia xuất tâm không cần cầu, xuất tự địa dễ đều tự địa xuất, y Phi tướng địa đắc tự tại tức y kia mà xuất, y vị chí đắc A-la-hán khó, thân ở cõi Dục đối với tâm cõi Dục đắc tự tại gần kế mà xuất. Lại thân ở phi tưởng dứt hoặc Hữu đảnh phải y vào địa dưới vì khởi vô lậu xuất tâm trở lại y Phi tưởng tâm xuất lại vì không có tâm địa dưới. Thân ở cõi Dục y vị chí cõi trên, hoặc ở cõi Dục xuất tâm cho nương tựa xuất tâm cõi Dục, tuy sinh địa trên không khởi định dưới, thượng lưu sinh lên tầng trời phi tưởng hẳn khởi định vô lậu cõi dưới .

26. Nêu chung tám thứ tác ý:

Luận chép: Ở trong cõi Dục cho đến sở đắc hai đời , là nêu chung tám thứ tác ý, rất dễ hiểu. Luận chép: Trong đây năm loại cho đến vì nói về lợi cho nên nói năm trong tám thứ có thể nhập xuất Thánh đạo. Cõi Dục sinh đắc thiện cũng nối tiếp Thánh đạo vì nhạy bén, Thánh đạo xuất nhập trong ba cõi rất dễ hiểu. Luận Chánh Lý chép: Nếu lúc sinh nhị thiền trở lên khởi ba thức thân cõi dưới, các cõi chưa lìa tự địa nhiễm kia từ tự đại thiện, nhiễm, vô ký tác ý Vô gián, ba thức hiện tiền, ba thức Vô gián, lại sinh ba thứ tác ý của tự địa, các cõi đã lìa nhiễm tự địa, trừ nhiễm tác ý chỉ có thiện, vô ký tác ý Vô gián ba thức hiện tiền, ba thức Vô gián cũng chỉ khởi hai thứ tác ý này, y theo đây gá thức, chẳng phải quả chung.

Luận chép: Ở trước nói cho đến mấy tâm có thể được, dưới đây thứ ba là nói đắc tâm nhiều ít trong mười hai tâm, luận chép cho đến nay được thành, là nói trong tâm nhiễm được sáu tâm. Ở đây nói “Đắc” nghĩa là trước không thành nay được thành, chẳng phải trước nối tiếp có, trong ba vị nói đắc:

  1. Tâm nghi nối tiếp thiện.
  2. Từ cõi trên lui sụt xuống sinh vị, tức là kiết sinh nhiễm.
  3. Khởi hoặc lui sụt.

Ba thứ này đều là tâm nhiễm ô, do nghi ngờ nối tiếp thiện cho đến bây giờ gọi là được tâm thiện ở cõi Dục. Lúc nghi thiện nối tiếp và giới lui sụt bấy giờ tâm nhiễm hiện hiện ra trước, đắc thiện ở cõi Dục rồi cho đến tướng sinh gọi là “Đắc”, tâm thiện ở Dục chỉ có hai vị này.

27. Nói về tâm cõi Dục và tâm cõi Sắc, cõi Vô sắc:

1- Nói về tâm cõi Dục:

Do khởi hoặc lui sụt cho đến một tâm hữu phú, là nói hai tâm cõi Dục và tâm cõi Sắc. Hoặc lúc ở cõi Vô Sắc chết đi sinh xuống cõi Dục thì hai tâm cõi Dục và đắc sắc đồng là một, không lìa nhiễm sắc dục nhiễm lui sụt khởi hoặc cõi Dục thương cũng y theo đây. Nếu từ cõi Sắc hạ sinh và lúc lìa lui sụt ở cõi Dục chỉ đắc hai dục, luận chép: Do khởi hoặc nhiễm lui sụt cho đến nên gọi là đắc sáu. Hoặc và tâm nhiễm cõi Vô Sắc chỉ do hoặc mà lui sụt, vì Vô Sắc lai không sinh cõi trên, đối với tâm dục nhiễm chánh là địa vị hiện tại đắc sáu tâm này, nhưng giai đoạn nối tiếp thiện đắc thiện cõi Dục. Hai thuyết của luận Bà-sa, một thuyết chỉ đắc sinh đắc, hai là thuyết gia hạnh, hoặc xuyên suốt tập nhiễm cũng đắc, không có lời bình .

2- Nói về tâm cõi Sắc:

Luận chép: tâm nhiễm cõi Sắc cho đến cùng do lui sụt mà được, Thứ hai nói tâm nhiễm cõi Sắc được sáu. Từ cõi Vô Sắc chết sinh xuống cõi Sắc đắc hóa tâm cõi Dục đắc vô phú vô ký và thiện, tâm nhiễm ở cõi Sắc, tâm nhiễm cũng do lui sụt mà được ngoài ra tâm chỉ do giới mà trở lại.

3- Nói về tâm cõi Vô Sắc:

Luận chép: Do khởi hoặc thối cho đến nên gọi là đắc sáu, là nói tâm nhiễm ở cõi Vô Sắc và tâm Hữu học chỉ do thối đắc, lời văn rất dễ hiểu. Luận chép: tâm nhiễm ở cõi Vô Sắc cho đến nên được gọi là hai, là nói tâm nhiễm ở cõi Vô Sắc, kia không có cõi trên nên không có cõi lui sụt trở lại, lúc khởi hoặc lui sụt khởi trên không đắc dưới, thối dưới thì đắc trên, do tâm nhiễm Vô Sắc này chỉ được hai tâm. Luận chép: tâm thiện cõi Sắc cho đến vì thăng tấn thấy rõ thiện sắc, là nói thiện cõi Sắc, thiện này thăng tấn đắc định vị chí thì được tâm thiện cõi Sắc, đắc định căn bản được hai hóa tâm nên gọi là được ba.

28. Hỏi đáp về tâm lui sụt:

Hỏi: Vì sao tâm sau đó lui sụt?

Đáp: Luận Bà-sa quyển sáu mươi mốt nói thế nào là tâm Vô gián khởi phiền não hiện tiền, nếu cuối cùng lìa nhiễm ở cõi Phi tưởng Phi phi tưởng, xứ nhiễm khởi Địa kia ràng buộc hiện hiện ra trước. Lui sụt tức tâm thiện của địa kia Vô gián khởi phiền não hiện hiện ra trước, nếu chưa rốt ráo lìa được nhiễm ở Phi tưởng Phi phi tưởng xứ, vì nhiễm khởi địa kia này ràng buộc hiện hiện ra trước, lui sụt tức là tâm thiện hoặc tâm nhiễm ô Vô gián khởi phiền não hiện ra trước, cho đến Sơ Tĩnh lự nên biết cũng như vậy. Nếu rốt ráo lìa nhiễm cõi Dục. Vì khởi ràng buộc cõi Dục, lui sụt tức là cõi Dục hoặc tâm thiện, tâm Vô gián vô phú vô ký khởi phiền não hiện tiền. Hoặc vì chưa rrốt ráo lìa nhiễm cõi Dục khởi ràng buộc ở cõi Dục, cõi Dục lui sụt hoặc là tâm thiện, hoặc là tâm nhiễm ô hoặc là tâm vô phú vô ký Vô gián, khởi phiền não hiện tại. Trong đây nếu chưa đắc thiện Tĩnh lự căn bản, định cõi Vô Sắc hiện hiện ra trước, kia không thể khởi ràng buộc hiện tiền cõi Sắc cõi Vô Sắc nên lui sụt, chỉ có thể khởi ràng buộc hiện tiền cõi Dục nên lui sụt. Nếu hiện tại đắc thiện Tĩnh lự căn bản chẳng phải định ở cõi Vô Sắc, kia không thể khởi triền hiện hiện ra trước cõi Vô Sắc nên lui sụt, chỉ có thể hiện tại khởi triền cõi Dục.

Hoặc đắc thiện Tĩnh lự căn bản, định Vô Sắc hiện hiện ra trước, kia không thể khởi trên cõi Vô sắc hiện ra ở trước nên lui sụt, chỉ có thể khởi triền cõi Dục cõi Sắc hiện ra ở trước cho nên lui sụt. Nếu được thiện Tĩnh lự căn bản, định Vô Sắc hiện ra ở trước, kia năng khởi triền ba cõi hiện ra ở trước cho nên lui sụt. Theo luận Bà-sa nói lúc cõi Dục lui sụt tâm vô ký không xen hỡ có công năng sinh ra tâm nhiễm, có thuyết nói ba thứ tâm vô ký, có thuyết lại nói có hai thứ vô ký tâm, không có lời bình. Luận chép: Hoặc tâm hữu học cho đến lìa nhiễm cõi Dục cõi Sắc đây là nói học tâm đắc bốn tâm, ban đầu nhập thấy đạo đắc học tâm, do khi vô lậu đạo lìa dục nhiễm được hai thứ hóa tâm, khi lìa sắc nhiễm đắc thiện cõi Vô Sắc, hoặc lìa nhiễm hai cõi chung toàn phần, theo Luận Chánh Lý, trong đây lìa lời nói chẳng rốt ráo lìa, vì đối với sắc nhiễm chưa có lúc hoàn toàn lìa. tâm Thiện cõi Vô Sắc đã có thể đắc, có lúc nói hoàn toàn lìa nhiễm cõi Sắc, đắc căn bản địa thiện cõi Vô Sắc. Nếu vậy, lẽ ra nói cũng đắc học tâm lúc lìa dục nhiễm cũng đắc thiện cõi Sắc, cho nên nói học tâm đắc năm, lúc nương vô lậu cõi dưới dứt hoặc cõi trên, tu hữu lậu chưa cùng tột, theo hai cách giải thích này khác nhau nhau, như ở dưới sẽ phân biệt.

29. Nói về các tên khác:

Luận chép: Chỗ khác cho rằng thuyết trước nói cho đến chỉ tự có thể đắc, là nói các tâm khác, trong mười hai tâm nhiễm , tâm ở ba cõi thì có bốn tâm, đó là dục bất thiện và tâm hữu phú, hai cõi trên đều có một tâm hữu phú , thiện ở cõi Sắc, học tâm tổng cộng có sáu tâm sở đắc, như trước đã nói. Vô phú trong ba cõi, thiện ở cõi Dục, cõi Vô Sắc và tâm vô học, sáu tâm này chỉ tự có thể đắc. Hỏi: Luận này, v.v… nói tâm nhiễm ở cõi Dục chỉ đắc sáu tâm, Thức Thân túc luận phẩm thứ mười ba chép, nếu thành tựu tâm bất thiện thì chắc chắn thành tâm vô phú vô ký ở cõi Dục, nếu lúc giới trở lại giai vị tiếp tục sinh, bấy giờ thành tựu tâm bất thiện. Vì lúc ấy cũng hoàn toàn đắc oai nghi, công xảo kia, tức đắc bảy tâm, vì sao nói có sáu, Hiển Tông cũng vậy, vì ý luận khác nhau, loại này chẳng phải một. Mặc dù có nhiều cách giải thích đối với nghĩa đều có khác, lẽ ra xét lại luận Thức Thân . Luận chép: Có chỗ đối với việc này. nói chung bằng bài tụng, một bài tụng ở sau sẽ gồm hết ba môn trên đó là nhiễm, thiện và vô ký đắc tâm nhiều ít, nói hữu dư là bài tụng về tạp tâm.

30. Nói về tâm ba cõi:

Luận chép: Đối với tâm thiện cho đến gọi là Đắc, đây là bài tụng phá tạp tâm. Nói được bảy tâm như trước đã giải thích thêm thiện cõi Dục, thiện ở đây có cả hữu lậu và vô lậu, Chánh Lý cũng chấp nhận chánh kiến nối tiếp thiện đắc tâm thiện cõi Dục. Giải thích rằng: Nếu vậy, vì sao nói đắc sâu tâm, như kinh Chủ bắt bẻ lẽ ra đắc bảy tâm, vì Học, Vô học đồng vô lậu, nói chung một tâm, nói là sáu không có lỗi. Luận chép: Ngoài ra y theo cách giải thích trước nên biết tướng kia, các tâm nhiễm ô gồm đắc chín tâm:

  1. Tâm thiện cõi Dục.
  2. Tâm Bất thiện cõi Dục.
  3. Hữu phú cõi Dục.
  4. Hữu phú cõi Sắc.
  5. Hữu phú cõi Vô Sắc.
  6. Học tâm.
  7. Tâm vô phú cõi Dục.
  8. Tâm thiện cõi Sắc.
  9. Tâm vô phú cõi Sắc.

Tâm vô ký chỉ có tự đắc, nên gọi là vô ký chỉ có vô ký. Luận chép: Vì thuộc nghĩa trước cho đến chẳng phải trước không thành, gồm nghĩa đắc tâm ở trước, có chung một bài tụng:

  1. Do gá sinh.
  2. Do nhập định.
  3. Do lìa nhiễm.
  4. Do thời gian lui sụt.
  5. Do nối tiếp thiện .

Chẳng phải trước thành, là giải thích chung được nghĩa.