cát hốt

Phật Quang Đại Từ Điển

(割笏) Tiếng dùng của Phật giáo Nhật bản. Hốt, vốn là cái thẻ bài mà các bề tôi đời xưa tại Trung quốc, mỗi khi vào chầu Thiên tử, thì cầm nơi tay và ghi trên đó những việc mình định tâu vua, hoặc là ghi những điều vua chỉ thị. Hốt làm bằng ngà voi, bằng tre hay gỗ. Nhật bản cũng theo phong tục ấy. Sau lại xẻ dọc hốt thành hai nửa dùng làm cái phách để gõ nhịp khi ca hát, gọi là Hốt phách tử, Xích phách tử , Cát hốt. Viện Tri ân tại Nhật bản dùng hốt khi niệm Phật tu đạo. Ngoài ra, khi tụng kinh đánh phách gỗ, hoặc giới xích của tông Tịnh độ, có lẽ đã từ Cát hốt biến chuyển sai đi chăng?