CÂU XÁ LUẬN KÝ
Soạn Giả: Sa Môn Thích Phổ Quang
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 11

1. Nói về khí thế gian:

“Đã nói như thế” cho đến “nay sẽ nói”; dưới đây là thứ hai của toàn chương, nói về khí thế gian, trong đó có ba: Khí sở cư, lượng năng cư và giới hạn. Phần khí sở cư lại chia làm hai: 1/ Nói về tiểu khí. 2/ Nói chung về thế giới Đại thiên. Trong Phần nói riêng về tiểu khí gồm nói về: Ba luân, chín lớp núi, tám lớp biển, bốn châu, hắc sơn, địa ngục, nhật nguyệt, thiên khí. Dưới đây là, nói về ba luân. Kết thúc phần trước và nêu câu hỏi.

“Tụng chép” cho đến “chu vi so với đây lớn hơn gấp ba lần:” Câu tụng đầu là nói chung, các câu còn lại là nói riêng. Lạc-xoa Hán dịch là ức.

“Luận chép” cho đến “hình lượng khác nhau” là giải thích câu tụng đầu. Các luận sư Tỳ-bà-sa thừa nhận sự an lập Tam thiên Đại thiên thế giới.

a) Nói về phong luân:

“Nghĩa là các hữu tình” cho đến “phong luân vô tổn” là giải thích phong luân. Trải khắp Tam thiên nên gọi là vô số. Đại nặc kiện na là tên một vị thần ở cõi người, Hán dịch là Lộ hình. Du-thiện-na sẽ giải thích riêng ở dưới; xưa dịch nhầm là Do-tuần.

b) Nói về thủy luân:

“Lại các hữu tình” cho đến “du-thiện-na” đây là nói về thủy luân.

“Vị ngưng kết vị” là chỉ cho giai đoạn chưa thành vàng.

“Thế nào là thủy luân không tràn ra các bên” là hỏi.

“Có sư khác nói” cho đến “như Vỏ giữ hạt gạo” là đáp: Có luận sư cho rằng do nghiệp lực của hữu tình giữ gìn nên không bị phân tán, giống như đồ ăn uống lúc chưa tiêu hóa nằm trong sinh tạng rốt cùng vẫn không trôi chảy xuống thục tạng. Có luận sư thuộc các bộ phái khác lại cho rằng phong do nghiệp riêng chiêu cảm, giữ gìn nên không bị tán thất.

c) Nói về kim luân:

“Nghiệp lực Hữu tình” cho đến “ba ức hai muôn” là giải thích kim luân, đồng thời nói về kích cỡ của thủy luận ở giai đoạn ngưng đọng.

“Lượng bề dùng hai luân rộng” cho đến “du-thiện-na”: là nói đường kính, chu vi, kích cỡ của kim luân, thủy luân. Trong thế giới Đại thiên mỗi luân đều có muôn ức nên đường kính và chu vi giống nhau.

“Tụng chép” cho đến “đều rộng, bằng, và cao:” dưới đây thứ hai, nói về chín lớp núi, hai hàng rưỡi đầu nói về chín lớp núi, hai câu kế nói về thể của núi, hàng cuối cùng nói về kích cỡ. Tô-mê-lư, Hán dịch là diệu Cao, xưa dịch nhầm là Tu-di. Du-kiện-đạt-la, Hán dịch là Trì song. Trên đỉnh núi này có hai con đường như vết xe nên gọi là Trì Song. Y-sa-đa-la, Hán dịch là Trì Trục. Đỉnh núi này dựng đứng như trục bánh xe, được núi giữ gìn nên gọi là Trì Trục. Kiện-địa-lạc-ca là tên một loại cây ở Ấn-độ, ở vùng biên giới phía Nam xứ này cũng có loại cây này gọi là Chiêm mộc. Các loài cây quí trên núi này có hình dáng giống như cây Chiêm mộc, nên dựa vào đó mà đặt tên. Xưa dịch nhầm là Khư-đà-la mộc. Tô-đạt-lị-xá-na, Hán dịch là Thiện Kiến; có khả năng làm đẹp mắt người xem nên gọi là Thiện Kiến. Ách-thấpphược-yết-nỗ, Hán dịch là Mã nhĩ vì đỉnh núi có hình dáng như tai ngựa. Tỳ-na-đát-ca, Hán dịch là Tượng tỷ, là tên một vị thần ở Ấn-độ. Vì có hình dáng như mũi voi nên được gọi như vậy. Ni-dân-đạt-la là tên một loài cá có mõm nhọn, đỉnh núi này có hình dáng giống như mõm cá nên theo đó đặt tên.

“Luận chép” cho đến “giống như màu sắc phệ lưu ly.” Bốn mặt núi Diệu Cao phía Bắc là vàng, phía Đông là bạc, phía Nam là phệ-lưuly và phía Tây là phả-hằng-ca, văn còn lại rất dễ hiểu.

Các thứ như thế tử đâu sinh ra là hỏi.

“Cũng các hữu tình” cho đến “chuyển biến mà thành” là đáp: Thủy có công năng sinh vật báu gọi là chủng; trong nước xuất ra vật báu gọi là Tàng. Lúc nước sinh vật báu thì nhân diệt quả sinh, nên thể chẳng phải câu hữu; không như ngoại đạo Số luận thuyết pháp thể thường còn, chuyển biến thành các pháp như Đại, v.v…

2. Hỏi về số luận:

“Vì sao số luận chấp nghĩa chuyển biến” là hỏi về chấp của Số luận.

“Là chấp có pháp” cho đến “đâu có trái lý” là đáp, nêu ra chấp của Số luận, Số luận chấp tát-đỏa, thích-xà, đáp-ma. Hữu pháp Tự tánh thì thường tồn trong lúc hai mươi ba đế kia sinh, hai mươi ba đế kia diệt, lại giải thích: Các pháp Ngã chấp, v.v… sinh và các pháp như Đại, v.v… diệt. Chuyển biến trước sau như thế thì đâu có trái lý. Như biến vàng v.v… thành vòng xuyến v.v… thể của vàng không khác với thể của vòng xuyến. Tự tánh Sinh diệt gọi là hữu pháp, nghĩa là tự thể tánh có các pháp như Đại, v.v… nên gọi là hữu pháp. Như luận Nhân Minh chép: thanh là vô thường, vô thường là pháp, thanh là hữu pháp. Vì có pháp vô thường nên gọi là Hữu pháp.

“Nghĩa là không bao giờ dung chứa” cho đến “pháp diệt pháp sinh” là hỏi về Số luận: Như vậy không thể có trường hợp đối với hữu pháp thường trụ lại có các pháp riêng các đế như Đại, v.v… pháp diệt pháp sanh.

3. Số luận chống chế:

“Ai nói ngoài pháp” cho đến “gọi là hữu pháp” là Số luận chống chế: Ai nói rằng ngoài các pháp như Đại, v.v… có hữu pháp Tự tánh riêng. Các pháp như Đại, v.v… này “tức là” hữu pháp, cho nên Số luận mới lập thành ý nghĩa “tức là”. Chỗ này lẽ ra nên nói là “Ai nói ngoài hữu pháp có riêng pháp kia” nhưng lại nói “ai nói ngoài pháp có hữu pháp riêng” vì có ý nghĩa tương tợ. Tức các pháp như Đại, v.v… lúc chuyển biến thì các tướng trạng khác nhau của Đại, v.v… đều nương tự tánh nên mới gọi là hữu pháp. Nếu nói theo thể thì ngoài pháp không thể có hữu pháp riêng, nhưng nếu y theo sự tương tợ thì có thể nói rằng Tự tánh gọi là hữu pháp. Theo tông này, trong hai mươi lăm đế thì Ngã và Tự tánh là thường, thể của hai mươi ba đế như đại, v.v… cũng thường, tức là Tự tánh. Tướng thì vô thường, trước sinh sau diệt vì là bất định.

“Điều nầy cũng phi lý” là luận chủ bác bỏ.

“Phi lý là gì?” là Số luận gạn hỏi.

“Tức là vật” nầy cho đến “chưa từng được nghe” là Luận chủ đáp: Tự tánh chính là các vật như Đại, v.v… nầy nhưng không vô thường như Đại v.v… Nếu lập luận như thế thì từ trước đến nay chưa từng nghe ai nói. Lại giải thích: Đại, v.v… tức là vật của tự tánh nầy nhưng lại không phải thường như tự tánh, nếu nói như vậy thì trước đây chưa hề nghe bao giờ.

“Như thị biến sinh” cho đến “trong biển ngoài biển.” Lại do gió nghiệp nên phân biệt báu và nước để lập thành núi thành châu, biển thuộc biển trong biển ngoài. 4. Nói về chín lớp núi:

“Chín lớp núi như thế” cho đến “đồng với lượng xuất thủy” nói về chiều cao và chiều rộng của chín lớp núi. Phần ở dưới nước thì ngang nhau, phần trên mặt nước thì y theo thứ lớp thấp dần một nửa. Chiều rộng và chiều cao ở trên mặt nước giống nhau. Suy nghĩ sẽ biết.

4. Nói về tám lớp biển:

“Tụng chép” cho đến “hai mươi hai ngàn” là thứ ba, nói về tám lớp biển. Biển thứ nhất rộng tám muôn (tám mươi000). Về chiều dài thì có thể y theo chu vi thuộc nội biên của núi Trì Song; ở bốn mặt thì đồng với ngoại biên của núi Diệu Cao là tám muôn. Mỗi biển đều có số lượng nhiều gấp ba lần nên ba nhân tám là hai mươi bốn. Vì thế thành hai ức bốn muôn (2bốn mươi000) du-thiện-na. Văn còn lại rất dễ hiểu. Theo kinh Xưng Tán Tịnh Độ thì tám loại công đức của nước là lóng lặng, thanh tịnh, ngon ngọt mềm mại thấm nhuần, an hòa, uống vào sẽ trừ được vô số hoạn nạn như đói khát, v.v… chắc chắn nuôi lớn các căn và bốn đại đồng thời tăng ích đủ loại gốc lành thù thắng.

5. Nói về bốn châu:

“Tụng chép” cho đến “La sát bà cư” là thứ tư, nói về bốn châu, gồm hai phần: nói về bốn châu, nói về tám trung châu. Xe ở Ấn-độ phía trước hẹp phía sau rộng nên lấy làm thí dụ. Thân sở y sau cùng của Bồtát và tòa ngồi Kim cương đều có công năng giữ gìn định này vì thân vô dư y và xứ có đủ năng lực vững chắc. Định này có năng lực rất lớn cho nên các thân sở y và các xứ thuộc hữu dư không thể nào giữ gìn. Tám trung châu là

  1. Già-mạt-la, Hán dịch là Miêu ngưu.
  2. Phiệt-la-già-mạt-la, được dịch là Thắng miêu ngưu.
  3. Đề ha, dịch là Thân.
  4. Tỳ đề ha, Hán dịch là Thắng thân.
  5. Xá-đệ Hán dịch là Siểm.
  6. Ôn-đát-la mạn-đát-lý-nỗ, Hán dịch là Thượng nghị.
  7. Cự lạp bà dịch là Thắng biên.
  8. Kiêu-lạp-bà, dịch là Hữu thắng biên.

Trong hai giải thích trên, giải thích đầu là nghĩa đúng. Vì thế luận Bà-sa quyển một trăm bảy mươi hai chép: Trong tám châu này người thường thấp nhỏ, giống như người lùn ở xứ này. Có thuyết cho rằng bảy châu là nơi sinh sống của loài người; châu Già-mạt-la chỉ có loài La sát bà cư ngụ. Có thuyết cho rằng tám châu này là tên khác của bốn đại châu, vì mỗi châu đều có hai tên khác nhau. Nếu nói như vậy thì giống với thuyết đầu.

6. Nói về núi đen:

“Tụng chép” cho đến “để đặt tên châu” là thứ năm, nói về Hắc sơn v.v… Núi Hương Túy: ở núi này có các mùi hương khi ngửi vào thì bị say, nên gọi là Hương Túy. (1) Sông Khắc già xuất phát từ phía Đông, chảy quanh một vòng rồi đổ ra biển Đông hải; (2) Sông Tín-đô xuất phát từ phía Nam, chảy quanh một vòng rồi đổ ra biển Nam; (3) Sông Đồ-đa xuất phát từ phía Bắc, chảy quanh một vòng rồi đổ ra biển Bắc; sông này chính là Sông Minh Tân ở xứ này; (4) Sông Phược-sô xuất phát từ phía Tây, chảy quanh một vòng rồi đổ ra biển Tây.

7. Nói về địa ngục:

“Lại ở xứ nào” cho đến “tám địa ngục lạnh:” dưới đây là thứ sáu, nói về địa ngục. Nếu nói Nại-lạc-ca tức chỉ cho chỗ chịu tội; nếu nói Na-lạc-ca là chỉ cho người chịu tội.

“Luận chép” cho đến “ở bên vô gián.” A là vô; tỳ là gián. Luận này có hai giải thích. Luận Chánh Lý có một thuyết cho rằng vì không có chỗ hở nên gọi là Vô Gián. Tuy hữu tình ít nhưng thân hình lại lớn. Luận Bà-sa quyển một trăm mười lăm chép: (Đáp) y theo quả dị thục nên gọi là Vô gián. Vì chúng sinh gây ra nghiệp ác lớn lao, đọa vào địa ngục nầy đều có thân hình cao lớn. Mỗi thân hình đều rất to lớn, nằm khắp các nơi trong địa ngục, không còn khe hở nên gọi là Vô Gián. Giải thích: Ở khắp các nơi trong địa ngục không có nghĩa là mỗi thân hình đều ở khắp địa ngục mà tùy số lượng sinh vào đó nhiều hay ít đều đầy khắp các chỗ. Luận Bà-sa quyển một trăm bảy mươi hai chép: Có thuyết cho rằng cũng có sự ngăn cách nhưng giả nói là Vô gián. Có thuyết lại cho rằng ở đó thường chịu khổ, không có hỷ lạc làm ngăn cách, nên gọi là Vô gián. Có thuyết lại cho rằng rất nhiều hữu tình gây ra nghiệp ác nối tiếp nhau đọa vào đó, đầy khắp các chỗ nên gọi là Vô gián.

Lời bình: Không nên nói như vậy vì đọavào các địa ngục khác thì nhiều nhưng đọa vào ngục vô gián thì ít, vì phải gây ra nghiệp ác thân ngữ ý thêm lớn thuộc thượng phẩm mới đọa vào đó. Chúng sinh gây ra nghiệp ác thêm lớn thuộc thượng phẩm và đọa vào Vô gián thì ít mà gây ra nghiệp ác thêm lớn thuộc hạ và trung phẩm để đọa vào các địa ngục khác thì lại nhiều. Cũng như làm được nghiệp thiện thêm lớn thuộc thượng phẩm để sinh lên tầng trời Hữu Đảnh thì ít mà gây ra nghiệp thiện thêm lớn thuộc trung và hạ phẩm để sinh vào các nới khác thì nhiều. Nên nói thế này: Do gây ra nghiệp bất thiện thêm lớn thuộc thượng phẩm nên khi đọa vào đó thì có thân hình cao lớn. Mỗi hữu tình nương vào nhiều chỗ không có một khe hở ngăn cách, nên gọi là Vô gián.

Hỏi: Địa ngục ở đâu?

Đáp: Phần nhiều đều ở phía dưới châu Thiệm-bộ.

Hỏi: Làm thế nào để an lập?

Đáp: Có thuyết cho rằng bên dưới châu này khoảng bốn mươi ngàn du-thiện-na là đến đáy địa ngục Vô Gián. Địa ngục Vô gián cao rộng đến hai muôn du-thiện-na. Phía trên đó khoảng mươi ngàn chín ngàn du-thiện-na là bảy địa ngục khác. Mỗi địa ngục đều cao rộng mỗi bề mươi ngàn du-thiện-na. Có thuyết cho rằng bên dưới châu này khoảng bốn muôn du-thiện-na là đến địa ngục Vô Gián. Địa ngục này rộng mỗi bề khoảng hai mươi ngàn du-thiện-na. Phía trên khoảng ba mươi lăm ngàn du-thiện-na là bày địa ngục khác. Mỗi địa nguc này rộng mỗi bề khoảng năm ngàn du-thiện-na. Có thuyết cho rằng địa ngục Vô Gián nằm ở giữa, bảy địa ngục khác nằm ở chung quanh, giống như thôn ấp nằm quanh đại thành ngày nay. (Trên đây là văn luận.) Giải thích tên bảy địa ngục còn lại như trước đã nói.

9. Giải thích mười sáu Tăng:

“Tám nại-lạc-ca” cho đến “nên nói là tăng” là giải thích mười sáu tăng. Bốn mặt đều có cửa; mỗi cửa đều bốn lớp ngăn với bên ngoài. Nói “Tăng” có ba nghĩa:

1. Bị hình phạt làm khổ càng tăng thêm nên gọi là Tăng.

2. Khi bị hại lại gặp hại nữa nên gọi là Tăng.

3. Có thuyết giải thích rằng chúng sinh từ địa ngục này ra lại thường gặp khổ này nên gọi là Tăng. Tức y theo khi đã ra khỏi địa ngục thường hay chịu khổ để nói là Tăng, vì thế nên khác so với giải thích thứ hai. Luận Chánh Lý cũng có giải thích rằng ở địa ngục này phải chịu đủ các thứ khổ, khổ đủ các loại nên gọi là Tăng. Bạc-già, Hán dịch là Công đức, Phạm Hán dịch là cụ.

“Nay ở đây” cho đến “là hữu tình phải không?” là hỏi.

“Có chỗ nói phi tình” là đáp.

“Làm sao động tác” là gạn lại.

“Nghiệp lực của Hữu tình như thành kiếp gió” là giải thích.

“Nếu thế thì làm sao” cho đến “chết làm Diễm-ma tốt” là hỏi: Đã chết mà còn làm lính nên biết rằng chính là hữu tình.

“Sứ vua Diễm-ma” cho đến “chẳng phải thật hữu tình” là giải thích câu hỏi rất dễ hiểu.

10. Nêu thuyết khác:

“Có thuyết nói hữu tình” là nêu thuyết khác.

“Nếu thế thì nghiệp ác nầy chỗ nào chịu dị thục” là hỏi.

“Tức trong địa ngục” cho đến “ở đây đâu ngăn che lý” là đáp:

Quả nghiệp ác thuộc ngục tốt phải chịu ở địa ngục. Ở địa ngục còn có thể chịu đại quả do năm nghiệp vô gián chiêu cảm, huống chi loại nghiệp ác thuộc ngục tốt nầy vốn chỉ có tiểu quả mà lại không thể thọ.

“Nếu thế vì sao không bị lửa đốt” là hỏi.

“Ở đây chắc chắn là do nghiệp lực” cho đến “nên không bị đốt:” là hai giải thích rất dễ hiểu. Luận Chánh Lý quyển ba mươi mốt chép: Ở các địa ngục Vô gián, Đại nhiệt và Viêm nhiệt đều không có ngục tốt canh giữ. Đại khiếu, Hào khiếu và Chúng hợp có một ít ngục tốt. Khi được vua Diễm-ma sai sử thì thường đi lại tuần tra. Các địa ngục còn lại đều có ngục tốt canh giữ. Ngục tốt hữu tình, vô tình, dị loại canh giữ và trừng trị chúng sinh có tội.

11. Nói về tám địa ngục lạnh:

“Nại-lạc-ca nóng” cho đến “nại-lạc-ca lạnh”: dưới đây là nói tám địa ngục lạnh. Kết thúc phần trước để bắt đầu phần sau.

“Tám ngục ấy là gì” là hỏi.

“Một là Át-bộ-đà” cho đến “ở cạnh đại địa ngục” là đáp: Át-bộđà Hán dịch là bào (cái bọc) vì bị cóng lạnh nên thân sưng lên thành những cái bọc. Ni-thích-bộ-đà Hán dịch là bào liệt (cái bọc bị vỡ), vì cóng lạnh đến nỗi cái cái bọc phải vỡ. Ở ba địa ngục kế tiếp vì bị cóng lạnh bức thân nên miệng phát ra âm thanh kỳ la. Ôn-bát-la Hán dịch là Thanh liên hoa vì cóng lạnh bức thân đến độ nứt nẻ như hoa sen xanh. Bát đặc ma Hán dịch là Hồng liên hoa, vì bị cóng lạnh bức thân đến độ nứt nẻ như hoa sen đỏ. Ma-ha-bát-đặc-ma Hán dịch là Đại hồng liên hoa, vì bị cóng lạnh ép ngặt khiến thân thể bị nức nẻ như đóa sen đỏ lớn. Ở đây hữu tình bị cóng lạnh ép ngặt, hai địa ngục đầu và ba địa ngục sau tùy theo thân thể khi bị biến dạng mà có các tên gọi khác nhau. Lại giải thích: Hai địa ngục đầu dựa vào thân thể hữu tình để đặt tên; ba địa ngục ở giữa dựa vào âm thanh để đặt tên; ba địa ngục cuối cùng dựa vào sự biến đổi của sắc để đặt tên. Luận Chánh Lý chép: Ở đây hữu tình bị cóng lạnh ép ngặt nên dựa vào sự biến đổi của thân, âm thanh và mụt nhọt mà có các tên gọi khác nhau; tức hai địa ngục đầu, ba địa ngục giữa và ba địa ngục cuối dựa theo thứ lớp như trên. (Trên đây là văn luận. Tám địa ngục này đều nằm ở phía dưới châu Thiệm-bộ, vây quanh địa ngục lớn như đã nói ở trên. Luận Chánh Lý lại có một thuyết cho rằng loại địa ngục cóng lạnh nầy nằm ở phía ngoài các ngọn núi chung quanh bốn châu và rất tối tăm.

“Châu Thiệm-bộ nầy” cho đến “vô gián v.v… phải không?” Là hỏi: Các châu có kích cỡ rất hẹp trong lúc địa ngục lại rất rộng, làm sao 0 dưới đất ấy lại chứa được các địa ngục như Vô gián, v.v?

“Châu như đống lúa” cho đến “dần hẹp dần sâu” là đáp, rất dễ hiểu.

12. Mười sáu địa ngục lớn:

“Như trên đã nói” cho đến “chi phái bất định.” Mười sáu địa ngục lớn do nghiệp lực tăng thượng chiêu cảm; các địa ngục còn lại tùy theo nghiệp riêng của hữu tình chiêu cảm, hoặc do nhiều hữu tình, hoặc hai, hoặc chỉ có một. Nơi chốn lại bất định. Hoặc nằm gần sông hồ, v.v… hoặc ở trên hư không, hoặc ở dưới biển cả v.v… Địa ngục được bố trí như vậy cho nên ngay ở phía dưới nơi này về sau lại phận chia chi phái trôi lăn bất định.

13. Nói về bàng sinh, ngạ quỷ:

“Chỗ ở Bàng sinh” cho đến “nói rộng như kinh.” Nghĩa lại gồm nói về bàng sinh, ngạ quỷ. Luận Chánh Lý chép: Ngay bên dưới phía Nam của châu Thiệm-bộ, sâu trên năm trăm du-thiện-na có kinh đô của Vua Diễm-ma, chiều rộng mỗi bề cũng vậy. Đoạn văn này chứng minh tòa Kim cương nằm gần phía Bắc. Các địa ngục nằm phía dưới kinh đô của vua hơi gần biên giới phía Nam nhưng không ngại nhau.

Nơi ở của mặt trời, mặt trăng cho đến nên thấy mặt trăng khuyết: dưới đây là thứ bảy, nói về mặt trời, mặt trăng. Câu tụng đầu nói sự xa gần của mặt trời mặt trăng; câu thứ hai nói về thể và lượng; hai câu kế nói về bốn thời; hai hàng cuối nói về ngày đêm tăng giảm.

“Luận chép” cho đến “nương vào đâu mà trụ” là hỏi.

“Nương gió mà trụ” cho đến “khiến không rơi đổ” là đáp.

“Chổ ở của kia cách đây” cho đến “lưng chừng núi Diệu cao” là giải thích câu tụng đầu.

“Đường kính mặt trời, mặt trăng” cho đến “là ích hay tổn” là giải thích câu tụng thứ hai, đồng thời nói về kích cỡ các sao. Hai thể của mặt trời và mặt trăng tùy theo nghiệp tăng thượng của hữu tình mà sinh khởi, có công năng làm lợi ích hay tổn hoại đối với nhãn v.v… Như khi có ánh nắng thì thấy được các màu sắc, thân lạnh sẽ được ấm áp, trái chín, hoa nở, các thứ gieo trồng thu hoạch, v.v… đều được thành thục tức là làm lợi ích. Nếu gặp ánh nắng mà không thấy được màu sắc, con dơi, con rắn, v.v… bị nóng tổn thân, trái hư, hoa tàn, các thứ đã trồng và thu hoạch đều khô cằn tức là làm tổn hoại. Tổn hoại và lợi ích khác nhau cho nên nói, như sự thích ứng là ích lợi hay tổn hoại.

“Chỉ một mặt trời một mặt trăng” cho đến “các trường hợp khác nên biết”: Là giải thích câu thứ ba và thứ tư, suy nghĩ sẽ biết.

14. Nói về ngày đêm:

“Mặt trời vận hành ở châu nầy cho đến ban ngày thì dần tăng” Nói ngày đêm thêm bớt thì dựa theo cách phân chia mười hai tháng thành ba thời kỳ của Ấn-độ. Mùa nóng có bốn tháng, mùa mưa có bốn tháng, mùa lạnh có bốn tháng. Tùy theo từng địa phương mà chia thành ba thời kỳ khác nhau. Lại lấy ngày 1 làm ngày đầu tháng, ngày 1 làm ngày trăng tròn. Lại chia một tháng thành hai phần: 1 ngày đầu là nửa tháng tối, mười lăm ngày sau là nửa tháng sáng. Theo giải thích của pháp sư Thái thì từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 1 tháng là bốn tháng thuộc mùa nóng; từ ngày 1 tháng đến ngày 1 tháng 10 là bốn tháng thuộc mùa có mưa; từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 1 tháng 2 là bốn tháng thuộc mùa lạnh. Như vậy vào ngày thứ chín thuộc nửa sau tháng thứ hai của mùa mưa, ban ngày bắt đầu tăng dần tương đương với ngày mồng tháng 2 ở đây. Từ thu phân trở đi cho đến trước ngày xuân phân thì nói là đêm tăng; tuy từ đông chí ngày bắt đầu tăng dần nhưng ban đêm vẫn còn dài hơn ban ngày nên nói là đêm tăng. Từ xuân phân trở đi cho đến trước ngày thu phân thì nói là ngày tăng; tuy từ Hạ chí đêm bắt đầu tăng dần nhưng ban ngày vẫn còn dài hơn ban đêm nên nói là ngày tăng. Nếu giải thích như trên thì trái với luận này khi luận này cho rằng ở châu này mặt trời di chuyển hướng về phía Nam hướng về phía Bắc, và cứ theo thứ lớp đó mà đêm tăng rồi ngày tăng. Theo luận này, khi mặt trời di chuyển về hướng Nam thì đêm tăng, như vậy từ Đông chí trở đi mặt trời hướng về thì làm sao có thể nói là đêm tăng, cũng theo luận này khi mặt trời di chuyển về hướng bắc thì ngày tăng, như vậy từ Hạ chí trở đi mặt trời hướng về Nam thì làm sao có thể nói là ngày tăng. Nếu so với luận Bà-sa quyển 13 thì cũng trái khi luận này nói rằng đến ngày nửa tháng tối tháng Ma-già-đà, giải thích: tương đương với tháng 11 ở đây] thì đêm có mười tám, giải thích: mười tám mâuhô-tất-đa] và ngày có mười hai, giải thích: mười hai mâu-hô-tất-đa]; từ thời điểm này trở đi ban ngày tăng ban đêm giảm. Luận nầy lại nói về ngày nửa tháng tối tháng Thất-la-phiệt-nỗ Giải thích: tương đương với tháng năm ở xứ này] thì đêm có mười hai và ngày có mười tám; từ thời điểm này trở đi ban ngày giảm ban đêm tăng. Từ các trích dẫn trên đây có thể biết rằng sau lúc mà ban đêm đã trở nên dài nhất thì nói là ban ngày bắt đầu tăng, ban đêm bắt đầu giảm, sau lúc ban ngày đã trở nên dài nhất thì nói là ban đêm bắt đầu tăng và ngày bắt đầu giảm. Nếu từ Xuân phân trở đi nói là ngày tăng đêm giảm thì trái với phần trích dẫn ở trên. Pháp sư Chân Đế cũng có giải thích về ba thời gian như sau: Từ ngày 1 tháng Giêng đến ngày Rằm Tháng là bốn tháng thuộc thời kỳ nóng bức; từ ngày 1 tháng năm đến ngày rằm tháng chín là bốn tháng thuộc thời kỳ có mưa; từ ngày 1 tháng đến ngày rằm tháng Giêng là bốn tháng thuộc mùa lạnh. Vào ngày thứ chín thuộc nửa sau tháng thứ hai của thời kỳ có mưa thì đêm tăng dần; tương đương với ngày mồng chín tháng bảy ở Trung quốc. Vào ngày thứ chín thuộc nửa sau tháng thứ tư của mùa lạnh thì đêm giảm dần; tương đương với ngày mồng chín tháng giêng ở Trung quốc.

Vặn hỏi: Điều này thật phi lý. Nếu cho rằng từ ngày mồng chín tháng bảy ban đêm tăng dần thì y theo mùa nào? Nếu tính từ đêm ngắn nhất trở đi để nói là đêm tăng thì đã qua Hạ chí. Nếu tính từ lúc đêm ngày bằng nhau trở đi để nói về đêm tăng thì lại chưa tới thu phân. Nếu cho rằng từ mồng chín tháng Giêng trở đi ban đêm bắt đầu giảm dần thì y theo mùa? Nếu tính từ đêm dài nhất trở đi để nói là đêm giảm thì đã quá Đông chí. Nếu tính từ lúc đêm ngày bằng nhau trở đi để nói là đêm giảm thì lại chưa tới Xuân phân. Điều này chẳng những phi lý mà còn trái với luận này và luận Bà-sa. Pháp sư Chân-đế lập ba mùa như trên là y theo thời tiết khí hậu ở Trung quốc. Mới xem qua có vẻ hợp lý, nhưng nếu nghiên cứu kỹ thì lại không chính xác.

15. Giải thích khác:

Lại có giải thích cho rằng từ ngày 1 tháng Chạp đến ngày rằm tháng tư là bốn tháng thuộc mùa nóng; Từ ngày 1 tháng đến ngày rằm tháng 8 là bốn tháng thuộc mùa mưa; từ ngày 1 tháng 8 đến ngày rằm tháng Chạp là bốn tháng thuộc mùa lạnh. Từ ngày thứ chín thuộc nửa sau tháng thứ hai của mùa mưa thì ban đêm tăng dần, tương đương với ngày mồng chín tháng sáu ở xứ này; từ ngày thứ chín thuộc nửa sau tháng thứ tư của mùa lạnh thì đêm giảm dần, tương đương với ngày mồng chín tháng Chạp ở Trung quốc.

Hỏi: Nếu cho rằng từ mồng chín tháng sáu đêm bắt đầu tăng thì Hạ chí đã qua mà thu phân chưa tới sẽ giống như lỗi ở trên. Nếu cho rằng từ mồng chín tháng Chạp ban đêm bắt đầu giảm thì Đông chí đã qua mà xuân phân lại chưa tới thì giống như lỗi ở trên. Vì thế giải thích trên là phi lý, đồng thời lại trái với luận.

Nay giải thích rằng ở Ấn-độ thời tiết trong ba mùa nóng, mưa, lạnh vốn bất định, vì thế tùy theo từng xứ khác nhau mà lập thành ba mùa khác nhau. Chỗ Bồ-tát Thế Thân soạn luận có lập ba mùa nếu đối chiếu với niên lịch ở xứ này thì bốn tháng thuộc thời kỳ nóng bức được tính từ ngày 1 tháng 11 đến ngày rằm tháng 3, từ ngày 1 tháng 3 đến ngày rằm tháng là bốn tháng thuộc thời kỳ có mưa, từ ngày 1 tháng đến ngày rằm tháng 11 là bốn tháng thuộc mùa lạnh. Từ ngày thứ chín của nửa sau tháng thứ hai thuộc mùa mưa thì đêm tăng dần, tương đương với ngày mồng tháng ở Trung quốc đồng thời cũng hơi tương đương với ngày Hạ chí; tức tính từ đêm ngắn nhất trở đi để nói là ban đêm tăng. Từ ngày thứ chín của nửa sau tháng thứ tư thuộc mùa lạnh thì ban đêm giảm dần, tương đương với ngày mồng chín tháng mười một ở xứ này đồng thời cũng hơi tương đương với ngày Đông chí; tức tính từ đêm dài nhất trở đi để nói là đêm bớt. Về sự thêm bớt của ngày có thể đối chiếu với cách tính về ban đêm trên đây để biết. Giải thích này mới xem qua có vẻ khác với thời tiết khí hậu ở Trung quốc nhưng lại phù hợp với văn luận. Vì thế luận chép: Ở châu này mặt trời di chuyển hướng về phía Nam và phía Bắc. Theo thứ lớp đó mà ban đêm tăng, ban ngày tăng.

Đồng thời cũng thuận với Bà-sa như đã nói ở trước.

16. Lại nói về ngày đêm:

“Khi ngày đêm tăng thì một ngày đêm tăng” là hỏi.

“Tăng một lạp-phược” cho đến “đêm tăng ngày tăng” là đáp: Y theo văn ở dưới thì, 1hai mươi sát na bằng 1 đát-sát-na; sáu mươi đátsát-na bằng một lạp-phược; ba mươi lạp-phược bằng một mâu-hô-lậtđa; ba mươi mâu-hô-lật-đa bằng một ngày đêm. Trong đó, nếu ngày và đêm dài nhất thì có mười tám mâu-hô-lật-đa, nếu ngắn nhất thì có mười hai mâu-hô-lật-đa; như vậy thời gian kéo dài hoặc thâu ngắn ở giữa là sáu mâu-hô-lật-đa. Ba mươi lạp-phược bằng một mâu-hô-lật-đa, ba nhân sáu là mười tám thành ra 1tám mươi lạp-phược. Ngày và đêm tăng hoặc giảm được tính bằng một lạp-phược. Ở châu nầy từ hạ chí trở đi mặt trời di chuyển từ phía bắc hướng về phía Nam, nên nói là lúc đêm tăng thì tăng một lạp-phược đồng thời ngày giảm đi một lạp-phược. Từ Đông chí trở đi mặt trời di chuyển từ Nam lên Bắc nên nói là lúc ban ngày tăng thì tăng một lạp-phược đồng thời ban đêm cũng giảm đi một lạp-phược. Giữa Nam và Bắc có tất cả tám mươi lộ trình di chuyển; mỗi ngày di chuyển theo một lộ trình. Từ đó biết rằng từ đêm ngắn nhất trở đi nói là đêm tăng ngày giảm, từ ban ngày ngắn nhất trở đi nói là ngày tăng đêm giảm.

“Vì sao mặt trăng” cho đến “có thấy khuyết chăng” là hỏi: Nửa tháng tối dần hết nên gọi là “Mạt” chứ không có nghĩa là “mạt hậu” (cuối cùng). Trừ ngày thứ 1 về trước, 1 ngày còn lại đều gọi là nửa tháng tối sơ (ngày đầu của nửa tháng sáng). Lại giải thích: Trong số 1 ngày thuộc nửa tháng dần tối và nửa tháng dần sáng, ngày gần cuối gọi là “mạt”, ngày gần đầu gọi là “sơ”. Tuy trong thời gian nửa tháng dần sáng, từ ngày 1 trở đi đã dần dần bị khuyết, nhưng trong thời kỳ nửa tháng tối từ ngày 1 trở lại cũng có khuyết, vì chưa khuyết và mới khuyết có tướng trạng dễ thấy.

“Trong sự lập bày của thế gian” cho đến “thấy không viên mãn” là đáp. Trong luận Thế thi thiết có giải thích rằng: Mặt trăng được mặt trời chiếu sáng, nên có bóng tự che. Phần tối bị che ở xa không thấy được trọn vẹn, thể của mặt trời thì tịnh diệu, nhưng thể của mặt trăng thì hơi thô, vì thế mặt trăng có bóng tự che cũng giống như cây có bóng râm . Nếu chiếu sáng đã có nhiều ít khác nhau thì bóng che cũng nhiều ít khác nhau, vì thế mới có khi khuyết, khi tròn, không chắc chắn.

“Trước cựu sư giải thích” cho đến “hiện có tròn, khuyết” là giải thích của các luận sư đời trước thuộc Kinh bộ: Lộ trình chuyển động của mặt trăng và mặt trời không giống nhau. Ở lộ trình này thì thấy tròn nhưng ở lộ trình khác lại thấy khuyết. Lại giải thích: Vòng di chuyển của mặt trời thì nhanh nhưng của mặt trăng thì chậm, vận hành không giống nhau, nên ánh nắng thì rực rỡ mà ánh trăng lại yếu ớt. Khi mặt trời ở gần mặt trăng thì mặt trời chiếu sáng nên ánh trăng không hiện. Nếu quá gần thì sẽ hoàn toàn không thấy ánh trăng, nếu dần dần cách xa thì ánh trăng mới dần dần hiện rõ. Về sau, khi không bị ánh sáng mặt trời lấn át, mặt trăng mới hiện rõ toàn thể, như vậy vì ánh sáng mặt trời lấn át chứ không phải vì bóng che.

17. Nói về khí thế gian của tầng trời:

“Cung điện mặt trời v,v… có hữu tình nào ở”: dưới đây là thứ tám: nói về khí thế gian của tầng trời, gồm có hai: Chỗ ở của thiên chúng và các cõi ở gần xa. Phần nói về chỗ ở của thiên chúng lại chia làm hai là nói về chỗ các vị trời ở, và nói về thiên khí gần xa. Phần nói về thiên xứ gồm (1) Bốn thiên vương, (2) nói về tầng trời Ba mươi Ba (3) nói về Không cư thiên. Dưới đây là nói về Bốn thiên vương; là nói sắp nêu câu hỏi.

“Bốn vị đại thiên vương, thiên chúng sở bộ” là đáp.

“Các thiên chúng nầy chỉ trụ ở đây phải không” là hỏi.

“Như tầng trời không tầng” cho đến “các tầng cấp v.v…” là đáp. Chữ đẳng trong “nhật đẳng” là chỉ cho các ngôi sao; chữ đẳng trong “tầng cấp đẳng” là chỉ cho bảy lớp núi vàng.

“Có mấy tầng cấp” cho đến “trụ tầng cấp nào?” Là mở đầu văn tụng: Thứ nhất là hỏi về tầng cấp, thứ hai hỏi về kích cỡ, thứ ba hỏi về chỗ ở.

“Tụng chép” cho đến “cũng trụ ở bảy lớp núi khác” là đáp: Câu tụng đầu trả lời câu hỏi thứ nhất; ba câu kế là trả lời câu hỏi thứ hai; bài tụng cuối trả lời câu hỏi thứ ba.

18. Nói về núi Diệu cao:

“Luận chép” cho đến “tầng trời nầy rộng nhất.” Núi Diệu Cao nhô lên khỏi mặt nước đến tám mươi ngàn du-thiện-na. Bốn tầng cấp này bắt đầu từ chỗ mé nước lên đến tầng thứ tư có bốn mươi ngàn duthiện-na, nên nói là nửa dưới. Nếu núi Diệu cao nhìn như cái trống thì ăn sâu vào thân núi mười sáu du-thiện-na; nếu giống như một chỗ ngồi vuông vức thì tầng cấp nằm ở ngoài thân; thân cao đến tám muôn duthiện-na, như vậy số lượng tầng cấp lại càng nhiều hơn. Về ba tầng còn lại đều có hai giải thích; y theo phần nói trên đây sẽ biết. Tầng thứ tư là nơi cư ngụ của bốn vị thiên vương và quyến thuộc. Mỗi vị chiếm một mặt nên gọi là Bốn thiên vương. Kinh vì y theo đây nên mới nói là thiên chúng của bốn vị đại vương, văn còn lại rất dễ hiểu. Luận Bà-sa quyển 133 có hai thuyết: Thuyết thứ nhất giống như luận nầy; thuyết thứ hai cho rằng từ tầng thứ nhất dưới đây có kích cỡ giống như kích cỡ của nước; hai tầng tiếp theo mỗi tầng rộng mười ngàn du-thiện-na; tầng thứ tư có hai muôn. Bà-sa tuy không có lời bình nhưng luận này cũng không có thuyết nào khác nên mới cho luận này là nghĩa đúng.

19. Nói về tầng trời Ba mươi Ba

“Tầng trời Ba mươi ba” cho đến “thiện pháp đường ở tây nam” dưới đây là thứ hai, nói về ba tầng trời ba mươi ba. Đặt câu hỏi và tụng đáp.

“Luận chép” cho đến “lượng ấy không khác.” Thuyết này có ý nói rằng nếu đã nói có kích cỡ không khác với bốn phía ở dưới thì biết rằng núi Diệu cao có hình dáng như một chỗ ngồi vuông vức có các tầng cấp ở phía ngoài hoặc rộng hơn ở phía dưới thì so sánh như cái trống cũng không ngại.

“Có sư khác nói” cho đến “đều chỉ có hai mươi ngàn.” Thuyết này có ý cho rằng bốn tầng cấp này lần lượt ăn sâu vào thân núi mà thành. Như tầng thứ nhất, hai bên cộng lại là ba muôn hai ngàn du-thiện-na; hai bên tầng thứ hai có mươi sáu ngàn, cọng với tầng thứ nhất thì thành bốn mươi tám ngàn. Hai bên tầng thứ ba có tám ngàn, cộng với số trên đây thành ra năm mươi sáu ngàn. Hai bên tầng thứ tư có bốn ngàn, cọng với các số trước thì thành sáu mươi ngàn. Vì thế nói là các mặt của đỉnh núi rộng hai muôn du-thiên-na; nếu y theo chu vi thì có tám muôn duthiện-na. Luận Bà-sa và Chánh Lý đều có hai giải thích nhưng không 10 có lời bình.

“Bốn góc ở đỉnh núi” cho đến “che chở chư thiên” là giải thích câu tụng thứ ba và thứ tư. Tay cầm gậy Kim cương gọi là Kim Cương Thủ.

20. Tầng trời Thiện kiến:

“Ở trong đảnh núi” cho đến “các việc đúng ưa thích”: là giải thích cung điện của tầng trời Thiện Kiến. Ai thấy đều cho là thiện, nên gọi là Thiện Kiến. Dược-xoa là tên một vị thần ở cả tầng trời, cõi quỷ và cõi bàng sinh, có nghĩa là bạo ác; hoặc gọi là Dõng kiện hay Hữu phước hựu. Môt trong số trăm cái được gọi là “bách nhất”, cũng như nói ẩm thực bách vị. Đố la miên: Đố-la-là tên một loại cây, sợi tơ (miên) có được là do lấy từ quả của loại cây này nên gọi là Đố la miên, cũng như nói “liễu nhự” (tơ cây liễu). Luận Chánh Lý chép: Thành có một ngàn cửa trang nghiêm tráng lệ, có năm trăm vị dược-xoa có sức mạnh mặc áo xanh, tay cầm gậy sắt đứng giữ cửa thành.

21. Giải thích bốn khu vườn:

“Bốn mặt ngoài thành” cho đến “trang nghiêm đại thành” là giải thích bốn khu vườn. Luận Bà-sa quyển 133 chép:

1. Vườn Chúng xa tức ở vườn này tùy theo năng lực của phước trời mà có đủ loại xe hiện ra.

2. Vườn Thô ác, tức lúc nào thiên chúng có ý muốn đánh nhau thì lúc đó liền có áo giáp, gậy, v.v… hiện ra.

3. Vườn Tạp lâm tức khi chư thiên vào đó để dạo cảnh thì tất cả đều sinh vui mừng.

4. Vườn Hỷ lâm thì có đủ các loại dục trần hấp dẫn khiến cho nhìn mãi không chán.

Bốn khu vườn này đều có hình vuông, chu vi rộng đến một ngàn du-thiện-na, ở giữa đều có một hồ Như ý, rộng đến năm mươi du-thiệnna, chứa đầy nước tám công đức. Tùy theo ý muốn mà lúc nào cũng có thể hiện ra đủ loại hoa quý, thuyền báu, chim quý, mỗi vườn đều có đủ các loại nai quý hiếm tô điểm.

“Bốn bên bốn khu vườn” cho đến “giác thắng vui chơi” là giải thích bốn vùng đất báu.

“Phía Đông bắc ngoài Thành” cho đến “vẫn khắp năm mươi”: là nói về loại cây mọc tròn.

“Gió thuận nghe êm tai, vì sao bay ngược gió” là hỏi.

“Có sư khác nói” cho đến “nên nói là bay ngược gió”. Ý sư này nói mùi hương không bao giờ xông ngược lại. Nói “xông ngược” là y theo không vượt quá ranh giới của cây, nên nói là bay ngược gió. Nói “không vượt quá ranh giới của cây” nghĩa là phía ngoài thân của loại cây mọc trong này có các nhánh dài đến năm mươi du-thiện-na. Nếu đứng dưới tàng cây ở gần phía Đông thì cách xa thân cây cao đến năm mươi du-thiện-na. Nếu có gió đông thì gọi là nghịch phong, dù có người đứng cách xa thân cây đến năm mươi du-thiện-na nhưng vì còn nằm trong khuôn viên của tàng cây nên vẫn ngửi được mùi hương từ các cánh cây trên đầu. Nói “vì không vượt quá ranh giới của cây” và “gió thổi ngược năm mươi du-thiện-na” là đối với thân cây mà nói. Nếu thực sự vượt quá ranh giới của cây thì không thể có được mùi hương.

22. Luận chủ giải thích:

“Lý thật viên sinh” cho đến “như thuận gió mà huân” là luận chủ giải thích: Mùi hương ở tầng trời có tánh chất thù thắng nên có thể huân ngược lại chiều gió vượt quá thân cây đến năm mươi du-thiện-na nhưng không thể xa đến một trăm du-thiện-na như khi thuận gió.

“Hoa hương như thế” cho đến “sinh mùi hương riêng” là hỏi. Các loại hương hoa nầy nhờ phân hủy địa đại của hoa mà theo gió nối tiếp chuyển đến các nơi, hay vì muốn nói tám cực vi không hề lìa nhau nên nói là địa đại. Thật ra là nói theo địa là đại chủng năng tạo mạnh mẽ nhất trong số các địa chủng chứ chẳng phải vì không có các đại chủng khác. Lại giải thích: Hoa bị phân hủy là sở y của hương nên nói là địa đại. Lại giải thích: Địa là chỉ cho đất. Nói hương hoa này nương vào đất để nối tiếp bay đi và vì chỉ thấm gió nên trong gió mới sinh mùi hương và lan tỏa đến các nơi khác.

“Nghĩa nầy vô định” cho đến “đều chấp nhận không lỗi”: là đáp: Các Luận sư xưa giải thích cả hai trường hợp đều không lỗi.

“Nếu thế vì sao” cho đến “khắp các nơi” là hỏi: Nếu hương có khả năng bay ngược gió vì sao tụng nói mùi hương của hoa, v.v… không thể bay ngược gió mà chỉ có loại hương công đức mới có khả năng bay ngược gió?

23. Luận chủ lại giải thích:

“Y theo hương nhân gian” cho đến “không có khả năng như thế” là luận chủ giải thích: Mùi hương ở cõi người không thể bay ngược gió nhưng hương ở tầng trời lại có thể.

“Kinh của Hóa địa bộ” cho đến “chỉ khắp năm mươi”: nêu thuyết của bộ phái khác: Mùi hương của loại cây mọc tròn này theo gió có thể lan đến một trăm du-thiện-na, nếu không có gió thì chỉ 0 du-thiện-na.

“Ngoài góc Tây nam” cho đến “việc không đúng pháp” là giải thích nhà Thiên Pháp. Luận Chánh Lý chép: Ở góc Tây Nam ngoại thành có thiện pháp đường rộng lớn. Khi ba mươi ba tầng trời tập trung để bàn cách hàng phục A-tố-lạc, v.v… các vấn đề đúng pháp, hoặc không đúng pháp, nên gọi là nhà Thiện Pháp.

24. Nói về các tầng trời không cư:

“Đã nói như thế” cho đến “đều nương ngoại khí”: dưới đây là thứ ba, nói về các tầng trời Không cư, từ trời Dạ ma cho đến Sắc Cứu Cánh, các cung điện đều tọa lạc trong hư không. Vì dựa theo thuyết của các Luận sư nước Ca thấp di la nên nói cõi Sắc có mười sáu tầng, luận Chánh Lý lại chép: Có thuyết cho rằng trong hư không có mây dầy trải khắp, giống như đất liền làm chỗ tọa lạc cho các cung điện. Ngoại khí thế gian đến tầng trời Sắc Cứu Cánh đều thuộc cõi Vô sắc nên không thể lập thành cung điện.

25. Nói thêm nghĩa khác

“Những điều đã nói như thế” cho đến “nên khiến như thế”: dưới đây là thứ hai, nhân tiện nói thêm nghĩa khác:

  1. Sáu tầng trời hành dâm.
  2. Các vị trời mới sinh.
  3. Nói về Dục sinh lạc sinh.

Đây là nói về sáu tầng trời hành dâm. a) Các vị trời mới sanh:

“Tùy các vị trời kia” cho đến “đồng ở Trung Ấn-độ” đây là thứ hai, nói về các vị trời mới sanh. Các vị trời thuộc sáu tầng trời cõi Dục: tầng trời tứ thiên vương thiên lúc mới sinh đã như người được năm tuổi, tầng trời ba mươi ba như người sáu tuổi, Dạ-ma như người bảy tuổi, trời Đổ-sử-đa như người tám tuổi, trời Lạc Biến Hóa như người chín tuổi, trời Tha hóa tự tại như người mười tuổi; sau khi sinh rồi thân hình đã đầy đủ. Chúng thiên ở cõi Sắc lúc mới sinh thân hình đã có đầy đủ y phục trang sức. Nếu là trời Phạm Chúng thì khi mới sinh đã cao được nửa du-thiện-na; trời Sắc cứu cánh cao một muôn sáu ngàn du-thiện-na. các vị trời ở hai cõi này đều sử dụng tiếng nói của bậc Thánh, tiếng nói của bậc Thánh là ngôn ngữ Trung Ấn-độ. Ấn-độ, Hán dịch là Nguyệt chi, đây mới chỉ là một trong số ngàn tên gọi khác nhau của Ấn-độ. Xưa gọi nhầm là Thiên-trúc, Hiền đậu hay Thân-độc. Luận Chánh Lý chép: Ngôn ngữ của các vị trời giống với ngôn ngữ của Trung Ấn-độ, không do học tập mà tự lý giải thích lời kinh sách.

b) Dục sinh lạc sinh:

“Dục lạc sinh khác, làm sao biết được”: dưới đây là thứ ba, nói về dục sinh và lạc sinh; đây là hỏi.

“Tụng chép” cho đến “lạc sinh hai mươi bảy xứ” là đáp.

c) Giải thích ba dục sinh:

“Luận chép” cho đến “sai biệt ba thứ”: là giải thích về ba dục sinh giống như giải thích về ba dục sinh và ba lạc sinh của luận Tập Dị Môn quyển , nhưng không thể dẫn đầy đủ ở đây, chỉ nói sơ lược: Có các chúng sinh cho đây là giả, lạc thọ các cảnh dục hấp dẫn hiện tiền, nghĩa là chúng sinh thường ưa thích thọ dụng các cảnh dục do nghiệp trước chiêu cảm vốn đã được sinh khởi mà không phải do tự biến hóa ra. Đối với các cảnh nầy chúng sinh có khả năng thọ dụng tự tại; đây là trường hợp của toàn cõi người và bốn tầng trời dưới của cõi Dục. Nói cảnh dục hấp dẫn không phải vì cảnh là tham dục mà vì cảnh có khả năng sinh dục nên gọi là cảnh dục, phàm phu vọng chấp cảnh dục này là hấp dẫn. Có chúng sinh vốn đã tạo ra loại nghiệp này nên khi thọ cảnh lại ưa thích biến hóa tự tại; đây là trường hợp của tầng trời thứ năm là trời Lạc biến hóa. Có các chúng sinh đã gây ra loại nghiệp này nên khi thọ dụng cảnh khiến cho cõi trời hóa ra đủ thứ cảnh thuộc sắc thanh hương, vị, xúc để tự tại thọ dụng; đây là trường hợp của tầng trời thứ sáu là trời Tha hóa tự tại. Theo Tập Dị Môn, thanh có thể được hóa ra vì thế có lập thành ba trường hợp khác nhau: Dựa vào sự thọ dụng cảnh dục hiện tiền vốn đã được sinh để lập thành trường hợp dục sinh thứ nhất; dựa vào sự thọ dụng cảnh dục vốn do sự ưa thích tự hóa ra để lập thành trường hợp dục sinh thứ hai; dựa vào sự thọ dụng cảnh dục do người khác ưa thích hóa ra là trường hợp dục sinh thứ ba. Ở cõi Dục, phân biệt ba trường hợp khác nhau do dục sinh khởi nên gọi là dục sinh. Vì thế Tập Dị Môn chép: Dục sinh là được sinh khởi ở cõi Dục. Lại giải thích: Thọ dụng cảnh do năm dục sinh nên gọi là dục sinh. Luận Bà-sa quyển 13 chép

Hỏi: Tại sao người và các vị trời ở bốn tầng trời hợp thành dục sinh nhưng các vị trời ở hai tầng sau lại được lập riêng?

Đáp: Vì phiền não của người và các vị trời thuộc bốn cõi trên vốn thô thiển trong lúc phiền não của hai cõi sau lại nhỏ nhiệm. Có thuyết cho rằng người và bốn cõi trên ưa thích thọ dụng các cảnh tự nhiên sinh nên hợp thành một trường hợp chung; các vị trời thuộc tầng trời thứ năm chỉ thích thọ dụng cảnh do tự mình biến hóa ra, trong lúc tầng trời thứ sáu chỉ thích thọ dụng các cảnh do người khác biến hóa ra.

“Lạc sinh ba thứ” cho đến “nên gọi là lạc sinh” là giải thích ba trường hợp do lạc sinh. Sơ, nhị và Tam định gọi là ba tĩnh lự; mỗi tĩnh lự 1 đều có ba xứ nên gọi là chín xứ sinh thọ ba thứ lạc. Nói ba lạc sinh là:

1. Ở Sơ định chúng sinh an trụ xa lìa các pháp ác bất thiện của cõi Dục nên sinh hỷ lạc; hoặc định chính là xa lìa, do năng lực xa lìa mà sinh khởi hỷ lạc. Theo Túc luận Pháp Uẩn quyển bảy , thì hỷ là hỷ thọ, lạc là khinh an.

2. Ở Nhị định chúng sinh an trụ từ sơ định sinh hỷ lạc thuộc Nhị định; hoặc do năng lực của Nhị định nên sinh khởi hỷ lạc; hỷ và lạc này như trước đã giải thích.

3. Ở Tam định, chúng sinh an trụ xa lìa hỷ thuộc Nhị định và sinh lạc thuộc Tam định. Vì thế luận Tập Dị Môn chép: Đó là lạc của sự lìa hỷ, đối với ba thứ định này khi nói lạc là chỉ cho lạc thọ, an trụ lâu dài trong ba thứ lạc này, xa lìa hẳn khổ não, thọ dụng mãi mãi ba thứ lạc này nên nói là lạc sinh. Ba trường hợp lâu dài này đều có cả ba thứ lạc. Nên biết rằng ở đây nói lạc là chỉ cho hỷ thọ, khinh an hoặc lạc thọ. Lại có thêm một giải thích khác cho rằng sơ định an trụ lâu dài ở lạc; Nhị định xa lìa hẳn các khổ não, Sơ định tuy cũng lìa khổ nhưng vẫn còn là sở y của khổ, Nhị định vừa lìa khổ vừa lìa sở y của khổ, có tánh chất hiển bày nên mới nói là lìa khổ; Tam định thọ lạc lâu dài.

“Sinh tĩnh lự trung gian” cho đến “cũng gọi là lạc sinh thiên”: Luận chủ y theo định trung gian để khuyên suy nghĩ. Luận Chánh Lý giải thích: Đại Phạm vốn đã có hỷ lạc hiện hành, gọi là lạc sinh thiên cũng không có lỗi.

26. Các tầng trời xa gần

“Các vị trời được nói” cho đến “được gọi là cứu cánh”: dưới đây là nói về các tầng trời xa và gần, gồm có hai: Chính là giải thích các cõi xa gần và các tầng trời dưới thẳng lên các tầng trời trên. Đây là phần thứ nhất: cõi Dục có sáu tầng, cõi Sắc có mười sáu tầng; khoảng cách của tất cả hai mươi hai tầng trời nầy rất dễ hiểu.

“Sinh ở hạ xứ” cho đến “phải làm địa dưới hóa” đây là thứ hai, nói về các tầng trời dưới thăng lên cõi trên, đều do ba duyên:

  1. Tự mình đắc thần thông để đến.
  2. Nương vào chúng sinh khác để đắc thần thông.
  3. Nhờ các cõi trên đưa lên.

Nếu từ cõi trên xuống cõi dưới hoặc cõi dưới lên cõi trên thì cõi dưới cũng thấy được cõi trên. Nhưng thật ra nhãn thuộc địa dưới, cõi dưới không thể thấy được sắc thuộc địa trên trên cõi trên không thuộc cùng cảnh giới, hơn nữa sắc thuộc cõi trên lại nhỏ nhiệm, giống như thân thuộc địa dưới không thể giác biết xúc thuộc địa trên. Vì thế nếu ở cõi trên xuống đến cõi dưới thì không thể tự thân đến mà phải hóa thân thành địa dưới lúc đó địa dưới mới thấy. Nếu tự thân đi xuống địa dưới thì nhãn thuộc địa dưới không thể thấy được.

27. Nêu thuyết của Đại chúng bộ:

“Có bộ khác nói” cho đến “cõi dưới thấy tầng trời cõi trên”: là nêu thuyết của Đại chúng bộ, cho rằng tầng trời ở địa dưới nếu thích vẫn có thể nhìn thấy sắc thuộc địa trên như trong trường hợp sinh ở tầng trời ở dưới thuộc cõi Dục có thể nhìn thấy các tầng trời ở trên. Luận Chánh Lý bác bỏ rằng nếu so các địa với nhau thì có nhân quả khác nhau; cần phải xa lìa nhiễm ô của địa dưới mới sinh lên địa trên cho nên nhãn thuộc địa dưới không thể thấy sắc thuôc địa trên, tức do thứ nghiệp thấp hèn chiêu cảm.

28. Nói chung và Đại Thiên:

“Các tầng trời Dạ-ma v.v… y theo xứ lượng có bao nhiêu”: dưới đây là thứ hai của toàn văn, nói chung về Đại thiên; đây là hỏi.

“Có sư khác nói” cho đến “bờ mé vô lượng” là đáp theo bổn tông. Có hai giải thích về bốn tầng trời trên thuộc cõi Dục; về bốn định thuộc cõi Sắc cũng có hai giải thích, văn dễ hiểu. Nói tĩnh lự thứ tư có kích cỡ, v.v… giống như cõi Đại thiên hoặc có kích cỡ vô biên là dựa vào các xứ chứa nhóm các tầng trời khác nhau để nói là không có hình dạng của các cõi; vì thế ở phần sau khi giải về định thứ tư, luận có chép: Tức thiên xứ này nhìn chung không có địa hình mà chỉ như các vì sao ở nhiều chỗ khác nhau.

“Vì sao lượng nói tiểu trung đại thiên?” là hỏi, bắt đầu cho văn tụng.

“Tụng chép” cho đến “sau sẽ nói rộng.” Phần này rất dễ hiểu. Nay chỉ dựa theo thuyết thứ nhất ở văn trước, văn sau, sơ định giống như bốn châu, là chánh. Luận Chánh Lý chép: Cõi được gọi là Trung tiểu thiên này chỉ nêu Phạm Thế. Các xứ Tiểu quang, v.v… không thuộc Tiểu thiên thế giới. Nhóm hợp Tiểu thiên, v.v… thành Trung đại thiên, cho nên Trung đại thiên cũng không thâu nhiếp Tiểu quang v.v… Lại nói: Tiểu nghĩa là thấp hèn, tức trừ các cõi thuộc thượng, như trâu đã bị chặt sừng, dù có nhóm hợp các trâu nhỏ để thành đàn lớn cũng không bao gồm loại trâu đã chặt sừng ở trên.

29. Nói về thân lượng và tuổi thọ:

“Như ngoại khí lượng, biệt thân lượng cũng khác nhau hay sao?” dưới đây là thứ hai của toàn văn, nói về kích cỡ nơi các vị trời cư ngụ, gồm hai phần: Thân lượng và tuổi thọ. Đây là phần đầu, đặt câu hỏi.

1/ Nói về thân lượng:

”Cũng khác” là đáp.

“Thế nào” là gạn lại.

“Tụng chép” cho đến “tăng thêm đầy đủ mười sáu ngàn:” Câulư-xá Hán dịch là Minh hoán, Sở dĩ cõi Vô Vân dưới ba du-thiên-na vì từ biến dị để thọ sơ tu nhưng nếu không biến dị thì khó thọ nên bị giảm ba du-thiện-na. Lại giải thích: Để thành mươi sáu ngàn của trời Sắc cứu cánh nên đã giảm ba du-thiện-na. Lại giải thích: Bị giảm chỉ là điều tự nhiên. Phần còn lại rất dễ hiểu.

2/ Nói về tuổi thọ:

“Thân lượng đã khác, tuổi thọ có khác chăng?”: dưới đây là phần hai, nói về tuổi thọ, gồm: Tuổi thọ của người trời, tuổi thọ của đường ác, Yểu thọ và không yểu thọ. Đây là phần nói về tuổi thọ của trời, người; nêu câu hỏi.

“Cũng khác” là đáp.

“Vì sao” là gạn lại.

“Tụng chép” cho đến “nửa đại toàn là kiếp” là tụng đáp.

“Luận chép” cho đến “tuổi thọ dài ngắn”: là nói về tuổi thọ của con người.

“Trước phải kiến lập” cho đến “kiến lập ngày đêm” là hỏi.

“Người năm mươi tuổi” cho đến “mươi sáu ngàn tuổi” là đáp: Trong sáu tầng trời cõi Dục, năm tầng trên nếu so với trời bốn thiên vương ở dưới đều có hai trường hợp tăng gấp bội là ngày đêm và tuổi thọ nên nói là năm tầng trời trên của cõi Dục từ từ tăng gấp đôi. Các phần còn lại rất dễ hiểu.

“Trì Song trở lên” cho đến “nương đâu mà được thành” là hỏi.

“Y theo hoa nở khép” cho đến “tuổi thọ cõi trời dài ngắn” là đáp: Hoa nở là ngày, hoa khép là đêm. Câu-vật-đà, dịch là Hoa sen trắng. Bát đặc ma là hoa sen đỏ. Chim hót là ngày, chim ngừng hót là đêm. Khi các vị trời thức dậy là ngày, khi ngủ là đêm. Tự thân phát ra ánh sáng để làm thành ánh sáng bên ngoài mà không phải nhờ đến ánh sáng ở ngoài.

“Trong các tầng trời cõi Sắc” cho đến “sáu mươi tám muôn kiếp” là nói về tuổi thọ ở hai cõi trên.

30. Nói về kiếp:

“Kiếp ở trên nói” cho đến “là trung là đại” là hỏi: Khoảng thời gian một kiếp là dùng hoại nhiếp không, bốn mươi kiếp gọi là một kiếp, là hai mươi kiếp thành là một là y theo trong kiếp trụ một hạ, một thượng, một trong là một kiếp là y theo tám mươi trung kiếp thành một đại kiếp? Kinh nói một trung kiếp là một kiếp như trường hợp quả vô gián, hoặc hai mươi trung kiếp thành một kiếp như trường hợp của kiếp thành, v.v… hoặc bốn mươi trung kiếp thành một kiếp như trường hợp của Phạm phụ thiên, hoặc tám mươi trung kiếp thành một kiếp như trời Thiểu Quang… Do sự khác nhau này nên mới có câu hỏi trên. Lại giải thích: Hoại tức gồm bốn mươi kiếp không; kiếp thành gồm bốn mươi kiếp trụ. Nói “trung” là chỉ cho một thượng và một hạ; “đại” là tám mươi kiếp trung. Hoại và thành tuy có thời gian bằng nhau nhưng vẫn dựa vào phần nói về hoại và thành ở trên để đặt câu hỏi nên cả hai trường hợp này đều được nói. Lại giải thích: Hoại có bốn mươi trung kiếp, thành có hai mươi trung kiếp, một thượng một hạ là Trung kiếp, tám mươi là Đại kiếp.

“Thiểu Quang trở lên” cho đến “lượng của kiếp sở thọ” là đáp: Từ trời Thiểu Quang trở lên hoàn toàn là Đại kiếp, tức có tám mươi trung kiếp. Trong bốn kiếp, lấy Đại làm kiếp. Các tầng trời từ đó dưới đây hơn phân nửa là kiếp; trong bốn kiếp thời gian đều bằng kiếp hoại. Tức do bốn mươi trung kiếp thành một kiếp nên nói Đại Phạm Vương hơn trời Phạm Phụ nửa kiếp. Nghĩa là Đại Phạm Vương có hai mươi trung kiếp thuộc Hoại và hai mươi trung kiếp thuộc Thành, công chung thành sáu mươi Trung kiếp thành một kiếp rưỡi vì thế lấy một nửa đại kiếp là bốn mươi trung kiếp làm tuổi thọ của ba tầng trời dưới.

Hỏi: Đại phạm vương nếu so với thân của tầng trời Thiểu Quang thì chỉ thua một nửa du-thiện-na, vì sao tuổi thọ lại cách nhau quá xa?

Giải thích: Kích cỡ của thân và tuổi thọ không thể như nhau. Vì thuận với hỏa tai nên Đại Phạm Vương không bị đại kiếp; vì thuận theo thủy tai và phong tai nên từ trời Thiểu Quang trở lên đều sống lâu với các đại kiếp gấp bội.

31. Nói về tuổi thọ ở đường ác:

1/ Tám địa ngục nóng:

“Đã nói thiện thú” cho đến “sau sau gấp hai mươi lần”: Dưới đây là thứ hai, nói về tuổi thọ ở đường ác; đây là hỏi và tụng đáp.

“Luận chép” cho đến “thọ một trung kiếp” là nói về tuổi thọ ở tám địa ngục nóng.

“Bàng sinh thọ” cho đến “thọ năm trăm năm”: là nói về quỉ và bàng sinh. Nan đà dịch là Hỷ, “tám long vương” là chỉ cho tám vị nói trong kinh Pháp Hoa: Nan-đà, Bạt-nan-đà, Sa-già-la, Hòa-tu-cát, Đứcxoa-ca, A-na-bà-đạt-đa, Ma-na-tư, và Ưu-bát-la.

“Hàn-na-lạc-ca có tuổi thọ thế nào” là hỏi.

2/ Tám địa ngục lạnh:

“Thế tôn ký dụ” cho đến “tuổi thọ địa ngục” là giải thích tám địa ngục lạnh, Khư-lê đựng được một hộc; bà-ha là thúng đựng lúa, đựng được hai mươi khư lê. Nói “nhất-ma-bà-ha lượng” (số lượng bằng một thúng mè) là nhằm chỉ cho cái thùng có kích cỡ lớn hay nhỏ chứ không phải chỉ cho mè ở trong thùng; như nói một thúng lúa. Tụng chép“như một bà ha ma” (giống như một hạt mè trong thúng) là ý chỉ hạt mè đựng trong thúng; như nói “suyền cốc” (lúa trong thúng). Ma-yết-đà nghĩa là không não hại, và là một tên khác của loại mè có hạt rất lớn ởTây vực. Nói “mè có thể cùng tận nhưng tuổi thọ khó cùng tận” là chỉ cho tuổi thọ lâu dài. Vì thế kinh Khởi Thế trong phần giải thích địa ngục lạnh có chép: Các tỳ-kheo, như đơn vị đo lường bằng hộc của nước Kiều tát la. Mè được chứa đầy trong hai mươi hộc như vậy, lúc đó có một người cứ trăm năm mới lấy ra một hạt v.v… Do đó biết rằng khư-lê có dung lượng như hộc; hai mươi khư-lê bằng một bà-ha. Ngài Chân-đế có nói rất rõ về cách tính của nước này: hai mươi khư-lê bằng một bà-ha. Một bà ha có 2 hộc là không đúng, văn còn lại đọc rất dễ hiểu.

32. Thọ yểu và không thọ yểu:

“Các tuổi thọ nầy” cho đến “đều không chết yểu giữa chừng” là phần ba, nói về thọ yểu và không thọ yểu. Tuổi thọ ở các xứ đều có thọ yểu, chỉ châu câu-lư ở phía Bắc là chắc chắn sống đến ngàn tuổi. Ở đây chỉ dựa vào nơi cư ngụ chứ không nói riêng về hữu tình, vì vẫn có hữu tình không bị thọ yểu. Tức chỉ cho trường hợp của Bồ-tát chỉ trải qua một đời ở trời Đổ-sử-đa. Từ vô thỉ đến nay phải chịu nhiều đời sinh tử trói buộc nay chỉ còn một đời trói buộc chưa được thành Phật nên nói là “chỉ trải qua một đời”. Các Bồ-tát này chắc chắn sống đến bốn ngàn tuổi nên không có thọ yểu. “hữu sau rốt” nghĩa là nương vào thân này chắc chắn đắc được Vô học, nên nói là hữu sau rốt. Nếu chưa chứng quả thì không có thọ yểu; sau đó khi đã thành Vô học mới có thọ yểu. Phật ký, phật sử là việc chưa xong thì sẽ không có chết yểu nửa chừng, khi việc xong mới có chết yểu nửa chừng. Tùy tín hành, tùy pháp hành là chỉ cho mười lăm sát-na ở Kiến đạo không có thọ yểu nhưng sau đã xuất kiến đạo thì vẫn có thọ yểu. Mẹ của Bồ-tát khi mang thai, Bồ-tát, mẹ của luận vương khi mang thai Luân vương, khi chưa sanh thì không có thọ yểu, nhưng khi sinh xong thì có thọ yểu. Vì thế luận Chánh Lý chép: Bồ-tát chỉ trụ một đời ở tầng trời Đổ-sử-đa chắc chắn sẽ sống hết tuổi thọ ở cõi này. Nếu có vấn đề nào của thế gian thuộc đời sống cuối cùng hay thuôc Luân vương, v.v… chưa được hoàn tất thì rốt cùng vẫn không có thọ yểu; điều này không có nghĩa là phải sống hết đời nơi đã sinh ra thì tuổi thọ mới có thể nói là dài hay ngắn. Hỏi: Trong phần nói về cả hai trường hợp đều không làm tổn hại ở trên có nói về từ định, v.v… tại sao trong phần không thọ yểu lại không nhắc đến? Hơn nữa trong phần không thọ yểu có nói chỉ trải qua một đời, vì sao trong phần nói về cả hai trường hợp đều không làm tổn hại lại không nói? Giải thích: Trong phần nói về không thọ yểu lẽ ra phải nhắc đến Từ định, Diệt định, định vô tưởng, v.v… nhưng vì thời gian bất định; không giống như tùy tín hành và tùy pháp hành thuộc kiến đạo chắc chắn có mười lăm sát na hoặc Na-lạc-ca, Vương tiên, Luân vương, cõi Sắc, vô sắc tuy chẳng phải đều là tổn hại nhưng lại có thọ yểu, vì thế không nói. Kiến đạo chính là tùy tín hành và tùy pháp hành. Đạt-nhĩ-la, v.v… đều được Phật thọ ký. Phần còn lại giống như văn sau này. Lại giải thích: Na-lạc-ca, Luân vương, cõi Sắc, Vô sắc đều có thọ yểu; Từ định, Diệt định, định vô tưởng, Vương tiên không có thọ yểu. Ở đây tất cả đều được chứa đựng trong chữ “Đẳng”. Lại giải thích: Tùy theo sự thích ứng mà thuộc về chữ “Đẳng”. Trong phần cả hai trường hợp không làm tổn hại không có nói về việc Bồ-tát chỉ trải qua một đời, là vì lược qua không nói chứ chẳng phải đã đề cấp đủ tất cả các trường hợp. Nên biết rằng ở đây khi nói không có thọ yểu thì chắc chắn chẳng phải tự tha hại, có thị phi tự tha hại mà chính là thọ yểu, là cõi Sắc, v.v…

33. Hỏi về Bồ-tát Di lặc:

Hỏi: Bồ-tát Di-lặc kiếp nào thượng sinh và kiếp nào hạ sinh?

Pháp sư Thái: nói theo kinh Lập Thế, kiếp ở trụ thứ chín Bồ-tát Di lặc sinh lên tầng trời Đổ-sử-đa, lúc Phật Thích ca thọ một trăm tuổi. Đến kiếp thứ mười lúc con người thọ tám mươi ngàn tuổi thì mới hạ sanh (xét rộng kinh ấy). Pháp sư Chân-đế cũng có giải thích như trên nhưng ngài Huyền trang lại cho rằng Phật Thích-ca xuất thế ở kiếp thứ nhất của kiếp trụ; ở thời kỳ này đã có bốn vị Phật xuất thế, tức từ Phật Câu-lưu-tôn cho đến Phật Thích-ca; nếu là Phật Di-lặc thì hạ sinh ở kiếp trụ thứ hai.