câu chi

Phật Quang Đại Từ Điển

(俱胝) I. Câu chi. Phạm, Pàli: Koỉi. Cũng gọi là Câu trí, Câu lê. Dịch ý là ức. Là tên gọi về số lượng của Ấn độ. Huyền ứng âm nghĩa quyển 5 chép, Câu trí, hoặc gọi là Câu chi, tức Trung quốc gọi là một nghìn vạn hoặc ức. Giải thâm mật kinh sớ quyển 6 của ngài Viên trắc (Vạn tục 34, 444 thượng), nói: Câu chi, truyền thích có ba: một là mười vạn, hai là trăm vạn, ba là nghìn vạn. Do đó có thể thấy cách dịch qua các đời có khác nhau. II. Câu chi. Vị tăng đời Đường. Năm sinh, họ và quê quán, đều không được rõ. Thuộc hệ thống ngài Hoài nhượng ở núi Nam nhạc. Thường tụng chú Câu chi (Chuẩn đề) Quan âm, nên người đời bèn gọi là Câu chi. Từng ở am Kim hoa thuộc Vụ châu tỉnh Triết giang, sau vì không trả lời được câu hỏi của Ni sư Thực tế mà khởi tâm dũng mãnh tinh tiến. Chưa bao lâu, pháp tự của ngài Pháp thường ở núi Đại mai là Thiền sư Thiên long đến am, sư làm lễ đón rước rồi kể lại câu chuyện, ngài Thiên long bèn dơ lên một ngón tay, ngay đó, sư đại ngộ. Về sau, hễ có vị tăng nào đến tham học hỏi đạo, sư đều dơ lên một ngón tay để trả lời, vì thế đời gọi là Câu chi nhất chỉ (Câu chi một ngón tay) Nhất chỉ Thiền (Thiền một ngón tay). Trước khi nhập tịch, sư từng nói: Tôi được một đầu ngón tay Thiền của ngài Thiên long mà suốt đời dùng mãi không hết. [X. Cảnh đức truyền đăng lục Q.11 – Ngũ đăng hội nguyên Q.4 – Tổ đường tập Q.19 – Vô môn quan tắc thứ 3]. (xt. Câu Chi Nhất Chỉ).