CÂU XÁ LUẬN SỚ
Sa-môn Pháp Bảo soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

Phẩm 2: PHÂN BIỆT CĂN

(PHẦN 2)

1. Nói về pháp câu sinh:

Luận chép: Nay nên nghĩ chọn cho đến “chắc chắn câu sinh”. Đây là thứ hai của toàn văn gồm có 27 bài tụng, nói về pháp câu sinh, trong văn có hai: Hỏi và đáp, đây là hỏi.

Hỏi: Vì sao soạn luận này?

Luận Chánh Lý chép “Nhân duyên nào suy nghĩ và các pháp câu sinh? Vì phá tà tông để hiển rõ Chánh Lý. Nghĩa là có người chấp các hành pháp không có nhân, tự nhiên sinh khởi. Có người chấp từ nhân mà các hành pháp lớn lên. Hoặc có người chấp do các nhân tự tánh không bình đẳng mà các hành sinh khởi. Do đó mà có luận này. Ý nghĩa câu hỏi trên là tất cả các pháp sắc tâm và thể tướng của nó khác nhau, khi các pháp này sinh thì đều khởi riêng, vì có các pháp chắc chắn câu sinh.

Luận chép: “Vi hữu định câu sinh” là đáp. Trong câu đáp có ba:

  1. Lược đáp.
  2. Chia ra chương môn.
  3. Y chương giải thích riêng.

Đây là lược đáp.

Luận chép: Là tất cả pháp cho đến trong đây không nói, là thứ hai chia ra chương môn. Tuy nêu năm pháp nhưng chỉ giải thích bốn chương. Vì pháp vô vi không sinh nên ở đây không nói.

Luận chép: Trước nói về sắc quyết dịnh câu sinh, trở xuống là thứ ba giải thích riêng. Bài tụng thứ nhất giải thích Sắc chắc chắn câu sinh.

2. Giải thích nhóm:

Luận chép: Cho đến xét kỹ đối với đây.

Đây là giải thích “Nhóm vi” trong nhóm Cực vi chẳng phải tụ” “Vi” là bảy vi trong nhóm sắc, thì Nhóm vi là nhỏ nhất. Văn này cũng hiển rõ sắc cực vi. Theo loại tụ mà nhóm hợp thành Nhóm vi. Giải thích này cũng như Luận Chánh Lý đã giải thích: “Nhỏ nhất của sắc không có phần, nên gọi là Cực thiểu. Như một sát-na cực ngắn, không thể chia thành nửa sát-na. Các thứ nhỏ nhiệm như thế lần lượt hợp lại chắc chắn không lìa, nên gọi là Nhóm vi.” Theo “Luận Câu-Xá”, “vi” là cực vi, tụ là bát vi. Trong hai giải thích nói trên thì giải thích sau là đúng.

3. Nói về ba cõi và sáu trần:

Luận chép: Từ câu “đây ở cõi Dục” cho đến “Sắc, hương, vị, xúc”

Đây là giải thích cõi Dục không có thanh, không có căn.

Luận chép: Từ câu “không thanh có căn” cho đến “thân là thứ chín”

Đây là giải thích không thanh có thân căn.

Luận chép: Từ câu “có nhóm tụ” khác cho đến “xứ đều khác nhau”: Là giải thích căn, xứ khác nhau.

Luận chép: Từ câu” các nhóm ở trước cho đến “nhân Đại chủng khởi”: Là giải thích có thanh.

“Tỳ-bà-sa” quyển 0 chép: “Thân, sắc, thanh, xúc giới, cõi Dục, cõi Sắc chắc chắn thành tựu. Cõi Vô Sắc không thành tựu.

Hỏi: Thân sắc xúc giới có thể như thế. Còn thanh giới vì sao thường thành tựu? Có người nói rằng: “Đại chủng ly hợp sẽ sinh ra thanh giới. Nếu Hữu tình ở cõi Dục, cõi Sắc thì đại chủng thường có, nên thường phát sinh âm thanh.”

Lời bình: “Họ không nên nói như thế. Nếu bốn đại chủng phải thường phát sinh ra âm thanh thì, âm thanh sinh ra này do đại chủng nào tạo ra. Nếu tạo ra việc này thì phần nhiều đối sắc, một bốn đại chủng sinh ra. Nếu tạo ra việc khác, thì ngoài bốn đại chủng phải sinh ra âm thanh. Như vậy xoay vần có lỗi vô cùng. Nên nói như thế là trong thân hữu tình ở cõi Dục, cõi Sắc. Nhiều bốn đại chủng ở trong một thân xúc chạm nhau liền phát ra âm thanh, nếu không xúc chạm nhau thì không phát ra âm thanh, dù trong một thân cũng phải có thanh giới, chẳng phải khắp thân phần đều phát ra âm thanh. “Luận Câu-xá” chép: “Không có tám thanh. Y theo văn, này chắc chắn thành âm thanh là y theo một hữu tình trong một thân. Chắc chắn thành âm thanh nên chẳng chắc chắn khắp có thanh, có chín thanh y theo gần gủi nhau. Hai ý hai văn thay nhau mà không trái nhau. Xét kỹ ý các luận. Có các căn, như mắt, v.v… thì chắc chắn có thân căn và tám căn khác. Có thân, căn, xứ cũng chắc chắn có tám căn. Tuy căn và bốn cảnh chắc chắn không rời nhau. Chắc chắn là câu sinh. Cũng có bốn cảnh thuộc nội, có định câu sinh, có bất định. Định thì như có chiêu cảm nhãn ắt chiêu cảm thân, v.v… có khi chỉ không lìa căn, chẳng phải câu sanh diệt, như có biểu sắc, thanh và tạo Biểu, Vô biểu đại, thay đổi sắc v.v… Những thứ này tuy hữu vô không chắc chắn. nhưng y theo xứ chung nói rằng chắc chắn không rời nhau, tuy thanh không chắc chắn nhưng khi thanh khởi thì đại chủng kích phát sắc mới sinh. Sắc và Hương, v.v… chắc chắn câu khởi, do đó thanh chắc chắn có tám việc. Chẳng chắc chắn có thanh, có hương, vị cảnh. Chắc chắn có sắc xúc, có dục sắc xúc. chẳng chắc chắn có hương, vị. Có một sư nói: “thân ở cõi Sắc làm cõi Dục hóa, cũng không thay đổi hương, vị. Đây chẳng phải là nghĩa đúng. Đây tức là cảnh bên ngoài, chắc chắn có tám căn, tạo thành Đạo định giới và Định cộng giới. Bốn đại chủng, tuy nương theo thân v.v… Bất định câu sinh, nếu chấp lấy thì phải nương nhau mà có, tức không có bốn đại khởi mà Vô Sắc v.v… có cả vô thanh. “Cựu Tỳ-bà-sa” có thuyết của hai Sư, sư thứ nhất nói: “Tất cả bốn đại phải không lìa sắc, thanh. Tất cả cõi Dục không lìa hương, vị. Vị Sư thứ hai nói: Tất cả bốn đại không cần có sắc, thanh. Tất cả cõi Dục, cõi Sắc không cần có hương, vị. Pháp sư Niệm nói: “Thuyết của hai Sư đều không đúng. Mỗi vị chỉ đúng một chút thôi. Nên nói tất cả bốn đại không cần lìa sắc, không cần có thanh. Tất cả cõi Dục, cõi Sắc không cần lìa hương, vị. Nên Tạp tâm nói: “Cực vị ở bốn căn, mười loại. Nên biết thân căn chín, ngoài ra có tám, nghĩa là có hương địa. Pháp sư Thái nói: “Ý của Pháp sư Niệm, cho rằng Luận Tạp tâm không nói có thanh. Nói rõ thanh này chẳng thường thành tựu. Pháp sư Thái nói: “Nếu Pháp sư Niệm giải thích như thế thì rất sai lầm”. Luận Phát Trí chép: “cái gì thành tựu và giữ được âm thanh”.

Đáp: Cõi Dục, cõi Sắc.

4. Dẫn luận Tạp tâm:

Lại Tạp tâm chép: “chúng sinh Vô Tưởng xếp vào mười tánh, âm thanh thường thành. “Nên biết sư thứ nhất của Tỳ-bà-sa nói: “Tất cả bốn đại chắc chắn không lìa sắc, thanh. Tất cả cõi Dục không lìa hương, vị là nghĩa đúng của nó. Nhưng Luận Tạp tâm và Câu-xá thì không nói thanh, hương. Vì thanh nhờ đại chủng kích phát nhau mà sinh, chẳng phải như hương thường có. Thanh đó Luận Câu-xá nói thêm. Tạp tâm thì lược không nói. Ý của Pháp sư Thái nói thanh thường thành, biết rõ cả bốn đại không lìa thanh. Nay xét kỹ, Pháp sư Niệm giải thích rất đúng với ý luận. Tất cả bốn đại không cần có thanh, nghĩa đồng với nhà phê bình Tỳ-bà-sa. Tất cả sắc cõi Dục chắc chắn thành tựu thanh là nói theo một thân. Tất cả sắc cõi Dục, hẳn không lìa hương vị”. Đồng với nhà phê bình Tỳ-bà-sa quyển 13: “Thân ở cõi Dục làm cõi Dục hóa, cũng thay đổi hương vị mà không thành tựu. Pháp sư Thái giải thích: Nếu nói định thành tựu thanh là đúng. Nếu nói tất cả bốn đại không lìa sắc, thanh thì sai. Chỉ có thể nói không lìa sắc, đâu được nói không lìa thanh. Theo nghĩa của nhà phê bình Tỳ-bà-sa thì có bốn đại chủng không lìa thanh. Có bốn đại chủng lìa thanh, đâu được nói rằng tất cả bốn đại hẳn không lìa thanh. Nếu nói bốn đại chủng đều phát ra thanh hết, thì vẫn đồng với nhà phê bình Tỳ-bà-sa đã phá, nên cũng vô lý.” Lại nói: “Tất cả cõi Dục và cõi Sắc không lìa hương vị, vẫn đồng với Pháp sư Niệm. Tất cả bốn đại đều không lìa sắc, không cần có hương. Đây là đồng với nhà phê bình Bà-sa đã nói. Thanh phát ra bốn đại mới gọi là có thanh, ngoài bốn đại ra không gọi là có thanh. Chẳng phải một thân không cần có thanh, nên gọi là bất định. Nếu nói đồng một thân thì phải có thanh. Nên chắc chắn là 0. Nay xét rõ Tỳ-bà-sa có hai thuyết. Vị sư trước nói cõi Dục không lìa hương, vị là cõi Sắc cũng thay đổi hương vị, như trang nghiêm đầy đủ mà không thành tựu. Vị sư sau nói: “Tất cả cõi Dục, cõi Sắc không cần có hương, vị là thân ở cõi Sắc, chỉ hóa hai cảnh sắc và xúc cõi Dục. Pháp sư Thái và Pháp sư Quang giải thích sai lầm ý của Pháp sư Niệm, vì Tạp tâm không nói có thanh. Biết rõ thanh này chẳng thường thành tựu, đó tức là giải thích sai ý Pháp sư. Pháp sư Niệm đã giảng Ca-Diên. Không biết Luận Phát Trí chép: “Cái gì thành tựu giữ gìn âm thanh”.

Đáp: Cõi Dục, cõi Sắc. Lại chẳng lẽ không biết Vô tưởng mười nhập. Pháp sư Niệm, cho rằng chẳng phải tất cả bốn đại thường có thanh, nên không cần có thanh. Chẳng phải nói một thân hòan toàn không có thanh. Như Luận này v.v… chép: Không thanh có tám, chín, mười. Có thanh thì chín, mười, mười một. Chỗ này đồng với Tạp tâm, ở đây nói vô thanh, chứ không nói bất thành tựu thanh? Pháp sư đã lấy ý của văn này như thế. Pháp sư Thái lại dẫn Luận Phát Trí để phá Pháp sư Niệm là điều rất sai lầm. Lại tự giải thích rằng: “Nên biết vị sư đầu của Tỳ-bà-sa nói tất cả bốn đại không lìa sắc, thanh. Tất cả sắc cõi Dục không lìa hương, vị là nghĩa đúng. Chỗ này lại càng sai lầm, tức trái với Tỳ-bà-sa có bốn đại vô thanh.

Luận này, luận tạp tâm nói vô thanh có tám, Pháp sư Niệm giải thích nghĩa thuận theo văn Luận. Pháp sư Thái và Pháp sư Quang phá 872 sai mà thôi.

5. Nói về thể dụng của bốn đại:

Luận chép: Từ câu “nếu bốn đại chủng” cho đến có thể được chẳng phải thứ khác, đây là nói thể, dụng của bốn đại tăng giảm. Đây là hỏi.

Luận chép: Từ câu trong nhóm kia, cho đến vị hợp với cốm: Ở đây lấy dụng tăng thêm để đáp. Luận Tỳ Ba Sa quyển 131, có hai thuyết:

  1. Thể tăng.
  2. Dụng tăng.

Luận này là Sư sau, Chánh Lý là Sư trước. Chánh Lý chống chế Sư trước rằng: Chẳng lẽ không có sắc pháp cũng thấy được dụng tăng, như rượu pha với nước, thuốc hay hòa với thuốc độc. Rượu hòa với nước, tuy hai số lượng đồng nhau nhưng công dụng thì khác nhau. Vì sao nói sắc từ thể nói tăng, đây là không trái nhau. Vì rượu và nước xúc vi tuy bằng nhau, nhưng vị khác nhau, vị rượu rất nhiều, vị nước rất ít. Nên vị nào nhiều hơn vẫn có thể tăng. Trong các nhóm có vị bằng với vật thể tăng mạnh, nghĩa là dụng tăng. Thuốc hay và thuốc độc, các duyên khởi có lý môn khác nhau, nên thể loại như thế. Do đó dù ít cũng hàng phục được nhiều, chẳng phải các thể loại có công dụng khác sinh ra, cho nên chấp có công dụng tăng là tà chấp. Hoặc như loại biệt, phẩm biệt cũng như vậy. Nên chỉ có tâm y theo dụng nói tăng, y theo thể nói tăng nghĩa là các sắc pháp, thí như nương nhiều, nương một mà thành.

Giải thích: Sắc, tâm nương một, nhiều khác nhau. Dụng tăng, Thể tăng cũng chẳng phải một ví dụ. Nói hai thuyết đó đều là văn của Tỳbà-sa. “Luận Chánh Lý sư” chép: “Trong đây không hợp, bác bỏ Luận chủ. Nhưng rõ ràng là thể tăng, dụng tăng, chưa phải hết lý. Như bao nhiêu nước có đủ sáu vị, nếu có sáu người cùng uống nước này biết trước là khác nhau, thế nào là thể tăng, thế nào là Dụng tăng, nên biết pháp tánh tùy duyên bất định, chẳng phải thể dụng.

Luận chép: “Vì sao đối với việc đó biết cũng có cái khác”. Đây là hỏi.

Luận chép: “Do có nghiệp nắm giữ gì nuôi lớn”. Đây là đáp, trong đó có hai. Đây là đáp thứ nhất.

“Vì nghiệp có, nên biết thể có.

6. Hỏi đáp về bốn đại:

Luận chép: Từ câu “có người nói gặp duyên” cho đến “dụng có hơn kém”. Đây là câu đáp thứ hai. Vì ở sau có tương tri, ở trước có hữu thể, gặp các duyên như lửa, v.v… thì dầu, sáp, sắt v.v… sẽ tan chảy. Như mùa đông, do quá lạnh nên nước bốc hơi và do trước xúc chạm với nước cực lạnh, kế đó biết ấm. Tuy thể của bốn đại chủng không rời nhau, nhưng vì công dụng nhiều hơn nên chỉ có một loại tướng. Nếu nhiều cảnh lẫn lộn, cảnh nào trội hơn thì thọ trước, nhiều âm thanh đồng phát thì nghe là vượt hơn. Luận Tỳ-bà-sa 11 chép: Hỏi: Vì sao biết bốn đại chủng này thường không rời nhau.

Đáp: Tự tướng, tác nghiệp, trong tất cả nhóm đều có thể được. Nghĩa là trong nhóm cứng, địa giới tự tướng hiện có thể được, nên có nghĩa cực thành. Ở trong nhóm cứng này, nếu không có thủy giới thì vàng bạc, sắt không thể nấu chảy. Còn nước nếu không có đất thì tan rã. Nếu không có hỏa giới thì chẹt đá không xẹt lửa. Còn nếu không có lửa thì không thể nấu chín được thì thức ăn sẽ bị thiu thối. Nếu không có phong giới thì không có sự lay động. Còn gió nếu không có đất thì không lớn lên được. Ở trong nhóm ướt là tự tướng của thủy giới, hiện có thể được nên có nghĩa cực thành. Nếu không có địa giới, lửa đèn đuốc không thể cháy được, đất đều dung chứa sự vật, nếu không có nước thì không có sông. Nước không có nắng thì không thành nhóm. Nếu không có phong giới thì không có lay động, nếu không có gió thì không lớn lên. Ở trong nhóm lay động là tự tướng của phong giới. Hiện tại có thể được nên có nghĩa cực thành. Ở trong nhóm này, nếu không có địa giới thì chạm vách lẽ ra không dội lại được. Còn nếu không co đất thì không giữ được vật, nếu không có thủy giới thì không có gió mát. Nếu không có nước thì đất rã rời. Không có hỏa giới thì không có gió ấm. Nếu không có lửa thì thức ăn, sẽ thiu thối.

Luận chép: Từ câu có sư khác nói cho đến “giới là hạt giống”. Đây là kinh bộ, chỉ có hạt giống không có thể tướng. Đại thừa không nói hạt giống, nhưng chấp nhận có một đại cho đến bốn đại, chấp nhận một tạo sắc cho đến năm cảnh. Nhưng đồng xứ không lìa nhau, chẳng xen lẫn nhau. Đại ý Kinh bộ cũng đồng.

Luận chép: “Vì sao Trong gió biết có hiển sắc”: Đây là hỏi. Nói cảnh bên ngoài chắc chắn có tám vi như trong gió bên ngoài không có bụi trần, nuôi lớn hình sắc, cùng chấp nhận chắc chắn là không. Làm sao biết được trong định có hiển sắc, nếu không hiển sắc thì chỉ có xúc, cái nào có tám vi.

Luận chép: Từ câu “nghĩa này nên tin” cho đến không lìa nhau là đáp. Trong gió hiển sắc chỉ có thể y theo giáo tin là có, Không thể so sánh mà biết, hoặc mùi hương hợp hiện có thể chấp. Tuy mùi có thể hôi, thơm, nhưng chắc chắn có rõ ràng.

7. Giải thích cõi Sắc:

Luận chép: Từ câu “Trước nói cõi Sắc” cho đến nên không nói riêng. Đây là giải thích cõi Sắc, rất dễ hiểu.

Luận chép: Từ câu “Sự nói trong đây cho đến là nói theo xứ: dưới đây là hỏi, đáp phân biệt, Đây là hỏi.

Luận chép: “Như vậy có lỗi gì?” Đây là hỏi lại.

Luận chép: Từ câu lỗi hai đều hữu cho đến có lỗi rất ít: Đây là trách y thể có lỗi rất nhỏ. Luận chép: Nếu nói theo xứ cho đến có lỗi rất nhiều. Ở đây nói y theo xứ có lỗi rất nhiều.

Luận chép: Từ câu lỗi hai đều vô cho đến năng y tạo sắc.” Hai là đáp vặn hỏi.

Luận chép: Từ câu “Nếu thế đại chủng” cho đến “bốn đại chủng”: Đây là y theo Dị loại đại chủng, làm vặn hỏi.

Luận chép: Từ câu nên biết trong đây cho đến Giống chẳng khác nhau: Đây là dùng loại đồng hợp nói đáp. Nhưng Luận Chánh Lý có hai thuyết. Nên Luận đó nói hoặc chỉ y thể cũng không có lỗi. Do đó nói chắc chắn câu sinh, các thể hình sắc chẳng chắc chắn có. Pháp sư Quang nói không có hoặc chỉ y xứ, nhưng vì ngăn thường chê bai, nên nói riêng đại chủng. Đa chê bai nghĩa là hoặc nói chê bai. Đại chủng tạo sắc không có tánh riêng (Thí Dụ bộ và Giác Thiên) v.v… hoặc lại nói lời chê bai, không có xúc xứ riêng sắc thể sở tạo (Sư Thất lợi phiến đa chấp nhận có sắc). Hoặc lại chê bai rằng chẳng phải tất cả nhóm đều có tất cả các sư Kinh bộ hoặc có khi cho rằng đều không có bốn đại. Hoặc lại chê bai số không chắc chắn nói riêng đại chủng. Sự chê bai này đều trừ (các sư Kinh bộ Đại thừa đồng nói hoặc chắc chắn có đại chủng phải có đủ bốn thứ.)

8. Luận chủ ngăn dứt tranh luận:

Luận chép: Từ câu”cần gì phân biệt” cho đến” nghĩa nên suy nghĩ chọn”: Đây là luận chủ dứt tranh luận.

Luận chép: Từ câu” đã nói như thế” cho đến kế đây sẽ nói. Nửa bài tụng này giải thích: Câu sinh khác.

Luận chép: Cho đến “những thứ khác bất khởi”.

Giải thích: Khi tâm, tâm sở không chắc chắn đi chung. Khi không có tâm vương khởi thì không có tâm sở, khi tâm sở khởi thì không có tâm vương, nên gọi là “tất câu”. Chẳng phải nói tâm vương đều có cùng lúc với tất cả chủng loại tâm sở.

Luận chép: Từ câu “các hành tức là” cho đến “bốn tướng đều khởi” hai chữ “tất câu” liên quan câu trên với câu dưới, đây là hành tướng “tất câu”.

Luận chép: Từ câu nói hoặc đắc cho đến, cho nên nói hoặc”.

Giải thích: Hai chữ “hoặc đắc” Trong các hành khởi chung với đắc gọi là pháp hữu tình, hoặc bất câu với đắc, nghĩa là pháp vô tình, nên gọi là “hoặc”.

9. Nói về tâm sở:

Luận chép: Vừa rồi nói tâm sở là gì? Dưới đây theo đó để nói đầy đủ về tâm sở. tâm sở là tâm sở hữu. Luận Chánh Lý chép: “Trong bốn pháp hữu vi phân biệt rộng sắc tâm, như phẩm trước đã nói. Các pháp tâm sở thì chưa phân biệt rộng. Dưới đây có mười một bài tụng rưởi nói rộng về tâm sở. Trong văn có bốn:

  1. Nói về danh thể.
  2. Nói về câu sinh.
  3. Nói về phân biệt với xen lạm.
  4. Nói về các tên gọi.

– Trong nói về danh thể lại chia làm hai: a) Chia ra chương nêu danh. b) Nhắc lại chương giải thích riêng.

Dưới đây nửa bài tụng chi ra chương nêu danh.

Luận chép: Cho đến “năm Tiểu phiền não địa pháp”: là nêu tên gọi năm địa, rất dễ hiểu. Theo Tỳ-bà-sa quyển 2, ngoài năm Địa pháp còn có Đại hữu phú vô ký địa, nghĩa là tâm Hữu phú vô ký. Pháp tâm sở, Đại vô phú vô ký địa pháp, nghĩa là tất cả vô phú vô ký. Hai địa pháp này không có tâm sở khác nên ở đây không nói.

10. Giải thích chung:

Luận chép: Từ câu “Địa là hành xứ “ cho đến” Vi bỉ pháp địa”: là giải thích chung tên gọi năm địa.

Luận chép: Pháp Đại địa nên gọi là Đại địa.

Giải thích riêng: Pháp Đại địa: “Địa” là tâm vương, “Đại pháp” là tâm sở

Luận chép: Từ câu nếu pháp trong đây cho đến “gọi là pháp Đại địa”

Giải thích: Riêng pháp Đại địa: Tức là tâm sở, đây là hai lớp thuộc về y chủ thích.

Luận chép: Nghĩa là pháp thường ở tất cả tâm, có người giải thích là Pháp Đại địa thể.

11. Giải thích riêng năm địa:

Luận chép: “Pháp đó là gì?” Đây là hỏi gạn lại. Dưới đây là giải thích riêng năm pháp Đại địa, tức năm đoạn. Sau đây là bài tụng thứ nhất giải thích riêng Pháp Đại địa. Sắp giải thích danh thể, trước giải tên chung. Như trên đã trình bày. Luận Chánh Lý chép: “Địa” tức là tâm. “Pháp Đại địa” gọi là Đại địa, trong đây như pháp Đại địa có bao nhiêu tên Pháp Đại địa, nghĩa là pháp trùm khắp tất cả mọi phẩm loại, tất cả tâm câu sinh. Theo văn luận ở trên, mười pháp như thọ… cùng với tâm câu sinh gọi là Pháp Đại địa. tâm và tâm vương không câu sinh, nên chẳng phải Pháp Đại địa. Luận Tỳ-bà-sa quyển mười sáu chép:

Hỏi: Pháp Đại địa nghĩa là gì?

Đáp: “Đại” nghĩa là tâm, mười pháp như thế là chỗ tâm khởi. Địa của Đại nên gọi là Đại địa, Đại địa là tên pháp là Pháp Đại địa, có thuyết nói tâm gọi là Đại, Thể, Dụng thù thắng. Tức Đại là địa nên gọi là đại địa, là chỗ nương của các tâm sở. Mười pháp như Thọ đối với các đại địa có thể đắc cùng khắp, nên gọi là Pháp Đại địa. Có thuyết cho rằng mười pháp như thọ v.v… trùm khắp các tâm phẩm nên gọi là Đại địa. Thọ v.v… tức là Đại địa, có bao nhiêu tên Pháp Đại địa”. Hai giải thích trên khác với giải thích của hai bộ luận. Còn giải thích sau thì đồng với hai bộ luận, từ xưa, các Sư dùng ba nghĩa, hoặc ba nghĩa hoặc dùng năm để phân biệt năm địa, vì sợ rườm rà nên không trình bày. Nay Luận chủ chỉ dùng một nghĩa, thù thắng hơn ba hoặc năm nghĩa đã phân biệt kia, tức dùng khắp các tâm, ngoại trừ tâm sở, vì không thể trùm khắp tất cả tâm.

12. Giải thích chung về biến hữu:

Luận chép: Cho đến “Hòa hợp khắp hữu”. Trước giải thích chung “biến hữu”, nghĩa là truyền thuyết do sư Tỳ-bà-sa nói, nên gọi là “truyền thuyết”.

Luận chép: Từ câu trong đây thọ nghĩa là, cho đến có khác.

Theo giải thích thọ uẩn, nói “Lãnh tùy xúc” và trong đây Luận Chánh Lý” không bác bỏ, nên biết lời nói này nghĩa là “Lãnh”. Các cảm xúc thuận khổ, vui, chẳng phải nói lãnh thuận các cảnh khổ vui v.v… Có người cho là lãnh nạp cảnh trước mặt, chẳng chắc chắn, cho nên Luận Chánh Lý chép: “Thân sở y có thể lợi ích, tổn hại hoặc đều trái nhau, gọi là thọ. Theo luận này thì “Lãnh” đồng thời với xúc.

Luận chép: “Tưởng” nghĩa là đối với cảnh chấp lấy tướng khác nhau, tức là chấp lấy các tướng khác nhau của nam nữ. Luận Chánh Lý chép: “An lập nắm giữ các cảnh tướng khác nhau. Nhân đó gọi là “Tưởng”.

Thuật rằng: Cho năng là nhân, khiến tâm, tâm sở an lập các tướng nam, nữ, v.v… mà chấp lấy. Luận chép: Tư là khiến cho tâm có tạo tác, luận Chánh Lý chép: Khiến tâm tạo tác thiện, bất thiện, vô ký, thành hơn, kém, vừa chừng, gọi là Tư. Do có Tư nên khiến cho tâm đối cảnh có tác dụng xao động. Như đập đá xẹt lửa.

Luận chép: “Xúc là căn cảnh” cho đến “năng cò xúc đối” Luận Chánh Lý chép: Do căn cảnh thức hòa hợp mà sinh, làm cho thọ nhờ đó mà có chỗ xúc đối, gọi là Xúc.

Luận chép: Dục là mong cầu việc làm. Luận Chánh Lý chép.

“Mong cầu chấp lấy cảnh gọi là Dục.

Luận chép: Tuệ nghĩa là đối với pháp có phân biệt. Luận Chánh Lý chép: Phân biệt các tướng sở duyên tà chánh v.v… gọi là Tuệ, phân biệt chưa chắc chắn cũng được đi chung với nghi.

Luận chép: Niệm là đối với duyên ghi nhớ rõ ràng không quên. Luận Chánh Lý chép: “Đối cảnh ghi nhớ rõ ràng không quên, do đó gọi là Niệm.

Thuật rằng: Do sức của niệm nên đối cảnh duyên ghi nhớ rõ ràng, là nói có thể sau đó không quên mất nhân, chẳng phải chỉ y theo lỗi bỏ cảnh đã duyên.

Luận chép: Tác ý nghĩa là khiến cho tâm cảnh giác. Luận Chánh Lý chép: “Dẫn tâm, tâm sở, khiến đối với sở duyên có sự cảnh giác gọi là tác ý, thế gian gọi là để ý.

Thuật: Các tâm, tâm sở chìm đắm không hành. Do năng lực tác ý cảnh giác khiến phát giác, sách tấn tâm khiến tạo công năng thuộc ở cảnh, tức thế gian nói là để tâm việc đó.

13. Nói về thắng giải:

Luận chép: Thắng giải nghĩa là đối với cảnh ấn khả. Luận Chánh Lý chép: “Ở cảnh ấn khả, gọi là thắng giải, có Sư khác nói: “Thắng là tăng thêm. “Giải” là giải thóat, Ở đây có thể khiến cho tâm đối với cảnh vô ngại tự tại mà chuyển. Như thắng giới…

Thuật: Đối với cảnh ấn khả rõ ràng, xét định việc này đúng hay sai. Giải thích chính xác gọi là thắng giải.

Hỏi: Nếu vậy thì tương ưng với nghi, làm sao có thắng giải? Giải thích rằng: Có hay không, trong hai tâm mỗi tâm đều có thể ấn khả chấp tướng nên có thắng giải. “Sư” khác là các sư luận Tạp tâm v.v… Họ nói khiến cho tâm đối cảnh tự tai là Thắng. Cảnh không thể ngăn ngại nên đổi khác gọi là Giải. Giải là giải thóat. Nên luận Tạp tâm bản dịch cũ gọi là giải thoát. Nói “Thắng giới đẳng”. Đẳng là giữ thắng định, thắng tuệ. Như nói: Do xúc nên tâm thuộc cảnh, do thắng giải nên tâm lìa cảnh, đó là nghĩa này.

14. Nói về Tam-ma-địa:

Luận chép: Tam-ma-địa, nghĩa là tâm nhất tánh cảnh.

Luận Chánh Lý giải thích: Khiến cho tâm không loạn nên chấp lấy cảnh sở duyên không lưu tán, do đó mà gọi là Tam-ma-địa.

Thuật: Do định lực nên trong một sát-na khiến tâm, tâm sở đồng thuộc một cảnh cho đến chẳng phải ngoài đây. Tam-ma-địa, Hán dịch là Đẳng trì, tức bình đẳng giữ tâm trụ một cảnh. Trên đây là giải thích các tâm sở. Nói tâm là gồm cả tâm sở, các tướng trái nhau nhưng khởi chung, đúng theo lý mà suy nghĩ điều đó, sợ rườm rà nên không thuật lại. Lược nêu hai bộ luận để phân biệt thể tướng của nó. Muốn trình bày nhiều văn, nhưng sợ rườm rà nên không nêu.

15. Nói về tâm, tâm sở:

Luận chép: Từ câu “các tâm, tâm sở” cho đến “chỉ có giác tuệ thủ”: Than rằng pháp tâm, tâm sở sâu kín khó biết, mười pháp biến hành của Tông Hữu Bộ, trong Đại thừa chỉ có năm Biến hành. Luận Chánh Lý chép: “Thượng tọa kia nói chỉ có ba thứ là: thọ, tưởng, tư. Đây chỉ có ba tên là biến hành, cũng không lập tâm sở. Chỉ có tâm khác nhau gọi là Thọ v.v… Nên ghi chép điều đó.

Luận chép: Từ câu “đã nói như thế” cho đến pháp ấy thế nào? Dưới đây là bài tụng thứ hai, giải thích pháp Đại thiện địa. Trước giải thích Pháp Đại thiện, pháp Thiện địa kia hai lớp thuộc chủ, như trước rất dễ hiểu. Luận chép cho đến chỉ có biến thiện tâm, đây là giải thích trong các tâm sở của Pháp Đại thiện có “Duy thị thiện bất biến thiện tâm”, nghĩa là ưa thích, nhàm chán. “Hữu biến thiện tâm phi duy thị thiện” Nghĩa là Pháp Đại địa có “Duy thị thiện cũng biến tâm thiện, nghĩa là mười pháp như tín, v.v… có bất biến thiện tâm và phi duy thị thiện, nghĩa là hai pháp Tầm và Tứ. Thùy miên, ác tác là chỉ do tâm nhiễm chẳng phải Thiện tánh, cho nên nói khéo phân biệt.

16. Nói về Tín:

Luận chép: Từ câu Tín trong đây cho đến nên gọi là Tín Luận Chánh Lý chép: “tâm trược trái với hiện tiền chấp nhận. Nhân quả không trái ngược đều thuộc về tướng riêng, là muốn có sở y để có năng lực giúp cho giải thóat, gọi là Tín. Nhập A-tỳ-đạt-ma chép: “Pháp có công năng dứt trừ tâm uế trược như cục phèn lóng nước, thả vào nước khiến cho nước đang đục liền lắng trong, cũng như viên ngọc Tín trong ao tâm, các thứ dơ đục đều được tẩy trừ.

Luận chép: Từ câu người không buông lung cho đến gọi là không buông lung.

Luận Chánh Lý chép: “Chuyên lợi mình, ngăn dứt thân, ngữ ý. Trái với buông lung, gọi là không buông lung.

Thuật rằng: Tự lợi tức Niết bàn ba thừa và quả đáng ưa của thế gian là chỗ chuyên của mình, nêu lên sở y, “ngăn dứt thân, miệng, ý” là nêu tác dụng, trái với buông lung là nói về đối trị.

17. Nói về khinh an:

Luận chép: “Khinh an” là tâm kham nhậm tánh, luận Chánh Lý chép: “Chánh tác ý chuyển làm cho thân tâm nhẹ nhàng an vui, “tâm kham nhận tánh” gọi là nhẹ an.”

Thuật rằng: “Chánh tác ý chuyển” là nói vị sở y, tức là đúng như lý tác ý khi đang hiện khởi là nhân làm cho thân tâm nhẹ nhàng, khoan khoái là nói tác dụng, “tánh kham nhậm của tâm” là chỉ cho thể của nó. Luận chép: “Chẳng lẽ không có kinh cũng nói có thân khinh an hay sao?” là Kinh Bộ hỏi. Đã có kinh nói có thân khinh an, vì sao chỉ là Tánh kham nhậm tâm.

Luận chép: Từ câu “Tuy chẳng phải không nói cho đến nên biết cũng thế: Là Hữu Bộ giải thích, ở đây như Thân thọ chẳng phải sắc thân, tức là năm thức tương ưng thọ. Khinh an cũng thế.

18. Nói về năm thức:

Luận chép: “Làm sao lập được chi giác này: Là “Kinh bộ vặn hỏi. Nếu năm thức tương ưng có khinh an thì làm sao có thể nói đây là chi Giác. Đây là vặn hỏi kinh. Nay xét rõ lời vặn hỏi này chẳng phải thích đáng. Tức chẳng tâm khinh an mà đều là chi giác. Làm sao năm thức khinh an khiến thành chi giác”.

Luận chép: Từ câu nên biết trong đây, cho đến “thân kham nhận tánh”. Văn này, Kinh bộ giải thích. Kinh khác với Hữu bộ, tánh nhẹ an của thân là sắc thân có tánh kham nhậm, trong thân xúc chạm nhẹ.

Luận chép: “Vì sao gọi đây là chi giác”? Là Hữu bộ vặn hỏi. Chi Giác là tâm sở, khinh an là sắc pháp. Làm sao đây được gọi là chi giác?

Luận chép: Từ câu “thuận theo chi giác” cho đến “tâm khinh an”: Là Kinh bộ giải thích. Vì khi nhập định thân có tánh nhẹ an. Thuận theo tâm khinh an trong định, nên gọi là chi giác.

Luận chép: “Ở chỗ khác có thấy thuyết này hay không?” Hữu bộ hỏi: Ở chỗ khác cũng có theo nhau đặt tên như thế hay không?

19. Dẫn kinh so sánh giải thích:

Luận chép: Từ câu có khi như kinh nói, cho đến được gọi là không lỗi: Là dẫn kinh so sánh giải thích. Vả lại thấy chỗ khác sân và nhân duyên sân gọi là sân khuể cái, kiến, tư duy và cần gọi là tuệ uẩn, tuy nhân của sân, tư duy và cần kia chẳng phải sân, chẳng phải tuệ. Nhưng thuận theo đó cũng được gọi như thế. Ở đây lẽ ra cũng như vậy. Kinh bộ cũng chấp nhận có tâm khinh an, nhưng không có tự thể riêng, tức là tư khác nhau. Chỉ định tâm thì có, tán thì không. Năm thức tương ưng lý thì chẳng có. “Thân khinh an” tức là xúc chạm nhẹ. “Nhân của thân nhẹ nhàng” Luận Chánh Lý chép: “Câu nói này có nghĩa là trong đây đã nói thân khinh an, chẳng phải chỉ có tâm sở gọi là nhẹ an. Câu nói này rất vô lý. Thọ v.v… lẽ ra cũng đồng với lời nói này. Nhưng năm thức thân tương ưng các thọ gọi là thân thọ, có người nói rằng: Nếu có khinh an, thể chẳng phải tâm sở. Nhưng trong đây nói pháp tâm sở, nên lẽ ra không nói kia. Vì thuận theo thể của chi giác cũng gọi là chi giác. Nghĩa là thân khinh an, có công năng dẫn chi giác tên khinh an. Nên cũng thấy chỗ khác. Sân và nhân sân gọi là sân khuể cái, kiến tư duy, cần gọi là tuệ uẩn. Trong nhân sân kia không có sân, không có tuệ. Nhưng thuận theo đó nên cũng được tên gọi đó. Đây lẽ ra cũng như vậy. Nay nói rõ hơn. Đây là Luận Chánh Lý chép: Có người nói rằng nêu thuyết của hai Sư. Có người giải thích dường như không hiểu được ý cũng thấy chỗ khác, ở dưới dường như nói chung chấp đó. Chẳng phải muốn nói năm thức khinh an gọi là chi giác, nếu có thuyết này là dẫn chứng tông của mình, tức là có kinh nói thân khinh an gọi là chi giác.

20. Nói về xả:

Luận chép: Từ câu” tâm bình đẳng” cho đến “gọi là xả”.

Luận Chánh Lý chép: “tâm bình đẳng gọi là Xả, trái với trạo cử như lý đã dẫn khiến cho tâm không vượt qua, đó là nghĩa xả”.

Thuật rằng: Tánh bình đẳng của tâm, tức chỉ cho thể của nó. Đối trị trầm trạo tánh bất bình đẳng nên gọi là tánh bình đẳng. “Trái với Trạo cử ” tức là nêu việc đối trị. “Trạo hành thô động”, vì nghĩa trái xả mạnh, cho nên nói nghiêng về một bên. Như lý được dẫn là giải thích nghĩa xả. Nghĩa xả là tánh thiện là như lý tâm dẫn sinh, có công năng điều phục tâm không vượt chỗ tạo tác. Luận này không có tánh cảnh giác tức là không trạo cử.

21. Hỏi đáp về xả:

Luận chép: Từ câu làm sao nói được cho đến “hai tướng nên khởi” là vặn hỏi. Tác ý trong giải thích là có cảnh giác, trong thiện, hành xả là không cảnh giác. Làm sao đồng một sát-na mà có hai tướng nên khởi.

Luận chép: Từ câu Chẳng lẽ không trước không nói, cho đến khó biết rõ được: Là Luận chủ đáp.

Luận chép: Từ câu tuy có điều khó hiểu cho đến không trái ngược. Ngoại đạo lại vặn hỏi.

Luận chép: Từ câu “ở đây có cảnh giác” cho đến có gì trái ngược: Là đáp. Tác ý có cảnh giác, xả thì không cảnh giác, hai thể khác nhau thì đâu có gì trái nhau.

Luận chép: Từ câu nếu thế thì không nên cho đến đều tương ưng lẫn nhau: Là ngoại đạo hỏi gạn lại.

  1. Có cảnh giác.
  2. Không cảnh giác.

Cả hai khác nhau làm sao cùng duyên một cảnh, còn nếu có cảnh giác và không cảnh giác. Cả hai đều tương ưng, cũng ứng với tất cả tham, vô tham v.v… đều tương ưng lẫn nhau.

22. Nói về thể dụng:

Luận chép: Từ câu “chủng loại như thế” cho đến nên biết cũng thế: Là đáp, thể riêng dụng khác như thế chủng loại các pháp khác trong đây lẽ ra đều dẫn ra làm ví dụ, như dụng khác kia đồng một tâm khởi. Nay ở trong đây xả và tác ý, đồng một tâm khởi nên biết cũng thế.

Luận chép: Hai thứ tàm quý sẽ giải thích sau đây”. Chỉ cho giải thích dưới đây.

Luận chép: Từ câu người hai căn là cho đến “Pháp Đại thiện địa” Luận Chánh Lý chép: “Đã được, chưa được cảnh giới. Mê đắm mong cầu trái nhau không có tâm ái nhiễm gọi là Vô tham. Đối với hữu tình và phi tình không có tâm sân hại, hạt giống thương xót gọi là Vô sân.

Luận chép: Bất hại là không tổn não. Luận Chánh Lý chép: Trái với an vui, tỗn não hữu tình tâm tánh hiền lành gọi là bất hại.

Luận chép: Cần, tánh của nó là khiến tâm mạnh mẽ.

Luận Chánh Lý chép: Các công đức đã sinh. Tội lỗi giữ gìn hay xả bỏ. Đối với công đức chưa sinh tội lỗi làm cho sinh, bất sinh. tâm không có tánh lười biếng gọi là “cần”. Do có những thứ này nên tâm đúng như lý tạo tác sự nghiệp vững vàng tiến bước, không ngừng. Luận Chánh Lý chép: Đối với pháp thiện lại có ưa, chán, nhưng không khắp tất cả tâm thiện, nên Luận ấy chép: “Cả hai thuyết và ngôn ngữ gồm nhiếp ưa và chán, nghĩa là tâm thiện đã xem xét vô lượng tội lỗi pháp tánh. Năng lực tăng thượng này đã khởi thuận tâm vô tham nhàm chán trái với tánh, tương ưng với đây gọi là yểm tác ý. “Hân” là tâm thiện mong cầu đối trị xuất ly lỗi lầm. Sức tăng thượng này đã khởi thuận chứng tu tâm tánh hân thượng. Ở đây lìa vui chưa đến các địa, cũng có hiện hành nên chẳng phải thọ hỷ, tương ưng với đây nên gọi là Hân tác ý. Đây có hai hành tướng, lại trái nhau. Nên trong một tâm không cho phép khởi cùng lúc. Thế nên trong đây không có chánh hiển nói. Pháp Đại thiện địa tánh bất thành, cũng có hỷ căn Yểm hành đều chuyển. Xác định là không có hân và yểm chuyển cùng lúc. Là biểu hiện hai định này không đi chung. Hai thuyết và ngôn hành trái nhau. Lại luận A-tỳ-đạtma chép: “Hân” là Hân thượng ở phẩm hoàn diệt, thấy công đức rồi, khiến cho tâm ưa thích và kính mến thuận theo tu thiện. tâm có ưa thích vui Niết-bàn này tương ưng với đây, nên gọi là Hân tác ý. Nhàm chán gọi là yểm họan, ở phẩm trôi lăn thấy lỗi quấy rồi khiến tâm nhàm lìa thuận theo lìa nhiễm. Tâm có những thứ này nên nhàm chán ác sinh tử tương ưng với ở đây, gọi là yểm tác ý. Luận Tỳ-bà-sa quyển 28 chép:

23. Lời bình:

Lời bình: “Có pháp khác gọi là “yểm”, chẳng phải tuệ, chẳng phải Vô tham là pháp tâm sở tương tưng với tâm thuyết này là hơn, có các pháp tâm sở khác như thế tương ưng với tâm. Nhưng thuyết kiến uẩn: Khổ, tập, nhẫn, trí gọi là năng yểm, do nhẫn trí kia tương ưng với yếm nên gọi là năng yểm, chẳng phải tự tánh. Còn nhà phê bình Tỳ-bà-sa quyển 1 thì nói riêng có thể của yểm, đồng với văn ở trước. Yểm này chỉ có thiện chung với hữu lậu, vô lậu. Còn Tỳ-bà-sa 13 cũng lập riêng Hân, Yểm. Nhưng các Tiểu luận phần nhiều không nói vì chẳng phải hằng khởi thiện tâm bất biến. Không nói là vì Pháp Đại thiện địa. Các tâm, tâm sở có tương ưng khởi, chẳng phải tự lực khởi có hai mươi tám. Trong giải thích trừ tuệ. Thiện đại địa có mười. Phiền não địa trừ. Vô minh một, Bất thiện địa hai, Bất định thủ hai, nghĩa là Tầm Tứ có tự lực khởi, chẳng phải tương ưng khởi, có mười sáu pháp nghĩa là Tiểu hoặc mười, trong Bất thiện có sáu, nghĩa là tham, sân, mạn hối, thùy miên và nghi. Thùy miên sở dĩ là tự lực khởi. Do đối với miên khởi tham, sân và các tâm thiện. Đây là tham v.v… thiện tùy miên mà khởi, chẳng phải thùy miên khởi lên theo tham. Nên Tỳ-bà-sa quyển 0 chép: “Thùy miên, ác tác tuy độc lập nhưng không rời hai, không lập, trong kết.

24. Hỏi đáp về tham:

Hỏi: Như vậy tham v.v… có phải là tự lực khởi cũng tùy từng khởi hay không?

Đáp: Đối với thùy miên, hoặc tự lực khởi, hoặc tha lực khởi, hoặc đều tùy miên không khác nhau. Cho nên không nói. Lại dù tùy miên khởi, nhưng không theo đó mà thành bất thiện, nên không nói trước.

Cũng tương ưng khởi, cũng tự lực khởi, nghĩa là có hai pháp, đó là vô minh trong đại hoăc và tuệ trong thông, nếu lấy năm kiến thì tự lực khởi, còn lại thì tương ưng với vô minh. Nếu đi chung với chín thứ tùy miên, mười thứ tiểu hoặc và hối thì đó là tương ưng. Không chung vô minh thì là tự lực, chẳng phải tương ưng khởi, chẳng phải tự lực khởi, nghĩa là có một pháp gọi là tâm vương

Luận chép: Từ câu “đã nói như thế” cho đến pháp ấy thế nào?. Dưới đây, thứ ba là nói pháp Đại phiền não địa, hai lớp đều y theo Luận chủ, lời văn rất dễ hiểu. Đây có bốn trường hợp. Có khi chỉ nhiễm chẳng phải biến khắp: nghĩa là phẫn, phú v.v… và tham sân v.v… đều không có tàm. Có “biến nhiễm phi duy” nghĩa là mười trong thông có “Biến cũng có duy “đó là Đại hoặc địa”, Phi duy phi biến” nghĩa là tầm, tứ, thùy miên, ác tác. Chỉ có tâm sở thiện chẳng có tánh nhiễm, lời nhiễm đã phân biệt.

25. Giải thích tướng vô minh, v.v…

Luận chép: Cho đến “Vô trí vô hiển”. Đây là giải thích tướng vô minh. Luận Chánh Lý chép: “Si là ngu si. Đối với cảnh sở tri, chướng như lý giải, tức là vô minh vô trí, vô hiển, nên gọi là Ngu.

Luận chép: Từ câu Dật là buông lung cho đến “pháp sở đối trị”.

Luận Chánh Lý chép: “Chỉ vì lợi mình mà buông bỏ hữu tình gọi là buông lung.

Thuật rằng: “Chỉ vì tự lợi” như đã giải thích trong không buông lung.

Luận chép: Từ câu đãi là biếng nhác cho đến “cần sở đối trị”.

Luận Chánh Lý chép: “Đối với việc thiện giảm bớt năng lực. Đối với việc ác thuận theo trở thành vô minh đẳng lưu mạnh mẽ gọi là biếng nhác. Do đó nói là tánh xấu kém, siêng học theo thói dơ xấu, nên gọi là biếng nhác.

Luận chép: Từ câu “Bất tín” cho đến “tín sở đối trị”.

Luận Chánh Lý chép: tâm không trong sạch, tà kiến đẳng lưu. Đối với các đế, bảo tĩnh lự v.v… cho đến hiện tiền khinh hủy. Đối với các nhân như bố thí và đối với quả kia tâm không hiện chấp nhận gọi là Bất tín.

Luận chép: Từ câu “Hôn là hôn trầm” cho đến “gọi là hôn trầm”.

Đây là dẫn Đối pháp để giải thích.

Luận chép: Đây là tâm sở vì sao gọi là Thân? Đây là hỏi, đã là tâm sở vì sao Đối pháp nói là thận trọng?

Luận chép: “Như thân thọ nên nói cũng không có lỗi”, là đáp. Như nói thân thọ chẳng phải tức là thân, mà là tâm sở. Nói “Thân hôn trầm” nghĩa cũng như thế. Luận Chánh Lý chép:

Không vui nên sinh tâm trọng tánh, gọi là hôn trầm. Do đó mà che lấp tâm khiến cho mờ tối, không kham nhận tánh quý. Do đó nói là nhẹ an đối trị. Trạo là trạo cử, làm cho tâm không yên tĩnh. Luận Chánh Lý chép: Cái do thân lý như tầm, v.v… sanh ra, khiến tâm không yên tĩnh, gọi là trạo cử, tâm hợp với đây, vượt đường mà đi.

26. Tổng kết:

Luận chép: Từ câu chỉ có như thế, cho đến “pháp Phiền não địa”. Là tổng kết con số.

Luận chép: Từ câu “chẳng lẽ không phải căn bản” cho đến “trạo cử buông lung.” Đây là nêu vặn hỏi của luận này. Trong luận này quyển sáu không nói hôn trầm. Trong Pháp Đại địa lấy năm số hợp thành mười số, gọi là Đại địa phiền não pháp. Nay đem luận này vặn hỏi chỉ có sáu số.

Luận chép: Từ câu “Thiên ái nay ông” cho đến “bất nhàn ý chỉ”. Là tổng kết chẳng phải vặn hỏi. Ông chỉ biết Luận này nói mười mà không biết sau đó chỉ có năm tức là Pháp Đại địa. “Hôn trầm y theo thắng tuy chướng đẳng trì” nói thể tánh nó, cái nào không có hôn trầm. Đã đồng chỉ thông với tâm nhiễm, vì sao chẳng phải Phiền não địa pháp.

Luận chép: “Ý chỉ đó là gì?” Đây là hỏi y.

Luận chép: Từ câu “Thất niệm” cho đến “và tà thắng giải”. Đáp rộng về ý chỉ, lời văn rất dễ hiểu.

Hỏi: Thất niệm, Bất chánh tri, Tà thắng giải, tâm lọan và Phi lý tác ý. Vì sao luận Câu-xá nói năm pháp này và chấp nhận xếp chung vào Đại phiền não địa, mà không xếp vào năm pháp như thọ, v.v…?

Đáp: So sánh ý Luận từ năm pháp này đối với phẩm Thiện khởi nghiệp dụng, thuận theo danh thể của mình đối với phần nhiễm đã khởi nghiệp dụng, trái với danh thể của mình, nhiễm vị gọi là Thất niệm, Bất chánh tri, tà thắng giải, tâm loạn, phi lý tác ý, tên gọi là trái nhau. Thọ, tưởng, tư, xúc, dục. Trong vị nhiễm, tịnh sanh khởi nghiệp dụng, không mất tên cũ, nên không nói lại. Luận chủ cho là có lỗi, không nhọc giải thích nhiều.

27. Chia ra bốn trường hợp:

Luận chép: Từ câu nên nói như thế cho đến “là trừ tướng trước”.

Rộng chia ra bốn trường hợp. Lời văn rất dễ hiểu.

Luận chép: Từ câu “có người chấp tà đẳng trì” cho đến “khác với ở đây”. Nêu bốn trường hợp thuyết khác.

Luận chép: Từ câu “lại chấp nhận hôn trầm” cho đến ai có lỗi: Chung với hôn trầm, xếp vào Đại phiền não địa, vặn hỏi khác với Luận Câu-xá, cùng Chấp nhận hôn trầm và các trạo cử khác. Thông với tất cả tương ưng phiền não, nghĩa của nó đồng, nhưng không nói Đại phiền não địa. Ai có lỗi? Đây là lổi không lập, chẳng phải ta có lỗi đồng với pháp khác.

28. Nêu giải thích khác:

Luận chép: Từ câu có người nói rằng cho đến “chẳng đến trạo cử hành”. Đây là nêu giải thích khác với hôn trầm không xếp vào Đại phiền não địa. Cho nên đây là giải thích của Tạp tâm v.v… Luận Chánh Lý giải thích ý Luận này rằng: Nhưng ở đây bị hôn trầm vô minh che lấp. Luận Câu-Xá không nói pháp Đại phiền não địa, có nói Luận kia gọi là Vô minh, chỉ có mắt hôn trầm, tướng tương tợ. Tánh Vô minh là Đại biến hành. Địa pháp này không nói mà thành. Theo văn Luận trên. Ở đây nói mười phiền não địa của Luận này, nói vô minh tức hôn trầm. Hôn trầm tương tợ vô minh. Cho nên không nói vô minh: Vô minh tương ưng với tất cả tâm nhiễm không nói mà thành. Luận Chánh Lý chép: “Đây gọi là tổng mục, hai nghĩa của văn luận trên dây. Thuyết này trong pháp Đại phiền não địa của Luận Câu-xá. Nói vô minh là tên một sở mục chung hai, nghĩa là vô minh, hôn trầm.

Luận chép: Từ câu “ai Hôn trầm hành” cho đến “Bất câu hành”. Là luận chủ vặn hỏi các giải thích củaTạp tâm v.v… “Ai có hôn trầm mà không có trạo cử. Ai có trạo cử mà không có hôn trầm.” Hai thứ này không hề chẳng đi chung. Đâu có hôn trầm hành thuận đẳng trì.

Luận chép: “Tuy thế nhưng lẽ ra biết tùy theo tăng thêm mà nói hành”: Là ngoại đạo trả lời Luận chủ. Tuy trạo cử, hôn trầm cả hai thường đi chung, nhưng hôn trầm tăng thì gọi là hôn trầm hành.

Luận chép: Từ câu “Tuy biết nói hành” cho đến “Lập ra địa pháp”. Đây là đoạt lấy Ngoại đạo.

Luận chép: Từ câu “đã nói như thế” cho đến pháp ấy là gì?

29. Giải thích pháp địa bất thiện:

Dưới đây nửa bài tụng thứ tư giải thích, bất pháp Thiện địa có hai lớp giải thích như trước nên biết. Tụng rằng: “Duy biến bất thiện tâm”: Ở đây có bốn trường hợp: có “bất thiện phi biến”, bất thiện là bảy món như phẫn, v.v… và sân trong Bất định. “Hữu biến bất thiện, phi duy bất thiện”nghĩa là đại địa có mười, đại phiền não có sáu. Tầm, Tứ trong bất định. “Hữu biến bất thiện cũng duy bất thiện” nghĩa là bất thiện địa có hai pháp, có phi duy bất thiện phi biến bất thiện, nghĩa là tiểu hoặc có ba. Thùy miên trong Bất định, ác tác, tham, mạn, nghi, chỉ có tâm sở thiện không phân biệt, không nhọc duy biến.

Luận chép: Cho đến “như sau sẽ nói”: Chỉ cho giải thích ở dưới. Luận chép: Từ câu “đã nói như thế” cho đến “pháp ấy thế nào”. Dưới đây là thứ năm có một bài tụng giải thích pháp Tiểu phiền não địa. Có hai lớp giải thích như trước nên biết. Nghĩa là chấp một chút phần tâm nhiễm ô, gọi là Tiểu.

Luận chép: Cho đến “Phiền não địa pháp”. Giải thích nghĩa Tiểu.

  1. Chỉ có do Tu mà dứt.
  2. Chỉ có ý thức.
  3. Chỉ tương ưng Vô minh.
  4. Các thứ hiện hành riêng.

Pháp Đại thiện địa không tương ưng với tất cả, gọi là phiền não để phân biệt tất cả pháp này. Tầm Tứ tuy chung nhưng tâm nhiễm thiếu bốn nghĩa, không gọi là pháp Tiểu phiền não địa. Đại phiền não địa. Đại bất thiện địa, tuy chỉ tương ưng cùng với vô minh, nhưng đều khởi riêng. Chẳng phải chỉ Tu dứt. Thiếu một nghĩa nên không được gọi là Tiểu. Ác tác tuy chỉ có Tu dứt, chỉ khởi ở ý địa, vì chẳng tương ưng với vô minh. Tuy khởi riêng nhưng không gọi là Tiểu. Thùy miên tuy chỉ có ý địa nhưng thiếu ba nghĩa nên không gọi là Tiểu. Tham và sân tuy chỉ tương ưng với vô minh, nhưng đều khởi riêng. Thiếu hai nghĩa nên không gọi là Tiểu. Bốn địa trước đều gọi là Đại. Một địa này không được gọi là Đại. Chung cho Pháp Đại địa vì trùm khắp tất cả tâm, nên gọi là Đại. Pháp Đại thiện địa vì trùm khắp tất cả tâm thiện, nên gọi là Đại. Đại phiền não địa vì tâm nhiễm trùm khắp tất cả nên gọi là Đại. Đại bất thiện địa vì tâm bất thiện trùm khắp tất cả, nên gọi là Đại. Còn bốn địa pháp nói trên đều khởi nên gọi là Đại.

Luận chép: Từ câu “pháp này như sau” cho đến “nên phân biệt rộng” Chỉ cho giải thích sau đây.

30. Nói về bất định:

Luận chép:Từ câu “đã nói như thế” cho đến “các pháp như Tầm Tư v.v…” Trở xuống bài tụng thứ sáu là nói về Bất định. Nói bất định nghĩa là Bất định xếp vào năm địa khác, nên nói Bất định. Pháp ác tác, Thùy miên, tầm tứ, đây là nêu bốn pháp. Ngoài ra còn có tham, sân, mạn, nghi. Luận Tỳ-bà-sa quyển chép: Thùy miên, Ác tác, sợ hãi, tâm tầm tứ. Còn quyển 7 phê lời bình: “Ưng tác” là nói trong tâm sở này nên nói riêng sợ hãi. Vì sao có tâm sở khác và tâm tương ưng là Sợ hãi tự tánh. Đây là nói có trở lại, ngoài ra các loại pháp như thế tương ưng với pháp tâm, tâm sở, chẳng phải các phiền não. Lại nói sợ hãi chỉ cho cõi Dục. Cõi trên nói sợ hãi đối với nhàm chán nói sợ hãi.

Lại chép: Hỏi: Như vậy sợ hãi và nhàm chán có gì khác nhau?

Đáp: Tôn giả Thế Hữu nói: “Sợ hãi chỉ có ở cõi Dục” Còn nhàm chán có ở khắp ba cõi.” Lại nói thế này: “Sợ hãi ở phẩm Phiền não, nhàm chán ở phẩm Thiện” Lại nói thế này: “Sợ hãi nhiễm ô, Vô phú vô ký” Chán chỉ là thiện. (Theo trên, sợ hãi không có ở thiện, chán chỉ cho tánh thiện.) Luận Chánh Lý chép: “Loại là nhiếp các nghĩa: Bất nhẫn, bất lạc, phẩn phát v.v…” Theo luận này thì các pháp: Bất nhẫn…. là loại Tiểu phiền não, cũng tương ưng với một chút phần tâm nhiễm, đều phân biệt khởi. Chỉ Tu thì dứt, ở ý thức địa, chỉ tương ưng vô minh. Còn Phẫn này thì trong Đại thừa gọi là Sân phẫn v.v… cho nên là pháp giả. Tông này đều là tánh Thật hữu, cho nên Luận Chánh Lý chép: “Nên biết tất cả tâm sở tánh nó đều thật có. Vì sao? Vì chẳng phải trong nghĩa sở duyên, các thứ hành tướng đồng thời khởi. Một thể đồng thời, như nghĩa sở duyên hành tướng khác nhau, đều không cho phép có. Nhưng do pháp khác đã chế phục, thấy sự nối tiếp và biến khác của nó mà khởi. Hiện thấy thế lực dầu trong, nước dơ, quy định, nắm giữ. Đèn tiếp tục có sáng tối, âm thanh, tiếng động, như Luận văn đã nói trên. Nhưng các tâm sở khác nhau, công năng khó biết rõ. Và như thùy miên, ác tác, chẳng phải chỉ bất thiện, mà chấp lấy một phần, xếp vào mười triền. Tầm tuy cũng có cả vô lậu mà làm chướng đạo. Thắng, giải, định, tuệ tuy có ở cả ba tánh mà lập năm phần pháp thân.

  1. Năm căn
  2. Nhiếp chung.
  3. Thiện địa.

Các loại pháp tánh như vậy khó biết, tâm sở trái nghĩa nhau, cũng như thế xưa nay tương truyền phế lập. Theo Luận này có bốn mươi sáu thứ, đó là Pháp Đại địa có mười, cho đến Bất định có tám. Trong bốn mươi sáu như Pháp Đại địa mười, Tầm Tứ, thùy miên, ác tác, vì có ở cả ba tánh, hoặc có ở cả hai tánh cho nên mười bốn thứ này không dịch tên riêng. Ngoài ra trong ba mươi hai số gồm có hai thứ.

1. Phẩm Tịnh có mười, là Tín v.v…

2. Phẩm Nhiễm có hai mươi hai, đó là Đại phiền não địa có sáu, pháp đại Bất Thiện địa có hai. Tiểu phiền não địa có mười và Tham, sân, mạn, nghi. Nếu đối với nhiễm có cả năm đoạn, khắp sáu thức tức chánh phiên, nhập tịnh, nếu không chung năm đoạn không khắp sáu thức, chỉ có bàng phiên, gồm có mười pháp, nghĩa là pháp Đại phiền não địa có sáu. Pháp Bất Thiện địa có hai và tham sân. Trong pháp Đại phiền não địa có sáu dịch Si là Vô si. Vô si tức là Pháp Đại địa tuệ. Nên ở trong thiện không lập Vô si. Dịch buông lung là không buông lung, dịch biếng nhác là tinh tấn, Dịch Bất tín là Tín, dịch hôn trầm là nhẹ an. Dịch trạo cử là Hành xả. Trong pháp Bất Thiện địa có hai, dịch Vô tàm là Tàm, dịch Vô úy là Úy, Trong Bất định dịch Tham là Vô tham, dịch Sân là Vô sân, trong Tiểu hoặc, hại tuy không có ở cả năm dứt, chẳng khắp sáu thức mà cũng dịch là lỗi nặng. Não loạn Bồ-tát, chướng ngại đến Bồ-đề. Bồ-tát sắp chứng Vô thượng Bồ-đề, vẫn khởi Dục, nhuế, hại giác, cho nên dịch khác. Trừ chín và hai nghĩa mạn, nghi không có. Chỉ có thể bàng phiên chứ chẳng chánh phiên. Nghĩa là ngoài chín và nghi ra, không có ở cả năm dứt, chẳng khắp sáu thức, mạn tuy có ở cả năm dứt nhưng không khắp sáu thức, cho nên không dịch. Mười một thứ này chỉ có thể bàng phiên, trong đó có hai:

  1. Dịch theo môn Đẳng lưu.
  2. Dịch theo môn hành tướng tương tợ.

31. Nói về đẳng lưu:

Nói “Đẳng lưu” là quả Đẳng lưu của bổn hoặc. Phẩn, hận, tật là đẳng lưu của sân xếp vào Vô sân. Não là Kiến thủ đẳng lưu, dịch Kiến thủ là chánh kiến. Kiến thủ tức là tuệ trong Đại địa, cho nên trong Thiện không thể lập riêng. San, cuống, kiêu, dục là đẳng lưu của tham dịch là Vô tham, Siểm là các kiến đẳng lưu, xếp vào Chánh kiến, còn tuệ số trong Thiện không thể lập riêng. Đứng về môn Đẳng lưu chỉ dịch được chín mạn, nghi, hoặc này chẳng phải đẳng lưu, nên hai thứ không thể dịch. Hại tuy là đẳng lưu của sân, lặp lại biệt phiên, như trước đã giải thích. Y theo hành tướng tương tợ dịch như phẫn, hận, tật, não tương tợ hành tướng sân, xếp vào Vô sân. Phú như đẳng lưu của tham tương tợ với hành tướng nhau, xếp vào Vô tham. Nếu là đẳng lưu của Si, tương tợ với Si hành tướng, xếp vào Vô si tức xếp vào tuệ. San và cuống tương tợ với hành tướng tham, xếp vào Vô tham. Siễm là Siễm khúc, dịch khúc là chánh trực. Chánh trực là xả. Phẩm Loại Túc Luận quyển 12 chép: “Thân chánh trực, tâm chánh trực, kiêu và mạn. Kiêu tự ngạo mạn. Mạn lăng nhục khinh thường người, không cung kính thầy. Nếu không kiêu mạn tâm liền cung kính. Kính tức là tàm, xếp vào Vô tàm. Si nghĩa là do dự hành tướng không chắc chắn. Nếu chánh chắc chắn, tức là trí tuệ, xếp vào tuệ. Hại tuy tợ sân, lỗi nặng dịch khác, như đã giải thích trên đây.

32. Nói về tâm, tâm sở:

Luận chép: Từ câu trong đây nên nói, cho đến “chắc chắn sinh chung”. Trên đây năm bài tụng phân biệt Pháp Đại địa v.v… Dưới đây có bốn bài tụng. Đoạn văn lớn thứ hai nói về tâm, tâm sở, chắc chắn sinh chung. Trong đó có hai: Ban đầu ba bài tụng Phân biệt cõi Dục sinh chung. Sau là một bài tụng nói về cõi trên sinh chung. Ba bài tụng ở đây là giải thích cõi Dục câu sinh.

Luận chép: Cho đến “Vô phú vô ký”. Đây là chia chung cõi Dục tâm tụng thành năm loại, dưới đây giải thích năm phẩm tức là năm đoạn.

Luận chép: Từ câu “nhưng tâm cõi Dục” cho đến hai mươi ba: Đây là bậc nhất giải thích. tâm Thiện khởi số, như văn có thể hiểu.

Luận chép: “Ác tác là gì v.v…?” Trở xuống là giải thích ác tác; đây là bắt đầu hỏi.

Luận chép: Thể của làm điều ác gọi là Ác tác: Lược giải thích danh thể.

Luận chép: Từ câu nên biết trong đây, cho đến “tánh tâm truy hối”. Là giải thích rộng về thể, nghĩa là không tương xứng với việc làm sự nghiệp gọi là Ác tác, chẳng phải không như lý sự gọi là ác tác. “như bất thiện hối duyên, thiện sở tác”. Có công năng truy hốt tâm duyên ác tác, theo cảnh đó mà đặt tên, tức có ác tác. Nên gọi là ác tác, thuộc về Đa tài thích, y theo ba dụ sau đây có ba nghĩa giải thích:

  1. Từ sở duyên mà được tên.
  2. Từ sở y mà được tên.
  3. Từ nhân mà được tên.

Luận chép: Từ câu: “Như duyên môn không giải thoát” cho đến “gọi là bất tịnh”. Theo cảnh sở duyên mà đặt tên này.

Luận chép: Từ câu “Lại thấy thế gian” cho đến “nói là ác tác. Từ chỗ sở y mà đặt tên này.

Luận chép: Từ câu “lại đối với quả thể” cho đến “gọi là túc tác nghiệp”: Đây là từ nhân mà được tên gọi.

33. Hỏi đáp về ác tác:

Luận chép: Nếu duyên việc chưa làm, làm sao gọi là ác tác.” Là hỏi.

Nghĩa là nếu có làm việc gì thì đây có thể nói là từ cảnh v.v… nên gọi là ác tác. Nếu có việc do hối hận mà không làm thì đâu được theo nhau mà gọi là ác tác. Nghĩa là Bất tác cũng gọi là Ác tác. Như có người nói: Nay tôi không bố thí vật này là tôi ác tác. Đây tức là tác, tác này là cũng gọi là ác tác. Tỳ-bà-sa quyển 37 chép. Trong đây Ác tác gồm có bốn trường hợp:

  1. Có khi ác tác là thiện khởi ở chỗ bất thiện.
  2. Có khi ác tác là bất thiện khởi ở chỗ thiện.
  3. Có khi ác tác là thiện ở khởi chỗ thiện.
  4. Có khi ác tác là bất thiện ở khởi chỗ bất thiện.

Luận chép: “Vì sao ác tác gọi là thiện”. Là hỏi.

Luận chép: Từ câu “Nghĩa là đối với thiện ác” cho đến “hai xứ mà khởi” là đáp. Nghĩa là đối với thiện không làm trong ác tác. tâm truy hối tánh gọi là thiện. Đối với điều ác không làm ở trong thiện tác tâm truy hối gọi là Bất thiện. Ác tác đều phải y theo Thiện và Bất thiện mà khởi, hoặc đều y theo tác, bất tác mà khởi.

Luận chép: Từ câu “Là tâm phẩm” này cho đến “tham phiền não” v.v… là đáp. Nghĩa là tâm Không chung, không tương ưng với các phiền não như tham… như gọi là Không chung. Tỳ-bà-sa 38 có hai thuyết:

Vị sư thứ nhất nói: Chỉ có “thấy thì dứt không tương ưng với tham v.v… phẩn tự lực mà khởi, gọi là Không chung.

Sư thứ hai nói: “Có cả Thấy dứt và Tu dứt, không tương ưng với bản hoặc như tham v.v… đều gọi là Không chung. Y theo văn luận này, vị Sư thứ hai giải thích, không tương ưng khởi với tùy miên, nên gọi là Không chung. Trong đây tập khởi. Theo vị Sư trước nói, chỉ là thấy đạo.

Hỏi: Trong đây nói cộng không chung Vô minh khởi ở vị nào.

Đáp: Nếu các Dị sinh do năng lực thắng giải, phát khởi chánh kiến, hoặc khởi tà kiến. Trong khi mệt nhọc tâm thường khởi mê. Bốn đế lý Không chung vô minh, nghĩa là duyên bốn đế không dục, không phẫn, không rõ hành tướng. Theo Luận Chánh Lý giải thích chữ tự trong bài tụng. Tức không có ở cả hai mươi mốt. Luận Chánh Lý giải thích: “Trong nhóm thấy câu chỉ có hai mươi rằng: Tụng chỉ nói đó là phân biệt nghĩa khác, nghĩa chỉ thấy câu chắc chắn có hai mươi. Tiêu biểu trong không chung phẩm có cho ác tác. Nghĩa ác tác là Bất thiện, chỉ Vô minh đều chẳng phải các phiền não khác, hai thứ tham, mạn, ưa thích hành chuyển. Ác tác ưa thích hành tướng chuyển. Sân ngọai môn chuyển hành tướng thô. (Bản Giáp, bản Ất từ chữ Ác tác v.v… tác câu (tám chữ) là Hiệp chú.) Ác tác hành nội môn chuyển nhỏ nhiệm chẳng phải ác tác câu. Nghi không chắc chắn, ác tác chắc chắn nên không cùng khởi, rất dữ dội sắc bén. Ác tác không như vậy. Nhưng ác tác này theo thiện ác hành sự xứ chuyển, các kiến không như vậy, cho nên không tương ưng. Tà kiến một phần tuy ưa thích hành chuyển. Nhưng vì có hai nhân nên chẳng đi chung với ác tác. Bản Giáp, bản Ất nói từ hai chuyển v.v… mà chuyến (mười hai chữ) là Hiệp chú “Nói hai nhân” là rất mạnh mẽ sắc bén, là lý xứ chuyển. Cho nên Ác tác là Bất thiện, là chỉ cho Vô minh, văn luận trên rất rõ ràng. “Ác tác” có sáu nghĩa.

  1. Sầu thích hành, trái ý mới khởi.
  2. Nội môn chuyển, xem xét đúng sai.
  3. Hành tướng tế, suy nghĩ kỹ mới khởi.
  4. Chắc chắn hiểu biết mới khởi.
  5. Không mạnh mẽ sắc bén mới khởi.
  6. Chỉ duyên sự, duyên việc thiện ác.

Tà kiến tuy có bốn nghĩa, không có hai nghĩa, nên chẳng phải Ác tác câu. Luận Chánh Lý chỉ nói hoặc Ác tác đều có hai mươi hai, tức là Không chung vô minh có ở cả do tu mà dứt. Nên biết cũng lấy nghĩa của Sư sau.

34. Giải thích bất thiện kiến:

Luận chép: Từ câu “đối với bất thiện kiến” cho đến nói là kiến: Là giải thích bất thiện kiến đồng với không chung phẩm có mười hai, như văn rắt dễ hiểu. Luận chép: Nói bất thiện kiến cho đến “hoặc Giới cấm thủ”: Là giải thích ba Bất thiện kiến.

Luận chép: Từ câu “đối với bốn bất thiện” cho đến “tham v.v… tùy bất cứ một thứ nào”

Đây là giải thích thứ hai. Tham v.v… cùng khởi.

Luận chép: Từ câu điều ở trước nói cho đến “thêm phẫn v.v… tùy bất cứ một thứ nào”.

Thứ ba là giải thích: phẫn v.v…

Luận chép: Từ câu “Bất thiện ác tác” cho đến thứ hai mươi mốt. Đây là giải thích thứ tư” Bất thiện ác tác tương ưng phẩm” 3/ Tổng kết:

Luận chép: Từ câu “Lược nói bất thiện” cho đến có hai mươi mốt, là tổng kết câu trên.

Luận chép: Từ câu “nếu đối với vô ký” cho đến “là Tầm và Tứ” là giải thích thứ tư: “Hữu phú vô ký tương ưng phẩm”: Tánh là nhiễm ô có ẩn phú gọi là Hữu phu, thể chẵng xảo thiện, không có quả ký nên gọi là Vô ký.

Luận chép: Từ câu “Vô ký cõi Dục” cho đến nên biết như trước nói. Đây xuất xứ từ Hữu phú vô ký thể”.

Luận chép: Từ câu “đối với vô ký khác” cho đến “và bất định Tầm Tứ”: Đây là giải thích thứ năm “Vô phú vô ký”. Thể chẳng phải nhiễm ô, không chướng Thánh đạo, không có quả ký gọi là Vô phú vô ký.

35. Thuyết của các Sư khác:

Luận chép: Từ câu các sư phương ngoài cho đến “tâm sở cùng khởi”: Là nêu thuyết của các Sư khác. Ý của các Sư khác nói:Ưu như hỷ căn. Chẳng phải chỉ có hữu ký. Do đó ác tác cũng có ở cả ba. Phẩm tương ưng này có mười ba tâm sở cùng khởi. Luận Chánh Lý chép: “Nhưng ác tác này có cả Thiện, Bất thiện, không có Vô ký. Tùy Ưu hành. Lìa dục tham không thành tựu, chẳng phải pháp Vô ký có việc như thế. Nhưng đắp đổi theo nhau. Ta đâu vì người không ra gì mà ăn. Ta đâu vì không vẽ trên vách tường này, các thứ như thế. Tâm kia cho đến chưa xúc chạm với Ưu căn, chỉ là tĩnh sát chưa khởi ác tác. Nếu xúc chạm với Ưu căn liền khởi Ác tác. Bấy giờ, lý của Ác tác đồng với Ưu căn, nên nói Ác tác có tướng như thế. Nghĩa là khiến cho tâm ưa thích, Ác tác tâm phẩm, nếu lìa Ưu căn thì làm sao khiến cho tâm ưa thích(gọi tỉnh sát là tuệ thì sai)

Luận chép: Từ câu “nên biết thùy miên” cho đến như so sánh nên biết.

36. Nói về thùy miên:

Đây là nêu thùy miên khắp trong tất cả tâm phẩm ở trước, cho nên thảy đều Vô già. Thùy miên không mộng, tánh chỉ vô ký, y theo có mộng nên nói có cả ba tánh. Tức trong Bất định gồm có bốn, trường hợp.

  1. Tham, sân, mạn, nghi chỉ tự lực khởi.
  2. Ác tác thiện và Không chung câu khởi có cả hai. Bất thiện tự lực, Thiện là cộng khởi.
  3. Thùy miên có khi cũng khởi chung với tất cả tâm phẩm.
  4. Tầm, Tứ chắc chắn khởi chung với tất cả tâm phẩm của cõi Dục.
  5. Luận chép: Từ câu “đã nói cõi Dục” cho đến sẽ nói về cõi trên.

Dưới đây là một Bài tụng, thứ ba là nói về cõi trên.

Luận chép: Cho đến “Như cõi Dục nói”. Trong văn có ba:

  1. Nói về Sơ định.
  2. Nói về Trung gian.
  3. Nói về Nhị thiền trở lên.

Văn này là bậc nhất nói về Sơ định. Bất định, trừ sân, ác tác, thùy miên. Tiểu hoặc trừ bảy. Bất thiện địa hai. Ngoài ra đều đồng với cõi Dục. Vì ở cõi trên không có pháp Bất thiện, Thùy miên, Ác tác.

Luận chép: Từ câu “Trung gian tĩnh lự” cho đến còn lại đều có đủ.

Đây là trường hợp thứ hai, nói về thiền trung gian. Địa này trừ Tầm và Sơ thiền khác nhau, các tâm sở còn lại đều đồng với Sơ định. luận chép: Tĩnh lự thứ hai cho đến như trước có đủ, đây là thứ ba nói về Nhị định trở lên. Trong văn có hai:

  1. Chánh giải thích.
  2. Dẫn chứng.

Đây là văn đầu. Nhị định trở lên như trước đã trừ, gồm: Tứ, Siễm, Cuống. Ngoài ra đồng với định Trung gian.

Luận chép: Từ câu “Kinh nói siểm, cuống” cho đến”bảo trở về thưa hỏi Phật”. Là thứ hai dẫn chứng, lời văn rất dễ hiểu. Phạm Vương không biết bốn đại. Như định Vô lậu nương sáu cõi thiền đều cho phép có thể dứt hết. Tĩnh lự thứ tư tu phiền não. Như định Hữu lậu Chỉ có Không xứ cận phần, chỉ có cận phần này mới chấm dứt hết sắc.

Luận chép: Từ câu”đã nói như thế” cho đến”Khác nhau thế nào”:

Dưới đây có hai bài tụng, đoạn văn lớn thứ ba phân biệt xen nhau.

38. Giải thích tướng vô tàm:

Luận chép: Cho đến “Sở địch Đối pháp”. Đây là giải thích tướng Vô tàm trong cặp. “Đối với các công đức” nghĩa là Thi la v.v…” và người hữu đức” nghĩa là thân giáo v.v… Hai thứ này là cảnh Vô tàm nên nói là “đối với”. Đối với hai cảnh này không tôn kính nên gọi là Vô kính, không tôn sùng nên gọi là Vô sùng, hoặc như thứ lớp đều thuộc hai thứ đối với đức không kính, đối với người không trọng, đối với các công đức không có sự thưa hỏi, đối với người có đức không có chỗ tùy thuộc. Đây là tướng Vô tàm, tức là cung kính người đối địch; là nói về năng trị.

Luận chép: Từ câu”Vì các thiện sĩ” cho ến” năng sinh sợ hãi”. Đây là giải thích thứ hai về sự vô tàm. Là pháp nhàm chán bị các thiện sĩ quở trách gọi là tội. Nêu thể của tội tức pháp Bất thiện cảnh Vô quý. “Đối với tội này không thấy sợ hãi là nói hành tướng Vô quý. Lời sợ hãi trong đây nói lên quả phi ái năng sinh sợ hãi.” Là giải thích từ ngữ sợ hãi. Sợ hãi tức là Vô quý. Không thấy quả sợ hãi gọi là “Không thấy bố”. Quả ác có hai thứ:

  1. Hiện quả chê bai trách phạt.
  2. Quả dị thục ba đường ác.

Luận chép: Từ câu không thấy sợ hãi cho đến gọi là không thấy bố” là ngoại đạo vặn hỏi. Hành tướng Vô quý gọi là Bất kíến bố, nghĩa là thấy quả sợ hãi mà không sanh sợ hãi, gọi là Không thấy bố.

Luận chép: “Như vậy thì có lỗi gì?” Là hỏi lại…

Luận chép: Từ câu lỗi cả hai đều là có cho đến “nên hiển bày vô minh ngoài ra” lỗi. Nếu thấy mà không sợ hãi thì biểu lộ có trí tuệ. Nhưng theo Luận Chánh Lý thì trí tuệ này là tà kiến. Tuệ là thể nên gọi là Trí tuệ. Tà kiến tuy thấy ba đường ác nhưng bác không nhân quả, lý không thuộc tướng nên không sợ hãi. Nếu không thấy người đó sợ hãi là người đó vô minh, vô minh không có trí tuệ, không biết nhân quả, gọi là không thấy.

Luận chép: Ý này không hiển rõ “thấy” và “không thấy”: Đây là Luận chủ đáp . Không thấy sợ hãi nên không hiễn rõ kiến và không thấy.

Luận chép: “Hiển bày cái gì? Là ngoại đạo hỏi, đã không lìa hai thì nói lên cái gì?

39. Luận chủ đáp:

Luận chép: Từ câu” ở đây hiển bày hữu pháp” cho đến” gọi là vô qúy.” Luận chủ đáp, đây là hiển rõ Vô quý có thể tánh riêng. Chẳng phải Vô minh, cũng chẳng phải tà kiến, làm nhân với hai, gọi là Vô quý, tức là Vô quý làm nhân cho Tà kiến vô minh, khiến cho tuy thấy mà không sợ, hoặc không thấy kia mà sợ.

40. Nêu thuyết khác:

Luận chép: Từ câu có sư khác nói cho đến “gọi là vô quý”: Là nêu thuyết khác, đây là ý của Sư nói khi gây tội xét mình không hổ thẹn là tướng vô quý, vô sỉ là đồng thì mình và người khác nhau.

Luận chép: Từ câu” nếu thế cho đến thế nào khởi cùng lúc: Là ngọai đạo vặn hỏi. Xét là tức duyên tự, tha là duyên tha. Đây là hai cảnh khác nhau, sao gọi là cùng khởi.

Luận chép: Từ câu” không nói hai thứ này cho đến gọi là vô tàm”. Sư khác đáp. Từ chỗ hơn mà nói, chẳng phải duyên khác.

Luận chép: Từ câu “Tàm quý khác nhau” cho đến gọi là quý”: Là bậc nhất giải thích, nên biết. Luận chép: Thứ hai là giải thích cho đến gọi là Quý, giải thích thứ hai rất dễ hiểu. Luận Chánh Lý chép: “Thú, hướng về như lý, từ hai pháp tăng thượng sinh ra. Trái với Ái đẳng lưu, tâm tự tại tánh gọi là Tàm.

Thuật rằng: Tàm lấy không làm ác làm nghĩa. Thánh đạo Niếtbàn đều gọi là như lý, “tâm Thiện thú” hướng về kia là nêu sở y. “Tự tăng thượng” tức là sợ tự rơi vào ba đường. Pháp tăng thượng tức là sợ phế bỏ truyền pháp. “Sở duyên của hai năng lực tăng thượng” là nêu nhân. Ái đẳng lưu” tức Vô tàm, trái với Vô tàm là nói đối trị. Do đó không bị pháp ác lôi kéo, gọi là Tự tại. Tánh chỉ cho thể đó. Luận Chánh Lý chép: “Ưa thích tu tập công đức làm đầu, trái với Si đẳng lưu, nhàm chán pháp ác kém cõi gọi là quý. Có thuyết sợ hãi trách phạt đường ác, nhân mình, người chê bai gọi là quý.

Thuật: Quý nghĩa là dứt các điều ác. “Ưa thích công đức làm đầu” là nêu sở y. “Si đẳng lưu” tức là Vô quý. Trái với Vô quý là nói đối trị. “Liệt pháp” là pháp tội lỗi của các hữu, trong đó sinh ác tức là tác dụng có người nói. Trở xuống có nêu giải thích riêng. Đang gặp khuất phục là “trách phạt” ba ác đương lại là “ đường ác”. Tự gặp điểm trần là “tự chê bai”, khiến bị họ chê bai là “người khác chê bai”, đây là nhân của bốn pháp. Nghĩa các phiền não Nhân sinh sợ hãi như thế, cũng nêu tác dụng.

41. Giải thích ái và kính khác nhau:

Luận chép: Từ câu ”đã nói vô tàm” cho đến là trừ ba tướng trước: Là giải thích Ái, kính khác nhau, của cặp thứ nhất, cùng với hân, gọi là “ái, tức là ái lạc” có thể ưa thích thượng pháp. Đắm nhiễm cảnh trước mắt, cũng gọi là ái, tức là đắm nhiễm ái. Do đó thương vợ con là đắm nhiễm ái, thương Sư trưởng là tín ái. Duyên Diệt, Đạo đế, thích tương ưng nên vừa tín, vừa ái. Duyên Khổ đế, Tập Đế, nhàm chán tương ưng, nên là Tín, chẳng phải ái. Nhiễm ái tham nên là ái chẳng phải tín.

42. Nói về thuyết khác:

Luận chép: Từ câu có người nói tin cho đến nghĩa là hữu kính: Là nói về thuyết khác. Đây là ý Sư nói. Tín là chấp nhận có Đức, do đó là trước mới sinh ái lạc, nên là Tín, chẳng phải Ái. Tín là Nhân, Ái là quả. Kính là kính trọng, lấy tàm làm thể.

Luận chép: Từ câu”có tàm chẳng phải kính” cho đến” duyên diệt đạo tàm”. Đây là sư thứ hai nói: “Ưa thích cảnh trên gọi là kính, là tàm. Nhàm chán cảnh kém là tàm chẳng phải kính, nên thành hai trường hợp.

Luận chép: Từ câu có người nói kính, cho đến nên kính chẳng phải tàm”. Đây là sự giải thích của sư thứ ba về Tàm, kính. Ý sư này nói: “Kính là có sự tôn trọng, do đó ban đầu mới sinh hổ thẹn, tức kính là của nhân của tàm

Luận chép: Từ câu “đối với cảnh sở duyên” cho đến “là ba tướng:

Là chia ra bốn trường hợp phân biệt, lời văn rất dễ hiểu.

Luận chép: Từ câu ái kính như thế cho đến cõi Vô Sắc là không. Ở đây nói về sự hạn cuộc của cõi, thân Vô Sắc trong cõi Vô Sắc không thể duyên theo tha mà khởi kính ái, cũng không duyên theo Phật, Thế tôn ở dưới, nên không có kính, luận chép: Chẳng lẽ không có tín, tàm cho đến Vô Sắc cũng có: Là hỏi: Luận chép: Ái kính có hai, cho đến cõi Vô Sắc là không: Là lời đáp, rất dễ hiểu.

Trở xuống là bài tụng thứ hai nói về sự khác nhau giữa Tầm, Tứ, Mạn. Kiêu.

Luận chép: Cho đến tánh nhỏ nhiệm gọi là Đây là giải thích tướng khác nhau giữa Tầm, Tứ.

Luận chép: “Vì sao hai tướng này tương ưng nhất tâm?” Kinh bộ hỏi: Thô tế trái nhau, làm sao chấp nhận có một tâm mà hai tướng khởi cùng lúc?

Luận chép: Từ câu có người giải thích như vậy cho đến “đều có tác dụng”: Là Hữu Bộ đáp, lời văn rất dễ hiểu.

Luận chép: Từ câu” Nếu thế Tầm, Tứ cho đến “Thể chẳng phải ngưng thích”. Đây là nhân của Thô, Tế, thể chẳng phải thô tế, là câu vặn hỏi thứ nhất.

Luận chép: Từ câu lại tế tánh thô cho đến” lẽ ra tầm tứ: Là câu nạn hỏi thứ hai, đây là lẽ ra phải đến địa trên mới có, vì sao chỉ đến Sơ định là có. Luận chép: Lại tánh thô tế cho đến vì Dĩ biệt Tầm, Tứ riêng:

Là câu hỏi thứ ba. Thô tế vô thể làm sao có thể thật Tầm Tứ ư?

43. Nêu giải thích khác:

Luận chép: Từ câu “lại có giải thích rằng, cho đến đâu có trái lý: Là nêu giải thích khác.

Luận chép: Từ câu “nếu có tự thể riêng” cho đến “Khởi cùng lúc”: Là câu hỏi. Một pháp thô tế, trên dưới khác nhau, làm sao khởi cùng lúc. Kinh Bộ Tông này không chấp nhận có thể tánh riêng.

Luận chép: Từ câu “này nếu nói thể loại” cho đến “tướng riêng thế nào: Theo giải thích mà nêu.

Luận chép: Từ câu “hai thể loại” này cho đến “nói lên tướng khác: Là Đáp.

Luận chép: Từ câu “chẳng phải do thượng hạ” cho đến “có thượng hạ”. Đây là gạn hỏi lại. Luận chép: Do đó nên biết cho đến tương ưng nhất tâm: Là tổng kết vặn hỏi.

Luận chép: Từ câu nếu thế làm sao cho đến “có đủ năm chi”. Hữu bộ vặn hỏi Kinh bộ.

Luận chép: Từ câu “đủ năm chi ngôn” cho đến nên không có lỗi:

Là Kinh Bộ đáp. Luận Chánh Lý chép: “Nếu vậy tánh thô tế trái nhau, không tương ưng với Tầm, Tứ nhất tâm câu sinh, tuy trong một tâm hai thể, nên biết. Khi dụng tăng khác nhau cho nên không trái nhau. Như nước và rượu hòa hợp. Thể tuy bình đẳng mà dụng có tăng, như trong phẩm Thô tâm thì dụng của Tầm tăng, dụng của Tứ bị tổn mà khó biết. Nếu nói dùng rượu thì bất cứ lúc nào cũng đều tăng, nên chẳng phải Dụ. Lời nói này vô lý. Ta không chắc chắn nói lấy rượu dụ cho Tầm, Tứ ở trong nước. Chỉ có dụng tăng, tức nói như rượu, nên ở trong tâm Phẩm, hai pháp Tầm, Tứ tùy dụng mà có tăng, tức nói như rượu. Để tiện dụ cho nước. Do đó Tầm, Tứ tuy trong một tâm thể đều có dụng khác thời, nhưng một tâm vừa thô vừa tế, như tánh tham si, tuy đều hiện hành mà được nói là tâm có tham hành. Tùy phẩm tâm nào mà có pháp dụng tăng. Do đó là môn nêu chung tâm phẩm

Luận chép: Từ câu “đã nói như thế” cho đến nên gọi là mạn.

44. Giải thích kiêu và mạn khác nhau:

1. Mạn:

Dưới đây giải thích Mạn, Kiêu khác nhau. Đây là tướng Mạn. Luận Chánh Lý chép: “Mạn là đối với người khác tâm tự cao cử so sánh Đức loại của Tự, Tha. người, kém. Hoặc thật hay không thật, tâm tự ỷ cây khinh miệt người, gọi là Mạn.

2. Kiêu:

Luận chép: Từ câu “Kiêu là đắm nhiễm” cho đến tánh không đoái hoài: Là giải thích tướng Kiêu. Luận Chánh Lý chép: “Kiêu là đắm nhiễm từ pháp của mình làm trước, khiến tâm ngạo mạn, không có tánh đoái hoài. Đối với các pháp mạnh mẽ, tiền tài, địa vị. giới tuệ tộc của mình, trước khởi tâm kiêu mạn, buông lung, đối với các gốc lành, không chỗ nào thiếu sót gọi là kiêu, nên đối với các gốc lành không chỗ nào hiển. Nghĩa là do tâm kiêu ngạo đối với các pháp thiện không ưa thích tu tập. Đó gọi là tướng kiêu mạn khác nhau.

Luận chép: Từ câu có sư khác nói cho đến” tướng khác nhau”.

Dưới đây là nêu thuyết khác, Lời văn rất dễ hiểu.

Theo văn Luận trên. Mạn là đối với người, kiêu chỉ ngạo với mình, đó là hai tướng khác nhau của Mạn và Kiêu.

Luận chép: Từ câu “đã nói như thế” cho đến” “danh nghĩa khác nhau”. Dưới đây có một bài tụng. Đoạn văn lớn thứ tư nói các danh nghĩa của tâm, tâm sở.

Luận chép: Cho đến “nên gọi là thức”. Trong văn xuôi có hai: Ban đầu chỉ giải thích các tên tâm vương, sau giải thích chung các danh 88 nghĩa của tâm, tâm sở. Dùng ba nghĩa khác nhau để đặt ba thứ tên. Tiếng Phạm là Chất-đa, Hán dịch là tâm, nghĩa là Tập khởi. Nghĩa là do năng lực của tâm dẫn các tâm sở và tất cả các nghiệp đã gây ra. Như cây tâm tập khởi vỏ, cành lá; Tiếng Phạm là Mạt na, Hán dịch là Ý; tiếng Phạm là nhược nam, Hán dịch là Thức, nghĩa là Liễu biệt, nghĩa là tâm ở cảnh năng liễu biệt nên gọi là Thức.

Luận chép: Từ câu lại có người giải thích rằng, cho đến mà thể là một: Là nói về thuyết khác, Giới nghĩa là tánh, Nhân nghĩa là phẩm Tịnh và Bất tịnh duyên cảnh khác nhau, làm các nhân khác nhau khác nhau nên gọi là tâm. Như một cây tâm cùng với cành lá lớn nhỏ khác nhau, mà làm giới tánh. Các văn còn lại dễ hiểu.

45. Giải thích tên nói:

Luận chép: Từ câu”Như tâm, ý, thức” cho đến “mà thể” là một là loại giải thích tên của tâm, tâm sở. Đây là câu đầu.

Luận chép: Từ câu “tâm, tâm sở” cho đến bình đẳng hòa hợp. Thứ hai là giải thích: Các tên gọi, tức năm nghĩa của tâm, tâm sở năm nhưng ba nghĩa của tâm vương thì khác nên lập ba thứ tên, y theo huấn từ mà giải thích. Năm nghĩa của tâm, tâm sở cũng giải thích theo huấn từ. Vì mượn y căn nên gọi là Hữu sở y v.v… Lại ba thứ như sở y, v.v… cũng có thể gọi là Đa tài thích. Tương ưng một loại chỉ có huấn từ thích bằng với Hoà hợp gọi là tương ưng. Có sở y, có sở duyên, lời văn rất dễ hiểu. Có hành tướng là ở phẩm duyên Sở Duyên khởi hành tướng khác nhau. Theo văn Luận, tức là có thể duyên tâm pháp. Đối cảnh sở duyên phẩm loại khác nhau, trên tâm hành giải khởi phẩm loại tướng. Như cảnh chiếu vật, loại ở cảnh mặt trên, có các thứ tiếng hình khác nhau cùng với tâm pháp của nó bất tức bất ly, chẳng phải như tượng sắc khác nhau với cảnh.

Hỏi: Tên các tâm, tâm sở có hành tướng, Vì sao trong mười sáu hành tướng chỉ nói có tuệ.

Đáp: Theo Luận Chánh Lý có ba giải thích, nghĩa là tên các tâm, tâm sở có hành tướng khác nhau, mười sáu hành tướng cũng lấy tuệ làm thể. Nhưng tâm, tâm sở trong tướng phẩm loại sở duyên, được gọi là Hữu hành tướng. Còn giải thích tâm, tâm sở cũng là có hành tướng tuệ gọi là Hữu hành tướng. Như vậy Tuệ không phải tự có, vì sao nói Tuệ có hành tướng.

Đáp: Trong đây hành tướng cũng dùng tuệ làm thể, mà nói các tâm, tâm sở cùng hành tướng sở duyên khởi lên phải cùng lúc, theo tên chung là hành tướng. Giống như các pháp hữu lậu đồng thời, thể chẳng phải lậu, vì đồng đối trị, gọi chung là lậu. Đây cũng như thế. Lại giải thích hoặc y theo Vô gián, cũng nói có thanh, như có sở y nên không có lỗi. Nghĩa như tâm, tâm sở đều gọi có sở y. Theo thức tương ưng với các pháp tâm, tâm sở cùng thức sở y cũng sinh cùng lúc. Sở y của Thức không ngừng diệt. Có lý hành tướng nên biết cũng như vậy. Pháp sư Tuyền nói: “Theo Tỳ-bà-sa tướng ảnh tượng chẳng thuộc về uẩn, xứ, giới. Cũng chẳng phải duyên Sở duyên, nhưng tâm, tâm sở đều lấy tuệ sở hiện hành tướng, gọi là đồng hành tướng.

Sư Du-già lại nói rằng: “Khác nhau hành tướng đều trái với văn các nơi. Xét Pháp sư Thái nói: “Chẳng thuộc về uẩn, giới, xứ, e chẳng phải hết ý, nếu chẳng thuộc ba khoa, tức là Vô pháp, chẳng được nói là đồng khác. Nếu là Hữu pháp thì chẳng được không nhiếp. Đã nói rằng Tuệ này là tướng, lý phải thuộc về hành uẩn, hoặc chung các tâm sở, tức phải thuộc về bốn uẩn, vì sao nói hòan toàn không thuộc ư? Nên pháp tương ưng gọi là đồng hành tướng. “Hành tướng” hoặc gọi là tương ưng, Đẳng hòa hợp.

46. Hỏi đáp về nghĩa Đẳng hòa hợp:

Luận chép: Theo nghĩa nào mà gọi là Đẳng hòa hợp? Là hỏi về nghĩa Đẳng hòa hợp.

Luận chép: Vì có năm nghĩa, cho đến đều bình đẳng: Là giải thích nghĩa hoà hợp, rất dễ hiểu. Luận chép: Từ câu “Sự bình chư giả” cho đến đều cũng như thế là giải thích vặn hỏi. Có người nói: “Sở y bình đẳng”, nghĩa là phải đồng với căn sở y, ý thức và pháp tương ưng có một thứ y, nghĩa là Vô gián diệt ý căn, Năm thức và pháp tương ưng có hai thứ y.

1. Đồng thời y chỉ căn.

2. Vô gián diệt ý căn, tùy theo sự thích ứng đều là sở y bình đẳng. Văn này muốn thuộc hai thứ sở y. Nên không nói riêng đồng một sở y. Trong các luận nói tâm, tâm sở đồng một sở y mà lại y theo biệt y, nên nói sáu thức và pháp tương ưng đều đồng một sở y. Lại giải thích sở y bình đằng, ở đây nói lên sáu thức và pháp tương ưng đều đồng một sở y. Nên trong phần giải thích nhân tương ưng chép: Trong đây đồng thì hiển bày chỗ sở y.

– Tuy là năm thức cũng y theo ý căn. Văn này lại y theo đồng thời y.

– Sở duyên bình đẳng, nghĩa là phải đồng sở duyên.

Trong sở duyên, hoặc đồng thời duyên một, hoặc lại duyên nhiều.

Tùy ứng dều là sở duyên bình đẳng. Trong các luận chép: Pháp “tâm, tâm sở đồng một duyên, lại y theo theo một pháp của duyên khác mà nói. Nếu không như thế như quán Vô ngã trừ tự tương ưng, đều có duyên chung tất cả ở đây chẳng lẽ đồng một sở duyên, lại giải sở duyên bình đẳng, đây là hiển bày. Sáu thức và pháp tương ưng đều đồng một duyên. Nên trong các luận nói pháp tâm, tâm sở đồng một sở duyên. Tuy cũng có duyên hai cảnh. Văn này nói theo duyên một cảnh: Ba hành tương bình đẳng, pháp tâm, tâm sở thể của nó sáng sạch. Tùy duyên cảnh nào đều khởi hành tướng duyên pháp mỗi một hành tướng, hoặc, duyên nhiều pháp đều nhiều hành tướng. Hoặc một hoặc nhiều hành tướng đều khác nhau. Tùy theo sự thích ứng đều là hành tướng bình đẳng. Vì khi hiện nhiều thì có nhiều tướng nên không nói đồng một hành tướng. Trong các luận chép: “pháp tâm, tâm sở đồng một hành tướng là y theo duyên một cảnh tương tợ nghĩa đồng hiện thật đều khác. Lại giải thích hành tướng bình đẳng. Ở đây nói lên pháp tâm, tâm sở đồng duyên một cảnh gọi là một hành tướng nên các luận nói pháp tâm, tâm sở đồng một hành tướng tuy hành tướng đều khác nhau. Y theo tương tợ đồng nên nói đồng một hành tướng, tuy cũng có duyên nhiều cảnh, có nhiều hành tướng hiện, đều đối lẫn nhau mà không tương tợ, trong đây còn y theo duyên một cảnh mà “Nói, xét rõ giải thích này đồng một sở y, đồng một sở duyên, đồng một hành tướng không hiểu được ý Luận.

Luận nói đồng một sở y, chẳng nói sở y chỉ có một căn, nên nói là đồng một sở y. Pháp tâm, tâm sở này tuy khác nhau nhưng cùng một sở y, gọi là đồng một sở y. Hoặc một, hoặc hai đều gọi là đồng nhất. Vì sao được gọi là sở y dù có hai y theo một thuyết đồng một sở duyên. Nghĩa là tâm, tâm sở tuy khác nhau hoặc tưởng duyên màu xanh, thọ v.v… cũng duyên màu xanh v.v… do đó nên nói đồng một sở duyên. Tức pháp tâm, tâm sở duyên chung. Vô lượng trăm ngàn pháp. Tuy là khác nhau nhưng sở duyên thì chung, đều gọi làđồng một sở duyên, làm sao dùng quán vô ngã vặn hỏi một sở duyên tức tự hiểu rằng: “Y theo một thuyết đồng một hành tướng. Khi tâm vương khởi một hành tướng xanh thì các tâm sở cũng đồng khởi tướng này. Như khi tâm vương khởi nhiều cảnh, nhiều hành tướng, thì tâm sở cũng vậy. Nếu đồng một hành tướng thì tâm sở cũng vậy.

Luận chép: Từ câu “đã nói tâm, tâm sở” cho đến pháp nào là đúng? Dưới đây đoạn văn thứ hai có mười bốn bài tụng nói Phi sắc phi tâm bất tương ưng hành. Một bài tụng đầu nêu tên chung riêng bất tương ưng còn mười ba bài tụng sau thì nhắc lại từng ý một. Văn này là bài tụng đầu.

47. Nói về pháp bất tương ưng:

Luận chép: Cho đến “bất tương ưng hành”. “Các pháp như thế” là nêu chung pháp bất tương ưng. “Tâm bất tương ưng” là phân biệt tâm, tâm sở. “Phi sắc đẳng tánh thuộc về hành uẩn” là phân biệt sắc và pháp vô vi. Cho nên gọi là tâm bất tương ưng hành là lược kết lên. Nói đủ là Phi sắc phi tâm. Bất tương ưng hành. Nay chỉ nói Bất tương ưng hành cũng phân biệt hết các pháp. Bất tương ưng “tất cả tâm, tâm sở, ngôn hành. Hành là hành uẩn. Phân biệt sắc và vô vị. Do đó các luận phần nhiều còn dùng tên tắt, có người giải thích tụng rằng: “Đẳng” nghĩa là cú thân, văn thân. “Loại” nghĩa là lưu loại, tức là đắc v.v… Nay xét luận này. Tâm bất tương ưng chỉ có mười bốn. Nếu theo Luận Chánh Lý thì thêm tánh Hòa hợp, nên luận Chánh Lý chép: “Đẳng” là bằng với Cú thân và tánh Hòa hợp. Rõ như Pháp sư Quang dùng hai thuyết khác nhau làm câu hỏi và đáp đầy đủ. Luận Câu-Xa tuy không nói riêng về Hòa hợp cũng chẳng nói không. Luận Chánh Lý giải thích: “Luận này tụng rằng: Đẳng là Hòa hợp, nên biết hai bộ luận này không trái nhau, nếu nói là không nói tức là vô, “Giả” là theo luận này không nói bố v.v… nên không có. Bố v.v… đã chẳng chắc chắn là không, thì Hòa hợp đâu chẳng phải có. Vậy nói rõ luận này này chỉ là lược mà không nói, chẳng phải đã nói ngoài ra không có tâm sở. tâm sở đã như vậy, nên hòa hợp phải đồng. Không y theo luận văn, tín, tự trong lòng. Hỏi đáp tới lui uổng bút mực. Tự nói Phẩm Loại Túc Luận không nói phi đắc, chỉ nói có mười ba pháp đồng với Luận Câu-xá. Lại nói luận kia lại có trừ loại pháp khác như vậy không tương ưng loại pháp với tâm Bất Tương Ưng, Pháp Uẩn Túc Luận quyển mười, đồng với Phẩm Loại Túc Luận, luận ấy nói trừ pháp loại như thế đâu biết chỉ có phi đắc. Luận này không nói là vô. Luận Chánh Lý không vặn hỏi câu-xá. Sáu Túc luận nói có chỗ khác. Luận Chánh Lý nói có hòa hợp ngòai ra văn đều có cả hai giải thích: Luận Chánh Lý càng không có việc khác. Giáo đã rõ ràng, thì lý phải y theo giải thích, nên biết ngoài ra còn có Bất tương ưng hành, Tỳ-bà-sa chép: Loại là: Nói về pháp mà các sư khác đã chấp. Luận Chánh Lý chép: “Loại” là nói về pháp mà chỗ khác chấp, tức là chủng loại đã nói trước đây, nghĩa là có so lường lìa “Đắc” có uẩn đẳng tánh, đồng với Tỳ-bà-sa.

Luận ở trong đó nói tướng Đắc, phi đắc. Dưới đây có mười ba bài tụng, là giải thích riêng Bất tương ưng. Năm bài tụng trước nói “Đắc phi đắc”, trong đó trước là nói tự tánh đắc phi đắc, bốn bài tụng sau nói Đắc phi đắc, đây là văn đầu.

48.  Nói về tướng đắc phi đắc:

1) Đắc:

Luận chép: Cho đến trái với ở đây: Đây là nói tướng Đắc phi đắc. Nhưng tên gọi Đắc này có chung có riêng. “Gọi chung đắc “là đắc và thành tựu đều gọi là Đắc; phi đắc cũng vậy. Xả và Bất thành đều gọi là Phi đắc. “Gọi riêng đắc” là xưa nay chưa từng được và được rồi mất.

Sắp thành tựu pháp đắc “cho đến” tướng sinh.

  1. Được gọi là đắc.
  2. Được rồi không mất.

Đắc cho đến hiện tại gọi là thành tựu, tức là trước không thuộc về mình. Ban đầu được thuộc mình gọi là đắc, đây nghĩa là khi sinh chắc chắn thuộc về mình, nên gọi là được. Vì chưa ở thân, nên không gọi là thành tựu. Thành tựu, nghĩa là đắc hiện tại ở thân, xả và bất thành cũng y theo Đắc, nếu đối với đồng loại chỉ có sát-na đầu tiên của tướng sinh gọi là “Đắc”. Tướng diệt sau cùng của Sát-na gọi là Xả. Bấy giờ phi đắc cho đến tướng sinh. Trong thời gian đó tuy “niệm sau sau cho đến tướng sinh đó. Nhưng pháp loại này thường gọi là thành tựu, chẳng phải nay mới được. Loại này đắc ở thân hiện tại, Nếu riêng đối với sát-na ba tướng trước sau, thì tướng sinh chắc chắn được thời nay gọi là Đắc. Đến khi tướng trụ, dị, thời gọi chung là Thành tựu. Đến giai vị tướng diệt mới gọi là xả. “Rơi vào quá khứ” gọi là không thành tựu. Trong các luận, nói theo loại chung. Không y theo sát-na nên Tỳ-bà-sa và Luận Chánh Lý nói bốn thông hành, đều y theo tướng sinh của sát-na ban đầu, gọi là đắc phi ở niệm sau. Nếu từ các pháp đầy đủ đắc thành tựu và xả bất thành. Thì bốn thứ khác nhau sẽ có khác nhau. Như Phi tưởng kiến hoặc, chỉ có thành tựu và xả bất thành Vô hữu đắc. Vì từ vô thỉ đến nay thường thành tựu. Sau tuy dứt kiết sẽ không lui sụt. Nếu lợi căn không học các pháp vô lậu, có đức thành tựu và bất thành tựu ở vị phàm phu thì gọi là Bất thành tựu, khi ở Kim Cương tâm thì gọi là “Đắc”. Từ Tận trí trở lên gọi là thành tựu, không có xả. Đến vị Vô học thì không còn lui sụt. Khi Niết-Bàn Xả thì chẳng phải Đắc. Nếu có đắc, xả, thì chắc chắn có thành tựu, không thành tựu cho nên đầu tiên Đắc cho đến khi sinh thì không gọi là Thành tựu. Vì trong thân kia thành tựu phi Đắc, trước nhất khi Phi đắc sinh thì không gọi là bất thành, vì trong thân kia thành pháp ấy. Trong vị sinh là chánh Đắc, Xa nên gọi là Đắc. Xả. Luận Chánh Lý chép: “Đắc, hoạch thành tựu. Nghĩa tuy là một, nhưng pháp môn nương theo thì khác, gọi là khác nhau, có hai thứ Đắc, nghĩa là trước chưa được và trước đã được, “trước chưa đắc nay đắc gọi là hoạch, trước đã đắc nay đắc gọi là Thành tựu. Nên biết phi đắc trái với đây, nghĩa là trước chưa đắc và đắc rồi mất. Chưa đắc phi đắc gọi bất họach, đã mất mà chẳng đắc gọi là bất thành tựu, nên gọi tánh Dị sinh gọi là Bất hoạch thành pháp. Nay xét luận Chánh Lý Văn tuy khác chút ít nhưng nghĩa thì đồng.

– Trước chưa đắc gọi là “Hoạch”, có hai thứ:

  1. Từ vô thỉ đến nay chưa từng được, như đạo Vô lậu.
  2. Được rồi mất như sinh địa dưới.

“Đẳng” là trước chưa đắc gọi là Hoạch, tức là đối với hai giai vị Sơ đắc cho đến tướng sinh.

– Trước đã đắc được gọi là thành tựu”, Có hai: a) Từ vô thỉ đến nay thường thành tựu.

b) Từ khi mới đắc cho đến niệm thứ hai trở lên đều gọi là “trước đã đắc đắc”.

2) Phi đắc:

Nên biết phi đắc trái với đây. Phi đắc có hai thứ:

1. Từ vô thì đến nay chưa từng được gọi là bất họach, có cả trước sau gọi là bất họach.

2. Nghĩa là đã đắc, sau xả. Tướng sinh ở sơ niệm gọi là Bất họach.

Niệm thứ hai trở đi gọi là Bất thành tựu.

49. Nói về đắc sở y:

Luận chép: “Đối với pháp nào có đắc phi đắc”? Dưới đây là nói đắc sở y, trong đó có hai: trước hỏi sau đáp, Đây là hỏi.

Luận chép: Từ câu “Đối với tự nối tiếp” cho đến “chắc chắn như thế” Đây là đáp. nói chung, đắc đẳng sở y có hai:

  1. Pháp hữu vi, nghĩa là tự nối tiếp
  2. Pháp vô vi nghĩa là hai diệt, đây là nghĩa ban đầu. Nếu thành thân khác tức là dẫn đến lộn xộn. Nếu phi tình thì tức cộng thành lỗi hữu vi và lỗi vô tình bất định, hoại diệt pháp tánh.

Luận chép: Từ câu trong “pháp Vô vi” cho đến “Hữu đắc phi đắc”: Đây là giải thích vô vi đắc sở y.

Luận chép: Từ câu “Tất cả hữu tình” cho đến “là tất cả hữu tình”. Ở đây cho rằng tất cả hữu tình từ vô thỉ đến nay phải có vô biên pháp thiếu duyên thì không sinh, nên dẫn trong Đối pháp nói: Ai thành pháp vô lậu. Nghĩa là tất cả hữu tình tức là phi trạch diệt.

Luận chép: Từ câu “Trừ sơ sát-na” cho đến “đều thành trạch diệt.

Giải thích chắc chắn thành trạch diệt.

“Trừ sát-na” đầu nghĩa là Khổ pháp nhẫn, “bậc Thánh còn trói buộc”. Là phân biệt trước là lìa nhiễm và tất cả dị sinh trói buộc khác. Phân biệt dị sanh cụ phước thành trạch diệt, chưa dứt hoặc, “các hữu tình khác” nêu người đã thành trạch diệt đã dứt hoặc.

Luận chép: Từ câu “Chắc chắn không có” cho đến thay nhau mà lập. Đây là giải thích hư không vô đắc phi đắc, là trở ngại pháp bất sinh. Chẳng phải đạo lực dẫn.

Luận chép: Từ câu “các hữu tình” cho đến “nên không giải thích riêng”: Y theo giải thích phi đắc, nên biết.

Luận chép: “Làm sao biết có vật khác gọi là Đắc”. Dưới đây kinh bộ phá Tát-Bà-Đa đắc. Văn này tức là sư Kinh Bộ hỏi.

50. Nói về mười pháp Vô học:

Luận chép: “Khế kinh nói” cho đến cho đến nói rộng: Hữu Bộ dẫn kinh đáp. Mười pháp Vô học, nghĩa là tám đạo chi và chánh giải thoát chánh trí năm chi, là năm kết thuận phần trên. “Thành tựu mười pháp vô học”, nói là có đắc. “Đã dứt năm chi” nói là xả đắc.

Luận chép: Từ câu “Nếu thế phi tình” cho đến, cho đến nói rộng: Là Kinh bộ vặn hỏi” vòng báu v.v… là vật vô tình. Các vật quý như ngựa v.v… trong nối tiếp khác, lẽ racũng có đắc. Kinh nói thành tựu bảy báu. Nên biết thành tựu là giả chẳng phải thật.

Luận chép: Từ câu “Trong đây tự tại” cho đến “tùy lạc chuyển”: là Hữu Bộ đáp.

Luận chép: Từ câu “Đây đã tự tại” cho đến “biết có vật khác”: Là Kinh bộ nêu.

Luận chép: “Chấp nhận có vật khác thì có gì phi lý”: Là hữu Bộ hỏi gạn lại.

Luận chép: Từ câu phi lý như thế cho đến “đó là phi lý.” Kinh bộ trách không như sắc, thanh… là mắt tai của họ, hiện lượng nên biết. Như tham, sân v.v… trí tha tâm biết. Như mắt, tai, mũi v.v… nên biết. Vì có dụng của thấy nghe. Nên biết có thể tánh riêng. Đắc đã không có hiện lượng để biết. Lại vô dụng không có tỷ lượng để biết, cho nên vô thể. Đã không có hiện tượng thì nên biết đó là vô lý.

Luận chép: Từ câu nếu cho rằng đắc cho đến “lý không thành lập”. Kinh bộ chấp là phá nhân sinh. Nếu được pháp sinh nhân gọi là hữu dụng. Vô vi vô sinh nên không có đắc. Còn pháp sở đắc chưa đắc. Đã xả, giới địa chuyển dịch và lìa nhiễm, kia đều không có pháp đắc ở trước thì pháp sau làm sao sinh. Dù cho chấp rằng: “Nếu lấy câu đắc làm nhân sinh” là đại sinh hay tiểu sinh làm sao được năng sinh. Còn pháp Vô tình không có câu sinh đắc, nên chắc chắn không sinh. Còn “trói buộc” là hoặc phiền não hiện khởi nên không đắc dụng, không khác nhau. Nếu nói do cảnh giới khác, giới khác, nhân đồng loại có khác nhau thì phải do nhân kia khác, mà các pháp đắc sinh, đắc lại dụng nào, nên kia nói đắc tác pháp nhân. Lý không thành lập.

Luận chép: “Ai nói đắc này là tác pháp sinh nhân”. Hữu Bộ gạn hỏi: Ai nói đây được tác pháp sinh nhân, mà ông vặn hỏi như thế.

Luận chép: Nếu thế thì đắc này có tác dụng gì? Là Kinh bộ nêu lên.

Luận chép: Từ câu là đối với các pháp cho đến “Lập ra khác nhau” Hữu bộ hỏi ngược lại để đáp.

Luận chép: Từ câu “Chẳng lẽ không phải phiền não” cho đến lẽ ra có khác nhau: Là Kinh bộ giải thích.

Luận chép: Từ câu “Nếu chấp vô đắc” cho đến lìa, chưa lìa: Là Hữu bộ hỏi ngược lại.

51. Giải thích chung, riêng:

Luận chép: Từ câu “đây là do sở ý” cho đến “chưa dứt nghĩa thành”. Đây là Kinh bộ giải thích chung. “Sở y” nghĩa là thân, hạt giống trong thân sở y. Dứt chưa dứt phân biệt phàm Thánh không do mà đắc.

Luận chép: Từ câu “là các bậc Thánh” cho đến “chỉ là giả chẳng phải thật”: Dưới đây là giải thích riêng. Nghĩa là đạo lực thấy đạo, Tu đạo của các bậc Thánh, giúp cho hạt giống sở y thân có nặng lực sinh ra, chuyển biến vô lực khác vốn hiện khởi cho đến hai thứ như thể chỉ là giả chẳng phải thật, lời văn rất dễ hiểu.

Luận chép: Từ câu “pháp Thiện có hai” cho đến cũng giả chẳng phải thật. Kinh bộ nêu tông mình. Đây là nói thành tựu, không thành tựu. Ngay đây Đại thừa nếu sinh được hạt giống thiện thành tựu cũng gọi là bất thành tựu. Nếu gia hành khéo tự tại hiện hành gọi là tự tại thành tựu. Đều là giả chẳng phải thật, sinh được hạt giống khéo bị tà kiến tổn hại nên thiện không sinh được, gọi là Bất thành tựu. Không rốt ráo dứt hạt giống thành tựu. Ngay đây hạt giống Đại thừa thành tựu. Nên thành tựu cũng gọi là bất thành tựu. “Phải nhờ công phu năng lực tu đắc”, tức là gia hành thiện, pháp kia đã khởi sinh công năng kia tự tại không tổn gọi là thành tựu. Ngay đây Đại thừa tự tại thành tựu. Văn còn lại rất dễ hiểu.

Luận chép: Từ câu cho nên trong sở y cho đến không có vật khác: Là câu kết nên biết.

Luận chép: “Trong đây pháp nào gọi là hạt giống”: Là Hữu bộ hỏi.

Luận chép: Từ câu “gọi là danh và sắc” cho đến “chuyển biến khác nhau”: Là Kinh bộ đáp, đây là Kinh bộ có hai sư chấp:

  1. Sắc trì chủng.
  2. Tâm trì chủng.

Ở đây hợp lại nói Sắc tâm trì chủng.

Luận chép: “Sao gọi là chuyển biến” là Hữu Bộ hỏi

Luận chép: “Nghĩa là trong sự nối tiếp trước sau khác tánh: Là Kinh bộ đáp, đây tức là khi sắp sinh quả thì lực dụng trong sắc tâm sanh khởi.

Luận chép: “Sao gọi là nối tiếp?” Là Hữu bộ nêu ra.

Luận chép: “Nghĩa là tánh nhân quả các hành ba đời”: Là Kinh Bộ đáp.

Luận chép: “Sao gọi là khác nhau”: Là hữu Bộ nêu.

Luận chép: “Nghĩa là có công năng sinh quả không đứt quãng”:

Là Kinh bộ đáp.

52. Kinh bộ giải thích kinh:

Luận chép: Từ câu nhưng có chỗ nói cho đến “hẳn không thể tu”.

“Đây là kinh bộ giải thích kinh, văn trong kinh bộ chép: “Nếu có hạt giống thì có công năng sinh quả gần gủi.” Lại chép: “Tất cả dị sinh, hai đạo chưa khởi đều thành tựu hoặc. Kinh nói nếu thành tựu tham, thì không thể tu, bốn niệm trụ. Đây là Thánh pháp không nhờ đâu mà khởi được. Nên trong kinh nói: Mê đắm phiền não tham, không thể chán bỏ nên gọi là thành tựu. Do tùy mê đắm tham ái, thời phần ở bốn niệm trụ không thể tu. Đây là nói giai đoạn tăng thạnh tham gọi là thành tựu. Chẳng phải nói chỉ có hạt giống thì không thể tu.

Luận chép: Từ câu “Thành tựu” cho đến “cũng giả chẳng thật.” Là Kinh bộ kết tông nghĩa, lời văn rất dễ hiểu.

Luận Chánh Lý phá hạt giống của Kinh bộ rằng: “Vả lại chấp pháp nào gọi là hạt giống: Là hữu bộ nêu gọi là Danh và Sắc sinh từ quả. Tất cả công năng xoay vần gần gũi. Đây do nối tiếp chuyển biến khác nhau (Kinh bộ đáp). Danh sắc là gì (nêu) nghĩa tức là năm uẩn (đáp) Thế nào là chấp loại này làm tánh hạt giống? Là hỏi.

Có công năng làm nhân sinh ra các pháp lành: Là đáp.

Là chung, là riêng hay tự chủng loại. (Hỏi). Là chung một thân năm uẩn, là dị thục đẳng biệt, là tự loại, là hạt giống). Nếu nói là chung thì thể của hạt giống nên giả, giả là thật nhưng không đúng với Chánh Lý. (Nếu hợp các Sắc, tâm, đều làm hạt giống tức là pháp giả. Pháp giả nếu không thì chẳng phải hạt giống). Nếu nói là riêng, làm sao có thể chấp vô ký sắc chủng làm nhân sinh ra thiện. Bất các pháp thiện. (Nếu trong thân lấy riêng sắc pháp làm hạt giống thì sắc là dị thục vô ký, làm sao làm nhân cho thiện, bất thiện. Nếu từ chủng loại thiện pháp Vô gián bất thiện pháp sinh. Hoặc sau trái lại thì lấy gì làm hạt giống. Ba nghĩa trở lên đưa ra để phá giải thích hạt giống của các Sư Kinh bộ. Thiên ái chẳng phải ông giải thích tánh hạt giống. tâm trước câu sinh tử khác nhau. tâm sau công năng khác nhau sanh khởi. Tức là trong tâm sau công năng khác nhau gọi là hạt giống. Do đó nối tiếp chuyển biến khác nhau sinh quả ở đương lai. Trong đây ý nói trong tâm bất thiện có công năng thiện lần lượt dẫn đến gần gủi khác nhau làm hạt giống. Từ đó pháp Vô gián bất thiện sinh. Hoặc trong tâm thiện pháp, Bất thiện công năng lần lượt dẫn đến gần gủi khác nhau làm hạt giống. Từ đây pháp Vô gián bất thiện sinh ra. Trở lên là các sư Kinh bộ khác lập ra hạt giống. Dưới đây, là Luận Chánh Lý bác bỏ, nay ông đã chấp công năng khác nhau hạt giống cùng với tâm Thiện và Bất thiện kia là có tự thể riêng hay không. Đây là không có tự thể riêng. Không chấp nhận hay chấp nhận hạt giống thiện và bất thiện? Ai chấp ấm cùng với lửa không có tự thể riêng, mà chỉ chấp ấm có thể đốt, lửa không thể đốt, vì sao có công năng chiêu cảm các quả dị thục Na-lạc-ca trong tâm bất thiện. Đặt vào có thể chiêu cảm dị thục đáng ưa thiện tâm khác nhau dẫn ra công năng của hạt giống khác nhau, làm sao có thể cảm được các quả dị thục như Mạt-nô-sa (người). Trong tâm tịnh thiện. Đặt vào có thể cảm dị thục phi ái. Ác tư khác nhau đã dẫn hạt giống có công năng khác nhau. Cho đến nói rộng và đủ như kia.

Luận chép: Từ câu “sư Tỳ-bà-sa” cho đến “Thật chẳng phải giả”:

Là kết thúc Hữu bộ chỉ bày Tông nghĩa.

53. Phê bình hai thuyết:

Luận chép: Từ câu hai đường như thế cho đến chỗ mà ta y theo: Là Phê bình hai thuyết.

Luận chép: “Đã phân biệt tự tánh khác nhau thế nào”. Dưới đây là nói Đắc. Phi đắc khác nhau.

Luận chép: Lại nên nói về đắc: Nói trong khác nhau. Trước nói về “đắc”. Sau nói về phi “đắc” nên gọi hãy.

Dưới đây có hai bài tụng rưỡi nói về đắc khác nhau.

Một bài tụng rưỡi có chia ra năm môn.

Luận chép: Cho đến “đều có ba đắc”. Đây là nói môn Ba đời.

“Nói ba đắc” có hai nghĩa:

1. Ba đời được bất cứ ở pháp trước sau, tuy là pháp trước nhưng gọi là vị lai, tuy là pháp sau. nhưng là quá khứ.

2. Pháp trước, pháp sau, pháp câu (ba đắc). Nhưng không y theo khác đời. Tuy là quá khứ nhưng gọi là pháp sau. Tuy là vị lai nhưng gọi là pháp trước. Nay trong đây nói ba đời mỗi đời đều có ba là y theo ở ba đời chia làm ba. Không y theo pháp trước sau. Pháp Quá khứ có Đắc ba đời. Như đời quá khứ có một tâm thiện. Nhìn ngang là ngày nay. Về trước có tất cả dược khởi. Nếu ở pháp trước, pháp câu, pháp sau, đều gọi là quá khứ. Tức như ngày nay hiện khỡi Sát-na gọi là hiện tại đắc. Sát-na hiện tại này bao nhiêu đắc gọi vị lai đắc. Pháp đời Quá khứ đó ở vị lai không có pháp trước được không chắc chắn. Tùy theo khỡi nói trước sau. Nếu hiện đời pháp đắc. Tức là pháp trước gọi là quá khứ. Pháp câu gọi là hiện tại. Pháp sau gọi là vị lai, nếu đời vị lai pháp đắc pháp trước có cả ba đắc. Pháp sau, pháp câu chỉ ở vị lai.

Luận Tỳ-bà-sa quyển 18 chép: Pháp trước, pháp câu, pháp sau đắc khác nhau. Văn này nói ba đời đắc. Nhưng từ pháp nói đắc thì có bốn thứ, đó là pháp trước, pháp câu, pháp sau. Chẳng phải pháp trước, pháp câu, pháp sau.

Nếu đắc biện pháp thì có sáu loại:

1. Chỉ có pháp câu đắc, như dị thục sinh v.v… do sức yếu.

2. Chỉ có pháp trước đắc, như thấy đạo ba thứ trí biên tu, trí thế tục không bao giờ sinh.

3. Chỉ có pháp câu đắc và pháp đắc sau, như Biệt giải thoát vô sở đắc.

4. Chỉ có câu đắc và pháp đắc trước. Như Đạo loại nhẫn tức ở sátna này thì xả.

5. Có đầy đủ pháp trước, pháp câu, pháp sau (ba đắc), như các thiện và bất thiện khác, có tiền đắc, nghịch thành, hành ba đời.

6. Có phi pháp trước, pháp sau, pháp câu đắc, nghĩa là đắc hai diệt, Pháp Sở đắc không có ba đời, hẳn không có pháp, chỉ có pháp đắc sau, vì pháp sở đắc đến hiện tại thì phải có đắc, như Đạo loại nhẫn, chỉ có pháp trước, pháp câu, vì bất định. Nếu hiện khởi, hoặc vị lai đều cho có hai đắc. Không nên nói đều có một đắc và chắc chắn có hai đắc. Như vậy đồng bốn hành tướng theo nghĩa. Nếu lỗi định pháp câu như trình bày ở sau.

54. Chia ra ba tánh

Luận chép: Từ câu lại, các pháp như pháp thiện, v.v… cho đến “vô ký ba đắc” đây là chia ra ba tánh. Ba tánh pháp đắc và pháp sở đắc, tuy chắc chắn là đồng tánh. Nhưng khi đắc khởi thì lý do khác. Các pháp hữu vi do đắc pháp. Trạch diệt do đạo. Phi trạch diệt do mạng căn, chúng đồng phần. Luận Tỳ-bà-sa 18 hỏi: Vì sao pháp đắc và pháp sở đắc tánh loại hoặc đồng, hoặc khác.

Đáp: Đắc có ba thứ:

  1. Đắc hữu vi.
  2. Đắc trạch diệt.
  3. Đắc Phi trạch diệt.

Pháp hữu vi đắc tùy pháp sở đắc, tánh loại khác nhau. Vì pháp hữu vi có thể có tác dụng dẫn tự đắc. Trạch diệt đắc tùy công năng chứng đạo tánh loại khác nhau. Vì các trạch diệt tự không có tác dụng. Chỉ do lúc đạo lực cầu chứng lúc đó dẫn kia đắc, phi trạch diệt đắc tùy tự sở y tánh loại khác nhau. Vì phi trạch diệt tự nó không có tác dụng, chẳng phải đạo sở cầu. Kia được chỉ y theo mạng căn chúng đồng phần, mà khởi hiện tiền. Do đó pháp của ba tánh đều là tự tánh-đắc đắc. Tuy đắc trạch diệt, không do sở đắc. Phi trạch diệt y chúng đồng phần. Vì đạo và trạch diệt đồng tánh. Đồng phần và phi trạch diệt đồng tánh, do hai thứ này tuy không do sở đắc. Mà cùng với sở đắc chắc chắn là đồng tánh. Do ba tánh này gọi là đồng tánh đắc.

55. Nói về môn hệ bất hệ:

Luận chép: Từ câu “Lại có hệ pháp” cho đến “đắc có bốn thứ: Môn hệ bất hệ này. Pháp sở đắc có bốn thứ. Nghĩa là ba cõi hệ là ba và pháp bất hệ là bốn. Năng đắc đắc cũng có bốn thứ. Cũng như trên nói.

Còn pháp sở đắc có hai thứ.

  1. Hữu vi: Là pháp ba cõi và Đạo Thánh đế.
  2. Vô vi: Là hai thứ Diệt. Đắc của Năng đắc, chỉ là hữu vi.

– Pháp sở đắc lại có hai thứ:

  1. Hữu lậu, là pháp ràng buộc của ba cõi.
  2. Vô lậu; là Đạo Thánh đế hai diệt.

– Năng đắc đắc cũng có hai thứ: 1) Hữu lậu: là ba cõi ràng buộc.

1. Vô lậu: là Đạo Thánh đế.

2. Hệ pháp ba cõi là hữu vi. Đắc của năng đắc. Theo chỗ sở đắc chỉ cho hệ ba cõi. Pháp bất hệ có cả vô vi. Phi trạch diệt đắc y theo thân hệ. Trạch diệt đắc theo đạo năng đoạn. Đạo có cả hữu lậu và vô lậu. Nếu đạo hữu lậu thì sắc Vô Sắc hệ. Nếu đạo vô lậu thì theo đạo bất hệ. Phi trạch diệt đắc vì tùy thân nên chung cho hệ ba cõi. Cho nên có hệ 10 pháp đắc, Chỉ có ba thứ. Vô hệ pháp đắc có cả bốn thứ.

56. Nói về môn Ba học:

Luận chép: Từ câu “Lại có học pháp” cho đến “đắc tức Vô học”. Đây là nói môn Tam học. Pháp Học, vô học là hữu vi. Đắc của năng đắc. Từ pháp sở đắc là học, đắc, vô học đắc. Phi học, phi vô học có cả vô vi. Nên ba thứ đắc đắc. Hữu vi hữu lậu. Và phi trạch diệt. Phi học phi vô học đắc đắc. Trạch diệt có ba thứ đắc đắc. Nếu đạo hữu học dẫn đắc là Hữu học, Nếu đạo vô học dẫn đắc là Vô học. Nếu đạo hữu lậu dẫn đắc là Phi học, Phi vô học.

57. Nói về môn ba đoạn:

Luận chép: Từ câu “Lại, pháp kiến tu thì dứt” cho đến “đều chẳng phải thì dứt” Đây là nói môn Tam đoạn. Pháp thấy dứt, Tu dứt là hữu vi. Đắc từ pháp sở đắc có cả ba đoạn. Pháp Phi thì dứt thì có cả ba thứ: là hữu vi vô lậu, trạch diệt phi trạch diệt. Hữu vi vô lậu đắc pháp từ sở đắc. Chỉ có phi thì dứt. Trạch diệt đắc từ đạo, nên có cả lậu và vô lậu. Hữu lậu tu đạo đoạn. Vô lậu đắc bất đoạn. Phi trạch diệt đắc từ Chúng đồng phần, mạng căn nên chỉ tu đạo đoạn. Văn khác rất dễ hiểu. Nên không giải thích lại.

Luận chép: Từ câu trước tuy giải thích chung, cho đến trong đó tướng khác nhau. Dưới đây có một bài tụng, y theo pháp mà nói được khác nhau.

Luận chép: Cho đến “Đắc cũng ở hiện tại”. Đây là nói Vô phú vô ký, thế lực kém nên chỉ dẫn pháp câu đắc. Tức ở ba đời, mỗi đời tự đắc.

Luận chép: Từ câu “tất cả vô phú” cho đến không thế thì thế nào? Là hỏi gạn về khác nhau.

Luận chép: Từ câu “Trừ nhãn thông nhĩ thông” cho đến “và câu khởi đắc: Là đáp.

– Hai thông, biến hóa hai duyên, nên có cả trước đắc sau đắc.

  1. Vì thế lực thù thắng.
  2. Vì gia hành dẫn khởi, có ba đời đắc.

Luận chép: Từ câu “hoặc công xảo xứ” cho đến “đắc cũng chấp nhận như thế” đây là nói oai nghi công xảo cực thiện thường tập, cũng chấp nhận có trước sau đều đắc. Ở đây nói tâm, không nói Sắc. Hữu phú vô kỹ sắc sẽ không có trước đắc, sau đắc, huống chi Vô phú vô ký sắc. Luận Tỳ-bà-sa quyển 12 chép: “công xảo xử” là năm xứ sắc, thanh, hương, vị, xúc làm thể, khởi công xảo xử, nghĩa là có thể khởi ý kia. Pháp hai xứ làm thể, theo luận Tỳ-bà-sa quyển 17 giải thích rằng: Cõi Dục oai nghi công xảo bốn uẩn. Tức là nói “thiện tập giả: Là ba đời đắc giải oai nghi cõi Sắc, thì không phân biệt. Lại chép: “Tất cả hữu phú vô ký. Vô phú vô ký, sắc uẩn và oai nghi lộ dị thục, bốn uẩn kia đắc. Thế bất tạp, sát-na bất tạp, tùy ở đời kia, tức chỉ có đời kia đắc, y theo đây nên biết, cõi Sắc hai tâm vô ký không có trước đắc sau đắc” Thức Thân Tuc Luận chép: “Thành tựu tâm thiện, Bất thiện tâm cõi Dục, đều nói chắc chắn thành tựu, cõi Dục tâm vô phú vô ký y theo đây, chắc chắn có tâm Vô phú vô ký có ba đời đắc.

58. Nói về hữu phúc vô ký sắc:

Luận chép: Từ câu “chỉ có vô phú” cho đến “pháp trước đắc, sau đắc” Đây là nói Hữu phú vô ký sắc. Lời văn rất dễ hiểu. Đây là Sơ thiền trung gian tĩnh lự, thân ngữ do tâm nhiễm khởi, nên các địa khác không còn nghiệp này. Cõi Dục chỉ cho chấp thân và chấp một bên. Hữu phú vô ký không thể phát nghiệp. Địa trên không có tâm phát nghiệp.

59. Nói về thiện bất thiện cõi Dục:

Luận chép: Từ câu “như pháp vô ký” cho đến “và hậu khởi đắc” đây là nói Bất thiện, Thiện cõi Dục. Cõi Sắc không có pháp trước đắc, chỉ có pháp câu, pháp sau. Thế lực không thể dẫn tiền đắc. Sắc này nếu ở vị lai thì vị lai đắc. Nếu ở hiện tại, vị lai thì hiện tại đắc. Nếu đến quá khư, thì ba đời đắc tâm sở vô lậu và gia hành thiện khởi trước hết. Nếu ở vị lai chỉ có vị lai đắc. Nếu đến quá khứ thì có ba đời đắc. Các pháp khác khác nhau nên suy nghĩ sẽ hiểu.

Luận chép: Từ câu “Phi đắc như đắc” cho đến không thế thì sao dưới đây là thứ hai có một bài tụng rưỡi nói: phi đắc khác nhau.

Luận chép: Cho đến thuộc về tánh vô ký là môn ba tánh thứ nhất.

Nên Tỳ-bà-sa quyển 18 chép.

Hỏi: Phi đắc tùy tánh loại nào mà khác?

Đáp: Kia chắc chắn không tùy pháp bất đắc, vì trái nhau. Lại không tùy đạo, chẳng phải đạo sở cầu, chỉ y theo mạng căn, chúng đồng phần, mà chuyển. Tùy tánh loại sở y khác nhau.

Hỏi: Nếu các phi đắc, phi trạch diệt đắc, đều tùy tánh loại sở y khác nhau. Sở y hoặc dị thục, hoặc chỉ có Đẳng lưu, hai thứ tùy theo tánh loại mà khác nhau.

Đáp: Tùy tánh đẳng lưu vì nghĩa trùm khắp. Dị thục chẳng phải biến nên không lập theo.

Hỏi: Nếu phi đắc tùy theo pháp bất đắc tánh loại khác nhau có lỗi gì?

Đáp: Dứt gốc lành là phải thành tựu thiện. “Đã lìa dục nhiễm” phải thành tựu bất thiện “Các vị Vô học” phải thành tựu nhiễm. Dị sinh phải thành tựu pháp ba thừa vô lậu. Thối quả lẽ ra thành quả. Xả hướng lẽ ra thành hướng. Hai diệt phi đắc lẽ ra là vô vi. Do các lỗi này, phi đắc không thể tùy sở bất đắc tánh loại có khác.

60. Môn ba đời:

Luận chép: Từ câu “Thế khác nhau giả” cho đến “ba đời phi đắc.” Thứ hai là môn ba đời. Quá khứ, vị lai đều có ba đời, được đồng với trước, hiện tại chỉ có hai không có pháp câu phi đắc. Pháp hữu tình trụ hiện tại thì hẳn thành tựu. Nếu các pháp hiện tại, trước là quá khứ. Pháp sau là vị lai. Nếu quá khứ pháp trước chỉ quá khứ. Pháp sau có cả ba đời. Nên luận Tỳ-bà-sa quyển 18 giải thích phi đắc rằng: Tất cả phi đắc gồm có ba thứ:

1. Ở pháp trước kia.

2. Ở pháp sau kia.

3. Chẳng phải pháp trước, pháp sau và pháp câu kia, chỗ không đắc pháp cũng có ba thứ.

4. Chỉ có pháp trước phi đắc, nghĩa là vị lai tình số v.v… không bao giờ sinh pháp, và nhập Niết bàn Vô dư Sát-na tâm cuối cùng.

5. Có khi pháp có cả pháp trước, pháp sau phi đắc, nghĩa là còn lại tùy chỗ ứng, số hữu tình pháp.

6. Có pháp chẳng phải trước, sau kia, câu phi đắc. Mà có phi đắc, nghĩa là trạch diệt, phi trạch diệt. Hẳn không có phi đắc đi chung với pháp câu. Vì khi pháp hiện tại là pháp sở đắc phải có đắc. Chẳng phải pháp sở đắc không có phi đắc. Cũng không phải chỉ có pháp sau kia là phi đắc, chẳng phải từ vô thỉ đến nay thường thành tựu. Kia chưa xả thì phải khởi, loại kia hết nhưng các phi đắc tánh đều kém nên chỉ thành hiện tại. Mỗi sát-na đắc rồi liền xả. Ở chỗ chưa đắc pháp kia và vị đã xả thường có phi đắc, nên biết. Nay xét rõ Hữu bộ không bao giờ có pháp Niết-bàn. Vì thời xa nên gọi là rốt ráo. Nếu không như vậy thì phải có một loại pháp chỉ có đắc không có phi đắc. Nghĩa là không có pháp Niết-bàn phi tưởng địa hoặc, có một loại pháp chỉ có phi đắc, mà không có hữu đắc. Nghĩa là không có pháp Niết-bàn ở ba Thừa Thánh đạo, cũng không có phi đắc. Trái với hữu đắc nên có phi đắc, ngược nhau mà lập. Như nói không có pháp Niết bàn ở ba thừa Thánh đạo. Tức không có phi đắc, tức ở người này chẳng phải là dị sinh, không có tánh dị sinh. Còn luận Phật Tánh của Bồ-tát Thế Thân giải thích: Hữu Bộ không có pháp Niết-bàn. Từ vị lập ra, phi pháp như vậy chắc chắn: Nhất-xiển-đề phạm nghiệp nặng không có pháp Niết-bàn. Cho nên trong địa Thanh Văn nói pháp như vậy “kỳ khách thuyết bản.” Như Luận Duy Thức, giải thích Nhiếp Luận rằng: “Nghe huân tập làm nhân vô lậu. Kỳ khách thuyết bản, còn Luận Tỳ-bà-sa phân biệt chỉ có pháp trước phi đắc nói. Nghĩa là vị lai tình số không bao giờ sinh pháp. Và nhập Niết-bàn Vô Dư, Sát-na tâm cuối cùng. “Vị lai” phân biệt với quá khứ, hiện tại. “Tình số” là phân biệt phi tình. “Không bao giờ sinh” phân biệt pháp tạm bất sinh, như mắt thức thiếu duyên không sinh, đều cũng được gọi “không bao giờ sinh” đắc phi trạch diệt. Luận này chép: Tất cánh ngại, ngay nơi sinh, phân đắc riêng phi trạch diệt. Tức đây không sinh nhãn cũng là vị lai tình số, không bao giờ sinh. Làm sao văn này tức biểu, chắc chắn là thấy đạo biên, Thế tục trí. Như nói “Đây chỉ là trí Thế tục” tức là Tỳ-bà-sa thiếu chữ. Nếu chung lấy các pháp bất sinh khác. Tuy không có chỗ thiếu thì đồng nghĩa với phi tưởng quá khứ kiến hoặc. Nay giải thích Tỳ-bà-sa nên sữa chữ “cánh” thành chữ “định”. “Định” tức là Thỉ, Mạt bất sinh, như vậy thì không lỗi. Vì ngoài các pháp năm thức không phải là pháp Thỉ mạt bất sinh. Thấy đạo tục trí Thỉ mạt bất sinh gọi là chỉ pháp trước, nếu đắc phi trạch diệt đã bỏ, thì gọi là rốt ráo. Chữ này lẽ ra là chữ sao do người viết lầm. Lại theo nhân Câu hữu, có đối tạo sắc chẳng phải nhân Câu hữu mà gọi là chắc chắn câu khởi, đắc tức, hoặc trước hoặc sau không nói chắc chắn câu. Nếu nói chung, sao không nói pháp Câu đắc tuy định câu sinh nhưng chẳng phải nhân. Trước, sau, câu đắc như nói chắc chắn, vì sao Luận nói hoặc trước, hoặc sau, cũng không thể nói chung là đồng loại thuyết. Trong loại này có định câu lẽ ra phải phân biệt. Nên biết nói có pháp trước, pháp câu đều là bất định. Y theo theo có nói phi đắc y theo đây, còn Tỳ-bà-sa giải thích “vô” chỉ cho pháp sau phi đắc rằng Phi từ vô thỉ đến nay thường thành tựu chưa xả, phải khởi Loại Tận kia. Y theo ý văn này, pháp không đắc y theo pháp chủng lại nói có phi đắc, kiến hoặc hữu đỉnh chủng loại rất nhiều thứ đã vào quá khứ, tuy là chỉ có pháp sau phi đắc ở vị lai có pháp trước phi đắc. Nhưng văn này là vặn hỏi sau Tỳ-bà-sa sửa lại. Nhưng đây không thuận đắc theo sáu câu trong Đắc. Nên nói: Vì bất định nên có hai thứ phi đắc. Vì Phi tưởng địa quá khứ Kiến đạo phiền não. Ở đời quá khứ, khi phiền não chưa khởi, đều chấp nhận chứng quả Thánh. Nếu chưa khởi phiền não thì dứt kiến hoặc. Tức phiền não này có pháp trước phi đắc, do đó nói phiền não quá khứ không được gọi là duy pháp sau phi đắc, nếu giải thích như vậy thì thuận sáu câu trong đắc, tức đồng, ngòai ra có cả hai phi đắc. Do không hiểu ý này, bị đem kiến hoặc quá khứ chỉ pháp sau đắc, nạn lẽ ra thành bốn trường hợp, chung với bất đắc. Bèn sửa Tỳ-bà-sa cho là bốn trường hợp. Thấy hai bản lưu hành ở Trường An vẫn còn bốn trường hợp, sau đó vài năm sửa lại luận văn rằng: Tuy có ba câu bên thêm văn, ngăn nạn rằng: Chẳng phải vô thỉ v.v… 1 chữ chung với ngăn nạn này. Do không hiểu ý của Tỳ-bà-sa nên chưa nói hết lý.

61. Môn giới hệ:

Luận chép: Từ câu “Giới khác nhau” cho đến “là vô lậu giả”, môn giới hệ thứ ba. Phi đắc tùy thân hệ. Nên pháp ba cõi mỗi cõi đều có ba cõi phi đắc. Thân ở cõi hạ, cõi Dục phi đắc. Phi đắc ba cõi. Cõi Sắc, Vô Sắc nghĩa y theo đây. Pháp Cõi Dục hệ có ba cõi phi đắc. Cõi Sắc, Vô Sắc, nghĩa cũng y theo đây. Phi đắc tùy thân không tùy pháp. Cho nên phi đắc không có vô lậu. Vô lậu phi đắc cũng có cả ba cõi, ba cõi Dị Sinh đều bất thành.

62. Nói về tánh Dị sanh:

Luận chép: Vì sao? Dưới đây là nói về tánh Dị sinh, Tỳ-bà-sa quyển : Độc Tử Bộ chấp tánh dị sinh là cõi Dục thấy khổ, dứt mười tùy miên. Du già quyển 2 chép: Lại nữa thế nào là tánh Dị sinh, nghĩa là hạt giống pháp do thấy mà dứt của ba cõi chỉ chưa dứt hẳn gọi là tánh Dị sinh. Nay nói rõ hơn. Chỉ vì chưa dứt hẳn nên gọi là Pháp Thế Thứ nhất trở xuống. “Phi” là đạo Vô gián về sau, tức là dứt hoặc Kiến mà dứt. Nên gọi là chỉ chưa dứt hẳn, tức là không lấy một phần hại, tuy đặt lại tên tánh Dị Sinh nhưng chỉ gọi là “Già”. Nay có người giải thích rằng: Trong hạt giống “Hai chướng lập ra tánh Dị Sinh. Người Thanh Văn dứt chướng phiền não, gọi là Phi Dị Sinh. Có chướng sở tri nên gọi là Dị Sinh. Hai chướng là. Kiến hoặc tu hoặc chỉ có Phật mới dứt hết hạt giống của hai chướng này. Tức chỉ có Đức Phật mới được gọi là bậc Thánh. Ngoài ra cũng là vừa phàm vừa Thánh. Vì hai chướng này có dứt, có không dứt. Thí dụ nói tánh dị Sinh đó không có thật thể.

63. Dẫn vô lậu chứng minh:

Luận chép: Từ câu “Do chấp nhận Thánh đạo” cho đến “là vô lậu ứng lý”. Là Dẫn vô lậu chứng minh.

Luận chép: Không được pháp của bậc Thánh nào gọi là tánh Dị Sinh là hỏi: Luận chép: Không đạt được tất cả, cho đến lẽ ra gọi là Dị sanh, là đáp.

Nghĩa là không được tất cả Thánh pháp. Đây không được nói biểu lìa hoạch. Nếu tùy theo được nhiều ít thì phải nói có phân biệt. Đã không có phân biệt chỉ nói “bất hoạch”. Nên biết “Biểu lìa hoạch” này nếu không có thì Chư Phật cũng không thành tựu hai thừa Thánh pháp, nên gọi là Dị sinh.

Luận chép: Nếu thế thì lẽ ra luận ấy nên thuần rằng: Là hỏi. Trong luận kia, nên nói thuần không được Thánh pháp, gọi là Dị sinh, hễ được một, hai thì chẳng phải thuần.

Luận chép: Từ câu không cần phải nói cho đến uống nước ăn gió, là Đáp: lập một câu nói “bất hoạch Thánh pháp, tức là nghĩa thuần. Tùy được nhiều ít là Tạp, chẳng phải thuần không gọi là bất họach. Nói con ve sầu ăn gió, con muỗi uống nước, tức là nói ve chỉ ăn gió, muỗi chỉ uống nước, không cần nói thuần ăn gió, uống nước. Có người nói, như cá ăn nước rùa ăn gió, để giải thích nghĩa thuần, là không hiểu ý. Cá không thuần ăn nước, rùa không thuần ăn gió.

64. Nêu thuyết khác:

Luận chép: Từ câu “có thuyết nói bất họach” cho đến “kia chẳng đắc”: Là nêu thuyết khác, nghĩa là không được ba thừa Khổ pháp trí nhẫn và pháp Câu sinh, gọi là tánh Dị Sinh. Văn hàng phục ngọai đạo vặn hỏi. Nạn rằng: Từ câu Nếu thế cho đến “đạo loại trí”, xả hướng trước. Xả Khổ trí nhẫn. Bấy giờ cũng gọi là bất đắc khổ nhẫn, nên gọi là Dị Sinh. Do ngăn dứt lời hỏi này. Câu “trước đã dứt hẳn kia chẳng đắc”. Nghĩa là trước không được tất cả Khổ nhẫn gọi là tánh Dị Sinh. Đây nói “Phi đắc đã bị dứt hẳn” xếp vào quá khứ, “cho đến” Đạo Loại Trí, khi lại khởi thì phi đắc, “Phi” là chưa hề được Khổ pháp nhẫn, nên chẳng phải dị sinh.

Luận chép: Từ câu nếu thế thì tánh này cho đến luống uổng công phu: là vặn hỏi. Nếu đã đồng như trước đâu cần nói lại, luống uổng công phu.

Luận chép: “như lời Kinh sư nói là Thiện”: Luận chủ ý tin Kinh bộ nên nói “Sở thuyết là thiện”.

Luận chép: “Lời Kinh bộ nói, nghĩa đó thế nào?”: Là hỏi: Về Tông Kinh bộ.

Luận chép: Từ câu “chưa hề sinh” cho đến gọi là tánh dị sinh là đáp: Theo nghĩa kinh bộ.

Luận chép: Chẳng đắc như thế: Lúc nào mới xả, dưới đây, thứ tư là nói: Xả thời, đây là hỏi.

Luận chép: Từ câu “pháp này chẳng phải đắc” cho đến giống như đây nên suy nghĩ. Đáp: xả thời. Xả có hai thứ:

1) Có khi tuy bất dị địa đắc. Pháp này, thời xả phi đắc này. 2) Có khi tuy ly đắc pháp này. Do dịch địa. Xả địa phi đắc này, được địa phi đắc kia.

65. Giải thích tướng xả phi đắc:

Luận chép: Từ câu “nếu chẳng phải đắc dứt” cho đến “xả phi đắc”là giải thích tướng xả phi đắc, tức phi đắc trên được đổi tên là xả phi đắc.

Luận chép: Từ câu “đắc và đắc” cho đến “đắc và phi đắc”: Là hỏi.

Luận chép: Từ câu lẽ ra nói hai thứ này, cho đến “đắc và phi đắc”: Là đáp.

Luận chép: Từ câu nếu thế, cho đến “có lỗi vô cùng” là vặn hỏi

Luận chép: Từ câu “không có lỗi vô cùng” cho đến “không có lỗi vô cùng”: Đây là đáp rộng. Tuy hỏi cả hai “đắc” và “phi đắc”, nhưng hai việc khác nhau, có đại đắc, tiểu đắc đồng thời tương đắc, phi đắc thì không như vậy, vì hiện tại không có “phi đắc”. Nên biết phi đắc không bằng “đắc”. Có Tiểu phi đắc thì nghĩa nó khác đi. Cũng có đại, phi đắc tiểu “phi đắc” khác nhau. Nghĩa là dịch đại “đắc”, gọi là “Đại phi đắc”. Tức phi đắc đại đắc pháp sở đắc. Bổn pháp và tướng Đại tiểu dịch “Ư tiểu đắc” gọi là “tiểu phi đắc”. Đây chỉ phi đắc đại đắc và bốn tướng. Nên Tỳ-bà-sa quyển 18 nói: “Như thị thuyết” là Pháp và Sinh” v.v… đồng một đắc đắc. Tướng và sở tướng rất gần gũi. Do dây thiện có cả uẩn và hành uẩn, một đắc đắc, v.v…

Như trên là văn luận, “đắc” và “phi đắc” trái nhau mà lập, không thể khác nhau. Tuy không có đại, tiểu phi đắc phi đắc lẫn nhau. Vì đắc chẳng có lỗi vô cùng. Nên phi đắc cũng chẳng phải vô cùng, nên đáp vô cùng chỉ là giải thích Đắc, tức là nói lên phi đắc không có vô cùng, trái với Đắc mà lập.

66. Giải thích tăng số:

Luận chép: Từ câu “Như thế nếu thiện” cho đến “hữu vô biên đắc”. Là giải thích tăng số. Như khi Sát-na thứ nhất là tâm thiện khởi thì chỉ nói tâm Thiện mà” không nói Tương ưng, pháp Sát-na này là một. Đại đắc là hai, Tiểu đắc là ba Sát-na thứ hai có sáu pháp khởi, không nói sát-na thứ hai khởi tâm Thiện mà chỉ nói sát-na trước, pháp sau đắc có sáu pháp khởi. Nghĩa là trước nói pháp này Đại đắc Tiểu đắc, tức ba pháp này đắc pháp sau, đại tiểu đều có ba nên có sáu đắc. Sát-na thứ ba tức sáu pháp này, nghĩa là ba đại đắc và ba tiểu đắc và Sát-na ban đầu pháp đại tiểu đắc, có chín pháp này pháp sau khởi đắc có chín đại đắc, chín tiểu đắc hợp thành mười tám. Như vậy về sau dần dần có thêm vô biên đắc.

Luận chép: Từ câu “chỉ một hữu tình” cho đến “huống là thứ hai”.

Đây là nói các đắc cực đa không đối ngại, nên được cho phép cùng thọ, lời văn rất dễ hiểu.