câu thiểm di quốc

Phật Quang Đại Từ Điển

(拘睒彌國) Phạm: Kauzàmbi, Pàli: Kosambì. Tên một nước xưa ở trung Ấn độ. Còn gọi là Kiêu thưởng di quốc. Dịch ý là Không tĩnh lắm, có tàng trữ. Cứ theo Đại đường tây vực kí quyển 5 chép, thì nước này chu vi hơn sáu nghìn dặm, đất đai phì nhiêu, khí hậu nóng bức. Trong đô thành có tinh xá lớn, cao hơn sáu mươi thước, trong có pho tượng Phật bằng gỗ chiên đàn, do vua Ô đà diễn (Ưu điền) tạc, các nước đều vẽ tượng này để cúng dường. Cách thành hơi xa về phía đông, có một ngôi nhà cũ bằng gạch, là nơi bồ tát Thế thân từng ở để viết luận Duy thức, trong rừng Am một la về phía đông, có một nền nhà cũ, nơi bồ tát Vô trước từng ở để viết luận Hiển dương thánh giáo. Cách đó về mạn đông bắc hơn bảy trăm dặm, bên sông Căng già (Hằng hà), có thành Ca xa phú la, nơi đây bồ tát Hộ pháp đã từng hàng phục ngoại đạo. Vị trí nước này hiện nay ở vào địa phương cách mươi cây số về phía tây bắc. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.24]. (xt. Kiêu Thưởng Di Quốc).