CÂU XÁ LUẬN KÝ
Soạn Giả: Sa Môn Thích Phổ Quang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 17

Phẩm 4: PHÂN BIỆT NGHIỆP

(PHẦN 5)

1. Giải thích tên gọi nghiệp đạo:

“Đã nói như thế” cho đến “bảy nghiệp cũng là đạo” là thứ hai của toàn văn, giải thích tên gọi nghiệp đạo. Câu tụng đầu nói về ba nghiệp của ý; câu tụng cuối nói về bảy nghiệp của thân và ngữ.

“Luận chép” cho đến “mà tạo tác”: là giải thích câu tụng đầu: Trong mười nghiệp đạo bất thiện, chỉ có ba nghiệp đạo cuối tham, sân và tà kiến là Đạo; là đường đi của tư nghiệp nên gọi là nghiệp đạo. Tư là pháp tương ưng với tham, sân và tà kiến nên gọi là Nghiệp, vì khi tham, v.v… chuyển thì tư cũng chuyển; khi tham, v.v… vận hành thì tư cũng vận hành. Giống như các thế lực của tham, v.v… thì Tư cũng có tạo tác. Tham, v.v… là nơi tư nương tựa nên được gọi là đạo của nghiệp.

“Bảy thứ trước là nghiệp” cho đến “gọi là nghiệp đạo”: là giải thích câu tụng cuối: Trong mười nghiệp đạo bất thiện, thể của bảy nghiệp đạo trước chính là nghiệp, vì là tánh của thân ngữ nghiệp, cũng là đạo của nghiệp, là con đường mà Tư đi qua. Do nhân đẳng khởi thân ngữ nghiệp tư, thân nghiệp ngữ nghiệp là cảnh mà tư đã nương vào đó để chuyển nên gọi là đạo của nghiệp. Nghiệp trên là thân nghiệp ngữ nghiệp; nghiệp dưới là tư nghiệp. Nghiệp và con đường đi của nghiệp được gọi chung là Nghiệp đạo.

Cho nên trong đây cho đến “đều cực thành” là nói danh đồng nhiếp các loại khác nhau, vì thế trong phần giải thích tên gọi của nghiệp nầy khi nói nghiệp đạo thì bao gồmcả ba nghiệp đạo cuối.

Về bảy nghiệp và nghĩa nghiệp đạo ở trước, khi nói nghiệp đạo thì nghiệp là chỉ cho tư tương ưng với tham đạo là tham, v.v… tương ưng với tư; nếu nói nghiệp nghiệp đạo thì chữ Nghiệp ở trước chỉ cho thân ngữ, chữ nghiệp ở sau chỉ cho nhân đẳng khởi tư, đạo là thân ngữ. Ở đây có ý nói một nghiệp là chỉ cho nhiều nghiệp và một đạo là chỉ cho nhiều đạo; tuy nghiệp đạo có tánh loại khác nhau nhưng nghiệp thì có tên gọi giống nhau, vì một chữ Nghiệp là chỉ cho nhiều nghiệp khác nhau và Đạo cũng có tên gọi giống nhau vì một chữ đạo cũng chỉ cho các đạo khác nhau. Hai thứ nghiệp và Nghiệp đạo này đều được kiến lập rất đầy đủ trong thế gian cũng như trong kinh điển, đều là cực thành. Về thế cực thành, như khi nói “xe bò”, tuy có nhiều loại xe bò nhưng tánh loại khác nhau tên xe bò thì như nhau; chỉ có một tên “xe bò”, nhưng lại chỉ cho nhiều chiếc xe bò khác nhau. Về cực thành điển thì như khi nói thức trụ, tuy cả bốn thức trụ đều có tánh loại khác nhau nhưng lại có chung tên gọi là Thức trụ. Cho nên chỉ một tên gọi “thức trụ” mà chỉ cho nhiều Thức trụ khác nhau.

2. Giải thích từng loại nghiệp đạo thiện:

“Lìa bảy thứ như sát sanh sanh, v.v…” cho đến “loại khác ở đây nêu quả thích”: là giải thích từng loại nghiệp đạo thiện.

“Gia hạnh, hậu khởi nầy vì sao chẳng phải nghiệp đạo” là hỏi: Lẽ ra cũng nên gọi gia hạnh và hậu khởi là nghiệp đạo, vì tư cũng duyên chúng làm cảnh để chuyển, vì sao lại nói chúng không phải nghiệp đạo?

“Vì đây nương theo đây” cho đến khác đây thì không đúng là đáp, có ba:

1/ Vì căn bổn nầy mà gia hạnh kia mới chuyển, nương theo căn bản nầy mà hậu khởi kia mới chuyển, cho nên gia hạnh và hậu khởi chẳng phải là căn bản.

2/ Lại ở trước nói loại nghiệp đạo căn bổn này thuộc về phẩm thô, trong lúc gia hạnh, hậu khởi chẳng thuộc phẩm thô nên chẳng thuộc nghiệp đạo.

3/ Hơn nữa nếu loại nghiệp đạo ác này có giảm thì vật xấu trong ngoài cũng đều giảm theo, nếu nghiệp đạo ác tăng thì vật ác trong ngoài cũng tăng theo; nếu loại nghiệp đạo thiện này giảm thì vật trong ngoài cũng giảm theo.

Nếu nghiệp đạo thiện tăng thì vật trong ngoài cũng tăng theo. Vì có tác dụng này nên mới lập thành nghiệp đạo. Khác với căn bổn này, trước sau không như thế, cho nên chẳng phải nghiệp đạo. Lại giải thích:

Nếu loại nghiệp đạo ác này giảm thì vật trong ngoài lại tăng, nếu loại ác nghiệp này tăng thì vật trong ngoài lại giảm; nếu loại nghiệp thiện này giảm thì vật xấu trong ngoài lại tăng, nếu loại nghiệp thiện này tăng thì vật xấu trong ngoài lại giảm vì thế mới đặt tên là Nghiệp đạo. Khác với điều này thì không đúng. Lại giải thích: Nếu do loại nghiệp đạo ác này giảm thì vật xấu trong ngoài giảm theo, nhưng vật trong ngoài lại tăng, nếu nghiệp đạo ác tăng thì vật xấu trong ngoài tăng theo, nhưng vật trong ngoài lại giảm; nếu loại nghiệp đạo thiện này giảm thì vật trong ngoài giảm theo nhưng vật xấu trong ngoài lại tăng. Nếu loại nghiệp đạo thiện tăng thì vật trong ngoài tăng theo, nhưng vật xấu trong ngoài lại giảm. Vì thế mới đặt tên là nghiệp đạo. Khác với điều nầy tức không đúng. Nói về “vật trong ngoài”, luận Bà-sa quyển 113 chép: Nơi ở gọi là ngoài; tuổi thọi, v.v… gọi là trong.

3. Hỏi đáp:

“Thí dụ luận sư” cho đến “kia gọi là nghiệp đạo” là hỏi: Theo các luận sư Tỳ-bà-sa, thì tham, v.v… không phải Tư vì có thể tánh riêng cho nên giải thích nghiệp đạo khác nhau nhưng theo luận sư Thí dụ thì tham, sân, v.v… chính là ý tư và không có thể tánh riêng. Như vậy nói theo ý nghĩa gì để giải thích rằng tham, sân, v.v… có tên là Nghiệp đạo?

Nên hỏi sư ấy cho đến “đều gọi là nghiệp đạo” là luận chủ trả lời : Nên hỏi các vị đó chứ không quan hệ gì đến việc của tôi. Nhưng cũng có thể nói tham, sân, v.v… chính là ý nghiệp vì không có tự thể. Lại nói: Đạo là do tham, v.v… nên đọa đường ác, lấy đường ác làm đạo nên đặt tên là Nghiệp đạo; hoặc vì tham, v.v… nên kế đó khởi sân, v.v; hoặc vì sân, v.v… nên kế đó khởi tham v.v… Pháp trước có công năng sinh pháp sau, pháp sau nương theo pháp trước để sinh, tức lấy pháp trước làm đạo nên nói như vậy; hoặc cả hai nương tựa lẫn nhau nên đều gọi là Nghiệp đạo.

4. Nói về dứt gốc lành:

“Điều đã nói như thế” cho đến khác nhau thế nào: dưới đây là thứ ba của toàn văn, nói về dứt gốc lành. Câu hỏi thứ nhất: nghiệp Ác đều trái với nghiệp thiện ở hiện tại; dứt gốc lành do nghiệp đạo nào? Câu hỏi thứ hai: Đoạn thiện và tục thiện khác nhau thế nào?

“Tụng chép” cho đến “đốn hiện dứt nghịch giả.” Câu tụng đầu trả lời câu hỏi thứ nhất; bảy câu tụng cuối trả lời câu hỏi thứ hai.

“Luận chép” cho đến “có công năng cắt dứt gốc lành”: là giải thích câu tụng thứ nhất: Trong mười nghiệp đạo ác, chỉ có tà kiến viên mãn thuộc phẩm thượng mới cắt đứt gốc lành.

Nếu thế vì sao, cho đến “đầu tiên dứt trừ” là hỏi: Nếu nói tà kiến cắt đứt gốc lành, vì sao luận nầy nói gốc bất thiện thường cắt đứt gốc lành, hoặc ở giai đoạn lìa dục các pháp được dứt trừ vào lúc khởi đầu cũng chính là các gốc bất thiện thuộc phẩm thượng?

“Do gốc bất thiện” cho đến “bị cướp thiêu đốt làng xóm” là đáp: Do nhân bất thiện dẫn đến quả tà kiến, vì thế ý nghĩa của quả được suy từ nhân. Về ví dụ đưa ra, để so sánh rất dễ hiểu.

“Thế nào là gốc lành bị ở đây cắt đứt”: dưới đây là giải thích câu tụng thứ hai, đây là hỏi.

“Nghĩa là chỉ có cõi Dục” cho đến “trước không thành” là đáp: nghĩa là chỉ có sinh đắc gốc lành ở cõi Dục là pháp được đoạn. Thiện thuộc cõi Sắc và cõi Vô Sắc vào lúc chưa dứt thiện thì trước không thành nên chẳng phải sở đoạn.

“Túc luận Thi Thiết” cho đến gốc lành ba cõi là hỏi: Nếu chỉ dứt thiện thuộc cõi Dục, vì sao luận trên nói dứt ba cõi?

“Y theo gốc lành” bậc thượng cho đến chẳng phải pháp khí kia: là giải thích: Luận nói ”năng dứt thiện ba cõi” là nói theo thiện cõi trên đắc được ở xa để nói, dần dần khiến cho thân cõi Dục không phải là chỗ sở y để đắc loại thiện này cho nên nói là dứt thiện cõi trên. Thật ra chỉ có dứt cõi Dục.

“Vì sao chỉ dứt gốc lành sinh đắc” là chất vấn: Ở cõi Dục vì sao chỉ dứt gốc lành sinh đắc mà không phải gia hạnh gốc lành?

“Gia hạnh gốc lành trước đã lui sụt”: là giải thích: Gia hạnh gốc lành tức hai tuệ văn và tư đến khi dứt thiện thì trước đó đã bị lui sụt ở giai đoạn gia hạnh, cho nên lúc dứt thiện chỉ còn sinh đắc thiện mà không có gia hạnh thiện.

Hỏi: Gia hạnh tâm thiện có công năng phát giới hay không?

Giải thích: Không Pháp sư có ba giải thích.

1/ Gia hạnh tâm thiện không có công năng phát giới. Giới thuộc dứt thiện xả, tà kiến chỉ đoạn sinh đắc thiện.

2/ Gia hạnh tâm thiện cũng có công năng phát giới nhưng không thể dứt vì có năng lực mạnh mẽ. Tuy nhiên các luận khi nói gia hạnh tâm thiện trước đó không thành là y theo yếu kém. Nếu là mạnh mẽ tức rất kbền chắc không thể xả được.

3/ Gia hạnh có công năng phát giới. Lúc sắp dứt thiện, thì tất nhiên trước phải tác pháp xả loại giới này sau đó mới dứt thiện. Cả ba giải thích này đều trái với Chánh lý quyển 2 khi luận này chép: Các luật nghi quả có khi sinh từ gia hạnh, có khi sinh từ sinh đắc thiện. Nếu từ gia hạnh thì luật nghi được xả trước rồi sau đó mới dứt gốc lành. Tuy nhiên dứt gốc lành gia hạnh và căn bổn đều gọi là dứt thiện. Từ đó nói rằng ở giai đoạn dứt gốc lành thì xả các luật nghi. Nếu từ sinh đắc thì tùy theo gốc lành năng sinh được dứt ở phẩm nào mà luật nghi được sinh đó cũng được xả theo vì khi xả năng đẳng khởi thì luật nghi được xả theo. (Trên đây là văn luận.)

“Duyên theo tà kiến nào mà năng dứt gốc lành”: dứơi đây giải thích câu tụng thứ ba, đây là hỏi.

“Chắc chắn bác bỏ là vô cho đến nhân dị thục kia” là đáp: Tức chắc chắn bác bỏ nhân quả bốn đế.

5. Nêu thuyết khác:

“Có sư khác nói” cho đến “đạo giải thoát khác nhau: là nêu chủ trướng khác, ở đây bác bỏ hai thứ tà kiến nhân quả, bác bỏ tà kiến như đạo vô gián, bác bỏ quả tà kiến như đạo giải thoát, chẳng phải chân đạo kia nên nói là “Như”.

“Có sư khác nói” cho đến “thế lực yếu kém.” Ở trên đã giải thích bác bỏ nhân quả, dưới đây giải thích hai chữ “tất cả”:

  1. Nêu thuyết khác.
  2. Nêu nghĩa đúng.

Đây là phần trình bày thuyết khác: Có Sư khác cho rằng loại tà kiến dứt thiện chỉ thủ duyên khổ tập hữu lậu mà chẳng phải các duyên vô lậu là đạo và diệt, chỉ thủ duyên tự giới mà chẳng phải duyên tha giới. Do hai duyên vô lậu và tha giới chỉ là tương ưng tùy miên tùy tăng mà cảnh không tùy tăng vì thế lực yếu kém.

6. Đây là nghĩa đúng:

Nói như thế cho đến người có sức mạnh: đây là nghĩa đúng: Nói như vậy thì phải thủ tất cả duyên. Nếu là duyên hữu lậu, vô lậu, tự giới tha giới, tà kiến đều có công năng dứt thiện. Nếu có các duyên vô lậu và tha giới thì tà kiến tuy cảnh không tùy tăng nhưng tùy nhân đồng loại và nhân biến hành lại tăng. Lúc đó tà kiến sẽ có năng lực mạnh mẽ nên có thể dứt thiện. Lại giải thích: Tuy cảnh không tùy tăng nhưng nhân tương ưng và nhân câu hữu lại tăng; tà kiến sẽ có năng lực mạnh mẽ nên cũng có thể dứt thiện.

Có sư khác nói, cho đến “hoặc do thấy đạo mà dứt” dưới đây là giải thích “tiệm đoạn”:

  1. Nêu thuyết khác.
  2. Nêu nghĩa đúng.

Đây là thuyết khác: Chín phẩm gốc lành do một sát-na tà kiến đốn đoạn như kiến đạo dứt hoặc do thấy đạo mà dứt, nhất vô gián đạo chín phẩm đốn đoạn.

Hỏi: Tà kiến có chín phẩm, phẩm nào năng đoạn?

Giải thích: Đến loại tà kiến phẩm thượng thượng thứ chín mới có thể dứt ngay. Lại giải thích: Văn không nói riêng. Tùy khởi tà kiến thuộc phẩm nào đều cũng có thể đốn đoạn.

“Như thị thuyết giả” cho đến “gốc lành dứt gốc lành” là phần trình bày nghĩa đúng. Tiệm dứt gốc lành: Chín phẩm gốc lành được đoạn từ thô tới tế gọi là nghịch; chín phẩm tà kiến năng đoạn từ tế đến thô gọi là thuận. Nghịch thuận đối nhau, dần dà theo thứ lớp mà đoạn. Như tu đạo dứt hoặc do tu dứt chín phẩm thuộc tiệm đoạn. Nếu giải thích như thế là phù hợp với Luận này. Luận này chép “Hỏi: Câu hành thiện thuộc tối hậu xả.”; cho nên biết rõ rằng chín phẩm gốc lành thuộc về dứt dần.

“Nhược nhỉ bỉ văn” cho đến “năng dứt gốc lành giả” nhằm trích dẫn Luận này để vấn nạn: Luận này có nói phẩm thượng gốc bất thiện có công năng dứt gốc lành nên biết rõ là đốn đoạn, tại sao lại nói chín phẩm thuộc tiệm đoạn?

“Kia nương rốt ráo” cho đến “gọi là năng dứt gốc lành” là giải thích: Luận này nói rằng nghịch thuận gọi là đoạn. Như đã được nói ở trên, rất dễ hiểu. Đoạn tám phẩm trước tuy cũng gọi là đoạn nhưng đoạn vẫn chưa hết; cho đến khi đoạn phẩm thứ chín mới hết tất cả. Vì y theo rốt ráo nên mới nói như trên. Phẩm thượng gốc bất thiện có công năng dứt gốc lành chứ không phải tám phẩm ở trước.

“Có sư khác nói” cho đến “có xuất, bất xuất.” Về vấn đề dứt chín phẩm gốc lành, thuyết trước cuối cùng vẫn không nói đến vấn đề xuất hay bất xuất. Như kiến đạo, dứt hoặc tám đế; đây không phải là nghĩa đúng. Nói như vậy là có cả xuất và bất xuất. Như dứt tu hoặc thì đây mới là nghĩa đúng.

“Có sư khác nói” cho đến chưa dễ xả: là giải thích vấn đề cả hai cùng xả:

1) Nêu thuyết khác, 2) Nêu nghĩa đúng.

Đây là phần trình bày thuyết khác: Vì có gốc lành phát đắc luật nghi, cho nên gốc lành là gốc, luật nghi là ngọn. Vì ngọn dễ xả nên xả bỏ trước; gốc khó xả nên phải dứt sau.

“Nói như thế” cho đến “phẩm loại đồng” là nêu nghĩa đúng: Chín phẩm gốc lành có công năng phát khởi chín phẩm luật nghi. Tùy theo sự thích ứng, trong chín phẩm nếu luật nghi là quả đẳng khởi của tâm thiện thuộc phẩm này thì lúc gốc lành có cùng phẩm bị dứt thì xả bỏ luật nghi vì quả luật nghi và nhân tâm thiện có phẩm loại như nhau. Nếu là luật nghi do gia hạnh thiện phát khởi thì lúc gốc lành sắp đoạn sẽ xả ở giai đoạn gia hạnh vì lúc sắp dứt thiện tức xả bỏ thiện kia; dứt thiện thì xả gia hạnh nên cũng gọi là dứt thiện xả. Luận Chánh lý chép: Các quả luật nghi sinh từ gia hạnh tâm thiện nhưng cũng có khi sinh từ tâm thiện sinh đắc. Nếu từ gia hạnh thì trước xả luật nghi sau mới dứt gốc lành. Tuy nhiên dứt thiên căn thì gia hạnh và căn bổn đều gọi là dứt thiện. Từ đó nói rằng ở giai đoạn dứt gốc lành thì xả các luật nghi. Nếu từ sinh đắc thì khi dứt phẩm nào của năng sinh gốc lành tức luật nghi sở sinh có cùng phẩm sẽ bị xả. Khi xả năng đẳng khởi thì sẽ xả theo đó mà xả.

7. Giải thích người ở ba Châu:

“Là ở chỗ nào năng dứt gốc lành” là giải thích người ở ba châu; đây là hỏi.

“Người thú hướng ba châu” cho đến “A-thế-da” là đáp: Chỉ có người ở ba châu bị đường ác nhiễm tuệ không được bền chắc nên không có công năng dứt gốc lành. Không nhiễm tuệ, không vững chắc nên không thể chứng Thánh. Nói không nhiễm tuệ nhân tiện nêu ra trí sinh sở đắc ở cõi trời vì hiện thấy các nghiệp quả thiện, ác; không bác bỏ nhân quả cũng không có dứt thiện; không có ở Châu phía Bắc vì ở đây không có a-thế-da cực ác nên không có công năng dứt thiện.

“Có sư khác nói xét Châu -Thiệm-bộ” là nêu thuyết khác cho rằng hai châu Đông và Tây cũng không có a thế da cực ác nên không thể dứt thiện; tâm thiện lại vững chắc nên không ngại chứng quả Thánh.

8. Bác bỏ thuyết khác ở trên:

“Nếu thế thì trái” cho đến “cũng thế” là bác bỏ thuyết khác ở trên: Luận này có nói ở Thiệm-bộ châu rất ít người thành tựu tám căn, tức cũng có rất ít người dứt gốc lành thành tựu tám căn. Đó là thân, mạng, ý, và năm thọ căn, như đã nói ở phẩm Căn. Đã nói châu Đông Tây cũng vậy thì biết rõ rằng các châu này cũng không có công năng dứt thiện.

“Như thế dứt thiện nương loại thân nào”: là giải thích về nam nữ.

Đây là hỏi.

“Chỉ có thân nam nữ chí ý chắc chắn” là đáp.

“Có sư khác nói” cho đến đều tối tăm chậm lụt: là nêu thuyết khác: Cũng không phải thân nữ vì đã khởi cần, tuệ, v.v… thuộc cõi Dục vốn có tánh yếu kém trong lúc tà kiến lại rất lanh lợi.

Nếu thế thì trái lại cho đến “nam căn cũng thế” là bác bỏ thuyết khác: trong luận này nói nếu thành nữ căn thì rất ít người thành tựu tám căn, đó là nữ, thân, mạng, ý và bốn thọ trừ ái. Nam căn cũng vậy, thì trừ nữ mà thêm nam. Đã nói thành nữ, không nói chắc chắn thành năm căn như tín, v.v… tức biết rõ thân nữ cũng có thể dứt thiện. Nếu nữ không có công năng dứt thiện vì sao lại chỉ đắc được tám căn.

9. Giải thích kiến hành đoạn:

“Vì sao hành giả năng dứt gốc lành” là giải thích kiến hành đoạn; đây là hỏi.

“Chỉ thấy hành nhân” cho đến “như đường ác” là đáp: Vọng động bất định, không thể bền chắc, không thể vào sâu gọi là ái hành. Sâu chắc bất động, có thể giữ vững, có thể vào sâu thì gọi là kiến hành. Vì lẽ này phiến-đệ, v.v… không thể dứt gốc lành vì thuộc loại ái hành, giống như đường ác vì thế luận Chánh lý chép: Chỉ có người thuộc loại kiến hành mà không có ái hành, vì kiến hành có a-thế-da ác rất sâu chắc; ác ý lạc của các chúng sinh này suy tìm nối tiếp nên nói là rất vững chắc, xa thấy rồi thì theo đó mà vào, nên nói là rất sâu xa. Vì rất sâu chắc nên có công năng dứt thiện, trong lúc ái hành lại có a-thế-da ác rất lăng xăng.

10. Giải thích phi đắc:

“Gốc lành nầy dứt thể ấy thế nào”: là giải thích phi đắc; hoặc chữ “Đoạn” trong văn tụng chỉ thuộc về phần dưới, cho nên lẽ ra phải nói là giải thích đoạn phi đắc; hoặc bao gồm cả trên và dưới, đây là hỏi.

“Khéo dứt nên biết” cho đến “phi đắc làm thể” là đáp: Loại dứt gốc lành nầy lấy phi đắc là một trong các pháp bất tương ưng làm thể; văn còn lại rất dễ hiểu.

“Gốc lành dứt rồi, nhờ đâu mà nối tiếp: là giải thích loại nghi hữu kiến về vấn đề nối tiếp điều lành; đây là hỏi.

“Do nghi có kiến” cho đến “gọi là nối tiếp gốc lành” là đáp. Nói “do nghi có kiến”, là nghi có hai thứ: hữu và vô. Nghi hữu có công năng tiếp nối gốc lành; nghi vô không thể tiếp nối gốc lành. Ở đây đã y theo nghi hữu để nói. Nói “đối với nhân quả có khi sinh nghi”, hoặc nầy lẽ ra là hữu cho nên nối tiếp gốc lành; hoặc chắc chắn sinh chánh kiến chứ chẳng phải không có, chánh kiến này có công năng nối tiếp gốc lành. Sơ khởi thiện đắc gọi là nối tiếp gốc lành. Tụng nói “nghi hữu kiến” tức hữu chỉ có ở nghi, hoặc chỉ có ở kiến, hoặc có ở cả trên lẫn dưới. Luận Chánh lý chép: Do nghi hữu kiến, nghĩa là ở giai đoạn nối tiếp điều lành hoặc do năng lực của nhân, hoặc nương nhờ bạn lành mà đối với nhân quả lại sinh nghi, không biết là đời sau có được chiêu cảm hay không, hoặc sinh chánh kiến biết rằng chắc chắn có đời sau và kiến chấp trước đây chính là tà kiến. Lúc đó, gốc lành thành tựu thì đắc lại khởi; nếu không thành tựu thì đắc diệt gọi là nối tiếp gốc lành.

11. Nêu thuyết khác:

“Có Sư khác nói: chín phẩm dần dần nối tiếp”: là để giải thích văn tụng:

  1. Nêu thuyết khác.
  2. Nêu nghĩa đúng.

Đây là nêu thuyết khác.

Nói “Như thế,” cho đến “khí lực dần tăng” là nêu lên nghĩa đúng: Đốn nối tiếp gốc lành sau đó mới dần dần hiện tiền; ví dụ so sánh rất dễ hiểu.

“Đối với hiện thân có công năng nối tiếp thiện hay không: là giải thích hiện thân và loại trừ việc gây ra tội nghịch; đây là hỏi.

“Cũng có năng tục” cho đến chẳng phải giai vị khác là đáp: Cũng có khi hiện thân có công năng tiếp nối gốc lành, trừ trường hợp người gây ra tội nghịch tức không có lý do nào để có thể tiếp tục. Dẫn kinh chứng minh những người gây ra tội nghịch dứt gốc lành và không thể tiếp tục hiện thân.

“Nói vị sắp sinh” cho đến nên biết cũng thế: giải thích trải qua hai giai đoạn tục thiện không giống nhau được nói trong kinh: Nếu do năng lực tà kiến thuộc trong nhân chứa nhóm từ quá khứ mà dứt gốc lành thì khi sắp chết lại được nối tiếp vì nhân mạnh mẽ; nếu do năng lực ngoài duyên của tà giáo, v.v… thuộc hiện tại mà dứt gốc lành thì lúc sắp sinh lại được nối tiếp vì nhân yếu kém; nếu do năng lực của sự tư lương suy tìm hoặc do năng lực thuyết phục của bạn ác thì nên biết rằng cũng giống như vậy.

12. Giải thích trường hợp tục và bất tục:

“Lại ý lạc hoại” cho đến nên biết cũng thế: là giải thích trường hợp tục và bất tục ở hiện tại của những người không gây tội nghịch. Ý lạc hoại, kiến hoại nghĩa là khởi tà kiến. Không thể có trường hợp gia hạnh hoại mà giới bất hoại nghi thức lẫn nhau cũng không hộ. Vì thế luận Chánh lý chép: Tức thế gian có người bác không có đời sau nên gọi là ý lạc hoại. Tuy nhiên không tùy theo ý lạc của người nầy mà vẫn cho rằng không thể có trường hợp gia hạnh hoại, kiến hoại mà giới bất hoại. Kiến hoại thì giới cũng hoại; nên biết dứt gốc lành cũng giống như thế. Chẳng phải khi kiếp sắp hoại và kiếp mới thành mà có dứt gốc lành vì hoại khí thế gian có năng lực tăng thượng, nối tiếp tươi nhuần, người thực hành diệu hạnh không dứt gốc lành vì tâm vững chắc và có niềm vui.

13. So sánh dứt gốc lành và rơi vào tà định:

“Có khi dứt gốc lành” cho đến “là trừ tướng trước.” Ở đây nhân tiện đối chiếu dứt gốc lành với đọa tà định, dùng bốn câu phân biệt. Người khởi tà kiến gọi là dứt gốc lành; người gây ra tội nghịch gọi là đọa tà định. Câu thứ cú nói về Bố-thích-nã. Bố thích nã được dịch là Mãn tức Mãn ca diếp, xưa gọi nhầm là Phú lâu na. Vị nầy khởi tà kiến nên gọi là dứt gốc lành nhưng không gây ra tội nghịch nên không đọa vào tà định. Câu thứ hai nói về Vị sinh oán v.v… vị sinh oán là chỉ cho vua A xà thế, vì gây ra tội nghịch nên đọa tà định, nhưng tín Tam bảo nên không dứt gốc lành. Câu thứ ba nói về trời trao, v.v… tiếng phạm gọi là Đề-bà-đạt-đa, vì khởi tà kiến nên gọi là dứt thiện và gây ra tội nghịch nên đọa tà định. Câu bốn là trừ các trường hợp trên. Luận Bà-sa quyển 3 chép: Nếu dứt gốc lành thì thuộc nghiệp vô gián và các trường hợp phá tăng khác, chắc chắn phải chịu khổ ở ngục Vô gián địa; bất dứt gốc lành tức thuộc bốn nghiệp vô gián còn lại và chịu quả dị thục ở địa ngục vô gián hoặc ở các địa ngục khác. Giải thích: Vì khởi tà kiến nên chắc chắn đọa Vô gián. Cho nên khởi tà kiến, gây ra các tội nghịch chắc chắn đọa địa ngục Vô gián. Luận Chánh lý chép: Nên biết rằng dứt thiện tà kiến, phá tăng, nói dối chắc chắn chiêu cảm Vô gián dị thục; các nghiệp Vô gián khác, hoặc chiêu cảm vô gián, hoặc chiêu cảm dị thục ở các địa ngục khác.

14. Nghiệp đạo cùng chuyển với tư:

“Đã nương nghĩa tiện” cho đến “chuyển cùng với tư” dưới đây là thứ tư của toàn văn nói về nghiệp đạo cùng chuyển với tư, kết thúc phần trước và bắt đầu phần sau, đồng thời nêu câu hỏi.

“Tụng chép” cho đến ngăn riêng một tám năm: Hai câu tụng đầu nói về nghiệp bất thiện cùng chuyển với tư; hai câu tụng cuối nói về nghiệp đạo thiện cùng chuyển với Tư. Ở đây nói “nghiệp đạo cùng chuyển với tư” là y theo sự đồng một sát-na, câu thời mà chuyển chứ không y theo trước sau nhân đẳng khởi tư cùng thời chuyển vì trong phần Thọ bốn chi và bảy chi của giới không có nói vô tâm đắc giới, cho nên biết rằng chắc chắn y theo sát-na.

Hỏi: Luận Bà-sa quyển 113 chép: nếu trụ tâm nhiễm ô, hoặc trụ tâm vô ký hoặc lúc vô tâm do bảy nghiệp đạo thiện cùng sinh nên cùng chuyển với tư. Tạp Tâm cũng có nói về vô tâm. Luận này nói vô tâm cho nên biết rằng vấn đề câu chuyển cũng nói theo nền tảng nhân đẳng khởi, vì sao chỉ nói là y theo sát-na?

Giải thích: Luận Bà-sa và Tạp tâm khi nói vô tâm là vì nhân tiện muốn trình bày thêm về trường hợp vô tâm đắc giới, chứ chẳng phải để giải thích vấn đề câu chuyển của tư. Đúng lý ra vấn đề câu chuyển chắc chắn phải y theo sát-na. Ở luận này trong phần nói về bảy câu chuyển đã không nói về vô tâm.

Lại giải thích: “Câu” có hai nghĩa:

1/ Tịnh câu, là cùng một sát-na, đồng thời cùng khởi.

2/ Hữu câu, tức cùng có trước sau. Nhờ có pháp trước ấy nên mới có pháp sau này. Câu-xá nói theo loại tịnh câu nên không nói về vô tâm. Bà-sa và Tạp Tâm nói theo cả thứ hữu câu nên nói về vô tâm. Mỗi luận đều y theo một nghĩa khác nhau mà không trái nhau.

“Luận chép” cho đến chỉ đến tám: là giải thích hai câu tụng đầu, gồm hai phần: nêu chung và giải thích riêng. Đây là nêu chung.

15. Giải thích riêng:

“Nhất câu chuyển” cho đến “tùy một rốt ráo”: dưới đây là giải thích riêng, nói về một nghiệp đạo cùng chuyển với tư. Nói “nhất câu chuyển” tức là nói lìa bảy thứ nghiệp đạo bất thiện của thân ngữ ra, trong số ba nghiệp đạo tham, v.v… nếu có một nghiệp đạo khởi thì tương ưng câu thời chuyển với tư. Nếu trước đó có gia hạnh sai người giết, v.v… gây ra sáu ác sắc nghiệp; lúc không có tâm nhiễm tùy theo một ác sắc nghiệp nào đã hoàn tất thì có một nghiệp đạo câu chuyển với tư. Trường hợp này y theo đồng thời tư để cùng chuyển. Luận Chánh lý bác bỏ rằng nếu gia hạnh trước đó có gây ra nghiệp ác thì các pháp nhiễm ô khác ngoài tham, v.v… và tâm bất nhiễm ở hiện tại tùy theo một pháp rốt ráo. Luận chủ chỉ nói về tâm bất nhiễm ô tức đã quá giản lược vì các tâm nhiễm như mạn, nghi, v.v… khi khởi cũng do gia hạnh trước đó khởi mà nghiệp đạo thành. Lại nói gia hạnh tạo ác sắc nghiệp, sắc là ý nói quá tăng. Vô Sắc không do gia hạnh trước đó tạo nên, tâm bất nhiễm khởi nghiệp đạo mới thành; cần phải phân biệt. Giải thích: Nói “dư nhiễm” là chỉ cho mạn, nghi v.v… Vô Sắc là chỉ cho tham, sân, tà kiến.] Luận Câu-xá chống chế: Nói sắc nhưng không quá tăng, vì nói sắc nghiệp. Nếu không nói sắc thì chẳng hiểu bày được rõ ràng nghiệp chính là sắc. Nếu nói gia hạnh chắc chắn là sắc thì không cần phải nói đến sắc và cũng có thể nếu đã chắc chắn gia hạnh chính là nghiệp thì không cần phải nói vì nghiệp vì nghiệp cũng có tánh chất quá tăng. chỉ nên nói là “nếu gia hạnh trước đó có tạo ác”. Nhưng khi nói về tâm bất nhiễm là luận chủ có ý riêng vì tâm bất nhiễm chắc chắn thuộc “nhất câu chuyển”. Nếu là tâm nhiễm ô thì không chắc chắn. Tuy mạn, nghi, v.v… ở hiện tại cùng chuyển với một nghiệp đạo nhưng nếu là tham, sân, v.v… ở hiện tại thì thuộc “cả hai đều chuyển”. Vì tâm nhiễm có tánh chất xâm lạm nên lược qua không nói. Hơn nữa loại câu chuyển này tùy vào các trường hợp được nêu lên để chứng minh thành tựu, không cần phải chứng minh tất cả các trường hợp. Nếu giải thích như thế thì không nhọc chỉ trích.

16. Hai nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Cả hai đều chuyển” cho đến “hoặc lời tạp uế”: là nói về hai nghiệp đạo cùng chuyển với tư. Nói “cả hai đều chuyển” là hàm ý lúc tự khởi tâm sân thì sẽ rốt ráo đối với nghiệp sát. Nói “rốt ráo” là hàm ý do tâm sân nên sẽ rốt ráo ở nghiệp sát này. Nếu tự khởi tham thì thành không cho và lấy, hoặc thành dục tà hạnh, hoặc thành lời tạp uế. Tất cả các trường hợp trên đều thuộc cả hai đều chuyển.

Hỏi: Vì sao không nói ba nghiệp đạo thứ như nói dối gạt, v.v?

Giải thích: Có lời tạp uế lìa ba thứ như dối v.v… Nếu ba thứ như dối gạt, v.v… có cả tánh chất phi thời thì có tạp uế. Ở đây vì đang nói về cả hai đều chuyển nên chỉ nói đến tạp uế mà không có ba thứ như dối gạt gạt v.v… luận Chánh lý bác bỏ rằng cả hai đều chuyển là chỉ cho hành tà hạnh. Nếu tự thực hành sát, đạo, lời tạp uế hoặc sai người khác làm, khi một nghiệp thành thì tham, sân, tà kiến sẽ theo đó hiện tiền. Nếu là nghiệp ác do gia hạnh trước đó gây ra thì các pháp nhiễm ô khác ngoài tham, v.v… và tâm bất nhiễm vào giây phút hiện tiền sẽ tùy theo hai nghiệp đạo mà được hoàn tất. Nếu luận chủ cho rằng lúc có tâm sân thì sẽ hoàn tất ở sát nghiệp, nếu khởi tham thì thành không cho mà lấy hoặc dục tà hạnh hoặc lời tạp uế thì thật phi lý. Nếu đã tự rốt ráo thì lẽ ra đối với sát không cần phải mất công nói về sân, nghiệp vì sát không cần đến sự hoàn mãn của các pháp khác. Đối với trộm cắp và tà hạnh mà nói về tham cũng như vậy nói khi khởi tham thì thành lời tạp uế, lời này thiếu sót, dung hợp thành ba, nếu gia hạnh trước khi được rốt ráo thì mỗi việc nên tùy bất cứ một việc nào như tham v.v… Sư Câu-xá chống chế: Tự sát rốt ráo đúng lý ra phải có sân vì đang luận về cả hai đều chuyển. Nếu không nói về sân thì sự trình bày không được rõ ràng. Luận Chánh lý không nói ẩn kín khó hiểu. Về trộm cướp, tà hạnh cũng có thể giải thích theo cách trên. Đúng lý ra lời tạp uế rốt ráo nhưng nay chỉ nói đến tham là vì nhân tiện đang nói về tham. Trong phần ba câu chuyển ở sau khi nói tham, v.v… tùy một thì sẽ ngầm hiểu được trong phần cả hai đều chuyển cũng có tham, v.v… tùy một. Trong phần nhất câu chuyển đã nói về tâm bất nhiễm thì ngầm hiểu trong phần cả hai đều chuyển ở sau cũng có tâm bất nhiễm. Luận chủ trình bày rất khéo léo, trước sau ám chỉ lẫn nhau. Không muốn rườm rà nên không nói riêng.

17. Ba nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Ba là câu chuyển” cho đến “cùng lúc sát sanh trộm cắp” là nói về ba nghiệp đạo chuyển chung với tư. Nói “ba đều chuyển” là chỉ cho trường hợp tâm sân sinh khởi đối với gà vịt, v.v… của người khác, và sau khi đã giết chết lại mang đi chỗ khác cho nên lúc đó cả ba nghiệp sân, đạo và sát đều chuyển với tư.

“Nếu đã nói thế” cho đến “lý lẽ ra bất thành” là hỏi: Nếu nói tâm sân cũng rốt ráo ở sự trộm cắp thì trước đây khi nói nghiệp đạo trộm cắp là kết quả của tâm tham thì sẽ không còn đúng nữa?

“Y theo tâm bất dị” cho đến “quyết phán nên biết” là đáp: Ở văn trước khi nói nghiệp đạo trộm cắp có tham kết thúc là nói theo tâm bất dị để nói là rốt ráo, nghĩa là nghiệp đạo trộm cắp này có hai thứ tham: Nhân đẳng khởi và Sát-na đẳng khởi. Lúc loại sát-na đẳng khởi tham ở sau rốt ráo thì cùng với loại nhân đẳng khởi tham ở trước cũng đều là tham vì thế nói là nói theo tâm bất dị để lập thành ý nghĩa rốt ráo, nghĩa là sự rốt ráo của loại thâu đạo sân nầy, nếu so với loại thâu đạo tham thuộc nhân đẳng khởi thì sân và tham không giống nhau nên phải nói là nói theo dị tâm để lập thành ý nghĩa rốt ráo. Cho nên phải biết rằng ở trước và sau y theo các nghĩa khác nhau để phán quyết.

Lại giải thích: Ở đoạn văn sau, khi nói sân có công năng đạt đến rốt ráo và hai thứ sát sanh, trộm cắp nương vào tâm bất dị để lập thành ý rốt ráo thì hàm ý hai thứ sát và trộm cùng nói theo một tâm sân để lập thành rốt ráo nên nói là nói theo tâm bất dị để lập Thánh rốt ráo. Ở đoạn văn trước khi nói trộm tham rốt ráo thì nói theo dị tâm ở trước để lập rốt ráo. Nghĩa là trộm cắp có tham rốt ráo và nếu là sát thì có sân rốt ráo. Mỗi trường hợp đều nói theo một tâm tham, hoặc tâm sân không giống nhau nên gọi là nói theo dị tâm để lập thành ý nghĩa rốt ráo. Cho nên phải biết rằng sự phán quyết trên đã được lập thành theo cách như vậy.

“Nếu trước gia hạnh” cho đến “tùy hai rốt ráo.” Nếu trước đó có gia hạnh sai người đi giết hại, trộm cắp, v.v… tạo sắc nghiệp ác thì khi tham, sân, tà kiến sinh khởi sẽ tùy hai rốt ráo và cũng thuộc ba nghiệp đạo chuyển chung với câu. Trong phần ba câu chuyển chỉ nêu hai thứ. Những trường hợp còn lại chưa nói nên theo lý mà suy vì thế luận Chánh lý chép: Nói “ba câu chuyển” nghĩa là lúc gia hạnh trước đó gây ra nghiệp ác và có tham đẳng khởi thì thuộc về tùy hai rốt ráo; nếu sai một người thực hành sát sanh, v.v… và một người hành dâm, v.v… thì thuộc câu thời rốt ráo; nếu tự làm cả hai việc thì nên theo lý đó mà suy nghĩ. Nếu gia hạnh trước đó có gây ra nghiệp ác thì lúc các pháp nhiễm ô khác của tham, v.v… và tâm bất nhiễm hiện tiền sẽ thuộc về tùy ba rốt ráo. Nếu lúc khởi các tâm nhiễm khác của tham, v.v… tức nhiếp thuộc tự thành. Các nghiệp chia sẽ, dối gạt, v.v… nếu sai người khác làm thì nên suy nghĩ đúng lý.

18. Bốn nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Bốn câu chuyển giả” cho đến “tùy ba rốt ráo” là nói về bốn nghiệp đạo câu chuyển với tư. Nói “bốn câu chuyển” là chỉ cho trường hợp muốn hại người nên dùng lời chia rẽ nhưng sợ không hại được nên lại dùng lời dối gạt, công với nghiệp trước nên thành hai. Vì thuộc phi thời nên có cả lời tạp uế, công với hai nghiệp trước thì thành ba và được gọi là ba nghiệp đạo của ngữ và một nghiệp đạo của ý nên mới nói là bốn câu chuyển. Nghĩa là muốn hại người là lời chia rẽ, sợ không hại được nên dùng lời thô ác, công với trước thành hai; vì phi thời nên có cả lời tạp uế, cộng với trước thì thành ba được gọi là ba nghiệp đạo của ngữ. Ba nghiệp đạo này công với ý nghiệp đạo thành bốn câu chuyển. Vì các ngữ nghiệp chia rẽ, dối gạt, thô ác thuộc phi thời nên có cả lời tạp uế. Không đợi nói thành nên không nói.

Hỏi: Ba ngữ trước khi khởi thì có cả nghiệp biểu và nghiệp vô biểu của lời tạp uế, như vậy bốn nghiệp này có khác nhau không?

Giải thích: Niệm Pháp sư, v.v… cho rằng lời tạp uế có hai thứ: loại thứ nhất là “độc tạp uế” là chỉ cho cả ba ngữ nghiệp trước gọi chung là lời tạp uế; loại thứ hai chỉ cho lời tạp uế sinh khởi riêng ngoài ba ngữ nghiệp trên như nịnh hót, v.v… nên gọi là độc tạp uế. Nay giải thích là không đúng. Ý nghĩa của chữ “độc” là của luận Thành thật chứ không phải của tông này. Nếu theo tông này thì lúc ba ngữ nghiệp trước khởi đồng thời cũng có thể riêng của lời tạp uế và gọi là lời tạp uế câu khởi. Nếu lìa ba ngữ nghiệp trước mà khởi riêng nịnh hót, v.v… thì gọi là tạp uế bất công. Tóm lại, nếu ba ngữ cùng khởi thì có ba nghiệp biểu và ba nghiệp vô biểu. Nếu bốn ngữ cùng khởi thì có bốn nghiệp biểu và bốn nghiệp vô biểu. Vì thế đối với người thọ năm giới tức trong cùng một lúc đều có năm nghiệp biểu và năm nghiệp vô biểu. Nghiệp đạo Thiện vốn có thể câu khởi thì nghiệp đạo bất thiện về lý cũng phải như vậy. Nếu gia hạnh trước đó sai người giết, v.v… và tạo sắc nghiệp ác thì khi tham, sân, tà kiến vào đúng lúc hiện tiền sẽ thuộc về tùy ba rốt ráo và cũng là bốn câu chuyển nhưng trong bốn câu chuyển chỉ nêu ba loại; các loại chưa nói chỉ cần suy nghĩ theo lý cũng có thể biết.

“Năm sáu bảy như thế đều như lý nên biết.” Đối với ba trường hợp này thì không khuyên người học suy ngẫm. Khi gia hạnh trước đó tạo sắc nghiệp ác và lúc tham, v.v… khởi sẽ thuộc về tùy bốn rốt ráo và gọi là năm câu chuyển; nếu là tùy năm rốt ráo thì gọi là sáu câu chuyển; nếu thuộc tùy sáu rốt ráo thì gọi là bảy câu chuyển. Các trường hợp chưa nói, suy nghĩ có thể biết.

19. Nói tám nghiệp đạo chuyển chung với tư:

“Tám câu chuyển giả” cho đến nên không có chín mười là nói tám nghiệp đạo cùng chuyển chung với tư. Nói “tám câu chuyển” tức chỉ cho trường hợp khởi gia hạnh trước để sai khiến người khác tạo tác sáu sắc nghiệp ác kia rồi tự mình làm việc tà dục, tức cộng với sáu nghiệp trước thành bảy. Lúc tự mình làm việc tà dục chắc chắn có tham nhưng luận không nói, tức cộng với bảy nghiệp trước thành tám và thuộc câu thời rốt ráo. Ba nghiệp sau do tự lực nên không thuộc câu hành, vì thế không có chín nghiệp đạo và mười nghiệp đạo chuyển chung với tư.

“Đã nói như thế” cho đến ngăn một tám năm: là giải thích hai câu tụng cuối, nói về nghiệp đạo thiện cùng chuyển với tư; kết thúc phần trước nêu lên tông chỉ.

20. Giải thích riêng:

“Cả hai đều chuyển giả” cho đến “vô tán thiện có bảy”: dưới đây là giải thích riêng, nói hai nghiệp đạo cùng chuyển với tư. Nói “hai câu chuyển” là chỉ cho năm thức thiện, nương trí Vô Sắc tận sinh và nương trí Vô Sắc vô sinh vào lúc hiện tiền thì không có bảy tán thiện thuộc cõi Dục trước đó mà chỉ có vô tham, vô sân và vì năm thức không phân biệt, tận trí và trí vô sinh lại không mong cầu, đều chẳng phải kiến nên không phải chánh kiến, lại vì y theo định Vô Sắc không có luật nghi nên không có tùy tâm giới.

21. Ba nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Ba câu chuyển” cho đến “không có bảy sắc thiện” là nói về ba nghiệp đạo cùng chuyển với tư. Nói “ba câu chuyển” là chỉ cho trường hợp dù định hay tán nhưng khi ý thức tương ưng với chánh kiến hiện tiền thì không có bảy sắc thiện giới thuộc định tán, chỉ có vô tham, vô sân và chánh kiến.

22. Bốn nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Bốn câu chuyển giả” cho đến “luật nghi cần sách” nói về bốn nghiệp đạo cùng chuyển chung với tư. Nói “bốn câu chuyển” là chỉ cho trường hợp lúc các tâm ác và vô ký hiện tiền đồng thời đắc các giới cận trụ, v.v… thì chỉ có ba thân nghiệp đạo và một ngữ nghiệp đạo cùng chuyển.

23. Sáu nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Sáu câu chuyển giả” cho đến “đắc ba giới trên”: là nói sáu nghiệp đạo chuyển chung với tư. Nói “sáu câu chuyển” là chỉ cho hợp lúc năm thức thiện hiện tại tiền, đắc ba giới cận trụ, cận sự, cần sách ở trên thì năm thức đồng thời có vô tham, vô sân, ba nghiệp đạo của thân, một nghiệp đạo của ngữ nên gọi là sáu nghiệp đạo.

24. Bảy nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Bảy câu chuyển giả” cho đến “đắc giới Bí-sô” nói về bảy nghiệp đạo chuyển chung với tư. Nói “bảy câu chuyển” là chỉ cho thiện ý thức không có định đạo tùy tâm chuyển sắc và khi chánh kiến tương ưng hiện tiền thì đắc ba giới trên. Đối với sáu nghiệp ở trước cọng thêm chánh kiến nên thành bảy nghiệp đạo cùng chuyển; hoặc lúc các tâm ác, vô ký hiện tiền thì đắc bảy chi của giới Bí-sô cũng gọi là bảy câu chuyển.

25. Chín nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Chín câu chuyển giả” cho đến “lúc hiện ở trước”: là nói chín nghiệp đạo chuyển chung với tư. Nói “chín nghiệp đạo” là chỉ cho ba trường hợp: Năm thức, trí tận vô sinh không thuộc kiến tánh nên không phải chánh kiến. Nếu năm thức và nương trí Vô Sắc tận vô sinh thì cùng có bảy sắc tán thiện. Nếu là nương trí tĩnh lự tận vô sinh thì chắc chắn có giới tùy tâm chuyển. Lúc đó nếu đắc giới đại Bí-sô thì cũng đắc tán thiện sắc. Bảy thiện sắc giống nhau nên không nói riêng.

26. Mười nghiệp đạo chuyển chung với Tư:

“Mười câu chuyển giả” cho đến “tâm chánh khởi vị” nói về mười nghiệp đạo cùng chuyển chung với tư. Thập câu chuyển cũng có hai thứ, y theo giải thích rất dễ hiểu.

“Y theo riêng nói về tướng” cho đến có một tám năm: dưới đây là phân tích lại. Nếu chỉ y theo các trường hợp mà nói tướng của luật nghi ngăn ngại thì cũng giống như trên; nếu y theo cả ẩn và hiển tướng của luật nghi trung gian thì không có sự ngăn ngại. Nghiệp đạo trung gian chẳng phải là luật nghi nên gọi là lìa luật nghi. Y theo ẩn tướng này thì có một, tám, năm nghiệp đạo câu chuyển. Nếu nói theo bổn tông thì thọ năm giới, v.v… phải thọ đủ mới gọi là luật nghi. Nếu không thọ đủ thì chẳng phải luật nghi mà chỉ là nghiệp đạo Trung gian. Như có người không thọ đủ năm giới, v.v… tùy theo điều kiện nhiều ít mà chỉ cầu thọ lìa sát sinh, v.v… thì tuy không được thuộc về luật nghi những cũng được gọi là nghiệp đạo trung gian. Ở đây nếu nói đầy đủ về nghiệp đạo thiện thì có tất cả mười câu chuyển, nhưng đối với nghiệp đạo trung gian thì chỉ nói đến các trường hợp một, tám và năm. Thật ra nghiệp đạo trung gian có mười thứ. Vì thế luận Bà-sa quyển 113 chép: Lúc thọ phi luật nghi và phi bất luật nghi thì bảy nghiệp đạo của thân và ngữ tùy theo sự phát tâm nhiều ít không chắc chắn mà ba nghiệp đạo thiện của ý hoặc có hoặc không, hoặc nhiều hoặc ít.

27. Giải thích riêng:

“Một câu chuyển giả” cho đến “một chi xa lìa”: dưới đây là giải thích riêng: Lúc các tâm ác, vô ký hiện tiền thì đắc một chi của nghiệp đạo trung gian xa lìa.

“Năm câu chuyển giả” cho đến “đắc hai chi v.v…” là nói về ý thức thiện không có sắc tùy chuyển và khi chánh kiến tương ưng hiện ra thì đắc hai chi của nghiệp đạo trung gian xa lìa và ba nghiệp đạo thuộc ý nên nói là năm câu chuyển. Chữ “Đẳng” bao gồm ba chi, năm chi. Hoặc lúc năm thức thiện, v.v… hiện ra thì đắc được ba chi của nghiệp đạo trung gian xa lìa cũng gọi là năm câu chuyển. Hoặc lúc các tâm ác, vô ký hiên tiền thì được năm chi nghiệp đạo trung gian xa lìa và cũng gọi là năm câu chuyển.

28. Khi ý thức tương ưng với chánh kiến hiện tiền:

“Tám câu chuyển giả” cho đến “đắc năm chi v.v…” là nói về trường hợp khi ý thức tương ưng với chánh kiến hiện tiền thì đắc năm chi nghiệp đạo trung xa lìa. Chữ “Đẳng” bao gồm đắc sáu nghiệp, tức khi năm thức thiện hiện tiền thì đắc sáu nghiệp đạo trung gian xa lìa. Nên biết rằng bảy trường hợp bất thiện ở trước nếu là bất luật nghi thì ở sơ niệm gọi là nghiệp đạo. Vì thế trong luận này quyển mười bốn khi giải thích các tên gọi của bất luật nghi có chép: Thuộc về căn bổn nên gọi là Nghiệp đạo. Nếu là bất thiện trung gian thì khi căn bổn thành tựu cũng gọi là nghiệp đạo, như trường hợp sát sinh v.v… Luận này đã có nói bảy nghiệp thiện ở trước nếu là luật nghi thì ở sơ niệm gọi là nghiệp đạo vì thế ở đoạn trước mới nói rằng chỉ có nghiệp biểu và nghiệp vô biểu thuôc sơ niệm được gọi là biệt giải thoát nghiệp đạo. Nếu là sơ niệm của thiện trung gian thì cũng gọi là nghiệp đạo, như đã có trích dẫn giải thích, của luận Bà-sa về vấn đề nầy trong phần nói về trung gian. Hơn nữa bốn loại này thuộc phẩm thô nên thuộc về nghiệp đạo và cũng có vô biểu nên cũng thuộc về nghiệp đạo. Chẳng lẽ có trường hợp vô biểu không thành nghiệp đạo? Trong trường hợp nghiệp đạo bất thiện cùng chuyển với tư thì chỉ y theo nghiệp đạo trung gian mà không y theo nghiệp đạo bất luật nghi. Vì bất thiện trung gian có một, hai, v.v… khác nhau và vì có sự sai khác về tăng số nên khi nói chỉ nói theo bất thiện trung gian; hơn nữa đắc bất luật nghi có đủ cả bảy, không có các trường hợp một, hai, v.v… khác nhau nên đắc không giống nhau vì thế không nói theo bất luật nghi.

Pháp sư Thái, v.v… giải thích: Sát sanh, v.v… thuộc trung gian vì có đủ duyên nên mới thành nghiệp đạo. Về bất luật nghi thì không nói là có đủ các duyên, tuy là bất luật nghi như sát sanh, v.v… nhưng không phải là nghiệp bất thiện như trộm cắp, sát, v.v… vì thế trong phần nghiệp đạo bất thiện cùng chuyển với tư chỉ nói theo tánh chất trung gian để trình bày mà không nói theo tánh chất bất luật nghi. Nay cho rằng không đúng. Nghiệp đạo bất thiên có hai thứ: (1) Đắc bất luật nghi, gọi là Nghiệp đạo, có ở khắp hữu tình nên không nói phải có đủ duyên. (2) Đắc bất thiện trung gian gọi là nghiệp đạo; vì so sánh với người khác nên nói là phải đủ duyên. Lại trong các luận đều nói bất luật nghi gọi là nghiệp đạo mà không phải chỉ có một luận. Chẳng lẽ vì trong phần tư câu chuyển không có riêng nói mà chứng minh chẳng phải Nghiệp đạo? Trong phần câu chuyển lại chỉ y theo tánh chất khác nhau để nói mà không nói theo tất cả các trường hợp. Niệm sau cũng có thể nói là chẳng phải nghiệp đạo nhưng sơ niệm làm sao có thể nói là chẳng phải nghiệp đạo. Nếu nói tuy là các bất luật nghi như sát sanh, v.v… nhưng không phải là các nghiệp đạo bất thiện sát sanh, v.v… thì cũng có thể nói luật nghi thiện tuy là các luật nghi như bất sát, v.v… nhưng không phải là các nghiệp đạo thiện như bất sát v.v… Ở đây đã không đúng thì làm sao trường hợp kia có thể đúng được. Ở đây không nhằm giải thích sát và bất sát mà chỉ nói về nghiệp đạo cùng chuyển với Tư. Bất luật nghi vốn đã được gọi là nghiệp đạo thì cũng có thể nói cùng chuyển với tư; hoặc có thể là trong phần tám câu chuyển cũng có bất luật nghi. Ai nói là không có? Pháp sư Thái, v.v… nếu giải thích như vậy thì chẳng những phi lý mà còn trái với văn luận. Có bậc cổ đức lại cho rằng nghiệp thiện trung gian chẳng phải nghiệp đạo. Các vị đó nêu ra lý do trung gian chẳng thuộc phẩm thô. Tuy nói như thế cũng không đúng. Như sát sanh sinh, v.v… tuy thuộc trung gian nhưng vì thuộc phẩm thô nên vẫn gọi là Nghiệp đạo. Nghiệp Thiện trung gian không vì vấn đề phẩm thô mà không thuộc về nghiệp đạo. Mê chấp trung gian cho rằng không thuộc phẩm thô; mê chấp quá sâu nên mình đã trở thành nhầm lẫn. Bà-sa cũng có nói nghiệp thiện trung gian gọi là Nghiệp đạo, như đã được nói đầy đủ ở trước. Lại có bậc cổ đức nói rằng trong bất thiện chỉ y theo nghiệp thuộc trung gian để nói về vấn đề cùng chuyển với tư mà không nói về bất luật nghi; Đối với nghiệp đạo thiện lại chỉ y theo luật nghi mà không y theo trung gian để giải thích việc cùng chuyển với tư, vì hai trường hợp này có thể giải thích cho nhau. Tuy nhiên giải thích trên đây cũng không hợp lý vì trong phần nghiệp đạo thiện đã có nói về Trung gian, hoặc trong phần tám câu chuyển thuộc nghiệp ác đạo đã nói về bất luật nghi.

“Nghiệp đạo Thiện ác” cho đến “cũng chung hiện hành” dưới đây là thứ năm, nói theo xứ để thành nghiệp đạo. Câu hỏi: Đạo ác thiện nghiệp thành tựu và hiện hành ở cõi nào, đường nào, xứ nào?

“Tụng chép” cho đến “trừ địa ngục, Châu phía Bắc.” Sáu câu tụng đầu nói về bất thiện; sáu câu tụng sau nói về thiện.

“Luận chép” cho đến không nói lời chia rẽ: là giải thích ba câu tụng đầu. Ở Na lạc ca cả ba loại lời thô ác, lời tạp uế và sân đều có cả hiện hành và thành tựu. Do khổ ép ngặt, chửi mắng lẫn nhau nên có lời thô ác; do khổ ép ngặt, kêu la bi thương nên có lời tạp uế; do khổ ép ngặt, thân tâm thô cứng, oán ghét lẫn nhau nên có sân nhuế. Tham và tà kiến có thành tựu mà không hiện hành. Vì chưa xa lìa nên có thành tựu; không hiện hành được vì chẳng phải là cảnh vừa ý mà tham muốn giữ cho riêng mình. Tuy có gió mát chạm thân để khởi tham nhưng vì quá nhẹ nên chẳng phải Nghiệp đạo. Như ở Luân vương và Châu phía Bắc tham vốn nhẹ nên không thành Nghiệp đạo. Phải khởi ác dục tham muốn tài vật của người mới gọi là nghiệp đạo. Cho nên ở địa ngục có trí sinh xứ đắc, biết được chúng sinh ở đây là do đời trước thân tạo nghiệp, nay thấy nghiệp quả cho nên không có tà kiến nghiệp đạo hiện hành. Năm nghiệp đạo còn lại đã chẳng thành tựu cũng chẳng hiện hành. Vì nghiệp hết thì chết nên không có nghiệp đạo sát sanh; không có thọ tài vật nên không có chẳng cho mà lấy; không có thọ người nữ nên không có dục tà hạnh; gương nghiệp hiện tiền không thể cự tuyệt vì vô dụng nên không có lời dối gạt. Vì thế, luận Du già nói vua Diêm-la biến hóa tội, bổn thân chứng minh những việc làm này vì thế không có nói dối. Lại giải thích: Thông thường khi người dùng lời lẽ dối gạt là mong cầu toại ý trong lúc ở đó lại không có gì để mong cầu; vì vô dụng cho nên không có lời dối gạt. Luận Chánh lý lại chép: Hoặc lời dối gạt thường làm cho ý tưởng chúng sinh điên đảo; chúng sinh ở đó đã thường bị điên đảo cho nên không có lời dối gạt. Lại do vô dụng và ở địa ngục có khổíep ngặt, tâm thường xa lìa nên không có lời chia rẽ.

29. Giải thích chung:

“Châu Câu lư” ở phía Bắc cho đến tùy theo sự thích ứng” là giải thích câu tụng thứ tư và thứ năm: nghiệp đạo ác tham, sân và tà kiến ở Châu phía Bắc chắc chắn thành tựu, nhưng vì chưa dứt nên không hiện hành. Không thuộc ngã sở nên tham không hiện hành; tuy có hành dục, v.v… cũng có tham nhiễm nhưng vì nhẹ nên không phải nghiệp đạo; thân tâm yếu đuối, không làm tổn thương hại người khác cho nên nghiệp đạo sân không hiện hành; không có ác ý lạc nên nghiệp đạo tà kiến không hiện hành. Chỉ có lời tạp uế là chung cả hiện hành, thành tựu. Có khi lại khởi tâm nhiễm ca vịnh nên có lời tạp uế. Sáu nghiệp đạo còn lại đều không hiện hành cũng không thành tựu vì không có ác ý lạc nên không có sáu nghiệp đạo như sát sanh v.v… Đây là giải thích chung. Lại giải thích riêng rằng tuổi thọ đã được định cả ngàn năm nên không có nghiệp đạo sát sanh; không có sự thọ dụng tài vật của mình và người nên không có nghiệp đạo trộm cắp; không nhiếp thọ nhận người nữ làm thê thiếp nên không có nghiệp đạo tà hạnh; thân tâm yếu đuối nên không có lời thô ác. Luận Chánh lý chép: Ngôn ngữ trong sáng nên không có lời thô ác; vì vô dụng nên không có lời dối gạt và lời chia rẽ. Lại chép: Không có tâm lừa gạt nên không có lời dối gạt; thường hòa thuận nên không có lời chia rẽ; tùy theo từng nghĩa một mà phối hợp giải thích nên nói là “tùy theo sự thích ứng”.

“Người ấy vì sao làm việc phi phạm hạnh” là hỏi.

“Nghĩa là nam nữ” kia cho đến đồng thời hổ thẹn là khác là đáp; văn rất dễ hiểu.

“Trừ địa ngục trước” cho đến “giết hại các đường khác là”: là giải thích câu tụng thứ sáu: Ở cõi Dục trừ địa ngục và Châu phía Bắc ra, ở các cõi trời, quỉ, bàng sinh và ba châu của người thì mười nghiệp đạo ác đều có cả hai thứ thành tựu và hiện hành. Tuy nhiên vẫn có sai khác, tức bảy nghiệp đạo trước của trời, quỉ và bàng sinh chỉ thuộc trung gian và không có bất luật nghi; ba châu thuộc người đều có trung gian và bất luận nghi. Lại nữa, theo đoạn văn này thì bất luật nghi gọi là nghiệp đạo; nói không phải nghiệp đạo là không đọc kỹ. Tuy các vị trời không có sát vì vốn yêu mến tự loại nhưng cũng có khi giết hại đường quỷ a-tố-lạc khác.

30. Nói về thuyết khác:

“Có Sư khác nói” cho đến “mạng ấy mới dứt” là nói thuyết khác: Các vị trời cũng có giết hại nhau. Tuy thân các vị trời nếu bốn chi bị đứt vẫn có thể mọc lại, nhưng nếu chặt đầu, hoặc chặt ngang thân thì không thể sống được.

Đã nói không tốt cho đến “là thành tựu hiện hành”: là giải thích câu tụng thứ bảy, thứ tám, nói về ba nghiệp đạo thiện ở sau; văn rất dễ hiểu.

“Bảy chi thân ngữ” cho đến “đều được thành tựu”: là giải thích câu chín và câu mười: Bảy chi thân, ngữ sinh cõi Vô Sắc và trời vô tưởng chỉ có thành tựu mà không có hiện hành. Tức bậc Thánh hữu tình sinh cõi Vô Sắc thành tựu luật nghi vô lậu thuộc quá khứ, vị lai; hữu tình sinh cõi trời vô tưởng sẽ thành tựu tĩnh lự luật nghi thứ tư thuộc quá khứ, vị lai. Nhưng bậc Thánh hữu tình sinh ở quá khứ, tùy y chỉ thân thuộc ở địa nào thì đã từng khởi và từng diệt luật nghi vô lậu ở đó cho nên đến nay khi sinh lên cõi Vô Sắc tức thành tựu loại luật nghi vô lậu thuộc quá khứ đó. Nếu chưa hề khởi thì không thành tựu quá khứ. Nếu là luật nghi thuộc đời vị lai thì nay sinh cõi Vô Sắc phải nương vào thân năm địa thuộc bốn định và cõi Dục và đều được thành tựu luật nghi vô lậu vì thế luận Chánh lý chép: Cả hai xứ đều không có ý nghĩa hiện khởi, vì cõi Vô Sắc chỉ có tánh chất của bốn uẩn, vô tưởng thì không có định tâm trong lúc luật nghi tất phải nói theo đại chủng và định tâm nhưng cả hai xứ đều không có cho nên không hiện khởi. [Trên đây là văn luận.] Nên biết rằng bậc Thánh sinh cõi Vô Sắc thì vị lai chắc chắn thành năm địa nhưng quá khứ thì không chắc chắn, cho nên luận Bà-sa quyển 13 chép: Đệ tử của Thế tôn sinh lên cõi Vô Sắc nếu là A-la-hán thì chỉ thành tựu sắc vô lậu do đại chủng tạo ở Ngũ địa thuộc vị lai mà chưa phải hiện tại vì không hiện khởi và cũng không phải quá khứ vì đã diệt. Nếu là Bất Hoàn thì cũng thành tựu sắc vô lậu do đại chủng tạo thuộc năm địa vị lai mà không phải hiện tại, vì không hiện khởi và quá khứ thì bất định vì nương thân Ngũ địa khởi thì có nhiều ít khác nhau hoặc hoàn toàn không có. Từ đó biết rằng có bậc Hữu học sinh cõi Vô Sắc thành tựu y giới thuộc năm địa vị lai nhưng quá khứ thì hoàn toàn không. Nghĩa là trước đó nương vào thân cõi Dục và tứ tĩnh lự; ở đê tam quả và đệ Tứ hướng các đạo vô lậu chưa khởi và chưa diệt, sau khi chết đi mới sinh lên cõi Vô Sắc. Hoặc có bậc hữu học sinh cõi Vô Sắc thành tựu Ngũ địa vị lai và nhất địa quá khứ; có nghĩa là trước đây lúc ở tứ tĩnh lự cõi Dục thì nương vào một thân; ở đệ Tam quả hoặc đệ tứ hướng các đạo vô lậu đã khởi đã diệt, sau khi chết mới sinh lên cõi Vô Sắc. Hoặc có bậc hữu học sinh cõi Vô Sắc thành tựu Ngũ địa vị lai và Nhị địa quá khứ; có nghĩa là trước đó khi ở cõi Dục bốn tĩnh lự thì nương vào hai thân; ở đê tam quả hoặc đệ tứ hướng các đạo vô lậu đã khởi đã diệt, sau khi chết mới sinh lên cõi Vô Sắc. Hoặc có bậc hữu học sinh cõi Vô Sắc thành tựu Ngũ địa vị lai và Tam địa quá khứ; nghĩa là khi ở cõi Dục Bốn tĩnh lự trước đây nương vào ba thân; ở đệ Tam quả hoặc đệ Tứ hướng các đạo vô lậu đã khởi đã diệt, sau khi chết mới sinh vào cõi Vô Sắc. Hoặc có bậc hữu học sinh cõi Vô Sắc Thánh tựu Ngũ địa vị lai và Tứ địa quá khứ; nghĩa là trước đây khi còn ở bốn tĩnh lự cõi Dục đã nương vào bốn thân; ở đệ Tam quả hoặc đệ Tứ hướng các đạo vô lậu đã khởi đã diệt, sau khi chết mới sinh lên cõi Vô Sắc. Hoặc có bậc hữu học sinh lên cõi Vô Sắc thành tựu Ngũ địa vị lai và Ngũ địa quá khứ; nghĩa là đã nương vào thân cõi Dục và Bốn tĩnh lự; ở đệ Tam quả hoặc đệ Tứ hướng đã khởi và đã diệt các đạo vô lậu, sau khi chết đi mới sinh lên cõi Vô Sắc. Có thuyết lại cho rằng không có bậc hữu học nào sinh lên cõi Vô Sắc mà lại không thành tựu quá khứ sắc vì trước đó khi còn ở dục và cõi Sắc, đối với đệ Tam quả hoặc đệ Tứ hướng đã khởi và đã diệt mới có thể chết đi. Vì thế luận nầy nói rằng nếu các bậc hữu học sinh lên cõi Vô Sắc thì thành tựu sắc sở tạo thuộc quá khứ và vị lai; nếu đắc quả A-la-hán thì thành tựu sắc sở tạo vị lai mà chẳng phải quá khứ. Nếu cho rằng không đúng thì luận nầy lẽ ra phải nói là bậc hữu học sinh cõi Vô Sắc không thành tựu sắc sở tạo quá khứ. Luận Bà-sa quyển 132 cũng có hai thuyết.

1/ Hỏi: Cũng có bậc hữu học sinh lên cõi Vô Sắc nhưng không thành tựu sắc sở tạo quá khứ; nghĩa là trước đây ở cõi Dục chưa khởi chưa diệt đạo vô lậu, đến khi chết sinh lên cõi Vô Sắc thì không thành tựu sắc sở tạo quá khứ, thì làm sao có thể nói bậc hữu học sinh lên cõi Vô Sắc thành tựu sở tạo sắc quá khứ? Đáp: Vì nói theo thành tựu để nói như vậy. Tức khi còn ở cõi Dục và cõi Sắc đã khởi và đã diệt các đạo vô lậu nên có thành tựu quá khứ sở tạo sắc.

2/ Có thuyết lại cho rằng khi còn ở dục và cõi Sắc đã khởi và đã diệt các vô lậu đạo, như đạo thắng tiến đã khởi hiện tiền nhưng không trụ quả mà đã qua đời.

Luận Bà-sa quyển 122 cũng có hai thuyết.

1/ Nếu bậc hữu học dùng đạo thế tục đắc được quả Bất hoàn, chưa hề hiện khởi luật nghi vô lậu thì đã sinh lên cõi Vô Sắc thì làm sao thành tựu nghiệp vô biểu thuộc thân quá khứ; nếu không thành tựu vì sao ở trên lại nói bậc hữu học sinh cõi Vô Sắc thành tựu thân vô biểu quá khứ?

2/ Có thuyết lại cho rằng bậc hữu học sinh cõi Vô Sắc không thành tựu thân vô biểu quá khứ tuy nhiên ở trên chỉ nói theo thành tựu để nói cho nên không lỗi. Có luận sư lại cho rằng sau khi đắc quả Thánh sẽ khởi thắng quả Thánh đạo hiện tiền, vì thế bậc hữu học sinh cõi Vô Sắc chắc chắn thành tựu thân vô nghiệp biểu quá khứ.

“Chỗ cõi khác hướng về “ cho đến đều có hai thứ: là giải thích hai câu tụng cuối: Trừ địa ngục, Châu phía Bắc các cõi, thú và xứ khác vì không có bảy nghiệp đạo thiện ở trước, cho nên không nói. Ở các cõi, v.v… khác bảy nghiệp đạo thiện đều có cả hiện hành và thành tựu. Tuy nhiên vẫn có sai khác, tức quỉ và bàng sinh thì có nghiệp đạo trung gian mà không có luật nghi, vì các chúng sinh này vốn không có luật nghi mà chỉ có trung gian. Nếu ở cõi Sắc thì chỉ có luật nghi mà không có nghiệp đạo trung gian, ở Sơ định phát thân nghiệp biểu chỉ là diệu hạnh mà không phải nghiệp đạo. Ba châu còn lại và các tầng trời cõi Dục có đủ hai thứ luật nghi và trung gian. Tức người ở ba châu có ba thứ luật nghi và nghiệp đạo thiện trung gian; các tầng trời cõi Dục có luật nghi đạo định và nghiệp đạo trung gian mà không có biệt giải thoát.

31. Nói về ba quả nghiệp đạo:

“Nghiệp đạo Bất thiện, thiện” cho đến “đoạn mạng hoại thành” là thứ sáu nói về ba quả nghiệp đạo. Hai câu đầu nói về đắc ba quả; hai câu cuối nói về ba nhân của quả.

“Luận chép” cho đến “đều chiêu ba quả” là nêu chung về số lượng; sau này sẽ giải thích đầy đủ nên nay mới nói là “hãy”.

“Ba thứ là gì?” Là hỏi.

“Dị thục, đẳng lưu tăng thượng khác nhau” là đáp, gồm hai phần: chung và riêng. Đây là phần đáp chung.

“Là gồm mười thứ” cho đến “là quả dị thục”: trở xuống là trả lời: Sơ khởi gọi là tập; thứ khởi gọi là tu; hậu khởi gọi là sở tác. Ở đây là nói về quả dị thục do nghiệp đạo bất thiện chiêu cảm; nói chung quả dị thục có ở cả ba đường ác nhưng vì ở đây chỉ y theo trường hợp nặng nên chỉ nói địa ngục.

32. Nói về quả đẳng lưu:

Từ đó ra khỏi rồi, cho đến “quả đẳng lưu là khác” là nói về quả Đẳng lưu; khi ra khỏi địa ngục, nhờ vào nghiệp thiện các đời trước sinh vào cõi người chịu quả đẳng lưu. Nói “Đẳng lưu” là hàm ý tương tợ. Như cắt đứt mạng sống của người khiến tuổi thọi của họ bị ngắn lại, vì thế bây giờ tuổi thọi của mình cũng bị ngắn lại; các trường hợp trộm cắp, v.v… y theo đây mà giải thích. Kiếp trước khởi tà kiến thì kiếp này si tăng lên vì tà kiến nói theo tham, sân, si để tăng thạnh, vì thế xưa khởi tà kiến có thể khiến cho si đời nay thêm lớn chính là quả đẳng lưu tà kiến. Cho nên luận Hiển Tông chép: Tà kiến nghĩa là si tăng thượng; quả tăng thượng gần cũng gọi là Đẳng lưu. Lại giải thích: Hoặc tà kiến nầy có công năng làm cho si thêm lớn, tức cũng có ý chỉ cho sự thêm lớn của tà kiến bởi vì lúc khởi tà kiến thì si chắc chắn phải tăng. Văn còn lại rất dễ hiểu.

“Làm người đoản thọ” cho đến “thị sát đẳng lưu” là hỏi.

“Không nói người thọ” cho đến “làm cho không tồn tại lâu dài” là đáp: Không nói tuổi thọ chính là quả của nghiệp đạo sát sanh sinh mà chỉ nói là do sát sinh nên tuổi thọ bị ngắn lại. Nghiệp sát là nhân làm chướng ngại đối với mạng khiến cho mạng không được tồn tại lâu dài.

33. Nói về quả tăng thượng:

“Mười sở đắc” nầy cho đến “quả tăng thượng là khác” nói về quả tăng thượng, như văn rất dễ hiểu.

“Là một nghiệp sát” cho đến “là lại có dư” là hỏi về nhân của hai quả.

“Có sư khác nói” cho đến “sau chiêu cảm đẳng lưu nầy”: Thuyết này có ý cho rằng một nghiệp đạo căn bổn về sát có thể chiêu cảm hai quả. Nếu thuyết như vậy vì sao luận nói rằng vì làm cho người đau khổ nên chịu quả dị thục khổ. Nếu nói nghiệp đạo căn bổn thì mạng của người đó vốn đã không thật có, vì sao nói làm cho người khác thọ khổ; vì thế biết rằng thọ khổ chỉ có ở giai đoạn gia hạnh. Đã trái với văn luận thì biết rằng thuyết trên phi lý. Lại giải thích: Nói “một nghiệp về sát” đã bao gồm cả ba nghiệp làm cho người khác đau khổ, đoạn mạng, và hoại uy. Ba nghiệp nầy trước đều có công năng chiêu cảm quả dị thục và sau đó cũng có công năng chiêu cảm quả Đẳng lưu. Ở phần sau văn luận có nói ba nghiệp nầy chiêu cảm quả riêng nhưng ở đây nói theo thứ mạnh nhất để trình bày, cho nên khi đến phần sau sẽ bàn thêm. Nay chỉ nói chung là chiêu cảm cả mạnh và yếu. Trong ba nghiệp nầy thì sơ và hậu thuộc gia hạnh và nghiệp ở giữa thuộc căn bổn. Quả của gia hạnh cũng gọi là quả nghiệp đạo và là quả của nghiệp đạo gia hạnh nên cũng gọi là nghiệp đạo quả. Nếu giải thích như vậy thì thuận với văn luận và cũng có thể là nghĩa đúng. Trong phần hỏi đáp này không nói về tăng thượng vì chắc chắn được chiêu cảm nên không sợ bị nghi ngờ hoặc vì lược qua không nói. Luận Chánh lý lại nói rất đầy đủ nên chép rằng: Có các thuyết khác cho rằng một nghiệp sát trước tiên chịu quả dị thục, kế đến chịu quả cận tăng thượng và cuối cùng chịu quả tăng thượng xa cho nên có tất cả ba quả.

34. Chủ trương của thuyết khác:

“Có Sư khác lại nói” cho đến “căn bổn quyến thuộc.” Có thuyết khác lại cho rằng hai quả dị thục và đẳng lưu có nhân khác nhau. Trước tiên khi chiêu cảm quả dị thục chính là nghiệp gia hạnh, vì làm người khác chịu khổ nên cũng phải chịu quả dị thục ở địa ngục; sau đó khi chiêu cảm quả Đẳng lưu chính là nghiệp căn bổn vì mạng đã chẳng còn nên không thể làm cho người khác chịu khổ mà chỉ có thể khiến cho tuổi thọi người khác bị ngắn lại vì thế khi sinh ở cõi người thì tuổi thọ cũng bị rút ngắn. Kinh tuy chỉ nói chung là “một sát sinh” nhưng thật ra đã bao gồm căn bổn nghiệp đạo, gia hạnh quyến thuộc. Quả Gia hạnh cũng được gọi là quả nghiệp đạo vì đó chính là quả của nghiệp đạo gia hạnh, cho nên gọi là nghiệp đạo quả. Thuyết này thật thuận với văn luận vì gia hạnh có thể khiến cho người khác chịu khổ và căn bổn có ý nghĩa tương đương với việc cắt đứt tuổi thọi của người. Văn và lý đã phù hợp nhau thì có thể xem như nghĩa đúng. Ở đây cũng nên nói là quả tăng thượng có nhân khác nhau và vì bất đồng nên không được đáp. Loại quả tăng thượng này do hoại uy nghiệp cảm, sẽ giải thích ở phần kế. Mỗi trường hợp hỏi đáp cũng đều được nói đầy đủ ở dưới.

35. Giải thích tiếp về quả Đẳng lưu:

“Điều trong đây nói” cho đến “giả gọi là Đẳng lưu” là giải thích tiếp về quả đẳng lưu vì loại quả này có tánh chất ẩn mật. Ở đây khi trình bày thêm về quả đẳng lưu không phải vì quả đẳng lưu vượt ra ngoài quả dị thục và tăng thượng. Tuổi thọ ngắn ngủi của con người nếu y theo nghiệp thiện là quả dị thục, nếu chiếu theo nghiệp sát thì là quả tăng thượng, cho nên quả đẳng lưu không vượt ngoài hai thứ này mà chỉ là y theo tánh chất hơi tương tợ của hai quả, giả nói là đẳng lưu. Nói tương tợ là vì đoạn mạng người khác khiến cho tuổi thọ bị ngắn lại thì sau khi đã chịu quả dị thục ở địa ngục, ở đời tiếp theo tuổi thọi chính mình cũng bị ngắn lại. Vì có sự tương tợ của tuổi thọ bị ngắn lại nên gọi là tương tợ; y theo ý nghĩa này để giả nói Đẳng lưu, chứ thật ra chẳng phải đẳng lưu. Nếu thật là đẳng lưu thì do tự loại sinh nhau. Lại giải thích: Đoạn văn nầy nói chung mười loại Đẳng lưu; loại đẳng lưu được nói ở đây không ngoài quả dị thục và tăng thượng. Nếu sát sinh đẳng lưu là quả dị thục và quả tăng thượng thì chín đẳng lưu còn lại đều là quả tăng thượng. Y theo sự hơi giống nhau để nói là Đẳng lưu, chín đẳng lưu tăng thượng còn lại là giả nói, ở đây đều nói theo phần nhiều. Nếu phân tích chi li trong số chín quả này thì chỉ có hai nghiệp thân và bốn nghiệp ngữ được giả lập là tăng thượng; nếu là tham, sân, phi biến hành tà kiến thì y theo sự làm tăng thạnh tham sân và vô minh mà đối với loại quả tăng thượng này, giả nói là Đẳng lưu. Nếu tham, sân đối với tăng tự bộ tham sân và biến hành tà kiến được đối chiếu với tăng năm bộ vô minh thì cả ba loại này chính là đẳng lưu thực sự chứ chẳng phải giả nói.

“Mười thứ nầy vì sao đều chiêu cảm ba quả”: dưới đây là giải thích hai câu tụng cuối; đây là hỏi.

Nghiệp sát đầu tiên cho đến “như lý nên suy nghĩ” là đáp: Trong mười nghiệp đạo bất thiện thì nghiệp đầu tiên sát ở vào giai đoạn giết chết người khác, có ba:

  1. Làm cho người khác chịu khổ.
  2. Làm cho mạng sống người khác bị cắt đứt.
  3. Làm cho người khác thất uy.

Nghĩa là khi sát sinh ở vào giai đoạn gia hạnh vì làm cho người khác chịu khổ nên phải đọa vào địa ngục để chịu quả dị thục chứ không phải lúc chết, vì lúc chết không có khổ thọ mà chỉ có xả thọ. Ở vào giai đoạn căn bổn vì cắt đứt mạng sống người khác nên khi ra khỏi địa ngục và sinh vào cõi người thì phải chịu quả Đẳng lưu là tuổi thọ bị ngắn lại. Lúc sắp thực hành sát, tay cầm đao, gậy, v.v… làm hoại uy của người bị giết nên chiêu cảm quả tăng thượng là ngoài vật ít được sáng sủa. Nói hoại uy là y theo gia hạnh xa; thọ khổ y theo gia hạnh gần; hoặc hoại uy có cả gia hạnh gần. Pháp sư Thái cho rằng chính hậu khởi làm cho người khác thất uy, điều này không đúng: Căn bổn còn không được nói vì là vô mạng huống chi là hậu khởi. Đến giai đoạn hậu khởi mạng sống đã không có thì làm cho ai bị thất uy? Vì thế luận Chánh lý chép: Thật ra vào lúc giết có thể khiến cho người bị giết chịu khổ, cắt đứt đoạn sống và mất uy quang. Vì làm cho người khổ nên đọa vào địa ngục, làm cắt đứt mạng sống nên tuổi thọ bị ngắn lại. Trước là quả gia hạnh, sau là quả căn bổn. Căn bổn và cận phần đều được gọi là sát sinh. Do hoại uy quang nên chiêu cảm ngoài bên vật thuộc tánh ác. Vì thế nghiệp sát đắc ba loại quả. Các nghiệp đạo ác khác theo lý trên mà suy nghĩ. Theo luận này và luận Chánh lý thì ba quả đều có nhân khác nhau.

Hỏi: Đoạn mạng và hoại uy đều thuộc bất thiện, lẽ ra phải chiêu cảm dị thục, vì sao chỉ nói thọ khổ mới chiêu cảm dị thục?

Giải thích: Đúng lý ra cũng có công năng chiêu cảm nhưng không nói vì làm cho người khác chịu khổ có tánh chất hiển bày nên nóitheo đó.

Hỏi: Đẳng lưu thuộc quả tăng thượng thì lẽ ra thọ khổ và hoại uy cũng có công năng chiêu cảm, vì sao chỉ nói dứt mạng chiêu cảm?

Giải thích: Nếu theo lý tăng thượng thì cũng có thể chiêu cảm nhưng sở dĩ không nói vì nghiệp cắt dứt mạng sống người khác đối với tuổi thọ bị ngắn lại có tác dụng mạnh mẽ riêng, cho nên mới nói riêng.

Hỏi: Tăng thượng có tánh chất rộng lớn lẽ ra cả ba nghiệp đều có thể chiêu cảm, vì sao chỉ nói hoại uy mà chẳng có hai nghiệp kia?

Giải thích: Đúng lý ra hai nghiệp kia cũng có công năng chiêu cảm tăng thượng nhưng không nói vì hoại uy có tánh chất hiển bày nên được nói riêng.

36. Giải thích quả của nghiệp thiện:

“Do đây nên y theo đó mà biết” cho đến “nên nói đúng như lý”: là giải thích ba quả của nghiệp thiện; nên đối với các trường hợp của ác nghiệp để suy nghĩ. Các quả tăng thượng khác và các nghiệp đạo thiện khác đều trái với các trường hợp trên. Theo lý thì có thể nói là văn còn lại rất dễ hiểu. Cho nên luận Chánh lý chép: nên y theo để đó biết được ba quả của nghiệp thiện đạo. Đối với nghiệp lìa sát dù tập, dù tu hoặc dù có làm được điều gì đi nữa thì nhờ vào năng lực này mà sinh lên cõi trời chịu quả dị thục. Sau khi mất lại sinh vào cõi người chịu quả tăng thượng gần và có tuổi thọ rất lâu dài. Tức lại do nghiệp này mà chiêu cảm ngoài vật có uy quang chói lọi là quả tăng thượng xa. Ba quả khác của nghiệp thiện có thể đối chiếu với các trường hợp của nghiệp ác để giải thích.

37. Nói về tà mạng:

“Lại khế kinh nói” cho đến “tà mạng là gì?” Dưới đây là thứ mười một của toàn văn, nói về tà mạng, đặt câu hỏi nói theo kinh.

“Tuy lìa kia không, cho đến trái với kinh cho nên phi lý” là đáp: Hai câu tụng đầu chính là giải thích; hai câu tụng cuối là phá chấp.

“Luận chép” cho đến “do tư cụ thuộc tha.” Ngữ nghiệp được sinh từ sân và si đều có bốn chi, gọi chung là tà ngữ, vì ngữ chính là nghiệp nên không nói là Nghiệp. Thân nghiệp được sinh từ sân và si đều có ba loại, gọi chung là tà nghiệp, vì thân không phải nghiệp nên chẳng nói là thân. Hai nghiệp thân và ngữ được sinh từ tham thì thân có ba chi và ngữ có bốn chi; vì khó trừ nên gọi riêng là tà mạng. Tức tham vốn nhỏ nhiệm lại có công năng xâm đoạt tâm của hữu tình; nghiệp do tham khởi lại khó ngăn ngừa cho nên Phật dạy phải cố gắng tu tập chánh mạng và đã lược qua tà ngữ, tà nghiệp ở trước để chỉ nói riêng về tà mạng; dẫn tụng rất dễ hiểu: Dùng hai câu cuối làm luận chứng; trong dung hai câu đầu giống như đã được nói từ trước. Vì thế luận Chánh lý chép: Tà kiến của người tại gia khó dứt vì thường vọng chấp các việc tốt lành, v.v… tà kiến của người xuất gia cũng khó trừ vì tất cả mạng duyên đều thuộc về người .

38. Nêu thuyết khác:

“Có sư khác chấp” cho đến “chẳng phải giúp mạng” là phần nêu các thuyết khác, vì duyên các điều kiện giúp đỡ cho mạng sống nên tham dục phát sinh hai nghiệp thân ngữ, lúc đó mới gọi là tà mạng, chứ không phải do các thứ tham khác sinh khởi hai nghiệp mà gọi là tà mạng, vì trong các trường hợp như ca múa, xướng hát, v.v… không giúp đỡ cho mạng nên chẳng phải tà mạng mà là ngữ nghiệp tà vạy.

Đây là trái với kinh cho đến luống kéo dài mạng sống là phần dẫn kinh phá chấp, tà thọ cảnh bên ngoài, luống kéo dài mạng sống; chỉ cần từ tham sinh khởi là thân nghiệp ngữ nghiệp đều gọi là Tà mạng.

“Chánh ngữ nghiệp mạng trái đây nên biết” là nghĩa gồm nói. Luận Chánh lý chép: (Hỏi) Vì sao trong nghiệp đạo, trước nói về thân, sau mới nói ngữ? Và trong tám chi Thánh đạo thì trước nói vì ngữ rồi sau mới nói thân? (Đáp) vì đối với nghiệp đạo thì nói theo sự thô tế và thứ lớp của tám chi, lại y theo theo thuận sinh nhau, khế kinh có nói tầm tư rồi mới phát ngữ.

39. Nói chung về các nghiệp:

“Như lời ở trước nói” cho đến có bao nhiêu quả dưới đây là thứ ba của toàn phẩm, nói chung về các nghiệp, gồm các vấn đề:

  1. Nói về Nghiệp đắc quả.
  2. Giải thích lời của luận nầy.
  3. Nói về Dẫn nhân và mãn nhân.
  4. Nói về Ba trọng chướng.
  5. Nói về Ba thời chướng.
  6. Tướng Bồ-tát.
  7. Nói về Tu thí giới.
  8. Nói về Thuận ba phần nghiệp.
  9. Nói về Thể của sách, v.v…
  10. Nói về Tên gọi khác nhau của các pháp.

Trong Phần nghiệp đắc quả gồm có sáu: nói chung về các nghiệp quả; Đối chiếu quả với ba tánh; Đối chiếu quả với ba đời; Đối chiếu quả với các địa; Đối chiếu quả với ba học; Đối chiếu quả với ba đoạn. Đây là phần đầu nói về các nghiệp quả; nhắc lại câu hỏi ở trước. tụng chép cho đến ba là dứt trừ cái ở trước đã dứt trừ, y theo phần đáp của bài tụng đều có bốn loại: hai câu đầu là một loại, hai câu kế là loại thứ hai, hai câu kế nữa là loại thứ ba, hai câu sau là loại thứ tư.

40. Giải thích tên gọi đoạn đạo:

“Tụng chép” cho đến “là hữu lậu vô lậu” là giải thích tên gọi đoạn đạo. Đạo có công năng chứng đắc vô vi dứt, lại có công năng đoạn các hoặc lậu thuộc hữu vi. Có đủ hai công năng nầy nên gọi là “đoạn đạo”. Tức đạo vô gián có công năng dẫn đến dứt được, đến lúc có tướng sinh thì gọi là “năng chứng”; sự đạt được “hoặc năng đoạn” không đợi đến tướng sinh mới được gọi là “Năng đoạn”; tức đạo vô gián này vừa chứng vừa đoạn. Nếu là đạo giải thoát thì chỉ có chứng mà không có đoạn; tuy không có công năng dẫn đến sự đạt được “đoạn” nhưng vì câu hữu với “đoạn đắc” nên được gọi là chứng, chứ chẳng phải do năng lực của nó làm cho sự đắc “hoặc” không đến được tướng sinh, chẳng được gọi là “Năng đoạn”. Năng đoạn có ý nghĩa hoàn toàn khác và có tất cả hai thứ vì nghiệp hữu lậu và vô lậu vốn khác nhau.

41. Nói về ba quả dị thục:

“Đạo nghiệp Hữu lậu” cho đến “chỉ trừ đời trước”: là nói về ba quả dị thục, đẳng lưu và ly hệ, văn rất dễ hiểu. Về quả sĩ dụng có bốn: 1) Đạo sở khiên câu hữu sĩ dụng quả, tức là quả sĩ dụng câu sinh.

1/ Đạo sở khiên giải thoát sĩ dụng quả, tức là quả vô gián sĩ dụng.

2/ Đạo sở tu, tức chỉ cho công đức tu tập trong tương lai, hoặc là cách việt sĩ dụng quả.

3/ Đạo sở chứng đoạn, tức là bất sinh sĩ dụng quả.

Vì thế luận Chánh lý chép: Sĩ dụng quả là “đạo sở khiên câu hữu, giải thoát, sở tu và đoạn”. Nói “câu hữu” là chỉ cho pháp câu sinh; nói “giải thoát” là chỉ cho Vô gián sinh, tức đạo giải thoát; nói “sở tu” là chỉ cho sự tu tập ở vị lai; nói “dứt” là chỉ cho trạch diệt. Nhờ đạo lực nên mới khởi đắc các công năng trên. Quả Tăng thượng cũng có thể theo cách trên. Luận Chánh lý 3 chép: Về quả tăng thượng có thuyết cho rằng đó là các pháp hữu vi nằm ngoài tự tánh và trừ đời trước. Có thuyết lại cho rằng lẽ ra dứt cũng là quả tăng thượng của đạo vì năng lực tăng thượng của đạo có công năng chứng được “Đoạn”.

Hỏi: Nếu vậy tại sao Tỳ-bà-sa chỉ nói dứt mười tùy miên ở cõi Dục là các quả ly hệ và sĩ dụng thuộc khổ pháp trí nhẫn mà không hề nói về quả tăng thượng.

Đáp: Chẳng phải vì không nói là không có loại quả này. Dù đoạn văn trên có nói khổ pháp trí là khổ pháp trí nhẫn đẳng lưu và sĩ dụng và không hề nói đó là quả tăng thượng nhưng thật ra khổ pháp trí chính là quả tăng thượng, tuy nhiên không nói là vì nghĩa đã cực thành, ở đây cũng giống như vậy. Khi đưa ra quả sĩ dụng tức đã ý bao gồm quả tăng thượng vì thế không phải chỉ có công năng sinh khởi mới là quả tăng thượng. Nói “phi trạch diêt chính là tâm quả” tức ngoài quả này ra không còn ám chỉ loại nào khác nữa.

Giải thích: Luận Chánh lý có hai giải thích. Giải thích đầu thuộc nghĩa đúng vì đồng với luận này. Lại các luận đều nói trạch diệt là quả ly hệ mà không nói là quả tăng thượng; và khi bàn về quả tăng thượng đều nói là thuộc hữu vi, không phải vô vi. Lại giải thích: Luận Chánh lý vốn không thành lập cũng không phá bỏ; y theo ý nghĩa bất đồng đều không ngại gì. Tuy có hai giải thích nhưng giải thích đầu hợp lý hơn. Ở đời vị lai không phải chỉ có pháp khả sinh mới là quả tăng thượng vì cũng có chỗ nói rằng phi trạch diệt chính là tâm quả. Từ đó biết rằng các pháp bất sinh cũng là quả tăng thượng; văn còn lại rất dễ hiểu.

“Tức trong đoạn đạo” cho đến “vì trừ dị thục”: là giải thích câu tụng thứ ba và thứ tư: Vì thuộc vô lậu nên trừ quả dị thục và có tất cả bốn quả còn lại. Y theo các trường hợp hữu lậu ở trên, giải thích rất dễ hiểu.

“Các thiện hữu lậu” khác cho đến nên giải thích theo đây: giải thích câu thứ năm, thứ sáu, chẳng phải là đoạn đạo nên trừ quả ly hệ mà có bốn quả kia, y theo trên mà giải thích.

Nghĩa là vô lậu khác cho đến và ly hệ là giải thích hai câu tụng cuối: Vì thuộc vô lậu và vô ký nên trừ quả dị thục; không phải đoạn đạo nên trừ quả ly hệ, mà chỉ có ba quả còn lại, cũng giải thích y theo trước.

42. Nói về quả đối nhau của ba tánh:

“Đã phân biệt chung,” cho đến “khéo bình đẳng ba nghiệp” dưới đây là thứ hai: quả đối nhau với ba tánh, kết thúc phần trước nêu câu hỏi. Câu hỏi có hai phần chung và riêng.

“Tụng chép” cho đến hai ba ba quả sau là tụng đáp.

“Luận chép” cho đến khắp nghĩa môn trước. Được nói sau cùng trong Dị môn, đều nói theo thứ lớp cho thấy tùy theo sự thích ứng mà có thể có ở khắp cả năm môn trước.

“Vả lại thiện, bất thiện” cho đến “và ly hệ.” Vì ba nghiệp tánh đều đối với pháp ba tánh để nói về quả nhiều hoặc ít. Nếu thuộc ba nghiệp tánh thì hẹp và có một phần nhỏ của hai uẩn sắc, hành làm thể. Nếu thuộc ba pháp tánh thì rộng và có cả năm uẩn và vô vi làm thể, rộng hẹp không bằng nhau.

“Nếu nghiệp bất thiện dùng pháp vô ký làm quả đẳng lưu.” Tức chỉ cho khổ tập biến hành bất thiện và các nghiệp bất thiện khác thuộc kiến khổ sở đoạn vì có quả đẳng lưu là các pháp vô ký thuộc thân kiến và biên kiến; hoặc là nhân biến hành quả đẳng lưu; hoặc là nhân đồng loại quả đẳng lưu.

“Nếu nghiệp vô ký dùng pháp bất thiện làm quả đẳng lưu.” Tức chỉ cho các nghiệp vô ký thuộc thân kiến và biên kiến có các pháp bất thiện thuộc năm bộ làm quả đẳng lưu; hoặc quả đẳng lưu của nhân biến hành; hoặc quả đẳng lưu của nhân đồng loại, văn còn lại rất dễ hiểu.

43. Đối chiếu quả với ba đời:

“Đã nói về ba tánh” cho đến “nghiệp quả sau”: là phần thứ ba, đối chiếu quả với ba đời, dùng nghiệp ba đời đối chiếu pháp ba đời để minh chứng quả nhiều hay ít. Nghiệp ba đời hẹp nên chỉ một phần nhỏ của hai uẩn sắc và hành làm thể. Pháp ba đời rộng nên có cả năm uẩn làm thể, văn còn lại rất dễ hiểu.

Đã nói ba đời cho đến “không ngăn đẳng lưu” là thứ tư, là quả đối nhau của các địa. Đoạn văn này chứng minh quả ly hệ không thuộc các địa. Lại giải thích: Ở đây giải thích nêu chung nghiệp cửu địa có các pháp đồng địa làm bốn quả. Nếu phân tích chi li thì nghiệp thuộc tám địa trên có các đồng địa làm năm quả. Tạp tâm chép: Nếu thuộc chánh tư duy địa thì cũng có quả giải thoát. Nếu theo thuyết trên của Tạp Tâm thì quả ly hệ cũng thuộc địa pháp nhưng ly hệ vốn thuộc vô vi, không nói theo địa khởi làm sao có thể nói là thuộc địa pháp. Cho nên biết rằng thuyết của luận này mới hợp lý, văn còn lại rất dễ hiểu.

44. Quả đối nhau của ba học:

“Đã nói các địa” cho đến “làm năm quả” là thứ năm, là quả đối nhau của ba học ba đối chiếu học nghiệp pháp ba học để thấy các quả có sai khác. Nếu là nghiệp hữu học thì lấy một phần nhỏ của hai uẩn sắc hành ở giai đoạn hữu học làm thể; nếu là nghiệp vô học thì lấy một phần nhỏ của hai uẩn sắc hành ở giai đoạn vô học làm thể; nếu là nghiệp phi học phi vô học thì lấy một phần nhỏ của hai uẩn hữu lậu sắc hành làm thể. Nếu là hữu học pháp thì lấy pháp vô lậu hữu vi ở giai đoạn hữu học làm thể; nếu là pháp vô học thì lấy vô lậu pháp hữu vi thuộc giai đoạn vô học làm thể; nếu là pháp phi học phi vô học thì lấy tất cả các pháp ngoài trừ pháp hữu vi vô lậu để làm thể. Tóm lại, nghiệp ba học hẹp, pháp ba học rộng, văn cũng rất dễ hiểu. Luận Chánh lý chép: Nghiệp Vô học lấy học pháp làm một quả tức là quả tăng thượng. Lẽ ra phải nói là hai quả, là có thêm đẳng lưu. Giải thích: Chánh lý có ý cho rằng độn vô học đạo và lợi học đạo ở vị lai là đồng loại nhân. Ở đây y theo sự không hiện khởi hoặc sau khi thời giải thoát đã lui sụt mà chuyển căn thành kiến chí, lấy quá khứ độn vô học đạo làm nhân đồng loại và hữu học kiến chí làm quả đẳng lưu. Ở đây y theo hiện khởi nên nói có thêm đẳng lưu, không đồng với Câu-xá. Mỗi luận đều có ý riêng nên rất khó giải thích chung. Lại giải thích: Câu-xá y theo đồng tánh đối nhau và tiệm thứ sinh nhau nên cho răng Hữu học làm nhân cho Vô học, nhưng Vô học lại không làm nhân cho hữu học trong lúc luận Chánh lý lại y theo dị tánh đối nhau nên nói Vô học cũng làm nhân cho hữu học.

Mỗi luận đều nói theo một nghĩa nên không trái nhau.

45. Đối chiếu ba đoạn với quả:

“Đã nói Hữu Học v.v…” cho đến “lược pháp cho nên như thế” là thứ sau, đối chiếu ba đoạn với quả. Lấy ba đoạn nghiệp đối chiếu ba đoạn pháp để thấy các quả khác nhau. Nếu là do thấy đạo mà dứt nghiệp thì lấy một phần nhỏ của hành uẩn thuộc Bốn đế sở đoạn làm thể; nếu là tu sở đoạn nghiệp thì lấy môt phần nhỏ của hai uẩn sắc hành thuộc tu sở đoạn làm thể; nếu là nghiệp phi đoạn thì lấy một phần nhỏ của hai uẩn sắc hành thuộc hữu vi vô lậu làm thể. Nếu là pháp do thấy đạo mà dứt thì dùng các uẩn thọ, tưởng, hành và thức thuôc Bốn đế sở đoạn làm thể; nếu là tu pháp sở đoạn thì dùng năm uẩn thuộc tu sở đoạn làm thể; nếu là phi pháp sở đoạn thì lấy tất cả pháp vô lậu làm thể. Tóm lại, ba đoạn nghiệp hẹp, ba đoạn pháp rộng. Nếu đã biết được rộng hẹp thì suy nghĩ thêm sẽ hiểu. Câu tụng thứ sau nói “đều như thứ lớp” tức là tùy theo sự thích ứng mà có ở khắp các môn. Nên biết rằng sau bài tụng lẽ ra cũng có nói “đều như thứ lớp nên biết, pháp lược nên như thế.

46. Giải thích nghiệp theo luận này:

“Do nói các nghiệp” cho đến đều trái nhau thứ ba: là thứ hai của toàn văn giải thích nghiệp theo luận nầy. Đặt câu hỏi và tụng đáp.

“Luận chép” cho đến “hai thuyết sai khác.” Về ba pháp như “ưng tác”, mỗi pháp đều có hai giải thích. Giải thích đầu cho rằng ba nghiệp nhiễm ô gọi là bất ưng tác; ba nghiệp thiện gọi là ưng tác. Các nghiệp vô phú vô ký gọi là thứ ba. Giải thích sau cho rằng ba nghiệp nhiễm ô, hai nghiệp thân ngữ trái với khuôn phép không hợp lễ nghi thuộc vô phú, và hai nghiệp thân ngữ, đồng thời hai nghiệp tư nầy năng đẳng khởi đều gọi là bất ưng tác; tức chỉ cho các pháp hoàn toàn nhiễm ô và chỉ có một phần vô phú. Ba nghiệp thiện, hai nghiệp thân ngữ thuộc vô phú lại hợp với lễ nghi thế tục mà không trái với khuôn phép, và hai nghiệp tư năng đẳng khởi đều gọi là ưng tác; tức chỉ cho các pháp hoàn toàn thiện và chỉ có một phần vô phú. Đối với vô phú, trừ ba thứ nghiệp thuộc ưng tác và bất ưng tác thì các nghiệp thuộc loại ba nghiệp còn lại đều gọi là thứ ba. Trong hai giải thích trên, giải thích trước đã y theo thắng nghĩa và giải thích sau y theo thế tục cho nên luận Chánh lý chép: Nếu nói theo thế tục thì giải thích sau cũng đúng, nếu theo thắng nghĩa thì giải thích trước hợp lý hơn. [Trên đây là văn luận.] Đã biết được rộng hẹp văn giải thích rất dễ hiểu.

47. Nói dẫn nhân và mãn nhân:

“Vì do một nghiệp” cho đến “bi nhiều nghiệp dẫn”: dưới đây là thứ ba là nói dẫn nhân và mãn nhân, có hai: Nghiệp chiêu cảm nhiều hoặc ít và Thể của dẫn nhân và mãn nhân. Đây là phần đầu nói về sự chiêu cảm nhiều hoặc ít của nghiệp; nêu chung hai câu hỏi.

“Tụng chép” cho đến “nhiều nghiệp năng viên mãn.” Nếu nói một nghiệp dẫn một đời thì không có công năng dẫn nhiều đời; đây là đáp câu hỏi đầu. Nếu nói một đời do một nghiệp dẫn không phải do nhiều nghiệp là để trả lời cho câu hỏi sau. Câu tụng cuối là giải thích trở ngại.

“Luận chép” cho đến mới gọi là Sinh. Theo Hữu bộ, mà tôi y cứ thì nên nói rằng chỉ do một nghiệp dẫn dắt là nói không do nhiều nghiệp và chỉ dẫn đến một đời là nói chẳng dẫn đến nhiều đời. Nếu một đời mà do nhiều nghiệp dẫn thì lẽ ra phải có nhiều lần tử sinh vì nghiệp quả khác nhau và nếu một nghiệp mà dẫn đến nhiều đời thì nghiệp vốn có thời phân chắc chắn sẽ trở thành lộn xộn.

48. Hỏi đáp:

Nếu thế vì sao, cho đến được nhiều vui sướng là hỏi: Nếu nói một nghiệp chỉ dẫn đến một đời mà chẳng phải nhiều đời, vì sao Vô diệt lại nói rằng xưa kia có bậc Độc giác chỉ một lần bố thí thức ăn làm nhân mà chiêu cảm quả dị thục bảy lần sinh ở cõi trời, cõi người, hoặc do một lần bố thí thức ăn làm nhân dị thục mà chiêu cảm được bảy lần sinh ở cõi trời, cõi người. Vì thế mới có thuyết một nghiệp dẫn dắt nhiều đời. Vô diệt, tiếng Phạm ngữ gọi là A-nê-luật-đà; xưa dịch nhầm là A-na-luật hoặc A-ni-lâu-đậu.

1. Đáp một:

“Kia do một nghiệp” cho đến được giàu có, an vui lớn: là giải thích cả hai trường hợp. Đây là giải thích đầu: Vì một nghiệp nên chỉ chiêu cảm một đời; sáu nhân kia xoay vần tạo riêng. Vì muốn nói do năng lực lúc đầu nên nói là “một lần bố thí”; ví dụ so sánh rất dễ hiểu. Túc sinh trí hoặc do nghiệp chiêu cảm hoặc chẳng phải do nghiệp chiêu cảm. Ở đây chỉ nói do nghiệp chiêu cảm.

2. Đáp sau:

Lại có người nói, cho đến “từng phần khác nhau” là giải thích sau: Do một lần bố thí mà khởi nhiều thứ tư, chiêu cảm trời, người khác nhau, sát-na khác nhau, thuần thục có trước sau cho nên nói theo sở y của thí thực để nói là “một”. Nếu y theo tư thuộc năng thí thực thì thật ra có nhiều, chẳng phải một nghiệp có công năng dẫn đến nhiều đời bởi vì nếu nhiều đời thì sẽ thành lộn xộn. Cũng không có trường hợp một đời lại do nhiều nghiệp dẫn, chớ nên cho rằng chúng đồng phần có nghiệp quả khác nhau, nên có thể chia thành nhiều lần tử và nhiều lần sinh khác nhau.

“Tuy chỉ có một nghiệp” cho đến “thường thiếu sót giả”: là giải thích câu tụng thứ hai: Dẫn nghiệp tuy chỉ có một nhưng mãn nghiệp lại nhiều. Một là sắc dụ cho dẫn nghiệp, và nhiều sắc là dụ cho mãn nghiệp vì thế ở phần dưới có nói rõ về nhiều mãn nghiệp.

Luận Chánh lý 3 lại chép: Hỏi Ở đây dụ về một sắc, là chỉ cho một loại nghiệp hay một sát-na. Nếu chỉ cho một loại nghiệp thì trái với tông này vì không thuyết một nghiệp dẫn dắt một đời; đã có thể y theo loại thì tất nhiên loại phải nhiều và nhiều nghiệp dẫn dắt một đời thì không đúng lý. Nếu nói một sắc là ví cho một sát-na thì không thể trong một sát-na mà có đủ các hình trạng, tức thí dụ được nêu ra không có ý nghĩa đối với luận chứng. Nay thấy ở đây tỷ dụ cho một loại nghiệp thì tại sao dẫn nghiệp y theo loại lại có thể lập thành. Vì dẫn đến một đường thì nghiệp có nhiều. Trình bày trên đây có ý cho rằng trong một loại nghiệp chỉ có một sát-na dẫn chúng đồng phần; đồng loại, dị loại phải cần đến nhiều sát-na nghiệp mới có thể làm cho viên mãn nên nói là nhiều. Cho nên giống như một sắc trước hết là vẽ thành hình dáng, sau đó mới lấp vào các sắc. Ở đây nói là đúng lý.

49. Hai nhân dẫn nghiệp và mãn nghiệp:

“Chẳng phải chỉ có nghiệp lực” cho đến “thế lực yếu kém”: Hai nhân dẫn và mãn chẳng những là nghiệp mà cũng có cả các pháp khác, hơn kém khác nhau. Lời văn rất dễ hiểu.

50. Thể của dẫn nghiệp và mãn nghiệp:

“Hai thứ như thế tự thể thế nào?” Dưới đây là thứ hai, nói về thể của hai nhân dẫn và mãn; đây là hỏi.

“Tụng chép” cho đến “đều có cả dẫn mãn” là đáp: Hai định vô tâm vì thuộc thiện nên, tuy có dị thục nhưng không có thế lực dẫn dắt chúng đồng phần; cũng chẳng phải là nhân câu hữu của các nghiệp cho nên đắc cũng không có năng lực dẫn chúng đồng phần vì không phải là đồng nhất quả với nghiệp. Tất cả các pháp hữu lậu thiện và bất thiện khác vì làm nhân câu hữu cho nghiệp và lại có thế lực nên đều có thể làm dẫn nghiệp và mãn nghiệp. Luận Bà-sa quyển 1 lại nói chúng đồng phần là dẫn quả và các pháp còn lại là mãn quả. Luận Chánh lý lại nói Tư chiêu cảm dẫn và mãn trong lúc các pháp còn lại chỉ chiêu cảm mãn quả.

Hỏi: Hai định và đắc nếu đã không chiêu cảm dẫn quả thì làm sao có thể chiêu cảm mãn quả?

Đáp: Như luận Bà-sa quyển 1 có nhận xét, cho rằng vô tưởng dị thục chỉ là quả của định vô tưởng; dị thục thuộc mạng căn, chúng đồng phần, và năm sắc căn chỉ là quả nghiệp hữu tâm thuôc tĩnh lự thứ tư; dị thục của các uẩn khác chỉ là công quả.

Hỏi: định Diệt tận thọ loại dị thục quả nào?

Đáp: Thọ các quả dị thục thuộc sắc, pháp tâm, tâm sở, pháp tâm bất tương ưng hành. Ở đây, sắc là chỉ cho sắc, hương, vị và xúc mà không phải là năm sắc căn vì đã là nghiệp quả. Pháp tâm, tâm sở là chỉ cho khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ và các pháp tương ưng. Tâm bất tương ưng hành là chỉ cho các thứ: đắc, sinh lão trụ vô thường.

Lại chép: “Hỏi: Khi tạo nghiệp thì trước tạo nghiệp dẫn chúng đồng phần hay nghiệp mãn chúng đồng phần?

Đáp: Không chắc chắn. Có khi tạo dẫn nghiệp trước rồi sau mới tạo mãn nghiệp. Có khi tạo mãn nghiệp trước, sau mới tạo dẫn nghiệp.

Tức tùy theo ý thích của người tạo nghiệp.

51. Nói về ba trọng chướng:

“Bạc-già-phạm nói” cho đến “tự thể ấy thế nào” dưới đây là thứ tư của toàn văn nói về ba trọng chướng:

  1. Nói chung ba chướng.
  2. Nói riêng nghiệp chướng.

Trong phần nói chung về ba chướng lại chia làm hai là nêu ra thể của ba chướng và y theo xứ và đường để nói. Đây là thứ nhất: nêu ra thể của ba chướng; nói theo kinh để đặt câu hỏi. Phẩm nầy nói rộng về các nghiệp, nhưng vì ý nghĩa của nghiệp trong ba chướng lại liên quan nhau, cho nên mới nhân tiện nói thêm về ba chướng.

“Tụng chép” cho đến “Châu phía Bắc trời vô tưởng” là tụng đáp.

“Luận chép” cho đến “gọi là nghiệp chướng” là nêu ra thể của nghiệp chướng; văn rất dễ hiểu.

52. Nêu thể của chướng phiền não:

“Phiền não có hai” cho đến “gọi là chướng phiền não”: là nêu ra thể của chướng phiền não. Nói chung, phiền não có hai thứ là số hành, tức hằng khởi phiền não; và mãnh lợi, tức phiền não phẩm thượng. Hai thứ này được so sánh qua bốn câu:

1/ Số hành chẳng lanh lợi, tức các phiền não thuộc phẩm hạ thường hiện hành.

2/ Lanh lợi chẳng phải số hành, tức các phiền não thuộc phẩm thượng không thường hiện hành.

3/ Vừa số hành vừa lanh, tức các phiền não thuộc phẩm thượng thường hiện hành.

4/ Chẳng phải số hành chẳng phải lanh lợi, tức các phiền não thuộc phẩm hạ không thường hiện hành.

Phải biết rằng trong đây câu thứ nhất và thứ ba chỉ có số hành nên gọi là chướng phiền não; như phiến-đê, v.v… phiền não thường hiện hành rất khó hàng phục dứt trừ nên nói là chướng. Phiền não phẩm thượng tuy thuộc lanh lợi nhưng không thường hiên khởi, và có thể hàng phục dứt trừ nên không gọi là Chướng. Ở phẩm hạ các phiền não thường hiện hành tuy không phải lanh lợi nhưng khó hàng phục dứt trừ. Tức từ hạ sinh trung, từ trung sinh thượng, không còn sinh khởi bảy gia hạnh phục đạo và khổ nhẫn v.v… trừ đạo, vì thế trong số các phiền não tùy theo tánh chất thuộc thượng hạ mà chỉ có loại thường hiện hành mới được gọi là thể của chướng phiền não. Nếu phân tích chung thì chỉ có hai thứ nên nói thượng hạ mà không có trung; hoặc nói thượng hạ thì đã ngầm hiểu có trung. Cũng phải biết rằng chỉ nói theo các phiền não hiện hành để nói đó là thể của chướng chứ không nói theo thành tựu cho nên luận Bà-sa quyển chép “Hỏi: Làm sao kiến lập chướng phiền não này? Y theo thành tựu hay hiện hành? Đáp: Y theo hiện hành chứ không phải thành tựu. Nếu y theo thành tựu thì tất cả hữu tình không khác nhau vì đều thành tựu đầy đủ các phiền não.”

53. Nêu thể của chướng dị thục:

“Toàn ba đường ác” cho đến “gọi là chướng dị thục”: là nêu ra thể của chướng dị thục. Tức lấy toàn bộ ba đường ác, Châu phía Bắc của cõi người và trời vô tưởng của cõi trời làm chướng dị thục.

Ở đây chướng pháp gì là hỏi.

“Đó là chướng Thánh đạo” cho đến “gia hạnh gốc lành” là đáp: Chướng ngại Thánh đạo và Thánh đạo gia hạnh gốc lành; hoặc cũng thường chướng ngại dị sinh lìa nhiễm. Vì thế luận Chánh lý 3 chép: Năng chướng Thánh đạo và đạo tư lương cùng lìa nhiễm. (Trên đây là văn luận). Y theo lý trên, trong dị thục chướng không nói về Đại phạm vì đạo hữu lậu có công năng lìa nhiễm.

54. Nói về sự phế bỏ và thành lập các chướng:

“Lại trong nghiệp chướng” cho đến cho nên ở đây không nói: Trước là nói về sự phế bỏ và thành lập các chướng. Đối với nghiệp chướng lẽ ra cũng phải nói về các nghiệp quyết định, tức tất cả các nghiệp quyết định chiêu cảm đường ác. Vì bậc Thánh không đọa vào ba đường ác cho nên cũng không thọ noãn sinh, thấp sinh. Tuy cũng có khi noãn sinh và thấp sinh được nhập Thánh đạo như Thế-la, v.v… nhưng không có đắc Thánh mà còn thọ hai thứ sinh nầy. Khi đắc quả Thánh rồi không thọ thân nữ. Tuy có người nữ năng nhập Thánh đạo nhưng sau khi đã nhập Thánh rồi thì không làm thân người nữ nữa. Sau khi đã đắc quả Thánh ở cõi Dục quyết định không thọ hữu thân, thứ tám, sắc, Vô Sắc nhất xứ, hai sinh v.v… Những trường hợp chưa nói đều bao gồm trong chữ “Đẳng”. Các nghiệp quyết định như trên cũng có công năng chướng ngại khiến cho không nhập được Thánh đạo, cho nên cũng thuộc về nghiệp chướng. Tuy nhiên, nếu là nghiệp do năm nhân duyên dễ thấy dễ biết thì ở đây cũng có nói, tức chỉ cho năm xứ v.v… Trong các nghiệp chỉ có nghiệp vô gián là có đủ năm loại này và vì dễ thấy biết nên được nói riêng; các nghiệp khác không phải như vậy nên không nói. Về năm thứ như xứ, v.v… Chánh lý quyển 3 có giải thích: Tỳ-bà-sa cho rằng năm nhân duyên này dễ thấy dễ biết nên gọi là nghiệp chướng, tức xứ, thú, sinh, quả và bổ-đặc-già-la. Xứ là chỉ cho nơi mà năm loại này chắc chắn sinh khởi, như người mẹ v.v… Thú nghĩa là năm loại này chắc chắn lấy địa ngục làm nơi đến. Sinh có nghĩa là năm loại này chắc chắn thuộc Vô gián sinh cảm quả dị thục. Quả nghĩa là năm loại này chắc chắn chiêu cảm quả phi ái. Bổ-đặc-già-la là lậu hoặc sâu nặng mà năm tội nghịch này nương vào đó để vận hành; bổ-đặc-già-la hợp với loại người này để thường làm hại mẹ v.v… Các nghiệp khác không giống như vậy nên không lập thành chướng. Luận Bà-sa quyển 11 đối với năm loại này không nói xứ mà lại thêm vào tự tánh, nghĩa là chủng tánh của năm loại nầy quyết định các nghiệp ác cực trọng; bốn trường hợp còn lại đều giống như luận nầy.

55. Chướng phiền não và chướng dị thục khác:

“Dư chướng phế lập nên biết như thế.” Các chướng phiền não và chướng dị thục khác tùy theo ý nghĩa của chúng mà phế bỏ hoặc thành lập. Lại nói theo một ý nghĩa khác để lập thành chướng phiền não, tức chỉ cho số hành phiền não. Các phiền não không thuộc số hành thì không được lập làm chướng. Lại y theo một ý nghĩa khác để lập thành chướng dị thục, tức sinh ở xứ này chắc chắn không chứng quả Thánh; các xứ khác không chắc chắn nên không lập làm chướng. Luận Bà-sa quyển 11 chép “Hỏi: Các châu khác cũng có dị thục làm chướng, như phiến-đệ, bán-trạch-ca, vô hình, hai hình, v.v… vì sao không nói ở đây? Đáp: Lẽ ra cũng được nói ở đây nhưng không nói thì biết rằng thuộc về các trường hợp còn lại. Cho nên ở trước có nói rằng trong ba chướng này đều có các thuyết khác. Lại có thuyết cho rằng ở đây chỉ nói các nghiệp quyết định là chướng, trong lúc các trường hợp vừa được nêu ra ở trên không có tánh cách quyết định, do quả dị thục của chúng hữu tình mà có khi chướng có khi không phải là chướng vì thế không nói. Giải thích rằng: Hoàng môn như thế thoát khỏi các kiếp trâu, các việc của Hoàng môn v.v… hiện được nam căn, cũng có khả năng nhập Thánh, nên nói là bất định. Lại giải thích: Về các thuyết phá lập hai chướng khác thì đối với năm nhân duyên đều giống như đã được trình bày ở trên; đối với năm loại thì chỉ lấy hai thứ để lập thành chướng phiền não, tức xứ và bổ-đặc-già-la. Xứ là chỉ cho chỗ sinh khởi số hành phiền não; bổđặc-già-la là khởi các phiền não này. Các lậu hoặc khác không giống như vậy nên không lập chướng. Đối với năm loại cũng chỉ dùng hai thứ để lập thành chướng dị thục, tức xứ và bổ đặc già la. Xứ tức là chỗ thọ chướng dị thục; bổ-đặc-già-la là kẻ chịu loại chướng dị thục này.

56. Ba chướng nặng nhẹ:

“Trong ba chướng nầy” cho đến “cũng không thể trị”: dưới đây là nói về sự nặng nhẹ của ba chướng. Có hai sự giải thích và đây là giải thích thứ nhất: Trong ba chướng thì chướng phiền não và nghiệp chướng đều thuộc loại nặng, vì người có các chướng nầy sinh vào đời thứ hai cũng không có công năng đối trị; nếu là người gây ra tội Vô gián thì chắc chắn đọa địa ngục; người khởi hoặc chướng thì đọa đường ác nên không được nhập Thánh, cho nên nói rằng trong đời thứ hai cũng không thể đối trị, người gây ra tội vô gián chắc chắn đọa địa ngục, người khởi hoặc chướng thì đọa vào đường ác nên không được chứng quả Thánh, cho nên nói trong đời thứ hai cũng không thể đối trị, phải đợi đến đời thứ ba mới có thể cứu chữa, nên nói là nặng. Nếu là chướng dị thục thì đời này thọ rồi, đến đời thứ hai sẽ có công năng nhập Thánh và có thể cứu chữa nên nói là nhẹ.

57. Nghiệp chướng nhẹ hơn chướng phiền não:

“Sư Tỳ-bà-sa” cho đến sau nhẹ hơn trước là sư thứ hai giải thích: Do phiền não ở trước có công năng dẫn nghiệp về sau cho nên nghiệp chướng ở sau nhẹ hơn chướng phiền não ở trước. Do nghiệp chướng ở trước dẫn quả dị thục về sau nên chướng dị thục về sau nhẹ hơn nghiệp chướng ở trước. Vì trước là gốc mà sau chỉ là ngọn, cho nên luận Bà-sa chép “Hỏi: Trong hai chướng này, chướng nào là nặng? (Đáp:) Có thuyết cho rằng chướng dị thục nặng vì lúc còn ở nhân thì có thể chuyển nhưng lúc đã đến quả thì không thể chuyển; lại có thuyết cho rằng nghiệp chướng là nặng vì nghiệp chướng có công năng dẫn đến chướng dị thục. Nên nói chướng phiền não nặng nhất vì phiền não dẫn dắt nghiệp chướng và nghiệp chướng lại dẫn dắt chướng dị thục. Tất cả đều lấy phiền não làm gốc cho nên chướng phiền não nặng hơn cả.

58. Giải thích hai chữ Vô gián:

“Vô gián nầy gọi là gì?” dưới đây là giải thích hai chữ Vô gián; đây là hỏi.

“Y theo quả dị thục” cho đến “nghĩa là không gián cách” là đáp, có hai ý, đây là ý thứ nhất, chắc chắn chịu quả này, không có các nghiệp nào khác sinh khởi làm gián cách nên gọi tên là Vô gián. Tức ở đây y theo pháp.

“Hoặc tạo nghiệp nầy” cho đến “nên gọi là sa môn” là thứ hai, nói y theo người: Người gây ra loại nghiệp nầy chắc chắn đọa vào địa ngục mà không bị bất cứ cái gì làm cho cách trở nên gọi là Vô gián. Hoặc người này có pháp Vô gián nên gọi là vô gián. Hoặc người này hợp với pháp vô gián nên gọi là Vô gián. Cũng giống như người hợp với pháp sa môn nên gọi là sa-môn.

“Ba chướng nên biết” cho đến các chướng khác có ở năm đường là phần hai, nói theo xứ.

“Luận chép” cho đến lý do vô nghịch: là giải thích hai câu tụng đầu: Trong ba chướng thì nghiệp vô gián chỉ có ba châu thuộc về người mà không có châu Câu-lư ở phía Bắc. Không có bốn đường khác và không có hai cõi kia. Trong ba châu thuộc người thì chỉ có nữ và nam là gây ra nghiệp vô gián mà không phải phiến-đệ v.v… Chữ “Đẳng” ở đây gồm bán-trạch-ca, vô hình và hai hình.

Vì thế luận Bà-sa quyển 11 chép “Hỏi: Nếu phiến-đệ, bántrạch-ca, vô hình, hai hình giết hại cha, mẹ có đắc tội vô gián hay không?

Đáp: Không đắc v.v… Bởi vì ở văn trước đã nói phiến-đệ, v.v…

không có các nhân duyên dứt thiện, bất luật nghi tức ở đây không có các lý do thuộc về năm tội nghịch.

Lại cha mẹ kia, cho đến “xúc vô tội gián” là giải thích câu tụng thứ ba: Nếu là Hoàng môn thuộc loại tự nhiên tức cha mẹ của họ thiếu công ân đối với họ và thiếu duyên tăng thượng về thân đối với họ; lại do thiếu ái niệm đối với họ. Nếu là hoàng môn thuộc loại bị tổn hại thì thân bị khuyết tật và cha mẹ thiếu ái niệm đối với họ. Phiến-đệ, v.v… đối với cha mẹ có tâm hổ thẹn rất yếu kém. Vì không có loại hổ thẹn tăng thượng hiện tiền và có thể nói là làm tổn hoại để có thể phạm tội Vô gián.

Hỏi: Nếu là hoàng môn thuộc loại tự nhiên thì có thể ít tâm hổ thẹn, vì cha mẹ công ân thiếu mỏng khiến cho thân bị khuyết tật, nhưng trong trường hợp hoàng môn bị tổn hoại thì cha mẹ không phải là điều kiện khiến cho người này bị khuyết tật, thì tại sao lại có tâm hổ thẹn yếu kém đối với cha mẹ?

Giải thích: Vì cha mẹ đã có ít ái niệm đối với họ, cho nên họ đối với cha mẹ mới có tâm hổ thẹn yếu kém.

59. Giải thích theo loại:

“Do ở đây đã giải thích” cho đến “mà chẳng phải vô gián” là giải thích theo loại: Đối với quỉ và bàng sinh, cha mẹ của chúng ít có ân đức nên chúng đối với cha mẹ cũng chỉ có tâm hổ thẹn yếu kém. Tuy làm hại cha mẹ nhưng không phải tội Vô gián. Cõi trời và địa ngục chỉ có hóa sinh, không có cha mẹ nên không nói.

60. Nêu thuyết khác:

“Nhưng Đại đức nói” cho đến “như ngựa thông minh”: là nêu chủ trương khác. Luận Bà-sa quyển chép: Đại đức nói rằng các loài bàng sinh giết hại cha mẹ đối với tội vô gián có khi đắc có khi không đắc. Nếu là loài thông minh thì đắc tội; nếu không thông minh thì không đắc tội. Có nghe nói rằng có một loài ngựa rất thông minh, có người vì muốn lấy giống của nó nên bắt nó giao phối với ngựa mẹ, sau đó khi biết được, ngựa con bèn nhịn ăn mà chết.

61. Phân biệt sự khác nhau

“Nếu có người hại” cho đến “tâm cảnh yếu kém” là phân biệt sự khác nhau: Nếu có người giết hại cha mẹ của chúng sinh khác thì không thành tội nghịch vì tâm và cảnh đều yếu kém. Luận Chánh lý lại chép: Nếu có người giết hại cha mẹ của chúng sinh khác cũng không thành tội nghịch vì ít có ân đức và hổ thẹn. Nghĩa là chúng sinh này đối với con không có ân đức, như của con người và con cái cũng không có tàm quí như của con người. (Trên đây là luận văn). Từ đó mới giải thích rằng nếu có loài phi nhân giết hại cha mẹ của một con người thì cũng không thành tội nghịch vì tuy có nhân cảnh mạnh mẽ nhưng tâm lại yếu kém. Lại giải thích: Đối với họ cha mẹ ít có ân đức và đối với cha mẹ họ cũng có tâm hổ thẹn yếu kém.

“Đã nói nghiệp chướng” cho đến “chỉ có vô tưởng xứ” là giải thích câu tụng thứ tư: Đã nói nghiệp chướng chỉ có ở ba châu của con người, hai chướng còn lại có ở cả năm đường. Tuy nhiên chướng phiền não có ở khắp các xứ. Nếu là chướng dị thục thì hoàn toàn nằm ở ba đường ác, Châu phía Bắc của người và Vô tưởng của các vị trời. Lại, luận chánh lý chép: đã nói nghệip chướng chỉ có người ở ba châu, các đường còn lại nên biết năm đường đều có. Nhưng chướng phiền não ở khắp tất cả mọi nơi, nếu chướng dị thục hoàn toàn ở ba đường ác, người chỉ ở Châu phía Bắc, trời chỉ ở Vô Tưởng? Há chẳng phải thân phiếnđệ, v.v… ở ba châu chẳng phải là điều kiện thuận lợi để nhập Thánh đạo, nên thuộc về chướng dị thục hay sao?

Đáp: Không có việc đó. Vì khi hạng người này sinh thì do dẫn nghiệp khiên dẫn mà đồng phần nối tiếp có thể thành nam, v.v… để làm điều kiện thuận lợi cho việc nhập Thánh. Chỉ có ba đường ác, Châu phía Bắc và Vô Tưởng chắc chắn không có công năng chứng Thánh đạo nên chỉ lập chướng dị thục. Có thuyết cho rằng ở xứ của các loài này chỉ có dị sinh trong lúc các xứ khác đều có thể hợp với Thánh nên không nói thuộc chướng dị thục. [Trên đây là văn luận.] Phạm Vương tuy cũng không thể chứng Thánh nhưng vì không chướng ngại lìa nhiễm nên không thuộc về chướng dị thục.